Trang 15 định và đo lường các nhân tố tác động đến hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam nĩi chung và xuất khẩu Thanh long nĩi riêng.Tuy nhiên, nghiên cứu về hiệu quả xuất kh
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ TP HÒ CHÍ MINH
LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ HỌC
Người hướng dẫn khoa học PGS.TS TRẦN TIẾN KHAI
TP HÒ CHÍ MINH - NĂM 2022
Trang 2Ý KIÉN CHO PHÉP BẢO VỆ LUẬN VẤN THẠC sĩ
CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẢN
Giàng viên hưởng dẫn; PGS'TS. TRÀN TIÉN KHAI
Học viên thực hiện: NGUYỄN ANTHANH Lớp: MEO 17
Ngàysinh: 16/01/1985 Nơi sinh:Tiền Giang
Tỗn đề tài: Nghiên cửu các yếu tố ảnhhưởng đến két quà xuất khẩu thanh long tại tinh Tiền Giang”
Y kiên của giáoviên hướng dẫnvê việccho phép học viên NGUYỄN AN THANH được bào vệ luận văn trước Hội đông:
Thành phổ Hồ chi Mình, ngày tháng 4 twin 2022
Trang 3THÀNH PHÓ HỒ CHÍ MINH Đôc lâp - Tư do - Hanh phúc
KHOA ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC
GIẤY XÁC NHẬN
Tôi tên là: Nguyễn An Thanh
Chuyên ngành: Kinh tê học Mã học viên: 1783101010026
Tôi đồng ý cung cấp toàn văn thông tin luận án/ luận văn tốt nghiệp hợp lệ về bản quyền cho Thư viện trường đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh Thư viện trường đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh sẽ kết nối toàn văn thông tin luận ản/ luận văn tốt nghiệp vào hệ thong thông tin khoa học của Sở Khoa học và Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh
Ký tên
Nguyễn An Thanh
Trang 4Tôi cam đoan rằng luận vấn: “Nghiên Cứu Các Yeu Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả
Xuất Khẩu Thanh Long Tại Tỉnh Tiền Giang" là một công trình nghiên cứu độc lập của chính tôi
Ngoài trừ tài liệu tham khảo được trích dẫn trong luận văn này, tôi cam đoan rằng toàn phần hay từng phần nhỏ của luận văn nàychưa từng được công bố hoặc sử dụng để nhận bằng cấp ở những nơi khác
Không có nghiên cứu nào của người khác được sử dụng trong luận văn này mà không được trích dẫn theo đúng quy định
Luận văn này chưa bao giờ được nộp để nhận bất kỳ bằng cấp nào tại các trường đại học hoặc cơ sở nào khác
TP Hồ Chí Minh, năm 2022
Học Viên
NGUYỄN AN THANH
Trang 5LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, quý Thầy/Cô Trường Đại học Mở TP.HCM đã truyền đạt, tạo mọi điều kiện cho tôi trong quá trình học tập, hoàn thành luận văn và bảo vệ đề tài
Xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Thầy PGS.TS TRẦN TIẾN KHAI đã tận tình giúp đỡ, chỉ bảo trong suốt quá trình thực hiện luận văn Tôi xin chân thành cảm ơn mọi người xung quanh đã nhiệt tình giúp đỡ, tạo mọi điều kiện tốt nhất để tôi hoàn thành luận văn này
Xin trân trọng cảm ơn Ban lãnh đạo ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Tiền Giang, Cục Thống kê tỉnh Tiền Giang, Chi cục Thống kê huyện Chợ Gạo, Phòng Nông nghiệp huyện Chợ Gạo, các cơ sở/doanh nghiệp thu mua và xuất khẩu thanh long tại khu vực nghiên cứu đã tạo điều kiện, nhiệt tình giúp
đỡ cung cấp các sổ liệu, thông tin cần thiết để tôi hoàn thành luận văn nghiên cứu của mình.Trong quá trình thực hiện, mặc dù đã co gắng hết sức để hoàn thành luận văn, trao đổi và tiếp thu những ý kiến đóng góp của quý Thầy/Cô và bạn bè cũng như tham khảo nhiều tài liệu, sách báo, tạp chí; song vẫn không tránh khỏi có những thiếu sót Rất mong nhận được những ý kiến góp ý của quý Thày/Cô và bạn đọc
