BỘ TƯ PHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI BÀI TẬP NHÓM Môn: LUẬT HIẾN PHÁP Chủ đề 1: Theo Đề án “Thu phí phương tiện cơ giới vào một số khu vực trên địa bàn thành phố có nguy cơ ùn tắc giao
Trang 1BỘ TƯ PHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
BÀI TẬP NHÓM Môn: LUẬT HIẾN PHÁP
Chủ đề 1:
Theo Đề án “Thu phí phương tiện cơ giới vào một số khu vực trên địa bàn thành phố có nguy cơ ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi trường để hạn chế số lượng xe cơ giới đi vào” (đề án thu phí ôtô vào nội đô), từ nay đến năm 2025, thành phố Hà Nội sẽ lập gần 100 trạm thu phí tại các tuyến đường hướng tâm, cửa ngõ để thu phí ôtô vào nội đô Với kiến thức về Luật hiến pháp Việt Nam, hãy lập
luận để ủng hộ/phản đối đề xuất trên.
Hà Nội, 2022
Lớp thảo luận :
Trang 2PHIẾU CHẤM ĐIỂM TRANH BIỆN – KHÓA 47
Chủ đề tranh biện: Theo Đề án “Thu phí phương tiện cơ giới vào một số khu vực trên địa bàn thành phố có nguy cơ ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi trường để hạn chế số lượng xe cơ giới đi vào” (đề án thu phí ôtô vào nội đô), từ nay đến năm
2025, thành phố Hà Nội sẽ lập gần 100 trạm thu phí tại các tuyến đường hướng tâm, cửa ngõ để thu phí ôtô vào nội đô Với kiến thức về Luật hiến pháp Việt Nam, hãy lập luận để ủng hộ/phản đối đề xuất trên
Tiêu chí đánh giá Điểm
tối đa Điểm đánh giácủa giảng viên Ghi chú Nội dung
tranh
biện
Nắm rõ chủ đề tranh biện, thể
hiện rõ ràng quan điểm ủng
hộ/phản đối
2
Các lập luận có liên quan đến
luận điểm chính; logic và chặt
chẽ.
Thông tin đưa ra rõ ràng và
chính xác
Có sử dụng số liệu, ví dụ
minh họa cho luận điểm, có
độ tin cậy cao
Hình
thức trình
bày
Bố cục hợp lí, rõ ràng, dễ theo
Lỗi chính tả và văn phạm
Hình ảnh, clip, biểu đồ hấp
dẫn thu hút
Có trích dẫn nguồn tài liệu
tham khảo
Buổi
tranh
biện
Phong cách thuyết trình tự tin,
linh hoạt, năng động, cuốn hút 4
Có sự phối hợp trong thời
gian thuyết trình và thời gian
trả lời tranh biện
Nhóm tranh biện nắm vững
nội dung trình bày nội dung
một cách thuyết phục
Tranh luận đúng chừng mực
và kiểm soát được cảm xúc
trong tranh biện
Đúng thời gian
Các lập luận phản bác chính
Trang 3xác, phù hợp và mạnh mẽ
Trả lời được các câu hỏi của
các nhóm quan sát
Theo dõi
và nhận
xét các
cặp tranh
biện
Đặt ra câu hỏi có liên quan
đến chủ đề tranh biện
2
Nhận xét về tính thuyết phục
và kĩ năng tranh biện cuốn hút
Tổng điểm toàn bài 10
Giảng viên chấm
Trang 4BẢNG ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG NHÓM
Nhóm: 01 Lớp: 4705
Chủ đề tranh biện: Theo Đề án “Thu phí phương tiện cơ giới vào một số khu vực
trên địa bàn thành phố có nguy cơ ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi trường để hạn chế số lượng xe cơ giới đi vào” (đề án thu phí ôtô vào nội đô), từ nay đến năm
2025, thành phố Hà Nội sẽ lập gần 100 trạm thu phí tại các tuyến đường hướng tâm, cửa ngõ để thu phí ôtô vào nội đô Với kiến thức về Luật hiến pháp Việt Nam, hãy lập luận để ủng hộ/phản đối đề xuất trên
1, Kế hoạch làm việc nhóm:
Tìm hiểu qua thông tin đại chúng, sách báo và thư viện nhà trường,…
Thành viên nhóm nêu ra những quan điểm, lập luận cá nhân
Thống nhất các luận điểm cần chứng minh; bắt đầu đi sâu vào nghiên cứu thực tiễn và lập luận theo cơ sở pháp lí
Thu thập thông tin, số liệu, dẫn chứng để củng cố luận điểm, tổng hợp và hoàn thiện bài
Viết báo cáo, phân công thuyết trình, diễn tập chuẩn bị
