KẾT QUẢ SẢN XUẤT CỦA NÔNG HỘ TẠI THỊ XÃ KIẾN TƯỜNG TỈNH 5 LONGAN ẵLUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ HỌC Trang 2 4TVÕ ĐÌNH LONGTÁC ĐỘNG CỦA ĐÀO TẠO NGHỀ NÔNG THÔN ĐẾN THU NHẬP VÀ KẾT QUẢ SẢN XUẤT
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
Lý do chọn đề tài
Nông nghiệp, nông thôn và nông dân có vị trí đặc biệt quan trọng trong sự nghiệp cách mạng và công cuộc đổi mới nền KT-XH của đất nước Đảng và nhà nước ta chủ trương đẩy mạnh sự nghiệp CNH-HĐH đất nước mà trước hết là lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn Trong đó, công tác ĐTN cho lao động nông nghiệp, nông thôn được đánh giá còn nhiều hạn chế, bất cập cần có giải pháp tháo gỡ, nhằm phát huy tiềm lực của khu vực nông thôn Từ Nghị quyết của Đảng, Chính phủ ban hành Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án
“ĐTN cho LĐNT đến năm 2020” và Quyết định số 3685/QĐ-BNN- KTHT ngày 29/9/2022 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn “Về việc phê duyệt kế hoạch ĐTN nông nghiệp cho LĐNT giai đoạn 2022-2025” ĐTN nông thôn là công việc cần thiết, góp phần quan trọng vào việc nâng cao chất lượng lao động, đáp ứng yêu cầu CNH-HĐH nông nghiệp, nông thôn trong giai đoạn hiện nay, đồng thời cũng tạo điều kiện giúp nông dân, người lao động khu vực nông thôn gia tăng cơ hội tìm kiếm việc làm, góp phần nâng mức thu nhập và kết quả sản xuất cho người dân khu vực nông thôn
Khá nhiều lĩnh vực được quan tâm ĐTN, trong đó ĐTN cho LĐNT bao gồm như ĐTN cho lao động sản xuất nông nghiệp; lao động phi nông nghiệp; đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, năng lực quản lý hành chính, quản lý KT-XH cho đội ngũ cán bộ xã, ấp; đào tạo, bồi dưỡng kiến thức kinh doanh, khởi sự doanh nghiệp cho cán bộ quản lý cấp huyện, xã và những người có nhu cầu Qua đó, giải quyết vấn đề lao động và việc làm nông thôn trong thời kỳ hội nhập là cần thiết, góp phần thực hiện thành công quá trình CNH-HĐH đất nước
Thực hiện Quyết định số 1956/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ nên công tác dạy nghề cho lao động nông thôn thời gian quan thị xã Kiến Tường triển khai thực hiện đạt được kết quả nhất định như tạo được sự chuyển biến tích cực trong nhận thức của các cấp, các ngành và người lao động về vai trò của đào tạo nghề cho lao động nông thôn đối với sự phát triển nguồn nhân lực nông thôn, góp phần giảm nghèo, nâng cao mức sống, phát triển kinh tế - xã hội ở nông thôn và xây dựng nông thôn mới Kết quả đào tạo nghề cho lao động nông thôn đã đáp ứng cơ bản và kịp thời yêu cầu của người lao động trong việc ứng dụng vào sản xuất nuôi trồng, chuyển đổi nghề nghiệp, cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp với điều kiện đặc thù của địa phương Tuy nhiên công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn gắn với nhu cầu của doanh nghiệp tuy nhiên sản phẩm đầu ra chỉ đáp ứng trong thời gian ngắn do giá cả gia công không ổn định; một bộ phận lao động nông thôn sau khi đào tạo không tiếp tục phát huy nghề mình học, không chủ động tự tạo việc làm Một bộ phận lao động nông thôn còn trông chờ ỷ lại vào Nhà nước, so bì chính sách các đối tượng với nhau Có một số lao động nông thôn tham gia học nghề không phải để có một nghề để chuyển đổi mà đi học chỉ để nhận tiền hỗ trợ hàng ngày Sự phối hợp giữa Ban chỉ đạo thị xã với các cơ sở dạy nghề và UBND xã, phường trong việc tổ chức dạy nghề đôi lúc chưa chặt chẽ nên một số lớp đào tạo nghề dự định đào tạo không thực hiện được
Có một vài tác giả đã NC về ĐTN nông thôn tác động đến thu nhập của nông hộ (Bùi Hoàng, 2018) và ĐTN nông thôn tác động đến hiệu quả sản xuất của nông hộ (Nguyễn Duy Hưng, 2013)
Hiện đang công tác trong lĩnh vực liên quan, để đánh giá chương trình ĐTN cho LĐNT có tác động đến thu nhập và kết quả sản xuất của nông hộ trên địa bàn thị xã hay không, mức độ ảnh hưởng như thế nào Và làm thế nào để nâng cao chất lượng của chương trình ĐTN cho LĐNT cũng như khắc phục những tồn tại, hạn chế Từ đó tác giả chọn đề tài “Tác động của đào tạo nghề nông thôn đến thu nhập và kết quả sản xuất của nông hộ tại thị xã Kiến Tường tỉnh Long An” để làm luận văn thạc sĩ NC có ý nghĩa thực tiễn của địa phương, việc thực hiện tốt công tác ĐTN cho LĐNT là việc cấp thiết, qua đó nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống người dân nông thôn và góp phần phát triển KT-XH của Thị xã NC kỳ vọng sẽ đưa ra các khuyến nghị, chính sách phù hợp, đúng đắn để giúp người dân nơi đây có cuộc sống tốt hơn.
Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu tổng quát Đề tài phân tích yếu tố ĐTN nông thôn ảnh hưởng đến thu nhập và kết quả sản xuất của nông hộ tại thị xã Kiến Tường, tỉnh Long An, qua đó đề xuất các giải pháp nhằm tiếp tục nâng cao chất lượng ĐTN nông thôn và cải thiện thu nhập và kết quả sản xuất của nông hộ
- Xác định mô hình nghiên cứu tác động của ĐTN nông thôn và một số yếu tố khác ảnh hưởng đến thu nhập và kết quả sản xuất của nông hộ tại thị xã Kiến Tường, tỉnh Long An
- Lượng hóa và phân tích sự tác động của ĐTN nông thôn và một số yếu tố khác đến thu nhập và kết quả sản xuất của nông hộ tại thị xã Kiến Tường, tỉnh Long An
- Đề xuất các hàm ý chính sách nhằm tiếp tục nâng cao chất lượng ĐTN nông thôn, tiếp tục cải thiện thu nhập và kết quả sản xuất của nông hộ.
Câu hỏi nghiên cứu
Nghiên cứu này nhằm mục đích cung cấp các bằng chứng thực nghiệm để trả lời các câu hỏi sau:
Câu hỏi 1: ĐTN nông thôn và một số yếu tố khác ảnh hưởng như thế nào đến thu nhập và kết quả sản xuất của nông hộ tại thị xã Kiến Tường, tỉnh Long An? Câu hỏi 2: Lượng hóa và phân tích đánh giá mức độ tác động của ĐTN nông thôn và một số yếu tố khác đến thu nhập và kết quả sản xuất của nông hộ tại thị xã Kiến Tường, tỉnh Long An như thế nào?
Câu 3: Cần có hàm ý chính sách nào nhằm tiếp tục nâng cao chất lượng ĐTN nông thôn, tiếp tục cải thiện thu nhập, kết quả sản xuất của nông hộ?
Kết cấu luận văn
- Đối tượng nghiên cứu: Tác động của ĐTN nông thôn đến thu nhập và kết quả sản xuất của nông hộ
+ Về không gian: Nghiên cứu được thực hiện tại 05 xã thuộc thị xã Kiến Tường, tỉnh Long An
+ Về thời gian: Dữ liệu thu thập trong giai đoạn 2019 – 2022, và dữ liệu sơ cấp khảo sát trực tiếp nông hộ năm 2022
Kết quả NC của đề tài ĐTN cho LĐNT tác động đến thu nhập và kết quả sản xuất của nông hộ sẽ là cơ sở khoa học để chính quyền địa phương tham khảo đề ra các giải pháp và tổ chức thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước vào điều kiện thực tế, nhằm tạo việc làm, chuyển nghề, tăng thu nhập và kết quả sản xuất, cải thiện cuộc sống của người dân Đồng thời khắc phục những hạn chế trong quá trình thực hiện chương trình ĐTN cho LĐNT trong thời gian qua ở địa phương
1.6 Kết cấu của luận văn CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
Trình bày sự cần thiết của đề tài, lý do, vấn đề, mục tiêu, câu hỏi, phương pháp, đối tượng, phạm vi, ý nghĩa NC và nêu sơ lượt bố cục của luận văn.
CƠ SỞ LÝ THUYẾT
Lý thuyết ứng dụng trong nghiên cứu
* Lý thuyết về học hỏi (Theory of learning) Đưa ra một định nghĩa đơn giản về hoạt động học hỏi là nhiệm vụ bất khả thi, vì mặc dù người ta đã tiến hành những NC khoa học và thực tiễn chuyên sâu đối với chủ đề này nhưng vẫn có rất nhiều cách hiểu khác nhau về việc quá trình này vận hành ra sao, liên quan đến những gì và ý chúng ta là gì khi nói ai đó “biết” một điều gì đó (nhận thức luận) Dưới đây là 3 lý thuyết cơ bản về cách vận hành của quá trình học hỏi a Thuyết hành vi (behaviourist approach) hay thuyết khích thích - phản xạ (stimulus - response approach)
Tâm lý học hành vi dựa trên nhận thức luận “thực nghiệm” - empirical epistemology (quan niệm rằng tâm trí con người hoạt động đơn thuần dựa trên thông tin từ những nhận thức mà kinh nghiệm đem lại) và tập trung vào hành vi có thể quan sát được, vì “những quá trình tư duy” không tuân theo các NC khoa học Do đó, lý huyết hành vi tập trung vào mối quan hệ giữa sự kích thích (yếu tố đầu vào của nhận thức) và phản xạ của cơ thể đối với sự kích thích đó
Công trình của Pavlov (đối tượng là chó) và của Skinner (đối tượng là chuột) gợi ý rằng quá trình học hỏi là sự hình thành những mối liên hệ mới giữa sự kích thích và phản xạ trên cơ sở kinh nghiệm, họ gọi là quá trình điều kiện hóa (conditioning) Theo lý thuyết này, chúng ta điều chỉnh phản xạ của mình đối với một kích thích cho trước dựa trên kết quả của phản xạ trước đó cũng với kích thích này là tốt hay xấu: Khuyến khích (sự củng cố tích cực) hay ngăn cản (sự củng cố tiêu cực) đối với hành vi tương tự trong tương lai Sự lặp lại của chuỗi kích thích- phản ứng củng cố thêm cho quá trình điều kiện hóa, khiến chúng ta có xu hướng phản xạ theo cùng một cách trong tương lai b Thuyết nhận thức (the cognitive approach) hay thuyết thông tin - xử lý (information - processing approach)
