Trang 2 BỘ TÀI CHÍNH TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH - MARKETING KHOA MARKETING ------ MƠN: ĐẠO ĐỨC VÀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI TRONG MARKETING VẤN ĐỀ ĐẠO ĐỨC TRONG QUẢNG CÁO VÀ PHÂN TÍCH VĂN H
CƠ SỞ LÝ THUYẾT
Đạo đức trong kinh doanh
Theo Giáo sư Lewis (1985): “Đạo đức kinh doanh là tất cả những quy tắc, tiêu chuẩn đạo đức hoặc luật lệ để cung cấp chỉ dẫn về hành vi ứng xử chuẩn mực và sự trung thực (của một tổ ức) trong những trường hợp nhất định”ch (Thi, 2017) Đạo đức kinh doanh bao gồm một số quy tắc và tiêu chuẩn để điều chỉnh, hướng dẫn và kiểm soát hành vi của các doanh nghiệp Việc tuân thủ đạo đức kinh doanh đóng góp vào sự phát triển và bền vững của doanh nghiệp, đảm bảo sự hài lòng của khách hàng và tạo ra một môi trường làm việc tận tâm và trung thành cho nhân viên. Đạo đức kinh doanh bao gồm một số nguyên tắc và tiêu chuẩn như: tính trung thực, sự tôn ọng con người, gắn lợi ích của doanh nghiệp với lợtr i ích của xã hội, đảm bảo bí mật và trung thành với các trách nhi m đệ ặc biệt.
Đạo đức trong quảng cáo
❖ Đạo đức trong Marketing là gì?
“Đạo đức trong Marketing được hiểu là một nghiên cứu có hệ thống về những tiêu chuẩn đạo đức được áp dụng vào các quyết định và hành vi của các cá nhân, nhóm và các tổ ức kinh doanh.” ch
Theo Philip Kotler đã đưa ra định nghĩa: “Quảng cáo là những hình thức truyền thông trực tiếp được thực hiện thông qua các phương tiện truyền tin phải trả ền và ti xác định rõ nguồn kinh phí” Đạo đức trong quảng cáo đề cập đến việc các nhà quảng cáo phải tuân thủ các quy định và nguyên tắc đạo đức để đảm bảo sự trung thực và minh bạch trong việc quảng bá sản phẩm hoặc dịch vụ
1.2.2 Vấn đề đạo đức trong quảng cáo
Quảng cáo là yếu tố quan trọng trong marketing, quảng cáo đã thay đổi cách mà xã hội nhìn nhận về mua sắm, tiêu dùng, suy nghĩ và quan điểm xã hộ Không chỉ i.mang lại lợi ích, quảng cáo còn có thể tác động tiêu cực đến xã hộ Theo Murphy và i.cộng sự (2006), quảng cáo có thể gây ra những tiêu cực cho xã hội:
• Lôi cuốn con người chạy theo bản năng
• Gây ra nhiều tác động khác nhau nhưng hoàn toàn không chịu trách nhiệm về khía cạnh xã hội
• Có tác động mạnh đến quá trình hình thành tính cách của tr em ẻ
• Tạo ra những ham muốn và thèm khát không thích hợp
• Làm thay đổi các chuẩn mực đạo đức của xã hội.
Văn hóa doanh nghiệp
Các chuyên gia nghiên cứu các tổ chức Edgar Schein đưa ra: “Văn hóa doanh nghiệp là tổng hợp các quan niệm chung mà các thành viên trong công ty học được trong quá trình giải quyết các vấn đề nội bộ và xử lý các vấn đề vớ môi trường xung i quanh” (E Schein, 2010)
1.3.2 Biểu trưng của văn hóa doanh nghiệp theo nghiên cứu văn hóa Edger Schein
Theo Edgar H Schein (2010), các yếu tố cấu thành văn hóa doanh nghiệp có thể được chia thành 3 cấp độ sau:
• Cấp độ ứ th nhất: Cấu trúc hữu hình Cấu trúc này được thể hiện thông qua các biểu tượng bên ngoài của doanh nghiệp như: kiến trúc, mẫu mã sản phẩm, đồng phục, khẩu hiệu, phong cách giao tiếp,…
• Cấp độ ứ th hai: Các giá trị được tuyên bố và chấp nhận bao gồm các quy định, nguyên tắc, triết lý và sứ mệnh,…
• Cấp độ ứ ba:th Những quan niệm chung bao gồ niềm tin, giá trị ủ đạo, thái m ch độ, lý tưởng,… Đây là lớp trong cùng và quan trọng nhất của doanh nghiệp 1.3.3 Mô hình văn hóa doanh nghiệp
Tại Việt Nam tồn tạ bốn mô hình cơ bản sau: i
• Mô hình văn hóa gia đình
• Mô hình văn hóa phân cấp
• Mô hình văn hóa sáng tạo
• Mô hình văn hóa thị trường
Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp
Theo định nghĩa của Ngân hàng Thế giới, trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR) được hiểu là những “Cam kết của doanh nghiệp đóng góp cho việc phát tri n ể kinh tế bền vững, thông qua các chuẩn mực về bảo vệ môi trường, quyền lợi lao động, phát triển cộng đồng, theo cách có lợi cho doanh nghiệp và sự phát triển chung của xã hội” Trong Marketing, CRS được định nghĩa như các nghĩa vụ liên quan đến các chính sách Trách nhiệm xã hội đòi hỏi tối đa hóa các tác động tích cự và giảm thiểu c các tác động tiêu cực tới mức thấp nhất đối với xã hội Các khía cạnh của trách nhiệm xã hội bao gồm kinh tế, pháp lý, đạo đức và nhân văn
1.4.2 Trách nhiệm xã hộ ủa doanh nghiệp về nghĩa vụ pháp lýi c
Trách nhiệm pháp lý của các doanh nghiệp là tuân thủ các quy định pháp luật, bao gồm quy định về việc làm, cạnh tranh, thuế, sức khỏe và an toàn lao động Tuy nhiên, nếu họ không đồng ý với các quy định này, xã hội cung cấp các cơ chế để cho những người không đồng ý có thể tham gia các quy trình chính trị để bày tỏ quan điểm của mình Luật và quy định đang ngày càng tăng lên để giám sát và kiểm soát hành vi kinh doanh, đặc biệt trong kinh tế kỹ thuật số
1.4.3 Trách nhiệm xã hộ ủa doanh nghiệp về nghĩa vụ nhân văni c
Các nghĩa vụ nhân văn của doanh nghiệp bao gồm đóng góp cho cộng đồng và có ảnh hưởng đến giá trị của tổ ức hoặc doanh nghiệp Các nghĩa vụ này có thể đượch c thể hiện qua 4 khía cạnh: cải thiện chất lượng cuộc sống, chia sẻ trách nhiệm với chính phủ, tăng cường năng lực lãnh đạo cho nhân viên và đề cao phát triển đạo đức cá nhân cho nhân viên
PHÂN TÍCH QUAN ĐIỂM VỀ VẤN ĐỀ ĐẠO ĐỨC TRONG QUẢNG CÁO
Vai trò quảng cáo đối với xã hội
Thứ nhất, đối với doanh nghiệp:
Tăng hiệu quả tiếp cận khách hàng: quảng cáo là phương tiện giúp cho các doanh nghiệp tiếp cận khách hàng tiềm năng một cách hiệu quả và thuận tiện Từ đó, việc giới thiệu các sản phẩm hay dịch vụ có giá trị thực cho người tiêu dùng và giúp khách hàng tìm thấy những sản phẩm phù hợp với nhu cầu của họ.
