Trang 1 ---^0^---GIẢNG HÙNG CẢMBỒI THƯỜNG THIỆT HẠI VỀ TÀI SẢNTRONG QUAN HỆ LAO ĐỘNG THEO PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG VIỆT NAMLUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT KINH TẾ Trang 2 ---roQro---GIẢNG HÙNG CẢMBỒI T
Trang 1- ^ 0 ^
-GIẢNG HÙNG CẢM
BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI VỀ TÀI SẢN
TRONG QUAN HỆ LAO ĐỘNG
THEO PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT KINH TẾ
TP HỒ CHÍ MINH, NĂM 2023
Trang 2- ro Q
ro -GIẢNG HÙNG CẢM
BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI VỀ TÀI SẢN TRONG QUAN HỆ LAO ĐỘNG
THEO PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Chuyên ngành: Luật kinh tế
Mã số chuyên ngành: 8 38 01 07
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT KINH TẾ Giảng viên hướng dẫn: TS LÊ THỊ THÚY HƯƠNG
TP HỒ CHÍ MINH, NĂM 2023
Trang 3Tôi tên là: Giảng Hùng Cảm
Ngày sinh: 06/03/1985 Nơi sinh: Chợ Mới – An Giang
Chuyên ngành: Luật kinh tế Mã học viên: 2083801071002
Tôi đồng ý cung cấp toàn văn thông tin luận văn tốt nghiệp hợp lệ về bản quyền cho Thư viện trường đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh Thư viện trường đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh sẽ kết nối toàn văn thông tin luận văn tốt nghiệp vào hệ thống thông tin khoa học của Sở Khoa học và Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh
Trang 4Ỷ KIẾN CHO PHÉP BẢO v$ LUẬN VÂN THẠC sl
Giáng viên hướng dln TS GVCC LỀ THI THÚY HƯƠNG
Học vtẻn thuc hiện GŨNGIlỮNG CÁM Lớp MLAW020A
Ngiy vinh: 06 O1Ì9S5 N<n Mnh: Chợ Mời - An Giong
Tên đê tái: Bồi thuờnc thH< bạivề Ui MC Irons qu«n bệ bo độns theo pháp M' bo lỉộns
v»ji N*ni
Ý k4n CÚI gUiì Víàn hướng dàn vẻ v>Ạc cho phép học Mén đưực bao vệ luịn tin tnnx Hẻi
đống Hvc VhUr Jtc Kia*. JỂL lâãtt._kũjỡ /^Ẩí 7 L&U 'Ma.'_-.Ấu/
*‘ »«*Iininnim !■>-■■»»»■»«««»<■, 111 ■ 11■ I<11 111 ■ ■ I■ 11n I — —
-.W ã vC ^.ÍĨTK m£. -Ắù JKLb /hr/y f ptw luỴi^
Juùdu 1 íc 1ẨÌ íẰỹ •Hktta vÁ tjUiF fifi.
Ìm^ị /y , té.' tiCỉỉyỵị,éo
v€ Iua« vÂ?H ii’Vf JL.VÁ/ Tdiỹ.J.rf A/y’tC ACA<
Trang 5LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan rằng luận văn “Bồi thường thiệt hại về tài sản trong quan hệ lao động theo pháp luật lao động Việt Nam” là bài nghiên cứu của chính tôi dưới sự hướng dẫn khoa học của TS Lê Thị Thúy Hương
Ngoại trừ những tài liệu tham khảo được trích dẫn trong luận văn này, tôi cam đoan rằng toàn phần hay những phần nhỏ của luận văn này chưa từng được công bố hoặc được sử dụng để nhận bằng cấp ở những nơi khác Không có sản phẩm, nghiên cứu nào của người khác được sử dụng trong luận văn này mà không được trích dẫn theo đúng quy định
Luận văn này chưa bao giờ được nộp để nhận bất kỳ bằng cấp nào tại các trường đại học hoặc cơ sở đào tạo khác
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày… tháng… năm 2023
Tác giả
Giảng Hùng Cảm
Trang 6LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, Khoa Luật, Khoa Đào tạo Sau đại học cùng toàn thể quý Thầy cô Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn
Đặc biệt, xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến TS GVCC Lê Thị Thúy Hương đã hết lòng giúp đỡ, tận tình hướng dẫn và tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài nghiên cứu của mình Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến gia đình, bạn bè đã luôn ở bên cạnh hỗ trợ, giúp đỡ
và động viên tôi trong quá trình học tập và thực hiện đề tài nghiên cứu của mình
Cuối cùng xin trân trọng cảm ơn Quý Thầy cô trong Hội đồng chấm luận văn
đã cho tôi những nhận xét, góp ý quý báu để tôi hoàn chỉnh luận văn này
Trang 7TÓM TẮT LUẬN VĂN
Luận văn tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận liên quan đến bồi thường thiệt hại về tài sản trong quan hệ lao động như: Khái niệm, đặc điểm, ý nghĩa của bồi thường thiệt hại về tài sản trong quan hệ lao động Bên cạnh đó, luận văn cũng trình bày, phân tích các quy định pháp luật về bồi thường thiệt hại về tài sản trong quan hệ lao động trong Bộ luật Lao động năm 2019 và các văn bản hướng dẫn thi hành Từ đó, đối chiếu với thực tiễn áp dụng để làm rõ những vấn đề vướng mắc, bất cập còn tồn tại
Trên cơ sở đó, luận văn đã đưa ra một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật và một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về bồi thường thiệt hại
về tài sản trong quan hệ lao động tại Việt Nam trong thời gian sắp tới
Trang 8THESIS SUMMARY
The thesis focuses on studying the theoretical issues related to compensation for property damage in labor relations, such as: Concept, characteristics, significance of compensation for property damage in labor relations In addition, the thesis also presents and analyzes the legal regulations on compensation for property damage in labor relations in the 2019 Labor Code and the documents guiding its implementation From there, compare with the practical application to clarify the problems, shortcomings and limitations that still exist
On that basis, the thesis has proposed some recommendations to improve the law and some solutions to enhance the effectiveness of applying the law on compensation for property damage in labor relations in Vietnam in the coming time
Trang 9DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Trang 10MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
TÓM TẮT LUẬN VĂN iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT v
MỤC LỤC vi
PHẦN MỞ ĐẦU 1
Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI VỀ TÀI SẢN TRONG QUAN HỆ LAO ĐỘNG 9
1.1 Khái quát về bồi thường thiệt hại về tài sản trong quan hệ lao động 9
1.1.1 Khái niệm bồi thường thiệt hại về tài sản trong quan hệ lao động 9
1.1.2 Ý nghĩa của bồi thường thiệt hại về tài sản trong quan hệ lao động 13
1.1.3 Các căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại về tài sản trong quan hệ lao động 17
1.1.4 Quy định về bồi thường thiệt hại về tài sản trong quan hệ lao động trong pháp luật của một số quốc gia 19
1.2 Phân biệt trách nhiệm bồi thường thiệt hại về tài sản trong quan hệ lao động với trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng 24
Tiểu kết Chương 1 28
Chương 2 THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI VỀ TÀI SẢN TRONG QUAN HỆ LAO ĐỘNG VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN 29
2.1 Thực trạng và thực tiễn áp dụng pháp luật về bồi thường thiệt hại về tài sản trong quan hệ lao động 29
2.1.1 Về căn cứ áp dụng bồi thường thiệt hại về tài sản trong quan hệ lao động 29
2.1.2 Nguyên tắc, điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại về tài sản trong quan hệ lao động 33
2.1.3 Về trình tự, thủ tục xử lý, thời hiệu và mức bồi thường thiệt hại về tài sản trong quan hệ lao động 43
2.1.4 Về trường hợp miễn trừ trách nhiệm bồi thường thiệt hại về tài sản trong quan hệ lao động 50
Trang 112.2 Một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật và giải pháp nâng cao hiệu quả thi hành
pháp luật về bồi thường thiệt hại về tài sản trong quan hệ lao động 54
2.2.1 Một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật 54
2.1.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về bồi thường thiệt hại về tài sản trong quan hệ lao động 59
Tiểu kết Chương 2 62
KẾT LUẬN 63
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 64
Trang 12Tuy nhiên những quy định về bồi thường thiệt hại về tài sản trong pháp luật lao động vẫn còn nhiều hạn chế, vướng mắc, nhiều vấn đề chưa được điều chỉnh một cách thấu đáo nên việc áp dụng pháp luật về bồi thường thiệt hại về tài sản tại các doanh nghiệp gặp nhiều rào cản, chưa thống nhất các quy định pháp luật Thực tiễn áp dụng pháp luật bồi thường thiệt hại tại các doanh nghiệp còn nhiều khó khăn vướng mắc nhất định Đơn cử như một số vướng mắc liên quan đến căn cứ áp dụng bồi thường thiệt hại về tài sản trong quan hệ lao động, hay về những nguyên tắc, điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại về tài sản trong quan hệ lao động và cả trình tự, thủ tục xử lý, thời hiệu và mức bồi thường thiệt hại về tài sản trong quan hệ lao động cũng còn nhiều bất cập cần phải hoàn thiện Tình trạng vi phạm pháp luật về bồi thường thiệt hại về tài sản trong quan hệ lao động thường xuyên xảy ra dẫn đến các tranh chấp lao động và việc bồi thường thiệt hại tài sản cho NSDLĐ là một thực tế xảy ra Chính vì vậy, việc nghiên cứu pháp luật lao động
