tìm hiểu cơ sở lý thuyết về những nội dung quản lý công trình công cộng gồm quản lý công năng sử dụng, vận hành của công trình, về hình thức, cảnh quan của công trình. Phân loại các loại công trình công cộng và những quan điểm thiết kế về công trình công cộng. Đặc biệt, nghiên cứu công trình công cộng có tiêu chí công trình xanh; những bài học kinh nghiệm trong quản lý cũng như phát triển công trình xanh;
Trang 1ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP NGÀNH: QUẢN LÝ ĐÔ THỊ CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ XÂY DỰNG
ĐỀ TÀI:
QUẢN LÝ CÔNG TRÌNH CÔNG CỘNG THEO HƯỚNG CÔNG TRÌNH XANH NHẰM XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC
"THÀNH PHỐ TRONG RỪNG - RỪNG TRONG THÀNH PHỐ"
TẠI PHƯỜNG DUYÊN HẢI, THÀNH PHỐ LÀO CAI
Người hướng dẫn: TS KTS NGUYỄN THỊ LAN PHƯƠNG Sinh viên thực hiện: ĐINH TÙNG DƯƠNG
Mã số sinh viên: 1851080031
Hà Nội, 2023
Trang 2Tên đề tài: Quản lý công trình công cộng theo hướng công trình xanh nhằm xây dựng
chiến lược "Thành phố trong rừng- Rừng trong thành phố" tại phường Duyên Hải, thành phố Lào Cai
Sinh viên thực hiện: Đinh Tùng Dương
Số thẻ SV: 1851080031 Lớp:18QL2
Tóm tắt nội dung đồ án:
Đồ án tốt nghiệp nghiên cứu về quản lý công trình công cộng trên địa bàn phường Duyên Hải theo hướng công trình xanh nhằm xây dựng chiến lược “ thành phố trong rừng – rừng trong thành phố” tại Phường Duyên Hải, thành phố Lào Cai Đồ án tìm hiểu cơ sở
lý thuyết về những nội dung quản lý công trình công cộng gồm quản lý công năng sử dụng, vận hành của công trình, về hình thức, cảnh quan của công trình Phân loại các loại công trình công cộng và những quan điểm thiết kế về công trình công cộng Đặc biệt, nghiên cứu công trình công cộng có tiêu chí công trình xanh; những bài học kinh nghiệm trong quản lý cũng như phát triển công trình xanh; Đánh giá thực trạng chung của công trình xanh hiện nay ở nước ta đang được quan tâm và xu hướng phát triển Đánh giá các công trình công cộng tại phường Duyên Hải theo hướng công trình xanh; khó khăn trong công tác quản lý, nguồn vốn, năng lực quản lý nhằm xây dựng chiến lược “ thành phố trong rừng – rừng trong thành phố” tại phường Duyên Hải, thành phố Lào Cai; từ đó đề xuất giải pháp quản lý công trình công cộng theo hướng công trình xanh về chiến lược, kế hoạch thực hiện; về chính sách, tài chính và hoàn thiện, nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ quản lý
Trang 31 Nhận nhiệm vụ ĐATN và tìm hiểu, nghiên cứu đề tài 20/10 – 06/11/2022
2 Nghiên cứu tài liệu, hồ sơ và lên đề cương chi tiết
Hoàn thành thuyết minh phần mở đầu
Lên bản vẽ QL.01: Tổng quan vấn đề nghiên cứu
28/11 – 06/11/2022
3 Tìm hiểu các cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn 07/11 - 15/11/2022
4 Lên bản vẽ QL.02: Các cơ sở lý luận khoa học
QL.03 + QL.04: Bài học kinh nghiệm
07/11 – 20/11/2022
5 Tìm hiểu thực trạng qua internet và khảo sát thực tế 17/11 – 20/11/2022
6 Nghiên cứu, phân tích và đánh giá các vấn đề của thực
9 Lên bản vẽ QL.08 +QL.09 + QL.10: Đề xuất giải pháp 01/01 – 31/01/2023
10 Hoàn thiện thuyết minh và bản vẽ 01/02 – 12/02/2023
Trang 4Tự hào là sinh viên của Trường Đại học Kiến Trúc Hà Nôi và vinh dự hơn nữa khi được tiếp thu, học tập trong Khoa Quản lý đô thị - môi trường học tập năng động, trẻ trung với những người thầy/người cô giàu kinh nghiệm và tình cảm Sắp kết thúc hành trình 5 năm học tập tại Trường, tại Khoa; bản thân em thấy mình đã học hỏi, trau dồi được thật nhiều kiến thức quý giá, có cho mình được những hành trang vững chắc trên con đường lập nghiệp sau này Lĩnh vực quản lý đô thị thực sự với bản thân em vô cùng quan trọng cho sự phát triển của đất nước và đem lại sự đam mê cho bản thân, hy vọng sau khi học xong tại trường em có thể đóng góp trí tuệ, năng lực của mình vào sự phát triển chung của
đô thị nước ta
Trong suốt quá trình học tập tại trường Đại học Kiến Trúc Hà Nội, khóa học 2018 -
2023 Em đã được các thầy, cô giáo truyền đạt cho những kiến thức và phương pháp luận nghiên cứu khoa học vô cùng quý báu Đây chính là nền tảng kiến thức giúp các em tự tin, vững vàng hơn trong công tác và trong lĩnh vực nghiên cứu sau khi ra trường Em xin bày
tỏ lòng tri ân tới toàn thể quý thầy cô trong nhà trường nói chung và thầy cô trong Khoa Quản lý Đô thị nói riêng đã dạy dỗ, chỉ bảo em trong suốt quá trình học tập Đặc biệt xin được gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới TS.KTS Nguyễn Thị Lan Phương, là người trực tiếp hướng dẫn, tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất, giúp cho em hoàn thành đồ án tốt nghiệp
Xin chân thành cảm ơn các Phòng/ban, Khoa trong nhà trường, cảm ơn Hội Quy hoạch phát triển đô thị, UBND Thành phố Lào Cai và các phòng ban liên quan đã giúp đỡ
em hoàn thành đề tài tốt nghiệp này
Hà Nội, ngày 13 tháng 02 năm 2023
TÁC GIẢ ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
Đinh Tùng Dương
Trang 5Tôi xin cam đoan bài luận đồ án tốt nghiệp là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của tôi Các số liệu khoa học, kết quả nghiên cứu của bài luận là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng
Sinh viên thực hiện
Đinh Tùng Dương
Trang 6Trang
TÓM TẮT
NHIỆM VỤ ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
LỜI NÓI ĐẦU i
LỜI CAM ĐOAN ii
MỤC LỤC iii
DANH SÁCH CÁC BẢNG, HÌNH VẼ vi
DANH SÁCH CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT viii
I PHẦN MỞ ĐẦU 1
1 Lý do, tính cấp thiết của đề tài 1
2 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 2
3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 3
4 Phương pháp nghiên cứu 4
5 Các thuật ngữ liên quan 4
6 Cấu trúc của đồ án 6
II PHẦN NỘI DUNG 7
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC 7
1.1 Cơ sở lý thuyết 7
1.1.1 Nội dung quản lý nhà nước và phân loại công trình công cộng 7
1.1.2 Một số nguyên lý thiết kế công trình công cộng theo hướng công trình xanh……….9
1.1.3 Một số xu hướng sáng tác kiến trúc công cộng 14
1.1.4 Mô hình lý thuyết khu đô thị xanh 18
1.1.5 Lý thuyết tổng quan về công trình xanh 19
1.1.6 Một số quan điểm về “ Thành phố trong rừng – Rừng trong thành phố” 21
1.1.7 Sự tham gia của cộng đồng trong quản lý đô thị 22
1.2 Cơ sở pháp lý 24
1.2.1 Văn bản quy phạm pháp luật 24
1.2.2 Văn bản pháp lý của địa phương 27
1.2.3 Quy định quản lý theo đồ án quy hoạch chung thành phố Lào Cai 28
1.3 Cơ sở thực tiễn 31
1.3.1 Bài học kinh nghiệm quốc tế 31
Trang 7CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CÔNG TRÌNH CÔNG CỘNG THEO
HƯỚNG CÔNG TRÌNH XANH TẠI PHƯỜNG DUYÊN HẢI 54
2.1 Giới thiệu chung về phường Duyên Hải – TP Lào Cai 54
2.1.1 Vị trí, quy mô, tính chất phường Duyên Hải 54
2.1.2 Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội 55
2.2 Khái quát về công trình xanh ở Việt Nam và thành phố Lào Cai 59
2.3 Thực trạng công trình công cộng tại phường Duyên Hải -Thành phố Lào Cai theo hướng công trình xanh 64
2.3.1 Công trình giáo dục 65
2.3.2 Công trình y tế 68
2.3.3 Công trình trụ sở, cơ quan làm việc 70
2.3.4 Công trình thương mại, dịch vụ công cộng 72
2.3.5 Công trình tôn giáo, tín ngưỡng 76
2.3.6 Công trình văn hóa 76
2.3.7 Công trình thể thao 77
2.3.8 Kết quả khảo sát phiếu điều tra xã hội học tại phường Duyên Hải về công trình công cộng theo hướng công trình xanh 77
2.4 Thực trạng thực hiện chiến lược “Thành phố trong rừng – Rừng trong thành phố” của Thành phố Lào Cai 82
2.5 Thực trạng kiến trúc cảnh quan phường Duyên Hải theo hướng chiến lược “Thành phố trong rừng – rừng trong thành phố” của thành phố Lào Cai 84
2.6 Thực trạng cơ cấu bộ máy quản lý công trình công cộng của thành phố Lào Cai……… 92
2.7 Những vấn đề bất cập 93
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CÔNG TRÌNH CÔNG CỘNG THEO HƯỚNG CÔNG TRÌNH XANH NHẰM XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC “ THÀNH PHỐ TRONG RỪNG - RỪNG TRONG THÀNH PHỐ” 94
3.1 Nguyên tắc 94
3.2 Lập kế hoạch hành động phát triển công trình xanh trong công trình công cộng nhằm xây dựng chiến lược “ Thành phố trong rừng – rừng trong Thành phố” 95