2,Phân chia công việc và họp nhóm:
độ thực hiện (đúng hạn)
Mức độ hoàn thành
luận xếp loại
Tham gia đầy đủ
Tích cực sôi nổi
Đóng góp nhiều ý tưởng
nội dung
nội dung
nội dung
nội dung
nội dung,
Trang 5chỉnh sửa báo cáo
Anh
Xây dựng nội dung
nội dung
nội dung, chỉnh sửa báo cáo
nội dung
nội dung
nội dung
nội dung
Hà Nội, ngày 27 tháng 12 năm 2022
Nhóm trưởng
Phương Anh
Nguyễn Phương Anh
Trang 6MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ 6
NỘI DUNG 6
I Luận điểm 1: Thu phí nội đô đảm bảo quyền con người và là cơ sở để nhà nước tạo điều kiện cho con người, công dân được hưởng quyền 6
1 Cơ sở pháp lý: 6
2 Cơ sở lí luận: 7
II Luận điểm 2: Thu phí ôtô vào nội đô là biện pháp bảo vệ môi trường 8
1 Cơ sở pháp lý: 8
2 Cơ sở lí luận: 8
III Luận điểm 3 : Đề án thu phí vào nội đô giúp giảm thiểu tắc nghẽn giao thông và tai nạn giao thông: 9
1 Cơ sở pháp lý: 9
2 Cơ sở lí luận: 9
IV Luận điểm 4: Thu phí phương tiện ra vào nội đô giúp Nhà nước tiết kiệm một số lượng ngân sách, chi phí vào vấn đề bảo vệ môi trường và cải thiện cơ sở hạ tầng 11
1 Cơ sở pháp lý: 11
2 Cơ sở lí luận: 11
KẾT LUẬN 13
TÀI LIỆU THAM KHẢO 14
Trang 7ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong những năm gần đây, dân số Việt Nam đã có sự gia tăng nhanh chóng về số lượng, cùng với đó là tốc độ đô thị hoá nhanh chóng đã tạo ra nhiều hệ luỵ có ảnh hưởng sâu sắc tới đời sống nhân dân, điển hình trong số đó là tình trạng ùn tắc giao thông nghiêm trọng, kéo theo là suy giảm chất lượng không khí và hàng loạt các vấn đề về ô nhiễm môi trường tại các đô thị lớn ở nước ta, cụ thể là thành phố Hà Nội Trước những mối nguy hại của thực trạng này, Sở Giao thông Vận tải Hà Nội đã đưa ra dự thảo đề án thu phí ô tô vào nội đô với mục tiêu giảm lưu lượng phương tiện cá nhân, khuyến khích người dân sử dụng các dịch vụ giao thông công cộng, qua đó góp phần hạn chế tình trạng
ùn tắc giao thông và cải thiện chất lượng không kh và môi trường sống của nhân dân Mặc dù đến nay vẫn nhận về nhiều luồng ý kiên trái chiều nhưng ta không thể phủ nhận những lợi ích mà đề án này mang lại đối với sự phát triển chung của đất nước Thông qua những kiến thức đã được tiếp thu từ bộ môn Luật Hiến Pháp Việt Nam và những nghiên cứu dựa trên tình hình thực tế, quan điểm dưới đây của nhóm nhóm sẽ đi sâu vào phân tích và lý giải những lý do mà nhóm chọn ủng hộ thực hiện đề án này
NỘI DUNG
I Luận điểm 1: Thu phí nội đô đảm bảo quyền con người và là cơ sở để nhà nước tạo điều kiện cho con người, công dân được hưởng quyền
1 Cơ sở pháp lý:
Theo Điều 3 Hiến pháp 2013: Nhà nước bảo đảm và phát huy quyền làm chủ của
Nhân dân; công nhâ ̣n, tôn trọng, bảo vê ̣ và bảo đảm quyền con người, quyền công dân; thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, mọi người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện
Theo Khoản 1 Điều 14 Hiến pháp 2013: Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật
Theo Điều 19 Hiến pháp 2013: Mọi người có quyền sống Tính mạng con người được pháp luật bảo hộ Không ai bị tước đoạt tính mạng trái luật
Theo Khoản 1 Điều 20 Hiến pháp 2013: Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm; không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm
Theo Khoản 1 Điều 38 Hiến pháp 2013: Mọi người có quyền được bảo vệ, chăm
sóc sức khỏe, bình đẳng trong việc sử dụng các dịch vụ y tế và có nghĩa vụ thực hiện các quy định về phòng bệnh, khám bệnh, chữa bệnh