Tăng tính tương tác giữa doanh nghiệp và khách hàng: quảng cáo sẽ giúp doanh nghiệp tương tác trực tiếp với khách hàng thông qua các bài đăng, nhận xét và tin nhắn Điều đó sẽ giúp cho các doanh nghiệp xây dựng mối quan hệ tốt hơn với khách hàng và tạo ra nhiều cơ hội bán hàng mới
Duy trì và nâng cao hình ảnh thương hiệu: quảng cáo sẽ giúp doanh nghiệp duy trì và cải thiện hình ảnh thương hiệu bằng cách tăng sự hiện diện của sản phẩm và nâng cao tần suất quảng cáo Điều này rất quan trọng trong việc bảo vệ hình ảnh của doanh nghiệp khỏi các đối thủ cạnh tranh.
Thứ hai, đối với người tiêu dùng:
Cung cấp thông tin: quảng cáo cung cấp cho người tiêu dùng nhiều thông tin quan trọng về sản phẩm và dịch vụ Từ đó, mang đến cho họ sự lựa chọn khi sử dụng hàng hóa, dịch vụ, giúp họ hiểu rõ hơn về thương hiệu, giá cả và địa điểm mua bán sản phẩm.… Định hướng sử dụng: khi quảng cáo xuất hiện những trăn trở, vấn đề người tiêu dùng gặp phải thì quảng cáo sẽ góp phần định hướng cách giải quyết cho người tiêu dùng thông qua việc giới thiệu sản phẩm, dịch vụ nào đó hợp lý với tình huống người tiêu dùng gặp phải.
Bàn luận về quan điểm cho rằng quảng cáo chủ yếu nhằm mục đích kiếm tiền và đôi khi gây ra những hiểu lầm, gây xã hội hóa ham muốn tiêu dùng
và đôi khi gây ra những hiểu lầm, gây xã hội hóa ham muốn tiêu dùng Nhìn chung, có thể thấy quảng cáo có tầm quan trọng vô cùng lớn đối với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp, đây cũng là hoạt động vô cùng hữu ích đối với
7 người tiêu dùng Tuy vậy, không phải doanh nghiệp nào cũng biết cách xây dựng quảng cáo phù hợp, như quan điểm của đề bài: “Quảng cáo được thúc đẩy bởi mong muốn kiếm tiền, không phải thúc đẩy sự thật, do đó quảng cáo phần lớn luôn gây hiểu lầm bởi vì trong quá trình tìm kiếm doanh số quảng cáo tạo ra những hàm ý sai lệch, gây nên nỗi sợ và các thói nghiện không kiểm soát (đặc biệt là các sản phẩm thuốc lá, rượu bia ); tạo ra những ham muốn vô độ về sản phẩm và khiến cho xã hội nghĩ rằng chỉ có mua và sở hữu sản phẩm mới là bảo chứng cho cuộc sống thành công.” Nhóm đồng tình với quan điểm đề bài đưa ra Đầu tiên, quảng cáo được thúc đẩy bởi mong muốn kiếm tiền, không phải thúc đẩy sự thật, do đó quảng cáo phần lớn luôn gây hiểu lầm. Đối với doanh nghiệp, quảng cáo được coi là một công cụ quan trọng để quảng bá sản phẩm và tăng doanh số bán hàng Thế nên khi quảng cáo được sản xuất với mong muốn kiếm tiền, đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp thì những quảng cáo này có thể không đưa ra những thông tin đầy đủ và chính xác về sản phẩm hoặc đôi khi là nói quá về những công dụng, tính năng của sản phẩm Khách hàng sẽ bị tập trung về mặt thông điệp, hình ảnh hấp dẫn có trên quảng cáo mà ít quan tâm đến sự thật Điều này dễ dàng gây hiểu lầm đối với người tiếp nhận quảng cáo
Quảng cáo có thể tạo ra, khai thác và lợi dụng các niềm tin sai lầm về sản phẩm
Ví dụ, trong trường hợp máy lọc nước Unilever Pureit tại Việt Nam, quảng cáo của họ nhấn mạnh rằng nguồn nước đun sôi mà hầu hết người Việt sử dụng hàng ngày không an toàn Tương tự, theo Tổ chức Y tế Thế giới, hàng năm có khoảng 200.000 người Việt Nam mắc bệnh ung thư do vệ sinh thực phẩm và nước uống Hãy bảo vệ gia đình với nguồn nước uống an toàn Điều này khiến , cho người tiêu dùng vốn xem nguồn nước đun sôi hàng ngày là an toàn thì quảng cáo trên lại khiến họ trở nên hoang mang, lo lắng vì nguy cơ có hại cho sức khỏe.
Quảng cáo mang tính phóng đại, thổi phồng sản phẩm Chẳng hạn như: Thông điệp quảng cáo của Ariel về bột giặt chỉ cần nhúng một lần để trở nên trắng tinh như mới đã gây nghi ngờ về tính trung thực và lo ngại về tác hại của chất tẩy trong bột giặt đối với da tay của người tiêu dùng
Thứ hai, quảng cáo tạo ra những hàm ý sai lệch, gây nên nỗi sợ và các thói nghiện không kiểm soát
Quảng cáo thiết kế sai cách có thể gây ra hàm ý sai lệch và tạo nỗi sợ, thói nghiện không kiểm soát Các kỹ thuật sử dụng để làm cho quảng cáo thu hút sự chú ý bao gồm mô tả hoàn hảo, hình ảnh hấp dẫn, cảm giác thiếu an toàn và sợ hãi
Ví dụ, một quảng cáo rượu có thể mô tả một buổi tiệc tùng đầy sôi động và hấp dẫn, nhưng không đề cập đến các rủi ro liên quan đến việc uống rượu Hoặc một quảng cáo thuốc lá có thể sử dụng hình ảnh của người nổi tiếng và thành công để tạo ra ấn tượng rằng hút thuốc sẽ giúp bạn thành công và phong cách, trong khi bỏ qua các hậu quả tiềm ẩn liên quan đến sức khỏe.
