Một số đường chỉ báo

Một phần của tài liệu Giới thiệu về phương pháp phân tíchchứng khoán và ứng dụng kết quả phântích để tư vấn cho nhà đầu tư (Trang 27 - 37)

CHƯƠNG 1: CÁC PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH CHỨNG KHOÁN

1.2 PHÂN TÍCH KỸ THUẬT

1.2.5 Một số đường chỉ báo

1.2.5.1 Đường trung bình đơn giản (SMA)

SMA được xem là công cụ phân tích kỹ thuật phổ biến và được nhiều người tin dùng nhất. SMA được sử dụng phần lớn vào việc nhận biết hướng đi của xu hướng đường giá. Nhưng đôi khi cũng được sử dụng để phát hiện những tín hiệu mua và bán.

SMA là giá trị trung bình mang tính chất thống kê.

Ví dụ sau mô tả giá trị SMA:

Giả sử rằng giá trị 5 ngày giao dịch gần nhất lần lượt là 27,26,26,28,25. Giá trị của SMA(5) = (27+26+26+28+25)/5 = 26.4, giá trị SMA thấp hơn giá đóng cửa gần nhất là 27. Vì thế SMA đóng vai trò là mức giá hỗ trợ cho đường giá.

Hình 1.8: Đường trung bình đơn giản (SMA)

1.2.5.2 Đường trung bình theo số mũ (EMA)

Một kỹ thuật phức tạp hơn là sử dụng sự giao cắt giữa các đường trung bình với nhau là một hệ thống gồm 8 đường trung bình theo số mũ (EMA)

Hình 1.9: Đường trung bình theo số mũ (EMA).

EMA có tác dụng để đo sức nặng giá hiện hành xem coi có nặng hơn giá trong quá khứ hay không? EMA có thể đánh giá nhanh sự dao động giá hơn là đường SMA. Chính vì thế nó cũng có nhiều điểm bất lợi hơn bởi vì EMA có độ dốc hơn đường SMA (cho nhiều tín hiệu sai). EMA được sử dụng để xác nhận sự đảo chiều của đường giá ở những nơi mà SMA cho những tín hiệu chưa chắc chắn hoặc trễ.

Hình 1.10: Đường Trung bình biến đổi phân kỳ hội tụ ( MACD)

MACD là một viết tắt của Moving Average Convergence Divergence (Trung bình biến đổi phân kỳ hội tụ). Công cụ này được sử dụng để xác định các trung bình biến đổi để cho biết một xu hướng mới, tăng giá hay giảm giá. Nó được cấu thành bởi 3 thành phần chính:

1. Đường MACD: EMA(12) (đường trung bình giá trong 12 phiên gần nhất) trừ EMA(26) (đường trung bình giá trong 26 phiên gần nhất).

2. Đường tín hiệu MACD: là đường EMA (9) của đường MACD 3. Đường biểu đồ MACD: là MACD trừ đi đường tín hiệu MACD 1.2.5.3 Bollinger Bands

Bollinger Bands là công cụ kết hợp giữa đường trung bình động Moving Average và độ lệch chuẩn. Bollinger Bands là công cụ phân tích kỹ thuật có nhiều tác dụng và rất có giá trị cho nhà đầu tư. Có 3 thành phần cơ bản trong chỉ báo Bollinger Bands:

1. Đường trung bình (Moving Average): sử dụng mặc định 20 phiên; SMA (20) 2. Dải trên (Upper Band): dải trên thường có độ lệch chuẩn là 2, được tính toán từ dữ liệu giá 20 phiên. Có vị trí nằm trên đường trung bình SMA (20).

3. Dải dưới (Lower Band): dải dưới thường có độ lệch chuẩn là 2 và nằm dưới đường trung bình SMA (20)

1.2.5.4 Chỉ số sức mua/bán tương đối RSI

RSI phản ánh mối quan hệ giữa sức tăng giá và sức giảm giá của một Cổ phiếu trong một thời kỳ xác định bằng cách lấy tỷ số giá trung bình của các phiên tăng và giá trung bình các phiên giảm trong thời kỳ đó.

