Các nhà phân tích không đưa ra dự báomột cách khách quan, mà chạy theo những công ty kinh doanh hiệu quả và các mã cổphiếu "nóng." Trang 8 Tổng sản phẩm quốc nội GDP: bất cứ một quốc gi
CÁC PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH CHỨNG KHOÁN
PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH CƠ BẢN
1.1.1 Khái niệm và đặc điểm
Phương pháp phân tích cơ bản là phương pháp phân tích cổ phiếu dựa vào các nhân tố mang tính chất nền tảng như nền kinh tế, ngành nghề kinh doanh và điều kiện cụ thể của công ty có tác động dẫn tới sự thay đổi giá cả của cổ phiếu nhằm chỉ ra giá trị nội tại của cổ phiếu trên thị trường.
Giá trị nội tại này sẽ được so sánh với giá thị trường hiện tại để đưa ra quyết định mua bán hay nắm giữ.
Có hai phương pháp phổ biến cho quá trình xác định giá trị nội tại của cổ phiếu: (1)Phương pháp phân tích top-down
Hình 1.1: Phương pháp phân tích top-down
+ Ưu điểm: Nhà đầu tư có độ rủi ro thấp vì họ rất hiểu và nắm vững hoạt động công ty, sự biến động theo xu hướng chung của nền kinh tế, có thể phát hiện ra những cổ phiếu tốt được thị trường định giá thấp, khi thị trường nhận ra giá trị thực sự của cổ phiếu này thì giá của nó sẽ tăng cao và nhà đầu tư thu được lợi nhuận lớn.
Phân tích nền kinh tế
+ Nhược điểm: nhà đầu tư khó có thể nắm bắt tổng quát thị trường một cách nhanh chóng, các thông tin cần được tập hợp với khối lượng lớn, thời gian phân tích dài Nhà đầu tư theo phương pháp phân tích top-down khó có thể đầu tư lướt sóng cổ phiếu.
(2) phương pháp phân tích bottom –up
Hình 1.2: Phương pháp phân tích bottom – up
+ Ưu điểm: nhà đầu tư vẫn có thể tìm được những cổ phiếu có tỷ suất sinh lời cao bất chấp bối cảnh nền kinh tế, thị trường và ngành.
+ Nhược điểm: nhà phân tích thường lờ đi những thông tin về phía thị trường hay ngành mà công ty đó đang hoạt động, nhưng thực tế cho thấy những thông tin này ảnh hưởng rất lớn đến giá cổ phiếu trên thị trường Các nhà phân tích không đưa ra dự báo một cách khách quan, mà chạy theo những công ty kinh doanh hiệu quả và các mã cổ phiếu "nóng."
Dù sử dụng phương pháp top-down hay bottom-up thì việc phân tích cơ bản cũng bao gồm 3 phần: phân tích nền kinh tế, phân tích ngành, phân tích công ty Sau đây chúng ta sẽ đi sâu hơn về từng phần cụ thể.
1.1.2 Phân tích nền kinh tế
1.1.2.1Các yếu tố kinh tế vĩ mô
Phân tích nền kinh tế
Go to course đ ề tài cá nhân - Đ ề tài v ề n ợ công c ủ a…
The Cocoon Original Vietnam Marketing…
Tổng sản phẩm quốc nội (GDP): bất cứ một quốc gia nào cũng muốn duy trì một nền kinh tế tăng trưởng cùng với sự ổn định của đồng tiền và công việc ổn định cho người dân mà GDP là một trong những tín hiệu cụ thể của những nỗ lực của chính phủ.
Vì thề việc nghiên cứu khuynh hướng tăng trưởng của GDP giúp chính phủ có thể thay đổi chính sách để đạt được mục tiêu đề ra Khi có thông tin GDP của nước đó tăng lên thì đó là tin tốt cho đồng tiền nước đó, nó còn là tín hiệu tốt để cho các nhà đầu tư ra quyết định đầu tư của mình Thông thường, giá cổ phiếu có xu hướng tăng khi nền kinh tế phát triển Vì khi đó, kì vọng về kinh doanh có kết quả tốt, nguồn lực tài chính tăng , nhu cầu cho đầu tư lớn hơn nhiều so với nhu cầu tích luỹ và như vậy, nhiều người sẽ đầu tư vào cổ phiếu.
