Trang 5 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng, Luận văn “Tác động của chi tiêu cho khoa học và công nghệ đến tăng trưởng kinh tế tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long” là bài nghiên cứu của c
CƠ SỞ LÝ THUYẾT
Các khái niệm
Khái niệm về tăng trưởng kinh tế rất nhiều, một số khái niệm có tính phổ biến như sau:
Theo Mankiw (1997), tổng sản phẩm quốc nội (GDP) được coi là thước đo tốt nhất để đánh giá về hiệu quả kinh tế Cụ thể hơn, GDP bằng: Tổng của tất cả thu nhập của cá nhân trong nền kinh tế; Tổng chi tiêu cho hàng hóa và dịch vụ được sản xuất của nền kinh tế
Tăng trưởng kinh tế theo Perkins và ctg.(2006), được định nghĩa là sự gia tăng thu nhập/sản phẩm trên đầu người hoặc thu nhập/sản phẩm quốc dân Tăng trưởng kinh tế xảy ra khi một quốc gia tăng sản lượng sản xuất các hàng hóa và dịch vụ và điều này làm tăng thu nhập trung bình của quốc gia đó
- Các nhân tố tác động đến tăng trưởng kinh tế
Có nhiều nhân tố khác nhau tác động đến quá trình tăng trưởng kinh tế nhưng ta có thể phân chia thành: nhân tố kinh tế và nhân tố phi kinh tế
+ Các nhân tố tác động trực tiếp đến tổng cung, trong đó khoa học công nghệ là một yếu tố chính đóng vai trò quan trọng
Trong hàm sản xuất đơn giản Y = F (K, L, R, T) cùng với Vốn (K); Lao động (L); Tài nguyên (R) thì công nghệ kỹ thuật (T) là nhân tố tác động ngày càng mạnh đến tăng trưởng trong điều kiện nền kinh tế hiện đại Yếu tố này cần được hiểu theo hai dạng là những kiến thức và sự áp dụng phổ biến những kết quả nghiên cứu vào thực tế nhằm nâng cao trình độ phát triển chung của sản xuất Tiến bộ khoa học và thay đổi công nghệ là động lực quan trọng của hiệu quả kinh tế gần đây Khả năng tạo, phân phối và khai thác tri thức đã trở thành nguồn chính của lợi thế cạnh tranh, nâng cao năng suất, tạo ra của cải dồi dào hơn trong tổng cung
+ Các nhân tố tác động đến tổng cầu
Như chúng ta đã biết có 4 nhân tố tác động đến tổng cầu:
Chi cho tiêu dùng cá nhân (C): bao gồm các khoản chi cố định, chi định kỳ và các khoản chi tiêu khác ngoài dự kiến
Chi tiêu của Chính Phủ (G): bao gồm các khoản mục chi mua hàng hoá và dịch vụ của Chính Phủ
Chi cho đầu tư (I): gồm chi cho đầu tư vốn cố định và đầu tư vốn lưu động
Chi tiêu qua hoạt động xuất nhập khẩu (NX= X-M)
- Nhân tố phi kinh tế
+ Đặc điểm văn hoá- xã hội
+ Nhân tố thể chế chính trị- kinh tế- xã hội:
Các khái niệm về khoa học và công nghệ
2.2.1 Khái niệm về khoa học
Khoa học được hiểu là hệ thống tri thức về bản chất, quy luật tồn tại và phát triển của sự vật, hiện tượng tự nhiên, xã hội và tư duy Như vậy thực chất của khoa học là sự khám phá các hiện tượng các thuộc tính vốn tồn tại một cách khách quan Sự khám phá này đã làm thay đổi nhận thức của con người tạo điều kiện nghiên cứu, ứng dụng hiểu biết vào thực tế
Công nghệ là giải pháp, quy trình, bí quyết kỹ thuật có kèm theo hoặc không kèm theo công cụ, phương tiện dùng để biến đổi nguồn lực thành sản phẩm
Mối quan hệ giữa KH&CN: KH&CN có nội dung khác nhau nhưng chúng lại có mối quan hệ chặt chẽ với nhau Mối liên hệ chặt chẽ này thể hiện ở chỗ khi còn ở trình độ thấp, khoa học tác động tới kỹ thuật và sản xuất còn rất yếu, nhưng đã phát triển đến trình độ cao như ngày nay thì nó tác động mạnh mẽ và trực tiếp tới sản xuất KH&CN là kết quả sự vận dụng những hiểu biết, tri thức khoa học của con người để sáng tạo cải tiến các công cụ, phương tiện phục vụ cho sản xuất và các hoạt động khác Ở nước ta đang diễn ra quá trình đổi mới KH&CN Quá trình đó bao gồm nhiều mặt, nhiều dạng hoạt động nhưng tập trung chú ý vào đổi mới công nghệ; nhập công nghệ mới; nắm bắt và đưa công nghệ mới vào sản xuất; cải tiến và sáng tạo ra công nghệ
2.2.3 Mối quan hệ giữa khoa học công nghệ và tăng trưởng kinh tế
Solow (1956) và Swan (1956) cho rằng công nghệ và khoa học là hai yếu tố chính trong quá trình tăng trưởng của các quốc gia Sau đó, Romer
(1990) và Lucas (1988) đi tiên phong trong các mô hình tăng trưởng nội bộ, trong đó kết hợp phát triển R&D vào mô hình tăng trưởng kinh tế như một biến nội sinh Lý thuyết tăng trưởng nội sinh, nhấn mạnh vào R & D, tích lũy vốn con người và các yếu tố bên ngoài là những yếu tố quan trọng nhất thúc đẩy tốc độ tăng trưởng kinh tế trong dài hạn Sự phát triển về khoa học và công nghệ đã đóng một vai trò quan trọng trong tăng trưởng từ những năm
1980 Hầu hết các quốc gia đều ưu tiên thúc đẩy đầu tư vào R&D nhằm tăng tốc độ tăng trưởng kinh tế và năng lực cạnh tranh quốc gia Yếu tố nhà nước đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cường đầu tư cho nghiên cứu và phát triển khoa học và công nghệ trong một số lĩnh vực nhất định và đã tạo động lực thúc đẩy cho nền công nghiệp phát triển (Bor và cộng sự, 2010: 171)
Horowitz (1967) phân tích mối quan hệ giữa gia tăng R&D và tăng trưởng kinh tế khu vực các tiểu bang khác nhau ở Hoa Kỳ, bằng cách sử dụng dữ liệu trong khoảng thời gian từ 1920-1964 và kết luận rằng phương trình tăng trưởng, hệ số đo lường tương quan phù hợp với tăng trưởng kinh tế khu vực và thực tế cho thấy việc gia tăng hoạt động R&D khá phù hợp với tốc độ tăng trưởng
Sadraoui và cộng sự (2014) chứng minh mối quan hệ nhân quả giữa R&D và tăng trưởng kinh tế bằng cách sử dụng dữ liệu của 32 nước công nghiệp và phát triển trong giai đoạn 1970-2012 Kết quả phân tích cho rằng rằng có mối quan hệ nhân quả chặt chẽ giữa tăng trưởng kinh tế và R&D
Yanyun và Mingqian (2004) đã cho thấy mối quan hệ giữa chi tiêu R&D và tăng trưởng kinh tế cho 8 quốc gia ASEAN (Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á) và Hàn Quốc, Nhật Bản và Trung Quốc cho giai đoạn từ 1994-
2003 bằng cách sử dụng dữ liệu bảng Dữ liệu thu được, có một mối quan hệ tương tác giữa chi tiêu cho R&D và tăng trưởng kinh tế Kết luận rằng, mọi quốc gia muốn nhằm mục đích tăng sức mạnh cạnh tranh và đạt được tăng trưởng kinh tế bền vững và đồng thời phải tăng chi phí R&D
Khoa học và công nghệ có vai trò quan trọng trong nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội cả về lý luận và thực tiễn Khoa học và công nghệ luôn khuyến khích tăng trưởng kinh tế thông qua tác động của chúng đến tổng cung và tổng cầu Khoa học và công nghệ góp phần tăng khả năng phát hiện, khai thác các nguồn lực và sản phẩm khoa học và công nghệ đóng góp trực tiếp vào GDP, quyết định tăng trưởng dài hạn và chất lượng tăng trưởng, tạo điều kiện chuyển dịch từ chiều rộng sang chiều sâu (G Hưng, 2020)
Theo Hiến pháp 2013, “Phát triển khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu, giữ vai trò then chốt trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước” Văn kiện Đại hội XII của Đảng nêu mục tiêu đẩy mạnh khoa học và công nghệ, đưa khoa học và công nghệ trở thành quốc sách hàng đầu của đất nước, là nhân tố then chốt của sự lớn mạnh của lực lượng sản xuất hiện đại (Hải Vân, 2019).
Khái niệm đầu tư
Theo Jeffrey D Sachs và Larrain (1993) định nghĩa tổng quát về đầu tư như sau: “Đầu tư là phần sản lượng được tích luỹ để tăng năng lực sản xuất trong thời kỳ sau của nền kinh tế” Trong kinh tế học, đầu tư hay chi tiêu đầu tư, nhằm bổ sung cho dung lượng vốn thực tế Dung lượng vốn là yếu tố không thể thiếu được trong tăng trưởng của một quốc gia trong khi đó chi tiêu đầu tư là dòng vốn bổ sung cho vốn thực tế Tuy nhiên, không phải bất cứ một khoản chi tiêu nào ngoài mục đích tiêu dùng trực tiếp đều được coi là đầu tư, thay vào đó, chỉ có những khoản chi tiêu có mục đích làm tăng năng lực sản xuất hàng hóa mới được tính là đầu tư
Khái niệm vốn đầu tư
Theo Ghura (1997) cho rằng đầu tư là một phần chính của nền kinh tế thị trường, có tác động mạnh đến tăng trưởng đặc biệt là ở các quốc gia đang phát triển Đầu tư vốn là việc một công ty mua lại tài sản vật chất để sử dụng nhằm thúc đẩy các mục tiêu và mục tiêu kinh doanh dài hạn của mình Bất động sản, nhà máy sản xuất và máy móc là một trong những tài sản được mua dưới dạng đầu tư vốn Vốn được sử dụng có thể đến từ nhiều nguồn khác nhau, từ các khoản vay ngân hàng truyền thống đến các giao dịch đầu tư mạo hiểm Còn Theo Barro R J and Sala I Martin X (2004) có 4 nhóm đầu tư bao gồm đầu tư tư nhân, đầu tư công, đầu tư từ nước ngoài (bao gồm đầu tư trực tiếp và gián tiếp), đầu tư từ các tổ chức quốc tế Tất cả những khoản đầu tư vật chất trong các nhóm đầu tư đều được gộp chung thành vốn đầu tư
Theo tổng cục thống kê (2016), vốn đầu tư là toàn bộ chi phí bỏ ra để đạt được mục tiêu đầu tư là nâng cao mức sống vật chất và tinh thần của cả cộng đồng trong một thời gian nhất định bằng cách tăng thêm hoặc duy trì năng lực sản xuất và các nguồn lực Ba thành phần cơ bản của vốn đầu tư như sau:
Một khoản chi phí làm tăng giá trị của tài sản cố định là vốn đầu tư, khoản chi phí này có thể được sử dụng để xây dựng nhà và công trình mới, mua tài sản cố định hiện có mà không phải đầu tư xây dựng cơ bản hoặc sửa chữa lớn tài sản cố định Khoản mục này cũng bao gồm tất cả các chi phí liên quan đến việc lập kế hoạch cho các giai đoạn thăm dò, thiết kế, khảo sát và xây dựng của dự án đầu tư cũng như giá lắp đặt máy móc, thiết bị
Vốn đầu tư làm tăng tài sản lưu động là chi phí duy trì và phát triển sản xuất bao gồm vốn đầu tư để mua nguyên liệu, vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu, phụ tùng, vật liệu, thiết bị xây dựng cơ bản
Vốn đầu tư thực hiện khác bao gồm tất cả các khoản đầu tư do xã hội thực hiện để thúc đẩy khả năng tăng trưởng của xã hội Sự phát triển của xã hội không chỉ bao gồm sự gia tăng tài sản cố định và tài sản lưu động mà còn bao gồm các yếu tố khác như nâng cao dân trí, nâng cao phúc lợi xã hội, cải thiện môi trường sinh thái, hỗ trợ các chương trình phòng chống tệ nạn xã hội, các chương trình phát triển khác như chương trình, mục tiêu quốc gia nâng cao sức khỏe cộng đồng, kế hoạch hóa gia đình, v.v.
