1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hình thức tuyên truyền khởi nghiệp sáng tạo cho sinh viên các trường đại học ở Hà Nội hiện nay.

222 13 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Hình Thức Tuyên Truyền Khởi Nghiệp Sáng Tạo Cho Sinh Viên Các Trường Đại Học Ở Hà Nội Hiện Nay
Tác giả Lê Thị Ninh Thuận
Người hướng dẫn PGS.TS. Nguyễn Tài Đông, PGS.TS. Lương Khắc Hiếu
Trường học Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Chính trị học
Thể loại Luận án tiến sĩ
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 222
Dung lượng 907,78 KB

Cấu trúc

  • 1.1. Những công trình nghiên cứu về tuyên truyền và hình thức tuyên truyền (17)
  • 1.2. Những công trình nghiên cứu về khởi nghiệp sáng tạo, tuyên truyền khởi nghiệp sáng tạo và hình thức tuyên truyền khởi nghiệp sáng tạo cho sinh viên các trường đại học (22)
  • 1.3. Nhận định chung về các công trình nghiên cứu và hướng nghiên cứu tiếp theo (0)
  • Chương 2: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HÌNH THỨC TUYÊN TRUYỀN KHỞI NGHIỆP SÁNG TẠO CHO SINH VIÊN CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC 30 2.1. Tuyên truyền và tuyên truyền khởi nghiệp sáng tạo cho sinh viên (17)
    • 2.2. Hình thức tuyên truyền và hình thức tuyên truyền khởi nghiệp sáng tạo cho sinh viên (0)
    • 2.3. Các yếu tố tác động và sự cần thiết đổi mới hình thức tuyên truyền khởi nghiệp sáng tạo cho sinh viên (59)
  • Chương 3: THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA TRONG SỬ DỤNG HÌNH THỨC TUYÊN TRUYỀN KHỞI NGHIỆP SÁNG TẠO CHO (37)
    • 3.1. Khái quát các trường đại học ở Hà Nội và đặc điểm khởi nghiệp sáng tạo của sinh viên các trường đại học ở Hà Nội.............................69 3.2. Thực trạng sử dụng hình thức tuyên truyền khởi nghiệp sáng tạo (76)
  • Chương 4: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP ĐỔI MỚI HÌNH THỨC TUYÊN TRUYỀN KHỞI NGHIỆP SÁNG TẠO CHO SINH VIÊN CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC Ở HÀ NỘI TRONG THỜI GIAN TỚI (76)
    • 4.1. Quan điểm đổi mới hình thức tuyên truyền khởi nghiệp sáng tạo (131)
    • 4.2. Giải pháp đổi mới hình thức tuyên truyền khởi nghiệp sáng tạo cho (138)
  • KẾT LUẬN (172)

Nội dung

Hình thức tuyên truyền khởi nghiệp sáng tạo cho sinh viên các trường đại học ở Hà Nội hiện nay.Hình thức tuyên truyền khởi nghiệp sáng tạo cho sinh viên các trường đại học ở Hà Nội hiện nay.Hình thức tuyên truyền khởi nghiệp sáng tạo cho sinh viên các trường đại học ở Hà Nội hiện nay.Hình thức tuyên truyền khởi nghiệp sáng tạo cho sinh viên các trường đại học ở Hà Nội hiện nay.Hình thức tuyên truyền khởi nghiệp sáng tạo cho sinh viên các trường đại học ở Hà Nội hiện nay.Hình thức tuyên truyền khởi nghiệp sáng tạo cho sinh viên các trường đại học ở Hà Nội hiện nay.Hình thức tuyên truyền khởi nghiệp sáng tạo cho sinh viên các trường đại học ở Hà Nội hiện nay.Hình thức tuyên truyền khởi nghiệp sáng tạo cho sinh viên các trường đại học ở Hà Nội hiện nay.Hình thức tuyên truyền khởi nghiệp sáng tạo cho sinh viên các trường đại học ở Hà Nội hiện nay.Hình thức tuyên truyền khởi nghiệp sáng tạo cho sinh viên các trường đại học ở Hà Nội hiện nay.Hình thức tuyên truyền khởi nghiệp sáng tạo cho sinh viên các trường đại học ở Hà Nội hiện nay.Hình thức tuyên truyền khởi nghiệp sáng tạo cho sinh viên các trường đại học ở Hà Nội hiện nay.Hình thức tuyên truyền khởi nghiệp sáng tạo cho sinh viên các trường đại học ở Hà Nội hiện nay.Hình thức tuyên truyền khởi nghiệp sáng tạo cho sinh viên các trường đại học ở Hà Nội hiện nay.Hình thức tuyên truyền khởi nghiệp sáng tạo cho sinh viên các trường đại học ở Hà Nội hiện nay.Hình thức tuyên truyền khởi nghiệp sáng tạo cho sinh viên các trường đại học ở Hà Nội hiện nay.Hình thức tuyên truyền khởi nghiệp sáng tạo cho sinh viên các trường đại học ở Hà Nội hiện nay.Hình thức tuyên truyền khởi nghiệp sáng tạo cho sinh viên các trường đại học ở Hà Nội hiện nay.Hình thức tuyên truyền khởi nghiệp sáng tạo cho sinh viên các trường đại học ở Hà Nội hiện nay.Hình thức tuyên truyền khởi nghiệp sáng tạo cho sinh viên các trường đại học ở Hà Nội hiện nay.Hình thức tuyên truyền khởi nghiệp sáng tạo cho sinh viên các trường đại học ở Hà Nội hiện nay.

Những công trình nghiên cứu về tuyên truyền và hình thức tuyên truyền

Tuyên truyền, HTTT đã được nhiều học giả trong và ngoài nước nghiên cứu ở các mức độ, cách tiếp cận khác nhau Trên cơ sở tổng quan những công trình liên quan đến tuyên truyền và HTTT, có thể khái quát thành các vấn đề cơ bản như sau:

Trên thế giới, vấn đề tuyên truyền đã được nghiên cứu từ rất lâu và đại biểu tiêu biểu là Edward L.Bernays (1928) với cuốn sách Propaganda [102]. Tác giả Bernays mở đầu với nguồn gốc và nguyên nhân ra đời tuyên truyền, đưa ra định nghĩa về tuyên truyền và việc sử dụng tuyên truyền để tập hợp tâm trí tập thể trong nhiều lĩnh vực bao gồm chính phủ, chính trị, hoạt động của phụ nữ, các dịch vụ xã hội, nghệ thuật, khoa học và giáo dục Đây là cuốn sách về tuyên truyền đi tiên phong trong kỹ thuật khoa học định hình và thao túng dư luận ở thời kỳ đó.

Cuốn sách Napoleon Propaganda của Robert B.Holtman (1950) [108]. Tác giả nghiên cứu chuyên sâu về kỹ thuật tuyên truyền mà Napoleon đã dùng trong suốt thời gian từ trước và sau khi lên nắm quyền Trong quá trình bước lên đỉnh cao quyền lực, Napoleon đã tuyển hơn 160 học giả trong các lĩnh vực khác nhau để theo mình, tận dụng tốt báo chí tự do Ông sử dụng quyền tự do báo chí để cho in ấn những điều mà ông muốn tạo dựng cho hình ảnh của ông trước công chúng Ông mở các tờ báo ở các nước để tuyên truyền, giới thiệu văn hoá đồng thời tuyên truyền cho các thắng lợi của ông và bác bỏ tin đồn về các thất bại quân sự Nhờ có báo chí, ông tác động vào cách nhìn của công chúng Pháp đối với thực tế Tác giả khẳng định, từ thời điểm đó Napoleon đã nhận thức rất rõ tầm quan trọng của tuyên truyền và tận dụng một cách tối đa các kỹ thuật, phương pháp, phương tiện, HTTT để đạt được mục đích.

Cuốn sách Propaganda Technique in World War của tác giả Harold Lasswell (1971) [104], là một trong những cuốn sách kinh điển trong lĩnh vực tâm lý chính trị của Phương Tây kể từ sau cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai Tác giả là một học giả hàng đầu trong lĩnh vực nghiên cứu về tuyên truyền và kỹ thuật tuyên truyền Ông khẳng định: “Tuyên truyền là phương tiện duy nhất để khơi dậy sự đồng tình của dân chúng và nó tiết kiệm hơn bạo lực, tham nhũng hay các cách thức cai trị khác tương tự” Tác phẩm tập trung vào thực hiện các phân tích cả định tính và định lượng về tuyên truyền, tìm hiểu nội dung tuyên truyền, và phát hiện ra các hiệu quả của tuyên truyền đối với đám đông Ông cho rằng phân tích nội dung cần xem xét cả tần suất các biểu tượng cụ thể xuất hiện trong một thông điệp, phương hướng mà thông điệp đó muốn thuyết phục quan điểm của khán giả, và cường độ các biểu tượng được sử dụng Từ những phân tích các nội dung tuyên truyền của Thế chiến thứ I và II, ông đã chỉ ra sức ảnh hưởng của nội dung tuyên truyền tới khán giả Lasswell nhận thấy rằng, tuyên truyền càng nhiều, rộng khắp thì mức độ bao phủ nhiều khía cạnh của cuộc sống sẽ đạt hiệu quả cao và tác động mạnh mẽ trong việc hình thành quan điểm của dân chúng.

