Pháp luật Việt Nam về bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm khoa học tại các trường Đại học.Pháp luật Việt Nam về bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm khoa học tại các trường Đại học.Pháp luật Việt Nam về bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm khoa học tại các trường Đại học.Pháp luật Việt Nam về bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm khoa học tại các trường Đại học.Pháp luật Việt Nam về bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm khoa học tại các trường Đại học.Pháp luật Việt Nam về bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm khoa học tại các trường Đại học.Pháp luật Việt Nam về bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm khoa học tại các trường Đại học.Pháp luật Việt Nam về bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm khoa học tại các trường Đại học.Pháp luật Việt Nam về bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm khoa học tại các trường Đại học.Pháp luật Việt Nam về bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm khoa học tại các trường Đại học.Pháp luật Việt Nam về bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm khoa học tại các trường Đại học.Pháp luật Việt Nam về bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm khoa học tại các trường Đại học.Pháp luật Việt Nam về bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm khoa học tại các trường Đại học.Pháp luật Việt Nam về bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm khoa học tại các trường Đại học.Pháp luật Việt Nam về bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm khoa học tại các trường Đại học.Pháp luật Việt Nam về bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm khoa học tại các trường Đại học.Pháp luật Việt Nam về bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm khoa học tại các trường Đại học.Pháp luật Việt Nam về bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm khoa học tại các trường Đại học.Pháp luật Việt Nam về bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm khoa học tại các trường Đại học.Pháp luật Việt Nam về bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm khoa học tại các trường Đại học.Pháp luật Việt Nam về bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm khoa học tại các trường Đại học.Pháp luật Việt Nam về bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm khoa học tại các trường Đại học.Pháp luật Việt Nam về bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm khoa học tại các trường Đại học.Pháp luật Việt Nam về bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm khoa học tại các trường Đại học.Pháp luật Việt Nam về bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm khoa học tại các trường Đại học.Pháp luật Việt Nam về bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm khoa học tại các trường Đại học.Pháp luật Việt Nam về bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm khoa học tại các trường Đại học.Pháp luật Việt Nam về bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm khoa học tại các trường Đại học.Pháp luật Việt Nam về bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm khoa học tại các trường Đại học.Pháp luật Việt Nam về bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm khoa học tại các trường Đại học.
Trang 1NGUYỄN ĐỖ NGỌC HÂN
PHÁP LUẬT VIỆT NAM
VỀ BẢO HỘ QUYỀN TÁC GIẢ ĐỐI VỚI TÁC PHẨM KHOA HỌC TẠI CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Ngành: Luật Kinh tế
Mã số ngành: 8 38 01 07
Thành phố Hồ Chí Minh - Năm 2023
Trang 2NGUYỄN ĐỖ NGỌC HÂN
PHÁP LUẬT VIỆT NAM
VỀ BẢO HỘ QUYỀN TÁC GIẢ ĐỐI VỚI TÁC PHẨM KHOA HỌC TẠI CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các kếtquả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác Các
số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trungthực Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tàichính theo quy định của Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM
Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Trường Đại học Ngân hàng TP.HCMxem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn
Tôi xin chân thành cảm ơn!
NGƯỜI CAM ĐOAN
Nguyễn Đỗ Ngọc Hân
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập và thực hiện Luận văn tôi luôn nhận được sự ủng hộ
và giúp đỡ của các cơ quan, các thầy cô, bạn bè và gia đình
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất tới Cô giáo TS Nguyễn Ngọc AnhĐào người hướng dẫn khoa học đã tận tình giảng dạy, giúp đỡ trong quá trình họctập và định hướng giúp tôi trưởng thành trong công tác nghiên cứu và hoàn thiệnLuận văn
Trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu tại trường, tôi đã nhận được sựhướng dẫn và giúp đỡ tận tình của tập thể các Thầy, Cô giáo trong Khoa Luật Kinh
tế, Khoa Đào tạo Sau đại học – Trường Đại học Ngân Hàng TP.HCM Tôi xin ghinhận và biết ơn sự đóng góp quý báu của các Thầy, Cô
Cuối cùng, tôi cũng xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc đến gia đình đã giúp đỡ
và động viên tinh thần cho tôi hoàn thành tốt luận văn tốt nghiệp
Học viên thực hiện
Nguyễn Đỗ Ngọc Hân
Trang 5TÓM TẮT LUẬN VĂNTiêu đề: Pháp luật Việt Nam về bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm khoa
học tại các trường Đại học
Tóm tắt: Tại Việt Nam, Luật Sở hữu trí tuệ được ra đời năm 2005, sửa đổi
bổ sung qua các năm 2009, năm 2019 và gần nhất là năm 2022 đã bảo đảm thúcđẩy phát triển khoa học công nghệ, văn học – nghệ thuật và hỗ trợ cho việc pháttriển kinh tế - xã hội mà không bị xâm phạm đến Quyền tác giả (QTG) Luận vănphân tích rõ các quy định pháp luật về bảo hộ QTG, cũng như trong thực tế hoạtđộng thực thi pháp luật về bảo hộ QTG đối với các tác phẩm khoa học tại các cơ sởgiáo dục, trường đại học Qua đó, tác giả đề xuất xây dựng quy chế bảo hộ QTGđối với tác phẩm khoa học hiệu quả tại các trường đại học nói riêng, cũng như cómột số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật Việt Nam về bảo hộ QTG và hài hòavới lợi ích và nhu cầu của xã hội
Trong chương 1, tác giả đã trình bày những lý luận chung về bảo hộ QTGđối với tác phẩm khoa học tại trường Đại học ở Việt Nam và quy định của một sốquốc gia trên thế giới về bảo hộ quyền tác giả Cũng trong chương 1, tác giả đãtrình bày những quy định của pháp luật Việt Nam về bảo hộ quyền tác giả đối vớitác phẩm khoa học tại các trường đại học
Trong chương 2, thông qua đánh giá thực tiễn thực thi pháp luật Việt Nam
về bảo hộ quyền tác giả, tác giả đưa ra những định hướng, giải pháp, kiến nghị giúphoàn thiện khung pháp luật đối với QTG và nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật vềbảo hộ đối với tác phẩm nghiên cứu khoa học tại các trường đại học
Từ khoá: Quyền tác giả, Luật Sở hữu trí tuệ, Nghiên cứu khoa học Tác
phẩm khoa học
Trang 6ABSTRACTSubject: Vietnamese law on protection of copyright for scientific works at
universities
Abstract: In Vietnam, the Intellectual Property Law was established in
2005, with subsequent amendments and supplements in 2009, 2019, and mostrecently in 2022, ensuring the promotion of scientific and technologicaldevelopment, literature, and the arts, and supporting socio-economic growthwithout infringing upon the rights of authors The thesis provides a detailedanalysis of legal provisions regarding copyright protection, both in theory and inthe practical enforcement of copyright protection for scientific works in educationalinstitutions and universities In this context, the author proposes the establishment
of an effective copyright protection framework specifically for universities.Additionally, the author makes several recommendations aimed at refiningVietnam's legal framework for copyright protection to harmonize with the interestsand needs of society
Chapter 1 outlines general theories regarding copyright protection forscientific works at the university level and presents the legal provisions concerningcopyright protection for scientific works at universities
Chapter 2 through an assessment of the practical implementation ofVietnam's laws on copyright protection, the author provides directions, solutions,and recommendations to improve the legal framework for intellectual propertyrights The goal is to enhance the effectiveness of applying copyright protectionlaws to research works at universities
Keywords: Author's Rights, Intellectual Property Law, Scientific Research.
scientific
Trang 7DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU TIẾNG VIỆT
1
Luật SHTT hiện hành Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi bổ sung
năm 2009, năm 2019, năm 2022
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU TIẾNG ANH
1 WIPO Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế
giới
World Intellectual Property Organization
các tác phẩm văn học và nghệ thuật
Berne Convention forthe Protection of Literary and Artistic Works
Trang 8MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ BẢO HỘ QUYỀN TÁC GIẢ ĐỐI VỚI TÁC PHẨM KHOA HỌC TẠI CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC 9
1.1 Khái quát chung về bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm khoa học tại
các trường đại học 9
1.1.1 Khái niệm đặc điểm của quyền tác giả đối với tác phẩm khoa học tại các
trường đại học 9
1.1.2 Khái niệm, đặc điểm bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm khoa học tại
các trường đại học 16
1.1.3 Ý nghĩa của việc bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm khoa học tại các
trường đại học 18
1.2 Kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới về bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm khoa học 21
1.2.1 Hoa Kỳ 21
1.2.2 Anh 24
1.2.3 Nhật Bản 26
1.3 Quy định pháp luật Việt Nam về bảo hộ quyền tác giả đối với các tác phẩm khoa học tại các trường đại học 28
1.3.1 Chủ thể của quyền tác giả đối với tác phẩm khoa học tại các trường đại học 28
1.3.2 Nội dung bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm khoa học tại các trường đại học 32
1.3.3 Đối tượng được bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm khoa học tại
trường đại học 37
1.3.4 Giới hạn bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm khoa học tại trường Đại học 40
1.3.5 Các hành vi xâm phạm quyền tác giả đối với tác phẩm khoa học tại các
trường đại học 43
1.3.6 Các biện pháp bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm khoa học tại các
trường đại học 47
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 53
