1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Kinh tế - Xã hội Quảng Ngãi dưới Triều Nguyễn (1802-1885)

101 3 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 101
Dung lượng 22,38 MB

Nội dung

Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Mục tiêu của đề tài Kinh tế - Xã hội Quảng Ngãi dưới Triều Nguyễn (1802-1885) nhằm khôi phục lại bức tranh kinh tế - xã hội Quảng Ngãi dưới triều Nguyễn trong điều kiện đất nước có nhiều biến động và thách thức. Mời các bạn cùng tham khảo để biết thêm nội dung chi tiết.

Trang 1

MO DAU

1 LÝ ĐO CHỌN ĐÈ TÀI

Đầu thế ky XIX, nhà Nguyễn đã giành được quyền cai trị đất nước Sau nhiều thé kỷ phân ly, đến đây nền thống nhất đất nước được khôi phục Lần đầu tiên trong lịch sử

ôi với lịch sử

Việt Nam, một lãnh thé trai dài từ Lạng Sơn đến Cà Mau được xác lập

dân tộc, sự kiện này có ý nghĩa vô cùng to lớn Tuy vậy, nền thống trị của nhà Nguyễn

đứng trước nhiều thách thức lớn, liên quan đến sự sống còn của vương triều Quản lý:

một đất nước rộng lớn trong điều kiện giao thông kém phát triển, thông tin liên lạc lạc hậu, lòng dân, nhân tâm sĩ phu Bắc Hà không yên, một nền hành chính còn nhiều khác biệt sau hàng thế kỷ đầy biến động, kinh tẾ chậm phát trién, nguy cơ ngoại xâm là những khó khăn và thách thách thức đặt ra cho nhà Nguyễn ở thế kỷ XIX Đứng trước những khó khăn, thách đồ đó, triều đình nhà Nguyễn đã thực thi những chính sách cai

trị về tắt cả các mặt của đời sống xã hội để ôn định tình hình và phát triển đất nước

Nước Việt Nam có sự chuyển biến dưới thời nhà Nguyễn, không chỉ ở tằm vĩ mô mà còn ở các địa phương cụ thé

Trong bồi cảnh đó, Quảng Ngãi thuộc vùng “tả trực” của Kinh đô Huế Dưới thời Nguyễn, cũng như các tỉnh khác trong cả nước, tỉnh Quảng Ngãi cũng có sự chuyển biế

kinh tế - xã hội Với vị trí và điều kiện cụ thể của địa phương, tình hình Quảng Ngãi dưới triều Nguyễn cũng có nét khác với các tỉnh cùng khu vực Việc tìm hiểu kinh tế - xã hội Quảng Ngãi dưới triều Nguyễn (1802-1885) sẽ giúp cho chúng ta có

cái nhìn khái quát về tình hình kinh tế, xã hội, đời sống của nhân dân nơi đây Thông

qua đó, góp phần tìm hiểu đầy đủ hơn về tình hình kinh tế - xã hội Việt Nam dưới

Triều Nguyễn trong thế kỷ XIX, rút ra được những bài học kinh nghiệm giúp cho tỉnh

Trang 2

'Với những lý do trên chúng tôi mạnh dạn chọn đề tài: “Kinh tế - xã hội Quảng Ngãi

dưới triểu Nguyễn (1802-1885)” làm luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Lịch sử Việt

Nam

2 MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU 2.1 Mục đích nghiên cứu

Mục đích của đề tài nhằm khôi phục lại bức tranh kinh tế - xã hội Quảng Ngãi dưới

triều Nguyễn trong điều kiện đất nước có nhiễu biến động và thách thức

2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Phân tích các yếu tố tác động đến tình hình kinh tế - xã hội Quảng Ngãi dưới triều

Nguyễn Đồng thời làm rõ tình hình và đặc điểm kinh tế - xã hội dưới triều Nguyễn từ năm 1802 đến năm 1885 Từ đó rút ra những bài học quý báu để phát triển tỉnh Quảng Ngãi hiện nay

3 LICH SU NGHIÊN CỨU VÁN ĐÈ

Nghiên cứu về tình hình kinh tế - xã hội Quảng Ngãi dưới triều Nguyễn (1802- 1885) đã có một số công trình được tiếp cận dưới nhiều góc độ khác nhau Thông qua một số công trình nghiên cứu đó giúp chúng tôi có thể tra cứu và giải quyết được vấn

đề đặt ra trong luận văn

Liên quan đến tình hình kinh tế, xã hội ở Quảng Ngãi dưới triều Nguyễn được ghỉ chép rải rác trong các thư tịch cỗ Mặc dù chỉ là một phản ít oi nhưng đây là tư liệu gốc rất có giá trị như: Lịch triểu hiến chương loại chí của Phan Huy Chú, Đại Nam nhất thông chí của Quốc sử quán triều Nguyễn, Minh Mệnh chính yếu, Đại Nam thực luc, Kham định Đại Nam hội điễn sự lệ, Mục lục châu bản triều Gia Long, Mục lực châu bản triều Minh Mạng

Nghiên cứu về tình hình kinh tế và xã hội triều Nguyễn có cuốn “Kinh tế và xã hội

Việt Nam dưới các vua triều Nguyễn” của tác giả Nguyễn Thế Anh xuất bản vào năm

1971 Tác phẩm đã để cập đến tình hình kinh tế - xã hội trong đó có một số sự kiện it

ỏi về Quảng Ngãi Nghiên cứu về tình hình ruộng đất, năm 1979 tác giả Vũ Huy Phúc

Trang 3

nam 1996 c6 cudn “Tinh hinh ruéng dat néng nghiệp và đời sống nông dân dưới triều

Nguyễn” của tác giả Trương Hữu Quýnh, Đỗ Bang (chủ biên), cuốn sách “Chế độ nuộng đắt ở Việt Nam” của tác giả Trương Hữu Quýnh ra đời năm 1999 Những tác phẩm trên đây cũng đã đề c ap đến ruộng đất ở Quảng Ngãi thời Nguyễn Tác phẩm

“Nghề thú công truyền thống ở Quảng Ngãi” của Nguyễn Ngọc Trạch (chủ biên,

2005) đã phần nào để cập đến hoạt động kinh tế thủ công nghiệp ở Quảng Ngãi Năm 2008 Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Ngãi đã biên soạn cuốn “Địa chí Quảng Ngãi ”, là công trình nghiên cứu tổng quan về Quảng Ngãi từ thời cỗ đại đến hiện đại, trong đó

có đề cập về kinh tế - xã hội Quảng Ngãi dưới triều Nguyễn

Nam 2010 tác giả Nguyễn Đình Đầu với tác phẩm “Nghiên cứu vẻ địa bạ triéu

Nguyễn ~ Quảng Ngài ” đã trình bày cụ thể vấn đề ruộng đắt và kinh tế nông nghiệp ở

Quảng Ngãi dưới triều Nguyễn

Luận văn Thạc sĩ của Trần Thị Thu Hương năm 201 1 đã viết về “Phổ cảng Thu Xà (Quảng Ngãi) từ thế ký XIIH đến giữa thé ky XIX" và Khóa luận tốt nghiệp Đại học của Dương Thị Thu Hương năm 2011 có đề cập đến “#oạt động kinh tế của người Hoa ở Quảng Ngãi từ thể ký XUII đến nửa đâu thể ky XX” cũng đề cắp đến hoạt động

kinh tế thương nghiệp ở Quảng Ngãi

Vấn đề xã hội Quảng Ngãi thế kỷ XIX đã được để cập trong các tác phẩm “Tim hiểu các phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân tỉnh Quảng Ngãi (1885-

1945)” của Bùi Định xuất bản năm 1985 Cuốn “Phong trào nông dân LÍ đầu thế ký XIX" đề kinh tế, xã hội ở miền núi Quảng Ngãi và cuộc đầu tranh quyết liệt của đồng bào Nam nửa tủa Nguyễn Phan Quang xuất bản năm 1986 đã đề cập đến các vấn

thiểu số chống lại nhà Nguyễn Hội thảo khoa học ” Lê ?rung Đình và phong trào Cẳn

vương ở Quảng Ngãt” (1997) và luận án Tiến sĩ “Phong trào yêu nước chống Pháp ở

Quảng Ngãi từ năm 1885 đến năm 1930” của Trương Công Huỳnh Kỳ (2001) đã đề

cập đến các vấn đề xã hội và cuộc đấu tranh của nhân dân Quảng Ngãi trong việc

Trang 4

Có thể khẳng định rằng, với các công trình nghiên cứu trên đây, vấn đẻ kinh tế, xã

hội Quảng Ngãi đã được các nhà nghiên cứu giải quyết với những thành quả đáng trân trọng Đây chính là cơ sở để tác giả luận văn có thể kế thừa và phát triển, hoàn thành được mục tiêu và nhiệm vụ của luận văn đề ra

4 DOI TUQNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là tình hình kinh tế - xã hội ở Quảng Ngãi dưới

triều Nguyễn (1802-1885) 4.2 Phạm vi nghiên cứu

Không gian nghiên cứu của dé tài là tỉnh Quảng Ngãi Thời gian từ năm 1802 đến năm 1885

Nội dung nghiên cứu là kinh tế - xã hội Quảng Ngãi

NGUON TU LIEU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

5.1 Nguồn tư liệu

Để thực hiện luận văn, chúng tôi dựa vào các nguồn tư liệu sau:

Các thư tịch cổ, công trình sử học do Quốc sử quán triểu Nguyễn biên soạn đã được dịch và xuất bản như: Đại Nam thực lục, Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ,Mục lục châu bản triều Nguyễn

Các công trình nghiên cứu về kinh tế, xã hội triều Nguyễn nói chung và Quảng n Tổng hợp Thừa Thiên Huế, Thư viên Tổng hợp tỉnh Quảng Ngãi, Trung tâm học liệu Đại học Huế:

Ngãi dưới triều Nguyễn nói riêng lưu trữ tại Thư

Các bài viết được đăng trên các tạp chí Cẩm Thành, tạp chí Xưa và nay

Đó là những nguồn tư liệu quan trọng giúp phục dựng lại bức tranh lịch sử về kinh

tế - xã hội Quảng Ngãi dưới triều Nguyễn từ năm 1802 đến 1885

5.2 Phương pháp nghiên cứu

Trên cơ sở nguồn tư liệu thu thập được, trong quá trình nghiên cứu, để hoàn thành luận văn, ngoài vận dụng chủ nghĩa Mác Lênin làm cơ sở phương pháp luận, chúng

Trang 5

pháp logic, phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp, phương pháp thống kê, phương pháp so sánh, phương pháp liên ngành

6 ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN

Luận văn sẽ có một số đóng góp sau:

Luận văn sẽ hệ thống hóa các nguồn tư liệu liên quan, cung cấp những thông tin

về tình hình kinh tế, xã hội ở Quảng Ngãi dưới triều Nguyễn từ năm 1802 đến năm 1885

Luận văn góp phần khôi phục bức tranh kinh tế - xã hội Quảng Ngãi dưới triều

Nguyễn (1802-1885) có tính hệ thống, rút ra những bài học kinh nghiệm trong việc đề ra các chính sách phát triển kinh tế - xã hội để tạo nên sự phát triển bền vững Ngãi

hiện nay

7 BÓ CỤC LUẬN VĂN

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và các phụ lục, luận văn gồm 3

chương

Chương 1 Khái quát về vùng đất Quảng Ngãi

Trang 6

CHUONG 1

KHAI QUAT VE VUNG DAT QUANG NGAI 1.I.- Tổng quan về điều kiện tự nhiên và xã hội Quảng Ngãi

1.1.1 Đặc điểm tự nhiên

1.1.1.1.Địa hình

Quang Ngãi thuộc vùng duyên hải Nam Trung Bộ, có tọa độ địa lý 14932 - 15925”

vĩ Bắc, 10806 — 109°04` kinh Đông, lưng tựa vào dãy Trường Sơn hùng vĩ, mặt nhìn

ra biển Đông; phía bắc giáp tỉnh Quảng Nam, phía nam giáp tỉnh Bình Định; phía tây và tây bắc giáp tỉnh Quảng Nam và tỉnh Kon Tum; phía đông giáp biển Đông

“Tinh Quảng Ngài có diện tích tự nhiên 5.131,5 km” Quảng Ngãi có đường bờ biển dài gồm 130 km với 5 cửa biển chính: Sa Cần, Sa Kỳ, Cửa Đại, Mỹ Á và Sa Huỳnh [71.31] Với đặc điểm chung là núi lớn chạy sát biển và có tính chuyển tiếp từ địa

hình đồng bằng ven biển phía đông đến địa hình đổi núi cao ở phía tây nên ở đây được

chia thành bốn vùng có tính chất và đặc trưng khác nhau rõ rệt, bao gồm vùng núi,

vùng trung du, vùng đồng bằng và vùng bãi cát ven biển

Vùng rừng núi: Quảng Ngãi là một trong những tỉnh có nhiều rừng núi cao trùng

điệp, với diện tích 391.192 ha, chiếm 2⁄3 diện tích đất đai toàn tỉnh Núi cao tạo thành

hình vòng cung, hai đầu nhô ra sát biển, ôm chặt lấy đồng bằng Các núi cao có thể kế