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI): là một trong những chỉ số kinh tế quan trọng của một quốc gia Sự gia tăng hay sụt giảm của chí số này phản ánh mức độ lạm phát hay sự giảm phát trong nền kinh tế, làm thay đổi hành vi tiêu dùng và tiết kiệm của dân cư và doanh nghiệp, là dấu hiệu cho thấy khả năng thay đổi trong chính sách tiền tệ của chính phủ, từ đó sẽ có tác động nhất định đến các nhà đầu tư trên thị trường tài chính.
Tỷ giá hối đoái: Tỷ giá hối đoái có tác động đến môi trường tài chính và chính bản thân hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, đặc biệt là những doanh nghiệp nhập nguyên liệu hay tiêu thụ sản phẩm ở nước ngoài Tỷ giá hối đoái tăng cao đã tác động tới thị trường chứng khoán khá nhiều, các nguồn vốn nước ngoài được đầu tư nhiều vào thị trường chứng khoánh nhưng việc tỷ giá hối đoái tăng mạnh đã làm nảy sinh lý do khiến các nhà đầu tư nước ngoài rút vốn khỏi thị trường, một lượng vốn lớn nhanh chóng bị rút khỏi thị trường sẽ làm giá chứng khoán giảm và điều này sẽ tác động làm tăng lãi suất. Nếu lãi suất tăng sẽ trở thành gánh nặng cho nền kinh tế và ngược lại.
Tình hình biến động của lãi suất: Lãi suất tăng làm tăng chi phí vay đối với DN
Chi phí này được chuyển cho các cổ đông vì nó sẽ hạ thấp lợi nhuận mà DN dùng để thanh toán cổ tức Cùng lúc đó, cổ tức hiện có từ cổ phiếu thường sẽ tỏ ra không mấy cạnh tranh đối với nhà đầu tư tìm lợi tức, sẽ làm họ chuyển hướng sang tìm nguồn thu nhập tốt hơn ở bất cứ nơi nào có lãi suất cao Hơn nữa, lãi suất tăng còn gây tổn hại cho đ ề c ươ ng Legal Reasoning Tr ườ ng…
Luât Dân sự 1 100% (22)8 triển vọng phát triển của DN vì nó khuyến khích DN giữ lại tiền nhàn rỗi, hơn là liều lĩnh dùng số tiền đó mở rộng sản xuất, kinh doanh.Chính vì vậy, lãi suất tăng sẽ dẫn đến giá cổ phiếu giảm.Ngược lại, lãi suất giảm có tác động tốt cho DN vì chi phí vay giảm và giá cổ phiếu thường tăng lên.
Số lượng hàng hóa bán lẻ: bằng việc theo dõi số lượng hàng hóa bản lẻ trong một thời gian nhất định có thể đánh giá được một cách tương đối tiêu dùng cá nhân của dân cư Số lượng hàng hóa bán lẻ tăng mạnh, dân cư gia tăng tiêu dùng là biểu hiện tốt cho sự tăng trưởng kinh tế, từ đó sẽ tác động tích cực đến thị trường chứng khoán
Hàng tồn kho: tỷ lệ hàng tồn kho là yếu tố quan trọng đối với sự phát triển của nền kinh tế Nếu tỷ lệ hàng tồn kho cao tức xu hướng tiêu dùng của toàn xã hội giảm xuống sẽ gây ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất của nền kinh tế
Chỉ số chứng khoán: là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến giá của cổ phiếu trên thị trường nếu chỉ số chứng khoán tăng mạnh biểu hiện có sự gia tăng đầu tư mạnh mẽ vào thị trường chứng khoán tức là người dân tin tưởng vào sự phát triển của nền kinh tế trong tương lai gần, làm giá của cổ phiếu có xu hướng tăng.