Thứ ba, những ham muốn vô độ về sản phẩm và khiến cho xã hội nghĩ rằng chỉ có mua và sở hữu sản phẩm mới là bảo chứng cho cuộc sống thành công Điều này có nghĩa quảng cáo có thể thúc đẩy sự coi trọng vật chất đến quá mức trong mỗi cá nhân Quảng cáo “quá lố” sẽ làm góp phần làm sai lệch mong muốn và nguyện vọng của mỗi người tiêu dùng Đôi khi họ sẽ tạo ra những nguyện vọng, mong muốn không cần thiết Những quảng cáo tô vẽ thương hiệu thành biểu tượng của thành công và hạnh phúc có thể khiến người xem cảm thấy phải sở hữu sản phẩm mới thể hiện được giá trị của bản thân Điều này có thể dẫn đến một xã hội thiển cận về cuộc sống và sự coi trọng vật chất
Những quảng cáo như vậy có thể gây ra những hệ lụy tiêu cực cho xã hội, bao gồm áp lực để mọi người phải sở hữu những sản phẩm đắt tiền để được coi là thành công và được chấp nhận trong xã hội Điều này còn có thể góp phần làm tăng lượng rác thải, khí thải trong sản xuất và vận chuyển sản phẩm đó, gây hậu quả tiêu cực cho môi trường và thế giới tự nhiên nói chung.
Như những gì đã phân tích và bàn luận về câu nói trên có thể thấy quảng cáo đã gây không ít điều tiêu cực đến tâm lý, hành vi tiêu dùng của khách hàng mà còn có khả năng xuất hiện các hậu quả không tốt làm ảnh hưởng đến xã hội Người tiêu dùng hiện nay cần nên đón nhận quảng cáo theo đa dạng góc nhìn nhằm hạn chế những nhược điểm mà quảng cáo mang lại
Đề xuất giải pháp
Để phát huy ưu điểm vốn có của quảng cáo và hạn chế tối đa nhược điểm của quảng cáo, nhất là vấn đề quảng cáo vi phạm đạo đức trong kinh doanh thì nhóm đề xuất một số giải pháp sau Để thực hiện giải pháp, cần sự phối hợp đồng bộ bốn đối tượng sau:
Về phía chính quyền (cơ quan chức năng): ngoài việc ban hành các quy định về quảng cáo còn phải tăng cường các biện pháp và chế tài nghiêm ngặt Nhằm răn đe và xử lý các doanh nghiệp vi phạm đạo đức trong quảng cáo, ảnh hưởng đến khách hàng, doanh nghiệp và cả xã hội Đồng thời, cần ban hành các văn bản pháp luật quy định và xử lý nghiêm các tổ chức/dịch vụ quảng cáo có những thông điệp phi đạo đức
Về phía doanh nghiệp: để phát triển lâu dài, cần nhận thức rõ về cạnh tranh lành mạnh Doanh nghiệp không nên tập trung quá nhiều vào lợi nhuận để đưa ra các quảng cáo vi phạm đạo đức Cần đảm bảo tính hài hòa giữa lợi ích của ba bên, bao gồm doanh nghiệp, khách hàng và xã hội, để tránh vi phạm đạo đức trong quảng cáo
Về phía người tiêu dùng (khách hàng): khách hàng cần đề phòng trước các thông tin về sản phẩm và các thông tin đa chiều từ hoạt động quảng cáo sản phẩm Ngoài ra, khách hàng cũng cần kiểm soát con em của mình khi tiếp cận với quảng cáo được cho là ảnh hưởng tới tâm lý, hành vi của trẻ em Mặt khác, mạnh dạn tẩy chay các sản phẩm của các doanh nghiệp có hành vi vi phạm đạo đức kinh doanh Nếu tất cả khách hàng chung tay tiến hành tẩy chay các doanh nghiệp vi phạm đạo đức, đặc biệt là trong quảng cáo, thì sẽ tạo ra rào cản lớn đối với hành vi vi phạm đạo đức của các doanh nghiệp
Về phía các tổ ức và dịch vụ ch quảng cáo: Các doanh nghiệp cần tuân thủ Luật Quảng cáo và chấp hành nghiêm các quy định về quảng cáo Tư vấn cho các doanh nghiệp về các hình thức quảng cáo không vi phạm đạo đức và từ ối các yêu cầu ch thiết kế và truyền thông quảng cáo không đáp ứng tiêu chuẩn đạo đức
Tóm lại, các hành vi vi phạm đạo đức trong quảng cáo của doanh nghiệp không những ảnh hưởng đến hình ảnh thương hiệu, mà còn ảnh hưởng tiêu cực đến khách hàng và xã hội Giải pháp để khắc phục tình trạng vi phạm đạo đức trong kinh doanh nói chung và quảng cáo nói riêng phụ thuộc vào sự phối hợp chặt chẽ của bốn đối tượng chính: chính quyền, doanh nghiệp, khách hàng và cá ổ c t chức/ dịch vụ ảng cáo.qu
CHƯƠNG III: PHÂN TÍCH VĂN HÓA DOANH NGHIỆP VÀ TRÁCH
NHIỆM XÃ HỘI CỦA VINGROUP
Giới thiệu về tập đoàn VINGROUP
3.1.1 Tổng quan về tập đoàn Vingroup
Tên: TẬP ĐOÀN VINGROUP - CÔNG TY CP
Người sáng lập và Chủ tịch Hội đồng quản trị: Ông Phạm Nhật Vượng Khẩu hiệu: “Vingroup - Mãi mãi tinh thần khởi nghiệp”
Tầm nhìn: “Vingroup định hướng phát triển thành tập đoàn Công nghệ - Công nghiệp thương mại dịch vụ hàng đầu khu vực”-
Sứ mệnh: “Vì một cuộc sống tốt đẹp hơn cho mọi người”
Giá trị cốt lõi: “Tín - Tâm- Trí - Tốc - Tinh - Nhân”
3.1.2 Giới thiệu về Phạm Nhật Vượng - nhà sáng lập Vingroup Ông Phạm Nhật Vượng Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Vingroup Ông sang du - học ở Moskva (Nga) tại Trường Mỏ địa chất và theo học ngành kinh tế địa chất Khởi nghiệp từ 10.000 USD, ông mở nhà hàng rồi bắt đầu làm mì gói thương hiệu Mivina từ năm 1995 Đến năm 2000, ông Phạm Nhật Vượng đầu tư về Việt Nam Tháng 4/2020, tổng tài sản của ông lên tới 5,6 tỷ USD, xếp hạng 286 trên Tạp chí Forbes về xếp hạng tỷ phú thế giới Ông là một tấm gương khởi nghiệp từ bàn tay trắng, làm được những điều mà không ai tin rằng ông có thể làm được
Tập đoàn Vingroup do ông lập ra là Tập đoàn đa ngành nổi tiếng nhất Việt Nam với nhiều thương hiệu sản phẩm như: ô tô, điện thoại, siêu thị bán lẻ, y tế, giáo dục… trải dài khắp cả nước.