Tâm lý học nhận thức dựa trên nhận thức luận “duy lý” - “rationalist” epistemology (quan niệm rằng tâm trí con người tuân theo cách tổ chức và ý nghĩa đến từ những nguyên liệu thô mà giác quan đem lại) và giả định rằng có thể đưa ra suy luận về những quá trình tư duy đó Theo lý thuyết này, hành vi của chúng ta là
“có chủ đích”: Chúng ta lên kế hoạch cho hành động và diễn giải những kết quả của hành vi/kinh nghiệm trong quá khứ, quyết định duy trì hành vi thành công hay điều chỉnh hành vi thất bại trong tương lai, tất cả nhằm đạt được mục tiêu đặt ra
Chúng ta không chỉ học hỏi những thói quen mới (như thuyết điều kiện hóa đề xuất) mà còn học hỏi cả cách thức xử lý thông tin và lựa chọn giải pháp thay thế để đạt được mục tiêu: Chúng ta học hỏi cách học hỏi c Thuyết học hỏi xã hội (social learning approach)
Những NC về sự phát triển ở trẻ em cho thấy rằng con người được thiết kế để học hỏi bằng cách bắt chước những người có ảnh hưởng đến mình: Kiểu mẫu cho hành vi và vai trò của chúng ta (khi còn nhỏ, những người này có thể là cha mẹ và người bảo trợ, đến tuổi thiếu niên là bạn bè cùng trang lứa, còn giai đoạn trưởng thành là những chuyên gia và người hướng dẫn được chúng ta lựa chọn để học hỏi) Chúng ta định nghĩa cá tính và hành vi xã hội của mình bằng những nhận xét của người khác: cách họ phản ứng với chúng ta
Chúng ta học cách thể hiện hành động bằng việc “bắt chước theo hình mẫu”: quan sát và phân tích cách người khác làm, rồi bắt chước những khía cạnh thành công trong hành vi của họ.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Quy trình nghiên cứu, khung phân tích
Hình 3.1.1 Quy trình nghiên cứu
Nguồn: Tác giả đề xuất, 2023
Hình 3.1.2 Khung phân tích ĐẶC ĐIỂM
THU NHẬP- KẾT QUẢ SẢN XUẤT
- Hỗ trợ việc làm sau học nghề
- Số lần vay tín dụng
- Đầu tư phát triển nghề
- Kinh nghiệm CỦA - Thuê nhân công mới
- Tham gia hợp tác xã Đề xuất hàm ý chính sách giúp nông hộ tăng thu nhập và kết quả sản xuất trong NNg
Mô hình nghiên cứu
Hồi quy Binary Logistic được dùng để xem xét mối liên hệ tuyến tính giữa nhiều biến độc lập và một biến phụ thuộc Trong đó, biến phụ thuộc là biến nhị phân NC sử dụng mô hình hồi quy Binary logistic để ước lượng yếu tố ĐTN ảnh hưởng đến thu nhập và kết quả sản xuất của nông hộ Ngoài biến độc lập là ĐTN, mô hình còn sử dụng thêm 13 biến độc lập khác gồm: tuổi, giới tính, học vấn, kinh nghiệm với nghề, qui mô hộ, hỗ trợ việc làm sau học nghề, số lần vay tín dụng, đầu tư phát triển nghề nghiệp, số lượng máy móc mới, thuê nhân công, quy trình canh tác VietGAP, tham gia đoàn thể, tham gia hợp tác xã để ước lượng ảnh hưởng đến thu nhập và kết quả sản xuất của nông hộ Từ đó có cái nhìn tổng thể đề ra các khuyến nghị hàm ý chính sách nào nhằm tiếp tục nâng cao chất lượng ĐTN, cải thiện thu nhập, kết quả sản xuất của nông hộ
- Sau khi khảo sát yếu tố ĐTN ảnh hưởng đến thu nhập của nông hộ nông thôn, mô hình hồi quy BinaryLogistic được sử dụng để phân tích Với biến phụ thuộc THUNHAP là tổng thu nhập nông hộ (tăng hoặc giảm) bao gồm các nguồn thu từ hoạt động sản xuất nông nghiệp, phi nông nghiệp Mô hình nghiên cứu được đề xuất như sau: theo phương pháp hồi quy BinaryLogistic
- NC sử dụng mô hình hồi quy Binary logistic để ước lượng ảnh hưởng tham gia chương trình ĐTN nông thôn đến thu nhập của nông hộ tại thị xã Kiến Tường tỉnh
Trong đó, biến Y là biến phụ thuộc (thu nhập), các biến độc lập đưa vào mô hình: X1 tuổi, X2 giới tính, X3 học vấn, X4 kinh nghiệm với nghề, X5 qui mô hộ, X6 ĐTN, X7 hỗ trợ việc làm sau học nghề, X8 số lần vay tín dụng, X9 đầu tư phát triển nghề nghiệp, X10 số lượng máy móc mới, X11 thuê nhân công, X12 quy trình canh tác VietGAP, X13 tham gia đoàn thể, X14 tham gia hợp tác xã
