1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Bài Giảng Tư Tưởng Chính Trị Phương Tây Cận Đại

96 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tư Tưởng Chính Trị Phương Tây Cận Đại
Định dạng
Số trang 96
Dung lượng 2,55 MB

Nội dung

Trang 9 Sự hình thành Khế ước xã hội• Khởi đi từ việc nghiên cứu về: 1 “Trạng thái tự nhiên” chưa có nhà nước, PL: hỗn loạn, chiến tranh “mọi người chống lại mọi người”, sợ hãi, bất an,

Trang 1

TƯ TƯỞNG CHÍNH TRỊ PHƯƠNG

TÂY CẬN ĐẠI

Trang 2

I Bối cảnh chính trị - xã hội

• Thời kỳ Khai Sáng (Enlightenment): thế kỷ XVI - XVIII,

ảnh hưởng kéo dài tk XIX (Lý trí, lý tính được đề cao – thay vì Cảm tính/ Niềm tin/ Thần quyền)

• Các lý thuyết tiến bộ đã làm tiền đề tư tưởng cho:

các cuộc Cách mạng lật đổ chuyên chế, việc phát

triển chủ nghĩa lập hiến (Constitutionalism), hình

thành các hiến pháp, chủ nghĩa tự do (Liberalism)

• Thế kỷ XVIII: “thế kỷ của 2 cuộc Cách mạng” (Pháp, Mỹ)

Trang 3

Tư tưởng chính trị

• Đề cao chủ quyền nhân dân, học thuyết “khế ước xã hội”: Quyền lực xuất phát từ Nhân dân.

• Bảo vệ Tự do và Quyền tự nhiên, chủ nghĩa tự do

(John Locke, Thomas Paine, J.S.Mill )

• Phân chia quyền lực, “kiềm chế và đối trọng” (check and balance) (J.Locke, Montesquieu, Madison,

A.Hamilton )

Trang 5

II Tư tưởng chính trị ANH

Bối cảnh: Đến thế kỷ XVI, vẫn là một nước quân chủ chuyên chế, Henry VIII đã tách rời Giáo hội Anh với Giáo hội La Mã (1532 - 1537) Dòng họ Stuart cai trị nước Anh từ 1603 - 1714

• Nội chiến Anh (1642–1651): phe Bảo hoàng (Charles I) v phe

Nghị viện; Cộng hòa Cromwell; 1658 Charles II phục hồi chế

độ quân chủ

• James (em Charles II) 1685 lên làm vua, ủng hộ Công giáo La

Mã nên bị phản đối, dẫn đến Cách mạng Vẻ vang 1688

-William (con rể James) và vợ Mary về nước cai trị: ban hành Luật về Quyền 1689 (không có quân đội nếu Nghị viện không đồng ý, không được thu thuế hoặc tuyên chiến nếu Nghị viện không phê chuẩn, không có quyền đặt ra pháp luật, không được theo Công giáo La Mã ).

Trang 6

• Thế kỷ XVIII: chế độ Đại nghị trở nên vững vàng, bầu cử Nghị viện từ năm 1680 có nhiều đảng phái tham gia (Tory và Whig); Cách mạng công nghiệp, mở rộng đế quốc

• Thế kỷ XIX, “thế kỷ Đế quốc” nữ hoàng Victoria (1837 - 1901); văn học Charles Dickens (1812 –1870), khoa học-kỹ thuật…

• Anh đóng góp cho nhân loại nhiều tư tưởng đa dạng (không tưởng – Thomas Moore: Utopia 1515 & Robert Owen – 1800;

“bàn tay vô hình” của Adam Smith: Wealth of Nations 1776…)

Trang 7

2.1 Thomas Hobbes

• Thomas Hobbes (1588 –1679), triết gia chính trị Anh

• Tác phẩm “Leviathan” (Thủy quái) (1651), viết khi đang diễn ra

nội chiến Anh (1642–1651): thiết lập nên lý thuyết “khế ước

xã hội” nền tảng của lý thuyết chính trị hiện đại

Trang 8

• Nhà nước là một thực thể nhân tạo: nguy hiểm nhưng cần thiết để duy trì trật tự xã hội

Trang 9

Sự hình thành Khế ước xã hội

• Khởi đi từ việc nghiên cứu về: 1) “Trạng thái tự nhiên” (chưa

có nhà nước, PL): hỗn loạn, chiến tranh “mọi người chống lại mọi người”, sợ hãi, bất an, không tin tưởng nhau (Chương 13)

…; 2) tính cá nhân của con người (sự đa dạng, khác biệt về

nhu cầu, ước vọng, niềm tin tôn giáo…)