Khái niệm chi thường xuyên ngân sách nhà nước
Theo Luật NSNN 2015, chi thường xuyên là nhiệm vụ chi của NSNN nhằm bảo đảm hoạt động của bộ máy nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, hỗ trợ hoạt động của các tổ chức khác và thực hiện các nhiệm vụ thường xuyên của Nhà nước trong phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh
Chi thường xuyên của Ngân sách Nhà nước là quá trình phân phối, sử dụng vốn từ quĩ Ngân sách Nhà nước để đáp ứng cho các nhu cầu chi gắn liền với việc thực hiện các nhiệm vụ của Nhà nước về lập pháp, hành pháp, tư pháp và một số dịch vụ công cộng khác mà Nhà nước vẫn phải cung ứng
Chi thường xuyên từ ngân sách cho khoa học và công nghệ
Phần lớn chi thường xuyên của ngân sách nhà nước cho khoa học và công nghệ là để thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ Cấp vốn điều lệ, vốn bổ sung cho quỹ quốc gia của Nhà nước trong lĩnh vực khoa học và công nghệ; Chi thực hiện nhiệm vụ thường xuyên của các tổ chức khoa học và công nghệ được thành lập theo quy định của pháp luật về cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của tổ chức khoa học và công nghệ công lập;
Nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ cán bộ quản lý, nghiên cứu khoa học và công nghệ trong nước và quốc tế thông qua đào tạo và bồi dưỡng; Mua tiến bộ công nghệ là kết quả nghiên cứu khoa học và tiến bộ công nghệ; mua công nghệ theo quy định của pháp luật về chuyển giao công nghệ và nhập khẩu công nghệ; Thuê các chuyên gia và các công ty tư vấn trong và ngoài nước; Xúc tiến áp dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào thực tiễn; Hỗ trợ thương mại hóa kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, ươm tạo và đổi mới công nghệ mới;
Tổ chức hội nghị, hội thảo khoa học trong nước và quốc tế; quảng bá, truyền bá kiến thức, hoạt động truyền thông, thông tin, thống kê khoa học và công nghệ; Hỗ trợ đăng ký và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, nỗ lực tiêu chuẩn hóa, đo lường và chất lượng, và công bố các kết quả nghiên cứu khoa học Hỗ trợ hợp tác quốc tế về khoa học và công nghệ: Tham dự hội nghị, hội thảo ở nước ngoài;
Tham gia các hoạt động, sự kiện, hội nghị khoa học và công nghệ quốc tế hàng năm; tham gia các tổ chức quốc tế hàng năm; nghiên cứu thông tin khoa học và công nghệ, kể cả cung cấp công nghệ từ nước ngoài; vốn đối ứng cho các sáng kiến toàn cầu về khoa học và công nghệ; duy trì mạng lưới đại diện khoa học và công nghệ ở nước ngoài Chi phí duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa cơ sở vật chất kỹ thuật, trang thiết bị phục vụ hoạt động khoa học và công nghệ; Các chi phí liên quan khác
Đầu tư trực tiếp nước ngoài
2.5.1 Khái niệm đầu tư trực tiếp nước ngoài:
Quỹ tiền tệ quốc tế IMF (1993) định nghĩa đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI - Foreign Direct Invesment) là số vốn được thực hiện để thu lợi ích lâu dài trong một doanh nghiệp hoạt động ở nền kinh tế khác với nền kinh tế của nhà đầu tư, ngoài mục đích lợi nhuận, nhà đầu tư còn mong muốn giành được chổ đứng trong việc quản lý doanh nghiệp mở rộng thị trường
Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế - OECD và Hiệp hội Thương mại quốc tế WTO, đầu tư trực tiếp nước ngoài là loại hình đầu tư ra nước ngoài của một nhà đầu tư (thuộc nước sở tại) nhằm mục đích quản lý và thiết lập lợi ích lâu dài của một doanh nghiệp (doanh nghiệp đầu tư trực tiếp)/tài sản tồn tại trên một nền kinh tế khác (nước nhận đầu tư – nước chủ nhà)
Luật đầu tư nước ngoài (1998), FDI là tổ chức, cá nhân nước ngoài đưa vốn bằng tiền nước ngoài hoặc bất kỳ tài sản nào vào Việt Nam được Chính phủ Việt Nam chấp thuận để sản xuất kinh doanh trên cơ sở hợp đồng hoặc thành lập xí nghiệp liên doanh hoặc doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài
Ngân hàng Thế giới (World Bank, 2014), đầu tư trực tiếp nước ngoài là một khoản đầu tư được thực hiện nhằm đạt được mức lãi suất ổn định về mặt quản lý (thường tối thiểu là 10% trên số cổ phần có quyền bỏ phiếu) trong một doanh nghiệp hoạt động tại quốc gia khác với nước sở tại của nhà đầu tư
2.5.2 Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài
Theo Ohno và Lê Hà Thanh (2004), FDI tạo ra hiệu ứng tích cực cho nền kinh tế của nước chủ nhà bao gồm tạo ra việc làm, thu nhập cho người lao động, chuyển giao công nghệ mới, tham gia vào mạng lưới sản xuất quốc tế, đóng góp vào ngân sách và giảm bớt khó khăn về tài chính
Theo Greenaway (2004) cho rằng, nền kinh tế toàn diện cần phải nhấn mạnh đến tầm quan trọng của đầu tư trực tiếp nước ngoài và tác động lan tỏa của FDI đến quốc gia tiếp nhận Tác động lan tỏa xảy ra khi sự hiện diện của doanh nghiệp nước ngoài làm tăng năng suất và hiệu suất của doanh nghiệp trong nước
FDI đã góp phần làm tăng trưởng nền kinh tế Những tác động trực tiếp có thể điểm tới gồm:
- Bổ sung nguồn vốn quan trọng cho đầu tư phát triển: Cơ cấu vốn thay đổi theo hướng tăng tỷ trọng đầu tư khu vực tư nhân trong nước và giảm tỷ trọng đầu tư khu vực công
- Đóng góp vào tăng trưởng GDP và thu ngân sách nhà nước: Nguồn vốn FDI đóng vai trò như là động lực quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của Việt Nam
- Gia tăng tỷ trọng xuất khẩu: Thành tích xuất khẩu ấn tượng của Việt Nam nhiều năm qua ghi dấu ấn đậm nét của các doanh nghiệp FDI
Lim (2001) cho thấy rằng, một trong những đóng góp quan trọng nhất của FDI là chuyển giao công nghệ từ các nước phát triển sang các nước đang phát triển Theo Frindlay (1978), FDI là một cách để cải thiện tình hình kinh tế đất nước thông qua hiệu quả chuyển giao nhiều công nghệ tiên tiến được giới thiệu bởi các công ty đa quốc gia Theo Saggi (2002) và Hermes and Lensink (2003), FDI được xem như một giải pháp chủ yếu của tăng trưởng kinh tế, do chuyển giao công nghệ và trình độ, các công ty đa quốc gia đóng góp vào việc tăng năng suất doanh nghiệp trong nước
OECD (2002), FDI đóng góp vào sự hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu của nước sở tại, đặc biệt là thông qua các dòng chảy tài chính nhận được từ nước ngoài Mối quan hệ này đã được Mencinger (2003) chứng minh, hội nhập thị trường quốc tế tạo ra tăng trưởng kinh tế ở các quốc gia mở cửa nhờ nhập kinh tế toàn cầu, các doanh nghiệp trong nước có thể tiếp thu những kiến thức tiên tiến từ các công ty đa quốc gia”
Theo Tổng cục Thống kê, năm 2019, tổng số dự án FDI các tỉnh khu vực phía Nam có 2.083 dự án với tổng vốn đầu tư là 18.940 triệu đô la Mỹ Miền nam là vùng kinh tế trọng điểm xuất khẩu của Việt Nam, đặc biệt các tỉnh khu vực Đồng bằng sông Cửu long có thế mạnh là lúa gạo, trái cây và thủy sản Việc thu hút đầu tư trực tiếp từ nước ngoài sẽ góp phần vốn và công nghệ đầu tư vào khu vực thúc đẩy phát triển cơ sở hạ tầng, kỹ thuật, làm gia tăng lợi thế so sánh cho vùng, bổ sung nguồn vốn cho phát triển kinh tế – xã hội, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Lực lượng lao động
Theo Tổ chức lao động quốc tế (IPO), lực lượng lao động là bộ phận dân số trong độ tuổi lao động theo quy định và thực tế đang có việc làm và những người thất nghiệp
Theo Tổng Cục Thống kê, lực lượng lao động (còn gọi là dân số hoạt động kinh tế hiện nay) bao gồm những người từ 15 tuổi trở lên có việc làm (đang làm việc) cũng như những người thất nghiệp trong thời gian tham chiếu
Todaro (1992) cho rằng, tăng trưởng dân số là một nhân tố tích cực trong việc kích tăng trưởng kinh tế Một lực lượng dồi dào có nghĩa là nguồn nhân lực sản xuất nhiều hơn trong khi đó dân số đông làm gia tăng tiềm năng của thị trường nội địa
Như vậy, lực lượng lao động bao gồm những người có việc làm và trong độ tuổi lao động và những người chưa có việc làm hay còn gọi là thất nghiệp Lao động được coi là một trong các yếu tố quan trọng nhất đóng góp vào tăng trưởng kinh tế của một địa phương hay một quốc gia Lực lượng lao động tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất, làm chủ quy trình sản xuất, điều tiết mọi hoạt động để tạo ra giá trị cho nền kinh tế Lực lượng lao động được coi là thế mạnh của nước ta khi nước ta có nguồn lao động dồi giàu và giá nhân công thấp Thời gian qua, lao động không ngừng được đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn để thích ứng với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế cũng như trong giai đoạn hội nhập mạnh mẽ như hiện nay.
Chỉ số phát triển công nghệ thông tin và truyền thông
Theo Álvarez và Magaủa (2007), ICT Index là thước đo phản ỏnh năng lực tổng hợp về công nghệ thông tin và truyền thông Chỉ số này phản ánh toàn bộ thực trạng ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin từ vấn đề hạ tầng, nhân lực đến chính sách cho công nghệ thông tin
Tại Việt Nam, chỉ số ICT index và đặt tên là chỉ số sẵn sàng cho phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin tại Việt Nam Đây là chỉ số đo lường về thực trạng năng lực công nghệ thông tin của từng địa phương mỗi năm
Theo Trương Xuân Trung (2012), Công nghệ thông tin và truyền thông (ICT) là một từ được sử dụng rộng rãi để làm nổi bật tầm quan trọng của truyền thông hợp nhất và sự kết hợp giữa viễn thông và công nghệ thông tin hiện đại CNTT đề cập đến tất cả các công cụ kỹ thuật được sử dụng để hỗ trợ giao tiếp, tạo, phân phối, lưu trữ, quản lý và xử lý thông tin Máy tính, internet, thông tin liên lạc qua trung gian vô tuyến, điện thoại và phần mềm cần thiết là một số ví dụ về những công nghệ này.