Hình 3.2 Mô hình nghiên cứu về thu nhập của nông hộ
Nguồn: Tác giả tổng hợp, 2023
3.2.2 Mô hình kết quả sản xuất
- Sau khi khảo sát yếu tố ĐTN ảnh hưởng đến kết quả sản xuất của nông hộ nông thôn, mô hình hồi quy Binary Logistic được sử dụng để phân tích Với biến phụ thuộc KETQUASANXUAT là chất lượng, số lượng, sản lượng sản xuất của nông hộ (tăng hoặc giảm) bao gồm sản xuất nông nghiệp, phi nông nghiệp Mô hình nghiên cứu được đề xuất như sau: theo phương pháp hồi quy Binary Logistic
- NC sử dụng mô hình hồi quy Binary logistic để ước lượng ảnh hưởng tham gia chương trình ĐTN nông thôn đến kết quả sản xuất của nông hộ tại thị xã Kiến Tường tỉnh Long An n
Trong đó, biến Y là biến phụ thuộc (thu nhập), các biến độc lập đưa vào mô hình: X1 tuổi, X2 giới tính, X3 trình độ học vấn, X4 kinh nghiệm với nghề, X5 qui mô
X 7 Hỗ trợ việc làm sau học nghề
X 8 Số lần vay tín dụng
X 9 Đầu tư phát triển nghề nghiệp
X 10 Số lượng máy móc mới
X 14 Tham gia hợp tác xã
X 14 Tham gia hợp tác xã
X 10 Số lượng máy móc mới
X 9 Đầu tư phát triển nghề nghiệp
X 8 Số lần vay tín dụng
KẾT QUẢ SẢN XUẤT hộ, X6 ĐTN, X7 hỗ trợ việc làm sau học nghề, X8 số lần vay tín dụng, X9 đầu tư phát triển nghề nghiệp, X10 số lượng máy móc mới, X11 thuê nhân công, X12 quy trình canh tác VietGAP, X13 tham gia đoàn thể, X14 tham gia hợp tác xã
Hình 3.3 Mô hình nghiên cứu về kết quả sản xuất của nông hộ
X 7 Hỗ trợ việc làm sau học nghề
Nguồn: Tác giả tổng hợp năm 2023
3.2.3 Mô tả các biến trong mô hình
3.1.3.1 Mô tả các biến phụ thuộc
Y (Thu nhập của nông hộ): Tổng thu nhập nông hộ (tăng hoặc giảm) bao gồm các nguồn thu từ hoạt động sản xuất nông nghiệp, phi nông nghiệp
Y (Kết quả sản xuất của nông hộ): Chất lượng, số lượng, sản lượng sản xuất của nông hộ (tăng hoặc giảm) bao gồm sản xuất nông nghiệp, phi nông nghiệp
3.1.3.2 Mô tả các biến độc lập
X1 (Tuổi): Tuổi của chủ hộ tính từ khi sinh đến hết năm 2022 Tuổi nông hộ càng cao thì kinh nghiệm càng nhiều sẽ không có nhu cầu học nghề Tuổi nhỏ thì ham học hỏi cầu tiến sẽ chủ động tham gia học nghề Biến này kỳ vọng mang dấu +/-
X2 (Giới tính): Biến nhận 2 giá trị, là 1 nếu người lao động là nam và 0 nếu người lao động là nữ Do đặc thù sản xuất nông nghiệp cần sức khỏe, đa số những người lao động là nam giới thường có thu nhập và kết quả sản xuất cao hơn nữ giới Biến này kỳ vọng mang dấu +/-
X3 (Học vấn): số năm đi học của chủ hộ càng cao thì cơ hội tiếp cận khoa học công nghệ và ứng dụng vào sản xuất càng lớn, giúp cho hộ có khả năng tăng thu nhập và kết quả sản xuất tốt hơn Biến này kỳ vọng mang dấu +/-
X4 (Kinh nghiệm với nghề): Kinh nghiệm càng nhiều kết quả sản xuất tăng và thu nhập cũng tăng Biến này kỳ vọng mang dấu +
X5 (Qui mô hộ): Số thành viên trong nông hộ, nếu số người phụ thuộc càng nhiều thì thu nhập bình quân hộ càng giảm, nếu số người phụ thuộc ít thì thu nhập tăng và kết quả sản xuất cũng thay đổi Biến này kỳ vọng mang dấu +/-
X6 (ĐTN): Biến nhận 2 giá trị, là 1 nếu hộ có lao động tham gia chương trình ĐTN cho LĐNT (nghề nông nghiệp và phi nông nghiệp), là 0 nếu hộ có lao động không tham gia chương trình ĐTN cho LĐNT Hộ có lao động tham gia chương trình ĐTN cho LĐNT thì lao động càng có tay nghề, nhiều kiến thức mới để áp dụng vào phương pháp sản xuất đạt hiệu quả tốt hơn, năng suất tăng lên do đó tăng thu nhập cao hơn Biến này kỳ vọng mang dấu +
X7 (Hỗ trợ việc làm sau học nghề): Biến này ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập của người lao động sau ĐTN Đa phần những người được hỗ trợ việc làm ngay sau khi ĐT thường có thu nhập cao hơn so với những người không được hỗ trợ việc làm Biến nhận giá trị bằng 1 nếu được hỗ trợ việc làm ngay sau khi đào tạo và 0 nếu không được hỗ trợ việc làm ngay sau khi đào tạo Biến này kỳ vọng mang dấu +
Mẫu và dữ liệu nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện bằng hình thức lấy phiếu khảo sát nông hộ tại 5 xã xã Thạnh Hưng, xã Tuyên Thạnh, xã Bình Hiệp, xã Bình Tân, xã Thạnh Trị trên địa bàn thị xã Kiến Tường, với kích thước mẫu là 347 mẫu
