Về mặt thái độ, đợt thực tập thực tế giúp sinh viên xác định rõ phương hướng học tập, định hướng công việc, hình thành thái độ chuyên nghiệp và văn hóa công sở tại các cơ quan, tổ chức h
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
KHOA KINH TẾ PHÁT TRIỂN
BÁO CÁO TỔNG HỢP KẾT QUẢ THỰC TẬP
Giảng viên hướng dẫn : TS Lò Thị Hồng Vân
Đơn vị thực tập : Công ty Cổ phần Công nghệ GAPO
Hà Nội, 2022
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành báo cáo thực tập này, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến cô
Lò Thị Hồng Vân đã tận tình hướng dẫn cũng như nhận xét, góp ý trong suốt quá
trình viết Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Em chân thành cảm ơn tất cả thầy cô giáo trong khoa Kinh tế phát triển, trường
Đại học Kinh tế - ĐHQGHN đã nhiệt tình giảng dạy và truyền đạt những kiến thức
trong suốt 3 năm qua Những kiến thức này không chỉ là nền tảng cho quá trình thực
tập, nghiên cứu đề tài báo cáo thực tập mà còn là hành trang quý báu giúp em tự tin
bước vào đời
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới UBND huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ và
Công ty TNHH MTV Chè Á Châu đã tạo cơ hội cho em được thực tập thực tế về
quản lý nhà nước và doanh nghiệp địa phương
Em xin chân thành cảm ơn tới Công ty Cổ phần Công nghệ GAPO đã hỗ trợ, tạo
điều kiện thuận lợi cho em hoàn thành khóa thực tập tại môi trường doanh nghiệp
Em cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới bạn bè, người thân, những người luôn ở
bên và cổ vũ em trong thời gian thực tập thực tế
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 12 tháng 8 năm 2022
Sinh viên thực hiện
Hà Thị Thanh Dung
Trang 3MỤC LỤC
PHẦN 1 THÔNG TIN CƠ BẢN 4
PHẦN 2: BÁO CÁO TỔNG HỢP 5
CHƯƠNG 1: ĐỊNH HƯỚNG THỰC TẬP THỰC TẾ CHO SINH VIÊN KHÓA QH – 2019E KHOA KINH TẾ PHÁT TRIỂN 5
1.1 Mục đích/mục tiêu, nội dung và yêu cầu của đợt thực tập 5
1.2 Giới thiệu sơ bộ về các đơn vị, cơ quan, tổ chức phát triển tiếp nhận sinh viên thực tập 6
1.3 Định hướng nghiên cứu và làm việc sau này của sinh viên 7
1.4 Phương pháp và quy trình tiến hành một đề tài hoặc dự án nghiên cứu thực tế 7
CHƯƠNG 2: THỰC TẬP THỰC TẾ TẠI HUYỆN YÊN LẬP TỈNH PHÚ THỌ 11 2.1 Ủy ban nhân dân huyện Yên Lập 11
2.1.1 Tổ chức hoạt động, nhiệm vụ của UBND huyện Yên Lập 11
2.1.2 Giới thiệu về vị trí, vai trò của cán bộ trong UBND huyện Yên Lập 11
2.1.3 Hoạt động nghiên cứu phát triển tại huyện Yên Lập 14
2.1.4 Hội nghị “Trao đổi công tác quản lý nhà nước về Kinh tế tại huyện Yên Lập - tỉnh Phú Thọ” 14
2.2 Công ty TNHH MTV Chè Á Châu Phú Thọ 16
2.2.1 Giới thiệu về Công ty TNHH MTV Chè Á Châu Phú Thọ 16
2.2.2 Cơ sở vật chất phục vụ sản xuất: 16
2.2.3 Hoạt động thực tập thực tế tại Công ty TNHH MTV Chè Á Châu 17
2.2.4 Ý nghĩa thực tế của buổi tham quan 17
2.3 Vườn Quốc gia Xuân Sơn 18
2.3.1 Tổng quan về Vườn Quốc gia Xuân Sơn 18
2.3.2 Vị trí, vai trò của các cán bộ trong Vườn quốc gia Xuân Sơn 19
2.3.3 Hoạt động nghiên cứu khoa học tại Vườn Quốc gia Xuân Sơn 20
2.3.4 Hoạt động trải nghiệm thực tế tại Vườn Quốc gia Xuân Sơn 21
CHƯƠNG 3: THỰC TẬP THỰC TẾ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHỆ GAPO 23
3.1 Bản giới thiệu về cơ sở thực tập 23
3.1.1 Giới thiệu về Công ty Cổ phần Công nghệ Gapo 23
3.1.3 Cơ cấu quản lý và điều hành của Công ty Cổ phần Công nghệ Gapo 23
Trang 43.2 Mô tả công việc được giao 25
3.2.1 So sánh tính năng của GapoWork so với Larksuite 25
3.2.2 Kết hợp với UI/UX phát triển tính năng Chatbot trên Workspace của Gapo 28
3.2.3 Viết Docs mô tả tính năng của Chatbot và làm việc với đội ngũ IT 29
3.2.4 Đánh giá kỹ năng, kinh nghiệm đạt được trong kỳ thực tập 30
3.3 Bản kế hoạch nghề nghiệp trong khoảng thời gian 5 năm tới 31
3.3.1 Phân tích SWOT về bản thân 31
3.3.2 Kế hoạch nghề nghiệp trong 5 năm tới 32
3.4 Bản CV xin việc 34
