1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

HÀNG RONG TRONG LỊCH SỬ KINH TẾ - XÃ HỘI HÀ NỘI - Full 10 điểm

13 2 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Hàng Rong Trong Lịch Sử Kinh Tế - Xã Hội Hà Nội
Tác giả Nguyễn Tuấn Minh
Trường học Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam
Chuyên ngành Xã hội học
Thể loại bài viết
Năm xuất bản 2017
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 13
Dung lượng 467,13 KB

Nội dung

Xã hội học, số 2 (138), 2017 57 B Ả N QUY Ề N THU Ộ C VI Ệ N XÃ H Ộ I H Ọ C | ios vass gov vn HÀNG RONG TRONG LỊCH SỬ KINH TẾ - XÃ HỘI HÀ NỘI NGUYỄN TUẤN MINH * Tóm tắt: Bài viết tìm hiểu các đặc trưng của hàng rong trong lịch sử Hà Nội, qua 4 giai đoạn : giai đoạn Phong kiến với một nền kinh tế nông nghi ệp, tự cung tự cấp; giai đoạn Pháp thuộc với sự pha trộn của phương thức sản xuất phong kiến và tư bản chủ nghĩa; giai đoạn trước Đổi mới với một nền kinh tế kế hoạch; và cuối cùng giai đoạn Đổi mới với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa N hiều bằng chứng đã cho thấy sự tồn tại và vai trò quan trọng của hoạt động hàng rong trong đời sống xã hội đô thị xưa và nay Hàng rong có một sức sống riêng dai dẳng và không dễ dàng xóa bỏ bởi các biện pháp hành chính, nhất là khi những người lao động tầ ng lớp dưới vẫn cần đến nó như một nguồn cung cấp hàng hóa, hay một phương thức sinh kế Từ khóa: h àng rong, đô thị, Hà Nội, khu vực phi chính thức H àng rong (buôn bán rong/lưu động) là một loại hình thương mại cổ xưa mà sự hình thành và phát triển của nó gắn liền với quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở nhiều quốc gia (Fresno và Koops, 2000; Meissonnier, 2006) Hiện nay, buôn bán rong là một loại hình thương mại khá phổ biến tại các nước đang phát triển hay đang trong quá trình chuyển đổi Giống như tên gọi, buôn bán rong là cách gọi nhấn mạnh đặc tính lưu động của người buôn bán, buôn bán đường phố nhấn mạnh đến đặc trưng về không gian của hoạt động buôn bán, còn buôn bán phi chính thức thì nhấn mạnh những đặc điểm phi chính thức trong kinh tế như: không đăng ký kinh doanh, không đóng thuế hay không được quản lý ( Cling và đồ ng nghi ệ p, 2012) Buôn bán rong, buôn bán đường phố hay buôn bán phi chính thức có khi chỉ là cùng một đối tượng hoặc đó cũng có thể là những đối tượng khác nhau, điều này phụ thuộc vào những hoàn cảnh xã hội cụ thể Tại Việt Nam, buôn bán rong nhìn chung có ba đặc điểm: lưu động, đường phố và phi chính thức Thật vậy, người buôn bán rong không có địa điểm kinh doanh cố định, họ thường xuyên di chuyển, hoạt động chủ yếu ở khu vực đô thị và hoạt động này không cần phải đăng ký kinh doanh 1 Hàng rong rất phổ biến, nhất là tại các thành phố lớn như thủ đô Hà Nội Dường như không thể thống kê hết được tất cả những người làm nghề buôn bán rong Họ là những người bán rong, mua rong và cung cấp dịch vụ rong Trong đó, * Vi ệ n Xã h ộ i h ọ c, Vi ệ n Hàn lâm Khoa h ọ c xã h ộ i Vi ệ t Nam 1 Tham kh ả o Đi ề u 3 c ủ a Ngh ị đ ị nh s ố 39/2007/NĐ - CP ngày 16/3/2007 c ủ a Chính ph ủ v ề "Ho ạ t đ ộ ng thương m ạ i m ộ t cách đ ộ c l ậ p, thư ờ ng xuyên không ph ả i đăng ký kinh doanh" 58 Hàng rong trong lịch sử kinh tế - xã hội Hà Nội B Ả N QUY Ề N THU Ộ C VI Ệ N XÃ H Ộ I H Ọ C | ios vass gov vn n hững người bán rong là nhóm đông đảo nhất H ọ bán hoa quả, rau, đồ ăn sẵn, đồ uống, đồ chơi, quần áo, sách báo, đồ gia dụng, cá cảnh… Những người mua rong là những người đồng nát/thu mua phế liệu/ve chai, thu mua đồ điện… Những người cung cấp dịch vụ rong là những người mài dao kéo, chữa khóa, đánh giầy… Hàng rong hiện nay phát triển một cách tự phát Điều này đã và đang dẫn đến nhiều hệ quả xã hội tiêu cực cũng như không phát huy được những ưu điểm của loại hình thương mại này Hàng rong có từ khi nào, đặc trưng hay vị thế và vai trò của người buôn bán rong, của nghề buôn bán rong ra sao trong lịch sử kinh tế - xã hội của thủ đô Hà Nội? Đó là những câu hỏi mà nghiên cứu này cố gắng trả lời nhằm đóng góp một góc nhìn xã hội học về một loại hình thương mại, một nhóm xã hội còn ít được quan tâm nghiên cứu một cách thấu đáo 1 Hàng rong ở Kinh thành Thăng Long thời kỳ Phong kiến Nhà văn Nguyễn Ngọc Tiến (2012) cho rằng: buôn bán rong xuất hiện từ thời Lý ở Thăng Long, tức là vào thế kỉ thứ 11 , thời kỳ này đã có những người này đi bán rượu, chiếu, muối trong Kinh thành Nhìn lại lịch sử, xã hội Việt Nam truyền thống dưới các triều đại phong kiến, nền kinh tế chủ đạo là nông nghiệp trồng lúa nước, mang nặng tính tự cấp, tự túc trong khuôn khổ cộng đồng các làng xã Trong quá trình vươn tới mô hình sản xuất hàng hóa, người nông dân tham gia vào các hoạt động sản xuất thủ công nghiệp và trao đổi sản phẩm trên thị trường, lúc này họ không chỉ là nông dân mà còn là thợ thủ công và thương nhân Hoạt động sản xuất và trao đổi hàng hóa của nông dân lúc đầu trên quy mô làng rồi dần mở rộng thành liên làng hoặc vùng (Nguyễn Quang Ngọc và Nguyễn Thừa Hỷ, 2007) Khi các đô thị ở Việt Nam được thành lập, do sức mạnh của truyền thống văn hóa nông nghiệp đã khiến cho các đô thị mang đặc tính nông thôn rất đậm nét 2 , và kinh tế hàng hóa ở nông thôn cũng được chuyển vào đô thị Thăng Long - Hà Nội là kinh đô lớn nhất, lâu đời và nổi tiếng nhất của Việt Nam cũng được hình thành và phát triển trong bối cảnh như thế Nền kinh tế của Thăng Long ban đầu chủ yếu dựa vào những hoạt động sản xuất nông nghiệp như trồng lúa, trồng hoa màu, chăn nuôi và thủ công nhỏ Tuy nhiên với số dân đông đúc, thị phần hàng hóa được cung cấp tại chỗ không đủ để thỏa mãn nên phần lớn hàng hóa ở Thăng Long vẫn phải trông cậy vào sự tiếp tế từ bên ngoài, các vùng nông thôn phụ cận chuyên chở vào mạng lưới chợ đô thị Người nông dân mang các sản phẩm nông nghiệp hoặc thủ công nghiệp của mình vào bán tại các chợ đô thị, lúc về họ mua sắm một số vật dụng cần thiết cho công việc sản xuất và đời sống hàng ngày Họ là những người sản xuất nhỏ, tự sản tự tiêu, những nông dân kiêm thương nhân hoặc thợ thủ công, thậm chí là một kết hợp đa thành phần trong một con người nông dân - thợ thủ công - thương nhân Về phương diện buôn bán, họ chỉ coi đó là một hoạt động thứ yếu, kiêm nhiệm (Nguyễn Thừa Hỷ, 1983) Chợ ở 2 T ổ ch ứ c hành chính c ủa đô thị Vi ệt Nam đượ c sao ph ỏ ng theo t ổ ch ứ c nông thôn, chia thành các ph ủ , huy ệ n, t ổ ng, thôn Ngoài ra còn có phườ ng , là m ộ t c ộng đồ ng c ủ a nh ững ngườ i làm cùng m ộ t ngh ề c ủ a m ộ t làng quê vì nh ữ ng lý do khác nhau h ọ tách ra m ộ t b ộ ph ậ n vào thành ph ố làm ăn, dự ng nhà trên cùng m ộ t dãy ph ố , phía trong s ả n xu ấ t, phía ngoài bán hàng (Tr ầ n Ng ọ c Thê m, 1997 ) Nguyễn Tuấn Minh 59 giai đoạn này nhìn chung có hai loại: chợ nhỏ hàng tuần và chợ phiên được tổ chức hàng năm Chợ nhỏ họp một hoặc hai lần một tuần, với quy mô địa phương, có mục đích là tập hợp người buôn bán hàng rong và người tiêu thụ đơn giản, luôn vận hành với số lượng hàng hóa nhỏ Còn chợ phiên là nơi gặp gỡ của các con buôn trong những vụ giao dịch có giá trị và số lượng lớn (Nguyen Thanh Nha, 1970) Bước vào thế kỷ 17 , với sự lớn mạnh của nền kinh tế hàng hóa, chính sách mở rộng thành đô của nhà nước phong kiến Lê - Trịnh, các đợt di động xã hội lớn làm chuyển dịch một khối lượng dân cư đông đảo về kinh thành (Nguyễn Thừa Hỷ, 1983) Những yếu tố đó đã làm cho đời sống chính trị và kinh tế của Thăng Long có bước chuyển mình mạnh mẽ Thăng Long trở thành trung tâm kinh tế lớn nhất nước với hệ thống các cảng sông phục vụ cho việc vận chuyển hàng hóa, nhiều làng thủ công và đặc biệt là hệ thống các chợ rất phát triển Nhiều nhà thám hiểm, truyền giáo và thương nhân phương Tây đến đây và họ đã gọi Thăng Long là Ca - Cho/Kẻ Chợ (những con người của chợ) vì dân cư đông đúc, chỗ nào cũng thấy người bán, kẻ mua: Thành phố Ca - cho là thủ đô của Bắc Kỳ … Thành phố cực kỳ đông đúc, đặc biệt là ngày mùng một và ngày rằm, đó là những ngày của chợ, khi đó dân chúng ở các làng xung quanh đổ về với hàng hóa của họ, đông không thể tưởng tượng được Nhiều phố rất rộng nhưng vẫn bị tắc nghẽn, người ta hy vọng có thể tiến lách qua những đám đông khoảng chừng một trăm bước trong nửa giờ là sung sướng lắm rồi (Baron, 1751: 12) Sự đông đúc, sầm uất ở Thăng Long không chỉ bởi do mạng lưới chợ dày đặc mà còn bởi do những người bán hàng rong: Vào thế kỷ XVIII, ngoài tám chợ lớn, Thăng Long còn có các chợ chuyên bán một mặt hàng như gạo, cá, ếch và các gánh hàng rong ( Papin, 2001: 172) Phải kể đến một số lượng lớn các chợ lưu động, không tên của Thăng Long - Hà Nội, ở đó, những người buôn bán rong, vặt vãnh, đã tụ họp dọc theo các phố, những ngã ba, ngã tư, những khoảng đất trống, tóm lại là ở tất cả mọi nơi có người qua lại, ngồi bán lộ thiên, không cần hàng quán (Nguyễn Thừa Hỷ, 1993: 86) K hi miêu tả các tầng lớp quần chúng ở Thăng Long thế kỷ 17 và 18 , tác giả Nguyễn Thanh Nhã cũng đề cập đến nhóm những người bán hàng rong: Đám đông không kể xiết những người bán hàng rong: người bán nước, bán kẹo, đồ ăn sẵn, bán đồ chơi, bán đồ rập, bán đồ đan lát Có thể gia nhập nhóm người này là những người chữa bệnh dạo, bán thuốc dạo, người viết chữ dạo, người xem tướng, lấy số tử vi, xem số ( Nguyen Thanh Nha, 1970: 146) 60 Hàng rong trong lịch sử kinh tế - xã hội Hà Nội B Ả N QUY Ề N THU Ộ C VI Ệ N XÃ H Ộ I H Ọ C | ios vass gov vn Cũng theo tác giả Nguyễn Thanh Nhã , thời kỳ này nhóm những người bán hàng rong cùng với nhóm những người lao động nặng và người mua vui công cộng là những người phải chạy ăn hàng ngày Lý giải sự ra đời của hàng rong thời kỳ này, nhà văn Nguyễn Ngọc Tiến (2014) cho rằng , mặc dù chợ ở Thăng Long nhiều, nhưng đa phần những chợ này họp theo phiên nên đã gây khó khăn cho nhiều người có