1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Các nhân tố ảnh hưởng đến sự chấp nhận chuyển đổi số của các công ty thiết bị điện tại thành phố hồ chí minh

123 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Chấp Nhận Chuyển Đổi Số Của Các Công Ty Thiết Bị Điện Tại Thành Phố Hồ Chí Minh
Tác giả Nguyễn Thị Thanh Thảo
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Lê Thái Hòa
Trường học Trường Đại Học Mở Thành Phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Quản trị kinh doanh
Thể loại luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2023
Thành phố TP. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 123
Dung lượng 1,84 MB

Nội dung

Với việc chấp nhận chuyển đổi số, đó là quá trình mà người nhân viên thay đổi nhận thức của bản thân để đáp ứng được việc áp dụng việc số hóa giúp cho doanh nghiệp thích nghi với sự thay

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

∞0∞

NGUYỄN THỊ THANH THẢO

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN

SỰ CHẤP NHẬN CHUYỂN ĐỔI SỐ CỦA CÁC CÔNG TY THIẾT BỊ ĐIỆN TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH

TP HỒ CHÍ MINH, NĂM 2023

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

∞0∞

NGUYỄN THỊ THANH THẢO

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN

SỰ CHẤP NHẬN CHUYỂN ĐỔI SỐ CỦA CÁC CÔNG TY THIẾT BỊ ĐIỆN TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Mã số chuyên ngành : 8340101

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC : TS NGUYỄN LÊ THÁI HÒA

TP HỒ CHÍ MINH, NĂM 2023

Trang 3

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

TÓM TẮT iii

ABSTRACT iv

DANH MỤC HÌNH v

DANH MỤC BẢNG vi

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT vii

1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 8

1.1 Bối cảnh nghiên cứu và tính cấp thiết của đề tài 8

1.1.1 Tổng quan về các công ty thiết bị điện 8

1.1.2 Bối cảnh nghiên cứu thực tiễn 8

1.1.3 Bối cảnh nghiên cứu lý thuyết 10

1.1.4 Tính cấp thiết của đề tài 11

1.2 Mục tiêu nghiên cứu 13

1.2.1 Mục tiêu nghiên cứu tổng quát 13

1.2.2 Mục tiêu nghiên cứu cụ thể 13

1.3 Câu hỏi nghiên cứu 14

1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 14

1.4.1 Đối tượng nghiên cứu 14

1.4.2 Phạm vi nghiên cứu 14

1.5 Thiết kế nghiên cứu 14

1.6 Những đóng góp của nghiên cứu 15

Trang 4

2 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 18

2.1 Lý thuyết nền của nghiên cứu 18

2.2 Lược khảo các nghiên cứu trước 19

2.3 Các khái niệm nghiên cứu chính 23

2.3.1 Chuyển đổi số (Digital Transformation) 23

2.3.2 Sự chấp nhận chuyển đổi số (Acceptance of digital transformation) 24

2.4 Phát triển giả thuyết nghiên cứu và mô hình nghiên cứu 25

2.5 Tóm tắt Chương 2 29

3 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 30

3.1 Quy trình nghiên cứu 30

3.2 Thiết kế thang đo khái niệm nghiên cứu 40

3.3 Phương pháp lấy mẫu 42

3.4 Kết quả nghiên cứu định tính 43

3.5.1 Kết quả phỏng vấn trực tiếp các nhà quản lý 43

3.5.2 Kết quả thảo luận nhóm tập trung (focus group) 48

3.5 Tóm tắt chương 3 50

4 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 51

4.1 Đặc điểm mẫu nghiên cứu định lượng chính thức 51

4.2 Kiểm định độ chệch phương pháp chung (CMB) và tính phân phối chuẩn của dữ liệu 53

Total Variance Explained 54

Bảng 4.3 Đánh giá phân phối chuẩn dữ liệu 55

4.3 Kiểm định thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach alpha 56

4.4 Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA 57

4.5 Kết quả phân tích CFA cho mô hình đo lường 59

Bảng 4.6: Hệ số tin cậy tổng hợp và phương sai trích 59

4.6 Kiểm định các giả thuyết nghiên cứu bằng mô hình SEM 63

4.7 Kết quả kiểm định ước lượng bằng bootstrap 65

4.8 Kiểm tra sự khác biệt giữa nhóm nhân viên và quản lý bằng mô hình phân tích đa nhóm 65

Trang 5

4.9.1 Bàn luận mục tiêu số 1 67

4.9.2 Bàn luận mục tiêu số 2 68

4.9.3 Bàn luận mục tiêu số 3 69

4.9.4 Bàn luận câu hỏi nghiên cứu cụ thể số 4 70

4.10 Tóm tắt chương 4 70

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN, HÀM Ý VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU TƯƠNG LAI 72 5.1 Kết luận 72

5.2 Hàm ý về mặt lý thuyết và quản trị 73

5.2.1 Hàm ý về mặt lý thuyết 73

5.2.2 Hàm ý về mặt quản trị 73

5.2.2.1 Hàm ý quản trị về nhân tố lợi ích tương đối cảm nhận 74

5.2.2.2 Hàm ý quản trị về nhân tố Khả năng tương thích cảm nhận 75

5.2.2.3 Hàm ý quản trị về nhân tố Rào cản cảm nhận 76

5.2.2.4 Hàm ý quản trị về nhân tố Yêu cầu quy trình xử lý thông tin 77

5.2.2.5 Hàm ý quản trị về nhân tố Kiến thức chuyển đổi số 77

5.2.2.6 Hàm ý quản trị về nhân tố Áp đặt từ môi trường bên ngoài 78

5.2.2.7 Hàm ý quản trị về nhân tố Áp lực từ đối thủ cạnh tranh 79

5.3 Các hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo 79

TÀI LIỆU THAM KHẢO 81

PHỤ LỤC 85

PHỤ LỤC 01: DÀN BÀI PHỎNG VẤN ĐỊNH TÍNH 86

PHỤ LỤC 02: DÀN BÀI THẢO LUẬN NHÓM (FOCUS GROUP) 87

PHỤ LỤC 03: BẢNG CÂU HỎI KHẢO SÁT ĐỊNH LƯỢNG 90

PHỤ LỤC 04 94

PHỤ LỤC 05: KẾT QUẢ PHÂN TÍCH EFA 97

PHỤ LỤC 06 102

PHỤ LỤC 07 104

PHỤ LỤC 08: KẾT QUẢ PHÂN TÍCH DỮ LIỆU ĐA NHÓM 106

Trang 6

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

KHOA ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC

GIẤY XÁC NHẬN

Tôi tên là : Nguyễn Thị Thanh Thảo

Tôi đồng ý cung cấp toàn văn thông tin luận án/ luận văn tốt nghiệp hợp lệ về bảnquyền cho Thư viện trường đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh Thư viện trường đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh sẽ kết nối toàn văn thông tin luận án/ luận văn tốt nghiệp vào hệ thống thông tin khoa học của Sở Khoa học và Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh

Ký tên

Nguyễn Thị Thanh Thảo

Trang 7

Ý K1ÉN CHO PHÉP BẢO VỆ LUẬN VĂN THẠC sĩ

CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG ĐẢN

Giâng viên hướng dần: TS NGƯYẺN LÊ THÁI HÒA

Học viên thực hiện: Nguyễn Thị Thanh Thảo Lớp: MBA019A

Tên đề tài: "Các nhân tố ảnh hường đến sự chấp nhận chuyển đổi số của các công ty thiết bị điện tại Thành phổ Hồ Chí Minh"

Ý kiến của giáo viên hướng dẫn về việc cho phép học viên được bảo vệ luận văn trước Hội

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày thảng năm 2023

Trang 8

Tôi cam đoan rằng luận văn đề tài "Các nhân tố ảnh hưởng đến sự chấp nhận chuyển đổi số của các công ty thiết bị điện tại Thành phố Hồ Chí Minh" do chính tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn của TS Nguyễn Lê Thái Hòa

Ngoại trừ những tài liệu tham khảo được trích dẫn trong luận văn này, tôi cam đoan rằng toàn phần hay những phần nhỏ của luận văn này chưa từng được công bố hoặc được sử dụng để nhận bằng cấp ở những nơi khác

Không có sản phẩm/nghiên cứu nào của người khác được sử dụng trong luận văn này mà không được trích dẫn theo đúng quy định

Luận văn này chưa bao giờ được nộp để nhận bất kỳ bằng cấp nào tại bất kỳ trường đại học hoặc cơ sở đào tạo khác

Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2023

Nguyễn Thị Thanh Thảo

Trang 9

Cuối cùng, tôi xin cám ơn tất cả các anh chị học viên các lớp MBA019A, MBA019B; các anh chị đã hỗ trợ tôi trong quá trình thực hiện và hoàn thiện luận văn này