Một số mô hình lý thuyết tăng trưởng kinh tế
Lý thuyết kinh tế đưa ra rất nhiều cách tiếp cận khác nhau để giải thích cho sự tăng trưởng kinh tế
2.8.1 Lý thuyết Keynes và lý thuyết tân cổ điển
Theo lý thuyết Keynes (1936), chi tiêu chính phủ có ảnh hưởng đến nền kinh tế Thu nhập sau thuế và tài sản của hộ gia đình sẽ tăng lên khi chính phủ tăng chi tiêu do thâm hụt ngân sách Kết quả là chi tiêu hộ gia đình sẽ tăng lên, làm tăng tổng cầu về hàng hóa và dịch vụ Thu nhập và việc làm đầy đủ sẽ tăng nếu tổng cầu tăng nhưng giá cả và tiền lương vẫn ổn định Tuy nhiên, lý thuyết Keynes chỉ áp dụng được cho nền kinh tế trong ngắn hạn; nền kinh tế tuân theo các quy luật của lý thuyết Tân cổ điển trong dài hạn
Theo cân bằng phương trình, nếu tất cả các yếu tố khác không đổi, sự gia tăng chi tiêu của chính phủ sẽ dẫn đến sự gia tăng sản xuất kinh tế Quan điểm của Keynes cho rằng tăng trưởng kinh tế xảy ra do tăng chi tiêu của khu vực công Trong bối cảnh này, chi tiêu của chính phủ được coi là một biến ngoại sinh độc lập và có thể được sử dụng như một biến chính sách hiệu quả để tác động đến tăng trưởng kinh tế (Phạm Thanh Hùng – Hoàng Thị Thanh Hằng, 2021)
Trong giới học thuật, đã có rất nhiều sự quan tâm đến việc nghiên cứu mối tương quan giữa mức độ tiến bộ kinh tế và quy mô chi tiêu của chính phủ Đặc biệt, nghiên cứu về mối liên hệ lâu dài giữa chi tiêu chính phủ và tăng trưởng kinh tế đã cho ra những kết quả trái ngược nhau Nói chung, các lý thuyết khác nhau về mối quan hệ có thể được chia thành 2 trường phái kinh tế Theo tư tưởng của Keynes và Wagner, sự tương phản cơ bản cho những lý thuyết này là hướng của quan hệ nhân quả Wagner (1883) cho rằng tăng trưởng kinh tế, do quá trình công nghiệp hóa, đi kèm với sự gia tăng tỷ trọng chi tiêu công trong GNP Ngược lại, quan điểm của Keynes cho rằng chi tiêu của chính phủ là một công cụ của nhà nước trong việc thực hiện chính sách tài khóa và với công cụ này ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế (Phạm Thanh Hùng – Hoàng Thị Thanh Hằng, 2021)
Hai nhà kinh tế học, Roy Harrod ở Anh và Evsay Domar ở Mỹ, đã phát triển một mô hình để giải thích mối quan hệ giữa tăng trưởng và thất nghiệp ở các quốc gia công nghiệp hóa bằng cách xây dựng dựa trên ý tưởng của Keynes khoảng năm 1940 (Võ Văn Đức và ctg., 2005)
Chỉ có một yếu tố sản xuất trong mô hình đơn giản này: vốn Không có chỗ cho lao động hoặc tiến bộ trong khoa học và công nghệ Tỷ lệ vốn trên sản lượng là tham số mà mô hình quan tâm Mô hình Harrod-Domar thường được sử dụng ở các quốc gia mới nổi để xem xét mối quan hệ giữa yêu cầu về vốn và tăng trưởng kinh tế
Các mô hình này nhấn mạnh vào sản lượng, năng suất, lao động và đầu tư với mục đích đưa ra dạng hàm sản xuất phù hợp cho nền kinh tế Các hàm sản xuất này minh họa mối liên hệ giữa sản lượng đầu ra của doanh nghiệp với số lượng người lao động và máy móc ở cấp độ kinh tế vi mô hoặc từng doanh nghiệp Hàm sản xuất mô tả mối liên hệ giữa quy mô lực lượng lao động của một quốc gia, giá trị trữ lượng vốn và mức tổng sản phẩm quốc nội (GDP) ở cấp độ quốc gia hoặc cấp độ toàn bộ nền kinh tế Hàm sản lượng tổng hợp, mô tả mối quan hệ này trên toàn bộ nền kinh tế, có thể được biểu thị một cách tổng quát như sau: Để cung cấp loại hàm sản xuất phù hợp cho nền kinh tế, các mô hình này nhấn mạnh vào sản lượng, năng suất, lao động và đầu tư Các hàm sản xuất này cho thấy, ở cấp độ kinh tế vi mô hoặc cấp độ doanh nghiệp riêng lẻ, sản lượng của một doanh nghiệp, số lượng nhân viên và máy móc tương tác với nhau như thế nào Mối liên hệ giữa quy mô lực lượng lao động của một quốc gia, giá trị vốn cổ phần và mức GDP ở cấp độ nền kinh tế quốc gia hoặc tổng thể được gọi là hàm sản xuất Biểu thức chung sau đây có thể được sử dụng để xác định hàm sản lượng tổng hợp, mô tả mối quan hệ này trên toàn bộ nền kinh tế:
Những mô hình này nhấn mạnh đến sản lượng, năng suất, lao động và đầu tư nhằm cung cấp cho nền kinh tế loại hàm sản xuất phù hợp Ở cấp độ kinh tế vi mô hoặc cấp độ doanh nghiệp riêng lẻ, các hàm sản xuất này mô tả mối liên hệ giữa sản lượng của doanh nghiệp với số lượng công nhân và máy móc Hàm sản xuất thể hiện mối quan hệ giữa quy mô lực lượng lao động của một quốc gia, giá trị vốn cổ phần và mức tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của quốc gia hoặc toàn bộ nền kinh tế Để đánh giá tác động của vốn mới đối với sản lượng, các nhà kinh tế thường tính toán tỷ lệ vốn tăng thêm trên sản lượng (ICOR) Tỷ số vốn trên sản lượng bình quân mô tả mối quan hệ giữa tổng dự trữ vốn và tổng sản lượng của một loại vốn nhất định, trong khi tỷ lệ vốn trên sản lượng đánh giá năng suất của mỗi lượng vốn tăng thêm của Quốc gia Tỷ số vốn trên sản lượng được coi là không đổi trong mô hình Harrod Domar, do đó tỷ số vốn trên sản lượng bình quân bằng với tỷ số vốn trên sản lượng, hay ICOR = v
Theo lý thuyết của Harrod-Domar, lượng vốn cần thiết cho tăng trưởng sản lượng hay tăng trưởng kinh tế được lấy từ nhiều nguồn khác nhau, trong đó đặc biệt nhất là tiết kiệm
Robert W Solow đã phát triển mô hình tăng trưởng Solow vào năm
1924 để giải quyết những thiếu sót của mô hình Harrod-Domar, dựa trên lý thuyết tân cổ điển Mô hình Solow đã đưa lao động và công nghệ vào phương trình tăng trưởng, đồng thời ông cũng nhấn mạnh rằng tiến bộ kỹ thuật là yếu tố quyết định tăng trưởng, cả ngắn hạn và dài hạn, trái ngược với mô hình Harrod-Domar chỉ xét đến vai trò của vốn sản xuất (thông qua tiết kiệm và đầu tư) trong tăng trưởng
Solow nghiên cứu mô hình cơ bản dựa trên hàm Cobb-Douglas với hai biến lao động và đầu tư và tiết kiệm trong mô hình ban đầu (thứ nhất), sau đó ông đề xuất một mô hình rộng hơn với yếu tố công nghệ tác động đến tăng trưởng (Võ Văn Đức và cộng sự, 2005)
Dù còn nhiều tranh cãi, mô hình tăng trưởng của Solow vẫn được coi là một trong những mô hình nổi bật, có tác động quan trọng trong khung lý thuyết tăng trưởng và được sử dụng thường xuyên trong sách giáo khoa, ấn phẩm và nghiên cứu thực nghiệm về tăng trưởng ở nhiều quốc gia
Hầu hết các lý thuyết tăng trưởng hiện đại được phát triển vào giữa Thế kỷ 20, khi hàng loạt những nghiên cứu mang tính đột phá – bao gồm những nghiên cứu của Roy Harrod (1939), Evsey Domar (1946) và đặc biệt là Robert Solow và các cộng sự (1956) - hướng các nghiên cứu kinh tế coi tích lũy vốn và công nghệ là yếu tố chủ lực tạo ra tổng sản phẩm quốc dân và sự tăng trưởng kinh tế Các nghiên cứu của các học giả đã hình thành nên nền tảng lý thuyết căn bản quan trọng giúp các nhà nghiên cứu kinh tế trên khắp thế giới hướng vào các giải pháp tăng tỷ lệ tích lũy của nền kinh tế và phát triển các kênh tiết kiệm cho đầu tư sản xuất Trong đó, ít nhiều cũng đã chú ý tới tăng trưởng kinh tế có phần đóng góp của tiến bộ công nghệ
Robert Solow cũng đã thiết lập một phương trình căn bản và vô cùng quan trọng và vẫn được ứng dụng cho tới ngày nay (Solow 1957) Ông đã xem xét dữ liệu kinh tế của Mỹ từ năm 1909 đến 1949 và đặt câu hỏi, nó nói lên điều gì về nguồn gốc tăng trưởng kinh tế của nước Mỹ trong giai đoạn này Ông đã sử dụng khung lý thuyết để giải thích một phần của sự tăng trưởng kinh tế là do có nhiều tích lũy vốn hơn trên một đầu người và một phần là do tiến bộ công nghệ.
Các nghiên cứu ngoài nước
2.9.1 Nghiên cứu của Irena Szarowská (2017)
Nghiên cứu của Irena Szarowská (2017) về ”Does public R&D expenditure matter for economic growth? GMM approach” Mục đích của bài nghiên cứu này định lượng tác động của chi tiêu công cho nghiên cứu và phát triển (R&D) tác động đến tăng trưởng kinh tế Bằng chứng thực nghiệm tại
20 quốc gia thành viên EU được lựa chọn trong giai đoạn 1995-2013, cụ thể là Bỉ (BE), Bulgaria (BG), Cộng hòa Séc (CZ), Đan Mạch (DK), Đức (DE), Ireland (IE), Tây Ban Nha (ES), Phần Lan (FI), Pháp (FR), Hungary (HU), Ý (CNTT), Latvia (LV), Hà Lan (NL), Ba Lan (PO), Bồ Đào Nha (PT), Romania (RO), Cộng hòa Slovak (SK), Slovenia (SI), Thụy Điển (SE) và Vương quốc Anh (Anh) Nghiên cứu dựa trên mô hình hồi quy bảng dữ liệu động hàng năm
Mô hình nghiên cứu tác giả sử dụng:
GDP = β 0 + β 1 GDP it-1 + β 2 GERD it + β 3 INV it + β 4 HRST it + ε it (1)
Trong đó β 1 đến β 4 chứa các hệ số được gán cho các biến độc lập và β 0 là một hằng số, chỉ số dưới t chỉ mục của năm, quốc gia
GDP là tăng trưởng GDP bình quân đầu người được thể hiện bằng GDP bình quân đầu người tính theo sức mua tương đương (EU28)
GERD là tổng chi tiêu trong nước cho R&D
INV thể hiện tỷ lệ đầu tư trên GDP
HRST là tỷ lệ dân số đang làm việc trong lĩnh vực khoa học và công nghệ tính theo tỷ lệ phần trăm của tổng dân số đang làm việc trong độ tuổi 15– 74 Ước tính dựa trên các công cụ ước tính dữ liệu bảng điều khiển động bằng cách sử dụng: lnGDP it = β 1 lnGDP it-1+ β 2 dGERD it+ β 3dINV it + β 4 dHRST it + ε it (2)
Kết quả phân tích cho thấy tác động tích cực và có ý nghĩa thống kê của chi tiêu của chính phủ cho R&D là động lực chính cho tăng trưởng kinh tế trong thời gian 1995-2003 Đồng thời các biến số tăng trưởng truyền thống (tỷ lệ nhân lực có trình độ cao và nguồn lực đầu tư) có những tác động tích cực cho tăng trưởng kinh tế
2.9.2 Nghiờn cứu của Mustafa Ildırar, Mehmet ệzmen, Erhan İşcan (2016)
Nghiờn cứu của Mustafa Ildırar, Mehmet ệzmen, Erhan İşcan (2016) về “The Effect of Research and Development Expenditures on Economic Growth: New Evidences” Nội dung chính bài nghiên cứu nói về ảnh hưởng của chi tiêu Nghiên cứu và Phát triển (R&D) đối với tăng trưởng kinh tế Dữ liệu chi tiêu R&D được thu thập sử dụng để phân tích được lựa chọn từ năm
2003 đến năm 2014 của 29 quốc gia, dữ liệu được sử dụng trong nghiên cứu trên phương pháp phân tích tổng quát hai bước của mô hình (GMM) để phân tích dữ liệu
GDPi,t : Tổng sản phẩm quốc nội của quốc gia i trong thời kỳ t β1GDPi,t−1: Độ trễ của biến phụ thuộc
BXi,t: Chi tiêu của doanh nghiệp cho R&D cho quốc gia i trong giai đoạn t
GXi,t: Chi tiêu nội bộ của Chính phủ cho R&D cho quốc gia i trong giai đoạn t
Tất cả các biến trong mô hình đều ở dạng logarit Sau đó, tác giả sử dụng công cụ ước tính (GMM) để ước tính ảnh hưởng của chi tiêu R&D đối với tăng trưởng kinh tế