Trang 9CHƯƠNG 2 THỰC TIỄN THỰC HIỆN VÀ KIẾN NGHỊ NÂNG CAO HIỆU QUẢ BẢO HỘ QUYỀN TÁC GIẢ ĐỐI VỚI TÁC PHẨM KHOA HỌC TẠI
CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC 54
2.1 Thực tiễn thực hiện pháp luật Việt Nam về bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm khoa học tại các trường đại học 54
2.1.1 Thực trạng xâm phạm quyền tác giả tại các trường đại học tại Việt Nam 54
2.1.2 Thực tiễn thực hiện pháp luật Việt Nam về bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm khoa học tại các trường đại học 56
2.2 Nhận xét tình hình bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm khoa học tại các trường đại học 61
2.2.1 Những thuận lợi trong bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm khoa học 61
2.2.2 Những khó khăn trong bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm khoa học 62
2.2.3 Nguyên nhân 64
2.3 Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định của pháp luật Việt Nam về bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm khoa học 66
2.3.1 Tiếp tục hoàn thiện các quy định của pháp luật về quyền tác giả 66
2.3.2 Ban hành văn bản hướng dẫn pháp luật riêng bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm nghiên cứu khoa học 67
2.3.3 Hoàn thiện quy định trong trường hợp quyền tác giả bị trí tuệ nhân tạo
xâm phạm 69
2.3.4 Xây dựng cơ chế giám sát có hệ thống, có sự phối hợp liên ngành 70
2.4 Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật Việt Nam về bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm khoa học tại các trường Đại học 71
2.4.1 Thành lập bộ phận chuyên trách về bảo hộ quyền tác giả tại các trường đại học 71
2.4.2 Phối hợp giữa công nghệ kỹ thuật và các giải pháp nhằm phát hiện hành vi sao chép, mức độ trùng lặp trong nghiên cứu khoa học 73
2.4.3 Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về quyền tác giả tại các trường Đại học 73
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 76
KẾT LUẬN 77
Trang 10MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Hiện nay, trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng thì vai trò khoa
học công nghệ (KHCN) trong việc phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia được
xem là một trong những ưu tiên hàng đầu Cùng với sự giao thoa văn hóa cũng nhưhọc hỏi công nghệ của nhiều quốc gia trên thế giới, việc tôn trọng và đảm bảo quyền
tác giả (QTG) càng được chú trọng bởi đây là một trong những quyền dễ bị xâm
phạm trong bối cảnh cách mạng khoa học công nghệ ngày càng đa dạng và hiện đại
Tại Việt Nam, Luật Sở hữu trí tuệ đã được ban hành từ năm 2005 và đếnnay thực thi gần 20 năm, đã có nhiều quy định, sửa đổi bổ sung thể hiện một sự đổimới đáng kể trong hoạt động tiếp cận với lập pháp quốc tế Bên cạnh những thànhtựu đạt được thì vẫn cần phải nghiên cứu và học tập những kinh nghiệm quốc tếnhằm tạo môi trường pháp lý bảo vệ quyền tác giả của các tác phẩm hiệu quả Đặcbiệt, tại các cơ sở giáo dục ĐH thì vấn đề bảo vệ QTG đang nhận được sự quan tâmcủa nhiều người bởi đây là nơi hình thành rất nhiều các tác phẩm khoa học đã đầu
tư nhiều sáng tạo cũng như đây cũng là môi trường cần thiết để tiếp cận các tài sảntrí tuệ Vì vậy cần có sự quản lý hiệu quả cũng như những biện pháp cụ thể để đảmbảo việc bảo hộ QTG được tốt nhất
Bảo hộ QTG là một nhân tố quan trọng trong việc khẳng định chất lượng củatác phẩm khoa học (TPKH) Thực trạng xâm phạm QTG trong hoạt động nghiên
cứu khoa học (NCKH) là vấn đề không mới nhưng chưa bao giờ mất đi tính thời sự
và cũng có những ảnh hưởng nhiều đến chất lượng của TPKH Bên cạnh đó, QTGchưa được bảo vệ đúng mức làm ảnh hưởng đến quyền lợi, gây tâm lý không muốnthực hiện nghiên cứu, không còn nhiều động lực cho tác giả công trình khoa học,thậm chí người nghiên cứu không muốn công khai các kết quả công trình nghiêncứu của mình do quyền lợi không được đảm bảo Chính vì vậy đã ảnh hưởng rấtlớn đến sự phát triển trình độ khoa học và kinh tế, xã hội của quốc gia
Nhận thức rõ được vấn đề bảo vệ tài sản trí tuệ, những năm qua tại các cơ sởgiáo dục ĐH ở Việt Nam bước đầu đã có những tiến bộ các nhà khoa học trongviệc
Trang 11được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ (SHTT) nói chung và QTG nói riêng Tuy nhiên,
tổ chức hoạt động trong lĩnh vực quản lý SHTT tại các trường còn chưa được đồng
bộ, thiếu tính hệ thống.Thực tế cho thấy, việc xác định chủ sở hữu quyền tác giảkhông đơn giản, tuy được quy định tại Điều 41, Điều 42 Luật Khoa học và Công
nghệ năm 2018 quy định “ Tổ chức, cá nhân đầu tư tài chính, cơ sở vật chất - kỹ thuật cho việc thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ là chủ sở hữu kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ”, tuy nhiên đối với kết quả nghiên
cứu do nhiều người đầu tư tài chính để thực hiện hay kết quả nghiên cứu vừa đượcbảo hộ theo pháp luật về quyền tác giả, vừa được bảo hộ theo pháp luật về quyền sởhữu công nghiệp Việc xác định bảo hộ chưa rõ ràng dẫn tới những kết quả nghiêncứu đề tài khoa học công nghệ đã được nghiệm thu nhưng không được đưa vào sửdụng, khai thác nên nhóm nghiên cứu toàn sử dụng hay chuyển giao mà khôngthông qua chủ sở hữu quyền tác giả Như vậy, nhà nước tốn một khoản ngân sáchhàng năm rất lớn cho nghiên cứu khoa học nhưng thực sự chưa mang lại hiệu quả.Nhằm phát triển hoạt động sáng tạo, thúc đẩy quá trình khai thác, chuyển giaoquyền SHTT trong các cơ sở giáo dục ĐH thì các trường cần phải có sự quan tâm
hơn nữa Đó là lý do để tác giả chọn đề tài “Pháp luật Việt Nam về bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm khoa học tại các trường đại học” để làm luận văn Thạc
sĩ chuyên ngành Luật Kinh tế
2 Tổng quan tình hình nghiên cứu
Ở Việt Nam, nhiều công trình nghiên cứu về bảo hộ QTG theo nhiều khíacạnh khác nhau Trong đó, các công trình NCKH rất đa dạng và phong phú và đãgiải quyết khá nhiều vấn đề về bảo hộ QTG đáng kể đến như:
- Đề tài nghiên cứu khoa học của tác giả Vũ Thị Hải Yến (2010), “Bảo hộ quyền tác giả và quyền liên quan ở Việt Nam trước yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế”, Trường ĐH Luật Hà Nội Nội dung đề tài chủ yếu nghiên cứu vấn đề bảo hộ
QTG và quyền liên quan tại Việt Nam trước yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế.Trong đó tác giả đã đánh giá hiện trạng bảo hộ QTG và quyền liên quan tại ViệtNam trước năm 2010 và xác định những hạn chế, thách thức mà Việt Nam phảiđối mặt trong
Trang 12việc hội nhập kinh tế quốc tế Từ đó tác giả cũng đề xuất các giải pháp để cải thiệnbảo hộ QTG và quyền liên quan ở Việt Nam.
- Luận án tiến sĩ của tác giả Võ Trung Hậu (2020), “ Pháp luật về bảo hộ quyền tác giả trong môi trường internet”, Trường ĐH Kinh tế - Luật Luận án đã
nghiên cứu và hoàn thiện pháp luật Việt Nam về bảo hộ quyền tác giả trong môitrường internet nhằm đạt được sự cân bằng hợp lý giữa quyền của người sáng tạotác phẩm và quyền tiếp cận tri thức, tận hưởng văn hoá nghệ thuật của người dùnginternet Luận án đã làm rõ nội dung về những vấn đề internet đặt ra đối với bảo hộquyền tác giả, giải thích quyền sao chép trong môi trường vật chất hữu hình khácbiệt so với quyền sao chép trong môi trường internet Cuối cùng, luận án phân tích
sự bất hợp lý của các quy định pháp luật về ngoại lệ quyền tự bảo vệ bằng biệnpháp công nghệ nhằm đảm bảo cân bằng giữa lợi ích người sáng tạo và người dùnginternet
- Luận án tiến sĩ của tác giả Nguyễn Huy Hoàng (2022), “ Bảo vệ quyền tác giả qua thực tiễn xét xử của tòa án nhân dân ở Việt Nam hiện nay”, Học viện Khoa
học Xã hội Luận án đã nghiên cứu những vấn đề lý luận về bảo vệ quyền tác giảthông qua xét xử tại toà án Từ đó, đánh giá những vướng mắc, bất cập trong quyđịnh của pháp luật và thực tiễn thực hiện pháp luật về bảo vệ quyền tác giả thôngqua xét xử dân sự tại Tòa án ở Việt Nam Cuối cùng, thông qua những phân tíchtrên, tác giả đã đưa ra một số định hướng hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quảbảo vệ quyền tác giả thông qua xét xử tại Tòa án ở Việt Nam
- Luận văn thạc sĩ của tác giả Phạm Hùng (2012), “Pháp luật về quyền tác giả ở Việt Nam thực trạng và hướng hoàn thiện”, Trường ĐH Kinh tế - Luật Đề tài
nghiên cứu và giải thích về pháp luật về QTG tại Việt Nam Từ đó, giúp hiểu rõhơn về những nội dung liên quan đến bản quyền và các khía cạnh cần hoàn thiện.Bằng cách như vậy, có thể giúp cho việc bảo vệ QTG trở nên hiệu quả hơn
- Bài báo của tác giả Vũ Thị Hồng Yến (2019) “Quyền tác giả đối với tác phẩm trong môi trường công nghiệp 4.0 tại các cơ sở giáo dục đại học” đăng trên
tạp chí nghiên cứu lập pháp số 21 (397), tháng 11/2019 đã phân tích về sự ảnhhưởng mạnh mẽ của cuộc cách mạng 4.0 đến việc bảo vệ QTG nói chung cũngnhư việc bảo vệ
Trang 13QTG đối với các tác phẩm tại các cơ sở giáo dục ĐH nói riêng Cụ thể bài viết phânbiệt sơ bộ các loại tác phẩm thuộc quyền sở hữu của nhà trường, xác định phạm viQTG của cơ sở GDĐH với người học; phân tích đánh giá những đặc thù, giới hạncủa hành vi trích dẫn, sao chép tác phẩm Từ đó tránh tình trạng “đạo văn”, đánhgiá các hành vi quản trị QTG đối với tác phẩm của nhà trường và cuối cùng bài viếtrút ra các bài học cho cơ sở GDĐH trong việc bảo vệ tốt nhất QTG đối với tácphẩm.
- Bài viết của tác giả Phạm Thị Thúy Hằng, Nguyễn Thanh Hùng (2018),
“Mô hình quản lý sở hữu trí tuệ ở trường ĐH – bài học kinh nghiệm từ ĐH Thanh Hoa, Trung Quốc ”đăng trên Tạp chí KH&GD, số 03(47) Bài viết đã giới thiệu về
một số mô hình quản lý SHTT đã mang lại hiệu quả to lớn cho ĐH Thanh Hoa tạiTrung Quốc trong việc bảo vệ quyền SHTT, chuyển giao công nghệ và phát triểnkinh tế Thông qua nghiên cứu, học hỏi được cách quản lý tiên tiến của ĐH ThanhHoa, có thể rút ra nghĩa về lý luận và thực tiễn đối với các trường ĐH tại Việt Namhiện nay Từ đó, có những định hướng vận dụng, rút kinh nghiệm phù hợp trongthực tiễn quản lý hoạt động SHTT ở các cơ sở giáo dục ĐH
- Bài viết của tác giả Lê Thị Nam Giang (2016) “ Quyền tác giả trong hoạt động thư viện tại các trường ĐH” đăng trên tạp chí Khoa học pháp lý Việt Nam.
Bài viết trình bày về QTG trong hoạt động sao chép, số hoá tại TV hiện nay tại cáctrường ĐH dựa trên những quy định về QTG theo pháp luật Việt Nam và một sốnước trên thế giới Từ đó, tác giả đưa ra những đề xuất hoàn thiện khung pháp lý
- Bài viết của tác giả Phạm Minh Huyền (2021) “Xâm phạm quyền tác giả trong hoạt động học tập, nghiên cứu của người học tại các cơ sở giáo dục ĐH từ thực tiễn trường ĐH Luật Hà Nội và một số giải pháp” đăng trên tạp chí Luật học.