Theo Đinh Phi Hổ và cộng sự (2014), phân tích hồi quy số lượng mẫu quan sát tối thiểu là n ≥ 50 + 8*P, trong đó: n là kích thước mẫu tối thiểu cần thiết và p là số lượng biến độc lập trong mô hình NC này sử dụng phương pháp hồi quy nhị phân với 14 biến độc lập, do đó kích thước mẫu tối thiểu của NC nay là: n ≥50 + 8 * 14 162 Số mẫu NC này là 347 mẫu, lớn hơn 162 nên đạt yêu cầu về kích thước mẫu
Thu thập, phân tích và tổng hợp tài liệu còn gọi là phương pháp nghiên cứu tài liệu với mục đích nhằm tìm hiểu những luận cứ từ trong lịch sử nghiên cứu mà đồng nghiệp đi trước đã làm, không mất nhiều thời gian lặp lại những công việc đã được thực hiện (Vũ Cao Đàm, 1999) Đây là phương pháp phổ biến và mang lại hiệu quả cao trong quá trình nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu tài liệu gồm các công việc chính là thu thập, phân tích và tổng hợp, đánh giá Những thông tin cần thu thập gồm: cơ sở lý thuyết liên quan đến chủ đề nghiên cứu; các thành tựu lý thuyết đã đạt được; các kết quả nghiên cứu đã được công bố; chủ trương, chính sách liên quan và các số liệu thống kê
Dữ liệu thứ cấp được thu thập từ các nguồn: Báo cáo tổng kết của UBND thị xã Kiến Tường; UBND tỉnh Long An; Sở LĐTB&XH tỉnh Long An giai đoạn 2019 – 2022; Phòng LĐTB&XH thị xã Kiến Tường giai đoạn 2019 – 2022 Bên cạnh đó, đề tài cũng thu thập các thông tin liên quan qua các bài báo trên các tạp chí trong và ngoài nước, các báo cáo liên quan đến ĐTN đối với LĐNT và các tổ chức uy tín,…
Quá trình nghiên cứu điều tra khảo sát tại thực địa được tổ chức thành nhiều đợt hướng tới nhiều đối tượng khác nhau tại địa phương Các đợt khảo sát được tiến hành theo kế hoạch định sẵn với thời gian nhanh nhất, thuận tiện nhất nhằm quan sát thực tế trực tiếp khu vực nghiên cứu, thu thập thông tin và tư liệu ảnh, phỏng vấn một số cán bộ làm việc, người dân tại địa phương cũng như đối chiếu những số liệu sẵn có với thực tế khu vực nghiên cứu Đề tài chọn 5 xã (xã Thạnh Hưng, xã Tuyên Thạnh, xã Bình Hiệp, xã Bình Tân, xã Thạnh Trị) và 347 hộ được khảo sát.
Phương pháp phân tích số liệu
Thống kê mô tả là quá trình thu thập, tổng hợp và xử lý các biến dữ liệu thông tin Thống kê mô tả sử dụng để mô tả các đặc tính cơ bản của dữ liệu thu thập được từ nghiên cứu thực nghiệm thông qua các cách thức khác nhau Thống kê mô tả cung cấp những tóm tắt đơn giản về các thước đo và mẫu quan sát
Có rất nhiều kĩ thuật được sử dụng để thực hiện thống kê mô tả trong luận văn này áp dụng như thu thập dữ liệu, biểu đồ, bảng dữ liệu, các phép tính như phương sai, trung bình mẫu, phương sai mẫu
Phân tích thống kê mô tả nhằm làm rõ thực trạng việc làm, thu nhập, điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của LĐNT tại thị xã Kiến Tường, tỉnh Long An
NC sử dụng mô hình hồi quy Binary logistic để ước lượng yếu tố ĐTN ảnh hưởng đến thu nhập và kết quả sản xuất của nông hộ Mô hình được dùng để xem xét mối liên hệ tuyến tính giữa nhiều biến độc lập và một biến phụ thuộc Biến phụ thuộc là biến nhị phân.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Phân tích thống kê mô tả
Trong phần này tác giả luận văn sẽ trình bài kết quả thống kê mô tả của mẫu số liệu thống kê nghiên cứu Để thực hiện thu thập số liệu, tác giả luận văn tiến hành phát bản câu hỏi đến các nông hộ và giải thích về nội dung phỏng vấn đến các đáp viên Việc thu lại các bảng câu hỏi được tiến hành sau khi các nông hộ hoàn thành các bảng câu hỏi Đầu tiên các bảng hỏi được sàng lọc để loại bỏ các phiếu bị lỗi do đánh trùng, bỏ trống hoặc thiếu nhiều câu trả lời Cuối cùng có 347 phiếu hợp lệ và được nhập vào phần mềm SPSS để tiến hành các bước nghiên cứu tiếp theo
Tác giả luận văn tiến hành việc phân tích thống kê mô tả với mẫu nghiên cứu gồm 347 nông hộ Kết quả được thể hiện ở bảng dưới đây
Kết quả phân tích cho thấy giá trị trung bình của biến thu nhập là 0.4236 Như vậy đã có nhiều nông hộ có thu nhập tăng lên trong thời gian qua Biến kết quả sản xuất là 0.4841 cho thấy nhiều nông hộ đã gia tăng được kết quả sản xuất trong các năm qua