đến như núi Cà Đam (413m), núi Đá Vách (1115m), núi U Bò (1100m), núi Cao

Muôn (1085m) Bên cạnh đó, các huyện đồng bằng nơi nào cũng có núi cao thấp khác

nhau [36, tr 24] Núi rừng Quảng Ngãi có nguồn tài nguyên phong phú về lâm thổ sản

với nhiều loại gỗ quý như lim, sao vát, chò, trắc, huỳnh đàng, kiển kiền, gõ Ngoài gỗ,

rừng Quảng Ngãi còn có nhiễu loại cây thuốc như sa nhân, hà thủ ô, thiên niên kiện,

ngũ gia bì, sâm; các loại cây có sợi, cây có dầu trầm hương, cây lấy nhựa và các loại

cây lấy nắm Đồng thời đây còn là nơi sinh sống của nhiều loại thú quý, hàng trăm loại

Trang 7

nhôm, mica, cao lanh, thạch anh, đá vôi Trong đó hàm lượng sắt chiếm tỷ lệ khá cao

trong các cồn đất Trà Lâm, Thanh Trà (Bình Sơn), Thiết Trường (Mộ Đức), vì thế

trước đây một số nơi trong tỉnh người dân xây dựng các lò để luyện sắt như: Lò Thôi,

Gò Đình (Bình Sơn), Lò Thổ (Mộ Đức) và các làng ở Trà Bồng Cao lanh khá nhiều ở Sơn Tịnh, Sơn Hà, Bình Sơn, Tư Nghĩa Đá vôi san hô có nhiều ở đảo Lý Sơn, là nguyên liệu phụ gia cần thiết để chế biến đường muỗng, đường phèn, đường cát trắng

Vùng trung du: Hầu như đất đai được phát triển trên nền đá ong latêrit hóa Đất bazan phong hóa, đất cát, dat ruộng thung lũng thấp Đắt ở đây thường bị bào mòn từ

cao xuống thấp, có nhiều gò đồi, lắm sỏi đá Do đó, vùng này thường là đất xám, đất

bạc màu, đất đen nên rất thích hợp với các loại cây lương thực và cây công nghiệp

ngắn ngày như chè, mì, khoai lang, đậu, mía, lúa

Vùng đồng bằng Quảng Ngài: Đồng bằng Quảng Ngãi nhỏ hẹp nhưng khá đa dạng về hình thái Diện tích khoảng 160.678 ha, trong đó chỉ có 13.672 ha được bồi đắp phù sa thường xuyên bởi bồn hệ thống sông chính là sông Trà Bông, sông Trà Khúc, Sông

'Vệ và sông Trà Câu Càng đi về phía nam, đồng bằng càng hẹp lại, chỉ còn là một rẻo

dọc bờ biển Địa hình bề mặt đồng bằng Quảng Ngãi khá bằng phẳng, nghiêng thoải về phía đông, độ cao từ 2 - 30m [71, tr62] Đắt ở đây thích hợp với các loại cây lương

thực, cây công nghiệp ngắn ngày, đặc biệt là cây mía Đồng thời đây còn là nơi chứa

nước ngầm lớn nhất phục vụ nhu cầu đời sống, sản xuất của phần lớn cư dân Quảng Ngãi

Vùng bãi cát ven biển: nhỏ hẹp với diện tích khoảng 2446,8 ha Địa hình vùng bãi cát ven biển Quảng Ngãi có đặc điểm chung giống như các khu vực khác ở miền Trung, là sự hiện diện của các dải cát cao song song với đường bờ giữ vai trò như đê cát chắn sóng tự nhiên, bảo vệ phần đá phía sau các cồn cát Ngoài ra, vùng cát Quảng

Ngai còn có kiểu địa hình thá

Đất vùng này thích hợp với các loại cây khoai lang, mì, dừa, rừng phi lao có tác dụng rất đặc trưng, đó là dạng địa hình đầm lầy bị bồi lắp

Trang 8

Biển Quảng Ngãi dài hơn 130 km, nằm trong vùng nước sâu trũng của biển Đông,

do đó có điều kiện phát triển mạnh Hơn nữa, vùng biển Quảng Ngãi còn chịu ảnh

hưởng mạnh của các hướng gió mùa và các hiện tượng nhiễu động thời tiết cực đoan

như bão, áp thấp nhiệt đới, giông lốc nên việc đánh bắt xa bờ gặp nhiều khó khăn Tuy nhiên, vùng biển Quảng Ngãi là nơi có nhiều loại hải sản như cá, mực, tôm, cua, hải

sâm, rau câu

Bờ biển Quảng Ngai có những cửa biển thuận lợi cho tàu thuyền cập bến như cửa

Sa Cần, cửa Sa Kỳ, cửa Cổ Lũy, cửa Lỡ, cửa Mỹ Á, cửa Sa Huỳnh 1.1.1.2 Khí hậu

Cũng như cả nước, Quảng Ngãi nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa Một năm được

chia làm hai mùa: mùa khô và mùa mưa

Mùa khô từ tháng 2 đến tháng § Trong mùa khơ số giờ nắng bình quân là 6,4

giờ/ngày, đỉnh điểm là 9,9 giờ/ngày Có năm nắng kéo dài liên tục từ tháng 3 ~ 4 tháng,

gây ra hạn hán làm ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp.Trong mùa khô thường có

những trận mưa giông và gió nồm làm diệu bớt sự oi bức của mùa hè và làm cho cây

cối tốt tươi [36, tr 33]

Mùa mưa bắt đầu từ tháng 9 đến tháng Giêng năm sau Hằng năm, ngày mưa từ

121 ngày đến 126 ngày, số ngày mưa tập trung nhiều nhất vào tháng 10, tháng 11 [36, tr 32]

'Nhiệt độ trung binh hing nam 1a 25,3°C.Vao thời điểm nóng nhất của các tháng 6,

7, 8 nhiệt độ lên đến 40°C Độ ẩm hằng năm là 83,9% Quảng Ngãi có những hướng

gió theo mùa như sau: từ tháng 3 đến tháng 9 thường xuyên có gió Đông Nam và Tây

Nam Từ tháng 10 đến tháng 2 năm sau có gió Đông Bắc Nhiều năm cường độ gió

Trang 9

Nhìn chung, khí hậu Quảng Ngãi có nhiều thuận lợi cho cây trồng và hoạt động

của các nghề thủ công Tháng nắng trong năm thuận lợi cho nghề làm gốm, nghề chế

biến đường, kẹo, mạch nha trong việc phơi nắng nguyên liệu, chế biến sản phẩm

Tuy nhiên, do độ ẩm cao nên dễ sinh sâu bệnh cho lúa, hoa màu và cây trái Đồng

thời những năm nắng hạn kéo dài gây tình trạng thiếu nước tưới cho cây trồng, mưa lũ

mùa giông thường gây lụt lội, ngập úng 1.1.1.3 - Thủy văn

Trên địa bàn Quảng Ngãi, sông suối phân bố tương đối đều Các sông có một số

đặc điểm như: bắt nguồn từ phía đông dãy Trường Sơn và đổ ra biển, sông chảy trên

hai địa hình (đồi núi phức tạp và đồng bằng hẹp), sông ngắn và độ dốc lòng sông lớn

bao gồm 4 sông chính: sông Trà Bỏng, sông Trả Khúc, sông Vệ và sông Trà Câu

Sông Trà Bông: Nằm ở phía Bắc tỉnh, bắt nguồn từ dãy núi phía tây của huyện Trà

Bồng, chảy qua huyện Bình Sơn đổ ra cửa biển Sa Cần Sông dài khoảng 45 km,

hướng chảy cơ bản từ tây sang đông Phần lớn chảy qua địa hình rừng núi, phần còn lại

chảy vào vùng đồng bằng xen đổi trọc và bãi cát Phía thượng nguồn của sông Trà

Bồng có nhiều phụ lưu như: suối Nún, suối Cà Đú, nhánh suối Sâu, nhánh suối

Bí [71, tr6S]

Sông Trà Khúc: Nằm gần giữa tỉnh, đây là sông có lượng nước dỗi dào nhất so với

các sông khác trong tồn tỉnh Sơng Trà Khúc dài khoảng 135 km, được hợp lưu bởi 4 con sông lớn là sông Rhe, sông Xà Lộ, sông Rinh, sông Tang chảy xuống hướng Đông qua ranh giới các huyện Sơn Hà, Sơn Tịnh, Tư Nghĩa, Thành phố Quảng Ngãi và đỗ ra cửa biển Cổ Lũy

Sông Trà Khúc có lưu vực khoảng 3240 kmỶ, trên bề mặt lưu vực sông có khoảng,

nửa diện tích kể từ nguồn là rừng già, còn lại là rừng thưa, vùng hạ lưu là đất canh tác

Trang 10

Sông Vệ: Dài khoảng 90 km, phát nguyên từ vùng rừng núi phía tây của huyện Ba Tơ, chảy theo hướng tây nam - Đông Bắc qua các huyện Nghĩa Hành, Tư Nghĩa, Mộ

Đức đỗ ra biển Đông tại cửa biển Cổ Lũy và cửa Đại Lợi

Sông Vệ có một chỉ lưu đáng kể nhất là sông Thoa, cung cắp lượng nước khá lớn cho đại bộ phận đồng lúa Mộ Đức

Sông Trà Câu: dài khoảng 32 km, bắt nguồn từ rừng núi Ba Trang (huyện Ba Tơ)

chảy xuyên qua huyện Đức Phổ để ra cửa biển Mỹ Á Đây là con sông nhỏ nhất trong số các con sông nói trên, nước ở đây cũng thường xuyên cũng cạn kiệt vào mùa khô

Nhin chung, điều kiện tự nhiên và đặc điểm địa hình cùng nguồn tài nguyên thiên nhiên đã tạo cho Quảng Ngãi có nhiều khả năng để phát triển kinh tế - xã hội

1.1.2 Đặc điểm xã hội 1.1.2.1 Dân cư Quảng Ngãi

Nhìn chung dân cư trong tỉnh phân bố không đồng đều, vùng trung châu và ven biển đông đúc, còn miễn núi dân cư thưa thớt Trên địa bàn Quảng Ngãi có 4 dân tộc anh em sinh sống, bao gồm Kinh, Hrê, Cor và Ca Dong (một nhánh của dân tc Xo

Đăng) [71, tr.145]

Có thể nói, người Kinh hiện diện ở Quảng Ngai bat dau tir thé ky XV tro di, da sé

la nhiing ngudi néng dan 6 ving déng bing Bac BO, ving Thanh ~ Nghé di cur vao khan hoang đất dai, lập thành làng mac

Dưới thời các chúa Nguyễn, một số người Hoa từ vùng Quảng Đông, Phúc Kiến,

Triều Châu, Hải Nam (Trung Quốc) đến sinh sống ở Thu Xà, cửa biển Sa Cần, Sa

Huỳnh và một số điểm ở trung du Người Hoa đóng vai trò tương đối quan trọng trong

sự phát triển kinh tế ở vùng đất Quảng Ngãi thời Nguyễn Nhưng trải qua các cuộc

chiến tranh, người Hoa phần nhiều đã phân tán đi nơi khác, phần hòa nhập vào cộng

Trang 11

ØỞ miền núi, dân cư có sự ổn định hơn Miền núi Quảng Ngãi là dia bàn cư trú của dân tộc Hrê, Cor, Ca Dong sinh sống; là là cư dân lâu đời, sống theo từng khu vực và

có sự đan xen nhất định, có sự giao lưu buôn bán với nhau và với người Việt ở miền xuôi lên buôn bán, khai khẩn

1.1.2.2.Thành phần dân tộc * Dân tộc Kinh

Tộc danh chính thức gọi là Việt, nhưng để phân biệt với các dân tộc thiểu số thì người Việt thường được gọi là người Kinh

Cư dân người Việt có mặt đầu tiên ở Qảng Ngãi vào thế kỷ XV Năm 1402, qua

cuộc xung đột giữa phong kiến Đại Việt và Champa, vua Chămpa nhượng hai châu

Chiêm Động và Cổ Lũy Động cho nhà Hồ Sau đó Hồ Quý Ly đổi đặt thành 4 châu Thăng, Hoa (Quảng Nam) và Tư, Nghĩa (Quảng Ngãi)

Nam 1472 cuộc chỉnh phạt Chămpa của vua Lê Thánh Tông, vùng đắt từ nam đèo Hải Vân đến đèo Cù Mông nằm trong sự quản lý của Đại Việt và đặt thành đạo thừa tuyên Quảng Nam, gồm 3 phủ: Thăng Hoa, Tư Nghĩa và Hoài Nhơn Nhà Lê chiêu mộ dân chúng vào khai khẩn đất hoang và đồng thời khuyến khích quân linh ở lại mở mang đồn điền, phát văng những tù nhân lưu đày vào đây Đây được xem là những

nguồn nhân lực chủ yếu khai phá vùng đất mới

'Vùng cư trú của người Kinh tập trung chủ yếu ở đồng bằng và các thị trấn, thị tứ ở

miễn núi Quảng Ngãi, một số sinh sông đan xen với người dân tộc thiểu số ở miền núi

