Với cộng đồng và xã hội Sự mất đồn kết, thiếu tơn trọng lẫn nhau giữa các vùng miền Khiến người ta nhìn nhau bằng con mắt thiếu công bằng, không nhìn nhận đúng đắn nỗ lực, năng lực hay
Phân biệt Nam Bắc
Sự phân biệt vùng miền Nam Bắc được thể hiện rõ rệt qua các yếu tố sau
Người dân 2 miền thường phân biệt kỳ thị nhau qua các danh từ:
Cá rô phi Phản động
Những danh từ này được thường xuyên sử dụng để miệt thị lẫn nhau trong các xung đột đời thường, chọc tức đối thủ hoặc sử dụng trong các sản phẩm âm nhạc của các rapper Đây là những danh từ có tính chụp mũ, ngộ nhận, có tính khái quát hóa và dễ gây thù chuốc oán Những ngôn từ này lại được nhưng người nghe nhạc Rap, phần lớn là nhưng người trẻ dưới 25 tuổi tiếp thu và sử dụng với mục đích không tốt.
Theo chứng minh của tạp chí xã hội học, chúng ta có xu hướng bị thuyết phục hơn khi xem video có nội dung cùng vùng miền, không phải vì thân quen mà là vì tiềm thức tự đánh giá chủ quan về một nội dung khiến ta mất hứng thú và dừng hoặc tắt hẳn video Đây là một thói quen khó sửa khi đã nhiễm từ những thế hệ cha ông đi trước khi 2 miền Nam – Bắc chưa về 1 khối Đây thực chất là một di chứng của lịch sử.
Hơn nữa, có một sự thiên vị về những người có quê thành phố, vì vậy họ có đặc quyền coi những người đến từ vùng quê là không bằng họ Từ đây, mô hình chung đẩy mạnh sự phân biệt vùng miền nói chung và phân biệt nam bắc nói riêng. b Nguyên nhân:
Theo bài viết của Spiderum, Việt Nam ba miền, vốn dĩ là dân tộc Việt ở phía Bắc, dân tộc Chăm ở giữa, phía Nam là Vương Quốc Phù Nam của người KhơMe Đất nước Việt Nam hình chữ S, ngay từ khi hình thành đã là sự phân ly.
Hơn 400 năm trước, chúa Nguyễn Hoàng vào đất Hoành Sơn, mở mang bờ cõi phía Nam, từ đấy
Nam – Bắc đã phân biệt với khái niệm Đàng Trong – Đàng Ngoài Sự phân tách kéo dài đến hơn
100 năm Mỗi Đàng qua thời gian lại xem mình là một nước riêng, đặt cho nước mình những tập tục khác nhau.
Năm 1802, Nguyễn Ánh đánh bại Tây Sơn, thống nhất lãnh thổ Năm 1858, Pháp vào Việt Nam, để dễ cai trị “cái xứ hay nổi loạn”, họ chia nước mình làm ba Khái niệm Bắc kỳ, Nam kỳ, Trung kỳ ra đời từ đó.
Hạt mầm đầu tiên của sự phân biệt vùng miền đến từ khác biệt Văn hóa của 3 dân tộc chính trên
3 lãnh thổ Hạt mầm nảy nở với chính sách “chia để trị” của Thực dân Pháp, gây ra sự chia rẽ dân tộc trong cùng một Quốc gia.
Và hạt mầm trưởng thành với sự khác biệt của Hệ tư tưởng Tư Bản – Cộng Sản, đại diện cho hai hệ tư tưởng này là hai chính quyền có thủ đô tại Sài Gòn và Hà Nội, đại diện cho lãnh thổ 2 miền
Nam Bắc bị chia cắt.
Sau năm 1954, đất nước bị chia làm hai miền Miền Nam với hệ tư tưởng tư bản có chính quyền
Việt Nam Cộng Hòa Miền Bắc là Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa, theo hệ tư tưởng XHCN Câu chuyện sau đó là nội chiến 20 năm, huynh đệ điêu tàn cho đến 1975.
Từ 1975 trở đi, Bên thắng cuộc, chủ yếu là Quân đội nhân dân của miền Bắc, ăn mừng chiến thắng, huyênh hoang đã “giải phóng Sài Gòn” Bên thua cuộc, hầu hết là người miền Nam, thì đau buồn li tán, than trách rằng mình bị cướp nước, kỷ niệm ngày “Quốc hận” Cả 2 đều lấy ngày
Từ đó đến nay, câu chuyện phân biệt Bắc – Nam vẫn cứ tiếp diễn Trong lòng của rất nhiều người vẫn còn đấy sự khinh thị của vùng miền.