Kết quả hồi quy cho thấy rằng tất cả các khoản chi cho R&D đều có tác động tích cực và đáng kể đến tăng trưởng kinh tế ở một số nước OECD nhưng mức độ khác nhau Tác giả cũng chỉ ra rằng các nhà hoạch định chính sách nên thiết kế các chính sách kích thích R&D tùy thuộc vào đặc điểm của quốc gia Đồng thời bài nghiên cứu này tác tác giả cho thấy R&D và đổi mới đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế Theo thống kê quốc tế, nếu cường độ nghiên cứu và phát triển của một quốc gia cao thì khả năng cạnh tranh của quốc gia đó sẽ cao hơn nhiều so với các quốc gia khác Theo mô hình tăng trưởng nội sinh, trong dài hạn phát triển kinh tế có thể đạt được thông qua tăng năng suất Việc tăng năng suất, được thực hiện với sự phát triển công nghệ Hầu hết các nghiên cứu đều đồng ý rằng khả năng cạnh tranh về công nghệ và đổi mới công nghệ dẫn đến đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế
2.9.3 Nghiên cứu của Martin Falk (2007)
Nghiên cứu của Martin Falk (2007) về ”R&D spending in the high- tech sector and economic growth” Mục đích chính của bài nghiên cứu này tác giả đưa ra những ước tính mới về tác động của chi đầu tư vào R&D đối với tăng trưởng kinh tế dài hạn Đặc biệt, tác giả ước tính mô hình tăng trưởng bằng cách sử dụng dữ liệu bảng các nước OECD từ năm 1970 đến năm 2004, trong đó dữ liệu được đo lường dưới dạng trung bình 5 năm Phương trình tăng trưởng được ước tính và sử dụng công cụ ước tính bảng điều khiển động theo phương pháp tổng quát (GMM) để kiểm soát tính đồng nhất Tác giả giải quyết câu hỏi, việc chi tiêu cho R&D trong lĩnh vực công nghệ cao có tác động đến tăng trưởng kinh tế dài hạn
Mô nghiên cứu được sử dụng: ln(y it ) = α lnY (y it-1 )+ β1 ln (INVit )+β2 ln(EDUit )+β 3 ln(BERDXGDP it) + β4ln (BERDHTit) + η i + λ t + ε it ,
Các biến phụ thuộc cũng được sử dụng trong phân tích: GDP trên giờ làm việc và chỉ số năng suất lao động được xác định là GDP trên mỗi người có việc làm trong lĩnh vực kinh doanh
Tập hợp các biến mô tả GDP bình quân đầu người bao gồm: Tỷ lệ chi tiêu cho R&D của doanh nghiệp kinh doanh trên GDP (BERDXGDP), số năm học trung bình trong độ tuổi lao động dân số (từ 25 đến 64 tuổi) (EDU) như một đại lượng cho vốn con người và tỷ lệ đầu tư (INV) và biến tỷ trọng chi tiêu cho R&D được thực hiện trong lĩnh vực công nghệ cao (BERDHT) Phương trình hồi quy cũng bao gồm sáu biến giả thời kỳ, η t , cho phép chúng tôi kiểm soát các tác động chung của chu kỳ kinh doanh
Kết quả nghiên cứu đưa ra những ước tính mới về tác động của đầu tư vào R&D đối với tăng trưởng kinh tế dài hạn Đặc biệt, tác giả ước tính mô hình tăng trưởng theo kinh nghiệm động bằng cách sử dụng dữ liệu bảng cho các nước OECD từ năm 1970 đến năm 2004 Nghiên cứu này là nghiên cứu đầu tiên điều tra xem việc chuyên môn hóa các hoạt động R&D (tức là tỷ trọng đầu tư vào R&D trong lĩnh vực công nghệ cao) có ảnh hưởng hay không ảnh hưởng đến GDP trên dân số trong độ tuổi lao động Sử dụng công cụ ước lượng GMM để kiểm soát tính nội sinh, thấy rằng cả hai tỷ lệ chi tiêu cho R&D của các doanh nghiệp kinh doanh trên GDP và tỷ trọng đầu tư vào R&D trong lĩnh vực công nghệ cao ảnh hưởng tích cực đến GDP bình quân đầu người và GDP bình quân giờ làm việc trong dài hạn
2.9.4 Nghiên cứu của Li Peng (2014)
Nghiên cứu của Li Peng (2014) “Study on Relationship between R&D Expenditure and Economic Growth of China” Mục đích của bài nghiên cứu này là khám phá mối quan hệ giữa chi tiêu cho R&D và GDP bằng mô kiểm định đồng tích hợp Engle và Granger (1987) để kiểm tra mối quan hệ lâu dài giữa chi tiêu R&D và GDP Tác giả sử dụng phương pháp luận, đồng tích hợp EG, một kỹ thuật đang được sử dụng rộng rãi trong mô hình kinh tế, đề xuất của Engle và Granger (1987)
Kết quả nghiên cứu giữa chi tiêu R & D và tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc trong giai đoạn 1987-2007 cho thấy hai biến số này rõ ràng là đồng tích hợp, có nghĩa là một mối quan hệ lâu dài thực sự tồn tại Cụ thể, độ co giãn của R&D so với GDP là 0,9243 có nghĩa là tốc độ tăng trưởng GDP sẽ tăng 0,9243% nếu chi tiêu cho R&D tăng 1% Ngoài ra, chi tiêu cho R&D cũng là nguyên nhân lớn hơn của GDP, bằng chứng là chi tiêu cho R&D là yếu tố quan trọng của tăng trưởng kinh tế Tác giả kết luận rằng đối với Trung Quốc, chính phủ nên tiếp tục tăng chi tiêu cho R&D và thực hiện một số biện pháp để xúc tiến chuyển đổi công nghệ cao, công nghệ mới nhằm duy trì tốc độ tăng trưởng GDP cao
2.9.5 Nghiên cứu của Cororaton Caresar (2005)
Nghiên cứu của Cororaton Caresar (2005) về “Tolal Factor Productivity Growth in the Philippines: 1960-2000” mục tiêu chính của nghiên cứu này là để cập nhật dữ liệu tăng trưởng TFP cho nền kinh tế Philippines và để kiểm tra xu hướng qua thời gian bởi vì chúng được sử dụng trong các cuộc thảo luận chính sách đánh giá hiệu suất tăng trưởng dài hạn của nền kinh tế Ngoài ra, tờ báo cố gắng kiểm tra lịch sử đóng góp của “chất lượng” các yếu tố đầu vào để tăng trưởng TFP, đặc biệt là lao động
Tác giả sử dụng mô hình Cobb – Douglas để nghiên cứu
Q=A*f(L,K) với Q là GDP, L là lao động, K là vốn, A là hiệu quả sản xuất
Nghiên cứu trong nước
2.10.1 Nghiên cứu của Nguyễn Thế Khang (2016)
Nghiên cứu của Nguyễn Thế Khang (2016) về “ Tác động của đầu tư đến tăng trưởng kinh tế và hội tụ thu nhập tại Việt Nam” mục tiêu nghiên cứu về đóng góp vốn đầu tư vào tăng trưởng kinh tế tại tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2000-2014 Tác giả cũng sử dụng mô hình nghiên cứu dựa theo mô hình sản xuất Cobb-Douglas
Y: GDP tỉnh Đồng Nai L: số lượng lao động
K1, K2, K3: vốn đầu tư nhà nước, tư nhân, trực tiếp nước ngoài
A: năng suất các yếu tố tổng hợp
Kết quả nghiên cứu tác giả cho thấy sự tác động khác biệt của từng loại vốn tác động đến tăng trưởng kinh tế Vốn đầu tư tư nhân trong nước và năng suất các yếu tố tổng hợp cho thấy tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế Các yếu tố vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, lao động và đầu tư nhà nước chưa thể hiện đóng góp trong giai đoạn nghiên cứu
2.10.2 Nghiên cứu của Nguyễn Ngọc Hùng (2016)
Nghiên cứu của Nguyễn Ngọc Hùng (2016) về “Tác động của nguồn nhân lực đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam” Mục tiêu của bài viết nghiên cứu sự tác động của yếu tố nguồn nhân lực lên tăng trưởng kinh tế Việt Nam
Tác giả sử dụng nghiên cứu của Isola và Alani (2005) để xây dựng mô hình nghiên cứu về tác động của nguồn nhân lực đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam như sau:
Biến phụ thuộc: GDP: Tăng trưởng kinh tế
LR: Số người lớn biết chữ Đầu tư giáo dục vào tăng trưởng con người được đánh giá bằng khả năng đọc viết của người lớn Tỷ lệ người lớn biết chữ tăng theo quy mô dân số, đưa chúng ta đến gần hơn với sự phát triển toàn diện của con người và là tiền đề cho tăng trưởng kinh tế
LE: Tuổi thọ trung bình Tuổi thọ trung bình là nhân tố đánh giá về sức khỏe của con người, con người có tuổi thọ trung bình tăng cho thấy sự đầu tư về mặt y tế làm cho sức khỏe được tăng cường Người dân dành nhiều thời gian hơn trong việc rèn luyện sức khỏe để phục vụ công việc, hệ thống y tế được hoàn thiện và đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của người dân Với sự tự rèn luyện và hệ thống y tế tốt sẽ làm cho nền kinh tế phát triển hơn do năng suất lao động tăng lên khi công việc được đảm bảo về sức khỏe
GRL: Tăng trưởng lao động Lực lượng lao động là một bộ phận quan trọng trong việc thực hiện các công cuộc xây dựng và phát triển đất nước Đây sẽ là nguồn cung cấp lao động tốt cho các nỗ lực phát triển đất nước với lực lượng lao động ngày càng tăng β0: Hệ số tự do - Nó chính bằng giá trị trung bình của biến phụ thuộc GDP khi biến độc lập nhận giá trị bằng 0 β1; β2; β3; β4: Các tham số chưa biết của mô hình
Kết quả nghiên cứu tác giả cho thấy yếu tố tăng trưởng lao động có tác động tức thời và ngược chiều lên tăng trưởng GDP; khi tỷ lệ lao động càng tăng lên thì tỷ lệ GDP lại có xu thế giảm Yếu tố tuổi thọ có tác động kéo dài lên tăng trưởng GDP, trong đó tuổi thọ có tác động tức thời và cùng chiều lên tăng trưởng GDP ở độ trễ 2, tuy nhiên ở độ trễ 1 tuổi thọ có tác động ngược chiều lên tăng trưởng GDP Yếu tố tỷ lệ người lớn biết chữ có tác động tức thời và cùng chiều lên tăng trưởng GDP
2.10.3 Nghiên cứu của Đỗ Tất Cường (2020)
Nghiên cứu của Đỗ Tất Cường (2020) về “ Vai trò của đầu tư công trong kích thích tổng cầu, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế” Mục đích chính của nghiên cứa là nhằm kiểm tra sự tác động của đầu tư công tới tăng trưởng kinh tế và kích thích tổng cầu Dựa trên mô hình đã được thiết lập có đưa các biến kiểm soát nhằm hỗ trợ thêm tính chặt chẽ của mô hình
Bài viết sử dụng hàm sản xuất tổng quát theo trường phái tân cổ điển để xây dựng mô hình thực nghiệm mối quan hệ giữa đầu tư công, tăng trưởng kinh tế và tổng cầu trong mô hình đa biến
Y=f(K,L,DTC,Z) Kết quả nghiên cứu chứng minh mối quan hệ nhân quả hai chiều giữa tăng trưởng kinh tế và đầu tư công Trong mô hình, đầu tư công có hiệu ứng tích cực tới tăng trưởng kinh tế ở mức ý nghĩa 1% Nghiên cứu đồng thời cũng tìm thấy mối quan hệ nhân quả giữa đầu tư công và đầu tư tư nhân Mối quan hệ nhân quả qua lại lẫn nhau của đầu tư công và đầu tư tư nhân ở mức ý nghĩa 1%
Một phát hiện khá thú vị của nghiên cứu này là tác động của đầu tư công sang đầu tư tư nhân thấp hơn so với chiều ngược lại (18,01 so với 22,57) Hơn nữa, đầu tư công có ảnh hưởng tới tăng trưởng kinh tế thấp hơn so với đầu tư tư nhân (21,51 so với 51,12) Điều đó cho thấy, tầm quan trọng của đầu tư tư nhân với tư cách là động lực quan trọng của tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong giai đoạn vừa qua Nó hàm ý chính sách thúc đẩy tăng trưởng đầu tư công để có được tăng trưởng trong dài hạn cũng cần chú ý đến vai trò của đầu tư tư nhân Đặc biệt, đối với mối quan hệ nhân quả giữa đầu tư công với độ mở của nền kinh tế thấp hơn nhiều so với quan hệ nhân quả giữa đầu tư tư nhân và độ mở của nền kinh tế
2.10.4 Nghiên cứu của Sử Đình Thành (2011)
Nghiên cứu của Sử Đình Thành (2011) về “Chi tiêu công và tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam kiểm định nhân quả trong mô hình đa biến” Mục tiêu của nghiên cứu này tập trung nghiên cứu quan hệ nhân quả giữa chi tiêu công với tăng trưởng kinh tế Mô hình nghiên cứu dựa trên hàm sản xuất tổng quát, chi tiêu công được chia thành hai yếu tố: chi từ nguồn thu ngân sách nhà nước (NSNN) và chi từ nguồn vốn ODA, với mục tiêu kiểm định hiệu quả sử dụng các nguồn lực tài chính công Độ mở thương mại, đầu tư tư nhân và lao động cũng được coi là các biến kiểm soát trong mô hình nghiên cứu