• Để thoát khỏi tình trạnh đó, con người cần bước vào đời sống văn minh (“xã hội dân sự”) Chính nỗi Sợ hãi (cảm xúc mạnh

mẽ, chứ không phải là lý trí) đã thúc đẩy con người bỏ tình trạng tự nhiên, tìm kiếm hòa bình, hình thành nên Hợp đồng

(Contract/ Covenant)

Trang 10

Các luật tự nhiên (Ch.14)

• Các quy luật tự nhiên dẫn con người đến hòa bình

(sử dụng lý trí để thúc đẩy tiến bộ, lý trí dựa trên cảm

xúc) Quy luật thứ nhất: con người mong muốn tìm

kiếm hòa bình và tuân theo (duy trì) nó Quy luật thứ

hai: một người sẵn sàng từ bỏ tự do tuyệt đối của

mình, nếu người khác cũng làm như vậy Điều này có thể khái quát thành quy luật chung “làm cho người khác điều mà mình muốn người khác làm cho mình”

(quy tắc vàng) (chương 14) (Xem thêm Giáo trình

Khoa Luật, 2009, trang 375)

Trang 11

Các luật tự nhiên (Ch.15)

• Ngoài ra, còn có nhiều quy luật (đức hạnh/ đạo đức) khác tạo

ra khuôn khổ của xã hội dân sự (chương 15) gồm: QL thứ 3:

tôn trọng/ tuân thủ khế ước; QL thứ 4: biết ơn người tự

nguyện giúp mình; QL thứ 5: thích nghi với hoàn cảnh xung quanh; QL thứ 6: khoan dung, tha thứ; QL thứ 7: trả thù; QL thứ 8: không thù hận, coi thường người khác; QL thứ 9: mọi người bình đẳng; QL thứ 10: con người giữ lại một số quyền tối thiểu

• Luật tự nhiên (tương tự như quy luật vật lý/ mệnh lệnh đạo đức…

Trang 12

2.2 John Locke

• John Locke (1632 – 1704) triết gia Anh, một trong những nhà

tư tưởng Khai sáng ảnh hưởng nhất, được coi là “cha đẻ của Chủ nghĩa Tự do” ("Father of Liberalism“)

• Tác phẩm: “Khảo luận thứ 2 về chính quyền dân sự” (1689);

“Lá thư về sự khoan dung”, 1689 ảnh hưởng lớn đến

Voltaire, Rousseau, Cách mạng Mỹ (Tuyên ngôn độc lập)

Trang 13

Khảo luận thứ 2 về chính quyền dân sự” (1689)

• Khảo luận thứ 1: phê phán quan điểm của Robert

Filmer về thần quyền của vua chúa (vua kế thừa

quyền lực từ Adam) và việc “con người sinh ra vốn không có tự do”;

• Khảo luận thứ 2: đưa ra quan điểm của mình về

chính quyền/ nhà nước – “Học thuyết về sự đồng

thuận/ chấp thuận” (consent)

Trang 14

• Giống như Hobbes, J.Locke cũng khởi đầu bằng việc xem xét trạng thái tự nhiên, khi chưa có chính quyền, pháp luật

Nhưng (khác với Hobbes), Locke cho rằng trong trạng thái “tự

do hoàn hảo” đó, con người rất bình đẳng, không lộn xộn vì

đã có “luật tự nhiên cai quản” (đoạn 6, Chương II)

• Nội dung của luật tự nhiên: bảo đảm sự bình đẳng, các quyền

tự nhiên của con người; chống lại hành vi làm tổn hại người khác; chống lại sự phân phối bất công tài sản [Chế độ quân chủ chuyên chế vi phạm luật tự nhiên]

Trang 15

• Quyền tự nhiên của con người không chịu sự giới hạn quyền lực trần thế, chỉ phục tùng luật tự nhiên (Chương IV Tình

trạng nô lệ); Vai trò đặc biệt quan trọng của Sở hữu, Lao động đối với sự tồn tại của con người (Chương V)

• 5 chương đầu mô tả/ kể lại lịch sử nhân loại lúc khởi đầu,

sống theo luật tự nhiên Tuy nhiên hoàn cảnh này “bất tiện” (inconveniences), nhu cầu hình thành chính quyền, tòa án để giải quyết tranh chấp, bảo vệ tài sản Trước Locke, chưa có ai khẳng định bảo vệ tài sản (property) (sinh mệnh, tự do) là

mục tiêu hàng đầu của chính trị

Trang 16

Chính quyền dựa vào sự đồng thuận

• Sự khởi đầu của xã hội chính trị (Chương VIII): con người là tự

do và độc lập, họ chỉ có thể giới hạn tự do (để tạo

nên chính quyền/ nhà nước) với sự đồng thuận của

chính anh ta/ “Học thuyết về sự đồng thuận”