nhu cầu Hơn nữa, nền kinh tế tự sản tự tiêu buộc nhiều người phải bán sản phẩm để có tiền mà không cần chờ đến phiên Bên cạnh đó, không chỉ dân Thăng Long, người tứ chiếng cũng mang sản phẩm về bán Không phải dân Thăng Long, họ không thể mở cửa hàng trong các phường nghề vì thế họ phải tìm hình thức buôn bán rong Ngoài ra, một số người không có tiền để trả phí ngồi trong chợ và họ cũng phải bán rong, đó là những người nghèo Hình ảnh hàng rong thường gắn với người phụ nữ cùng đôi quang gánh, bởi lẽ đa phần người bán hàng rong ở Thăng Long thời kỳ này là phụ nữ Thật vậy, nhà truyền giáo Fillipo de Marini khi đến Thăng Long đã nhận xét: “Những người phụ nữ ở đây mải mê với thương mại và họ không ngừng bận rộn về việc bán, mua”, hay du khách Trung Quốc Phan Đỉnh Khuê đến Kẻ Chợ năm 1688 thì cho là “Việc buôn bán ở Kẻ Chợ bao giờ cũng do phụ nữ đảm nhiệm” Sau này (cuối thế kỷ 19 ), G Dumoutier sau khi quan sát tỉ mỉ các chợ Phiên ở Hà Nội cũng đã nhận xét: “cứ trong 100 người đi chợ, người ta đếm được 84 người là đàn bà con gái” (Nguyễn Thừa Hỷ, 1993: 94) Nhìn chung, hàng rong trong thời kỳ phong kiến là một dạng buôn bán nhỏ, tiêu biểu cho một nền kinh tế nông nghiệp tự cung tự cấp và một nền sản xuất nhỏ Những người buôn bán rong là những người nghèo, thuộc tầng lớp thấp trong xã hội 2 Hàng rong trong thời kỳ Pháp thuộc 3 Thời gian đầu khi Hà Nội thuộc Pháp (1882- 1885), hoạt động buôn bán rong vẫn khá tự do Bác sĩ Hocquard, người theo chân quân đội viễn chinh Pháp trong nhật ký của mình đã có đoạn miêu tả về hàng rong: “Từ đằng xa, một anh bán thịt lợn rong đang rao bán hàng Tất cả hàng hóa ở trên vai của anh ta, ở hai đầu của đòn gánh tre; một bên là tấm phản nhỏ bầy thịt đã được pha, bên còn lại đựng những dụng cụ cần thiết: cân, dao phay, dao nhỏ, v v” ( Papin, 2001) K hi chính phủ Pháp chính thức bảo hộ Bắc Kỳ và Hà Nội thành nhượng địa năm 1888, chính quyền thành phố quản lý kinh tế - xã hội theo luật của Pháp, theo hướng phục vụ bộ máy cai trị của chính quyền thực dân và đem lại lợi ích tối đa cho các nhà tư bản Pháp Ngoài sự đầu tư mạnh mẽ của tư bản Pháp vào thương mại Bắc Kỳ mà trọng tâm là Hà Nội thì nhiều loại thuế mới được áp dụng, trong đó có thuế chợ, áp dụng cả đối với người bán hàng rong Những người bán hàng rong đóng thuế theo ngày và họ chỉ được phép dừng gánh ngay sát cửa nhà người mua, tuyệt đối cấm bán trên vỉa hè Chủ nhà để người bán hàng rong ngồi bán trước cửa nhà sẽ bị phạt Tại các khu phố mới được xây 3 Các giai đoạ n 1882 - 1945 và 1947 - 1954 Nguyễn Tuấn Minh 61 dựng phía Đông và Nam hồ Gươm - nơi tập trung những người Pháp và người Việt giàu có, chính quyền ra lệnh cấm hàng rong không được bán tại những con phố này (Nguyễn Ngọc Tiến, 2012) Để người mua biết mình bán gì, người bán hàng rong thường xuyên phải rao để báo hiệu sự xuất hiện của mình Trong cuốn sách “Chrestomathie Anamite” (An Nam văn tập) của Edmond Nordemann, xuất bản năm 1898 tại Hà Nội, tác giả đã liệt kê 30 loại hàng hóa bán rong theo tiếng rao Dần dần, tiếng rao trở thành quen thuộc với người thành thị và trở thành một đặc trưng thú vị của hàng rong Thật vậy, năm 1928, những học sinh của trường Mỹ thuật Đông Dương (nay là trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam) và F de Fénis đã công bố một cuốn sách với tiêu đề “Hàng rong và tiếng rao trên đường phố Hà Nội” Cuốn sách này khoảng 40 trang, hiện nằm trong Viện Viễn Đông Bác cổ ở thành phố Paris (Pháp), mô tả khá đầy đủ về các loại hình hàng rong và những tiếng rao tương ứng thông qua hình ảnh và khuông nhạc minh họa Theo các tác giả của cuốn sách, tiếng rao của những người bán hàng rong đã khiến cho phố phường tại các đô thị của Việt Nam trở nên sinh động hơn 4 Về tiếng rao, cần phải nói thêm rằng, những người buôn bán rong thường có hai giọng: một giọng để rao và một giọng thật để giao tiếp bình thường Đặc tính này cho đến nay vẫn còn tồn tại Theo thời gian, bộ mặt kinh tế của Hà Nội biến đổi, nhiều xí nghiệp, công ty lớn, các hiệu buôn lớn của Pháp đua nhau mọc trên đất Hà Nội Bên cạnh đó, tư sản mại bản Hoa kiều cũng giữ một vai trò khá quan trọng trong việc xuất nhập khẩu hàng hóa Tầng lớp tư sản người Việt cũng dần hình thành và có những bước phát triển nhất định Họ mở hiệu buôn, các xưởng sản xuất, dệt, thêu, đồ gỗ, đồ sơn, gốm sứ, vật liệu xây dựng, v v với nguồn hàng hoặc là nội hóa hoặc mua buôn của các mại bản Pháp và Hoa kiều Tuy nhiên, nhìn chung họ đều bị tư sản Pháp và Hoa kiều chèn ép, chỉ một số nhỏ vươn lên thành mại bản, còn lại đa số là làm ăn buôn bán với quy mô nhỏ ở những mặt hàng thông dụng, chủ yếu đáp ứng những nhu cầu sinh hoạt hàng ngày (Đặng Phong, 2002) Thời kỳ này, do thu nhập của người bán rong thấp, không ổn định nên chính quyền đã không đánh thuế nữa, điều này làm cho người bán hàng rong càng tăng thêm về số lượng và mặt hàng cũng đa dạng hơn (Nguyễn Ngọc Tiến, 2014) Nhà sử học Papin (2014: 248) cũng mô tả: “Những người từ ngoại ô vào thường gánh hoặc đội đủ các loại sản phẩm tiêu dùng hàng ngày đến các hang cùng ngõ hẻm của thành phố” Số lượng người buôn bán rong đông đảo nhưng họ lại không được đưa vào trong những báo cáo thống kê hành chính Niên giám thống kê Việt Nam năm 1950 trang 248 khi đưa ra số liệu thống kê về số cơ sở sản xuất kinh doanh ở Hà Nội có ghi chú rằng không tính những người bán hàng rong 5 Thời kỳ Pháp thuộc, xã hội Việt Nam bắt đầu có một vài dịch chuyển từ xã hội truyền thống sang xã hội hiện đại Trước đó, xã hội Nho giáo luôn có tư tưởng coi trọng “cội nguồn”, nghề nông nghiệp được xem là cái “gốc”, nghĩa là nền tảng sống còn của xã h ội, do đó được hết sức coi trọng Trái lại, buôn bán bị xem là cái “cành”, và bị coi 4 Theo http://belleindochine free fr/LesCrisDeLaRueHanoi htm , truy c ậ p ngày 18/5/2017 5 Theo s ố li ệ u trong bài c ủ a Nguy ễ n Văn Khánh, Ph ạ m Kim Thanh (2006) 62 Hàng rong trong lịch sử kinh tế - xã hội Hà Nội B Ả N QUY Ề N THU Ộ C VI Ệ N XÃ H Ộ I H Ọ C | ios vass gov vn thường (Nguyen Thanh Nha, 1970) Công thương vốn trước đây luôn bị xếp đứng sau “sĩ nông” trong thứ bậc các nghề nghiệp thì nay công thương đứng vị trí hàng đầu trong xã hội (Papin, 2014) Điều này đã thúc đẩy sản xuất, kinh doanh ở Hà Nội phát triển hơn trước Tuy nhiên, trong một xã hội thực dân, điều đó dường như chỉ đem lại lợi ích cho những kẻ thực dân, tư bản, còn đa số người Việt vẫn nghèo khổ Chính vì vậy, xã hội đã bắt đầu xuất hiện những phong trào phản kháng, trong đó phải kể đến hoạt động của các nhà văn Họ đã tập trung phản ánh những vấn đề trong xã hội như: sự phân hóa giàu nghèo, sự suy thoái về đạo đức, nghèo đói, v v Và cùng với con sen, thằng xe, cơm đầu ghế, hàng rong đã trở thành những đối tượng được phản ánh bởi các nhà văn hiện thực phê phán Tiêu biểu như nữ nhà văn Pháp Hilda Arnhold vô cùng mê tiếng rao của người bán hàng rong và bà đã viết cuốn sách "Bắc Kỳ - Phong cảnh và ấn tượng" trong đó tả chi tiết về tiếng rao, thân phận của họ, những người mà theo bà là tầng lớp nghèo trong xã hội (Nguyễn Ngọc Tiến, 2012) 3 Hàng rong trong giai đoạn trƣớc Đổi mới (từ 1954 đến 1985) 6 Sau Hiệp định Genève (1954), Việt Nam tạm thời chia làm hai miền với hai chế độ chính trị khác nhau Kinh tế miền Bắc theo con đường xã hội chủ nghĩa và miền Nam theo kinh tế tư bản (với sự hiện diện của Mỹ ở miền Nam) Thời kỳ này, để bình thường hóa quan hệ giữa miền Nam và miền Bắc trong giai đoạn chia cắt, chính phủ miền Bắc đã ban hành Nghị định 550/TTg ngày 14 -6- 1955 thành lập Ban quan hệ Bắc - Nam nhằm: “Nghiên cứu và vận động thiết lập quan hệ Bắc - Nam, đề xuất các chủ t rương, chính sách để phát triển mối quan hệ giữa hai miền” Nhà nước cũng quy định khuyến khích việc buôn bán, trao đổi hàng hóa giữa hai miền Bắc - Nam Điều lệ tạm thời số 513/TTg ngày 16 -4- 1955 quy định: “Tất cả các loại hàng sản xuất ở miền Bắc hay miền Nam đều được trao đổi buôn bán mà không phải đóng thuế xuất nhập khẩu” (Đặng Phong, 2005) Trong những năm đầu khôi phục kinh tế ở miền Bắc, buôn bán nhỏ trong đó bao gồm buôn bán rong là hình thức rất phổ biến trong thương nghiệp tư nhân Thật vậy, nếu tính cả các nhà kinh doanh lớn nhỏ, tiểu thương độc lập, hàng rong, vỉa hè và cả 4 vạn hộ buôn chuyến thì số người làm nghề thương nghiệp, phục vụ, ăn uống lên tới 239 938 hộ có tham gia nộp thuế Trong số này chỉ có độ 18 000 hộ thuộc loại doanh thu lớn, còn lại thuộc loại tiểu thương độc lập và hàng rong, vỉa hè Nếu tính cả số người được miễn thuế và trốn thuế, thì con số tiểu thương có thể lên đến 300 000 hộ thuộc về nghề buôn bán, ăn uống và dịch vụ Những người này tập trung đông ở các thành phố, trung bình cứ 3 hộ gia đình thì một hộ sống bằng nghề buôn bán, ăn uống và dịch vụ Theo thống kê năm 1956 ở Hà Nội có 19,7 số hộ làm nghề buôn bán (tính cả 6 Giai đoạ n này có nhi ề u m ố c l ị ch s ử như: Pháp rút khỏ i Vi ệt Nam (1954); Giai đoạ n khôi ph ụ c, c ả i t ạ o và phát tri ể n kinh t ế (1955-1965); Ch ố ng M ỹ c ứu nướ c (1965-1975); Th ố ng nh ất đất nướ c (1975) Nguyễn Tuấn Minh 63 nội thành và ngoại thành) (Đặng Phong, 2005) Nhận định về vai trò của buôn bán nhỏ trong thương nghiệp tư nhân, trong cuốn sách của Bộ Nội thương - “15 năm thương nghiệp Việt Nam” có đoạn viết : " Phương thức kinh doanh của họ thuận tiện cho việc mua bán của nhân dân và thỏa mãn được nhiều nhu cầu sinh hoạt phức tạp của xã hội Họ có vai trò và ý nghĩa lớn trong việc mở rộng lưu thông hàng hóa" (Đặng Phong, 2005: 385) Đến đầu năm 1957, vai trò của thương nghiệp tư nhân vẫn còn được thừa nhận và cũng như những loại hình thương mại khác, hàng rong được đăng ký kinh doanh theo luật của nhà nước 7 Tại Hà Nội, nhằm sắp xếp lại chỗ buôn bán cho những người đang buôn bán tại các vỉa