Trân trọng cám ơn./

Trang 10

TÓM TẮT

Nghiên cứu này nhằm mục tiêu xác định và định lượng tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến sự chấp nhận chuyển đổi số Dựa vào mô hình công nghệ - tổ chức - môi trường TOE, đề tài này xác định được 8 nhân tố bao gồm: Lợi thế tương đối cảm nhận, Khả năng tương thích cảm nhận, Kiến thức chuyển đổi số, Áp đặt từ môi trường bên ngoài, Rào cản cảm nhận, Quy trình xử lý thông tin và Áp lực từ đối thủ Mức độ tác động này được kiểm chứng qua 394 nhân viên và cán bộ quản lý tại các công ty thiết

bị điện trên địa bàn Tp Hồ Chí Minh, Việt Nam thông qua hình thức khảo sát trực tuyến bằng Google Form Bằng phương pháp phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính SEM để kiểm định mô hình nghiên cứu và các giả thuyết đề ra, kết quả nghiên cứu cho thấy, nhân tố Lợi thế tương đối cảm nhận, Khả năng tương thích cảm nhận, Kiến thức chuyển đổi số và Áp đặt từ môi trường bên ngoài có tác động trực tiếp và ý nghĩa lên sự chấp nhận chuyển đổi số trong đó yếu tố Kiến thức chuyển đổi số chi phối mạnh mẽ nhất Ngoài ra, thông qua kiểm định đa nhóm, nghiên cứu cũng cho thấy rằng: nhóm nhân viên chỉ xem trọng nhân tố Kiến thức chuyển đổi số trong khi nhóm cán bộ quản lý còn quan tâm đến Khả năng tương thích cảm nhận, Áp đặt từ môi trường bên ngoài, và Rào cản cảm nhận Sau cùng, nghiên cứu đã kết luận và trình bày hàm ý quản trị cho các công

ty thiết bị điện nhằm xây dựng lộ trình chiến lược chuyển đổi số cho doanh nghiệp và kiến nghị với Chính phủ và định hướng nghiên cứu tiếp theo

Trang 11

ABSTRACT

This research aims to identify and examine the impact of influencing factors on digital transformation acceptance Based on Technology – Organization – Environment framework (TOE) and previous research, this thesis has recognized eight factors including Perceived Benefit, Perceived Combability, Perceived Barrier, Information Process Requyrement, Knowledge Competency, Imposition from Environment and Competitive Pressure The impact was examined through 394 staffs and managers in Electrical Equypment Companies in Ho Chi Minh city via Google Form By Structural Equaling Model to analyse proposed research model and hypotheses, the result was revealed that Perceived Benefit, Perceived Combability, Knowledge Competency and Imposition from Environment influenced directly and significantly on digital transformation acceptance in which Knowledge Competency had the strongest impact Furthermore, the result of multi – group analysis showed that staff group highly appreciated Knowledge Competency factor while manager group was interested in Perceived Combability, Imposition from Environment and Perceived Barrier as well Lastly, the research has concluded and presented managerial implications for Electrical Equypment Companies in Ho Chi Minh city in order to build for digital transformation way and propose some recommendations for the government and future research direction

Trang 12

DANH MỤC HÌNH

Hình 2.1 Mô hình nghiên cứu của Kuan và Chau (2001) 21

Hình 2.2 Mô hình nghiên cứu của Huy và Filiatrault (2006) 22

Hình 2.3 Mô hình nghiên cứu của Ghobakhloo và Ching (2019) 23

Hình 2.4: Mô hình nghiên cứu của Lee, Falahat, và Sia (2021) 23

Hình 2.5: Mô hình nghiên cứu của Hằng và Toàn (2022) 24

Hình 2.6 Mô hình nghiên cứu đề xuất 30

Hình 3.1 Quy trình nghiên cứu 33

Trang 13

DANH MỤC BẢNG

Bảng 3.1 Danh sách mẫu tham gia phỏng vấn sâu 29

Bảng 3.2 Danh sách người tham gia thảo luận nhóm 30

Bảng 3.3 Các chỉ tiêu CFA 34

Bảng 3.4 Bảng thang đo các khái niệm nghiên cứu trước 37

Bảng 3.5 Kết quả điều chỉnh các phát biểu thang đo khái niệm nghiên cứu 46

Bảng 4.1 Đặc điểm mẫu khảo sát định lượng 49

Bảng 4.2 Kiểm tra một yếu tố của Harman 52

Bảng 4.3 Đánh giá phân phối chuẩn dữ liệu 52

Bảng 4.4: Kết quả đo lường hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha 53

Bảng 4.5 Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA 55

Bảng 4.6: Hệ số tin cậy tổng hợp và phương sai trích 57

Bảng 4.7: Bảng các trọng số chuẩn hóa của kết quả phân tích CFA 58

Bảng 4.8: Ma trận tương quan 60

Bảng 4.9: Kết quả kiểm định giả thuyết 61

Bảng 4.10: Kết quả ước lượng bằng bootstrap (N = 2000) 62

Bảng 4.11: Sự khác biệt các chỉ tiêu tương thích (khả biến và bất biến theo nhóm nhân viên và quản lý) 63

Bảng 4.12: Sự khác biệt trong mô hình khả biến 64

Bảng 5.1: Giá trị trung bình biến quan sát lợi ích tương đối cảm nhận 71

Bảng 5.2: Giá trị trung bình biến quan sát Khả năng tương thích cảm nhận 72

Bảng 5.3: Giá trị trung bình biến quan sát Rào cản cảm nhận 73

Bảng 5.4: Giá trị trung bình biến quan sát Yêu cầu quy trình xử lý thông tin 74

Bảng 5.5: Giá trị trung bình biến quan sát Kiến thức chuyển đổi số 75

Bảng 5.6: Giá trị trung bình biến quan sát Áp đặt từ môi trường bên ngoài 75

Bảng 5.7: Giá trị trung bình biến quan sát Áp lực từ đối thủ cạnh tranh 76

Trang 14

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

AMOS Analysis of moment structures Phần mềm sử lý số liệu thống

kê thế hệ hai CFA Confirmed factor analysis Phân tích nhân tố khẳng định

CGC Consumer generate content Nội dung do người tiêu dùng tự

tạo

EFA Exploratory factor analysis Phân tích nhân tố khám phá KMO Kaiser – Meyer-Olkin Measure of

Sampling Adequacy

Đo lường sự phù hợp của mẫu theo KMO

PCA Principal Component Analysis Phép trích thành phần cơ bản RMSEA Root Mean Square Error

Approximation

Ước lượng sai số bình phương trung bình gốc

SEM Structural equation model Mô hình cấu trúc tuyến tính SMC Squared Multiple Correlations Tương quan bội bình phương SPSS Statistical package for social

Trang 15

1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

Nhằm giới thiệu tổng quan nghiên cứu của luận văn, Chương Một trình bày lần lượt các nội dung chính sau đây: (1) bối cảnh nghiên cứu và lý do chọn đề tài, (2) mục tiêu nghiên cứu, (3) đối tượng và phạm vi nghiên cứu, (4) phương pháp nghiên cứu, (5) những đóng góp chính của nghiên cứu, (6) bố cục của luận văn

1.1 Bối cảnh nghiên cứu và tính cấp thiết của đề tài

1.1.1 Tổng quan về các công ty thiết bị điện

Các công ty thiết bị điện trong nghiên cứu này được hiểu là bao gồm (1) các công

ty làm công tác thí nghiệm, kiểm định, thử nghiệm, sửa chữa thiết bị điện có thể kể đến như Công ty Thí nghiệm Điện Miền Nam, Công ty Thí nghiệm Điện lực TP.HCM, Trung tâm Kiểm định đo lường chất lượng, Công ty Vinasino, các công ty thí nghiệm điện tư nhân, …; (2) các công ty kinh doanh máy móc, thiết bị điện như Công ty Cổ phần cơ điện Thủ Đức, Công ty Cadivi, …; các hãng sản xuất thiết bị điện như Siemens, ABB, Schneider, …

1.1.2 Bối cảnh nghiên cứu thực tiễn

Thế giới đã trải qua bốn cuộc cách mạng công nghiệp với sự khởi đầu là sự ra đời của đầu máy hơi nước vào thế kỷ XVIII Cùng với sự bùng nổ và phát triển mạnh mẽ của mạng internet, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư (CMCN 4.0) diễn ra trong những năm gần đây chính là cuộc cách mạng cho một nền sản xuất thông minh dựa trên những thành tựu đột phát trong các lĩnh vực công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ nano, …, trong đó sự hỗ trợ của các nền tảng công nghệ kỹ thuật số, internet vạn vật IoT (Internet of Things), hệ thống điện toán đám mây, các hệ thống kết nối giữa thế giới thực

và thế giới ảo Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư tạo ra những thay đổi toàn diện

về mặt kinh tế - xã hội trên phạm vi quốc gia, khu vực và toàn cầu; tác động của nó đến tất cả lĩnh vực của đời sống xã hội ở các mức độ khác nhau đã mở ra những cơ hội, đồng thời cũng đặt ra vô số thách thức cần giải quyết cho mỗi quốc gia (Tinogroup, 2021) Chính phủ cũng đã ban hành "Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030" theo Quyết định số 749/QĐ-Ttg ngày 03 tháng 6 năm 2020 với mục tiêu cơ bản là phát triển chính phủ số, nâng cao hiệu quả, hiệu lực hoạt động; phát triển kinh tế số, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế và phát triển xã hội số, thu hẹp khoảng cách số

Trang 16

Dữ liệu được thu thập tự động, tích lũy và được phân tích bằng các phương pháp mới, từ đó nâng cao hơn nữa việc hỗ trợ ra quyết định ở các cấp độ cải tiến quy trình nghiệp vụ, thay đổi mô hình tổ chức đến các chiến lược trong doanh nghiệp (Tập đoàn Điện lực Việt Nam, 2021) Ngoài ra, chuyển đổi số còn làm cho mọi hoạt động của doanh nghiệp được kết nối với nhau theo một thể thống nhất, dữ liệu trở thành tài sản trọng yếu của doanh nghiệp Mọi hoạt động, quy trình vận hành của doanh nghiệp đã được chuyển hóa thành hình thức dữ liệu kỹ thuật số và được các doanh nghiệp phân tích, khai thác thông qua công cụ phân tích dữ liệu lớn (Big data) sẽ tạo ra nguồn lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp và không một doanh nghiệp nào có thể nằm ngoài xu hướng vận động của quá trình chuyển đổi số Để quá trình này diễn ra một cách hiệu quả, các doanh nghiệp cần hiểu rõ mục tiêu chiến lược cụ thể và có sự đầu tư hợp lý cho các công cụ hỗ trợ chuyển đổi số (Tập đoàn Điện lực Việt Nam, 2021)