về bồi thường thiệt hại về tài sản tại doanh nghiệp là vấn đề cấp thiết, chính vì vậy
Trang 13tác giả quyết định lựa chọn đề tài “Bồi thường thiệt hại về tài sản trong quan hệ lao động theo pháp luật lao động Việt Nam” làm đề tài luận văn thạc sĩ Luật kinh
tế
2 Tình hình nghiên cứu đề tài
Pháp luật về bồi thường thiệt hại nói chung và bồi thường thiệt hại tài sản trong quan hệ lao động nói riêng là những vấn đề nghiên cứu có tính thực tiễn cao, thu hút sự quan tâm của nhiều học giả, nhiều nhà nghiên cứu của giới luật học nước
ta Thời gian qua đã có nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài được công
bố mà tiêu biểu phải kể đến một số công trình cụ thể sau:
Nguyễn Thị Lan Phương (2015), Bồi thường thiệt hại theo pháp luật Việt
nam, luận văn thạc sĩ luật học, Trường Đại học Luật Hà nội, Hà Nội Luận văn đã
nghiên cứu các vấn đề lý luận về bồi thường thiệt hại trong pháp luật lao động, nghiên cứu bồi thường thiệt hại theo các quy định pháp luật lao động Việt Nam, đánh giá thực trạng pháp luật về bồi thường thiệt hại trong lao động và đề xuất giải pháp hoàn thiện
Nguyễn Khắc Hân (2017), Bồi thường thiệt hại theo pháp luật lao động Việt
nam hiện nay, luận văn thạc sĩ luật kinh tế, Học viện khoa học xã hội, Hà Nội Luận
văn đề cập các vấn đề lý luận về bồi thường thiệt hại theo pháp luật lao động mà cụ thể là BLLĐ năm 2012, trong đó tác giả đã tập trung phân tích khái niệm, đặc điểm của bồi thường thiệt hại theo pháp luật lao động; đồng thời tác giả cũng đã phân tích
kỹ khung pháp lý về bồi thường thiệt hại theo pháp luật lao động và đề ra những nhóm giải pháp nhằm đề xuất điều chỉnh quy định pháp luật
Ngô Thị Khánh Phương (2019), Trách Nhiệm vật chất theo pháp luật lao
động Việt Nam qua thực tiễn áp dụng tại các doanh nghiệp tỉnh Quảng Trị, khoá
luận, trường Đại học Luật, Đại học Huế, Thừa thiên Huế Luận văn đề cập đến vấn
đề trách nhiệm vật chất, phân biệt trách nhiệm vật chất trong quan hệ lao động với các trách nhiệm bồi thường thiệt hại khác, những yếu tối ảnh hưởng đến thực hiện
Trang 14pháp luật về trách nhiệm vật chất, thực trạng pháp luật về trách nhiệm vật chất và thực tiễn áp dụng tại các doanh nghiệp tỉnh Quảng Trị
Đinh Thị Dung (2020), Bồi thường thiệt hại trong pháp luật lao động Việt
nam, Luận văn thạc sĩ Luật kinh tế, khoa luật, trường Đại học quốc gia Hà Nội
Luận văn đã nghiên cứu, trình bày sơ bộ những vấn đề lý luận về bồi thường thiệt hại trong quan hệ lao động Bên cạnh đó, luận văn cũng nghiên cứu, phân tích các quy định pháp luật liên quan đến bồi thường thiệt hại trong quan hệ lao động được quy định trong BLLĐ năm 2019, có so sánh, đối chiếu với quy định trong BLLĐ năm 2012 trước đây Đồng thời, luận văn cũng đưa ra một số đánh giá về những hạn chế trong BLLĐ năm 2019 về bồi thường thiệt hại, từ đó nêu lên một số kiến nghị
để hoàn thiện pháp luật về vấn đề này
Trịnh Minh Hằng (2022), Pháp luật về bồi thường thiệt hại trong quan hệ
lao động và thực tiễn thực hiện tại các doanh nghiệp ở thành phố Hà Nội, Luận văn
thạc sĩ luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội Luận văn nghiên cứu những vấn đề
lý luận và quy định pháp luật về bồi thường thiệt hại trong quan hệ lao động bao gồm: Bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng; bồi thường thiệt hại về tính mạng, sức khỏe cho NLĐ; bồi thường thiệt hại về tài sản cho NSDLĐ Bên cạnh đó, luận văn cũng phân tích, đối chiếu với thực tiễn áp dụng các quy định về bồi thường thiệt hại trong quan hệ lao động trên địa bàn thành phố Hà Nội, từ đó chỉ ra được những hạn chế, vướng mắc còn tồn tại Trên cơ sở đó, luận văn mạnh dạn đưa ra một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật và giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về bồi thường thiệt hại trong quan hệ lao động trên địa bàn thành phố Hà Nội nói riêng
và tại Việt Nam nói chung trong thời gian sắp tới
Các công trình nghiên cứu trên đây đã giải quyết một số vấn đề lý luận và thực tiễn về pháp luật giải quyết trách nhiệm bồi thường trong pháp luật lao động nói chung Phần nội dung nghiên cứu về pháp luật giải quyết tranh chấp về trách nhiệm bồi thường thiệt hại về tài sản trong quan hệ lao động được đề cập còn vơi, chưa bao quát đầy đủ, toàn diện và có tính hệ thống đặt trong sự tham chiếu với
Trang 15thực tiễn tại một doanh nghiệp cụ thể hay tại địa phương cụ thể sẽ góp phần tích cực vào việc hoàn thiện hệ thống pháp luật về bồi thường thiệt hại về tài sản trong quan
hệ lao động nói riêng và pháp luật lao động nói chung Qua đó góp phần nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật trên thực tế
Bên cạnh đó, một số bài viết được đăng trên các tạp chí chuyên ngành đã nêu lên được một số vấn đề lý luận cơ bản hoặc đề cập đến một số bất cập khi áp dụng các quy định của pháp luật về các hình thức huy động vốn từ khách hàng mua, thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai Trong đó có các bài viết: Trọng Minh (2018),
“Kỷ luật lao động và trách nhiệm vật chất”, Cổng thông tin điện tử nghành y tế tỉnh Bắc Ninh; Hồ Thị Ngọc Ánh (2019), “Trách nhiệm vật chất trong quan hệ lao động”, Công ty Luật TNHH Everest, Thành phố Hồ Chí Minh; Mai Hải Oanh (2020), “Giá trị bình đẳng – tiêu chí quan trọng của chủ nghĩa xã hội”, Tạp chí cộng sản; Hà Thị Khuyên (2022), “Nguyên tắc xử lý kỷ luật lao động theo BLLĐ 2019”, Tạp chí điện tử Luật sư Việt Nam và một số công trình nghiên cứu báo và tạp chí khác,… Các bài viết trên đã đưa ra một số nội dung lý luận bồi thường thiệt hại về tài sản trong quan hệ lao động như: khái niệm, đặc điểm, dấu hiệu nhận biết, vai trò,
ý nghĩa về một nội dung cụ thể của bồi thường thiệt hại về tài sản trong quan hệ lao động Ngoài ra, các bài viết, công trình nghiên cứu này, còn phân tích, làm rõ các khái niệm trách nhiệm vật chất, căn cứ áp dụng trách nhiệm vật chất, mức bồi thường, cách thức thực hiện bồi thường và thủ tục xử lý Bên cạnh đó các bài viết cũng đã nêu lên được một số bất cập, tồn tại liên quan đến các quy định pháp luật hiện nay về việc thực thi chế định trách nhiệm vật chất trong quan hệ lao động
Qua các công trình nghiên cứu trên tác giải thấy rằng, các tác giả đã giải quyết được một số vấn đề lý luận và thực tiễn trong lĩnh vực bồi thường thiệt hại trong quan hệ lao động nói chung và bồi thường thiệt hại về tài sản trong quan hệ lao động nói riêng Tuy nhiên, theo cách nhìn của tác giả thấy rằng, hiện nay chưa
có công trình khoa học nào nghiên cứu một cách chuyên sâu, đầy đủ và toàn diện về bồi thường thiệt hại về tài sản trong quan hệ lao động dưới hình thức là một luận
văn, luận án Đây là cơ sở và lý do để tác giả lựa chọn đề tài “Bồi thường thiệt hại
Trang 16về tài sản trong quan hệ lao động theo pháp luật lao động Việt Nam” làm đề tài
luận văn tốt nghiệp của mình
3 Mục tiêu nghiên cứu
Với đề tài “Bồi thường thiệt hại về tài sản trong quan hệ lao động theo pháp luật lao động Việt Nam”, tác giả hướng đến giải quyết một số vấn đề cụ thể
như sau:
Một là, nghiên cứu, làm rõ một số vấn đề lý luận về bồi thường thiệt hại về
tài sản trong quan hệ lao động
Hai là, trình bày, phân tích quy định pháp luật Việt Nam về bồi thường thiệt
hại về tài sản trong quan hệ lao động
Ba là, đánh giá thực tiễn áp dụng quy định pháp luật về bồi thường thiệt hại
về tài sản trong quan hệ lao động để chỉ ra những vấn đề vướng mắc còn tồn tại liên quan đến vấn đề này
Bốn là, trên cơ sở những vấn đề đã nghiên cứu, tác giả có thể đưa ra một số
kiến nghị hoàn thiện pháp luật, cũng như giải pháp nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về bồi thường thiệt hại về tài sản trong quan hệ lao động
4 Câu hỏi nghiên cứu
Để có thể thực hiện các mục tiêu nói trên, luận văn đã đặt ra một số câu hỏi nghiên cứu như sau:
Một là, khái niệm, ý nghĩa của bồi thường thiệt hại về tài sản trong quan hệ
lao động; căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại về tài sản trong quan hệ lao động là gì?
Hai là, pháp luật Việt Nam hiện hành quy định như thế nào về bồi thường
thiệt hại về tài sản trong quan hệ lao động?
Ba là, việc áp dụng pháp luật về bồi thường thiệt hại về tài sản trong quan hệ
lao động trong thực tiễn còn gặp những vướng mắc, bất cập gì?