Cuốn sách Propaganda: A Pluralistic Perspective (1989), Ted J.Smith, Praeger, New York [112] Đây là cuốn sách ghi dấu sự phát triển mới về tuyên truyền, mở rộng chiều sâu và phạm vi phân tích tuyên truyền. Cuốn sách trình bày một số quan điểm lý thuyết đương đại, khám phá các vấn đề chính trong phân tích tuyên truyền, mối quan hệ của tuyên truyền với hệ tư tưởng.

Hai tác giả G.S Jowett & V.O’Donnell (2012) với cuốn sách

Propaganda and Persuasion (Tuyên truyền và thuyết phục) [103] cho rằng tuyên truyền là một hình thức truyền thông cố gắng đạt được phản hồi nhằm thúc đẩy ý định mong muốn của người tuyên truyền Một mô hình tuyên truyền mô tả cách các yếu tố của truyền thông thông tin và truyền thông thuyết phục có thể được kết hợp vào truyền thông tuyên truyền, do đó phân biệt tuyên truyền như một loại hình truyền thông cụ thể Tác giả khẳng định:

“Tuyên truyền là nỗ lực có chủ ý, có hệ thống nhằm hình thành nhận thức, vận dụng nhận thức và hướng hành vi để đạt được phản ứng mang lại ý định mong muốn của người tuyên truyền” [103, tr.7] Như vậy, tác giả đã phân tích sâu đến tính mục đích của tuyên truyền Mục đích tuyên truyền là kiểm soát và được coi là một nỗ lực có chủ ý nhằm thay đổi hoặc duy trì sự cân bằng quyền lực có lợi cho người tuyên truyền Nỗ lực có chủ ý thường gắn liền với một hệ tư tưởng và mục tiêu thể chế rõ ràng Mục đích của tuyên truyền là truyền tải một hệ tư tưởng đến đối tượng có mục tiêu liên quan, hình thành nhận thức từ đó tác động đến sự hiểu biết và điều chỉnh hành vi để đạt được kết quả theo mong muốn của người tuyên truyền.

Bài viết Competing propagandas: How the United States and Russia represent mutual propaganda activities (Cạnh tranh tuyên truyền: Hoa Kỳ và Nga đại diện cho các hoạt động tuyên truyền lẫn nhau như thế nào) [116] của tác giả Dmitry Chernobrov, Emma L Briant (2020) nghiên cứu khái niệm tuyên truyền Trong bài viết này, tác giả áp dụng định nghĩa trung lập của Taylor về tuyên truyền Tuyên truyền là một quá trình mà theo đó một ý tưởng hoặc quan điểm được truyền đạt cho người khác vì một mục đích thuyết phục cụ thể.

Cuốn Tâm lý học tuyên truyền [44] của tác giả Hà Thị Bình Hoà (2012) nghiên cứu tuyên truyền từ góc độ tâm lý học, tiếp cận bản chất, cơ chế, phương thức của hoạt động tuyên truyền và cơ sở tâm lý xã hội của hành động con người Tác giả đã làm rõ những yếu tố ảnh hưởng đến sự thu nhận thông tin của đối tượng tuyên truyền là nhóm yếu tố tâm lý của chủ thể, đối tượng, nội dung, hình thức, phương pháp và bối cảnh tuyên truyền Đặc biệt, trong cuốn sách này, tác giả phân tích đặc điểm tâm lý cơ bản của thanh niên Việt Nam về nhận thức, tình cảm, nhân cách.

Cuốn sách Cơ sở lý luận công tác tư tưởng của Đảng Cộng sản Việt

Nam [37] của tác giả Lương Khắc Hiếu (2017) là công trình nghiên cứu cơ bản và chuyên sâu về công tác tư tưởng Trong cuốn sách này, tác giả phân tích về công tác tuyên truyền, bộ phận cấu thành của công tác tư tưởng Tác giả đã hệ thống hóa và xây dựng khái niệm và cấu trúc của công tác tuyên truyền bao gồm: đối tượng, chủ thể, mục đích, nội dung, phương pháp, hình thức, phương tiện, hiệu quả Ở chương 6 của cuốn sách, tác giả phân tích chi tiết về các hình thức công tác tư tưởng trong đó đưa ra các căn cứ để phân loại hình thức công tác tư tưởng Các hình thức cơ bản của công tác tư tưởng mà công tác tuyên truyền là một bộ phận đã được đề cập như tổ chức lớp bồi dưỡng, lớp học, các buổi nói chuyện thời sự, chính sách, hội nghị, hội thảo, câu lạc bộ, sử dụng báo chí và các phương tiện truyền thông đại chúng Tác giả phân tích làm rõ các ưu thế và hạn chế của các hình thức công tác tư tưởng trong đó có hình thức công tác tuyên truyền Các kết quả nghiên cứu của cuốn sách về hình thức công tác tư tưởng là căn cứ quan trọng để tham khảo, làm rõ những vấn đề lý luận của HTTT KNST.

Cuốn sách Tuyên truyền vận động các vấn đề xã hội – một tiếp cận thực hành [47] của tác giả Bùi Thu Hương (2018) đã hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn để làm rõ những cách định nghĩa và ứng dụng công cụ tuyên truyền vận động chính sách hiệu quả trong thực tiễn Tác giả xây dựng cuốn sách theo hướng cẩm nang hỗ trợ thực hành, kết cấu theo trình tự các bước cần thiết để lập kế hoạch chiến lược trong tuyên truyền vận động.

Cuốn sách Tuyên truyền hình ảnh Việt Nam ra thế giới qua báo chí đối ngoại [80] của tác giả Lưu Trần Toàn (2019) Tác giả tìm hiểu, phân tích sâu về thuật ngữ tuyên truyền qua các thời kỳ và ở nhiều nước trên thế giới Trên cơ sở đó, tác giả đã đưa ra khái niệm về tuyên truyền: Tuyên truyền là hoạt động mang tính thuyết phục có chủ đích nhằm chuyển tải, cung cấp, chia sẻ quan điểm, tư tưởng, tri thức, kinh nghiệm về chính trị, kinh tế, văn hoá, khoa học, nghệ thuật nhằm thay đổi nhận thức, thái độ và hành vi của đối tượng

[80, tr.11] Bên cạnh đó, tác giả phân biệt tuyên truyền, thông tin, truyền thông để đưa ra được sự khác biệt của tuyên truyền là hoạt động có tính mục đích nhưng sử dụng kỹ thuật thuyết phục Đây là căn cứ để tham khảo làm rõ những vấn đề lý luận về tuyên truyền.

Cuốn sách Phương thức, hình thức bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng đấu tranh ngăn chặn các quan điểm sai trái, thù địch trên lĩnh vực lý luận

[53], Lê Quốc Lý (2020) Trong bối cảnh toàn cầu hoá, hội nhập quốc tế đặt ra nhiều vấn đề về đấu tranh ngăn chặn các quan điểm sai trái, thù địch do đó đòi hỏi phải cần có sự đổi mới không ngừng về phương thức, hình thức của Đảng Tác giả phân tích về hình thức bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh ngăn chặn các quan điểm sai trái, thù địch trên lĩnh vực lý luận Các hình thức tác giả đưa ra như: các hoạt động khoa học (nghiên cứu, hội thảo, toạ đàm, đối thoại khoa học…), tổ chức lớp học lý luận chính trị, các phương tiện truyền thông đại chúng, tuyên truyền miệng, các tác phẩm văn học nghệ thuật, điện ảnh; các diễn đàn, các hoạt động văn hoá, nghệ thuật; các hình thức sinh hoạt cộng đồng; tôn vinh người tốt việc tốt…

Những công trình nghiên cứu về khởi nghiệp sáng tạo, tuyên truyền khởi nghiệp sáng tạo và hình thức tuyên truyền khởi nghiệp sáng tạo cho sinh viên các trường đại học

Khởi nghiệp sáng tạo thu hút sự quan tâm nghiên cứu dưới nhiều góc độ khác nhau ở rất nhiều nước trên thế giới và Việt Nam Các cuốn sách của rất nhiều tác giả nổi tiếng đã được dịch tại Việt Nam.