*Dân tộc Hrê

Hré là tộc người có số dân đứng thứ hai trong tỉnh sau dân tộc Kinh Họ cư trú chủ yếu ở các huyện: Trà Bồng, Tây Trà, Sơn Hà, Sơn Tây, Minh Long, Ba Tơ, Nghĩa Hành và Tư Nghĩa

Trang 12

Hrê là tộc danh chính thức của dân tộc này Dưới triều Nguyễn và Pháp thuộc, người Hrê được gọi bằng những phiếm danh, có ý nghĩa khinh miệt như: “Mọi Đá Vách”, "Mọi Thạch Bích”, *Mọi Sơn Phòng”, "Thượng Ba Tơ” Sau Cách mạng

tháng Tám năm 1945 được thống nhất chung tên gọi dân tộc Hrê

Trong xã hội của người Hrê, làng là đơn vị cư trú, đồng thời là cộng đồng tự quản

với những thiết chế sinh hoạt đã định hình từ lâu Mỗi làng đều có chủ làng (Krăng plây), là người lớn tuổi, có nhiều kinh nghiệm, có uy tín, gia đình thuộc loại giàu có trong làng.Chủ làng là người cùng với thầy cúng (Pơ dâu) tổ chức các lễ cúng của làng

Cá nhân chủ làng đứng ra chịu trách nhiệm tô chức bắt máng nước, làm đường, rào

làng, hướng dẫn việc sản xuất, giải quyết các vụ xử phạt

Xã hội truyền thống của người Hrê có sự phân hóa giàu nghèo, do chênh lệch về ruộng đất, về lao động và về thu nhập giữa các hộ gia đình Trong xã hội có 4 tằng lớp

người: người giàu (Proong), người đủ ăn có chút ít dư thừa (Lắp ká), người thiếu ăn,

kinh tế khó khăn (Pa), người đi ở vì nơ, nô lệ vì nợ (Hapoong, dik) [71, tr 148]

Nguồn kinh tế đem lại thu nhập quan trọng nhất cho đời sống của người Hrê là

nông nghiệp trồng lúa nước Nghề thủ công cũng góp phần bỗ sung quan trong trong

đời sống kinh tế tự cung tự cấp, bao gồm nghề dệt, đan lát, chăn nuôi gia súc, gia cằm

* Dân tộc Cor

Dân tộc Cor là dân tộc có số dân đông thứ 3 trong tinh và là dân tộc có số dân đông thứ 2 trong các dân tộc thiểu sô sau dan tc Hré

Địa bàn cư trú của dân tộc Cor ở các huyện Trà Bỏng, Tây Trà của tỉnh Quảng Ngãi và một số ít của huyện Trà My tỉnh Quảng Nam Xưa kia, người ta gọi người Cor là người Cua, người Trầu Tên tự gọi của dân tộc Cor, là tộc danh chính thức

Trang 13

Đặc trưng sinh hoạt kinh tế của người Cor là lấy kinh tế nương rẫy làm nguồn thu

nhập chính Ngoài ra, vùng người Cor còn nỗi tiếng về gidng triu không và quế * Dân tộc Ca Dong

Ca Dong là tộc người có số dân đứng thứ 4 trong tỉnh Địa bàn cư trú của người Ca

Dong phân bố ở các huyện Sơn Tây (Quảng Ngãi), Sa Thầy , Kon Plong (Kon Tum), Trà My (Quảng Nam)

Kinh tế của tộc người Ca Dong chủ yếu là nông nghiệp rẫy canh tác theo kiểu luân canh luân khoảnh, trồng trọt vụ đầu tiên đến vụ thứ hai hoặc vụ ba rồi bỏ hoang khoảng 1 đến 2 năm mới canh tác lại Từ sau năm 1975, chính quyển địa phương đã vận động họ chuyển dẫn tập quán canh tác sang làm ruộng nước

Địa bàn cư trú chủ yếu của người Ca Dong nằm giáp giới với vùng Tây Nguyên, có

nhiều đường bộ liên thông nên thường có các cuộc trao đổi hàng hóa với miễn xuôi

Người Ca Dong mua các loại chiêng, ché, vải mặc, nồi đồng buôn bán trao đổi bằng nguồn quế, loại cây nguyên liệu có giá trị thương phẩm cao Ngoài ra, các sản phẩm chăn nuôi như trâu, bò được buôn bán trao đổi cho các cư dân vùng Tây Nguyên để đổi lấy chiêng, ché

Trong xã hội người Ca Dong có sự phân chia giàu nghèo dựa trên lượng gạo thu hoạch, chiêng, ché, trâu, bò Trong làng có 3 loại người: người giàu, người đủ ăn và người nghèo, nhưng chưa thấy có sự bóc lột nhau [71, tr.155]

1.2 Tổ chức hành chính Quảng Ngãi dưới

Quảng Ngãi là Cổ Lũy động thuộc châu Amaravati Năm 1400 nhà Hồ thay triều

Trần, tháng 7 năm 1402 đánh lấy đất Chiêm động và Cổ lũy động Năm 1407, nhà

thời Nguyễn

Minh (Trung Quốc) đem quân xâm lược và thống trị nước ta.Nhân cơ hội này, Chiêm thành đem quân chiếm dat Chiêm động và Cổ Lũy động

Trang 14

Để củng cố vùng đất phía Nam, xây dựng đắt nước thống nhất, năm Hồng Đức thứ

2 (năm 1471), vua Lê Thánh Tông cùng các tướng Lê Huy Cát, Hoàng Nhân Thiêm,

Lê Thế, Nguyễn Đức Trung đem quân thu phục các đất Thăng, Hoa, Tư, Nghĩa va

thành Đồ Bàn (thuộc tỉnh Bình Định ngày nay), sau đó thiết lập đạo Thừa tuyên Quảng Nam là đơn vị hành chính (như cấp tỉnh ngày nay) thứ 13 của cả nước Thừa tuyên Quảng Nam thống lĩnh 3 phủ: Thăng Hoa (Quảng Nam), Tư Nghĩa (Quảng Ngãi), Hoài

Nhân (Bình Dinh) gồm 9 huyện Trong đó phủ Tư Nghĩa gồm 3 huyện: Bình Dương,

Nghĩa Giang và Mộ Hoa

Năm 1602, đời Lê Hoằng Định thứ 3, Nguyễn Hoàng cải đôi tên các đơn vị lãnh

thổ, hành chính đã được đặt từ trước ở hai tran Thuận - Quảng Trấn Quảng Nam đổi thành dinh Quảng Nam, phủ Tư Nghĩa (thuộc dinh Quảng Nam) đổi thành phủ Quảng Nghia Tén Quang Nghia ra dai tir do

Nam 1771, phong trào nông dân Tây Sơn bùng nổ Năm 1776, nhà Tây Sơn đổi phủ Quảng Nghĩa thành phủ Hoà Nghĩa

Năm 1805, Gia Long đổi phủ Hòa Nghĩa thành phủ Tư Nghĩa, đồng thời đặt ra dinh Quảng Nghĩa, đặt các chức Lưu thủ, Cai bạ, Ký lục Năm 1808, Gia Long lại đổi dinh Quảng Nghĩa thành trắn Quảng Nghĩa và đến năm 1810 đổi chức Lưu thủ thành ‘Tran tho

Năm 1832, Minh Mạng bãi bỏ các trấn, dinh, chia cả nước thành 31 tỉnh Trấn Quảng Nghĩa đổi thành tỉnh Quảng Nghĩa, Quảng Nghĩa trở thành đơn vị hành chính cấp tỉnh từ đó Nhưng đến năm 1934, Minh Mạng lại cải tên Quảng Nghĩa thành tỉnh “Nam trực”.Năm Thiệu Trị thứ 7 (năm 1847), đặt chức Tuần phủ Quảng Nghĩa và đặt chức Tổng đốc Nam - Nghĩa Tỉnh Quảng Nghĩa dưới thời Nguyễn gồm 1 phủ Tư

Nghĩa và 3 huyện: Bình Sơn, Chương Nghĩa, Mộ Đức và 4 nguồn Trà Bong, Son Ha,

Trang 15

Năm 1858, thực dân Pháp nỗ sung xâm lược nước ta Với các điều ước Quý Mùi (năm 1883), Giáp Thân (năm 1884), triều đình Huế thừa nhận sự đô hộ của thực dân Pháp trên cả nước Sau đó, cùng với các địa phương khác, tỉnh Quảng Nghĩa cũng bị Pháp đô hộ Tên tỉnh được đổi thành tỉnh Quảng Ngãi

1.3.Tình hình kinh tế - xã hội Quảng Ngãi tir thé ky XV đến năm 1802 Năm 1471, triều đình nhà Lê cho thiết lập đạo thừa tuyên Quảng Nam, đạo thừa

tuyên thứ 13 của Đại Việt, bao gồm vùng đất nam đèo Hải Vân của châu Hóa cùng 4

châu Thăng, Hoa, Tư, Nghĩa thời nhà Hồ và kinh đô Chà Bàn của vương quốc

Champa Dao thira tuyén Quang Nam thống lĩnh 3 phủ: Thăng Hoa (Quảng Nam), Tư

Nghĩa (Quảng Ngãi), Hoài Nhân (Bình Định) Phủ Tư Nghĩa gồm 3 huyện là Bình Dương, Nghĩa Giang và Mộ Hoa

“Thực hiện chỉ dụ và được sự khuyến khích của triều đình, dân cư các vùng Sơn

Nam Hạ, Thanh Hóa, Nghệ An đi vào vùng đất Nam - Ngai — Binh cùng sống với

người Chăm, cấy cày ở những vùng đồng bằng, khai thác tài nguyên phong phú trên rừng, dưới biển Vùng đất thừa tuyên Quảng Nam từ đó vĩnh viễn trở thành một bộ phân lãnh thổ của quốc gia Đại Việt

Thế kỷ XVI, thừa tuyên Quảng Nam trong đó có vùng đất Quảng Ngãi, tình hình kinh tế - xã hội đi vào ổn định, kinh tế không ngừng phát triển, diện tích khai hoang được mở rộng, sản xuất nông nghiệp được đẩy mạnh, các nghề thủ công phát triển, thu hút ngày càng nhiều di dân từ các vùng Hoan, Ái (Thanh Hóa, Nghệ An) vào lập nghiệp, sinh tụ lâu dài

Từ khi Nguyễn Hoàng trấn thủ vùng Thuận - Quảng, ông ra sức xây dựng vùng

này thành một khu vực kinh tế trù phú với nhiều chính sách về điền địa, thuế khóa, giao thương nội địa và ngoại thương, thu phục được nhân tâm, tạo được uy thế lâu dài Năm 1602, Nguyễn Hoàng cải tổ các đơn vị hành chính - lãnh thổ ở hai trấn Thuận

Trang 16

Quảng, theo đó trấn Quảng Nam đổi thành dinh Quảng Nam, phủ Tư Nghĩa (thuộc

dinh Quảng Nam) đổi thành phủ Quảng Nghĩa

Tir sau khi dinh Quảng Nam được thành lập (bao gồm các phủ Điện Bàn, Thăng Hoa, Quảng Nghĩa, Quy Nhơn), vùng đất phủ Quảng Nghĩa nói riêng, dinh Quảng Nam nói chung, tiếp tục phát triển trong một thời gian dài về sau dinh Quảng Nam không còn là miền biên trấn vì các chúa Nguyễn đã mở rộng lãnh thỏ xa dẫn vào phía Nam Trong thời gian đó, miễn đất Quảng Nam trong đó có Quảng Ngãi, diễn ra một quá trình xen lẫn chuyển dịch và ổn định cư dân

Lớp cư dân đến từ trước tiếp tục dựng làng, lập ấp, én định đời sống và phát triển sản xuất Lớp người đến sau (gồm một số lớn là tù binh và cư dân Đảng Ngoài bị chúa Nguyễn bắt đem về trong các cuộc tắn công ra phía bắc sông Gianh, một số khác là di dan tự do, đào tẫu ) khai phá những vùng đất còn hoang hóa, lập thêm làng ấp mới

Ở Quảng Ngãi, số cư dân mới đến này định cư rải rác cả 3 huyện nhưng nhiều nhất là huyện Mộ Hoa (nay là 2 huyện Mộ Đức và Đức Phổ) ở phía nam Ngoài ra, còn có một bộ phận người Hoa (Minh Hương) từ Quảng Đông, Quảng Tây, Phúc Kiến, Hải

Nam đến sinh sống và lập một số khu dân cư mua bán lâm thổ sản, làm một số nghề

thủ, công mỹ nghệ mà họ mang từ cố hương đến, thu mua hàng xuất khẩu Một bộ phân khác của cư dân Đàng Ngoài đến định cư từ trấn Thuận - Hóa (Thừa Thiên - Huế) và các phủ Điện Bàn, Thăng Hoa (phía bắc dinh Quảng Nam) những giai đoạn trước, lúc này có sự địch chuyển vào Quảng Ngãi, Quy Nhơn