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 35
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 37
Trang 5BÁO CÁO TỔNG HỢP KẾT QUẢ THỰC TẬP
PHẦN 1 THÔNG TIN CƠ BẢN
1 Thông tin về sinh viên
Họ và tên sinh viên : HÀ THỊ THANH DUNG
Giới tính : Nữ
Ngày tháng năm sinh : 10/12/2001
Lớp : QH – 2019E KTPT 1 Khoá : QH - 2019E
Thời gian thực tập : 21/6/2022 – 7/8/2022
2 Thông tin về cơ quan đến thực tập
Cơ quan đến thực tập, thực tế: Công ty Cổ phần Công nghệ GAPO
Địa chỉ : 275 Đ Nguyễn Trãi, Thanh Xuân Trung, Thanh Xuân, Hà Nội
Bộ phận thực tập : Phòng sản phẩm
Địa chỉ : 275 Đ Nguyễn Trãi, Thanh Xuân Trung, Thanh Xuân, Hà Nội
Họ và tên người hướng dẫn thực tập: VŨ QUANG NGHĨA
Số điện thoại: 0986587112 Email: vuquangnghia@gapo.com
Trang 6PHẦN 2: BÁO CÁO TỔNG HỢP CHƯƠNG 1: ĐỊNH HƯỚNG THỰC TẬP THỰC TẾ CHO SINH VIÊN
KHÓA QH – 2019E KHOA KINH TẾ PHÁT TRIỂN
1.1 Mục đích/mục tiêu, nội dung và yêu cầu của đợt thực tập
1.1.1 Mục đích/Mục tiêu của đợt thực tập
Thực tập thực tế của sinh viên năm 3 khoa Kinh tế phát triển (18/6 – 30/8/2022) nhằm đạt được 3 mục tiêu: kiến thức, kỹ năng và thái độ Về mặt kiến thức, đợt thực tập cung cấp kiến thức thực tế trong lĩnh vực kinh tế và phát triển cho sinh viên chuyên ngành Kinh tế phát triển năm thứ 3 Về mặt kỹ năng, đợt thực tập hình thành cho sinh viên kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng giao tiếp, các kỹ năng làm việc thực tế tại cơ
sở thực tập và làm việc sau khi ra trường Về mặt thái độ, đợt thực tập thực tế giúp sinh viên xác định rõ phương hướng học tập, định hướng công việc, hình thành thái
độ chuyên nghiệp và văn hóa công sở tại các cơ quan, tổ chức hoạt động trong lĩnh vực kinh tế và phát triển
1.1.2 Nội dung của đợt thực tập
Đợt thực tập thực tế cung cấp cho sinh viên kiến thức thực tế trong lĩnh vực kinh tế phát triển, tạo điều kiện cho sinh viên có cơ hội tiếp cận với công việc thực tế tại các bộ, ban ngành, viện nghiên cứu, các tổ chức phi chính phủ, doanh nghiệp/doanh nghiệp xã hội Học phần giúp sinh viên có khả năng định hướng nghiên cứu và học tập trong năm học tới cũng như định hướng công việc sau khi ra trường
Chương trình thực tập thực tế có sự tham gia của 4 thành phần: sinh viên Khoa Kinh tế phát triển năm 3, chương trình đào tạo chuẩn; giảng viên khoa Kinh tế phát triển, các phòng ban chức năng trực thuộc Trường Đại học Kinh tế, ĐHQGHN; các
cơ sở tiếp nhận sinh viên thực tập (doanh nghiệp, cơ sở giảng dạy và nghiên cứu, cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức phi chính phủ)
Nội dung của đợt thực tập gồm 3 phần chính Phần một, giảng dạy trên lớp nhằm mục tiêu giới thiệu hoạt động và vai trò của các cơ quan, tổ chức phát triển tại Việt Nam và định hướng thực tập cho sinh viên Phần hai, thực tập nhóm tại cơ quan quản lý Nhà nước và doanh nghiệp Cụ thể, sinh viên sẽ nghe báo cáo về tổ chức hoạt động, nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức; nghe giới thiệu về vị trí, vai trò của các cán bộ trong cơ quan tổ chức; tham quan các phòng ban, cơ sở của cơ quan, tổ chức; nghe
Trang 7giới thiệu về hoạt động nghiên cứu, đào tạo cụ thể của cơ quan, tổ chức; tham quan/tham gia vào một hoạt động nghiên cứu, dự án cụ thể của cơ quan, tổ chức Phần
ba, sinh viên thực tập tại cơ sở tiếp nhận thực tập Cụ thể, sinh viên trực tiếp tham gia các hoạt động tại cơ sở thực tập; vận dụng cơ sở lý thuyết đã được hướng dẫn để hoàn thành các công việc được giao, tích cực học hỏi để nâng cao hiệu quả làm việc cũng như phát triển bản thân Viết nhật ký thực tập, báo cáo công việc theo tuần với giảng viên hướng dẫn để tổng hợp và rút kinh nghiệm trong quá trình làm việc Cuối đợt thực tập, sinh viên viết Báo cáo thực tập nộp về Khoa cũng Nhật ký thực tập và Nhận xét của cơ quan tiếp nhận thực tập Sinh viên thực hiện bảo vệ Báo cáo thực tập theo lịch của Khoa
