Chính sách giáo dục đại học ở Việt Nam hiện nayChính sách giáo dục đại học ở Việt Nam hiện nayChính sách giáo dục đại học ở Việt Nam hiện nayChính sách giáo dục đại học ở Việt Nam hiện nayChính sách giáo dục đại học ở Việt Nam hiện nayChính sách giáo dục đại học ở Việt Nam hiện nayChính sách giáo dục đại học ở Việt Nam hiện nayChính sách giáo dục đại học ở Việt Nam hiện nayChính sách giáo dục đại học ở Việt Nam hiện nayChính sách giáo dục đại học ở Việt Nam hiện nayChính sách giáo dục đại học ở Việt Nam hiện nayChính sách giáo dục đại học ở Việt Nam hiện nayChính sách giáo dục đại học ở Việt Nam hiện nayChính sách giáo dục đại học ở Việt Nam hiện nayChính sách giáo dục đại học ở Việt Nam hiện nayChính sách giáo dục đại học ở Việt Nam hiện nayChính sách giáo dục đại học ở Việt Nam hiện nayChính sách giáo dục đại học ở Việt Nam hiện nayChính sách giáo dục đại học ở Việt Nam hiện nayChính sách giáo dục đại học ở Việt Nam hiện nayChính sách giáo dục đại học ở Việt Nam hiện nayChính sách giáo dục đại học ở Việt Nam hiện nayChính sách giáo dục đại học ở Việt Nam hiện nayChính sách giáo dục đại học ở Việt Nam hiện nayChính sách giáo dục đại học ở Việt Nam hiện nayChính sách giáo dục đại học ở Việt Nam hiện nayChính sách giáo dục đại học ở Việt Nam hiện nayChính sách giáo dục đại học ở Việt Nam hiện nayChính sách giáo dục đại học ở Việt Nam hiện nayChính sách giáo dục đại học ở Việt Nam hiện nayChính sách giáo dục đại học ở Việt Nam hiện nayChính sách giáo dục đại học ở Việt Nam hiện nayChính sách giáo dục đại học ở Việt Nam hiện nayChính sách giáo dục đại học ở Việt Nam hiện nayChính sách giáo dục đại học ở Việt Nam hiện nay
Trang 1VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS Bùi Nguyên Khánh
Hà Nội - 2024
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các thông tin, số liệu được nêu trong Luận án là trung thực, khách quan và có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng Các kết quả nghiên cứu của Luận án chưa được công bố trong bất kỳ công trình khoa học nào
Hà Nội, ngày tháng năm 2024
Tác giả luận án
Nguyễn Thị Thương
Trang 3MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 10
1.1 Những nghiên cứu liên quan đến luận án 10
1.2 Nghiên cứu về chính sách GDĐH 13
1.2.1 Các công trình nghiên cứu trong nước 13
1.2.2 Các công trình nghiên cứu nước ngoài: 19
1.3 Đánh giá chung tình hình nghiên cứu và vấn đề luận án lựa chọn tiếp tục nghiên cứu 24
1.3.1 Đánh giá chung tình hình nghiên cứu 24
1.3.2 Vấn đề luận án lựa chọn tiếp tục nghiên cứu 26
Chương 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH GIÁO DỤC ĐẠI HỌC Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 28
2.1 Một số khái niệm cơ bản 28
2.1.1 Khái niệm chính sách công 28
2.1.2 Khái niệm giáo dục đại học 32
2.1.3 Khái niệm chính sách giáo dục đại học 34
2.2 Chính sách giáo dục đại học ở Việt Nam hiện nay 37
2.2.1 Nội dung chính sách GDĐH 37
2.2.2 Đặc điểm của chính sách GDĐH 41
2.2.3 Chu trình chính sách GDĐH ở Việt Nam hiện nay 50
Chương 3 THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH GIÁO DỤC ĐẠI HỌC Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 57
3.1 Một vài nét khái quát về chính sách GDĐH ở Việt Nam hiện nay 57
3.1.1 Những thành tựu đã đạt được của chính sách GDĐH ở Việt Nam hiện nay 57
3.1.2 Những hạn chế của GDĐH ở Việt Nam hiện nay 67
3.2 Thực trạng chính sách GDĐH ở Việt Nam hiện nay 73
3.2.1 Thực trạng hiện mục tiêu chính sách 73
3.2.2 Thực trạng thực hiện các giải pháp chính sách 77
Trang 43.3 Đánh giá chính sách GDĐH ở Việt Nam hiện nay 83
3.3.1 Đánh giá sự tham gia của các chủ thể chính sách 83
3.3.2 Đánh giá thể chế chính sách 84
3.3.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến chính sách 87
3.3.4 Kết quả thực hiện chính sách GDĐH ở Việt Nam hiện nay 90
Chương 4 PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH GIÁO DỤC ĐẠI HỌC Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 117
4.1 Phương hướng, quan điểm, mục tiêu, yêu cầu 117
4.1.1 Phương hướng, quan điểm 117
4.1.2 Mục tiêu 118
4.1.3 Yêu cầu hoàn thiện chính sách GDĐH ở Việt Nam hiện nay 120
4.2 Các giải pháp hoàn thiện chính sách GDĐH ở Việt Nam trong giai đoạn từ 2025 - 2035 122
4.2.1 Hoàn thiện về thể chế chính sách 122
4.2.2 Hoàn thiện về giải pháp và công cụ chính sách 128
4.3 Đề xuất, kiến nghị 138
4.3.1 Đề xuất các nguyên tắc đảm bảo nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách 138 4.3.2 Kiến nghị đối với Đảng, Nhà nước 141
KẾT LUẬN 144
DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ 146
TÀI LIỆU THAM KHẢO 147
Trang 5DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU
Bảng 3 1 Thống kê số lượng các cơ sở GDĐH từ năm 2012 - 2022 58 Bảng 3 2 Bảng thống kê số lượng SV tại các CSGDĐH từ năm 2012-2022 59 Bảng 3 3 Bảng so sánh chỉ số phát triển đội ngũ GV trong năm học 2014-
2015 với 2015 2016 và năm học 2018 - 2019 với 2019 - 2020 60 Bảng 3 4 Bảng thống kê số lượng GV tại các CSGDĐH từ năm 2012 -
2022 61 Bảng 3 5 So sánh chỉ số phát triển của GDĐH giữa năm học 2018 - 2019 với năm học 2019 - 2020 69 Bảng 3 6 Tỉ lệ GV/SV của 10 trường dưới 50 tuổi tốt nhất trên Thế giới 98 Bảng 3 7 Tỉ lệ GV/SV của GDĐH Việt Nam từ năm 2012- 2022 99
Trang 6DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3 1 Kết quả đánh giá thực trạng cơ cấu đội ngũ Cán bộ, Giảng viên, Nhân viên của các cơ sở GDĐH 91 Biểu đồ 3 2 Cơ cấu Khối ngành đào tạo trình độ ĐH 92 Biểu đồ 3 3 Kết quả đánh giá thực trạng cơ cấu CTĐT của các cơ sở
GDĐH 93 Biểu đồ 3 4 Thực trạng về sự cân đối kiến thức đại cương với kiến thức chuyên ngành của các CTĐT tại các cơ sở GDĐH 95 Biểu đồ 3 5 Mức độ hài lòng của SV về đội ngũ Nhà giáo tại các cơ sở GDĐH 98 Biểu đồ 3 6 Thực trạng về trình độ tin học, ngoại ngữ của đội ngũ GV các cơ
sở GDĐH 100 Biểu đồ 3 7 Thực trạng về công tác NCKH, ứng dụng, phát triển và chuyển giao công nghệ của các cơ sở GDĐH 102 Biểu đồ 3 8 Sự hài lòng của SV về Cơ sở vật chất và trang thiết bị phòng học tại các cơ sở GDĐH 103 Biểu đồ 3 9 Thực trạng về cơ sở vật chất, kỹ thuật của các cơ sở GDĐH 104 Biểu đồ 3 10 Các trường ĐH ở nước ta phân bố theo vùng lãnh thổ 109
Trang 7DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
CNH - HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
Trang 9MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Giáo dục và đào tạo nói chung và giáo dục đại học nói riêng là một chính sách lớn, có tầm ảnh hưởng toàn diện đối với sự phát triển của đất nước Ở Việt Nam, giáo dục được coi là “quốc sách hàng đầu1” đồng thời giáo dục cũng được xem là “một chức năng xã hội” [78, Tr 27] GDĐH có bề dày lịch sử trên ngành năm văn hiến2 và chính sách GDĐH hình thành, phát triển từ sau cách mạng Tháng Tám, năm 1945 cho đến nay Đề cấp đến vai trò của giáo dục đại học (GDĐH), tuyên bố của tổ chức Unesco năm 2009 đã nêu “Giáo dục Đại học để chống nghèo đói, để phát triển bền vững, để thiết lập công bằng xã hội” điều này đã chứng minh rằng đất nước: “sẽ không thể có nền kinh tế phát triển bền vững, công bằng xã hội sẽ không được duy trì và phát huy nếu chính sách GDĐH không tồn tại” Với vai trò và vị trí đặc biệt quan trọng này GDĐH luôn nhận được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và các tầng lớp nhân dân thông qua chính sách và thực hiện chính sách
Nhằm định hướng phát triển GDĐH một cách toàn diện, bền vững, hơn
35 năm qua Đảng, Nhà nước ta đã ban hành, điều chỉnh nhiều chính sách với mục tiêu đổi mới căn bản, toàn diện, phù hợp với xu thế phát triển của GDĐH trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng Đặc biệt sau hơn 10 năm thực hiện Luật GDĐH 2012 và Nghị quyết 29 (2013) GDĐH đã đạt được những thành quả lớn như: (1) Quy mô, cơ cấu (về mạng lưới các cơ sở đào tạo GDĐH,