Phân biệt tỉnh lẻ
Dân cư ở các tỉnh thành không trực thuộc trung ương (trừ Hải Phòng) bị phân biệt nhiều hơn và đặc biệt là người Thanh Hóa Các hành vi phân biệt thường là qua ngôn từ và thái độ khi tiếp xúc.
Mỗi địa phương lại bị gắn các mác khác nhau Hành vi phân biệt trên diễn ra phổ biến trên mạng xã hội Ví dụ như người Nam Định với mác “dân hai ngón”, người Hải Phòng với mác “giang hồ” hay người Thanh Hóa lại trở thành đối tượng công kích đặc biệt của tất cả mọi hành động xấu nói chung Một con số không nhỏ người dùng mạng xã hội thường xuyên nhắc đến Thanh
Hóa khi nói về một hành động tiêu cực bất kì cho dù hành động đó có xuất phát từ người Thanh
Hóa hay không Các câu nói như: “Ở đâu cũng có người tốt và người Thanh Hóa” hay “Cười một phát xung quanh như Thanh Hóa” đã từng có thời gian xuất hiện tràn lan trên mạng xã hội Bên cạnh đó, tin tức đưa ra một hành vi xấu của người Thanh Hóa thường nhận sự chú ý của rất nhiều người dùng mạng xã hội và các bình luận mang tính công kích đặc biệt Các hội nhóm với mục đích phân biệt cũng được lập ra thu hút hàng ngàn người và đưa ra lời lẽ xúc phạm, danh dự, nhân phẩm của nhiều người (Đức Lộc và Minh Quân, 2014)
Không chỉ dừng lại trên không gian mạng, hành vi kì thị, phân biệt còn diễn ra ngay bên ngoài thực tế xã hội Theo Thanh Phong (2012), phân biệt tỉnh lẻ đã xảy ra ở trong môi trường học đường khi các học sinh xuất thân tỉnh ngoài Hà Nội thường xuyên bị soi xét và chê bai bởi các học sinh “gốc” Hà Nội Sự kì thị còn được phản ánh qua quá trình tuyển dụng của một số công ty phía Nam, đặc biệt là ở thành phố Hồ Chí Minh và Bình Dương khi nhiều công ty ở khu vực này
“âm thầm” không tuyển lao động từ Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Nghệ An bằng nhiều hình thức (Đức
Lộc và Minh Quân, 2014) b Nguyên nhân:
Nguyên nhân đáng chú ý đầu tiên dẫn đến phân biệt tỉnh lẻ là xu hướng di cư tới các tỉnh, thành phố lớn, thành phố trực thuộc trung ương để học tập và làm việc Thực tế ở nhiều quốc gia đã chỉ ra rằng, mặc dù chính sách của nhà nước không ủng hộ sự tồn tại kỳ thị vùng miền dưới bất kỳ một hình thức nào, tuy nhiên, vấn đề phân biệt đối xử vùng miền vẫn tồn tại như hệ quả không mong đợi trong quá trình giao lưu, hòa nhập các hệ giá trị văn hóa (Link và Phelan, 2001: 363)
Dễ thấy rằng dân cư các vùng miền sẽ có tính cách, lối sống, thói quen đặc trưng riêng với mỗi tỉnh, thành Việc di cư nhiều và rộng thì va chạm, bất đồng với dân bản địa và các nhóm nhập cư khác nhau là điều khó tránh khỏi.
Một số các nhóm dân cư như Thanh Hóa thì dư luận xã hội, sự gắn mác, đánh giá tiêu cực cũng là nguyên nhân dẫn đến nạn phân biệt Theo Đỗ Thị Vân Anh (2017), tỉ lệ khảo sát đồng ý và rất đồng ý đối với người Thanh Hóa “lôi kéo bè nhóm cục bộ” gần như đạt 100%, tương tự với “cục tính trong mối quan hệ xã hội”, “không tuân thủ giờ làm việc”, “chủ nghĩa cá nhân” đều rất cao
Các nguồn thông tin mang tính tiêu cực nhắm đến các đối tượng này đều thu hút nhiều sự chú ý, góp phần khuếch đại thái độ kì thị Tuy nhiên, dư luận thường nghe kể lại mà không trực tiếp thấy đặc điểm tiêu cực của người Thanh Hóa.
Hạn chế, thiếu sót của chính sách, pháp luật hiện hành là nguyên nhân thứ ba của nạn phân biệt
Bộ luật Hình sự có sửa đổi, bổ sung năm 2009 có quy định về tội “phá hoại chính sách đoàn kết”, trong Luật Lao động được thông qua năm 2012 có quy định không được phân biệt đối xử giới tính, dân tộc, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo, khuyết tật… tuy nhiên, cả hai văn bản đều không trực tiếp có nội dung chống kì thị, phân biệt theo vùng miền, quê quán.