Những rào cản trong quá trình chuyển đổi kỹ thuật số như thiếu kỹ năng số và nhân lực (17%), thiếu nền tảng công nghệ thông tin đủ mạnh để cho phép chuyển đổi kỹ thuật

số (16,7%), thiếu tư duy kỹ thuật số hoặc các thách thức về văn hóa kỹ thuật số trong doanh nghiệp (15,7%) (Hệ thống thông tin thống kê khoa học và công nghệ, 2021) Báo cáo của Cisco & IDC năm 2020 về mức độ trưởng thành số của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại 14 quốc gia thuộc khu vực châu Á - Thái Bình Dương cho thấy: 31% doanh nghiệp đang ở giai đoạn đầu của chuyển đổi số, giảm 8% so với năm 2019; 53% các doanh nghiệp đang trong giai đoạn quan sát, tăng 3% so với năm 2019; 13% doanh nghiệp trong giai đoạn thách thức và 3% các doanh nghiệp đã bước vào giai đoạn trưởng thành, tăng lần lượt 4% và 1% so với năm 2019

Theo Văn phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) khảo sát trên 400 doanh nghiệp ở tất cả các quy mô cho thấy, sau đại dịch, các doanh nghiệp Việt Nam cũng

đã bắt đầu nhận thức và ứng dụng các công nghệ số vào các khâu như quản trị nội bộ, bán hàng, marketing, logistics, sản xuất, và thanh toán Có tới 98% doanh nghiệp kỳ vọng

có sự thay đổi trội trong hoạt động sản xuất, kinh doanh khi thực hiện chuyển đổi số, trong

đó lớn nhất là khả năng giúp giảm chi phí, chiếm tỷ lệ hơn 71%, giúp doanh nghiệp giảm giấy tờ (chiếm 61,4%), nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ (chiếm 45,3%)

Tập đoàn EVN đã nhận định rằng các nhiệm vụ chuyển đổi số của Tập đoàn đề ra trong đề án giai đoạn 2021 – 2022 đã cơ bản hoàn thành ở mức cao Cụ thể là kết

Trang 17

quả thực hiện các nhiệm vụ chuyển đổi số của toàn Tập đoàn đạt bình quân là 93,45%, đến hết năm 2022 đã có 98% mục tiêu đạt kế hoạch đề ra Trong đó, lĩnh vực Quản trị nội

bộ hoàn thành đạt 99,85% mục tiêu, lĩnh vực ĐTXD hoàn thành 100%, lĩnh vực Sản xuất đạt tỷ lệ 91,39%, lĩnh vực KD&DVKH đạt 100% các mục tiêu, lĩnh vực VT&CNTT đạt 70% chỉ tiêu Các công ty thiết bị điện trong nghiên cứu này vừa bao gồm các công ty thí nghiệm, kiểm định, sửa chữa, bảo trì, xây lắp trực thuộc Tập đoàn EVN vừa gồm các công ty thiết bị điện tư nhân Có thể nói các công ty này đều là đơn vị kỹ thuật mang tính đặc thù; máy móc, thiết bị phục vụ công tác thường là thiết bị chuyên dụng, sử dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại để đảm bảo chất lượng công tác và thiết bị điện khi đưa vào vận hành Với sự phát triển nhanh chóng của kỹ thuật học máy, trí tuệ nhân tạo thì nguy cơ các máy móc cũ trở nên lạc hậu và doanh nghiệp cần có kế hoạch để đổi mới công nghệ, đáp ứng yêu cầu của phát triển

Ba yếu tố quyết định chuyển đổi số thành công chính là con người, thể chế và công nghệ Nói như vậy để hiểu rằng vai trò của con người trong quá trình chuyển đổi số là vô cùng quan trọng, nó quyết định sự thành công hay thất bại của chuyển đổi số Trong đó, thách thức lớn nhất chính là thay đổi thói quen của người dùng trong môi trường số hóa từng phần hoặc toàn diện trong hoạt động của doanh nghiệp Kế tiếp, việc xây dựng nhận thức và nhận thức đúng đắn cho con người trong doanh nghiệp cũng là một trong những việc đòi hỏi đầu tư nhiều công sức, thời gian và cả nguồn tài lực nữa Với việc chấp nhận chuyển đổi số, đó là quá trình mà người nhân viên thay đổi nhận thức của bản thân để đáp ứng được việc áp dụng việc số hóa giúp cho doanh nghiệp thích nghi với sự thay đổi nhanh chóng, không ngừng của các công nghệ mới trong lĩnh vực, môi trường hoạt động

và tự tạo ra những lợi thế cạnh tranh độc nhất so với các đối thủ cạnh tranh Đồng thời có những giải pháp phù hợp nhằm cải thiện hoặc loại bỏ các yếu điểm làm tổn hại đến quy trình, gây cản trở cho sự phát triển của tổ chức Ta thấy rõ rằng cần phải thực hiện chuyển đổi số để tận dụng được các ưu thế của nó mang lại để đạt được các mục tiêu quản trị doanh nghiệp đã đề ra và đòi hỏi sự thống nhất từ các cấp lãnh đạo, quản lý đến từng người nhân viên trong tổ chức chứ không phải việc của bất kỳ một cá nhân, một tập thể nào

1.1.3 Bối cảnh nghiên cứu lý thuyết

Nghiên cứu của Van Laar và cộng sự (2017) cho thấy số lượng bài viết về trình độ

kỹ thuật số được thực hiện và đo lường trong lực lượng lao động còn khá hạn chế

Trang 18

Đồng thời, trình độ kỹ thuật số của nhân viên và đặc điểm cá nhân của họ cũng là những thành phần quan trọng trong việc hỗ trợ nhân viên hướng đến chuyển đổi số tại nơi làm việc (Selimović và cộng sự, 2021) Ngoài ra, mặt hạn chế của kỹ năng kỹ thuật số tại nơi làm việc đã được Oberländer và cộng sự (2020) chỉ ra nằm ở bản chất thay đổi nhanh chóng của chính nó Bởi lẽ, kỹ năng kỹ thuật số được gắn liền với việc phát triển không ngừng của các tiến bộ khoa học công nghệ thông qua việc bổ sung thêm các công

cụ mới, ứng dụng mới để làm thay đổi cách làm việc của chúng ta Do đó, kết quả các nghiên cứu kỹ năng kỹ thuật số cần được áp dụng kịp thời, mang tính linh động để có thể thích nghi với môi trường làm việc luôn thay đổi và phải hướng đến yếu tố những kỹ năng cần thiết cho các công việc trong tương lai

Ulas (2019) khẳng định mục đích chính của quá trình chuyển đổi số là thiết kế lại hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bằng việc sử dụng các công nghệ kỹ thuật số, đạt được các lợi ích như cải thiện năng suất, giảm chi phí và đổi mới Đối với các doanh nghiệp thì trở ngại trong việc chuyển đổi số chính là thiếu hụt ngân sách bởi chi phí đầu

tư cũng như chi phí hoạt động cao, không thể hiểu được công nghệ internet, sự bất tiện của lĩnh vực, bảo mật dữ liệu, mối quan tâm về quyền riêng tư, phát triển công nghệ, không đủ thông tin liên quan đến tiêu chuẩn kỹ thuật số, không nhận thức được lợi ích của việc số hóa, có vấn đề về kết nối, thiếu việc làm đủ tiêu chuẩn Sự thật là các mô hình kinh doanh truyền thống đang dần biến mất và được thay thế bởi các mô hình kinh doanh mới linh hoạt, có thể thay đổi ngay lập tức, có phản ứng theo thời gian thực đối với thói quen của người tiêu dùng và dựa trên kiến thức Các doanh nghiệp có thể thực hiện phân tích lợi ích chi phí của các công nghệ kỹ thuật số và nhận thức được rằng các công nghệ đó là rất quan trọng Có thể nói rằng những người có thể nổi lên trong thời đại kỹ thuật số đang gia tăng nhanh chóng, chính là con người và các doanh nghiệp vừa

và nhỏ theo kịp thời đại công nghệ đó Với những lập luận như vậy, người viết cho rằng các doanh nghiệp cần có những đầu tư đúng đắn nhằm cải thiện các kỹ năng khởi nghiệp để tạo tiền đề cho việc giúp doanh nghiệp của mình có thể dễ dàng tiếp cận, thực hiện chuyển đổi số thành công và đạt được hiệu quả hoạt động doanh nghiệp được hưởng lợi ích mà quá trình chuyển đổi số đem lại

1.1.4 Tính cấp thiết của đề tài

Trong những năm gần đây, những nghiên cứu học thuật về lĩnh vực chuyển đổi số

và các kỹ năng cần thiết trong thời đại số đã được thực hiện trong nhiều bối cảnh

Trang 19

nghiên cứu khác nhau, đã cung cấp các góc nhìn đa dạng về nội dung này Tuy nhiên, tại Việt Nam thì vẫn chưa có nhiều nghiên cứu trong lĩnh vực này, đặc biệt là trong bối cảnh các nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến sự chấp nhận chuyển đổi số của doanh nghiệp khi họ bắt đầu thực hiện quá trình chuyển đổi số trong mọi hoạt động sản xuất kinh doanh