Tác giả Peter F Drucker (2011) với cuốn sách Tinh thần doanh nhân khởi nghiệp và sự đổi mới [62] Cuốn sách của tác giả có thể chưa phải là cuốn cẩm nang chi tiết về thực hành quản trị doanh nghiệp nhưng đây là cuốn sách mở đầu cho những ý tưởng và nhất mạnh tới yếu tố đổi mới trong kinh doanh Phần đầu của cuốn sách cho chúng ta thấy cái nhìn lịch sử chi tiết, rõ nét về nền kinh tế khởi nghiệp trên thế giới Qua nghiên cứu các học thuyết của các nhà kinh tếJ.B.Say,

Joseph Schumpeter để khẳng định: “Người khởi nghiệp nhìn nhận thay đổi như một tín hiệu bình thường và lành mạnh Thông thường, bản thân anh ta không đem lại thay đổi, nhưng người khởi nghiệp không ngừng tìm kiếm thay đổi và khai thác nó như một cơ hội” Có thể thấy được rằng, với ông khởi nghiệp không bó hẹp trong khuôn khổ kinh tế mà gắn liền với mọi hoạt động của con người, phục vụ từ nhu cầu sinh tồn đến nhu cầu xã hội của con người Ông khẳng định vai trò của khởi nghiệp và tầm quan trọng của đổi mới trong khởi nghiệp.

Cuốn sách Innovation 2.0 – Reinventing University Roles in a

Knowledge Economy [106] (Đổi mới sáng tạo 2.0 - Sáng tạo lại vai trò của trường ĐH trong nền kinh tế tri thức) nghiên cứu về 12 trường hợp là những trường ĐH đổi mới sáng tạo về công nghệ hàng đầu của Mỹ, hai tác giả Louis

G Tornatzky và Elaine C Rideout (2014) đã chỉ ra năm vấn đề mà các trường ĐH muốn đổi mới sáng tạo phải đối mặt Hai tác giả đã lý giải rất rõ ràng tại sao một số trường ĐH đổi mới sáng tạo thành công, còn một số trường lại gặp khó khăn trong đổi mới sáng tạo Năm vấn đề đó là văn hóa của trường ĐH, vai trò của lãnh đạo, tinh thần khởi nghiệp, thiết lập mối quan hệ đối tác với doanh nghiệp và cộng đồng và chuyển giao công nghệ.

Hai tác giả Senor Dan và Singer Saul (2017) Quốc gia khởi nghiệp:

Câu chuyện về nền kinh tế thần kỳ của Israel [68] Israel là đất nước có mật độ tập trung doanh nghiệp khởi nghiệp cao nhất thế giới và thu hút một lượng vốn rất lớn từ các quỹ đầu tư mạo hiểm, là nơi khởi nguồn của nhiều phát kiến công nghệ được ứng dụng rộng rãi trên thế giới Cuốn sách bàn về sự đổi mới và tinh thần khởi nghiệp, các tác giả đã kể lại câu chuyện thành công của đất nước Israel qua những ví dụ cụ thể về những con người không ngừng học hỏi, sáng tạo, tranh luận không ngừng để tìm ra được giải pháp tối ưu nhất để giải quyết công việc Qua cuốn sách có thể thấy được nỗ lực không ngừng trong việc sáng tạo của các công ty khởi nghiệp cùng chính sách hỗ trợ hiệu quả từ Chính phủ nên đã tạo nên sự phát triển thần kỳ của Irsael Trong điều kiện Việt Nam hiện nay thì việc tìm hiểu và nghiên cứu kinh nghiệm từ Irasel có thể giúp khuyến khích tinh thần KNST trong toàn xã hội đặc biệt là thể hệ trẻ và xây dựng hệ sinh thái KNST một cách đa dạng, phù hợp.

Tác giả Dorie Clark (2018) với cuốn sách Khởi nghiệp 4.0 [27] Đây là cuốn sách được tác giả viết lại từ kinh nghiệm khởi nghiệp của chính bản thân mình Tác giả phân tích về cơ hội kinh doanh và tạo dựng niềm tin; đi sâu về phương thức tạo dựng khởi nghiệp, tăng trưởng quy mô bằng chính chuyên môn của mỗi cá nhân Cuốn sách mở ra con đường rộng mở, dẫn dắt các cá nhân còn ngần ngại đến với KNST bằng cách khám phá bản thân và tận dụng KHCN của cuộc CM 4.0 Có thể nói đây là cuốn sách truyền cảm hứng lan toả tinh thần KNST cho SV các trường ĐH khối khoa học xã hội và nhân văn. Cuốn sách Hướng nghiệp trong thời đại 4.0 [67] của Randall Stross (2019). Tác giả thực hiện nghiên cứu khảo sát từ SV Stanford, Mỹ để nghiên cứu lược sử về ĐH Stanford nhằm làm rõ lý do, quan điểm của các nhà tuyển dụng và từ đó khẳng định trong cơn bão công nghệ 4.0, không phải SV ngành khoa học kỹ thuật sẽ có cơ hội kiếm tìm công việc tốt hơn SV khối khoa học xã hội, nhân văn SV được các nhà tuyển dụng săn đón là những SV có: “sự chuẩn bị tốt nhất cho một tương lai bất định phải toàn diện và đã được kiểm chứng theo thời gian – đó chính là giáo dục khai phóng” [67,tr.11] Ở chương 20, tác giả khẳng định, giáo dục khai phóng chính là giáo dục hướng nghiệp. Những kỹ năng quan trọng nhất cần truyền đạt cho SV ĐH đó là lý luận phản biện và đạo đức, khả năng thể hiện sáng tạo và sự đánh giá cao tính đa dạng.

Cuốn sách Khởi nghiệp sáng tạo [76] của tác giả Tina Seelig (2019) Tác giả đưa đến những luận giải để kích thích tư duy cũng như hành động của mọi người với KNST Tác giả đưa ra thông điệp, khởi nghiệp không chỉ là việc thành lập mới các công ty mà là khởi đầu bất cứ thứ gì bằng các kiến thức, kỹ năng và vận dụng nguồn lực để biến các ý tưởng thành hiện thực Tác giả bắt đầu bằng việc giới thiệu những khái niệm chung về KNST và đưa ra những câu chuyện để minh hoạ cho những khái niệm đó như: các nhà cách tân và các doanh nghiệp trong Thung lũng Silicon và các trường hợp khác trên toàn cầu;cuối cùng là đưa ra những gợi ý về dự án để giúp các cá nhân có thể củng cố thêm khái niệm Cuốn sách với những nhìn nhận vấn đề mới sẽ giúp lan toả tinh thần KNST cho SV và giúp những cán bộ tuyên truyền có những kiến thức hữu ích giúp cho công tác tuyên truyền KNST đạt hiệu quả cao hơn.

Thông qua đa dạng các cuốn sách của các tác giả trên thế giới được dịch thuật xuất bản tại Việt Nam, tác giả luận án đã có được kiến thức khoa học, đầy đủ, đa chiều về KNST Tác giả hiểu rõ, phân biệt được khái niệm khởi nghiệp và KNST; tầm quan trọng của KNST đối với cá nhân và nền kinh tế nhằm làm tiền đề bổ sung cho khung lý thuyết của luận án. Ở Việt Nam, liên quan đến vấn đề này đã có một số tác giả quan tâm, tập trung nghiên cứu về khởi nghiệp và các yếu tố liên quan thúc đẩy khởi nghiệp:

Tác giả Đinh Việt Hòa (2014) với cuốn sách Tinh thần Khởi nghiệp kinh doanh: Trái tim của một doanh nhân [43] Cuốn sách đã đưa ra cái nhìn toàn cảnh về khởi nghiệp kinh doanh từ khái niệm khởi nghiệp, bản chất doanh nhân khởi nghiệp và khẳng định tinh thần khởi nghiệp đóng vai trò hết sức quan trọng Từ đó, tác giả đi sâu phân tích về các hình thức khởi nghiệp phổ biến, phương thức chuyển giao nhằm giúp cho mọi người có ý định khởi nghiệp có những lựa chọn và giúp phát triển một cách bền vững Trần Thị Vân Hoa (2018), Cách mạng công nghiệp 4.0 - vấn đề đặt ra cho phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế của Việt Nam [41] Tác giả phân tích về đặc điểm, bản chất của CM 4.0; các xu hướng công nghệ và tác động của cuộc CM 4.0; đánh giá thực trạng của Việt Nam trong việc đáp ứng các yêu cầu của CM 4.0 Ở chương 4 đã chỉ rõ những vấn đề cơ bản đặt ra cho nền kinh tế Việt Nam, trong đó vấn đề lớn nhất là chỉ số đổi mới sáng tạo ở Việt Nam còn thấp, nguồn nhân lực dồi dào nhưng chưa phù hợp với yêu cầu đổi mới, sáng tạo trong xu thế của cuộc CM; thiếu logistis thông minh và các nguồn đầu tư thoả đáng dành cho nghiên cứu đổi mới sáng tạo Do đó, chương 5 của cuốn sách, tác giả đã đưa ra các nhóm giải pháp đón nhận cơ hội của CM 4.0 nổi bật như: nâng cao nhận thức của toàn xã hội về xu thế phát triển và những cơ hội để phát triển kinh tế từ cuộc CM 4.0; tăng cường năng lực đổi mới sáng tạo quốc gia Tác giả đã khẳng định vai trò của tăng cường năng lực đổi mới sáng tạo quốc gia trong phát triển nền kinh tế.