Trang 17Bốn là, cần có những giải pháp nào để hoàn thiện pháp luật, cũng như nâng
cao hiệu quả áp dụng pháp luật về bồi thường thiệt hại về tài sản trong quan hệ lao động?
5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
5.1 Đối tượng nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu các quy định của pháp luật trách nhiệm bồi thường thiệt hại về tài sản trong quan hệ lao động phát sinh từ vi phạm hợp đồng trách nhiệm và nội quy lao động và thực tiễn áp dụng các quy định này thông qua phân tích một số
vụ tranh chấp đã được giải quyết bằng bản án của Tòa án
5.2 Phạm vi nghiên cứu
Giới hạn về nội dung: Luận văn tập trung nghiên cứu một số vấn đề lý luận
và quy định pháp luật liên quan đến bồi thường thiệt hại về tài sản trong quan hệ lao động chủ yếu trong BLLĐ năm 2019, cũng như thực tiễn áp dụng những quy định này trong thực tiễn
Giới hạn về không gian: Luận văn nghiên cứu quy định về bồi thường thiệt hại về tài sản trong quan hệ lao động của pháp luật Việt Nam hiện hành và thực tiễn trên phạm vi lãnh thổ Việt Nam Bên cạnh đó, luận văn cũng nghiên cứu và so sánh quy định pháp luật của một số quốc gia trên thế giới gồm Đức, Nga, Trung Quốc,…
để có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam liên quan đến bồi thường thiệt hại về tài sản trong quan hệ lao động
Giới hạn về thời gian: Luận văn giới hạn nghiên cứu quy định pháp luật trong BLLĐ năm 2019 và các vụ việc thực tiễn trong giai đoạn từ năm 2016 cho đến nay
6 Phương pháp nghiên cứu
Luận văn được nghiên cứu và thực hiện được dựa trên các phương pháp nghiên cứu chính như:
Trang 18Phương pháp phân tích, tổng hợp: được sử dụng xuyên suốt luận văn, sử dụng tại Chương 1 nhằm làm rõ những vấn đề lý luận về bồi thường thiệt hại về tài sản trong quan hệ lao động; sử dụng tại Chương 2 nhằm đưa ra các đánh giá về mức
độ hợp lý, mức độ khả thi của pháp luật Việt Nam về bồi thường thiệt hại về tài sản trong quan hệ lao động khi áp dụng vào giải quyết các tranh chấp phát sinh từ các quan hệ lao động, đánh giá mức độ phù hợp khi tiếp thu, học hỏi và vận dụng điểm
ưu của pháp luật quốc tế vào điều chỉnh trách nhiệm bồi thường thiệt hại về tài sản trong các tranh chấp phát sinh từ quan hệ lao động, và cuối cùng tổng hợp vấn đề nhằm đi đến những kiến nghị sửa đổi, bổ sung hoàn thiện quy định pháp luật Việt Nam về bồi thường thiệt hại về tài sản trong quan hệ lao động
Phương pháp so sánh: Được tác giả sử dụng chủ yếu trong Chương 2, dùng
để so sánh, đối chiếu các quy định về bồi thường thiệt hại về tài sản trong quan hệ lao động của BLLĐ năm 2019 so với BLLĐ năm 2012 Bên cạnh đó, phương pháp này còn được tác giả dùng để so sánh các quy định về bồi thường thiệt hại về tài sản của pháp luật lao động Việt Nam hiện hành với pháp luật khác và một số nước trên thế giới
Phương pháp lịch sử: Được tác giả sử dụng trong Chương 2 nhằm mục đích làm rõ những khác biệt giữa BLLĐ năm 2019 với các quy định trước đây về bồi thường thiệt hại trong quan hệ lao động
7 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn đề tài
7.1 Ý nghĩa khoa học
Luận văn hướng đến việc nghiên cứu, phân tích nhằm làm rõ những vấn đề
lý luận và quy định pháp luật liên quan đến bồi thường thiệt hại về tài sản trong quan hệ lao động, từ đó làm phong phú thêm những vấn đề lý luận, cũng như góp phần đưa ra những giải pháp hoàn thiện quy định pháp luật liên quan đến vấn đề này
7.2 Ý nghĩa thực tiễn
Trang 19Kết quả nghiên cứu của luận văn được sử dụng nâng cao hiệu quả áp dụng trách nhiệm bồi thường thiệt hại về tài sản trong quan hệ lao động tại các doanh nghiệp Kết quả nghiên cứu này cũng có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo hữu ích cho việc nghiên cứu chuyên sâu của sinh viên chuyên ngành luật trên con đường học tập và nghiên cứu
8 Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, Phần kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo và các Phụ lục đính kèm, Luận văn gồm có 02 chương:
Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI
VỀ TÀI SẢN TRONG QUAN HỆ LAO ĐỘNG
Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI VỀ TÀI SẢN TRONG QUAN HỆ LAO ĐỘNG VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT
Trang 20Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI
VỀ TÀI SẢN TRONG QUAN HỆ LAO ĐỘNG 1.1 Khái quát về bồi thường thiệt hại về tài sản trong quan hệ lao động
1.1.1 Khái niệm bồi thường thiệt hại về tài sản trong quan hệ lao động
Trong xã hội ngày nay khi tham gia vào các quan hệ dân sự nói chung và quan hệ lao động nói riêng con người luôn mang cho mình những quyền và nghĩa
vụ nhất định Khi đã tham gia vào một quan hệ nào đó các chủ thể tham gia đều mong muốn đạt được những lợi ích cho riêng mình, để đạt được những lợi ích đó đòi hỏi các bên phải thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ theo những gì mà mình đã thỏa thuận và phù hợp với pháp luật Tuy nhiên, trên thực tế khi tham gia vào các quan
hệ xã hội con người luôn luôn phải đối mặt những rủi ro có thể là mang tính khách quan hoặc chủ quan mà đã có những hành vi vi phạm gây ra thiệt hại cho một bên Những hành vi vi phạm đôi khi là cố ý hoặc vô ý, trực tiếp hay gián tiếp mà đã gây thiệt hại, điều này có thể xảy ra bất cứ lúc nào Do đó, đòi hỏi cần phải có những cơ chế được đặt ra để giải quyết, đảm bảo các quyền và lợi ích cho bên bị thiệt hại khi
có hành vi vi phạm xảy ra trên thực tế Hành vi vi phạm có thể hiểu là một dạng hành vi pháp luật thể hiện ở hành vi của cá nhân, cơ quan, tổ chức không tuân thủ các nghĩa vụ do pháp luật quy định hoặc những điều mà pháp luật cấm dẫn đến gây thiệt hại hay nguy cơ gây thiệt hại cho các lợi ích khác nhau
Thông thường khi xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
sẽ phải làm rõ và chứng minh những vấn đề sau đây: i) Hành vi trái pháp luật; ii) Thiệt hại xảy ra trên thực tế; iii) Có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả; iv) Lỗi của bên gây thiệt hại Trường hợp khi có sự vi phạm gây thiệt hại thỏa mãn các yếu tố trên thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại sẽ được đặt ra Theo từ điển luật
học thì “Bồi thường thiệt hại là hình thức trách nhiệm dân sự nhằm buộc bên có
hành vi gây thiệt hại phải khắc phục hậu quả bằng cách đền bù các tổn thất về vật
Trang 21chất và tổn thất về tinh thần” 1 Như vậy, đặt ra cơ chế rằng khi có hành vi vi phạm
thì chủ thể gây thiệt hại phải có trách nhiệm bồi thường cho những tổn thất mà mình
đã gây ra có thể là những thiệt hại về vật chất hoặc tinh thần
Trong lĩnh vực dân sự nói chung và trong lĩnh vực lao động nói riêng, vấn đề bồi thường thiệt hại cũng được đặt ra khi có các hành vi vi phạm Đặc biệt, trách nhiệm vật chất là một trong những vấn đề rất được quan tâm trong quan hệ lao động2 Khi tham gia vào quan hệ lao động các chủ thể tham gia trong đó cả NLĐ và NSDLĐ sẽ phải thực hiện hoặc không thực hiện một công việc nào đó mà hai bên
đã thỏa thuận trong HĐLĐ hoặc thỏa ước lao động tập thể Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện cũng sẽ không thể tránh khỏi những rủi ro mà vô tình hay cố ý gây thiệt hại cho một bên Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc có sự bồi thường thiệt hại xảy ra trên thực tế3 Trong quá trình lao động NLĐ khó tránh khỏi những sai sót, vô ý gây thiệt hại cho NSDLĐ hoặc NSDLĐ vì mục đích gì đó mà đã
cố ý vi phạm những thỏa thuận gây ra những thiệt hại cho NLĐ, khi đó bồi thường thiệt hại cũng sẽ được đặt ra khi có hành vi vi phạm xảy ra