TP Hồ Chỉ Minh, Ngày 09 thảng 4 năm 2022
Học Viên NGUYỄN AN THANH
Trang 6TÓM TẮT
NGHIÊN CỨU CÁC YÊU TÓ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KÉT QUẢ XUẤT KHẨU
THANH LONG TẠI TỈNH TIỀN GIANG
Việt Nam đã trở thành một nước xuất khẩu nông nghiệp hàng đầu, là điểm đến hấp dẫn cho các nhà đầu tư nước ngoài Xuất khẩu đóng vai trò quan trọng trong tăng trưởng kinh tế Gia nhập WTO từ năm 2007 đã mang lại cho Việt Nam những cơ hội lớn như: mở rộng thị trường xuất xuất, hưởng các ưu đãi về thương mại, cắt giảm đáng kể các hàng rào thuế quan, phi thuế quan Xuất khẩu của Việt Nam ngày càng trở nên tinh hơn, trên cơ sở
đa dạng hoá giỏ hàng xuất khẩu
Bằng phương pháp phỏng vẩn trực tiếp đã gửi đi 230 bảng khảo sát và thu về được
213 bảng trong đó có 5 bảng không hợp lệ và còn lại 208 bảng câu hỏi hợp lệ Khi đó số lượng mẫu phục vụ cho nghiên cứu này là 208, Sau khi phân tích EFA cho biến phụ thuộc
và biến độc lập, có 31 biến quan sát được đưa vào phân tích EFA, kết quả có 1 biến quan sát vi phạm hệ so tải nhân tố và bị loại khỏi quá trình phân tích EFA Như vậy, 30 biến quan sát còn lại sau khi phân tích EFA sẽ được đưa vào để thực hiện các phân tích tiếp theo (tương quan, hồi quy), 30 biến quan sát này đo lường cho 7 nhân tố tương ứng với 7 khái niệm trong luận văn Các biến quan sát này sẽ được phân tích tiếp theo nhằm kiểm định các giả thuyết nghiên cứu và đo lường mức độ tác động của các yếu tố lên ý thức gan kết của nhân viên
Sau khi kiểm định các giả thuyết nghiên cứu và ước lượng xem mức độ tác động của các yểu tố lên kết quả xuất khẩu, tác giả nhận thấy rằng có 6 giả thuyết được chấp nhận hay nói cách khác có 6 yếu tố thực sự có tác động có ý nghĩa đến kết quả xuất khẩu
Trang 7RESEARCH OF FACTORS AFFECTING THE EXPORTING RESULTS OF
PLANTS IN TIEN GIANG PROVINCE
Vietnam has become a leading agricultural exporter, an attractive destination for foreign investors Exports play an important role in economic growth Joining the WTO since 2007 has brought Vietnam great opportunities such as: expanding export markets, enjoying trade preferences, significantly reducing tariff and non-tariff barriers Vietnam's exports are becoming more and more refined, on the basis of diversifying the export basket
By direct interview method, 230 questionnaires were sent out and 213 questionnaires were collected, of which 5 were invalid and the remaining 208 valid questionnaires Then the number of samples for this study was 208 After analyzing the EFA for the dependent and independent variables, there were 31 observed variables included in the EFA analysis, resulting in 1 observed variable violating the system, factor loads and were excluded from the EFA analysis Thus, the remaining 30 observed variables after EFA analysis will be included to perform the next analysis (correlation, regression), these 30 observed variables measure for 7 factors corresponding to 7 concepts, concept in the thesis These observed variables will be analyzed next to test the research hypotheses and measure the impact of these factors on employees' sense of engagement
After testing the research hypotheses and estimating the level of impact of factors
on export results, the author finds that there are 6 accepted hypotheses or in other words, there are 6 factors that are really relevant, significant impact on export performance