Theo Điều 43 Hiến pháp 2013: Mọi người có quyền được sống trong môi trường trong lành và có nghĩa vụ bảo vệ môi trường
Trang 8Theo Khoản 1 Điều 3 Luật bảo vệ sức khỏe nhân dân 1989: “Nhà nước chăm lo
bảo vệ và tăng cường sức khoẻ nhân dân; đưa công tác bảo vệ sức khoẻ nhân dân vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách Nhà nước; quyết định những chế độ chính sách, biện pháp để bảo vệ và tăng cường sức khoẻ nhân dân.”
2 Cơ sở lí luận:
Ùn tắc giao thông luôn là một vấn đề lớn cần được giải quyết Những cung đường lúc nào cũng đông nghịt các phương tiện di chuyển, người dân chen chúc quả thực là “đặc sản” của Thủ đô Hà Nội Đặc biệt vào những giờ cao điểm, tình trạng ấy càng trở nên nghiêm trọng Điều này đã khiến cho hiện trạng tai nạn giao thông ngày càng tăng cao Vì vậy, theo quan điểm của nhóm nhóm , việc thu phí các phương tiện cơ giới tiến vào nội
đô là một giải pháp tối ưu, giúp giảm thiểu tình trạng ùn tắc giao thông cũng như ô nhiễm môi trường tại thành phố Hà Nội Đồng thời đây cũng là một cách thức để nhà nước thực hiện nghĩa vụ của mình: tạo điều kiện cho công dân được hưởng những quyền hợp pháp Thứ nhất, xây dựng các trạm thu phí ở nội đô giảm thiểu tình trạng ùn tắc giao thông, một trong những nguyên nhân gây ra tai nạn giao thông hiện nay Điều đó đồng nghĩa với việc tính mạng của những người tham gia giao thông nói riêng và toàn bộ công dân nói chung được đảm bảo
Theo Tổng cục Thống kê, tính chung 6 tháng đầu năm 2022, trên địa bàn cả nước xảy
ra 5.684 vụ tai nạn giao thông, bao gồm 3.956 vụ tai nạn giao thông từ ít nghiêm trọng trở lên và 1.728 vụ va chạm giao thông, làm 3.286 người chết, 1.956 người bị thương và
Thứ hai, ô nhiễm môi trường không khí đang là vấn đề cấp bách, cần được giải quyết nhanh chóng, triệt để của thành phố Hà Nội Theo thống kê của trang báo uy tín, mức độ
ô nhiễm không khí của Hà Nội đứng thứ 3 thế giới, với chỉ số AQI trung bình là 164, trên
cả thành phố Bắc Kinh của Trung Quốc Theo đó, 70%-90% khí độc hại là do khí thải từ quá trình đốt cháy nhiên liệu của các phương tiện cơ giới Điều này dẫn đến một loạt các hiện tượng biến đổi khí hậu như hiệu ứng nhà kính, nhiệt độ tăng cao cũng như sức khỏe con người bị ảnh hưởng nghiêm trọng Như vậy, khói bụi từ khí thải phương tiện là một trong những nguyên nhân chính gây ra các bệnh về đường hô hấp, bệnh về da,…việc thu phí này sẽ góp phần bảo vệ sức khoẻ của con người
Theo số liệu thống kê của Bộ Y tế, trong những năm gần đây, các bệnh nhân về đường
hô hấp có tỷ lệ mắc cao nhất trên toàn quốc, nguyên nhân chủ yếu là do ô nhiễm không
khí gây ra Kết quả thống kê cứ 100.000 dân có đến 4,1% số người mắc các bệnh về phổi;
Trang 91 Uỷ ban an toàn giao thông, Tạp chí của Ban Tuyên giáo Trung ương, https://bom.so/unNjzR
2 World Health Organization, Ô nhiễm không khí ở Việt Nam,
https://www.who.int/vietnam/vi/health-topics/air-pollution
Như vậy, vấn nạn ùn tắc giao thông đã và đang để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng, làm ảnh hưởng sâu sắc tới việc bảo đảm các quyền và lợi ích chính đáng của nhân dân Vì vậy việc hạn chế các phương tiện giao thông đi vào nội đô bằng đề án xây dựng trạm thu phí là cơ sở để nhà nước tạo điều kiện cho con người, công dân được hưởng quyền
II Luận điểm 2: Thu phí ôtô vào nội đô là biện pháp bảo vệ môi trường.