Trên cơ sở kế thừa nghiên cứu của nghiên cứu Constantinos Alexiou
(2009), Mesghena Yasin (2003) và một số nghiên cứu khác (Chali, 1998), công trình này sử dụng hàm sản xuất tổng quát tân cổ điển làm cơ sở để xây dựng mô hình thực nghiệm mối quan hệ giữa chi tiêu công và tăng trưởng kinh tế trong mô hình đa biến
K là đầu tư tư nhân
L là lực lượng lao động
CF là nguồn vồn nước ngoài phản ánh nguồn ODA
Z là độ mở thương mại
Kết quả nghiên cứu cho thấy chi ngân sách, lao động và độ mở thương mại có hiệu ứng tích cực đến tăng trưởng kinh tế Đồng thời nhấn mạnh vai trò của chính phủ và tác động tài khóa đến tăng trưởng kinh tế
2.10.5 Nghiên cứu Trần Nguyễn Ngọc Anh Thư và Lê Hoàng Phong
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 36 3.1 Quy trình nghiên cứu
Mô hình nghiên cứu
Dựa vào nghiên cứu trong và ngoài nước của Irena Szarowská (2017), Mustafa Ildırar, Mehmet ệzmen, Erhan İşcan (2017), Martin Falk (2017), Li Peng (2014), Sử đình Thành (2011), Đỗ Tất Cường (2020) Từ lý thuyết có liên quan ở chương 2, tác giả xây dưng mô hình đánh giá tác động của chi tiêu cho khoa học và công nghệ đến tăng trưởng kinh tế thông qua hàm sản xuất có dạng Cobb-Douglas Mô hình nghiên cứu đề xuất với biến phụ thuộc là tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP tỉnh/thành phố) bị tác động bởi các biến độc lập gồm, chi tiêu ngân sách nhà nước cho sự nghiệp khoa học và công nghệ (INTX), chi tiêu đầu tư phát triển từ ngân sách địa phương (INV), lực lượng lao động (LABOR), đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh (FDI), chỉ số phát triển về Công nghệ thông tin và truyền thông (ICT) và độ mở thương mại (OPEN) Từ đó mô hình nghiên cứu xác định cụ thể như sau:
Chi thường xuyên cho KH&CN
GRDPit= α + β1INTXit + β2INVit + β3LABORit + β4FDIit + β5ICTIit + β6OPENit + Ut
GRDP - Gross Regional Domestic Product: tăng trưởng kinh tế được đo lường bằng tổng sản phẩm trên địa bàn
INTX: chi thường xuyên cho hoạt động khoa học và công nghệ ngân sách địa phương
Các biến kiểm soát khác:
INV: Chi đầu tư phát triển từ ngân sách địa phương
LABOR: Lực lượng lao động
FDI - Foreign Direct Investment: Đầu tư trực tiếp từ nước ngoài vào tỉnh ICTI- Information and Communication Technologies index: Chỉ số phát triển công nghệ thông tin và truyền thông
OPEN: Độ mở thương mại i = 1,2,3,…,13 biểu thị các tỉnh khu vực Đồng bằng sông Cửu Long và t = biểu thị thời gian;
Hình 3.2 Sơ đồ các yếu tố tác động đến tăng trưởng kinh tế các tỉnh, thành phố khu vực Đồng bằng sông Cửu Long
Chi đầu tư phát triển Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh
Tăng trưởng kinh tế tại các tỉnh, thành phố khu vực DBSCL
Lực lượng lao động Độ mở nền kinh tế của tỉnh
Chỉ số phát triển công nghệ thông tin và truyền thông
Nguồn: Tác giả tự tổng hợp
Giải thích các biến của mô hình:
Biến phụ thuộc GRDP: là tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh/thành phố
Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp quan trọng phản ánh kết quả cuối cùng về mọi hoạt động sản xuất của các đơn vị cư trú trên địa bàn tỉnh, thành phố trong một thời kỳ nhất định; nó mô tả các mối quan hệ giữa sản xuất, phân phối thu nhập và tiêu dùng cuối cùng đối với hàng hóa và dịch vụ trong một tỉnh/thành phố
Tổng sản phẩm trong nước (theo giá hiện hành) được sử dụng để điều tra cơ cấu kinh tế và biến động theo ngành, nhóm ngành, loại hình kinh tế và mối quan hệ giữa kết quả sản xuất và tăng trưởng kinh tế Mỗi tỉnh/thành phố đóng góp vào ngân sách chính phủ và phúc lợi xã hội Tổng sản phẩm trong nước (theo giá hiện hành) dùng để đo lường tốc độ tăng trưởng của các ngành, các loại hình, các vùng và mọi hoạt động sản xuất trên địa bàn một tỉnh/thành phố, cũng như để nghiên cứu sự thay đổi về khối lượng hàng hóa và dịch vụ mới tạo ra trong thời kỳ thời gian
GRDP ở đây được tính theo giá hiện hành với đơn vị tính là nghìn tỷ đồng, là giá trị số tiền của tất cả sản phẩm hàng hóa và dịch vụ cuối cùng được sản xuất ra trong khoảng thời gian một năm trên địa bàn của một tỉnh, thành phố thuộc khu vực ĐBSCL
Các biến giải thích bao gồm:
INTX: Chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp khoa học và công nghệ (đơn vị tính: tỷ đồng)
Chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp khoa học và công nghệ là một trong những nguồn lực quan trọng để phát triển sự nghiệp khoa học và công nghệ, là cơ sở xây dựng kế hoạch phát triển sự nghiệp khoa học và công nghệ trong hiện tại và tương lai phù hợp với điều kiện của tỉnh/thành phố Mặc dù vốn đầu tư cho khoa học và công nghệ được hình thành từ nhiều nguồn lực khác nhau, nhưng nguồn vốn chi từ ngân sách nhà nước cho khoa học và công nghệ luôn có vai trò quan trọng Ngân sách nhà nước có vai trò định hướng phát triển khoa học và công nghệ theo đúng chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước; là nguồn tài chính cơ bản đảm bảo đời sống của đội ngũ cán bộ ngành khoa học và công nghệ, tạo ra cơ sở vật chất, mua sắm, sửa chữa trang thiết bị, đào tạo Chính vì vậy, chi tiêu ngân sách nhà nước cho sự nghiệp khoa học ảnh hưởng tăng trưởng kinh tế Các mô hình kinh tế đều chứng tỏ nguồn vốn từ ngân sách nhà nước có mối tương quan tích cực với tăng trưởng (các mô Solow, Cobb-Douglass ) Nghiên cứu của Irena Szarowskỏ (2017); Mustafa Ildırar, Mehmet ệzmen, Erhan İşcan (2017); Martin Falk (2017); Li Peng (2014) đều cho thấy biến chi tiêu ngân sách nhà nước cho khoa học và công nghệ có tác động tích cực đối với sự tăng trưởng kinh tế Nghiên cứu này tác giả cũng kỳ vọng chi tiêu ngân sách nhà nước cho sự nghiệp khoa học và công nghệ ở các tỉnh, thành phố ĐBSCL cũng có tác động tích cực đến sự tăng trưởng kinh tế, tham số ước lượng của biến INTX sẽ mang dấu (+)
LABOR: Số lượng lao động đang làm việc (đvt: nghìn người)
Lực lượng lao động là những người đang làm việc Lực lượng động cung cấp sức lao động cho sản xuất hàng hoá và dịch vụ, là lực lượng chủ yếu quyết định sự tồn tại và phát triển của mỗi quốc gia Số liệu lực lượng lao động có ý nghĩa quan trọng đối với việc xây dựng, triển khai, đánh giá kết quả thực hiện các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội
Các mô hình kinh tế đều chứng tỏ lao động có mối tương quan tích cực với tăng trưởng (các mô hình của Ricardo, Solow, Cobb-Douglass ) Nghiên cứu thực nghiệm của Nguyễn Thế Khang (2016); Đỗ Tất Cường (2020); Sử Đinh Thành (2011); Trần Nguyễn Ngọc Anh Thư và Lê Hoàng Phong (2014) đều cho kết quả biến lực lượng lao động có tác động tích cực đối với sự tăng trưởng kinh tế Trong nghiên cứu này biến lực lượng lao động cũng được kỳ vọng sẽ có tác động dương đến tăng trưởng kinh tế, tức là tham số ước lượng của biến LABOR sẽ mang dấu (+)
FDI: vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài (đvt: triệu USD)
Vốn đầu tư trực tiếp ra nước ngoài là tổng số tiền hoặc tài sản hợp pháp mà nhà đầu tư nước ngoài mang vào Việt Nam để tham gia hoạt động đầu tư Số vốn đăng ký đầu tư trực tiếp nước ngoài của các dự án được cấp mới Giấy chứng nhận đầu tư trong kỳ; vốn bổ sung (tăng thêm) của các dự án đã được cấp phép trong các năm trước theo quy định của Luật Đầu tư và các quy định khác của pháp luật có liên quan
Vốn pháp định và vốn vay cũng được tính vào vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài Số tiền cần có để thành lập doanh nghiệp quy định trong điều lệ doanh nghiệp cấu thành vốn pháp định của doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
Dự án đầu tư mới: là dự án được triển khai lần đầu hoặc dự án đầu tư khác biệt với các dự án đã được cấp giấy chứng nhận đầu tư lần đầu trong kỳ
Dự án đầu tư mở rộng: là dự án đầu tư nhằm tăng quy mô, nâng cao công suất, năng lực kinh doanh, phát triển công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm thiểu ô nhiễm môi trường trước đây đã nhận được giấy chứng nhận đầu tư
Các dự án FDI bổ sung nguồn vốn đáng kể cho nền kinh tế nên đây cũng là động lực cho kinh tế các tỉnh, thành phố ĐBCSL tăng trưởng Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng dòng vốn FDI có tác động mạnh mẽ đến sự tăng trưởng, trong đó có các nghiên cứu của Nguyễn Ngọc Hùng (2016), Nguyễn
Minh Tiến (2014), Sử Định Thành (2011) Kỳ vọng của nghiên cứu này là FDI cũng sẽ tác động tích cực đến tăng trưởng, tham số ước lượng của biến FDI sẽ mang dấu (+)
OPEN: Độ mở thương mại Độ mở thương mại được đo lường bằng tỷ lệ tổng sản phẩm của một tỉnh, thành phố trên tổng kim ngạch xuất nhập khẩu Trong đó: Kim ngạch xuất khẩu thể hiện kết quả hoạt động thương mại và trao đổi hàng hóa, khả năng hội nhập toàn cầu và khả năng tiếp cận thị trường thế giới của doanh nghiệp trong nước
Dữ liệu của nghiên cứu
Dữ liệu được sử dụng để thực hiện mô hình nghiên cứu đề xuất được thu thập chủ yếu từ các số liệu công bố trên website của Tổng cục thống kê Việt Nam, website Bộ Tài chính và ấn phẩm Niên giám thống kê của 13 tỉnh, thành phố ĐBSCL trong khoảng thời gian từ năm 2010 đến 2019
Số liệu của các biến: Chỉ số phát triển công nghệ thông tin và truyền thông (ICTI) lấy từ cổng thông tin điện tử của cục công nghệ thông tin và truyền thông, độ mở thương mại (OPEN) của địa phương (tính bằng tổng kim ngạch xuất nhập khẩu trên GDP) lấy từ hệ thống cơ sở dữ liệu thống kê ngành công thương, tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh/thành phố (GDP), chi tiêu ngân sách nhà nước cho sự nghiệp khoa học và công nghệ (INTX), tổng vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài (FDI), tổng chi ngân sách nhà nước cho đầu tư phát triển (INV) được trích xuất từ các quyển Niên giám thống kê của
13 tỉnh, thành phố ĐBSCL trong khoảng thời gian từ năm 2010 đến 2019
Dữ liệu nghiên cứu được trình bày trong một bảng cân bằng mang cả hai yếu tố không gian và thời gian
Yếu tố không gian ở đây được thể hiện là 13 tỉnh, thành phố trong khu vực ĐBSCL: Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Vĩnh Long, Đồng Tháp, An Giang, Cần Thơ, Hậu Giang, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Kiên Giang và
Yếu tố thời gian được thể hiện trong các đơn vị quan sát theo thời kỳ, mô tả các chỉ số của 13 tỉnh thành phố trong khu vực ĐBSCL thời gian từ năm 2010 đến năm 2019
Số quan sát có trong bảng sẽ là 13 (tỉnh) x 10 (năm) = 130 quan sát.
