Các loại cơng cụ vốn, trái khốn, được sửdụng giao dịch trên thị trường chứng khoán bao gồm cổ phiếu, trái phiếu công ty,công trái quốc gia và nhiều loại giấy tờ có giá khác.- Thị trường
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - TÀI CHÍNH
THÀNH PHỒ HỒ CHÍ MINH
-BỔ SUNG KIẾN THỨC MÔN LÝ THUYẾT TÀI CHÍNH – TIỀN TỆ
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh
Mã ngành: 8340101
Đề tài :
CẤU TRÚC THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH TẠI
VIỆT NAM
CBHD: THS NGUYỄN PHẠM HẢI HÀ
Tp Hồ Chí Minh,ngày 05 tháng 04 năm 2022
Trang 2NHẬN XÉT CỦA NGƯỜI HƯỚNG DẪN
TP.HCM, ngày tháng 04 năm 2022
Người hướng dẫn
Trang 3MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 3
CHƯƠNG 1: KHÁI NIỆM 3
1.1 Khái niệm thị trường tài chính: 3
1.2 Chức năng của thị trường tài chính: 4
1.3 Vai trò của thị trường tài chính: 4
1.4 Cấu trúc thị trường tài chính: 5
1.4.1 Căn cứ theo thời hạn thanh toán của các công cụ tài chính: 5
1.4.2 Căn cứ trên phương diện cơ chế giao dịch: 6
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH VIỆT NAM HIỆN NAY 7
2.1 Thực trạng thị trường tài chính: 7
2.1.1 Thực trạng hệ thống ngân hàng thương mại và các tổ chức tài chính: 7
2.1.2 Thực trạng thị trường tiền gửi và huy động vốn: 8
2.1.3 Nguyên nhân của thực trạng 9
2.2 Những kết quả đạt được của thị trường tài chính: 9
2.2.1 Quy mô thị trường tài chính tăng nhanh: 9
2.2.2 Thị trường tiền tệ ngày càng phát triển và đi vào ổn định: 10
2.2.3 Quá trình tái cơ cấu thị trường tài chính đạt được một số kết quả: 10
2.2.4 Hệ thống định chế tài chính hoạt động ngày càng lành mạnh, an toàn, chuẩn mực hơn với khuôn khổ pháp lý ngày càng hoàn thiện: 10
2.2.5 Các sản phẩm dịch vụ tài chính phát triển nhanh, xuất hiện nhiều sản phẩm và dịch vụ mới: 10
2.3 Một số tồn tại, hạn chế: 11
2.3.1 Quy mô thị trường tài chính còn nhỏ và có nguy cơ tụt hậu so với các nước trong khu vực: 11
2.3.2 Cơ cấu thị trường tài chính vẫn mất cân đối, còn phụ thuộc nhiều vào hệ thống ngân hàng: 11
2.3.3 Cơ sở hạ tầng thị trường tài chính Việt Nam còn hạn chế: 11
2.3.4 Vấn đề giám sát an toàn hệ thống còn nhiều bất cập: 11
2.3.5 Thị trường vẫn còn tiềm ẩn những rủi ro, hạn chế riêng: 12
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH 12
3.1 Phát triển thị trường tiền tệ ổn định, minh bạch, hiện đại, phù hợp với định hướng và lộ trình cơ cấu lại thị trường tài chính: 12
3.2 Phát triển thị trường vốn theo chiều sâu nhằm gia tăng vốn trung và dài hạn, phục vụ phát triển kinh tế: 13
3.3 Phát triển các dịch vụ tài chính hiện đại theo xu hướng của quốc tế về tài chính toàn diện, công nghệ tài chính: 13
3.4 Tiếp tục tái cơ cấu toàn diện các tổ chức tài chính, đặc biệt là hệ thống các tổ chức tín dụng: 14
3.5 Tăng cường công tác thanh tra, giám sát, đảm bảo an toàn hệ thống tài chính: 14
3.6 Phát triển cơ sở hạ tầng tài chính đồng bộ, hiện đại, từng bước theo hướng phát triển chung của thế giới: 14
TÀI LIỆU THAM KHẢO 15
Trang 4LỜI MỞ ĐẦU