Theo số liệu nội bộ tác giả thu thập được thì trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay có 19 công ty thiết bị điện trực thuộc Tập đoàn Điện lực Quốc gia Việt Nam với tổng số lao động là 3.124 người và khoảng hơn 170 đơn vị tư nhân hoạt động thử nghiệm, sửa chữa thiết bị Có thể nói, các công ty thiết bị điện này có những nét đặc thù riêng

và phạm vi hoạt động là ở lĩnh vực kỹ thuật Vì vậy, với số lượng người lao động ở các công ty này đủ để có thể đại diện cho để thực hiện nghiên cứu về sự chấp nhận chuyển đổi số của các công ty thiết bị điện trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh

Chuyển đổi số đang là xu hướng chung cho các doanh nghiệp không kể quy mô, đang diễn ra trên phạm vi toàn cầu Bên cạnh đó, Việt Nam đang có nền tảng hạ tầng

cơ sở cơ bản phục vụ quá trình chuyển đổi số đồng thời Chính phủ Việt Nam đã xác định tầm nhìn, thúc đẩy quá trình thực hiện về chuyển đổi số; các doanh nghiệp nắm bắt xu hướng, chấp nhận đầu tư để chuyển đổi mọi khía cạnh của hoạt động sản xuất kinh doanh của họ để trở thành doanh nghiệp số

Về khía cạnh học thuật, các nghiên cứu về lĩnh vực chuyển đổi số nói chung vẫn còn chưa nhiều

Vai trò của con người trong quá trình chuyển đổi số là vô cùng quan trọng, nó quyết định sự thành công hay thất bại của chuyển đổi số Trong đó, thách thức lớn nhất chính là thay đổi thói quen của người dùng trong môi trường số hóa từng phần hoặc toàn diện trong hoạt động của doanh nghiệp Kế tiếp, việc xây dựng nhận thức và nhận thức đúng đắn cho con người trong doanh nghiệp cũng là một trong những việc đòi hỏi đầu tư nhiều công sức, thời gian và cả nguồn tài lực nữa Bên cạnh đó, do bản thân tôi cũng đang làm việc trong một công ty thiết bị điện và cũng phần nào nhận thấy được những thay đổi của tổ chức trong quá trình thực hiện số hóa các quy trình công việc, ứng dụng các chương trình số hóa để tăng năng suất lao động, hiệu quả quản trị doanh nghiệp, v.v… nên mong muốn được thực hiện nghiên cứu để hiểu rõ thêm về các

Trang 20

nhân tố ảnh hưởng sự chấp nhận chuyển đổi số đến các đơn vị này trong bối cảnh chuyển đổi số đang là xu thế phát triển của các doanh nghiệp

Với đối tượng nghiên cứu là sự chấp nhận chuyển đổi số và đối tượng khảo sát là những người đang giữ vị trí quản lý, cán bộ công nhân viên chức, người lao động các công ty thiết bị điện, ta có được một cái nhìn tổng quát hơn về các yếu tố tác động đến sự chấp nhận chuyển đổi số Thông qua đó, Công ty có thể đề xuất được các giải pháp cải thiện mức độ chuyển đổi số, cải thiện nhận thức chuyển đổi số cho người lao động, hoàn thiện quy trình làm việc theo hướng số hóa cũng như thiết kế các chương trình đào tạo phù hợp để đạt được mục đích quản trị, đề ra các chiến lược phù hợp để phát triển

Từ những vấn đề về lý luận và thực tiễn nêu trên, người viết lựa chọn đề tài "Các

nhân tố ảnh hưởng đến sự chấp nhận chuyển đổi số của các công ty thiết bị điện tại Thành phố Hồ Chí Minh" để thực hiện luận văn trình độ thạc sĩ

1.2 Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1 Mục tiêu nghiên cứu tổng quát

Mục tiêu chung khi thực hiện đề tài này chính là nhằm xác định tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến sự chấp nhận chuyển đổi số tại các công ty thiết bị điện trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, và từ đó đề xuất các hàm ý quản trị

1.2.2 Mục tiêu nghiên cứu cụ thể

Từ mục tiêu chung được trình bày bên trên thì một số mục tiêu cụ thể đặt ra đối với việc nghiên cứu đề tài như sau :

(1) Xác định các yếu tố ảnh hưởng sự chấp nhận chuyển đổi số tại các công ty thiết

bị điện trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh (lợi thế tương đối cảm nhận, khả năng tương thích, rào cản cảm nhận, yêu cầu quy trình xử lý thông tin, kiến thức về chuyển đổi

số, áp đặt từ môi trường bên ngoài, áp lực từ đối thủ cạnh tranh) trong bối cảnh chuyển đổi số của ngành điện

(2) Xác định mức độ tác động của các nhân tố ảnh hưởng gồm lợi thế tương đối cảm nhận, tính tương thích cảm nhận, sự phức tạp cảm nhận, kiến thức về chuyển đổi số, nhận thức cấp quản lý về chuyển đổi số, các tác nhân thay đổi bên ngoài, áp lực từ đối tác, áp lực từ đối thủ cạnh tranh đến sự chấp nhận chuyển đổi số

(3) So sánh sự khác biệt trong nhận thức giữa hai nhóm nhân viên và quản lý về mức độ tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến việc chấp nhận chuyển đổi số

Trang 21

(4) Đề xuất các giải pháp cho nhà quản trị thông qua kết quả nghiên cứu nhằm gia tăng sự chấp nhận chuyển đổi số

1.3 Câu hỏi nghiên cứu

(1) Các nhân tố nào ảnh hướng đến sự chấp nhận chuyển đổi số tại các tại các công ty thiết bị điện trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh?

(2) Mức độ ảnh hưởng của những nhân tố này đến sự chấp nhận chuyển đổi số tại các công ty thiết bị điện trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh như thế nào?

(3) Liệu có sự khác biệt trong nhận thức giữa hai nhóm nhân viên và quản lý về mức độ tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến việc chấp nhận chuyển đổi số?

(4) Nhà quản trị cần làm gì để gia tăng sự chấp nhận chuyển đổi số tại các đơn

vị tại các công ty thiết bị điện trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh?

1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

1.4.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu là sự chấp nhận chuyển đổi số tại các công ty thiết bị điện trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh

Đối tượng khảo sát: nhân viên (bao gồm cả cán bộ quản lý) tại các công ty thiết bị điện trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh

1.4.2 Phạm vi nghiên cứu :

Về nội dung: Đề tài nghiên cứu tập trung xác định các yếu tố tác động đến sự chấp nhận chuyển đổi số tại các công ty thiết bị điện trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh

Về không gian: Nghiên cứu được giới hạn trong nhóm nhân viên (bao gồm cả cán

bộ quản lý) tại các công ty thiết bị điện trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh

Về thời gian: Nghiên cứu được thực hiện từ Tháng 04 năm 2023 đến Tháng 10 năm 2023

1.5 Thiết kế nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu của đề tài này thể hiện qua phương pháp luận, cách tiếp cận và thiết kế nghiên cứu

Phương pháp luận của nghiên cứu của luận văn này là hệ nhận thức khoa học thực chứng với phương pháp/ quy trình suy diễn Phương pháp suy diễn (Lý thuyết – Thực trạng – Giải pháp) có nghĩa là dựa trên các cơ sở lý thuyết mô hình Công nghệ - Tổ chức – Môi trường (TOE) được sử dụng từ các nghiên cứu trước để đưa ra mô hình

Trang 22

và các giả thuyết nghiên cứu Kế tiếp là thu thập dữ liệu định lượng trong bối cảnh nghiên cứu là tại các công ty thiết bị điện trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh trong quá trình chuyển đổi số để kết luận về mô hình và các giả thuyết nghiên cứu đề ra Cuối cùng

là trình bày về ý nghĩa thực tiễn của đề tài và đề xuất các giải pháp nhằm gia tăng sự chấp nhận chuyển đổi số tại các công ty thiết bị điện trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh

Do người viết thực hiện việc nghiên cứu đề tài theo định hướng nghiên cứu với phương pháp suy diễn, do đó kết hợp cả nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng Nghiên cứu định tính là để khám phá vấn đề và bổ sung cho nghiên cứu định lượng; còn nghiên cứu định lượng dùng để kiểm định mô hình và kết luận vấn đề

Nghiên cứu định tính được thông qua phỏng vấn chuyên gia và thảo luận nhóm với các đối tượng là cấp quản lý các công ty đã nêu bên trên

Đối tượng khảo sát là nhân viên (bao gồm cả cán bộ quản lý) tại các công ty thiết

bị điện trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh

Nghiên cứu định lượng được tiến hành bằng kỹ thuật khảo sát với quy mô mẫu là

300 mẫu nhằm đánh giá lại và kiểm định các thang đo khái niệm nghiên cứu, mô hình

và các giả thuyết nghiên cứu Phương pháp chọn mẫu phi xác suất - mẫu thuận tiện được dùng với cách tiếp cận đối tượng qua khảo sát trực tuyến và ngoại tuyến

Dữ liệu được xử lý bằng phần mềm SPSS phiên bản 24 và AMOS phiên bản 24.0 để đánh giá độ tin cậy của thang đo thông qua các hệ số Cronbach's Alpha (CA), phân tích nhân tố khám phá EFA, nhân tố khẳng định CFA và kiểm định giả thuyết nghiên cứu bằng mô hình cấu trúc tuyến tính SEM