3.2.1 Đưa ra các mục đích/mục tiêu chung 95
Trang 83.2.4 Phân tích tác động 99
3.2.5 Đánh giá, ảnh hưởng và ưu tiên 99
3.3 Xây dựng tiêu chí và phân loại công trình công cộng theo hướng công trình xanh……….103
3.3.1 Tiêu chí công trình xanh cho thành phố Lào Cai 103
3.3.2 Tiêu chí đánh giá công trình xanh cho thành phố Lào Cai 109
3.4 Cơ chế chính sách phát triển công trình công cộng theo hướng công trình xanh……….110
3.4.1 Hoàn thiện các quy định của pháp luật 110
3.4.2 Xây dựng và thực hiện các chương trình, kế hoạch phát triển 111
3.4.3 Tuyên truyền, đào tạo và tập huấn nâng cao nhận thức năng lực 111
3.5 Nâng cao năng lực bộ máy quản lý vận hành công trình công cộng 112
3.5.1 Đề xuất sơ đồ bộ máy quản lý công trình công cộng theo hướng công trình xanh……….112
3.5.2 Nâng cao năng lực bộ máy quản lý đô thị 114
III PHẦN KẾT LUẬN 116
1 Kết luận 116
2 Kiến nghị 117
TÀI LIỆU THAM KHẢO 118
Trang 9Sơ đồ 1 Sơ đồ phát triển kiến trúc và kiến trúc kết hợp cộng sinh
Hình 1.1 Thiết kế Biophilic tạo ra những CTX - Nơi con người hòa cùng thiên
nhiênHình 1.2 Dấu ấn của “ tính bản địa” trong kiến trúc
Hình 1.3 Kiến trúc bền vững
Hình 1.4 Kiến trúc xanh – sinh thái
Hình 1.5 Nét độc đáo trông kiến trúc truyền thống
Hình 1.6 Dong Xuan Center tại Berlin
Hình 1.7 Cape Town - Thành phố xanh nhất ở châu Phi
Hình 1.8 Vienna (Áo) cổ kính và lãng mạn
Hình 1.9 Singapore – Thành phố xanh
Sơ đồ 2 Sơ đồ vị trí phường Duyên Hải – Thành phố Lào Cai
Sơ đồ 3 Bộ máy quản lý công trình công cộng
Hình 2.1 Số lượng dự án đạt chứng nhận LEED và LOTUS tại Việt Nam
Hình 2.2 Số lượng công trình xanh LEED tại Việt Nam và một số nước châu Á
Bảng 1 Làm công trình xanh ở Việt Nam – thuận lợi và khó khăn?
Bảng 2 Đánh giá về tầng cao, MĐXD các CTCC tại phường Duyên Hả
Hình 2.3 Giai đoạn 2021-2025, thành phố Lào Cai sẽ phát triển đô thị theo mục
tiêu “thành phố trong rừng, rừng trong thành phố”
Bảng 3 Tổng hợp kết quả rà soát hiện trạng và quy hoạch cải tạo phát triển cây
xanh phường Duyên Dải - thành phố Lào Cai đến năm 2020, định hướng đến năm 2030
Trang 10Hình 1.11 Công trình Farming Kindergarten, một nhà mẫu giáo xanh tại Đồng Nai Hình 1.12a
Hình 1.13b
Ngoại thất Trụ sở Công ty Vinexad trước cải tạo Ngoại thất Trụ sở Công ty Vinexad sau cải tạo Hình 1.14a
Hình 1.14b
Ngoại thất Viện Máy và Dụng cụ Công nghiệp trước cải tạo Ngoại thất Viện Máy và Dụng cụ Công nghiệp sau cải tạo Hình 1.15 Tiêu chuẩn thiết kế công trình xanh
Trang 11Chữ viết tắt Tên đầy đủ
Trang 12I PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lý do, tính cấp thiết của đề tài
Quy hoạch phát triển bền vững và Công trình Xanh đã và đang được lồng ghép vào các quy hoạch đô thị, chiến lược phát triển… nhằm đạt được các tiêu chí thành phố xanh, thành phố sinh thái, thành phố trong rừng,…
Các đồ án quy hoạch, các đề án, chương trình kế hoạch phát triển đô thị trên địa bàn thành phố Lào Cai đã có đề cập đến một số chỉ tiêu nêu trên (đặc biệt là chỉ tiêu về công trình xanh), tuy nhiên chưa có một đánh giá toàn diện, đầy đủ, chi tiết và hệ thống để làm
cơ sở cho các báo cáo, các đề xuất phát triển đô thị tăng trưởng xanh Phường Duyên Hải
- TP Lào Cai mang đặc trưng của đô thị miền núi phía Bắc với tỉ lệ cây xanh trong đô thị cao tạo môi trường sống trong lành, ôn hòa, giảm thiểu ô nhiễm cho trung tâm thành phố
Là trung tâm hành chính, kinh tế, văn hóa xã hội, giáo dục của phường Duyên Hải, thành phố Lào Cai; đồng thời vừa là khu cửa khẩu đường bộ quốc tế, gắn liền với các hoạt động xuất nhập khẩu, giao thương biên mậu giữa hai nước Việt Nam - Trung Quốc vừa là khu
đô thị mới cao cấp, đối ngoại, đối đẳng, cùng với hệ thống cảnh quan dọc sông Hồng đồng
bộ, khang trang, hiện đại Với định hướng chính là tập trung hình thành các cụm đô thị sinh thái xen kẽ gắn liền với cảnh quan thiên nhiên Không gian kiến trúc cảnh quan rộng rãi, các công trình xây dựng thấp tầng chỉ từ 1-6 tầng đối với các khu xây dựng nhà ở, mật độ xây dựng thấp Tạo nên sự phát triển cân bằng, giảm thiểu sự chêch lệch xã hội giữa khu vực nội thị và nông thôn
Triển khai thực hiện các quyết định: Quyết định số 1658/QĐ-TTg ngày 01/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2050; Quyết định 84/QĐ-TTg ngày 19/01/2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch phát triển đô thị tăng trưởng xanh Việt Nam đến năm 2030 Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai căn cứ thực tế tình hình phát triển đô thị của địa phương, chỉ đạo lập kế hoạch thực hiện phát triển đô thị tăng trưởng xanh trên địa bàn thành phố Lào Cai, lồng ghép trong Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; rà soát Quy hoạch
Trang 13chung xây dựng thành phố Lào Cai và Chương trình phát triển đô thị thành phố Lào Cai lồng ghép các mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể về phát triển đô thị tăng trưởng xanh, ứng phó biến đổi khí hậu; xây dựng chiến lược về “thành phố trong rừng – rừng trong thành phố”; xây dựng, tổ chức thẩm định, phê duyệt, bố trí ngân sách và huy động các nguồn vốn hỗ trợ, tài trợ và các nguồn vốn hợp pháp khác theo phân cấp và quy định pháp luật hiện hành để triển khai thực hiện Kế hoạch
Theo tính chất và chương trình mục tiêu phát triển đô thị của thành phố Lào Cai đến
năm 2025 trở thành đô thị loại I và là đô thị Xanh – Sinh thái, gắn cây xanh đô thị với công
trình, lâm viên và rừng cảnh quan sinh thái hình thành thương hiệu thành phố Lào Cai là
“Thành phố trong rừng, rừng trong thành phố” Qua đánh giá được hiện trạng công trình
công cộng xanh trên địa bàn thành phố Lào Cai trước năm 2019 (có căn cứ trên các chỉ tiêu xây dựng đô thị tăng trưởng xanh của Thông tư 01/2018/TT-BXD ngày 05/01/2018) Đồng thời, rà soát các cơ chế, chính sách, văn bản pháp luật liên quan đến lĩnh vực phát triển công trình xanh trên địa bàn tỉnh Lào Cai
Vì vậy, việc nghiên cứu và chọn đề tài “ Quản lý công trình công cộng theo hướng
công trình xanh nhằm xây dựng chiến lược “ Thành phố trong rừng – rừng trong thành phố” tại phường Duyên Hải, thành phố Lào Cai” làm đồ án tốt nghiệp mang tính thực tiễn
cao hiện nay
2 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
2.1 Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu các vấn đề lý thuyết chung và đánh giá phân tích thực trạng việc quản
lý, xây dựng công trình công cộng theo hướng công trình xanh tại phường Duyên Hải – TP Lào Cai; từ đó phân tích, tìm hiểu về những vấn đề, bất cập tồn tại cũng như những điểm mạnh trong công tác quản lý phát triển công trình xanh tại phường Duyên Hải – TP Lào Cai nhằm đưa ra những giải pháp quản lý công trình công cộng theo hướng công trình xanh nhằm xây dựng chiến lược “ Thành phố trong rừng – rừng trong thành phố” của thành phố Lào Cai nói chung và phường Duyên Hải nói riêng
Trang 142.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tìm hiểu các cơ sở lý luận khoa học, cơ sở lý thuyết, cơ sở thực tiễn về công trình công cộng, công trình xanh, quản lý công trình công cộng theo hướng công trình xanh
- Phân tích thực trạng quản lý, xây dựng công trình công cộng theo hướng phát triển công trình xanh tại phường Duyên Hải – TP Lào Cai
- Nghiên cứu nguyên nhân, bất cập
- Đề xuất các giải pháp để giải quyết vấn đề
3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
a Đối tượng nghiên cứu
Quản lý công trình công cộng theo hướng công trình xanh tại phường Duyên Hải –
Thành phố Lào Cai
b Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về không gian: Tất cả các công trình công cộng bao gồm: công trình giáo dục, cơ quan, trung tâm thương mại, thể dục thể thao, y tế, văn hóa, di tích, nhà ga… tại phường Duyên Hải – Thành phố Lào Cai
- Phạm vi về thời gian: Nghiên cứu từ khi lập quy hoạch phân khu phường Duyên Hải, TP Lào Cai tỷ lệ 1/2000 đến nay
đề cần nghiên cứu;
+ Đề xuất giải pháp về quản lý công trình công cộng theo hướng công trình xanh tại phường Duyên Hải – Thành phố Lào Cai