Trang 17

Pháp quyền & Phân quyền

• Vai trò trung tâm của Pháp luật, để bảo vệ Tự do và

Sở hữu “Mục tiêu của PL là để bảo toàn và mở rộng

Tự do”

• Phân quyền Lập pháp (thiết lập luật) và Hành pháp (thực thi luật); Quyền Lập pháp có vai trò tối cao (học thuyết Chủ quyền Nghị viện tối cao) (Ch XI, XII) [vẫn coi xét xử thuộc thẩm quyền của hành pháp, sau này đến Montesquieu mới tách quyền Tư pháp ra]

Trang 18

thay thế - quyền lực trở về với xã hội (Ch XIX Giải

thể chính quyền).

Trang 19

2.3 John Stuart Mill

• J.S.Mill (1806 –1873), triết gia Anh, nhà nghiên cứu kinh tế

chính trị; một trong những nhà tư tưởng ảnh hưởng nhất của chủ nghĩa tự do cổ điển, “triết gia tiếng Anh ảnh hưởng nhất trong thế kỷ 19”

• Đưa ra khái niệm về Tự do, bảo vệ tự do cá nhân chống lại sự kiểm soát tùy tiện của Nhà nước và Xã hội

• Tác phẩm: Logic, 1843; Bàn về tự do, 1859; Chính thể đại diện, 1861; Thuyết Công Lợi, 1863

Trang 20

Bàn về Tự do, 1859

• Tư tưởng tự do được đặt nền tảng trên thuyết công

lợi (chủ nghĩa vị lợi/ Utilitarianism: nhìn vào kết quả

để đánh giá đúng- sai, tốt – xấu, căn cứ vào “cái tốt nhất cho nhiều người nhất”), con người cần có tự do

để tự đánh giá.

• Kẻ thù của Tự do cá nhân: không chỉ là Nhà nước, mà còn là Xã hội (chuyên chế tập thể) (kinh khủng hơn cả đàn áp chính trị)

Trang 21

• Thảo luận câu hỏi căn bản: Xã hội có thể can thiệp một cách

chính đáng vào (đời sống) cá nhân đến mức độ nào?

• J.S.Mill đã đưa ra quan điểm về tự do dân sự (civil liberty) là ranh giới giữa sự kiểm soát xã hội và tự do cá nhân: Chỉ có những hành động của một người ảnh hưởng đến những

người khác mới phải tuân theo/ phục tùng Xã hội hoặc Chính quyền

• Anh ta hoàn toàn tự do trong những việc chỉ liên quan đến cá nhân mình, không xâm phạm đến lợi ích của người khác

Trang 22

Tự do biểu đạt

• Tự do tư tưởng, thảo luận (quan điểm, ngôn luận) có vai trò đặc biệt quan trọng Không ai hoàn toàn đúng (không thể sai lầm) và mọi ý kiến, tư tưởng đều chỉ đúng một phần Do đó, những ý kiến và tư tưởng này chỉ có thông qua con đường thảo luận tự do mới có thể đi tới hoàn thiện/ chân lý

• Sự phản bác phải được chào đón, thậm chí còn nồng nhiệt

hơn những luận điểm tán thành Tác giả viết: "Bất cứ ý kiến

nào cũng đều đáng quý, dù có bị pha trộn với bao nhiêu sai sót lầm lẫn đi chăng nữa" và "Trong tình trạng không hoàn hảo của trí tuệ con người thì sự đa dạng ý kiến là sự phục vụ lợi ích của chân lý" (Chương 2).

Trang 23

“Chính thể đại diện”, 1861

• Gồm 18 chương, là một khảo cứu nền tảng về các

thể chế chính trị-xã hội ở các nước Anh và Hoa Kỳ thế

kỷ XIX

• Thảo luận các vấn đề: tiêu chuẩn để lựa chọn hình

thức chính thể (chương 1, 2); hình thức chính thể đại diện (chương 3, 4); cơ quan đại diện; quyền bầu cử, cách tổ chức bầu cử (chương 8, 9, 10); Nghị viện

(chương 11, 12, 13); hành pháp (chương 14); cơ

quan địa phương (chương 15) (Xem thêm trong

Giáo trình Khoa Luật, 2009, trang 400 – 421)

Trang 24

III Tư tưởng chính trị PHÁP cận đại

• Thế kỷ XVII: Triều (gia tộc) Bourbon cầm quyền, Vua

Louis XI II (cai trị 1610 –1643), Vua Louis XIV – “Vua

mặt trời” biểu tượng của chế độ quân chủ tuyệt đối

(cai trị 72 năm, từ lúc 5 tuổi - 1643 đến 1715, “nhà nước là ta”, xây cung điện Versaille – 700 phòng).