1.6 Những đóng góp của nghiên cứu

Về mặt lý thuyết, người viết kỳ vọng nghiên cứu này có một số đóng góp về

nghiên cứu sự chấp nhận chuyển đổi số của các doanh nghiệp thuộc ngành điện với bối cảnh nghiên cứu là tại các công ty thiết bị điện trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh Với

sự phát triển nhanh và mạnh của làn sóng cuộc cách mạng công nghiêp lần thứ tư sẽ khiến các doanh nghiệp dù ít hay nhiều cũng phải tham gia vào quá trình đó; và đề tài này đã có đóng góp một phần nhỏ trong việc tìm hiểu các yếu tố ánh hưởng đến sự chấp nhận chuyển đổi số Qua lược khảo các nghiên cứu trước đây có thể kể đến các yếu tố như lợi thế tương đối cảm nhận, khả năng tương thích, rào cản cảm nhận, yêu cầu quy trình xử lý thông tin, kiến thức về chuyển đổi số, áp đặt từ môi trường bên

Trang 23

ngoài, áp lực từ đối thủ cạnh tranh Kế tiếp, đó là việc xây dựng mô hình nghiên cứu thể hiện các mối quan hệ ảnh hưởng đến sự chấp nhận chuyển đổi số Cuối cùng, với viêc thiết kế nghiên cứu gồm cả nghiên cứu định tính và định lượng cũng góp phần làm cho nghiên cứu được sâu sắc hơn nhờ vài trò đi trước của nghiên cứu định tính để khám phá, bổ sung vấn đề cho quá trình nghiên cứu định lượng phía sau được thực hiện đầy đủ để có thể kết luận vấn đề

Về khía cạnh thực tiễn, nghiên cứu đề tài này có những đóng góp đối với các nhà

quản trị tại các doanh nghiệp đang và sắp thực hiện quá trình chuyển đổi số như sau:

Thứ nhất, kết quả nghiên cứu giúp các nhà quản trị xác định được mức độ tác động

của những yếu tố này lên sự chấp nhận chuyển đổi số của doanh nghiệp như thế nào từ

đó đề ra các giải pháp để gia tăng các yếu tố có ảnh hưởng tốt đến sự chấp nhận chuyển đổi số và hạn chế các yếu tố có ảnh hưởng chưa tốt

Thứ hai, thông qua việc xác định, cải thiện các yếu tố ảnh hưởng đến sự chấp nhận

chuyển đổi số Từ đó, nhà quản trị có thể giám sát, điều chỉnh kịp thời các kế hoạch, chương trình đang triển khai; đề xuất bổ sung các nội dung chưa có để đạt được mục tiêu

đề ra

1.7 Bố cục của luận văn

Luận văn nghiên cứu gồm 05 chương với nội dung sơ bộ như sau:

Chương 01: Giới thiệu

Trình bày cơ sở hình thành luận văn, các mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, giới thiệu về phạm vi, đối tượng nghiên cứu, trình bày phương pháp nghiên cứu và ý nghĩa nghiên cứu của luận văn

Chương 02: Cơ sở lý thuyết

Trình bày những lý thuyết nền, kết quả lược khảo các nghiên cứu trước có liên quan đến sự ảnh hưởng của các yếu tố đến sự chấp nhận chuyển đổi số trong bối cảnh nghiên cứu tại các công ty thiết bị điện trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh; từ đó đề xuất

mô hình nghiên cứu và các giải thuyết nghiên cứu

Chương 03: Phương pháp nghiên cứu để kiểm định thang đo lường và các giả thuyết trong mô hình đề xuất

Tóm lược mô hình cấu trúc tuyến tính SEM, thiết kế nghiên cứu, thang đo, các khái niệm nghiên cứu, đánh giá sơ bộ và giới thiệu nghiên cứu chính thức

Trang 24

Chương 04: Phân tích dữ liệu và kết quả nghiên cứu

Đánh giá thang đo, giả thuyết nghiên cứu và mô hình nghiên cứu bằng các phép

đo lường phù hợp

Chương 05: Ý nghĩa và kết luận

Trình bày tóm tắt kết quả nghiên cứu đạt được từ đó đề xuất các giải pháp giúp cho các doanh nghiệp đưa ra được những chương trình, nội dung đào tạo nhằm cải thiện, nâng cao sự chấp nhận chuyển đổi số của các nhân viên Từ đó thúc đẩy năng suất của doanh nghiệp ngày một tốt hơn, đáp ứng được các yêu cầu mà quá trình chuyển đổi số đặt ra

Trang 25

2 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU

Chương 1 đã giới thiệu về tổng quan nghiên cứu, nội dung chính trong chương

2 nhằm khái quát hóa cơ sở lý thuyết dựa trên các quan điểm lý luận của các học giả

và các công trình nghiên cứu thực nghiệm trong và ngoài nước Nguồn dữ liệu với các bài báo khoa học đều có chỉ số ISI hoặc scopus được tra cứu từ các nền tảng ResearchGate, Springer, Elsevier, Taylorandfrancis và sciencedirect Bằng phương pháp tổng lược khảo

lý thuyết theo hệ thống (systematic review) kết hợp với phương pháp phân tích nội dung (content analysis), phương pháp phân tích trích dẫn (citation analysis) và phương pháp phân tích từ khóa (keyword analysis), luận văn xác định được cách tiếp cận các khái niệm nghiên cứu và mô hình nghiên cứu Phần tiếp theo của Chương 2 gồm: Lược khảo các nghiên cứu trước liên quan, lý thuyết nền của nghiên cứu, các khái niệm nghiên cứu chính, phát triển giả thuyết và mô hình nghiên cứu

2.1 Lý thuyết nền của nghiên cứu

Nghiên cứu này sử dụng khung lý thuyết dựa Mô hình Công nghệ - Tổ chức – Môi trường (Technology – Organization -Environment Framework – TOE)

Mô hình Công nghệ - Tổ chức – Môi trường (TOE) được phát triển bởi Tornatzky, Fleischer và Chakrabarti (1990) để kiểm định việc ứng dụng các sản phẩm và dịch vụ công nghệ thông tin ở cấp độ tổ chức, doanh nghiệp Lý thuyết này ngày càng trở thành một quan điểm lý thuyết được phổ biến rộng rãi trong các nghiên cứu về khả năng ứng dụng công nghệ thông tin Tornatzky và cộng sự (1990) đã đưa vào các biến số công nghệ, tổ chức và môi trường, điều này đã tạo ra lợi thế cho mô hình TOE so với các mô hình khác về ứng dụng công nghệ nhằm tạo giá trị từ đổi mới công nghệ Ngoài ra, mô hình TOE không bị hạn chế bởi quy mô của tổ chức cũng như đặc điểm của ngành hàng/dịch vụ Do đó, lý thuyết TOE cung cấp một bức tranh toàn diện giải thích việc ứng dụng công nghệ của một tổ chức, cũng như các bước thực hiện, những thách thức và tác động của việc đổi mới công nghệ mới đối với tổ chức Lý thuyết TOE cũng chỉ ra các nhân tố tác động đến khả năng ứng dụng công nghệ của tổ chức bao gồm các yếu tố liên quan tới công nghệ, tổ chức và môi trường Yếu tố “công nghệ” phản ánh môi trường công nghệ bên trong và cả bên ngoài có liên quan tới tổ chức, ví dụ hạ tầng công nghệ của tổ chức, những công nghệ sẵn có trên thị trường Yếu tố “tổ chức” được định nghĩa thông qua một số thước đo như quy mô của tổ chức;

Trang 26

mức độ tập trung hoá, mức độ chuẩn hoá và mức độ phức tạp của cơ cấu quản trị; chất lượng nguồn nhân sự; và mức độ sẵn có của những nguồn lực khan hiếm trong nội bộ tổ chức Yếu tố “môi trường” chính là phạm vi hoạt động, kinh doanh của tổ chức, gồm ngành, đối thủ cạnh tranh, khả năng tiếp cận các nguồn lực bên ngoài, và cách thức tương tác với chính sách của chính phủ Mô hình TOE hoàn toàn nhất quán với lý thuyết phổ biến sự đổi mới trong các tổ chức của Rogers với các thuộc tính của khả năng ứng dụng công nghệ: đặc điểm nội bộ tổ chức (mức độ tập trung hoá, mức độ chuẩn hoá, mức độ phức tạp trong cơ cấu tổ chức, tính kết nối giữa các đơn vị trong tổ chức, nguồn lực khan hiếm trong tổ chức và quy mô của tổ chức) và đặc tính môi trường bên ngoài doanh nghiệp (tính mở của hệ thống hay nói cách khác là mức độ năng động của thị trường) Ngoài ra, Rogers và cộng sự (2014) cũng nhấn mạnh tác động của các đặc điểm công nghệ (thuộc tính đổi mới) đối với những tổ chức có tiềm năng đổi mới công nghệ

Như vậy, trong nghiên cứu này tôi sử dụng lợi thế tương đối cảm nhận, khả năng tương thích và rào cản cảm nhận như là yếu tố thuộc "công nghệ"; yêu cầu quy trình

xử lý thông tin, kiến thức chuyển đổi số thuộc "tổ chức"; áp đặt từ môi trường bên ngoài, áp lực của đối thủ cạnh tranh thuộc "môi trường"