3.1.3 Lịch sử hình thành và phát triển
Vingroup là tập đoàn tư nhân đa ngành lớn nhất Việt Nam hiện nay Tiền thân của tập đoàn Vingroup là Tập đoàn Technocom, thành lập năm 1993 tại Ucraina Đầu
11 những năm 2000, Technocom trở về Việt Nam, tập trung đầu tư vào lĩnh vực du lịch và bất động sản với hai thương hiệu chiến lược ban đầu là Vinpearl và Vincom. Trong đó:
Vincom (03/05/2002) có tên đầy đủ là Công ty Cổ phần Vincom, tiền thân là Công ty Cổ phần Thương mại Tổng hợp Việt Nam
Vinpearl (25/07/2001) tại Nha Trang có tên đầy đủ là Công ty CP Vinpearl, tiền thân là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Du lịch, Thương mại và Dịch vụ Hòn Tre Đến tháng 1/2012, công ty CP Vincom và Công ty CP Vinpearl sáp nhập, chính thức hoạt động dưới mô hình Tập đoàn với tên gọi Tập đoàn Vingroup – Công ty CP
Ba nhóm hoạt động trọng tâm của Tập đoàn Vingroup bao gồm: Công nghệ - Công nghiệp, Thương mại dịch vụ, Thiện nguyện - Xã hội
❖ Lĩnh vực công nghệ công nghiệp -
• Vinfast (2017): là thương hiệu ô tô Việt Nam, VinFast hướng tầm nhìn trở thành hãng xe điện thông minh toàn cầu
• Vinsmart (2018): là công ty Nghiên cứu và Sản xuất VinSmart là đơn vị tiên phong trong lĩnh vực công nghệ với sứ mệnh trở thành công ty công nghệ toàn cầu, kiến tạo những sản phẩm điện tử và công nghệ thông minh, chất lượng, ứng dụng trí tuệ nhân tạo AI và kết nối với các thiết bị trên nền tảng IoT
• VinBigdata (2018): là Viện Nghiên cứu Dữ liệu lớn của tập đoàn Vingroup ra đời vào tháng 08/2018, với mục tiêu nghiên cứu cơ bản định hướng ứng dụng, trong các lĩnh vực mũi nhọn về Khoa học Dữ liệu và Trí tuệ Nhân tạo
• VinCSS (2018): là công ty TNHH Dịch vụ An ninh mạng VinCSS hoạt động chính trong lĩnh vực nghiên cứu – phát triển, sản xuất và cung cấp các sản phẩm, dịch vụ an ninh mạng toàn diện - thông minh - tự động và xác thực mạnh không mật khẩu
• VinHMS (2018): là công ty sản xuất và kinh doanh phần mềm, chuyên cung cấp những sản phẩm công nghệ cao nhằm tối ưu hóa hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
• Vantix (2018): là công ty công nghệ với trọng tâm về điện toán đám mây, trí tuệ nhân tạo và Phân tích dữ liệu
• VINAI (2019): là công ty cổ phần nghiên cứu và ứng dụng trí tuệ nhân tạo VinAI, tiền thân là Viện nghiên cứu Trí tuệ nhân tạo VinAI
• VinBrain (2020): là công ty công nghệ tiên phong phát triển các sản phẩm ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) cho Y Tế
❖ Lĩnh vực thương mại dịch vụ -
• Vincom (1993): là trung tâm thương mại mua sắm và giải trí
• Vinpearl (2001): là thương hiệu dẫn đầu, đại diện cho ngành khách sạn du lịch nghỉ dưỡng tại Việt Nam
• Vinhomes (2008): là hệ thống căn hộ, biệt thự và nhà thương mại với dịch vụ đẳng cấp
❖ Lĩnh vực thiện nguyện xã hội -
• Vinfuture (1993): là một quỹ độc lập, không vì lợi nhuận tại Việt Nam
• Quỹ thiện tâm (2006): là một tổ chức phi lợi nhuận thuộc Tập đoàn Vingroup, hoạt động vì mục đích nhân đạo, từ thiện, nhằm “chuyển tải một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất tấm lòng của người Vingroup đến với cộng đồng”
• Vinmec (2012): là bệnh viện đa khoa quốc tế
• Vinschool (2013): là hệ thống giáo dục Việt Nam đẳng cấp quốc tế
• VinIF (2018): là Quỹ Đổi mới sáng tạo Vingroup thuộc Viện Nghiên cứu Dữ liệu lớn (VNCDLL)
• Vinbus (2019): là công ty TNHH Dịch vụ vận tải VinBus hoạt động trong lĩnh vực vận tải hành khách công cộng theo mô hình phi lợi nhuận
• VinUni (2020): là Đại học tiêu chuẩn quốc tế
• Vinbiocare (2021): là thương hiệu chuyên sản xuất và cung cấp các sản phẩm chăm sóc sức khỏe với sứ mệnh “Vì một tương lai an toàn cho cộng đồng”.
