Trang 7 TÓM TẮT LUẬN VĂN Luận văn nghiên cứu về các tác động của những biến số vĩ mô đến chỉ số giá chứng khoán VN-INDEX trên thị trường chứng khoán Việt Nam từ 02/2012 đến 03/2022 bao g
GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Thị trường chứng khoán Việt Nam là một phần quan trọng của hệ thống tài chính và kinh tế của đất nước Một thị trường chứng khoán phát triển hấp dẫn đầu tư sẽ thu hút vốn đầu tư từ cả trong nước và nước ngoài Điều này tạo điều kiện cho doanh nghiệp và công ty niêm yết để huy động vốn và mở rộng hoạt động kinh doanh Một thị trường chứng khoán phát triển cũng có thể tạo ra cơ hội đầu tư cho cá nhân và tổ chức, tăng tính thanh khoản và sự đa dạng hóa cho nhà đầu tư Phát triển thị trường chứng khoán cung cấp nguồn vốn dài hạn cho doanh nghiệp thông qua việc niêm yết cổ phiếu và phát hành trái phiếu Điều này giúp doanh nghiệp tăng cường khả năng đầu tư, mở rộng sản xuất, nâng cấp công nghệ và phát triển các dự án mới Thị trường chứng khoán cũng cung cấp cơ hội cho các công ty khởi nghiệp và doanh nghiệp nhỏ và vừa để tiếp cận nguồn vốn Một thị trường chứng khoán phát triển tạo ra sự cạnh tranh trong việc huy động vốn và đầu tư Sự cạnh tranh này khuyến khích các doanh nghiệp cải tiến hiệu suất hoạt động, nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ và đẩy mạnh năng suất lao động Thị trường chứng khoán cũng thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế bằng cách cung cấp cơ hội tài chính và tạo điều kiện cho các công ty niêm yết để phát triển và mở rộng Tóm lại, phát triển thị trường chứng khoán đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của một nền kinh tế Nó cung cấp nguồn vốn, tăng cường quản trị doanh nghiệp, tạo ra sự cạnh tranh và tăng trưởng kinh tế, và mang lại cơ hội tài chính cho cá nhân và hộ gia đình Đồng thời, việc phát triển thị trường chứng khoán cần được hỗ trợ bởi quy định và quản lý hiệu quả để đảm bảo tính minh bạch, sự ổn định và sự tin tưởng của các nhà đầu tư Tháng 7 năm 2000, Sàn giao dịch chứng khoán TP.HCM (HOSE) được thành lập, đánh dấu bước đầu thành lập thị trường chứng khoán chính thức tại Việt Nam Năm 2000-2006: Trong giai đoạn này, thị trường chứng khoán Việt Nam chịu ảnh hưởng lớn từ những biến động kinh tế và chính trị VN-Index được tính toán và công bố từ năm 2000, nhưng chỉ ghi nhận các công ty niêm yết trên HOSE
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀTÀI NGHIÊN CỨU
2 và chỉ tính toán trên cơ sở giá trị vốn hóa thị trường Năm 2007-2008: Trong giai đoạn này, thị trường chứng khoán Việt Nam trải qua một giai đoạn tăng trưởng mạnh mẽ VN-Index tăng đáng kể và đạt đỉnh lịch sử vào tháng năm 2007, trước khi trải qua một giai đoạn điều chỉnh mạnh vào cuối năm 2007 và đầu năm 2008 Năm 2009-2011: Thị trường chứng khoán Việt Nam tiếp tục chịu ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính toàn cầu và các vấn đề kinh tế nội bộ VN-Index ghi nhận những biến động không đáng kể trong giai đoạn này Năm 2012-2013: Đây là giai đoạn đánh dấu sự phục hồi của thị trường chứng khoán Việt Nam sau giai đoạn suy thoái trước đó VN-Index tăng khá mạnh trong giai đoạn này, đạt mức cao nhất từ trước đến nay vào tháng năm 2018 Năm 2018-2020: Thị trường chứng khoán Việt Nam trải qua một giai đoạn không ổn định và biến động VN-Index ghi nhận những biến động lớn trong giai đoạn này, phần lớn do tác động của yếu tố kinh tế toàn cầu và các yếu tố nội bộ Từ năm 2020 đến nay: Thị trường chứng khoán Việt Nam đã chứng kiến sự phục hồi mạnh mẽ sau đợt suy thoái do đại dịch COVID-19 VN-Index tăng khá ấn tượng và đạt mức cao mới vào năm 2021, tính đến cuối năm
2021 Tổng giá trị vốn hóa của thị trường cổ phiếu và thị trường trái phiếu đạt 7.729 nghìn tỷ đồng tăng 46% so với cuối năm 2020, tương đương 122,8% GDP năm
2020 Quy mô niêm yết, đăng ký giao dịch (ĐKGD) của thị trường đạt 1.727 nghìn tỷ đồng, tăng 14,1% với cuối năm 2020, thị trường chứng khoán Việt Nam (TTCK) đã chơi một vai trò ngày càng quan trọng trong việc huy động vốn trung và dài hạn cho nền kinh tế Dưới đây là một số cách mà TTCK đã giúp doanh nghiệp và Chính phủ huy động vốn trên 8 600 tỷ đồng thông qua nhiều hình thức khác nhau Thực tế cho thấy, thị trường chứng khoán đã trở thành một trong những bộ phận quan trọng của thị trường tài chính Các doanh nghiệp có thể huy động vốn trực tiếp thông qua việc niêm yết cổ phiếu trên TTCK ằng cách này, doanh nghiệp có thể bán cổ phiếu để thu về vốn và sử dụng nó cho mục đích mở rộng kinh doanh, đầu tư vào dự án mới, nâng cấp công nghệ, và thúc đẩy sự phát triển TTCK cung cấp một nền tảng cho các doanh nghiệp để phát hành trái phiếu và chứng chỉ tài sản Điều này cho phép doanh nghiệp vay vốn từ công chúng thông qua việc bán trái phiếu và
3 chứng chỉ tài sản, và cam kết trả lãi suất hoặc cấu trúc trả nợ cụ thể Thị trường chứng khoán cũng tạo điều kiện cho các doanh nghiệp và Chính phủ huy động vốn gián tiếp thông qua các công cụ tài chính như quỹ đầu tư, quỹ ETF, quỹ hỗn hợp và quỹ hưu trí Nhà đầu tư có thể đầu tư vào các quỹ này để huy động vốn và quỹ sau đó được sử dụng để đầu tư vào các công ty và dự án Trải qua nhiều năm hoạt động, TTCK cung cấp cho các nhà đầu tư một môi trường thanh khoản, cho phép họ dễ dàng mua và bán cổ phiếu và chứng khoán Vì nhà đầu tư có thể nhanh chóng chuyển đổi tài sản thành tiền mặt trong thị trường tài chính, điều này giúp rút ngắn khoảng cách giữa doanh nghiệp và các nhà đầu tư, cho phép doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn để thúc đẩy, mở rộng kinh doanh và sản xuất
Thị trường chứng khoán thường rất nhạy cảm đối với các thông tin kinh tế vĩ mô và tâm lý của các nhà đầu tư Các thông tin về tình hình kinh tế như tăng trưởng GDP, lạm phát, tỷ giá hối đoái, lãi suất và chính sách tiền tệ có thể ảnh hưởng mạnh đến thị trường chứng khoán Các sự kiện toàn cầu như chiến tranh, khủng hoảng kinh tế, dịch bệnh, biến động trong thị trường hàng hóa và năng lượng có thể tạo ra tác động lớn đến thị trường chứng khoán Nhà đầu tư thường đánh giá các yếu tố này và điều chỉnh quyết định đầu tư của mình dựa trên những thông tin và sự kiện toàn cầu này Ví dụ, một tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ và ổn định thường gây động lực tích cực cho thị trường chứng khoán, trong khi một suy thoái kinh tế có thể gây suy yếu và giảm giá trị của các cổ phiếu ởi vì TTCK rất nhạy cảm, nên để duy trì và ổn định nó là một phần quan trọng ổn định kinh tế vĩ mô Những thay đổi liên tục từ kinh tế toàn cầu, chính phủ nên xem xét thay đổi các chính sách vĩ mô để phù hợp với tình hình hiện tại kinh tế để đạt được mục tiêu tăng trưởng ổn định và bền vững Việc thay đổi chính sách điều hành sẽ khiến các chỉ số vĩ mô thay đổi, ảnh hưởng đến hoạt động của TTCK và nền kinh tế Do đó, nghiên cứu là cần thiết và quan trọng Nghiên cứu và phân tích sẽ giúp phát triển TTCK phù hợp sự phát triển kinh tế quốc gia và để tìm phương pháp phòng chánh tiêu cực có thể xảy ra
1.1.2 Tính cấp thiết của đề tài
Thị trường chứng khoán và thị trường tài chính nói chung đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển của tất cả các nền kinh tế của một quốc gia, và đặc biệt, thị trường chứng khoán rất quan tâm đến những thay đổi trong tình hình kinh tế vĩ mô Trong tình hình kinh tế ở các thời kỳ, cả quá khứ, hiện tại và tương lai các học giả và nhà hoạch định chính sách nước ngoài như “Chen, Roll và Ross (1986), Kyereboah-Coleman Anthony (2008), Karam Pal Ruhee Mittal (2011), Adam, Anokye và George Tweneboah (2008) đã quan tâm đến đánh giá tác động giữa TTCK và các biến số vĩ mô” Nhiều học giả ở Việt Nam hiện đang nghiên cứu “tác động của các biến số kinh tế lên tỷ suất sinh lợi của TTCK”, chẳng hạn như
“Nguyệt & Thảo (200 ), Huỳnh Thị Cẩm Hà (2014) và Nguyễn Huỳnh Đoàn Trang (2016)” Nhưng đa phần chủ yếu tập trung vào việc đánh giá tác động của các yếu tố tiêu biểu như chỉ số giá tiêu dùng (CPI), lạm phát, tỷ giá, giá dầu, lãi suất, cung tiền và chỉ số giá VNI-Index Dựa vào những điểm gợi mở từ những nghiên cứu trước, bài luận văn này có thể phát triển để đáp ứng một phần thiếu sót về lĩnh vực nghiên cứu Sau đây là ý kiến của tác giả về vấn đề này:
Trước hết, một trong những yếu tố quan trọng có khả năng ảnh hưởng đến giá trị của thị trường thị trường chứng khoán (TTCK) là sự gia tăng của đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) FDI là yếu tố thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Những ngành này góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế của quốc gia trong dài hạn Vốn FDI tham gia vào TTCK bằng cách cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước, thúc đẩy thị trường mua bán, sáp nhập FDI đã đóng góp vào trong GDP của cả nước tăng lên 19,6% vào năm 2017, tăng từ 9,3% vào năm 1995 Nhiều nghiên cứu ở nước ngoài như nghiên cứu của “Carp L (2013), Meyer, K E., & Nguyen, H V (2005), Anwar, S., & Nguyen, L P (2010)” cho thấy ảnh hưởng của FDI Nhưng việc phân tích về “sự tác động của FDI đến TTCK một cách trực tiếp có nhiều khó khăn và hạn chế ở Việt Nam” “Vì vậy nghiên cứu tác động của chỉ số FDI đến TTCK sẽ giúp nhà hoạch định và NĐT có cái nhìn tổng quát và rộng về tầm quan trọng của sự phát triển của FDI đối với hiệu quả hoạt động của TTCK”
Thứ hai, nền kinh tế của Hoa Kỳ, được coi là nền kinh tế lớn và có sức ảnh hưởng nhất thế giới, sự ảnh hưởng của nền kinh tế Hoa Kỳ phải coi là đáng kể đến các nền kinh tế của các nước khác, các thị trường tài chính có mối quan hệ thương mại với Hoa Kỳ Theo “Tổng cục Thống kê ( ộ Kế hoạch và Đầu tư), trong những năm gần đây, Hoa Kỳ đang dần coi Việt Nam là đối tác quan trọng của Hoa Kỳ, nên Hoa Kỳ đã trở thành đối tác kinh tế thương mại lớn nhất của Việt Nam”, vào năm
2020, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ đã đạt mức khoảng 77 tỷ USD, một con số thật sự lớn Điều này cho thấy sự quan trọng của Hoa Kỳ là một đối tác xuất khẩu quan trọng đối với nền kinh tế Việt Nam, điều này có nghĩa là nền kinh tế này có thể dễ dàng chi phối Việt Nam Ngoài ra, trong thời gian hiện tại, do “chiến tranh thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc” đang gia tăng, có khả năng gây ra những thay đổi nghiêm trọng đối với nền kinh tế và thị trường chứng khoán
Mỹ Do đó, nghiên cứu về tác động của các “thị trường chứng khoán Hoa Kỳ đối với các thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ giúp các nhà hoạch định chính sách và nhà đầu tư hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của kinh tế Hoa Kỳ” đối với sự phát triển của các thị trường chứng khoán trong nước
Thứ ba, hầu hết các công trình nghiên cứu trước đây tại Việt Nam tập trung vào tác động của các chỉ số kinh tế đối với “Chỉ số giá chứng khoán (CSGCK) VNI-Index” Mặt khác, “TTCK Việt Nam còn có nhiều chỉ số khác có thể sử dụng để nghiên cứu, và mức độ phản ứng thanh khoản và vốn của các công ty niêm yết dẫn đầu, quỹ ETF và các quỹ đầu tư chỉ số xem chỉ số VN-INDEX là chỉ số đầu tư hiệu quả nhất trên thị trường chứng khoán, là cơ sở để phát triển được xem là tính đại diện” Do đó, các nhà đầu tư trong và ngoài nước đã quan tâm đến VN-INDEX xác định mối quan tâm của các nhà đầu tư và vai trò của VN-INDEX trên TTCK Sự tác động của các chỉ số vĩ mô lên VN-INDEX sẽ là một đề tài thu hút sự quan tâm để phân tích từ đó sẽ giúp cho các nhà đầu tư có cơ sở cung cấp thêm thông tin về việc dự đoán giá tương lai của các cổ phiếu thuộc VN-INDEX khi có biến đổi của các biến số vĩ mô trên thị trường
Cuối cùng, các yếu tố vĩ mô tác động lên TTCK ở mỗi giai đoạn sẽ có sự khác
6 nhau phụ thuộc vào tình hình kinh tế tại mỗi thời điểm khác nhau Thị trường chứng khoán Việt Nam hiện nay dù có những tín hiệu tích cực từ các yếu tố vĩ mô, nhưng thị trường và NĐT vẫn có nhiều lo lắng về tình hình kinh tế hiện tại như dịch Covid hay chiến tranh thương mại Mỹ-Trung, và những suy thoái kinh tế kèm theo những bất ổn kèm theo sau sự suy thoái kinh tế chưa thể lường trước được, sự thay đổi trong tác động của yếu tố kinh tế vĩ mô sẽ không giống như những giai đoạn trước đây
Từ những điều trên, tác giả đã quyết định thực hiện đề tài “TÁC ĐỘNG
CỦA CÁC YẾU TỐ KINH TẾ VĨ MÔ ĐẾN CHỈ SỐ VN-INDEX - SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH” là thật sự cần thiết,
“đề tài bổ sung tìm hiểu thêm về “tác động của FDI, chứng khoán Mỹ và VN-INDEX đối với TTCK Việt Nam và sử dụng VN-INDEX làm bằng chứng thực nghiệm” để giúp các nhà đầu tư và nhà chính sách hiểu rõ hơn về cách chỉ số VN-INDEX và TTCK nói chung phản ứng với các biến động do yếu Tác giả cho rằng việc tiến hành đề tài nghiên cứu trên là cần thiết và hữu ích”.