Sau 30 năm đổi mới, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng trong phát triển kinh tế, trong đó có thị trường tài chính Đến nay, thị trường tài chính Việt Nam đã cơ bản hình thành, có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc huy động tiết kiệm và phân bổ các nguồn vốn Đặc biệt, trong giai đoạn 2011 - 2020, thị trường tài chính Việt Nam đã có những bước phát triển vượt bậc cả về chất và lượng, đảm bảo tốt chức năng cung cấp vốn cho nền kinh tế, hỗ trợ tăng trưởng của khu vực doanh nghiệp đồng thời phục vụ đắc lực cho việc chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế Tuy nhiên, thị trường tài chính Việt Nam được đánh giá là vẫn còn kém phát triển so với tiềm năng, chưa hội nhập sâu rộng vào thị trường quốc tế, tiềm ẩn một số rủi ro và hạn chế cần giải quyết Điều này đã đặt ra yêu cầu định hướng phát triển thị trường tài chính giai đoạn 2021 - 2030 theo hướng lành mạnh, hiện đại, bảo đảm cơ cấu hợp lý giữa thị trường tiền tệ, thị trường vốn và thị trường bảo hiểm, bắt kịp xu thế mới của thị trường tài chính quốc tế, góp phần thực hiện tốt các đột phá chiến lược, cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế Bài viết phân tích, đánh giá thực trạng thị trường tài chính giai đoạn 2011 – 2020 Xu hướng phát triển thị trường tài chính của các nước và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam, từ đó đề xuất định hướng phát triển thị trường tài chính Việt Nam giai đoạn 2021 - 2030
CHƯƠNG 1: KHÁI NIỆM
1.1 Khái niệm thị trường tài chính:
Thị trường tài chính là thị trường giao dịch các loại tài sản tài chính như cổ phiếu, trái phiếu, tín phiếu,…Thành phần tham gia giao dịch trên thị trường tài chính bao gồm hộ gia đình, doanh nghiệp, các tổ chức tài chính trung gian và Chính phủ là những người tham gia mua và bán các loại tài sản tài chính-hàng hóa của thị trường tài chính khóa học
kế toán online
Một nền kinh tế muốn phát triển trước hết phải đáp ứng nhu cầu về vốn đầu tư Để có nguồn vốn đầu tư lớn và lâu dài, cần phải tăng cường tiết kiệm Đây là mối quan hệ nhân quả giữa tiết kiệm và đầu tư, là nền tảng để phát triển kinh tế - xã hội, mở rộng sản xuất kinh doanh, kế toán kế toán xây dựng
Thị trường tài chính là tổng hòa các mối quan hệ về cung cầu vốn, trong đó có 3 yếu tố
cơ bản:
Trang 5- Đối tượng của thị trường tài chính đó là những nguồn cung và cầu vốn của các chủ thể kinh tế trong xã hội như Nhà nước, các doanh nghiệp, các tổ chức xã hội và các tầng lớp dân cư
- Hàng hóa của thị trường tài chính đó là các công cụ tài chính như các giấy tờ có giá, tiền…
- Chủ thể tham gia thị trường tài chính là các pháp nhân hay thể nhân, đại diện cho những nguồn cung và nguồn về vốn tham gia trên thị trường tài chính
1.2 Chức năng của thị trường tài chính:
Chức năng dẫn vốn: Hướng dẫn các nguồn vốn đến những nơi cần vốn, làm cho nguồn
vốn từ những nơi không có cơ hội đầu tư sinh lợi đến những người có cơ hội đầu tư, tạo điều kiện tăng năng suất của các nguồn của cải xã hội và tạo ra mức sống cao hơn cho cá nhân và gia đình
Chức năng thanh khoản: Thị trường tài chính cung cấp phương thức chuyển đổi các
loại tài sản tài chính thành tiền mặt