Lê Thị Khánh Vân (2017) với bài viết Tạo lập môi trường khởi nghiệp

– Kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam [95] Bài viết đã tổng quan lại kinh nghiệm về tạo lập môi trường khởi nghiệp ở một số nước phát triển như Singapore, Hoa kỳ, Isarel Bên cạnh đó, nêu ra thực trạng phát triển hoạt động khởi nghiệp ở Việt Nam và đề xuất một số giải pháp để xây dựng được tinh thần, văn hoá khởi nghiệp ở Việt Nam Đỗ Văn Quân, Nguyễn Tiến Toàn

(2017), Hoạt động khởi nghiệp trong bối cảnh cuộc cách mạng lần thứ tư –

Cơ hội và thách thức ở Việt Nam [66] Thông qua bài viết, nhóm tác giả đã khái quát lại những thành công bước đầu về khởi nghiệp dưới những tác động của cuộc CM công nghiệp 4.0 Tuy nhiên, nhóm tác giả cũng đã đưa ra những thách thức, rào cản, khó khăn đối với hoạt động khởi nghiệp ở Việt Nam Bài viết mới dừng lại ở việc đưa ra cơ hội và thách thức nên chưa có được những giải pháp thúc đẩy phù hợp. Để có thể tích luỹ, hoàn thiện vào khung lý thuyết của luận án về SV tác giả luận án nghiên cứu các vấn đề liên quan đến đặc điểm SV SV được rất nhiều tác giả quan tâm và nghiên cứu về đặc điểm:

Cuốn sách Đổi mới công tác tư tưởng, lý luận phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc [71] của tác giả Phạm Tất Thắng (2010) cũng có những nghiên cứu liên quan đến tinh thần, tâm lý, niềm tin của SV Tác giả đề cập nhiều đến các khía cạnh, nhiều tác động khác nhau cả về thực tiễn và lý luận đối với công tác tư tưởng, lý luận của Đảng trong thời kỳ đổi mới đất nước Trong chương 2 thực trạng công tác tư tưởng, lý luận trong thời kỳ đổi mới, tác giả đi sâu phân tích diễn biến tư tưởng, ý thức chính trị của các tầng lớp nhân dân Trong đó, những chuyển biến của đời sống xã hội đã ảnh hưởng rất lớn đến giá trị tinh thần, tâm lý, niềm tin của thanh niên, SV Qua cuốn sách, tác giả đã phân tích khá kỹ đặc điểm nổi bật của thanh niên, SV như họ luôn hướng đến những tìm tòi mới, sáng tạo, háo hức với những thay đổi, phát triển của đời sống xã hội; SV có ý thức vươn lên, vượt khó trong học tập, lập nghiệp Đây là tài liệu tham khảo làm rõ những vấn đề lý luận về đặc điểm SV.

Cuốn sách Tâm lý học giáo dục [59] của Phạm Thành Nghị (2013) Tác giả nghiên cứu sâu về tâm lý trong giáo dục, nhấn mạnh sự khác biệt trong cách tiếp cận dạy học giữa người thầy và người học Sự khác biệt cá nhân và dạy học nhằm tăng cường cá nhân hoá quá trình dạy học Mọi người là khác nhau, do đó tìm hiểu và khơi gợi tạo điều kiện cho người học theo khả năng để phát huy tối đa khả năng của từng cá nhân Tác giả đưa ra nhiều hình thức để tạo lập môi trường học tập hiệu quả, xây dựng cộng đồng thân thiện, phát triển Đây có thể được xem là tài liệu tham khảo quan trọng để có được những hướng tiếp cận về hình thức phù hợp để tuyên truyền KNST cho SV trong các trường ĐH.

Hai cuốn sách nghiên cứu sâu về vấn đề hướng nghiệp cho SV, cuốn sách Tư vấn nghề nghiệp cho sinh viên trong các trường đại học [74] của tác giả Lê Thị Thu Thuỷ, (2020) Tác giả nghiên cứu về lý luận và thực tiễn đầy đủ về hoạt động tư vấn nghề nghiệp cho SV các trường ĐH, đây là căn cứ để các trường triển khai các hoạt động tư vấn nghề nghiệp đúng mục đích, đúng yêu cầu và có hiệu quả Từ đo đã đưa ra đánh giá chung và đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường hoạt động tư vấn nghề nghiệp cho SV các trường ĐH Việt Nam Cuốn sách Phát triển kỹ năng thích ứng nghề nghiệp cho sinh viên

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HÌNH THỨC TUYÊN TRUYỀN KHỞI NGHIỆP SÁNG TẠO CHO SINH VIÊN CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC 30 2.1 Tuyên truyền và tuyên truyền khởi nghiệp sáng tạo cho sinh viên

THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA TRONG SỬ DỤNG HÌNH THỨC TUYÊN TRUYỀN KHỞI NGHIỆP SÁNG TẠO CHO

Khái quát các trường đại học ở Hà Nội và đặc điểm khởi nghiệp sáng tạo của sinh viên các trường đại học ở Hà Nội 69 3.2 Thực trạng sử dụng hình thức tuyên truyền khởi nghiệp sáng tạo

3.1.1 Khái quát về các trường đại học trong diện khảo sát

3.1.1.1 Khối trường đại học khoa học kỹ thuật và công nghệ

Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, trường ĐH thuộc khối khoa học kỹ thuật và công nghệ là trường có tuyển sinh các ngành đào tạo thuộc nhóm ngành kỹ thuật, công nghệ Một trong những đặc điểm nổi bật của các trường ĐH khối khoa học kỹ thuật, công nghệ tại Hà Nội là các chương trình đào tạo bị ảnh hưởng bởi sự phát triển của cuộc cách mạng 4.0 liên quan đến công nghệ thông tin, trí tuệ nhân tạo (Al), tự động hoá…Những ảnh hưởng này đòi hỏi các trường phải chủ động trong việc đổi mới, sáng tạo trong các hoạt động đào tạo và nghiên cứu khoa học nên có nhiều thuận lợi trong việc thúc đẩy KNST ĐH Bách khoa Hà Nội, trường ĐH Xây dựng Hà Nội là 2 trường ĐH có bề dày lịch sử phát triển lâu và quy mô đào tạo lớn. Đại học Bách khoa Hà Nội là trường ĐH kỹ thuật và luôn giữ vị trí số một trong nhóm các trường ĐH công nghệ và kỹ thuật của Việt Nam; là một trong bốn trường đầu tiên của Việt Nam đạt chuẩn kiểm định chất lượng quốc tế theo tiêu chuẩn Châu Âu, đứng đầu các trường đại học Việt Nam trong bảng xếp hạng của SCImago từ 2015 đến 2018 Trong bảng xếp hạng các trường đại học Châu Á (QS Asia) 2018 – 2019, trường xếp ở vị trí 261 – 270, vươn lên 30 bậc so với năm 2018 ĐH Bách khoa Hà Nội hiện có đội ngũ viên chức trình độ chuyên môn cao, có bề dày kinh nghiệm, tâm huyết trong hoạt động đào tạo nghiệp vụ và quản lý, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ Với đội ngũ cán bộ hơn 1.778 cán bộ, viên chức trong đó hơn 60% giảng viên có trình độ tiến sĩ trở lên(giáo sư là 21 người, phó giáo sư là 222 người và tiến sĩ là 775) ĐH Bách khoa Hà Nội hiện có 17 viện đào tạo chuyên ngành, 3 khoa chuyên môn

QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP ĐỔI MỚI HÌNH THỨC TUYÊN TRUYỀN KHỞI NGHIỆP SÁNG TẠO CHO SINH VIÊN CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC Ở HÀ NỘI TRONG THỜI GIAN TỚI

