Xác lập đề tài nghiên cứu:Trong tình hình hiện nay mặc dù nhu cầu về việc làm của người lao động tăng cao theo thời gian nhưng tỷ lệ lao động trong lĩnhvực công nghệ khoa học kỹ thuật vẫ
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH
Trang 2DANH SÁCH NHÓM
Trang 3B Thị trường lao động công nghệ cao tại Việt Nam
1 Những đặc điểm của lao động công nghệ cao tại Việt
2 Tài liệu tham
khảo……… 17
Trang 4I MỞ ĐẦU:
1 Tính cấp thiết của vấn đề:
Trong nền kinh tế thị trường, mục tiêu cuối cùng của các doanh nghiệp là lợi nhuận Do đó, các doanh nghiệp hướng tới giảm chi phí đầu vào, hạ giá thành sản phẩm để có thể thu hút lượngcầu, vì vậy các doanh nghiệp buộc phải áp dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật để nâng cao năng suất lao động, cải thiện chất lượng sản phẩm, giảm chi phí đầu vào, tạo lợi thế cạnh tranh so với đối thủ nhằm tối đa hóa lợi nhuận
Công nghệ kỹ thuật ngày càng phát triển mạnh mẽ, đi song song với đó là sự phát triển kinh tế và toàn cầu hóa Theo đà phát triển của xã hội, con người đặt ra ngày càng nhiều yêu cầutiêu dùng cao hơn Ở thế kỷ trước khi cuộc sống còn đói kém, người ta chỉ có nhu cầu đủ ăn, đủ mặc, trang trải cho cuộc sốngthì nay khi xã hội đã phát triển đến một mức nhất định, cuộc sống đầy đủ hơn thì con người cũng có những nhu cầu cao hơn như sử dụng công nghệ cao, tiết kiệm sức lao động, cải thiện năng suất,… Chính điều đó đã thúc đẩy sự phát triển của các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp trong lĩnh vực côngnghệ cao, đồng thời đặt ra nhu cầu về số lượng lớn các lao
động trong lĩnh vực này
Trang 52 Xác lập đề tài nghiên cứu:
Trong tình hình hiện nay mặc dù nhu cầu về việc làm của người lao động tăng cao theo thời gian nhưng tỷ lệ lao động trong lĩnhvực công nghệ khoa học kỹ thuật vẫn còn thấp, chất lượng lao động vẫn chưa đủ để đáp ứng được nhu cầu của thị trường lao động, giải quyết được vấn đề mà xã hội đặt ra Tìm hiểu về vấn
đề này, nhóm chúng em quyết định dựa trên tình hình thực tiễn
và những kiến thức kinh tế học chúng em học được trong học
phần Kinh tế vi mô để phân tích và đi sâu vào khám phá, cũng
như đánh giá và đưa ra những giải pháp thiết yếu để giải quyết vấn đề này Đề tài mà chúng em lựa chọn cho tiểu luận là
“Phân tích thị trường lao động công nghệ cao tại Việt Nam”
3 Mục tiêu nghiên cứu của tiểu luận:
Đề tài sẽ đi vào nghiên cứu các vấn đề sau:
A Cơ sở lý thuyết:
1 Giải thích thế nào là thị trường, thị trường lao động, công nghệ cao
2 Những đặc điểm của lao động công nghệ cao
B Tìm hiểu thị trường lao động công nghệ cao ở Việt Nam:
1 Những đặc điểm của lao động công nghệ cao tại Việt Nam
2 Phân tích tình hình lao động công nghệ cao tại Việt Nam
3 Tìm hiểu về cầu về lao động công nghệ cao trong bối cảnh cách mạng công nghệ 4.0
4 Nguồn cung lao động công nghệ cao tại Việt Nam
C Giải pháp phát triển thị trường lao động công nghệ cao tại Việt Nam
1 Giải thích khái niệm, phân biệt vĩ mô và vi mô
2 Đưa ra giải pháp vĩ mô
3 Đưa ra giải pháp vi mô
4 Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu:
Đề tài nghiên cứu của nhóm chúng em sẽ mang đến cái nhìn tổng quát cho các nhà tuyển dụng cũng như các ứng viên trong lĩnh vực công nghệ cao về thị trường lao động trong ngành này
ở Việt Nam, góp phần giúp cho người lao động tìm thấy hướng
Trang 6đi trong khi ứng tuyển vào trong các lĩnh vực công nghệ cao, giúp cho các nhà tuyển dụng, các doanh nghiệp trong nghành tham khảo để có thể đưa ra cách giải quyết những thiếu hụt laođộng ở đơn vị mình, là lời khuyên hữu ích về phương hướng và chiến lược phát triển doanh nghiệp.