1.1.3 Yêu cầu của đợt thực tập
Về địa điểm thực tập của sinh viên chuyên ngành Kinh tế phát triển, hệ đào tạo chuẩn, bao gồm các đơn vị thuộc 5 nhóm tổ chức có định hướng kinh tế và phát triển sau: Các tập đoàn kinh tế trong và ngoài nước; Các doanh nghiệp vừa và nhỏ; các tổ chức công; các trường đại học, viện nghiên cứu trong và ngoài nước
Trong suốt đợt thực tập, sinh viên sẽ học tập ở trên giảng đường, hoạt động thực tế có sự hướng dẫn của giảng viên và thực tập chuyên môn tại cơ sở tiếp nhận thực tập
Sinh viên cần chủ động đặt vấn đề để cơ quan thực tế phân công cán bộ hướng dẫn và báo cáo về đặc điểm tình hình hoạt động của đơn vị; chủ động đọc tài liệu, ghi chép, nghiên cứu số liệu có liên quan đến công việc thực tập; có trách nhiệm báo cáo định kỳ hàng tuần với giáo viên chỉ đạo và cán bộ hướng dẫn tại các cơ quan thực tế
về tiến độ thực tập, những khó khăn và đặc biệt là những nội dung, quan điểm đề xuất trong chuyên đề; chấp hành nghiêm chỉnh các nội quy, quy chế của Nhà trường, Khoa
và cơ quan tiếp nhận thực tập; nộp các sản phẩm theo yêu cầu đúng hạn; báo cáo chú trọng vào những thuận lợi – khó khăn – thách thức trong quá trình thực tập và những kiến nghị đối với Khoa, Trường, cơ quan tiếp nhận thực tập
1.2 Giới thiệu sơ bộ về các đơn vị, cơ quan, tổ chức phát triển tiếp nhận sinh viên thực tập
Sinh viên chuyên ngành Kinh tế phát triển có thể lựa chọn thực tập tại các công
ty, doanh nghiệp, cơ quan nhà nước, các tổ chức chức khác,…tại các bộ phận liên quan
Trang 8đến phát triển kinh tế, phát triển môi trường kinh doanh và sản phẩm kinh doanh, nghiên cứu chính sách,…
Trong môi trường doanh nghiệp, sinh viên có thể thực tập tại các vị trí nghiên cứu sản phẩm, nghiên cứu thị trường, sale, marketing hoặc bất kỳ vị trí nào nếu sinh viên có các kiến thức chuyên môn liên quan
Trong môi trường Nhà nước, sinh viên có thể thực tập tại các viện nghiên cứu chính sách đối với các sinh viên có đam mê và định hướng nghiên cứu chính sách hoặc nghiên cứu khoa học; thực tập tại các cơ quan Nhà nước các cấp xã, huyện, tỉnh tại những vị trí được phân công phù hợp với định hướng và năng lực
1.3 Định hướng nghiên cứu và làm việc sau này của sinh viên
Sau ba năm học tập và rèn luyện tại Trường Đại học Kinh tế, ĐHQGHN, được cung cấp và trang bị kiến thức chuyên môn và kỹ năng mềm, bản thân tôi có hai định hướng Thứ nhất, về định hướng nghiên cứu, tôi sẽ tập trung xây dựng và phát triển các công trình nghiên cứu nhỏ của riêng tôi về vấn đề kinh tế mà tôi quan tâm hoặc vấn đề cấp thiết liên quan đến công việc mà tôi đảm nhiệm sau này Thứ hai, về định hướng việc làm Tôi mong muốn làm trong môi trường doanh nghiệp, tại các vị trí liên quan đến phát triển sản phẩm và môi trường kinh doanh Tôi sẽ học tập và trau dồi kiến thức chuyên môn phù hợp với từng công việc mà tôi đảm nhiệm, để cơ hội việc làm rộng
mở trong tương lai
1.4 Phương pháp và quy trình tiến hành một đề tài hoặc dự án nghiên cứu thực
tế
1.4.1 Phương pháp nghiên cứu:
Có rất nhiều phương pháp nghiên cứu khoa học có thể sử dụng làm hệ thống công cụ hỗ trợ cho quá trình nghiên cứu, giúp thu thập số liệu, dữ liệu, thông tin, kiến thức để bài nghiên cứu trở nên trực quan, đáng tin cậy Các phương pháp nghiên cứu phổ biến sử dụng trong dự án nghiên cứu thực tế cụ thể như sau:
Phương pháp thu thập số liệu: mục đích của việc thu thập dữ liệu từ những tài liệu nghiên cứu trước đó, quan sát và thực hiện thí nghiệm nhằm làm cơ sở lý luận khoa học hay luận cứu để chứng minh giải thuyết và các vấn đề mà nghiên cứu đã đặt ra Phương pháp thu thập số liệu bao gồm thu thập số liệu, thông tin từ tài liệu tham khảo,
từ nguồn thực nghiệm hoặc phi thực nghiệm
Phương pháp thực nghiệm: đây là phương pháp thu thập thông tin được thực hiện thông qua những quan sát trong điều kiện gây biến đổi đối tượng khảo sát và môi trường