Quan điểm đổi mới hình thức tuyên truyền khởi nghiệp sáng tạo

4.1.1 Đổi mới hình thức tuyên truyền khởi nghiệp sáng tạo gắn liền với việc nâng cao năng lực tuyên truyền khởi nghiệp sáng tạo cho các chủ thể tuyên truyền

Tuyên truyền KNST là nhiệm vụ quan trọng của toàn Đảng, toàn hệ thống chính trị nói chung, là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng của các trường ĐH nói riêng và đòi hỏi sự phối hợp nhịp nhàng, đồng bộ của các chủ thể tuyên truyền Chủ thể tuyên truyền KNST là những người, những tổ chức, thiết chế xã hội, những lực lượng xã hội thực hiện sự tác động về mặt tư tưởng đến đối tượng Trong các trường ĐH thì Đảng uỷ, Hội đồng trường, Ban Giám hiệu, chi uỷ chi bộ, trưởng phó các đơn vị trực thuộc, Đoàn Thanh niên, bộ phận tham mưu giúp việc và cán bộ tuyên truyền là những lực lượng thực hiện tác động thay đổi nhận thức, thái độ, hành vi đối với SV Như vậy, chủ thể tuyên truyền trong các trường ĐH ở Hà Nội đóng vai trò chủ yếu và chịu trách nhiệm trong việc phát triển, truyền tải nội dung tuyên truyền.

Các hoạt động tuyên truyền và sáng tạo là những hoạt động đòi hỏi sự chuyên nghiệp, bài bản do đó những chủ thể tham gia vào hoạt động này cần phải có năng lực đảm bảo đủ để thực hiện được mục đích đặt ra Lịch sử phát triển xã hội loài người và trong quan điểm lãnh đạo của Đảng đã chứng minh con người luôn đóng vai trò trung tâm trong mọi hoạt động nên việc xây dựng đội ngũ cán bộ tuyên truyền cần có kiến thức sâu rộng về nghiệp vụ chuyên môn Hiện nay xã hội ngày càng phát triển, các phương tiện tuyên truyền ngày càng được hiện đại hoá đòi hỏi chủ thể tuyên truyền không chỉ có năng lực cao về chuyên môn mà phải có đầy đủ các khả năng về tư duy, sáng tạo,năng lực tổ chức, khả năng truyền cảm hứng Năng lực tư duy, sáng tạo là khả năng về dự đoán, nhận biết về bản chất và quá trình của sự vật, hiện tượng để đưa ra dự báo xu hướng vận động, phát triển Năng lực tư duy, sáng tạo đảm bảo nhận định được quy mô rộng hay hẹp cho quá trình đổi mới HTTT KNST Năng lực tổ chức bao gồm khả năng lập kế hoạch, phân công nhiệm vụ cho mọi hoạt động để quá trình đổi mới HTTT KNST được đúng tiến độ thời gian đặt ra Năng lực khuyến khích, tạo động lực là kỹ năng mềm, là khả năng truyền cảm hứng, gây ảnh hưởng, tạo niềm tin cho đối tượng tuyên truyền nên năng lực của chủ thể tuyên truyền đóng vai trò quyết định đến trình độ, mức độ, tiến độ, quy mô đổi mới HTTT KNST cho SV trong các trường ĐH Do đó, bên cạnh việc đổi mới HTTT gắn liền với đổi mới nội dung tuyên truyền KNST thì cần thiết phải gắn đổi mới HTTT với việc nâng cao năng lực tuyên truyền KNST cho chủ thể tuyên truyền trong các trường ĐH ở Hà Nội.

Cần nhìn nhận các chủ thể tuyên truyền trong các trường ĐH ở Hà Nội theo góc độ ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn bởi các chủ thể tuyên truyền không phải chỉ đơn thuần là chủ thể truyền tải tri thức, kinh nghiệm, cảm hứng về KNST mà Đảng uỷ, Hội đồng trường, Ban Giám hiệu, chi uỷ chi bộ, trưởng phó các đơn vị trực thuộc, Đoàn Thanh niên, bộ phận tham mưu giúp việc và cán bộ trực tiếp tiến hành tuyên truyền còn truyền tải những thông điệp theo sự phát triển của xã hội Vì vậy, các chủ thể cần chủ động nắm bắt kịp thời những tri thức, thường xuyên rèn luyện nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng tuyên truyền, trình độ ứng dụng công nghệ thông tin nhằm tham mưu kịp thời cho Đảng uỷ, Hội đồng trường, Ban Giám hiệu để đổi mới HTTT phù hợp với nội dung tuyên truyền KNST.

Trong bối cảnh hiện nay, khi các HTTT có sự biến đổi nhanh chóng bởi sự tác động của KHCN nên Đảng uỷ, Hội đồng trường, Ban Giám hiệu trong các trường ĐH ở Hà Nội cần nắm bắt, kịp thời chỉ đạo Đoàn Thanh niên, các bộ phận tham mưu giúp việc và cán bộ trực tiếp tiến hành tuyên truyền sử dụng các hình thức mới và tích cực nghiên cứu dự báo được các HTTT KNST sẽ xuất hiện trong tương lai Vì vậy, phải nâng cao năng lực các chủ thể tuyên truyền trong các trường ĐH ở Hà Nội về nội dung, hình thức, phương pháp, phương tiện tuyên truyền KNST nhằm đạt mục đích đề ra là nâng cao nhận thức, thay đổi thái độ, thúc đẩy tính tích cực đổi mới, cổ vũ hành vi tạo dựng sự nghiệp mới dựa trên ứng dụng KHCN, thúc đẩy tạo ra những mô hình, sản phẩm, dịch vụ có tính đột phá của SV.

4.1.2 Đổi mới hình thức gắn liền và trên cơ sở đổi mới nội dung tuyên truyền khởi nghiệp sáng tạo cho sinh viên các trường đại học ở Hà Nội

Nội dung tuyên truyền KNST là hệ thống thông tin, kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm về KNST mà SV cần tiếp nhận, nắm vững để đạt mục đích đặt ra của tuyên tuyền KNST Nội dung và mục đích là hai thành tố cấu thành chuỗi các thành tố của tuyên truyền KNST Nội dung do mục đích tuyên truyền KNST quy định bởi nội dung là cái cần truyền tải đến đối tượng, cần được đối tượng tiếp thu, tiếp nhận để đạt mục đích đặt ra Do đó, mục đích tuyên truyền KNST cho SV các trường ĐH ở Hà Nội được đặt ra như thế nào thì nội dung tuyên truyền KNST phải được xác định tương ứng, phù hợp.

HTTT KNST do đối tượng, mục đích và nội dung quy định nên mỗi hình thức nhằm thực hiện một nội dung tuyên truyền KNST trong một không gian, thời gian nhất định, phù hợp với trình độ của SV và nhằm đạt mục đích đặt ra Như vậy, nội dung tuyên tuyền KNST muốn truyền tải được tới SV trong các trường ĐH ở Hà Nội thì cần có hình thức thể hiện để đạt được mục đích tuyên truyền KNST đặt ra Nội dung và hình thức là cặp phạm trù có mối quan hệ biện chứng thống nhất và gắn bó mật thiết với nhau do đó khi tiến hành quá trình đổi mới HTTT KNST phải gắn liền việc đổi mới nội dung tuyên truyền KNST cho SV các trường ĐH ở Hà Nội Tuyên truyền KNST cho SV có nhiều nội dung tuyên truyền khác nhau nên đổi mới nội dung tuyên truyền KNST là điều kiện cần thiết và chi phối toàn bộ quá trình đổi mới HTTT KNST.

Hiện nay, phần lớn SV trong các trường ĐH ở Hà Nội đã nhận thức và nắm bắt được những thông tin cơ bản về KNST nên trong thời gian tới việc cần thiết là nghiên cứu các nội dung KNST mới, chuyên sâu phù hợp cho SV.Nội dung tuyên truyền không chỉ dừng lại ở tuyên truyền tầm quan trọng củaKNST, KNST không chỉ hạn chế ở một số ngành về khoa học kỹ thuật hay kinh tế mà là khởi nghiệp dựa trên nền tảng KHCN và thúc đẩy KNST ở tất cả các ngành, các lĩnh vực trong đó có khoa học xã hội và nhân văn Thực tế kinh nghiệm các nước trên thế giới đã chứng minh, KNST có thể diễn ra ở tất cả các ngành nghề các lĩnh vực do đó, các trường ĐH ở Hà Nội cần nghiên cứu để tiến hành việc cụ thể hoá những nội dung tuyên truyền KNST phù hợp với đặc điểm ngành nghề, đặc điểm tâm lý SV của từng trường ĐH.