Trang 8MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN I LỜI CẢM ƠN II TÓM TẮT III
MỤC LỤC V
DANH MỤC BẢNG VIII DANH MỤC HÌNH ẢNH IX DANH MỤC CHỮ VIÉT TẮT X
CHƯƠNG 1 - MỞ ĐẦU 1
1.1 Lý do chọn đề tài 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu 3
1.3 Câu hỏi nghiên cứu 4
1.4 Đối tượng nghiên cứu 4
1.5 Phạm vi nghiên cứu 5
1.6 Phương pháp nghiên cứu 5
1.6.1 Phương pháp định tính 5
1.6.2 Phương pháp định lượng 5
1.7 Ket cấu luận văn 6
CHƯƠNG 2 - Cơ SỞ LÝ THUYÉT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN cứu 7
2.1 Quá trình phát ưiển của khái niệm kết quả xuất khẩu 7
2.2 Cơ sờ lý thuyết về khái niệm kết quả xuất khẩu 7
2.3 Các học thuyết kinh tế 8
2.4 Các nghiên cứu liên quan và mô hình nghiên cứu đề xuất 12
2.4.1 Các nghiên cứu nước ngoài 12
2.4.2 Các nghiên cứu trong nước 15
2.5 Mô hình nghiên cứu đề xuất 17
CHƯƠNG 3 - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CƯU 21
3.1 Quy trình nghiên cứu 21
3.2 Thang đo 23
3.3 Phương pháp định lượng 26
Trang 93.3.1 Phương pháp nghiên cứu định lượng sơ bộ 26
3.3.2 Phương pháp nghiên cứu định lượng chính thức 26
3.4 Kỹ thuật Phân tích dữ liệu 28
3.4.1 Phân tích hệ sổ tin cậy Cronbach’s Alpha 28
3.4.2 Phân tích nhân tổ khám phá EFA 29
CHƯƠNG 4 - KÉT QUẢ NGHIÊN cửu 31
4.1 Giới thiệu về tình hình xuất khẩu và xuất khẩu trái cây tại tỉnh tiền giang 31
4.2 Kiểm định độ tin cậy thang đo 33
4.3 Phân tích nhân tổ khám phá (EFA) 39
4.3.1 Phân tích EFA cho các biến độc lập 39
4.3.2 Phân tích EFA cho biển phụ thuộc 44
4.4 Kiểm định các giả thuyết nghiên cứu của mô hình nghiên cứu ứng dụng 46
4.4.1 Phân tích tương quan mối quan hệ các biến nghiên cứu 46
4.4.2 Phân tích hồi quy tuyến tính bội 48
4.5 Kiểm định T-Test, ANOVA cho các biến nhân khẩu học 53
4.5.1 Kiểm định xem sự khác biệt giữa nhóm giới tính 53
4.5.2 Kiểm định sựa khác biệt về các yếu to giữa các nhóm tuổi 55
4.5.3 Kiểm định sựa khác biệt về các yếu tổ giữa các nhỏm thời gian hoạt động 57
4.5.4 Kiểm định sự khác biệt giữa các nhóm doanh thu 59
CHƯƠNG 5 - KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý 62
5.1 Hàm ý cho yểu tố chuỗi cung ứng và chiến lược xuất khẩu 62
5.2 Hàm ý cho yếu tổ kinh nghiệm xuất khẩu 63
5.3 Hàm ý cho yểu tố đặc điểm thị trường 65
5.4 Hàm ý cho yếu tố năng lực quản lý 66
TẢI LIỆU THAM KHẢO 69
PHỤ LỤC 01 - THẢO LUẬN NHÓM 73
PHỤ LỤC 02 - PHIÉU CÂU HỎI KHẢO SÁT 76
PHỤ LỤC 03 - CRONBACH ALPHA 82
PHỤ LỤC 04 - PHÂN TÍCH EFA 89
PHỤ LỤC 05 - TƯƠNG QUAN 99
Trang 10PHỤ LỤC 06 - HÒI QUY 100
PHỤ LỤC 07 - T-TEST ANOVA 103
Trang 11DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1 Ket quả thang đo nghiên cứu định tính 24
Bảng 4.1 Tóm tắt thông tin mẫu nghiên cứu 33
Bảng 4.2 Tóm tắt thông tin kiểm định độ tin cậy thang đo 35
Bảng 4.3 Tóm tắt kết quả phân tích EFA cho các biển độc lập 40
Bảng 4.4 Ma trận xoay nhân tổ phân tích EFA các biển độc lập lần đầu 41
Bảng 4.5 Ma trận xoay nhân tố lần cuối phân tích EFA cho các biến độc lập 43
Bảng 4.6 Tóm tắt phân tích EFA cho biến phụ thuộc 44
Bảng 4.7 Ma trận nhân tố phân tích EFA cho biển phụ thuộc 45
Bảng 4.8 Ma trận hệ sổ tương quan giữa các biến trong mô hình nghiên cứu 46
Bảng 4.9 Model summary 48
Bảng 4.10 ANO VA 48
Bảng 4.11 Hệ số hồi quy 48
Bảng 4.12 Ket quả kiểm định các giả thuyết nghiên cứu 52
Bảng 4.13 Ket quả kiểm định T-test nhóm giới tính 53
Bảng 4.14 Test of Homogeneity of Variances nhóm tuổi 55