2.2 Lược khảo các nghiên cứu trước

Kuan và Chau (2001) nghiên cứu sự chấp nhận trao đổi dữ liệu điện tử cho các doanh nghiệp nhỏ sử dụng mô hình TOE, bằng việc thu dữ liệu từ 575 doanh nghiệp nhỏ tại Hồng Kông thực hiện hồi quy tuyến tính cho kết quả là có 05 yếu tố tác động đến sự chấp nhận trao đổi dữ liệu điện tử gồm: lợi ích cảm nhận trực tiếp, lợi ích cảm nhận gián tiếp, chi phí tài chính, kiến thức chuyển đổi số, áp lực từ chính phủ, áp lực của ngành

Trang 27

Nghiên cứu sự chấp nhận thương mại điện tử tại các công ty vừa và nhỏ ở Việt

Hình 2.1 Mô hình nghiên cứu của Kuan và Chau (2001)

Nam của Huy và Filiatrault (2006) thực hiện khảo sát 300 doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam: 100 doanh nghiệp ở Hà Nôi, 100 doanh nghiệp ở Đà Nẵng, 100 doanh nghiệp

ở Thành phố Hồ Chí Minh Kết quả nghiên cứu cho thấy quy mô của doanh nghiệp, nguồn lực và định hướng chiến lược của doanh nghiệp, kiến thức của nhân viên về thương mại điện tử, thái độ của các nhà quản lý đối với sự đổi mới và kiến thức của họ về công nghệ mới và thương mại điện tử, cường độ cạnh tranh, mức độ hỗ trợ của chính phủ,

cơ sở hạ tầng quốc gia, lợi thế tương đối được cảm nhận, tính phức tạp và khả năng tương thích của thương mại điện tử đều có ảnh hưởng đến việc áp dụng thương mại điện tử trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam, nhưng ảnh hưởng này khác nhau tùy thuộc vào cho dù nó liên quan đến người dùng hoặc người tìm kiếm

Trang 28

Hình 2.2 Mô hình nghiên cứu của Huy và Filiatrault (2006)

Nghiên cứu hiện tại liên quan đến việc xác định các các yếu tố quyết định việc áp dụng kỹ thuật chuyển đổi số trong các doanh nghiệp sản xuất vừa và nhỏ của (Ghobakhloo

& Ching, 2019) khảo sát 360 doanh nghiệp sản xuất vừa và nhỏ Iran và Malaysia chỉ ra một tập hợp các các yếu tố công nghệ, tổ chức và môi trường quyết định quyết định áp dụng chuyển đổi số của các doanh nghiệp vừa và nhỏ và tiếp tục tìm hiểu xem các kết hợp khác nhau của các yếu tố quyết định đã xác định đã ảnh hưởng như thế nào đến việc thực hiện riêng lẻ giữa các doanh nghiệp vừa và nhỏ

Trang 29

Hình 2.3 Mô hình nghiên cứu của Ghobakhloo và Ching (2019)

Lee, Falahat, và Sia (2021) chỉ ra bốn yếu tố bán hàng, tiếp thị, cải tiến quy trình và phát triển sản phẩm thúc đẩy việc áp dụng kỹ thuật số giữa các doanh nghiệp vừa

và nhỏ từ các ngành công nghệ thấp và công nghệ cao ở Malaysia

Hình 2.4 Mô hình nghiên cứu của Lee, Falahat, và Sia (2021)

Hằng và Toàn (2022) nghiên cứu 290 doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Thành phố Hồ Chí Minh và xác định bảy nhân tố độc lập tác động đến sự chấp nhận chuyển đổi số của các doanh nghiệp là: lợi thế tương đối cảm nhận, tính tương thích cảm nhận, sự phức tạp cảm nhận, kiến thức về chuyển đổi số, nhận thức cấp quản lý về chuyển đổi số, các tác nhân thay đổi bên ngoài, áp lực từ đối tác và đối thủ

Trang 30

Hình 2.5 Mô hình nghiên cứu của Hằng và Toàn (2022)

2.3 Các khái niệm nghiên cứu chính 2.3.1 Chuyển đổi số (Digital Transformation)

Warner và Wäger (2019) định nghĩa chuyển đổi số là việc sử dụng những công nghệ kỹ thuật số mới như là di động, trí tuệ nhân tạo (AI), điện toán đám mây (cloud), chuỗi khối (blockchain) và Internet vạn vật (Iot) nhằm cải tiến quy mô doanh nghiệp với mục đích cải thiện trải nghiệm khách hàng, hợp lý hoá hoạt động của doanh nghiệp hoặc tạo ra những mô hình kinh doanh mới Chuyển đổi số là một quá trình liên tục sử dụng công nghệ kỹ thuật số trong mọi hoạt động hằng ngày của doanh nghiệp và được giới học giả xem như một bối cảnh để nghiên cứu về sự thay đổi chiến lược

Vial (2019) tóm tắt từ nhiều nguồn định nghĩa khác nhau từ các nghiên cứu trước đây và giới thiệu một khuôn khổ được xây dựng dựa trên các mối quan hệ của tám khối

mô tả tổng quan quá trình chuyển đổi số Mà trong quá trình đó, công nghệ kỹ thuật

số đóng vai trò trung tâm trong việc tạo ra cũng như việc củng cố sự gián đoạn đang diễn ra ở cấp độ xã hội và các lĩnh vực Những sự gián đoạn này đã kích hoạt những phản ứng mang tính chiến lược từ một phần của tổ chức đứng tại vị trí trung tâm trong các nghiên cứu về chuyển đổ số Các tổ chức sử dụng công nghệ kỹ thuật số để làm thay đổi con đường, cách thức tạo ra giá trị mà họ cho rằng phù hợp để

Trang 31

tạo ra tính cạnh tranh Để đạt được những mục tiêu đó, họ cần phải thực hiện thay đổi cấu trúc kinh doanh và vượt qua những rào cản có khả năng cản trở nỗ lực chuyển đổi số của

họ, và dĩ nhiên những thay đổi này cũng dẫn đến cả những tác động tích cực cũng như tiêu cực không mong muốn đến cho tổ chức, trong một số trường hợp nó còn tác động đến cả những cá nhân trong tổ chức đó

Tuy nhiên, nghiên cứu của Albukhitan (2020) cũng đã chỉ ra các thách thức cho quá trình chuyển đổi số của các tổ chức mà ta có thể ít nhiều thấy được ở một vài nơi Thứ nhất là quá trình công việc theo hướng truyền thống cơ bản dựa trên giấy tờ và các công đoạn thực hiện diễn ra tuần tự sẽ dần bị thay thế bởi kỹ thuật số, không còn những quy trình thủ công và tốn thời gian Thứ hai là trở ngại, trì trệ trong các thay đổi của tổ chức khi hầu hết nhân viên đều có xu hướng cố thủ, chống lại cải tiến quy trình hay

áp dụng các công nghệ trong những công việc hàng ngày vì cho rằng chuyển đổi số là mối đe doạ cho cơ hội việc làm của họ Thứ ba là việc quen với những hệ thống đã lỗi thời, không muốn thay đổi bằng công nghệ mới Thứ tư, nhiều tác vụ lặp đi lặp lại, dư thừa và tốn thời gian được thực hiện thủ công tiêu tốn nhiều giờ công, dẫn đến chi phí cao Thứ năm, sự hạn chế về ngân sách của tổ chức Thứ sáu, việc thiếu các kỹ năng liên quan của nhân viên để vận hành, sử dụng công nghệ mới Thứ bảy, cấu trúc tổ chức thiếu sự linh hoạt để tạo cơ hội cải thiện tình trạng và những cải tiến cho nhân viên Cuối cùng, an ninh mạng là mối quan tâm lớn của bất kỳ tổ chức nào có thực hiện chuyển đổi số bởi lẽ mọi hoạt động của mạng lưới và hệ thống đều được kết nối vào mạng Internet

2.3.2 Sự chấp nhận chuyển đổi số (Acceptance of digital transformation)

Lee và cộng sự (2021) đưa ra tổng kết rằng để các sáng kiến kích thích kỹ thuật số hiệu quả hơn, cần phải hiểu những lực lượng nào thúc đẩy việc áp dụng kỹ thuật số giữa các doanh nghiệp vừa và nhỏ Đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, số hóa gặp nhiều thách thức hơn do thiếu nguồn lực, thời gian và chuyên môn, cũng như thiếu nguồn tài chính và vốn là hai rào cản chính đối với việc chấp nhận kỹ thuật số Do đó, các nhà quản

lý doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ do dự trong quyết định số hóa nếu công nghệ dự định được

áp dụng liên quan đến đầu tư tốn kém và lợi nhuận không thể dễ dàng đo lường được

Trang 32

2.4 Phát triển giả thuyết nghiên cứu và mô hình nghiên cứu

Trong phạm vi của nghiên cứu này, người viết sử dụng các yếu tố đầu vào tác động đến chuyển đổi số đã được tổng hợp từ các nghiên cứu trước đây để ghi nhận kết quả thu được tại các công ty thiết bị điện trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh; từ đó đề xuất các giải pháp phù hợp để gia tăng sự chấp nhận chuyển đổi số và từng bước chuyển dịch sang hoạt động trong môi trường kinh tế số Các yếu tố tác động đến sự chấp nhận chuyển đổi

số của Công ty gồm 7 yếu tố là (1) Lợi thế tương đối cảm nhận, (2) Khả năng tương thích cảm nhận, (3) Rào cản cảm nhận, (4) Yêu cầu quy trình xử

lý thông tin, (5) Kiến thức về chuyển đổi số, (6) Áp đặt từ môi trường bên ngoài, (7)

Áp lực từ đối thủ cạnh tranh

Trên cơ sở đó, người viết đề xuất các giả thuyết nghiên cứu như sau:

2.4.1 Mối quan hệ giữa lợi thế tương đối cảm nhận và sự chấp nhận chuyển đổi số

Theo Kuan và Chau (2001) thì lợi thế tương đối cảm nhận đề cập đến mức độ nhận diện được của các lợi ích tương đối mà công nghệ chuyển đổi số có thể cung cấp cho tổ chức Và như vậy nó được phân chia thành hai thành phần là lợi thế cảm nhận trực tiếp

và lợi thế cảm nhận gián tiếp Lợi thế cảm nhận trực tiếp hầu như gồm các phần tiết kiệm của tổ chức có liên quan đến hiệu quả hoạt động bên trong tổ chức; lợi thế cảm nhận gián tiếp gồm hầu hết các lợi thế chiến lược và cạnh tranh mà có ảnh hưởng nhất định đến các quy trình cũng như mối quan hệ của doanh nghiệp

Lợi thế tương đối cảm nhận: (Lợi thế tương đối được nhận thấy hoặc lợi ích được nhận thức) là niềm tin rằng sẽ thu được những lợi ích nhất định khi thực hiện hành vi Lợi thế tương đối cảm nhận là một trong những đặc điểm được sử dụng thường xuyên nhất trong các nghiên cứu về áp dụng thương mại điện tử (Kuan & Chau, 2001) Hầu hết các nghiên cứu trước đây đều cho rằng lợi thế tương đối được nhận thức

là một yếu tố quan trọng quyết định đến việc áp dụng công nghệ Nhiều nghiên cứu ủng

hộ rằng việc sử dụng thương mại điện tử ảnh hưởng tích cực đến hiệu suất của tổ chức,

cụ thể là về mặt tăng trưởng (Qureshi, Keen, & Kamal, 2010) (Raymond, Bergeron, & Blili, 2005), tài chính đạt được (Johnston, Wade, & McClean, 2007) và lợi thế cạnh tranh (Teo, 2007) Tuy nhiên, nghiên cứu này quan tâm nhiều hơn đến cách Công ty cảm nhận những lợi ích đó như là các lợi ích thường liên quan đến việc thực hiện chuyển đổi số là: tăng doanh thu và lợi nhuận, giảm chi phí, cải

Trang 33

thiện dịch vụ khách hàng, phát triển các phân khúc thị trường mới và hợp lý hóa hoạt động kinh doanh Người viết đề xuất giả thuyết như sau:

Giả thuyết H1 – Lợi thế tương đối cảm nhận trực tiếp có tác động tích cực đến việc chấp nhận chuyển đổi số

2.4.2 Mối quan hệ giữa khả năng tương thích và sự chấp nhận chuyển đổi

số

Khả năng tương thích của các công nghệ chuyển đổi số có thể được định nghĩa

là mức độ mà công nghệ số phù hợp với công nghệ hiện có cơ sở hạ tầng, văn hóa, giá trị

và thực hành công việc ưa thích của các doanh nghiệp vừa và nhỏ (Beatty, Shim, & Jones, 2001)

Khả năng tương thích được nhận thức đề cập đến mức độ phù hợp của Chuyển đổi

số với các quy trình kinh doanh hiện tại cũng như các nhà cung cấp và khách hàng Theo Grandon và Pearson (2004), sự tương thích giữa áp dụng công nghệ với văn hóa và giá trị của công ty cũng như các phương thức làm việc ưa thích là một yếu tố quan trọng trong việc xác định việc áp dụng Một số nghiên cứu trước đây về việc áp dụng thương mại điện

tử trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ cho thấy rằng việc áp dụng và sử dụng thương mại điện tử bị ảnh hưởng đáng kể bởi tính tương thích của thương mại điện tử (Hong & Zhu, 2006) (Saffu, Walker, & Hinson, 2008) Do đó, sự thiếu tương thích về tổ chức có thể đặt

ra những hạn chế đối với mức độ công nghệ được sử dụng (Gibbs & Kraemer, 2004)

Từ lập luận trên, luận văn này đề xuất giả thuyết như sau:

Giả thuyết H2 – Khả năng tương thích của Công ty càng cao càng có tác động tích cực đến việc chấp nhận chuyển đổi số

2.4.3 Mối quan hệ giữa rào cản cảm nhận và sự chấp nhận chuyển đổi số

Độ phức tạp đề cập đến mức độ mà một sự đổi mới được coi là khó sử dụng Bí quyết kỹ thuật cần thiết cho thương mại điện tử có thể ngăn cản việc áp dụng nó Người ta có thể kỳ vọng rằng mức độ phức tạp nhận thức cao của thương mại điện tử

sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến quyết định áp dụng nó (Huy & Filiatrault, 2006)

Nhiều nghiên cứu đã cho thấy mối quan hệ có ý nghĩa giữa rào cản cảm nhận và việc áp dụng thương mại điện tử (Huy & Filiatrault, 2006) Các doanh nghiệp vừa và nhỏ

có thể coi chuyển đổi số là một thứ gì đó phức tạp và không áp dụng cho cấp độ kinh doanh hiện tại của họ Điều này không có gì đáng ngạc nhiên vì các doanh nghiệp

Trang 34

vừa và nhỏ thiếu kỹ năng của lực lượng lao động để sử dụng công nghệ thông tin Ngoài

ra, các doanh nghiệp vừa và nhỏ được biết đến là trình độ quản lý và kỹ thuật thấp Do

đó, họ có thể nhận thấy việc triển khai chuyển đổi số là rất khó khăn

Từ lập luận trên, luận văn này đề xuất giả thuyết như sau:

Giả thuyết H3 – Rào cản cảm nhận có tác động tiêu cực đến việc chấp nhận chuyển đổi số

2.4.4 Mối quan hệ giữa yêu cầu quy trình xử lý thông tin và sự chấp nhận chuyển đổi số

Yêu cầu quy trình xử lý thông tin là sự thiếu hụt các thông tin cần thiết được cung cấp cho tổ chức với thông tin sẵn có (Melville & Ramirez, 2008)

Do sự phát triển của khả năng xử lý thông tin dẫn đến chiến lược kinh doanh được thực hiện tốt và hiệu suất vượt trội (Ramrattan & Patel, 2010), các doanh nghiệp vừa và nhỏ ngày nay cam kết áp dụng chuyển đổi số để phát triển tốt hơn khả năng tổ chức có giá trị này Nhìn chung, chuyển đổi số đóng một vai trò quan trọng với tư cách là người

hỗ trợ chính cho khả năng xử lý thông tin để xử lý khối lượng thông tin ngày càng tăng trong bối cảnh sản xuất thông minh (Gilchrist, 2016) Do đó, các doanh nghiệp vừa và nhỏ được đặc trưng bởi yêu cầu xử lý thông tin cao hơn sẽ có xu hướng áp dụng chuyển đổi số nhiều hơn

Từ lập luận trên, luận văn này đề xuất giả thuyết như sau:

Giả thuyết H4 – Yêu cầu quy trình xử lý thông tin có tác động tích cực đến việc chấp nhận chuyển đổi số

2.4.5 Mối quan hệ giữa kiến thức về chuyển đổi số và sự chấp nhận chuyển đổi số

Kagermann (2014) cho rằng người lao động trong bối cảnh sản xuất thông minh cũng phải sở hữu một tập hợp những kỹ năng mới trong lĩnh vực chuyển đổi số, điều khiển học, phân tích dữ liệu Điều đó có nghĩa là những nhân viên có kỹ năng cũng phải trải qua quá trình học tập, rèn luyện kỹ năng

Mehrtens, Cragg và Mills nhấn mạnh rằng kiến thức của những người không phải

là chuyên gia công nghệ thông tin là yếu tố rất quan trọng trong việc chấp nhận công nghệ (Mehrtens, Cragg, & Mills, 2001) Kiến thức chỉ có ảnh hưởng lớn nhất ở giai đoạn đầu của việc áp dụng và trở nên ít quan trọng hơn khi chuyển đổi số tiến dần đến mức cao hơn của nấc thang áp dụng Ở Việt Nam hiện nay, một trong những rào

Trang 35

cản lớn đối với việc áp dụng chuyển đổi số là: không có kiến thức về chuyển đổi số, thiếu

kỹ năng chuyển đổi số và thiếu công nhân lành nghề để vận hành chuyển đổi số

Từ lập luận trên, luận văn này đề xuất giả thuyết như sau:

Giả thuyết H5 – Kiến thức về chuyển đổi số có tác động tích cực đến việc chấp nhận chuyển đổi số

2.4.6 Mối quan hệ giữa áp đặt từ môi trường bên ngoài và sự chấp nhận chuyển đổi số

Theo Ghobakhloo và Ching (2019) thì áp đặt từ môi trường bên ngoài chính là các

áp đặt từ các đối tác thương mại, khách hàng cũng như là xã hội là là một trong các yếu

tố quan trong ảnh hưởng đến việc chấp nhận sử dụng các công nghệ chuyển đổi số trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ

Ghobakhloo, Hong, và Standing (2015) cho rằng các doanh nghiệp vừa và nhỏ rất

dễ bị áp đặt bởi các đối tác lớn hơn bởi họ là đối tác yếu hơn trong các mối quan hệ liên

tổ chức, cũng như sự áp đặt từ khách hàng để nhận được dịch vụ tốt hơn (Riemenschneider, Harrison, & Mykytyn Jr, 2003) Theo đó, sự áp đặt của môi trường thể hiện áp lực đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ bởi các đối tác thương mại, khách hàng

và xã hội trong việc áp dụng SMIDT để tích hợp quy trình, giao tiếp tốt hơn và trao đổi

dữ liệu hiệu quả hơn (Schröder, 2016) khẳng định các đối tác thương mại có thể theo đuổi ba chiến lược khác nhau để thuyết phục một doanh nghiệp nhỏ áp dụng SMIDT bao gồm khuyến nghị, hứa hẹn (cung cấp cho SME sự hỗ trợ và/hoặc phần thưởng cụ thể) và các mối đe dọa (ví dụ: điều khoản chấm dứt quan hệ đối tác)