Quá trình cụ thể hoá nội dung tuyên truyền KNST theo đặc thù từng trường ĐH ở Hà Nội là hoạt động rất quan trọng và cần thiết Nội dung tuyên truyền KNST phải phù hợp, tương ứng, sát với ngành nghề đào tạo của các trường ĐH bởi có như vậy mới tạo được sự gần gũi, SV mới dễ dàng tiếp cận, lĩnh hội những tri thức, kinh nghiệm KNST đó một cách nhanh chóng Những nội dung tuyên truyền KNST được tiếp nhận từ cán bộ trực tiếp tiến hành tuyên truyền trong các trường ĐH ở Hà Nội đó sẽ gợi mở tính sáng tạo giúp

SV tiếp tục đào sâu nghiên cứu về ngành nghề mình đang theo học Đây là điều hết sức quan trọng nhằm giúp SV nhìn thấy được cơ hội từ những ngành nghề học của mình; tìm tòi phát triển đào sâu những tri thức, sáng tạo tìm thị trường ngách cho ngành nghề của mình và xây dựng kế hoạch KNST Như vậy, khi đã xác định được những nội dung KNST mới phù hợp, cần truyền tải thì chủ thể tuyên truyền nghiên cứu, xem xét để lựa chọn những HTTT KNST mới phù hợp với những thông tin chuyên sâu, có giá trị nghiệp vụ, chuyên ngành về KNST Từ đó, nhanh chóng truyền tải tiếp các nội dung phù hợp để tác động thay đổi thái độ và cổ vũ hành vi KNST của SV.

4.1.3 Đổi mới trên cơ sở kế thừa, đồng thời sáng tạo nhiều hình thức mới phù hợp với tuyên truyền khởi nghiệp sáng tạo cho sinh viên

HTTT KNST luôn phải thay đổi, phát triển để phù hợp với nội dung,đối tượng, phương tiện tuyên truyền cho SV các trường ĐH ở Hà Nội Triết học Mác – Lênin chỉ rõ ba quy luật của phép biện chứng duy vật, trong đó quy luật phủ định của phủ định chỉ ra khuynh hướng của sự phát triển, làm tiền đề, điều kiện cho sự phát triển tiếp theo của sự vật Do đó, trong quá trìnhHTTT KNST tự thân phủ định, hình thức mới ra đời từ hình thức cũ và không xoá bỏ hoàn toàn HTTT cũ mà chỉ loại bỏ những yếu tố tiêu cực, lạc hậu đồng thời sẽ kế thừa các yếu tố tích cực của HTTT cũ để cải tạo cho phù hợp với những điều kiện mới đặt ra Chính vì vậy, quá trình đổi mới HTTT KNST cho

SV các trường ĐH ở Hà Nội cần thiết phải đổi mới trên cơ sở kế thừa bởi kế thừa những HTTT hiện nay đang được sử dụng là quy luật tất yếu của mọi sự vật, hiện tượng trong tự nhiên, xã hội và tư duy; là một trong những đặc trưng cơ bản, là sự liên kết của những HTTT truyền thống và HTTT hiện đại trên con đường phát triển nhằm nâng cao hiệu quả tuyên truyền KNST. Đổi mới HTTT KNST cho SV các trường ĐH ở Hà Nội là quá trình vận động mang tính cách mạng không ngừng để thay những hình thức cũ bằng HTTT mới tốt hơn, phù hợp hơn Đổi mới HTTT KNST là công cuộc sáng tạo mang tính tất yếu nên đòi hỏi tính đồng bộ, toàn diện, sâu sắc, liên tục và cần có sự chuẩn bị kỹ lưỡng của Đảng uỷ, Hội đồng trường, Ban Giám hiệu, chi uỷ chi bộ, trưởng phó các đơn vị trực thuộc, Đoàn Thanh niên, bộ phận tham mưu giúp việc và cán bộ tuyên truyền để sáng tạo nhiều HTTT KNST mới Do đó, Đoàn Thanh niên, bộ phận tham mưu giúp việc và cán bộ tuyên truyền cần chọn lọc và phát huy những yếu tố tích cực, tiến bộ của những hình thức truyền thống để cải tiến, xây dựng, sáng tạo nên nhiều HTTT mới có giá trị, đáp ứng yêu cầu đòi hỏi của hiện thực khách quan, phù hợp với tuyên truyền KNST cho SV các trường ĐH ở Hà Nội.

Trong quá trình đổi mới bất kỳ HTTT nào cũng sẽ có nhiều ý kiến về việc nên giữ lại những HTTT cũ, lạc hậu, không còn phù hợp với tâm lý, đặc điểm SV ngày nay Khi đó, các bộ phận tham mưu giúp việc và cán bộ tuyên truyền phải kiên quyết tham mưu nhằm thực hiện công tác tổng kết thực tiễn để chỉ ra, chứng minh được những bất cập, những lạc hậu, không phù hợp trong các HTTT KNST đang được sử dụng hiện nay cho SV các trường ĐH ở Hà Nội Tuy nhiên, mỗi HTTT KNST cho SV đều có tính phù hợp ở một giai đoạn lịch sử nhất định; không nên phủ định sạch trơn các hình thức cũ mà cần thiết thường xuyên tổng kết thực tiễn Tổng kết thực tiễn để xem xét nghiên cứu kế thừa có chọn lọc, làm tiền đề tiếp tục đổi mới, sáng tạo, loại bỏ những HTTT lạc hậu, lỗi thời và thay thế bằng những hình thức mới phù hợp với

SV, phù hợp với xu hướng phát triển KHCN hiện đại.

Trong quá trình hội nhập quốc tế, tăng cường học hỏi những HTTT mới từ các nước phát triển là điều rất cần thiết nhưng cần phải chọn lựa HTTTKNST cho SV trong các trường ĐH ở Hà Nội phù hợp với thể chế chính trị, giữ gìn bản sắc dân tộc Kiên quyết tránh những HTTT lai căng, không phù hợp với thuần phong mỹ tục của Việt Nam Cảnh giác cao độ với những HTTT dễ gây hiểu nhầm hay hình thức gây nhầm lẫn cho SV SV trong các trường ĐH ở Hà Nội là thế hệ trí thức trẻ, là nguồn lao động vàng của đất nước, là lứa tuổi đang định hình thế giới quan nên cần sử dụng những HTTT mới để tiếp cận Tuy nhiên cần kế thừa, cải tạo những hình thức truyền thống kết hợp HTTT KNST hiện đại để vừa duy trì vừa đổi mới gắn định hướng thế giới quan phù hợp với định hướng phát triển của đất nước.

Như vậy, trong quá trình đổi mới HTTT KNST, Đảng uỷ, Hội đồng trường, Ban Giám hiệu, chi uỷ chi bộ, trưởng phó các đơn vị trực thuộc, Đoàn Thanh niên, bộ phận tham mưu giúp việc và cán bộ tuyên truyền các trường ĐH ở Hà Nội cần thiết phải nghiên cứu, đưa ra nhận định, đánh giá để đổi mới trên cơ sở kế thừa, giữ lại một phần HTTT có giá trị và tiếp tục nghiên cứu phát triển trên nền tảng giá trị đó nhằm đưa ra nhiều hình thức mới phù hợp với tuyên truyền KNST cho SV trong tình hình mới.

Giải pháp đổi mới hình thức tuyên truyền khởi nghiệp sáng tạo cho

4.2.1 Nhóm giải pháp đối với chủ thể sử dụng hình thức

4.2.1.1 Đối với Đảng uỷ, Hội đồng trường, Ban Giám hiệu các trường đại học

Thứ nhất, nâng cao nhận thức, tạo sự thống nhất trong nhận thức và hành động của các chủ thể về đổi mới hình thức tuyên truyền khởi nghiệp sáng tạo cho sinh viên các trường đại học ở Hà Nội.

Trên thực tế nghiên cứu khảo sát về việc sử dụng các HTTT cho thấy hầu như việc tổ chức các hoạt động tuyên truyền KNST còn rất ít và chưa có chiến lược, đường lối phát triển rõ ràng Điều này thể hiện vấn đề đặt ra trong nhận thức của Đảng uỷ, Hội đồng trường, Ban Giám hiệu các trường ĐH ở Hà Nội như sau: Một là, việc cập nhật chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo là chưa thường xuyên, kịp thời Hai là, nhận thức về vai trò KNST, tuyên truyền KNST cho SV chưa đầy đủ Ba là, nhận thức tầm quan trọng của HTTT KNST cho SV là chưa cao Những vấn đề đặt ra này đòi hỏi phải thường xuyên nâng cao nhận thức của Đảng uỷ, Hội đồng trường, Ban Giám hiệu về tầm quan trọng của việc đổi mới HTTT KNST.