hè, ngay từ năm 1955, Ủy ban nhân dân Thành phố đã tiến hành đặt thêm quầy, mở thêm cổng cho các chợ: chợ Giám, chợ Hàng Da, chợ Cửa Nam, chợ Hôm, chợ Đồng Xuân, v v, xây dựng thêm chợ Đuổi, chợ Nhà Diêm, chợ Kim Liên và chợ Hàng Khoai Những người buôn bán rong và những người buôn bán trên vỉa hè được mời đến sở Công thương hoặc Ban quản lý chợ để đăng ký xin chỗ bán hàng 8 Đầu năm 1958, miền Bắc tiến hành cải tạo công thương nghiệp tư nhân theo định hướng xã hội chủ nghĩa , với suy nghĩ rằng chỉ có kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể mới đưa đất nước tiến lên, do đó đã không cho phát triển kinh tế tư nhân thời kỳ này Các hộ tiểu thương trong đó có hàng rong được hướng dẫn vào các tổ hợp tác: “Tiểu thương, hàng rong và buôn vặt tự nguyện tổ chức theo hình thức mua chung, bán riêng hoặc mua chung, bán chung dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chính phủ để cải tạo lề lối mua bán cá thể theo con đường hợp tác tương trợ, tiến dần lên Chủ nghĩa xã hội” ( Công báo 1959, số 14: 236-237 , dẫn theo Đặng Phong, 2005 ) Từ sau cuộc cải tạo công thương nghiệp, các chợ trong thành phố đã thay đổi rất nhiều Trước đây, những chợ này chủ yếu để tiểu thương buôn bán (những người buôn ngồi, buôn đứng và buôn rong) thì nay quá phân nửa chợ là các cửa hàng quốc doanh và tổ hợp tác Những người buôn bán được tập hợp vào những tổ hợp tác theo ngành hàng (thí dụ: hàng khô, hàng rau hoa quả, hàng sành sứ thủy tinh, hàng dệt may, hàng ăn uống…) Thời kỳ này hàng rong giảm đi nhiều và những người buôn bán rong gia nhập vào những đối tượng được gọi là buôn bán “tự do”, những người này thường buôn bán xung quanh các khu chợ chính thức hoặc len lỏi trong các ngõ ngách của phố phường, trên các hè phố, hình thành nên hàng loạt chợ “cóc”, chợ “xanh”, chợ đi rong… Ngoài ra, cần phải nói thêm về một số yếu tố khác cũng có ảnh hưởng đến số lượng người tham gia 7 Tham kh ả o Ngh ị đ ị nh s ố 488 - TTg ngày 30 - 3 - 1955 c ủ a Th ủ tư ớ ng Chính ph ủ ban hành Đi ề u l ệ v ề đăng ký các lo ạ i kinh doanh công thương nghi ệ p 8 Theo Thông cáo c ủ a S ở Công thương Hà N ộ i ngày 15/4 /1995 v ề vi ệ c nh ậ n đơn xin ch ỗ bán hàng ở các ch ợ (Đ ặ ng Phong, 2005) 64 Hàng rong trong lịch sử kinh tế - xã hội Hà Nội B Ả N QUY Ề N THU Ộ C VI Ệ N XÃ H Ộ I H Ọ C | ios vass gov vn vào hoạt động buôn bán rong thời kỳ này Thứ nhất, trong giai đoạn khôi phục kinh tế miền Bắc, phát triển sản xuất nông nghiệp được xác định là một nhiệm vụ trọng tâm 9 , n hiều chính sách nhằm khôi phục và thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp đã được Quốc hội và Chính phủ ban hành 10 đã khiến một số lượng lớn những người buôn bán ở đô thị đã trở về quê - nông thôn để làm nông nghiệp, chăn nuôi Thứ hai, liên quan đến chính sách hạn chế người ở nông thôn ra thành phố 11 (Hà Nội và Hải Phòng), việc quản lý chặt chẽ hộ khẩu, quản lý chặt chẽ việc di chuyển, giải quyết dần hàng vỉa hè cũng đã làm giảm số lượng người từ nông thôn hay từ các tỉnh lân cận vào Hà Nội để buôn bán rong Tiếp đến là giai đoạn mà Mỹ đánh phá ác liệt miền Bắc (1965 - 1968) khiến nhiều hoạt động sản xuất, kinh doanh bị đình trệ Trong bối cảnh này, cũng như những hoạt động kinh tế khác, số lượng người buôn bán rong giảm đi rất nhiều, thậm chí một số người còn cho rằng hàng rong không tồn tại nữa Hà Nội khi đó chỉ là một chấm đen trên bản đồ, quang cảnh lặng lẽ, chỉ có những công sở lạnh lẽo, đường phố vắng tanh, buồn thiu, không hàng quán, không gánh hàng r ong Tất cả hoạt động nhộn nhịp đã biến mất (Papin, 2014: 306) Tuy nhiên, trong thực tế thì hàng rong vẫn tồn tại nhưng với số lượng ít hơn trước rất nhiều và họ chỉ bán những mặt hàng không nằm trong chế độ phân phối 1 2 Người ta vẫn thấy người bán hàng rong xuất hiện tại các bến tàu, bến xe để bán các đồ dùng sinh hoạt như: thuốc ho, dầu nóng, tăm tre, kim băng, lơ, tẩy, thuốc chuột hoặc ở trước cổng 9 Văn ki ệ n Đ ả ng Toàn t ậ p, t ậ p 15 ghi rõ: “vi ệ c ph ụ c h ồ i và phát tri ể n s ả n xu ấ t nông nghi ệ p là v ấ n đ ề then ch ố t, là cơ s ở c ủ a vi ệ c c ả i thi ệ n đ ờ i s ố ng nhân dân, đ ả m b ả o lương th ự c cho nhân dân, ph ồ n th ị nh kinh t ế , m ở r ộ ng vi ệ c giao lưu hàng hóa” 1 0 M ộ t s ố chính sách như: Tháng 5 năm 1955, Qu ố c h ộ i đã ban hành 8 chính sách khuy ế n khích s ả n xu ấ t nông nghi ệ p ; tháng 3 năm 1956, Chính ph ủ ban hành 7 chính sách khuy ế n khích phát tri ể n chăn nuôi; tháng 9 năm 1957, Chính ph ủ mi ề n B ắ c ra Ngh ị đ ị nh 110 TTg v ề chính sách khuy ế n khích s ả n xu ấ t mi ề n núi; tháng 10 năm 1957, Chính ph ủ ban hành chính sách b ả o h ộ , khuy ế n k hích ngư dân nuôi và đánh b ắ t cá (Đ ặ ng Phong, 2005) 1 1 Tham kh ả o Thông tư c ủ a Th ủ tư ớ ng chính ph ủ s ố 495/TTg ngày 23/10/1957 v ề vi ệ c h ạ n ch ế đ ồ ng bào ở nông thôn ra thành ph ố (Truy c ậ p t ừ http://www moj gov vn/vbpq/Lists/Vn%20bn%20php%20lut/View_Detail aspx?ItemID=990 , ngày 13/6/2017) 1 2 Hàng hóa đư ợ c phân ph ố i theo ch ế đ ộ tem phi ế u c ủ a Nhà nư ớ c , bao g ồ m lương th ự c, ch ấ t đ ố t, th ị t, cá, mu ố i, nư ớ c m ắ m, v ả i vóc, ph ụ tùng xe đ ạ p,v v Nguyễn Tuấn Minh 65 trường học, rạp chiếu phim, rạp xiếc để bán quà vặt như kẹo, bánh tiêu, bánh chín tầng mây, bi ron ron, táo dầm, khế dầm, v v (Nguyễn Ngọc Tiến, 2012) Sau khi thống nhất đất nước (1975), Hà Nội tiếp tục là thủ đô của Việt Nam, là trung tâm chính trị, văn hóa, khoa học kỹ thuật, đồng thời là một trung tâm kinh tế quan trọng và một trung tâm giao dịch quốc tế của cả nước Trải qua nhiều cuộc cải tạo mạnh tay, “ c ác xí nghiệp công nghiệp tư nhân chuyển thành công tư hợp doanh Những cơ sở sản xuất nhỏ của tư nhân được đưa vào tổ hợp sản xuất Thương nghiệp bán buôn của tư nhân bị xóa bỏ triệt để Thương nghiệp bán lẻ được cải tạo thành các tổ dịch vụ Một số lớn thương nhân được đưa về các vùng kinh tế mới để khai hoang, tổ chức sản xuất Chỉ những người buôn thúng, bán bưng và những dịch vụ lặt vặt như chữa xe, cắt tóc thì còn tồn tại” (Đặng Phong, 2014) , h àng rong ở Hà Nội cũng như một số hình thức kinh tế tư nhân nhỏ lẻ khác vẫn tồn tạ i, trong một thị trường mà thời kỳ này người ta gọi là thị trường tự do hoặc thị trường không có tổ chức 13 Sự tồn tại này như một thực tại khách quan phù hợp với thực tiễn, khi mà khu vực kinh tế xã hội chủ nghĩa không đảm bảo đủ cho sản xuất và đời sống Có lẽ đây có thể coi như là những mầm còn sót lại cho sự phát triển của kinh tế tư nhân, của thị trường tự do sau này 4 Hàng rong từ giai đoạn Đổi mới đến nay Kể từ năm 1986, với việc áp dụng cơ chế thị trường, cho phép mọi thành phần kinh tế được tự do kinh doanh, Việt Nam đã đạt được nhiều kết quả tích cực như: thoát khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội kéo dài nhiều năm, khắc phục được nạn lạm phát, thiếu lương thực, thu nhập bình quân đầu người được cải thiện, quan hệ kinh tế với các nước, các tổ chức quốc tế ngày càng được mở rộng, v v Tuy nhiên, bên cạnh những thành công được ghi nhận ở trên thì cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008, Việt Nam cũng đã bộc lộ nhiều bất cập, hạn chế Bất chấp nhiều năm tăng trưởng, nền kinh tế vẫn chưa thể thoát khỏi sự lệ thuộc vào nguồn nhân công giá rẻ và những sản phẩm giá trị gia tăng thấp Tốc độ đô thị hóa nhanh tạo sức ép nặng nề lên hạ tầng cơ sở đặc biệt tại các thành phố lớn như thủ đô Hà Nội Nạn tham nhũng kết hợp với tình trạng quản lý kinh tế yếu kém d ẫn đến sự lãng phí và làm ăn không hiệu quả của các tập đoàn, công ty nhà nước Khoảng cách chênh lệch giàu nghèo trong xã hội gia tăng Tốc độ tăng trưởng suy giảm đã ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân (Sasges, 2014) Sự phát triển của Hà Nội không nằm ngoài bối cảnh chung của cả nước T ăng trưởng kinh tế trong thập niên gần đây đã tác động mạnh mẽ đến việc làm và thị trường lao động Bên cạnh đó, quá trình đô thị hóa mạnh mẽ 14 cũng đang tạo ra nhiều sức ép, đặc 13 Là b ộ ph ậ n n ằ m ngoài th ị tr ư ờ ng có t ổ ch ứ c, t ứ c ngoài khu v ự c c ủ a m ậ u d ị ch qu ố c doanh và h ợ p tác xã mau bán (Đ ặ ng Phong, 2005: 450) 14 Dân s ố c ủ a Hà N ộ i là 2 tri ệ u ngư ờ i năm 1990, năm 2000 là 2,67 tri ệ u ngư ờ i và năm 2009 là 6,5 tri ệ u ngư ờ i Theo d ự báo, năm 2020 t ỷ l ệ đô th ị hóa ở Hà N ộ i s ẽ là kho ả ng 55 - 65% (Ngô Th ắ ng L ợ i, 2013) 66 Hàng rong trong lịch sử kinh tế - xã hội Hà Nội B Ả N QUY Ề N THU Ộ C VI Ệ N XÃ H Ộ I H Ọ C | ios vass gov vn biệt là vấn đề “mất đất” nông nghiệp Những mảnh đất nông nghiệp bị biến thành các khu công nghiệp, khu thương mại, dành cho phát triển nhà ở, đường cao tốc, v v Kết hợp với giá cả leo thang, với nhiều người nông dân, nghề nông - gốc truyền thống của nền kinh tế không còn khả năng đem lại nguồn sống nữa Người nông dân buộc phải tìm thu nhập bổ sung hoặc đổi nghề và dễ dàng nhất là gia nhập vào khu vực kinh tế phi chính thức, đặc biệt là buôn bán nhỏ (Nguyễn Duy Thắng, 2007) Theo kết quả Điều tra lao động việc làm năm 2009 khu vực phi chính thức là nơi cung cấp việc làm nhiều nhất ở Hà Nội (1,1 triệu tương ứng với 32% tổng số việc làm và 57% việc làm phi nông nghiệp) (Dự án GSO/IRD - DIAL, 2010, 2010b) Cuộc Điều tra Hộ sản xuất kinh doanh cá thể và Khu vực phi chính thức ở Việt Nam được tiến hành vào cuối năm 2014 và đầu năm 2015 với mẫu đại diện cấp quốc gia (HBIS 2014/15) cũng đã chỉ ra khu vực kinh tế hộ sản xuất kinh doanh cá thể trở thành khu vực sử dụng lao động chính sau ngành nông nghiệp, với gần một phần ba tổng số việc làm và 57% việc làm phi nông nghiệp vào năm 2014 Nhóm hộ phi chính thức chiếm đến trên 2/3 khu vực kinh tế hộ sản xuất kinh doanh cá thể (Pasquier -Doumer L và các đồng nghiệp, 2017) Hàng rong hiện nay là một hoạt động