về ngành đào tạo, cơ cấu về nguồn nhân lực, về cơ sở vật chất ) ngày càng được mở rộng, phát triển, đáp ứng yêu cầu phát triển của xã hội (2) Về chất lượng (chất lượng đào tạo, chất lượng đội ngũ, hoạt động kiểm tra giám sát, công tác kiểm định và đảm bảo chất lượng): Phương thức tuyển sinh linh hoạt, mềm dẻo, loại hình đào tạo, phương thức giáo dục ngày đa dạng hóa theo hướng tăng cơ hội tiếp cận GDĐH và công bằng xã hội trong tiếp cận GDĐH Chất lượng đội ngũ ngày càng phát triển và đảm bảo tương đối cân bằng về quy mô,
1 Tại điều 61, Hiến pháp năm 2013
2 Tính từ khi Trường Đại học đầu tiên - Văn Miếu Quốc Tử giám ra đời, năm 1070
Trang 10cơ cấu; hoạt động kiểm tra giám sát được quan tâm và thực hiện ngày càng chặt chẽ; công tác kiểm định và đảm bảo chất lượng được đặt nền móng và ngày càng hoàn thiện (3) Công tác quản lý nhà nước đang được đổi mới theo hướng phân cấp và giao nhiều quyền tự chủ hơn cho cơ sở đào tạo (4) Hoạt động hợp tác quốc tế đã được mở rộng quy mô, hình thức và đa dạng hóa về nội dung
Cơ chế hợp tác song phương và đa phương dần được hoàn thiện, thực hiện các cam kết quốc tế
Tuy nhiên, trước sự phát triển của thực tiễn, Chính sách GDĐH ở Việt Nam hiện nay còn nhiều hạn chế như: chưa có sự tương thích giữa các mục tiêu chung và mục tiêu cụ thể; các giải pháp và công cụ chính sách chưa phù hợp với bối cảnh mới; thiếu sự đồng bộ giữa chính sách GDĐH với các chính sách khác trong phạm vi toàn quốc dẫn đến hiệu quả chính sách chưa cao, nhiều vấn
đề chính sách cần tiếp tục hoàn thiện, cụ thể:
Một là, về quy mô, cơ cấu: cần quy hoạch, sắp xếp lại mạng lưới các
trường Đại học, CĐ và Viện nghiên cứu Thực hiện nghiên túc, bài bản việc phân tầng, xếp hạng các cơ sở GDĐH, đẩy mạnh phát triển GDĐH ngoài công lập Cơ cấu ngành nghề đào tạo; cơ cấu về đội ngũ nhà giáo cần đảm bảo phù hợp với điều kiện phát triển của kinh tế - xã hội, của cơ sở GDĐH;
Hai là, về chất lượng: cần nâng cao chất lượng đào tạo (đầu ra) và chất
lượng đội ngũ nhà giáo; cải tiến, thay đổi phương pháp giảng dạy; gắn kết hoạt động đào tạo, NCKH phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh Đa dạng hóa loại hình kiểm tra, giám sát, đánh giá…
Ba là, về công tác Quản lý nhà nước: cần hoàn thiện hệ thống văn bản
quy phạm pháp luật về nhà giáo Cần triển khai chủ trương liên thông giữa GDNN và GDĐH, giữa cơ sở đào tạo với các tổ chức KHCN, Viện nghiên cứu một cách hiệu quả Cần hoàn thiện cơ chế chính sách tài chính để tạo động lực phát triển GDĐH nhằm khuyến khích và thu hút mạnh các thành phần kinh tế đầu tư Cần thực hiện tốt công tác thanh tra, kiểm toán các cơ sở GDĐH Thực hiện hiệu quả hoạt động liên kết đào tạo giữa các cơ sở GDĐH trong nước với nước ngoài và giữa các cơ sở GDĐH trong nước với nhau Cần có chính sách
Trang 11khuyến khích, thu hút đầu tư nước ngoài vào GDĐH và nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn tài trợ
Bốn là, về hoạt động Hợp tác quốc tế: mở rộng việc trao đổi giảng viên;
cần tạo được nhiều cơ hội hơn nữa cho cán bộ quản lí, GV tham gia học tập và nghiên cứu tại nước ngoài; nâng cao chất lượng và số lượng GV tham gia hội nghị, hội thảo khoa học quốc tế Cải tiến cơ chế quản lý nhà nước cho phù hợp hơn với thông lệ quốc tế
Như vậy, từ những luận điểm trên cho thấy chính sách GDĐH ở Việt Nam hiện nay có những khoảng trống về cả lý luận và thực tiễn Do đó cần
có những nghiên cứu chuyên sâu, toàn diện về chính sách này góp phần phát huy được những ưu điểm, và tìm ra những giải pháp tối ưu nhằm kiểm soát, khắc phục những hạn chế, thiếu sót trong chính sách, góp phần hoàn thiện chính sách
2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1 Mục đích nghiên cứu
Luận án nghiên cứu chính sách GDĐH ở Việt Nam hiện nay từ mục tiêu, giải pháp, công cụ chính sách từ đó có cơ sở khoa học để phân tích, đánh giá thực trạng chính sách GDĐH ở Việt Nam (giai đoạn từ khi ra đời Luật giáo dục đại học (2012) cho đến nay) và đề xuất các giải pháp góp phần hoàn thiện chính sách GDĐH Bên cạnh đó tác giả cũng đưa ra những đề xuất, kiến nghị với mong muốn góp phần nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách ở giai đoạn từ
2025 - 2035
2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tổng quan các công trình nghiên cứu về chính sách GDĐH và xác định những vấn đề luận án cần tập trung giải quyết
- Nghiên cứu và làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản của chính sách GDĐH như: (1) hệ thống khái niệm, (2) nội dung chính sách (mục tiêu, công
cụ, giải pháp), (3) đặc điểm của chính sách và (4) chu trình của chính sách GDĐH
- Phân tích, đánh giá thực trạng chính sách GDĐH ở nước ta (giai đoạn
từ năm 2012 - 2022), trong đó tập trung chủ yếu vào bốn nội dung chính gồm:
Trang 12(1) Đánh giá khái quát về tình hình thực hiện chính sách; (2) Phân tích đánh giá thực trạng nội dung chính sách (thực hiện mục tiêu; tổ chức thực hiện giải pháp); (3) Đánh giá chính sách (về chủ thể chính sách; thể chế chính sách; các yếu tố ảnh hưởng chính sách và đánh giá kết quả đạt được của 4 vấn đề chính sách lựa chọn nghiên cứu gồm: (-) về quy mô, cơ cấu; (-) về chất lượng; (-) về hoạt động quản lý nhà nước và (-) hoạt động hợp tác quốc tế trong GDĐH)
- Đề xuất Phương hướng, quan điểm, mục tiêu, yêu cầu và các giải pháp hoàn thiện chính sách GDĐH ở Việt Nam hiện nay
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là chính sách GDĐH ở Việt Nam hiện nay (phân tích chính sách, đánh giá thực trạng chính sách và đề xuất giải pháp hoàn thiện chính sách)
3.2 Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: luận án tập trung nghiên cứu về chính sách GDĐH trên phạm vi toàn quốc Tổng hợp những nguồn dữ liệu chung về GDĐH được thể hiện trong các báo cáo của Bộ GD&ĐT và các Bộ, Ngành liên quan Sử dụng kết quả khảo sát xã hội học mà tác giả đã thực hiện tại 10 các cơ sở GDĐH (gồm miền Bắc, miền Trung, miền Nam) và khai thác kết quả kiểm định chất lượng của 117 cơ sở GDĐH đã được công bố công khai để phân tích, luận giải vấn đề
- Về thời gian: Luận án nghiên cứu chính sách GDDH ở Việt Nam từ khi Luật giáo dục đại học ra đời năm 2012 - 2022, đề xuất giải pháp hoàn thiện chính sách cho giai đoạn từ 2025 - 2035
- Về nội dung: Luận án nghiên cứu về chính sách GDĐH ở Việt Nam hiện nay, trong đó tác giả tiếp cận nghiên cứu về nội dung (vấn đề) chính sách (mục tiêu, giải pháp, công cụ và kết quả thực hiện) Do phạm vi nghiên cứu của
đề tài luận án khá rộng, vì vậy tác giả luận án cũng giới hạn nghiên cứu chính sách ở trình độ đào tạo bậc đại học, với bốn vấn đề của chính sách gồm: (1) về quy mô, cơ cấu (quy mô, cơ cấu ngành đào tạo; quy hoạch, phát triển mạng lưới các cơ sở GDĐH; quy mô, cơ cấu quy hoạch và phát triển đội ngũ nhà giáo,
Trang 13cán bộ NCKH, cán bộ quản lý); (2) về chất lượng (chất lượng đào tạo; chất lượng đội ngũ nhà giáo, đội ngũ NCKH; hoạt động kiểm tra giám sát, công tác kiểm định và đảm bảo chất lượng); (3) về hoạt động quản lý nhà nước và (4) hoạt động hợp tác quốc tế trong GDĐH
4 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
4.1 Phương pháp luận
Cách tiếp cận nghiên cứu: Luận án tiếp cận hệ thống lý thuyết về chính
sách, chính sách công, về giáo dục đào tạo nói chung và GDĐH nói riêng nhằm khái quát hóa lý luận về chính sách giáo dục đại học; đánh giá kết quả thực hiện chính sách và những nhân tố ảnh hưởng đến quá trình thực hiện chính sách GDĐH ở Việt Nam trong giai đoạn từ 2012 - 2022
Câu hỏi nghiên cứu: (1) chính sách GDĐH có đặc điểm, vai trò, nội
dung và chu trình là gì? (2) Chính sách GDĐH được thực hiện như thế nào? Thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình thực hiện chính sách là gì? (3) Giải pháp nào để hoàn thiện chính sách GDĐH ở Việt Nam hiện nay?