Chức năng tiết kiệm: Thị trường tài chính cung cấp điểm sinh lợi cho tiết kiệm Thông
qua thị trường tài chính, người tiết kiệm có thể kiếm được thu nhập dưới hình thức tiền lãi, cổ tức, tiền lời của vốn,…
Thị trường tài chính tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện các chính sách mở cửa, cải cách kinh tế của Chính phủ thông qua các hình thức như phát hành trái phiếu ra nước ngoài, bán cổ phần, thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào các ngành kinh doanh sản xuất trong nước
Chức năng cung cấp thông tin kinh tế và đánh giá giá trị của doanh nghiệp
1.3 Vai trò của thị trường tài chính:
Thị trường tài chính góp phần nâng cao năng suất và hiệu quả của nền kinh tế, cải thiện mức sống của người tiêu dùng bằng cách tiêu thụ vốn thừa ( tiền để dành) và giúp những người tiết kiệm chọn thời điểm tốt cho việc mua sắm của họ Thông qua thị trường tài chính giúp các nhà kinh doanh có thể tập trung và sử dụng các nguồn tài nguyên và quá trình sản xuất lớn một cách tiết kiệm, có hiệu quả nhất và tạo ra việc làm cho người lao động
Thị trường tài chính tạo ra môi trường thuận lợi để dung hòa các lợi ích kinh tế của các chủ thể kinh tế trên thị trường
Trang 6Thị trường tài chính là công cụ tuyển chọn và kích thích các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh lành mạnh có hiệu quả
Thị trường tài chính tạo điều kiện thuân lợi cho các giao dịch tài chính Nhờ vào sự phát triển công nghệ thông tin liên lạc mà các định chế tài chính tác hợp cho các đơn vị thặng
dư tiết kiệm và thiếu hụt tiết kiệm cách nhau hàng trăm dặm có thể giao dịch với nhau một cách hiệu quả, từ đó tiết kiệm chi phí liên quan đến các giao dịch tài sản chính như: chi phí thu thập thông tin, chi phí nghiên cứu, chi phí tìm gặp…
1.4 Cấu trúc thị trường tài chính:
Cơ sở để phân loại thị trường tài chính rất phong phú và đa dạng Tuy nhiên, dựa trên các thuộc tính của thị trường hoặc dựa vào các đặc điểm như thời gian đáo hạn của các công
cụ tài chính hoặc bản chất của các giao dịch có thể phân loại thị trường tài chính theo nhiều cách khác nhau
CẤU TRÚC THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH
1.4.1 Căn cứ theo thời hạn thanh toán của các công cụ tài chính:
Theo cách phân chia này, thị trường tài chính được cấu trúc bởi thị trường tiền tệ và thị trường vốn
Thị trường tiền tệ:
Thị trường tiền tệ là thị trường mua và bán các chứng khoán nhà nước và chứng khoán công ty có thời gian đáo hạn dưới 1 năm
Thị trường tiền tệ bao gồm 4 thị trường bộ phận chủ yếu: thị trường tín dụng ngắn hạn, thị trường hối đoái, thị trường liên ngân hàng, thị trường mở
- Thị trường tín dụng ngắn hạn: là 1 cơ chế diễn ra các hoạt động giao dịch giữa
các ngân hàng thương mại với công chúng và doanh nghiệp Chủ thể của thị trường tín dụng ngắn hạn là các trung gian tài chính, các trung gian tài chính là nơi
THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH
THỊ TRƯỜNG
TIỀN TỆ
Figure 1
THỊ TRƯỜNG VỐN
Thị trường cho
vay ngắn hạn
Thị trường tín dụng thuê mua
Thị trường thế chấp
Thị trường chứng khoán
Thị trường hối đoái
Thị trường liên
ngân hàng