Hậu quả
Mỗi người mỗi quê, ai cũng có những tự hào, những tâm sự riêng Vì nhiều định kiến, suy nghĩ chưa chín chắn khiến không ít bạn trẻ tự đặt ra những ranh giới, đẩy chính mình và bạn bè vào những con sóng ngầm của sự phân biệt, kỳ thị. a Với cá nhân người bị kỳ thị
Người đứng trong vòng xoáy phân biệt vùng miền không biết nên làm cách nào để thoát ra Bởi vốn nguyên nhân của sự phân biệt này không xuất phát từ họ, mà từ những định kiến lâu đời.
Các bệnh về tâm lý: luôn lo sợ, rụt rè khi giao tiếp, hoặc nghiêm trọng hơn là trầm cảm, rối loại lo âu, …
Thu mình, tự cô lập bản thân khỏi xã hội hoặc muốn được hòa nhập nhưng không tìm được người chấp nhận mình nên lâm vào bế tắc
Thiếu công bằng trong học tập và làm việc, khó khan trong việc gây dựng các mối quan hệ b Với cộng đồng và xã hội
Sự mất đoàn kết, thiếu tôn trọng lẫn nhau giữa các vùng miền
Khiến người ta nhìn nhau bằng con mắt thiếu công bằng, không nhìn nhận đúng đắn nỗ lực, năng lực hay phẩm chất của nhau, đưa ra những lựa chọn sai lầm.
Cản trở sự phát triển bền vững và lâu dài của đất nước
Kết quả nghiên cứu 1 Câu hỏi chung
Ý kiến của những người bị phân biệt
Về mức độ phổ biến của vấn đề phân biệt vùng miền:
Nguồn: Khảo sát về ảnh hưởng của phân biệt vùng miền trong môi trường sư phạm (2021)\
Khảo sát cho thấy, hầu hết các phản hồi lựa chọn “Đôi khi” (18/31 phản hồi) hoặc “Rất ít”
(11/31 phản hồi) Điều này thể hiện, vấn đề phân biệt vùng miền vẫn còn tồn tại trong môi trường sư phạm, tuy nhiên với 6,5% lựa chọn “Thường xuyên” thì đây không phải một vấn đề quá gay gắt đối với các bạn sinh viên tham gia khảo sát Tuy nhiên, kết quả phỏng vấn sâu lại khá mâu thuẫn với kết quả khảo sát.
Nhận định của một số người tham gia phỏng vấn sâu khi được hỏi về mức độ phổ biến của tình trạng phân biệt vùng miền như sau:
“Phổ biến chứ, khác biệt vì văn hóa mà, mỗi tỉnh đã khác nhau rồi, đừng nói tới vùng miền, chưa kể nước mình chia cắt mấy chục năm, độc lập đã được lâu đâu” - theo ý kiến của một bạn đến từ Bến Tre.
“Theo mình thấy là có, những định kiến đó vẫn tồn tại theo thời gian mà không mất đi
Có thể là nó xuất hiện ít hơn nhưng nó không biến mất hoàn toàn Đối với mình, các bạn học cấp 3 xung quanh mình hầu như ai cũng biết đến định kiến về người Diễn Châu và tỏ thái độ phân biệt với mình Theo mình nghĩ, một số người dù họ không nói nhưng có thể họ vẫn giữ định kiến ấy trong suy nghĩ của họ” - một bạn Nghệ An chia sẻ.
Khi được hỏi nhận xét về kết quả nghiên cứu về tỉ lệ phân biệt vùng miền ở mức 11%, một bạn nam ở Thanh Hóa bày tỏ: “Không hề, ít nhất phải 30-40%” Một bạn khác ở Thanh Hóa cũng có ý kiến tương tự: “Mình thấy khá phổ biến và mình nghĩa nguyên nhân chính là do trào lưu mạng xã hội”.
“Mình nghĩ tình trạng này đã ít xuất hiện hơn ngày trước, và thường ở những người trung niên, người già” - một bạn Hà Nội trả lời, đồng thời, bạn cũng đưa ra nhận định rằng tình trạng này diễn ra nhiều hơn ở những nơi khác Hà Nội, vì Hà Nội có nhiều người từ các vùng khác cùng sinh sống.
Như vậy, có thể thấy, kết quả đánh giá mức độ phổ biến của vấn đề phân biệt vùng miền còn phụ thuộc phần lớn vào nơi mà người tham gia đang sinh sống Đối với những bạn sinh sống ở các vùng miền bị nhiều định kiến như Thanh Hóa, Nghệ An, các bạn cảm thấy rằng tình trạng này diễn ra rất nhiều ở xung quanh các bạn, trong khi những bạn đến từ Hà Nội thì không xem vấn đề này là quá nghiêm trọng. Điều này có thể là do môi trường xung quanh người tham gia phỏng vấn Theo ý kiến của một bạn nam ở Hà Nội, bạn cho rằng tình trạng phân biệt vùng miền sẽ xảy ra thường xuyên hơn trong “một môi trường toàn những người cùng một quê Họ không được làm việc nhiều với người ngoài và thường truyền tai nhau những định kiến đó”.