1 Cơ sở pháp lý:
Theo điều 43 Hiến pháp 2013: Mọi người có quyền được sống trong môi trường trong lành và có nghĩa vụ bảo vệ môi trường
Theo khoản 3 điều 63 Hiến pháp 2013: Tổ chức, cá nhân gây ô nhiễm môi trường,làm suy kiệt tài nguyên thiên nhiên và suy giảm đa dạng sinh học phải bị xử lý nghiêm và có trách nhiệm khắc phục, bồi thường thiệt hại
2 Cơ sở lí luận:
Theo đánh giá của Sở Tài nguyên và Môi trường, tình trạng ô nhiễm môi trường không khí do bụi hiện nay trên địa bàn thành phố Hà Nội đang ở mức "báo động đỏ" bởi nồng độ bụi lơ lửng ở các quận nội thành đều vượt quá TCCP từ 2-3 lần Tuy nhiên, vấn
đề ô nhiễm không khí chỉ là khía cạnh nhỏ trong toàn cảnh về bức tranh môi trường ở Hà Nội nói riêng và Việt Nam nói chung Vậy nên, có thể thấy tính cấp thiết của đề án thu phí ôtô vào nội đô trong hoàn cảnh hiện nay Theo đó, thành phố Hà Nội sẽ lập gần 100 trạm thu phí tại các tuyến đường hướng tâm, cửa ngõ để thu phí ôtô vào nội đô
Phòng CSGT Công an Hà Nội cho biết trong 6 tháng đầu năm 2022, CSGT Hà Nội đã đăng ký mới khoảng 145.700 phương tiện Trong số đó, số lượng ôtô đăng ký mới trong 6 tháng đầu năm 2022 có xu hướng tăng mạnh Điều này có thể cho thấy số lượng phương tiện giao thông đi lại vô cùng lớn, đi kèm là lượng khí thải độc hại mà chúng gây
ra PGS.TS Nguyễn Văn Sơn - Viện Sức khỏe nghề nghiệp và môi trường cũng cho rằng, giao thông vận tải là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến sự gia tăng ô nhiễm không khí ở các
đô thị, đóng góp 70% tổng lượng bụi và khí thải vào môi trường không khí Nguồn ô nhiễm này gây tác động xấu tới sức khỏe cộng đồng, là nguyên nhân gây nên khoảng 3,8 triệu ca tử vong sớm hàng năm Trong đó, có 20% số ca tử vong là do các bệnh về đường
hô hấp và ung thư liên quan đến phơi nhiễm với bụi mịn Cùng với với đó là hàng loạt vấn đề về tiểu đường, tim mạch, phổi, gan, đột quỵ, rối loạn tiết tố…
Theo kết quả của nhóm nghiên cứu thuộc Bộ Tư pháp thì chi phí một năm do ùn tắc giao thông ở Hà Nội là 21.594 tỷ đồng (lãng phí thời gian, tiêu tốn nhiên liệu, môi trường, mở rộng đường xá, lắp đặt và điều khiển hệ thống tín hiệu giao thông…) Không những vậy, ùn tắc giao thông gây nên tâm lý bất ổn trong cư dân, kìm hãm sự phát triển
Trang 103 Đề tài nghiên cứu khoa học, Thực trạng tắc nghẽn giao thông tại thủ đô Hà Nội, https://xemtailieu.net/tai-lieu/thuc-trang-tac-nghen-giao- thong-tai-thu-do-ha-noi-365783.html
Không chỉ vậy, vấn nạn ùn tắc giao thông cũng đến từ việc số lượng xe ngày càng tăng nhanh Hệ lụy của ùn tắc giao thông ảnh hưởng tiêu cực tới nhiều mặt của đời sống