Trong giáo trình Luật Lao động của trường Đại học Luật Hà Nội thì không đưa ra một định nghĩa toàn diện về bồi thường thiệt hại trong quan hệ lao động mà chỉ đưa ra định nghĩa về bồi thường thiệt hại vật chất trong quan hệ lao động - một trường hợp của bồi thường thiệt hại trong quan hệ lao động Theo đó, bồi thường
thiệt hại vật chất được tiếp cận bằng định nghĩa: “Bồi thường thiệt hại về vật chất
trong quan hệ lao động là nghĩa vụ của NLĐ phải bồi thường những thiệt hại về tài sản cho NSDLĐ do hành vi vi phạm kỷ lao động, vi phạm hợp đồng trách nhiệm gây ra…”4
1
Trường đại học luật Hà Nội (2018), Từ điển giải thích thuật ngữ luật học, Nxb Công an nhân dân, trang 86
2 Trọng Minh (2018), Kỷ luật lao động và trách nhiệm vật chất, Cổng thông tin điện tử nghành y tế tỉnh Bắc
Ninh, https://syt.bacninh.gov.vn/news/-/details/22511/ky-luat-lao-ong-va-trach-nhiem-vat-chat, truy cập ngày 12/02/2023
3
Bùi Ngọc Hoàng (2018), Bồi thường thiệt hại theo hợp đồng Việt Nam qua thực tiễn áp dụng tại tỉnh Quảng Trị, Luận văn Thạc sĩ luật học, Trường Đại học Luật, Đại học Huế
4 Trường Đại học Luật Hà Nội (2020), Giáo trình Luật lao động Việt Nam (Tập 1, 2), Nhà xuất bản Công an
nhân dân 2020, trang 330
Trang 22Trong đó, trách nhiệm về vật chất là trách nhiệm được quan tâm trên thực tế, trách nhiệm vật chất theo nghĩa rộng có thể hiểu là loại trách nhiệm phải thực hiện bằng tài sản của người vi phạm gây thiệt hại nhằm bù đắp những tổn thất về vật chất xảy ra trên thực tế Thông thường, chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường thường đặt
ra đối với NLĐ khi có hành vi vi phạm trong việc thực hiện nghĩa vụ trong quan hệ lao động gây thiệt hại về tài sản được NSDLĐ áp dụng theo nội quy lao động, HĐLĐ, thỏa ước lao động tập thể Khi nhìn nhận về trách nhiệm bồi thường vật chất trong quan hệ lao động có một số định nghĩa được đưa ra như sau:
Quan điểm thứ nhất cho rằng, bồi thường về vật chất được hiểu là bồi thường
thiệt hại về tài sản trong quan hệ lao động Theo đó, “Bồi thường thiệt hại về vật
chất trong quan hệ lao động là nghĩa vụ của NLĐ phải bồi thường những thiệt hại
về tài sản cho NSDLĐ do hành vi vi phạm kỷ luật lao động, vi phạm hợp đồng trách nhiệm gây ra” 5
Quan điểm thứ hai cho rằng, “trách nhiệm vật chất là một loại trách nhiệm
pháp lý do NSDLĐ áp dụng đối với NLĐ bằng cách buộc NLĐ phải bồi thường những thiệt hại về tài sản do NLĐ gây ra cho NSDLĐ trong khi thực hiện nghĩa vụ làm việc theo HĐLĐ” 6 Qua các định nghĩa nêu trên nhìn chung có thể hiểu, nghĩa
vụ bồi thường thiệt hại là trách nhiệm được đặt ra đối với NLĐ về việc phải bồi
thường về “vật chất”, “tài sản” do hành vi vi phạm “HĐLĐ”, “ kỷ luật lao động”
hay theo quy định của pháp luật mà gây thiệt hại cho NSDLĐ Đây là việc bồi thường thiệt hại về tài sản theo sự cam kết, thực hiện trách nhiệm dân sự của NLĐ với NSDLĐ
Từ những nghiên cứu trên, tác giả có thể đưa ra khái niệm về bồi thường thiệt hại về tài sản trong quan hệ lao động, đó là trách nhiệm bồi thường thiệt hại của NLĐ khi có hành vi vi phạm kỷ luật lao động hoặc thiếu tinh thần trách nhiệm
5
Trường Đại học Luật Hà Nội (2020), Giáo trình Luật lao động Việt Nam (Tập 1, 2), Nhà xuất bản Công an
nhân dân 2020, trang 336
6 Trường Đại học Luật Hà Nội (2020), Giáo trình Luật lao động Việt Nam (Tập 1, 2), Nhà xuất bản Công an
nhân dân 2020, trang 416
Trang 23trong thực hiện công việc gây ra làm tổn thất, hư hỏng, mất mát về tài sản của NSDLĐ
Thông thường, trách nhiệm bồi thường thiệt hại vật chất được xem xét khi có các đặc điểm sau đây nhầm để phân biệt với các loại trách nhiệm bồi thường khác:
Thứ nhất, chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường là một bên của quan hệ lao
động, cụ thể đó là người làm công hưởng lương theo HĐLĐ Quan hệ giữa các bên phải là quan hệ lao động
Thứ hai, trách nhiệm vật chất phát sinh khi NLĐ thực hiện quyền và nghĩa
vụ lao động mà gây ra thiệt hại
Thứ ba, tài sản thiệt hại là tài sản mà NLĐ đã được NSDLĐ giao quản lý, sử
dụng, lưu giữ hoặc chế biến
Như vậy, cơ sở để xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại về vật chất theo quy định của pháp luật lao động sẽ cần phải thỏa mãn những đặc điểm trên Thiệt hại về vật chất mà pháp luật lao động đề cập tới đó chính là thiệt hại về tài sản, cụ thể đó chính là tài sản mà NSDLĐ đã giao cho NLĐ thực hiện thông qua bằng sự thỏa thuận của các bên khi tham gia vào quan hệ lao động và khi có sự sai phạm thì NLĐ sẽ phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại về vật chất hay chính là bồi thường thiệt hại về tài sản cho NSDLĐ trong việc thực hiện các nghĩa vụ đối với tài sản đó mà gây thiệt hại
Vấn đề bồi thường thiệt hại về tài sản trong quan hệ lao động là một loại trách nhiệm pháp lý được ghi nhận trong các văn bản pháp luật lao động7 Việc bồi thường thiệt hại về tài sản trong quan hệ lao động có thể phát sinh khi NLĐ có hành
vi vi phạm một cách trực tiếp hay gián tiếp gây thiệt hại về tài sản cho NSDLĐ Hành vi này trái với những thỏa thuận trong quan hệ lao động, cụ thể là trong nội quy lao động hay thỏa ước tập thể giữa các bên hay trái với các quy định của pháp luật về lao động Mục đích của việc đặt ra cơ chế bồi thường thiệt hại về tài sản này
7 Thông tư số 128/TT-TB ngày 24/7/1968 của Bộ Lao động, Bộ Tài chính và Tổng công đoàn Việt Nam hướng dẫn việc thi hành chế độ trách nhiệm vật chất của công nhân, viên chức đối với tài sản của Nhà nước
Trang 24sẽ nhằm khắc phục những hậu quả cũng như bù đắp những tổn thất về tài sản do hành vi gây thiệt hại của NLĐ gây ra Bản chất của trách nhiệm bồi thường thiệt hại
về tài sản là khi tham gia vào quan hệ lao động, NSDLĐ sẽ giao cho NLĐ quản lý, tài sản để thực hiện các nghĩa vụ về lao động Nghĩa vụ của NLĐ là thực hiện theo những gì đã thỏa thuận với NSDLĐ và phải có trách nhiệm bảo quản, sử dụng tốt các tài sản đó, nếu làm mất, hư hỏng, gây thiệt hại tài sản thì tùy vào mức độ mà NLĐ ngoài bị xử lý kỉ luật NLĐ còn có thể phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại về vật chất8
cho NSDLĐ Pháp luật lao động gọi đó chính là trách nhiệm vật chất hay trách nhiệm bồi thường thiệt hại về tài sản
1.1.2 Ý nghĩa của bồi thường thiệt hại về tài sản trong quan hệ lao động
Như tác giả đã phân tích ở trên thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại về tài sản trong quan hệ lao động là nghĩa vụ mà NLĐ sẽ phải bồi thường cho NSDLĐ khi có hành vi vi phạm mà gây thiệt hại về tài sản trong quá trình tham gia vào quan hệ lao động Việc đặt ra cơ chế xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại về tài sản trong quan hệ lao động nhằm mục đích sẽ khắc phục những hậu quả, bù đắp những tổn thất về tài sản do hành vi vi phạm gây thiệt hại xảy ra trên thực tế Từ đó, phần nào
sẽ bù đắp lại toàn bộ hoặc một phần những thiệt hại do hành vi vi phạm của NLĐ gây ra cho NSDLĐ Việc đặt ra trách nhiệm bồi thường sẽ góp phần làm cho các chủ thể, đặc biệt là NLĐ sẽ có trách nhiệm tự giác, kỷ luật, nâng cao ý thức hơn trong quá trình thực hiện các nghĩa vụ lao động tạo ra sự bình đẳng giữa các bên tham gia, góp phần đảm bảo cho quyền hiến định của NSDLĐ đây là sự cụ thể hóa các quy định của Hiến pháp Đồng thời đây cũng là một trong những nguyên tắc của pháp luật lao động đó là bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của NSDLĐ Từ đó, có thể thấy việc đưa ra trách nhiệm bồi thường thiệt hại về tài sản đối với các chủ thể tham gia quan hệ lao động sẽ mang những ý nghĩa như sau:
1.1.2.1 Đối với người lao động