thương mại không phải đăng ký kinh doanh, vì vậy được coi là thuộc nhóm hộ phi chính thức nếu theo cuộc điều tra kể trên Theo quan sát của Nguyễn Ngọc Tiến (2014), hàng rong hiện nay rất đông đảo: “Hơn hai chục năm nay, bán rong xuất hiện nhiều hơn, mặt hàng đa dạng hơn và phương tiện, ngoài quang gánh hay khoác vai như trước, họ dùng xe đạp, xe đẩy đi khắp phố phường, dùng loa để rao hàng” Còn theo tính toán c ủ a tác gi ả d ự a trên b ộ d ữ li ệ u c ủ a cu ộc điều tra điề u tra HBIS 2014/15, có kho ả ng 57 118 h ộ kinh doanh cá th ể ở Hà N ộ i là nh ững ngườ i buôn bán rong (tác gi ả đã l ọc các đối tượ ng phù h ợ p v ớ i tiêu chí c ủ a buôn bán rong và tính toán quy ề n s ố ch ọ n m ẫ u c ủ a cu ộc điề u tra này) 15 Những người buôn bán rong là những người ở khu vực nông thôn, đô thị, vùng ven đô và cả những người ngoại tỉnh Trong số đó, những người ở nông thôn và ngoại tỉnh chiếm tỷ lệ đông hơn cả Những người buôn bán rong có thể thuê trọ ở Hà Nội hoặc đi và về trong ngày làm việc Phần lớn họ là nữ giới, có độ tuổi trung niên, học vấn thấp, vốn ít Một trong những nguyên nhân chính thúc đẩy họ trở thành người buôn bán rong là mất đất nông nghiệp hoặc thu nhập từ hoạt động nông nghiệp rất thấp, không đủ để trang trải cuộc sống Ngoài ra, cũng phải kể đến đặc tính đại chúng của hàng rong, đó là những công việc tự chủ, đơn giản, dễ làm, không cần nhiều vốn Các yếu tố mang tính chất truyền thống và hiện đại cũng có tác động đến sự tồn tại và phát triển của hàng rong hiện nay như: truyền thống đi bán rong của một số địa phương nông thôn, thói quen tiêu thụ các sản phẩm tươi, sống; thói quen ăn uống, mua bán trên vỉa hè; thói 15 Ngoài ra, th ố ng kê các cu ộ c ph ỏ ng v ấ n ng ẫ u nhiên c ủ a tác gi ả v ớ i nh ữ ng ngư ờ i buôn bán rong t ạ i qu ậ n Hai Bà Trưng và qu ậ n C ầ u Gi ấ y các năm 2012, 2014 cho th ấ y, không ch ỉ có nh ữ ng ngư ờ i cư trú ở Hà N ộ i buôn bán rong mà còn có c ả nh ữ ng n gư ờ i ngo ạ i t ỉ nh, và s ố lư ợ ng nh ữ ng ngư ờ i t ỉ nh này g ấ p 3 l ầ n nh ữ ng ngư ờ i Hà N ộ i Vì v ậ y, s ố lư ợ ng ngư ờ i buôn bán rong ở Hà N ộ i, bao g ồ m c ả ngư ờ i ngo ạ i t ỉ nh và ngư ờ i Hà N ộ i, có th ể l ớ n hơn nhi ề u con s ố 57 118 k ể trên Nguyễn Tuấn Minh 67 quen sử dụng các phương tiện cá nhân trong sinh hoạt, hay áp lực về mặt thời gian, áp lực dân số ở Hà Nội cũng làm phát sinh những nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm của hàng rong (Nguyễn Tuấn Minh, 201 4; Nguyen Tuan Minh, 2017) Hàng rong có vai trò quan trọng trong tạo việc làm (việc làm chính hoặc tạm thời), cải thiện thu nhập của người dân, nó cũng là một kênh cung cấp hàng hóa đa dạng, thuận tiện và giá rẻ ở đô thị Bên cạnh những ưu điểm, buôn bán rong cũng đang đặt ra nhiều vấn đề như lấn chiếm không gian công cộng, gây ảnh hưởng đến giao thông, thiếu đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, v v Tuy nhiên, những nhược điểm này không hoàn toàn do lỗi của những người buôn bán rong mà có nguyên nhân chính từ những hạn chế trong công tác quản lý nhà nước hiện nay Thật vậy, đã có nhiều văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến hàng rong được ban hành, trong đó quy định trách nhiệm của các cấp chính quyền và các ban, ngành trong việc thống kê, lập sổ theo dõi , bố trí không gian hoạt động, đào tạo về vệ sinh an toàn thực phẩm, v v cho những người buôn bán rong ở đô thị 16 Tuy nhiên, thực tế khảo sát của tác giả năm 2014 tại quận Cầu Giấy, quận Hai Bà Trưng và sở Công thương Hà Nội cho thấy phần lớn những quy đị nh này chưa được các cấp chính quyền và các ban, ngành thực hiện Và như vậy, những người buôn bán rong không có chỗ trong không gian đô thị, điều này giải thích tại sao hàng rong là một hoạt động hợp pháp nhưng thực tiễn của nó lại “lén lút” Những người buôn bán rong đang thiếu sự bảo trợ của chính quyền; thiếu khả năng đòi quyền tại nơi cư trú và làm việc; thiếu kiến thức về sức khỏe, pháp luật, dịch vụ xã hội Họ còn chịu sự kỳ thị của một bộ phận người dân địa phương ( Giao Long, 2014) Phần lớn những người buôn bán rong chưa tiếp cận được với bảo hiểm y tế và bảo hiểm hưu trí (Nguyễn Tuấn Minh, 2014) Như vậy, có thể thấy những người buôn bán rong đang là một nhóm lao động yếu thế trong xã hội Tóm lại, trong suốt chiều dài lịch sử kinh tế - xã hội của Hà Nội, hàng rong tuy là hoạt động buôn bán nhỏ nhưng nó luôn có một vai trò nhất định trong đời sống hàng ngày Người buôn bán rong trong bất kỳ thể chế xã hội nào luôn là những người ở tầng lớp thấp và ít có tiếng nói Họ có thể được tự do, có thể bị ki ểm soát hay bị đối xử thiếu công bằng tùy thuộc vào thái độ và ý chí chính trị của những người quản lý ở thành thị Thực tế cho thấy , hàng rong có một sức sống riêng dai dẳng và không dễ dàng xóa bỏ bằng các biện pháp hành chính , nhất là chừng nào đời sống của những người lao động tầng lớp dưới vẫn cần đến nó như một nguồn cung cấp hàng hóa, hay như một phương thức sinh kế 16 Đi ể n hình là các văn b ả n: Ngh ị đ ị nh s ố 39/2007/NĐ - CP ngày 16/3/2007 c ủ a Chính ph ủ v ề Ho ạ t đ ộ ng thương m ạ i m ộ t cách đ ộ c l ậ p, thư ờ n g xuyên không ph ả i đăng ký kinh doanh; Quy ế t đ ị nh s ố 46/2009/QĐ - UBND ngày 15/1/2009 c ủ a Ủ y ban nhân dân thành ph ố Hà N ộ i ban hành quy đ ị nh v ề "Qu ả n lý ho ạ t đ ộ ng bán hàng rong trên đ ị a bàn thành ph ố Hà N ộ i " 68 Hàng rong trong lịch sử kinh tế - xã hội Hà Nội B Ả N QUY Ề N THU Ộ C VI Ệ N XÃ H Ộ I H Ọ C | ios vass gov vn Tài liệu tham khảo Baron, S 1751 Description du royaume de Tonquin, dans l’Histoire générale des Voyages publiée par l’abbé Prévost t XXXIII p 249 -339), traduit de l’Anglais par H Deseille, Impr d''''Extrême-Orient, Hanoi-Haiphong Cling J-P , S Lagrée, M Razafindrakoto, F Roubaud 2012 Un enje u majeur de développement: améliorer la connaissance de l’économie informelle pour mettre en œuvre des politiques adaptées De Fénis F et les élèves de l''''École des beaux arts de l''''Indochine 1929 Les marchands ambulants et les cris de la rue à Hanoi Edition de la Revue indochinoise http://belleindochine free fr/LesCrisDeLaRueHanoi htm , truy cập ngày 28 / 5 / 2015 Dự án GSO/IRD - DIAL 2010 Cuộc khủng hoảng kinh tế đã tác động đến Việt Nam ở mức độ nào? Phân tích trọng tâm về khu vực phi chính thức ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh Báo cáo tóm lược chính sách Dự án GSO/IRD - DIAL 2010b Sự năng động của khu vực phi chính thức ở Hà Nội và thành phố Hồ Chính Minh giai đoạn 2007 - 2009 Một số phát hiện chính từ Điều tra Hộ sản xuất kinh doanh và Khu vực Phi chính thức (HB&IS) Đặng Phong 2002 Lịch sử kinh tế Việt Nam 1945 -2000, T ập 1: 1945 -1954 Nxb Khoa học xã hội Hà Nội Đặng Phong 2005 Lịch sử kinh tế Việt Nam 1945 -2000, T ập 2:195 5-1975 Nxb Khoa học xã hội Hà Nội Đặng Phong 2014 Tư duy kinh tế Việt Nam 1975 -1989 Nxb Tri thức Fresno J M , Koops R, 2000 Les Marchés ambulants en Europe Guide méthodologique pour l’analyse et la mise en valeur des marchés dans les lieux publics Union Européenne du Commerce Ambulant (UECA) Giao Long 2014 Phụ nữ di cư bán hàng rong - có bị bỏ quên? Tạp chí Phụ nữ Việt Nam , S ố 103, ngày 27/08 Meissonnier J 2006 Marchands de rue à Istanbul - présence urbaine d’une offre commerciale en perpétuelle recomposition spatiale , http://www cete-nord-picardie developpement- durable gouv fr/IMG/pdf/Marchands_de_rue_cle1d7dc8 pdf , truy cập ngày 13 / 10 / 2015 Nordemann E , 1898 Chrestomathie Annamite Contenant 180 textes en dialecte Tonkinois Édition à Hanoi Ngô Thắng Lợi 2010 Đô thị hoá ở Hà Nội nhìn từ góc độ phát triển bền vững , trong Hội thảo quốc tế “ Phát triển bền vững thủ đô Hà Nội văn hiến, anh hùng, vì hoà bình ” Tài nguyên số - Đại học Q uốc gia Hà Nội , t ruy cập từ http://repositories vnu edu vn/jspui/handle/123456789/5756 , ngày 12/3/2015 Nguyen Tuan Minh 2017 Le commerce ambulant: Une économie populaire (le cas de la capitale Hanoi au Vietnam) Thèse de doctorat de Sociologie Université Paris Diderot Nguyen Thanh Nha 1970 Tableau économique du Vietnam aux XVIIe et XVIIIe siècles , Éditions Cujas Nguyễn Duy Thắng 2007 Sử dụng vốn xã hội trong chiến lược sinh kế của nông dân ven đô Hà Nội dưới tác động của đô thị hóa Tạp chí Xã hội học , S ố 4(100) : 37-47 Nguyễn Ngọc Tiến 2012 Đi dọc Hà Nội Nxb Thời đại Nguyễn Ngọc Tiến 2014 Hàng rong ở H à Nội xưa và nay Báo Hà Nội Mới, ngày 30/3/2014 , http://hanoimoi com vn/Tin-tuc/Phong-su-Ky-su/674488/hang-rong-o-ha-noi-xua-va-nay , truy cập ngày 4/ 6/ 2017 Nguyễn Quang Ngọc và Nguyễn Thừa Hỷ 2007 Quá trình hình thành, biến chuyển và những nét đặc trưng của kinh tế hàng hoá Thăng Long - Hà Nội giai đoạn trước cận đại Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử , Số 6/2007: 3-15 Nguyễn Tuấn Minh 69 Nguyễn Tuấn Minh 2014 Nhận diện hoạt động bán hàng rong ở Hà Nội Tạp chí xã hội học , S ố 4(128) : 51-63 Nguyễn Thừa Hỷ 1983 Mạng lưới chợ ở Thăng Long - Hà Nội trong những thế kỷ XVII -XVIII-XIX Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử , S ố 208 (1/1983) : 33-43 Nguyễn Thừa Hỷ 1993 Thăng Long - Hà Nội thế kỷ XVII, XVIII, XIX Hội Sử học Việt Nam Nguyễn Văn Khánh và Phạm Kim Thanh 2006 Mấy nhận xét về kinh tế hàng hóa ở Hà Nội thời kỳ thực dân Pháp đô hộ và tạm chiếm Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử , S ố 12/2006 : 11-18 Papin P 2001 Histoire de Hanoi Édition Fayard Papin P 2014 Lịch sử Hà Nội Nxb Thế giới Pasquier-Doumer L , Oudin X , Nguyen Thang 2017 The importance of Household businesses and the informal sector for inclusive growth in Vietnam Nxb Thế giới Hà Nội Sasges G 2014 Việt Nam ngày nay - C huyện mưu sinh Nxb Thế Giới Hà Nội Trần Ngọc Thêm 1997 Cơ sở văn hóa Việt Nam Nxb Đại học Thành phố Hồ Chí Minh