Tác giả đã phân tích các hành vi xâm phạm QTG trong hoạt động học tập và nghiêncứu của người học tại trường ĐH Luật Hà Nội, đưa ra một số nguyên nhân dẫn đếnviệc xâm phạm và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả bảo vệ QTG tại cáctrường ĐH trên cả nước nói chung và trường ĐH Luật Hà Nội nói riêng
Những công trình, bài viết trên đã nghiên cứu và giải quyết việc bảo hộ QTGcho tất cả các tài sản trí tuệ chung và chỉ phản ảnh một số khía cạnh như bàn vềcách
Trang 14khai thác, sử dụng, trích dẫn tác phẩm hay vai trò của thư viện, một bộ phận khôngthể thiếu trong môi trường giáo dục ĐH mà chưa đi sâu vào phân tích, nghiên cứu,đánh giá vai trò của trường học trong bảo hộ QTG Trong luận văn này, tác giảmuốn đi sâu vào nghiên cứu những quy định của pháp luật về bảo hộ QTG đối vớiTPKH tại các trường ĐH thông qua thực tiễn áp dụng pháp luật Trên cơ sở đó đềxuất một số ý kiến nhằm góp phần hoàn thiện pháp luật về bảo hộ QTG nhằm bảo
vệ tốt hơn quyền lợi cho chủ sở hữu QTG trong môi trường giáo dục và hạn chếnhững tranh chấp phát sinh liên quan đến QTG
3 Mục tiêu nghiên cứu
3.1 Mục tiêu tổng quát
Mục đích của việc nghiên cứu đề tài là luận giải cơ sở lý luận và thực tiễnbảo hộ quyền tác giả đối với TPKH tại các trường ĐH ở Việt Nam nhằm đưa ramột số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật và tổ chức thực hiện pháp luật về bảo
hộ quyền tác giả
3.2 Mục tiêu cụ thể
Để đạt được mục tiêu tổng quát nêu trên, tác giả đặt ra các nghiên cứu cụ thểsau đây:
- Thứ nhất: Làm sáng tỏ lý luận chung về bảo hộ quyền tác giả đối với
TPKH tại các trường ĐH, đồng thời nêu lên những quy định pháp luật về QTG củamột số quốc gia trên thế giới
- Thứ hai: Phân tích, đánh giá những quy định của pháp luật sở hữu trí tuệ
Việt Nam hiện hành về bảo hộ QTG Qua đó, tác giả đánh giá thực trạng thực thibảo hộ QTG đối với TPKH tại các trường ĐH
- Cuối cùng: Luận văn đưa ra một số kiến nghị và đề xuất các giải pháp hoàn
thiện các quy định pháp luật về bảo hộ QTG đối với TPKH tại các trường ĐH ởViệt Nam hiện nay
4 Câu hỏi nghiên cứu
- Một là, quyền SHTT đóng vai trò gì trong nghiên cứu khoa học và chuyển
giao công nghệ tại các cơ sở giáo dục?
Trang 15- Hai là, chủ thể nào được bảo hộ QTG đối với TPKH?
- Ba là, quy định của pháp luật Việt Nam trong việc bảo hộ QTG đối với
TPKH tại các trường ĐH hiện nay như thế nào?
- Bốn là, thực trạng thực hiện quy định pháp luật Việt Nam về bảo hộ QTG
đối với TPKH tại các trường ĐH như thế nào?
- Năm là, làm thế nào để bảo hộ QTG trong các tác phẩm NCKH tại các
trường
ĐH?
5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
5.1 Đối tượng nghiên cứu
Trong luận văn chủ yếu tác giả nghiên cứu, phân tích, đánh giá các quyphạm pháp luật về bảo hộ QTG đối với TPKH dựa trên những quy định của phápluật Việt Nam Luận văn làm rõ những đặc thù về quyền tác giả, cơ chế bảo hộquyền tác giả đối với các TPKH trong trường ĐH là tác phẩm giáo trình, các loạisách chuyên khảo, công trình nghiên cứu khoa học, luận văn, luận án
5.2 Phạm vi nghiên cứu
- Về mặt nội dung: trong khuôn khổ của Luận văn thạc sĩ, tác giả giới hạn
phạm vi nghiên cứu ở các nội dung cụ thể sau:
+ Đối với phần lý luận, tác giả nghiên cứu phân tích, tổng hợp và đưa ra cácquan điểm lý luận về bảo hộ QTG đối với TPKH, đồng thời nêu những quy địnhpháp luật về QTG của một số quốc gia trên thế giới như Hoa Kỳ, Vương QuốcAnh, Nhật Bản để làm kinh nghiệm cho Việt Nam học hỏi
+ Đối với phần thực trạng pháp luật, tác giả tập trung bình luận, đánh giá cácquy định cơ bản nhất của pháp luật về QTG đối với TPKH theo quy định của phápluật Việt Nam hiện nay ở các trường ĐH
- Về không gian: Luận văn giới hạn đánh giá thực trạng pháp luật thông qua
thực tiễn bảo hộ QTG đối với các TPKH tại một số trường ĐH ở Việt Nam từ khiLuật SHTT có hiệu lực
6 Phương pháp nghiên cứu
Trang 16Để đạt được mục tiêu và nội dung, tác giả sử dụng các phương pháp nghiêncứu linh hoạt, đan xen để phù hợp với bài nghiên cứu nhằm đạt được kết quả cuốicùng gồm:
Chương 1: Sử dụng kết hợp phương pháp phân tích và tổng hợp để làm rõcác vấn đề lý luận pháp luật về bảo hộ quyền tác giả đối với TPKH
Chương 2: Sử dụng phương pháp thu thập tài liệu, phương pháp hệ thốnghóa nhằm kế thừa và tổng hợp các kết quả nghiên cứu đã công bố nhằm đánh giáthực trạng xâm phạm quyền tác giả tại một số trường ĐH tại Việt Nam Từ đó, ápdụng phương pháp phân tích đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thựcthi pháp luật Việt Nam về bảo hộ quyền tác giả đối với TPKH tại các trường ĐH
7 Nội dung nghiên cứu
Luận văn gồm các nội dung sau:
- Chương 1: Tác giả nghiên cứu lý luận chung thông qua việc khái quát vềkhái niệm, đặc điểm về bảo hộ QTG đối với TPKH Bên cạnh đó, luận văn đã phântích quy định Pháp luật về bảo hộ QTG đối với TPKH tại một số nước trên thế giớinhư Hoa Kỳ, Vương Quốc Anh, Nhật Bản và quy định của pháp luật Việt Nam vềbảo hộ QTG đối với TPKH tại các trường ĐH
- Chương 2: Thông qua việc phân tích pháp luật và thực tiễn áp dụng phápluật, luận văn đã đánh giá một số ưu điểm, hạn chế về bảo hộ QTG đối với TPKHtại các trường ĐH ở Việt Nam hiện nay Từ đó, đưa ra một số giải pháp nhằm nângcao hiệu quả thực thi pháp luật
8 Đóng góp của đề tài
- Về ý nghĩa khoa học: nghiên cứu đã góp phần hoàn thiện lý luận và thựctrạng trong việc xây dựng, hoàn thiện pháp luật bảo hộ QTG đối với TPKH trongcác trường ĐH hiện nay Luận văn có thể là nguồn tham khảo cần thiết và đáng tincậy đối với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong hoạt động ban hành, sửađổi, bổ sung các quy định pháp luật về lĩnh vực này
Đồng thời, luận văn còn có thể là tài liệu tham khảo hữu ích trong công tácgiảng dạy và học tập môn học Luật Sở hữu trí tuệ tại các cơ sở đào tạo cũng như
Trang 17trong hoạt động tuyên truyền về ý thức đối với tác phẩm NCKH cũng như việc tuânthủ pháp luật về quyền SHTT.
- Về ý nghĩa thực tiễn: luận văn cũng sẽ là tài liệu hữu ích, phục vụ cho côngtác hiện nay của tác giả và đồng nghiệp Bên cạnh đó, các giải pháp mà tác giả đưa
ra có thể được các cơ quan, tổ chức và cá nhân có thẩm quyền tham khảo và ứngdụng vào thực tiễn
9 Bố cục Luận văn
Luận văn được thực hiện với ba nội dung chính như sau:
Chương 1: Lý luận chung về bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm khoa học tại các trường đại học
Chương 2: Thực tiễn thực hiện và kiến nghị nâng cao hiệu quả bảo hộ quyền tác giảđối với tác phẩm khoa học tại các trường đại học
Trang 18CHƯƠNG 1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ BẢO HỘ QUYỀN TÁC GIẢ ĐỐI VỚI TÁC PHẨM KHOA HỌC TẠI CÁC TRƯỜNG
ĐẠI HỌC1.1 Khái quát chung về bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm khoa học tại các trường đại học
1.1.1 Khái niệm đặc điểm của quyền tác giả đối với tác phẩm khoa học tại các trường đại học
1.1.1.1 Khái niệm quyền tác giả đối với tác phẩm khoa học tại các trường đại học
Khái niệm khoa học, nghiên cứu khoa học
Khoa học được hiểu là một quá trình thực hiện nghiên cứu nhằm tìm kiếm vàsáng tạo ra những phát kiến mới, kiến thức mới, định lý mới về tự nhiên, xã hội
Tại Điều 40 Hiến pháp năm 2013 quy định “ Mọi người đều có quyền nghiên cứu khoa học và công nghệ, sáng tạo văn học, nghệ thuật và thụ hưởng lợi ích từ các hoạt động đó”1 Đặc biệt, trong môi trường giáo dục đại học thì nghiên cứu khoahọc trở thành một nhiệm vụ quan trọng bởi hoạt động này gắn kết chặt chẽ với quátrình đào tạo
Tại các trường ĐH thì hoạt động nghiên cứu khoa học được quản lý bởi đơn
vị chủ quản của trường và trường ĐH đó “Sứ mệnh của một trường ĐH là tạo ra, quảng bá và chuyển giao tri thức cho xã hội Nếu một trường ĐH mà không có hoạt động nghiên cứu sẽ không hoàn thành được nhiệm vụ của mình, trở thành một trường “dạy nghề” hay nôm na là “trường phổ thông cấp bốn” 2 Chủ trương củanhiều trường ĐH là phát triển NCKH, tuy nhiên hoạt động NCKH cũng có sự kiểmtra, giám sát các hoạt động NCKH bởi các công trình NCKH phải cần nguồn tàichính để thực hiện Mỗi đề tài nghiên cứu khoa học ở các cấp khác nhau thì cũng
có chất
1 Quốc hội (2013), Hiến pháp nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam
2 Phó Quốc Bình (2017) Nghiên cứu khoa học là yếu tố quan trọng để khẳng định uy tín, vị thế của trường đại
học, Tạp chí Khoa học & Giáo dục, Hà Nội
Trang 19lượng khác nhau, và nguồn tài chính cung cấp cho các đề tài nghiên cứu khoa họccũng ở các cấp khác nhau.
Hiện nay, có nhiều quan niệm về định nghĩa hoạt động nghiên cứu khoa học
Theo Luật Khoa học Công nghệ năm 2013 quy định như sau: “Nghiên cứu khoa học là hoạt động khám phá, phát hiện, tìm hiểu bản chất, quy luật của sự vật, hiện tượng tự nhiên, xã hội và tư duy; sáng tạo giải pháp nhằm ứng dụng được vào trong thực tiễn 3 ” Theo Vũ Cao Đàm thì NCKH là một hoạt động tìm kiếm, phát
hiện bản chất sự vật, phát triển nhận thức khoa học về thế giới hoặc là sáng tạophương pháp mới và phương tiện kỹ thuật mới để làm biến đối sự vật phục vụ chomục tiêu hoạt động của con người4 Theo tác giả Nguyễn Ngọc Hùng và NguyễnTrường Giang thì nghiên cứu khoa học là quá trình khám phá, phát hiện, nhận thức
và phản ánh những thuộc tính bản chất của sự vật, hiện tượng trong thực tại theomục đích của con người5 Ngoài ra, có thể hiểu hoạt động nghiên cứu khoa học làtiến trình khám phá ra các thuộc tính bản chất của sự vật hiện tượng, định hướngvào các vấn đề của hiện thực khách quan nhằm thỏa mãn nhu cầu nhận thức vàkhám phá thế giới
Các loại hình nghiên cứu khoa học bao gồm hai loại hình là nghiên cứu cơbản và nghiên cứu ứng dụng
- Nghiên cứu cơ bản là hoạt động nghiên cứu được thực hiện nhằm pháthiện bản chất và quy luật của các sự vật, hiện tượng trong tự nhiên, xã hội, tư duynhờ đó làm thay đổi nhận thức của con người
- Nghiên cứu ứng dụng là sự là sự vận dụng quy luật được phát hiện từnghiên cứu cơ bản để giải thích một sự vật hoặc tạo ra những nguyên lý mới về cácgiải pháp Nếu kết quả của nghiên cứu ứng dụng và triển khai thuộc lĩnh vực khoahọc xã hội thì nó được xem như một TPKH và được bảo hộ theo pháp luật QTG,
3 Quốc hội (2022), Khoản 4 Điều 3 Luật Khoa học và Công nghệ năm 2013, sửa đổi bổ sung năm 2022.
4 Vũ Cao Đàm (2006) Phương pháp luận nghiên cứu khoa học NXB Khoa học và Kĩ thuật, tr.17.
5 Nguyễn Ngọc Hùng, Nguyễn Trường Giang (2016), Giáo trình phương pháp luận nghiên cứu khoa học, Trường Đại học Sư phạm Kỹ Thuật Nam Định, tr.5
Trang 20nhưng nếu kết quả nghiên cứu được triển khai thực nghiệm thuộc lĩnh vực côngnghệ thì ngoài việc bản viết của chúng là TPKH được bảo hộ theo pháp luật QTGthì sản phẩm của các tác phẩm này còn được bảo hộ theo pháp luật sở hữu côngnghiệp.