• Thế kỷ Ánh sáng XVIII: Vua Louis XIV chết, cháu là

Louis XV lên ngôi khi mới 5 tuổi (cai trị 1715 – 1774); Louis XV chết, cháu là Louis XVI nối ngôi (1774 –

1791, bị chặt đầu ngày 21/1/1793); Cách mạng Pháp 1789.

Trang 25

• Hoàng tộc xa hoa/ chiến tranh tốn kém – Tăng thuế - Xã hội (chia thành 3 đẳng cấp: quý tộc –

tu sỹ - tư sản) hỗn loạn, nhiều cuộc nổi loạn

• Quốc gia bên bờ phá sản/ cách mạng

• Tư tưởng Khai sáng lan tràn ở giới tư sản cũng như trong xã hội

Trang 26

3.1 Montesquieu

• Charles de S Montesquieu (1689 – 1755), nhà tư tưởng chính trị, xã hội học và sử học, dòng dõi quí tộc Pháp

• Tác phẩm “Tinh thần pháp luật” (1748): tác phẩm

triết học về pháp luật; luật pháp được giải thích từ nhiều khía cạnh khác nhau; lý thuyết về “phân chia quyền lực”

Trang 27

“Tinh thần pháp luật”, 1748

Gồm 6 phần (31 quyển)

• “Phân chia quyền lực”: Để bảo vệ tự do cá nhân, tự

do của công quyền phải bị giới hạn Công quyền bị

giới hạn bằng sự phân chia quyền lực thành nhiều

nhánh (lập pháp, hành pháp và tư pháp) để chúng tự

kiềm chế, đối trọng lẫn nhau, và tất cả đều phải tuân thủ luật chung (là hiến pháp/ chủ nghĩa lập hiến)

Trang 28

Phần thứ nhất

• Phần thứ nhất (từ quyển I đến VIII), tác giả bắt đầu bằng việc

khẳng định nguyên lý chung “Luật, theo nghĩa rộng nhất, là

những quan hệ tất yếu trong bản chất của sự vật”, mọi vật/

thế giới đều có luật của mình (thế giới thần linh, thế giới vật chất, các loài vật, loài người) [quan điểm luật tự nhiên]

• Gồm có Luật của tự nhiên: khi con người chưa có xã hội

(chương 2) và Luật thực định: luật điều chỉnh quan hệ giữa

các quốc gia, luật chính trị (điều chỉnh quan hệ giữa nhà cầm quyền và người dân) và luật dân sự (giữa người dân với nhau) (chương 3, quyển I)

Trang 29

• Quyển II và III, đi vào phân tích bản chất 3 chế

độ chính trị, nơi khởi nguồn của luật: Dân chủ (dân chúng/ đa số có quyền lực tối cao), Quân chủ (một người cai trị bằng pháp luật) và

Chuyên chế (Aristocracy - một người cai trị mà

không bằng pháp luật);

Trang 30

Phần thứ hai

• Phần thứ hai (từ quyển IX đến XIII), tiếp tục nghiên cứu các yếu tố chính trị bằng cách: phân tích các loại luật lệ cần thiết trong các loại chính thể khiến cho quốc gia có thể bảo tồn được sức mạnh; nhưng cần bảo vệ tự do của cá nhân trong một quốc gia (“tự do chính trị”)

Trang 31

Tam quyền phân lập

• Chương 6, quyển XI, Hiến pháp nước Anh: Trong mỗi quốc gia đều có ba quyền “Quyền thứ nhất (lập

pháp) làm ra luật; Quyền thứ hai (hành pháp) quyết định hòa hay chiến, thiết lập an ninh, đề phòng xâm lược; Quyền thứ ba (tư pháp): trừng trị tội phạm,

phân xưe tranh chấp”

• “Khi mà quyền lập pháp và quyền hành pháp nhập lại trong tay một người hay một Viện, thì sẽ không còn

gì là tự do nữa…Cũng không có gì là tự do nếu quyền

tư pháp không còn tách khỏi quyền lập pháp và

quyền hành pháp”.