Trang 1

HÀNG RONG TRONG LỊCH SỬ KINH TẾ - XÃ HỘI HÀ NỘI

Tóm tắt: Bài viết tìm hiểu các đặc trưng của hàng rong trong lịch sử Hà Nội, qua 4

giai đoạn: giai đoạn Phong kiến với một nền kinh tế nông nghiệp, tự cung tự cấp; giai đoạn Pháp thuộc với sự pha trộn của phương thức sản xuất phong kiến và tư bản chủ nghĩa; giai đoạn trước Đổi mới với một nền kinh tế kế hoạch; và cuối cùng giai đoạn Đổi mới với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Nhiều bằng chứng đã cho thấy sự tồn tại và vai trò quan trọng của hoạt động hàng rong trong đời sống xã hội đô thị xưa và nay Hàng rong có một sức sống riêng dai dẳng và không dễ dàng xóa bỏ bởi các biện pháp hành chính, nhất là khi những người lao động tầng lớp dưới vẫn cần đến

nó như một nguồn cung cấp hàng hóa, hay một phương thức sinh kế

Từ khóa: hàng rong, đô thị, Hà Nội, khu vực phi chính thức

Hàng rong (buôn bán rong/lưu động) là một loại hình thương mại cổ xưa mà sự hình thành và phát triển của nó gắn liền với quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở nhiều

quốc gia (Fresno và Koops, 2000; Meissonnier, 2006) Hiện nay, buôn bán rong là một

loại hình thương mại khá phổ biến tại các nước đang phát triển hay đang trong quá trình chuyển đổi Giống như tên gọi, buôn bán rong là cách gọi nhấn mạnh đặc tính lưu động của người buôn bán, buôn bán đường phố nhấn mạnh đến đặc trưng về không gian của hoạt động buôn bán, còn buôn bán phi chính thức thì nhấn mạnh những đặc điểm phi chính thức trong kinh tế như: không đăng ký kinh doanh, không đóng thuế hay không được quản lý (Cling và đồng nghiệp, 2012) Buôn bán rong, buôn bán đường phố hay buôn bán phi chính thức có khi chỉ là cùng một đối tượng hoặc đó cũng có thể là những đối tượng khác nhau, điều này phụ thuộc vào những hoàn cảnh xã hội cụ thể

Tại Việt Nam, buôn bán rong nhìn chung có ba đặc điểm: lưu động, đường phố và phi chính thức Thật vậy, người buôn bán rong không có địa điểm kinh doanh cố định, họ thường xuyên di chuyển, hoạt động chủ yếu ở khu vực đô thị và hoạt động này không cần phải đăng ký kinh doanh1 Hàng rong rất phổ biến, nhất là tại các thành phố lớn như thủ

đô Hà Nội Dường như không thể thống kê hết được tất cả những người làm nghề buôn bán rong Họ là những người bán rong, mua rong và cung cấp dịch vụ rong Trong đó,

*

Viện Xã hội học, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam

1 Tham khảo Điều 3 của Nghị định số 39/2007/NĐ-CP ngày 16/3/2007 của Chính phủ về "Hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh"

Trang 2

BẢN QUYỀN THUỘC VIỆN XÃ HỘI HỌC | ios.vass.gov.vn

những người bán rong là nhóm đông đảo nhất Họ bán hoa quả, rau, đồ ăn sẵn, đồ uống,

đồ chơi, quần áo, sách báo, đồ gia dụng, cá cảnh… Những người mua rong là những người đồng nát/thu mua phế liệu/ve chai, thu mua đồ điện… Những người cung cấp dịch

vụ rong là những người mài dao kéo, chữa khóa, đánh giầy… Hàng rong hiện nay phát triển một cách tự phát Điều này đã và đang dẫn đến nhiều hệ quả xã hội tiêu cực cũng như không phát huy được những ưu điểm của loại hình thương mại này Hàng rong có từ khi nào, đặc trưng hay vị thế và vai trò của người buôn bán rong, của nghề buôn bán rong

ra sao trong lịch sử kinh tế - xã hội của thủ đô Hà Nội? Đó là những câu hỏi mà nghiên cứu này cố gắng trả lời nhằm đóng góp một góc nhìn xã hội học về một loại hình thương mại, một nhóm xã hội còn ít được quan tâm nghiên cứu một cách thấu đáo

1 Hàng rong ở Kinh thành Thăng Long thời kỳ Phong kiến

Nhà văn Nguyễn Ngọc Tiến (2012) cho rằng: buôn bán rong xuất hiện từ thời Lý ở Thăng Long, tức là vào thế kỉ thứ 11, thời kỳ này đã có những người này đi bán rượu, chiếu, muối trong Kinh thành