Lý thuyết nghiên cứu: Tác giả sử dụng các lý thuyết nghiên cứu về khoa
học chính sách công, trong chu trình chính sách, cụ thể là:
- Lý thuyết về Hoạch định chính sách công: Nếu như chu trình chính sách công được ví như là một vòng xoáy ốc theo hướng ngày càng hoàn thiện, thì trong đó hoạch định chính sách công được xem là bước chuyển lên bậc cao hơn trong chu trình Nghiên cứu về hoạch định chính sách chính là nghiên cứu
về toàn bộ chu trình từ nghiên cứu, xây dựng đến ban hành một chính sách để giải quyết một vấn đề công Trong phạm vi luận án này, tác giả vận dụng lý thuyết về hoạch định chính sách công để nghiên cứu quy trình hình thành chính sách GDĐH ở Việt Nam hiện nay Cụ thể là về vai trò chính sách, chủ thể các bên tham gia, giải pháp chính sách
- Lý thuyết về đánh giá chính sách: Đánh giá kết quả thực hiện 4 nội dung các vấn đề chính sách bằng phương pháp định lượng và định tính Chính sách GDĐH được đánh giá dựa trên các tiêu chí như: về mức độ, phạm vi áp dụng; về sự phù hợp, hiệu quả, bền vững của chính sách
Trang 14Ngoài ra, luận án cũng tiếp cận những lý thuyết hiện đại trên thế giới; kế thừa, tham khảo các công trình nghiên cứu, số liệu điều tra, tổng kết thực tiễn của các cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước để nghiên cứu vấn đề
Giả thuyết nghiên cứu: Trên cơ sở lý thuyết nghiên cứu, tác giả đưa ra
giả thuyết nghiên cứu như sau:
Chính sách GDĐH ở Việt Nam hiện nay chưa thực sự khoa học, hợp lý
và còn tồn tại nhiều bất cập dẫn đến chưa đạt được hiệu quả cao trong thực tiễn, được thể hiện trong bốn nội dung chính sách gồm: (1) về quy mô, cơ cấu (quy
mô, cơ cấu ngành đào tạo; quy hoạch, phát triển mạng lưới các cơ sở GDĐH; quy mô, cơ cấu quy hoạch và phát triển đội ngũ nhà giáo, cán bộ NCKH, cán
bộ quản lý); (2) về chất lượng (chất lượng đào tạo; chất lượng đội ngũ nhà giáo, đội ngũ NCKH; hoạt động kiểm tra giám sát, công tác kiểm định và đảm bảo chất lượng); (3) về hoạt động quản lý nhà nước và (4) hoạt động hợp tác quốc
tế trong GDĐH Vì vậy cần phải điều chỉnh, bố sung, hoàn thiện chính sách GDĐH trong giai đoạn tới nhằm nâng cao hiệu quả chính sách, định hướng phát triển GDĐH và hội nhập quốc tế
4.2 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu lý luận
Thực hiện thu thập, khai thác thông tin, tài liệu, số liệu từ các nguồn có sẵn: hệ thống văn bản của Đảng, Nhà nước, các Bộ, Ngành…; những công trình nghiên cứu liên quan đến lĩnh vực của đề tài để xây dựng cơ sở lý luận về giáo dục đại học ở nước ta từ khi Luật giáo dục đại học ra đời năm 2012 đến nay
Luận án thu thập các số liệu từ các cơ quan thống kê Trung ương, các báo cáo chuyên ngành và các công trình nghiên cứu đã được công bố như báo cáo khoa học, sách chuyên khảo, đề tài khoa học, tạp chí, bài báo
Hồi cứu các lý thuyết của chính sách kinh tế, xã hội có tác động đến chính sách giáo dục đại học
Phương pháp điều tra, khảo sát:
Thông qua kết quả điều tra, khảo sát xã hội học tại các cơ sở GDĐH là
cơ sở dữ liệu quan trọng để tác giả có cái nhìn thực tế khách quan, từ đó đưa ra
Trang 15các dự báo, đề xuất các giải pháp hoàn thiện chính sách GDĐH ở Việt Nam hiện nay
- Tổng số phiếu khảo sát hợp lệ thu được: 655 phiếu, trong đó: giảng viên
là 175 phiếu (26,7%), sinh viên là 480 phiếu (73,8%) Phạm vi khảo sát được thực hiện tại ba miền Bắc - Trung - Nam (bao gồm cả cơ sở GDĐH công lập và ngoài công lập), tuy nhiên, vì khoảng cách địa giới hành chính và kinh phí thực hiện hạn chế nên tác giả tiến hành khảo sát chủ yếu ở khu vực miền Bắc (Hà Nội), miền Trung (Thanh Hóa, Nghệ An), miền Nam (Đồng Nai)
- Nội dung phiếu hỏi: được xây dựng riêng biệt dành cho hai đối tượng quan trọng chịu tác động lớn từ chính sách GDĐH ở Việt Nam hiện nay là giảng viên, sinh viên Đối với đối tượng khảo sát là Giảng viên, phiếu hỏi gồm
9 câu hỏi với các nội dung thuộc về 04 vấn đề chính sách mà NCS lựa chọn nghiên cứu Với đối tượng khảo sát là sinh viên, phiếu hỏi gồm 03 câu hỏi lớn (trong đó bao gồm các ý nhỏ của các vấn đề chính sách tác động trực tiếp tới SV) với các nội dung của GDĐH hiện nay là phương pháp giảng dạy; trình độ đội ngũ GV; phương pháp kiểm tra, đánh giá kết quả học tập; kết cấu CTĐT;
cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ công tác giảng dạy - học tập, NCKH Ở mỗi câu hỏi sẽ được xây dựng thang đo theo các mức đánh giá khác nhau, trung bình từ 3-5 mức
- Thời gian thực hiện khảo sát: năm 2018
- Phương pháp xử lý dữ liệu: Kết quả khảo sát được nhập liệu, phân tích kết quả và thể hiện dưới dạng các biểu đồ trên phần mềm bảng tính Exel, SPSS
Số lượng mẫu cụ thể như sau:
Giảng viên
Hà Nội (04 trường), Thanh Hóa (01 trường), Nghệ
Sinh viên
Hà Nội (07 trường), Thanh Hóa (01 trường), Nghệ
Trang 16Phương pháp phân tích, đối sánh: Từ các số liệu thống kê, khảo sát đã
được phân tích, tác giả tiến hành đối sánh, xem xét, đánh giá thực trạng thực hiện chính sách Đồng thời, các số liệu thống kê là căn cứ khoa học để tác giả đưa ra những đề xuất, giải pháp phù hợp về mặt lý luận và thực tiễn trong quá trình thực hiện chính sách GDĐH ở Việt Nam hiện nay
5 Đóng góp mới về khoa học của luận án
Luận án “Chính sách giáo dục đại học ở Việt Nam hiện nay” hướng tới những đóng góp mới về lý luận và học thuật sau:
Thứ nhất, về cơ sở lý luận, luận án đã làm rõ được nội hàm cơ bản của
chính sách GDĐH như: hệ thống khái niệm mới, riêng biệt; chỉ ra các đặc trưng
cơ bản và các bộ phần cấu thành nội dung của chính sách GDĐH ở Việt Nam hiện nay; khung lý thuyết về chu trình của chính sách GDĐH từ vấn đề chính sách; mục tiêu; giải pháp; chủ thể; thể chế và các yếu tố ảnh hưởng
Thứ hai, về thực tiễn, luận án đánh giá thực trạng chính sách GDĐH ở
Việt Nam giai đoạn từ 2012 – 2022 theo chu trình chính sách: 1 Thực trạng tổ chức thực hiện nội dung chính sách; 2 Đánh giá chính sách thông qua các nội dung: - Đánh giá sự tham gia của các chủ thể chính sách; - Đánh giá thể chế chính sách; - Đánh giá các yếu tố tác động chính sách; - Kết quả thực hiện chính sách Thông qua kết quả đánh giá này tác giả đưa ra các yêu cầu hoàn thiện chính sách và đề xuất các giải pháp hoàn thiện chính sách GDĐH ở Việt Nam hiện nay Những giải pháp này góp phần thúc đẩy sự phát triển của GDĐH từ góc độ phát triển theo chiều rộng sang chiều sâu theo hướng hội nhập, quốc tế hóa; chuyển từ cơ chế quản lý hành chính sang cơ chế giám sát, kiến tạo sự phát triển bền vững Bên cạnh đó, tác giả cũng đưa ra đề xuất, kiến nghị với mong muốn góp phần nâng cao hiệu thực hiện chính sách trong giai đoạn tới
6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
- Về lý luận: Kết quả nghiên cứu của luận án sẽ góp phần bổ sung
những hiểu biết, những luận cứ, luận chứng, những quan điểm khoa học về chính sách GDĐH ở Việt Nam hiện nay, cụ thể là: hệ thống lý thuyết khá hoàn chỉnh về chính sách GDĐH, chu trình của chính sách GDĐH ở Việt nam hiện nay, trong đó đi sâu phân tích, đánh giá hiệu quả việc thực hiện
Trang 17chính sách GDĐH trên cơ sở phân tích, làm rõ vai trò của các bên tham gia chính sách, các nội dung và các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả thực hiện chính sách
- Về thực tiễn: Tạo tiền đề lý luận và thực tiễn về thực hiện chính sách
GDĐH ở Việt Nam hiện nay Đồng thời luận án cũng đưa ra những kiến nghị,
đề xuất một số nhóm giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách trong thời gian tới góp phần thúc đẩy sự phát triển, đổi mới toàn diện, hiệu quả của chính sách GDĐH nói riêng và chính sách giáo dục nói chung, cụ thể như: nhóm giải pháp về nâng cao vai trò của các chủ thể trong bộ máy nhà nước và khu vực tư nhân (ngoài nhà nước); nhóm giải pháp cải cách phương thức quản
lý nhà nước đối với các vấn đề của GDĐH hiện nay như: về quy mô, cơ cấu; chất lượng đào tạo; chất lượng đội ngũ cán bộ, GV, nghiên cứu viên; hoạt động hợp tác quốc tế; nhóm giải pháp hoàn thiện thể chế chính sách GDĐH theo hướng toàn diện, thống nhất, đồng bộ với trọng tâm, xác định rõ vai trò của nhà nước và vai trò của các cơ sở GDĐH Mặt khác, luận án còn là tài tham khảo trong quá trình giảng dạy các chuyên ngành chính sách công, quản lý giáo dục, quản lý công
7 Kết cấu luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận án được cấu trúc thành 4 chương:
Chương 1 Tổng quan tình hình nghiên cứu
Chương 2 Cơ sở lý luận về chính sách GDĐH ở Việt Nam hiện nay Chương 3 Thực trạng chính sách giáo dục đại học ở Việt Nam hiện nay
Chương 4 Phương hướng và giải pháp hoàn thiện sách giáo dục đại học ở Việt Nam hiện nay
Trang 18Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
1.1 Những nghiên cứu liên quan đến luận án
Trong phạm vi luận án này, nhóm các công trình nghiên cứu lý luận về khoa học chính sách công được coi là khối kiến thức nền móng, nói cách khác đây được xem là nhóm vấn đề nghiên cứu cơ bản Đã có rất nhiều các học giả nghiên cứu và tiếp cận khoa học chính sách công ở các góc độ khác nhau Tiêu biểu trong đó có các công trình nghiên cứu sau:
- Nhóm các công trình nghiên cứu là các luận án tiến sĩ chính sách công
và trong các lĩnh vực khác nhau là nguồn tài liệu học thuật khá phong phú, đa
dạng về hệ thống khái niệm chính sách, chính sách công, các đặc điểm của, đánh giá, hoạch định chính sách Tiêu biểu có: Luận án tiến sĩ chính sách công của Nguyễn Việt Hà (2022), “Chính sách xuất bản của Việt Nam hiện nay” [46],