Trang 154 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp khảo sát, nghiên cứu thực địa: tìm hiểu trực tiếp hiện trạng vấn đề
nghiên cứu bằng việc quan sát, ghi chép, chụp ảnh, video trực tiếp Nhằm phát hiện vấn đề bất cập, có cái nhìn tổng quan, thực tế về khu vực nghiên cứu
- Phương pháp điều tra xã hội học: phỏng vấn trực tiếp hoặc dùng hệ thống câu hỏi
( điều tra xã hội học bằng bảng hỏi) xung quanh vấn đề phát triển công trình xanh tại các công trình công cộng, xác định nhằm thu thập những thông tin khách quan nói lên nhận
thức và thái độ của chính quyền địa phương, người dân tại phường Duyên Hải
- Phương pháp tổng hợp, phân tích thông tin: Quá trình thu thập thông tin từ sách
báo, tài liệu, internet… để chọn lọc được thông tin cần thiết phục vụ cho công việc nghiên cứu công trình công cộng theo hướng công trình xanh Phân tích đưa ra dự đoán, đánh giá trên thực trạng, hiện tại vấn đề, dự báo về những kế hoạch, chiến lược quản lý trong tương lai
- Phương pháp kế thừa: Kế thừa, học hỏi từ các kết quả nghiên cứu đã có về quản lý
công trình công cộng, biết chọn lọc những vấn đề liên quan để áp dụng, làm mới trong nghiên cứu của mình
- Phương pháp chuyên gia: Tiếp thu ý kiến, lời khuyên hay nhận xét của những người
có chuyên môn để sữa chữa, bổ sung vào nghiên cứu của mình Từ đó đưa ra quyết định đúng, có thể sáng tạo dựa trên ý kiến chuyên gia
- Phương pháp phân tích SWOT: Phân tích dựa trên những điểm mạnh, điểm yếu, cơ
hội, thách thức về công trình công cộng theo hướng công trình xanh tại phường Duyên Thành phố Lào Cai để có thể nhìn nhận vấn đề một cách toàn diện
Hải Phương pháp lập kế hoạch chiến lược: Phân tích đánh giá và lập kế hoạch chiến
lược cho quản lý phát triển công trình xanh trong các công trình công cộng
5 Các thuật ngữ liên quan
Quản lý đô thị là các hoạt động nhằm huy động mọi nguồn lực vào công tác quy
hoạch, hoạch định các chương trình phát triển và duy trì các hoạt động đó để đạt được các mục tiêu phát triển của chính quyền thành phố
Trang 16Quản lý đô thị là một khoa học tổng hợp được xây dựng trên cơ sở của nhiều khoa
học chuyền ngành, bao gồm hệ thống chính sách, cơ chế, biện pháp và phương tiện được chính quyền nhà nước các cấp sử dụng để tạo điều kiện quản lý và kiểm soát quá trình tăng trưởng đô thị Theo một nghĩa rộng thì quản lý đô thị là quản lý con người và không gian sống (ăn, ở, làm việc, nghỉ ngơi…) ở đô thị
Công trình công cộng là các công trình được cơ quan nhà nước đầu tư xây dựng
bằng ngân sách quốc gia hay sử dụng nguồn vay của chính phủ, phục vụ mục đích kinh tế, văn hóa, giáo dục, quốc phòng, xã hội…để phục vụ cho nhu cầu dân sinh như y tế, trường học, văn hóa, thể thao, tôn giáo, tín ngưỡng…
Công trình xanh Việt Nam (VGBC) là công trình đạt hiệu quả cao trong sử dụng
năng lượng và vật liệu, giảm thiểu tác động xấu tới môi trường, đồng thời được thiết kế để
có thể hạn chế tối đa những tác động không tốt của môi trường xây dựng tới sức khoẻ con người và môi trường tự nhiên
Công trình công cộng theo hướng công trình xanh là các công trình công cộng xây
dựng dựa trên bổ sung các yếu tố của công trình xanh như yếu tố về năng lượng, về an toàn, về sức khoẻ, về tiện nghi… Công trình đạt được hiệu quả cao trong sử dụng năng lượng và vật liệu, giảm thiểu các tác động xấu tới môi trường; đồng thời được thiết kế để
có thể hạn chế tối đa những tác động không tốt của môi trường xây dựng tới sức khỏe con người và môi trường tự nhiên
Quản lý công trình công trình công cộng là việc quản lý việc bảo trì, vận hành, sử
dụng hiệu quả, tối đa chức năng của các công trình công cộng Đồng thời quản lý việc sử dụng, vận hành hiệu quả, duy tu hệ thống vệ sinh môi trường và bảo vệ môi trường sinh thái, cây xanh Tổ chức thực hiện và kinh phí cho việc khai thác sử dụng các công trình công cộng
Quản lý công trình công cộng theo hướng công trình xanh là việc đảm bảo tuân thủ
theo quản lý công trình công cộng có dựa trên những tiêu chí của công trình xanh về năng lượng, an toàn công trình, tỷ lệ cây xanh, sức khoẻ…
Trang 176 Cấu trúc của đồ án
Phần 1: Phần mở đầu
1 Tính cấp thiết của đề tài
2 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
4 Phương pháp nghiên cứu
5 Các thuật ngữ liên quan
Phần 2: Phần nội dung
Chương 1: Cơ sở khoa học
Chương 2: Thực trạng quản lý công trình công cộng theo hướng công trình xanh tại phường Duyên Hải
Chương 3: Giải pháp quản lý công trình công cộng theo hướng công trình xanh nhằm xây dựng chiến lược “Thành phố trong rừng – rừng trong thành phố”
Phần 3: Phần kết luận, kiến nghị
1 Kết luận
2 Kiến nghị
Trang 18II PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC
1.1 Cơ sở lý thuyết
1.1.1 Nội dung quản lý nhà nước và phân loại công trình công cộng
Nghị định 46/2015/NĐ-CP ngày 12/05/2015 về quản lý chất lượng và bảo trì công
- Tổ chức thực hiện và kinh phí cho việc khai thác sử dụng các công trình công cộng
- Quản lý công trình công cộng đòi hỏi cần có một hệ thống quản lý thống nhất và chuyên nghiệp hóa
Theo Phụ lục I Nghị định 06/2021/NĐ-CP ngày 21/06/2021 quy định về các nhóm công trình công cộng như sau:
(1) Công trình giáo dục, đào tạo, nghiên cứu
- Một công trình độc lập, một tổ hợp các công trình sử dụng cho mục đích giáo dục, đào tạo, nghiên cứu trong các cơ sở sau: Nhà trẻ, trường mẫu giáo; trường tiểu học, trường trung học cơ sở, trung học phổ thông, trường có nhiều cấp học; trường đại học và cao đẳng, trường trung học chuyên nghiệp; trường dạy nghề, trường công nhân kỹ thuật, trường nghiệp vụ và các loại trường hoặc trung tâm đào tạo khác;
- Trạm khí tượng thủy văn, trạm nghiên cứu địa chấn, cơ sở nghiên cứu vũ trụ; các trung tâm cơ sở dữ liệu chuyên ngành và các cơ sở nghiên cứu chuyên ngành khác
Trang 19(2) Công trình y tế
Một công trình độc lập, một tổ hợp các công trình sử dụng cho mục đích khám chữa bệnh trong các cơ sở sau: Bệnh viện, phòng khám (đa khoa hoặc chuyên khoa); trạm y tế; nhà hộ sinh, điều dưỡng, phục hồi chức năng, chỉnh hình, dưỡng lão; cơ sở phòng chống dịch bệnh; cơ sở nghiên cứu, thí nghiệm chuyên ngành y tế; các cơ sở y tế khác
(3) Công trình thể thao
Sân vận động; nhà thi đấu; sân tập luyện, thi đấu các môn thể thao như: gôn, bóng
đá, tennis, bóng chuyền, bóng rổ và các môn thể thao khác; bể bơi
(4) Công trình văn hóa
Trung tâm hội nghị, nhà hát, nhà văn hóa, câu lạc bộ, rạp chiếu phim, rạp xiếc, vũ trường; các công trình di tích; bảo tàng, thư viện, triển lãm, nhà trưng bày; công trình có tính biểu trưng, nghệ thuật (tượng đài ngoài trời, cổng chào, ), công trình vui chơi, giải trí; các công trình văn hóa khác
(5) Công trình tôn giáo, tín ngưỡng
- Công trình tôn giáo: Trụ sở của tổ chức tôn giáo, chùa, nhà thờ, nhà nguyện, thánh đường, thánh thất, niệm phật đường; trường đào tạo người chuyên hoạt động tôn giáo; tượng đài, bia, tháp và các công trình tôn giáo khác;
- Công trình tín ngưỡng: Đình, đền, am, miếu, từ đường (nhà thờ họ) và các công trình tín ngưỡng khác
(6) Công trình thương mại
Trung tâm thương mại, siêu thị, chợ, cửa hàng; nhà hàng, cửa hàng ăn uống, giải khát và các công trình thương mại khác
Trang 20(8) Công trình trụ sở, văn phòng làm việc
- Các tòa nhà sử dụng làm trụ sở, văn phòng làm việc của cơ quan nhà nước và tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội;
- Các tòa nhà sử dụng làm trụ sở, văn phòng làm việc của các tổ chức xã hội - nghề nghiệp, đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp và các tổ chức, cá nhân khác;
- Các tòa nhà sử dụng làm văn phòng kết hợp lưu trú
(9) Các tòa nhà, kết cấu khác sử dụng đa năng hoặc hỗn hợp khác
Ví dụ: Tòa nhà bố trí công năng theo tầng cao để sử dụng làm chung cư, khách sạn
và văn phòng thì thuộc loại công trình hỗn hợp
(10) Các tòa nhà hoặc kết cấu khác được xây dựng phục vụ dân sinh
1.1.2 Một số nguyên lý thiết kế công trình công cộng theo hướng công trình xanh
a Kiến trúc và thiên nhiên
nhien-nhin-tu-su-phat-trien-cua-tp-da-nang.html)