Về quê quán của nạn nhân bị phân biệt:
Những câu trả lời cho thấy, nạn nhân phân biệt vùng miền có xuất thân khá đa dạng, và tập trung nhiều ở Hải Phòng (3), Thanh Hóa (2), Nam Định (2) và Hà Nội (2) Ngoài ra, các tỉnh thành khác như Nghệ An, Điện Biên, cũng có rải rác một vài trường hợp Điều đó chứng tỏ, những người đến từ các vùng trên thường hay bị tác động bởi những định kiến nhiều hơn so với các tỉnh khác
Nguồn: Khảo sát về ảnh hưởng của phân biệt vùng miền trong môi trường sư phạm (2021)
Kết quả phỏng vấn sâu về các định kiến mà các nạn nhân được biết như sau:
Thanh Hóa: Bị gọi bằng một số biệt danh như “Ăn rau má phá đường tàu”, bị nói là “một tiểu vương quốc” hay thay vì nói làm việc xấu sẽ bị đày xuống địa ngục, trên mạng xã hội hay nói là “Sẽ bị đày xuống Thanh Hóa” Ngoài ra, khi nghiên cứu kết quả phản hồi trong phần cuối của bảng hỏi về những định kiến mà người tham gia khảo sát có, rất nhiều ý kiến tấn công những người Thanh Hóa, cụ thể là 8/22 câu trả lời (chiếm 36,3%).
Nghệ An: “Mình bắt gặp định kiến về người Nghệ An lươn lẹo, nóng tính khá nhiều trên mạng xã hội Còn định kiến về người Diễn Châu thì mình đã nghe rất nhiều trong suốt 3 năm cấp
3, nói rằng người quê mình láu cá, dân quê mình chuyên buôn bán đồ giả, hàng giả” - một bạn đến từ Diễn Châu, Nghệ An chia sẻ
Hà Nội: Một số người miền Nam thường nói “Hà Nội ăn chuối bẻ đôi” vì coi rằng người
Bắc, đặc biệt là Hà Nội, sống keo kiệt, bủn xỉn, hà tiện.
Bến Tre: Người ta thường có câu “Bến Tre đuông dừa” (tức là miệt thị ngoại hình của người Bến Tre mập mạp) Tuy nhiên, khi được hỏi về điều này, một bạn nữ đến từ Bến Tre lại chưa từng nghe về định kiến đó.
Kết quả trên cho thấy, những nạn nhân của nạn phân biệt vùng miền tập trung nhiều ở một số nơi nhất định Đó là những nơi bị áp đặt nhiều định kiến như Thanh Hóa, Nghệ An, Hải Phòng,
Về khía cạnh mà nạn nhân bị tấn công:
“Quê quán” là vấn đề mà các bạn thường hay bị miệt thị nhất (20 lựa chọn) Kết quả này cũng phù hợp với câu trả lời ở trên khi quê quán của các nạn nhân thường chỉ ở một vài vùng nhất định Xếp sau đó là “giọng nói” và “Định kiến về tính cách” với lần lượt 14 và 12 lựa chọn Các khía cạnh như “Phong tục tập quán”, “Biển số xe”, “Ẩm thực” đều ở mức trung bình, và các ngôn ngữ địa phương thì nằm ở mức ít Tuy nhiên, cũng cần phải xem xét kỹ lưỡng khi vấn đề
“Quê quán” có phạm vi khá rộng, và nó có thể khiến nhiều bạn hiểu lầm về ý tưởng của nhóm
Ví dụ, những định kiến như “thằng Nghệ An” thì là về quê quán, còn vấn đề “giọng Nghệ An khó nghe” thì là về giọng nói, và điều này khiến nhiều bạn nhầm lẫn nên sẽ ảnh hưởng đến kết quả khảo sát.
Nguồn: Khảo sát về ảnh hưởng của phân biệt vùng miền trong môi trường sư phạm (2021)
Một số nghiên cứu về các khía cạnh phổ biến của nhóm như sau:
Quê quán: “Bố tôi là kỹ sư thủy sản, thì hồi trước cách đây tầm hai chục năm thì ba tôi mới vô đây, lúc đó là làm cho sở, người ta điều người ta về xã, nhiệm vụ của ba tôi là giảng dạy cho một số nông dân khu vực đó về kỹ thuật nuôi tôm, thì ngày đầu tiên vô là không thấy ai hết, chỉ thấy tấm bảng đó là ‘đ* m* thằng Bắc Kỳ’” - câu chuyện của bạn sinh viên ở Bến Tre.