Trang 32

• Lòng tham, sự ích kỷ phải hạn chế bằng chính long tham

• Quyền lực phải hạn chế bằng quyền lực (chứ không phải Lý trí hay Công lý)

• Các nhà lập hiến Hoa Kỳ, hơn 120 năm sau, thường trích Montesquieu khi thảo luận xây dựng Hiến pháp Hoa Kỳ

Trang 33

3.2 Rousseau

• Jean – Jacques Rousseau (sn 1712, Genève, Thụy Sĩ)

• Tác phẩm: “Khế ước xã hội” / “Xã ước” (1762) – có ảnh

hưởng lớn lao, bên cạnh một số tác phẩm Khai sáng khác, trên thế giới và các nước Đông Á cuối thế kỷ 19, đầu 20 (bản dịch tiếng Nhật 1877/1883, tiếng Trung 1902, Triều Tiên 1909, tiếng Việt…)

Trang 34

• Tác phẩm “Emile”: “ Rousseau phê phán nền giáo dục đương thời đàn áp

nhân cách của trẻ… Ông cho rằng bản tính con người vốn là thiện, nhưng

đã bị xã hội bất bình đẳng huỷ hoại, nên cần xây dựng một nền giáo dục mới, phù hợp với thiên nhiên và bản tính vốn có của con người .”

Trang 35

Khế ước xã hội, 1762

Trang 36

• “Người ta sinh ra tự do, nhưng rồi đâu đâu con người cũng phải sống trong xiềng xích.”

• Tự do là bản tính của con người, từ bỏ tự do là từ bỏ phẩm chất con người, từ bỏ quyền và nghĩa vụ làm người

• Xã hội không thể sống trong một trạng thái tự nhiên

vô chính phủ, đầy rẫy sự bất bình đẳng giữa kẻ yếu và

người mạnh, kẻ nghèo và người giàu; do vậy, mọi

người cần kết ước với nhau, để tự do của kẻ này

không làm tổn hại tự do của kẻ khác, tất sẽ dẫn đến chỗ xung đột triền miên

Trang 37

• Cuốn sách gồm 4 quyển

• Về mục đích: “Tôi muốn tìm xem trong trật tự dân sự

có hay không một số qui tắc cai trị chính đáng, vững chắc…” Với luận văn này, ông muốn “gắn liền cái mà luật pháp cho phép làm với cái mà lợi ích thúc đẩy phải làm, khiến cho công lý và lợi ích không tách rời nhau.”

Trang 38

• Tránh xung đột triền miên cần hình thành nên Khế ước xã hội Tuy nhiên, khi khế ước bị vi

phạm, cá nhân có quyền thu hồi lại quyền và

tự do nguyên thủy của mình (Chương 6, quyển I) Khế ước xã hội tạo thành Hội đồng Tối cao/

cơ cấu chính trị (pháp nhân tinh thần)

(chương 7, q I)

Trang 39

• Quyển II: Lý thuyết về Chủ quyền / Quyền Tối thượng

(Sovereignty) - không thể chuyển nhượng, không thể

phân chia Khi Khế ước xã hội được thành lập, nhà nước được khai sinh, Chủ quyền tối thượng vẫn nằm trong tay nhân dân (những người lập nên nhà nước), chứ không nằm trong tay chính quyền

• Ý chí tập thể (General Will) chú ý đến quyền lợi

chung, nó không chỉ là phép cộng ý chí của các cá

nhân (ý chí mọi người chú ý đến quyền lợi riêng)

(chương 3, q I); nó là một loại chủ quyền (sovereign) mới, một loại tự do mới ;

Trang 40

• Quyển IV: Trình bày học thuyết: Ý chí tập

thể/chung/tổng quát (General Will)

• Tự do là “sự phục tùng ý chí tập thể”

• Sáng tạo của Rousseau trong Khế ước xã hội là sự “tự do” và “bình đẳng”, thay vì tìm nó trong trạng thái tự nhiên, ta có thể tìm nó trong trạng thái xã hội.

Trang 41

Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền Pháp,

1789

Điều 1 Con người sinh ra tự do và bình đẳng về quyền…

Điều 2 Mục đích của các tổ chức chính trị là gìn giữ các quyền tự nhiên và không thể tước bỏ của con người, đó là quyền tự do, quyền sở hữu, bảo đảm an ninh

Điều 3 Nguồn gốc của mọi quyền lực bản chất nằm trong quốc gia

Điều 6 Pháp luật là sự biểu thị ý chí chung; mọi công dân…tham gia vào xây dựng pháp luật…

Điều 16 Một xã hội mà không bảo đảm quyền công dân, không

ấn định sự phân chia các quyền lực thì xã hội đó không có hiến pháp và pháp luật

Điều 17 Quyền sở hữu là bất khả xâm phạm

Ngày đăng: 01/03/2024, 02:56

w