1.1.2.2 Môi trường chính trị và môi trường pháp luật
PHÂN TÍCH KỸ THUẬT
1.2.1 Khái niệm và đặc điểm
Phân tích kỹ thuật là môn khoa học của sự ghi nhận lại, thường là dưới dạng đồ thị, những hoạt động giao dịch diễn ra trong quá khứ gây lên những thay đổi về giá, khối lượng giao dịch, … của một chứng khoán bất kì hay với chung toàn bộ thị trường và sau đó sẽ dựa trên “bức tranh về quá khứ” đó để suy luận ra xu thế có thể xảy ra trong tương lai (Edward và Magee, tác giả của cuốn sách “Technical Analysis of Stock Trend”) Phân tích kỹ thuật là việc nghiên cứu giá, với công cụ cơ bản là biểu đồ, nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động đầu tư (Steven B Achelis, tác giả của cuốn sách
Các giả thuyết cơ bản của phân tích kỹ thuật
Thứ nhất, phân tích kỹ thuật được tiến hành dựa trên giả định nền tảng là giá phản ánh tất cả hành động thị trường, chỉ cần bất cứ một thông tin gì mới được đưa ra là nó được phản ánh ngay vào trong giá
Thứ hai, biến động giá không ngẫu nhiên hoàn toàn mà theo xu hướng
Thứ ba, quá khứ tự nó sẽ lặp lại, phân tích kỹ thuật quan tâm tới câu hỏi cái gì hơn là câu hỏi tại sao Các nhà phân tích kỹ thuật đặt toàn bộ sự chú ý của họ vào việc tìm câu trả lời cho hai câu hỏi: giá hiện tại như thế nào và biến động giá trong quá khứ ra sao
Các thuộc tính và tính chất của phân tích kỹ thuật.
Số phiên tính toán: số phiên lấy dữ liệu tính toán cho một giá trị của phân tích. Nhà đầu tư càng ngắn hạn bao nhiêu thì càng chọn số phiên tính toán càng nhỏ bấy nhiêu. Độ trễ: Khoảng thời gian từ lúc trạng thái thị trường đã xảy ra cho đến khi phép phân tích chỉ ra được trạng thái đó Trong cùng 1 phương pháp phân tích, số phiên tính toán càng lớn thì độ trễ càng lớn Nhà đầu tư càng ngắn hạn bao nhiêu thì càng mong muốn độ trễ nhỏ bấy nhiêu. Độ nhạy: Sự kịp thời trong phản ánh các biến động của thị trường của thị trường. Tính chất này ngược lại với độ trễ. Độ chính xác: Tính ít sai sót trong phản ánh các biến động của thị trường Tuy nhiên độ chính xác và độ nhạy lại đối nghịch với nhau.
2.1.2.3 Chức năng của phân tích kỹ thuật:
Báo động: Với vai trò là công cụ báo động, phân tích kỹ thuật cảnh báo sự xuyên phá các ngưỡng an toàn và thiết lập nên các ngưỡng an toàn mới hay nói cách khác là thiết lập mức giá mới thực sự thay vì dao động quanh một mức giá cũ Đối với các nhà đầu tư, việc nhận biết các dấu hiệu về sự thay đổi mức giá càng sớm càng tốt giúp cho họ sớm có hành động kịp thời đáp ứng lại diễn biến của thị trường.
Xác nhận: Mỗi phương pháp phân tích kỹ thuật được sử dụng kết hợp với các phương pháp phân tích kỹ thuật khác hoặc các phương pháp phi kỹ thuật để xác nhận về xu thế của giá Việc kết hợp và bổ trợ lẫn nhau giữa các phương pháp kỹ thuật khác nhau giúp nhà đầu tư có được kết luận chính xác và tối ưu hơn.
Dự đoán: Nhà đầu tư sử dụng các kết luận của phân tích kỹ thuật để dự đoán giá cả của tương lai với kỳ vọng về khả năng dự đoán tốt hơn Tuy nhiên, như đã nói ở trên, bản chất của phân tích kỹ thuật không phải là một dự báo chính xác về tương lai mà là chỉ thị trạng thái thị trường trong quá khứ với một độ trễ nhất định; do đó nếu sử dụng như một công cụ dự đoán nhà đầu tư cần phải tính đến một xác suất an toàn và mức độ chấp nhận rủi to khi dự đoán là không phù hợp Không ai có thể nói trước được tương lai chỉ bằng thông tin trong quá khứ.
Xác định chiến lược kinh doanh cho ngắn hạn.
Xác định các đường tiệm cận giá để có quyết định mua vào - giữ lệnh - bán cổ phiếu một cách hợp lý.
Xác định khoảng dao động của giá để xác định thời điểm nên hay chưa nên tham gia thị trường.