8 Hồ Thị Ngọc Ánh (2019), Trách nhiệm vật chất trong quan hệ lao động, nhiem-vat-chat-trong-quan-he-lao-dong/, truy cập ngày 12/9/2022
Trang 25https://luatlaodong.vn/trach-NLĐ là một trong những chủ thể bắt buộc phải có trong một quan hệ lao động Trong thực tế đây là chủ thể được NSDLĐ trực tiếp giao, thực hiện các công việc trong quá trình sản xuất, vận chuyển hàng hóa, máy móc, thiết bị… Việc xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại chỉ được đặt ra khi khi NLĐ làm công hưởng lương dựa trên cơ sở là HĐLĐ Thiệt hại này phải xảy ra trong quá trình NLĐ thực hiện quyền và nghĩa vụ lao động mà có hành vi vi phạm nội quy lao động, kỷ luật lao động gây thiệt hại về tài sản Tài sản được đề cập tới đó chính là tài sản mà NSDLĐ đã giao cho NLĐ quản lý, sử dụng, lưu giữ hoặc chế biến mà gây thiệt hại Như vậy, khi có các hành vi vi phạm nêu trên trách nhiệm bồi thường thiệt hại sẽ
được đặt ra đối với NLĐ cụ thể “NLĐ làm hư hỏng dụng cụ, thiết bị hoặc có hành
vi khác gây thiệt hại tài sản của NSDLĐ thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật hoặc nội quy lao động của NSDLĐ” 9 Việc quy định trách nhiệm bồi thường
thiệt hại về tài sản này trong BLLĐ nhằm tạo ra một cơ chế đảm bảo quyền sử dụng hợp pháp đối với tài sản của NSDLĐ, bảo đảm việc đền bù một phần nào đó những thiệt hại về tài sản mà hành vi vi phạm của NLĐ gây ra Từ đó, sẽ góp phần đảm bảo, tăng cường kỷ luật lao động hơn trong các đơn vị lao động Đồng thời phần nào sẽ nâng cao ý thức chấp hành kỷ luật, nội quy lao động của NLĐ phù hợp với quan hệ lao động và pháp luật Thể hiện được sự răng đe của pháp luật rằng bất kỳ chủ thể nào tham gia vào các quan hệ pháp luật lao động mà có hành vi vi phạm thì đều phải chịu chế tài mà pháp luật đã quy định
1.1.2.2 Đối với người sử dụng lao động
Cũng giống như NLĐ, NSDLĐ là chủ thể không thể thiếu trong quan hệ lao động Cụ thể, NSDLĐ là người phải bỏ ra các chi phí để đầu tư trang máy móc, thiết bị, tài sản… để phục vụ cho mục đích lợi nhuận của mình Những công việc này được thực hiện bởi NLĐ dựa trên những sự thỏa thuận của các bên khi tham gia vào HĐLĐ mà NLĐ làm công hưởng lương Vì vậy, hai bên khi đã xác lập quan hệ lao động thì phải tiến hành theo những gì đã thỏa thuận, nếu làm sai hay thực hiện
9
Khoản 1 Điều 129 BLLĐ năm 2019
Trang 26không đầy đủ mà gây thiệt hại thì phải bồi thường cho bên còn lại Trong quá trình NLĐ làm hư hỏng, mất mát, gây thiệt hại về tài sản mà NSDLĐ đã giao thực hiện
mà ảnh hưởng đến quá trình sản xuất kinh doanh thì phải có nghĩa vụ bồi thường tương ứng với những thiệt hại mà NLĐ đã gây ra
Trên thực tế, khi thực hiện nghĩa vụ lao động đặt biệt là đối với những trường hợp NLĐ được giao quản lý, sử dụng, lưu giữ tài sản trách nhiệm đặt ra là NLĐ phải sử dụng hiệu quả, bảo quản và giữ gìn tài sản một cách cẩn thận Tuy nhiên, vì cố ý hay vô ý mà NLĐ đã có hành vi gây thiệt hại Để đảm bảo duy trì sự
ổn định trong quan hệ lao động và đảm bảo quyền lợi cho NSDLĐ việc đặt ra trách nhiệm bồi thường là phù hợp Qua đó, nâng cao trách nhiệm của NLĐ trong quá trình thực hiện các quyền và nghĩa vụ lao động, đẩy mạnh hiệu quả, hạn chế được những rủi ro không đáng có trong quan hệ lao động Tạo ra sự bình đẳng về quyền
và nghĩa vụ của các bên, đồng thời có biện pháp xử lý đối với những hành vi cố ý gây ra thiệt hại, nâng cao ý thức chấp hành kỷ luật của NLĐ Đồng thời đây sẽ là một chế tài giúp cho NSDLĐ phần nào đó được bù đắp toàn bộ hoặc một phần nào
đó những tổn thất về tài sản do hành vi vi phạm của NLĐ gây thiệt hại cho mình
1.1.2.3 Đối với Nhà nước và xã hội
Khi tham gia vào bất cứ quan hệ xã hội nào các chủ thể đều được Nhà nước bảo vệ trao những quyền và nghĩa vụ một cách bình đẳng không phân biệt đối xử10
Vì vậy, khi có những chủ thể khi tham gia vào các quan hệ xã hội được pháp luật điều chỉnh mà gây thiệt hại thì sẽ bị đặt trách nhiệm phải bồi thường thiệt hại Trong quan hệ lao động cũng vậy, việc đặt ra trách nhiệm bồi thường về tài sản của NLĐ khi có hành vi vi phạm cũng được Nhà nước đặt biệt quan tâm Lĩnh vực lao động
là lĩnh vực diễn ra hằng ngày và không thể thiếu trong xã hội, có lao động mới tạo
ra của cải, vật chất phát triển kinh tế - xã hội nên việc đưa ra các quy định để đảm bảo quyền lợi giữa các bên là điều hoàn toàn hợp lý Việc Nhà nước ghi nhận chế
10 Mai Hải Oanh (2020), Giá trị bình đẳng – tiêu chí quan trọng của chủ nghĩa xã hội, Tạp chí cộng sản,
trong-cua-chu-nghia-xa-hoi.aspx , truy cập ngày 11/6/2023
Trang 27https://www.tapchicongsan.org.vn/web/guest/nghien-cu/-/2018/820729/gia-tri-binh-dang -tieu-chi-quan-định về bồi thường vật chất trong luật lao động góp phần hài hòa, cân bằng lợi ích của các chủ thể trong quan hệ lao động Bên cạnh đó nâng cao ý thức, tinh thần trách nhiệm của các chủ thể khi tham gia vào các quan hệ xã hội nói chung và trong quan hệ lao động nói riêng Tạo ra một cơ chế ổn định vừa tạo ra sự mềm dẻo trong việc giải quyết mức bồi thường khi có hành vi sai phạm vừa răn đe bằng các chế tài nếu do hành vi đó mà gây ra thiệt hại Nhìn chung việc quy định về trách nhiệm bồi thường về tài sản trong pháp luật lao động là thật sự cần thiết và mang những ý nghĩa nhất định:
Thứ nhất, đảm bảo tính hài hòa, ổn định mối quan hệ của các bên trong quan
hệ lao động
Nguyên tắc khi tham gia vào quan hệ lao động NLĐ sẽ thực hiện những nghĩa vụ mà mình đã giao kết với NSDLĐ thông qua HĐLĐ hoặc thỏa ước tập thể
mà các bên đã thỏa thuận Việc thực hiện nghĩa vụ này không những đáp ứng đúng
mà phải còn đủ, tránh việc xảy ra các sai phạm nếu có thiệt hại thì sẽ phải bồi thường hoặc bị áp dụng chế tài Trong thực tế không thể tránh được các trường hợp
vì sự vô trách nhiệm của mình mà NLĐ đã gây ra những thiệt hại Vì vậy, nếu không ghi nhận các quy định về trách nhiệm bồi thường về tài sản sẽ không thể đảm bảo cho các chủ thể tinh thần tự giác và có trách nhiệm khi thực hiện các nghĩa vụ trong lao động
Thứ hai, đảm bảo các quyền và lợi ích hợp pháp của các bên khi tham gia
vào quan hệ lao động
Bên cạnh việc đặt ra trách nhiệm bồi thường sẽ phần nào khắc phục được những hậu quả, bù đắp những tổn thất cho NSDLĐ khi có hành vi vi phạm của NLĐ mà gây ra thiệt hại về tài sản Mặt khác, đối với NLĐ đây giống như một
“phao cứu sinh”11
giúp họ hạn chế một phần nghĩa vụ về mặt tài sản, tạo ra cho họ
có khả năng thực hiện được nghĩa vụ bồi thường mà không không có sự ảnh hưởng
11 Nguyễn Thị Hường (2010), Trách nhiệm vật chất trong lao động Việt Nam – Thực trạng và phương hướng hoàn thiện, Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế, Đại học Hà Nội
Trang 28quá lớn đến đời sống Việc quy định này ghi nhận những khả năng họ được miễn hoặc được giảm bớt trách nhiệm do mình gây ra
1.1.3 Các căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại về tài sản trong quan hệ lao động
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại về tài sản như tác giả có đề cập ở trên, đó chính là trách nhiệm pháp lý mà NLĐ phải chịu khi có hành vi gây thiệt hại về tài sản cho NSDLĐ do vi phạm kỷ luật lao động Tuy nhiên, không phải hành vi vi phạm kỷ luật, nội quy lao động nào cũng phải bồi thường thiệt hại12 Trách nhiệm bồi thường thiệt hại về tài sản đối với NLĐ chỉ được áp dụng khi có đủ các căn cứ nhất định, đây chính là điều kiện cần và đủ để thực hiện quy định này
Thứ nhất, có hành vi vi phạm kỷ luật lao động Điều kiện đầu tiên cần để