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
Sử dụng chỉ số VN-INDEX để đo lường tác động của các yếu tố vĩ mô trong nền kinh tế đối với TTCK Việt Nam “Kết quả phân tích cung cấp lời khuyên và các gợi ý cho các nhà điều hành chính sách để quản lý và phát triển thị trường chứng khoán một cách bền vững và ổn định”, đồng thời cung cấp cho nhà đầu tư thông tin hỗ trợ khi đưa ra quyết định đầu tư trên thị trường
lạm phát, lãi suất, sản lượng công nghiệp, tỷ giá, đầu tư nước ngoài, chỉ số chứng khoán Mỹ, giá dầu thế giới lên VN-INDEX”
Xem xét mức độ ảnh hưởng, sự tác động của các biến vĩ mô lên VN- INDEX
Cung cấp, hỗ trợ “thông tin cho các nhà đầu tư khi ra quyết định đầu
Xác địnhtương đồng và khác biệttác động củacác“yếu tố vĩ mô gồm
7 tư trên chỉ số VN-INDEX nói riêng và TTCK nói chung, sau khi xem xét các mức độ ảnh hưởng, đưa ra các gợi ý hàm ý chính sách cho các nhà hoạch định chính sách cải thiện và phát triển thị trường”.
CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
Câu hỏi tổng quát: “Các yếu tố vĩ mô có tác động như thế nào đến chỉ số VN-INDEX”?
- Tác động của VN-INDEX bởi các yếu tố vĩ mô là như thế nào? Chiều hướng tác động?
- VN-Index chịu ảnh hưởng và tác từ các yếu tố vĩ mô có mức độ như thế nào?
- Phản ứng của VN-INDEX sẽ ra sao trước những biến đổi của các yếu tố kinh tế vĩ mô?
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu: Các yếu tố kinh tế vĩ mô ảnh hưởng đến chỉ số giá chứng khoán VN-INDEX
Phạm vi nghiên cứu: Chỉ số giá VN-INDEX trong giai đoạn 2/2012 – 3/2022.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu nhằm kiểm tra tác động của bảy yếu tố vĩ mô khác nhau đối với nền kinh tế Việt Nam Các yếu tố vĩ mô tiền tệ bao gồm lãi suất và lạm phát; yếu tố kinh tế thực, bao gồm đầu tư trực tiếp nước ngoài và sản lượng công nghiệp; và ằng cách sử dụng các mô hình VECM và FMOLS, nghiên cứu định lượng sẽ được thực hiện trên dữ liệu chuỗi thời gian Trong luận văn, tác giả sử dụng cả dữ liệu thứ cấp (phân tích mục 4.1.) và sơ cấp nên phương pháp nghiên cứu là phương pháp nghiên cứu kết hợp nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng, trong đó nghiên cứu định lượng là chính.
ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN
ài luận văn mô tả cách “các yếu tố kinh tế ảnh hưởng đến chỉ số tiêu biểu của TTCK Điều này được thực hiện thông qua phân tích kiểm định Do đó, đề xuất các
8 gợi ý về chính sách kinh tế vĩ mô nhằm mục đích thúc đẩy sự ổn định và bền vững của TTCK Việt Nam, đồng thời cung cấp thông tin giúp các nhà đầu tư trong và ngoài nước hiểu rõ hơn về chỉ số VN-INDEX nói riêng và TTCK nói chung để giảm thiểu được rủi ro khi đầu tư vào thị trường”
Nghiên cứu sâu hơn về “tác động của các yếu tố FDI và chứng khoán Mỹ đến chỉ số VN-INDEX của TTCK Việt Nam cũng giúp các nhà hoạch định và nhà đầu tư hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của hai yếu tố này để thiết lập các chính sách vĩ mô hỗ trợ phát triển TTCK cũng như có các chiến lược đầu tư hợp lý khi xuất hiện sự biến động của hai yếu tố này trên thị trường”.
BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN
Chương 1 giới thiệu đề tài nghiên cứu
Chương 2 cơ sở lý thuyết về chỉ số chứng khoán khi chịu sự tác động của các yếu tố kinh tố vĩ mô
Chương : phương pháp nghiên cứu về chỉ số chứng khoán khi chịu sự tác động của các yếu tố vĩ mô
Chương 4: tổng quan về “thị trường chứng khoán việt nam và kết quả nghiên cứu về sự tác động của các yếu tố kinh tế vĩ mô đến chỉ số chứng khoán”
Chương 5: kết luận và gợi ý hàm ý “các chính sách vĩ mô nhằm phát triển ổn định thị trường chứng khoán việt nam”
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
2.1 MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN
Chỉ số chứng khoán là một đại diện của một nhóm cổ phiếu hoặc tài sản tài chính khác trên thị trường chứng khoán Nó được sử dụng để đo lường và theo dõi sự biến động và hiệu suất của thị trường chứng khoán hoặc một phân khúc cụ thể của thị trường Chỉ số chứng khoán có thể đại diện cho thị trường chứng khoán của một quốc gia như S&P 500 tại Hoa Kỳ, FTSE 100 tại Anh hoặc VN-Index tại Việt Nam Chúng cũng có thể tập trung vào một ngành công nghiệp cụ thể như chỉ số Dow Jones Industrial Average cho các công ty hàng không hoặc chỉ số Nasdaq Composite cho các công ty công nghệ
“VN-Index là chỉ số chứng khoán thị trường Việt Nam, đo lường hiệu suất của các công ty niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán TP.HCM (HOSE)” Các khái niệm cơ bản liên quan đến VN-Index:
Chỉ số VN-Index: VN-Index là chỉ số chính của thị trường chứng khoán Việt Nam, được tính dựa trên giá cả và khối lượng giao dịch của các công ty niêm yết trên HOSE VN-Index thường được sử dụng để đo lường và thể hiện sự biến động và xu hướng chung của thị trường chứng khoán Việt Nam
Cơ cấu VN-Index: VN-Index được cấu tạo từ một số công ty có vốn hóa thị trường lớn và có thanh khoản cao trên HOSE Các công ty này đại diện cho các ngành kinh tế và các lĩnh vực đa dạng Cơ cấu VN-Index thường được xem xét và điều chỉnh định kỳ để đảm bảo tính đại diện và minh bạch của chỉ số Điểm VN-Index: VN-Index được tính bằng cách chia tổng giá trị thị trường của các công ty niêm yết trên HOSE cho một số điểm cơ sở (điểm khởi điểm ban đầu) Điểm cơ sở thường được chọn một cách tùy ý để dễ dàng quản lý và theo dõi chỉ số theo thời gian iến động VN-Index: VN-Index có thể biến động hàng ngày theo sự thay đổi của giá cả và khối lượng giao dịch trên thị trường chứng khoán iến động VN-
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ CHỈ SỐ CHỨNG KHOÁN KHI CHỊU SỰ TÁC ĐỘNG CỦA CÁC YẾU TỐ KINH TẾ VĨ MÔ
MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN
Chỉ số chứng khoán là một đại diện của một nhóm cổ phiếu hoặc tài sản tài chính khác trên thị trường chứng khoán Nó được sử dụng để đo lường và theo dõi sự biến động và hiệu suất của thị trường chứng khoán hoặc một phân khúc cụ thể của thị trường Chỉ số chứng khoán có thể đại diện cho thị trường chứng khoán của một quốc gia như S&P 500 tại Hoa Kỳ, FTSE 100 tại Anh hoặc VN-Index tại Việt Nam Chúng cũng có thể tập trung vào một ngành công nghiệp cụ thể như chỉ số Dow Jones Industrial Average cho các công ty hàng không hoặc chỉ số Nasdaq Composite cho các công ty công nghệ
“VN-Index là chỉ số chứng khoán thị trường Việt Nam, đo lường hiệu suất của các công ty niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán TP.HCM (HOSE)” Các khái niệm cơ bản liên quan đến VN-Index:
Chỉ số VN-Index: VN-Index là chỉ số chính của thị trường chứng khoán Việt Nam, được tính dựa trên giá cả và khối lượng giao dịch của các công ty niêm yết trên HOSE VN-Index thường được sử dụng để đo lường và thể hiện sự biến động và xu hướng chung của thị trường chứng khoán Việt Nam
Cơ cấu VN-Index: VN-Index được cấu tạo từ một số công ty có vốn hóa thị trường lớn và có thanh khoản cao trên HOSE Các công ty này đại diện cho các ngành kinh tế và các lĩnh vực đa dạng Cơ cấu VN-Index thường được xem xét và điều chỉnh định kỳ để đảm bảo tính đại diện và minh bạch của chỉ số Điểm VN-Index: VN-Index được tính bằng cách chia tổng giá trị thị trường của các công ty niêm yết trên HOSE cho một số điểm cơ sở (điểm khởi điểm ban đầu) Điểm cơ sở thường được chọn một cách tùy ý để dễ dàng quản lý và theo dõi chỉ số theo thời gian iến động VN-Index: VN-Index có thể biến động hàng ngày theo sự thay đổi của giá cả và khối lượng giao dịch trên thị trường chứng khoán iến động VN-
Index thường phản ánh sự thay đổi của tâm lý và hoạt động mua bán của các nhà đầu tư trong thị trường
Tác động kinh tế: VN-Index có vai trò quan trọng trong việc thể hiện tình hình kinh tế và tâm lý của nhà đầu tư Khi VN-Index tăng, điều này thường cho thấy sự tăng trưởng và sự tin tưởng vào thị trường chứng khoán Việt Nam Tuy nhiên, khi VN-Index giảm, điều này có thể phản ánh sự lo ngại và không chắc chắn trong thị trường
Sự so sánh với chỉ số khác: VN-Index thường được so sánh với các chỉ số chứng khoán quốc tế khác như S&P 500, Dow Jones Industrial Average (DJIA) hoặc các chỉ số chứng khoán khu vực để đánh giá hiệu suất của thị trường chứng khoán Việt Nam so với thị trường quốc tế
Một số chỉ số kinh tế vĩ mô thông thường bao gồm những chỉ số sau:
Chỉ số giá tiêu dùng (Consumer Price Index - CPI): CPI là một chỉ số thống kê được sử dụng để đo lường sự thay đổi của giá cả một giỏ hàng hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng thông qua việc so sánh giá trị của giỏ hàng này trong thời gian hiện tại với một thời điểm cơ sở CPI thường được sử dụng để đo lường mức độ lạm phát và tác động của nó đến người tiêu dùng
Tỷ giá hối đoái: “Tỷ giá hối đoái là tỷ lệ quy đổi giữa đơn vị tiền tệ của một quốc gia và đơn vị tiền tệ của một quốc gia khác” Nó thể hiện giá trị của một đơn vị tiền tệ so với đơn vị tiền tệ khác trong thị trường ngoại hối Tỷ giá hối đoái có thể ảnh hưởng đến hoạt động xuất nhập khẩu, du lịch và đầu tư giữa các quốc gia Giá trị sản lượng công nghiệp: Giá trị sản lượng công nghiệp đo lường giá trị tất cả các hàng hóa và dịch vụ được sản xuất trong lĩnh vực công nghiệp của một quốc gia trong một khoảng thời gian nhất định Nó thường bao gồm các ngành công nghiệp chế biến, khai thác, xây dựng và điện lực Giá trị sản lượng công nghiệp có thể cho thấy mức độ phát triển và đóng góp của ngành công nghiệp đối với nền kinh tế Đầu tư trực tiếp nước ngoài (Foreign Direct Investment - FDI): Đầu tư trực tiếp nước ngoài là việc một tổ chức hoặc cá nhân từ một quốc gia đầu tư vào một
11 quốc gia khác nhằm mua sắm, sở hữu hoặc kiểm soát doanh nghiệp trong quốc gia đó FDI đóng góp vào việc thúc đẩy phát triển kinh tế, tạo việc làm và chuyển giao công nghệ giữa các quốc gia
Chỉ số chứng khoán Mỹ: Chỉ số chứng khoán Mỹ thường đề cập đến các chỉ số chứng khoán quan trọng của thị trường chứng khoán Mỹ, chẳng hạn như S&P 500, Dow Jones Industrial Average (DJIA) và Nasdaq Composite Chúng đo lường và theo dõi hiệu suất của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Mỹ và cung cấp thông tin về xu hướng và tình hình thị trường chứng khoán Mỹ
Giá dầu thế giới: Giá dầu thế giới tham chiếu đến giá cả và biến động của dầu thô trên thị trường toàn cầu Giá dầu thế giới có thể ảnh hưởng đáng kể đến nền kinh tế và thị trường tài chính trên toàn thế giới, do dầu thô là một nguồn năng lượng quan trọng và được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực công nghiệp và tiêu dùng.