Từ lập luận trên, luận văn này đề xuất giả thuyết như sau:

Giả thuyết H6 – Áp đặt từ môi trường bên ngoài có tác động tích cực đến việc chấp nhận chuyển đổi số

2.4.7 Mối quan hệ giữa áp lực từ đối thủ cạnh tranh và sự chấp nhận chuyển đổi số

Áp lực cạnh tranh đề cập đến mức độ mà các doanh nghiệp vừa và nhỏ nhận thấy mình bị đe dọa bởi các đối tác trong ngành của họ hoặc các ngành thay thế (Ghobakhloo

& Ching, 2019)

Một công ty có thể cảm thấy áp lực khi thấy ngày càng nhiều công ty trong ngành đang áp dụng chuyển đổi số và do đó cũng cảm thấy cần phải áp dụng chuyển đổi số để duy trì tính cạnh tranh Chong và cộng sự (2009) đã giải thích chi tiết điều

Trang 36

này khi họ lập luận rằng một công ty quyết định áp dụng các công nghệ có thể bị ép buộc bởi áp lực cạnh tranh và dự đoán xu hướng thị trường Hơn nữa, cơ cấu quyền lực trong ngành cũng rất quan trọng trong việc áp dụng công nghệ, nếu có những người chơi trong ngành được hưởng nhiều quyền lực, họ có thể buộc các thực thể yếu hơn khác phải tuân theo phù hợp để tạo ra tiêu chuẩn ngành - hoặc khả năng tương thích

Từ lập luận trên, luận văn này đề xuất giả thuyết như sau:

Giả thuyết H7 – Áp lực từ đối thủ cạnh tranh có tác động tích cực đến việc chấp nhận chuyển đổi số

Mô hình nghiên cứu về các yếu tố tác động đến chấp nhận chuyển đổi số như sau:

Hình 2.6 Mô hình nghiên cứu đề xuất

2.5 Tóm tắt Chương 2

Trong chương 2, nghiên cứu đã trình bày các cơ sở lý thuyết liên quan và lược khảo các nghiên cứu trước đó Để từ đó đề xuất mô hình nghiên cứu và xây dựng các giả thuyết nghiên cứu Trong đó, mô hình nghiên cứu đề xuất gồm các yếu tố sau: Lợi thế tương đối cảm nhận, Tính tương thích cảm nhận, Sự phức tạp cảm nhận, Kiến thức về chuyển đổi

số, Nhận thức của cấp quản lý về chuyển đổi số, Tác nhân thay đổi bên ngoài, Áp lực từ đối tác, Áp lực từ đối thủ cạnh tranh có ảnh hưởng đến sự chấp nhận chuyển đổi số Tiếp theo chương 3 sẽ trình bày quy trình nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu chi tiết

Trang 37

3 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Chương này sẽ trình bày chi tiết phương pháp nghiên cứu nhằm kiểm định, đánh giá và điều chỉnh thang đo các khái niệm nghiên cứu và kiểm định mô hình nghiên cứu cùng với các giả thuyết nghiên cứu Cấu trúc chương này bao gồm bốn phần chính: (1) Quy trình nghiên cứu, (2) Thiết kế nghiên cứu định lượng, (3) Phương pháp chọn mẫu, (4) Thang đo và (5) kết quả nghiên cứu định tính

3.1 Quy trình nghiên cứu

Theo quan điểm của nhận thức học (Epistemological), đề tài nghiên cứu này thuộc trường phái chứng thực (Positivism) vì mục tiêu nhằm kiểm định và mở rộng lý thuyết khoa học Trường phái chứng thực sử dụng phương pháp luận là phương pháp suy diễn (Deduction) với nghiên cứu định lượng gắn liền với kiểm định lý thuyết dựa trên nguyên tắc suy diễn và nghiên cứu định tính nhằm khám phá, mở rộng các lý thuyết khoa học (Ehreberg,1994) Theo Nguyễn Đình Thọ & Nguyễn Thị Mai Trang (2009) : « Quy trình nghiên cứu theo nguyên tắc suy diễn là dựa trên lý thuyết khoa học để đưa ra các giả

cứu này, phương pháp suy diễn (Lý thuyết – thực trạng- Giải pháp) được thực hiện như sau: Dựa vào lý thuyết và lược khảo từ nghiên cứu trước để xác định mô hình, phát triển các giả thuyết nghiên cứu, thu thập dữ liệu định lượng trong bối cảnh các doanh nghiệp trong quá trình chuyển đổi số tại Thành phố Hồ Chí Minh để kết luận các giả thuyết đề

ra

Sơ đồ quy trình nghiên cứu này được chia làm hai bước chính: nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng Nghiên cứu định tính nhằm bổ sung và hiệu chỉnh thang đo và nghiên cứu định lượng đánh giá lại thang đo và kiểm định mô hình lý thuyết Chi tiết tiến trình nghiên cứu được mô tả chi tiết theo hình 3.1

Trang 38

Hình 3.1 Quy trình nghiên cứu (Người viết tự xây dựng)

Trang 39

3.1.1 Nghiên cứu định tính

Do đa số các nghiên cứu trước đây được thực hiện ở nước ngoài hoặc trong bối cảnh nghiên cứu khác nên các thang đo cần điều chỉnh lại cho phù hợp với bối cảnh nghiên cứu hiện tại trước khi tiến hành nghiên cứu chính thức Cho nên, cần tiến hành nghiên cứu định tính nhằm mục đích thu thập thông tin điều chỉnh thang đo các khái niệm trong

mô hình nghiên cứu cũng như kiểm tra lại độ chính xác trong việc dịch thuật, chuyển ngữ trong bảng câu hỏi đồng thời khám phá sơ bộ mối quan hệ giữa các khái niệm Nghiên cứu được tiến hành bằng công cụ: phỏng vấn sâu các nhà quản lý có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực sửa chữa đo lường và cung ứng điện với số lượng là 06 người và thảo luận nhóm tập trung (focus group) các nhân viên tại các công ty thiết bị điện trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh với số lượng là 10 người

05 là điểm bão hòa (saturated point) hay điểm tới hạn, đến đây nhà nghiên cứu không còn lấy thêm thông tin gì mới nữa để tiếp tục cho cuộc phỏng vấn tiếp theo Tuy nhiên,

để khẳng định điểm bão hòa, nhà nghiên cứu tiếp tục phỏng vấn thêm mẫu số 06 nhưng không phát hiện thêm gì mới nữa và dừng lại

Dưới đây là danh sách các chuyên gia trong lĩnh vực sửa chữa, đo lường và cung ứng điện được người viết phỏng vấn Buổi phỏng vấn đều được người viết hẹn trước

về thời gian và địa điểm (có thể tại văn phòng làm việc hoặc quán cà phê) Thời gian phỏng vấn có thể dao động từ 1- 2 giờ tùy thuộc vào lịch hẹn và sự mở lòng của các chuyên gia Tất cả các cuộc phỏng vấn này đều được người viết ghi chép lại cẩn thận để làm tư liệu viết báo cáo và phân tích cẩn thận để khám phá nhiều thông tin cần thiết cho

đề tài, sẽ được phân tích đánh giá ở các phần bên dưới về kết quả nghiên cứu định tính Dàn bài phỏng vấn bao gồm các câu hỏi mở chuyên sâu về các tác nhân ảnh hưởng đến quá trình chuyển đổi số của chính các công ty của các đáp viên Người phỏng vấn cũng chính là tác giả cũng gợi ý những nhân tố theo mô hình nghiên cứu đề

Trang 40

xuất để cuộc phóng vấn không đi quá xa với đề tài của mình (Xem chi tiết ở Phụ Lục

Phó Ban Kế hoạch Tổng công ty Điện lực TP.HCM, thành viên Ban chỉ đạo Tổ chuyển đổi số Tổng công ty ĐIện lực TP.HCM

Phó Ban Tổng hợp Tổng công ty Điện lực Miền Nam

Trưởng phòng Kế hoạch Công ty Thí nghiệm Điện lực TP.HCM

Thành viên Tổ Kinh tế số Tổng công ty Điện lực TP.HCM

doanh

Giám đốc Công ty Cổ phần Nam Đô Group

Kinh doanh

Tổng Giám đốc Công ty

Cổ phần Thiết bị Điện

(Lưu ý: Buổi phóng vấn được ghi chép lại để làm chứng cứ)

Thảo luận nhóm tập trung:

Mục đích: điều chỉnh lại các thang đo khái niệm nghiên cứu trong bài bao gồm 07 nhân tố tác động đến sự chấp nhận chuyển đổi số tại các công ty thiết bị điện trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh

Quy mô thảo luận: 10 nhân viên tại các công ty thiết bị điện trên địa bàn thành phố

Hồ Chí Minh

Thảo luận nhóm được thực hiện trong thời gian 45 phút khi người viết có dịp tham gia khóa đào tạo về trải nghiệm dịch vụ khách hàng cho cán bộ, nhân viên của các đơn vị trực thuộc Tổng công ty Điện lực TP.HCM và ngày 12/8/2023 Theo đó, tôi

Ngày đăng: 28/02/2024, 16:04

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w