Trang 9xung quanh có chủ định Nghĩa là người thực hiện chủ động tiếp cận đối tượng nghiên cứu, can thiệp có ý thức vào quá trình diễn biến tự nhiên để điều hướng chúng theo mong của mình Phương pháp thực nghiệm được áp dụng phổ biến trong các nghiên cứu tự nhiên, kỹ thuật, y học và xã hội
Phương pháp nghiên cứu khoa học về định tính: Đây là phương pháp thu thập thông tin và dữ liệu ở dạng “phi số” để có được các thông tin chi tiết về một đối tượng nghiên cứu Nghiên cứu định tính thường sử dụng trong trường hợp mẫu nghiên cứu nhỏ, có tính tập trung Phương pháp nghiên cứu định tính giúp cho người thực hiện hiểu rõ hơn về hành vi của con người và tổng quan lý do tác động đến sự ảnh hưởng này Các thông tin được thu thập từ phỏng vấn, quan sát trực tiếp hay thảo luận nhóm tập trung với câu hỏi mở
Phương pháp nghiên cứu khoa học về định lượng: Đây là phương pháp thu thập, phân tích thông tin dựa trên cơ sở các số liệu thu được từ thị trường Mục đích của nghiên cứu định lượng nhằm đưa ra kết luận thị trường thông qua việc sử dụng phương pháp thống kê, xử lý số liệu Trong khoa học xã hội, Phương pháp nghiên cứu định lượng thường ứng dụng trong tâm lý học, kinh tế học, xã hội học, tiếp thị, y tế, nghiên cứu về thái độ, ý kiến, hành vi của con người
Ngoài ra, một số phương pháp nghiên cứu khoa học thực tiễn khác phổ biến như phương pháp quan sát khoa học, phương pháp điều tra, phương pháp phân tích tổng hợp, phương pháp chuyên gia
1.4.2 Quy trình tiến hành dự án thực tế
Tùy vào tính chất của từng dự án thực tế, quy trình tiến hành có thể bao gồm nhiều bước khác nhau Tuy nhiên, một công trình nghiên cứu sẽ được thực hiện theo trình tự các bước cơ bản sau:
Bước 1: Xác định đề tài nghiên cứu
Xác định đề tài là tìm vấn đề làm đối tượng nghiên cứu Đó có thể là một trong những hiện tượng, vấn đề kinh tế xã hội mà người nghiên cứu quan tâm hoặc liên quan trực tiếp đến quá trình học tập hoặc làm việc Khi xác định đề tài nghiên cứu, người nghiên cứu cần chú ý tới các yêu cầu như tính khoa học, tính mới, tính khả thi và tính thực tiễn
Bước 2: Xác định câu hỏi, giả thuyết và phương pháp nghiên cứu
Trang 10Câu hỏi nghiên cứu là những vấn đề mà người nghiên cứu muốn khám phá khi thực hiện công trình nghiên cứu của mình Đi cũng câu hỏi nghiên cứu là giả thuyết nghiên cứu – những câu trả lời phỏng đoán Các giả thuyết này được đặt ra dựa trên kết quả của những nghiên cứu trước đó hoặc theo quan điểm của tác giả, với một lượng giới hạn và chưa biết đúng hay sai Dựa vào những phỏng đoán này, người nghiên cứu
sẽ có hướng tìm kiếm để kiểm chứng và đưa ra kết luận trong bước cuối cùng Trong bước này, phương pháp nghiên cứu cũng cần được làm rõ, bởi tùy thuộc vào câu hỏi nghiên cứu và những điều kiện khách quan thì phương pháp nghiên cứu sử dụng sẽ khác nhau
Bước 3: Xây dựng đề cương nghiên cứu
Đề cương nghiên cứu là văn bản dự kiến các bước đi, nội dung của công trình
và các bước tiến hành để trình cơ quan và tổ chức tài trợ phê duyệt, nó là cơ sở để làm việc với các đồng nghiệp Xây dựng đề cương nghiên cứu là một bước rất quan trọng,
nó giúp cho người nghiên cứu giành được thế chủ động trong quá trình nghiên cứu Có
đề cương mới sắp xếp được kế hoạch chi tiết cho hoạt động nghiên cứu Đề cương và
kế hoạch tuy hai văn bản này có nhiều điểm tương tự nhưng thật ra về tính chất là khác nhau, kế hoạch chỉ vạch ra diễn biến, trình tự các hoạt động, còn đề cương đi vào các nội dung của việc nghiên cứu Các nội dung nghiên cứu phải được trình bày rõ ràng, đầy đủ trong một đề cương
Nội dung của đề cương nghiên cứu thường bao gồm các nội dung sau:
˗ Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu
˗ Đối tượng nghiên cứu
˗ Mục tiêu nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu
˗ Phạm vi nghiên cứu
˗ Những đóng góp của đề tài
˗ Kết cấu của nghiên cứu