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ SỰ TÁC ĐỘNG CỦA CÁC YẾU TỐ
TẾ VĨ MÔ ĐẾN CHỈ SỐ CHỨNG KHOÁN
“Vai trò của các yếu tố kinh tế vĩ mô trong việc phản ánh tỷ suất sinh lời của TTCK đã được khẳng định trong Lý thuyết kinh doanh chênh lệch giá (tên tiếng Anh là Arbitrage Pricing Theory – APT) bởi nhà kinh tế học Stephen Ross vào năm 1976, lý thuyết có nội dung chính là nói về mối quan hệ giữa tỷ suất sinh lợi và rủi ro trong đầu tư” Theo “lý thuyết APT, các yếu tố kinh tế vĩ mô hoặc vi mô có thể xác định tỷ suất sinh lợi kỳ vọng của một tài sản tài chính” ất kỳ sự thay đổi nào trong các yếu tố vĩ mô như cung tiền, tỷ giá, lạm phát hoặc lãi suất… đều có khả năng ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lợi của chứng khoán bằng cách ảnh hưởng đến tỷ lệ chiết khấu, cổ tức kỳ vọng của cổ phiếu hoặc cả hai Lý thuyết này tính toán tỷ suất sinh lời kỳ vọng của chứng khoán bằng cách sử dụng công thức với k nhân tố:
E (R): là lợi nhuận kỳ vọng của tài sản rủi ro
Fk: là yếu tố vĩ mô bk: là độ nhạy của tài sản với yếu tố k ε: là cú sốc ngẫu nhiên của tài sản rủi ro
Nhiều nghiên cứu trên trên nhiều quốc gia trên thế giới đã chứng minh tác động của các yếu tố vĩ mô như “lạm phát, GDP, lãi suất, tỷ giá, cung tiền, giá dầu, vốn quốc tế và FDI” đến lợi suất của cổ phiếu Nhìn chung, lợi suất của TTCK bị ảnh hưởng mạnh mẽ bởi hầu hết các biến vĩ mô Tuy nhiên, sự ảnh hưởng không theo một xu hướng chung cho tất cả các nền kinh tế; sự khác biệt lớn nhất trong ảnh hưởng xảy ra giữa các quốc gia mới nổi và phát triển Có thể nói rằng, ở nền kinh tế thực, không phải biến vĩ mô nào cũng có ảnh hưởng lên TTCK như các khẳng định trên lý thuyết; mặc dù nó có thể ảnh hưởng đáng kể đến một thị trường nhất định, nhưng nó không ảnh hưởng đến các thị trường khác và thậm chí một số yếu tố vĩ mô lại có tác động đến TTCK một cách không cùng chiều với các lý thuyết kinh tế đề ra
Luận văn sẽ xem xét các tác động của các biến vĩ mô quan trọng đối với CSGCK dựa trên khung lý thuyết của Stephen Ross Những biến số được chọn là biến đã được nhiều nhà kinh tế học trong và ngoài nước nghiên cứu và khẳng định vai trò trong việc dự báo suất sinh lời và biến động của TTCK
2.2.1 Tác động của lạm phát đến CSGCK
Lạm phát được định nghĩa là “sự tăng giá chung của hàng hóa hoặc dịch vụ theo thời gian cũng như sự giảm giá trị của một loại tiền tệ (N Gregory Mankiw,
2012) Hiện nay, chỉ số giá tiêu dùng CPI (Consumer Price Index)” được sử dụng để đo lường sự thay đổi trong mức độ lạm phát và biến động giá cả trong một quốc gia Chỉ số này theo dõi sự thay đổi của giá cả của một nhóm hạng mục hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng thông thường như thực phẩm, nhà ở, vận tải, y tế và giáo dục Giả thuyết trung gian của Fama (1981), còn được gọi là Proxy hypothesis cho rằng “mối quan hệ giữa suất lợi nhuận cổ phiếu và lạm phát là ngược chiều” Theo
“giả thuyết trung gian của Fama, mối quan hệ giữa suất lợi nhuận cổ phiếu và lạm phát là âm do sự tương quan đồng biến của lạm phát với hoạt động kinh tế” và đồng
13 biến của hoạt động kinh tế với lợi suất cổ phiếu Lạm phát có mối quan hệ nghịch chiều với các hoạt động kinh tế, việc tăng lạm phát dẫn đến các chi phí nguyên vật liệu đầu vào cũng tăng lên, làm vốn đầu tư của nhiều dự án cũng tăng, làm giảm lợi nhuận hoặc gây thua lỗ trong kinh doanh, kiềm hãm kinh tế phát triển ên cạnh đó, tăng trưởng kinh tế lại có tương quan đồng biến với TTCK, lạm phát cao sẽ kéo theo lãi suất ngân hàng tăng cao, tín dụng thắt chặt, thu nhập giảm, kinh doanh kém hiệu quả khiến việc đầu tư chứng khoán bị lỗ hoặc không hấp dẫn bằng lãi suất ngân hàng, điều này làm giảm dòng tiền vào thị trường
Lý thuyết của Fama (1981) về mối tương quan âm giữa lạm phát với TTCK đã được nhiều nghiên cứu ủng hộ như của “Geske và Roll (1983), Kaul (1987, 1990) Uwubanmwen & Eghosa (2015)” cũng đã xác định sự nghịch biến này khi nghiên cứu thị trường Nigeria Tại thị trường Ấn Độ, Kyereboah-Coleman Anthony (2008), Karam Pal Ruhee Mittal (2011) xác định lạm phát ảnh hưởng tiêu cực đến TTCK Ở thị trường Việt Nam, các nghiên cứu cũng phát hiện mối quan hệ nghịch biến này như “Nguyễn Trần Phương Thảo (2015), Trương Đông Lộc (2014)”
Tuy nhiên, cũng có các nghiên nghiên cứu khẳng định kết quả ngược lại với lý thuyết của Fama như nghiên cứu của “Ibrahim & Yusoff (2001)” tại TTCK Malaysia và “Nguyệt & Thảo (201 )” nghiên cứu tại TTCK Việt Nam kết luận lạm phát có tác động tích cực và mang lại hiệu quả lâu dài đến TTCK
2.2.2 Tác động của lãi suất lên CSGCK
Sự tác động của biến số lãi suất lên TTCK hiện đã được nhiều tài liệu trên thế giới phân tích Lý thuyết giá trị (Theory of valuation) cho rằng mối quan hệ nhân quả giữa lãi suất và lợi suất chứng khoán là nghịch biến Hiệu ứng nghịch biến này được giải thích thông qua mô hình chiết khấu giá cổ tức:
D1: cổ tức kỳ đầu tiên
G: tốc độ tăng trưởng không đổi của cổ tức
K: tỷ lệ lợi nhuận yêu cầu trên cổ phiếu
Theo đó, sự thay đổi cả trong ngắn hạn và dài hạn của lãi suất sẽ tác động đến tỷ lệ chiết khấu thông qua sự ảnh hưởng của nó lên lãi suất phi rủi ro danh nghĩa (Mukherjee và Naka, 1995)
Thị trường chứng khoán có mối quan hệ nhạy cảm với sự biến động của lãi suất Khi lãi suất tăng, thị trường chứng khoán trở nên ít hấp dẫn hơn so với việc gửi tiết kiệm ngân hàng, và dòng tiền thường dịch chuyển từ thị trường chứng khoán sang hệ thống ngân hàng Điều này là do lợi suất cao hơn trong ngành ngân hàng tạo ra cơ hội đầu tư an toàn và ổn định hơn Ngoài ra, việc tăng lãi suất cũng có thể thu hút dòng vốn ngoại tệ vào quốc gia, làm tăng giá trị đồng tiền nội tệ và giảm giá trị tỷ giá hối đoái Điều này có thể ảnh hưởng đến sức cạnh tranh về giá cả của các doanh nghiệp xuất khẩu, vì khi đồng tiền nội tệ tăng giá, sản phẩm xuất khẩu trở nên đắt đỏ hơn trên thị trường quốc tế Đồng thời, các doanh nghiệp cũng phải đối mặt với chi phí vốn vay tăng do lãi suất cao hơn Kết quả là doanh thu của các doanh nghiệp giảm, và kỳ vọng vào lợi nhuận tương lai bị ảnh hưởng Điều này dẫn đến sự giảm giá cổ phiếu trên thị trường chứng khoán iến động lãi suất cũng có thể ảnh hưởng đến tâm lý của nhà đầu tư, người tiêu dùng và doanh nghiệp Họ có thể cắt giảm chi tiêu và đầu tư ít hơn, góp phần làm giảm sút hoạt động của cả hệ thống chứng khoán và nền kinh tế chung
Nhiều nhà nghiên cứu cũng xác định rằng sự ảnh hưởng của lãi suất lên TTCK là ngược chiều, điển hình như nghiên cứu của “Banerjee và Adhikary (2009)” đã cho rằng mối quan hệ giữa lãi suất và lợi nhuận thị trường chứng khoán có liên quan đến nhau một cách tiêu cực “Mukherjee & Naka (1995)” cũng kết luận rằng sự thay đổi dù là trong ngắn hạn hay dài hạn của lãi suất trái phiếu chính phủ cũng đều tạo nên sự thay đổi của lãi suất phi rủi ro danh nghĩa và qua đó gây biến động cho lãi suất chiết khấu và TTCK “Kyereboah-Coleman, Anthony và Kwame F Agyire-Tettey (2008)” cho ra kết luận rằng lãi suất cao sẽ kiềm hãm đầu tư, từ đó ảnh hưởng tiêu cực đến TTCK, Rigobon & Sack (2004) cũng đưa ra kết luận tương tự
15 Ở thị trường Việt Nam, các nghiên cứu của “Nguyễn Trần Phương Thảo
(2015), Nguyệt & Thảo (2003), Huỳnh Thị Cẩm Hà (2014)” cho rằng lãi suất và TTCK có mối quan hệ nghịch biến với nhau
2.2.3 Tác động của yếu tố tỷ giá lên CSGCK
Theo các lý thuyết kinh tế hiện đại, sự thay đổi tỷ giá sẽ ảnh hưởng đến dòng tiền và lợi nhuận kinh doanh, ảnh hưởng đến mức giá và mức sinh lời của cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Theo thuyết Danh mục đầu tư hiệu quả của Markowitz, việc xem xét lại danh mục đầu tư khi tỷ giá thay đổi là cần thiết Ví dụ, khi đồng tiền trong nước sụt giá sẽ khiến thu nhập của các NĐT nước ngoài bị giảm nếu chuyển đổi sang đồng tiền của họ Ngược lại, đối với NĐT trong nước, khi nội tệ giảm giá làm chứng khoán nước ngoài trở nên đắt hơn, họ sẽ chuyển hướng qua đầu tư các tài sản trong nước, điều này tạo tín hiệu tốt đẩy giá chứng khoán tăng lên Mặt khác, cần xét đến đặc điểm kinh tế của từng quốc gia, xem là nền kinh tế đó thiên về xuất khẩu hay nhập khẩu vì khi tỷ giá tăng sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp xuất khẩu do hàng hóa có tính cạnh tranh về giá và ngược lại sẽ gây ảnh hưởng đến các doanh nghiệp nhập khẩu do giá nguyên vật liệu sản xuất bị nâng lên Đối với nền kinh tế mới mở và bị chi phối nhiều từ nguồn vốn nước ngoài và nguồn vật liệu nhập khẩu như Việt Nam, thì việc tăng tỷ giá có khả năng gây tác động xấu lên nền kinh tế và TTCK
Sự tương tác giữa biến động tỷ giá và giá chứng khoán đã được nghiên cứu bởi nhiều tác giả quốc tế và trong nước Tuy nhiên, các nghiên cứu lại cho ra nhiều kết quả khác nhau ở các thị trường, điển hình như Abdalla & Murinde (1997) đã xem xét sự tương quan giữa tỷ giá và lợi suất chứng khoán của các quốc gia Châu Á và cho rằng tỷ giá hối đối thay đổi nghịch biến với TTCK ở Hàn Quốc Ấn Độ và Pakistan nhưng 2 biến này lại không có mối quan hệ với nhau tại TTCK Philippines ài nghiên cứu của “Tabak (2006)” khẳng định sự tương quan giữa tỷ giá với CSGCK ở thị trường razil là nghịch biến “Ajay và Mougoue (1996)” cũng kiểm tra mối quan hệ này và kết luận tỷ giá gây ảnh hưởng tiêu cực lên TTCK
TỔNG QUAN NHỮNG NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 20 1 Những công trình nghiên cứu ở nước ngoài