Văn hóa doanh nghiệp của VINGROUP tại thị trường Việt Nam
3.2.1 Các biểu trưng của văn hóa doanh nghiệp Vingroup (theo nghiên cứu văn hóa Edger Schein 2010) a Cấp độ thứ nhất những điều hữu hình
• Logo của tập đoàn Vingroup mang biểu tượng của chữ V đại diện cho Vingroup
Biểu tượng hình khối tròn bao hàm tổng thể trong lô gô Vingroup tượng trưng cho quả địa cầu, 5 ngôi sao tượng trưng cho 5 châu Màu sắc sử dụng trong thiết kế logo là 2 tông màu đỏ và vàng là màu lá quốc kỳ Việt Nam Trong đó màu đỏ là màu của nhiệt huyết, không ngừng tiến lên, đưa tinh hoa Việt Nam lan tỏa toàn cầu Qua đó, Vingroup vừa thể hiện được lòng yêu nước và sự nhiệt huyết, ngày đêm không ngừng nghỉ để có thể đưa tinh hoa Việt Nam lan tỏa không chỉ trong khu vực mà đến khắp năm châu
• Slogan (Khẩu hiệu): “Vingroup – Mãi mãi tinh thần khởi nghiệp”, thể hiện tinh thần chăm chỉ, không ngủ quên trên chiến thắng và không ngừng đào tạo ra đội ngũ nhân viên tài đức Theo ông Phạm Nhật Vượng – Chủ tịch HĐQT Vingroup: “Chúng tôi đổi slogan của Vingroup thành ‘Mãi mãi tinh thần khởi nghiệp’ để mọi người giữ mãi ngọn lửa ấy, ý chí ấy, tinh thần làm việc đấy”
Hình 2: Khẩu hiệu của Vingroup Đối với nội bộ, Vingroup cho ra đời không gian chung của họ các cán bộ nhận viên có thể giao lưu, chia sẻ và cập nhật thông tin về doanh nghiệp, về các hoạt động diễn ra trên toàn quốc - đó chính là nội san “Ngôi nhà Vingroup”.
Ngày Lễ và sự kiện của Vingroup: Vingroup đều được tổ chức thường kỳ như Lễ hội kỷ niệm ngày truyền thống Tập đoàn 8/8 hàng năm; Ngày hội thể thao hàng tuần;
Hình 1: Logo Tập đoàn Vingroup
Ngày hội cuối tháng vào thứ 7 cuối cùng mỗi tháng; sự kiện ra mắt các sản phẩm của Vingroup và còn nhiều các ngày hội khác
Các hoạt động xã hội: Tập đoàn Vingroup là một trong những tập đoàn tích cực hoạt động công tác xã hội đa lĩnh vực điển hình như cho ra đời Quỹ Thiện Tâm, VinIF, VinMec, VinBiocare, Ngoài ra còn chi mạnh tay để đầu tư cho sự phát triển của thế hệ tương lai qua các thương hiệu Vinschool, VinUni, Hơn nữa, vào tháng 12/2008, Vingroup đã thành lập ra Quỹ đầu tư và phát triển tài năng bóng đá Việt Nam (PVF), thể hiện chính sách phúc lợi dành cho người lao động, tạo sự phát triển trong cộng đồng xã hội Vingroup còn gây dựng nên nhiều khu đô thị, văn phòng hay căn hộ đều là những khu du lịch xanh, khu đô thị sinh thái, để góp phần chung tay với cộng đồng bảo vệ môi trường thiên nhiên b Cấp độ hai: Những giá trị được tuyên bố và chấp nhận
• Sứ mệnh: Đối với thị trường: Vingroup cung cấp các sản phẩm và dịch vụ đẳng cấp, mang chất lượng quốc tế nhưng vẫn giữ được bản sắc dân tộc Đối với các cổ đông và đối tác: Tập đoàn đề cao tinh thần hợp tác cùng phát triển, luôn tự tin cam kết sẽ trở thành “Người bạn đồng hành số 1” bằng việc không chỉ luôn nỗ lực giữ vững niềm tin của họ, Vingroup còn không ngừng gia tăng các giá trị đầu tư hấp dẫn và bền vững Đối với cán bộ, công nhận viên Vingroup khẳng định luôn xây dựng môi trường : làm việc chuyên nghiệp, sáng tạo và nhân văn Đồng thời, doanh nghiệp luôn tạo điều kiện thu nhập cao và cơ hội phát triển công bằng cho tất cả nhân viên Đối với khách hàng, xã hội: Tập đoàn luôn cân bằng hài hòa lợi ích doanh nghiệp với lợi ích xã hội, luôn đóng góp tích cực vào các hoạt động cộng đồng để thể hiện tinh thần trách nhiệm công dân và niềm tự hào dân tộc lớn lao
Vingroup định hướng phát triển thành tập đoàn Công nghệ - Công nghiệp - thương mại dịch vụ hàng đầu khu vực, không ngừng đổi mới, sáng tạo để kiến tạo hệ sinh
15 thái các sản phẩm dịch vụ đẳng cấp, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của người Việt và nâng tầm vị thế của thương hiệu Việt trên trường quốc tế
Với nguyên tắc chung: “Tạo nên những sản phẩm, dịch vụ có chất lượng tối ưu, mang lại sự hài lòng cho khách hàng ở mức cao nhất” Tất cả cán bộ nhân viên của Vingroup đều tuân thủ nguyên tắc tạo ra sản phẩm, dịch vụ chất lượng tốt nhất để đem lại sự hài lòng cho khách hàng Tập đoàn coi nhân lực là yếu tố cốt lõi và tài sản quý giá Sự phát triển của Vingroup luôn đi đôi với sự thỏa mãn về lợi ích của nhân viên
Vingroup tập trung vào các khu phức hợp cao cấp tại các vị trí đắc địa và tiếp tục mở rộng tại các thành phố chiến lược Mục tiêu của tập đoàn là tăng trưởng doanh thu thường xuyên và đa dạng hóa thu nhập từ BĐS Họ cũng tăng cường phát triển năng lực đội ngũ bán hàng, cho thuê, quản lý dự án và quản lý BĐS nội bộ c Cấp độ 3: Những giả định niềm tin căn bản
Có thể thấy, ngay từ những ngày đầu được thành lập, Vingroup đã được định hướng phát triển theo sáu giá trị cốt lõi 5T 1N với sứ mệnh “Vì một cuộc sống tốt đẹp hơn - cho mọi người”, không ngừng đổi mới, sáng tạo để nâng cao chất lượng cuộc sống cho người Việt, nâng tầm vị thế của các thương hiệu Việt trên thương trường quốc tế
• Chữ Tín: Văn hóa của Vingroup dựa trên giá trị TÍN để cạnh tranh và bảo vệ danh dự của tập đoàn Tập đoàn đảm bảo đủ hoặc thậm chí cao hơn cam kết về chất lượng sản phẩm, dịch vụ và tiến độ để đáp ứng nhu cầu của khách hàng