(https://www.tapchikientruc.com.vn/chuyen-muc/kien-truc-cong-sinh-voi-thien-Môi trường xung quanh có ảnh hưởng đến điều kiện sống của con người Kiến trúc
vì mục đích công năng và thẩm mỹ không thể thoát lý được khỏi ảnh hưởng của thiên nhiên, môi trường địa lý và điều kiện khí hậu Sự bố cục không gian kiến trúc, hình khối, màu sắc, vật liệu… ở từng vùng, từng miền khác nhau
KTS ITO từng kết luận: “Hiện nay con người dựa vào công nghệ ngày càng nhiều, tư tưởng “Con người có thể thống trị thiên nhiên” bị đè nặng lên chúng ta và chúng ta cần phải có một quan niệm khác Chúng tôi muốn thay đổi cách nghĩ này bằng
thông điệp: “Con người sẽ sống chung, hài hòa với thiên nhiên”!…
Mục tiêu của công trình kiến trúc là tạo ra môi trường không gian vui chơi, giải trí, cải thiện môi trường sống và nâng cao chất lượng thẩm mỹ không gian sống, tạo ra mối quan hệ hài hòa giữa kiến trúc – con người – thiên nhiên Tuy nhiên, nếu trước đây chúng
ta hiểu “sự hài hòa” là mối quan hệ tổng thể đạt được trong các mối quan hệ về chức năng, thẩm mỹ… thì chưa đủ, mối quan hệ đó phải là mối quan hệ cộng sinh, hài hòa trong cả các mối quan hệ đối lập, trong các mối quan hệ về sinh thái, môi trường theo quy luật tự nhiên cùng phát triển
Trang 21Điều kiện khí hậu ảnh hưởng như thế nào đến công trình? Câu trả lời là rất rõ rệt Chúng ta có thể dễ dàng thấy điều đó qua các kiến trúc đặc trưng của các vùng miền Một trong những mục đích quan trọng của kiến trúc công trình là thỏa mãn yêu cầu sử dụng của con người Nhu cầu sử dụng rất phong phú, đa dạng Chúng phụ thuộc vào thể loại hoạt động địa phương, thói quen, phong tục tập quán dân tộc Song trước tiên, kiến trúc phải giúp con người khắc phục được các điều kiện bất lợi của địa hình và khí hậu Nghĩa là một mặt kiến trúc phải bố cục mặt bằng tổ chức, không gian phù hợp với đặc điểm công năng Mặt khác phải phù hợp với môi trường, địa lý tự nhiên, địa hình, khí hậu, địa chất Đó là
lý do để nói ngoài các yếu tố về văn hóa, thẩm mỹ thì điều kiện khí hậu ảnh hưởng đến
kiến trúc rất rõ rệt Ở Việt Nam nền kiến trúc đã ảnh hưởng “phong cách kiến trúc nhiệt
đới”
KTS Lê Trương đã có bài tham luận về “Sự đối lập giữa kiến trúc và thiên nhiên” Theo ông, việc lấy cảm hứng từ thiên nhiên thổi hồn vào các công trình kiến trúc là điều rất quan trọng Song song với đó, các KTS đặc biệt lưu ý, không thể bỏ qua cảnh quan và văn hóa xung quanh để công trình thực sự hài hòa với bản sắc địa phương Đồng quan điểm, KTS Niwa Takashi chia sẻ câu chuyện về hướng nghiên cứu môi trường để tiếp cận với văn hóa bản địa bằng các phương thức mô phỏng hướng gió, các chuyển động, sự thay đổi thời gian… qua bài tham luận “Nghiên cứu môi trường tiếp cận với văn hóa.” Với kinh
Trang 22nghiệm phát triển các công trình kiến trúc ở Nhật, KTS Niwa khẳng định, hướng thiết kế tiếp cận môi trường và văn hóa là tiêu chí rất quan trọng để tận hưởng không gian tiện nghi
và đẳng cấp Các KTS và chuyên gia đầu ngành thảo luận về chủ đề “Kiến trúc cảm hứng
từ thiên nhiên” TS Phạm Anh Tuấn - Tổng Giám đốc CTCP Vicostone cho biết: “Ngoài việc tích hợp các mảng xanh trong công trình, việc lựa chọn vật liệu phù hợp làm điểm nhấn cũng không kém phần quan trọng.”
Thiết kế Biophilic – tạm hiểu là thiết kế xanh, là một ý tưởng sáng tạo mới cho
những nơi chúng ta sống, làm việc và học tập Chúng ta cần một môi trường gần gũi với thiên nhiên và về cơ bản nó phải là những thiết kế hiện đại, đi cùng xu hướng Nhưng trên thực tế chúng ta thường thiết kế những thành phố và các vùng ngoại ô của mình bằng những cách tất cả chỉ làm hủy hoại môi trường và mang chúng ta xa dần thiên nhiên Xu hướng gần đây trong kiến trúc xanh đã giảm những tác động xấu của các công trình xây dựng tới môi trường, nhưng dường như nó còn được thực hiện rất ít trong việc kết nối giữa con người với thế giới tự nhiên Đó chính là các mảnh còn thiếu trong câu đố của sự phát triển bền vững Chúng ta sẽ bắt gặp các tòa nhà kết nối con người với thiên nhiên như: bệnh viện nơi bệnh nhân có thể chữa lành nhanh hơn, trường học nơi kết quả học tập của học sinh luôn cao, các văn phòng nơi người lao động có năng suất cao hơn, và ở những nơi sinh hoạt cộng đồng con người sẽ gần gũi và hiểu nhau nhiều hơn Thiết kế Biophilic chỉ cách hướng tới việc tạo nên môi trường sống lành mạnh và hiệu quả đối với con người hiện đại Thiết kế Biophilic – kiến trúc của cuộc sống, lấp đầy một khoảng trống rất lớn trong sự hiểu biết của con người về vai trò của thế giới tự nhiên trong cuộc sống hiện đại Nó giải thích tại sao sự hiện diện của thế giới tự nhiên trong đời sống hàng ngày là trung tâm của
sự tồn tại của chúng ta và những gì con người cần làm là đưa thiên nhiên vào trong từng không gian sống, để luôn được tận hưởng sự trong lành và yên bình mà mẹ thiên nhiên mang lại
Trang 23Hình 1.1 Thiết kế Biophilic tạo ra những CTX - Nơi con người hòa cùng thiên nhiên
b Kiến trúc mang tính văn hóa, dân tộc và bản sắc địa phương
kien-truc-chung-cu-do-thi.html)
(https://www.tapchikientruc.com.vn/chuyen-muc/ban-sac-van-hoa-dan-toc-trong-Có thể nói văn hóa bản địa chính là chìa khóa phát triển kiến trúc xanh hiện đại Việt Nam Đây thực sự là những điểm sáng! Trong tương lai không ta chúng ta có quyền hy
vọng vào một “ngữ pháp” kiến trúc xanh hiện đại của riêng Việt Nam, đóng góp vào ngôn
ngữ kiến trúc thế giới
KTS Hoàng Thúc Hào: Mỗi công trình đều có điều kiện tự nhiên, văn hóa, xã hội đặc thù Chẳng hạn Nhà cộng đồng Tả Phìn (Sa Pa) lấy cảm hứng từ nhịp điệu núi đồi và hình ảnh chiếc khăn đỏ của phụ nữ Dao Hình thái nhà thấp, kín, tránh gió tốc, có lò sưởi
ở trung tâm và nhiều mảng kính lấy sáng thích hợp với điều kiện sương mù dày đặc,… Công trình đã đạt giải Arcasia của Hội KTS châu Á, giải Green Good Design (Mỹ – Châu Âu),…
Chung cư Mỏng là công trình khá đặc biệt, tuy giải pháp đơn giản nhưng hiệu quả, tiết kiệm năng lượng, tạo hình ảnh mới cho thành phố trẻ, năng động Bắc Giang Trong khi
đó, ở tác phẩm Nhà vỏ chai, chúng tôi lại đề cao tính giáo dục, những vật liệu tái chế – rác thải
Hoặc như Trung tâm cộng đồng Cẩm Thanh – Hội An, ngoài việc sử dụng vật liệu địa phương đặc trưng như gỗ kiền kiền, lá dừa nước, cùng với thiết kế mái hình phễu giúp hóa giải sức bão, tránh gây tốc mái, thu nước mưa, tái sử dụng
Trang 24Hình 1.2 Dấu ấn của “ tính bản địa” trong kiến trúc
Với đại dịch Covid 19, nhân loại đang trải qua và đối mặt với những biến động được xem là dấu mốc lịch sử trên tất cả các phương diện Giữa giai đoạn hỗn loạn này, thử thách cho con người càng trở nên phức tạp hơn – Khi lối sống hiện đại đang đẩy sự sống của vạn vật trên hành tinh và của chính ta đến bờ vực khủng hoảng mang tên “Biến đổi khí hậu”_ (BĐKH) Tuy nhiên, có thể nói rằng: Đây là một cơ hội để nhìn nhận chúng ta về điều thật
sự quan trọng trong cuộc sống
Trên cương vị là KTS, nhà quy hoạch và quản lý đô thị, đó là sự trăn trở về một ngày mà ranh giới giữa những di sản của con người và di sản của tự nhiên được xóa bỏ, tất
cả tương hỗ và cùng vận hành trơn tru như một vòng tuần hoàn khép kín Hy vọng rằng những ý niệm về thiết kế xanh cho cộng đồng sống bền vững và an sinh sẽ được hiện hữu vào một ngày nào đó, trong khuôn khổ của đô thị và kiến trúc, sẽ đưa con người tiệm cận với viễn cảnh khả dĩ nhất về một tương lai khi tự nhiên luôn được trân trọng và cải thiện trên mỗi bước tiến của nhân loại
Văn hóa bản địa là những giá trị văn hóa đã được đúc kết tại chính nơi mà cộng đồng sinh sống Vì nó có tính địa điểm rõ rệt, đôi khi có những giá trị rất riêng trong một khu vực nhỏ như một tỉnh, huyện thậm chí là xã chứ không phải chỉ là văn hóa vùng, miền – Nên đối với kiến trúc, văn hóa bản địa đặc biệt có ý nghĩa khi chúng ta hiểu biết, cảm nhận, biết học hỏi một cách thực sự
Thực tế hiện nay, trước những thế mạnh của công nghệ, khoa học kỹ thuật, dường như những kinh nghiệm tri thức của văn hóa bản địa đang có xu hướng bị coi nhẹ Những