SO SÁNH HAI PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH

Phân tích cơ bản Phân tích kỹ thuâ •t

- Nghiên cứu các nhân tố từ vĩ mô đến vi mô, các nhân tố ảnh hưởng đến cung cầu để xác định giá trị nội tại của tài sản.

- Nghiên cứu biến động của giá trong quá khứ đến hiện tại, xem xét cung cầu ảnh hưởng thế nào đến giá để xác định các xu hướng giá.

- Có tính dài hạn - Thiên về ngắn hạn hơn.

- Phức tạp, đỏi hỏi nhiều thời gian, cần phải quan tâm chặt chẽ hoạt động của doanh nghiệp.

- Dễ và nghiên cứu nhanh, nhiều nhà phân tích kỹ thuật không cần quan tâm đến hoạt động của doanh nghiệp.

- Về dài hạn, thị trường chịu chi phố của các nhân tố cơ bản.

- Trong ngắn hạn, yếu tố tâm lý thị trường quan trọng hơn.

- Trả lời câu hỏi: Tại sao giá lại thế?

- Trả lời câu hỏi: Xu hướng là thế nào, hiện tại nên mua hay nên bán?

- Tập trung vào quá nhiều các nhân tố cơ bản, ít có tính linh hoạt.

- Linh hoạt, có khả năng thích ứng, do yếu tố đầu vào đơn giản.

- Khi xem xét trả lời câu hỏi, bỏ qua tác động của tâm lý thị trường.

- Giả định rằng tất cả các yếu tố của thị trường đều đã phản ánh vào giá, do vậy không bỏ qua tác động của tâm lý thị trường.

Phụ thuô šc vào các báo cáo tài chính, dễ gă šp rủi ro không đầy đủ thông tin cần

Không phụ thuô šc nă šng nề vào các báo cáo tài chính. Các số liê šu (giá chứng

thiết để phân tích, các báo cáo tài chính khác nhau có thể áp dụng mô št số nguyên tắc kế toán khác nhau và các yếu tố tâm lý cũng như những biến số định tính khác nhau không được thể hiê šn trong các báo cáo tài chính.

khoán, khối lượng giao dịch, thông tin giao dịch khác…) đều bắt nguồn từ diễn biến thị trường.

Cần phải xử lý thông tin mới mô št cách hoàn toàn chính xác và nhanh chóng để tìm ra giá trị nô ši tại mới của chứng khoán trước những nhà đầu tư khác để tìm lợi nhuâ šn.

Chỉ cần nhanh chóng nhâ šn ra xu thế dịch chuyển sang mô št mức giá cân bằng mới bất kể đâu là nguyên nhân của sự dịch chuyển.

CHƯƠNG: ỨNG DỤNG KẾT QUẢ PHÂN TÍCH ĐỂ TƯ VẤN CHO NHÀ ĐẦU TƯ

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.ThS. Lê Thị Mai Linh (2003), Giáo trình Phân tích và đầu tư chứng khoán, NXB Chính trị quốc gia

2.TS. Đào Lê Minh (2009), Giáo trình Những ván đề cơ bản về chứng khoán và thị trường chứng khoán, NXB Giao thông

More from:

NGÔN NGỮ ANH

Recommended for you Ngôn ng anh 22D

Trường Đại học Tài…

46 documents

Go to course

đ ề tài cá nhân - Đ ề tài v ề n ợ công c ủ a…

Ngôn ngữ anh

22D None

9

BAI TAP UNIT 5 30 11 new 2023

Ngôn ngữ anh

22D None

28

Tiếng Nhật - no description Ngôn ngữ anh

22D None

31

Tccbb - Random bullshit about Ngôn ngữ anh

22D None

2

Một phần của tài liệu Giới thiệu về phương pháp phân tíchchứng khoán và ứng dụng kết quả phântích để tư vấn cho nhà đầu tư (Trang 27 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(37 trang)