“Chính sách khen thưởng cho người lao động ở Việt Nam hiện nay” của Phạm Thu Thủy (2023) [85], “Chính sách phát triển bền vững làng nghề từ thực tiễn tỉnh Quảng Nam” [86] của Đặng Thị Đào Trang (2020), “Chính sách phát triển giảng viên chính trị ở Việt Nam hiện nay” [47] của Nguyễn Thị Hoa (2018) Ở những công trình nghiên cứu này, mỗi tác giả có cách tiếp cận khác nhau về lý luận chính sách, theo Nguyễn Việt Hà về hệ thống mục tiêu, giải pháp, công cụ chính sách Tác giả Nguyễn Thị hoa lại tiếp cận lý thuyết nghiên cứu về hoạch định, đánh giá và các yếu tố cấu thành chính sách Theo Phạm Thu Thủy tiếp cận nghiên cứu chính sách ở nội dung, đánh giá thực trạng, đề xuất quan điểm, giải pháp hoàn thiện chính sách
Luận án tiến sỹ chính trị học “Trách nhiệm giải trình của Chính phủ trong hoạch định và thực hiện chính sách công ở Việt Nam” (2018) của Bùi
Thị Cần đã làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về trách nhiệm giải trình của chính phủ trong hoạch định, thực hiện chính sách công Thông qua khảo sát thực trạng, phân tích, đánh giá để đề xuất quan điểm định hướng, giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao trách nhiệm giải trình của Chính phủ trong hoạch định, thực hiện hính sách công ở Việt Nam [18]
Trang 19Luận án tiến sỹ chính trị học “Tác động của nhóm lợi ích kinh tế đến quá trình hoạch định chính sách công ở Việt Nam” (2017) của Trần Mai Hùng,
nghiên cứu hệ thống những vấn đề lý luận và thực tiễn về tác động (tích cực và tiêu cực) của nhóm lợi ích kinh tế đến quá trình hoạch định chính sách công Làm rõ cơ sở kinh tế, chính trị - xã hội, pháp lý; đặc điểm, nội dung, hình thức,
cơ chế và hậu quả những tác động của nhóm lợi ích kinh tế đến quá trình hoạch định chính sách công ở Việt Nam Chỉ ra thực trạng, nguyên nhân và những vấn đề đặt ra khi nhóm lợi ích kinh tế tác động đến quá trình hoạch định chính sách công ở Việt Nam; Đề xuất quan điểm và giải pháp nhằm xây dựng, hoàn thiện cơ chế tác động của nhóm lợi ích kinh tế đến hoạch định chính sách công
ở Việt Nam [57]
- Nhóm các công trình nghiên cứu dưới dạng sách, sách chuyên khảo, tiêu biểu như: “Đại cương về Chính sách công” tác giả Nguyễn Hữu Hải - Lê Văn Hòa (2013) [55]; Đại cương về chính sách công” của tác giả Ngô Hoài Sơn (2016) và “Tổng quan về chính sách công” (2017) của tác giả Đỗ Phú Hải,
các tác giả đã đưa ra cái nhìn tổng quát về khung lý thuyết Chính sách công như phân tích khái niệm; bản chất; vai trò của chính sách; hoạch định chính
sách; thực hiện chính sách; đánh giá chính sách “Khoa học chính sách công”
(2008) của Học viện Báo chí và Tuyên truyền đề cập đến khái niệm và các đặc trưng của chính sách công; khái niệm và vị trí của giai đoạn thực hiện; điều kiện và các yếu tố ảnh hưởng; hình thức và phương pháp; công tác tổ chức thực hiện chính sách công; đánh giá và hoàn thiện chính sách công [59] Trong cuốn
sách “Những vấn đề cơ bản về chính sách công và chu trình chính sách” (2001) của tác giả Lê Chi Mai và “Giáo trình hoạt định và phân tích chính sách công”
(2010) của tác giả Nguyễn Hữu Hải đã nghiên cứu với các cách tiếp cận khác
nhau về chính sách công, chu trình chính sách “Giám sát và đánh giá chính sách công” (2016) của tác giả Lê Văn Hòa gồm 8 chương đã nêu lên những
vấn đề cơ bản về giám sát và đánh giá chính sách công; những vấn đề cơ bản
về đánh giá tác động; đo lường kết quả thực hiện chính sách; tổ chức đánh giá
tác động chính sách [54] “Chính sách công của Hoa Kỳ: Giai đoạn 2001” của Lê Vinh Danh (2001), tác giả trình bày kết quả nghiên cứu của mình
Trang 201935-về chính sách công của nước Mỹ giai đoạn 1935 - 2001, cụ thể là thực tiễn chính sách công của Hoa Kỳ trong việc thực hiện và điều chỉnh chính sách; vấn
đề quản lý việc thực hiện chính sách; những công nghệ chính trong việc thực hiện và quản lý chính sách; vấn đề quản trị nhân sự chính quyền trong việc thực
hiện chính sách [31] “Chính sách và kế hoạch trong Quản lý giáo dục” của tác
giả Đặng Bá Lãm và Phạm Thành Nghị đã đưa ra hệ thống khái niệm về chính sách, chiến lược, kế hoạch và mối quan hệ giữa chúng Đồng thời tác giả đề cập đến quy trình xây dựng, lập kế hoạch và mô tả sự phức tạp và đa dạng của phạm trù chính sách [62]
- Nhóm các công trình nghiên cứu dưới dạng bài viết khoa học, tiêu biểu có: Bài viết “Đảng cộng sản Việt Nam - Chủ thể chính sách công ở nước ta hiện nay” (2018) của tác giả Hồ Việt Hạnh, thông qua khảo sát thực trạng
phong cách lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam, xem Đảng cộng sản Việt Nam là một chủ thể Chính sách công Giải thích về sự tham gia của Đảng cộng sản Việt nam trong hoạch định chính sách, nhằm nâng cao hiệu quả quản lý quốc gia Trong bài viết “Bàn về khái niệm chính sách công” (2017) tác giả Hồ Việt Hạnh đã tập trung làm rõ khái niệm chính sách công dựa trên cách tiếp cận
quyền lực và so sánh với chính sách tư [49] “Cơ sở lý luận để xác định vấn đề chính sách công” (2016) của tác giả Văn Tất Thu, trong bài viết tác giả đã lý
giải về quan niệm chính sách công đồng thời đưa ra một số vấn đề cần được
giải quyết thông qua công cụ chính sách công ở Việt Nam hiện nay [84] “Đánh giá chính sách công ở Việt Nam: vấn đề lý luận và thực tiễn” (2014) của Tác
giả Đỗ Phú Hải đã đề cập đến lý luận và thực tiễn đánh giá chính sách công ở Việt Nam và một số giải pháp cải thiện khâu này ở Việt Nam [53]
Loạt bài viết “Quy trình chính sách công: Một số vấn đề lý luận” (2016)
của tác giả Võ Khánh Vinh đã bước đầu luận giải chính sách công với tư cách
là một khoa học, bao gồm làm sáng tỏ những vấn đề: thế giới chính sách công trong quan hệ hiện thực và quan hệ nghiên cứu, hiểu biết chính sách công và khoa học chính sách công, sự hình thành và phát triển khoa học chính sách công, nghề chính sách công, cơ cấu của khoa học chính sách công Đồng thời tác giả đưa ra một số vấn đề lý luận cơ bản về quy trình chính sách công bao gồm:
Trang 21những cách tiếp cận giải thích quy trình chính sách, phân loại và các cấu thành
cơ bản của các quy trình, chủ thể của quy trình chính sách công [101]
Như vậy, qua kết quả rà soát các công trình nghiên cứu trên cho thấy mỗi công trình khoa học đều có cách tiếp cận khác nhau do đặc thù khác nhau về từng vấn đề nghiên cứu nhưng đều bám vào lý luận chung về khoa học chính sách công Các công trình nghiên cứu này là cơ sở, nền tảng khoa học quan trọng để tác giả tiếp cận nghiên cứu, luận giải vấn đề, đưa ra khung lý thuyết của chính sách GDĐH Đề tài luận án của nghiên cứu sinh sẽ tiếp cận nghiên cứu chính sách GDĐH thông qua nội dung chính sách, sử dụng những kết quả chính sách đã đạt được trong giai đoạn từ 2012 - 2022 để phân tích, đánh giá hiệu quả thực hiện chính sách, đề xuất hoàn thiện chính sách
1.2 Nghiên cứu về chính sách GDĐH
1.2.1 Các công trình nghiên cứu trong nước
Vấn đề giáo dục nói chung và GDĐH nói riêng ở Việt Nam từ xưa cho tới nay đã có nhiều công trình nghiên cứu như các luận văn, luận án, các đề tài NCKH, sách chuyên khảo, đề án Dưới các khía cạnh và mức độ nghiên cứu khác nhau về 4 vấn đề nổi bật của GDĐH hiện nay là về quy mô, cơ cấu; về chất lượng; về hoạt động quản lý nhà nước và hoạt động hợp tác quốc tế Có thể liệt kê các công trình tiêu biểu có liên quan đến luận án như:
Công trình nghiên cứu “Đổi mới giáo dục đại học Việt Nam” của tác
giả Bành Tiến Long (2005) tác giả đã khái quát cụ thể yêu cầu của việc đổi mới GDĐH Việt Nam trên cơ sở phân tích những hạn chế, bất cập còn tồn tại trong GDĐH, tập trung vào công tác đào tạo, hợp tác quốc tế, nghiên cứu khoa học dưới góc độ của một nhà khoa học và quản lý giáo dục Tác giả đưa ra nhiều vấn đề cần đổi mới GDĐH ở Việt Nam, cụ thể: 1- xây dựng và phát triển đội ngũ GV có trình độ chuyên môn cao, phong cách giảng dạy tiên tiên, hiện đại,
có đạo đức, lương tâm nghề nghiệp; 2- Đổi mới cơ chế tài chính giáo dục đại học nhằm đa dạng hóa nguồn lực và hiệu quả đầu tư; 3- Đổi mới cơ chế quản
lý theo hướng dịch vụ hóa tránh mâu thuẩn lợi ích và quản lý chồng chéo [64]
“Về khuôn mặt mới của giáo dục đại học Việt Nam” của Phạm Phụ
(2005) bao gồm những bài báo, kiến nghị, tham luận, phản biện, trả lời phỏng
Trang 22vấn của báo chí, các bài viết của tác giả cho các hội nghị, hội thảo được tập hợp lại Nội dung các bài viết bao gồm rất nhiều các vấn đề trong giáo dục đại học,
từ cơ cấu hệ thống, tổ chức quản lý, chương trình đào tạo, phương pháp giảng dạy, quy mô và chất lượng, tuyển sinh đại học cho đến kinh tế - tài chính đại học, cơ chế thị trường, công bằng xã hội trong GDĐH [71]
Cuốn sách “Đổi mới GDĐH từ ý tưởng đến thực tiễn” (2021) của Đặng
Ứng Vận là tổng hợp có chọn lọc các bài viết, ý kiến phát biểu của tác giả tại các hội nghị, hội thảo, bàn tròn tư vấn với 5 chủ đề liên quan đến đổi mới GDĐH bao gồm: ý tưởng đổi mới; kinh tế thị trường và cách mạng công nghiệp 4.0; quản trị đại học; các trường ngoài công lập; chất lượng đầu vào cho GDĐH
[105] Một cuốn sách khác của tác giả“Phát triển giáo dục đại học trong nền kinh tế thị trường” của Đặng Ứng Vận (2007), được viết trên cơ sở kết quả đề
tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ do tác giả làm chủ biên Trong cuốn sách chuyên khảo này tác giả đã trình bày khá đầy đủ, chi tiết những quan điểm, luận
cứ về GDĐH, tình hình phát triển GDĐH trên thế giới cũng như thực tiễn phát triển GDĐH ở Việt Nam thông qua một số ví dụ điển hình Từ đó đưa ra các giải pháp phát triển GDĐH Việt Nam trong nền kinh tế thị trường định hướng
xã hội chủ nghĩa [104]
“Giáo dục đại học một góc nhìn” của Võ Xuân Đàn (2006), tác giả đã
phác họa về sự phát triển của giáo dục ở nước ta Những yêu cầu mà các trường đại học phải thực hiện trong sự nghiệp đổi mới Đồng thời tác giả cũng nêu một
số đặc điểm về GDĐH thông qua việc liên hệ vận dụng thực tế của trường ĐH
Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh [39]
“Giáo dục đại học và quản trị đại học” của Trần Khánh Đức (2012),
trình bày về sự phát triển của giáo dục và xã hội hiện đại từ cách tiếp cận nghiên cứu lược sử phát triển giáo dục Phân tích, đánh giá, so sánh nền văn minh và các tư tưởng, quan điểm GDĐH của phương Đông truyền thống và phương Tây hiện đại Tác giả nêu các vấn đề về chuẩn phân loại quốc tế về giáo dục và hệ thống GDĐH ở một số nước trên thế giới cùng những xu hướng, đặc trưng của GDĐH Việt Nam và Thế giới Các quan điểm về quản lý và quản trị hiệu quả
của giáo dục đại học… Trong cuốn sách “Mô hình đào tạo phát triển năng lực
Trang 23và tư duy dáng tạo trong giáo dục đại học” (2017) tác giả đã đưa ra mô hình
về quản lý, quản trị của Nhật Bản như một đặc trưng của các nước phát triển ở Châu Á, đó là mô hình quản trị theo hướng tập đoàn hóa [40]
Đề tài cấp Bộ, mã số B2003 52 - 30 “Tác động của các chính sách đổi mới giáo dục đại học đối với sự phát triển quy mô của hệ thống giáo dục đại học” do TS Trần Văn Hùng (chủ nhiệm đề tài) cùng một số tác giả, các tác giả
đã trình bày cơ sở lý luận về đánh giá tác động chính sách giáo dục đại học; giới thiệu các chính sách đổi mới GDĐH Việt Nam thời kỳ 1986 - 2006 và tác động của chính sách đổi mới GDĐH, đối với sự phát triển quy mô tuyển sinh đại học 1986 - 2006 [58]
Đề tài cấp Viện, mã số V2009-20 “Nghiên cứu chính sách đào tạo nhằm đáp ứng nhu cầu xã hội tại một số trường đại học” do Th.S Nguyễn Văn Chiến
(chủ nhiệm đề tài) cùng một số tác giả, nhóm tác giả đề tài đã làm rõ các khái niệm về chính sách, nghiên cứu chính sách, chính sách đào tạo theo nhu cầu xã hội; khái quát chủ trương và chính sách đào tạo của nhà nước về đào tạo theo nhu cầu xã hội Đề tài đã đánh giá được thực trạng triển khai việc thực hiện các chính sách đào tạo theo nhu cầu xã hội tại Đại học Thương Mại Hà Nội, từ đó
đề tài đã đề xuất một số khuyến nghị về về chính sách đào tạo đáp ứng nhu cầu nhân lực cho phát triển kinh tế - xã hội [20]
Luận án tiến sỹ “Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về giáo dục đại học” (2012) của Nguyễn Thị Thu Hà đã chỉ ra cơ sở lý luận về hiệu lực quản
lý nhà nước về GDĐH và luận án cũng đã đưa ra một số tiêu chí đánh giá hiệu lực quản lý nhà nước về GDĐH bao gồm: năng lực xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật về GDĐH, có chiến lược hội nhập quốc tế, xây dựng một số cơ sở GDĐH xuất sắc và một số ngành mũi nhọn được thừa nhận trong khu vực và quốc tế, cơ chế tài chính đa dạng bên cạnh đó luận án đã chỉ ra thực trạng công tác quản lý nhà nước về GDĐH ở nước ta, từ đó tác giả đã đưa
ra quan điểm, mục tiêu và giải pháp nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về GDĐH, các giải pháp cụ thể được đề cập đến bao gồm: đổi mới tư duy quản lý nhà nước về GDĐH kiện toàn bộ máy quản lý, nâng cao năng lực tổ chức thực hiện chính sách nhằm hướng đến thúc đẩy sự phát triển của GDĐH [48]
Trang 24Hướng tiếp cận từ góc độ thể chế luận án tiến sỹ “Hoàn thiện pháp luật
về giáo dục đại học ở Việt Nam hiện nay” (2012) của Lê Thị Kim Dung đã chỉ
ra rằng do những yếu tố chủ quan, trình độ quản lý nhà nước và giáo dục chưa theo kịp thực tiễn cũng như nhu cầu phát triển; Mặc dù nền kinh tế đã chuyển
từ kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa nhưng ngành giáo dục vẫn chưa thoát khỏi quan niệm và cách làm mới nên chậm đề ra các định hướng chiến lược và chính sách vĩ mô đúng đắn để xử
lý mối tương quan giữa quy mô, chất lượng và hiệu quả giáo dục Tác giả đề xuất giải pháp hoàn thiện pháp luật về GDĐH với trọng tâm hướng đến xây dựng Luật giáo dục đại học [33]
Luận án tiến sỹ Quản lý Hành chính công “Quản lý nhà nước về chất lượng giáo dục đại học” (2015) của Đoàn Văn Dũng đã làm rõ vai trò của nhà
nước đối với chất lượng giáo dục đại học, phân tích các nội dung quản lý nhà nước về chất lượng giáo dục đại học, các nhân tố tác động đến hiệu quả quản
lý Tác giả phân tích đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về chất lượng giáo dục đại học trên các phương diện tư duy quản lý, thể chế, bộ máy, cán bộ, công chưc làm công tác quản lý nhà nước về chất lượng giáo dục từ đó đề xuất cách thức quản lý và các giải pháp như: hoàn thiện thể chế giáo dục theo hướng toàn diện, thống nhất, đồng bộ với trọng tâm xác định rõ vai trò của nhà nước và vai trò của các cơ sở giáo dục đại học [34]
Cũng cùng hướng tiếp cận thể chế nhưng ở một góc độ rộng hơn, tác giả
Nguyễn Bá Cần (2009) với luận án “Hoàn thiện chính sách phát triển giáo dục đại học Việt Nam hiện nay”, luận án Tiến sỹ kinh tế đã làm rõ những vấn đề cơ
bản về chính sách phát triển GDĐH trong nền kinh tế thị trường Tác giả cũng đưa ra những đánh giá thực trạng chính sách phát triển giáo dục đại học trong giai đoạn đổi mới từ đó, đề xuất phương hướng và giải pháp hoàn thiện chính sách phát triển GDĐH ở nước ta những năm tới Theo tác giả, chính sách phát triển GDĐH cần hướng mạnh đến chính sách quản lý chất lượng, đảm bảo hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội của đào tạo đại học, tạo ra những khuôn khổ, thiết chế để thúc đẩy sự phát triển chất lượng GDĐH [17]
Cách tiếp cận từ giải pháp tài chính, Luận án tiến sỹ kinh tế “Hoàn thiện
Trang 25chính sách tài chính cho giáo dục đại học Việt Nam” (2004) của Lê Phước
Minh đã tổng hợp lý luận và thực tiễn cơ bản về tính sách tài chính cho GDĐH trong nước và nước ngoài, trên cơ sở đó phân tích cơ hội, thách thức, quan điểm định hướng nhằm đề xuất các giải pháp hoàn thiện chính sách tài chính cho
GDĐH Việt Nam Luận án tiến sỹ kinh tế “Hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính các trờng đại học công lập ở Việt Nam” (2012) của Trần Đức Cân đã làm rõ
những vấn đề lý luận về cơ chế tự chủ tài chính Nội dung của tự chủ tài chính được phân tích đánh giá gồm quyền phân bổ, sử dụng nguồn tài chính, quyền quản lý đầu tư mua sắm tài sản, vay mượn vốn trên thị trường Đồng thời luận
án cũng đưa ra các tiêu chí đánh giá và khuyến nghị cơ chế quản lý tài chính ở các trường đại học theo cơ chế tự chủ [16]
Các cuốn kỷ yếu Hội thảo quốc gia do Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh nhiên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc Hội tổ chức hàng năm, với các chủ đề
gồm: “Hoàn thiện chính sách, pháp luật về tự chủ đại học” (2017) gồm 16 bài
viết của các tác giả là chuyên gia, các nhà khoa học, lãnh đạo các trường đại học đã phân tích về thực trạng thực hiện pháp luật về quyền tự chủ đại học, đồng thời đưa ra các khuyến nghị, giải pháp nhằm tăng cường quyền tự chủ cho
các cơ sở GDĐH [100] “Giáo dục đại học - chuẩn hóa và hội nhập quốc tế”
(2018) gồm 68 bài viết của các nhà quản lý giáo dục, chuyên gia giáo dục và các nhà khoa học trong và ngoài nước đã phác họa lên bức tranh toàn cảnh của
hệ thống GDĐH của nước ta trong các vấn đề chính, nổi bật như năng lực hệ thống; Tài chính; Quản lý nhà nước và Quản trị đại học Nhiều vấn đề về năng lực hệ thống như triết lý, mục tiêu, mô hình hệ thống và kiểm định chất lượng GDĐH; cơ hội và thách thức đối với hệ thống trong bối cảnh quốc tế hóa đã được đặt ra, phân tích, đánh giá Các vấn đề về tự chủ tài chính, chính sách học phí, quản lý tài chính - tài sản, cơ chế đầu tư phát triển…được đề cập, phân tích,
đề xuất chính sách cho giai đoạn tới Vấn đề quản lý nhà nước, quản trị đại học
được nhìn nhận, đánh giá và đề xuất đổi mới [101] “Tự chủ trong giáo dục đại học từ chính sách đến thực tiễn” (2020) gồm 87 bài viết của các nhà quản lý giáo
dục, chuyên gia giáo dục và các nhà khoa học trong và ngoài nước với các nội dung: 1- Quy định pháp luật về tự chủ đại học; 2- Thực tiễn triển khai tự chủ đại
Trang 26học; 3- Một số vấn đề, giải pháp nhằm thúc đẩy thực hiện tự chủ một cách thực chất và hiệu quả [102]
Bài viết “Phân tầng, xếp hạng đại học: Cần tính đến bài học kinh nghiệm của nước ngoài” (2018) của tác giả Trần Khánh Đức đã tập trung phân tích các
cơ sở khoa học của lý thuyết hệ thống GDĐH Việt Nam, tiêu chí phân tầng và xếp hạng đại học theo thông lệ quốc tế Đồng thời đề xuất tháp phân tầng và đưa ra bộ tiêu chí mang tính khuyến nghị cho việc phân tầng và xếp hạng đại học ở Việt Nam hiện nay [41]
Bài viết “Chính sách phát triển giáo dục đại học: những thành công ở các nước phát triển và bài học gợi ý cho Việt Nam” (2017) của tác giả Trịnh
Ngọc Thạch, từ quả trình phân tích những thành quả đạt được của GDĐH ở các quốc gia phát triển, để đưa ra những gợi ý về bài học kinh nghiệm trong chính sách phát triển GDĐH của Việt Nam về một số vấn đề như: 1) Đề cao quyền
tự chủ và trách nhiệm xã hội của các cơ sở GDĐH; 2) Chính sách đầu tư tài chính cho GDĐH theo mô hình “chia sẻ chi phí”; 3) Tăng cường liên kết giữa trường đại học và doanh nghiệp để tạo cơ chế gắn kết giữa đào tạo, nghiên cứu khoa học với sản xuất và dịch vụ trong các trường đại học; 4) Đào tạo, bồi dưỡng GV để đáp ứng yêu cầu của các chương trình đào tạo chất lượng cao, tạo bước đột phá về chất lượng GDĐH; 5) Xây dựng hệ thống tổ chức kiểm định chất lượng GDĐH độc lập [83]
Bài viết “Giáo dục đại học Việt Nam hiện nay: thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng” của tác giả Lê Hữu Ái - Lâm Bá Hòa, trong bài viết này
các tác giả đã tập trung phân tích những bất cập, yếu kém của giáo dục đại học
ở nước ta hiện nay, đặc biệt là khía cạnh chất lượng giáo dục và đào tạo Trên
cơ sở đó, bài viết luận chứng một số giải pháp nhằm nâng cao vai trò của giáo dục đại học trong phát triển kinh tế ở nước ta hiện nay [1]