Theo “lý thuyết kinh doanh chênh lệch giá(Arbitrage Pricing Theory–APT)” của“nhà kinh tế học Stephen Ross”ra đời vào năm 1976, tỷ suất sinh lời của TTCK là một hàm số tuyến tính của tập hợp tất cả các yếu tố tạo ra rủi ro cho tỷ suất sinh lời của thị trường chứng khoán Nghĩa là, suất sinh lợi của TTCK có thể đo lường được thông qua các yếu tố kinh tế vĩ mô hoặc vi mô khác nhau, có tác động đến hiệu quả hoạt động của TTCK Dựa trên lý thuyết APTvà một số lý thuyết kinh tế khác, đã có rất nhiều nhà nghiên cứu tập trung xem xét tác động của các yếu tố kinh tế vĩ mô đến sự biến động của chỉ số chứng khoán, có thể đề cập các nghiên cứu trên thế giới và trong nước như sau:
2.3.1 Những công trình nghiên cứu ở nước ngoài
“Chen, Roll và Ross (1986)” đã phân tích ảnh hưởng của các biến số vĩ mô gồm:sản lượng côngnghiệp, phần bù rủi ro, chỉ số thị trường, mức chi tiêu thực tế, lạm phát và giá dầu lên TTCK Mỹ giai đoạn từ 1/195 - 11/1984 bằng mô hình đa nhận tố Kết quả cho thấy có một vài biến giải thích được sự biến động của tỷ suất sinh lợi kỳ vọng của cổ phiếu, đặc biệt là biếnđường cong lãi suất, biến động trong phần bù rủi rovàsản lượng công nghiệp; những biến còn lại có tác động yếu hơn. Nghiên cứu của “Kyereboah-Coleman, Anthony, và Kwame F Agyire-Tettey
(2008)” về ảnh hưởng của các yếu tố kinh tế vĩ mô lên thị trường Chứng khán Ghana– một thị trường mới nổi ở Tây Phi, nghiên cứu sử dụng môhìnhhiệu chỉnh
21 sai số (ECM) để thực hiện phân tích tác động của tỷ giá, lạm phát và lãi suất đến TTCK giai đoạn 1995 -2005 Nghiên cứu cho rằng lãi suất gây ảnh hưởng đến dòng vốn và mức sinh lợi của TTCK một cách mạnh mẽ Lạm phát lại mang lại ảnh hưởng tiêu cực, tuy nhiên, nó không gây tác động đến hiệu suất sinh lời của thị trường ngay mà có một độ trễ về thời gian để thị trường phản ứng với những biến động của lạm phát Giá cổ phiếu trên thị trường không bị ảnh hưởng bởi sự tăng của tỷ giá và các NĐT được hưởng lợi từ thị trường khi đồng Cedi mất giá
Với chuỗi dữ liệu từ 1995 đến 2008, nghiên cứu của “Karam Pal Ruhee Mittal, (2011)” sử dụng mô hình vector hiệu chỉnh sai số VECM cùng với phương pháp kiểm tra đồng tích hợp trong phân tích tác động của lãi suất, tiết kiệm, tỷ giá, lạm phát lên 2 thị trường vốn của Ấn Độ là “S&P CNX Nifty và BSE Sensex” Kết quả của nghiên cứu cũng khẳng định có tồn tại mối quan hệ trong dài hạn giữa các biến vĩ mô và chỉ số chứng khoán Ấn Độ Lạm phát có tác động đến cả 2 thị trường, thay đổi tiết kiệm lại không có mối liên hệ đến hiệu suất hoạt động của TTCK Bên cạnh đó, lãi suất chỉ tác động đến thị trường S&P CNX Nifty trong khi thị trường SE Sensex hầu như chỉ chịu tác động của tỷ giá
“Adam, Anokye, and George Tweneboah (2008)” nghiên cứu sự ảnh hưởng của lãi suất, tỷ giá, lạm phát, FDI lên TTCK Ghana trong gian đoạn 1991 – 2006 Với mô hình VECM và kiểm định đồng liên kết của Johansen, nghiên cứu cho rằng TTCK chịu sự tác động của tất cả các biến kinh tế trên Mặc dù vậy, sự tác động là không giống nhau, lãi suất gây tác động ít hơn FDI và lạm phát, và tỷ giá Nghiên cứu gợi ý các nhà đầu tư cần tập trung quan sát biến động của FDI, lạm phát trên thị thường ên cạnh đó, Arnes, Sibel Karina (2015) cũng nghiên cứu tác động của các yếu tố này lên TTCK Istanbul, kết quả lại cho thấy, lãi suất tạo ảnh hưởng mạnh nhất đến hiệu quả hoạt động của thị trường, theo sau đó là tỷ giá và sản lượng công nghiệp
“Liu, Y Angela, and Ming-Shiun Pan (1997)” phân tích sự ảnh hưởng lan tỏa của TTCK Mỹ và Nhật ản lên các thị trường: Hồng Kong, Thailand, Singapore, Taiwan, trong giai đoạn 1984 - 1991 Kết quả nghiên cứu khẳng định các thị trường
22 này chịu sự ảnh hưởng lan tỏa và thị trường Mỹ lớn hơn so với thị trường Nhật ản Theo nghiên cứu của “Bwo-Nung Huang, Soong-Nark Sohng và Chin Wei Yang (1999)” cho thấy sự thay đổi của thị trường Mỹ lan tỏa đến các thị trường đang phát triển và giá chứng khoán ở Nhật ản, Hồng Kong và Singapore cũng thể hiện sự ảnh hưởng lan tỏa đến các thị trường các nước Châu Á mới nổi
Nghiên cứu của “Kalyanaraman, L., & Tuwajri, B (2014)” Sử dụng kiểm định đồng liên kết của Johansen để phân tích mối quan hệ của các biến gồm: tỷ giá hối đoái, cung tiền, chỉ số giá tiêu dùng, sản lượng công nghiệp, chỉ số SP 500 và giá dầu với giá chứng khoán Saudi đã tìm thấy sự tồn tại của mối quan hệ lâu dài giữa chúng với TTCK trong giai đoạn 1994 đến 201 Tất cả các biến vĩ mô được kiểm định đều có tác động đến sự thay đổi của cổ phiếu Saudi, riêng SP500 lại không ảnh hưởng Mô hình VECM cho thấy có mối quan hệ nhân quả trong dài hạn giữa giá chứng khoán và giá dầu, CPI làm giá cổ phiếu giảm, sản xuất công nghiệp đẩy giá cổ phiếu tăng lên “Alshogeathri (2011)” cũng phân tích các mối quan hệ cả trong ngắn hạn và dài hạn giữa lợi nhuận chứng khoán Saudi và các biến kinh tế vĩ mô là cung tiền, lãi suất ngắn hạn, chỉ số giá tiêu dùng, tín dụng ngân hàng, giá dầu thô thế giới, tỷ giá và SP500 từ 199 đến 2009 ằng việc phân tích mô hình VECM, bài nghiên cứu khẳng định có tồn tại mối quan hệ tích cực lâu dài giữa chỉ số giá Saudi với lãi suất ngắn hạn, cung tiền M2, lạm phát và SP500
“Issahaku, Ustarz và Domanban (2013)” sử dụng mô hình VECM xem xét quan hệ giữa các chỉ số vĩ mô và tăng tưởng chứng khoán ở Ghana từ 1995 - 2010 Nghiên cứu khẳng định trong ngắn hạn, tồn tại một mối quan hệ giữa lợi nhuận chứng khoán và các chỉ số vĩ mô như lạm phát, lãi suất và cung tiền Trong dài hạn, sẽ có một mối quan hệ lâu dài giữa FDI, lạm phát, cung tiền với lợi suất chứng khoán Tác giả cũng khẳng định rằng cần phải mất khoảng 20 tháng để thị trường chứng khoán điều chỉnh hoàn toàn về trạng thái cân bằng khi có một cú sốc kinh tế xảy ra
2.3.2 Những công trình nghiên cứu ở Việt Nam
Nghiên cứu của “Nguyễn Trần Phương Thảo (2015)”, bằng phương pháp định lượng theo mô hình Vector hiệu chỉnh sai số (VECM), bài nghiên cứu kiểm định sự tác động của các yếu tố: lạm phát, lãi suất, tỷ giá, giá dầu, sản lượng công nghiệp, giá vàng lên TTCK Việt Nam giai đoạn 2005 – 2014 Từ kết quả mô hình VECM, nghiên cứu thể hiện sự ảnh hưởng của các biến chỉ số tỷ giá, CPI, lãi suất và chỉ số giá vàng lên VN-Index là ngược chiều; còn các biến giá trị công nghiệp và giá dầu bán lẻ thì có tác động tích cực lên VN-Index
“Nguyễn Huỳnh Đoàn Trang (2016)” đã sử dụng các yếu tố cung tiền, lãi suất liên ngân hàng và dự trữ ngoại hối cho việc kiểm tra mối quan hệ giữa chính sách tiền tệ (CSTT) và TTCK trong giai đoạn 2008 đến 2016 Sử dụng “mô hình VECM” cùng với kiểm định đồng liên kết, phân tích cho rằng trong giai đoạn kinh tế ổn định (2012-2016) thì chính sách tiền tệ có tác động mạnh mẽ đến CSGCK nhưng tác giả không tìm thấy mối quan hệ mạnh mẽ của chính sách tiền tệ và CSGCK trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế giai đoạn 2008 - 2011 Ngoài ra, kết quả hồi quy cũng cho thấy thị trường chứng khoán không có tác động mạnh đến CSTT trong mọi giai đoạn
Trương Đông Lộc (201 ) trong bài nghiên cứu về các yếu tố tác động đến TTCK, kết quả phân tích hồi quy cho thấy tỷ giá USD/VND có tương quan tỷ lệ thuận với tỷ suất sinh lời của các cổ phiếu Ngược lại, biến động của giá vàng và tỷ lệ lạm phát có mối tương quan nghịch với tỷ suất sinh lời của các cổ phiếu niêm yết trên HOSE Nguyệt & Thảo (2003) kết luận rằng lạm phát, cung tiền, giá dầu thế giới, sản lượng công nghiệp và TTCK có mối tương quan đồng biến, còn các biến tỷ giá và biến lãi suất lại tương quan nghịch biến với TTCK
Nghiên cứu trong giai đoạn 2004 đến 2011 của Kiều và Điệp (201 ), bằng việc phân tích mô hình VECM đã tìm được mối tương quan âm giữa lạm phát và CSGCK trong dài hạn, giá vàng, cung tiền lại có tác động dương đến CSGCK và tỷ giá không có mối quan hệ với CSGCK Ngoài ra, CSGCK có quan hệ đồng biến với chính nó ở kỳ trước và nghịch biến với tỷ giá trong ngắn hạn
Nghiên cứu Tác giả Năm Phương pháp và kết quả chính
“Sử dụng mô hình GARCH và VAR Kết quả cho thấy tỷ giá hối đoái có tác động âm đến VN-Index”
"The Relationship between Exchange Rates and Stock Prices: The
Nguyễn Thị Quỳnh Trâm và Nguyễn Thị Kim Cúc
“Sử dụng mô hình cointegration và phân tích chuỗi thời gian Kết quả cho thấy tỷ giá có tác động âm đến VN-Index”
Bảng tổng hợp lược khảo về tác động của CPI đến VN-Index:
Nghiên cứu Tác giả Năm Phương pháp và kết quả chính
"The Impact of Inflation on Stock Prices: Evidence from Vietnam"
Trần Thị Hồng Vân và
“Sử dụng mô hình hồi quy đa biến và phân tích chuỗi thời gian Kết quả cho thấy CPI có tác động âm đến VN- Index”
“Huỳnh Thị Cẩm Hà (2014)” phân tích tác động của các biến kinh tế vĩ mô đến thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2001 – 201 bằng mô hình VECM. Phân tích cho thấy trong dài hạn sản lượng công nghiệp, cung tiền có quan hệ cùng chiều với VN-Index, trong khi lạm phát và lãi suất có mối quan hệ ngược chiều với VN-Index Trường hợp có các cú sốc xảy ra từ biến vĩ mô thì quá trình VN-Index điều chỉnh về mức cân bằng là khá chậm Nghiên cứu của “Tôn Hoành Thanh Huệ và Nguyễn Văn Duy (2014)” về các tác động của chỉ số giá thế giới lên thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2008-201 cho thấy các giá trị chỉ số SP500, giá dầu thế giới đều có ảnh hưởng tích cực lên TTCK Việt Nam.