Bảng 4.15 Kiểm định ANOVA nhỏm tuổi 55
Bảng 4.16 Test of Homogeneity of Variances nhóm thời gian hoạt động 57
Bảng 4.17 Test of Homogeneity of Variances nhóm thời gian hoạt động 57
Bảng 4.18 Test of Homogeneity of Variances nhóm thu nhập 59
Bảng 4.19 Kiểm định ANOVA thu nhập 59
Bảng 5,1 Thống kê mô tả cho yếu tố chuỗi cung ứng và chiến lược xuất khẩu 62
Bảng 5.2 thống kê mô tả cho yeu to kinh nghiệm xuất khẩu 63
Bảng 5.3 Thống kê mô tả cho yếu tố đặc điểm thị trường 65
Bảng 5.4 thống kê mô tả cho yeu to năng lực quản lý 66
Trang 12DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 2.1 Mô hình nghiên cứu kểt quả xuất khẩu của Craig (2003) 12
Hình 2.2 Mô hình nghiên cứu kết quả xuất khẩu của Selcuk 13
Hình 2.3Mô hình nghiên cứu kết quà xuất khẩu của Drama và cộng sự 14
Hình 2.4 Mô hình nghiên cứu kết quả xuất khẩu của Salem 15
Trang 13DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
STT KÝ HIỆU TIÉNG ANH TIÉNG VIỆT
1 ANOVA Analysis of Variance Phân tích phương sai
Exploratory Factor Analysis
Phân tích nhân tố khảm phá
Hệ số kiểm định sự phù hợp của mô
8 VIF Variance inflation factor
Hệ sổ nhân tổ phóng đại phương
Sai
Trang 14CHƯƠNG 1 - MỞ ĐẦU
1.1 Lý do chọn đề tài
Trong những năm qua, hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam đã có những phát triển đóng góp quan trọng vào tăng trưởng kinh tể bên cạnh các doanh nghiệp nước ngoài Là một trong những quốc gia xuất khẩu nông sản hàng đầu the giới, theo so liệu của Tổng cục Hải quan, thì kim ngạch xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam giai đoạn 2000 - 2019 tăng gần 17 lần, từ 15 tỷ USD lên 253,5 tỷ USD Bên cạnh đó, xuất khẩu góp phẩn giải quyết công ăn việc làm cho người lao động, thu hút khá nhiều lực lượng lao động từ không có trình độ đến lao động có trình độ cao
Việt Nam đã trờ thành một nước xuất khẩu nông nghiệp hàng đầu, là điểm đến hấp dẫn cho các nhà đầu tư nước ngoài Xuất khẩu đóng vai trò quan họng trong tăng trưởng kinh tế Gia nhập WT0 từ năm 2007 đã mang lại cho Việt Nam những cơ hội lớn như: mở rộng thị trường xuất xuất, hưởng các ưu dãi về thương mại, cắt giảm đáng kể các hàng rào thuế quan, phi thuế quan Xuật khẩu của Việt Nam ngày càng trờ nên tinh hơn, trên cơ sở
đa dạng hoá giỏ hàng xuất khẩu
Trong hơn 2 thập niên qua đã có rất nhiều nghiên cứu của các nhà khoa học trong
và ngoài nước về lĩnh vực này Khi thực hiện nghiên cứu về kết quả xuất khẩu thì các nhà khoa học chủ yếu sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng tiếp cận ở góc độ doanh nghiệp thông qua khảo sát xuất khẩu (Peter và Ramadhani, 1996; Katsikeas và cộng sự, 1996; Craig, 2003; Tuba và Selcuk, 2005; Miltiadis và cộng sự, 2008; Seyed, 2012; Salem, 2014; Long và cộng sự, 2014; Tráng và Bửu, 2015) hoặc tiếp cận ở góc độ nền kinh tế (Drama và cộng sự, 2014) để thực hiện đánh giá các yếu tố tác động đến kết quả xuất khẩu Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học vẫn chưa được thống nhất và được thực hiện tại những thời điểm trước, trong giai đoạn hội nhập như hiện nay nhất là khi Việt Nam là thành viên chính thức của nhiều tổ chức quan trọng trên thế giới như APEC, ASEAN, và Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) thì rất cần một nghiên cứu để xác
Trang 15định và đo lường các nhân tố tác động đến hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và xuất khẩu Thanh long nói riêng.