Trang 7cung cấp cho doanh nghiệp những khoản tín dụng ngắn hạn dưới các hình thức cho vay, chiết khấu, cầm cố.Và là nơi để doanh nghiệp gửi vốn tạm thời nhàn rỗi, cung cấp các dịch vụ thanh toán, ngân quỹ cho doanh nghiệp
- Thị trường hối đoái: chuyên giao dịch, trao đổi các loại ngoại tệ Chủ thể của thị
trường hối đoái là người được phép kinh doanh ngoại tệ, vàng bạc (trong đó chủ yếu là ngân hàng thương mại), các doanh nghiệp tham gia giao dịch hối đoái, ngân hàng trung ương tham gia thị trường để thực hiện chính sách tiền tệ và các cá nhân được phép giao dịch hối đoái có nhu cầu Các doanh nghiệp có thể mở tài khoản tiền gửi ngoại tệ tại ngân hàng thương mại để thực hiện giao dịch thanh toán, mua bán ngoại tệ phục vụ mục đích kinh doanh
- Thị trường liên ngân hàng: là 1 cơ chế diễn ra các giao dịch giữa các ngân hàng
thương mại với nhau và ngân hàng nhà nước Tại thị trường này hình thành lãi suất cơ bản của thị trường tài chính: lãi suất cho vay của thị trường liên ngân hàng
- Thị trường mở: là thị trường mua bán các loại chứng khoán nhà nước ngắn hạn
như: tín phiếu kho bạc, trái phiếu chính phủ,… nhằm điều tiết cung cầu tiền tệ trong nền kinh tế Tức thông qua thị trường mở, ngân hàng Trung ương có thể làm cho “tiền dự trữ” của các ngân hàng thương mại tăng lên hoặc giảm xuống, từ đó tác động đến khả năng cung cấp tín dụng của ngân hàng thương mại làm ảnh hưởng đến khối lượng tiền tệ của nền kinh tế
Thị trường vốn:
Thị trường vốn là thị trường trong đó bao gồm các giao dịch mua bán các công cụ tài chính có thời hạn thanh toán trên 1 năm Thị trường vốn hoạt động với các công cụ thuộc
về vốn chủ và vốn vay dài hạn có thời gian đáo hạn trên 1 năm: trái phiếu, cổ phiếu Thị trường vốn có 4 thị trường bộ phận là: thị trường chứng khoán, thị trường tín dụng trung và dài hạn, thị trường cho thuê tài chính và thị trường cầm cố bất động sản
- Thị trường cầm cố bất động: sản là 1 cơ chế chuyên cung cấp những khoản tài
trợ dài hạn được đảm bảo bằng việc cầm cố, thế chấp, các loại giấy chứng nhận quyền sở hữu hay các loại bất động sản
- Thị trường chứng khoán: là 1 cơ chế chuyên giao dịch các loại chứng khoán, đó
là thị trường sử dụng các loại thông tin, dữ liệu có liên quan đến mức sinh lời tiềm năng và coi đó như 1 chuẩn mực đầu tư Các loại công cụ vốn, trái khoán, được sử dụng giao dịch trên thị trường chứng khoán bao gồm cổ phiếu, trái phiếu công ty, công trái quốc gia và nhiều loại giấy tờ có giá khác
- Thị trường tín dụng trung và dài hạn: là thị trường diễn ra các giao dịch tín
dụng nhằm tài trợ cho các doanh nghiệp, các chủ thể kinh doanh khác thuê dài hạn hay thuê mua trả góp các loại máy móc thiết bị hay các loại bất động sản
- Thị trường cho thuê tài chính: là thị trường diễn ra các hoạt động tín dụng trung
gian và dài hạn thông qua việc cho thuê các máy móc, thiết bị, phương tiên vận chuyển và các bất động sản khác trên cơ sở hợp đồng cho thuê giữa bên thuê và bên cho thuê
1.4.2 Căn cứ trên phương diện cơ chế giao dịch:
Trong khi đó, trên phương diện cơ chế giao dịch, thị trường tài chính được cấu trúc bởi thị trường sơ cấp hay còn gọi là thị trường cấp một và thị trường thức cấp hay còn gọi là thị trường cấp hai
Thị trường sơ cấp:
Trang 8Thị trường sơ cấp là thị trường mới phát hành, trong đó những công cụ tài chính chỉ mới bán ra lần đầu Ở đây, nguồn vốn thông qua việc bán các chứng khoán mới, dịch chuyển
từ người tiết kiệm đến những người đầu tư
Thị trường sơ cấp là thị trường không có địa điểm cố định, người bán công cụ tài chính cho người đầu tư hoặc trực tiếp tại phòng của tổ chức huy động vốn, hoặc thông qua tổ chức đại lý Đối với nhà đầu tư, thị trường sơ cấp là nơi để thực hiện đầu tư vốn vào các công cụ tài chính Do các công cụ tài chính được bán trên thị trường sơ cấp thường không thông qua đấu giá nên việc định giá công cụ tài chính lúc bán ra hết sức quan trọng Riêng đối với việc bán cổ phiếu ra lần đầu, việc định giá để bán có 2 phương thức chính,
đó là:
- Phương thức định giá cố định: người bảo lãnh phát hành và người phát hành
thỏa thuận ấn định giá sao cho đảm bảo quyền lợi của người phát hành, lợi ích của người bảo lãnh phát hành
- Phương thức lập sổ (book building): Người bảo lãnh phát hành đề ra 1 phương
án sơ bộ và tổ chức thăm dò các nhà đầu tư tiềm tàng về số lượng, giá cả cổ phiếu
mà họ có thể đặt mua, sau đó thống kê lại số lượng phát hành với những mức giá khác nhau để cùng người phát hành chọn ra những phương án tối ưu
Thị trường thứ cấp:
Thị trường thứ cấp là thị trường tài chính mà các công cụ tài chính đã mua bán lần đầu tiên trên thị trường sơ cấp được mua đi bán lại Trên thị trường thứ cấp, các chứng khoán này được mua và bán Các giao dịch của các chứng khoán trên thị trường thứ cấp không làm tăng thêm vốn để tài trợ cho hoạt động đầu tư
Thị trường thứ cấp có 2 chức năng chủ yếu:
- Tạo tính “lỏng” cho các công cụ tài chính sơ cấp, vì vậy làm cho các công cụ tài chính trên thị trường sơ cấp có sức hấp dẫn hơn Không có thị trường thứ cấp thì hoạt động của thị trường sơ cấp sẽ khó khăn, hạn chế
- Xác định giá các công cụ tài chính đã được bán trên thị trường sơ cấp Giá ở thị trường thứ cấp được hình thành chủ yếu dựa trên quan hệ cung – cầu và thông qua đấu giá hoặc thương lượng giá trên thị trường 1 các công khai hóa
Ngoài ra, trong thị trường tài chính phải kể đến các tổ chức tham gia giao dịch cũng như các trung gian tài chính, các tổ chức tiền gửi, công ty bảo hiểm, các trung gian tài chính khác
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH VIỆT NAM HIỆN
NAY
2.1 Thực trạng thị trường tài chính:
Hiện nay thị trường tài chính Việt Nam có sự phát triển mạnh mẽ cả về chiều dọc và chiều sâu trong đó có các thị trường học kế toán thực tế:
- Hệ thống ngân hàng thương mại học logistics
- Các tổ chức tài chính
- Thị trường trái phiếu và cổ phiếu
- Thị trường bảo hiểm
2.1.1 Thực trạng hệ thống ngân hàng thương mại và các tổ chức tài chính:
Là các thị trường giữ vai trò quan trọng trong khu vực tài chính Việt Nam, nơi cung cấp vốn chủ yếu cho các loại hình doanh nghiệp Về tốc độ tăng trưởng tín dụng có ảnh