Giọng nói: “Mình có những vấn đề với nhiều người ở tỉnh khác ví dụ như Nghệ An và Hà
Tĩnh Họ có giọng khó nghe và nhiều khi mình cứ phải hỏi đi hỏi lại Nó làm mình khó khăn trong giao tiếp, nhiều đứa còn nói ngọng nữa” - theo chia sẻ của một bạn ở Hà Nội.
Điểm nhìn của người phân biệt vùng miền
Từ bài khảo sát, thấy được rằng chỉ có 51,6% những người không phải nạn nhân chắc chắn rằng họ chưa từng có hành động phân biệt vùng miền Trong đó thì chỉ có 6,3% khẳng định rằng mình đã có hành động phân biệt vùng miền.
Nguồn: Khảo sát về ảnh hưởng của phân biệt vùng miền trong môi trường sư phạm (2021)
Từ tỉ lệ này, ta có thể thấy rõ sự phổ biến của phân biệt vùng miền khi nửa số đối tượng khảo sát cho rằng mình có hoặc có thể có hành vi phân biệt vùng miền trong quá khứ Hơn nữa, dễ thấy hành động phân biệt vùng miền ở đây đa phần là không tự chủ và không chủ động.
Trong phần phỏng vấn sâu, có rất nhiều đối tượng phân biệt vùng miền chỉ ở trên internet khi họ không trực tiếp nhìn thấy hậu quả hoặc dễ dàng bị ảnh hưởng bởi định kiến Bạn D đã từng bị phân biệt trên các nền tảng Internet kể từ khi tiết lộ quê quán và bị gán cho các định kiến vùng miền khiến bản thân không thể thoải mái trong môi trường online, gây ra một trải nghiệm không hề tốt và làm ảnh hưởng đến vấn đề tự tin của bản thân Trong nghiên cứu “Định kiến, Phân biệt và Mạng Internet” (Prejudice, Discrimination, and the Internet ) của Jack Glaser, đại học
California, ông cho rằng sự phân biệt vùng miền dễ xảy ra khi ta không nói chuyện mặt đối mặt, cụ thể ở trên mạng khi ta không biết về đối phương, không có biểu cảm khuôn mặt, không có tôn giọng, làm ta mơ hồ trong phán xét Dẫn đến nhiều hệ lụy là hiểu nhầm và định kiến
Lí do phân biệt vùng miền:
Nhìn chung, các hành động phân biệt vùng miền phần lớn đều không có mục đích xấu, cụ thể trong bảng sau:
Do hiềm khích cá nhân
Do định kiến vùng miền
Vì số đông làm vậy
Lí do phân biệt vùng miền
Từ khảo sát và phỏng vấn sâu, đa số sử dụng hành động phân biệt vùng miền như là một trò đùa với bạn hoặc là một câu chuyện làm quà Dù vậy, có một số đối tượng phân biệt vùng miền theo số đông, đây là quan niệm “Không có lửa thì làm sao có khói” của người Việt Nam, là một cách dạy của cha ông ta để lại và ảnh hưởng không ít Sự phân biệt vùng miền vì hiềm khích cá nhân dù ít nhưng không phải là không có, từ đây, ta có dễ thấy rằng, chỉ có thiểu số người phân biệt vùng miền dựa vào kinh nghiệm họ có được và suy nghĩ chủ đích Dù vậy, có sự khác biệt khi nói về tích chủ đích, cụ thể ở đồ thị sau:
Từ đây, ta thấy rằng sự phân biệt vùng miền hầu hết là do vô tình, do sự không chuẩn bị hoặc do suy nghĩ bồng bột, sự ảnh hưởng tạm thời từ một ý kiến nào đó Điều đó được làm rõ trong cách thức thực hiện phân biệt vùng miền:
Sử dụng như một trò đùa
Sự dụng lời nói với mục đích rõ ràng, cố 琀nh công kích
Sử dụng hành động vô ý nhưng lại mang 琀nh miệt thị
Có chủ đích và cố 琀nh công kích
Cách thức thể hiện sự phân biệt vùng miền
Người Ở đây, ta thấy đa phần là hành động không mang tính bạo lực với hình thức quyết liệt nhất chỉ có là xa lánh và nói xấu hay cố tình công kích với mục đích rõ ràng Những hành động này chiếm tỉ lệ khá thấp với cao nhất là sử dụng lời nói với mục đích rõ ràng, cố tình công kích chiếm 10 trong 62 câu trả lời hay 16.1%
Trong bài khảo sát, có rất nhiều khía cạnh được đưa ra để miệt thị vùng miền, cụ thể trong bảng sau:
Giọng nói Quê quán Định kiến về 琀nh cách Phong tục tập quán đặc trưng Ẩm thực Biển số xe