Cũng trong thời gian này, biển Đông và các đảo ven bờ trong đó có đảo Lý Sơn (Cù Lao Ré, nay là huyện đảo Lý Sơn) xa hon là Hoàng Sa, Trường Sa (Bắc Hải) cũng ắc thu hút sự quan tâm của các chúa Nguyễn với việc hình thành các đội Hoàng Sa,

Hải để tuần phòng và khai thác hải sản Lúc bấy giờ, Hoàng Sa lệ thuộc vào sự quản lý

của phủ Quảng Nghĩa Hàng năm, chúa Nguyễn lập đội Hoàng Sa gồm 60 người, là các

dân binh lấy từ ngư dân 2 xã An Vĩnh và An Hải thuộc huyện Bình Sơn (nay thuộc

Trang 17

huyện Ly Sơn) đi thuyền đến Hoàng Sa để tuần phòng và khai thác đồi mỗi, ba ba, hải

sâm, san hô Nhiều thư tịch Việt Nam, Trung Hoa và nhất là những ghi chép của các

nhà hàng hải phương Tây còn để lại đã góp phần khẳng định từ lâu, Hoàng Sa đã là

một phần lãnh thổ Việt Nam, thuộc địa phận Quảng Ngãi [71, tr.169]

Lúc bấy giờ dinh Quảng Nam là vùng đất phôn thịnh nhờ vào sự phát triển nông

nghiệp trên những cánh đồng tương đối rộng và có điều kiện khí hậu phần nào thuận lợi hơn vùng Bắc Trung Bộ Tài nguyên rừng (sa nhân, cánh kiến, trằm hương, kỳ nam, gỗ quý ), tài nguyên biển (trai ngọc, đồi mỗi, cá, mực ) được khai thác phục vụ xuất

khẩu qua các cảng biển như Hội An (Quảng Nam), Thu Xà (Quảng Nghĩa) Các nghề

thủ công nghiệp cũng khá phát đạt, gồm cả những nghề do cư dân Việt phía Bắc mang

theo trong quá trình di dân (dệt chiếu, đan nón, làm gốm ), nghề của người Chăm

(đóng thuyền, đan lưới ), nghề của một bộ phận người Hoa Minh Hương đến định cư (kẹo gương, làm nhang )

Thế nhưng đến giai đoạn cuối thế kỷ XVIII, sự phát triển kinh tế - xã hội ở Đàng Trong đã dẫn dần tích tụ những mâu thuẫn nội tại với việc hình thành lớp người giàu, có quyền lực, chiếm hữu nhiều đất đai, bên kia là đại đa số nông dân nghèo khó, ruộng

đất khai khẩn được bằng mồ hôi, nước mắt và cả xương máu dẫn dẫn rơi vào tay điền

chủ, quan lại

Mối quan hệ chung lung dau cật giữa những người có của đi kinh dinh với số đông

người lao động đã phai nhạt dần theo năm tháng Đồng thời, nhiều mâu thuẫn giữa kẻ

giàu với kẻ nghèo, người chiếm hữu và người bị chiếm hữu ngày càng trở nên gay gắt Thêm vào đó do đặc điểm xã hội Đàng Trong, bộ máy cai trị về đại thể mang hình thức

quân quản nên những người giàu có, nhiều ruộng đất, cũng đồng thời là tầng lớp tướng

lĩnh hoặc quan lại xuất thân từ tướng lĩnh Quá trình chiếm hữu ruộng đắt của tầng lớp trên được hỗ trợ bằng các chính sách, chủ trương của nhà nước phong kiến mà trong đó, ngày càng nặng nề hơn là sự nghiệt ngã của chính sách sưu dịch, thuế khóa Bên

cạnh đó, sự quản lý chặt chẽ của các chúa Nguyễn đối với việc khai thác các nguồn tài

Trang 18

nguyên nhằm phục vụ xuất khẩu, mua sắm vũ khí và các mặt hàng xa xi khác đã làm cho ting lớp thương nhân không thể hình thành, cho dù đã có một lực lượng khá đông đảo những người mua bán nhỏ lẻ, thu mua nông thổ sản, lâm sản, hải sản đã nhóm thành các “nậu” ở khắp vùng Quảng Nam, Quảng Ngãi lúc bấy giờ Bao trùm lên tat

cả, chỉ phối tất cả các quan hệ phức tạp trên đây là mâu thuẫn giữa tập đoàn phong kiến

Lê ~ Trịnh ở Đàng Ngoài và các chúa Nguyễn ở Đàng Trong Nếu như ở giai đoạn đầu

mối quan hệ này đã gián tiếp thúc đẩy quá trình Nam tiến cũng như sự thịnh vượng của

đất Thuận Quảng thì càng về sau, khi các chúa Nguyễn đã công khai ý đồ cát cứ, thì

ảnh hưởng tiêu cực đối với sự phát triển đất nước ngày càng tram trọng Những cuộc

chiến tranh triền miên giữa hai bờ sông Gianh, việc huy động một lực lượng lớn nhân tài, vật lực để đào hào, đắp lũy, mua sắm vũ khí, huy động tráng đỉnh bỏ ruộng vườn tham gia quân đội đã làm cho nền kinh tế Đàng Trong nói chung và Quảng Ngãi nói riêng rơi vào khủng hoảng Người dân vốn đã khổ cực vì sưu cao thuế nặng, lại thêm nạn dịch binh, thiên tai, mắt mùa làm cho bội phần khốn đốn

Cuộc khởi nghĩa của anh em nhà Tây Sơn (Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn

Lữ) từ vùng rừng núi Tây Sơn Thượng Đạo, nỗ ra vào năm 1771, và nhanh chóng trở thành một phong trào nông dân rộng lớn Từ Quy Nhơn, Quảng Ngãi phong trào này lan ra khắp đất Quảng Nam, rồi cả nước, cuốn cả tập đoàn phong kiến của các chúa Nguyễn ở Đăng Trong và tập đoàn phong kiến Lê - Trịnh ở Đàng Ngoài, đánh bại cả quân Thanh xâm lược ở phía Bắc và quân Xiêm gây rồi ở phía Nam

Ngay sau khi cuộc khởi nghĩa Tây Sơn nỗ ra, ở miền Tây Quảng Ngãi, các ông Da

Phát Rang (chủ động Cao Muôn), Đa Phát Canh (chủ động Thạch Bích), Đinh Thung (chủ động Cả Đam) đã hô hào đồng bào các dân tộc ít người nồi dậy hưởng ứng cuộc khởi nghĩa, thiết lập 3 căn cứ kháng chiến ở vùng cao Từ đây, phong trào nhanh lan

xuống vùng thấp với việc hình thành các căn cứ: Sa Lang (tây nam Đức Phổ), Vực

Liêm (tây Đức Phổ, Mộ Đức), Tây Giang (vùng giáp ranh Nghĩa Hành, Minh Long),

Trang 19

chốt điểm hoạt động quan trọng ở Bến Thóc (huyện Mộ Đức), Lò Thôi (Tuyền Tung),

Thiết Trường (huyện Mộ Đức), Trà Câu (huyện Đức Phổ) và đặc biệt là vùng rừng núi Cà Ty (nay thuộc xã Tịnh Trà, huyện Sơn Tịnh), tiếp giáp với xã Bình Chương, huyện

Bình Sơn, nơi quân Tây Sơn xuất quân tiến đánh quân chúa Nguyễn tại dinh Quảng

Nam (1773) và cũng là nơi Nguyễn Huệ tổ chức cuộc hội tụ quan trọng gồm các văn

thần, mưu sĩ, tướng lĩnh cùng các đạo ky binh hùng mạnh trước giờ xuất quân đánh lấy

Phú Xuân vào năm 1786

Từ khắp nơi trong phủ Quảng Nghĩa, nhiều bậc hiền tài đã hướng về nghĩa quân

Tây Sơn, quy tụ dưới ngọn cờ anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ Nhiều

người trong số đó đã trở thành các yếu nhân của phong trào nông dân Tây Sơn, lập

chiến công xuất sắc trong việc xóa số các tập đoàn phong kiến Đàng Trong lẫn Dang

Ngoài, đánh bại quân xâm lược Mãn Thanh năm 1789, như: Thái phó Trần Quang Diệu

(người làng Tú Sơn, xã Đứ Lân, huyện Mộ Đức); Đô đốc Nguyễn Văn Huấn và Đại tư

mã Nguyễn Văn Danh (là hai anh em ruột, người làng Văn Hà, xã Đức Phong, huyện

Mộ Đức); Đô Đốc Huỳnh Văn Thuận (người làng Dương Quang, xã Đức Thắng, huyện

ô đốc Trương Đăng Đồ (người làng Mỹ Khê, xã Tịnh Khê, huyện Sơn

Cùng với nhân dân phủ Quy Nhơn (nay là tỉnh Bình Định), nhân dân phủ Quảng Nghia (nay là tỉnh Quảng Ngãi) đã có nhiều đóng góp to lớn trong sự nghiệp của nhà Tây Sơn và phong trào nông dân Tây Sơn Trong lời Hịch truyén quan lại, quân dân

của các phú Quảng Nghĩa, Quy Nhơn đề ngày 10-9 năm Quang Trung thứ 5 (27-§-

1792), Quang Trung - Nguyễn Huệ đã khẳng định: “Tắt cả các ngươi, lớn nhỏ từ hơn hai chục năm nay, đều luôn luôn chịu ân đức của nhà Tây Sơn ta Sự thật, trong mấy chục năm qua, trim da chién thắng cả trong Nam, ngoài Bắc Trằm nhận rằng có được

những chiến thắng ấy chính là nhờ có sự phù trợ hết lòng của nhân dân hai phủ Hai

phủ cũng đã tiến cử lên trẫm nhiều người trung dung, hiển tài để giúp triều đình” [32, trl01]

Trang 20

Năm 1776, dưới thời Tây Sơn, phủ Quảng Nghĩa được đổi tên là phủ Hòa Nghĩa, kéo dài từ phía nam sông Bến Ván (Bản Tân) đến đèo Bình Đê và đặt dưới quyền quản

lý trực tiếp của vua Thái Đức - Nguyễn Nhạc Triều Tây Sơn chỉ tồn tại ngắn ngủi,

nhưng đã thực thi nhiều chính sách tiễn bộ, phù hợp với xu thé phat triển của đất nước, trong đó có phủ Hòa Nghĩa (Quảng Ngãi)

Từ sau khi vua Quang Trung - Nguyễn Huệ qua đời (1792), nhà Tây Sơn nhanh

chóng rơi vào khủng hoảng Những mâu thuẫn xã hội tạm thời lắng dịu do ảnh hưởng

và thanh thế của phong trào Tây Sơn trong buổi đầu dấy nghiệp cũng như tài năng, đức

độ của Nguyễn Huệ, đến lúc này đã bộc lộ trở lại và ngày càng trở nên gay gắt hơn

Thêm vào đó, những lục đục trong nội bộ vương triều, do những tham vọng cát cứ,

thâu tóm quyển lực của một số công thần, sự bắt tài, nhu nhược của Trung ương Hoàng

đế Nguyễn Nhạc, Đông Định vương Nguyễn Lữ, người kế vị Quang Trung là Quang

Toản, và nhất là sự phản kích liên tục của tập đoàn Nguyễn Ánh từ phía Nam khiến

nhà Tây Sơn trở nên suy yếu

Năm 1801, triều Tây Sơn sụp đổ Nguyễn Ánh lên ngôi vua (1802), thiết lập vương

triều Nguyễn, xây dựng và củng có quyền lực trên toàn cõi đất nước Tiểu kết

Quảng Ngãi là vùng đất có vị trí chiến lược quan trọng không chỉ về mặt quân sự mà cả về mặt kinh tế, chính trị, văn hóa Trên mảnh đất núi Ấn - sông Trà mà thiên

nhiên không mấy ưu đãi này, các thế hệ kế tiếp nhau sinh sống, đã lập nên những giá

trị văn hóa vật thể và phi vật thể mang đậm sắc thái địa phương, un đúc nên những con người lao động cần cù, sáng tạo, đánh giặc giỏi, thông minh, nhân hậu, thời nào cũng xuất hiện những nhà quân sự tài ba, những bậc anh hung hào kiệt như sách Đại Nam nhất thống chí chép: *Đắt bạc, dân chăm, tinh tằn tiện, không xa hoa, người quân tử thích việc nghĩa, giữ khí tiết Địa thế tuy hẹp mà khí mạch tốt, nên đời nào cũng có

Trang 21

người làm đến quan to chức trọng, bước đường thanh thản, trọn được danh vọng

[48, tr 356-357]