Phương pháp phân tích dữ liệu
Đề tài nghiên cứu trên phạm vi 13 tỉnh, thành phố khu vực phía Nam gồm: tỉnh An Giang, tỉnh Bạc Liêu, tỉnh Bến Tre, tỉnh Cà Mau, tỉnh Đồng Tháp, tỉnh Hậu Giang, tỉnh Kiên Giang, tỉnh Long An, tỉnh Sóc Trăng, tỉnh Tiền Giang, tỉnh Trà Vinh, tỉnh Vĩnh Long và thành phố Cần Thơ Nghiên cứu xác định mức độ tin cậy ở mức 90% (mức ý nghĩa alpha = 10%)
Nghiên cứu sử dụng phần mềm STATA 14.0 để phân tích dữ liệu bảng
(Panel Data) Cấu trúc dữ liệu bảng là dữ liệu kết hợp giữa dữ liệu chéo và dữ liệu thời gian Các dữ liệu chéo của từng đối tượng sẽ được lặp lại theo từng thời điểm khác nhau
Phân tích hồi quy dựa trên cấu trúc dữ liệu bảng (Panel Regression) được sử dụng để xây dựng mô hình hồi quy bội và kiểm định các giả thuyết nghiên cứu đặt ra nhằm kiểm chứng mối quan hệ giữa chi tiêu cho khoa học và công nghệ với tăng trưởng kinh tế, giữa đầu tư trực tiếp nước ngoài, độ mở thương mại, lao động, chỉ số phát triển công nghệ thông tin và truyền thông với tăng trưởng kinh tế Dữ liệu bảng là sự kết hợp của dữ liệu chéo (cross-section) và dữ liệu thời gian (time series) Để thu thập dữ liệu bảng, chúng ta phải thu thập nhiều đối tượng giống nhau trong cùng một hoặc nhiều thời điểm
Thống kê mô tả dữ liệu
Xử lý dữ liệu thô thành các số liệu chi tiết hơn, đặc trưng cho từng biến và toàn bộ dữ liệu để thực hiện thống kê mô tả dữ liệu Sau khi xử lý, dữ liệu sẽ được đưa ra dưới dạng bảng và thống kê mô tả với các nội dung: tên biến, giá trị trung bình, giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất
Kiểm định sự phù hợp của mô hình Mức ý nghĩa của kiểm định F, ở đây bé hơn 5% chứng tỏ R bình phương của tổng thể khác 0 Nói cách khác
0 Điều đó có nghĩa mô hình được chọn là phù hợp và có thể sử dụng để phân tích thống kê.
Các kiểm định
Bài nghiên cứu tiến hành các kiểm định để lựa chọn mô hình nghiên cứu phù hợp cho việc ước lượng dữ liệu bảng
3.5.1 Kiểm định đa cộng tuyến
Trong mô hình hồi quy thì hiện tượng đa cộng tuyến là hiện tượng thường xảy ra khi mối tương quan cao giữa hai hay nhiều biến độc lập Mối tương quan giữa các biến trong mô hình được kiểm tra bằng cách xác định các cặp biến có hệ số tương quan mạnh Theo Alemu (2012), trước khi áp dụng mô hình, hệ số tương quan giữa các biến trong mô hình phải được xem xét để phát hiện xác suất xảy ra đa cộng tuyến Nếu hệ số này từ 0,8 trở lên thì hiện tượng đa cộng tuyến của mô hình dẫn đến dấu của các hệ số hồi quy có thể không chính xác Tuy nhiên, để xác định xem mô hình có đa cộng tuyến hay không, hãy nhìn vào chỉ số Variance Inflation Factor (VIF) Chỉ số VIF lớn hơn 10 cho thấy mô hình là đa cộng tuyến
Kiểm định Hausman cho phép lựa chọn giữa mô hình ảnh hưởng cố định (FEM) và mô hình ảnh hưởng ngẫu nhiên (REM) Và giả thuyết H0 làm nền tảng cho kiểm định Nếu xác suất xảy ra, kiểm định Hausman giúp kiểm định giả thuyết phần dư ít thay đổi không tự tương quan với biến độc lập: Nếu Pro < 0.05 thì bác bỏ giả thiết và chọn một mô hình tác động cố định (FEM) phù hợp
Mô hình được xác định là ảnh hưởng ngẫu nhiên (REM) nếu Pro > 0.05
3.5.3 Kiểm định phương sai sai số thay đổi
Kiểm định Wald được tác giả sử dụng để đánh giá tính đồng nhất phương sai nói chung Đầu tiên, ước tính mô hình bằng cách sử dụng phương pháp FEM để thu được kết quả mô hình hồi quy; tiếp theo, sử dụng các kết quả đó, thực hiện kiểm định Wald với giả thuyết:
• H0: Phương sai sai số không đổi
• H1: Phương sai sai số thay đổi
Nếu P-value < 0.05, bác bỏ H0, chấp nhận H1
3.5.4 Kiểm định tự tương quan
Nghiên cứu dựa trên kết quả kiểm định Wooldridge, cho thấy nếu xác suất không tự tương quan (pro) < 0,05 thì tồn tại tự tương quan Do đó, mô hình OLS không đủ để giải thích kết quả hồi quy Do đó, mô hình tác động cố định (FEM) và mô hình tác động ngẫu nhiên (REM) sẽ được sử dụng, vì các phương pháp ước tính này có thể khắc phục các khuyết tật Tiếp theo ước lượng mô hình bằng cách sử dụng phương pháp FEM/REM, nghiên cứu kiểm tra hiện tượng tự tương quan bằng kiểm định Wooldridge test với giả thuyết:
• H0: Không có hiện tượng tự tương quan
• H1: Có hiện tượng tự tương quan
P-value < 0.05, bác bỏ H0, chấp nhận H1
3.5.5 Xử lý khuyết tật của mô hình Để khắc phục những hạn chế của phương sai thay đổi và tự tương quan, sử dụng cách tiếp cận Bình phương bé nhất tổng quát khả thi (FGLS) của phần mềm Stata Theo Wooldrige (2002), phương pháp Bình phương bé nhất khả thi (FGLS) rất hữu dụng cho việc kiểm soát tính không đồng nhất của phương sai và tự tương quan; phương pháp này cũng loại bỏ các phần dư không trọng số do phương sai gây ra khi sử dụng OLS hoặc FEM Đồng thời, phương pháp FGLS tránh được hiện tượng tự tương quan khi sử dụng phương pháp REM; do đó, dựa trên những lập luận đã trình bày ở trên, phương pháp FGLS sẽ được sử dụng để chạy kết quả hồi quy cho đề tài này
Chương này đã nêu khái quát về phương pháp nghiên cứu, các cơ sở lý thuyết, các nghiên cứu trước có liên quan được áp dụng để thực hiện đề tài, .phối hợp các kỹ thuật của phân tích định tính và định lượng Đồng thời xây dựng mô hình nghiên cứu sử dụng dữ liệu bảng nhằm xem xét sự ảnh hưởng của chi tiêu cho khoa học và công nghệ tác động tới tăng trưởng kinh tế 13 tỉnh, thành phố ĐBSCL từ việc tổng hợp các lý thuyết mô hình nghiên cứu, các kiểm định được thực hiện để làm nền tảng cho việc chạy kết quả mô hình.
PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Thực trạng tăng trưởng kinh tế Đồng bằng sông Cửu Long
Tổng quan bức tranh phát triển vùng Đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn 2010 – 2019:
Theo báo cáo kinh tế thường niên 2020 Vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) có vị thế, vai trò rất quan trọng trong phát triển kinh tế của Việt Nam Đồng bằng sông Cửu Long được coi là vùng đồng bằng phì nhiêu nhất Việt Nam do có điều kiện tự nhiên thuận lợi (địa hình, thổ nhưỡng, khí hậu ôn hòa) và nguồn lao động dồi dào Vùng đồng bằng này sản xuất 50% lượng gạo của cả nước, 95% lượng gạo xuất khẩu, 70% trái cây, 65% sản lượng nuôi trồng thủy sản và 60% lượng cá xuất khẩu Cùng với đó là nhiều vấn đề phát sinh nội tại của vùng này như: Chất lượng tăng trưởng thấp, năng suất lao động thấp, cơ cấu kinh tế chưa đặc biệt ổn định, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp thấp, chất lượng nguồn nhân lực còn nhiều hạn chế, tình trạng di cư ra các thành phố lớn, trung tâm kinh tế lớn ngày càng tăng Xác định tiềm năng, vị thế quan trọng của ĐBSCL, trong những năm qua, Đảng và Nhà nước đã ban hành các nghị quyết, chính sách để phát triển kinh tế - xã hội của vùng ĐBSCL nhưng việc thực thi nghị quyết, chính sách trên thực tế chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển vùng đồng bằng này
Hình 4.1 Bản đồ khu vực Đồng bằng sông Cửu Long
Nguồn: Báo điện tử Cần Thơ năm 2020
Theo đánh giá của các chuyên gia, sau hơn ba mươi năm đổi mới, ĐBSCL phát triển đến nay vẫn là xã hội nông thôn, nền kinh tế vẫn dựa vào nông nghiệp là chính; các khía cạnh phát triển kinh tế - xã hội của vùng đất này đang ngày càng tụt hậu Đóng góp của ĐBSCL vào GDP của cả nước trong ba thập kỷ qua giảm mạnh Tăng trưởng GDP của ĐBSCL thấp hơn so với TP HCM và vùng kinh tế trọng điểm Đông Nam Bộ mặc dù nằm sát hai khu vực này Một nguyên nhân quan trọng của hệ luỵ này là do ĐBSCL được giao sứ mệnh đảm bảo an ninh lương thực cho cả nước, phải tập trung vào nông nghiệp và sản xuất lúa gạo nên chậm chuyển dịch sang các ngành có năng suất cao hơn
Hình 4.2 Đồ thị thể hiện vốn đầu tư toàn xã hội
Nguồn: Báo cáo Kinh tế thường niên ĐBSCL năm 2020
Trong giai đoạn 2010 - 2019, ĐBSCL có sự chuyển dịch về cơ cấu kinh tế mạnh mẽ so với hai thập niên trước đó Tỷ trọng khu vực I trong cơ cấu GDP giảm từ 39,6% (năm 2010) xuống 28,3% (năm 2019); khu vực II tăng từ 25,7% (năm 2010) lên 26,4% (năm 2019); khu vực III tăng từ 34,6% (năm 2010) lên 44,6% (năm 2019) Tốc độ chuyển đổi cơ cấu lao động cũng diễn ra mạnh mẽ từ nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ, nếu năm 2010, 62,2% lao động ở vùng ĐBSCL nằm trong lĩnh vực nông nghiệp thì đến năm
2019 tỷ lệ này chỉ còn 43,3% Số liệu thống kê cho thấy trong giai đoạn 2010
- 2019, khu vực I chỉ đóng góp 22% vào tăng trưởng GRDP của vùng ĐBSCL mặc dù vẫn đóng góp 34,5% trong tổng GRDP của vùng Năng suất lao động của khu vực nông - lâm - ngư nghiệp và thương mại - dịch vụ tăng rất nhanh, với mức trung bình trong giai đoạn 2010 - 2019 lần lượt là 5,2% và 8,3%; trong khi đó tốc độ tăng năng suất lao động của khu vực công nghiệp - xây dựng chỉ là 3,5%/năm (Vũ Tự Anh và các cộng sự, 2020)
Tuy kim ngạch xuất nhập khẩu của ĐBSCL có xu hướng tăng và luôn thặng dư thương mại, nhưng tỷ trọng xuất khẩu của vùng này đang giảm dần so với cả nước Trong giai đoạn 2010 - 2018, xuất khẩu của ĐBSCL tăng trưởng bình quân 11,8%/năm, trong khi mức bình quân của cả nước là 16,4%/năm Nguyên nhân là do các sản phẩm nông nghiệp truyền thống của vùng (gạo, thủy sản) có giá trị thấp và đã dần đạt đến trạng thái bão hòa về kim ngạch và suy giảm về sản lượng do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và một phần diện tích canh tác chuyển đổi sang thủy sản (ở các tỉnh ven biển) và hạn chế về công nghiệp chế biến nông sản Sự gia tăng kim ngạch xuất khẩu của Long An, Tiền Giang chủ yếu dựa vào công nghiệp chế biến hay do đầu tư mới của các doanh nghiệp FDI trong một số ngành thâm dụng lao động (dệt may, da giày) Các hoạt động sản xuất, chế biến tại ĐBSCL còn phụ thuộc vào nhập khẩu các yếu tố đầu vào quan trọng Kim ngạch nhập khẩu của ĐBSCL tương đương khoảng 45% kim ngạch xuất khẩu của vùng (Vũ
Tự Anh và các cộng sự, 2020).