Người Ở đây, tính cách và giọng nói thường được gắn với định kiến vùng miền và khía cạnh miệt thị và được sử dụng nhiều nhất Tiếp theo đó là những điểm đặc trưng của của một vùng miền như ẩm thực, phong tục và biển số xe, đây là những thứ dễ nhận ra nhất khi quan sát
4 Ý kiến tổng quát về phân biệt vùng miền
Quan điểm về nạn phân biệt vùng miền
Khi được hỏi về quan điểm cá nhân đối với nạn phân biệt vùng miền cho tất cả đối tượng tham gia khảo sát, số đông lựa chọn câu trả lời “Hoàn toàn xấu”, biểu thị cụ thể qua bảng sau:
Tuy nhiên, có tới 32,1% cho rằng nạn phân biệt vùng miền là không hoàn toàn xấu 4,4% còn lại lựa chọn là không xấu tí nào Khi số đối tượng chưa từng là nạn nhân ở bảng đầu khảo sát chiếm hơn ắ trờn tổng, điều này cho thấy dự chưa gặp tỡnh huống bị phõn biệt vựng miền thỡ phần đông mọi người vẫn có thái độ phản đối hay ủng hộ một phần đối với hành vi này
Với con số 32,1% người chọn nạn phân biệt vùng miền là không hoàn toàn xấu cho thấy kết quả trùng khớp với 2/5 câu trả lời từ các buổi tham gia phỏng vấn sâu Cụ thể có đối tượng chia sẻ:
Mình thấy bình thường, việc đấy không có gì quá xấu, và nó cũng khá vui mà ( Người từng là nạn nhân sinh sống ở ngoại thành Hà Nội).
Trong khi đó, 4,4% thu được đối với quan điểm cho rằng nạn phân biệt vùng miền là không xấu cũng trùng khớp với kết quả của buổi phỏng vấn sâu khi 1/5 câu trả lời có nội dung tương đồng như sau:
Mình không cho hành động ấy là xấu do chủ ý của người nói không hề muốn gây hại ( Người từng là nạn nhân quê Thanh Hóa)
Phản ứng khi thấy hành vi phân biệt vùng miền
Như trỡnh bày ở biểu đồ dưới đõy, hơn ẵ trờn tổng số cỏc đối tượng lựa chọn chỉ trớch, phản bác khi đối diện với tình huống phân biệt vùng miền:
Qua khảo sát, số liệu cho thấy số đông người tham gia khảo sát lựa chọn phương án chỉ trích khi chứng kiến hành động phân biệt vùng miền.Khi được hỏi về vấn đề này trong buổi phỏng vấn sâu , 2 đối tượng chưa từng là nạn nhân ở Nghệ An cũng chia sẻ:
Khi thấy người đồng hương bị phân biệt, phải lại phản bác, bảo vệ người cùng quê với mình chứ Việc phân biệt đồng hương, phân biệt quê cũng như phân biệt mình, gây cảm giác khó chịu, không cam lòng lắm Nên là phải đứng ra phản bác lại người ta, không để thế được
Kết luận
Nhìn chung, sự quan tâm của sinh viên trong vấn đề này rất lớn, bài khảo sát đã được 161 phản hồi trong vòng 30 tiếng từ nhiều đối tượng 3 miền Việt Nam.
Dễ thấy rằng, Học sinh, sinh viên và các đối tượng trong môi trường sư phạm có nhận thức về vấn đề phân biệt vùng miền Đáng lo ngại khi có đến 19.5% hay 1/5 tổng số đối tượng nhận rằng đã từng là nạn nhân bị phân biệt vùng miền Đánh giá của các nạn nhân về mức độ phổ biến của vấn đề phân biệt vùng miền phụ thuộc vào môi trường sinh sống của đối tượng, nguyên nhân là do khía cạnh mà họ bị tấn công phần lớn là quê quán Trong đó, Thanh Hóa bị kì thị nhiều hơn cả Nhìn tổng thể, từ cách thức, đối tượng phân biệt đến các ảnh hưởng của nạn phân biệt tới học tập và mối quan hệ bạn bè của nạn nhân đều có sự đa dạng nhất định, nhưng luôn có những yếu tố mũi nhọn, chiếm đa số, cụ thể là khiến nạn nhân ngại tiếp xúc, ngại thể hiện bản thân Điều này mô hình chung làm giảm giao tiếp xã hội cũng như hình thành những ý nghĩ tiêu cực về bản thân của nạn nhân
Sự phân biệt vùng miền thường là không có chủ đích, hoặc là vì mục đích giải trí, họ miệt thị về những đặc điểm dễ nhận ra nhất của đối tượng và có nhiều hành động trực tiếp đến đối tượng
Sự phân biệt vùng miền khác nhau khi đặt trên từng từng vùng miền, rõ ràng nhất kể đến đó là sự khác biệt giữa Miền Nam và Miền Bắc.