Tác giả Nguyễn Khắc Bình trong bài báo: “Đổi mới đào tạo trình độ thạc sỹ, tiến sĩ ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế”, hội thảo quốc tế
về giáo dục (2015) đã đề cập đến những yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện chính sách giáo dục ở Việt Nam đều có yếu tố hợp tác quốc tế tác giả đã đề cập đến những bất lợi trong việc thực hiện chính sách hợp tác quốc tế trong đào tạo Sau
Trang 27Đại học ở Việt Nam và nêu lên những định hướng trong việc xây dựng chính sách hợp tác quốc tế trong giáo dục và đào tạo ở Việt Nam trong những năm đầu của thế kỷ 21 [2]
Nghiên cứu vài trò của chính sách GDĐH trong quá trình đổi mới, các nhà nghiên cứu đều cho rằng “Mở rộng quy mô giáo dục đại học là con đường
để Việt Nam thu hẹp khoảng cách phát triển” [80]; “Đổi mới cơ chế quản lý
“các doanh nghiệp đại học” giải pháp quyết định để khắc phục những yếu kém
và tiêu cực của hệ thống GDĐH ở Việt Nam” [63]; “Đổi mới giáo dục đại học
để thực hiện thành công sự công nghiệp hóa, hiện đại hóa và tham gia hội nhập” [68] “Chất lượng đội ngũ nhà giáo nhân tố quyết định chất lượng GDĐH” [75]
Bài viết “Tái cơ cấu GDĐH Việt Nam trước yêu cầu thực hiện khâu đột phá chiến lược về đào tạo nhân lực trình độ cao” của tác giả Phạm Đỗ Nhật Tiến (2018), trên cơ sở nhận dạng các điểm yếu của GDĐH ở nước ta thông qua một tiếp cận hệ thống để vừa đánh giá chính sách phát triển nhân lực, vừa đánh giá tổng thể hệ thống GDĐH Bài viết cũng chỉ ra một số lĩnh vực cần tái
cơ cấu, rất quan trọng nhưng hiện chưa được quan tâm thỏa đáng như: tầm nhìn
và chương trình hành động; chiến lược và việc tổ chức thực hiện; các cơ chế khuyến khích cơ sở GDĐH; xã hội hóa theo định hướng phát triển quan hệ đối tác công tư PPP; cơ chế giám sát và đánh giá theo kết quả điều tra thông qua hệ thống thông tin quản lý GDĐH [82]
1.2.2 Các công trình nghiên cứu nước ngoài:
“Chính sách giáo dục: Quy trình, Chủ đề và Tác động” của tác giả Les Bell và Howard Stevenson (2006) Cuốn sách được chia làm ba phần, khám phá
và kết nối ba khía cạnh chính của chính sách: 1- Chính sách và Giáo dục: khám phá bản chất của chính sách và bắt đầu xác định một số vấn đề vĩ mô liên quan đến xây dựng và thực hiện chính sách; 2 - Các chủ đề trong chính sách giáo dục khám phá và các lực lượng hình thành chính sách với sự nhấn mạnh đặc biệt các các chủ đề của lý thuyết vốn, công lý xã hội và trách nhiệm giải trình; 3 - Tác động của chính sách giáo dục: Minh họa cách thức phát triển chính sách thông qua ba nghiên cứu tình huống, dựa trên nghiên cứu làm nổi bật việc áp dụng chính sách trong nhiều tình huống từ việc xây dựng các chính sách, thực hiện
Trang 28chính sách chiến lược và quy hoạch trong bố cảnh quốc tế [117]
Tác giả cho rằng “bản chất của chính sách giáo dục ở một mức độ nào
đó bắt nguồn từ những giả định về các quá trình chính trị Các chính sách được định hình bởi chủ nghĩa đa nguyên có thể khác biệt đáng kể với các chính sách được xác định từ quan điểm của nhà cấu trúc Mối quan hệ giữa quá trình giáo dục và nhà nước và các giả định về mục đích giáo dục tất cả đều định hình bản chất của chính sách” Đồng thời tác giả cũng cho rằng “tác động của Chính sách giáo dục được xem xét dựa trên việc thực hiện các chính sách cụ thể trong các bối cảnh cụ thể ở cấp địa phương và thể chế”
Trong nghiên cứu “Việt Nam: giáo dục đại học và kỹ năng cho tăng trưởng” của Ngân hàng thế giới năm 2008 đã khẳng định giáo dục Việt Nam
đang đối mặt với những thách thức của thế kỷ mới về việc xây dựng kỹ năng cho người học, chất lượng GDĐH cần được nhấn mạnh ở khía cạnh kỹ năng
Dự án “Chất lượng giảng dạy trong giáo dục đại học: chính sách và thực tiễn” (OECD (IMHE), 2007) là công trình nghiên cứu đã chỉ ra được giảng dạy chất lượng là gì? Tại sao lại quan trọng? Những việc khuyến khích việc giảng dạy chất lượng thể hiện ở các cơ sở GDĐH như thế nào? Những thách thức của GDĐH đang chịu từ nhiều hướng khác nhau Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, các
cơ sở GDĐH là những tổ chức phức tạp, trong đó tầm nhìn và chiến lược của một tổ chức cần phải phù hợp với thực tiễn Dựa trên những nghiên cứu điển hình về các chính sách giảng dạy nghiên cứu đã cung cấp các phương pháp tiếp cận và thực tiễn mới đồng thời đưa các giải pháp đòn bẩy chính sách như: Nâng cao nhận thức về chất lượng giảng dạy; Phát triển GV giỏi: Thu hút SV; Xây dựng tổ chức thay đổi và lãnh đạo giảng dạy; Phối hợp các chính sách thể chế
để thúc đẩy việc giảng dạy chất lượng; Đẩy mạnh đổi mới làm động lực thay đổi; Đánh giá tác động [125]
Báo cáo chuyên đề “Quốc tế hóa giáo dục đại học trên thế giới: Chính sách và Chương trình Quốc gia” của Tác giả Robin Matross Helms và các tác
giả (2015), nghiên cứu cho thấy để hiểu rõ hơn về chính sách công và các chương trình quốc tế hóa GDĐH cần so sánh, xem xét các vấn đề về hiệu quả, xem xét tương lai và các tác động của các sáng kiến này Nhóm tác giả đưa ra
Trang 29các xu hướng chính sách toàn cầu thông qua việc khảo sát chính sách ở tất cả các khu vực trên thế giới với ba điểm chính cần xem xét là: 1- Vai trò trung tâm của các cơ quan chính phủ trung ương trong bối cảnh chính sách; 2- Vai trò
“những người có ảnh hưởng khác” trong việc định hình và thực hiện chính sách; 3- Xác định hiệu quả của các chính sách quốc tế hóa GDĐH [127]
Từ những năm 90 của Thế kỷ trước, vấn đề chính sách phát triển GDĐH
đã được Unesco quan tâm, nghiên cứu Vấn đề này đã được các quốc gia thành viên thông qua Nghị quyết tại phiên họp thứ 25 của Đại hội năm 1993, “theo đuổi việc xây dựng một chính sách toàn diện cho Tổ chức bao gồm toàn bộ lĩnh vực GDĐH” Trong báo cáo chính sách về thay đổi và phát triển GDĐH, xuất bản năm 1995 Unesco đã chỉ ra xu hướng, thách thức, thay đổi và phát triển của GDĐH dựa trên những phân tích, đánh giá ở cả cấp hệ thống và thể chế Trong Hội nghị Thế giới về Giáo dục Đại học trong thế kỷ 21: Tầm nhìn
và Hành động (1998), với mục đích cung cấp các giải pháp cho những thách thức này và đưa ra một quá trình cải cách sâu rộng trong GDĐH trên toàn thế giới [132]
Công trình nghiên cứu “Vai trò của Giáo dục đại học trong việc thúc đẩy học tập suốt đời” (Unesco, 2015) gồm các loạt bài nghiên cứu hữu ích,
cung cấp nguồn thông tin có giá trị cho các nhà nghiên cứu giáo dục, các nhà quy hoạch, hoạch định chính sách Trong nghiên cứu đã phân tích vai trò của các trường đại học trong việc thúc đẩy học tập suốt đời, cũng như vai trò, năng lực của các nhà hoạch định, thực hành chính sách Thông qua các đóng góp của các nhà khoa học và khảo sát thực tiễn tại Trung Quốc, Nhật Bản, Úc, Đức…, công trình đã chỉ ra những sự khác biệt giữa quốc gia, vùng miền để chỉ ra cách tiếp cận chung cho các cơ sở GDĐH và người học ở mỗi quốc gia, khu vực [138]
Tạp chí chuyên đề “Quản lý và Chính sách giáo dục đại học” (Tập 19,
số 3 - OECD, 2007) gồm các bài viết của các nhà nghiên cứu, các nhà hoạch định chính sách, các nhà lãnh đạo, quản lý trong lĩnh vực quản lý chính sách về
Trang 30thể chế GDĐH như: Tiến sỹ Julia Antonia Eastman, Đại học Victoria, Canada; Giáo sư Ian McNay, Đại học Greenwich, Vương Quốc Anh; Giáo sư Lars Engwall, Đại học Uppsala, Thụy Điển; Tiến sĩ Rukhsana Zia, Ban phát triển nhân viên Punjab, Pakistan…Các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng “giáo dục đại học gắn liền với các ngành học và nghề nghiệp, cũng như nhu cầu của sinh viên và nhu cầu của thị trường Mục tiêu chính sách công phù hợp sẽ thúc đẩy sự phát triển về quy mô và chất lượng giáo dục một cách bền vững” (Julia Antonia Eastman); Nếu không có GDĐH thì kinh tế không thể phát triển (Ian McNay) [130]
Công trình nghiên cứu “Quản trị đại học ở Châu Âu: Chính sách, cơ cấu, kinh phí và giảng viên giảng dạy” (Eurydice, 2008), Nghiên cứu này
nhấn mạnh quá trình hiện đại hoá trong GDĐH ở Châu Âu và các phân tích đặc biệt là các cấu trúc quản trị, các phương pháp sử dụng để tài trợ cho các
cơ sở GDĐH và trách nhiệm của họ đối với GV giảng dạy Nó cũng thu hút
sự chú ý đến các mô hình quản trị, ví dụ như về việc gây quỹ tư nhân hoặc các cơ quan ra quyết định bên trong các tổ chức Nó nhấn mạnh thêm rằng các cuộc tranh luận quan trọng của quốc gia đang được tiến hành liên quan đến các chính sách chiến lược của GDĐH, bao gồm các bên liên quan Mặt khác, nghiên cứu cũng chỉ rõ cũng như nâng cao hiểu biết của chúng ta về các quy trình quản trị trong GDĐH thông qua việc khảo sát 30 nước châu Âu trong Mạng lưới Eurydice [112]
Công trình nghiên cứu “Các xu hướng và vấn đề trong giáo dục đại học”
(2008) của Heather Eggins đã chỉ ra những ảnh hưởng của xu hướng toàn cầu hóa đối với các nước trên thế giới nói chung và với Châu Âu Các chính sách công về GDĐH, Sau ĐH, đặc biệt là đối với đào tạo tiến sỹ ở các quốc gia mới nổi, sức hút nguồn nhân lực chất lượng cao trên thế giới đến các nước phát triển
đã tác động như thế nào đến các chính sách đào tạo ĐH, Sau ĐH của các nhà nước [117]
Công trình nghiên cứu “Phát huy hiệu quả của giáo dục đại học” của
Trang 31Ngân hàng thế giới (2012), các nghiên cứu đưa ra bức tranh toàn cảnh về nền GDĐH ở khu vực Đông Á bao gồm những thay đổi của chính sách, sự phát triển qua các giai đoạn, thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục Nghiên cứu những kỹ năng làm việc người lao động cần có để tìm được việc làm và làm việc hiệu quả Khảo sát phương pháp GDĐH để thực hiện những nghiên cứu có khả năng ứng dụng thương mại [135]
Báo cáo chiến lược của nhóm nghiên cứu “Chiến lược quốc gia về giáo dục đại học đến năm 2030” (2011) do Tiến sỹ Colin Hunt làm chủ nhiệm, báo