Nhìn lại lịch sử, xã hội Việt Nam truyền thống dưới các triều đại phong kiến, nền kinh tế chủ đạo là nông nghiệp trồng lúa nước, mang nặng tính tự cấp, tự túc trong khuôn khổ cộng đồng các làng xã Trong quá trình vươn tới mô hình sản xuất hàng hóa, người nông dân tham gia vào các hoạt động sản xuất thủ công nghiệp và trao đổi sản phẩm trên thị trường, lúc này họ không chỉ là nông dân mà còn là thợ thủ công và thương nhân Hoạt động sản xuất và trao đổi hàng hóa của nông dân lúc đầu trên quy mô làng rồi dần mở rộng thành liên làng hoặc vùng (Nguyễn Quang Ngọc và Nguyễn Thừa Hỷ, 2007) Khi các đô thị ở Việt Nam được thành lập, do sức mạnh của truyền thống văn hóa nông nghiệp đã khiến cho các đô thị mang đặc tính nông thôn rất đậm nét2

, và kinh tế hàng hóa

ở nông thôn cũng được chuyển vào đô thị

Thăng Long - Hà Nội là kinh đô lớn nhất, lâu đời và nổi tiếng nhất của Việt Nam cũng được hình thành và phát triển trong bối cảnh như thế Nền kinh tế của Thăng Long ban đầu chủ yếu dựa vào những hoạt động sản xuất nông nghiệp như trồng lúa, trồng hoa màu, chăn nuôi và thủ công nhỏ Tuy nhiên với số dân đông đúc, thị phần hàng hóa được cung cấp tại chỗ không đủ để thỏa mãn nên phần lớn hàng hóa ở Thăng Long vẫn phải trông cậy vào sự tiếp tế từ bên ngoài, các vùng nông thôn phụ cận chuyên chở vào mạng lưới chợ đô thị Người nông dân mang các sản phẩm nông nghiệp hoặc thủ công nghiệp của mình vào bán tại các chợ đô thị, lúc về họ mua sắm một số vật dụng cần thiết cho công việc sản xuất và đời sống hàng ngày Họ là những người sản xuất nhỏ, tự sản tự tiêu, những nông dân kiêm thương nhân hoặc thợ thủ công, thậm chí là một kết hợp đa thành phần trong một con người nông dân - thợ thủ công - thương nhân Về phương diện buôn bán, họ chỉ coi đó là một hoạt động thứ yếu, kiêm nhiệm (Nguyễn Thừa Hỷ, 1983) Chợ ở

2 Tổ chức hành chính của đô thị Việt Nam được sao phỏng theo tổ chức nông thôn, chia thành các phủ, huyện, tổng, thôn Ngoài ra còn có phường, là một cộng đồng của những người làm cùng một nghề của một

làng quê vì những lý do khác nhau họ tách ra một bộ phận vào thành phố làm ăn, dựng nhà trên cùng một dãy phố, phía trong sản xuất, phía ngoài bán hàng (Trần Ngọc Thêm, 1997)

Trang 3

giai đoạn này nhìn chung có hai loại: chợ nhỏ hàng tuần và chợ phiên được tổ chức hàng năm Chợ nhỏ họp một hoặc hai lần một tuần, với quy mô địa phương, có mục đích là tập hợp người buôn bán hàng rong và người tiêu thụ đơn giản, luôn vận hành với số lượng hàng hóa nhỏ Còn chợ phiên là nơi gặp gỡ của các con buôn trong những vụ giao dịch có giá trị và số lượng lớn (Nguyen Thanh Nha, 1970)

Bước vào thế kỷ 17, với sự lớn mạnh của nền kinh tế hàng hóa, chính sách mở rộng thành đô của nhà nước phong kiến Lê - Trịnh, các đợt di động xã hội lớn làm chuyển dịch một khối lượng dân cư đông đảo về kinh thành (Nguyễn Thừa Hỷ, 1983) Những yếu tố

đó đã làm cho đời sống chính trị và kinh tế của Thăng Long có bước chuyển mình mạnh

mẽ Thăng Long trở thành trung tâm kinh tế lớn nhất nước với hệ thống các cảng sông phục vụ cho việc vận chuyển hàng hóa, nhiều làng thủ công và đặc biệt là hệ thống các chợ rất phát triển Nhiều nhà thám hiểm, truyền giáo và thương nhân phương Tây đến đây

và họ đã gọi Thăng Long là Ca-Cho/Kẻ Chợ (những con người của chợ) vì dân cư đông đúc, chỗ nào cũng thấy người bán, kẻ mua:

Thành phố Ca-cho là thủ đô của Bắc Kỳ … Thành phố cực kỳ đông đúc, đặc biệt là ngày mùng một và ngày rằm, đó là những ngày của chợ, khi đó dân chúng ở các làng xung quanh đổ về với hàng hóa của họ, đông không thể tưởng tượng được Nhiều phố rất rộng nhưng vẫn bị tắc nghẽn, người ta hy vọng có thể tiến lách qua những đám đông khoảng chừng một trăm bước trong nửa giờ là sung sướng lắm rồi

(Baron, 1751: 12)

Sự đông đúc, sầm uất ở Thăng Long không chỉ bởi do mạng lưới chợ dày đặc mà còn bởi do những người bán hàng rong:

Vào thế kỷ XVIII, ngoài tám chợ lớn, Thăng Long còn có các chợ chuyên bán một mặt hàng như gạo, cá, ếch và các gánh hàng rong

(Papin, 2001: 172)

Phải kể đến một số lượng lớn các chợ lưu động, không tên của Thăng Long - Hà Nội, ở đó, những người buôn bán rong, vặt vãnh, đã tụ họp dọc theo các phố, những ngã ba, ngã tư, những khoảng đất trống, tóm lại là ở tất cả mọi nơi có người qua lại, ngồi bán lộ thiên, không cần hàng quán

(Nguyễn Thừa Hỷ, 1993: 86) Khi miêu tả các tầng lớp quần chúng ở Thăng Long thế kỷ 17 và 18, tác giả Nguyễn Thanh Nhã cũng đề cập đến nhóm những người bán hàng rong:

Đám đông không kể xiết những người bán hàng rong: người bán nước, bán kẹo, đồ

ăn sẵn, bán đồ chơi, bán đồ rập, bán đồ đan lát Có thể gia nhập nhóm người này

là những người chữa bệnh dạo, bán thuốc dạo, người viết chữ dạo, người xem tướng, lấy số tử vi, xem số

(Nguyen Thanh Nha, 1970: 146)

Trang 4

BẢN QUYỀN THUỘC VIỆN XÃ HỘI HỌC | ios.vass.gov.vn

Cũng theo tác giả Nguyễn Thanh Nhã, thời kỳ này nhóm những người bán hàng rong cùng với nhóm những người lao động nặng và người mua vui công cộng là những người phải chạy ăn hàng ngày

Lý giải sự ra đời của hàng rong thời kỳ này, nhà văn Nguyễn Ngọc Tiến (2014) cho rằng, mặc dù chợ ở Thăng Long nhiều, nhưng đa phần những chợ này họp theo phiên nên

đã gây khó khăn cho nhiều người có nhu cầu Hơn nữa, nền kinh tế tự sản tự tiêu buộc nhiều người phải bán sản phẩm để có tiền mà không cần chờ đến phiên Bên cạnh đó, không chỉ dân Thăng Long, người tứ chiếng cũng mang sản phẩm về bán Không phải dân Thăng Long, họ không thể mở cửa hàng trong các phường nghề vì thế họ phải tìm hình thức buôn bán rong Ngoài ra, một số người không có tiền để trả phí ngồi trong chợ

và họ cũng phải bán rong, đó là những người nghèo

Hình ảnh hàng rong thường gắn với người phụ nữ cùng đôi quang gánh, bởi lẽ đa phần người bán hàng rong ở Thăng Long thời kỳ này là phụ nữ Thật vậy, nhà truyền giáo Fillipo de Marini khi đến Thăng Long đã nhận xét: “Những người phụ nữ ở đây mải mê với thương mại và họ không ngừng bận rộn về việc bán, mua”, hay du khách Trung Quốc Phan Đỉnh Khuê đến Kẻ Chợ năm 1688 thì cho là “Việc buôn bán ở Kẻ Chợ bao giờ cũng do phụ nữ đảm nhiệm” Sau này (cuối thế kỷ 19), G.Dumoutier sau khi quan sát tỉ

mỉ các chợ Phiên ở Hà Nội cũng đã nhận xét: “cứ trong 100 người đi chợ, người ta đếm được 84 người là đàn bà con gái” (Nguyễn Thừa Hỷ, 1993: 94)

Nhìn chung, hàng rong trong thời kỳ phong kiến là một dạng buôn bán nhỏ, tiêu biểu cho một nền kinh tế nông nghiệp tự cung tự cấp và một nền sản xuất nhỏ Những người buôn bán rong là những người nghèo, thuộc tầng lớp thấp trong xã hội

2 Hàng rong trong thời kỳ Pháp thuộc 3

Thời gian đầu khi Hà Nội thuộc Pháp (1882-1885), hoạt động buôn bán rong vẫn khá tự do Bác sĩ Hocquard, người theo chân quân đội viễn chinh Pháp trong nhật ký của mình đã có đoạn miêu tả về hàng rong: “Từ đằng xa, một anh bán thịt lợn rong đang rao bán hàng Tất cả hàng hóa ở trên vai của anh ta, ở hai đầu của đòn gánh tre; một bên là tấm phản nhỏ bầy thịt đã được pha, bên còn lại đựng những dụng cụ cần thiết: cân, dao phay, dao nhỏ, v.v” (Papin, 2001)

Khi chính phủ Pháp chính thức bảo hộ Bắc Kỳ và Hà Nội thành nhượng địa năm

1888, chính quyền thành phố quản lý kinh tế - xã hội theo luật của Pháp, theo hướng phục

vụ bộ máy cai trị của chính quyền thực dân và đem lại lợi ích tối đa cho các nhà tư bản Pháp Ngoài sự đầu tư mạnh mẽ của tư bản Pháp vào thương mại Bắc Kỳ mà trọng tâm là

Hà Nội thì nhiều loại thuế mới được áp dụng, trong đó có thuế chợ, áp dụng cả đối với người bán hàng rong Những người bán hàng rong đóng thuế theo ngày và họ chỉ được phép dừng gánh ngay sát cửa nhà người mua, tuyệt đối cấm bán trên vỉa hè Chủ nhà để người bán hàng rong ngồi bán trước cửa nhà sẽ bị phạt Tại các khu phố mới được xây

3 Các giai đoạn 1882-1945 và 1947-1954

Trang 5

dựng phía Đông và Nam hồ Gươm - nơi tập trung những người Pháp và người Việt giàu

có, chính quyền ra lệnh cấm hàng rong không được bán tại những con phố này (Nguyễn Ngọc Tiến, 2012) Để người mua biết mình bán gì, người bán hàng rong thường xuyên phải rao để báo hiệu sự xuất hiện của mình Trong cuốn sách “Chrestomathie Anamite” (An Nam văn tập) của Edmond Nordemann, xuất bản năm 1898 tại Hà Nội, tác giả đã liệt

kê 30 loại hàng hóa bán rong theo tiếng rao Dần dần, tiếng rao trở thành quen thuộc với người thành thị và trở thành một đặc trưng thú vị của hàng rong Thật vậy, năm 1928, những học sinh của trường Mỹ thuật Đông Dương (nay là trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam) và F de Fénis đã công bố một cuốn sách với tiêu đề “Hàng rong và tiếng rao trên đường phố Hà Nội” Cuốn sách này khoảng 40 trang, hiện nằm trong Viện Viễn Đông Bác cổ ở thành phố Paris (Pháp), mô tả khá đầy đủ về các loại hình hàng rong và những tiếng rao tương ứng thông qua hình ảnh và khuông nhạc minh họa Theo các tác giả của cuốn sách, tiếng rao của những người bán hàng rong đã khiến cho phố phường tại các đô thị của Việt Nam trở nên sinh động hơn4