Vào thế kỷ XV - XVI, địa giới và dân cư Quảng Ngãi được dần ổn định Đến thế ky XIX, trai qua thời Gia Long, Minh Mạng, các vị vua đầu triều Nguyễn đã cố gắng

tô chức bộ máy hành chính các cấp nói liền giữa triều đình và các cấp cơ sở tạo thành

một hệ thống tương đối chặt chẽ Quảng Ngãi cũng như các miền đất khác, nhà Nguyễn đã thiết lập ở đây một bộ máy hành chính các cấp một cách hoàn chỉnh, tập trung, góp phần vào công cuộc ồn định kinh tế - xã hội nơi đây

Trang 22

CHƯƠNG 2

KINH TE QUANG NGAI DUOI TRIEU NGUYEN (1802-1885) 2.1 Nông nghiệp

2.1.1 Tình hình ruộng đắt

Vào thế kỷ XIX, ở Việt Nam, nông nghiệp là hoạt động chính và cung cấp tài

nguyên chính yếu Dưới thời nông nghiệp cực thịnh, phần ruộng đắt là quan trọng hơn

lẻ cả Dân gian trông cậy vào đó để sinh tồn và phát triển Triều đình nhờ đó thu thuế

nuôi quân và điều hành việc nước Ở Quảng Ngãi nửa đầu thế kỷ XIX vẫn tồn tại hai

loại hình sở hữu ruộng đất chủ yếu là công điền, công thổ (sở hữu nhà nước) và tư

điền, tư thổ (sở hữu tư nhân) Công điền công thổ lại chia ra hai loại: quan điền, quan

thổ và công điền, công thổ

Quan điền, quan thổ là những loại ruộng đất thuộc sở hữu nhà nước và do quan

chức quản lý như tịch điền, quan xá thổ, quân trại thổ, quan trại điền, quan đồn điền,

quan tiêu viên Đối với mỗi loại ruộng đất đó, quan chức quản lý theo những quy chế

mà triều đình đã định riêng cho mỗi loại Tựu trung về mặt sử dụng, thường chia làm hai phần: phần công dụng như quan xá thổ và phần dân dụng như quan trại điền Phần công dụng thì ít mà phần dân dụng thì nhiều.Song dân dụng thì phải đóng thuế, thuế này cao hơn thuế các loại công điền công thổ hay tư điền tư thổ [15, tr.10]

* Quan điễn, quan trại

Đây là loại ruộng ngụ lộc, thưởng lộc, chế lộc, quan điển, quan điền trang, quan

đồn điền, quan trai

Loại quan điền, quan trại phân bố chủ yếu ở các tỉnh miền Trung từ Nghệ An trở

vào, tuy nhiên số lượng không nhiều Ở Quảng Ngãi, loại này có tồn tại nhưng chiếm

Trang 23

tỷ lệ ít, theo địa bạ Quảng Ngãi lập năm Gia Long thứ 12 (1813) toàn diện tích thực canh ở Quảng Ngãi là 48.446 mẫu, trong đó quan điền chiếm 587 mẫu, quan thổ 6 mẫu [15, tr 91-92]

Nam 1822, Minh Mạng cho chuyển dần quan điền quan trại thành ruộng công làng

xã và đến giữa thế kỷ XIX cơ bản quan điền, quan trại không còn tổn tại nữa

* Din dién

Đồn điền là một hình thức khai hoang vốn xuất hiện từ thời Trần, nhà Lê phát triển

thêm một bước và tiếp tục duy trì cho đến nhà Nguyễn Trước năm 1802 trong qua

trình xây dựng lực lượng của mình, nhằm đốc thúc binh lính và nhân dân khai khẩn đất

hoang, Gia Long đã sáng lập ra các loại đồn điền mới Tinh thần đó được tiếp tục dưới

thời Nguyễn vào thế kỷ XIX

Kể từ 1802, các loại đồn điền vẫn duy trì khắp trên toàn quốc, kể cả Nam Kỳ, Trực Kỳ, Bắc Kỳ Ở miền Trung, năm 1804 các loại đồn điền do binh lính canh tác được mở thêm nhiều ở toàn hạt Quảng Ngãi trên cơ sở các liên cơ binh linh địa phương

Công điền, công thổ là những loại ruộng đắt thuộc sở hữu nhà nước và để cho xã

thôn quản lý theo quy định của triều đình như cách chia ra khẩu phần và thời gian phân

chia lại

Vào đầu thế kỷ XIX, một tình trạng chung là ruộng đất công làng xã bị thu hep

dan, Nam 1§52 khi được vua Tự Đức hỏi về ruộng công, ruộng tư ở các tỉnh, Thượng

thư bộ Hộ là Hà Duy Phiên tâu: “Thừa Thiên, Quảng Trị ruộng công nhiễu hơn ruộng

tư Quảng Bình thì ruộng công, ruộng tư bằng nhau.Còn các hạt khác thì ruộng tr

nhiều mà ruộng cơng Ít, tỉnh Bình Định lại càng ít hon” (59, tr238] Theo dia bạ

Quảng Ngãi thì ruộng đất công làng xã chỉ có 7.406 mẫu trong tổng số 48.446 mẫu

diện tích thực canh, chiếm tỉ lệ 15,29% [15, tr 91-92]

Trang 24

Ruộng đất công ở đây chiếm đa số một phần là do kết quả của công cuộc khai hoang mở đất lập làng từ các thế kỷ trước Tuy nhiên, tỷ lệ phân bố ruộng đất công

trong tỉnh cũng không đồng đều cho các huyện và các xã thôn, cụ thể là huyện Bình

Sơn trong tổng số diện tích ruộng thực canh 19.948 mẫu thì công quan điền thổ chỉ

chiếm hơn 2.765 mẫu (13,86%), tương tự huyện Chương Nghĩa công quan điển thổ là

1.502 mẫu trong tổng số 11.624 mẫu, chiếm tỷ lệ 12,92% và huyện Mộ Hoa công quan

điền thổ là 3.138 mẫu trong tổng số 16.873 mẫu (18,6%) [15, tr 92-93]

Theo Nguyén Dinh Dau, trong 230 làng còn địa bạ ở Quảng Ngãi thì có 60 làng có

dưới 100 mẫu ruộng đất và 20 làng có trên 500 mẫu ruộng đắt Còn 150 làng ở giữa, có

từ 100 đến 500 mẫu ruộng đắt Tiêu biểu như ở xã Đại Nham (Tổng Hạ, huyện Chương Nghĩa) có 6 mẫu và xã Vạn Phước Tứ (Tổng Thượng, huyện Mộ Hoa) có 1.532 mẫu, tức cách nhau tới 251 lần Những làng theo nghề đánh cá hay làm mắm muối tit nhiên

sẽ có ít ruộng đất Những làng ở ven biển hay gần rừng, có nhiều đất hoang nhàn mà ít

ruộng đất canh tác [15, tr 94]

Nhà Nguyễn đã có nhiều biện pháp nhằm bảo vệ ruộng đất công làng xã thành cơ sở kinh tế phù hợp với chế độ đương thời Để gia tăng diện tích, nhà Nguyễn không ngần ngại sung công ruộng đất tư, ruộng đất bỏ hoang, không thể cày cấy được làm công điền Các vua Nguyễn, nhất là vua Tự Đức đã đánh thuế ruộng công nhẹ hơn

ruộng tư và cùng với các chính sách tô thuế của nhà nước ở Quảng Ngãi cũng góp phần

cùng cổ công điền

"Xưa kia, tuyệt đại đa số dân ta sống theo nghề nông, tức phải có ruộng đất Quảng Ngãi tương đối không có nhiều ruộng đất nhưng sự phân bố giữa các cá nhân không đến nỗi quá chênh lệch Chế độ công điền, công thổ cũng là một định chế giúp cho người không có sản nghiệp được chia khẩu phần ruộng đất để làm ăn và cư ngụ

Trang 25

Tên xã thôn Diện tích công điện Diện tích tư điền

Thôn Đông Ngạn 56 mẫu 12 mẫu

Xã Lộ Bôi 231 mau 331 mẫu

Xã Miên Trường 224 mau 224 mẫu

Xã Nga Dân 146 mẫu 149 mẫu

[15, tr 98] Tự điền, tư thổ là loại ruộng đất không thuộc sở hữu nhà nước, mà thuộc tư nhân vừa sở hữu vừa quản lý, tự do mua đi bán lại, song phải khai báo để lập sé dia ba hay điền bạ Tư nhân có thể là cá nhân, là tộc họ, tập thể hay làng xã (bổn thôn điền, bổn thôn xã)

Bước sang thế kỷ XIX, ruộng tư có xu hướng phát triển và ngày càng có địa vị

thống trị Ở một số địa phương, ruộng đất công chỉ là một con số nhỏ bé Điều này có

nhiều nguyên nhân khác nhau

Nha nước là chủ sở hữu ruộng đất hoang trong nước và do nhu cầu của xã hội về

lương thực nên các triều đại phong kiến cho đến các địa chủ phong kiến đứng ra khai hoang Số ruộng khai hoang được phần lớn trở thành tư điền Hơn nữa, bọn quan lại chiếm đoạt ruộng đất công làng xã biến thành ruộng tư

Dau thé ky XIX, sở hữu tư nhân về ruộng đất ở Quảng Ngãi chiếm vị trí bao trùm

Theo ghi chép địa bạ của Nguyễn Đình Đầu, ruộng tư ở Quảng Ngãi là 41.040 mẫu,

chiếm tỷ lệ 84,71% [14, tr 91] Trong đó, huyện Bình Sơn là 17.182 mẫu chiếm tỷ lệ

86,14%, huyện Chương Nghĩa là 10.122 mẫu chiếm tỷ lệ 87,08% và huyện Mộ Hoa là 13.734 mẫu chiếm tỷ lệ 81,4% [15, tr 92-93]

Tuy nhiên, cũng giống như ruộng đất công, sự phân bố ruộng đất tư giữa các

huyện, xã, thôn ở Quảng Ngãi không giống nhau Những nơi có diện tích ruộng tư lớn: huyện Bình Sơn có Tổng Trung ruộng tư 9.925 mẫu (87,44%), thuộc Hà Bạc là 1.724 mẫu (90,27%); huyện Chương Nghĩa có Tổng Hạ ruộng tư 749 mẫu (96,65%), thuộc Đồn Điển là 2.256 mẫu (96,25%) và Tổng Hạ thuộc huyện Mộ Hoa là 1.588 mẫu (98,52%)

Trang 26

Tư hữu là xu hướng phát triển mang tính tắt yếu của lịch sử xã hội Viét Nam thé ky

XIX va Quang Ngai không nằm ngoài quy luật đó Bên cạnh những nơi có tỷ lệ ruộng

đất công ít ỏï tồn tại ở các vùng trong tỉnh còn có những nơi không còn ruộng đất công,

cu thé như ở Nội Phủ (huyện Bình Sơn) toàn bộ diện tích ruộng đất là 65 mẫu đều là tư điền [15, tr 187]; tương tự thuộc Hà Bạc, thuộc Hoa Châu của huyện Chương Nghĩa ruộng đất tư chiếm tuyệt đại đa số [15, tr 187] và huyện Mộ Hoa có thuộc Đồn Điền,

ruộng đắt tư là 521 mẫu chiếm tỷ lệ 100% [15, tr 264]

Nhìn chung, tư hữu hóa ruộng đất là xu thế phát triển của chế độ ruộng đất ở

Quang Ngãi thế kỷ XIX Phân hóa và tập trung ruộng đắt, dù ở nơi này hay nơi khác

trong tỉnh đã đạt trình độ khá cao Đó là kết quả của chính sách khai hoang cũng như

quá trình thâu tóm ruộng đất của giới cầm quyền

2.1.2 Nông nghiệp 2.1.2.1 Khai hoang

Cũng giống như các triều đại phong kiến khác, từ khi nhà Nguyễn lên cằm quyền đã luôn chú trọng đến công tác khai khẩn ruộng đất bỏ hoang.Suốt trong thời gian 1802 ~ 1885 vấn để khai hoang thường xuyên được triều đình đưa ra bàn bạc với những hình thức và biện pháp cụ thể.Mục đích chủ yếu của chính sách khai hoang dưới triều

Nguyễn là nhằm giải quyết nạn nông dân lưu tán, nguồn gốc của những cuộc khởi

nghĩa nông dân.Đồng thời nó còn bao hàm cả ý nghĩa về mặt quân sự.Thế kỷ XIX, nạn

nông dân xiêu tán ngày càng trở nên phổ biến.Chính vì vậy mà ruộng đất bỏ hoang

ngày càng nhiều.Bên cạnh đó, bọn quan lại, cường hào lại cướp đoạt ruộng đất của

nông dân, khiến cho họ không có tư liệu để sản xuất nên nạn đói thường xuyên xảy ra,

de doa cuộc sống của người nông dân.Để giảm bớt phần nào mâu thuẫn giữa triều đình

với nhân dân, mà chủ yếu là nông dân buộc nhà nước phong kiến phải tìm mọi cách để

mở rộng diện tích đất canh tác

Trang 27

Nay Nam, Nghĩa, Bình, Trị bồn tỉnh đã đệ trù sách vẻ, ta xem kỹ thì bọn

Lê Văn Giảng 26 tên, từ các tỉnh giải về Thừa Thiên tha xiŠng cùm cho lên sở

khai khẩn ở Tả Trạch Nguyên mở mang làm ruộng, đó là gia ân cho được an

toàn sinh mạng, nếu còn nhác nhớn, thì trọng trị, nếu trốn tránh bắt được thì xử tử không tha [74: MM, 56, tr 153]