cáo là cơ sở xem xét, triển khai thực hiện cho chính sách của Chính phủ về phát triển giáo dục đại học ở Ai Len trong những thập kỷ tới Nghiên cứu cũng làm nổi bật vai trò của các cơ sở GDĐH cũng như các chính sách thúc đẩy sự phát triển giáo dục đại học có ảnh hưởng lớn trong nền kinh tế hiện đại tại Ai Len Việc tái cấu trúc hệ thống GDĐH có thể đáp ứng thành công nhiều thách thức
về xã hội, kinh tế, văn hóa…[109]
Công trình nghiên cứu “Tổng hợp nghiên cứu GDĐH: Những gì chúng
ta biết” (Syntheses of Higher Education Research: What We Know) (2018) và
“Nghiên cứu GDĐH: Lĩnh vực phát triển” (Higher Education Research: The
Developing Field) (2020) của giáo sư Malcolm Tight, Đại học Lacnaster, Vương Quốc Anh Trong hai cuốn sách này ông đã cung cấp một cái nhìn tổng quan và thực tế về GDĐH thông qua việc tổng hợp hơn 96 đánh giá có hệ thống
và 62 phân tích tổng hợp tập trung vào các chủ đề cụ thể trong các nghiên cứu
về GDĐH, cung cấp và hướng dẫn cách tiếp cận toàn diện nhất về các vấn đề trong GDĐH hiện nay Các nghiên cứu ở từng khía cạnh khác nhau được ông
đề cập đến đó là những nghiên cứu cụ thể như: nghiên cứu về hoạt động dạy và học; nghiên cứu về chất lượng; nghiên cứu về thiết kế chương trình; nghiên cứu
về chính sách quản lý hệ thống; quản lý tổ chức; học tập, kiến thức và nghiên cứu [124] [125]
Bài viết: “Quản lý công trong GDĐH: phân tích về quản trị đại học ở Việt Nam” (New Public management in higher education: an analysis of higher
Trang 32education Governance in Viet Nam (2018) của tác giả Truong Thuy Van, Đại học Tampere, Phần Lan Bài viết đã chỉ ra xu hướng phát triển chính trong hệ thống quản lý công của Việt Nam là sự chuyển dần từ kiểm soát tập trung sang chỉ đạo của nhà nước và sự cạnh tranh ngày càng gia tăng Đồng thời, bài viết cung cấp một cách tổng quát và sâu sắc về cải cách GDĐH ở Việt Nam hiện nay Sự sẵn sàng và khả năng ứng phó của hệ thống GDĐH với những thay đổi đang diễn ra trên toàn thế giới [139]
Nhìn chung, các công trình nghiên cứu nước ngoài đã cung cấp tương đối các căn cứ khoa học về mặt lý luận và thực tiễn cho việc phân tích, đánh giá vai trò, hiệu quả chính sách, các định hướng giải pháp hoàn thiện chính sách Mặt khác các công trình nghiên cứu này các tác giả đều nhấn mạnh tầm quan trọng của chính sách GDĐH Tuy nhiên, việc ứng dụng để đánh giá thực trạng chính sách nhằm đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách GDĐH ở Việt Nam nói riêng và giải pháp hoàn thiện chính sách GDĐH ở Việt Nam hiện nay nói chung thì cần linh hoạt và có những điều kiện nhận định
1.3 Đánh giá chung tình hình nghiên cứu và vấn đề luận án lựa chọn tiếp tục nghiên cứu
1.3.1 Đánh giá chung tình hình nghiên cứu
Trong giới hạn các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án mà tác giả đã tổng thuật được, tác giả nhận thấy một số vấn đề GDĐH từ lý luận đến thực tiễn đã được làm rõ, tạo tiền đề quan trọng để tác giả kế thừa, xây dựng luận án này Từ việc phân tích, so sánh, đánh giá các công trình nghiên cứu khoa học cho thấy, các vấn đề được tập trung nghiên cứu về lý luận và thực tiễn ở các nhóm như sau:
Thứ nhất, các công trình nghiên cứu về chính sách công đã được đề cập
khá phong phú, đa dạng, tạo dựng được một khung lý luận vững chắc, rõ ràng Tuy nhiên, tất cả các nghiên cứu này mới chỉ là đưa ra khung cơ sở lý thuyết chung về khoa học chính sách công (hệ thống khái niệm, đặc điểm, các yếu tố
Trang 33tác động, chu trình chính sách ), về một khía cạnh của vấn đề chính sách, chính sách của một ngành, lĩnh vực cụ thể nào đó (bao gồm cả chính sách GDĐH)
Với chính sách giáo dục đại học thì phạm vi nghiên cứu hẹp hơn, cách
đề cập, tiếp cận vấn đề chưa toàn diện, mới chỉ đi sâu từ một góc độ, khía cạnh nhất định và chủ yếu dưới dạng các bài viết đăng tạp chí khoa học Nguồn dữ liệu này sẽ giúp cho tác giả tổng hợp, kế thừa và xây dựng, đánh giá một cách tổng thể về chính sách GDĐH
Thứ hai, những công trình về chính sách công nói chung, về các vấn đề
của GDĐH ở Việt Nam nói riêng đã được đánh giá dưới góc độ thực tiễn, thực trạng triển khai thực hiện, tác động của chính sách đến đời sống xã hội, kinh tế Các công trình nghiên cứu đã công bố mới chỉ chuyên sâu ở từng khía cạnh, góc độ, phạm vi thời gian và không gian khác, dự báo và định hướng mà chưa sâu chuỗi thành hệ thống phân tích đánh giá Các công trình nghiên cứu này với mức độ khác nhau liên quan đến chính sách GDĐH, tuy nhiên đều có chung nhận định GDĐH ở Việt Nam hiện chưa phát triển tương xứng với tiềm năng; chưa đáp ứng được nhu cầu nguồn nhân lực phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và hiệu quả chính sách còn thấp do công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực này còn kém hiệu quả
Đối với các công trình nghiên cứu nuớc ngoài liên quan đến luận án mà tác giả tìm hiểu chủ yếu đề cập về xu thế phát triển của GDĐH; quản trị trong GDĐH; tài chính; đội ngũ GV; các chiến lược phát triển cụ thể Hiện chưa có một công trình nào nghiên cứu một cách có hệ thống đối với vấn đề chính sách, các yếu tố ảnh hưởng đến chính sách cũng như đưa ra các giải pháp mang tính đồng bộ, toàn diện nhằm hoàn thiện chính sách, nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách GDĐH
Thứ ba, cách tiếp cận của các nghiên cứu trong và ngoài nước đều có
điểm tương đồng đó là chưa dựa trên nền tảng của khoa học chính sách công Chính vì lẽ đó, rất cần có công trình khoa học nghiên cứu một cách có hệ thống, căn bản, toàn diện, nhằm luận chứng cơ sở lý luận và thực tiễn, đưa ra những
Trang 34giải pháp và kiến nghị chính sách có tính khả thi để thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và thực hiện chính sách GDĐH một cách hiệu quả nhất, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc trong giai đoạn mới là một vấn đề cần thiết
1.3.2 Vấn đề luận án lựa chọn tiếp tục nghiên cứu
Trên cơ sở tiếp thu những ưu điểm, kế thừa sự phù hợp trong thành quả của các công trình nghiên cứu đã nêu, tác giả tiếp tục làm rõ những vấn đề còn tồn tại cũng như các khoảng trống chưa được nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án Do đó, luận án sẽ tập trung nghiên cứu các vấn đề chính sau đây mà các nghiên cứu trước đó chưa giải quyết được:
Thứ nhất, từ cơ sở tổng hợp những vấn đề lý luận về chính sách công và
GDĐH, luận án sẽ xây dựng khung cơ sở lý luận về chính sách GDĐH gồm:
Hệ thống khái niệm; đặc trưng và các bộ phận cấu thành nội dung chính sách GDĐH; Chu trình chính sách GDĐH ở Việt Nam hiện nay
Thứ hai, luận án đi sâu phân tích, làm rõ thực trạng thực hiện chính sách
GDĐH ở Việt Nam hiện nay
Thứ ba, từ những vấn đề lý luận và thực tiễn đã nêu, luận án đề xuất
phương hướng, mục tiêu và các giải pháp mang tính đột phá, có thể giải quyết vấn đề đang tồn tại của chính sách nhằm góp phần nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách nói riêng và hoàn thiện chính sách nói chung
Tiểu kết chương 1
Sau khi tổng quan và tổng luận tình hình nghiên cứu lý luận và thực tiễn các công trình khoa học trong và ngoài nước thuộc nhiều ngành khoa học khác nhau như chính trị học, triết học, xã hội học, luật học…để làm rõ nội hàm vấn
đề khái niệm chính sách công và khái niệm chính sách GDĐH; các nội dung về chính sách GDĐH liên quan đến 04 vấn đề mà đề tài luận án lựa chọn nghiên cứu gồm về quy mô, cơ cấu; về chất lượng; về hoạt động quản lý nhà nước và
về hoạt động hợp tác quốc tế
Trang 35Các công trình nghiên cứu trước đó đều đã đưa ra các quan niệm và quy
trình chính sách công Tất cả các kết quả nghiên cứu nêu trên sẽ giúp cho tác giả có cách nhìn tổng quan về chính sách GDĐH, đồng thời cung cấp cho tác giả nhiều tài liệu và các luận điểm khoa học quan trọng, giúp cho tác giả trong việc kế thừa và phát triển đề tài này Tuy nhiên, hiện nay vẫn chưa có nghiên cứu nào được triển khai một cách toàn diện, tiến hành phân tích, đánh giá một cách có hệ thống chính sách giáo GDĐH ở góc độ khoa học chính sách công Luận án đặt ra nhiệm vụ nghiên cứu:
Trang 36Chương 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH GIÁO DỤC ĐẠI HỌC
Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 2.1 Một số khái niệm cơ bản
2.1.1 Khái niệm chính sách công
Hiện nay, trên thế giới các cuộc tranh luận về định nghĩa chính sách công vẫn là một chủ đề sôi động và khó đạt được sự đồng thuận rộng rãi từ các nhà khoa học, nhà quản lý Và dưới đây chúng tôi muốn dẫn chứng một số định nghĩa về chính sách công khá tiêu biểu của các học giả trong và ngoài nước, từ
đó đưa ra khái niệm cụ thể trên quan điểm cá nhân
Theo Peter Aucoin, "chính sách công bao gồm các hoạt động thực tế do Chính phủ tiến hành" Aucoin cho rằng, chính sách có thể vừa là hành động riêng biệt của Chính phủ (quyết định của chính quyền thành phố về sự phát triển ở một vùng cụ thể) vừa là kết quả của hàng loạt quyết định đa dạng (chính sách môi trường là sự kết hợp của một số lượng lớn các quyết định hành động
và quyết định không hành động của nhiều Chính phủ) Thông thường, thuật ngữ "chính sách" được sử dụng theo nghĩa thứ hai - một chính sách được cấu thành từ một loại quyết định [114]
W.Jenkin - Nhà kinh tế học Hoa kỳ (1978) cho rằng: “Chính sách công
là một tập hợp các quyết định có liên quan đến nhau của một nhà chính trị hay một nhóm nhà chính trị gắn liền với việc lựa chọn các mục tiêu và các giải pháp
để đạt được các mục tiêu mong muốn đó” [113] Quan niệm này của W.Jenkin liên quan đến người ban hành chính sách công, bất luận chính sách này được thực hiện ở khu vực công hay khu vực tư nhân? Đem lại lợi ích cho ai? Có hiệu lực lâu dài hay ngắn hạn?