• Chữ Tâm: Vingroup coi chữ Tâm là nền tảng quan trọng trong kinh doanh và đặt cao giá trị đạo đức nghề nghiệp và xã hội Tập đoàn thể hiện sự tôn trọng đến đất nước, xã hội và người tiêu dùng thông qua các hoạt động xã hội mà họ tham gia và tổ chức Chữ Tâm của Vingroup được thể hiện rõ trong văn hóa doanh nghiệp của họ
• Chữ Trí: Vingroup coi sáng tạo làm sức sống, là đòn bẩy phát triển, tạo sự khác biệt và nét riêng biệt trong từng sản phẩm và dịch vụ
• Chữ Tốc: Vingroup sở hữu cho mình nét văn hóa “Quyết định nhanh, Đầu tư nhanh, Triển khai nhanh, Bán hàng nhanh, Thích ứng và thay đổi nhanh” nhưng nhanh không có nghĩa là ẩu mà là luôn ở tiêu chuẩn cao
• Chữ Tinh: Vingroup lấy cụm từ "tinh hoa" làm điểm xuất phát để tập hợp những con người xuất sắc và tạo ra những sản phẩm tinh hoa để đem lại cuộc sống tinh hoa cho thành viên và góp phần xây dựng một xã hội tinh hoa Tập đoàn mong muốn xây dựng một đội ngũ nhân sự tinh gọn bao gồm những thành viên xuất sắc về đức và tài trong lĩnh vực công việc của họ
Trách nhiệm xã hội của VINGROUP tại thị trường Việt Nam
Trách nhiệm xã hội là yếu tố không thể thiếu trong doanh nghiệp, nhất là ở quá trình đưa ra quyết định kinh doanh Đây chính là nghĩa vụ mà một doanh nghiệp phải thực hiện đối với xã hội nhằm đạt được nhiều nhất những tác động tích cực và giảm thiểu các tác động tiêu cực đối với xã hội Vingroup là một tập đoàn lớn, có tầm ảnh hưởng đến nền kinh tế Việt Nam thì trách nhiệm xã hội đối với doanh nghiệp này là điều cốt lõi, quan trọng Bởi vì, trách nhiệm xã hội càng được nêu cao thì sự tận tụy của nhân viên hay sự trung thành của khách hàng đối với Vingroup càng nhiều, từ đó giúp Vingroup thuận lợi tăng mức lợi nhuận
Theo đuổi sứ mệnh “Vì một cuộc sống tốt đẹp hơn cho mọi người” cùng định hướng phát triển thành tập đoàn công nghệ công nghiệp thương mại dịch vụ hàng - - đầu khu vực, Vingroup đã và đang nỗ lực phát triển để nâng tầm doanh nghiệp trên toàn cầu cũng như vì chất lượng cuộc sống người dân Việt Do đó, cách vận hành, phát triển doanh nghiệp hay các kế hoạch của Vingroup hầu như đều gắn liền với trách nhiệm xã hội nhằm giúp người tiêu dùng đón nhật nhiều hơn và đây cũng là doanh nghiệp được xem là tiên phong phát triển trách nhiệm xã hội tại Việt Nam.
3.3.1 Theo nghĩa vụ pháp lý:
Nghĩa vụ pháp lý trong trách nhiệm xã hội là việc doanh nghiệp phải đảm bảo sự trung thực và tuân thủ đầy đủ các quy định của luật pháp như một yêu cầu tối thiểu trong hành vi xã hội của một doanh nghiệp Vingroup đã thực hiện tốt trong nghĩa vụ này ở môi trường bên trong lẫn bên ngoài của doanh nghiệp
Thứ nhất, về quản lý nhân sự, Vingroup đã có được chiến lược quản lý nhân sự vừa phù hợp với mặt pháp lý vừa giúp nhân viên có động lực hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao Để sở hữu được nhiều nhân sự xuất sắc, Vingroup đã có nhiều chế độ phúc lợi cho người lao động Cụ thể, Vingroup đảm bảo người lao động làm việc 8 giờ/ngày, 5,5 ngày/ tuần (khối hành chính - văn phòng) và 6 ngày/ tuần (khối dịch vụ) Bên cạnh đó, môi trường làm việc ở đây cũng lành mạnh, công bằng, chuyên nghiệp từ đồng phục, thiết bị bảo hộ lao động, máy móc cho đến dụng cụ lao động Mặt khác, mọi nhân viên của Vingroup đều được đảm bảo đóng bảo hiểm xã hội, chế độ nghỉ phép hay các chế độ phụ cấp theo quy định của Luật lao động như: tiền cơm trưa, tiền điện thoại, tiền phương tiện đi lại, … Đặc biệt, tập đoàn còn có nhiều chế độ phúc lợi dành riêng cho nhân viên như: tặng quà vào những dịp quan trọng như sinh nhất, sinh con kết hôn tổ chức sinh hoạt nghỉ mát và du lịch cho nhân viên thành lập quỹ hỗ trợ nhân viên khó khăn, thành lập quỹ tương thân tương ái với cho vay không lãi suất và có những chế độ khen thưởng riêng cho nhân viên xuất sắc Áp dụng điều luật của Nhà nước và đề ra những chính sách có lợi cho nhân viên, Vingroup đã có được nền tảng tốt, chìa khóa dễ dàng thành công từ chính sự gắn bó lâu dài của nhân sự trong doanh nghiệp Không những thực hiện tốt trách nhiệm xã hội về mặt pháp lý trong nhân sự Vingroup còn tạo được môi trường làm việc chuyên nghiệp, được mọi người tôn trọng và cố gắng cống hiến vì doanh nghiệp này Vậy nên, Vingroup đã lọt top 10 trong 100 doanh nghiệp có nơi làm việc tốt nhất Việt Nam (Báo điện tử Chính phủ, 2022)
Hình 4: Vingroup lọt top 10 doanh nghiệp có nơi làm việc tốt nhất Việt Nam
Thứ hai, về kinh doanh và hợp tác, Vingroup luôn bảo đảm tính trung thực, minh bạch và thống nhất trong việc cung cấp thông tin, giải đáp câu hỏi cho cổ đông, nhà đầu tư, chuyên gia phân tích, các bên liên quan qua cũng như nhân viên thông qua website chính thức của Vingroup Hơn hết việc đảm bảo tất cả các cổ đông đều được , đối xử bình đẳng, từ cổ đông nhỏ, lớn hay cổ đông cá nhân, tổ chức cho đến cổ đông trong nước, nước ngoài Các tài liệu, thông cáo tài chính hay bản tin đều được cập nhật bằng tiếng Anh và tiếng Việt và đăng tải cùng lúc trên website để các cá nhân, tổ chức quan tâm đến Vingroup đều nắm được thông tin