'Vần đề khai hoang giữ một vị trí quan trọng trong chính sách nông nghiệp của nhà

Nguyễn Đứng về mặt quyền lợi bản thân, nhà nước phong kiến đây mạnh hoạt động

khai hoang là nhằm thỏa mãn nhu cầu xa xỉ của triều đình Hơn nữa, triều đình không thể làm ngơ trước hiện tượng nông dân bị cướp đoạt ruộng đất, bị nạn đói luôn luôn đe dọa.Vi thế mà nhà nước phải tích cực khai khẩn ruộng đắt bỏ hoang để mở rộng diện

tích canh tác Mặt khác để tăng thêm nguồn thu nhập cho nhà nước, tập trung ruộng đất

vào tay mình cũng như giải quyết những vấn đề xã hội, an ninh, quốc phòng Để

khuyến khích nhân dân tự động khai hoang đạt kết quả tốt, nhà Nguyễn đã có nhiều

hình thức thưởng phạt đối với những người khai hoang và cai mộ Lệ thưởng phạt cho

người khai hoang rất lớn Năm 1841, vua Thiệu Trị định lệ thưởng 20 quan tiền cho ai

mộ được 5 suất đỉnh, khai khẩn được 50 mẫu ruộng đất trở lên, thưởng 40 quan tiền

cho ai mộ được 10 suất đỉnh, khai khẩn được 100 mẫu ruộng đất hoang trở lên, thưởng

60 quan tiền cho ai mộ được 15 suất đỉnh, khai khẩn được 150 mẫu ruộng đất hoang trở lên [58, tr 180]

Cùng với khai hoang, việc phục hóa tận dụng những vùng đất ven sông, đồi núi

chưa canh tác trồng trọt đã được thực hiện một cách rộng khắp trong cả nước và ở

Quảng Ngãi là một ví du

‘Thang 5 nam Minh Mang thứ 12 (1831) nhà vua định lệ xét phủ, huyện khuyên dân trồng cây suốt trong cả nước, bên đường, bên bờ, bên sông, bờ

khe, rừng núi, phàm nơi nào bỏ hoang, cho phép ai mà khai khẩn trước, han trong ba năm coi số nhiều hay ít, công siêng hay nhác tâu lên nhà vua Nếu

Trang 28

đã đến ba năm mà đất còn bỏ hoang nhiều thời hạn tham nghỉ phạt, để phân

biệt kẻ siêng người nhac [52, tr 200]

Thế kỷ XIX công cuộc khẩn hoang của triều Nguyễn phát triển khá mạnh so với các thế kỷ trước.Theo thống kê của Bộ Hộ thì số công tư điền thổ năm Gia Long thứ 18

(1819) ở Quảng Ngãi hơn 60.000 mẫu [53, tr 1001] Theo sách Dai Nam Nhất Thống

Chí được viết vào thời Tự Đức thì số điền thổ toàn quốc là 4.617.343 mẫu ruộng đất công tư Trong đó ở Quảng Ngãi có hơn 50.934 mẫu, các thành quả kể trên cũng là một thành công lớn của sự kết hợp giữa nhà nước và nhân dân Tuy nhiên, đến thời Tự Đức chính quyền phong kiến đã có những biểu hiện thoái hóa, nhân dân lại nỗi lên chống đối triều đình, nạn nông dân lưu tán lại xảy ra nên số lượng ruộng đất bỏ hoang lại nhiễu thêm Tình hình đó đã làm cho đời sống của người nông dân không được cải

thiện

2.1.2.2 Thủy lợi

Trong sản xuất nông nghiệp, ông cha ta đã đúc kết “nhất nước, nhì phân, tam cần,

inh Quang Ngai được thành

lập, nhờ vào bộ máy chính quyền tương đối mạnh và ôn định, huy động được sức dân,

ng” Gắn liền với nông nghiệp là thủy lợi Từ khi

hệ thống thủy lợi ở Quảng Ngãi có sự phát triển đáng kể Nhiều sông đào, hồ đập, kênh

dẫn nước được xây dựng từ nguồn đầu tư của nhà nước và sự đống góp của nhân dân

như kênh Vĩnh Lợi ở Mộ Đức, đập An Sơn ở Tư Nghĩa, đập Bằu Cá ở Sơn Tịnh Đặc biệt là hệ thống guỗng xe lấy nước trên sông Trà Khúc và sông Vệ xây dựng bằng nguồn nhân lực trong dân, nhưng sự chăm lo của nhà nước bằng các chính sách ưu đãi về thuế, huy động nhân lực để bảo dưỡng, duy tu nên đã đáp ứng được nhu cầu cấp nước cho một diện tích đồng ruộng đáng kể

Một trong những kỳ tích trong công tác thủy lợi ở Quảng Ngãi là việc đặt các bờ xe nước trên sông Trà Khúc và sông Vệ Mỗi bờ xe nước có từ 3 đến 10 bánh rất lớn

Trang 29

sông Vệ và sông Trà Khúc Chính ở làng Bồ Đề (huyện Mộ Đức) trên sông Vệ đã tìm

thấy những guồng nước đầu tiên ở Quảng Ngãi

Dưới thời Nguyễn, các guồng xe nước ở Quảng Ngãi vẫn tiếp tục mở rộng phát

triển, thời Minh Mạng (1835) các guồng nước mới được lắp đặt trên sông Trà Khúc Để tạo điều kiện cho các guồng xe nước được dựng đặt, phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, các vua Nguyễn có chính sách ưu đãi như 1874 vua Tự Đức đã quy định cho làng Bồ Đề được vay 500 quan kẽm để dựng đặt xe nước Trước đó, năm 1870

quan bố chánh Quảng Ngãi là Nguyễn Thông dâng sớ tâu xin vua cho Bồ Đẻ, Năng

An và các làng lân cận được miễn thuế “biệt nạp” 80 quan đánh vào bờ xe nước Sớ tâu như sau: “Lại xét rằng hạt của thần thuế biệt nạp chỉ có ở thôn Đông Dương - xã Văn Lâm, Long Phụng, thôn Phước Lộc - xã Bồ Đề, xã Năng An phải nộp thuế guồng nước đồng viên hơn 80 quan Song nghề nông không cần gì bằng nước, việc đắp đập khơi ngòi là làm lợi cho dân dù tiêu tốn công quy triều đình cũng không tiếc, huống chỉ kẻ tiểu nhân tự lo lấy mà lại theo bắt nộp thuế sao?” [?]Vua Tự Đức cho miễn thuế

Tir xa xưa, người dân Quảng Ngãi đã biết đắp đập để ngăn mặn, giữ ngọt, đào kênh

lấy nước tưới cho đồng ruộng Dao sông là việc trọng đại nên sông đào không nhiễu,

nhưng việc đào kênh, đắp đập là việc vita tim của các làng xã, lại là việc bức bách của

vùng đồng bằng Quảng Ngãi có thế đất cao thấp khác nhau

Kênh Vĩnh Lợi còn có tên gọi khác là Đồng Giang, chảy qua các xã Đồng Giang, Hào Môn, Hải Châu, Vạn An, Tân Quan và Thái Bình, rồi rẽ vào phía đông sau lại đổi

vào sông Vệ Lòng sông quanh co bể hẹp, lâu ngày bị lắp, hóa thành đất bằng, nhà

nông gặp nhiều khó khăn

Năm Tân Mùi, niên hiệu Tự Đức (1871), nghị định theo lòng kinh cũ khai khẩn

dẫn nước vào tưới ruộng để giúp dân cày Phái viên của triều đình hội đồng với tri phủ

Tư Nghĩa là Trần Dự đo khối đất, thuê nhân công, đang làm dở thì bị khiển trách bỏ chức, công việc hầu phải xếp lại Rồi quan Đại Tư không Thượng thư Bộ Công là

Trang 30

Nguyén Văn Bính (người Bắc Ninh) tâu xin cho ông trở lại trông coi việc đào kinh cho

hoàn thành đến năm Nhâm Thân (1872) thi hoàn thành, trên kênh có đặt xe nước [69 tr.238]

Một trong những công trình thủy lợi đáng chú ý được xây dựng tại Quảng Ngãi là đập Ông Cá, sau gọi la dap Dinh Gia Đập do trung phò họ Nguyễn chủ trì xây dựng vào đời Lê Cảnh Hưng, tại làng Trà Bình Trại, huyện Bình Sơn (nay thuộc xã Tịnh ‘Tra, huyện Sơn Tịnh) Sau này ông Đỉnh Duy Tự (1807-1888) người làng Trà Bình Trại, đã từng làm quan đời vua Thiệu Trị, giữ chức Cung trung giáo tập tại cung đình

Huế, lúc 50 tuổi (1856) ông về hưu tại quê nhà và chịu trách nhiệm đứng ra tổ chức

dân làng đắp lại đập này Trong bài “Đinh Gia yến ký” tác giả Nguyễn Thông có chép: *Cụ Đinh chịu trách nhiệm xem địa hình, thủy thổ mở ra một dòng kênh lớn vòng quanh ba thôn Thạch Đông, Thạch Nội, Ngọc Trì Dựa theo dấu vết của đập cũ của ngài trung phò hầu mà tu sửa lại Bên mé bờ đập đục đá để làm mương phóng thủy, chảy xuống lại tổng Bình Trung và Bình Hạ các cụ phụ lão đôn đốc con cháu đi đấp

đập này, chỉ trong vòng 4 tháng là xong Từ thu sang đông mưa nguồn đột nhiên đỗ vẻ,

đập không hề bị sat Io Ruộng nương ba thôn được tắm đầy đủ.Những loại như hoa

sen, bẻo, ốc, hến, cua đem lại cho dân trong vùng một nguồn lợi lớn” [69, tr 240-241]

“Trong công cuộc trị thủy và thủy lợi ở Quảng Ngãi, dù là những công trình của nhà

nước hay của huyện, của xã thì người dân bao giờ cũng đóng vai trò quan trọng đầu

tiên Nhà nước và nhân dân cùng hợp sức, trong đó nỗi bật hơn hết là tính chủ động và

đoàn kết của nhân dân địa phương.Họ nhận thức được rằng việc xây dựng hệ thống

thủy lợi tốt thực sự mang lại lợi ích cho nghề nông, thuận lợi cho việc đi lại sản xuất,

buôn bán giữa các làng.Hơn thế nưa giao thương được thong suốt, góp phần đẩy mạnh

kinh tế nông nghiệp phát triển Mùa màng tốt tươi, phố chợ sằm uất Điều đó có tác

Trang 31

Quang Ngãi là một tỉnh nhỏ ở miễn Trung, điều kiện khí hậu, thời tiết, địa hình, kế

cả điều kiện sản xuất thô sơ, mà sản xuất ở Quảng Ngãi vẫn khó phát triển Để có thể

sinh tồn, người dân Quảng Ngãi đã phải chịu đựng cảnh thiếu thốn, lao động hết sức

mía đến

et

cực nhọc Quanh năm, suốt tháng hết lúa đến khoai, hết khoai đến mía,

bắp, trừ những trường hợp bắt khả kháng như lụt bão, hạn hán, không khi nào người

dan chiu dé đất nghỉ Do địa hình có đồng bằng, gò đồi xen kẽ nên nhiều khi trên cùng

một vùng mà nơi này gặt lúa, đầu kia cày ruộng, đẳng trước phạt mía, đằng sau cuốc

đất Nhà nông chăm lo trồng tia nhưng do đắt xấu nên hàng năm thu hoạch không được bao nhiêu, thường dùng khoai, đậu trộn lẫn vào cơm gạo mới đủ ăn

Sản phẩm chính của nông nghiệp Quảng Ngãi trong thời kỳ này là lúa, mía và các

loại cây trồng khác như: mì, khoai lang, đậu phụng, dâu tằm,

Ruộng thì có các loại: ruộng một vụ, hai vụ lúa, cũng có một ít ruộng ba vụ Các

giống lúa trong thời kỳ này chủ yếu là ba trăng, trì trì, tàu núp, chiêm ngự, bát nguyệt

Đây là những giống lúa địa phương có từ xa xưa, thích hợp với điều kiện tự nhiên của

nhiều vùng Ngoài ra còn có các giống lúa như xâu chuỗi, lúa vung, lúa tiễn, lúa cự, lúa

cúc, lúa bông rinh Các loại lúa này thường gieo trên các nương rẫy ở miền núi [71, tr 306]