Thống kê mô tả các biến trong mô hình
Bảng 4.1 Mô tả thống kê các biến trong mô hình nghiên cứu
Các biến Đơn vị tính Trung bình Độ lệch chuẩn
INV Tỷ đồng 2.033,84 1.406,46 159,232 7.367,40 LABOR Nghìn người 804,93 223,39 420,3 1.271,1
Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP):
GDP trung bình là 48,57 nghìn tỷ đồng Giá trị tổng sản phẩm trên địa bàn thấp nhất là 6,31 nghìn tỷ đồng thuộc về tỉnh Hậu Giang năm 2010, giá trị tổng sản phẩm trên địa bàn cao nhất là 123,25 nghìn tỷ đồng thuộc về tỉnh Long An năm 2019 Theo biểu đồ Hình 4.1 cho thấy trong giai đoạn 2010-
2019 tăng trưởng GRDP các tỉnh, thành phố ĐBSCL tăng trưởng đều thể hiện sự ổn định kinh tế
Hình 4.3 Đồ thị thể hiện giá trị GRDP vùng ĐBSCL giai đoạn 2010-2019
Nguồn: Niên giám thống kê các tỉnh trong vùng nghiên cứu
Ngân sách nhà nước chi cho sự nghiệp khoa học và công nghệ (INTX): trong giai đoạn 2010-2019, trung bình hàng năm các tỉnh, thành phố ở ĐBSCL chi tiêu từ ngân sách nhà nước 20,434 tỷ đồng cho sự nghiệp khoa học và công nghệ địa phương Năm 2005, tỉnh Hậu Giang chi ngân sách 5,212 tỷ đồng cho khoa học và công nghệ thấp nhất Mức chi cao nhất An Giang năm 2018 với 66,450 tỷ đồng
Chi ngân sách nhà nước cho đầu tư phát triển (INV): Đây là nguồn lực đầu tư quan trong các tỉnh, thành phố ĐBSCL để phát triển cơ sở vật chất, hạ tầng của vùng Trung bình hàng năm ở các tỉnh chi đầu tư 2.033,8 tỷ đồng tiền ngân sách cho xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hộ
Tăng trưởng GRDP của vùng ĐBSCL (2010-2019)
Trong đó tỉnh chi thấp nhất là tỉnh Sóc Trăng chi 159, 232 tỷ đồng năm 2015 và cao nhất là Long An chi ngân sách 7.367,4 tỷ đồng năm 2019 cho đầu tư phát triển hạ tầng tỉnh nhà
Lực lượng lao động (LABOR): Lực lượng lao động là nguồn lực quan trọng mang tính quyết định cao đối với năng lực cạnh tranh các tỉnh ĐBSCL có lực lượng lao động bình quân có 804,93 nghìn người/năm Tỉnh có lực lượng lao động ít nhất là tỉnh Hậu Giang với 420,3 nghìn người ở thời điểm
2019 và tỉnh An Giang có số lượng lao động đông đảo nhất với 1.271,1 người ở thời điểm năm 2011 Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI):
Nhu cầu đầu tư cho vùng ĐBSCL, đặc biệt là hạ tầng giao thông là rất lớn lượng vốn FDI đầu tư vào khu vực ĐBSCL còn rất ít, nguồn lực đầu tư chưa như kỳ vọng Ở một số tỉnh trong nhiều năm không có dự án mới nào được đăng ký hoặc có dự án thì nguồn vốn đầu tư cũng còn rất ít, các tỉnh An Giang 2012, 2016, Bạc Liêu 2012, 2013, 2015, 2016, 2017, Đồng Tháp 2010,
2012, Hậu Giang 2015, 2016, 2019, Sóc Trăng 2011, 2012, 2014 không có dự án FDI mới
Bình quân cả giai đoạn 2010-2019, khu vực ĐBSCL chỉ thu hút FDI được khoảng 117,69 triệu USD/năm cho mỗi địa phương, trong đó Long An là tỉnh có lượng vốn đầu tư FDI nhiều nhất khu vực do có địa thế giáp ranh với Tp Hồ Chí Minh, tỉnh có số đăng ký đầu tư cao là tại Trà Vinh đạt 2.526,8 triệu USD Độ mở thương mại (OPEN): Vùng ĐBSCL với lợi thế xuất khẩu về mặt hàng nông, thuỷ hải sản liên tục gia tăng hàng năm trong khi GDP của khu vực chủ yếu phụ thuộc vào nông nghiệp cho nên tỉ lệ tổng kim ngạch xuất nhập khẩu so với tổng sản phẩm trên địa bàn rất cao Bình quân độ mở thương mại của vùng đạt 58%, thấp nhất là tỉnh Kiên Giang năm 2014 cũng đạt 11% và cao nhất là tỉnh Long An đạt 197% vào năm 2017
Chỉ số phát triển công nghệ thông tin và truyền thông (ICT): Chỉ số phát triển công nghệ thông tin và truyền thông hàng năm của các tỉnh, thành phố Bình quân chỉ số phát triển công nghệ thông tin và truyền thông hàng năm của các tỉnh đạt 0,38 Trong đó thấp nhất là tỉnh Hậu Giang năm 2018 cũng đạt 0,1 và cao nhất là tỉnh Trà Vinh đạt 0,69 vào năm 2019.
Kết quả hồi quy từ mô hình
4.3.1 Phân tích tương quan mô hình hồi quy
Trước khi thực hiện ước lượng ta cần xem xét sự tương quan giữa các cặp biến độc lập để quan sát hiện tượng đa cộng tuyến ảnh hưởng đến độ chính xác của các mô hình hồi quy
Một trong những giả định của mô hình hồi quy tuyến tính cổ điển (CLRM) là không có mối quan hệ tuyến tính chính xác (exact linear relationship) giữa các biến giải thích Nếu có một hoặc nhiều mối quan hệ như vậy giữa các biến giải thích thì chúng ta gọi ngắn gọn là đa cộng tuyến hoặc cộng tuyến (multicollinearity hoặc collinearity) Hệ quả của hiện tượng này là các ước lượng sẽ không chính xác bởi vì nếu hai biến có cộng tuyến cao thì rất khó tách biệt tác động riêng của từng biến lên biến phụ thuộc; dấu của vài hệ số sẽ khác với kỳ vọng ban đầu do các hệ số này không còn đủ sức giải thích tác động biên lên biến phụ thuộc vì mối quan hệ pha trộn giữa các biến độc lập
Ma trận hệ số tương quan được sử dụng để nhận diện độ mạnh của các tương quan từng cặp biến số độc lập với nhau nhằm phát hiện đa cộng tuyến có thể xảy ra trong dữ liệu
Bảng 4.2 Hệ số tương quan giữa các biến trong mô hình nghiên cứu
Biến lnGRDP lnINTX ln INV lnLABOR lnFDI lnICTI lnOPEN lnGRDP 1.0000 lnINTX 0.6318 1.0000 lnINV 0.6222 0.4125 1.0000 lnLABOR 0.6604 0.3376 0.2907 1.0000 lnFDI 0.3366 0.1896 0.3080 0.2347 1.0000
Kết quả phân tích tương quan được trình bày trong Bảng 4.2 cho thấy các cặp biến độc lập trong ma trận tương quan thấp hơn 0.8 điều này cho tháy rằng các chỉ số không xảy ra hiện tượng tự đa cộng tuyến Theo Kenedy
(2008) và Franke (2010) hiện tượng đa cộng tuyến trở nên xảy ra nghiêm trọng khi hệ số tương quan giữa các biến độc lập trong mô hình từ 0.8 trở lên Kết quả ma trận tương quan, hệ số tương quan của các biến độc lập trong mô hình đều phù hợp để đưa vào chạy mô hình hồi quy
4.3.2 Kiểm tra hiện tượng đa cộng tuyến: Để kiểm tra hiện tượng đa cộng tuyến Phương pháp phóng đại phương sai hệ số VIF được sử dụng trong nghiên cứu này để kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến cho mô hình nghiên cứu Hệ số phóng đại phương sai VIF gây ra hiện tượng đa cộng tuyến (tương quan giữa các biến độc lập) Nếu hệ số phóng đại phương sai VIF >10, mô hình có khả năng là đa cộng tuyến
Kết quả kiểm tra hiện tượng đa cộng tuyến với phần mềm Stata 14.0 được trình bày ở Bảng 4.3 cho thấy hệ số phóng đại phương sai VIF của các biến đều nhỏ hơn 10 nên mô hình không xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến
Bảng 4.3 Kiểm tra đa cộng tuyến với hệ số VIF
Variable VIF 1/VIF lnINV 1.35 0.740836 lnINTX 1.32 0.755928 lnLABOR 1.22 0.822926 lnFDI 1.21 0.829530 OPEN 1.20 0.834383 ICTI 1.19 0.838497 Mean VIF 1.25
4.3.3 Mô hình hồi quy OLS
Mô hình hồi quy OLS là phương pháp ước lượng đơn giản, sử dụng dữ liệu bảng như một đám mây dữ liệu bình thường không phân biệt theo năm
Bảng 4 4 Kết quả hồi quy OLS
GRDP Hệ số hồi quy Sai số chuẩn của ước lượng hệ số t P>|t| lnINTX 0.5018772 0 0625768 8.02 0.000 lnINV 0.2852683 0 0334113 8.54 0.000 lnLABOR 0.7853553 0 2118475 3.71 0.000 lnFDI 0.0008654 0 0123606 0.07 0.944
Thực hiện ước lượng với các biến của mô hình và biến giả thời gian,
Breusch-Pagan / Cook-Weisberg test for heteroskedasticity
Ho: Constant variance Variables: fitted values of lnGRDP Chi2(1) = 63,53
- Các biến giải thích có tác động tích cực đối với tăng trưởng kinh tế gồm 3 biến: chi tiêu ngân sách nhà nước cho sự nghiệp khoa học và công nghệ (INTX), lực lượng lao động (LABOR), tổng chi ngân sách nhà nước cho đầu tư phát triển (INV)
- Các biến không có ý nghĩa thống kê gồm: đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh (FDI), chỉ số phát triển về Công nghệ thông tin và truyền thông (ICT) và độ mở thương mại (OPEN)
- Độ thích hợp của hàm hồi quy (R 2 điều chỉnh) đạt 72,05%
4.3.4 Kiểm định phương sai sai số thay đổi của mô hình OLS
Một giả thiết quan trọng của OLS là các yếu tố xuất hiện trong hàm hồi quy tổng thể phải có phương sai không thay đổi, tức là các sai số phải cùng phương sai Để kiểm tra điều kiện này ta sử dụng phương pháp kiểm định Breusch-Pagan với giả thiết H0: phương sai không thay đổi
Bảng 4 5 Bảng kiểm định phương sai sai số thay đổi của mô hình OLS
Kết quả kiểm định ở Bảng 4.5 cho thấy giá trị Prob = 0 nhỏ hơn mức ý nghĩa 5% nên bác bỏ giả thiết H0, chấp nhận H1 có hiện tượng phương sai của sai số có thay đổi
Như vậy có thể nói các giả thiết làm cơ sở cho hồi quy OLS sẽ không cho ra ước lượng tốt nhất, việc giải thích kết quả nghiên cứu dựa vào mô hình hồi quy OLS này sẽ chưa đúng Do đó ta không thể lựa chọn mô hình OLS để phân tích kết quả hồi quy
4.3.5 Mô hình hiệu ứng cố định (FEM) và hiệu ứng ngẫu nhiên (REM)
Thực hiện ước lượng bằng Mô hình hiệu ứng cố định (FEM) và Mô hình hiệu ứng ngẫu nhiên (REM) nhằm xem xét mối quan hệ giữa các biến giải thích đối với tăng trưởng kinh tế ĐBSCL Kết quả được trình bày ở Bảng 4.6 cho thấy mô hình REM với 4 biến giải thích có ý nghĩa thống kê trong khi mô hình FEM chỉ có 5 biến có ý nghĩa
Bảng 4 6 Kết quả ước lượng mô hình FEM lnGRDP Coef Std Err t P>|t| [95% Conf Interval] lnINTX 5222145 0658561 7.93 0.000 3917163 6527128 lnINV 2834104 0340189 8.33 0.000 2159997 350821 lnLABOR 1.207419 5096588 2.37 0.020 197496 2.217342 lnFDI -7.47e-06 0129037 -0.00 1.000 -.0255769 025562 ICTI -.2764243 202246 -1.37 0.174 -.6771883 1243397 OPEN 2174957 1393125 1.56 0.121 -.0585613 4935526 _cons 3510368 3.414792 0.10 0.918 -6.415601 7.117675 sigma_u | 28351137 sigma_e | 20095251 rho | 66560361 (fraction of variance due to u_i)
Bảng 4 7 Kết quả ước lượng mô hình REM lnGRDP Coef Std Err z P>|z| [95% Conf Interval] lnINTX 5018772 0625768 8.02 0.000 379229 6245254 lnINV 2852683 0334113 8.54 0.000 2197833 3507532 lnLABOR 7853553 2118475 3.71 0.000 3701418 1.200569 lnFDI 0008654 0123606 0.07 0.944 -.0233609 0250917
_cons 3.354756 1.465212 2.29 0.022 4829923 6.226519 sigma_u | 22653183 sigma_e | 20095251 rho | 55962336 (fraction of variance due to u_i) Để lựa chọn mô hình FEM và REM thì mô hình nào tốt hơn phù hợp với cơ sở dữ liệu của nghiên cứu Câu trả lời ở đây là liệu có mối tương quan giữa các biến giải thích và các thành phần sai số ngẫu nhiên đặc trưng riêng cho từng tỉnh, thành phố ĐBSCL hay không
Phân tích kết quả nghiên cứu