Về tiếng rao, cần phải nói thêm rằng, những người buôn bán rong thường có hai giọng: một giọng để rao và một giọng thật để giao tiếp bình thường Đặc tính này cho đến nay vẫn còn tồn tại

Theo thời gian, bộ mặt kinh tế của Hà Nội biến đổi, nhiều xí nghiệp, công ty lớn, các hiệu buôn lớn của Pháp đua nhau mọc trên đất Hà Nội Bên cạnh đó, tư sản mại bản Hoa kiều cũng giữ một vai trò khá quan trọng trong việc xuất nhập khẩu hàng hóa Tầng lớp tư sản người Việt cũng dần hình thành và có những bước phát triển nhất định Họ mở hiệu buôn, các xưởng sản xuất, dệt, thêu, đồ gỗ, đồ sơn, gốm sứ, vật liệu xây dựng, v.v với nguồn hàng hoặc là nội hóa hoặc mua buôn của các mại bản Pháp và Hoa kiều Tuy nhiên, nhìn chung họ đều bị tư sản Pháp và Hoa kiều chèn ép, chỉ một số nhỏ vươn lên thành mại bản, còn lại đa số là làm ăn buôn bán với quy mô nhỏ ở những mặt hàng thông dụng, chủ yếu đáp ứng những nhu cầu sinh hoạt hàng ngày (Đặng Phong, 2002) Thời kỳ này, do thu nhập của người bán rong thấp, không ổn định nên chính quyền đã không đánh thuế nữa, điều này làm cho người bán hàng rong càng tăng thêm về số lượng và mặt hàng cũng đa dạng hơn (Nguyễn Ngọc Tiến, 2014) Nhà sử học Papin (2014: 248) cũng mô tả:

“Những người từ ngoại ô vào thường gánh hoặc đội đủ các loại sản phẩm tiêu dùng hàng ngày đến các hang cùng ngõ hẻm của thành phố” Số lượng người buôn bán rong đông đảo nhưng họ lại không được đưa vào trong những báo cáo thống kê hành chính Niên giám thống kê Việt Nam năm 1950 trang 248 khi đưa ra số liệu thống kê về số cơ sở sản xuất kinh doanh ở Hà Nội có ghi chú rằng không tính những người bán hàng rong5

Thời kỳ Pháp thuộc, xã hội Việt Nam bắt đầu có một vài dịch chuyển từ xã hội truyền thống sang xã hội hiện đại Trước đó, xã hội Nho giáo luôn có tư tưởng coi trọng

“cội nguồn”, nghề nông nghiệp được xem là cái “gốc”, nghĩa là nền tảng sống còn của xã hội, do đó được hết sức coi trọng Trái lại, buôn bán bị xem là cái “cành”, và bị coi

4 Theo http://belleindochine.free.fr/LesCrisDeLaRueHanoi.htm, truy cập ngày 18/5/2017

5 Theo số liệu trong bài của Nguyễn Văn Khánh, Phạm Kim Thanh (2006)

Trang 6

BẢN QUYỀN THUỘC VIỆN XÃ HỘI HỌC | ios.vass.gov.vn

thường (Nguyen Thanh Nha, 1970) Công thương vốn trước đây luôn bị xếp đứng sau “sĩ nông” trong thứ bậc các nghề nghiệp thì nay công thương đứng vị trí hàng đầu trong xã hội (Papin, 2014) Điều này đã thúc đẩy sản xuất, kinh doanh ở Hà Nội phát triển hơn trước Tuy nhiên, trong một xã hội thực dân, điều đó dường như chỉ đem lại lợi ích cho những kẻ thực dân, tư bản, còn đa số người Việt vẫn nghèo khổ Chính vì vậy, xã hội đã bắt đầu xuất hiện những phong trào phản kháng, trong đó phải kể đến hoạt động của các nhà văn Họ đã tập trung phản ánh những vấn đề trong xã hội như: sự phân hóa giàu nghèo, sự suy thoái về đạo đức, nghèo đói, v.v Và cùng với con sen, thằng xe, cơm đầu ghế, hàng rong đã trở thành những đối tượng được phản ánh bởi các nhà văn hiện thực phê phán Tiêu biểu như nữ nhà văn Pháp Hilda Arnhold vô cùng mê tiếng rao của người bán hàng rong và bà đã viết cuốn sách "Bắc Kỳ - Phong cảnh và ấn tượng" trong đó tả chi tiết về tiếng rao, thân phận của họ, những người mà theo bà là tầng lớp nghèo trong xã hội (Nguyễn Ngọc Tiến, 2012)

3 Hàng rong trong giai đoạn trước Đổi mới (từ 1954 đến 1985) 6

Sau Hiệp định Genève (1954), Việt Nam tạm thời chia làm hai miền với hai chế

độ chính trị khác nhau Kinh tế miền Bắc theo con đường xã hội chủ nghĩa và miền Nam theo kinh tế tư bản (với sự hiện diện của Mỹ ở miền Nam) Thời kỳ này, để bình thường hóa quan hệ giữa miền Nam và miền Bắc trong giai đoạn chia cắt, chính phủ miền Bắc đã ban hành Nghị định 550/TTg ngày 14-6-1955 thành lập Ban quan hệ Bắc

- Nam nhằm: “Nghiên cứu và vận động thiết lập quan hệ Bắc - Nam, đề xuất các chủ trương, chính sách để phát triển mối quan hệ giữa hai miền” Nhà nước cũng quy định khuyến khích việc buôn bán, trao đổi hàng hóa giữa hai miền Bắc - Nam Điều lệ tạm thời số 513/TTg ngày 16-4-1955 quy định: “Tất cả các loại hàng sản xuất ở miền Bắc hay miền Nam đều được trao đổi buôn bán mà không phải đóng thuế xuất nhập khẩu” (Đặng Phong, 2005)

Trong những năm đầu khôi phục kinh tế ở miền Bắc, buôn bán nhỏ trong đó bao gồm buôn bán rong là hình thức rất phổ biến trong thương nghiệp tư nhân Thật vậy, nếu tính cả các nhà kinh doanh lớn nhỏ, tiểu thương độc lập, hàng rong, vỉa hè và cả 4 vạn hộ buôn chuyến thì số người làm nghề thương nghiệp, phục vụ, ăn uống lên tới 239.938 hộ có tham gia nộp thuế Trong số này chỉ có độ 18.000 hộ thuộc loại doanh thu lớn, còn lại thuộc loại tiểu thương độc lập và hàng rong, vỉa hè Nếu tính cả số người được miễn thuế và trốn thuế, thì con số tiểu thương có thể lên đến 300.000 hộ thuộc về nghề buôn bán, ăn uống và dịch vụ Những người này tập trung đông ở các thành phố, trung bình cứ 3 hộ gia đình thì một hộ sống bằng nghề buôn bán, ăn uống và dịch vụ Theo thống kê năm 1956 ở Hà Nội có 19,7 số hộ làm nghề buôn bán (tính cả

6

Giai đoạn này có nhiều mốc lịch sử như: Pháp rút khỏi Việt Nam (1954); Giai đoạn khôi phục, cải tạo và phát triển kinh tế (1955-1965); Chống Mỹ cứu nước (1965-1975); Thống nhất đất nước (1975)

Trang 7

nội thành và ngoại thành) (Đặng Phong, 2005)

Nhận định về vai trò của buôn bán nhỏ trong thương nghiệp tư nhân, trong cuốn

sách của Bộ Nội thương - “15 năm thương nghiệp Việt Nam” có đoạn viết: "Phương thức

kinh doanh của họ thuận tiện cho việc mua bán của nhân dân và thỏa mãn được nhiều nhu cầu sinh hoạt phức tạp của xã hội Họ có vai trò và ý nghĩa lớn trong việc mở rộng lưu thông hàng hóa" (Đặng Phong, 2005: 385) Đến đầu năm 1957, vai trò của thương nghiệp

tư nhân vẫn còn được thừa nhận và cũng như những loại hình thương mại khác, hàng rong được đăng ký kinh doanh theo luật của nhà nước7

Tại Hà Nội, nhằm sắp xếp lại chỗ buôn bán cho những người đang buôn bán tại các vỉa hè, ngay từ năm 1955, Ủy ban nhân dân Thành phố đã tiến hành đặt thêm quầy, mở thêm cổng cho các chợ: chợ Giám, chợ Hàng Da, chợ Cửa Nam, chợ Hôm, chợ Đồng Xuân, v.v, xây dựng thêm chợ Đuổi, chợ Nhà Diêm, chợ Kim Liên và chợ Hàng Khoai Những người buôn bán rong và những người buôn bán trên vỉa hè được mời đến sở Công thương hoặc Ban quản lý chợ để đăng ký xin chỗ bán hàng8

Đầu năm 1958, miền Bắc tiến hành cải tạo công thương nghiệp tư nhân theo định hướng xã hội chủ nghĩa, với suy nghĩ rằng chỉ có kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể mới đưa đất nước tiến lên, do đó đã không cho phát triển kinh tế tư nhân thời kỳ này Các hộ tiểu thương trong đó có hàng rong được hướng dẫn vào các tổ hợp tác: “Tiểu thương, hàng rong và buôn vặt tự nguyện tổ chức theo hình thức mua chung, bán riêng hoặc mua chung, bán chung dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chính phủ để cải tạo lề lối mua bán cá thể theo con đường hợp tác tương trợ, tiến dần lên Chủ nghĩa xã hội” (Công báo 1959, số 14: 236-237, dẫn theo Đặng Phong, 2005)

Từ sau cuộc cải tạo công thương nghiệp, các chợ trong thành phố đã thay đổi rất nhiều Trước đây, những chợ này chủ yếu để tiểu thương buôn bán (những người buôn ngồi, buôn đứng và buôn rong) thì nay quá phân nửa chợ là các cửa hàng quốc doanh và

tổ hợp tác Những người buôn bán được tập hợp vào những tổ hợp tác theo ngành hàng (thí dụ: hàng khô, hàng rau hoa quả, hàng sành sứ thủy tinh, hàng dệt may, hàng ăn uống…) Thời kỳ này hàng rong giảm đi nhiều và những người buôn bán rong gia nhập vào những đối tượng được gọi là buôn bán “tự do”, những người này thường buôn bán xung quanh các khu chợ chính thức hoặc len lỏi trong các ngõ ngách của phố phường, trên các hè phố, hình thành nên hàng loạt chợ “cóc”, chợ “xanh”, chợ đi rong… Ngoài ra, cần phải nói thêm về một số yếu tố khác cũng có ảnh hưởng đến số lượng người tham gia

7

Tham khảo Nghị định số 488-TTg ngày 30-3-1955 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Điều lệ về đăng ký các loại kinh doanh công thương nghiệp

8 Theo Thông cáo của Sở Công thương Hà Nội ngày 15/4/1995 về việc nhận đơn xin chỗ bán hàng ở các chợ (Đặng Phong, 2005)

Trang 8

BẢN QUYỀN THUỘC VIỆN XÃ HỘI HỌC | ios.vass.gov.vn

vào hoạt động buôn bán rong thời kỳ này Thứ nhất, trong giai đoạn khôi phục kinh tế miền Bắc, phát triển sản xuất nông nghiệp được xác định là một nhiệm vụ trọng tâm9

, nhiều chính sách nhằm khôi phục và thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp đã được Quốc hội và Chính phủ ban hành10

đã khiến một số lượng lớn những người buôn bán ở đô thị đã trở về quê - nông thôn để làm nông nghiệp, chăn nuôi Thứ hai, liên quan đến chính sách hạn chế người ở nông thôn ra thành phố11