xem xét việc bồi thường đó chính là phải có hành vi vi phạm Hành vi chính là sự thể hiện ý chí của con người đối với các sự vật, sự việc, hành vi con người tác động đến các quan hệ lao động NLĐ chỉ phải chịu trách nhiệm khi thiệt hại này xuất phát trực tiếp từ hành vi của mình Hành vi vi phạm kỷ luật lao động có thể hiểu là sự vi phạm về nghĩa vụ lao động Đa phần các nghĩa vụ này sẽ được quy định trong nội quy lao động được NSDLĐ áp dụng trong quá trình trực tiếp điều hành đối với NLĐ Vì vậy, để xem mức bồi thường như thế nào sẽ cần xác định hành vi của NLĐ có hay không việc gây ra sự thiệt hại về tài sản cho NSDLĐ
Thứ hai, có thiệt hại về tài sản của NSDLĐ Chính vì hậu quả là có hành vi
vi phạm thì phải đáp ứng rằng chính hành vi đó gây thiệt hại và thiệt hại đó phải là thiệt hại đối với tài sản của NSDLĐ Căn cứ này nhằm mục đích đó là xác định mức thiệt hại về tài sản của NSDLĐ là bao nhiêu để từ đó xác định mức bồi thường thiệt hại Thông thường, để xác định thiệt hại này người ta thường dựa vào các tiêu chí như số lượng, loại tài sản gì, hư hỏng, giá trị thiệt hại bao nhiêu? Như vậy, qua việc
Trang 29xác định cụ thể những thiệt hại như vậy sẽ tạo ra sự chính xác trong việc đặt tra trách nhiệm bồi thường của cả NLĐ và NSDLĐ
Thứ ba, hành vi vi phạm kỷ luật lao động trong mối quan hệ nhân quả với
thiệt hại về tài sản Thiệt hại về tài sản của NSDLĐ phải do chính hành vi vi phạm
kỷ luật lao động của NLĐ gây ra Hành vi vi phạm là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến hậu quả, đó chính là tài sản bị thiệt hại trên thực tế Nếu sự thiệt hại về tài sản không phải là kết quả tất yếu từ hành vi vi phạm thì sẽ không đủ căn cứ để yêu cầu NLĐ phải thực hiện việc bồi thường
Ngoài các căn cứ trên, việc xác định được lỗi cũng sẽ xác định được mức bồi
thường thiệt hại, cụ thể “Việc xem xét, quyết định mức bồi thường thiệt hại phải căn
cứ vào lỗi, mức độ thiệt hại thực tế và hoàn cảnh thực tế gia đình, nhân thân và tài sản của NLĐ”13 Mặc dù pháp luật không có định nghĩa về lỗi14, nhưng trong khoa học pháp lý lỗi có thể hiểu là thái độ tâm lý chủ quan của người vi phạm nghĩa vụ, phản ánh sự nhận thức của người đó đối với hành vi và hậu quả mà mình đã thực hiện bao gồm lỗi cố ý và vô ý Như vậy, trong quan hệ lao động có thể hiểu lỗi là thái độ tâm lý của NLĐ khi có hành vi vi phạm kỷ luật lao động gây ra thiệt hại về tài sản của NSDLĐ Tùy thuộc vào lỗi cố ý hay vô ý mà mức bồi thường thiệt hại đối với NLĐ sẽ có sự khác nhau, đơn cử như vấn đề về bồi thường trong trường hợp NLĐ gây thiệt hại không nghiêm trọng do sơ suất15
thì mức bồi thường với giá trị không quá 10 tháng lương tối thiểu vùng do Chính phủ công bố được áp dụng tại nơi NLĐ làm việc thì NLĐ chỉ phải bồi thường nhiều nhất là 03 tháng tiền lương và
bị khấu trừ hằng tháng vào lương Trong khi đó, việc làm hư hỏng, thiệt hại tài sản cho NSDLĐ thì NLĐ phải bồi thường một phần hoặc toàn bộ các thiệt hại đó16 Theo đó, được xem là lỗi cố ý trường hợp khi người vi phạm nhận thức rõ được hành vi của mình sẽ gây ra thiệt hại về tài sản cho NSDLĐ, biết được hậu quả khi
13 Khoản 1 Điều 130 BLLĐ năm 2019
14Nguyễn Văn Cừ và Trần Thị Huệ (2017), Bình luận khoa học BLDS năm 2015 của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, NXB Công an nhân dân
15 Khoản 1 Điều 129 BLLĐ 2019
16
Khoản 2 Điều 129 BLLĐ 2019
Trang 30thực hiện hành vi đó và mong muốn thiệt hại đó xảy ra Còn đối với lỗi vô ý có thể hiểu trong quá trình thực hiện nghĩa vụ lao động NLĐ đã không nhận thấy được hậu quả cũng như không mong muốn có sự thiệt hại về tài sản xảy ra trên thực tế do chính hành vi của mình gây ra
Như vậy, về mức độ bồi thường có thể thấy rằng đối với lỗi cố ý sẽ có mức bồi thường cao hơn lỗi vô ý Việc đặt ra yếu tố lỗi khi có thiệt hại xảy ra trên thực tế trong quan hệ lao động nhằm xác định mức độ bồi thường của NLĐ sẽ phải bồi thường một phần hay toàn bộ thiệt hại Nếu có lỗi gây thiệt hại thì NLĐ mới phải chịu trách nhiệm bồi thường, và hành vi đó chính là kết quả của sự tự lựa chọn và quyết định của NLĐ trong khi họ có đủ điều kiện để lựa chọn một cách xử sự khác phù hợp hơn mà không gây ra sự thiệt hại cho NSDLĐ Bên cạnh đó, khi áp dụng chế định này mặc dù đủ cả ba căn cứ mà tác giả nêu ở trên mà không có lỗi của người gây thiệt hại thì cũng sẽ không có đủ điều kiện để đặt ra trách nhiệm bồi thường về tài sản đối với NLĐ Theo đó, NLĐ không có nghĩa vụ chứng minh lỗi
mà việc thực hiện này sẽ thuộc về NSDLĐ Từ đó, để có cơ sở yêu cầu NLĐ bồi thường và căn cứ vào mức độ hành vi, lỗi mà NSDLĐ sẽ xác định được mức bồi thường thiệt hại hợp lý mà NLĐ phải chịu
1.1.4 Quy định về bồi thường thiệt hại về tài sản trong quan hệ lao động trong pháp luật của một số quốc gia
1.1.4.1 Theo cách tiếp cận của Nga
Trong quan hệ lao động, vấn đề bồi thường thiệt hại về tài sản của NLĐ đối với NSDLĐ cũng được pháp luật lao động Liên Bang Nga đề cập Cụ thể, BLLĐ
của Nga quy định: “NLĐ có nghĩa vụ bồi thường thiệt hại thực tế trực tiếp cho
NSDLĐ Thu nhập chưa nhận (lợi nhuận bị mất) không phải là khoản thu hồi từ NLĐ” 17
Theo đó, nếu NLĐ có những hành vi làm thiệt hại về tài sản của NSDLĐ
thì phải có nghĩa vụ bồi thường Những hành vi này có thể là hành vi trái pháp luật,
https://rulaws-ru.translate.goog/tk/?_x_tr_sl=ru&_x_tr_tl=vi&_x_tr_hl=vi&_x_tr_pto=sc , truy cập ngày 11/6/2023
Trang 31hành động hoặc không hành động trong quá trình thực hiện lao động Chính vì hành
vi đó đã gây ra những thiệt hại nên buộc NLĐ phải bồi thường cho NSDLĐ và những thiệt hại này phải là những thiệt hại thực tế18
“Thiệt hại thực tế” có thể được
hiểu là những thiệt hại về tài sản của NSDLĐ đã bị giảm xuống hoặc bị xuống cấp (bao gồm tài sản của bên thứ ba do NSDLĐ nắm giữ, nếu NSDLĐ chịu trách nhiệm
về sự an toàn của tài sản này) cũng như những chi phí, thanh toán quá mức khi mà NSDLĐ phải chịu khi thực hiện việc mua lại, khôi phục hoặc bồi thường do NLĐ gây ra cho bên thứ ba Những thiệt hại thực tế trực tiếp này có thể ví dụ như: hư hỏng vật liệu thiết bị, thiếu hụt giá trị tài sản, chi phí sửa chữa vv…
Như vậy, có thể thấy theo quy định trên nếu có hành vi gây thiệt hại NLĐ không chỉ phải chịu trách nhiệm bồi thường về thiệt hại thực tế do mình trực tiếp gây ra cho NSDLĐ mà còn có thể sẽ phải bồi thường đối với những thiệt hại mà NSDLĐ phải chịu do bồi thường cho người khác (bên thứ ba bị thiệt hại) Tuy nhiên, NLĐ chỉ phải chịu trách nhiệm bồi thường này với điều kiện là có mối quan
hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả, nghĩa rằng chính những hành vi vi phạm này trực tiếp gây thiệt hại cho NSDLĐ và bên thứ ba19
Đồng thời, pháp luật lao động nước này cũng quy định về mức giới hạn của
NLĐ phải chịu trách nhiệm bồi thường theo đó: “Đối với thiệt hại gây ra, NLĐ phải
chịu trách nhiệm về thiệt hại trong giới hạn thu nhập trung bình tháng của mình, trừ trường hợp BLLĐ hoặc luật bang khác có quy định khác” 20 Như vậy, NLĐ sẽ
chỉ phải chịu trách nhiệm vật chất trong giới hạn thu nhập trung bình hàng tháng của mình, trường hợp nếu mức bồi thường (tiền) thiệt hại vượt mức cao hơn so với thu nhập hàng tháng của NLĐ thì người này chỉ có nghĩa vụ bồi thường phần thiệt hại bằng với thu nhập hằng tháng của mình Hay nói một cách khác NLĐ sẽ chịu
18 “In what case and to what extent is the employee liable to the employer for causing material damege? In what cases is the employee fully liable to the employer?, https://xn 80akibcicpdbetz7e2g.xn p1ai/questions/viewFaq/1113 , truy cập ngày 03/4/2023
19
Điều 238 BLLĐ Liên Bang Nga, 39/Statya-238/?_x_tr_sl=ru&_x_tr_tl=vi&_x_tr_hl=vi&_x_tr_pto=sc, truy cập ngày 12/3/2023