Tuy nhiên, nghiên cứu về hiệu quả xuất khẩu vẫn còn chưa đầy đủ và vẫn được đặc trưng bởi sự khác biệt và mẫu thuẫn trong các kết quả công bố (Katsikeas et al., 2000, Sousa et al., 2008) Mặc dù một loạt các nghiên cứu được xem xét, mỗi nghiên cứu chỉ cung cấp một cái nhìn phân mảnh, cục bộ về các yếu tố ảnh hưởng đển hiệu quả xuất khẩu Như vậy, một hệ thống cơ sở lý thuyết và khuôn khổ có thể giải thích toàn diện tất cả các vấn đề của hiệu quả xuẩt khẩu (Lages et al., 2008, Wheeler et al., 2008, Tan và Sousa, 2011) Trong khi một loạt các yếu tố quyết định được khám phá, một vài trong số này là nghiên cửu chuyên sâu Thật vậy, hầu hểt các nghiên cứu điều tra các liên kết trực tiếp giữa các tiền đề và thực hiện xuất khẩu, nhưng bỏ qua mối quan hệ tương tác và lồng nhau giữa những nguyên nhân đó Mặc dù có một sổ phương pháp nâng cao hơn được xem xét, các sai lệch ước tính vẫn hiện hữu Sự thiếu hiểu biết của giả thuyết đằng sau phương pháp này đặt ra một mối đe dọa lớn đổi với hiệu lực và độ tin cậy của kết quả dự đoản
Thanh long là một trong những loại cây ăn trái cỏ nhiều ưu thế cạnh tranh trên thị trường trong nước và xuất khẩu Sản phẩm thanh long lưu thông trên thị trường chủ yếu ở dạng trái tươi trong đó, thị trường nội địa chiếm khoảng 15-20% sản lượng; 80-85% sản lượng còn lại được xuất khẩu mà chủ yếu theo phương thức mua bán biên mậu với thương nhân Trung Quốc Cây thanh long thời gian gần đây trồng đạt năng suất ngày càng cao, mang lại thu nhập cho người dân Đặc biệt, trong tiến bộ kỹ thuật hiện nay, thanh long cho trái quanh năm (giá thường cao hơn từ 3.000đ đến 5.000đ/kg so với chính vụ) rất thuận lợi cho việc xuất khẩu Do đó, cây thanh long thực sự trở thành cây có hiệu quả kinh tế và có lợi thế cạnh tranh cao so với một số cây trồng khác Hiện tại, thanh long đã được trồng rộng rãi ờ các tỉnh thành ưên toàn quốc (32 tỉnh thành) tuy nhiên diện tích tập trung lớn nhất là Bình Thuận, Long An, Tiền Giang (gần 40.000 ha) (Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, 2017) tiếp theo là Tây Ninh, Đồng Nai và một số địa phương trên Tây Nguyên
và các tỉnh phía Bắc Như vậy, xu thế phát triển diện tích Thanh Long ngày càng tăng và phát triển rộng khắp trên toàn quốc Tuy phát triển nhanh và thị trường xuất khẩu ngày càng được mở rộng và gần đây thanh long luôn được giá Lợi nhuận của người trồng thanh
Trang 16long cũng tăng hơn so với một số cây trồng khác, song vẫn còn tồn tại một số bất cập như sau:
Do có lợi nhuận và dễ trồng, có thể rải nhiều vụ trong năm nên cây thanh long bị khai thác quá sức Dẩn tới hiện tượng sản lượng cây thanh long chưa bền vững Từ hiệu quả kinh tế rất cao của cây thanh long, gần hai năm nay, nông dân các tỉnh, thàhh phố phía nam có xu hướng "đua nhau" đốn bỏ một so cầy trồng hiệu quả thấp, ồ ạt phát triển diện tích trồng mới thanh long, vượt tầm kiểm soát của các cơ quan chức năng Chính sách về phát triển về thanh long nói riêng và nông sản chưa được nhà nước quy hoạch cụ thể, từ việc nông dân ồ ạt chặt bỏ các cây trồng khác để trồng thanh long đã tạo ra nguồn cung lớn