Bước 4: Thu thập, xử lý và phân tích dữ liệu
Cần xác định loại dữ liệu sử dụng là dữ liệu gì (định tính hay định lượng, thứ cấp hay sơ cấp,…) để tìm ra cách thu thập hiệu quả, phù hợp Dữ liệu đã thu thập được xử
lý tùy theo yêu cầu của đề tài và định hướng triển khai của người nghiên cứu bằng các phần mềm thống kê, mô hình kinh tế lượng hoặc sự hỗ trợ của Microsoft Excel Sau
Trang 11khi đã xử lý dữ liệu, người nghiên cứu sẽ tiếp tục phân tích, hệ thống hóa dữ liệu để đưa ra các kết luận kiểm định cho giả thuyết đã đặt ra ban đầu và các đánh giá khác Bước 5: Viết báo cáo kết quả nghiên cứu
Đây chính là bước cuối cùng để hoàn thành một nghiên cứu Ngay từ tên gọi, hoạt động này thiên về “tư duy” và diễn dịch ở dạng viết để người đọc có thể hiểu và đánh giá cao chất lượng của công trình Trong bước này tác giả cần chú ý đến nội dung
và văn phong, bởi đây là hai yếu tố ảnh hưởng đến đánh giá của người đọc/người phản biện đối với công trình nghiên cứu Viết báo cáo tổng kết đề tài phải tiến hành nhiều lần, càng sớm càng tốt theo như kế hoạch để tác giả có thời gian xin ý kiến từ người hướng dẫn hoặc những người có chuyên môn để chỉnh sửa một cách tốt nhất
Trang 12CHƯƠNG 2: THỰC TẬP THỰC TẾ TẠI HUYỆN YÊN LẬP TỈNH PHÚ THỌ 2.1 Ủy ban nhân dân huyện Yên Lập
Giảng viên và toàn bộ sinh viên K64 Khoa Kinh tế phát triển đã tham dự Hội nghị “Trao đổi công tác quản lý nhà nước về Kinh tế” tại huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ nhằm mục tiêu tìm hiểu công tác lãnh đạo, chỉ đạo phát triển kinh tế tại địa phương
2.1.1 Tổ chức hoạt động, nhiệm vụ của UBND huyện Yên Lập
Phó Bí thư huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Yên Lập – Đồng chí Hà Việt Hùng trong Hội nghị “ Trao đổi công tác quản lý nhà nước về Kinh tế tại huyện Yên Lập – tỉnh Phú Thọ” cho biết: Yên Lập là một huyện nghèo với trên 80% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số
Vì vậy, nhiệm vụ của UBND huyện Yên Lập là căn cứ vào các văn bản chỉ đạo của Nhà nước về xóa đói giảm nghèo, căn cứ vào tình hình thực tế tại địa phương, triển khai thực hiện các đề án, chương trình, chính sách hỗ trợ người nghèo, đưa người nghèo thoát nghèo bền vững, có thêm nguồn thu nhập và nâng cao mức sống Thông qua triển khai thực hiện các đề án, chính sách hỗ trợ, người dân nghèo tại huyện Yên Lập đã có
cơ hội được tiếp cận nguồn vốn phát triển, tiếp cận công cụ và phương thức sản xuất mới hiện đại, từ đó nâng cao năng suất lao động, nâng cao thu nhập, vươn lên thoát nghèo Những nỗ lực của UBND huyện Yên Lập đã tạo nên diện mạo mới cho huyện nghèo, phát triển năng lực sản xuất ngành cũng như phát triển du lịch dựa trên thế mạnh địa phương
2.1.2 Giới thiệu về vị trí, vai trò của cán bộ trong UBND huyện Yên Lập
Bảng 2.1 Danh sách cán bộ UBND huyện Yên Lập
1 Bùi Hồng Hoàng Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện
2 Đinh Hải Nam Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện
3 Nguyễn Kim Ngọc Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện
BAN NHÂN DÂN HUYỆN
I Văn phòng HĐND&UBND
Trang 132 Phạm Trung Kiên Phó Chánh Văn phòng
3 Đinh Thị Loan Phương Phó Chánh Văn phòng
1 Nguyễn Ngọc Khiêm Trưởng phòng
V Phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
3 Đinh Thị Thúy Hường Phó Trưởng phòng
VI Phòng Tài Nguyên và Môi trường
1 Phan Thanh Phương Trưởng phòng
2 Nguyễn Trọng Đại Phó Trưởng phòng
VII Phòng Giáo dục và Đào tạo
2 Nguyễn Hữu Khanh Phó Trưởng phòng
VIII Phòng Dân tộc
IX Thanh Tra
1 Nguyễn Ngọc Thịnh Chánh Thanh tra
X Phòng Văn hóa và Thông tin
Trang 14XI Phòng Lao động, Thương binh và Xã hội
3 Đào Thị Thanh Hương Phó Trưởng phòng
XII Phòng Tư Pháp
1 Nguyễn Thanh Xuân Trưởng phòng
XV Trung tâm Văn hóa, Thể thao - Du lịch và Truyền thông
XVI Trạm Khuyến nông
XVIII Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện
XIX Trung tâm Phát triển Cụm công nghiệp và Công trình công cộng
XX Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất
Trang 152 Phạm Huy Đại Phó Giám đốc
(Nguồn: Trang thông tin điện tử huyện Yên Lập tỉnh Phú Thọ)
2.1.3 Hoạt động nghiên cứu phát triển tại huyện Yên Lập
Huyện Yên Lập đã triển khai thực hiện đề tài khoa học “Điều tra, nghiên cứu
và đề xuất giải pháp bảo tồn các giá trị văn hóa, phát huy giá trị một số lễ hội dân gian tiêu biểu của đồng bào dân tộc Mường huyện Yên Lập” và đề tài “Tư liệu hóa và phục dựng một số di sản văn hóa truyền thống điển hình của người Dao Quần chẹt huyện Yên Lập”
Hai đề tài đã chỉ ra một số khó khăn thách thức trong công tác bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc thiểu số như: nguồn lực đầu tư còn hạn chế; công tác tuyên truyền, giáo dục và vận động quần chúng tham gia chưa thường xuyên, sâu rộng; đội ngũ cán bộ quản lý và làm công tác văn hóa vùng đồng bào dân tộc thiểu số còn thiếu, nhất là đội ngũ cán bộ trẻ có năng lực và là người dân tộc Ngoài ra, đa số nghệ nhân tuổi đã cao; việc tổ chức truyền dạy các loại hình văn hóa truyền thống chưa được bài bản, không có sách vở ghi chép chính thống, lưu truyền chủ yếu bằng truyền miệng
Tác giả của đề tài cũng đề ra một số giải pháp để bảo tồn các giá trị văn hóa của
đồng bào dân tộc thiểu số Thứ nhất, tiếp tục nâng cao nhận thức về việc gắn kết chặt
chẽ giữa phát triển kinh tế với giữ gìn bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số trong xây dựng nông thôn mới Thứ hai, đẩy mạnh công tác nghiên cứu, sưu tầm, phổ biến các giá trị văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc thiểu số trong quá trình xây dựng nông thôn mới Thứ ba, tiếp tục hoàn thiện chính sách, tăng cường các nguồn lực cho giữ gìn bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số trong quá trình xây dựng nông thôn mới
2.1.4 Hội nghị “Trao đổi công tác quản lý nhà nước về Kinh tế tại huyện Yên Lập
- tỉnh Phú Thọ”
Theo Báo cáo tóm tắt “Tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội
6 tháng đầu năm; nhiệm vụ, giải pháp 6 tháng cuối năm” của huyện Yên Lập, kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm 2022 đạt được cụ thể như sau: Sản xuất nông lâm nghiệp, thủy sản đảm bảo đúng tiến độ, khung lịch thời vụ; sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp hoạt động ổn định và dần phát triển trở lại; đất đai; tài nguyên khoáng sản và môi trường tiếp tục được quản lý chặt chẽ, có hiệu quả; thu ngân sách nhà nước trên địa bàn đạt kết quả cao, đặc biệt tiền sử dụng đất
đã vượt chỉ tiêu kế hoạch năm; các công trình, dự án được tập trung triển khai thực hiện
Trang 16ngay từ đầu năm Lĩnh vực văn hóa, xã hội tiếp tục được quan tâm, chế độ an sinh xã hội được đảm bảo kịp thời, đúng đối tượng Công tác phòng, chống dịch bệnh Covid
19 được thực hiện nghiêm túc Công tác chỉ đạo, điều hành, tăng cường kỷ cương, nề nếp đạt được những kết quả tích cực Công tác thanh tra, tiếp công dân, giải quyết đơn thu khiếu nại, tố cáo thực hiện đúng quy đinh; quốc phòng, an ninh được giữ vững, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo
Tuy nhiên, một số hạn chế vẫn còn tồn tại như công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng một số công trình, dự án còn gặp nhiều khó khăn; tỷ lệ dân số tham gia bảo hiểm y tế chưa cao; công tác chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ phòng, chống dịch Covid 19
ở một số địa phương có thời điểm còn thiếu quyết liệt; việc tiếp âm, tiếp sóng một số Đài truyền thành cơ sở chưa hiệu quả, chưa kịp thời sửa chữa nên ảnh hưởng tới công tác thông tin