https://rulaws-ru.translate.goog/tk/?_x_tr_sl=ru&_x_tr_tl=vi&_x_tr_hl=vi&_x_tr_pto=sc , truy cập ngày 11/6/2023
Trang 32TNHH trong giới hạn thu nhập đối với những thiệt hại thực tế gây ra cho NSDLĐ
mà thôi21
Bên cạnh đó về giá trị của tài sản mà NLĐ đã có hành vi vi phạm làm mất hoặc hư hỏng thì mức thiệt hại về giá trị của tài sản sẽ xác định, tính toán trên cơ sở giá của thị trường tại thời điểm hiện tại Thêm vào đó là giá trị bồi thường này đương nhiên không được thấp hơn giá trị của tài sản bị hư hỏng hoặc làm mất Cụ
thể “Mức thiệt hại gây ra cho NSDLĐ trong trường hợp để xảy ra mất mát, hư
hỏng tài sản được xác định bằng thiệt hại thực tế tính toán trên cơ sở giá thị trường đang có hiệu lực tại địa phương vào ngày xảy ra thiệt hại, nhưng không thấp hơn giá trị của tài sản Tài sản theo dữ liệu kế toán, có tính đến mức độ hao mòn của tài sản này” 22
Việc xác định mức bồi thường đối với giá trị của tài sản là rất phù hợp
với thực tế Điều này sẽ phần nào bù đắp những tổn thất thực tế mà NSDLĐ đã phải gánh chịu và tạo ra một cơ chế mang tính chất răng đe đối với NLĐ giả sử trường hợp NLĐ đã có hành vi trộm cắp hoặc cố ý gây hư hỏng tài sản
1.1.4.2 Theo pháp luật Trung Quốc
Pháp luật Trung Quốc cũng quy định về vấn đề này, cụ thể: “NLĐ vi phạm
các điều kiện chấm dứt HĐLĐ theo quy định của Luật lao động hoặc vi phạm các vấn đề bảo mật đã thỏa thuận trong HĐLĐ mà gây thiệt hại về kinh tế cho NSDLĐ thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật” 23
Có thể thấy, theo quy định trên,
khi NLĐ có hành vi vi phạm mà gây ra thiệt hại về kinh tế cho NSDLĐ thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại cũng được đặt ra Theo đó, NLĐ sẽ phải bồi thường thiệt
hại cho NSDLĐ dựa trên HĐLĐ trong hai trường hợp:
Trường hợp thứ nhất, NLĐ vi phạm các điều kiện của pháp luật về HĐLĐ
mà buộc NSDLĐ phải chấm dứt, hủy bỏ hợp đồng đã gây ra thiệt hại về kinh tế cho
21 “Limited material liabilty of an employee”, otvetstvennost-rabotnika-kogda-i-kak-privlech-primery.html, truy cập ngày 16/12/2022
https://admmuji.ru/blog/zakon/ogranichennaya-materialnaya-22
https://rulaws-ru.translate.goog/tk/?_x_tr_sl=ru&_x_tr_tl=vi&_x_tr_hl=vi&_x_tr_pto=sc , truy cập ngày 11/6/2023
23 Điều 102 Luật Lao động Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, 05/25/content_905.htm?_x_tr_sch=http&_x_tr_sl=zh-CN&_x_tr_tl=vi&_x_tr_hl=vi&_x_tr_pto=sc , truy cập ngày 16/01/2023
Trang 33https://www-gov-cn.translate.goog/banshi/2005-NSDLĐ thì buộc NLĐ phải bồi thường Mức bồi thường của NLĐ có thể là các chi phí mà NSDLĐ đã trả để tuyển dụng NLĐ đó, phí đào tạo hoặc có thể là tiền bồi thường cho sản xuất, những thiệt hại trực tiếp về kinh doanh và việc làm24 Trường hợp NSDLĐ cung cấp phí đào tạo đặc biệt và cung cấp đào tạo kỹ thuật chuyên nghiệp cho NLĐ dựa trên sự thỏa thuận về thời gian phục vụ mà NLĐ có hành vi vi phạm thì NLĐ phải bồi thường một khoản chi phí đào tạo đó Mức chi phí bồi
thường này được quy định bằng một số tiền cụ thể: “Số tiền bồi thường thiệt hại
không được vượt quá phí đào tạo do NSDLĐ cung cấp” 25
Trường hợp thứ hai, NLĐ vi phạm các vấn đề bảo mật Trong HĐLĐ
NSDLĐ và NLĐ có thể thỏa thuận với nhau về bí mật kinh doanh hoặc bí mật liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ về điều khoản không cạnh tranh trong HĐLĐ Nếu NLĐ vi phạm thỏa thuận không cạnh tranh này mà gây thiệt hại cho NSDLĐ thì
buộc phải bồi thường thiệt hại Theo đó, NLĐ sẽ phải “trả cho NSDLĐ một khoản
tiền bồi thường thiệt hại theo thỏa thuận” 26
Như vậy, có thể thấy theo quy định trên, mức bồi thường thiệt hại sẽ được xác định theo sự thỏa thuận giữa NLĐ và NSDLĐ tùy vào từng trường hợp mà mức bồi thường sẽ khác nhau Trừ hai trường hợp nêu trên thì NSDLĐ sẽ không được thỏa thuận với NLĐ về việc NLĐ phải chịu các khoản bồi thường thiệt hại đã định27
https://www-gov-cn.translate.goog/banshi/2005-26 Điều 23 Luật hợp đồng Lao động Nhân dân Trung Hoa, 05/25/content_905.htm?_x_tr_sch=http&_x_tr_sl=zh-CN&_x_tr_tl=vi&_x_tr_hl=vi&_x_tr_pto=sc , truy cập ngày 16/01/2023
https://www-gov-cn.translate.goog/banshi/2005-27 “Research onn Work Injury Compensation System”, cn.translate.goog/fxlw/gjsflc/dbj/12596.htm?_x_tr_sch=http&_x_tr_sl=zh-
https://ielaw-uibe-edu-CN&_x_tr_tl=vi&_x_tr_hl=vi&_x_tr_pto=sc, truy cập ngày 16/01/2023
Trang 34Ở Đức, quan hệ lao động không được điều chỉnh cụ thể bằng Luật Lao động
mà sẽ được quy định bởi nhiều luật khác nhau Tuy nhiên, về vấn đề trách nhiệm bồi thường thiệt hại về tài sản trong quan hệ lao động của NLĐ gây thiệt hại đối với
NSDLĐ được thể hiện khá cụ thể trong BLDS nước này Cụ thể, “NLĐ chỉ phải bồi
thường thiệt hại cho NSDLĐ do vi phạm nghĩa vụ phát sinh từ quan hệ lao động nếu anh ta chịu trách nhiệm về việc vi phạm nghĩa vụ” 28 Khi tham gia vào quan hệ
lao động không thể loại trừ việc NLĐ sẽ có thể làm hư tài sản của NSDLĐ trong quá trình làm việc, trong những trường hợp này vấn đề bồi thường được đặt ra đối với NLĐ Tuy nhiên, NLĐ sẽ chỉ phải chịu trách nhiệm bồi thường khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây: (i) có sự vi phạm nghĩa vụ, nghĩa là NLĐ phải có hành vi vi phạm nghĩa vụ của hợp đồng mà gây thiệt hại về tài sản cho NSDLĐ; (ii) NSDLĐ
đã phải chịu thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ của NLĐ; (iii) NLĐ phải chịu trách nhiệm về việc vi phạm nghĩa vụ
Khi đó muốn yêu cầu NLĐ bồi thường thiệt hại thì NSDLĐ sẽ phải chứng minh rằng NLĐ có lỗi Trong quan hệ lao động thì mức độ trách nhiệm sẽ phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của lỗi Mức độ này sẽ được chứng minh bằng thiệt hại thực tế xảy ra trong quá trình NLĐ thực hiện một số hoạt động trong mối quan
hệ việc làm cho NSDLĐ29 Tùy vào từng trường hợp mà pháp luật Đức sẽ xác định mức bồi thường thiệt hại, việc xác định này thường dựa trên các tiêu chí sau: i) mức
độ thiệt hại so với thu nhập; ii) xác suất thiệt hại xảy ra trong quá trình hoạt động iii) khả năng tính toán rủi ro thiệt hại của NSDLĐ; iv) thời gian làm việc của NLĐ v) đào tạo và khối lượng công việc Thông thường thì mức bồi thường này sẽ không vượt quá với tổng số lương hằng tháng của NLĐ
Tóm lại, từ việc phân tích pháp luật của một số quốc gia, có thể thấy rắng, vấn đề về bồi thường thiệt hại về tài sản khi có thiệt hại trong quan hệ lao động đã được pháp luật các nước này quan tâm một cách nhất định và đưa ra các quy định
28 Điều 619a BGB https://www.buergerliches-gesetzbuch.info/ , truy cập ngày 16/01/2023
29 “Das gehört in eine moderne Geschäftsordnung des
Betriebsrats”,https://www.betriebsrat.de/betriebsratslexikon/br/schadensersatz , truy cập ngày 16/01/2023
Trang 35tương đối là cụ thể Đa phần, trách nhiệm bồi thường hại được đặt ra đối với NLĐ khi có các hành vi vi phạm mà gây thiệt hại về tài sản cho NSDLĐ30 Khi xác định trách nhiệm bồi thường sẽ phải đáp ứng một số điều kiện cụ thể mà pháp luật quốc gia quy định
Tuy nhiên, giữa các quốc gia khác nhau việc đưa ra các quy định của pháp luật, cụ thể là việc xác định thiệt hại và mức bồi thường thiệt hại về tài sản cũng không giống nhau Quy định của pháp luật Nga nhìn chung khá nghiêm khắc khi không chỉ đưa ra yêu cầu NLĐ bồi thường những thiệt hại thực tế mà còn có thể phải bồi thường những thiệt hại mà NSDLĐ phải chịu do hành vi vi phạm của NLĐ đối với người thứ ba Về mức bồi thường NLĐ sẽ chịu TNHH đối với những thiệt hại thực tế mà mình gây ra cụ thể là trong giới hạn thu nhập trung bình tháng của mình Đối với pháp luật Trung Quốc NLĐ, mức bồi thường thiệt hại sẽ dựa trên sự thỏa thuận của NLĐ và NSDLĐ, có thể thỏa thuận trước khi có thiệt hại xảy ra Và