Tủy theo địa hình và nguồn nước tưới mà cây lúa ở đồng bằng thường cấy vào

nhiều vụ khác nhau trong năm Thường thì tháng 2 gieo mạ cây lúa bát nguyệt, tháng 8

cấy lúa tàu núp, tháng 10 cấy lúa ba trăng, bông rinh, tháng 12 cấy lúa trì trì Ở miền

núi, người Hrê biết trồng lúa nước, biết làm các đập bổi để lấy nước tưới cho lúa Người Ca dong và người Cor làm nương rẫy là chủ yếu.Thường thì đầu tháng 6 dọn

nương, đốt rẫy chờ mưa giông tới trồng lúa, bắp [71, tr 306]

Bên cạnh cây lúa, cây mía dân dần phát triển và trở thành cây trồng đặc chủng

truyền thống của Quảng Ngãi Ngay từ thời nhà Nguyễn, triều đình có lệ hàng năm đặt

mua đường cát ở Quảng Ngãi Điều đó cho thấy nghề trồng mía, làm đường ở Quang

Trang 32

Ngãi thuộc loại bậc nhất trong nước thời bấy giờ Chẳng hạn, năm 1822 Nguyén Van

Hưng trấn thủ Quảng Ngãi tau: “Chúng ta đã mua được 100 tạ mật mía, giá mỗi tạ 2

quan, đựng vào 2515 chum, cho 13 chiếc thuyền chở ra kinh phụng nạp” [74: MM, 69,

tr 226]

Nghề trồng dâu nuôi tằm phát triển ở vùng bãi bồi ven các sông lớn như Trà Khúc, Phước Giang, Sông Vệ Từ tháng Giêng đến tháng 9, tháng nào cũng nuôi tằm được Tuy nhiên, vào mùa đông trời rét, lá dâu vàng rụng nên việc nuôi tằm thưa thớt Năm 1833, tuần phủ Quảng Nam - Quảng Ngãi là Đỗ Khắc Thư tâu báo: “Nuôi tằm, ươm thành tơ duge hon 100 can, dem ding”[55, tr 889]

2.2 Thủ công nghiệp

2.2.1 Quá trình hình thành và phát triển

Nghề thủ công ở Quảng Ngãi đã hình thành, tồn tại và phát triển khá sớm Dưới

thời vương quốc Chămpa, nghề khảm xà cừ đã khởi sắc Lê Quý Đôn trong Phi biên tạp lục: “Tại các nước Chiêm Thành, Cao Miên, những cái bàn, cái hộp đã được khảm xà cử, người ta lại đem khảm thêm thủy tỉnh nhỏ hình vuông vào, làm cho sắc xanh và sắc biết xà cử lại nổi bật lên” [18, tr 403]

Các nghề thủ công của người Việt ở Quảng Ngãi đã hình thành cùng lúc với sự di cư của người Việt đến mảnh đất này, khoảng cuối thế kỷ XV dưới thời nhà Lê Đến thời chúa Nguyễn nghề thủ công càng phát triển, trong đó nghề dệt vải và dệt lụa ở

Quảng Ngãi đã có tiếng vang nhất định: “Về phủ Quảng Nghĩa thì có xã Long Phụng

thuộc huyện Mộ Hoa theo lệ phải nộp thuế lụa là 2 tắm 7 thước S tắc 8 phân và được nộp tiễn thay thé là 11 quan 2 tiền 3 đồng” [1§, tr 405] Xã Thanh Hiếu thuộc huyện Mộ Hoa, cũng theo tỷ lệ phải nộp 1170 tấn vải trắng để thay thế việc nộp sưu và bắt

linh [18, tr 407] Đặc biệt là nghề nấu rượu và nghề làm mật đỏ ở Quảng Ngãi thời kỳ

này rất phát triển Phú biên rạp lục chép: “Xã Thanh Hiểu thuộc huyện Mộ Hoa hằng năm phải nộp cho Ty lệnh sử S chỉnh rượu; thôn Nghĩa Lập thuộc huyện Chương

Trang 33

Nghĩa hằng năm phải nộp 2.753 chỉnh, mật đỏ để khấu trừ các khoản tiền phải nộp va

730 chỉnh mật ấy để thể số thuế tô ruộng Ngồi ra, thơn ấy cịn phải nộp cho quan Cai trường 20 chinh mật ong đỏ nữa”[18, tr.425-426]

Nghề thủ công ở Quảng Ngãi hầu hết đều có nguồn gốc từ những nông dân miền

Bắc di cư vào Nam trong các thế kỷ XV, XVI va một bộ phận nhỏ từ người Hoa truyền

vào như nghề làm kẹo gương, nghề làm nhang; người Chăm truyền lại như nghề đóng thuyển, đan lưới Từ vùng Thanh — Nghệ - Tĩnh, người dan vào khai phá mở rộng vùng đất Quảng Ngãi mang theo một số nghề thủ công như nghề mộc, dệt chiếu, làm nón,

đan lát, đúc đồng, làm gốm, chế tác sừng đã kết hợp và phát triển các nghề đã có từ

trước (thời văn hóa Sa Huỳnh, văn hóa Chăm) trên vùng đất này, tạo nên các nghề

mang tính đặc thù của vùng đất xứ Quảng như gốm, đúc đồng, mía đường, mạch nha,

kẹo gương, chế tác đá, nuôi tằm, dệt vải, làm mắm, luyện sắt, sự kết hợp hài hòa và

quyện lẫn các nghề vào nhau mang tính chất đa tuyến này đã làm cho nghẻ thủ công ở

Quảng Ngãi trở nên phong phú, đa dạng, phù hợp với điều kiện yêu cầu ở địa phương,

làm giàu thêm đặc trưng bản sắc văn hóa một vùng kinh tế

Làng nghề thủ công cổ truyền tiêu biểu đã tồn tại và phát triển trên đất Quảng Ngãi hết sức đa dạng như: làng gồm (Mỹ Thiện, Bồ Đề, Thanh Hiếu, Chí Trung), xóm đan

(Tịnh Hà, Hành Đức), xóm chiếu (Thu Xà), làng đúc (Chú Tượng), xóm rèn (Tịnh Hà,

Tinh Minh) Cơ cấu của các làng nghề này được tổ chức khá chặt chẽ, các thành viên trong làng đều được tôn trọng, nâng đỡ và bảo vệ quyền lợi, người ta truyền đạt cho nhau những kinh nghiệm đề làm ra sản phẩm được tốt hơn, ít có hiện tượng giấu nghề

Hầu hết các làng nghề đều có một tổ nghề, người có công đầu tiên khai sinh nghề và

truyền lại cho các thế hệ sau Các nghề đều có ngày giỗ tổ nghề hàng năm, việc cúng

giỗ đều thống nhất một ngày và tự bản thân gia đình hành nghề lo cúng 2.2.2 Cúc làng nghề tiêu biễu

2.2.2.1 Nghề làm gốm

Trang 34

“Trên vùng đất Quảng Ngãi, nghề gốm đã có từ lâu đời, sản phẩm của nó gắn liền

với sinh hoạt hằng ngày của con người thuở xa xưa Vào thời tiền sử, cư dân văn hóa

Sa Huỳnh đã sản xuất đồ gốm với nhiều kiểu dáng đẹp, phong phú vẻ loại hình, đường

nét hoa văn sắc sảo, họa tiết trang trí công phu, đa dạng, đạt trình độ cao cả về kỹ thuật

và tạo dáng Đồ gốm sản xuất vào thời kỳ này bao gồm các loại: nỗi, bát bồng, bình cỗ

cao, vò gốm tang người chết, đồ minh khí Vào giai đoạn văn hóa Chămpa, đồ gốm có độ nung cao hơn, có loại nung thành sành, kỹ thuật trắng men nâu, men xanh ngọc, men vàng khá phổ biến trên các đồ dùng sinh hoạt như chén, đĩa, nỗi, vò

Tuy nhiên, đến thế kỷ XVI, XVII nghề gốm ở Quảng Ngãi mới phát triển mạnh,

song song với quá trình định cư của người Việt từ Bắc vào Theo Quảng Ngãi tỉnh chí

của Nguyễn Bá Trác, toàn tinh Quảng Ngãi có các lò gốm ở Mỹ Thiện (huyện Bình

Sơn), Đông Thành, Đại Lộc (huyện Sơn Tịnh), Thanh Hiếu, Chí Trung (huyện Đức

phô), Bồ Đề (huyện Mộ Đức) Những làng gốm này sản xuất các loại đồ dùng như vò,

hũ, nỗi, trả, vại, chậu với nhiều kiểu dáng đẹp [66, tr 114]

Trong các làng gốm ở Quảng Ngãi thì làng gốm ở Mỹ Thiện có nghề làm đồ gốm

phát triển nhất.Nơi đây đã sản xuất được những đồ gốm có tráng men từ thế kỷ XIX Làng gốm Mỹ Thiện nay thuộc địa phận thị tắn Châu Ơ, huyện Bình Sơn, nằm trên đường thiên lý Bắc ~ Nam (nay là Quốc lộ 1) cho nên việc buôn bán giao thương rất

thuận lợi Mặt khác, làng gốm lại nằm ven sông Trà Bông, sản phẩm xuất ra khỏi lò

được vận chuyển đi nơi khác rất dễ dàng bằng đường sông, xuôi dòng ra cửa Sa Cần,

hay ngược nguồn đến các làng miễn núi Xưa kia, gốm Mỹ Thiện (dân gian gọi là gốm

Châu Ô) đã có mặt khắp nơi trong tỉnh, ở các tỉnh lân cận như Quảng Nam, Đà Nẵng,

bắc Binh Dinh, Tây Nguyên Các sản phẩm vò, chum, chậu kiểng tráng men giả cô Mỹ

Thiện đã có khá nhiều ở thị trường Hàng năm, vào ngày mùng 9 tháng Giêng (Âm

lịch), khi bắt đầu khởi công hành nghề, cùng một lúc các lò tổ chức cúng tổ nghẻ theo

hình thức cúng riêng rẽ Mỗi lò (gọi là khẩu lò) gồm các thợ lò và bạn lò đứng ra cúng

Trang 35

San phẩm gốm xuất lò có các loại: chum lớn loại 100 lít, ghè loại 60 lít, ché rượu

cần, chậu kiêng, thạp, hũ, bùng binh (hũ đựng tiền tiết kiệm), bình hoa, nỗi, ấm chè, cối

tiêu Ngoài gốm thông thường, làng gốm Mỹ Thiện còn sản xuất các loại gốm tráng

men Men sử dụng để tráng có các loại men nâu đen, men vàng và men nâu sành.Men

được chế tạo từ đồng, chì, đá son Các chất này thường được pha trộn, nếu muốn màu

vàng thì loại bỏ đồng, màu men nâu thì tăng hàm lượng chỉ 2.2.2.2 Nghề đúc đồng

Giai thoại về chuông thần ở chùa Thiên Án có nói đến chiếc chuông lớn ở chùa này

xuất hiện vào năm Minh Mạng thứ 7 (1826) hoặc có thể sớm hơn [76, tr 93] Bên cạnh tính chất huyền thoại của câu chuyện, một sự thật hàm chứa trong đó mà ta có thể rút ra: tác giả của chiếc chuông lớn nỗi tiếng này không ai khác hơn là những người thợ đúc, những nghệ nhân tài hoa của làng Chú Tượng, thuộc xã Đức Hiệp, huyện Mộ

Đức Phần ghi chú về Quảng Ngãi trong tập L` Annam en 1906 đề chép:

Ở làng này

(tức Chú Tượng) người ta làm ra các đồ đồng khá to lớn, vì vậy quả chuông lớn ở chùa Thiên Án cao gần Im và đường kính 0.5m đã được đúc ở Chú Tượng” (71, tr 382]

Sản phẩm của nghề đúc đồng ở Chú Tượng xưa rất đa dạng về chủng loại, mẫu mã,

hình dạng Thời ấy chưa có đồ gia dụng bằng nhôm hay đồ nhựa như sau này nên sản

phẩm đúc đồng ở đây đã cho ra các loại hàng phục vụ ăn uống, sinh hoạt như các loại nỗi (từ nồi 1 đến nỗi 7), nồi bung, các loại muỗng (ăn cơm), bình rượu, khuôn bánh thuẫn, mâm trệt, mâm quỳ (để dọn cơm, nhồi bột bánh), các loại thau chậu, ống nhỗ

nước cốt trầu, ơi trầu Về đồ thờ phổ biến có đèn thờ, lư hương, chuông chùa lớn và chuông nhỏ tụng kinh, tượng phật Về công cụ sản xuất thì có đúc khuôn làm ngói, đúc hoa văn trang trí, khuy cho bàn, tủ Về

(cho vùng cao) Theo bài vẻ thợ đúc còn lưu truyền, có thể làng Chú Tượng xưa kia

ấu Tùy theo tính chất của đồ dùng

cụ nghệ thuật thì đúc chiêng, công

còn đúc đạn, đúc súng, là các loại vũ khí chiết

và khiếu thẩm mỹ của từng nghệ nhân mà sản phẩm đúc Chú Tượng có nhiều hình dạng và mẫu mã khác nhau như đèn thờ có các loại đèn lùn, đèn cao, lư hương thì có