xu thế kiến trúc ngày càng xa rời với truyền thống, xa cách, áp chế tự nhiên, vẫn đang nảy
Trang 25nở Điều nguy hại hơn nữa là nhiều công trình, dự án ẩn dưới các thuật ngữ mỹ miều
như: “Châu Âu trong lòng Hà Nội”, hay “Sự kết hợp tinh tế văn hóa Á- Âu”, “Đô thị hiện
đại của tương lai”… lại hàm chứa sự phủ nhận những giá trị của văn hóa bản địa, xa rời
môi trường sống nhân văn truyền thống
Giá trị văn hóa bản địa cần được nhìn nhận lớn hơn là khía cạnh kinh nghiệm Đó
là quan điểm, thái độ ứng xử, tập quán, lòng tin, tín ngưỡng… Cần hiểu các giá trị văn hóa này trên cái nhìn rộng hơn là chỉ ở việc kế thừa những kinh nghiệm, gắn với các hành động
cụ thể như kiến trúc, xây dựng Việc học hỏi này mới là bản chất
Văn hóa truyền thống của người Việt rất phong phú và có giá trị cao Trong các giá trị văn hóa chung của từng vùng, miền lại có những giá trị văn hóa bản địa mang dấu ấn địa điểm, địa phương tỉnh, huyện, xã Giá trị văn hóa bản địa trong xây dựng môi trường
cư trú của người Việt rất đặc sắc Thể hiện trong việc thiết lập cấu trúc quy hoạch, thiết lập
hệ thống hạ tầng, hình thái không gian, mặt nước Thể hiện trong việc thiết lập môi trường
cư trú hài hòa với môi trường tự nhiên, hệ thống xã hội và phương thức sản xuất
1.1.3 Một số xu hướng sáng tác kiến trúc công cộng
cong-dong-o-viet-nam.html)
(https://www.tapchikientruc.com.vn/dien-dan/cac-xu-huong-sang-tac-kien-truc-a Xu hướng kiến trúc bền vững
Kiến trúc bền vững mang đến lợi ích về kinh tế, xã hội và môi trường, kiến trúc bền vững phát triển mạnh mẽ sẽ kéo theo sự phát triển chung của toàn xã hội Xu hướng kiến trúc bền vững mang đến cuộc sống không những đầy đủ tiện nghi, không gian sống xanh
lý tưởng thân thiện hòa hợp với thiên nhiên, đảm bảo sạch sẽ an toàn cho sức khỏe con người Đặc biệt kiến trúc bền vững dưới con mắt thiết kế của kiến trúc sư tạo ra môi trường tính thẩm mỹ cao, kết hợp hài hòa phong tục văn hóa của người bản địa
Tận dụng lợi thế của địa chất, địa hình, thiên nhiên ưu đãi như nắng gió, cảnh quan,
hệ sinh thái động thực vật để nâng cao chất lượng cuộc sống Tái tạo lại thiên nhiên sau khi tác động giúp giảm phát thải, chống ô nhiễm môi trường, nguồn nước Hơn hết đó là giảm tác động của hiệu ứng nhà kính, hạn chế sự nổi giận của thiên nhiên, bảo vệ tương lai bền vững hơn…
Trang 26Nguyên tắc thiết kế kiến trúc bền vững:
- Thiết kế môi trường bao gồm không gian tiện nghi hòa hợp thiên nhiên, trong lành
dễ chịu với văn hóa người dân bản địa
- Cộng sinh với thiên nhiên, đảm bảo thích ứng kịp thời với biến đổi khí hậu, không làm tổn hại đến môi trường tự nhiên bao gồm tận dụng tốt lợi thế thiên nhiên ưu đãi và bảo
tồn tái tạo thiên nhiên
- Áp dụng công nghệ xanh vào thiết kế kiến trúc
- Hòa nhập môi trường nhân văn cũng như cảnh quan khu vực lân cận
- Tăng được khả năng khai thác hiệu quả kinh tế kỹ thuật lâu dài
Hình 1.3 Kiến trúc bền vững
b Xu hướng kiến trúc xanh – kiến trúc sinh thái
Với chủ đích là đưa công trình kiến trúc gắn liền với tự nhiên, tích hợp với các đặc điểm cơ bản của tự nhiên, tận dụng năng lượng tự nhiên, giảm thiểu ô nhiễm Chính nhờ
sự gắn bó hữu cơ với tự nhiên nên kiến trúc sinh thái Việt Nam dễ dàng tạo dựng tính độc đáo cho riêng mình do các điều kiện tự nhiên ở mỗi nước đều có đặc điểm riêng, không có
sự trùng lặp Các sáng tác theo xu hướng kiến trúc sinh thái hiện nay cũng có thể được chia thành hai xu thế: Xu thế sử dụng các vật liệu tự nhiên và xu thế sử dụng vật liệu hiện đại
Xu thế sử dụng các vật liệu tự nhiên thường sử dụng bộ khung kết cấu chịu lực bằng tre, mái lợp lá gắn liền với các sáng tác của kiến trúc sư Võ Trọng Nghĩa, Hoàng Thúc Hào Ưu điểm nổi bật của xu thế này là thân thiện với môi trường, dễ dàng tạo ra tính độc đáo của công trình, tuy nhiên nguồn vật liệu tự nhiên cũng có hạn và khả năng chịu lực của chúng cũng không cao nên không thể xây dựng đại trà được
Trang 27Xu thế sử dụng vật liệu hiện đại như bê tông, thép mặc dù có giảm bớt tính thân thiện với môi trường nhưng cho phép kiến trúc sư có thể “tung hoành” trong việc sáng tác các công trình đòi hỏi không gian lớn hay cao tầng Mặt khác do không bị hạn chế bởi tính hữu hạn của vật liệu nên hoàn toàn có thể xây dựng đại trà miễn là đáp ứng được các tiêu chí của kiến trúc sinh thái
Hình 1.4 Kiến trúc xanh – sinh thái
Tích hợp thảm thực vật tự nhiên trong nhà có thể đáp ứng được cả yêu cầu về thực
tế, tính thẩm mỹ và tâm lý con người Do vậy mà những năm gần đây, kiến trúc xanh trong thiết kế nhà ở hiện đại trở thành xu hướng phát triển rộng rãi, đặc biệt ở các thành phố lớn Phong cách hướng đến tính thân thiện, bền vững và khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu trong tương lai
Kiến trúc xanh là xu hướng bền vững của tương lai Nhưng không phải cứ trồng thật nhiều cây ở ban công, sân thượng, sân vườn; sử dụng hệ thống nước sạch tưới tiêu chằng chịt từ trong ra ngoài, từ trên xuống dưới… là đã xanh Ngược lại, những yếu tố này còn khiến gia chủ tốn kém hơn Ít nhất là chi phí tưới tiêu, chăm sóc
Kiến trúc xanh trong công trình hiện đại cũng không phải là nhà bê tông kính thép vuông vức rồi ứng dụng thật nhiều công nghệ hiện đại để tiết kiệm điện nước Mà kiến trúc xanh, lối sống xanh, thân thiện cần phải có sự dung hòa giữa yếu tố tiện nghi và khả năng thích ứng với môi trường, điều kiện khí hậu địa phương Điều này đòi hỏi người KTS phải giải được bài toán tổng thể về thiết kế - thi công - vật liệu - thiết bị, công nghệ - giải pháp mới…
Bản chất của xu hướng kiến trúc xanh trong thiết kế công trình hiện đại là cải tạo môi trường sống Tạo nên không gian cộng hưởng và chung sống bền vững với môi trường Việc chạy theo một khái niệm chung chung là đẹp và lạ nhưng lại bỏ qua giá trị cốt lõi của
Trang 28đời sống khiến chúng ta không thể tương tác được với ngôi nhà của mình bằng cả 6 giác quan - tiêu chí của sự hưởng thụ Vậy nên với mỗi chủ thể, mỗi dự án, lại cần có sự ứng dụng linh hoạt để tránh lãng phí, tác động tiêu cực lâu dài
c Xu hướng khai thác kiến trúc truyền thống
Đây là một xu hướng sáng tác khai thác phương cách bố cục không gian, các bộ phận và chi tiết của kiến trúc truyền thống, phù hợp với đặc trưng văn hóa và điều kiện khí hậu vùng miền Những bộ mái dốc, kết cấu che nắng, các họa tiết trang trí truyền thống kết hợp với cây xanh, mặt nước khi được đưa vào một cách hợp lý trong các công trình hiện đại có thể dễ dàng tạo ra hình thái kiến trúc độc đáo mang tính bản địa rõ ràng, đây cũng
có thể coi là sự tiếp nối phong cách Kiến trúc Đông Dương lừng lẫy một thời
Tuy nhiên, việc lạm dụng các yếu tố kiến trúc truyền thống trong khi chưa nghiên cứu một cách kỹ lưỡng các yếu tố này có thể tạo ra những công trình mang nặng tính hình thức, rối rắm và nệ cổ Đặc biệt là việc gán ghép các yếu tố kiến trúc dân tộc với các yếu
tố kiến trúc cổ điển, hiện đại Phương Tây một cách thiếu suy nghĩ dẫn đến việc tạo ra những công trình mang tính “Đông Tây kết hợp”, “Tân cổ giao duyên” đang lan tràn ở các
đô thị Việt Nam
Hình 1.5 Nét độc đáo trông kiến trúc truyền thống
Khai thác kiến trúc dân gian truyền thống xuất phát từ một loại nhà dân gian vốn có (như ngôi nhà sàn của đồng bào dân tộc) hoặc từ một sự tích dân gian, truyền thuyết… để xây dựng hình tượng cho công trình cũng là một hướng tìm tòi, thử nghiệm Khai thác kiến
Trang 29giới đề cao từ nhiều thập kỷ nay.Trong dòng chảy của phát triển, hướng khai thác kiến trúc truyền thống Việt Nam cũng xuất hiện xu hướng tiêu cực mà đối tượng chủ yếu ở thể loại công trình tưởng niệm và nhiều ngôi chùa xây mới, chúng cùng chung đặc điểm là thể hiện khá nhiều việc sao chép kiến trúc cổ… hoặc cải biên bố cục và các chi tiết trang trí khác nhau như cột hiên, mái đao, con vật và hoa văn trang trí Kết cấu bê tông giả gỗ: các cột kèo, con sơn, hàng hiên góc mái… nhái lại hoặc sao chép kiến trúc cổ, dân gian, truyền thống Tạo nên nỗi hoài nghi về hướng phát triển này có làm ra nguyên nhân đóng cửa sự sáng tạo?