Trong bối cảnh cuộc CM 4.0 và toàn cầu hoá diễn ra mạnh mẽ đưa đến những thay đổi nhanh chóng, khó lường và đặc biệt đối tượng là SV nên đòi hỏi Đảng uỷ, Hội đồng trường, Ban Giám hiệu phải nhận thức được việc đổi mới HTTT KNST là cần thiết Để tránh việc coi nhẹ vai trò đổi mới HTTT KNST dẫn đến sự định hướng, chỉ đạo một cách đơn giản, hời hợt, qua loa và chỉ đạo không sát sao, quyết liệt thì nhà trường cần thực hiện giải pháp tăng cường cập nhật chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước và cấp trên về các vấn đề liên quan đến đường lối, chiến lược phát triển đất nước, phát triển kinh tế, phát triển giáo dục - đạo tạo và các vấn đề liên quan đến

SV Việc cập nhật thông tin mới giúp Đảng uỷ, Hội đồng trường, Ban Giám hiệu tiếp cận được thông tin; nghiêm túc nghiên cứu để triển khai phổ biến tuyên truyền chủ trương, đường lối, chính sách đó một cách kịp thời trong toàn bộ hệ thống chính trị của nhà trường Đảng uỷ ra chủ trương chỉ đạo Hội đồng trường đề ra chiến lược, Ban Giám hiệu ban hành kế hoạch để chi uỷ chi bộ, cấp trưởng phó các khoa đào tạo, các cơ quan tham mưu giúp việc nghiêm túc tiếp thu, thay đổi nhận thức và nhanh chóng vận dụng phù hợp nhằm xây dựng kế hoạch, chương trình để triển khai tuyên truyền tới toàn thể SV.

Qua khảo sát sự hiểu biết của SV về Quyết định số 844/QĐ-TTg củaThủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt đề án Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025 và Quyết định số 1230/QĐ-BGDĐT của Bộ Giáo dục & Đào tạo cho thấy có 37,4% có biết Thực tế là Đảng uỷ,Hội đồng trường, Ban Giám hiệu đã phổ biến triển khai các văn bản đến các chi uỷ chi bộ và cấp trưởng phó các đơn vị trực thuộc Tuy nhiên việc triển khai phổ biến, tuyên truyền các văn bản xuống tới toàn thể cán bộ công chức, viên chức, người lao động, SV, học viên trong toàn trường thì chưa được thực hiện đầy đủ và nghiêm túc Như vậy, Đảng uỷ, Hội đồng trường, Ban Giám hiệu các trường ĐH ở Hà Nội đã triển khai song trong quá trình triển khai chưa có sự kiểm tra, giám sát, đôn đốc và nhắc nhở nên có nơi chưa triển khai, nơi chỉ triển khai một cách “hình thức” Các đơn vị thiếu sự chủ động và quyết liệt trong việc phổ biến, tuyên truyền các văn bản của Đảng, cấp trên và chủ trương, chiến lược tuyên truyền KNST của nhà trường cho toàn thể cán bộ, học viên, SV Ngoài việc tuyên truyền phổ biến, nhà trường cần chuyển hoá những văn bản của cấp trên thành chủ trương, đường lối phù hợp với tình hình của từng trường Bởi vì phải xuất phát từ chủ trương đúng đắn thì mọi kế hoạch xây dựng, triển khai sẽ đúng định hướng Từ đó việc đổi mới HTTT KNST sẽ có sự nhất quán trong nhận thức và triển khai hành động một cách đồng bộ. Đảng uỷ, Hội đồng trường, Ban Giám hiệu các trường ĐH cần quyết liệt chỉ đạo chi uỷ chi bộ và trưởng phó các đơn vị trực thuộc triển khai tuyên truyền, phổ biến văn bản của Đảng và cấp trên đến toàn thể cán bộ công chức, viên chức, người lao động, SV, học viên trong toàn trường Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc triển khai tuyên truyền, phổ biến văn bản của Đảng và cấp trên đến toàn thể cán bộ công chức, viên chức, người lao động, SV, học viên trong toàn trường Bao gồm các văn bản:

- Quyết định 844/QĐ-TTg ngày 18-5-2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt đề án Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025.

- Quyết định số 1665/QĐ-TTg ngày 30-10-2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025”.

- Quyết định 897/QĐ-TTg ngày 26-7-2022 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình “Hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp” giai đoạn 2022 – 2030.

- Quyết định số 1230/QĐ-BGDĐT ngày 30-3-2018 của Bộ giáo dục và Đào tạo về việc ban hành kế hoạch triển khai đề án “Hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025”.

- Bộ tài liệu “Tài liệu tham khảo về hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo” của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành năm 2018.

- Thông tư 45/2019/TT-BTC ngày 19-7-2019 của Bộ Tài chính về quy định về quản lý tài chính thực hiện Đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025”.

- Thông tư số 07/2022/TT-BGDĐT ngày 23-5-2022 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về quy định công tác tư vấn nghề nghiệp, việc làm và hỗ trợ khởi nghiệp trong các cơ sở giáo dục.

- Thông tư số 06/2022/TT-BKHĐT ngày 10/5/2022 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về hướng dẫn một số điều của Nghị định số 80/2021/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa đã nêu rõ các điều kiện để doanh nghiệp nhỏ và vừa KNST được nhận hỗ trợ. Đảng ta đã có những chủ trương về đẩy mạnh chuyển đổi số và tích cực khởi nghiệp đổi mới sáng tạo; Nhà nước và Chính phủ đã ban hành các quyết định để hỗ trợ hoạt động KNST, ban hành các văn bản quy định hỗ trợ doanh nghiệp; các bộ ban ngành cũng đang triển khai và tiếp tục tích cực xây dựng ban hành hệ thống văn bản hướng dẫn hỗ trợ một cách đồng bộ cho các hoạt động KNST Chính vì vậy, các trường ĐH cần chủ động nghiên cứu toàn bộ các văn bản của cấp trên để định hướng, thể chế hoá văn bản, xây dựng hệ thống văn bản phù hợp với thực tế nhà trường.

Nhà trường cần xây dựng chiến lược 5 năm, 10 năm tầm nhìn 20 năm để có được tầm nhìn xa, tầm nhìn tổng thể nhằm đưa ra chiến lược phát triển cơ sở vật chất và lực lượng tuyên truyền đồng bộ, toàn diện Từ đó, xây dựng các chương trình, kế hoạch cụ thể theo năm, theo quý và theo tháng để các hoạt động tuyên truyền KNST vừa có bức tranh tổng thể vừa có những kế hoạch, chương trình cụ thể để thực hiện Xây dựng kế hoạch tổ chức các chuỗi sự kiện theo năm, quý và tháng để có tính hệ thống, tính liên tục với mục đích tạo không gian gặp gỡ kết nối doanh nhân với nhà khoa học, kết nối trường ĐH với doanh nghiệp, kết nối các quỹ đầu tư với các nhóm khởi nghiệp gọi vốn; nơi chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm và truyền cảm hứng về khởi nghiệp cho SV Xây dựng các kế hoạch sử dụng, phối hợp đa dạng HTTT một cách cụ thể để có kế hoạch huy động lực lượng trong từng giai đoạn tuyên truyền và tận dụng tối đa cơ sở vật chất đã đầu tư.

Quá trình nâng cao nhận thức về đổi mới cần đảm bảo nguyên tắc vừa

“xây” vừa “chống”; kiên quyết đấu tranh với những tư tưởng lệch lạc trong quá trình đổi mới HTTT KNST Trong thực tế, có nhiều ý kiến phản đối việc đổi mới HTTT và cho rằng chưa cần thiết bởi phần lớn đang hài lòng với số lượng sự kiện tổ chức, số người tham gia sự kiện, hài lòng với những hiệu quả tuyên truyền hiện có Đôi khi lấy lý do rằng ngành đào tạo không phù hợp hoặc không thể có cơ hội KNST nên việc tuyên truyền làm một cách “hình thức”; hay thực hiện tuyên truyền đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước về KNST theo hướng để báo cáo đã thực hiện; tổ chức các hoạt động tuyên truyền để giải ngân Do đó, cần nghiêm túc xây dựng tiêu chí đánh giá hiệu quả công tác tuyên truyền KNST ở các trường ĐH góp phần đấu tranh “bệnh hình thức”.

Hai là, nâng cao năng lực của các chủ thể trong đổi mới hình thức tuyên truyền khởi nghiệp sáng tạo cho sinh viên các trường đại học ở Hà Nội.