về thanh long trong khi thị trường xuất khẩu chưa được mở rộng tương ửng.Công nghệ sau thu hoạch & công nghệ chế biển chưa theo kịp đòi hỏi của thị trường cũng như của thực tế sản xuất Chính nguyên nhân này đã làm giảm sút giá trị gia tăng của trái thanh long Giảm lợi nhuận và hạn chế tốc độ mở rộng thị trường Việc xuất khẩu phần lớn vào thị trường chính là Trung Quốc đã tạo ra 2 mặt ưu nhược cho vẩn đề Ngoài việc là thị trường tiêu thụ mạnh về sản lượng đã giúp Việt Nam thu được lợi nhuận lớn từ xuất khẩu thì nổi lo về tính
ổn định là rất lớn
Do đó, nghiên cứu Các yếu tổ ảnh hường đến kết quả xuất khẩu: nghiên cứu trường hợp doanh nghiệp xuất khẩu thanh long cho phép chỉ ra và lượng hóa các mức độ tác động đến xuất khẩu thanh long Việt Nam Ket quả nghiên cứu đó cùng với những nghiên cứu định tính chuyên sâu sẽ làm cơ sở vũng chắc cho việc xây dựng hệ thống các giải pháp để đẩy mạnh xuất khẩu thanh long Việt Nam ưong thời gian tới
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
- Mục tiêu tổng quát: trên cơ sở xác định và phân tích làm rõ mức độ tác động của các yểu tố đến kết quả xuất khẩu của doanh nghiệp tại Tiền Giang, đề tài đề xuất một so hàm ý nhằm gia tăng kết quả xuất khẩu thanh long tại Tiền Giang
- Mục tiêu cụ thể:
Xây dựng được cơ sở lý luận về các yếu tố tác động đến kết quả xuất khẩu của doanh nghiệp nói chung và kết quả xuất khẩu của doanh nghiệp và cơ sở thu mua nói riêng
Trang 17Xác định được các yểu tố tác động đến kết quả xuất khẩu của doanh nghiệp và cơ
sở thu mua thanh long Tiền Giang
Đo lường được mức độ tác động của các yếu tổ này nhằm chỉ ra được các nhân tố tác động tích cực và những nhân tổ tác động tiêu cực đến kết quả xuất khẩu của doanh nghiệp và cơ sở thu mua thanh long Tiền Giang, chỉ ra được các nguyên nhân của các tác động tiêu cực
Đe xuất một số hàm ý chính sách hoàn thiện các yếu tố nhằm phát huy các tác động tích cực, hạn chế các tác động tiêu cực, từ đó giúp gia tăng kết quả xuất khẩu của doanh nghiệp và cơ sở thu mua thanh long Tiền Giang
1.3 Câu hỏi nghiên cứu
Thứ nhất, có những yếu tố nào có thể tác động đến kểt quả xuất khẩu của doanh nghiệp nói chung và xuất khẩu của các doanh nghiệp và cơ sở thu mua thanh long nói riêng?
Thứ hai, các yếu tổ tác động đến kết quả xuất khẩu thanh long của các doanh nghiệp
và cơ sờ thu mua Tiền Giang? Nhân tố nào ảnh hưởng tích cực, nhân tố nào ảnh hưởng tiêu cực đến kết quả xuất khẩu của các doanh nghiệp và cơ sờ thu mua thanh long Tiền Giang?Thứ ba, những vấn đề cần giải quyết đế hoàn thiện các nhân tố ảnh hưởng nhằm phát huy các tác động tích cực, hạn chế các tác động tiêu cực của các nhân tố đến kết quả xuất khẩu của các doanh nghiệp và cơ sở thu mua thanh long Tiền Giang?
Thứ tư, những hàm ý chính sách nào cần thực hiện nhằm hoàn thiện các yểu tố ảnh hưởng, phát huy các tác động tích cực, hạn chế các tác động tiêu cực của các yểu tố để nâng cao kết quả xuất khẩu của các doanh nghiệp và cơ sở thu mua thanh long Tiền Giang?
1.4 Đoi tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các yếu tố tác động đến kết quả xuất khẩu của doanh nghiệp và cơ sở thu mua thanh long tại Tiền Giang
Đối tượng khảo sát: Các nhà quản lý cơ sở thu mua xuất khẩu thanh long Tiền Giang, nhân viên và các nhà quản lý phụ trách hoạt động kinh doanh xuất khẩu của các Cơ sở thu mua Thanh long, các doanh nghiệp hoạt động xuất khẩu thanh long tại các đơn vị ở Tiền Giang
Trang 18Phạm vi không gian: Luận văn thực hiện nghiên cứu với các doanh nghiệp xuất khẩu, các cơ sở thu mua thanh long xuất khẩu của Tiền Giang.