1.1.4 Mô hình lý thuyết khu đô thị xanh
muc-tieu-phat-trien-ben-vung-20201224000013548.html)
(https://tapchixaydung.vn/cong-trinh-xanh-va-mo-hinh-do-thi-xanh-huong-toi-Trong bối cảnh của BĐKH toàn cầu và yêu cầu về phát triển bền vững, những năm gần đây, yếu tố xanh trong kiến trúc và quy hoạch đô thị đang được quan tâm và triển khai mạnh mẽ Từ những năm 1990, phong trào công trình xanh đã ra đời tại các nước phát triển
và hiện đang lan rộng tới nhiều khu vực trên thế giới trong đó có Việt Nam
Trong quá trình hướng đến phát triển bền vững của môi trường xây dựng nói chung, không chỉ riêng công trình mà còn đô thị cần được quan tâm phát triển tính “xanh” Mô hình lý thuyết khu đô thị xanh hướng tới mục tiêu phát triển bền vững được thiết lập dựa trên 3 quan điểm bao gồm:
1 Phát triển và vận hành học tập hệ sinh thái tự nhiên, hướng tới chu trình sử dụng năng lượng và tài nguyên khép kín;
2 Phát triển với tinh thần khiêm tốn và tôn trọng thiên nhiên và địa điểm;
3 Phát triển với sự linh hoạt và thích ứng với sự biến đổi ở các bối cảnh khác nhau Các quan điểm xây dựng và phát triển khu đô thị xanh được cụ thể hoá qua 5 nguyên tắc mang tính định hướng gồm: (i) Giảm thiểu tác động; (ii) Sử dụng hiệu quả nguồn lực; (iii) Hình thành hệ sinh thái nội khu; (iv) Tôn trọng di sản; và (v) Cấu trúc linh hoạt
Những nguyên tắc trên là cơ sở hình thành 8 hạng mục tiêu chí cho một đô thị xanh Các hạng mục tiêu chí này cho thấy rằng một đô thị xanh thì các thành phần của nó cũng cần đạt được tính “xanh”
Trang 301 Địa điểm xanh nhằm phát huy tiềm năng khu đất, kết nối các địa điểm và hài hoà với hệ sinh thái xung quanh;
2 Quy hoạch xanh với các giải pháp quy hoạch tôn trọng cấu trúc tự nhiên và đa dạng các chức năng sử dụng đất;
3 Hệ sinh thái xanh được hình thành từ việc kiến tạo hệ sinh thái nội khu, bảo tồn các
hệ sinh thái có giá trị và kết nối với các hệ sinh thái lân cận;
4 Hạ tầng xanh hướng đến các giải pháp hạ tầng thân thiện môi trường và ứng phó BĐKH;
5 Giao thông xanh gồm hệ thống giao thông công cộng và giao thông thân thiện với môi trường;
6 Công trình xanh gồm các công trình chính bắt buộc phải xây dựng theo tiêu chuẩn công trình xanh và các công trình còn lại được xây dựng hướng đến các tiêu chuẩn công trình xanh;
7 Vận hành xanh nhằm quản lý và vận hành đồng bộ theo hướng giữ gìn hệ sinh thái
tự nhiên, xây dựng lối sống xanh và phát triển bền vững;
8 Cộng đồng xanh hướng tới thực hành lối sống xanh và triết lý phát triển bền vững
1.1.5 Lý thuyết tổng quan về công trình xanh
muc-tieu-phat-trien-ben-vung-20201224000013548.html)
(https://tapchixaydung.vn/cong-trinh-xanh-va-mo-hinh-do-thi-xanh-huong-toi-a Quan niệm đúng về công trình xanh
Không nên nhầm lẫn giữa kiến trúc xanh với hình ảnh của các khu nghỉ sang trọng rợp bóng cây hay các toà nhà hi-tech cực hiện đại Một cách ngắn gọn và cụ thể, có thể dựa trên các câu hỏi do Cơ quan uy tín về kiến trúc Hoa Kỳ - American Institute of Architects
- hàng năm khi bình chọn trao giải công trình xanh như:
+ Có sử dụng năng lượng hiệu quả không?
+ Có tận dụng ánh sáng tự nhiên và tiết kiệm nước không?
+ Công trình có hoà nhập với cộng đồng chung quanh không?
+ Cái mà ta xây có tác động thế nào đến môi trường tự nhiên và xã hội chung quanh
Trang 31Cũng không nên quan niệm “xanh” là hoàn toàn không dùng máy lạnh, mà nên hiểu
là trong phương án thiết kế có sử dụng các giải pháp cách nhiệt tốt, che chắn nắng tốt…,
để máy lạnh hoạt động thấp mà hiệu quả cao Xanh cũng không phải là không dùng kính (vì kính giúp đưa ánh sáng vào nhà giảm chi phí chiếu sáng) nhưng phải dùng kính hai lớp, phản quang, cách nhiệt, cách âm, chống bụi tốt ở những nơi có thể, người ta tận dụng tối
đa thông thoáng tự nhiên, cải tạo vi khí hậu quanh nhà bằng cây xanh, hồ nước, thảm cỏ…
Từ đó tiến dần đến ngôi nhà hoàn toàn dùng thông thoáng tự nhiên
Cần phải tránh thái độ cực đoan về công trình xanh (xanh là mái nhà tranh trong vườn cây xanh mướt) vì đời sống hiện đại không phải lúc nào cũng như thế được Luôn cần có sự hiểu biết sâu sắc về môi trường tự nhiên và xã hội trước khi đề ra giải pháp thiết
kế cho “kiến trúc xanh”
b Nguyên tắc phát triển công trình xanh
Công trình xanh là công trình vì môi trường Nguyên tắc xuyên suốt của nó là những
gì công trình lấy của thiên nhiên thì phải cố gắng trả lại nhiều nhất có thể cho thiên nhiên Những nội dung chủ yếu của công trình xanh:
- Kiến trúc thích ứng với khí hậu
- Lựa chọn quy mô công trình hợp lý
- Tăng cường sử dụng các nguồn năng lượng tự nhiên: năng lượng gió, năng lượng mặt trời
- Sử dụng năng lượng, nước và các nguồn tài nguyên khác một cách hiệu quả, ít tốn kém
- Bảo vệ sức khỏe người sử dụng và nâng cao năng suất lao động
- Giảm thiểu chất thải, ô nhiễm và hủy hoại môi trường
- Sự dụng các vật liệu có năng lượng tự thân thấp ,vật liệu tái chế hoặc có thể tái chế lại được
- Tái sử dụng các công trình trong đô thị nếu có thể
c Một số công cụ đánh giá tiêu chuẩn xanh
Trên thế giới hiện nay có khoảng 12 hệ thống đánh giá kiến trúc xanh như:
- Tiêu chuẩn LEED của Hội đồng Công trình xanh của Mỹ (USGBC)
Trang 32- Hệ thống tiêu chí công trình xanh BREEAM
- GBTool của Bộ Tài nguyên Canada
- Green Star của Hội đồng công trình xanh Úc (GBCA)
- BCA Green Mark của Cục Công trình và Xây dựng, Bộ Phát triển quốc gia Singapore
- EEWH của Viện nghiên cứu kiến trúc và xây dựng Đài Loan
- GOBAS của Bộ Khoa học và công nghệ Trung Quốc
- GRIHA của Ấn Độ
- Tiêu chuẩn LOTUS của Hội đồng Công trình xanh Việt Nam (VGBC)
1.1.6 Một số quan điểm về “ Thành phố trong rừng – Rừng trong thành phố”
(https://kinhtemoitruong.vn/rung-trong-pho-50745.html)
Việc các thành phố mở rộng nhanh chóng mà không có chiến lược quy hoạch sử dụng đất hiệu quả sẽ gây ra những tác động lớn đối với cảnh quan cũng như không gian xanh trong thành phố Điều này kéo theo nhiều hệ lụy đối với cuộc sống con người, trong
đó có vấn đề ô nhiễm, sức khỏe, an ninh lương thực, thiên tai… Phủ xanh đô thị có thể giúp giảm một số tác động tiêu cực và hậu quả xã hội của quá trình đô thị hóa, giúp các thành phố có khả năng chống chịu tốt hơn với những thay đổi này
Trước hết, cây xanh đóng vai trò quan trọng trong việc tăng đa dạng sinh học đô thị, cung cấp cho các loài động, thực vật một môi trường sống thuận lợi, thức ăn và sự bảo vệ Một cây xanh trưởng thành có thể hấp thụ tới 150 kg CO2 mỗi năm Do đó, cây xanh đóng một vai trò quan trọng trong việc giảm tác động của biến đổi khí hậu Đặc biệt ở các thành phố có mức độ ô nhiễm cao, cây xanh có thể cải thiện chất lượng không khí, làm cho môi trường trong lành hơn Cây xanh lớn là bộ lọc tuyệt vời các chất ô nhiễm đô thị và bụi mịn Chúng hấp thụ các khí ô nhiễm (như carbon monoxide, nitrogen oxide, ozone và sulfer oxide) và lọc các hạt mịn như bụi, bẩn hoặc khói ra khỏi không khí bằng cách đọng chúng trên lá và vỏ cây Một số nghiên cứu cho thấy, sống gần không gian đô thị xanh có thể cải thiện sức khỏe thể chất và tinh thần, giảm chứng huyết áp cao và căng thẳng Điều này góp phần gia tăng chỉ số hạnh phúc của cộng đồng dân cư đô thị Các nhà nghiên cứu cũng cho