xã hội như làm tăng thời gian đi lại, tiêu hao nhiên liệu và hao mòn phương tiện, tăng chi phí đi lại, tăng lượng khí thải và tiếng ồn, làm giảm sự cơ động của giao thông đô thị, giảm chất lượng môi trường sống đô thị, kìm hãm sự phát triển của kinh tế đô thị… Có thể thấy “ quyền được sống trong môi trường trong lành” trong tình hình này vẫn chưa được đảm bảo (Theo Điều 43 Hiến pháp 2013)
Thấy được tình trạng cấp bách của môi trường như vậy, đề án thu phí ôtô vào nội
đô được đưa ra với những lợi ích lớn
Đối với thực trạng ô nhiễm môi trường, đề án thu phí sẽ phát huy những mặt tích cực của mình Bởi lẽ khi thực hiện việc thu phí, người sử dụng phương tiện cá nhân sẽ có
xu hướng e ngại và lo nghĩ đến vấn đề tài chính Từ đó sẽ tìm đến những giải pháp tiết kiệm hơn như phương tiện công cộng Nhiều đô thị lớn trên thế giới đã áp dụng các biện pháp gia tăng thuế phí lên xe cơ giới cá nhân từ hàng chục năm qua Mục đích của các biện pháp này là khiến ngưi dân từ bỏ thói quen sử dụng xe riêng, đi lại chủ yếu bằng phương tiện vận tải công cộng Ở Nhật Bản, Anh hay nhiều quốc gia khác, phí đỗ xe, phí
ra vào nội đô rất đắt đỏ, khiến người dân giảm thiểu ham muốn đi lại bằng một chiếc xe riêng, thay vào đó là đi bằng xe buýt, tàu điện Chính nhờ những chế tài kinh tế nghiêm khắc đó, lượng xe cá nhân tại nhiều đô thị giảm đáng kể, ô nhiễm không khí hay ùn tắc giao thông theo đó cũng được kiềm chế, các chỉ số môi trường ở ngưỡng an toàn, tốt cho sức khỏe người dân Có thể thấy việc triển khai một đề án thu phí đối với những phương tiện xả thải, gây ô nhiễm chính là đang yêu cầu chủ thể của phương tiện có trách nhiệm và phải có cách khắc phục hành vi gây ô nhiễm của mình Ở đây đã hoàn toàn tuân thủ theo điều luật về những tổ chức hay cá nhân gây ô nhiễm môi trường đều phải có trách nhiệm khắc phục, bồi thường thiệt hại
I III Luận điểm 3 : Đề án thu phí vào nội đô giúp giảm thiểu tắc nghẽn giao
thông và tai nạn giao thông:
1 Cơ sở pháp lý:
Theo Điều 19 Hiến pháp 2013: Mọi người có quyền sống Tính mạng con người được pháp luật bảo hộ Không ai bị tước đoạt tính mạng trái luật
Theo Khoản 2 Điều 38 Hiến pháp 2013 : Nghiêm cấm các hành vi đe dọa cuộc sống, sức khỏe của người khác và cộng đồng
2 Cơ sở lí luận:
Trang 11Tự do đi lại, tham gia giao thông là quyền của con người, quyền của công dân với nhiều mục đích khác nhau phục vụ cho đời sống xã hội Đó là một quyền lợi không thể thiếu trong bất kỳ nhà nước nào Việt Nam cũng quy định điều này như một quyền của công dân Với sự gia tăng dân số, mật độ đô thị hóa ngày càng cao, nhu cầu đi lại của người dân cũng vì vậy mà tăng lên Kéo theo đó là tình trạng tắc nghẽn, thậm chí là tai nạn giao thông xảy ra ngày một nhiều, với tính chất nghiêm trọng ngày một lớn Giao thông Việt Nam từ lâu đã trở thành vấn đề vô cùng nan