Trang 36

thé tao dáng và ngăn vạch thắng quanh thân, cũng có thể đắp thêm hình long ly quy

phượng Các sản phẩm đúc đồng ở Chú Tượng đã chứng tỏ người thợ ở đây có tay

nghề rắt cao, tập trung nhất ở các loại chuông đông

Quy trình công nghệ của nghề đúc là quy trình thủ công, có thể nói tóm tắt với các

công đoạn chính là: nặn đất sét làm khuôn đúc, nấu chảy đồng, đồ vào khuôn rồi làm

nguội

Chính nhu cầu của xã hội và trình độ tay nghề của nghệ nhân thời đó mà sản phẩm đồ đồng Chú Tượng đã mang tính chất hàng hóa Các sản phẩm của làng Chú Tượng đã bán đi khắp trong và ngoài tỉnh.Các sản phẩm đúc như nỗi, đặc biệt là chiêng, công còn được đúc ra để bán lên miễn ngược Làng Chú Tượng gần sông Thoa và sông Vệ, rất thuận tiện để giao thông xuôi ngược Thung lũng sông Vệ là một trong những cửa ngõ chính trong tỉnh, có thể đi lại bằng đường sông lẫn đường bộ, để buôn bán giữa

người kinh và người Thượng Điều này dẫn đến hệ quả, các sản phâm đúc đồng ở làng

Chú Tượng hầu như có mặt ở mọi vùng trong tỉnh và cũng được khách buôn các tỉnh

lân cận mua về Các nghệ nhân, thợ đúc làng Chú Tượng còn hành nghề đúc ở các tỉnh

bạn và kinh thành Huế

Nghề đúc ở Quảng Ngãi có nguồn gốc lâu đời và hết sức phát triển, đã hình thành các làng đúc chuyên nghiệp, tiêu biểu là làng Chú Tượng Nghề đúc đồng đã đem lại đời sống sung túc cho nhân dân làng Chú Tượng Người dân làng Chú Tượng rất tự

hào về điều ày, nên đã có một bài vè dân gian, trong đó có câu: “Thợ đúc, thợ đúc,

trong nhà phú túc” [67, tr 90]

2.2.2.3 Nghề dệt chiếu

Chiếu là loại đồ dùng sinh hoạt thông thường luôn gắn bó và không thể thiếu được

với con người và “Trong tất cả nhà cửa của Đàng Trong, dù nghèo nàn đến đâu đi nữa,

người ta cũng giữ ba cách ngồi.Cách thứ nhất, kém hơn cả là ngồi trên chiếu trải trên

Trang 37

hay dây da căng thẳng có trải chiếu nhỏ và mịn hơn dành cho người đáng quý hơn

(7, tr 52]

Nghề dệt chiếu ở Quảng Ngãi có từ lâu đời Nghề này đã theo chân những người

nông dân Thanh Hóa vào vùng đất xứ Quảng từ thế kỷ XV Tuy nhiên, sự quần tụ để

hình thành làng sản xuất hàng hóa, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng lại diễn ra vào khoảng

thời gian tiếp theo Dia ban có làng nghề dệt chiếu là vùng ven biển Quảng Ngãi, như các làng Thu Xà, Phú Thọ (xã Nghĩa Hòa, Nghĩa Phú, huyện Tư Nghĩa), Cổ Lũy (xã Tịnh Khê, huyện Sơn Tịnh), các làng phía đông nằm ven biển các huyện Đức Phổ, Bình Sơn Nơi đâu có con người canh tác và làm được nguyên liệu cho nghề, đó là cây cói Cói là loại cây thảo, mọc ở vùng đắt trũng thấp dọc ven biễn, loại cây này có bộ rễ

phát triển mạnh, mọc um tùm, thân dài vươn cao Khi cây cói có chiều cao từ 1 — 1,4m,

người ta bắt đầu thu hoạch đem về nhà chẻ ra phơi khô thành sợi Nếu chiếu có nhiều

màu thì sợi cói phải trải qua công đoạn nhuộm với các màu xanh, đỏ, nâu, vàng

Sau khi chuẩn bị xong nguyên liệu, người thợ còn tiến hành dựng khung dệt

Khung dệt chiếu cấu tạo gồm các bộ phận: trục, con ngựa, trân, khổ Sản phẩm chiếu

đa dạng, gồm các loại chiếu đơn, mỏng, dệt đơn giản; chiếu nhiều màu dệt công phu.Tắm chiếu khi nhuộm phải lựa chọn các màu sắc hài hòa.Chiếu nhiều màu thường

day, phải dệt bằng loại “khổ” khác Chiếu đơn thường có kích thước từ 0,8-],2m (chiều

ngang), chiếu đôi nhiều màu có kích thước từ 1,2-1,6m (chiều ngang) [67, tr 70]

Để in hình lên chiếu, người thợ dùng khuôn in trổ, đúc bằng đồng chạm thủng, mô

tả các hình hoa lá, đường viên, hình con vật

Ở làng chiếu Thu Xà, các sản phẩm vừa được bày bán tại Thu Xà, vừa được các thương nhân thu mua và đem đi tiêu thụ ở nhiều nơi, nhất là các tỉnh phía nam, rất

được người tiêu dùng ưa chuộng

2.2.2.4 Nghề làm kẹo gương

Trang 38

Trong dân gian Quảng Ngãi có câu: "Kẹo gương Thu Xà, Mạch nha Thi Phổ” Đó là những câu nói trong việc giới thiệu đặc sản quê hương của người Quảng Ngãi Kẹo gương có nguồn gốc từ Thu Xà: *Cách đây vải trăm năm, trên bước đường phiêu dạt,

mưu sinh một số Hoa kiều vùng Quảng Đông bị gid tip vào Quảng Ngãi Đường về cố quốc thì muôn trùng cách trở và qua tìm hiểu thấy đây là xứ sở của mía đường, dân hiền hòa, sẵn lòng cưu mang đùm bọc, lại thuận bề sông nước, họ bèn dựng nhà định cur, làm kẹo gương lập nghiệp [75, tr 52]

Thu Xà là nơi cư trú của người Minh Hương gốc Quảng Đông, Phúc Kiến, Hải

Nam, Triều Châu vào định cư nơi đây vào khoảng cuối thế kỷ XVII, bước sang đầu thế

ky XVIII Những người Quảng Đông định cư mang theo nghề làm kẹo gương Theo tiếng Quảng Đông, kẹo gương gọi là “pôly thừng”, có nghĩa là loại kẹo đẹp và trong

suốt như gương

Nguyên liệu sản xuất kẹo gương là đường bạch hoặc đường kết tỉnh, bên cạnh đó còn có các nguyên liệu phụ như mè, đậu phông, mỡ heo, chanh, trứng gà Dụng cụ chế biến kẹo gương gồm xoong, chảo nấu, dao cắt và vá đánh cho đường thành kẹo.Quy trình sản xuất của kẹo gương phải qua nhiều công đoạn.Người thợ cho đường vào

chảo, đỗ nước đun sôi để đường hòa tan, rồi cho vào chảo nước trứng gà để vớt bỏ

những tạp chất trong đường và nấu cho đến khi nước đường chuyển thành màu trong

suốt thì ngừng lại.Người thợ múc cho vào thùng chứa lớn để nấu dần Giai đoạn tiếp

theo là chế biến kẹo gương Người thợ lấy một xoong đồng đỗ nước đường vào, dun

vừa lửa, lấy vá sên đường trở thành chất đặc, trong giai đoạn này cho nước chanh vào

Sau đó người thợ đồ đường sang chảo khác, ở chảo này mạch nha và mỡ heo được cho

vào, khuấy đều để khỏi bị sít cháy, khoảng chừng 2 giờ sau, bằng trực giác cảm nhận

thấy nước đường “tới”, người ta bê chảo ra khỏi lò Bấy giờ người thợ đỗ vào chảo

đậu phông rang bóc vỏ sẵn Mè được rải đều lên trên bàn gỗ hoặc tắm nhôm

dày.Đường từ xoong đổ ra, rồi trải đều lên bàn gỗ đã được rắc mè sẵn, người thợ dùng dao xén thành miếng vuông vức

Trang 39

Nếu không có nghề gia truyền thì về kỹ thuật chế biến, kẹo gương khó đạt chất lượng cao Chẳng hạn, kỹ thuật rang mè, đậu phộng sao cho vừa chín tới Nhiệt độ để đường chín tới thành kẹo phải xác định chính xác thì mới cho ra sản phẩm kẹo gương

hoàn hảo, đạt tiêu chuẩn: trắng, trong, giòn và thơm Kẹo gương trên thị trường rất

được khách hàng mến mộ và ưu ái bởi giá cả phải chăng, kẹo hợp vệ sinh, tính thẩm mỹ cao và thơm ngon

2.2.2.5 Nghệ làm đường muỗng

Quảng Ngãi là xứ sở của mía đường Trồng mía và chế biến đường từ mía là một

bộ phận quan trọng của nghề nông gắn kết với tiểu thủ công nghiệp.Đường muỗng là

loại đường cô đặc từ nước ép ra từ cây mía (gọi là nấu đường) và cho kết tủa trong các

muỗng (hay muống) bằng đất nung hình chõ Người địa phương có thói quen nhắc đến những loại đường muỗng gắn liền với địa điểm sản xuất ra nó, ví dụ: đường Suối Bùn (huyện Nghĩa Hành), đường Bình Mỹ (huyện Bình Sơn), đường Trà Bình (huyện Trà Bồng), đường Thọ Lộc (huyện Sơn Tịnh)

Ba khâu quan trọng của nghề làm đường muỗng là ép mía, nấu đường và ra muỗng Tương ứng với ba khâu là ba “bộ” dụng cụ: che, chảo và các thùng long, bộ

lọc, vợt, muỗng

Quy trình làm đường muỗng truyền thống bao gồm các bước:

Ep mia: Mia được róc sạch, đưa vào che ép (qua 3 Lin), ba đem phơi khô để làm

chất đốt, nước mía gọi là chè, dùng lường đưa nước mía vào chảo

“Thắng đường: Thắng đường là cô đặc nước mía thành đường sacoroza, chủ yếu

gồm hai giai đoạn và phần hậu ky

Giai đoạn 1: Đun nước mía sôi lần thứ nhất trong chảo, bỏ một ít vôi vào lần thứ

nhất, vớt bọt Khi sôi lên long nước “chè một” Chè trong long dùng một chổi bằng ra

Trang 40

đánh cho chạy vòng theo kim đồng hồ rồi để một thời gian cho đất, cáu lắng xuống

day Nước mía lúc này gọi là “chè hai”

Giai đoạn 2: Cho *chè hai” xuống lại chảo cô đặc thành mật Khi mật dẻo và dỡ gáo chè lên thấy ở đáy mật quánh và rơi xuống theo hình cánh dơi Ăn thử thấy dính rang là có thể đưa ra muỗng Ở giai đoạn này, người ta thêm vôi, dầu phụng nhiễu ít tùy theo chất đất trồng mía, thời tiết, mía non hay đã đúng kỳ Đường có “ra cát” (kết tỉnh) hay không là tùy theo cách "xử lý kỹ thuật” ở giai đoạn này Quá lửa, đường khét, non lửa, “yếu cát” Tắt cả đều phụ thuộc vào kinh nghiệm của người nấu đường

Ra muỗng: Mật đường đã được đưa ra muỗng, người thợ để cho đường mật nguội dần và kết tủa; trong lúc đó thỉnh thoảng có những tác động phụ thúc day quá trình kết tủa, làm cho hạt tỉnh thể lớn, kết tỉnh đều Khi đỗ đường vào muỗng, người thợ đỗ ở hiệp thứ nhất không cho đường đầy muỗng Hiệp sau người thợ mới làm cho muỗng

đường đầy lên mặt

Hậu kỳ: Đường nguội đem về nhà úp mặt xuống nên đất và lắc đều để khối đường

rơi khỏi muỗng, khối đường rời khỏi muỗng xong ngửa nguyên muỗng đường đặt lên

một cái chum để rút mật vào chum Dé mật ra sạch, đường trắng, người ta đỗ một lớp bùn non lên mặt đường (có khi là chuối giã dập) để phần nước của đường hoặc của chuối đây dần xuống dưới

Khi đã rút hết mật (khoảng 7-10 ngày) người ta ra đường.Đem phơi đường nguyên

khối ngoài nắng rồi sau đó chặt thành từng khối nhỏ mà trong đó nhất thiết phải có hai

phan roi riêng mặt đường và đít muỗng Mặt đường trắng hơn, người ta gọi là đường

trắng hay đường bạch, phần đít muỗng còn chứa nhiều mật, người ta gọi là đường đen

2.2.2.6 Nghề làm mắm

Làm mắm là nghề nỗi tiếng từ lâu ở vùng duyên hải miễn Trung Những cánh đồng

muối rộng mênh mông ở Sa Huỳnh, Tịnh Hòa, cá cơm, cá nục, cá trích xuất hiện nhiều

Ngày đăng: 31/08/2022, 16:22

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w