1.2.2 Một số khái niệm và thuật ngữ cơ bản liên quan đến phân tích chứng khoán
Xu thế: là một khoảng thời gian kéo dài khi giá trong một thị trường tài chính đang tăng lên hoặc đang giảm xuống nhanh hơn mức trung bình lịch sử Xu thế thị trường bao gồm xu thế đầu cơ giá lên (xu thế tăng giá, bullish trend) và xu thế đầu cơ giá xuống(xu thế giảm giá, bearish trend) Xu thế tăng giá bao gồm liên tiếp những đỉnh giá (high) cao dần và đáy giá (low) cao dần (đỉnh trước cao hơn đỉnh sau và đáy trước cao hơn đáy sau) Một xu thế tăng giá sẽ được coi là vẫn duy trì cho đến khi xuất hiện một đáy mới thấp hơn đáy trước nó Ngược lại xu thế giảm giá cũng sẽ được coi là vẫn đang tiếp diễn cho đến khi xuất hiện một đỉnh mới cao hơn đỉnh trước nó. Đường xu thế : Xu thế giá tăng và xu thế giá giảm cũng được nghiên cứu dưới dạng các đường xu thế Đường xu thế là đường thẳng nối các điểm đáy cao dần hoặc các điểm đỉnh thấp dần của giá cả trong thị trường tài chính Với xu thế giá tăng ta có đường xu thế giá tăng, đây là đường nối các điểm đáy giá cao dần lên và đường xu thế giảm là đường nối các đỉnh giá thấp dần xuống Đường xu thế có thể kéo dài thậm chí nhiều năm.
Hình 1.4: Đường xu thế Đường xu thế giảm Đường xu thế tăng
Kênh (giá): Giá trong thị trường tài chính không đứng yên mà luôn luôn biến động Kênh (giá) là khoảng dao động của giá, nếu giá sẽ dao động trong một dải thì dải đó gọi là kênh giá. Đường kênh: Kênh giá (dải giao động của giá) được xác định bởi hai đường biên là đường xu hướng (trendline) và đường kênh (channel line), hai đường này song song với nhau Đường kênh giá là đường song song với đường xu thế và đi qua đỉnh giá (với xu thế tăng) hoặc đáy giá (với xu thế giảm) rõ nhất đầu tiên.
Ngưỡng hỗ trợ là mức giá mà tại đó mức cầu thị trường đủ lớn để làm ngưng lại xu thế giảm giá trong một thời kỳ tương đối dài.
Ngưỡng kháng cự là mức giá mà tại đó mức cung thị trường đủ lớn để thỏa mãn các mức chào mua trên thị trường từ đó làm giá giảm trở lại.
1.2.3 Lý thuyết Dow - nền tảng của phân tích kĩ thuật
Lý thuyết Dow là cơ sở đầu tiên cho mọi nghiên cứu kĩ thuật trên thị trường Mặc dù nó thường bị coi là trễ so với thị trường và bị những người chống đối dựa vào đó để chỉ trích nhưng nó vẫn được đông đảo những người có quan tâm đến và tôn trọng Rất nhiều người, dù ít hay nhiều có sử dụng lý thuyết này cho việc đề ra cho riêng mình một quan điểm đầu tư đều không nhận ra một điều là bản chất của Lý thuyết Dow là hoàn toàn mang “tính kỹ thuật”
Cơ sở để xây dựng cũng như đối tượng nghiên cứu của lý thuyết chính là những biến động của bản thân thị trường (thể hiện trong chỉ số trung bình của thị trường) và không hề dựa trên cùng cơ sở của phân tích cơ bản là các thống kê hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
Tìm hiểu về lý thuyết của Dow, trước tiên ta phải nghiên cứu đến chỉ số trung bình của thị trường Nhìn chung giá chứng khoán của tất cả các công ty đều cùng lên và xuống, tuy nhiên một số cổ phiếu lại chuyển động theo hướng ngược lại xu thế chung của các cổ phiếu khác cho dù là chỉ trong vài ngày hoặc vài tuần Thực tế cho thấy khi thị trường lên giá thì giá của một số chứng khoán tăng nhanh hơn những chứng khoán khác, còn khi thị trường xuống giá thì một số chứng khoán giảm giá nhanh chóng trong khi có một số khác lại tăng lên, nhưng thực tế vẫn chứng minh rằng hầu như tất cả các chứng khoán đều dao động theo cùng một xu thế chung
Khi nghiên cứu lý thuyết Dow có 12 nguyên lý quan trọng sau:
1 Chỉ số bình quân thị trường phản ánh tất cả Nó phản ánh những hoạt động có liên kết với nhau của hàng nghìn nhà đầu tư, gồm cả những người có kinh nghiệm dự đoán thị trường giỏi nhất, có những thông tin tốt nhất về xu hướng và các sự kiện, những gì có thể nhận thấy trước và tất cả những gì có thể ảnh hưởng đến cung và cầu của các loại chứng khoán