Học giả B.Guy Peter (2006) đưa ra khái niệm: “Chính sách công là toàn
bộ các hoạt động của nhà nước có ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp đến cuộc sống của mọi công dân” Ở khái niệm này học giả khẳng định chủ thể ban hành
và thực hiện chính sách công là nhà nước đồng thời nhấn mạnh tác động của chính sách công đến đời sống của người dân với tư cách là một cộng đồng
Trang 37Thomas R.Dye (2007) lại đưa ra một định nghĩa ngắn gọn về chính sách công: “chính sách công là cái mà chính phủ lựa chọn làm hay không làm” Trong khái niệm này học giả không bàn về mục tiêu, mục đích của chính sách Các chính sách là các chương trình hành động riêng biệt; việc áp dụng các chính sách không có nghĩa là tất cả những ai đồng tình với chính sách sẽ có cùng một mục đích như nhau Song song đó định nghĩa của Dye thừa nhận rằng các chính sách phản ánh sự lựa chọn làm hay không làm Điều này hoàn toàn hợp lý trong trường hợp chính phủ ra quyết định không can thiệp vào hoạt động của các doanh nghiệp Nhà nước Ông cũng cho rằng các chính sách không chỉ là những đề xuất của Chính phủ về một vấn đề nào đó mà cũng là cái được thực hiện trên thực tế
Học giả Wiliam N Dunn (2011) cho rằng: “Chính sách công là một kết hợp phức tạp những sự lựa chọn liên quan lẫn nhau, bao gồm cả quyết định không hành động, do các cơ quan nhà nước hay các quan chức nhà nước đề ra” Ông dùng thuật ngữ “sự lựa chọn” - đây là điểm đáng lưu ý để tránh sự
nhầm lẫn giữa chính sách với các khái niệm khác nhau như quyết định hành chính; Học giả Dunn đã khẳng định rõ xuất xứ của chính sách công đó là cơ quan nhà nước khởi thảo trình ra
Học giả Birkland đưa ra 5 cách hiểu cơ bản về chính sách công như sau: (1) chính sách công nhằm chỉ các hành động của chính phủ và các mục tiêu cân nhắc các hành động này; (2) chính sách công là kết quả đấu tranh của chính phủ nhằm xác định ai sẽ được gì; (3) chính sách công là những gì chính phủ chọn làm hay không làm; (4) chính sách công bao gồm các quyết định chính trị đối với các chương trình đang thực hiện nhằm đạt được các mục tiêu xã hội; (5) chính sách công là toàn bộ hoạt động của chính phủ, bất kể là hoạt động trực tiếp hay thông qua các tổ chức nhà nước, có ảnh hưởng đến đời sống công dân Học giả cũng chỉ ra 5 đặc điểm chung trong các định nghĩa chính sách công: (1) chính sách công tạo ra dưới danh nghĩa của công chúng; (2) chính sách công
do chính phủ thiết lập hoặc khởi xướng; (3) chính sách được công chúng và tư nhân tiếp nhận và thực hiện; (4) chính sách là những gì chính phủ dự định làm; (5) chính sách là những gì chính phủ lựa chọn không làm [128]
Trang 38Ở Việt Nam nghiên cứu về chính sách công mới được tiến hành từ những năm đầu của thập kỷ 90 khi đất nước thực hiện cơ chế đổi mới Từ khi ra đời cho tới nay, khái niệm chính sách công được các học giả trong nước tiếp cận dưới nhiều góc độ khác nhau
Tác giả Đỗ Phú Hải (2017), “Chính sách công là tập hợp các quyết định
có liên quan để “lựa chọn” mục tiêu và những giải pháp, công cụ chính sách nhằm giải quyết các vấn đề chính sách theo mục tiêu tổng thể đã xác định của đảng chính trị cầm quyền” [50, Tr.16] Tại định nghĩa này cho thấy bản chất chính sách công là thái độ chính trị của đảng cầm quyền và cá nhân trong xã hội là những đối tượng trực tiếp tiếp nhận và thực hiện chính sách Nhà nước
là chủ thể duy nhất được ban hành chính sách công vì vậy chính sách công phải vừa đảm bảo quyền lợi của đại đa số cá nhân trong xã hội vừa thể hiện được quyền lực của nhà nước
Tác giả Lê Chi Mai (2012) cho rằng “chính sách công là thuật ngữ dùng
để chỉ một chuỗi các quyết định hoạt động của nhà nước nhằm giải quyết một vấn đề chung đang đặt ra trong đời sống kinh tế - xã hội theo mục tiêu xác định” [65, Tr.45] Theo cách định nghĩa này chính sách là các quyết định của cơ quan quản lý (cụ thể là nhà nước) dựa vào đó để điều hành, kiểm tra, giám sát nhằm đạt được mục tiêu mong muốn Trong các nghiên cứu về Chính sách công và dịch vụ công, tác giả cũng đã tổng kết như sau: (1) Chủ thể ban hành chính sách công là nhà nước (2) các quyết định này là những quyết định hành động, có nghĩa là chúng bao gồm cả những hành vi thực tiễn (3) Chính sách công tập trung giải quyết một vấn đề đang đặt ra trong đời sống kinh tế - xã hội theo những mục tiêu xác định (4) Chính sách công bao gồm nhiều quyết định có liên quan lẫn nhau [65, tr.65]
Tác giả Nguyễn Hữu Hải (2014) cho rằng “chính sách công là kết quả ý chí chính trị của Nhà nước được thể hiện bằng một tập các quyết định có liên quan với nhau, bao hàm trong đó định hướng mục tiêu và cách thức giải quyết những vấn đề công trong xã hội” [54, Tr.51]
Trang 39Từ các khái niệm trên, với các tiếp cận, xem xét, phân tích vấn đề của các học giả trong và ngoài nước có thể thấy được các đặc trưng cơ bản của chính sách công như sau:
Một là, Chính sách công là chính sách của Nhà nước Chủ thể ban hành
chính sách công là các cơ quan Nhà nước, gồm: Quốc Hội, Chính Phủ, Các Bộ,
cơ quan ngang Bộ, Chính quyền địa phương các cấp Nhà nước là chủ thể đại diện cho quyền lực của nhân dân, ban hành chính sách công giúp phát huy được sức mạnh nội tại của người dân, để mưu cầu lợi ích cho xã hội và để phát triển kinh tế xã hội ngày càng hiện đại hóa
Hai là, chính sách công là công cụ quản lý của nhà nước, chính sách
công giúp củng cố mối quan hệ giữa nhân dân và nhà nước, thống nhất nguyện vọng của các tầng lớp nhân dân với ý chí quản lý của nhà nước (thể hiện qua quá trình hình thành mục tiêu chính sách) Chính sách công là những quyết định hành động nhằm giải quyết vấn đề chung trong đời sống kinh tế - xã hội Các chính sách công thường tác động trực tiếp lên đối tượng quản lý (đặt ra yêu cầu, quy trình thực hiện) đến khi đạt được mục đích cuối cùng Nói cách khác chính sách công là thước đo năng lực hoạch định chính xác, xác định mục tiêu, căn
cứ kiểm tra, đánh giá, xác định trách nhiệm trong việc sử dụng các nguồn lực công như ngân sách nhà nước, tài sản công, tài nguyên đất nước…
Ba là, chính sách công gồm nhiều quyết định hành động có liên quan lẫn
nhau nhằm mục đích là giải quyết một vấn đề chính sách Các quyết định này được các cơ quan trong bộ máy nhà nước ở Trung ương và địa phương ban hành trong thời gian dài Nó được thể hiện thông qua nhiều dạng văn bản, tuy nhiên phổ biến nhất là các văn kiện của Đảng cầm quyền và các văn bản quy phạm pháp luật (văn bản Luật, các quy định dưới luật) để tạo căn cứ pháp lý cho các giai đoạn thực thi sau này
Từ những phân tích trên, trong phạm vi của luận án này, thuật ngữ chính
sách công có thể hiểu như sau: “chính sách công là tổng thể các chương trình
hành động, ứng xử của Nhà nước đối với các vấn đề nảy sinh trong quá trình Nhà nước thực hiện chức năng quản lý các hoạt động kinh tế - xã hội, nhằm giải quyết các vấn đề có tính cộng đồng trên các lĩnh vực của đời sống xã hội
Trang 40với mục đích cải thiện đời sống của người dân và thúc đẩy xã hội phát triển theo định hướng để đạt được các mục tiêu mong đợi đã đề ra”
2.1.2 Khái niệm giáo dục đại học
Theo Điều 4, khoản 8, Luật Giáo dục đại học năm 2012: “Đại học là cơ
sở giáo dục đại học bao gồm tổ hợp các trường cao đẳng, trường đại học, viện nghiên cứu khoa học thành viên thuộc các lĩnh vực chuyên môn khác nhau, tổ chức theo hai cấp, để đào tạo các trình độ của GDĐH” [72] Theo Luật Giáo dục đại học 2018: "Đại học là cơ sở giáo dục đại học đào tạo, nghiên cứu nhiều lĩnh vực, được cơ cấu tổ chức theo quy định của Luật Giáo dục; các đơn vị cấu thành đại học cùng thống nhất thực hiện mục tiêu, sứ mạng, nhiệm vụ chung” [73]
“Đại học là bậc học trên trung học, dưới cao học” đây là khái niệm khái quát nhất theo từ điển Tiếng Việt [98] Điều này có thể hiểu GDĐH là bậc học tiếp theo sau trung học phổ thông, là cấp học cao có sự thu nhận kiến thức, luyện tập kỹ năng thông qua hoạt động dạy và học giữa thầy và trò
GDĐH là bậc học sau cùng trong hệ thống giáo dục quốc dân, GDĐH gồm 4 trình độ đào tạo: trình độ cao đẳng, trình độ đại học, trình độ thạc sỹ và trình độ Tiến sỹ GDĐH của mỗi quốc gia nhằm đào tạo ra đội ngũ lao động chất lượng cao đạt chuẩn về kiến thức và kỹ năng, bao gồm các chuyên gia, kỹ
sư, các nhà khoa học và những cán bộ chuyên môn kỹ thuật thuộc các ngành nghề, lĩnh vực và trình độ khác nhau Vì vậy có thể nói rằng GDĐH là nơi duy nhất có đủ khả năng và điều kiện cung cấp nguồn nhân lực cho nền phát triển kinh tế - xã hội
GDĐH (còn được gọi là giáo dục sau trung học, giáo dục bậc ba hoặc đại học) là một giai đoạn cuối cùng tùy chọn của việc học tập chính thức xảy
ra sau khi hoàn thành giáo dục trung học Thường được giảng dạy tại các trường đại học, học viện, cao đẳng, học viện, viện và công nghệ, GDĐH cũng có sẵn thông qua một số trường trình độ cao đẳng (college), bao gồm trường dạy nghề, trường thương mại và các trường cao đẳng nghề khác cấp học vị hoặc các chứng chỉ nghề nghiệp GDĐH ở cấp độ phi văn bằng đôi khi được gọi là giáo dục hơn nữa (further) hoặc giáo dục thường xuyên khác biệt với GDĐH Quyền tiếp cận GDĐH được đề cập trong một số công cụ nhân quyền quốc tế Công ước