Trang 33biết, cây cối làm giảm tiếng ồn đô thị tới 10 decibel, tăng cường kỹ năng ghi nhớ của học sinh, giảm nguy cơ rối loạn tâm thần và thậm chí giảm tỉ lệ tội phạm
Việc bố trí cây xanh một cách chiến lược trong thành phố giúp làm mát không khí
từ 2 đến 8 độ C, do đó giảm hiệu ứng “đảo nhiệt” đô thị, giúp cộng đồng đô thị thích ứng với tác động của biến đổi khí hậu Cây xanh cũng giúp giảm lượng khí thải carbon bằng cách tiết kiệm năng lượng Ví dụ, việc trồng cây xung quanh các tòa nhà có thể giảm nhu cầu sử dụng điều hòa không khí xuống 30%, giảm 20-50% hóa đơn sử dụng năng lượng để sưởi ấm vào mùa đông Cây gỗ lớn điều tiết dòng nước, đóng vai trò quan trọng trong việc phòng chống lũ lụt, thiên tai
Một thành phố có cơ sở hạ tầng xanh, được quy hoạch và quản lý tốt, sẽ trở nên linh hoạt, bền vững hơn về dinh dưỡng và an ninh lương thực, xóa đói giảm nghèo, cải thiện sinh kế, giảm thiểu và thích ứng với biến đổi khí hậu, bảo tồn hệ sinh thái Do đó, trong thời gian tồn tại và phát triển, cây xanh có thể mang lại những lợi ích có giá trị gấp hai đến
ba lần so với khoản đầu tư trồng và chăm sóc chúng Theo dữ liệu từ cơ quan Lâm nghiệp
Mỹ, một cây sồi liễu có đường kính 36 inch (91 cm) trong một khu dân cư ở ngoại ô thủ
đô D.C có thể tạo ra lợi ích trị giá khoảng 330 đô la Mỹ mỗi năm Bao gồm làm chậm dòng chảy mưa lũ, làm mát nhiệt độ không khí, thậm chí thúc đẩy thành tích của học sinh
và sức khỏe cộng đồng Quy hoạch cảnh quan đô thị với cây xanh có thể làm tăng giá trị bất động sản lên tới 20%, đồng thời thu hút du lịch và kinh doanh Với những lợi ích lớn của việc phủ xanh đô thị trong bối cảnh trái đất nóng lên và tốc độ đô thị hóa chóng mặt, ngày càng có nhiều nhà hoạch định chính sách lên kế hoạch tạo ra những thành phố xanh
và sạch với những tiện ích không ngờ
1.1.7 Sự tham gia của cộng đồng trong quản lý đô thị
(https://moc.gov.vn/en/news/51183/quan-ly-do-thi-co-su-tham-gia-cua-cong-dong.aspx)
Trên thế giới, sự tham gia cộng đồng trong xây dựng và quản lý phát triển đô thị đã diễn ra mạnh mẽ Hầu hết các thành phố mới xây dựng theo qui hoạch có sự tham gia cộng đồng đều trở thành những thành phố kiểu mẫu của Châu Âu và thế giới Tại Pháp, trong giai đoạn từ năm 1970 đến 1980, cơ chế tham gia của cộng đồng đã được đưa vào hệ thống
Trang 34luật quốc gia, trong đó quy định việc điều tra ý kiến cộng đồng trong một số điều luật liên
quan đến việc bảo vệ môi trường và phát triển đô thị
STGCCĐ trong QLĐT là một quá trình mà nhà nước và người dân cùng có trách nhiệm cụ thể trong các hoạt động cung cấp dịch vụ đô thị trên nguyên tắc hợp tác và hài hoà lợi ích Đây không đơn giản là huy động nguồn lực, mà chính là đảm bảo cho những người chịu tác động của dự án đô thị ở tất cả các lĩnh vực được tham gia vào quá trình hình
thành và thực hiện
Người dân có quyền tham gia vào quá trình hoạch định đô thị vì các quyết định đó
sẽ tác động vào cuộc sống của họ Lợi ích của STGCĐ cụ thể như sau:
Tăng sức mạnh của cộng đồng dân cư tại chỗ ở, thúc đẩy QH bằng phương thức điều phối cộng đồng;
Các dự án quy hoạch, xây dựng sẽ đạt kết quả tốt nhất nếu có sự ủng hộ của người dân trong khi hình thành và giám sát quá trình thực hiện, đảm bảo sản phẩm tốt nhất Đây cũng là ưu điểm lợi thế nhất;
Cộng đồng có thể huy động các nguồn lực vốn rất dồi dào trong dân cư và họ sẽ gắn kết quyền lợi với dự án, tạo điều kiện cho các dự án xây dựng đẩy nhanh tiến độ và hiệu quả
STGCCĐ trong quản lý CTCC rất quan trọng Trước tiên, theo các khái niệm đã xác định, CTCC là những công trình phục vụ chung cho cộng đồng Vì vậy, cộng đồng là đối tượng trực tiếp hưởng thụ CTCC Đây là một trong những điều kiện cần để có STGCĐ
Thứ hai, cộng đồng dân cư đô thị có thể huy động được nguồn lực tại chỗ hoặc tự cung cấp các dịch vụ sẵn có cho cộng đồng Cộng đồng hiểu những điểm mạnh, điểm yếu của CTCC, thuận lợi và thách thức trong quá trình quản lý chúng Tuy nhiên, ở Việt Nam hiện nay các cơ chế, chính sách cần thiết để đảm bảo cho STGCĐ chưa được quan tâm đúng mức, nhất là ở các đơn vị cơ sở cấp phường, quận Chính vì vậy cần có quy trình khoa học làm căn cứ cho việc đưa chủ trương có STGCCĐ như sau:
Xây dựng quy trình thực hiện quy chế dân chủ cơ sở và áp dụng phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm và dân kiểm tra” theo sơ đồ tăng quyền cho cộng đồng
Trang 35 Đưa sự tham gia cộng đồng vào các dự án quy hoạch ở tất cả các giai đoạn; Đưa sự kiểm tra, giám sát của cộng đồng dân cư tại chỗ trong việc xây dựng các dự án đô thị theo qui định, quy chế có ràng buộc pháp lý giữa Chủ đầu tư - Nhà nước
Cộng đồng dân cư tại chỗ - người hưởng thụ dự án: Kiểm tra tài chính dự án, dân phải có quyền so sánh giá xây dựng và các chỉ tiêu kinh tế giá thành khác; Bảo quản sau xây dựng càng cần có ý kiến người dân địa phương Bởi dự án hàng ngày tác động lên cuộc sống của họ một cách tích cực hoặc tiêu cực
1.2 Cơ sở pháp lý
1.2.1 Văn bản quy phạm pháp luật
STT Văn bản QPPL Nội dung liên quan
Công trình thể thao Công trình văn hóa Công trình tôn giáo, tín ngưỡng Công trình thương mại
Công trình dịch vụ Công trình trụ sở, văn phòng làm việc Các tòa nhà, kết cấu khác sử dụng đa năng hoặc hỗn hợp khác
Các tòa nhà hoặc kết cấu khác được xây dựng phục
3 Nghị định số
21/2011/NĐ-CP ngày 29/03/2011 về
Chương VI: Biện pháp thúc đẩy sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
Trang 36Quy định chi tiết và biện
quản lý cây xanh đô thị
Điều 3 Nguyên tắc quản lý cây xanh đô thị
1 Chính phủ thống nhất quản lý cây xanh đô thị, có phân công, phân cấp trách nhiệm theo quy định của pháp luật
2 Nhà nước có trách nhiệm đầu tư, phát triển cây xanh sử dụng công cộng đô thị nhằm mục đích phục
vụ lợi ích cộng đồng
3 Nhà nước khuyến khích tạo điều kiện thuận lợi để các tổ chức, cá nhân tham gia quy hoạch; trồng, chăm sóc, ươm cây, bảo vệ quản lý cây xanh đô thị
4 Việc quản lý, phát triển cây xanh đô thị phải tuân thủ quy hoạch đô thị, quy chuẩn kỹ thuật đồng thời góp phần tạo cảnh quan, bảo vệ môi trường và đa dạng sinh học
5 Khi triển khai xây dựng khu đô thị mới, chủ đầu
tư phải đảm bảo quỹ đất cây xanh; cây xanh được trồng phải đúng chủng loại, tiêu chuẩn cây trồng theo quy hoạch chi tiết khu đô thị mới đã được phê duyệt đồng thời phải có trách nhiệm chăm sóc và bảo vệ cây xanh đến khi bàn giao cho cơ quan quản
lý theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