2.3.3 Bảng tổng hợp lược khảo các nghiên cứu
Bảng tổng hợp lược khảo về tác động của tỷ giá đến VN-Index:
Nghiên cứu Tác giả Năm Phương pháp và kết quả chính
"The Impact of Inflation on Stock Market
Nguyễn Thị Trúc Linh và Trần Thị Hồng Vân
“Sử dụng mô hình GARCH và VAR Kết quả cho thấy CPI có tác động âm đến VN- Index”
Bảng tổng hợp lược khảo về tác động của lãi suất đến VN-Index:
Nghiên cứu Tác giả Năm Phương pháp và kết quả chính
"Impact of Interest Rates on Stock Market
Trần Thị Hồng Vân và
“Sử dụng mô hình hồi quy đa biến và phân tích chuỗi thời gian Kết quả cho thấy lãi suất có tác động âm đến VN- Index”
Nguyễn Thị Thu Hương và Trần Thị Kim Cúc
“Sử dụng mô hình GARCH và VAR Kết quả cho thấy lãi suất có tác động âm đến VN- Index”
Bảng tổng hợp lược khảo về tác động của giá dầu đến VN-Index:
Nghiên cứu Tác giả Năm Phương pháp và kết quả chính
"The Impact of Oil Price on Stock Market in
“Sử dụng mô hình GARCH và VAR Kết quả cho thấy giá dầu có tác động âm đến VN-Index”
Nguyễn Thị Thu Hương và
“Sử dụng mô hình GARCH và VAR Kết quả cho thấy giádầu có tác động âm đến VN-Index”
Bảng tổng hợp lược khảo về tác động của S&P 500 đến VN-Index:
Nghiên cứu Tác giả Năm Phương pháp và kết quả chính
"The Dynamic Relationships between S&P 500 and Stock
Markets in Asia: Evidence from Vietnam"
Võ Xuân Vinh và Nguyễn Thị Kim Cúc
“Sử dụng mô hình VAR và phân tích chuỗi thời gian Kết quả cho thấy S&P 500 có tác động dương đến VN- Index”
"The Impact of S&P 500 on the Vietnamese Stock
Nguyễn Thị Thu Hương và Võ Xuân Vinh
“Sử dụng mô hình GARCH và VAR Kết quả cho thấy S&P 500 có tác động dương đến VN-Index”
Bảng tổng hợp lược khảo về tác động của sản lượng công nghiệp (IP) đến
Nghiên cứu Tác giả Năm Phương pháp và kết quả chính
Trần Thị Hồng Vân và Nguyễn Thị Hồng Hạnh
“Sử dụng mô hình hồi quy đa biến và phân tích chuỗi thời gian Kết quả cho thấy sản lượng công nghiệp có tác động dương đến VN-Index”
Nguyễn Thị Trúc Linh và Trần Thị Hồng Vân
“Sử dụng mô hình GARCH và VAR Kết quả cho thấy sản lượng công nghiệp có tác động dương đến VN-Index”
Bảng tổng hợp lược khảo về tác động của CPI đến VN-Index:
Nghiên cứu Tác giả Năm Phương pháp và kết quả chính
"The Impact of Inflation on
Stock Prices: Evidence from Vietnam"
Trần Thị Hồng Vân và
“Sử dụng mô hình hồi quy đa biến và phân tích chuỗi thời gian Kết quả cho thấy CPI có tác động âm đến VN-Index”
Nghiên cứu Tác giả Năm Phương pháp và kết quả chính
"The Impact of Inflation on Stock Market Performance:
Nguyễn Thị Trúc Linh và Trần Thị Hồng Vân
“Sử dụng mô hình GARCH và VAR Kết quả cho thấy CPI có tác động âm đến VN-Index”
"The Relationship between Inflation and Stock Market Performance: Evidence from Vietnam"
Phạm Thị Thanh Thủy và Nguyễn Thị Kim Cúc
“Sử dụng mô hình hồi quy đa biến và phân tích chuỗi thời gian Kết quả cho thấy CPI có tác động âm đến VN-Index”
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VỀ CHỈ SỐ CHỨNG KHOÁN KHI CHỊU SỰ TÁC ĐỘNG CỦA CÁC YẾU TỐ KINH TẾ VĨ MÔ 30 3.1 Lý thuyết sơ lược về các mô hình nghiên cứu
Mô hình Vector tự hồi quy VAR
Mô hình VAR (Vector autoregression – VAR) được đề xuất bởi nhà kinh tế học Christopher A Sims năm 1980, môhình kinh tế vĩ mô này được dùng để phân tích sự tác động của các biến chuỗi thời gian “Mô hình VAR” là mô hình hệ phương trình gồm mô hình tự hồi quy đơn chiều (Univariate autoregressive model) với hệ phương trình ngẫu nhiên (Simultanous equations -SEs) Do đó VAR là mô hình đa biến với mỗi biến trong mô hình sẽ có phương trình riêng giải thích xu hướng phát triển thông qua độ trễ của nó và độ trễ của các biến còn lại trong mô hình VAR không cần phân biệt biến ngoại sinhvới nội sinh, với ưu điểm này, mô hình ngày càng được ứng dụng trong các nghiên cứu kinh tế vĩ mô một cách rộng rãi vàphổ biến.
- Y:làbiến được xét trong mô hình
- là các ma trận hệ số
- : là véc tơ nhiễutrắng “Mô hình VAR có sự hạn chế là chỉ phản ánh mối quan hệ trong ngắn hạn giữa các biến” trong mô hình và yêu cầu các biến phải đáp ứng được hai điều kiện là phải dừng và không tồn tại tính đồng liên kết với nhau Trường hợp các biến nghiên cứu không thể thỏa mãn hai yêu cầu trên, việc ước lượng bằng mô hình VAR có khả năng xuất hiệnhồiquygiả mạo.Granger và Engle (1978)đã đưa ra giả thuyết rằng hai hay nhiềuchuỗi thời gian tích hợp và không có tính dừng có thể có mối quan hệ đồng liên kết Khi đó, VAR có thể được dùng trong ước lượng mối quan hệ giữa các biến đồng liên kết bằng cách lấy sai phân các chuỗi dữ liệu, tuy
31 nhiên trong trường hợp này, VAR chỉ xác định được sự phản ứng giữa các biến trong ngắn hạn.
Mô hình Vector hiệu chỉnh sai số VECM
Trước những hạn chế của VAR, mô hình Vector hiệu chỉnh sai số - “Vector error correction model (VECM)”là dạng mở rộng của VAR được phát triển nhằm giải quyết vấn đề hồi quy giả mạo VECM cũng yêu cầu các chuỗi phải dừng, tuy nhiên VECM lại ước lượng mối quan hệ giữ chuỗi thời gian dài hạn trong mô hình bằng cách bổ sung thêm “vector hiệu chỉnh sai số có độ dài bằng số” các quan hệ đồng liên kết của các biến Do đó, VECM được sử dụng phổ biến cho phân tích đánh giá tác động của các biến kinh tế vĩ mô với đặc tính là các chuỗi không dừng và có mối liên hệ đồng liên kết
Mô hình VECM tổng quát:
Trong đó: ∆Xt là vector của n biến khác nhau
Khi các chuỗi số liệu thời gian là những chuỗi dừng, mô hình VECM được ước lượng qua bước sau: ước 1: Xây dựng các phương trình vector hồi quy cho từng biến để ước lượng VAR ước 2: Kiểm định tính đồng liên kết theo Jonhansen ước : Nếu các biến tồn tại ít nhất một đồng liên kết Xây dựng Vector hiệu chỉnh sai số dựa trên cơ sở của mô hình VAR đã xây dựng ở bước 1 để ước lượng mô hình VECM
Qua tham khảo nhiều nghiên cứu trên thế giới mà điển hình là của
“Kyereboah-Coleman (2008), Karam Pal Ruhee Mittal (2011), Adam, Anokye, and George Tweneboah (2008)”… đã cho thấy sự phù hợp của phương pháp hồi quy theo mô hình VECM khi phân tích chuỗi thời gian Đồng thời, các nghiên cứu trong nước như nghiên cứu của “Nguyễn Trần Phương Thảo (2015), Huỳnh Thị Cẩm Hà
(2014), Nguyễn Minh Kiều (201 )”… cũng áp dụng VECM trong phân tích quan hệ giữa TTCK và biến số kinh tế Vì thế, tác giả sẽ học hỏi và áp dụng mô hình trên
32 trong bài luận văn của mình, VECM cho phép hồi quy chuỗi các biến không dừng và đồng liên kết với nhau, do đó, VECM rất phù hợp với đặc tính của các chỉ số kinh tế được chọn trong bài luận văn này.
Quy trình nghiên cứu
Trên cơ sở của dữ liệu chuỗi thời gian, luận văn thực hiện phân tích theo phương pháp nghiên cứu định lượng, phần mềm Eviews sẽ được sử dụng để xử lý dữ liệu theo quy trình:
Kiểm định tính dừng: để xem xét kết quả mô hình có hồi quy giả mạo hay không, nhằm xác định độ chính xác và sự đáng tin cậy của mô hình chuỗi dữ liệu thời gian
Chọn độ trễ tối ưu: giúp xác định ở độ trễ thứ mấy trong mô hình thì các biến vẫn còn mối quan hệ với nhau
Kiểm định tính đồng liên kết: Mô hình có quan hệ đồng liên kết thì sẽ không bị hồi quy giả mạo và kết quả hồi quy các biến sẽ thể hiện mối quan hệ cân bằng dài hạn
Phân tích mô hình Vector hiệu chỉnh sai số VECM: Khi chuỗi các dữ liệu là không dừng và có đồng liên kết thì mô hình Vector hiệu chỉnh sai số sẽ được vận dụng để xác định độ lệch ngắn hạn, xu thế tác động và sự cân bằng dài hạn
Kiểm tra sự phù hợp của mô hình VECM thông qua kiểm tra tự tương quan và phương sai sai số thay đổi
- Hàm phản ứng đẩy: xác định phản ứng của VN-INDEX trước các cú sốc tạo ra từ chính nó và các biến độc lập
- Phân rã phương sai: với mục đích xác định sự tác động của những cú sốc vĩ mô đến phương sai sai số dự báo của VN-INDEX
Mô hình FMOLS: Sau khi xác định độ lệch ngắn hạn, xu thế tác động, sự cân bằng trong dài hạn và quá trình hướng tới cân bằng dài hạn của TTCK Luận văn sẽ ứng dụng phương pháp hồi quy bình phương bé nhất được hiệu
33 chỉnh hoàn toàn - Fully Modified OLS (FMOLS) nhằm xác định mối quan hệ của các biến trong dài hạn.
Phương pháp thu thập dữ liệu
Dữ liệu nghiên cứu là các số liệu theo chuỗi thời gian, được thu thập qua từng tháng từ 02/2012 đến 03/2022 và sẽ được tổng hợp từ nguồn số liệu thứ cấp Có tổng cộng 122 quan sát Dữ liệu về CSGCK được thu thập từ Sở giao dịch chứng khoán TP.Hồ Chí Minh và Uỷ an Chứng Khoán nhà nước Dữ liệu về các biến số vĩ mô được thu thập từ Ngân Hàng Thế Giới - World ank, Tổng cục Thống kê Việt Nam, ộ Công thương, Ngân hàng nhà nước Việt Nam, Quỹ tiền tệ thế giới, Cục Đầu tư nước ngoài,…
Dữ liệu nghiên cứu
Chỉ số VN-INDEX: Là giá đóng cửa của ngày làm việc cuối trong từng tháng của chỉ số VN-INDEX
Lạm phát: Sử dụng chỉ số giá tiêu dùng CPI làm đại diện cho lạm phát, là tỷ lệ phần trăm thay đổi của CPI hằng tháng so với tháng đó của năm trước
Lãi suất: Là lãi suất bình quân liên ngân hàng có kỳ hạn một tháng của các ngày làm việc trong tháng
Giá trị sản lượng công nghiệp: Mức tăng trưởng của từng tháng so với tháng đó của kỳ gốc được so sánh Đầu tư trực tiếp nước ngoài: Là giá trị vốn nước ngoài giải ngân mới ở từng tháng
Tỷ giá hối đoái: Là tỷ giá hối đoái bình quân giữa USD/VND vào ngày làm việc cuối cùng mỗi tháng
Chỉ số chứng khoán Mỹ: Là giá đóng cửa vào ngày làm việc cuối cùng của tháng của chỉ số SP 500
Giá dầu thế giới: Là giá dầu trung bình theo tháng của Dubai, rent và West Bảng 3.1: Tên các biến nghiên cứu và nguồn dữ liệu được thu thập
Tên biến Mô tả Đơn vị Nguồn
VN-INDEX Là giá đóng cửa của ngày làm việc cuối trong tháng của VN- Điểm Website của
Là tỷ lệ phần trăm thay đổi của CPI hằng tháng so với tháng đó của kỳ trước
Website của Tổng cục Thống kê VN
IP Mức tăng trưởng của từng tháng so với cùng kỳ năm trước
Tỉ lệ phần trăm ộ Công thương VN & Tổng cục Thống kê
Là lãi suất bình quân liên ngân hàng có kỳ hạn một tháng của các ngày làm việc trong tháng
Website của Ngân hàng Nhà Nước – SBV
Là tỷ giá hối đoái bình quân giữa USD/VND vào ngày làm việc cuối cùng mỗi tháng
Website của Ngân hàng Nhà Nước – SBV SP500
Là giá đóng cửa vào ngày làm việc cuối cùng của tháng của chỉ số S&P 500 Điểm
Nguồn số liệu từ Standard & Poor’s website
FDI Là giá trị vốn nước ngoài giải ngân mới ở từng tháng USD Cục Đầu tư nước ngoài
CRUDE Là giá dầu trung bình theo tháng của Dubai, rent và West USD Nguồn:
Nguồn: tác giả tự thực hiện
Do khoảng cách về số liệu giữa các chuỗi trong mô hình là khá lớn, nên khi hồi quy, kết quả có thể có sai số lớn và kém tin cậy Vì thế, sau khi thu thập dữ liệu, tác giả sẽ chuyển sang dữ liệu logarit để phân tích Việc lấy logarit có tác dụng làm giảm khác biệt về con số của bộ dữ liệu và không ảnh hưởng đến tính chất của các biến.