Biến tuổi cho thấy số tuổi trung bình của các nông hộ trong mẫu khảo sát là
44,89 tuổi, người nhỏ tuổi nhất là 20 tuổi và người lớn tuổi nhất là 79 tuổi
Biến giới tính cho thấy 73,8% số lượng người được hỏi là nam giới (256 người) và còn lại 91 người là nữ giới (chiềm 26,2%)
Bảng 4.1 Phân tích thống kê mô tả
Biến Trung bình Độ lệch chuẩn
Số lần vay tính dụng 0.7061 1.5281 0 12 Đầu tư phát triển nghề 0.4669 0.4996 0 1
Số lượng máy móc mới 0.460 0.8706 0 6
Quy trình canh tác VietGap 0.3458 0.4763 0 1
Tham gia hợp tác xã 0.2075 0.4061 0 1
Tổng cộng số hộ khảo sát 347
Nguồn: Tác giả tổng hợp năm 2023 Biến học vấn có giá trị trung bình là 9,3141 cho thấy số năm đi học trung bình của các đáp viên là 9,3 năm Người đi học nhiều nhất là 20 năm và người học ít nhất là không đi học
Nông hộ trong khu vực khảo sát cáo kinh nghiệm nhiều nhất trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp là 53 năm và ít nhất là không có kinh nghiệm, biến này có giá trị trung bình là 12,0980
Biến Quy mô hộ có giá trị trung bình là 4,1326, nông hộ có quy mô nhỏ nhất là 1 người và đông nhất là 11 người
Qua khảo sát cho thấy nông hộ có tham gia ĐTN là 211 nông hộ (chiếm 60,8%), còn lại 136 nông hộ không tham gia ĐTN (chiếm 39,2%)
Hỗ trợ việc làm sau học nghề có 121 nông hộ được hỗ trợ (trong 211 nông hộ có tham gia ĐTN)
Sau khi học nghề các nông hộ đầu tư phát triển nghề (162/347 nông hộ) để thực hiện việc sản xuất có hiệu quả hơn
Nông hộ trong khu vực khảo sát có 245/347 nông hộ vay tín dụng, với số lần vay nhiều nhất là 12 lần và ít nhất là 1 lần với số tiền vay nhiều nhất là 250 triệu đồng
Nhằm hỗ trợ trong sản xuất nông hộ trong khu vực khảo sát đã đầu tư máy móc để phụ vụ cho sản xuất, trong đó có 160 nông hộ đầu thư thêm máy móc mới với số lượng nhiều nhất là 6 máy
Số nông hộ có thuê nhân công lao động trong sản xuất nông nghiệp là 119 hộ (chiếm 34,2%) còn lại 228 nông hộ không thuê nhân công lao động trong sản xuất Nông nghiệp (chiếm 65,8%) Để thực hiện tốt công việc sản xuất nông nghiệp và nâng cao chất lượng sản phẩm, nông hộ tham gia tổ chức sản xuất theo quy trình VietGap là 119 hộ (chiếm 34,5%) còn lại 228 nông hộ không tham gia (chiếm 65,5%) Để có thêm thông tin về ĐTN cũng như các thông tin về nông nghiệp, nông hộ trong khu vực khảo sát đã tham gia các tổ chức đoàn thể như hội nông dân, hội phụ nữ, đoàn thanh niên…qua khảo sát có 281 nông hộ tham gia (chiếm 81%) và 66 nông hộ không tham gia (chiếm 19%)
Nhằm liên kết nhau trong sản xuất cũng như hưởng được các chính sách hỗ trợ từ nhà nước, nông hộ tham gia vào hợp tác xã có 72 nông hộ tham gia (chiếm 21%), 275 nông hộ không tham gia (chiếm 79%).
Phân tích mô hình thu nhập
4.2.1 Phân tích Ma trận tương quan mô hình thu nhập
Phân tích tương quan bằng ma trận Pearson là một phương pháp đơn giản nhưng khá hiệu quả việc phân tích mối quan hệ tương quan giữa các biến trong một mô hình nghiên cứu Nhìn chung thì bước này sẽ được thực hiện trước khi tiến hành bước hồi quy mô hình nghiên cứu Kết quả phân tích ma trận tương quan Pearson còn giúp kết luận về hiện tượng đa cộng tuyến của mô hình nghiên cứu (Multicollinearity) Đầu tiên, biến tuổi trung bình của nông hộ có tương quan âm với thu nhập khi hệ số tương quan = -0,13 Như vậy, các nông hộ có tuổi trung bình càng cao thì thu nhập của họ cũng giảm tương ứng Tiếp theo, biến giới tính của nông hộ có tương quan dương với thu nhập cho thấy các nông hộ có chủ hộ là nam giới thì thường có thu nhập tăng lên (hệ số tương quan=0,21) Trình độ học vấn của nông hộ có tương quan dương với thu nhập của họ (hệ số tương quan=0.10), như vây, trình độ học vấn cao thì tương ứng với thu nhập cao của nông hộ
Kinh nghiệm của nông hộ cũng có tương quan dương với thu nhập khi hệ số tương quan = 0,11 (>0), điều này có nghĩa là các nông hộ có kinh nghiệm trong canh tác nông nghiệp cao hơn thì thu nhập cũng cao hơn tương ứng Quy mô hộ có tương quan âm với thu nhập khi có hệ số tương quan âm (-0,25) Điều này có ý nghĩa là các nông hộ có càng nhiều thành viên thì thu nhập cũng thường thấp hơn các nông hộ có ít thành viên