A Cơ sở lý thuyết
1 Một số khái niệm:
Khái niệm về thị trường hàng hoá đã không còn quá xa lạ với
mọi người “Thị trường là một nhóm những người mua và
người bán của một hàng hóa hay dịch vụ cụ thể Người mua, với
tư cách là một nhóm , quyết định cầu và nhóm người bán quyếtđịnh cung sản phẩm” Thị trường tồn tại nhờ sự phát triển mạnh
mẽ của nền kinh tế, nhằm mục đích nâng cao mức sống của con người Ngoài tần suất mua - bán cao về hàng hoá thì sức lao động của con người cũng là một mặt hàng có giá trị; do đó thị trường lao động ra đời để phục vụ đời sống sinh hoạt
Thị trường lao động - một dạng đặc biệt của thị trường hàng hoá mà cốt lõi về vấn đề mua - bán, loại hàng hoá này có ý nghĩa vô cùng đặc biệt, đó chính là sức lao động
tế học, được hiểu là một yếu tố sản xuất do con người tạo ra và
này là người sản xuất Còn người cung cấp hàng hóa này
là người lao động Cũng như mọi hàng hóa và dịch vụ khác, lao
động được trao đổi trên thị trường, gọi là thị trường lao
động Giá cả của lao động là tiền công thực tế mà người sản
xuất trả cho người lao động Mức tiền công chính là mức giá củalao động.”
Thị trường lao động hay thị trường sức lao động chính là nơi tiếp nhận nguồn nhân lực đã và chưa qua đào tạo Chính vì trình độ chuyên môn thấp nên nguồn cung ứng về số lượng nhân công lao động trong “guồng máy công nghệ hoá” chưa đáp ứng đủ chỉ tiêu mà các doanh nghiệp yêu cầu Hay bởi chính thị hiếu về hội nhập khoa học kĩ thuật nên đòi hỏi người lao động phải có kĩ thuật cao
Trang 7Công nghệ cao (hay kĩ thuật cao) là nghiên cứu về khoa học và phát triển công nghệ, được thụ hưởng và tích hợp từ các thành tựu khoa học kĩ thuật hiện đại Mục đích của công nghệ cao là tạo ra các sản phẩm thật sự chất lượng, có giá trị vượt bậc và thân thiện với môi trường Công nghệ cao gắn liền với các
ngành sản xuất, dịch vụ mới, ảnh hưởng sâu sắc đến quá trình
“công nghiệp hoá - hiện đại hoá”
Vì vậy, ta có thể hiểu sơ lược về khái niệm “thị trường lao động công nghệ cao” Đó là nơi diễn ra các hoạt động mua - bán sức lao động, yêu cầu người thợ phải đáp ứng đầy đủ về khả năng, trình độ kĩ thuật cao để phục vụ trong các ngành công nghệ tântiến Thị trường lao động này là một nhân tố khá mới mẻ nhưng
sẽ là một ứng cử viên tiềm năng trong tương lai khi chúng ta đang trong thời kỳ hội nhập kỉ nguyên số hoá Việc phát triển nhanh chóng của công nghệ hiện đại tạo nên xu hướng ngành lao động mới, ít tốn sức lực, thời gian nhưng phải thành thạo những công việc chuyên sâu về máy móc, thiết bị tiên tiến Thếnên nguồn nhân lực này chính là tài nguyên mới cho thị trường lao động công nghệ đã - đang và sẽ tăng trưởng đáng kinh ngạctrong tương lai; tạo nên một nền kinh tế năng động, lớn mạnh
2 Những đặc điểm của lao động công nghệ cao:
Trong thời buổi công nghiệp hóa, hiện đại hóa, khoa học kĩ
thuật đã và đang phát triển theo hướng ngày càng tiến bộ Cùng với sự phát triển của khoa học kĩ thuật con người cũng không ngừng cải thiện và nâng cao trình độ của mình