(Hà Nội và Hải Phòng), việc quản lý chặt chẽ hộ khẩu, quản lý chặt chẽ việc di chuyển, giải quyết dần hàng vỉa hè cũng đã làm giảm số lượng người từ nông thôn hay từ các tỉnh lân cận vào Hà Nội để buôn bán rong Tiếp đến là giai đoạn mà Mỹ đánh phá ác liệt miền Bắc (1965-1968) khiến nhiều hoạt động sản xuất, kinh doanh bị đình trệ Trong bối cảnh này, cũng như những hoạt động kinh tế khác, số lượng người buôn bán rong giảm đi rất nhiều, thậm chí một số người còn cho rằng hàng rong không tồn tại nữa

Hà Nội khi đó chỉ là một chấm đen trên bản đồ, quang cảnh lặng lẽ, chỉ có những công sở lạnh lẽo, đường phố vắng tanh, buồn thiu, không hàng quán, không gánh hàng rong Tất cả hoạt động nhộn nhịp đã biến mất

(Papin, 2014: 306) Tuy nhiên, trong thực tế thì hàng rong vẫn tồn tại nhưng với số lượng ít hơn trước rất nhiều và họ chỉ bán những mặt hàng không nằm trong chế độ phân phối12

Người ta vẫn thấy người bán hàng rong xuất hiện tại các bến tàu, bến xe để bán các đồ dùng sinh hoạt như: thuốc ho, dầu nóng, tăm tre, kim băng, lơ, tẩy, thuốc chuột hoặc ở trước cổng

9 Văn kiện Đảng Toàn tập, tập 15 ghi rõ: “việc phục hồi và phát triển sản xuất nông nghiệp là vấn đề then chốt, là cơ sở của việc cải thiện đời sống nhân dân, đảm bảo lương thực cho nhân dân, phồn thịnh kinh tế,

mở rộng việc giao lưu hàng hóa”

10 Một số chính sách như: Tháng 5 năm 1955, Quốc hội đã ban hành 8 chính sách khuyến khích sản xuất nông nghiệp; tháng 3 năm 1956, Chính phủ ban hành 7 chính sách khuyến khích phát triển chăn nuôi; tháng

9 năm 1957, Chính phủ miền Bắc ra Nghị định 110 TTg về chính sách khuyến khích sản xuất miền núi; tháng 10 năm 1957, Chính phủ ban hành chính sách bảo hộ, khuyến khích ngư dân nuôi và đánh bắt cá (Đặng Phong, 2005)

11 Tham khảo Thông tư của Thủ tướng chính phủ số 495/TTg ngày 23/10/1957 về việc hạn chế đồng bào ở nông thôn ra thành phố

(Truy cập từ http://www.moj.gov.vn/vbpq/Lists/Vn%20bn%20php%20lut/View_Detail.aspx?ItemID=990, ngày 13/6/2017)

12 Hàng hóa được phân phối theo chế độ tem phiếu của Nhà nước, bao gồm lương thực, chất đốt, thịt, cá, muối, nước mắm, vải vóc, phụ tùng xe đạp,v.v

Trang 9

trường học, rạp chiếu phim, rạp xiếc để bán quà vặt như kẹo, bánh tiêu, bánh chín tầng mây, bi ron ron, táo dầm, khế dầm, v.v (Nguyễn Ngọc Tiến, 2012)

Sau khi thống nhất đất nước (1975), Hà Nội tiếp tục là thủ đô của Việt Nam, là trung tâm chính trị, văn hóa, khoa học kỹ thuật, đồng thời là một trung tâm kinh tế quan trọng và một trung tâm giao dịch quốc tế của cả nước Trải qua nhiều cuộc cải tạo mạnh tay, “các xí nghiệp công nghiệp tư nhân chuyển thành công tư hợp doanh Những cơ sở sản xuất nhỏ của tư nhân được đưa vào tổ hợp sản xuất Thương nghiệp bán buôn của tư nhân bị xóa bỏ triệt để Thương nghiệp bán lẻ được cải tạo thành các tổ dịch vụ Một số lớn thương nhân được đưa về các vùng kinh tế mới để khai hoang, tổ chức sản xuất Chỉ những người buôn thúng, bán bưng và những dịch vụ lặt vặt như chữa xe, cắt tóc thì còn tồn tại” (Đặng Phong, 2014), hàng rong ở Hà Nội cũng như một số hình thức kinh tế tư nhân nhỏ lẻ khác vẫn tồn tại, trong một thị trường mà thời kỳ này người ta gọi là thị trường tự do hoặc thị trường không có tổ chức13 Sự tồn tại này như một thực tại khách quan phù hợp với thực tiễn, khi mà khu vực kinh tế xã hội chủ nghĩa không đảm bảo đủ cho sản xuất và đời sống Có lẽ đây có thể coi như là những mầm còn sót lại cho sự phát triển của kinh tế tư nhân, của thị trường tự do sau này

4 Hàng rong từ giai đoạn Đổi mới đến nay

Kể từ năm 1986, với việc áp dụng cơ chế thị trường, cho phép mọi thành phần kinh

tế được tự do kinh doanh, Việt Nam đã đạt được nhiều kết quả tích cực như: thoát khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội kéo dài nhiều năm, khắc phục được nạn lạm phát, thiếu lương thực, thu nhập bình quân đầu người được cải thiện, quan hệ kinh tế với các nước, các tổ chức quốc tế ngày càng được mở rộng, v.v Tuy nhiên, bên cạnh những thành công được ghi nhận ở trên thì cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008, Việt Nam cũng đã bộc lộ nhiều bất cập, hạn chế Bất chấp nhiều năm tăng trưởng, nền kinh tế vẫn chưa thể thoát khỏi sự lệ thuộc vào nguồn nhân công giá rẻ và những sản phẩm giá trị gia tăng thấp Tốc độ đô thị hóa nhanh tạo sức ép nặng nề lên hạ tầng cơ sở đặc biệt tại các thành phố lớn như thủ đô Hà Nội Nạn tham nhũng kết hợp với tình trạng quản lý kinh tế yếu kém dẫn đến sự lãng phí và làm ăn không hiệu quả của các tập đoàn, công ty nhà nước Khoảng cách chênh lệch giàu nghèo trong xã hội gia tăng Tốc độ tăng trưởng suy giảm

đã ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân (Sasges, 2014)

Sự phát triển của Hà Nội không nằm ngoài bối cảnh chung của cả nước Tăng trưởng kinh tế trong thập niên gần đây đã tác động mạnh mẽ đến việc làm và thị trường lao động Bên cạnh đó, quá trình đô thị hóa mạnh mẽ14 cũng đang tạo ra nhiều sức ép, đặc

13

Là bộ phận nằm ngoài thị trường có tổ chức, tức ngoài khu vực của mậu dịch quốc doanh và hợp tác xã mau bán (Đặng Phong, 2005: 450)

14

Dân số của Hà Nội là 2 triệu người năm 1990, năm 2000 là 2,67 triệu người và năm 2009 là 6,5 triệu người Theo dự báo, năm 2020 tỷ lệ đô thị hóa ở Hà Nội sẽ là khoảng 55-65% (Ngô Thắng Lợi, 2013)

Trang 10

BẢN QUYỀN THUỘC VIỆN XÃ HỘI HỌC | ios.vass.gov.vn

biệt là vấn đề “mất đất” nông nghiệp Những mảnh đất nông nghiệp bị biến thành các khu công nghiệp, khu thương mại, dành cho phát triển nhà ở, đường cao tốc, v.v Kết hợp với giá cả leo thang, với nhiều người nông dân, nghề nông - gốc truyền thống của nền kinh tế không còn khả năng đem lại nguồn sống nữa Người nông dân buộc phải tìm thu nhập bổ sung hoặc đổi nghề và dễ dàng nhất là gia nhập vào khu vực kinh tế phi chính thức, đặc biệt là buôn bán nhỏ (Nguyễn Duy Thắng, 2007)

Theo kết quả Điều tra lao động việc làm năm 2009 khu vực phi chính thức là nơi cung cấp việc làm nhiều nhất ở Hà Nội (1,1 triệu tương ứng với 32% tổng số việc làm

và 57% việc làm phi nông nghiệp) (Dự án GSO/IRD-DIAL, 2010, 2010b) Cuộc Điều tra Hộ sản xuất kinh doanh cá thể và Khu vực phi chính thức ở Việt Nam được tiến hành vào cuối năm 2014 và đầu năm 2015 với mẫu đại diện cấp quốc gia (HBIS 2014/15) cũng đã chỉ ra khu vực kinh tế hộ sản xuất kinh doanh cá thể trở thành khu vực sử dụng lao động chính sau ngành nông nghiệp, với gần một phần ba tổng số việc làm và 57% việc làm phi nông nghiệp vào năm 2014 Nhóm hộ phi chính thức chiếm đến trên 2/3 khu vực kinh tế hộ sản xuất kinh doanh cá thể (Pasquier-Doumer L và các đồng nghiệp, 2017) Hàng rong hiện nay là một hoạt động thương mại không phải đăng

ký kinh doanh, vì vậy được coi là thuộc nhóm hộ phi chính thức nếu theo cuộc điều tra

kể trên Theo quan sát của Nguyễn Ngọc Tiến (2014), hàng rong hiện nay rất đông đảo:

“Hơn hai chục năm nay, bán rong xuất hiện nhiều hơn, mặt hàng đa dạng hơn và phương tiện, ngoài quang gánh hay khoác vai như trước, họ dùng xe đạp, xe đẩy đi khắp phố phường, dùng loa để rao hàng” Còn theo tính toán của tác giả dựa trên bộ dữ liệu của cuộc điều tra điều tra HBIS 2014/15, có khoảng 57.118 hộ kinh doanh cá thể ở Hà Nội là những người buôn bán rong (tác giả đã lọc các đối tượng phù hợp với tiêu chí của buôn bán rong và tính toán quyền số chọn mẫu của cuộc điều tra này)15 Những người buôn bán rong là những người ở khu vực nông thôn, đô thị, vùng ven đô và cả những người ngoại tỉnh Trong số đó, những người ở nông thôn và ngoại tỉnh chiếm tỷ

lệ đông hơn cả Những người buôn bán rong có thể thuê trọ ở Hà Nội hoặc đi và về trong ngày làm việc Phần lớn họ là nữ giới, có độ tuổi trung niên, học vấn thấp, vốn ít Một trong những nguyên nhân chính thúc đẩy họ trở thành người buôn bán rong là mất đất nông nghiệp hoặc thu nhập từ hoạt động nông nghiệp rất thấp, không đủ để trang trải cuộc sống Ngoài ra, cũng phải kể đến đặc tính đại chúng của hàng rong, đó là những công việc tự chủ, đơn giản, dễ làm, không cần nhiều vốn Các yếu tố mang tính chất truyền thống và hiện đại cũng có tác động đến sự tồn tại và phát triển của hàng rong hiện nay như: truyền thống đi bán rong của một số địa phương nông thôn, thói quen tiêu thụ các sản phẩm tươi, sống; thói quen ăn uống, mua bán trên vỉa hè; thói

15 Ngoài ra, thống kê các cuộc phỏng vấn ngẫu nhiên của tác giả với những người buôn bán rong tại quận Hai Bà Trưng và quận Cầu Giấy các năm 2012, 2014 cho thấy, không chỉ có những người cư trú ở Hà Nội buôn bán rong mà còn có cả những người ngoại tỉnh, và số lượng những người tỉnh này gấp 3 lần những người Hà Nội Vì vậy, số lượng người buôn bán rong ở Hà Nội, bao gồm cả người ngoại tỉnh và người Hà Nội, có thể lớn hơn nhiều con số 57.118 kể trên

Ngày đăng: 28/02/2024, 16:26

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w