Mặc dù vậy, nhờ có sự lãnh đạo của UBND tỉnh, Huyện ủy, sự giám sát của Hội đồng nhân dân, sự phối hợp của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội, sự nỗ lực của cấp ủy, chính quyền, các cấp, các ngành, sự đồng lòng, giúp sức của cộng đồng doanh nghiệp và Nhân dân; Ủy ban nhân dân huyện đã chủ động, linh hoạt trong chỉ đạo, điều hành; nền kinh tế của huyện được duy trì ổn định và phát triển Qua đó, UBND huyện Yên Lập đề ra một số nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm như sau:
˗ Tiếp tục chỉ đạo thu hoạch Vụ Xuân, chỉ đạo sản xuất nông nghiệp, phòng chống dịch bệnh cho cây trồng Tiếp tục tập trung các nguồn lực, thực hiện có hiệu qảu Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới
˗ Tiếp tục thu hút đầu tư và hoản chịnh hạ tàng cụm công nghiệp Lương sơn, lập phương án quy hoạch một số cụm công nghiệp khác giai đoạn 2021 – 2030
˗ Tiếp tục tăng cường chỉ đạo các biện pháp quản lý thu ngân sách trên địa bàn, tăng cường quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước, đẩy nhanh tiến độ các công trình khởi công đổi mới
˗ Tiếp tục công tác tăng cường quản lý nhà nước về đất đai, tài nguyên, môi trường, chấn chỉnh vi phạm theo đúng quy định của pháp luật
˗ Tập trung nguồn lực để triển khai, thực hiện xây dựng mới 2 trường và công nhận lại 5 trường đạt chuẩn quốc gia
Trang 17˗ Tăng cường công tác quản lý về lĩnh vực y tế, dân số, an toàn vệ sinh thực phẩm; quản lý tốt chế độ chính sách đảm bảo an sinh xã hội
2.2 Công ty TNHH MTV Chè Á Châu Phú Thọ
2.2.1 Giới thiệu về Công ty TNHH MTV Chè Á Châu Phú Thọ
Công ty TNHH MTV Chè Á Châu Phú Thọ có mã số thuế 2600639803, do ông/bà Nguyễn Văn Quý làm đại diện pháp luật, được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh ngày 05/10/2009 Công ty có ngành nghề kinh doanh chính là "Sản xuất sản phẩm khác từ gỗ; sản xuất sản phẩm từ tre, nứa, rơm, rạ và vật liệu tết bện", do Chi cục Thuế Huyện Yên Lập quản lý
Đến nay, mỗi năm công ty chè đã sản xuất từ chè búp tươi và tinh chế được trên 10.000 tấn chè xuất khẩu, công suất các năm tiếp theo có thể đạt trên 12.000 tấn/năm Sản phẩm chè của công ty luôn luôn đáp ứng được các yêu cầu của thị trường về số lượng, chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm và thời gian giao hàng Các sản phẩm chè để xuất khẩu bao gồm:Chè đen Orthodox; Chè đen CTC; Chè xanh, chè ướp hương,…Bao bì đóng gói rất đa dạng như : Bao kraft, bao PP, PE, túi empet, bao tải đay, hộp duplex, thùng carton…
2.2.2 Cơ sở vật chất phục vụ sản xuất:
Hiện nay, công ty Chè Á Châu có 3 cơ sở phục vụ sản xuất, bao gồm:
Cơ sở thứ nhất bao gồm hai nhà máy sản xuất từ chè búp tươi với công suất tổng cộng 90 tấn chè búp tươi/ ngày tại xã Ngọc Lập huyện Yên Lập tỉnh Phú Thọ Trong
đó, một nhà máy sản xuất từ chè búp tươi theo phương pháp truyền thống Orthodox có công suất 40 tấn ngày được trang bị dây chuyền máy móc của Liên Xô và Cơ khí chè Việt Nam Một nhà máy sản xuất từ chè búp tươi theo phương pháp CTC có công suất ban đầu 50 tấn chè búp tươi/ngày được trang bị các dây chuyền đồng bộ nhập khẩu từ
và cơ khí hóa quá trình sản xuất như: Nhiều máy tách cẫng màu điện tử của Nhật bản
và Hàn quốc; hai hệ thống đấu trộn đóng gói chè; hai máy đóng gói chè túi nhỏ tự động
Trang 18100, 200, 250, 500, 1000gr/túi; máy ướp hương chè; các loại máy cắt sàng và tinh chế khác; hệ thống hút bụi để đảm bảo vệ sinh công nghiệp Và rất nhiều các loại máy móc thiết bị khác phục vụ cho quá trình sản xuất
2.2.3 Hoạt động thực tập thực tế tại Công ty TNHH MTV Chè Á Châu
Sinh viên khóa QH – 2019E Kinh tế phát triển được tham gia thực tập thực tế tại Công ty TNHH MTV Chè Á Châu bằng các hoạt động trải nghiệm thiết thực
Mở đầu chuyến thực tập thực tế tại Công ty, sinh viên được nghe giới thiệu về
cơ sở sản xuất chè và dây chuyền sản xuất búp chè tươi tại cơ sở một Đây là cơ sở sản xuất chính của Công ty Chè Á Châu, lấy nguyên liệu trực tiếp từ đồi chè xã Ngọc Lập, huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ để sản xuất ra chè thành phẩm Cơ sở sản xuất, chế biến chè tại đây được xây dựng đáp ứng các tiêu chí cơ bản của sản xuất, đảm bảo an toàn