Trong xã hội hiện nay, chúng ta hiện đang có một lượng lớn lao động công nghệ cao phục vụ trong các lĩnh vực như: công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, điện hạt nhân,
Hằng năm các nước trên thế giới đều có rất nhiều sinh viên ra trường từ các bậc cao đẳng đại học từ nhiều ngành khác nhau, nhưng chỉ một số ít trong đó đã thể hiện được năng lực, tố chất,
kĩ năng mà một lao động công nghệ cao buộc phải có đạt chỉ tiêu mà nhà tuyển dụng đề ra
Theo Viện Khoa Học & Lao Động Xã Hội (ILSSA) và Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), năm 2012 Ngân hàng Thế giới công bố kết quả khảo sát về mức độ đáp ứng các kĩ năng của các sinh viên tốt nghiệp đại học so với yêu cầu của nhà tuyển dụng tại 7 quốc gia ở Đông Nam Á trong đó bao gồm cả Việt Nam “Thái
Trang 8độ làm việc ở mức thiếu hụt nghiêm trọng; các kỹ năng tư duy sáng tạo, kỹ năng công nghệ thông tin, lỹ năng lãnh đạo, kỹ năng sáng tạo, kỹ năng giải quyết vấn đề thiếu hụt lớn” Với kếtquả này ít nhiều gì chúng ta cũng đã thấy được chất lượng của người lao động công nghệ cao chưa thể ứng dụng được hết những gì đã tiếp thu từ các bậc học mình đã theo.
Báo cáo Phát triển Việt Nam 2014 viết “Phần lớn người sử dụng lao động nói rằng tuyển dụng lao động là công việc khó khăn vì các ứng viên không có kỹ năng phù hợp ("thiếu kỹ năng") hoặc
vì sự khan hiếm người lao động trong một số ngành nghề
("thiếu hụt người lao động có tay nghề")" Khảo sát của ILSSA -Manpower vào năm 2013 cũng cho thấy kết quả tương tự, gần 30% doanh nghiệp FDI gặp khó khan trong việc tuyển dụng nhân viên trực tiếp và nhân viên văn phòng Sự thiếu hụt đó là
có lẽ xuất phát từ ý thức về chất lượng và đúng giờ, độ đáng tincậy Những kỹ năng mà nguồn lao động công nghệ cao chưa thực hiện tốt nữa như là về khả năng teamword, khả năng thíchnghi với những sự thay đổi, khả năng học hỏi và ứng dụng đúngvào công việc và một kỹ năng không thể thiếu trong thời đại này là máy tính cơ bản
Do hạn chế về mặt chất lương nên hằng năm có rất nhiều sinh viên ra trường mang trong mình một lượng kiến thức lớn nhưng khi tìm việc lại khó khăn, và một số ít trong bộ phận đó quay vềvới lao đông chân tay Theo thống kê 6 tháng đầu năm 2014, tỷ
lệ thất nghiệp là của người có trình độ cao đẳng là 6,3%, đại học trở lên là 3,9% Đó là một vấn đề cần được chúng ta cố ý vàcùng nhau cải thiện
Với những bất cập trên chúng ta nên tìm hướng giải quyết để chúng ta sử dụng đúng người đúng việc và đúng thời điểm Các trường dào tạo nên tạo dựng cho các sinh viên một môi trường đào tạo nhân tài, có chính sách thu hút người tài và các nhà tuyển dụng về Việt Nam phục vụ dất nước Chúng ta nên đổi mới từ duy học tập, giáo dục đào tạo theo hướng hiện đại Tập trung phát triển các ngành mũi nhọn theo sự phát triển của xã hội Và điều quan trong đó là kết nối cung-cầu lao động công nghệ cao với thị trường lao động
B Thị trường lao động công nghệ cao tại Việt Nam
1 Những đặc điểm của lao động công nghệ cao tại Việt Nam:
Trang 9- Chất lượng lao động công nghệ cao còn yếu kém Nguồn lao động chủ yếu là lao động phổ thông.