1.6 Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu hỗn hợp với sự kết hợp của phương pháp nghiên cửu định tính và phương pháp nghiên cứu định lượng
1.6.1 Phương pháp định tính
Việc nghiên cứu định tính này dựa trên khái niệm nghiên cửu chính của luận văn, sau đỏ tác giả tổng họp tìm khung cơ sờ lý luận phù họp, kế thừa và xác lập mô hình nghiên cửu trước đây, để có được cơ sở xây dựng, điều chỉnh thang đo thích hợp nhằm phục vụ cho nghiên cứu định lượng chính thức
Đối với nghiên cứu định tính: số lượng thành viên phục vụ cho nghiên cứu định tính bao gồm 10 người, trong đó thành phần tham gia thảo luận bao gồm các cá nhân có kinh nghiệm nghiên cứu liên quan đến lĩnh vực của đề tài, các cá nhân trong lĩnh vực nghiên cứu 10 thành viên được chọn theo phương pháp lấy mẫu thuận tiện để phục vụ cho nghiên cứu
1.6.2 Phương pháp định lượng
Luận văn được sự hỗ trợ của phần mềm Excel để nhập liệu, với các kỹ thuật phân tích định lượng như cronbach alpha, EFA, tương quan, phân tích hồi quy, kỹ thuật kiểm định T-Test, ANOVA, thống kê mô tả của phẩn mềm SPSS 20.0
Nghiên cứu định lượng sơ bộ được thực hiện với việc sau khi có được thang đo từ nghiên cứu định tính, sẽ tiến hành khảo sát 100 mẫu khảo sát nhằm kiểm định lại các giá
Trang 19trị của thang đo xây dựng và kế thừa được, trong đó các kỹ thuật như kiểm định độ tin cậy thang đo bằng hệ so cronbach alpha, phân tích EFA, để ổn định và hiệu chỉnh thang đo cho phù hợp với thị trường nghiên cứu ,làm nền tảng cho nghiên cứu định lượng chính thức.
1.7 Ket cấu luận văn
Chương 1 Mờ đầu
Chương 2 Cơ sờ lý thuyết và mô hình nghiên cứu
Chương 3 Phương pháp nghiên cứu
Chương 4 Kết quả nghiên cứu
Chương 5 Kêt luận và hàm ý
Trang 20CHƯƠNG 2 - Cơ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN cứu
2.1 Quá trình phát triển của khái niệm kết quả xuất khẩu
Một doanh nghiệp khi xuất khẩu hàng hóa ra nước ngoài cần tiến hành hàng loạt hoạt động: nghiên cứu thị trường, đánh giá năng lực xuất khẩu doanh nghiệp, xác định sản phẩm, nhu cầu, thị hiếu khách hàng ở thị trường mục tiêu, tìm kiếm nguồn vốn tài trợ, tổ chức các hoạt động xuất khẩu, Sau một thương vụ, hoặc thời gian nhất định điều mà doanh nghiệp đạt được sẽ phản ánh thông qua kết quả kinh doanh xuất khẩu Vì vậy, có thể nói kết quả kinh doanh xuất khẩu của doanh nghiệp là bức tranh đa chiều về những thành công và thất bại của doanh nghiệp khi xuất khẩu sản phẩm ra thị trường nước ngoài.Kết quả xuất khẩu được xem như kết quả của hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp tại thị trường xuất khẩu (Shoham, 1996; Katsikeas & cộng sự, 2000; Chen và cộng
sự, 2016); như là sự đánh giá mục tiêu của doanh nghiệp (bao gồm cả chiến lược và tài chính), liên quan đen việc xuất khẩu sản phẩm ra thị trường, đều đạt được thông qua thực hiện chiến lược marketing xuất khẩu (Cavusgil & Zou, 1994); như mức độ mà doanh nghiệp hoàn thành các mục tiêu khi bán sản phẩm ra thị trường quốc tế (Navarro et al., 2010); như kết quả của các hoạt động quốc tế của doanh nghiệp (Jalali, 2012)
2.2 Cơ sở lý thuyết về khái niệm kết quả xuất khẩu
Các nghiên cứu tổng quan cho thấy kết quả xuất khẩu có thể được tiếp cận theo nhiều cách: (1) Theo góc độ tài chính (Economic/Financial), kết quả xuất khẩu tập trung vào doanh số, lợi nhuận và thị phần (Zou & Stan, 1998; Katsikeas & et.al, 2000; Leonidou