Cuối cùng, bài khảo sát và phỏng vấn sâu đã làm rõ và khẳng định các ý kiến được đề cập trong nghiên cứu Nhóm đã hoàn thành mục tiêu và nhiệm vụ.
Tài liệu đã sử dụng
1 Phạm An, Đức Hoàng và Hà Quang Minh, 2021, Dấu hỏi kì thị trong lòng xã hội, truy cập từ: https://cand.com.vn/Chuyen-de/Dau-hoi-ky-thi-trong-long-xa-hoi-i622346/
2 Đoàn Nhật Quang, 2019, Phân biệt Bắc – Nam, góc nhìn lịch sử và hệ quả của những lối nghĩ sai lầm, truy cập từ: https://spiderum.com/bai-dang/Phan-biet-Bac-Nam-goc-nhin-Lich-su-va-he-qua-cua-nhung-loi- nghi-sai-lam-jvu
3 Đức Lộc và Minh Quân 2014 Nhức nhối chuyện kỳ thị vùng miền Báo Lao động, Số
4 Thanh Phong 2012 Nói không với thái độ miệt thị “tỉnh lẻ” Truy cập từ: http://hanoimoi.com.vn/Tin-tuc/Thieu-nhi/553292/noi-khong-voi-thai-do-miet-thi-tinh-le
5 Đỗ Thị Vân Anh, 2017, Tạp chí Xã hội học số 2
6 https://bmcpediatr.biomedcentral.com/articles/10.1186/s12887-020-02241-3
7 https://gspp.berkeley.edu/assets/uploads/research/pdf/intprej_draft_070104.pdf
1 Xin bạn cho mình biết độ tuổi của bạn ? ( Câu hỏi chọn 1 đáp án )
2 Nghề nghiệp của bạn ? ( Câu hỏi chọn 1 đáp án )
3 Theo bạn, những hành động nào sau đây tính là phân biệt vùng miền ? ( Câu hỏi chọn nhiều đáp án )
- Đùa vui có yếu tố vùng miền
- Gọi người khác bằng những danh từ đặc trưng vùng miền (cá rô phi, tiểu vương quốc, dừa,
- Áp đặt định kiến cổ hủ về vùng miền (Nam Định 2 ngón, Hải Phòng du côn, con gái miền Tây hay làm nghề nhạy cảm, người miền Nam sống thoáng người miền Bắc keo kiệt, …)
- Không phản đối việc người khác bị phân biệt
- Phân biệt được đồng thuận từ nạn nhân
4 Nạn phân biệt vùng miền có mối liên hệ như thế nào với bạn ? ( Câu hỏi chọn 1 đáp án )
- Đã từng là nạn nhân ( Nếu tích sẽ chuyển sang mục 2 )
- Chưa từng là nạn nhân ( Nếu tích sẽ chuyển sang mục 3 )
Mục 2: Câu hỏi dành cho nạn nhân
5 Bạn có thường bị phân biệt vùng miền hay không ? ( Câu hỏi chọn 1 đáp án )
6 Nghề nghiệp của bạn ? ( Câu hỏi điền 1 đáp án )
7 Khía cạnh mà bạn bị miệt thị ? ( Câu hỏi chọn nhiều đáp án )
- Định kiến về tính cách
- Phong tục tập quán đặc trưng
8 Các thức thể hiện sự phân biệt vùng miền của họ đối với bạn là gì ? ( Câu hỏi chọn nhiều đáp án )
- Sử dụng như một lời đùa
- Sử dụng lời nói với mục đích rõ ràng, cố tình công kích bạn
- Sử dụng hành động tuy trông vô ý/vô hại nhưng mang tính miệt thị
- Sử dụng hành động với chủ đích cố tình công kích bạn
9 Bạn bị phân biệt bởi những đối tượng nào ? ( Câu hỏi chọn nhiều đáp án )
- Có hiềm khích cá nhân
10 Việc bị phân biệt vùng miền ảnh hưởng tới việc học hành của bạn như thể nào ? ( Câu hỏi chọn nhiều đáp án )
- Không có khó khăn gì
- Khó khăn khi ghép nhóm
- Ngại thể hiện bản thân
11 Việc phân biệt vùng miền đã ảnh hưởng đến mối quan hệ bạn bè của bạn như thế nào ? ( Câu hỏi chọn nhiều đáp án - Hoàn thành sẽ chuyển sang mục 5 )
- Không có ảnh hưởng gì
- Nhạt cảm với các vấn đề liên quan đến vùng miền
- Không được sống thật với bản thân
- Bị tổn thương trong các mối quan hệ
12 Bạn nghĩ mình đã từng có hành vi phân biệt vùng miền chưa ? ( Câu hỏi chọn 1 đáp án )
- Có thể có ( Chuyển sang mục 4 )
Mục 4: Câu hỏi dành cho người phân biệt vùng miền.