Mặc khác, khi thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu khoa học thì bảo hộ QTGđóng vai trò hết sức quan trọng bởi nhà khoa học cần phải có lợi ích từ hoạt độngnghiên cứu và công nghệ do mình tạo ra Tình trạng vi phạm QTG gây ra tâm lýchán nản, mất động lực cho người nghiên cứu và ảnh hưởng đến việc phát triểncông nghệ, kinh tế - xã hội nói chung và tại các trường ĐH nói riêng Các chuyêngia của tổ chức SHTT thế giới (WIPO) đã đưa ra nhận định rằng khi bảo hộ tốt cácquyền thuộc SHTT thì sẽ giúp phát triển kinh tế, tạo ra của cải chưa được sử dụngvới hiệu quả tối ưu tại tất cả các nước, đặc biệt là các nước đang phát triển6
Tóm lại, hoạt động nghiên cứu khoa học có thể được hiểu là sự vận dụng trítuệ, lao động sáng tạo để tìm ra các phương pháp mới hay phát minh ra tri thức mớicủa con người Hoạt động nghiên cứu khoa học sẽ tạo ra các TPKH có giá trị choviệc phát triển công nghệ, kinh tế - xã hội, do đó, pháp luật của các quốc gia nóichung và pháp luật Việt Nam nói riêng đã có những quy định nhằm điều chỉnh vềlĩnh vực này
Khái niệm quyền tác giả đối với tác phẩm khoa học tại các trường đại học
Quyền tác giả là một bộ phận của quyền SHTT (Intellectual PropertyRights) QTG có được từ kết quả của hoạt động sáng tạo, hoạt động NCKH trongnhiều lĩnh vực khác nhau như: kiến trúc, hội hoạ, âm nhạc, khoa học Trong hoạtđộng NCKH tại các cơ sở giáo dục ĐH thì tôn trọng QTG là một trong những yêucầu cơ bản khi các TPKH đã nghiệm thu và được công bố Việc bảo vệ và thực thiQTG không chỉ đáp ứng các quy định của pháp luật mà còn đáp ứng được nhữngyêu cầu từ thông lệ quốc tế trong quá trình hội nhập và còn bảo vệ được quyền lợi,động viên các cá nhân
6 WIPO, Kamil Idris (2003), SHTT- Một công cụ đắc lực để phát triển kinh tế hữu hiệu, Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới, (Intellectual property: A Power too/for economic growth),WIPO bản tiếng việt.
Trang 21sáng tạo, tạo ra các giá trị lợi ích cho tác giả, đơn vị chủ quản nói riêng và kinh tế
xã hội cho đất nước nói chung
Theo tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) thì QTG “Quyền tác giả là một thuật ngữ pháp lý chỉ quyền của người sáng tác đối với tác phẩm văn học và nghệ thuật của họ” Như vậy, QTG đem đến cho người sáng tạo, chủ sở hữu những
TPKH các quyền pháp lý nhằm ngăn chặn hoặc cho phép những người khác sửdụng các tác phẩm sáng tạo của họ trong một khoảng thời gian được quy định Nếu
ai đó vi phạm QTG thì tác giả hoặc chủ sở hữu QTG có thể khởi kiện ra Tòa án đềyêu cầu người vi phạm thực hiện trách nhiệm bồi thường, qua đó bảo vệ các quyền
và lợi ích hợp pháp của mình
Với nhu cầu quan hệ kinh tế và thương mại với các nước tổ chức thương mạithế giới, quan hệ trong khu vực, Việt Nam đã xây dựng một hệ thống bảo hộ quyềnSHTT để đáp ứng nhu cầu hội nhập thế giới Kể từ việc Chính phủ ban hành cácNghị định điều chỉnh từng nhóm đối tượng riêng của quyền SHTT vào năm 1995,
Bộ Luật Dân sự đầu tiên của Việt Nam được ban hành về quyền SHTT và quy định
về QTG là Điều 745 đến Điều 779 Sau đó vào năm 2005, để đáp ứng kịp thời yêucầu phát triển đất nước và hội nhập quốc tế thì Luật SHTT năm 2005 được banhành Cùng với việc ban hành Luật SHTT, các văn bản quy phạm dưới luật cũngđược quy định kịp thời để hướng dẫn chi tiết việc thực hiện các quy định của phápluật, từ đó khuyến khích mọi người tham gia vào lĩnh vực văn hoá, nghệ thuật,
khoa học kỹ thuật Theo pháp luật Việt Nam thì QTG được hiểu “Quyền tác giả là quyền của các cá nhân, tổ chức đối với các tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học do họ sáng tạo ra hoặc là chủ sở hữu”7 Như vậy, có thể thấy khái niệm vềQTG mà pháp luật Việt Nam đưa ra khá tương đồng, qua đó thấy được sự tuân thủpháp luật quốc tế của Việt Nam trong lĩnh vực SHTT QTG được pháp luật ViệtNam ghi nhận gồm quyền nhân thân và quyền tài sản, chủ sở hữu QTG cũng nhưcác nghĩa vụ khi các chủ thể khác muốn sử dụng hay khai thác tác phẩm Khái niệmnày đã đưa ra được tiêu chí để xác
7 Quốc hội (2022), Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi bổ sung năm 2022
Trang 22định chủ thể được xem là có QTG vì chủ thể đó phải trực tiếp tạo ra tác phẩm hoặc
có quyền sở hữu đối với tác phẩm đó Như vậy, căn cứ vào những quy định củaLuật SHTT về QTG và các quyền liên quan thì được xác định rằng:
- Thứ nhất, QTG là tổng hợp các quy phạm pháp luật quy định về
quyền của người đã trực tiếp sáng tạo ra TPKH, được hưởng các quyền nhân thân
và quyền tài sản từ kết quả sáng tạo đó và quyền tự ngăn chặn hoặc yêu cầu toà ánbảo vệ khi có các hành vi xâm phạm đến QTG
- Thứ hai, QTG có thể được hiểu theo nghĩa chủ quan là quyền dân sự
của tác giả và tác giả có quyền chiếm hữu, sử dụng tác phẩm theo ý chí của mìnhtrong phạm vi luật định
TPKH là một loại hình tác phẩm được bảo hộ QTG theo pháp luật SHTT.Pháp luật về QTG là cơ sở pháp lý nhằm bảo vệ quyền nhân thân, quyền tài sản củatác giả, quyền của CSH tác phẩm, tạo điều kiện cho mọi người tích cực sáng tạo ratác phẩm, công trình khoa học có chất lượng cao phục vụ cho sự nghiệp giáo dục vàphát triển khoa học – kỹ thuật, công nghệ của đất nước QTG còn được hiểu là
“Quyền cho phép tác giả và chủ sở hữu quyền tác giả được độc quyền khai thác tác phẩm chống lại việc sao chép bất hợp pháp”8 Khái niệm này còn chung chung khichỉ đưa ra quyền sao chép mà một trong các quyền mà tác giả hay chủ sở hữu QTGđược bảo hộ
Từ một số phân được trình bày ở trên có thể hiểu QTG đối với TPKH làquyền pháp lý của chủ thể đối với các tác phẩm khoa học do mình sáng tạo ra
1.1.1.2 Đặc điểm quyền tác giả đối với tác phẩm khoa học tại các trường đại học
- Một là, QTG bảo hộ hình thức thể hiện của TPKH, không bảo hộ nội
dung, ý tưởng sáng tạo
8 Trường ĐH Luật TP.HCM (2012), Giáo trình Luật Sở hữu trí tuệ, Nxb Hồng Đức – Hội Luật gia Việt Nam, TP.HCM
Trang 23Tác phẩm khoa học phải được thể hiện dưới dạng hình thức vật chất mà con
người có thể tiếp cận được Theo quy định của pháp luật “Tác phẩm văn học, khoa học, sách giáo khoa, giáo trình và tác phẩm khác được thể hiện dưới dạng chữ viết hoặc ký tự khác”9 TPKH phải được thể hiện dưới một hoặc sự kết hợp các hìnhthức như từ ngữ, hình ảnh, âm thanh, chữ viết, màu sắc và được định hình trên giấy,trên các chất liệu tương tự, trên các thiết bị phương tiện kỹ thuật số,…Các TPKHtuy có cùng nội dung nhưng có sự sáng tạo trong hình thức thể hiện đều được bảo
hộ pháp lý Ví dụ, cùng một nội dung môn học về pháp luật đại cương thì khôngđược bảo hộ nhưng khi giáo trình môn pháp luật đại cương được viết ra, thể hiệndưới một hình thức vật chất nhất định thì được bảo hộ Do vậy, cùng một nội dungnhưng sẽ có rất nhiều sách giáo trình của các cá nhân, tập thể được viết ra và đượcbảo hộ QTG
- Hai là, QTG được bảo hộ không phụ thuộc và nội dung và giá trị của
tác phẩm đó
TPKH được tác giả sáng tạo ra bằng lao động trí tuệ của mình sẽ được bảo
hộ mà không dựa trên sự đánh giá tác phẩm đó đẹp hay xấu, có giá trị hay không cógiá trị, đơn giản hay phức tạp Đối với các TPKH tại trường ĐH như khóa luận tốtnghiệp, luận văn, luận án dù tác phẩm có số điểm cao hay điểm thấp thì đều đượcbảo hộ QTG Tuy nhiên, theo pháp luật sở hữu trí tuệ Việt Nam và một số nướctrên thế giới thì có một số kết quả lao động sáng tạo như văn bản pháp luật, bản áncủa toà, tin tức thời sự,… không được bảo hộ QTG Bên cạnh đó, những nội dungthể hiện trong tác phẩm đi ngược lại lợi ích dân tộc, bôi nhọ vĩ nhân, xúc phạmdanh dự, nhân phẩm của người khác, có nội dung trái pháp luật, đạo đức xã hội,ảnh hưởng trật tự xã hội, an ninh quốc gia,… cũng sẽ không được bảo hộ Đây làcác yêu cầu và giới hạn mà TPKH phải tuân thủ để đảm bảo rằng không gây ảnhhưởng tiêu cực đến xã hội, trật tự Có nghĩa là bảo hộ QTG đối với TPKH khôngphân biệt nội dung chứ không phải tất cả nội dung đều được bảo hộ
9 Quốc hội (2022), Điều 14 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi bổ sung năm 2022
Trang 24- Ba là, QTG phát sinh một cách tự động từ khi tác phẩm được sáng tạo