Kết quả phân tích tương quan Pearson cho thấy mối quan hệ dương giữa ĐTN và thu nhập (hệ số tương quan =0,54) như vậy các nông hộ có tham gia ĐTN thì có thu nhập tăng lên Mối quan hệ giữa hỗ trợ việc làm sau ĐTN với thu nhập nông hộ có giá trị dương (hệ số tương quan =0,48), hàm ý rằng các nông hộ nhận được sự hỗ trợ việc làm sau ĐTN thì thu nhập của họ cũng tăng lên
Số lần vai tín dụng có tương quan âm với thu nhập khi có hệ số tương quan âm (-0,01) Điều này có ý nghĩa là các nông hộ có vai tín dụng nhiều lần thì thu nhập không tăng so với các nông hộ không vay tín dụng Mối quan hệ giữa đầu tư phát triển nghề với thu nhập nông hộ có giá trị dương (hệ số tương quan =0,43), hàm ý rằng các nông hộ có đầu tư phát triển nghề thì thu nhập của họ cũng tăng lên
Kết quả phân tích tương quan Pearson cho thấy mối quan hệ dương giữa số lượng máy móc mới và thu nhập (hệ số tương quan =0,27) như vậy các nông hộ có mua máy móc mới phục vụ cho sản xuất thì có thu nhập tăng lên Mối quan hệ giữa thuê nhân công với thu nhập nông hộ có giá trị dương (hệ số tương quan =0,29), hàm ý rằng các nông hộ nhận có thuê nhân công phục vụ cho sản xuất nông nghiệp thì thu nhập của họ cũng tăng lên
Biến quy trình canh tác VietGap áp dụng vào sản xuất của nông hộ có tương quan dương với thu nhập khi hệ số tương quan = 0,38 Như vậy, các nông hộ có áp dung quy trình VietGap vào trong sản xuất nông nghiệp thì thu nhập của họ tăng lên Tiếp theo, biến tham gia đoàn thể của nông hộ có tương quan dương với thu nhập cho thấy các nông hộ có tham gia các tổ chức đoàn thể thì có thu nhập tăng lên (hệ số tương quan=0,18) Tham gia hợp tác xã của nông hộ có tương quan dương với thu nhập của họ (hệ số tương quan=0.32), như vây, khi nông hộ tham gia hợp tác xã thì giúp cho thu nhập của nông hộ tăng lên
Kết quả phân tích tương quan Pearson giữa các biến độc lập cũng cho thấy là hệ số tương quan có giá trị cao nhất là 0,54 và thấp hơn nhiều mức khuyến cáo là 0,9 Như vậy, mô hình nghiên cứu không mắc phải hiện tương đa cộng tuyến giữa các biến độc lập trong mô hình
Bảng 4.2 Ma trận tương quan của phương trình Thu nhập
9 Số lần vay tín dụng -0.01 0.08 0.01 -0.03 0.09 0.01 -0.01 0.08 1.00
10 Đầu tư phát triển nghề 0.43 -0,06 0,03 0,07 0,11 0,01 0,37 0,29 0,24 1.00
11 Số lượng máy móc mới 0.27 -0,05 0,04 0,01 -0,01 -0,01 0,16 0,26 0,34 0,35 1.00
15 Tham gia hợp tác xã 0.32 -0,18 0,03 0,01 -0,08 -0,10 0,28 0,31 0,01 0,17 0,19 0,27 0,34 0,20 1.00
Nguồn: Tác giả tổng hợp năm 2023
4.2.2 Phân tích kết quả hồi quy mô hình thu nhập Để phân tích tác động của ĐTN đến thu nhập của nông hộ, tác giả luận văn sử dụng mô hình Binary Logistic để ước lượng các hệ số hồi quy Phần mềm SPSS được tác giả luận văn sử dụng cho quá trình ước lượng này
Bảng 4.3 Kết quả ước lượng với biến phụ thuộc là Thu nhập
Số lần vay tín dụng -.262 168 118 Đầu tư phát triển nghề 1.079 359 003
Số lượng máy móc mới 559 220 011
Quy trình canh tác VietGAP 683 358 057
Tham gia hợp tác xã 856 401 033
Nguồn tác giả tổng hợp năm 2023
Biến quan trọng nhất trong mô hình nghiên cứu là ĐTN có hệ số hồi quy bằng 1,639 mang dấu dương và ý nghĩa thống kê ở mức 1% (sig=0,000) Như vậy kết quả nghiên cứu đã cho thấy rằng việc ĐTN đã có tác động tích cực đến thu nhập của các nông hộ Kết quả khẳng định rằng nếu các nông hộ càng tham gia nhiều vào hoạt động ĐTN thì thu nhập của họ ngày càng tăng lên Hộ có lao động tham gia chương trình ĐTN cho LĐNT thì lao động càng có tay nghề nên thu nhập của nông hộ càng tăng Becker (1976), khẳng định qua việc học người lao động có tay nghề cao hơn sẽ được trả lương cao hơn Kết quả này giống kết quả nghiên cứu của Khilji và cộng sự (2012), tiến hành nghiên cứu kiểm tra tác động của Giáo dục nghề nghiệp đối với tăng trưởng kinh tế Nghiên cứu khẳn định Giáo dục nghề nghiệp là một yếu tố quyết định thiết yếu của tăng trưởng kinh tế, nâng cao kết quả lao động Trần Thị Thanh Thủy (2016) kết luận những nông hộ càng tham gia nhiều lớp tập huấn, ĐT kiến thức thì sẽ có nhiều kiến thức mới để áp dụng vào phương pháp sản xuất đạt hiệu quả tốt hơn, năng suất tăng lên do đó tăng thu nhập cao hơn so với người nông dân ít tham gia các lớp tập huấn Lê Viết Nam (2011) cũng cho rằng biến lao động (sau khi tham gia các lớp ĐTN) có tác động rất lớn đến thu nhập (nếu tăng 1 lao động có tay nghề thì thu nhập bình quân hộ tăng lên 0,14 lần)