Hiện nay, cả nước có hơn 300 trường đại học, cao đẳng đào tạo các chuyên ngành công nghệ cao như: công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, điện hạt nhân, gần 200 trường đại học, cao đẳng đào tạo các ngành công nghệ cao Nhưng theo như thống kê số sinh viên học tập tại các trường đại học, cao đẳng sau khi tốt nghiệp ra trường có thể làm được việc trong các lĩnh vực được đào tạo không nhiều
Theo như số liệu từ các bài báo cáo, đánh giá, nguồn lao động phổ thông tại các nhà máy công nghệ cao hiện chiếm từ 70 - 80
% Theo số liệu năm 2012, toàn Khu công nghệ cao ở Thành phố Hồ Chí Minh tuyển dụng hơn 17.500 lao động nhưng trong
số đó có tới 76% lao động phổ thông Nếu tính rộng hơn tại 15 khu chế xuất khu công nghiệp - khu công nghệ cao tại thành phố Hồ Chí Minh có 270.000 công nhân nhưng chỉ 10.000 lao động có trình độ đại học Khảo sát của UNIDO cũng cho thấy laođộng phổ thông chiếm gần 80% ở gần 1.500 doanh nghiệp FDI được khảo sát; lao động nước ngoài là cán bộ kỹ thuật/ giám sátchiếm xấp xỉ khoảng 15%
- Lao động có “nền tảng kiến thức lý thuyết” nhưng kỹ năng
thực hành, năng lực ứng dụng còn thiếu sót
Nội dung, kiến thức được đào tạo trong các cơ sở đào tạo còn thiên quá nhiều về phần lý thuyết, dạy tràn lan, không có định hướng cụ thể Người lao động không được thực hành nhiều, không được tiếp xúc thực tế với các máy móc vận hành, học không đi đôi với hành Từ đó dẫn đến tình trạng người lao động dù đã được đào tạo qua trường lớp nhưng năng lực nghiệp
vụ trên thực tế vẫn còn yếu kém
Theo đánh giá, hiện nay Việt Nam chúng ta chưa sở hữu hay làm chủ được bất kỳ công nghệ nguồn, công nghệ cốt lõi nào thuộc lĩnh vực công nghệ cao mà mới chỉ dừng lại ở mức độ làmchủ được một vài công đoạn, một số quá trình hoặc một số yếu
tố công nghệ nào đó mang tính chuyên ngành Vì vậy việc
chuẩn bị nhân lực cho các ngành công nghệ cao mới là một điều mang tính thách thức cao đối với lao động Việt
- Năng suất lao động còn thấp:
Trang 10Năng suất lao động là năng lực sản xuất của người lao động Nóđược tính bằng số lượng sản phẩm sản xuất ra trong một đơn vịthời gian hoặc số lượng thời gian cần thiết để sản xuất ra hang hóa.
Theo như các báo cáo đánh giá thì năng suất lao động Việt Namnăm 2013 là 5.440 USD (theo giá so sánh PPT năm 2005), cao hơn của Myanmar, Campuchia và Lào nhưng thấp hơn các nướccòn lại trong ASEAN (Chỉ bằng 55% của Indonesia, bằng 54% của Philippine, bằng 37% của Thái Lan, bằng 6% của Singapore,
….) Chỉ số năng lực cạnh tranh toàn cầu của Việt Nam thuộc nhóm thấp, năm 2014 Việt Nam đứng ở vị trí 68 trong số 144 nước tham gia xếp hạng, mặc dù đã tăng 2 bậc so với năm
2013 và tăng 7 bậc so với năm 2012
2 Tình hình lao động công nghệ cao tại Việt Nam:
Nguồn nhân lực lao động công nghệ cao được xem là hạt nhân thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế, đặc biệt là đối với các ngành nghề mũi nhọn như công nghệ thông tin, công nghệ gen,dầu khí, điện hạt nhân,…
Cơ hội để nước ta có thể thu hút được vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (FDI) trong lĩnh vực công nghệ cao là rất lớn Chính điều này đã khiến cho nhu cầu về nguồn nhân lực lao động phục vụ trong lĩnh vực công nghệ cao cũng tăng cao Theo như một vài báo cáo đánh giá thì nguồn nhân lực trong lĩnh vực này trong giai đoạn từ năm 2006 đến năm 2014 đã có sự tăng
trưởng gấp 3 lần trước, từ 150.000 người lên tới 440.000 lao động với tốc độ tăng trưởng trung bình dao động vào khoảng 13% - 18%/ năm
Tuy nhiên vì gặp phải nhiều vấn đề bất cập trong khâu đào tạo, khâu quản lý và khâu định hướng nghề nghiệp mà hiện nay ở
Việt Nam lực lượng lao động này vẫn đang ở mức “yếu” và
“thiếu hụt” một cách nghiêm trọng.