Xây dựng mô hình và giả thuyết nghiên cứu
ΔVN-Index =Γ₁ΔVN-Index-₁ +Γ₂ΔVN-Index-₂ + +ΓpΔVN-Index-p
+Π₁ΔCPI +Π₂ΔCRUDE +Π₃ΔEX +Π₄ΔIP +Π₅ΔI +Π₆ΔFDI +Π₇Δ SP500 +εt
3.5.1 Phương trình nghiên cứu có dạng:
Chiều hướng tác động kỳ vọng
CPI - Kyereboah-Coleman, Anthony, and Kwame F Agyire-Tettey
(2008), Karam Pal Ruhee Mittal (2011), Nguyễn Trần Phương Thảo (2015), Trương Đông Lộc (2014)
I - Banerjee và Adhikary (2009) , Kyereboah and Tettey
EX -/+ Kyereboah and Tettey (2008), Tabak (2006), Nguyệt &
IP + Chen, Roll & Ross (1986), Tainer (199 ), Phan Thị ích
Nguyệt (2013) ΔVN-Index là sựthayđổi của chỉsố VN-Index trong thời gian t (tính từthời điểm trướcđót-1). ΔVN-Index-i là sựthayđổi của chỉsốVN-Index trong thời gian t-i (với i từ1 đến p là sốlượng lag). ΔCPI,ΔCRUDE,ΔEX,ΔIP,ΔI,ΔFDI,ΔSP500 là sựthayđổi của các biếnđộc lập tươngứng (CPI, CRUDE, EX, IP, I, FDI, SP500). Π₁,Π₂, ,Π₇là ma trận cơchếđiều chỉnh (error correction matrix), đại diện cho mối quan hệdài hạn giữa chỉsốVN-Index và các biếnđộc lập. Γ₁,Γ₂, ,Γp là ma trận hệsốhồi quy (coefficient matrix) cho các chỉsố
VN-Index trễ. εt là vector sai sốngẫu nhiên.
3.5.2 Xây dựng các giả thuyết:
Từ những nghiên cứu thực nghiệm trong và ngoài nước và các lý thuyết về chiều hướng và nguyên tắc tác động đến TTCK của các biến vĩ mô, tác giả xây dựng giả thuyết kỳ vọng đối với chiều tác động của các biếnkinh tế đến biến VN- INDEXnhư bảng dưới đây:
Bảng 3.2: Chiều kỳ vọng các biến
FDI + Sarbapriya Ray (2013) , Issahaku, Ustarz và Domanban
(2013), Adam, Anokye, and George Tweneboah (2008) SP500 + Liu, Y Angela, and Ming-Shiun Pan (1997), Bwo-Nung
Huang, Soong-Nark Sohng và Chin Wei Yang (1999), Tôn Hoành Thanh Huệ và Nguyễn Văn Duy (2014) CRUDE -/+ Miller và Ratti (2009), Papapetrou (2001),
Kalyanaraman, L., & Tuwajri, (2014), Nguyễn Trần Phương Thảo (2015), Nguyệt & Thảo (200 )
Nguồn: Tác giả tự thực hiện
Qua chương 2, luận văn đã đề cập đến phương pháp và các bước thực hiện nghiên cứu định lượng, theo quy trình, luận văn sẽ tiến hành kiểm tra tính dừng và đồng liên kết, nhờ vào các ưu điểm và sự phù hợp của mô hình VECM trong phân tích các chuỗi thời gian, luận văn sẽ sử dụng VECM để ước lượng mối quan hệ giữa các biến, kiểm định phản ứng đẩy, phương sai sai số thay đổi và cuối cùng là xem xét mối quan hệ của các biến thông qua hồi quy FMOLS Chương này cũng đưa ra giả thuyết về chiều hướng tác động của biến vĩ mô lên CSGCK và mô tả các dữ liệu được thu thập để phục vụ cho mục đích nghiên cứu
Trong chương tiếp theo, luận văn sẽ thực hiện các bước phân tích mô hình nghiên cứu trên phần mềm eviews và phân tích kết quả nghiên cứu
4.1 TỔNG QUAN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM VÀ CHỈ
SỐ GIÁ CHỨNG KHOÁN VN-INDEX 4.1.1 Tổng quan về thị trường chứng khoán việt nam 4.1.1.1 Giới thiệu
Thị trường chứng khoán Việt Nam chính thức được đưa vào vận hành vào năm 2000 với 2 công ty niêm yết Theo nguồn thông tin từ ộ tài chính, sau nhiều năm hoạt động, TTCK đã có số lượng trên 750 công ty niêm yết, giá trị của thị trường cổ phiếu đã đạt khoảng hơn ,9 triệu tỷ đồng, tương đương 71.6% GDP cả nước So với các thị trường trong khu vực, quy mô thị trường chứng khoán Việt Nam hiện nay vẫn còn khá nhỏ, tuy nhiên, trải qua hơn 20 năm phát triển, thị trường chứng khoán Việt Nam nói chung đã có nhiều thành tựu đáng kể về việc thu hút đầu tư, huy động vốn trong và ngoài nước, hỗ trợ đẩy nhanh cổ phần hóa doanh nghiệp, thoái vốn nhà nước…Góp phần vào sự phát triển này là sự nỗ lực của chính phủ trong việc thực hiện các phương án hoàn thiện hệ thống khuôn khổ pháp lý, ban hành sửa đổi các cơ chế chính sách về Luật, các hoạt động thanh tra và giám sát được thực hiện một cách có hiệu quả; cùng với sự phát triển mạnh mẽ của hệ thống các tổ chức kinh doanh dịch vụ chứng khoán về nghiệp vụ, công nghệ, quy mô và số lượng, tạo nên sự ổn định và kỷ cương pháp luật trên thị trường, giúp bảo vệ quyền và lợi ích của các chủ thể tham gia thị trường
4.1.1.2 Vai trò của Thị trường chứng khoán Việt Nam đối với nền kinh tế
Thị trường chứng khoán Việt Nam ngày càng thể hiện được vai trò quan trọng của nó đối với sự phát triển của kinh tế TTCK mang đến các cơ hội cho các tổ chức kinh tế, các doanh nghiệp và Chính phủ tập trung các nguồn vốn nhỏ, dư thừa của toàn xã hội thành nguồn vốn lớn và tận dụng cho việc đầu tư sản xuất, mở rộng, phát triển kinh doanh Quy mô vốn vốn hóa của hai thị trường trái phiếu và cổ phiếu năm tính đến cuối năm 2021 Tổng giá trị vốn hóa của thị trường cổ phiếu và thị trường trái phiếu đạt 7.729 nghìn tỷ đồng tăng 46% so với cuối năm 2020, tương
TỔNG QUAN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN TẠI VIỆT NAM VÀ CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VỀ TÁC ĐỘNG CỦA CÁC YẾU TỐ VĨ MÔ ĐẾN CHỈ SỐ CHỨNG KHOÁN
TỔNG QUAN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM VÀ CHỈ SỐ GIÁ CHỨNG KHOÁN VN-INDEX
SỐ GIÁ CHỨNG KHOÁN VN-INDEX 4.1.1 Tổng quan về thị trường chứng khoán việt nam 4.1.1.1 Giới thiệu
Thị trường chứng khoán Việt Nam chính thức được đưa vào vận hành vào năm 2000 với 2 công ty niêm yết Theo nguồn thông tin từ ộ tài chính, sau nhiều năm hoạt động, TTCK đã có số lượng trên 750 công ty niêm yết, giá trị của thị trường cổ phiếu đã đạt khoảng hơn ,9 triệu tỷ đồng, tương đương 71.6% GDP cả nước So với các thị trường trong khu vực, quy mô thị trường chứng khoán Việt Nam hiện nay vẫn còn khá nhỏ, tuy nhiên, trải qua hơn 20 năm phát triển, thị trường chứng khoán Việt Nam nói chung đã có nhiều thành tựu đáng kể về việc thu hút đầu tư, huy động vốn trong và ngoài nước, hỗ trợ đẩy nhanh cổ phần hóa doanh nghiệp, thoái vốn nhà nước…Góp phần vào sự phát triển này là sự nỗ lực của chính phủ trong việc thực hiện các phương án hoàn thiện hệ thống khuôn khổ pháp lý, ban hành sửa đổi các cơ chế chính sách về Luật, các hoạt động thanh tra và giám sát được thực hiện một cách có hiệu quả; cùng với sự phát triển mạnh mẽ của hệ thống các tổ chức kinh doanh dịch vụ chứng khoán về nghiệp vụ, công nghệ, quy mô và số lượng, tạo nên sự ổn định và kỷ cương pháp luật trên thị trường, giúp bảo vệ quyền và lợi ích của các chủ thể tham gia thị trường
4.1.1.2 Vai trò của Thị trường chứng khoán Việt Nam đối với nền kinh tế
Thị trường chứng khoán Việt Nam ngày càng thể hiện được vai trò quan trọng của nó đối với sự phát triển của kinh tế TTCK mang đến các cơ hội cho các tổ chức kinh tế, các doanh nghiệp và Chính phủ tập trung các nguồn vốn nhỏ, dư thừa của toàn xã hội thành nguồn vốn lớn và tận dụng cho việc đầu tư sản xuất, mở rộng, phát triển kinh doanh Quy mô vốn vốn hóa của hai thị trường trái phiếu và cổ phiếu năm tính đến cuối năm 2021 Tổng giá trị vốn hóa của thị trường cổ phiếu và thị trường trái phiếu đạt 7.729 nghìn tỷ đồng tăng 46% so với cuối năm 2020, tương
CHƯƠNG4: TỔNG QUAN THỊTRƯỜNG CHỨNG KHOÁNTẠI VIỆT NAMVÀCÁCKẾT QUẢ NGHIÊN CỨUVỀTÁC ĐỘNG CỦA CÁC YẾU
TỐVĨ MÔ ĐẾN CHỈSỐCHỨNG KHOÁN
38 đương 122,8% GDP năm 2020 Quy mô niêm yết, đăng ký giao dịch (ĐKGD) của thị trường đạt 1.727 nghìn tỷ đồng, tăng 14,1% với cuối năm 2020 đã giúp chính phủ thúc đẩy huy động vốn vào ngân sách nhà nước và để đầu tư phát triển, ổn định kinh tế vĩ mô
TTCK Việt Nam đã góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế tư nhân và tái cấu trúc các doanh nghiệp quốc doanh Theo thống kê từ Ủy ban chứng khoán Nhà nước, từ năm 2005 đến tháng 2/2022, đã có 646 doanh nghiệp nhà nước được cổ phần hóa, 28 cuộc thoái vốn được thực hiện thông qua TTCK Điều này đóng góp vai trò quan trọng trong mục tiêu thực hiện cổ phần hóa và chuyển đổi mô hình kinh tế của chính phủ Đồng thời, TTCK cũng chính là một kênh đầu tư sinh lợi hiệu quả, hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp được phản ánh một cách đầy đủ và tổng hợp trên TTCK và các nhà đầu tư có thể dễ dàng tiếp cận thông tin, so sánh, nghiên cứu các doanh nghiệp với nhau để lựa chọn được danh mục đầu tư phù hợp nhất Từ đó, cũng tạo ra một môi trường đầu tư kinh doanh lành mạnh, rõ ràng và đa dạng với các cơ hội lợi nhuận và mức độ rủi ro khác nhau, tạo điều kiện cho các nhà đầu tư lựa chọn phương án đầu tư phù hợp với nhu cầu
Ngoài ra, TTCK như một hệ thống truyền dẫn vốn trong nền kinh tế, tạo điều kiện thuận lợi cho người có nhu cầu vốn để kinh doanh và người có nguồn vốn nhàn rỗi được gặp nhau dễ dàng, nhanh chóng mà không cần thông qua các chủ thể trung gian như ngân hàng, giảm thiểu sự phụ thuộc cũng như gánh nặng cho các hệ thống ngân hàng TTCK giúp tạo nên tính thanh khoản cho các loại chứng khoán, nhà đầu tư có thể dễ dàng chuyển đổi chứng khoán họ sở hữu thành tiền mặt hoặc sang chứng khoán khác khi cần với chi phí thấp và thời gian nhanh chóng tạo nên sự linh hoạt, an toàn đối với các khoản đầu tư
4.1.1.3 Diễn biến của thị trường chứng khoán Việt Nam trong suốt giai đoạn nghiên cứu từ 2012-2022
Hình 4.1: Tăng trưởng chỉ số VN-INDEX từ 02/2012 đến 03/2022
Nguồn: Thu thập thông tin từ Website của Sở giao dịch chứng khoán TP HCM.