6 Khi xây dựng mới đường đô thị phải trồng cây xanh đồng bộ với việc xây dựng các công trình hạ
Trang 37tầng kỹ thuật Khi cải tạo, nâng cấp đường đô thị, các công trình đường ống kỹ thuật hoặc khi tiến hành hạ ngầm các công trình đường dây, cáp nổi tại các đô thị có liên quan đến việc bảo vệ, chặt hạ, dịch chuyển, trồng mới cây xanh, chủ đầu tư phải thông báo cho cơ quan quản lý cây xanh trên địa bàn biết
để giám sát thực hiện Việc chặt hạ, dịch chuyển cây xanh đô thị phải tuân thủ theo Điều 14 của Nghị định này
5 Quyết định số
1658/QĐ-TTg ngày 01/10/2021 của
Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt Chiến lược quốc gia
về tăng trưởng xanh giai
đoạn 2021-2030, tầm nhìn
2050
Thúc đẩy đô thị hóa theo hướng đô thị thông minh, bền vững, có năng lực chống chịu với biến đổi khí hậu, đảm bảo hiệu quả kinh tế - sinh thái, thuận lợi cho phát triển giao thông công cộng, tăng tính hấp dẫn, cạnh tranh và thân thiện môi trường, tiết kiệm thời gian đi Lại; ưu tiên phát triển hệ thống vận tải công cộng đô thị với sự tham gia của mọi thành phần kinh tế trong đầu tư phương tiện, khai thác vận tải hành khách công cộng
6 Quyết định 84/QĐ-TTg
ngày 19/01/2018 của Thủ
tướng Chính phủ phê duyệt
Kế hoạch phát triển đô thị
tăng trưởng xanh Việt Nam
đến năm 2030
a) Hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật và ban hành cơ chế chính sách thúc đẩy phát triển đô thị tăng trưởng xanh, ứng phó biến đổi khí hậu và nước biển dâng
b) Kiểm tra đánh giá việc thực hiện phát triển đô thị tăng trưởng xanh
c) Đào tạo, phát triển nguồn nhân lực phục vụ phát triển đô thị tăng trưởng xanh
d) Tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức về phát triển đô thị tăng trưởng xanh
Trang 38đ) Đẩy mạnh trao đổi kinh nghiệm, kết nối mạng lưới, đối thoại chính sách về phát triển đô thị tăng trưởng xanh, ứng phó biến đổi khí hậu
2 Nâng cao chất lượng quy hoạch đô thị đáp ứng yêu cầu xây dựng, quản lý phát triển đô thị bền vững
3 Tập trung xây dựng, phát triển hệ thống đô thị quốc gia bền vững và đồng bộ về mạng lưới
4 Đẩy mạnh phát triển nhà ở, hệ thống hạ tầng đô thị đồng bộ, hiện đại, liên kết, thích ứng với biến đổi khí hậu
5 Xây dựng và hoàn thiện mô hình chính quyền đô thị; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý đô thị và chất lượng cuộc sống đô thị, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội, an ninh, an toàn và trật tự đô thị
6 Phát triển kinh tế khu vực đô thị; đổi mới cơ chế, chính sách tài chính và đầu tư phát triển đô thị
8 TCVN 9257:2012 về Quy
hoạch cây xanh sử dụng
công cộng trong các đô thị
4 Tiêu chuẩn diện tích đất cây xanh sử dụng công cộng
Yêu cầu thiết kế quy hoạch cây xanh sử dụng công cộng
1.2.2 Văn bản pháp lý của địa phương
- Quyết định 45/2022/QĐ-UBND ngày 22/11/2022 về việc Ban hành Quy chế đặt tên, đổi tên đường, phố và công trình công cộng trên địa bàn tỉnh Lào Cai;
Trang 39- Quyết định số 2311/QĐ-UBND ngày 28/07/2017 về phê duyệt quy hoạch cải tạo và phát triển hệ thống cây xanh trên địa bàn TP Lào Cai đến năm 2020, định hướng đến năm 2030;
- Quyết định số 39/2021/QĐ-UBND ngày 20/07/2021 ban hành quy định một số nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình và quản lý chất lượng công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh Lào Cai;
- Kế hoạch số 90 ngày 27/02/2018 về triển khai đề án cải tạo và phát triển hệ thống cây xanh trên địa bàn TP Lào Cai năm 2018;
1.2.3 Quy định quản lý theo đồ án quy hoạch chung thành phố Lào Cai
Quy định quản lý theo đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung thành phố Lào Cai và vùng phụ cận đến năm 2040, tầm nhìn năm 2050, tỷ lệ 1/10000
Đối với hệ thống cơ quan, công sở
- Phát triển hệ thống công sở phù hợp với yêu cầu và xu hướng phát triển tổ chức hành chính mới và định hướng phát triển của Đô thị
- Kết hợp giữa phát triển khu vực các cơ quan hành chính tập trung, cải tạo nâng cấp
cơ sở hiện có và áp dụng các thành tựu khoa học công nghệ để đáp ứng yêu cầu phát triển của hệ thống trụ sở thuộc tỉnh và thành phố
Đối với hệ thống công trình giáo dục đào tạo
- Phát triển các cơ sở đào tạo dạy nghề cho nhu cầu lao động của Thành phố, Tỉnh và Vùng tỉnh Đặc biệt phát triển hệ thống các trung tâm đào tạo, nghiên cứu công nghệ sinh học, công nghệ ứng dụng sản xuất nông nghiệp và chế biến sản phẩm nông nghiệp theo hướng xanh và bền vững
- Đối với hệ thống giáo dục phổ thông, mầm non: Bố trí hệ thống trường học theo từng khu vực dân cư nhằm tạo điều kiện học tập, đi lại thuận tiện Xây dựng, bố trí đủ hệ thống các trường phổ thông theo quy chuẩn và tiêu chuẩn đáp ứng mục tiêu giáo dục toàn diện : Trí-Đức-Thể-Mỹ Phấn đấu đạt và vượt các mục tiêu đã đề ra về chỉ tiêu các cơ sở giáo dục đào tạo đạt chuẩn quốc gia trên địa bàn
- Hoàn thiện cơ sở vật chất và nâng cao chất lượng đào tạo tại các trung tâm dạy nghề
Trang 40 Đối với hệ thống y tế và chăm sóc sức khỏe cộng đồng
- Cụm công trình y tế đa chức năng có thể nâng cấp thành cơ sở ý tế cấp vùng tại khu vực nghiên cứu hiện đang có bệnh viện đa khoa Tỉnh/Thành phố Lào Cai
- Xây dựng và phát triển hệ thống y tế chăm sóc sức khỏe chất lượng cao gắn với nghiên cứu khoa học; mở rộng, nâng cấp, hiện đại hóa các bệnh viện Tăng cường phối hợp với các bệnh viện lớn của trung ương để hình thành các bệnh viện vệ tinh
- Cải tạo, nâng cấp trạm y tế hiện có phục vụ cho khu vực, đảm bảo các chỉ tiêu kiến trúc, quy hoạch theo tiêu chuẩn hiện hành, đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người dân theo nguyên tắc đảm bảo bán kính phục vụ
Đối với hệ thống công trình văn hóa
- Hoàn chỉnh mạng lưới công trình văn hóa theo tầng bậc từ cấp đô thị đến cấp khu
ở, cải tạo chỉnh trang công trình văn hóa hiện có đáp ứng toàn diện yêu cầu phát triển kinh
tế - xã hội và nhu cầu hưởng thụ văn hóa ngày càng cao của người dân và du khách
- Thiết lập hệ thống quảng trường văn hóa, các không gian giao lưu cộng đồng, các không gian đi bộ gắn với các công trình tượng đài, tượng đường phố, tranh tường nghệ thuật lớn gắn kết với các khu cây xanh, công viên, cơ quan, công trình hành chính công cộng, cơ quan công sở, khu vui chơi giải trí
Đối với hệ thống Thể dục thể thao
- Nghiên cứu xây mới Trung tâm thể thao cấp vùng trên địa bàn Thành phố phù hợp với các quy định hiện hành
- Xây dựng bổ sung, nâng cấp công trình thể dục thể thao cấp xã, phường; Quy hoạch
hệ thống cây xanh hợp lý, hướng tới phát triển thành phố xanh, sạch, đẹp
- Trồng cây dọc hai bên bờ sông Hồng, hình thành dải xanh ven các con suối Ngòi Đum, Ngòi Đường, Ngòi Bo
Đối với hệ thống Dịch vụ du lịch
- Xây dựng thành phố trở thành điểm du lịch năng động, độc đáo cấp quốc gia tập trung vào việc phát triển mở rộng các tuyến du lịch ngoại ô thành phố, các liên kết du lịch