Giống như QTG đối với các loại tác phẩm văn học, nghệ thuật khác thì QTGđối với TPKH được phát sinh một cách mặc nhiên từ thời điểm tác phẩm đó đượcthể hiện dưới hình thức nhất định QTG phát sinh kể từ khi tác phẩm được sáng tạo
và được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định, không phân biệt nội dung,chất lượng, hình thức…, không phụ thuộc vào việc tác giả đã công bố hay chưacông bố, đã đăng ký hay chưa đăng ký Như vậy, pháp luật về QTG không quy địnhbắt buộc đối với các tác giả nghĩa vụ đăng kí và nộp đơn yêu cầu bảo hộ QTG, bởiquyền này tự động phát sinh khi ý tưởng, của tác giả đã được thể hiện dưới hìnhthức nhất định – tác phẩm Việc đăng kí QTG không phải là căn cứ làm phát sinhQTG, mà chỉ có giá trị là chứng cứ chứng minh của đương sự khi có tranh chấp vềQTG và một bên khởi kiện tại tòa án nhân dân hoặc yêu cầu cơ quan nhà nước cóthẩm quyền giải quyết
- Bốn là, TPKH được bảo hộ QTG phải có tính nguyên gốc
TPKH phải là một sản phẩm sáng tạo, ở đây là sản phẩm trí tuệ của conngười Tác giả phải tự mình sáng tạo ra, có dấu ấn cá nhân của tác giả thông quaquá trình hoạt động nghiên cứu của bản thân mà không được sao chép từ các tácphẩm khác Tính nguyên gốc của bản viết TPKH thể hiện thông qua cách tác giảsắp xếp nội dung, cách sử dụng ngôn từ để biểu đạt ý tưởng, thông điệp mà tác giảmuốn truyền tải đến mọi người Tính nguyên gốc không loại trừ khả năng kế thừacủa một tác phẩm khác Ví dụ tại các trường ĐH, sinh viên sẽ thực hiện nghiên cứu
khoa học cùng một chủ đề về “quyền tác giả” nhưng cách thể hiện tác phẩm của
mỗi người nghiên cứu là khác nhau thì đều được công nhận là tác giả Đối vớinhững tác phẩm sáng tạo mà do trí tuệ nhân tạo tự sáng tác ra thì không được bảo
hộ QTG mặc dù là một sản phẩm trí tuệ
Trang 251.1.2 Khái niệm, đặc điểm bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm khoa học tại các trường đại học
1.1.2.1 Khái niệm về bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm khoa học tại các trường đại học
Bảo hộ QTG đối với TPKH đem lại sự bù đắp vật chất cho người nghiên cứunhằm khuyến khích các hoạt động sáng tạo tại các trường ĐH Bảo hộ QTG đối vớiTPKH sẽ đảm bảo khả năng khai thác các tác phẩm từ đó khuyến khích tác giả đưasản phẩm do mình sáng tạo lưu hành trong công chúng
Theo Hiệp định TRIPS tại Điều 3 và Điều 4 thì khái niệm “bảo hộ” được giải
thích như sau “ Bảo hộ phải bao gồm các vấn đề ảnh hưởng đến khả năng đạt được, việc đạt được, phạm vi, việc duy trì hiệu lực và việc thực thi các quyền SHTT được quy định trong hiệp định” Như vậy, theo Hiệp định TRIPS thì bảo hộ là bao
gồm tất cả các hoạt động mà nhà nước thực hiện nhằm công nhận, bảo hộ và quản
lý đối với các quyền SHTT nói chung và QTG nói riêng Từ việc xác lập, côngnhận quyền, đảm bảo thực hiện, khai thác quyền và bảo vệ nhằm chống lại các
hành vi xâm phạm Theo từ điển Luật học thì “Bảo hộ QTG là tổng hợp các chế định pháp lý nhằm bảo hộ bằng pháp luật quyền và lợi ích hợp pháp của tác giả, chủ sở hữu tác phẩm đối với toàn bộ hoặc một phần tác phẩm văn học nghệ thuật, khoa học”10 Theo tác giả Nguyễn Huy Hoàng thì “Bảo hộ QTG là hoạt động của các cơ quan nhà nước, chủ thể quyền tác giả và các chủ thể liên quan sử dụng các biện pháp được pháp luật công nhận để phát hiện, ngăn chặn và xử lý các hành vi xâm phạm quyền tác giả”11
Như vậy, bảo hộ QTG đối với các tác phẩm nghiên cứu khoa học là việc các
cơ quan có thẩm quyền của nhà nước đảm bảo ghi nhận QTG, bảo vệ quyền và lợiích hợp pháp của người tạo ra các TPKH hay chủ sở hữu QTG tránh các hành vixâm phạm làm tổn thất lợi ích bởi người khác Hoạt động bảo hộ QTG đối vớiTPKH tại
10 Bộ Tư pháp – Viên Khoa học pháp lý (2006), Từ điển luật học, NXB Từ điển Bách khoa, tr.42
11 Nguyễn Huy Hoàng (2022), Bảo vệ quyền tác giả qua thực tiễn xét xử của tòa án nhân dân ở Việt Nam hiện nay, Luận án, Học viện Khoa học Xã hội, Tr.46
Trang 26các trường ĐH phải dựa trên những căn cứ pháp lý và phải tuân thủ các trình tự, thủtục do pháp luật quy định Bảo hộ được QTG sẽ tạo ra sự cân bằng lợi ích giữa mộtbên là những cá nhân, tổ chức đầu tư công sức, trí tuệ, vật chất để tạo ra các TPKHtại các trường ĐH và một bên là người thụ hưởng thành quả sáng tạo.
Tóm lại, thông qua các quy định của pháp luật, các cơ quan nhà nước cóthẩm quyền xác định cá nhân, tổ chức là tác giả hay chủ sở hữu QTG đối với cácTPKH tại các trường ĐH và từ đó có các cơ chế bảo hộ quyền đối với họ khi có cáchành vi được xem là xâm phạm QTG Qua việc này, sẽ mang lại lợi ích chung giữangười thực hiện công việc nghiên cứu và lợi ích chung của xã hội
1.1.2.2 Đặc điểm về bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm khoa học tại các trường đại học
Khác với các loại tài sản mang tính chất hữu hình khác thì TPKH mang tínhchất vô hình Do đó, có một số đặc điểm của bảo hộ QTG đối với TPKH tại cáctrường ĐH như sau:
Thứ nhất, chủ thể bảo hộ QTG là sự bảo hộ dành cho tác giả và chủ sở hữu
QTG hoặc người có quyền sử dụng tác phẩm thông qua hợp đồng Cụ thể là tác giả,trường ĐH hay các cơ quan, doanh nghiệp đã tổ chức và đầu tư kinh phí để tác giảthực hiện nghiên cứu khoa học Như vậy, giảng viên là tác giả, còn chủ sở hữuthuộc về nhà trường hoặc các doanh nghiệp đã đầu tư kinh phí thông qua hợp đồng
để có quyền sở hữu tác phẩm nghiên cứu
Thứ hai, đối tượng bảo hộ QTG là bảo hộ quyền sở hữu đối với một tài sản
vô hình được tạo ra từ hoạt động sáng tạo trí tuệ thông qua việc nghiên cứu khoahọc Hiện nay, khi mạng internet phát triển mạnh mẽ thì các TPKH tại các trường
ĐH mang lại giá trị thương mại rất lớn, dẫn đến các TPKH dễ bị các chủ thể khácxâm phạm, chiếm đoạt
Thứ ba, theo phạm vi bảo hộ QTG Một đặc điểm nổi bật của bảo hộ quyền
SHTT chính là “tính quốc gia, lãnh thổ” Việc bảo hộ QTG trong phạm vi biên giới
và theo pháp luật của mỗi quốc gia QTG được bảo hộ theo pháp luật quốc gia, nơi
Trang 27tác phẩm được công bố lần đầu tiên hoặc đăng ký bảo hộ Ví dụ như các tác phẩmđược hình thành trên lãnh thổ Việt Nam sẽ được bảo hộ trên lãnh thổ đất nước ViệtNam và tại các quốc gia tham gia điều ước quốc tế về bảo hộ QTG mà Việt Nam làthành viên (Công ước Berne, Hiệp định TRIPs,….).
Thứ tư, bảo hộ QTG đối với TPKH tại các trường ĐH đề cao ý thức phòng
ngừa, mang tính giáo dục Trong môi trường giáo dục, hành vi xâm phạm QTG chủyếu xuất phát từ nhu cầu học tập, nghiên cứu của giảng viên, sinh viên Do đó, cácbiện pháp bảo vệ QTG tại các trường ĐH thường chủ yếu mang tính giáo dục, tácđộng đến nhận thức của mỗi cá nhân Trong môi trường giáo dục ĐH cần có nhữnghướng dẫn cụ thể để người học có nhận thức đúng đắn về QTG cũng như rèn luyệncác kỹ năng trong học tập, giảng dạy, nghiên cứu
1.1.3 Ý nghĩa của việc bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm khoa học tại các trường đại học
Việc bảo hộ QTG đối với tác phẩm khoa học tại các trường ĐH góp phầnphát triển khoa học – công nghệ và kinh tế của đất nước, nâng cao năng lực cạnhtranh của Việt Nam trên thế giới Các doanh nghiệp hiện nay, không ngừng đầu tưtài chính nhằm tìm kiếm các giải pháp, công nghệ cao nhằm tối ưu hoá lợi nhuận,nâng cao lợi thế cạnh tranh trên thị trường Thông qua các trường ĐH là nơi có rấtnhiều nhà khoa học, có đủ kiến thức để thực hiện nghiên cứu nhằm tạo ra các sảnphẩm công nghệ hoặc quy trình nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, tối ưu hoáquy trình sản xuất, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường
Thứ nhất, bảo hộ QTG đối với TPKH giúp bảo vệ lợi ích kinh tế của tác giả.
Khi tác giả có quyền sở hữu và kiểm soát tác phẩm của mình, họ có thể sửdụng tác phẩm đó để tạo ra thu nhập, từ các nguồn như bản quyền, quyền sử dụng,bán tác phẩm hoặc tạo ra sản phẩm mới từ tác phẩm đó Việc đảm bảo quyền SHTT
và bảo hộ QTG sẽ giúp tác giả có khả năng bảo vệ lợi ích kinh tế của mình và tạođộng lực để tiếp tục sáng tạo Bên cạnh đó, việc bảo hộ QTG sẽ khuyến khích cáctác giả và nhà nghiên cứu tiếp tục sáng tạo và NCKH Khi tác giả được đảm bảoQSH
Trang 28và kiểm soát tác phẩm của mình, họ sẽ có động lực từ lợi ích kinh tế để tiếp tụcsáng tạo và nghiên cứu Điều này sẽ dẫn đến sự phát triển của các lĩnh vựcKH&CN, cải thiện chất lượng cuộc sống và cung cấp cơ hội kinh doanh mới.