vệ sinh trong quá trình chế biến Trong đó, nhà xưởng được xây dựng gần vùng nguyên liệu chè, đảm bảo đủ nguồn nước sạch, nguồn điện và thuận tiện giao thông Các công trình và phương tiện phụ trợ như hệ thống thông gió, hút bụi, hệ thống chiếu sáng, hệ thống cung cấp nước, hệ thống thu gom và xử lý chất thải được đầu tư hiện đại, vận hành tốt Đặc biệt là dây chuyền sản xuất chè đóng vai trò quan trọng trong sản xuất ra chè thành phẩm Theo giới thiệu của chủ cơ sở, dây chuyền sản xuất chè – trà xanh bao gồm một số loại máy móc như máy sao chè, máy vò chè, tủ sấy chè – máy sấy chè giữ hương, và hệ thống sấy nóng và sấy lạnh khác
Sinh viên được trực tiếp tham quan khu vực phơi sấy chè bằng gió tự nhiên, trực tiếp quan sát quy trình sản xuất trà xanh từ công đoạn làm héo sơ bộ đến sao chè, diệt men bằng máy sao chè xanh; vò chè bằng máy vò chè xanh; sấy khô bằng tủ sấy chè; phân loại đóng gói và bảo quản Đại diện cơ sở đã hướng dẫn và giải thích tổng quan về quy trình sản xuất trong thời gian có hạn với toàn thể sinh viên tham gia hoạt động thực tập thực tế tại xưởng sản xuất chè Bên cạnh đó, sinh viên cũng được thử qua chè thành phẩm của cơ sở đề cảm nhận về chất lượng chè thành phẩm tại công ty Chè Á Châu
2.2.4 Ý nghĩa thực tế của buổi tham quan
Buổi đi thực tập thực tế của sinh viên tại Công ty TNHH MTV Chè Á Châu mang lại nhiều kiến thức bổ ích, đưa lý thuyết kinh tế học trên giảng đường áp dụng thực tiễn vào đời sống sản xuất Trong đó, kiến thức thực tế mà em tâm đắc nhất là viêc tận dụng lợi thế so sánh vùng trong phát triển sản xuất tại địa phương Theo lời của
Trang 19lãnh đạo địa phương, Yên Lập là một huyện nghèo vùng núi, hơn 80% là đồng bào dân tộc thiểu số Tuy nhiên, đây là khu vực có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho cây chè phát triển Nắm bắt được lợi thế này, xưởng sản xuất chè được thành lập tại xã Ngọc Lập nhằm khai thác lợi thế so sánh về sản xuất chè, tạo công ăn việc làm cho nhân dân tại địa phương Đây cũng là nỗ lực của cá nhân và của chính quyền địa phương trong việc phát triển kinh tế nhằm xóa đói giảm nghèo trên địa bàn huyện Yên Lập
2.3 Vườn Quốc gia Xuân Sơn
2.3.1 Tổng quan về Vườn Quốc gia Xuân Sơn
Tổng quan chung
Vị trí: Vườn quốc gia Xuân Sơn nằm ở điểm cuối của dẫy Hoàng Liên Sơn, thuộc địa phận huyện Tân Sơn – Phú Thọ.Cách Hà Nội 140 km; cách Việt Trì 80 km Tổng diện tích: 15.048 ha; được phân chia thành 3 phân khu:
+ Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt: 9.099ha
+ Phân khu phục hồi sinh thái: 5.737 ha
+ Phân khu dịch vụ hành chính: 212 ha
Vùng đệm: Vùng đệm Vườn quốc gia Xuân Sơn được quy hoạch với tổng diện tích 6.208 ha, trên địa bàn 29 thôn; 6 xã thuộc huyện Tân Sơn tỉnh Phú Thọ gồm 9 thôn thuộc vùng đệm trong và 20 thôn thuộc vùng đệm ngoài
Lịch sử hình thành Vườn Quốc gia Xuân Sơn
Năm 1986: Thủ tướng chính phủ ký quyết định số: 194/CT, đưa Xuân Sơn vào Rừng cấm quốc gia với diện tích bảo vệ là 5.487 ha, nằm trọn vẹn trên địa bàn xã Xuân Sơn
Năm 1992: Ban quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Sơn được thành lập, diện tích bảo vệ 5.487 ha Bộ máy của Ban quản lý khu bảo tồn có 09 đồng chí, trong đó:
01 đảng viên; trình độ đại học 4/9 cán bộ
Ngày 17 tháng 4 năm 2002: Thủ tướng chính phủ ký quyết định chuyển hạng KBTTN Xuân Sơn thành Vườn quốc gia Xuân Sơn tại quyết định số 49/QĐ-TTg,với tổng diện tích tự nhiên là 15.048 ha Trên địa bàn 06 xã thuộc huyện Tân Sơn
Tổ chức hoạt động và nhiệm vụ của Ban Quản lý Vườn Quốc gia Xuân Sơn
Một số nhiệm vụ đặt ra cho Ban Quản lý Vườn Quốc gia Xuân Sơn như sau:
Thứ nhất, tổ chức quản lý, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, khôi phục và bảo tồn nguyên vẹn các hệ sinh thái, bảo tồn tính đa dạng sinh học của Vườn quốc gia Xuân