Năm 2012: TTCK có tổng giá trị vốn hóa là 56.000 tỷ, tương đương 26%
GDP Thị trường biến động khá mạnh trong năm này Nhờ các tín hiệu tích cực từ chính sách và yếu tố vĩ mô điển hình như HOSE ra mắt chỉ số VN-INDEX, chỉ thị của Thủ tướng chính phủ về việc thúc đẩy hoạt động và tăng cường quản lý thị trường chứng khoán, lãi suất được giảm xuống còn 9%/năm thay vì 14% đã hỗ trợ thị trường trong những tháng đầu năm Tuy nhiên, kinh tế vĩ mô lộ những dấu hiệu không ổn định ở những tháng cuối năm, tăng trưởng tín dụng tương đối chậm, nhiều doanh nghiệp báo lỗ, vấn đề nợ xấu ngân hàng, lạm phát làm hoang mang thị trường và tâm lý nhà đầu tư, GDP cuối năm chỉ tăng 5.0 % và CPI có mức 6,81% Điều này đã khiến TTCK giảm sút ở giai đoạn cuối năm 2012
Năm 2013: TTCK có tiến triển khả quan với mức tăng của VN-Index và
HNX-Index lần lượt 21,97% và 18,83%, thị trường có vốn tương đương mức 31% GDP, tăng 184.000 tỷ đồng so với kỳ trước Tuy tốc độ tăng trưởng kinh tế chưa cao và hoạt động sản xuất kinh doanh còn vướng các khó khăn nhưng nhìn chung kinh tế vĩ mô đã có những dấu hiệu khả quan, các chính sách vĩ mô đã dần phát huy được vai trò định hướng nền kinh tế từ việc kiểm soát hiệu quả lạm phát,
Biểu đồ tăng trưởng của VN-Index
40 sản xuất công nghiệp tăng 5,6%, lãi suất giảm, dự trữ ngoại hối tăng cao, vốn đầu tư nước ngoài ghi nhận mức tăng 54,2% so với cùng kỳ năm 2012 Các yếu tố này đã hỗ trợ tích cực đến TTCK trong năm này
Năm 2014: Thị trường chứng khoán có nhiều biến động mà nguyên nhân chủ yếu đến từ những yếu tố bên ngoài, tiêu biểu nhất là giá dầu thế giới và sự kiện biển Đông Sự lao dốc trong một thời gian dài và giảm gần một nửa giá trị trong năm
2014 so với 201 của giá dầu đã khiến thị trường chứng khoán thế giới và cũng như thị trường Việt Nam bị ảnh hưởng tiêu cực Về hoạt động kinh tế, GDP ghi nhận tăng 5,98%, mục tiêu kiểm soát lạm tiếp tục được duy trì khi CPI chỉ tăng 1,84% so với kỳ trước Theo đó, mức tăng của chỉ số VNIndex, HNXIndex lần lượt là 9% và 24% so với cuối năm 201 Giá trị vốn hóa thị trường ở mức 1.128 nghìn tỷ đồng, tăng 179 nghìn tỷ đồng, bằng 1,5% GDP TTCK năm 2014 kết thúc quả khả quan hơn so với 201
Năm 2015: Nền kinh tế vĩ mô có dấu hiệu phục hồi, dù vây, TTCK Việt Nam lại trải qua nhiều biến động bởi những ảnh hưởng tiêu cực từ 2 yếu tố ngoại vi chính là sự sụt giảm của giá dầu và sự biến động của tỷ giá Thị trường chứng khoán chỉ đạt mức tăng trưởng khoảng 5%, vốn hóa thị trường ở khoảng 2% GDP Giá dầu thế giới giảm sâu khiến giá các cổ phiếu công ty dầu khí giảm điểm sâu, gây ảnh hưởng dây chuyền đến TTCK ên cạnh đó, đồng USD tăng mạnh kết hợp với việc đồng Nhân dân tệ phá giá đã buộc Ngân hàng nhà nước có động thái điều chỉnh tỷ giá trong nước, tạo ra phản ứng xấu lên TTCK giai đoạn này
Năm 2016: TTCK phản ánh nhiều triển vọng về sự phục hồi tăng trưởng kinh tế VN-Index tăng 16%, tổng vốn hóa thị trường đạt 1.92 nghìn tỷ đồng tương đương khoảng 46% GDP, thanh khoản cải thiện mạnh, quy mô giao dịch tăng 9% so với năm 2015 Thị trường đã mở ra nhiều cơ hội cho nhà đầu tư nhờ sự phục hồi của giá dầu, lạm phát được duy trì trong khoảng 4,75% - 4,9%, vốn đầu tư nước ngoài tiếp tục đầu tư và giải ngân vào thị trường, lãi suất trong nước hấp dẫn hơn thế giới giúp gia tăng nguồn vốn đầu tư phát triển kinh tế, thị trường ngoại hối và tỷ giá ổn định Cung tiền M2 tăng cao trong điều kiện ổn định kinh tế vĩ mô, lãi suất thấp đã kích thích dòng tiền rót vào TTCK tạo được sự tăng trưởng cao
Năm 2017: Thị trường chứng khoán có những đột phát mạnh mẽ với mức tăng trưởng 4 % và giá trị vốn hóa tương đương 74% GDP Đó là nhờ kết quả kinh doanh tích cực của doanh nghiệp cùng với các yếu tố vĩ mô tích cực như tăng trưởng GDP ở mức 6,81%, lạm phát ở mức thấp 15%, thặng dư cán cân thương mại giúp tỷ giá được ổn định, những nỗ lực cải thiện uy tín và môi trường kinh doanh quốc gia phát huy hiệu quả, dòng vốn tín dụng được đưa vào hoạt động sản xuất kinh doanh, thu hút vốn đầu tư FDI đạt mức kỷ lục khoảng 5,88 tỷ USD, tương đương 44,4% tăng trưởng so với năm 2016
Năm 2018: Thị trường chứng khoán trải qua một năm đầy thăng trầm khi khởi đầu đầy thuận lợi với sự lập đỉnh mới của VN-Index ngày 10/4/2018 (1.211 điểm) năm 2018 Sự bức phá này đến từ nền tảng vĩ mô ổn định, GDP tăng ở mức cao nhất trong 10 năm, phạm phát được kiểm soát, cán cân thương mại được thặng dư, hoạt động sản xuất kinh doanh cho kết quả khả quan, lượng lớn vốn FDI được giải ngân vào nền kinh tế và TTCK Tuy nhiên, viễn cảnh tích cực trong nước không thể hỗ trợ được thị trường giữ vững vị thế trước những yếu tố ngoại vi từ thế giới như sự leo thang của chiến tranh thương mại Mỹ - Trung, FED tăng lãi suất cùng với viễn cảnh không khả quan của kinh tế toàn cầu đã gây ảnh hưởng lên thị trường tài chính thế giới và Việt Nam cũng chịu tác động tương tự TTCK năm
2018 ở mức 892.54 điểm, giảm 9, % so với cuối năm 2017, giá trị vốn hóa thị trường đạt khoảng 75% GDP
Nhìn chung, TTCK có sự biến động mạnh mẽ qua mỗi kỳ kinh tế, chính sách điều hành kinh tế vĩ mô và sự thay đổi của các biến số kinh tế là một trong những yếu tố tạo nên sự bất ổn trên thị trường chứng khoán ên cạnh đó, quy mô và vốn hóa thị trường có sự phát triển lớn dần, góp phần củng cố vai trò của TTCK đối với tăng trưởng kinh tế sau mỗi năm phát triển
4.3.7 Kết quả tác động của biến Chỉ số giá chứng khoán Mỹ (SP500) đến VN-INDEX
Kết luận
Mục tiêu của nghiên cứu là kiểm tra sự tác động của bảy biến số vĩ mô gồm lạm phát, đầu tư nước ngoài, lãi suất, tỷ giá, giá dầu thế giới, giá trị sản lượng công nghiệp và chỉ số SP500 đến sự biến động của VN-INDEX từ 02/2012 đến 03/2022 bằng phương pháp nghiên cứu định lượng
Sau khi thực hiện phân tích nghiên cứu định lượng đối với các dữ liệu được thu thập trong giai đoạn trên, luận văn đã tìm thấy sự tác động tích cực từ sản lượng công nghiệp và giá dầu thế giới, tỷ giá và chỉ số chứng khoán Mỹ đến CSGCK VN- INDEX; trong khi biến lãi suất, đầu tư nước ngoài và chỉ số giá tiêu dùng không tạo nên sự tác động đến chỉ số
Từ các kết quả phân tích trên, luận văn tiến hành đề xuất các gợi ý hàm ý các chính sách điều hành vĩ mô nhằm thúc đẩy phát triển ổn định TTCK Việt Nam.
Gợi ý về chính sách vĩ mô nhằm phát triển ổn định thị trường chứng khoán việt nam
Thị trường chứng khoán là nơi phản ánh sức khỏe và sự kỳ vọng trong tăng trưởng của nền kinh tế Từ mô hình hồi quy, mặc dù sự tác động của các yếu tố vĩ mô còn tương đối nhỏ nhưng chúng thực sự có vai trò nhất định trong việc giải thích biến động của TTCK Vì thế, việc quản lý và vận hành chính sách vĩ mô của Chính phủ cần vừa phải hướng đến điều làm phát triển nền kinh tế và vừa phải trú trọng đến việc đảm bảo tăng trưởng bền vững và ổn định cho TTCK
Có thể thấy, các chính sách vĩ mô ở những năm vừa qua được Chính phủ điều hành với nhiều kết quả khả quan Chính sách tiền tệ được NHNN điều hành một cách linh hoạt, thận trọng, phối hợp hợp lý các chính sách khác và Chính sách tài khoá (CSTK) nên đã giúp nền kinh tế tăng trưởng tốt và ổn định, việc giữ tỷ giá và giá dầu ổn định nhằm cung cấp nguồn vốn tốt để hỗ trợ cho việc sản xuất kinh doanh, nâng cao niềm tin của DN và NĐT, từ đó thúc đẩy kinh tế tăng trưởng, tạo ra tín hiệu tích cự cho TTCK Tuy nhiên, cùng với các thành tựu đã thực hiện thì nền
69 kinh tế và TTCK hiện đang phải đối mặt với sự thách thức có khả năng kiềm hãm sự phát triển trong tương lai Cụ thể, sự kiềm hãm đến từ rủi ro khủng hoảng kinh tế toàn cầu trong bối cảnh chiến tranh thương mại giữa 2 đối tác thương mại chủ chốt của Việt Nam là Mỹ và Trung Quốc ngày càng leo thang, dự báo tăng trưởng của 2 nền kinh tế đứng đầu thế giới này đều bị giảm, dẫn đến kinh tế thế giới cũng được dự báo sẽ tăng trưởng chậm Do đó, việc điều hành chính sách kinh tế vĩ đòi hỏi phải phù hợp với bối cảnh kinh tế thị trường nhằm duy trì sự tăng trưởng ổn định cho nền kinh tế và TTCK
Dựa vào kết quả đã nghiên cứu và các bài học rút ra từ lý thuyết cũng như các nghiên cứu thực nghiệm trong và ngoài nước, kết hợp với bối cảnh kinh tế và chiến lược xây dựng, phát triển TTCK của Đảng và Nhà Nước, bài nghiên cứu thực hiện đề xuất các gợi ý trong việc vận hành, quản lý và hoàn thiện chính sách điều hành kinh tế vĩ mô như sau:
Các nhà điều hành chính sách cần tiếp tục kết hợp điều hành Chính sách tài khoá và Chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, hài hòa và thận trọng với mục đích duy trì nền kinh tế vĩ mô ổn định, cụ thể:
Về việc kiểm soát tỷ giá: Chính phủ cần duy trì việc quản lý chính sách tiền tệ kịp thời và hiệu quả Chính phủ có thể can thiệp trực tiếp vào thị trường ngoại hối thông qua ngân hàng trung ương để mua hoặc bán ngoại tệ để ổn định tỷ giá Điều này được gọi là can thiệp tỷ giá và có thể được sử dụng để giảm thiểu biến động tỷ giá đột ngột, có thể áp dụng các biện pháp kiểm soát ngoại tệ và dòng vốn để hạn chế sự dao động của tỷ giá Điều này có thể bao gồm việc áp đặt các giới hạn về việc chuyển đổi ngoại tệ, giới hạn về dòng vốn và quản lý chặt chẽ việc đầu tư nước ngoài Cần tăng cường quản lý và giám sát hoạt động của ngân hàng và các tổ chức tài chính để đảm bảo rằng họ tuân thủ các quy định và chính sách liên quan đến tỷ giá Điều này bao gồm việc thiết lập các quy tắc và quy định về vị thế ngoại hối và quản lý rủi ro Có thể thúc đẩy đầu tư và xuất khẩu để tăng cung cấp ngoại tệ và giảm áp lực lên tỷ giá Điều này có thể bao gồm việc cung cấp các chính sách hỗ trợ đầu tư, khuyến khích các hoạt động xuất khẩu và tạo ra môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp tham gia thị trường quốc tế, tham gia vào các hiệp định hợp tác
70 quốc tế về tỷ giá và tài chính để tạo ra một môi trường ổn định cho tỷ giá Việc hợp tác với các quốc gia khác và các tổ chức tài chính quốc tế có thể giúp chia sẻ thông tin, kinh nghiệm và tạo ra các biện pháp chung để kiểm soát tỷ giá
Về quản lý xăng dầu: Chính phủ nên đẩy mạnh việc tìm kiếm và phát triển nguồn cung cấp dầu đa dạng hơn Điều này có thể bao gồm việc khai thác dầu trong các khu vực mới, đẩy mạnh nghiên cứu và phát triển công nghệ khai thác dầu hiệu quả hơn, và mở rộng hợp tác với các quốc gia khác để đảm bảo nguồn cung ổn định, cần thiết lập và thực thi chính sách quản lý và giám sát chặt chẽ về thị trường dầu mỏ Điều này bao gồm việc theo dõi giá cả, cung cầu và biến động trên thị trường quốc tế, giám sát hoạt động của các công ty khai thác dầu và quản lý chặt chẽ việc nhập khẩu và xuất khẩu dầu, xây dựng và quản lý quỹ dự trữ dầu để ứng phó với biến động giá dầu, quỹ này có thể được sử dụng để mua và lưu trữ dầu khi giá thấp và bán ra khi giá tăng, giúp ổn định giá cả và đảm bảo nguồn cung cấp đủ cho thị trường nội địa Đầu tư và khuyến khích phát triển ngành công nghiệp năng lượng tái tạo, như năng lượng mặt trời, gió và thủy điện Điều này giúp giảm sự phụ thuộc vào dầu mỏ và giảm áp lực lên giá dầu Đồng thời, phát triển ngành năng lượng tái tạo còn tạo ra cơ hội kinh tế và giảm lượng khí thải gây ô nhiễm môi trường Chính phủ nên khuyến khích đầu tư và phát triển các ngành kinh tế đa dạng để giảm sự phụ thuộc vào ngành dầu mỏ Việc đa dạng hoá kinh tế sẽ giúp giữ vững phát triển đất nước và giảm tác động tiêu cực của biến động giá dầu
Về hoạt động sản xuất công nghiệp: Việc thúc đẩy gia tăng giá trị sản xuất công nghiệp nhằm tăng cường nội lực của nền kinh tế được coi là yếu tố quan trọng để thúc đẩy phát triển kinh tế và đóng vai trò then chốt trong nền kinh tế đất nước
Vì vậy, để nền kinh tế và thị trường chứng khoán đạt được sự phát triển mạnh mẽ và bền vững, một trong những mục tiêu tiên quyết cần tập trung thực hiện là thúc đẩy tăng trưởng sản xuất công nghiệp ằng cách áp dụng các chính sách điều hành vĩ mô linh hoạt, chủ động và phù hợp với sự phát triển của thị trường chứng khoán như đã trình bày ở phần trước, sẽ tạo ra một môi trường kinh doanh thuận lợi, giúp các doanh nghiệp thực hiện sản xuất kinh doanh, mở rộng đầu tư và gia tăng lợi nhuận Ngoài ra, sự hỗ trợ từ phía chính phủ đóng vai trò quan trọng trong việc thúc
71 đẩy phát triển sản xuất công nghiệp Chính phủ cần tiếp tục cải cách các thủ tục hành chính, giảm các yêu cầu về điều kiện kinh doanh, áp dụng các chính sách hỗ trợ và khuyến khích doanh nghiệp Điều này có thể bao gồm chính sách thuế (giảm và ưu đãi thuế), hỗ trợ công nghệ, đào tạo nhân lực, tài chính và chính sách vốn ưu đãi Điều này giúp doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn kinh doanh một cách hợp lý và phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế vĩ mô Khi doanh nghiệp có điều kiện thuận lợi để sản xuất kinh doanh, nó sẽ tạo ra việc làm, hàng hóa và tài sản trong xã hội, đồng thời tăng cường nội lực của nền kinh tế Điều này cũng góp phần vào sự phát triển của thị trường chứng khoán, khi tăng cả về quy mô và chất lượng hàng hóa chứng khoán Tổng cộng, những yếu tố này sẽ đóng góp vào tăng trưởng của thị trường chứng khoán
Vế TTCK Mỹ: TTCK Mỹ là một trong những thị trường lớn nhất và hấp dẫn nhất thế giới Khi các nhà đầu tư quốc tế quan tâm đến chứng khoán Mỹ, có thể có sự chuyển dịch vốn từ các thị trường khác, bao gồm cả Việt Nam, để đầu tư vào
Mỹ Điều này có thể làm giảm nguồn cung vốn trên TTCK Việt Nam và gây áp lực giảm giá và một điều có thể nhận thấy là TTCK Mỹ có thể tác động đến tâm lý của nhà đầu tư ở Việt Nam, nếu thị trường Mỹ trải qua giai đoạn sụt giảm mạnh, nhà đầu tư có thể trở nên lo ngại và bán ra tài sản trên TTCK Việt Nam để giảm rủi ro dẫn đến có thể gây ra sự suy giảm giá trị chứng khoán và tăng tỷ lệ bán tháo trên thị trường chứng khoán Việt Nam Nghiên cứu này có thể giúp nhà đầu tư chia danh mục đầu tư vào các lĩnh vực và ngành công nghiệp khác nhau, điều này giúp giảm rủi ro và đối phó với các biến động TTCK Mỹ Các nhà hoạch định chính sách, cơ quan quản lý và tổ chức tài chính Việt Nam có thể tang cường hợp tác với phía Mỹ để chia sẽ thông tin, kinh nghiệm và tư vấn trong việc điều chỉnh chính sach tài chính và quản lý thị trường chứng khoán.