Thực hiện công bằng việc truyền tải thông tin đến các đối tác và nhân viên trong doanh nghiệp thể hiện tính trách nhiệm xã hội cao ở Vingroup Từ đây, Vingroup dễ dàng, nhanh chóng giải quyết các vấn đề liên quan đến thông tin sai lệch của mình và có được sự tín nhiệm từ mọi người, đem lại nhiều cơ hội hợp tác, phát triển Thứ ba, về tài chính kế toán, theo Khoản 6 Điều 6 về trách nhiệm tập đoàn trong điều lệ Tập đoàn, Vingroup luôn tuân thủ các chế độ kế toán và thống kê, luôn chuẩn bị các báo cáo định kỳ phù hợp quy định Nhà nước và báo các bất thường theo yêu cầu của Đại hội đồng cổ đông, chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của các báo cáo đó Đối với nhà nước, tập đoàn trung thực trong việc chấp hành luật pháp, không kinh doanh trốn thuế Theo như Báo cáo tài chính soát xét 6 tháng đầu năm 2022, tập đoàn đã đóng góp 25.227 tỷ đồng vào ngân sách và cũng là doanh nghiệp đóng thuế nhiều nhất tại Việt Nam trong nửa năm (Nhuận Hoa, 2022) Vingroup còn được vinh danh khi nằm trong 30 doanh nghiệp nộp thuế tiêu biểu (Bộ Tài chính, 2020) Bên cạnh đó, Vingroup còn nêu cao việc chống hối lộ và tham nhũng thông qua quy định, điều khoản trong các hợp đồng mua hàng Tập đoàn luôn khuyến khích toàn thể nhân viên tố cáo gian lận và tham nhũng cũng như nhà cung cấp theo chính sách của Vingroup Trong bối cảnh xã hội xuất hiện nhiều sự việc lớn liên quan đến tham ô, tham nhũng, Vingroup đã quán triệt tốt trong vấn đề tài chính của tập đoàn Vừa chấp hành đúng quy định của pháp luật vừa bổ sung những chính sách khuyến khích chống điều không lành mạnh có thể xảy ra, điều này giúp mọi người nhìn nhận càng rõ ràng hơn về tính nghiêm ngặt khi Vingroup thực hiện trách nhiệm xã hội trong mặt pháp lý
3.3.2 Theo nghĩa vụ nhân văn:
Nghĩa vụ về nhân văn trong trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp liên quan đến những đóng góp cho cộng đồng và xã hội Những đóng góp đó có thể triển khai trên những phương diện như nâng cao chất lượng cuộc sống, san sẻ bớt gánh nặng cho chính phủ, nâng cao năng lực lãnh đạo cho nhân viên hay phát triển nhân cách đạo đức cho người lao động Vingroup đã có những kế hoạch, hành động triển khai nghĩa vụ nhân văn trong quá trình kinh doanh và đón nhận nhiều kết quả tích cực
Hình 5: VinFast VF 8 được công bố là mẫu xe giành danh hiệu Xe xanh của năm 2023 Thứ nhất, nghĩa vụ nhân văn thể hiện thông qua mục tiêu phát triển bền vững và đề cao tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường trong các kế hoạch của Vingroup Nguyên tắc “xanh” là sợi chỉ đỏ xuyên suốt quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh và phát triển các dự án Tập đoàn không chỉ nỗ lực hết mình trong việc giữ gìn và bảo vệ môi trường, mà còn chú trọng việc tuyên truyền ý thức này tới khách hàng, cộng đồng Cụ thể như những công trình đầu tiên như Vinpearl Resort Nha Trang, tòa tháp Vincom Center Bà Triệu đến các khu đô thị như Royal City hay Times City, Vinhomes Riverside, đều là những khu du lịch xanh, khu đô thị sinh thái, tòa nhà tiết kiệm năng lượng Vincom thực hiện chiến lược tiết kiệm năng lượng bằng cách tận dụng tối đa ánh sáng tự nhiên, lắp đặt hệ thống điều hòa vận hành bằng phần mềm máy tính cũng như là đơn vị tiên phong ứng dụng khoa học kỹ thuật công nghệ LED Vingroup dẫn đầu xu hướng bảo vệ môi trường bền vững thông qua việc sản xuất “xe xanh”: xe ô tô điện, xe máy điện, xe bus điện Xe vừa thân thiện với môi trường vì không sử dụng nhiên liệu mà còn có nhiều lợi ích như chi phí vận hành rẻ, không gây ra tiếng ồn động cơ hay nạp năng lượng một cách thuận tiện Không ít người tiêu
22 dùng hiện nay sử dụng Vinfast hay Vinbus, chứng tỏ xu hướng tiêu dùng xanh đã trở nên dần phổ biến và Vingroup đã định hướng đúng đắn mục tiêu kinh doanh của tập đoàn đồng thời thực hiện tốt trách nhiệm xã hội về nghĩa vụ nhân văn
Thứ hai, Vingroup đã thành lập các quỹ hỗ trợ xã hội như Quỹ Thiện Tâm (2006) hoạt động vì mục đích nhân đạo và hướng tới các mục tiêu văn hóa, giáo dục, chăm sóc sức khỏe cộng đồng, hỗ trợ kinh tế và an sinh xã hội iện tại, Quỹ Thiện Tâm H đã chia sẻ tới cộng đồng 10.210 tỷ đồng thông qua 50 chương trình từ thiện 34.000 suất học bổng Vingroup được trao cho học sinh, sinh viên nghèo vượt khó Quỹ Thiện Tâm còn góp phần xây dựng 415 công trình lịch sử văn hóa, 541.000 người nghèo được khám sàng lọc và cấp thuốc miễn phí hơn 24.000 hộ nghèo và cận nghèo được , hỗ trợ giống bò phát triển sinh kế Bên cạnh đó, tháng 7/2010 Quỹ Thiện Tâm đã phối hợp cùng Giáo hội Phật giáo Việt Nam khánh thành Trung tâm dưỡng lão, hướng nghiệp và phát triển tài năng trẻ Phật Tích, đây là nơi nuôi dưỡng người già cô đơn, trẻ mồ côi, đối tượng chính sách trên cả nước (Quỹ Thiện Tâm - Vingroup, n.d.) Đặc biệt, trong giai đoạn đại dịch Covid-19 tại Việt Nam, Vingroup không những tránh được một số ảnh hưởng của dịch bệnh mà tập đoàn còn thực hiện hoạt động giúp đỡ xã hội Quỹ Đổi mới sáng tạo (VINIF) đã tài trợ 20 tỷ đồng cho dự án nghiên cứu ứng phó nhanh với dịch Tháng 6/2021, VinGroup tiếp tục trao tặng 30 máy xét nghiệm Covid và vật tư phục vụ cho 2 triệu mẫu test của tập đoàn với tổng giá trị hơn 460 tỷ đồng Ngoài ra, Vingroup đã nghiên cứu sản xuất 2 mẫu máy thở là VFS-410 vá VFS-
510 và tặng 3.200 máy thở cho Bộ Y tế (VINIF, n.d.)