sự thỏa thuận này chỉ được chấp nhận trong hai trường hợp theo pháp luật Trung Quốc mà tác giả có đề cập ở trên, ngoài ra thì NSDLĐ sẽ không được thỏa thuận với NLĐ về việc NLĐ phải chịu các khoản bồi thường thiệt hại đã định Đối với pháp luật Đức vấn đề xác định trách nhiệm bồi thường có những điểm khá tương đồng với Việt Nam, tuy nhiên mức xác định thiệt hại không điều chỉnh bởi quy định pháp luật lao động cụ thể mà được điều chỉnh chung bởi Luật dân sự Bên cạnh đó pháp luật đưa ra các mức độ để xác định thiệt hại thông qua các mức độ lỗi khá cụ thể như là sơ suất nhẹ, sơ suất trung bình, sơ suất cố ý và tùy vào một số yếu tố trường hợp nhất định mà mức trách nhiệm bồi thường thiệt hại của NLĐ sẽ là khác nhau
1.2 Phân biệt trách nhiệm bồi thường thiệt hại về tài sản trong quan hệ lao động với trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
Trang 36Nhìn chung, bồi thường thiệt hại trong pháp luật là quan hệ xuất phát giữa một bên gây thiệt hại làm ảnh hưởng đến quyền lợi, vật chất của một bên và trách nhiệm bồi thường thiệt hại được đặt ra cho bên gây thiệt hại Đây là một chế định quan trọng trong pháp luật dân sự nói chung và pháp luật lao động nói riêng Chế định này diễn ra khá phổ biến, đây giống như một hình thức trách nhiệm bồi thường được lập ra với mục đích đó là buộc bên có hành vi gây thiệt phải đền bù, khắc phục những hậu quả, bù đắp một phần nào đó những tổn thất về vật chất hoặc tinh thần cho bên bị thiệt hại Bên gây thiệt hại có thể sẽ phải bồi thường một phần hoặc toàn
bộ những thiệt hại do mình gây ra tùy theo mức độ
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại về tài sản trong pháp dân sự và trong pháp lao động có những điểm khá tương đồng nhau như có hành vi gây thiệt hại; có thiệt hại xảy ra trên thực tế; mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả; lỗi của bên gây thiệt hại Tuy nhiên, vì đây là hai quan hệ pháp luật khác nhau nên chế định áp dụng trong từng quan hệ này cũng có một số sự khác biệt như:
Thứ nhất, về phạm vi điều chỉnh
Trong pháp luật dân sự đối tượng được bộ luật này điều chỉnh là những quyền, nghĩa vụ về tài sản và nhân thân của các chủ thể là cá nhân, pháp nhân Mối quan hệ của các chủ thể này được xây dựng trên nguyên tắc bình đẳng, tự nguyện,
tự do thỏa thuận Còn đối với pháp luật lao động vấn đề bồi thường thiệt hại về vật chất được đặt ra giữa NLĐ và NSDLĐ là quan hệ phát sinh trong việc thuê, mướn, trả lương trong quan hệ lao động Về mặt pháp lý NSDLĐ sẽ có quyền tổ chức và quản lý quá trình lao động của NLĐ và NLĐ sẽ phải tuân thủ theo những nội quy
đó Nếu trách nhiệm bồi thường thiệt hại về tài sản trong quan hệ lao động liên quan trực tiếp đến quá trình lao động, sử dụng lao động của bên gây thiệt hại (NLĐ) cho bên bị thiệt hại (NSDLĐ) thì trong pháp luật dân sự vấn đề bồi thường lại chính là những thiệt hại, cụ thể là những sản phẩm của quá trình lao động trên mà một trong hai bên có hành vi vi phạm dẫn đến gây thiệt hại, hay nói một cách khác đó là đối tượng điều chỉnh của pháp luật dân sự
Trang 37Trong quá trình tham gia quan hệ dân sự các bên đều bình đẳng, thỏa thuận
về các quyền và nghĩa vụ của mình, còn đối với pháp luật lao động hai bên có quyền tự do trong việc thỏa thuận để kí kết hợp đồng tuy nhiên sau đó khi đã tham gia vào một tập thể nhất định NLĐ phải tuân thủ theo nội quy lao động và chịu sự kiểm soát, quản lý, điều hành, giám sát của NSDLĐ thể hiện tính ràng buộc, vấn đề này trong luật dân sự không tồn tại
Thứ hai, về căn cứ phát sinh
Thông thường căn để phát sinh bồi thường thiệt hại trong hai quan hệ pháp luật này đều xuất phát từ hợp đồng31, hợp đồng chính là cơ sở của sự thỏa thuận Trách nhiệm bồi thường vật chất trong quan hệ lao động chỉ phát sinh trên cơ sở quan hệ lao động dưới hình thức HĐLĐ hoặc hợp đồng trách nhiệm Còn đối với pháp luật dân sự không chỉ phát sinh trên hợp đồng mà còn phát sinh từ những sự kiện pháp lý khác ngoài hợp đồng hay còn gọi bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng nếu có hành vi gây thiệt hại thì phải bồi thường Trong cả hai quan hệ pháp luật này tùy vào hoàn cảnh, thiệt hại thực tế mà mức độ bồi thường có thể khác nhau có thể một phần; toàn bộ hoặc trong một số trường hợp người gây thiệt hại không phải bồi thường thiệt hại
Thứ ba, nguyên tắc bồi thường
Nguyên tắc bồi thường thiệt hại theo quy định của Luật lao động có sự khác biệt cơ bản đối với các quy định của pháp luật dân sự Trong quan hệ dân sự chủ thể
có hành vi trái pháp luật gây ra thiệt hại thì phải bồi thường toàn bộ thiệt hại do
mình gây ra dựa trên nguyên tắc “thiệt hại thực tế phải được bồi thường toàn bộ và
kịp thời” 32 đó bao gồm những thiệt hại trực tiếp hoặc gián tiếp Trong khi đó pháp
luật lao động quy định bên gây thiệt hại (NLĐ) có thể bồi thường một phần hoặc toàn bộ những thiệt hại về tài sản trực tiếp từ hành vi của mình, thậm chí còn có
31
Cao Ngọc Sơn (2020), “Xác định thiệt hại được bồi thường do vi phạm hợp đồng theo quy định của BLDS 2015”, Tạp chí Công thương, số 19 https://tapchicongthuong.vn/bai-viet/xac-dinh-thiet-hai-duoc-boi- thuong-do-vi-pham-hop-dong-theo-quy-dinh-cua-bo-luat-dan-su-2015-74835.htm, ngày truy cập: 16/4/2023
32
Khoản 1 Điều 585 BLDS năm 2015
Trang 38trường hợp NLĐ không cần bồi thường những thiệt hại về tài sản cho NSDLĐ trong trường hợp như thiên tai, dịch bệnh…
Về mức bồi thường thiệt hại về tài sản trong luật dân sự cho phép các bên có thể thỏa thuận được với nhau về mức bồi thường, hình thức, phương thức bồi thường nếu không thỏa thuận được thì cơ quan Nhà nước có thẩm quyền sẽ xác định Trong cả pháp luật dân sự và pháp luật lao động quy định thì thiệt hại về tài sản là những thiệt hại mà một bên đã có những hành vi như làm mất, hư hỏng, gây thiệt hại hoặc làm giảm giá trị khai thác của tài sản của bên bị thiệt hại Tuy nhiên, tài sản trong quan hệ dân sự là tài sản được hình thành từ sự thỏa thuận bằng ý chí của các bên nhằm đạt được những lợi ích của mình hoặc tài sản thiệt hại này nằm ngoài ý chí của các bên Còn đối với quan hệ lao động thì tài sản này là tài sản mà NSDLĐ đã giao cho NLĐ quản lý, khai thác và sử dụng mà có hành vi gây thiệt hại dựa trên nội quy lao động mà NSDLĐ đã đặt ra, hợp đồng trách nhiệm hoặc theo quy định của pháp luật
Ngoài ra, để xác định mức bồi thường thiệt hại về tài sản trong luật lao động
thì “Việc xem xét, quyết định mức bồi thường thiệt hại phải căn cứ vào lỗi, mức
thiệt hại thực tế và hoàn cảnh thực tế, nhân thân và tài sản của NLĐ” 33
Trang 39Tiểu kết Chương 1
Trong Chương 1, luận văn đã đi sâu vào nghiên cứu và làm rõ các vấn đề lý luận về bồi thường thiệt hại về tài sản trong quan hệ lao động; và nội dung thực hiện pháp luật về bồi thường thiệt hại về tài sản trong quan hệ lao động Bên cạnh đó, luận văn cũng đi vào làm rõ các lý luận về khái niệm về bồi thường thiệt hại về tài sản trong quan hệ lao động; cũng như đặc điểm và vai trò của bồi thường thiệt hại
về tài sản trong quan hệ lao động
Trên cơ sở các nghiên cứu về thực hiện pháp luật pháp luật về bồi thường thiệt hại về tài sản trong quan hệ lao động và những lý luận đã làm rõ tại chương 1
sẽ là định hướng để tác giả tiến hành nghiên cứu, phân tích làm rõ những vấn đề thực tế thực hiện pháp luật về bồi thường thiệt hại về tài sản trong quan hệ lao động cũng như đưa ra những đề xuất nhằm sửa đổi, hoàn thiện pháp luật về bồi thường thiệt hại về tài sản trong quan hệ lao động tại Chương 2