13 Bạn có ý thức được hành động của mình là phân biệt vùng miền không ? ( Câu hỏi chọn 1 đáp án )
- Hoàn toàn ý thức được, có chủ ý
14 Tai sao bạn lại phân biệt vùng miền ? ( Câu hỏi chọn nhiều đáp án )
- Có hiềm khích cá nhân
- Có định kiến vùng miền
- Vì số đông làm vậy
15 Khía cạnh mà bạn miệt thị ? ( Được chọn nhiều đáp án )
- Định kiến về tính cách
- Phong tục tập quán đặc trưng
16 Cách thức thể hiện sự phân biệt vùng miền của bạn đối với họ là gì?? ( Câu hỏi chọn nhiều đáp án – Hoàn thành chuyển sang mục 5 )
- Sử dụng lời nói như một trò đùa vô hại
- Sử dụng lời nói với mục đích rõ ràng, cố tình công kích
- Sử dụng hành động tuy trông vô ý/vô hại nhưng mang tính miệt thị
- Sử dụng hành động với chủ đích cố tình công kích
Mục 5: Câu hỏi kết thúc.
17 Quan điểm của bạn về nạn phân biệt vùng miền ? ( Câu hỏi chọn 1 đáp án )
18 Phản ứng của bạn khi thấy những hành động phận biệt vùng miền là như thế nào ? ( Câu hỏi chọn 1 đáp án )
19 Bạn có định kiến cụ thể về vùng miền nào không ? ( Câu hỏi chọn 1 đáp án )
20 Nếu có, định kiến đo là gì ? ( Câu hỏi điền 1 đáp án )
Nhóm 3: Phân biệt vùng miền
Phỏng vấn sâu Thành viên : Vũ Diệu Linh Đối tượng tham gia phỏng vấn : Bạn N – trường Học viện Tài chính.
PV: Mình sẽ hỏi vài câu hỏi về vấn đề phân biệt vùng miền, nếu bạn thấy vấn đề này quá nhạy cảm, bạn có thể dừng phỏng vấn tại đây.
Guest: Ok bạn cứ bắt đầu đi.
PV: Nếu mình vi phạm bất kì những điều trên, bạn sẽ được bồi thường và có quyền tiêu hủy dữ liệu.
PV : Ừ, vậy bài phỏng vấn sẽ bắt đầu từ bây giờ.
Guest: Quê mình ở huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An.
PV: Ở quê bạn có gì nổi bật về địa lý, ẩm thực vậy?
Guest: Nói về Diễn Châu, đây là huyện lớn nhất Nghệ An Huyện Diễn Châu nổi bật với món bánh mướt, rum biển Nói về Nghệ An, đây là tỉnh ở Bắc Trung Bộ, có diện tích lớn nhất cả nước Nghệ An có món ăn đặc sản là các món ăn về lươn, đặc biệt là cháo lươn Đặc biệt, Nghệ
An được biết đến là một vùng đất hiếu học, có nhiều nhân tài nổi tiếng, có thể kể đến là Phan Bội
Châu, Chủ tịch Hồ Chí Minh, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ.
PV: Có nhiều định kiến cho rằng : Người Nghệ thường keo kiệt, bủn xỉn, lươn lẹo Người Nghệ nóng tính, thẳng tính quá mức Diễn Châu là Trung Quốc thứ 2, chuyên bán đồ giả Dân Diễn
Châu láu cá Giọng Diễn Châu nghe buồn cười Bạn đã bao giờ gặp định kiến này chưa?
Guest: Rồi, mình bắt gặp định kiến về người Nghệ An lươn lẹo, nóng tính khá nhiều trên mạng xã hội Còn định kiến về người Diễn Châu thì mình đã nghe rất nhiều trong suốt 3 năm cấp 3 , nói rằng người quê mình láu cá, dân quê mình chuyên buôn bán đồ giả, hàng giả
PV: Bạn có phiền nếu bị áp đặt định kiến đấy hay không?
Guest: Bị áp đặt định kiến tất nhiên là không ai cảm thấy thoải mái cả, nó rất phiền Khi bắt gặp những định kiến đó mình cảm thấy bản thân bị xúc phạm vì mình không hiểu bản thân có lỗi gì mà bị người ta áp đặt nhưng tư tưởng sai lệch như thế Nó giống như đang hạ thấp giá trị của một con người vậy Nhất là đối với định kiến thứ 2, khi càng ngày mức độ trêu đùa của các bạn cùng trường ngày càng cao, càng quá đáng thì bản thân mình cũng càng cảm thấy không thoải mái