Theo Bộ Lao Động - Thương Binh và Xã hội, “lực lượng lao động của nước ta tăng khoảng 1,3 triệu người mỗi năm với tốc độ tăng trưởng bình quân rơi vào khoảng 2,65%/ năm Trong đó, sốlao động trong độ tuổi lao động chiếm gần 95% tổng lực lượng lao động và nhóm lao động trẻ có độ tuổi từ 15-34 chiếm tới 45% Tỷ lệ lao động qua đào tạo tăng dần, do vậy, năng lực chuyên môn kỹ thuật, trình độ tay nghề của lao động cũng được cải thiện, từng bước đáp ứng nhu cầu của thị trường lao
Trang 11động trong và ngoài nước Tuy nhiên, nước ta hiện vẫn đang phải đối mặt với áp lực thiếu hụt lao động có kỹ năng cao ở các cấp độ; thị trường lao động trong nước và ngoài thế giới đòi hỏi người lao động phải luôn nâng cao năng lực nghiệp vụ để có thểđáp ứng sự thay đổi liên tục của công nghệ sản xuất hiện đại, đáp ứng được những yêu cầu đòi hỏi của thực tiễn Trong khi đó
tỷ lệ lao động qua đào tạo có kỹ năng nghề cao trong mảng công nghệ cao còn thấp Chất lượng lao động nước ta có sức cạnh tranh chưa thực sự đáp ứng được giống như những gì mà chúng ta kỳ vọng Năng suất lao động của Việt Nam còn thấp
so với các nước phát triển như: Mỹ, Đức, Anh, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Từ đó dẫn đến năng lực cạnh tranh của nền kinh tế nước ta còn hạn chế do thiếu nhiều lao động lành nghề.”
- Nguồn lao động công nghệ cao “cung không đủ cầu”:
Mặc dù việc đào tạo nhân lực trong lĩnh vực này đang được triển khai phổ biến trên nhiều cơ sở giáo dục cao đẳng, đại học trong và ngoài nước nhưng số lượng người được đào tạo ra
không theo kịp được nhu cầu sử dụng thực tế của các doanh nghiệp
Thực tế số lượng lao động có tay nghề, được đào tạo qua trườnglớp đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp không nhiều Lấy
ví dụ công ty Global Cybersoft hàng năm phỏng vấn tuyển dụng20%-25% nhân lực ngành công nghệ thông tin, nhưng chỉ 10% nhân lực đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp
Theo báo điện tử vnexpress.net đưa tin vào thứ Sáu ngày
18/11/2016: “Dù sản xuất ra các sản phẩm có hàm lượng kỹ thuật cao nhưng các Khu công nghệ cao ở Thành phố Hồ Chí Minh lại đang rất thiếu lao động có trình độ nghề trở lên vào làm việc.” Điều này chính là một trong những minh chứng xác
thực cho tình hình lao động công nghệ cao “yếu” và “thiếu” ở
nước ta
Trong ngày hội tuyển dụng được tổ chức ở Khu công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh có 23 doanh nghiệp tham gia tuyển dụng, chủ yếu là các doanh nghiệp trực thuộc khu công nghệ cao, chỉ phỏng vấn được 700 ứng viên đạt yêu cầu trong khi có tới khoảng 2000 ứng viên đến nộp hồ sơ tìm cơ hội việc làm Theo như chia sẻ của các doanh nghiệp, việc tuyển dụng lao động, đặc biệt là các lao động có tay nghề đang ngày một khó khăn