Bảo hộ QTG cũng giúp tôn trọng công lao và nỗ lực của các tác giả Việccông nhận và bảo vệ QTG sẽ giúp đảm bảo rằng các tác giả nhận được sự đánh giá
và đánh giá công bằng cho các tác phẩm của họ, tạo động lực và động viên cho cácnhà nghiên cứu và tác giả tiếp tục phát triển và đóng góp cho sự phát triểnKH&CN
Thứ hai, bảo hộ QTG sẽ giúp khuyến khích cho đầu tư và hợp tác góp phần
vào việc phát triển tri thức
Việc đảm bảo quyền SHTT và bảo hộ QTG cũng sẽ kích thích cho các nhàđầu tư và tổ chức để đầu tư và hợp tác trong các lĩnh vực nghiên cứu khoa học Khiquyền SHTT được bảo vệ, các nhà đầu tư sẽ có động lực để đầu tư vào nghiên cứu
và phát triển sản phẩm mới, cũng như các tổ chức sẽ có động lực để phối hợp thamgia NCKH cũng các trường ĐH và viện nghiên cứu trong các dự án nghiên cứuchung Bên cạnh đó, việc đảm bảo QTG sẽ khuyến khích các nhà nghiên cứu và tácgiả tìm kiếm và khai thác nhiều những ý tưởng mới, đột phá trong các lĩnh vựcNCKH Bảo hộ QTG sẽ giúp tác giả tự tin trong việc đưa ra ý tưởng mới và độcđáo, cũng như đảm bảo rằng những ý tưởng này được bảo vệ và giữ bí mật cho đếnkhi được công bố Các tác phẩm nghiên cứu khoa học được bảo hộ và công bố hợppháp sẽ được phổ biến rộng rãi hơn, giúp cho các nhà nghiên cứu và tác giả khác cóthể truy cập và sử dụng chúng để phát triển các tác phẩm và nghiên cứu mới
Thứ ba, bảo hộ QTG giả góp phần phát triển kinh tế- xã hội cũng như đáp
ứng được nhu cầu tiếp cận tác phẩm của cộng đồng
Sản phẩm từ các kết quả nghiên cứu khoa học là một phần quan trọng củađời sống xã hội Do đó, việc bảo hộ QTG ngoài việc ưu tiên đảm bảo quyền và lợiích kinh tế của tác giả, còn phải quy định để cân bằng nhu cầu của xã hội Khi mộttác phẩm được pháp luật bảo hộ QTG thì sẽ phát sinh mối quan hệ về lợi ích giữatác giả, chủ sở hữu QTG và công chúng Vì vậy, pháp luật đã đề ra những quyđịnh cụ
Trang 29thể nhằm giải quyết mâu thuẫn nhằm hướng đến sự hài hoà, cân bằng lợi ích giữacác bên Qua đó, vừa thúc đẩy được hoạt động nghiên cứu khoa học, tạo ra nhữngcông nghệ, giải pháp mới và đồng thời cũng tạo điều kiện cho việc khai thác giá trịcủa tác phẩm nhằm góp phần phát triển kinh tế - xã hội cũng như đáp ứng được nhucầu tiếp cận tác phẩm của cộng đồng.
Sẽ không thể có tiến bộ khoa học kỹ thuật nếu mọi người không được phépphát triển ý tưởng sáng tạo trên cơ sở phát triển ý tưởng trong tác phẩm của tác giảkhác Do đó, pháp luật về bảo hộ QTG đã có những ngoại lệ cho phép một ngườiđược sử dụng tác phẩm mà không cần phải trả tiền thù lao Mỗi bên sẽ phải hy sinhmột phần quyền lợi của mình để hướng tới lợi ích chung lớn hơn, mà sâu xa hơnchính là tạo ra một xã hội phát triển bền vững, công bằng và bình đẳng Việc giớihạn QTG đem lại ý nghĩa vô cùng quan trọng trong quá trình bảo vệ và khai thácQTG, nhằm hướng tới mục đích bảo vệ lợi ích cho cả hai bên để hướng tới xã hộitri thức Nhà nước không có cơ chế bảo hộ thích hợp quyền của chủ sở hữu trí tuệthì không thể khuyến khích sự sáng tạo; tuy nhiên nếu chỉ hướng tới bảo vệ tác giảthì có thể dẫn đến sự lạm dụng độc quyền và ảnh hưởng đến việc tiếp cận tri thứccủa đông đảo công chúng Công ước Berne, Hiệp định TRIPS, Hiệp ước WCT cũngcho phép các quốc gia tùy thuộc vào điều kiện kinh tế xã hội mà xây dựng nhữngquy định về ngoại lệ hoặc giới hạn về QTG Việc xác định việc khai thác tác phẩm
có được xem là hợp lý hay không thì còn phải đánh giá dựa trên các yếu tố như sau:
- Việc sử dụng tác phẩm phục vụ cho giáo dục phi lợi nhuận;
- Bản chất của tác phẩm;
- Ảnh hưởng của việc sử dụng đối với giá trị của tác phẩm có bảnquyền Nghĩa là cân đối lợi nhuận chủ sở hữu QTG sẽ nhận được và lợi ích màcông chúng có được từ việc khai thác tác phẩm;
Mặc dù có những ngoại lệ, QTG vẫn cần tuân thủ nguyên tắc ưu tiên bảođảm quyền lợi của tác giả, chủ sở hữu QTG, các trường hợp ngoại lệ về quyền khaithác tác phẩm không được đặt cao hơn quyền lợi của tác giả
Trang 301.2 Kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới về bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm khoa học.
QTG là một trong các đối tượng được bảo hộ theo quy định của pháp luậtquyền Sở hữu trí tuệ Cũng như các lĩnh vực khác của quyền SHTT, QTG bảo hộcác sản phẩm trí tuệ của con người QTG đã có lịch sử hình thành từ hàng thế kỷ và
là tiền đề cho sự ra đời và phát triển của các quyền liên quan Vào thế kỷ thứ XV,
hệ thống pháp luật ở một số quốc gia đã bắt đầu ghi nhận về QTG, tuy nhiên ở giaiđoạn này pháp luật chỉ mới ghi nhận quyền sở hữu đối với những vật mang tácphẩm trí tuệ (ví dụ như sách, báo,…) chứ không bảo hộ nội dung chứa đựng trong
đó, do đó việc TPKH của một tác giả dễ dàng bị sao chép và thay đổi Đến giữa thế
kỷ XVI, với sự phát triển của phong trào phục hưng thì QTG được chính quyềnnhiều nước quan tâm hơn để khuyến khích sự sáng tạo cá nhân, do đó, đặc điểmQTG trong thời kỳ này hướng đến bảo vệ quyền nhân thân của tác giả mà chưa đảmbảo cho tác giả các quyền tài sản đối với tác phẩm trí tuệ Vào đầu thế kỷ XVIII với
sự ra đời của Luật bản quyền ở nước Anh Sau đó, là một loạt những quy địnhtương tự được đưa vào đạo luật của các nước như Pháp, Đức, Hoa Kỳ,….Cho đếnnay, QTG đã được ghi nhận một cách rộng rãi ở hầu hết các quốc gia trên khắp thếgiới Tiêu biểu như ở các quốc gia sau:
1.2.1 Hoa Kỳ
Hiến pháp của Hoa Kỳ có quy định “ Quốc hội có quyền khuyến khích, thúc đẩy sự phát triển của khoa học và nghệ thuật hữu ích bằng cách đảm bảo trong một thời gian nhất định những quyền đặc biệt cho tác giả và nhà phát minh đối với các tác phẩm và sáng chế của họ”12 Trước đó, Hoa Kỳ đã ban hành Đạo luật Bảnquyền năm 1909, sau đó năm 1955 khi Ủy ban Cải cách Luật Bản quyền đượcthành lập để xem xét sửa đổi luật bản quyền Luật Bản quyền Hoa Kỳ hiện hành(Title 17 of the United States Code) được Quốc hội Hoa Kỳ thông qua vào ngày 19tháng 10 năm 1976 dưới thời Tổng thống Gerald Ford Sau hơn 20 năm tham vấn
và soạn thảo, dự
12 Hiến pháp Hoa Kỳ (1780), Điều 1 phần 8
Trang 31luật bản quyền mới đã được Quốc hội thông qua vào năm 1976 Luật Bản quyền
1976 được coi là một bước tiến quan trọng, đánh dấu sự thay đổi lớn về chính sáchbản quyền của Hoa Kỳ, hướng tới mở rộng quyền và bảo vệ cho các tác giả, nghệ
sĩ Luật có hiệu lực từ ngày 1/1/1978 Kể từ đó đến nay, Luật Bản quyền Hoa Kỳ
1976 đã được sửa đổi nhiều lần để đáp ứng yêu cầu bảo hộ trong bối cảnh phát triểncông nghệ số Tuy nhiên, văn bản luật gốc 1976 vẫn giữ vai trò là nền tảng pháp lýcho hệ thống bản quyền Hoa Kỳ
Luật Bản quyền Hoa Kỳ (Title 17 of the United States Code) được thôngqua năm 1976 quy định các tác phẩm được bảo hộ bản quyền bao gồm: Tác phẩmvăn học như sách, tạp chí, báo, thơ, kịch bản; Tác phẩm âm nhạc như bài hát, giaiđiệu, lời bài hát; Tác phẩm điện ảnh như phim, chương trình truyền hình; Tác phẩm
mỹ thuật như tranh vẽ, điêu khắc, nhiếp ảnh; Phần mềm máy tính và cơ sở dữ liệu.Pháp luật về bảo hộ SHTT của Hoa Kỳ không bảo hộ các ý tưởng mà chỉ bảo hộcách trình bày các ý tưởng đó Các tác phẩm trên được bảo hộ kể từ khi được thểhiện dưới dạng cụ thể có thể sao chép được Những tác phẩm không được bảo hộQTG theo quy định của pháp luật Hoa Kỳ là tin tức sự thật về khoa học, về lịch sử,
về sinh học, các tin tức hàng ngày,… bởi theo quan niệm của các nhà lập pháp thìbất kỳ một sự thật nào được tác giả tìm ra trong quá trình nghiên cứu đều thuộc vềcông chúng, mọi người đều có quyền sử dụng miễn phí Quan điểm này phù hợpvới Công ước Berne là các tin tức và các dữ kiện hỗn hợp không được hưởng quychế bảo hộ13
Nội dung pháp luật về QTG ở Hoa Kỳ quy định QTG nói chung và QTG đốivới TPKH nói riêng tách biệt với quyền sở hữu tài sản hữu hình, đó là sự phân biệtgiữa quyền tài sản và QTG đối với tác phẩm đó Theo Văn phòng SHTT Hoa Kỳthì “bản quyền” là một loại hình bảo hộ được quy định bởi hiến pháp Hoa Kỳ vàđược pháp luật thừa nhận cho những tác phẩm nguyên gốc của tác giả được địnhhình dưới một hình thức hữu hình nhất định QTG bao gồm quyền sao chép, phânphối, biểu diễn tác phẩm Thời hạn bảo hộ QTG ở Mỹ là trong suốt cuộc đời tác giảcộng thêm
13 Công ước Berne, Điều 2.8
Trang 3270 năm sau khi tác giả qua đời Đối với tác phẩm do nhiều tác giả cùng sáng tác thìthời hạn là 70 năm sau khi tác giả cuối cùng qua đời.