giải, khiến các cơ quan chức năng nhiều lần phải đưa ra các phương án giải pháp khác nhau Tuy vậy, những biện pháp này chỉ có hiệu quả trong khoảng thời gian nhất định Còn đề án "Thu phí phương tiện cơ giới vào một số khu vực trên địa bàn thành phố có nguy cơ ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi trường để hạn chế số lượng xe cơ giới đi vào" có thể đánh giá là biện pháp mang nhiều điểm tích cực, khả thi, tác dụng tương đối lâu dài đối với việc giảm thiểu ùn tắc trong giờ cao điểm tại một số tuyến đường trọng yếu của thành phố Hà Nội
Lí do nhóm khẳng định như vậy bởi lẽ:
Việc thực hiện đề án thu phí trước hết sẽ giúp quản lí được lưu lượng xe cơ giới ra vào nội đô, đặc biệt trong những khung giờ cao điểm Thứ hai là góp phần giảm thiểu phương tiện qua lại bằng cách “đánh vào kinh tế”, giúp cho các tuyến đường tránh khỏi tình trạng bị quá tải, giảm thiểu ùn tắc giao thông
Ùn tắc giao thông ở Hà Nội sớm đã trở thành vấn đề nhức nhối, gây ra hàng loạt những hệ lụy nghiêm trọng, làm ảnh hưởng sâu sắc tới an sinh xã hội Hiện nay Hà Nội
có 6,33 triệu dân, mật độ dân số cao gấp 4 đến 5 lần những khu vực lân cận Theo nguồn tin của báo Điện Tử Đảng Cộng Sản Việt Nam: “mật độ dân cư ở Hà Nội tăng nhanh từ
di dân từ bên ngoài vào Hà Nội mỗi năm lên tới 176.000 người.” Do chưa có quy hoạch mang tầm chiến lược nên sự phát triển về hạ tầng đô thị ở thủ đô thiếu đồng bộ, lộn xộn, chắp vá Trong đó nổi lên vấn đề lớn là sự gia tăng quá nhanh về dân số và phương tiện giao thông, mà cơ sở hạ tầng giao thông và các loại hình dịch vụ không phát triển kịp Đó chính là nguyên nhân chủ yếu gây nên tình trạng tắc nghẽn giao thông tại Hà Nội, và hiện nay đang có xu hướng trở nên trầm trọng hơn Nếu như 10 năm trước, Hà Nội chỉ tắc đường ở một số điểm nút giao thông vào giờ cao điểm, thì nay tình trạng ấy xảy ra hằng ngày, ở hầu khắp các tuyến phố Theo thống kê của ngành giao thông công chính và cảnh sát giao thông, Hà Nội hiện có 246 điểm giao thông thường xuyên ùn tắc, tiêu biểu như:
Gần nửa năm trở lại đây, mỗi sáng, chị Bùi Thu Thủy (ở Xuân Thủy, Cầu Giấy,
Hà Nội) thường xuyên phải rời nhà sớm hơn mọi khi bởi cung đường từ nhà đến Đại học Bách khoa thường xuyên xảy ra tình trạng ùn tắc Có thời điểm, chị Thủy phải đi mất hơn
1 giờ cho quãng đường gần 10 cây số: "Mình thấy từ tuần vừa rồi đi rất là tắc, tắc lắm Có nghĩa là mình đi từ 7h30 mà có hôm 9h mới đến cơ quan chỗ Bách khoa" Cùng chung cảm nhận về tình trạng ùn tắc gia tăng thời gian gần đây, một số người tham gia giao thông cũng lo lắng khi công việc bị ảnh hưởng: "Sau thời gian dịch tới giờ nhóm thấy ùn rất nhiều, như mọi khi cảm thấy nó đỡ hơn, chắc chắn thu nhập của nhóm kém hơn, vì