4.4.1 Ảnh hưởng biến chi ngân sách cho khoa học
Chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp khoa học (INTX): Kết quả hồi quy ước lượng sự tác động của việc chi ngân sách đầu tư cho khoa học và công nghệ đối với tăng trưởng GRDP cho thấy hệ số Prob = 0 < 0,001 và tham số ước lượng β1 = 0,375 Điều này hàm ý rằng, chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp khoa học và công nghệ có tác động tích cực đến sự tăng trưởng kinh tế của các tỉnh, thành phố ĐBSCL ở mức ý nghĩa 0,1%, nếu tăng chi đầu tư ngân sách khoa học và công nghệ thêm 1 tỷ đồng thì GDP sẽ tăng thêm khoảng 0,375 nghìn tỷ đồng trong điều kiện các yếu tố khác không thay đổi Đây là một kết quả rất quan trọng khẳng định vai trò đầu tư vốn cho khoa học và công nghệ với tăng trưởng kinh tế các địa phương, trong điều kiện các nguồn lực xã hội khác còn hạn chế thì việc đầu tư ngân sách nhà nước cho sự nghiệp khoa học là một trong những yếu tố góp phần thúc đẩy cho kinh tế địa phương phát triển trong dài hạn Kết quả ước lượng này phù hợp với nghiên cứu của Nghiên cứu của Irena Szarowská (2017); Mustafa Ildırar, Mehmet ệzmen, Erhan İşcan (2017); Martin Falk (2017); Li Peng
(2014) và hoàn toàn phù hợp với kỳ vọng đặt ra
Hàng năm, Việt Nam dành tỉ lệ khoảng 2% tổng chi ngân sách nhà nước chi cho sự nghiệp khoa học và công nghệ Trong xu thế phát triển của thế giới, các quốc gia đang có nhiều cơ hội để được chia sẻ và tận dụng các thành tựu của CMCN 4.0 và KHCN với các công nghệ mới, phương thức sản xuất mới, mô hình kinh doanh mới, Nhiều năm qua Việt Nam đã xem KHCN có vai trò then chốt trong chiến lược phát triển kinh tế-xã hội và nhiều chính sách phát triển KHCN đã được triển khai Đối với vùng ĐBSCL chịu ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu, kinh tế khu vực này chủ yếu phát triển theo chiều rộng, dựa vào khai thác các tiềm năng sẵn có là chính Hiện nay, việc thu hút nguồn vốn cho khoa học và công nhệ vấn đề hết sức quan trọng của các tỉnh thành trong vùng ĐBSCL Nguồn vốn từ ngân nhà nước dành cho sự nghiệp khoa học và công nghệ vẫn còn thấp là một nguồn hết sức quan trọng cho nghiên cứu khoa học, đổi mới mô hình sản xuất nông nghiệp theo hướng công nghiệp thích nghi với biến đổi khí hậu, thực hiện các chương trình nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng tổng hợp, liên ngành nhằm giải quyết có hiệu quả các vấn đề cấp bách, phức tạp đang đặt ra trong thực tiễn phát triển bền vững của vùng ĐBSCL Qua đó, hiện nay nhiều kết quả nghiên cứu từ các chương trình này được các địa phương tích cực triển khai để phát triển kinh tế xã hội, ứng phó với BĐKH, điển hình như: Mô hình chuyển đổi trồng rừng hiệu quả thấp sang trồng rừng, kết hợp nuôi trồng thủy sản hiệu quả cao thích ứng với xâm nhập mặn tại các huyện Ba Tri, Bình Đại, Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre; mô hình chuyển đổi diện tích lúa thường bị nhiễm mặn hiệu quả thấp sang nuôi trồng thủy sản thâm canh đạt hiệu quả cao tại các huyện Châu Thành, Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh; mô hình chuyển đổi trồng lúa hiệu quả thấp sang nuôi trồng phối hợp lúa-cá-vịt hiệu quả cao tại các huyện Tam Nông, Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp Chính vì vậy, để nâng cao chất lượng khoa học và công nghệ nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong thời gian tới thì cần thiết phải có cơ chế khuyến khích và huy động tối đa các nguồn lực xã hội đầu tư cho khoa học và công nghệ Kết quả nghiên cứu đã cung cấp thêm bằng chứng cho thấy tác động tích cực của chi ngân sách nhà nước cho khoa học và công nghệ và việc thu hút được nhiều nguồn lực này là một trong những động lực góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế vùng ĐBSCL trong thời gian tới
4.4.2 Đầu tư trực tiếp của nước ngoài (FDI)
Kết quả hồi quy cho giá trị ước lượng Prob = 0 < 0,001 và tham số ước lượng β1 = 0,0137 Kết quả này cho thấy đầu tư trực tiếp của nước ngoài có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế khu vực ĐBSCL ở mức ý nghĩa 1%, trong khi các yếu tố khác không đổi thì với số vốn FDI đăng ký 1 triệu USD sẽ làm gia tăng cho tổng sản phẩm trên địa bàn thêm 0,0137 triệu USD
Kết quả nghiên cứu này phù hợp với kỳ vọng đặt ra và phù hợp với nghiên cứu của Nguyễn Minh Tiến (2014), Trần Nguyễn Ngọc Anh Thư và
Lê Hoàng Phong (2014) Việc thu hút nguồn vốn FDI trong 10 năm qua vào khu vực ĐBSCL còn rất thấp và không tương xứng với nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của vùng các dự án đã triển khai phần nào cũng đã phát huy tác dụng tích cực của nó đối với sự tăng trưởng kinh tế của vùng
Thực tế cho đến nay dòng vốn FDI, ĐBSCL không thực sự hấp dẫn đối với các nhà đầu tư (nó chỉ chiếm 5,6% trong số dự án và 8,4% vốn đăng ký) Những trở ngại chính trong thu hút đầu tư vẫn là cơ sở hạ tầng yếu kém cạnh đó là do cơ cấu kinh tế của vùng nghiêng nhiều về nông nghiệp nên chưa thực sự hấp dẫn đối với nhà đầu tư từ bên ngoài
Thực tế, việc thu hút FDI vẫn là chủ đề quan tâm của các tỉnh thành trong vùng ĐBSCL, tuy tỷ trọng nguồn vốn đầu tư FDI vẫn còn thấp nhưng là một nguồn vốn hết sức quan trọng cho nhu cầu quan trọng nhất là đầu tư phát triển hạ tầng giao thông, đổi mới mô hình sản xuất nông nghiệp theo hướng công nghiệp thích nghi với biến đổi khí hậu, đầu tư chế biến nông – thủy sản, nó còn bổ sung các vấn đề mới cho các địa phương về tạo công ăn việc làm, phương pháp quản trị, thay đổi cơ cấu kinh tế ngành Kết quả nghiên cứu đã khẳng định và cung cấp thêm bằng chứng cho thấy vai trò của nguồn vốn FDI là một trong những biến số quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và việc thu hút được nhiều nguồn lực này là một trong những động lực góp phầ n thúc đẩy tăng trưởng kinh tế cho các địa phương
4.4.3 Chi ngân sách cho đầu tư phát triển (INV)
Kết quả hồi quy cho hệ số Prob = 0 < 0.001 và β2 = 0,234 cho biết việc chi ngân sách để đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng đã có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế các tỉnh, thành phố ĐBSCL ở mức ý nghĩa 1% Với điều kiện các yếu tố khác không đổi, chính quyền các địa phương chi ngân sách cho đầu tư phát triển tăng thêm 1 tỷ đồng sẽ tạo tiền đề cho sự phát triển kinh tế - xã hội, gián tiếp đóng góp cho tổng sản phẩm trên địa bàn tăng thêm khoảng 0,234 nghìn tỷ đồng
Kết quả nghiên cứu cho thấy phù hợp với kỳ vọng đặt ra cho biến giải thích này và trùng khớp với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thế Khang (2016); Nguyễn Ngọc Hùng (2016); Sử Đinh Thành (2011); Trần Nguyễn Ngọc Anh Thư và Lê Hoàng Phong (2014) Phạm Thanh Hùng-Hoàng Thị Thanh Hằng (2021); Mai Đình Lâm (2015) Đối với vùng Đồng bằng sông cửu Long để thúc đẩy tăng trưởng ở các địa phương thì chúng ta cần chú trọng tới các dự án đầu tư xây dựng phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ cho nền mà còn tạo điều kiện, tạo cơ hội cho sự lớn mạnh của DN Việt Nam
Hiện nay, cơ sở hạ tầng khu vực ĐBSCL đang dần hoàn thiện và có ý nghĩa đến tăng trưởng kinh tế Điều này thể hiện rõ nét ở các công trình hạ tầng cơ sở đi vào hoạt động góp phần tích cực vào tăng trưởng kinh tế địa phương, khu vực cũng như của cả nước Thực tiễn đã chứng minh việc xây dựng được nhiều tuyến đường giao thông huyết mạch cho vùng ĐBSCL Các công trình cơ sở hạ tầng điển hình như cầu Mỹ Thuận, cầu Cần Thơ, cầu Cổ Chiên, cầu Vàm Cống, cầu Mỹ Lợi, cầu Cao Lãnh đường cao tốc TP Hồ Chí Minh – Trung Lương, cao tóc Trung Lương - Mỹ Thuận đưa vào sử dụng đã mở ra cơ hội mới cho toàn vùng trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
Trong các nguồn lực đầu tư cho cơ sở hạ tầng thì vốn ngân sách nhà nước chi cho đầu tư phát triển có tác dụng như là chất xúc tác cho các nguồn lực khác tham gia vào quá trình kiến thiết Kết quả nghiên cứu này đã khẳng định vai trò quan trọng của đầu tư công trong việc sự thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của các địa phương
4.4.4 Ảnh hưởng biến lực lượng lao động (LABOR)
Kết quả hồi quy cho hệ số Prob = 0 < 0.001 và β3 = 0,830 cho biết nguồn lực về lực lượng lao động địa phương có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế các tỉnh, thành phố ĐBSCL ở mức ý nghĩa 1% Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Bùi Trần Nguyễn Thế Khang (2016); Đỗ Tất Cường (2020); Sử Đinh Thành (2011); Trần Nguyễn Ngọc Anh Thư và Lê Hoàng Phong (2014) kết quả nghiên cứu cho thấy tốc độ tăng lực lượng lao động ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế và phù hợp với kỳ vọng đặt ra
4.4.5 Ảnh hưởng biến chỉ số phát triển công nghệ (ICTI)
Kết quả hồi quy cho hệ số Prob = 0.004 < 0.01 và β3 = -0,134 Kết quả này hàm ý sự phát triển của Công nghệ thông tin và truyền thông có tác động ngược chiều tới tăng trưởng kinh tế của các Tỉnh, Thành phố vùng ĐBSCL giai đoạn từ 2010-2019 Kết quả chưa trùng khớp với nghiên cứu Huỳnh Thanh Quang (2015) và kỳ vọng đặt ra cho nghiên cứu này
Hiện nay sự phát triển nhanh chóng của hạ tầng viễn thông và công nghệ thông tin, các dịch vụ cơ quan đến trao đổi, chia sẻ thông tin và kết nói internet nhìn chung đã được cung ứng đến tất cả các tỉnh cả nước và đây là một vấn đề cần được nghiên cứu trong thời gian tới
4.4.6 Biến độ mở thương mại (OPEN)
Kết quả hồi quy cho thấy biến Độ mở thương mại (được đo lường bằng tổng kim ngạch xuất nhập khẩu trên GDP) có hệ số ước lượng Prob 0,323 > 0,1 nên không có ý nghĩa thống kê ở mô hình nghiên cứu này
Nghiên cứu của Nguyễn Minh Tiến (2014) đã cho thấy độ mở thương mại tác động đáng kể đến tăng trưởng kinh tế, sự mở rộng giao thương hàng hoá với các nước đã làm nên sự đổi thay của nền kinh tế thể hiện rõ nét trên toàn diện nhiều mặt, từ tốc độ tăng trưởng kinh tế đến gia tăng nhanh chóng mức sống của người dân cũng như ảnh hưởng đến các hoạt động kinh tế Độ mở thương mại trong mô hình nghiên cứu này không có ý nghĩa thống kê và chưa tương thích với kết quả nghiên cứu của Sử Đinh Thành