Biến kinh nghiệm mang hàm ý tích cực trong sản xuất nông nghiệp bởi vì hệ số hồi quy mang dấu dương (0.051) và có ý nghĩa thống kê ở mức 1% Trên thực tế ngành nông nghiệp vẫn là lĩnh vực mà kinh nghiệm phát huy vai trò tích cực Một nông hộ có nhiều kinh nghiệm trong canh tác nông nghiệp sẽ có thu nhập cao hơn một nông hộ có ít kinh nghiệm Mặc dù vậy hệ số hồi quy có giá trị nhỏ (0.048) cho thấy mức độ tác động còn hạn chế Kinh nghiệm trong canh tác nông nghiệp sẽ giúp gia tăng hiểu biết về thời tiết, con giống, quan hệ trong chuổi cung ứng và do đó giúp giảm chi phí canh tác cũng như cải thiện doanh thu của nông hộ, kết quả là thu nhập tăng lên
Hỗ trợ việc làm đóng vai trò quan trọng đến cải thiện thu nhập nông hộ vì hệ số hồi quy của biến này là số dương (1.292) và có ý nghĩa thống kê 1% Kết quả cho thấy vai trò quan trọng của các cấp chính quyền trong việc có các chính sách hỗ trợ việc làm cho nông hộ trong thời gian qua Rõ ràng các nông hộ được hưởng chính sách hỗ trợ việc làm sẽ có thu nhập tăng lên Đây cũng là minh chứng cho thấy các cấp chính quyền cần tiếp tục duy trì và thúc đẩy các chính sách hỗ trợ việc làm cho nông hộ trong thời gian tới Đầu tư phát triển nghề có hệ số hồi quy bằng 1,079 mang dấu dương và ý nghĩa thống kê ở mức 1% (sig=0,003) Đánh giá rằng đầu tư phát triển nghề có tác động tích cực đến thu nhập của nông hộ Điều này cho thấy việc đầu tư phát triển nghề gồm tiền mặt và các tài sản được sử dụng vào sản xuất như: tăng quy mô sản xuất, vốn đầu tư về phân bón, cây, con giống; phương tiện sản xuất, nếu vốn đầu tư càng nhiều thì thu nhập nông hộ càng tăng Nghiên cứu của Nguyễn Quang Tuyến và
Lê Hoàng Phúc (2015) thì chi cho đầu tư sản xuất có ảnh hưởng cùng chiều với thu nhập của nông hộ; Lê Viết Nam (2011) cũng cho rằng tăng vốn đầu tư vào sản xuất thì thu nhập bình quân của hộ tăng
Biến số lượng máy móc mới để phụ vụ cho sản xuất nông nghiệp có hệ số hồi quy 0.559 mang dấu dương và có ý nghĩa thống kê 5% Điều nay minh chứng cho thấy việc đầu tư máy móc mới để phụ vụ cho sản xuất nông nghiệp là hiệu quả, giúp cải tiến chất lượng, tiết giảm được thời gian, tiết giảm kinh phí đầu tư, giảm tiền thuê nhân công từ đó giảm chi phí sản xuất góp phần làm tăng thu nhập của nông hộ Biến quy trình canh tác theo tiêu chuẩn VietGAP hệ số hồi quy có quan hệ dương với thu nhập (0,683) và có ý nghĩa thống kê là 10% (sig=0,057) Như vậy các nông hộ áp dụng quy trình canh tác theo tiêu chuẩn VietGAP thì thu nhập sẽ tăng cao hơn các nông hộ không áp dụng Nghiên cứu cho thấy áp dụng nông nghiệp công nghệ cao vào phát triển ngành nông nghiệp trong thời gian tới là rất cần thiết Quy trình VietGap được xem như một chiến lượt phát triển lâu dài cho sản xuất nông nghiệp của các nông hộ trong thực tiễn
Tham gia hợp tác xã có hệ số hồi quy bằng 0,856 và ý nghĩa thống kê ở mức 5%
(sig=0,033) Như vậy các nông hộ tham gia hợp tác xã thì thu nhập sẽ tăng hơn các nông hộ không tham gia Khi tham gia hợp tác xã thì các nông hộ cùng nhau sản xuất hoạt động, tiết kiệm chi phí, cùng nhau hướng đến lợi nhuận, mang lại hiệu quả kinh tế cao, giảm thiểu rủi ro trên trường đối với sản phẩm Từ đó làm tăng thu nhập của nông hộ
Kết quả bảng 4.2 cũng cho thấy có 7 biến không có ý nghĩa thống kê do giá trị sig> 0,1 do đó chưa đủ căn cứ để kết luận về chiều hướng tác động của các biến này đến thu nhập của nông hộ Các biến có hệ số hồi quy không có ý nghĩa thống kê bao gồm: Tuổi, giới tính, học vấn, quy mô hộ, số lần vay tín dụng, thuê nhân công, tham gia đoàn thể.