Hình 6: Quỹ Thiện Tâm trao học bổng cho học sinh, sinh viên nghèo vượt khó tỉnh Cao Bằng
Hình 7: Lễ kí kết tài trợ thiết bị cho các bệnh nhân n ễm Covid-19hi
Việc thành lập, hoạt động và phát triển các thương hiệu trên được xem như vừa nâng tầm hình ảnh của Vingroup trong tâm trí người tiêu dùng vừa góp phần lợi ích cho xã hội Những hoạt động của Vingroup đã chia sẻ được những khó khăn mà Nhà nước gặp phải đồng thời giúp Việt Nam phát triển hơn về lĩnh vực giáo dục, y tế Như vậy, nói đến trách nhiệm xã hội về tính nhân văn ở khía cạnh hoạt động từ thiện, Vingroup không chỉ chủ trương đưa ra chính sách một cách khuôn mẫu, lý thuyết mà còn thực hiện chúng hiệu quả, giải quyết phần nào vấn đề xã hội
Thứ ba, việc chuyển đổi hệ thống giáo dục chất lượng quốc tế (Vinschool) và hệ thống y tế hàn lâm (Vinmec) của VinGroup sang mô hình phi lợi nhuận Hành động này được xem tích cực, thể hiện tính trách nhiệm xã hội của Vingroup dành cho cộng đồng Vingroup đã cam kết dành 100% lợi nhuận từ những hệ thống này cho xã hội, cụ thể là đóng góp cho sự phát triển của y tế và giáo dục nhằm nâng cao chất lượng khám chữa bệnh và đào tạo tại Việt Nam Điều này cho thấy mong muốn Vingroup phát triển luôn gắn liền với xã hội phát triển (Báo điện tử Chính phủ, 2016)
Theo những phân tích trên, Vingroup đặt trách nhiệm xã hội là mục tiêu hàng đầu trong chiến lược phát triển dài hạn và được đánh giá là một điểm sáng trong trách nhiệm xã hội doanh nghiệp Việt Nam Theo công bố của Công ty Cổ phần Báo cáo Đánh giá Việt Nam (2021), Vingroup thường xuyên được nhắc đến ở vai trò tiên phong vì lợi ích cộng đồng
Tóm lại, trách nhiệm xã hội luôn đồng hành song song việc phát triển một doanh nghiệp Vingroup nên tiếp tục giữ vững và phát huy về những hoạt động liên quan đến trách nhiệm xã hội hơn nữa để góp phần thực hiện tốt sứ mệnh đề ra, giúp xã hội
24 thêm đổi mới cũng như những doanh nghiệp khác tại Việt Nam có thể được học hỏi Trong bối cảnh kinh tế xã hội - đầy phức tạp và biến động như hiện nay thì trách nhiệm xã hội có thể coi như là xu hướng để Vingroup nói riêng và tất cả các doanh nghiệp nói chung định hình được mục tiêu kinh doanh và tồn tại bền vững.
Đánh giá văn hóa doanh nghiệp của Vingroup và kiến nghị, giải pháp
3.4.1 Đánh giá : Ông Phạm Nhật Vượng Người lãnh đạo sáng suốt, có tâm và có tầm Ông nhận - thức đúng tầm quan trọng của văn hóa doanh nghiệp đối với sự tồn tại của tập đoàn và đã phát triển tập đoàn đó theo hướng đúng đắn
Vingroup có đội ngũ lãnh đạo tài năng, năng nổ và giàu kinh nghiệm Việc đào tạo nhân viên, văn hóa nhân sự, tập đoàn luôn đề ra được những chiến lược phát triển phù hợp với nhu cầu của nhân viên trong doanh nghiệp một cách kịp thời.
Luôn đặt khách hàng lên hàng đầu là yếu tố trọng tâm cho mọi quyết định về sản phẩm, dịch vụ Qua đó, còn thể hiện sự chú trọng đến trải nghiệm của khách hàng Điều này giúp nâng cao giá trị của tập đoàn trong mắt người tiêu dùng
Vingroup đóng góp tích cực cho cộng đồng, với sứ mệnh “Vì cuộc sống tốt đẹp cho mọi người” đã chứng tỏ được văn hóa doanh nghiệp của mình không chỉ về mặt kinh doanh mà còn là trách nhiệm xã hội cho đóng góp xã hội và sự phát triển của đất nước
3.4.2 Kiến nghị và giải pháp:
Hiện nay, Vingroup đang thay đổi lĩnh vực kinh doanh: Bên cạnh những thành công lớn như Vinhomes, Vinschool… Gần đây, tập đoàn đã cho “khai trừ” những công ty con như VinPro, VinMart+,…và khai trừ một số dòng điện thoại và xe điện Điều này có thể gián tiếp làm Vingroup bị nghi ngờ về chất lượng sản phẩm và công nghệ
Chú trọng và chất lượng nhân viên nên sự cạnh tranh trong công việc là không thể tránh Nhân viên có thể có những áp lực công việc lớn, cạnh tranh doanh thu, lợi nhuận và sự khó tính của cấp trên
Sau đây, nhóm xin đưa ra một số giải pháp sau:
• Vingroup nên tập trung vào những lĩnh vực mà mình có thế mạnh như BĐS, bán lẻ và dịch vụ Cần nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ ở những lĩnh vực này để củng cố niềm tin của khách hàng
• Đổi mới công nghệ và nghiên cứu phát triển sản phẩm là rất cần thiết Sản phẩm phải đáp ứng nhu cầu người dùng ngày càng cao
• Xây dựng văn hóa doanh nghiệp cởi mở, hợp tác và chia sẻ Môi trường làm việc thoải mái, giúp nhân viên yên tâm công tác Chính sách đãi ngộ tốt giữ chân nhân tài Quy trình làm việc rõ ràng, minh bạch và công bằng Có cơ chế lắng nghe nhân viên góp ý nâng cao hiệu quả quản lý Khen thưởng kịp thời khi có thành tích tốt