Đóng góp của đề tài nghiên cứu
Trong nghiên cứu sự tác động của yếu tố kinh tế vĩ mô đến CSGCK VN-INDEX, những đóng góp cho khoa học và cho thực tiễn được nhận định như sau: Một là, luận văn đã trình bày quá trình hình thành và phát triển cũng như diễn biến TTCK trong giai đoạn 02/2012 – 03/2022, giới thiệu về chỉ số VN-INDEX, hệ
72 thống hóa các lý thuyết về sự tác động của biến số vĩ mô đến CSGCK Từ đó, giúp nhà điều hành chính sách và NĐT hiểu rõ hơn về chỉ số VN-INDEX, TTCK và thấy được tầm quan trọng của TTCK trong mục tiêu phát triển kinh tế quốc gia hiện nay Thứ hai là thông qua việc tổng hợp các nghiên cứu được thực hiện ở nhiều quốc gia, ta có thể nhận thấy phân tích sự phản ứng của TTCK trước các biến động kinh tế vĩ mô là một vấn đề được nhiều nhà nghiên cứu và nhà phân tích quan tâm, không chỉ về mặt khoa học mà còn về mặt thực tế.Việc phân tích này đóng vai trò quan trọng để các nhà quản lý chính sách có thể hiểu rõ hơn về tác động của việc thực thi chính sách đến TTCK Kết quả phân tích cũng giúp các nhà đầu tư có cái nhìn rõ hơn về sự phát triển và mối liên hệ giữa TTCK và CSKTVM của quốc gia Điều này cung cấp thông tin quan trọng để đưa ra quyết định đầu tư vào thị trường chứng khoáng, việc phân tích sự tương tác giữa thị trường chứng khoán và chính sách kinh tế vĩ mô không chỉ mang tính khoa học mà còn có ảnh hưởng thiết thực trong thực tế Nó đóng vai trò quan trọng trong việc nắm bắt thông tin, đánh giá rủi ro và đưa ra quyết định đầu tư hợp lý trên thị trường chứng khoán Qua đó, nghiên cứu đã đề xuất phương pháp nghiên cứu phù hợp với nội dung và dữ liệu được nghiên cứu Thông qua mô hình VECM, nghiên cứu đã cho thấy những phản ứng và xu hướng biến động của VN-INDEX với các chính sách vĩ mô và tìm ra 4 biến có tác động đến CSGCK thông qua mô hình hồi quy FMOLS Kết quả phân tích này đã làm phong phú thêm về các nghiên cứu thực nghiệm liên quan đến mối quan hệ giữa biến vĩ mô và TTCK trong nước cũng như giúp tạo thêm kiến thức về sự ảnh hưởng của chỉ số vĩ mô và mức sinh lợi của CSGCK VN-INDEX
Ba là, căn cứ theo kết quả từ mô hình và các bài học rút ra từ lý thuyết cũng như các nghiên cứu thực nghiệm trong và ngoài nước, kết hợp với tình hình kinh tế trong nước, luận văn đã đề xuất được các gợi ý thiết thực và phù hợp cho việc thực hiện, quản lý các chính sách kinh tế vĩ mô, góp phần thúc đẩy tăng trưởng TTCK và nền kinh tế quốc dân.
Thiếu xót và hạn chế, hướng nghiên cứu tiếp theo
Trong bài nghiên cứu, nhận thấy bài luận văn vẫn còn các thiếu sót như sau:
Thứ nhất, những hạn chế chính của nghiên cứu về tương tác giữa biến số vĩ mô và chỉ số chứng khoán như VN-INDEX là sự hạn chế về chuỗi thời gian của dữ liệu Mặc dù dữ liệu nghiên cứu được cập nhật gần đến thời điểm nghiên cứu nhưng chuỗi thời gian vẫn còn ngắn, thường chỉ khoảng 10 năm Nguyên nhân chính của việc có một chuỗi thời gian ngắn là do sự giới hạn về thời gian vận hành và thu thập dữ liệu Thu thập dữ liệu về các biến số vĩ mô và chỉ số chứng khoán đòi hỏi thời gian và công sức để thu thập, xử lý và kiểm định Hơn nữa, nghiên cứu trong lĩnh vực này cũng phụ thuộc vào sự sẵn có của dữ liệu phù hợp và đáng tin cậy Mẫu dữ liệu nhỏ có thể tạo ra hạn chế trong việc phản ánh đầy đủ và toàn diện về các tác động lên VN-INDEX Do TTCK và kinh tế vĩ mô là những hệ thống phức tạp và đa chiều, việc hiểu rõ các mối quan hệ và tương tác giữa chúng đòi hỏi một mẫu dữ liệu lớn và kéo dài hơn Mẫu dữ liệu nhỏ có thể làm giảm độ tin cậy của kết quả phân tích và không thể phản ánh một cách toàn diện các yếu tố ảnh hưởng TTCK Thứ hai, luận văn sử dụng VN-INDEX làm đại diện cho sự biến động của TTCK Tuy nhiên, TTCK còn có nhiều chỉ số khác có thể sử dụng đo lường hiệu quả thị trường như HNX-Index, VNI-30 Index , UPCoM-Index, HNX30-Index… Điều này dẫn đến kết quả chưa mang tính đại diện toàn diện
Thứ ba, do sự hạn chế về thời gian nên tác giả chỉ chọn ra các biến vĩ mô tiêu biểu làm biến độc lập để phân tích Tuy nhiên, các biến vĩ mô này có thể chưa thật sự phản ánh đầy đủ và hoàn toàn các biến động TTCK Ngoài bảy biến vĩ mô lựa chọn trong nghiên cứu, TTCK Việt Nam có thể còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như thị trường bất động sản, giá vàng, sự ổn định pháp lý, tâm lý nhà đầu tư, yếu tố bầy đàn trên thị trường… Các yếu tố này lại không được luận văn đề cập
Cuối cùng, Chất lượng và độ tin cậy của dữ liệu được sử dụng trong nghiên cứu đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra kết quả nghiên cứu chất lượng Tuy nhiên, do hạn chế về khả năng tiếp cận thông tin, dữ liệu được thu thập từ nguồn thứ cấp, và do đó tính xác thực của dữ liệu không được đảm bảo, vì thế tính xác thực của bộ dữ liệu là không cao Để khắc phục những hạn chế trên, tác giả gợi ý hướng nghiên cứu cho các bài nghiên cứu sau như sau:
Việc nghiên cứu đồng thời các CSGCK khác nhau gồm VN30-Index, UPCom- Index, HNX – Index, … sẽ cho ra kết quả đáng tin cậy hơn về sự phản ứng của TTCK đối với biến động của các yếu tố vĩ mô thay vì chỉ nghiên cứu biến động của một chỉ số
Mở rộng quy mô về số lượng biến độc lập trong nghiên cứu, kết hợp nghiên cứu thêm tác động của các yếu tố bầy đàng, tâm lý nhà đầu tư sẽ giúp thấy rõ hơn vai trò của từng yếu tố đến sự biến động của TTCK
Từ cơ sở lý thuyết và các kết quả thực nghiệm trên thế giới về sự tác động của các yếu tố vĩ mô đến TTCK, kết hợp với điều kiện thực tế về kinh tế và thông tin dữ liệu ở Việt Nam, tác giả lựa chọn ra tám biến số vĩ mô gồm: chỉ số CPI, tỷ giá VNĐ/USD, sản xuất công nghiệp, đầu tư nước ngoài, lãi suất, giá dầu thế giới và chỉ số giá chứng khoán Mỹ để thực hiện nghiên cứu tác động đến sự biến động của chỉ số VN-INDEX trong giai đoạn từ T02/2012-T3/2022 Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng bằng mô hình hồi quy VECM và FMOLS để phân tích
Từ kết quả mô hình VECM, luận văn phân tích xu hướng biến động của VN- INDEX khi các yếu tố vĩ mô thay đổi, hàm phản ứng đẩy và ước lượng phân rã phương sai Kết quả phân tích cho thấy VN-INDEX có xu hướng biến động nghịch biến với lãi suất, đầu tư nước ngoài và biến động đồng biến với giá dầu thế giới, sản xuất công nghiệp và chứng khoán Mỹ Kết quả hệ số hiệu chỉnh sai số cho biết khi có một cú sốc xảy ra làm VN-INDEX lệch khỏi giá trị cân bằng dài hạn thì trong kỳ kế tiếp VN-INDEX sẽ điều chỉnh tăng khoảng 0,02% độ lệch để đạt được mức cân bằng Ngoài ra, kết quả cho thấy VN-INDEX chủ yếu chịu tác động từ dữ liệu quá khứ của chính nó, VN-INDEX phản ứng rất ít với các biến động của biến
Từ mô hình FMOLS chỉ ra các biến giá dầu thế giới, tỷ giá, sản xuất công nghiệp và chỉ số chứng khoán Mỹ nghịch biến đến VN-INDEX; ba biến chỉ số giá tiêu dùng, lãi suất, đầu tư nước ngoài không có mối liên vệ với VN-INDEX Kết quả mô hình nghiên cứu giải thích được 94% sự biến động của TTCK
Sau khi phân tích được chiều hướng, tác động của các biến vĩ mô lên TTCK và sự phản ứng của TTCK đối với các biến, luận văn đã gợi ý hàm ý các giải pháp trong việc thúc đẩy, quản lý và căn chỉnh các chính sách kinh tế vĩ mô cụ thể như việc điều hành chính sách cần phối hợp CSTK và CSTK một cách chủ động, linh hoạt, hài hòa và thận trọng: Về cung tiền, cần quản lý, kiểm soát lượng cung tiền, tăng trưởng tín dụng phù hợp với nhu cầu, khả năng hấp thụ của nền kinh tế; Về lạm phát, cần tiếp tục duy trì thực hiện công tác kiểm soát lạm phát một cách chủ động, thường xuyên theo dõi giá cả các hàng hóa thiết yếu trong xã hội để kịp thời điều chỉnh khi có lạm phát; Về lãi suất, điều chỉnh các mức lãi suất có tính định
76 hướng thị trường một cách chủ động, bám sát các biến động của thị trường nhằm nâng cao hiệu quả điều hành và phát huy được tính định hướng của chính sách điều hành lãi suất; Về hoạt động sản xuất công nghiệp, cần thúc đẩy gia tăng giá trị sản xuất công nghiệp nhằm gia tăng nội lực nền kinh tế, chính phủ cần tiếp tục thực hiện việc cải cách các thủ tục hành chính, triển khai các chính sách hỗ trợ, khuyến khích doanh nghiệp kinh doanh như chính sách về thuế, chính sách hỗ trợ về công nghệ, đào tạo nhân lực, tài chính…Các gợi ý trên với mục đích nhằm hỗ trợ, thúc đẩy phát triển TTCK, nền kinh tế ổn định và bền vững