Trang 9hưởng trực tiếp tới tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế Hệ thống ngân hàng của Việt Nam hiện nay bao gồm:
- Ngân hàng thương mại nhà nước
- Ngân hàng thương mại cổ phần nhà nước
- Ngân hàng thương mại cổ phần
- Quỹ tín dụng nhân dân trung ương
- Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở
- Ngân hàng liên doanh
- Chi nhánh ngân hàng nước ngoài
- Ngân hàng 100% vốn nước ngoài
- Văn phòng đại diện của ngân hàng nước ngoài
- Công ty tài chính nên học kế toán thực hành ở đâu
- Công ty cho thuê tài chính
Cơ chế và tác động của các ngân hàng và tổ chức tài chính vào thị trường tiền tệ được thể hiện ở sự tập trung các công cự điều hành chính sách tiền tệ và các nghiệp vụ ngân hàng Trung ương Ngân hàng nhà nước chuyển sang thực hiện cơ chế điều hành lãi suất cơ bản với hình thức hàng tháng công bố lãi suất cơ bản, vẫn quy định về:
- Lãi suất tái cấp vốn
- Lãi suất chiết khấu
- Lãi suất nghiệp vụ hoán đổi ngoại tệ
- Lãi suất thị trường mở
- Lãi suất thị trường đấu thầu tín phiếu kho bạc nhà nước
- Tác động vào
- Lãi suất thị trường
- Lãi suất huy động vốn
- Lãi suất cho vay của các tổ chức tín dụng
Khi các ngân hàng nhà nước có sự điều chỉnh tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc có tác động tới các tổ chức tín dụng làm tăng chi phí đầu tư Các giải pháp đặt ra cho các tổ chức tín dụng là giữ nguyên lãi suất huy động vốn thì phải tăng lãi suất cho vay hay trường hợp nữa là đồng thời tăng lãi suất cho vay và tăng lãi suất huy động vốn Cùng với sự phát triển của các rổ chức tài chính trung gian đặc biệt là các tổ chức tín dụng thực hiện theo
cơ chế điều hành chính sách tiền tệ và các nghiệp vụ của ngân hàng trung ương phù hợp với thông lệ quốc tế, các ngân hàng và tổ chức tích cực tham gia vào các hoạt động huy động vốn và cho vay cạnh tranh mạnh mẽ với nhau trên thị trường tiền tệ làm thúc đẩy thị trường tiền tệ phát triển
2.1.2 Thực trạng thị trường tiền gửi và huy động vốn:
Ở Việt Nam đây là thị trường có sự sôi động và cạnh tranh mạnh mẽ nhất trong việc thu hút tiền nhàn rỗi trong cộng đồng dân cư Các tổ chức tài chính đưa ra các hình thức:
- Cạnh tranh khuyến khích khách hàng mở các tài khoản các nhân
- Cạnh tranh bằng việc thu hút tiền gửi không kỳ hạn của các tổ chức kinh tế – xã hội
- Cạnh tranh thu hút tiền gửi tiết kiệm
Trong những năm gần đây, thị trường tiền gửi và huy động vốn có sự cạnh tranh gay gắt, đặc biệt là các trung gian tài chính với việc thực hiện đa dạng và phong phú các sản phẩm, dịch vụ tạo thu nhập, huy động tiền gửi và huy động vốn, nhưng khả năng khai thác tối đa vẫn còn hạn chế tiền gửi hiện có đang tiềm ẩn trong dân cư, là nguồn vốn rất lớn và quan trọng để phát triển thị trường tiền tệ
Trang 102.1.3 Nguyên nhân của thực trạng:
Ngân hàng trung ương chưa thực sự mạnh, cộng với năng lực điều hành chính sách tiền
tệ và hoạt động ngân hàng trung ương còn hạn chế, các tổ chức tín dụng chưa hoạt động hiệu quả, xu hướng xấu gia tăng trở lại, nên tăng vốn điều lệ để đảm bảo chỉ số an toàn theo quốc tế kế toán thực hành