Ở Hoa Kỳ thì điều kiện để TPKH được bảo hộ phải thoả mãn những điều
kiện cần thiết để được bảo hộ QTG là: Thứ nhất, tác phẩm đó được tạo ra và được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định; Thứ hai, tác phẩm đó phải là một
sáng tạo mới Như vậy, tác phẩm phải được biểu hiện bằng sự cố gắng sáng tạo củatác giả tạo ra nó Tính sáng tạo không phải chỉ là liệt kê những chữ - số đơn thuần
mà ai biết chữ cũng có thể thực hiện được
Bên cạnh đó, đối với những TPKH được tạo ra bởi trí tuệ nhân tạo thì nướcnày vẫn duy trì quan điểm không bảo hộ bản quyền Các lý do được đưa ra là: Hoa
Kỳ cho rằng tác giả sáng tạo phải là con người14 Giới hạn phạm vi tác giả trongpháp luật bản quyền của Hoa Kỳ chỉ là “con người” phục vụ cho mục đích lớn nhất
là thúc đẩy và khuyến khích sự lao động trí óc và sáng tạo Các tác phẩm do độngvật, trí tuệ nhân tạo tạo ra, hoặc các vết cắt, khuyết tật có trong đá tự nhiên sẽkhông được Văn phòng Bản quyền Hoa Kỳ cho đăng ký bảo vệ bản quyền15
Theo Điều 501-513 của Luật Bản quyền Hoa Kỳ, các hành vi vi phạm QTGđối với TPKH đều có thể bị xử lý dân sự và hình sự Cụ thể, chủ sở hữu QTG cóthể khởi kiện dân sự đối với các hành vi xâm phạm QTG như sao chép, phân phốitrái phép tác phẩm Nếu thắng kiện, bị đơn sẽ phải bồi thường thiệt hại cho nguyênđơn và có thể bị tước bỏ lợi nhuận thu được từ hành vi vi phạm Mức bồi thường cóthể lên đến 150.000 USD cho mỗi tác phẩm bị vi phạm Ngoài ra, Luật Bản quyềnHoa Kỳ cũng quy định xử lý hình sự đối với các trường hợp vi phạm nghiêm trọngvới mục đích thương mại Cụ thể: Phạt tiền từ 250.000 USD đến 500.000 USDhoặc tù từ 1-5 năm với tội danh xâm phạm QTG lần đầu; Phạt tiền từ 500.000 USDđến 1 triệu USD hoặc tù từ 5-10 năm nếu phạm tội lần thứ 2 hoặc nhiềuhơn.Khung phạt
14 Dane E Johnson, “Statute of Anne-imals: Should copyright protect sentient nonhuman creators?”, Animal Law, Vol 15, Issue 1, 2008, tr.18.
15 Bản Tóm tắt Thông lệ của Văn phòng Bản quyền Hoa Kỳ, Mục 313.2
Trang 33vi phạm bản quyền ở Mỹ khá nặng, đủ sức răn đe các hành vi xâm phạm QTG.Điều này thể hiện sự quyết liệt trong việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ tại quốc gianày.
Như vậy, luật bản quyền Hoa Kỳ bao quát hầu hết các loại hình sáng tạo cógiá trị thương mại, đồng thời có chế tài mạnh mẽ để bảo vệ quyền lợi cho các chủ
sở hữu tác phẩm Đây là một trong những hệ thống pháp luật bảo hộ QTG chặt chẽ
và hiệu quả nhất thế giới
1.2.2 Anh
Nước Anh dưới triều đại Nữ hoàng Anne là nước đầu tiên công nhận độcquyền của tác giả - “Đạo luật của Nữ hoàng Anne” năm 1709 là đạo luật về QTGsớm nhất của nước Anh và cũng là đạo luật về QTG đầu tiên trong lịch sử thế giới,chính là được ban hành dựa vào các tiền đề lớn là quan niệm kinh tế của chủ nghĩatrọng thương và quan niệm về quyền lợi tài sản tư hữu, mục đích là “trao cho tácgiả, nhà xuất bản có quyền sao chép, để khuyến khích sáng tạo”, bảo đảm việc thựchiện đầy đủ chức năng truyền bá văn hoá
Luật QTG của nước Anh quy định QTG tự động phát sinh kể từ thời điểm cánhân hay pháp nhân sáng tạo nên TPKH16 Với quan điểm xây dựng pháp luật trên
cơ sở về giá trị tài sản Luật QTG của nước Anh thực hiện thuyết về QTG thươngmại, cho rằng thực chất của QTG chính là quyền lợi sao chép tác phẩm vì mục đíchthương mại Quy định nước này nhấn mạnh đến bảo hộ yếu tố kinh tế mà ít quantâm đến quyền tinh thần của tác giả17
Khi các TPKH, văn học và các bản in của các sách đã xuất bản đáp ứngnhững yêu cầu về việc bảo vệ thì các tác phẩm đó được tự động bảo vệ bản quyền ởnước Anh Trong các điều khoản chung, việc bảo vệ bản quyền vẫn được dành chonhững tác phẩm xuất bản đầu tiên Tại Anh, các quyền sử dụng và quyết định vềmột tác phẩm thường không dành cho tác giả mà lại dành cho những người khaithác các
16 Điều 5 Luật quyền tác giả Vương Quốc Anh
17 Trần Văn Nam (2014), Quyền tác giả ở Việt Nam Pháp luật và Thực thi, NXB Tư Pháp, tr.41
Trang 34quyền này về mặt kinh tế Tác giả chỉ giữ lại các quyền phủ quyết có giới hạn nhằm
để ngăn cản việc lạm dụng từ phía những người khác thác các quyền này
Quy định về thời hạn của bản quyền ở nước Anh như sau, thời hạn của bảnquyền đối với các TPKH, văn học, kịch, âm nhạc và mỹ thuật thường là suốt cuộcđời của tác giả và một khoảng thời gian khoảng 70 năm kể từ khi người đó qua đời.Đối với phim, thời hạn thường là 70 năm, các bản thu và truyền hình được bảo vệtrong khoảng thời gian 50 năm.18
Khác với quan điểm ở một số nước như Hoa Kỳ, Nhật Bản thì tại Anh, kháiniệm về bảo hộ các tác phẩm nói chung hay TPKH nói riêng được tạo ra từ AI đãđược nhắc đến rất sớm, điều này đã được ghi nhận trong Đạo luật Bản quyền, Kiểu
dáng và Bằng sáng chế năm 1988 nêu rõ: “Trong trường hợp tác phẩm văn học, kịch, âm nhạc hay nghệ thuật được tạo ra từ máy tính, tác giả sẽ là người sắp xếp cần thiết cho việc tạo ra tác phẩm được thực hiện”19, cách tiếp cận này hướng đếnnội dung ghi nhận QTG cho người đã tạo nên các chương trình máy tính (cụ thể làlập trình viên) để chương trình đó tạo ra các tác phẩm Bên cạnh đó, tác phẩm do
máy tính tạo ra (computer-generated) được định nghĩa là “một tác phẩm được tạo
ra bằng máy tính trong những trường hợp không có tác giả là con người”20 Việclàm rõ khái niệm trên tạo ra tiền đề cho việc giải quyết các yêu cầu bảo hộ QTG đốivới các TPKH được tạo ra bởi AI tại đất nước này Có thể thấy rằng, cách tiếp cậnQTG này của Vương quốc Anh là một cách tiếp cận khá rộng mở khi đã tạo ra một
ngoại lệ để công nhận QTG đối với các tác phẩm được tạo ra bởi một loại “tác giả”
không phải là con người Như vậy, mặc dù Mỹ và Anh đều theo hệ thống pháp luậtCommon Law nhưng khác với Mỹ thì Vương Quốc anh đã thừa nhận và bảo hộ cácTPKH được tạo ra bởi trí tuệ nhân tạo AI
18 http://www.quyentacgia.org/phap-luat-viet-nam/phap-luat-ve-quyen-tac-gia-tai-mot-so-nuoc-tren-the-
gioi/#:~:text=Quy%20%C4%91%E1%BB%8Bnh%20v%E1%BB%81%20th%E1%BB%9Di%20h%E1%BA% A1n,khi
%20ng%C6%B0%E1%BB%9Di%20%C4%91%C3%B3%20qua%20%C4%91%E1%BB%9Di Truy
cập ngày 29/12/2022
19 Điều 9 (3) Đạo luật Bản quyền, Kiểu dáng và Bằng sáng chế năm 1988, Vương Quốc Anh
20 Điều 178 Đạo luật Bản quyền, Kiểu dáng và Bằng sáng chế năm 1988, Vương Quốc Anh
Trang 351.2.3 Nhật Bản
Nhật Bản có Luật Bản quyền riêng được ban hành lần đầu năm 1899 LuậtBản quyền Nhật Bản hiện hành được sửa đổi năm 1970 và bổ sung năm 2018 nhằmkhuyến khích sáng tạo và bảo vệ tài sản trí tuệ Ngoài ra, Nhật Bản còn có Luật Cơbản về Tài sản trí tuệ năm 2021 có những phạm vi điều chỉnh đến hoạt động tạo ratài sản trí tuệ mới và sử dụng có hiệu quả tài sản trí tuệ nhằm tăng cường khả năngcạnh tranh quốc tế ở giai đoạn mới.21 Luật Bản quyền Nhật Bản bảo hộ các loạihình tác phẩm:
- Tác phẩm văn học: tiểu thuyết, thơ ca, kịch bản, tiểu luận phê bình.Nhật Bản có nền văn học lâu đời với các tác phẩm kinh điển như Truyện Genji,Truyện kể Heike
- Tác phẩm âm nhạc: bài hát, giai điệu Thể loại nhạc pop Nhật Bản pop) là một hiện tượng văn hóa ảnh hưởng đến giới trẻ toàn cầu
(J Tác phẩm nghệ thuật: hội họa, điêu khắc, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứngdụng Nghệ thuật Nhật Bản nổi tiếng với các thể loại truyền thống như Ukiyo-e,Ikebana, Origami
- Tác phẩm điện ảnh: phim điện ảnh, phim truyền hình, phim hoạt hình(anime) Phim hoạt hình Nhật có ảnh hưởng văn hóa lớn tại Châu Á và thế giới
- TPKH: các tác phẩm được viết lên giấy trắng , bài giảng hay diễnthuyết bằng miệng thì được bảo hộ theo pháp luật Nhật Bản, do đó không phân biệtloại hình tác phẩm viết với tác phẩm không biểu hiện dưới hình thức viết Bên cạnh
đó, Nhật Bản còn bảo hộ tác phẩm là phần mềm máy tính Cho đến thời điểm hiệntại, hầu hết các nước trên thế giới đều công nhận một chương trình thuộc phần mềmmáy vi tính như một tác phẩm và người sáng tạo có QTG đối với phần mềm đó
21 Nhật Bản, Điều 1 Luật Cơ bản về Tài sản trí tuệ.
Trang 36Để được bảo hộ QTG thì các tác phẩm phải đáp ứng được các điều kiện như(1) Chứa đựng những suy nghĩ hoặc xúc cảm; (2) được định hình cụ thể (3) có tínhsáng tạo (4)Thuộc các lĩnh vực văn học, khoa học, mỹ thuật hay âm nhạc.