Chủ thể lãnh đạo, chỉ đạo thông qua chủ trương, chính sách, định hướng, chiến lược phát triển và quản lý HTTT nên đòi hỏi phải có năng lực dự báo, tầm nhìn chiến lược, năng lực thể chế, năng lực cụ thể hoá đường lối, chủ trương của cấp trên về KNST Do đó, muốn đổi mới HTTT KNST thì đòi hỏi phải nâng cao năng lực lãnh đạo quản lý của Đảng uỷ, Hội đồng trường, Ban Giám hiệu, chi uỷ chi bộ và cấp trưởng phó các đơn vị trực thuộc các trường ĐH theo ba nhóm năng lực sau nhằm đảm bảo việc dự báo, xây dựng chiến lược, thể chế hoá các quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước phù hợp với nhà trường và quản lý triển khai các HTTT.

Nâng cao nhóm năng lực tư duy, sáng tạo là khả năng dự đoán, nhận biết về bản chất của sự việc, hiện tượng và quá trình diễn biến của sự việc,hiện tượng để chuẩn đoán được xu hướng vận động và phát triển của HTTT.Bên cạnh đó, cần có khả năng tư duy liên ngành, hiểu được mối quan hệ qua lại của hình thức; tác động ảnh hưởng của các yếu tố khách quan, chủ quan lên HTTT; việc phối hợp giữa các bộ phận trong nhà trường để đổi mới HTTT KNST Dự báo là kỹ năng đòi hỏi Đảng uỷ, Hội đồng trường, Ban Giám hiệu phải học tập, rèn luyện khả năng quan sát, phân tích để đưa ra dự báo về quá trình vận động của sự vật, hiện tượng trên cơ sở khoa học và thực tiễn Năng lực tư duy, sáng tạo và kỹ năng dự báo có mối quan hệ biện chứng bởi phải có tư duy đổi mới, sáng tạo các ý tưởng, sáng kiến mới, nhạy bén với các sự kiện, nhạy cảm với các thông tin thì mới có thể dự báo và đưa ra quyết định trong các tình huống chưa được rõ ràng Cơ sở để đổi mới HTTT KNST là năng lực tư duy, sáng tạo để kịp thời nắm bắt đề ra định hướng, chính sách đúng đắn để dự báo được xu hướng từ đó quá trình đổi mới các hình thức được diễn ra để nâng cao hiệu quả tuyên truyền KNST cho SV trong các trường ĐH ở Hà Nội.

Ngày đăng: 05/06/2023, 21:16

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
5. Ban Tuyên huấn Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Cục Cán bộ (2005), Công tác tuyên truyền tư tưởng trong thời kỳ mới, Giáo trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ tuyên truyền, Nxb Chính trị quốc gia Sách, tạp chí
Tiêu đề: Công tác tuyên truyền tư tưởng trong thời kỳ mới
Tác giả: Ban Tuyên huấn Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Cục Cán bộ
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2005
6. Bill Aulet (2016), Kinh điển về khởi nghiệp, Nxb Lao động Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kinh điển về khởi nghiệp
Tác giả: Bill Aulet
Nhà XB: Nxb Lao động
Năm: 2016
9. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2023), Báo cáo sơ kết 05 năm triển khai thực hiện Đề án ‘‘Hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025’’ của ngành Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bộ Giáo dục và Đào tạo (2023)
Tác giả: Bộ Giáo dục và Đào tạo
Năm: 2023
10. Bộ Khoa học và Công nghệ (2019), Báo cáo sơ kết tinh hình triển khai đề án 844 từ năm 2016 – 2019 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bộ Khoa học và Công nghệ (2019)
Tác giả: Bộ Khoa học và Công nghệ
Năm: 2019
12. Hoàng Quốc Bảo (2006), Học tập phương pháp tuyên truyền cách mạng Hồ Chí Minh , Nxb Chính trị quốc gia Sách, tạp chí
Tiêu đề: Học tập phương pháp tuyên truyền cách mạng Hồ Chí Minh
Tác giả: Hoàng Quốc Bảo
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2006
13. Hiền Bùi (2001). Từ điển Giáo dục học. Nxb Từ điển bách khoa Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển Giáo dục học
Tác giả: Hiền Bùi
Nhà XB: Nxb Từ điển bách khoa
Năm: 2001
14. C.Mác và Ph.Ăngghen (1995), Toàn tập, tập 4, Nxb Sự thật, Hà Nội, 399 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Toàn tập
Tác giả: C.Mác và Ph.Ăngghen
Nhà XB: Nxb Sự thật
Năm: 1995
15. Vương Chí Cường (2014), Xu thế phát triển giáo dục khởi nghiệp của Liên minh Châu Âu – Tài liệu phục vụ nghiên cứu, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xu thế phát triển giáo dục khởi nghiệp củaLiên minh Châu Âu
Tác giả: Vương Chí Cường
Năm: 2014
16. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006): Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốclần thứ X
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2006
17. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011): Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốclần thứ XI
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2011
18. Đảng Cộng sản Việt Nam (2016), Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Nxb Chính trị quốc gia sự thật, H Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lầnthứ XII
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia sự thật
Năm: 2016
19. Đảng Cộng sản Việt Nam (2021), Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Nxb Chính trị quốc gia sự thật Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lầnthứ XIII
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia sự thật
Năm: 2021
20. Eric Ries (2021), The lean startup - khởi nghiệp tinh gọn, Nxb tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: The lean startup - khởi nghiệp tinh gọn
Tác giả: Eric Ries
Nhà XB: Nxb tổng hợpthành phố Hồ Chí Minh
Năm: 2021
21. Trần Thị Anh Đào (2010), Công tác giáo dục lý luận chính trị cho SV Việt Nam hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia Sách, tạp chí
Tiêu đề: Công tác giáo dục lý luận chính trị cho SV ViệtNam hiện nay
Tác giả: Trần Thị Anh Đào
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2010
22. Trương Vệ Dân, Mẫu Tiểu Dũng (2016), Đường lối xây dựng chương trình giáo dục khởi nghiệp trong trường ĐH Mỹ - Tài liệu phục vụ nghiên cứu, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đường lối xây dựng chươngtrình giáo dục khởi nghiệp trong trường ĐH Mỹ
Tác giả: Trương Vệ Dân, Mẫu Tiểu Dũng
Năm: 2016
23. Phạm Tất Dong (2013), Xây dựng xã hội học tập – một xu hướng đổi mới phát triển của giáo dục thế kỷ XXI – Tạp chí Nghiên cứu khoa học số 1, ĐH Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xây dựng xã hội học tập – một xu hướng đổi mớiphát triển của giáo dục thế kỷ XXI
Tác giả: Phạm Tất Dong
Năm: 2013
24. Phạm Tất Dong (2016), Giáo dục và khởi nghiệp, Hoikhuyenhoc.vn 25. Phạm Tất Dong, Đào Hoàng Nam (2011), Phát triển giáo dục hướng tớimột xã hội học tập, Nxb Dân trí Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo dục và khởi nghiệp", Hoikhuyenhoc.vn25. Phạm Tất Dong, Đào Hoàng Nam (2011), "Phát triển giáo dục hướng tới "một xã hội học tập
Tác giả: Phạm Tất Dong (2016), Giáo dục và khởi nghiệp, Hoikhuyenhoc.vn 25. Phạm Tất Dong, Đào Hoàng Nam
Nhà XB: Nxb Dân trí
Năm: 2011
26. Donald F.Kuratko (2019), Khởi nghiệp kinh doanh – Lý thuyết, quá trình, thực tiễn, Nxb Hồng Đức Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khởi nghiệp kinh doanh – Lý thuyết, quá trình, thực tiễn
Tác giả: Donald F.Kuratko
Nhà XB: Nxb Hồng Đức
Năm: 2019
28. Nguyễn Văn Dững (2018), Truyền thông – Lý thuyết và kỹ năng cơ bản, Nxb thông tin và Truyền thông, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Truyền thông – Lý thuyết và kỹ năng cơ bản
Tác giả: Nguyễn Văn Dững
Nhà XB: Nxb thông tin và Truyền thông
Năm: 2018
29. Đỗ Anh Đức (2021), Năng lực đổi mới sáng tạo và KNST của SV trong bối cảnh kinh tế số, Nxb ĐH Kinh tế Quốc dân Sách, tạp chí
Tiêu đề: Năng lực đổi mới sáng tạo và KNST của SV trongbối cảnh kinh tế số
Tác giả: Đỗ Anh Đức
Nhà XB: Nxb ĐH Kinh tế Quốc dân
Năm: 2021

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w