Việc thanh lý các ngân hàng thương mại nhà nước còn khá chậm, cản trở sự phát triển của điều hành thị trường chứng khoán Việt Nam Việc quản lý các ngân hàng thương mại
có cổ phiếu vẫn đang diễn ra khiến việc niêm yết cổ phiếu bị đình trệ
2.2 Những kết quả đạt được của thị trường tài chính:
2.2.1 Quy mô thị trường tài chính tăng nhanh:
Quy mô thị trường tài chính không ngừng tăng lên, đáp ứng nhu cầu cung ứng vốn cho nền kinh tế, trong đó quy mô thị trường vốn tăng mạnh, khoảng cách với thị trường tiền
tệ dần được thu hẹp, trở thành một kênh trung gian hàng đầu dài hạn -Thu vốn cho nền kinh tế, hỗ trợ tiếp cận các nguồn tài chính để các công ty ổn định và phát triển sản xuất, đặc biệt là có thêm nguồn lực để mở rộng quy mô hoặc đầu tư công nghệ, giảm thiểu rủi
ro Rủi ro phụ thuộc vào nguồn vốn tín dụng ngắn hạn của hệ thống ngân hàng thương mại
Tổng quy mô thị trường chứng khoán (bao gồm tổng giá trị vốn hóa thị trường cổ phiếu
và dư nợ thị trường trái phiếu) cuối năm 2020 đạt 131,95% GDP, chiếm tỉ trọng 47% tổng tài sản hệ thống tài chính, ngày càng tiệm cận với quy mô tín dụng ngân hàng năm
2020 là 146,2% GDP và cao hơn nhiều so với tỉ trọng 21% của năm 2010 Trong đó quy
mô vốn hóa của thị trường tăng mạnh, đạt 84% GDP năm 2020, vượt mục tiêu đề ra tại Quyết định 252/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược phát triển thị trường chứng khoán giai đoạn 2011-2020, gấp hơn 2,6 lần so với năm 2015 là 32,4% GDP Tính đến cuối năm
2020, vốn hóa thị trường đạt 84,1% GDP, gấp hơn 7,3 lần so với năm 2010, vượt mục tiêu 70% GDP vào năm 2020
Dư nợ thị trường trái phiếu chiếm 47,83% GDP tại thời điểm cuối năm 2020, gấp gần 3 lần quy mô dư nợ thị trường trái phiếu trên GDP năm 2011, vượt mục tiêu đề ra tại Quyết định 1191/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về Lộ trình phát triển thị trường trái phiếu Việt Nam giai đoạn 2017-2020, tầm nhìn đến 2030 là 45% GDP vào năm 2020, ngày càng trở thành kênh huy động vốn quan trọng cho doanh nghiệp và Chính phủ
Đặc biệt, trong những tháng đầu năm 2021, mặc dù chịu ảnh hưởng từ đại dịch Covid-19, thị trường chứng khoán Việt Nam đã có sự bứt phá mạnh mẽ, liên tục lập kỷ lục mới về
cả chỉ số và giá trị giao dịch Tính cuối tháng 10/2021, chỉ số VN-Index đạt 1.444,27 điểm điểm, tăng 30,8% so với cuối năm 2020 Mức vốn hóa thị trường cổ phiếu đạt 7.462 nghìn tỷ đồng, tăng 41% so với cuối năm 2020, tương đương 118,6% GDP Quy mô niêm yết, đăng ký giao dịch của thị trường tính đến cuối tháng 10 đạt 1.685 nghìn tỷ đồng, tăng 20,2% với cuối năm 2020 với 755 cổ phiếu, chứng chỉ quỹ niêm yết trên 2 Sở Giao dịch chứng khoán và 896 cổ phiếu đăng ký giao dịch trên UPCoM Mặc dù chịu ảnh hưởng của dịch Covid-19, thanh khoản của thị trường vẫn tăng mạnh lên mức cao kỷ lục trên 1
tỷ USD mỗi phiên
Số lượng nhà đầu tư tham gia giao dịch thị trường chứng khoán Việt Nam ngày càng tăng, từ mức 3000 tài khoản (năm 2000) lên gần 2,8 triệu tài khoản (cuối năm 2020), đặc biệt, chỉ tính riêng 10 tháng đầu năm 2021 đã có hơn 1 triệu nhà đầu tư mới nâng tổng số tài khoản của nhà đầu tư trong nước đạt gần 3,8 triệu đơn vị, vượt mức trên 3% dân số