Theo quan điểm của nhà làm luật Nhật Bản thì nội dung của những tác phẩmtrên phải được diễn tả một cách sáng tạo thì được pháp luật bảo hộ Tuy nhiên, cácngôn ngữ được sử dụng để lập trình hay các giải pháp về toán học không được xem
là đối tượng bảo hộ theo quy định pháp luật về QTG ở nước này Bên cạnh đó,Nhật Bản đã rất tích cực trong việc cân nhắc phát triển trí tuệ nhân tạo song songvới hoàn thiện pháp luật về SHTT Năm 2017, một trí tuệ nhân tạo có tên ShibuyaMirai được nước này cấp quyền công dân và có thẻ cư trú tại Tokyo Tuy nhiên,Nhật Bản vẫn từ chối bảo hộ QTG cho các sản phẩm từ trí tuệ nhân tạo bởi theopháp luật QTG hiện hành ở nước này không xem sản phẩm do trí tuệ nhân tạo tạo
ra là một tài sản, bên cạnh đó như phân tích các điều kiện để được bảo hộ ở trên thìcác sản phẩm từ trí tuệ nhân tạo không có đủ điều kiện bới nó không chứa đựng
“suy nghĩ” và “xúc cảm”
Những tác phẩm không được bảo hộ theo quy định của pháp luật về QTG ởNhật Bản là Hiến Pháp và các luật, đạo luật, nghị định của Chính phủ, các thông tưcủa các Bộ,… và những bản dịch của các văn bản trên Nhưng vẫn bảo hộ các tácphẩm báo chí hay công báo của nhà nước phát hành
Bên cạnh đó, Luật Bản quyền Nhật Bản cho phép một số trường hợp sử dụngtác phẩm mà không cần xin phép như: Sử dụng vào mục đích giảng dạy, nghiêncứu tại trường học, thư viện; Trích dẫn hợp lý phục vụ bình luận, giới thiệu tácphẩm; Sao chép tác phẩm cho người khuyết tật
Thời hạn bảo hộ QTG ở Nhật là trong suốt cuộc đời cộng thêm 50 năm saukhi tác giả qua đời, ngắn hơn so với mức 70 năm theo chuẩn quốc tế
Nhật Bản có hệ thống luật pháp điều chỉnh chặt chẽ về QTG, góp phần thúcđẩy sự phát triển văn hóa sáng tạo trong nền kinh tế tri thức hiện đại.Theo Luật Bản
Trang 37quyền của Nhật Bản, hành vi vi phạm bản quyền có thể bị xử lý ở cả cấp độ dân sự
và hình sự:
- Về dân sự: Người vi phạm có thể bị buộc bồi thường thiệt hại cho chủ
sở hữu bản quyền Mức bồi thường có thể lên tới 10 triệu Yên (khoảng 73.000USD)
- Về hình sự: Người vi phạm có thể bị phạt tiền từ 2 triệu đến 10 triệuYên (khoảng 14.600 - 73.000 USD) hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 10 năm, tùy theomức độ vi phạm
- Ngoài ra, tòa án cũng có thể ra lệnh tịch thu tiêu hủy hàng hóa viphạm và cấm tiếp tục kinh doanh liên quan đến hành vi xâm phạm bản quyền
Có thể thấy khung hình phạt vi phạm bản quyền ở Nhật Bản khá nghiêm khắc, vớimức phạt tiền và tù cao Điều này nhằm mục đích răn đe và ngăn chặn các hành vixâm phạm quyền sở hữu trí tuệ nghiêm trọng Nhật Bản luôn coi trọng việc bảo hộ
sở hữu trí tuệ và thực thi pháp luật một cách triệt để Như vậy, các quốc gia trên thếgiới đều có những quy định cơ bản tương tự để bảo vệ quyền lợi của người sángtạo, khuyến khích sự phát triển văn hóa, khoa học Tuy nhiên, vẫn có những điểmkhác biệt nhất định về phạm vi, thời hạn bảo hộ và các trường hợp ngoại lệ
1.3 Quy định pháp luật Việt Nam về bảo hộ quyền tác giả đối với các tác phẩm khoa học tại các trường đại học
1.3.1 Chủ thể của quyền tác giả đối với tác phẩm khoa học tại các trường đại
học
1.3.1.1 Tác giả sáng tạo ra các tác phẩm khoa học tại các trường đại học
Ngày nay, với sự phát triển nhanh chóng của KHCN thì nhu cầu trao đổicông trình NCKH, TPKH diễn ra hết sức phổ biến Bên cạnh đó thì nhu cầu quảngcáo, truyền bá và kế thừa công trình NCKH ngày càng lớn Do đó, cần xác định rõtác giả của công trình NCKH là việc làm cần thiết đối với hoạt động NCKH ở hiệntại và về sau này
Trước đây căn cứ theo Điều 736, Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định: “Thứ nhất, người sáng tạo tác phẩm văn học, khoa học và nghệ thuật chính là tác giả của
Trang 38tác phẩm đó Tuy nhiên, nếu có 2 người hoặc nhiều hơn 2 người cũng sáng tạo ra tác phẩm thì những người đó là đồng tác giả Thứ hai, là người sáng tạo ra tác phẩm phái sinh từ tác phẩm của một người khác, trong đó bao gồm các tác phẩm
mà được dịch từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác, tác phẩm cải biên, tác phẩm phóng tác hoặc chuyển thể, chú giải và biên soạn hoặc được tuyển chọn là tác giả của tác phẩm phái sinh đó”.
Hiện nay, theo Luật SHTT hiện hành có bổ sung quy định về tác giả, đồng
tác giả như sau: Theo quy định thì “Tác giả là người trực tiếp sáng tạo tác phẩm Trong trường hợp có từ hai người trở lên trực tiếp cùng nhau thực hiện sáng tạo tác phẩm với chủ ý là đóng góp của họ được kết hợp thành một tổng thể hoàn chỉnh thì trong trường hợp này những người đó được quy định là các đồng tác giả” Quy định này giúp khái niệm về tác giả được mở rộng hơn khi pháp luật thừa
nhận vai trò của người cùng thực hiện, ở đây được gọi là đồng tác giả trong tácphẩm Qua đó, xác định chính xác hơn về quyền và nghĩa vụ của tác giả, đồng tácgiả trong các kết quả nghiên cứu khoa học đồng thời là căn cứ pháp lý cụ thể đểbảo vệ quyền của tác giả và đồng tác giả
Trong môi trường giáo dục hiện nay, tác giả có thể là giảng viên, sinh viên,học viên thực hiện nghiên cứu để tạo ra các TPKH thông qua giao kết hợp đồng.Việc giao kết hợp đồng này có thể là hợp đồng lao động, hợp đồng dịch vụ, hợpđồng giao việc, Đối với giảng viên, căn cứ theo quy định tại Điều 55 Luật Giáodục ĐH năm 2012 và khoản 30 Điều 1 Luật Giáo dục ĐH sửa đổi năm 2018 thìGiảng viên có nhiệm vụ giảng dạy, phát triển chương trình đào tạo, nghiên cứu,phát triển ứng dụng khoa học và chuyển giao công nghệ Đối với giảng viên tạitrường ĐH, nghiên cứu khoa học là nhiệm vụ cơ bản Do đó, việc NCKH lâu nayluôn được các trường ĐH đề cao như một nhiệm vụ bắt buộc, thường xuyên và làmột tiêu chuẩn quan trọng hàng đầu để đánh giá khả năng toàn diện của giảng viên.Đối với sinh viên, việc nghiên cứu khoa học của sinh viên đã được cụ thể hóa tạiThông tư số 19/2012/TT- BGDĐT ngày 01 tháng 6 năm 2012 của Bộ Giáo dục vàĐào tạo ban hành Quy định về hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên trongcác cơ sở giáo dục ĐH Như
Trang 39vậy, tác giả của tác phẩm NCKH có thể là một cá nhân hoặc một nhóm tác giả(đồng tác giả) thực hiện công trình NCKH Vai trò của tác giả trong hoạt độngnghiên cứu khoa học có thể được phân chia khác nhau:
- Chủ nhiệm công trình NCKH: Là người nghiên cứu chính đồng thời
là người điều hành trong quá trình thực hiện TPKH
- Thư ký: là người phụ trách các công việc chuyên môn cũng như công việc hành chính liên quan đến TPKH
- Người tham gia: Là những thành viên có chuyên môn trong lĩnh vực nghiên cứu và thực hiện các nhiệm vụ theo sự điều phối của chủ nhiệm đề tài
Theo Luật SHTT hiện hành thì “ … Trường hợp có từ hai người trở lên cùng trực tiếp sáng tạo tác phẩm với chủ ý là sự đóng góp của họ được kết hợp thành một tổng thể hoàn chỉnh thì những người đó là các đồng tác giả” Đồng tác giả
được hiểu là có nhiều cá nhân cùng tham gia thực hiện nghiên cứu để tạo ra TPKHhoàn chỉnh Điều này có nghĩa là người trực tiếp thực hiện các nội dung công việc,tham gia sáng tạo để tạo ra tác phẩm bằng lao động trí tuệ Người làm công việc hỗtrợ, đóng góp ý kiến hoặc cung cấp tư liệu để người khác tạo ra sản phẩm thì khôngđược công nhận là tác giả hay đồng tác giả theo khoản 2 Điều 12a Luật SHTT Ví
dụ, đối với đề tài nghiên cứu khoa học của sinh viên tại Trường ĐH Nông LâmTP.HCM thì giảng viên hướng dẫn không được xem là tác giả hay đồng tác giả củaTPKH đó, bởi giảng viên hướng dẫn không trực tiếp thực hiện các nội dung côngviệc để sáng tạo ra tác phẩm mà chỉ định hướng, cung cấp tài liệu, góp ý cho sinhviên thực hiện nghiên cứu và hoàn thành đề tài đó
Tóm lại, những người tham gia trực tiếp sáng tạo ra toàn bộ hoặc một phầncủa TPKH bằng lao động trí tuệ thì được xem là tác giả hoặc đồng tác giả đối vớiTPKH
1.3.1.2 Chủ sở hữu quyền tác giả đối với tác phẩm khoa học tại các trường Đại học
Trang 40Với xu thế phát triển của xã hội, các tổ chức, đơn vị đánh giá được giá trịkinh tế, khai thác tốt giá trị kinh tế (thương mại hoá tài sản trí tuệ) của TPKH thôngqua hợp đồng chuyển giao Vì vậy, việc xác định chủ sở hữu của kết quả NCKH có
ý nghĩa rất quan trọng trong việc xác định quyền nhân thân và quyền tài sản theoquy định của pháp luật
Theo Luật KHCN năm 2013 có quy định: “Tổ chức, cá nhân đầu tư tài chính, cơ sở vật chất - kỹ thuật cho việc thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ
là chủ sở hữu kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác trong hợp đồng nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ” 22
Theo Luật SHTT năm 2005 thì “Chủ thể quyền sở hữu trí tuệ là chủ sở hữu quyền sở hữu trí tuệ hoặc tổ chức, cá nhân được chủ sở hữu chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ”23 Do đó chủ sở hữu QTG là chủ thể của QTG hoặc tổ chức cá nhânđược chủ thể này chuyển giao một, một số hoặc toàn bộ các quyền tài sản, quyềncông bố tác phẩm
Trường hợp tác giả là giảng viên đang công tác tại trường ĐH, thực hiệnsáng tạo ra các TPKH như giáo trình, bài giảng, đề tài nghiên cứu khoa học và đượcnhà trường cấp kinh phí để thực hiện và nghiệm thu thì chủ sở hữu QTG theo quyđịnh tại khoản 1 Điều 39 Luật SHTT là nhà trường (Hiệu trưởng trường ĐH là Đạidiện) Nếu sau đó, công trình NCKH được ứng dụng theo hợp đồng của doanhnghiệp thì thực hiện theo thoả thuận của các bên trong hợp đồng Tương tự, nếumột TPKH là đề tài nghiên cứu khoa học của sinh viên được trường cấp kinh phíthực hiện thì nhà trường là chủ sở hữu QTG đối với TPKH, còn sinh viên là tác giảsáng tạo nên tác phẩm đó
Như vậy, có thể hiểu rằng Chủ sở hữu QTG đối với TPKH tại các trường ĐH
là tổ chức hoặc cá nhân đầu tư về tài chính, cơ sở vật chất – kỹ thuật,… để ra đượckết quả NCKH sẽ là chủ sở hữu của kết quả NCKH đó CSH của kết quả NCKH có
22 Quốc hội (2002) Khoản 1, Điều 41 Luật Khoa học Công nghệ năm 2013, sửa đổi bổ sung năm 2022.
23 Quốc hội (2022), Khoản 6 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi bổ sung năm 2022