& et.al, 2002), (2) Góc độ phi tài chính (Nonfinancial/Noneconomic) tập trung vào đo lường sản phẩm, thị trường và một số yếu tố khác, như: Đỏng góp của xuất khẩu đối với nền kinh tế, danh tiếng của doanh nghiệp, số lượng giao dịch xuất khẩu, và dự báo về hoạt động xuất khẩu (Zou & Stan, 1998; Katsikeas & et.al, 2000; Leonidou & et.al, 2002), và (3) góc độ khái quát (Generic) tập trung vào nhận thức hoặc sự hài lòng của doanh nghiệp
về hoạt động xuất khẩu (Katsikeas & et.al, 2000) Phương pháp phổ biển nhất sừ dụng để
đo lường kết quả xuẩt khẩu là đo lường tăng hưởng về doanh thu xuất khẩu, hay phần trăm của doanh thu (khả năng thâm nhập thị trường) từ hoạt động xuất khẩu (Aaby & Slater,
Trang 211989; Cavusgil & Zou, 1994; Altintas & et.al, 2007) Tuy nhiên, các doanh nghiệp thường không sẵn lòng cung cấp thông tin tài chính từ hoạt động của mình (Altmtas & et.al, 2007)
Vì vậy, tiếp cận kết quả xuất khẩu dưới góc độ khái quát là cách tốt nhất để thu thập thông tin từ doanh nghiệp, tức xem xét nhận thức hay sự hài lòng của doanh nghiệp về hoạt động xuất khẩu Trong nghiên cứu này, tác giả thực hiện đo lường kết quả xuất khẩu theo cách tiếp cận dưới góc độ khái quát (phù họp với nghiên cửu của Katsikeas & et.al, 2000; Altintas & et.al, 2007; Nguyễn Viết Bằng & et.al, 2017)
Tác giả Seyed (2012) thực hiện nghiên cửu mối quan hệ giữa rào sản xuẩt khẩu và kết quả xuất khẩu của các doanh nghiệp Iran Tác giả Seyed (2012) cho rằng kết quả xuất khẩu chịu tác động bởi 06 yếu to: Yeu tố về môi trường (Environmental), yểu tố về hoạt động của doanh nghiệp (operational), yếu tổ về tài chính (Financial), yếu tố về luật pháp (Legal), yếu tố về Logistic (Logistic), yếu tố về nguồn lực (Resource) Tác giả Seyed (2012) sử dụng phương pháp nghiên cửu định lượng thông qua khảo sát 230 doanh nghiệp (trong đó 141 phiếu trả lời hợp lệ) Kết quả nghiên cứu được trình bày như hình 2.14 và hình 2.15 cho thấy: kết quả xuất khẩu chịu tác động bởi 06 yếu to: Yeu tố về môi trường (Environmental), yếu tố về hoạt động của doanh nghiệp (operational), yểu tố về tài chính (Financial), Yeu to về luật pháp (Legal), yếu to về Logistic (Logistic), yểu tố về nguồn lực (Resource)
Giá cả trung tâm;
Cung - cầu là xung lực tác động;
Cạnh tranh là sức sống
Cơ chế thị trường không phải một hỗn hợp mà là một trật tự kinh tể
Trang 22Cơ chế thị trường có khuyết tật
Công trình nghiên cửu tiêu biểu: Khảo nghiệm về kinh tế học thực nghiệm (1953),
Lý thuyết về chức năng người tiêu dùng (1957), Nghiên cứu về lý thuyết sổ lượng tiền tệ (1956); Lịch sử tiền tệ Hoa Kỳ (I960)
Lý thuyết lợi thế so sánh
Lợi thế so sánh hay Ưu thế so sánh là một nguyên tắc trong kinh tế học phát biểu ràng mỗi quốc gia sẽ được lợi khi nỏ chuyên môn hóa sản xuất và xuất khẩu những hàng hóa mà mình có thể sản xuất với chi phí tương đối thấp (hay tương đối có hiệu quả hơn các nước khác); ngược lại, mỗi quốc gia sẽ được lợi nếu nó nhập khẩu những hàng hóa mà mình có thể sản xuất với chi phí tương đối cao (hay tương đối không hiệu quả bằng các nước khác) Nguyên tắc lợi thế so sánh cho rằng một nước có thể thu được lợi từ thương mại bất kể nó tuyệt đối có hiệu quả hơn hay tuyệt đối không hiệu quả bằng các nước khác trong việc sản xuất mọi hàng hóa Nguyên tắc lợi thể so sánh là khái niệm trọng yếu trong nghiên cửu thương mại quốc tế Nhà kinh tế học được giải thưởng Nobel năm 1970 Paul Samuelson đã viết: "Mặc dù có những hạn chế, lỷ thuyết lợi thế so sánh vẫn là một trong những chân lý sâu sắc nhất của mọi môn kinh tể học Các quốc gia không quan tâm đen lợi thế so sánh đều phải trả một cái giả rất đắt bằng mức sống và tăng trưởng kinh tể của chính mình
Trường hợp có nhiều hàng hoá với chi phí không đổi và có hai quốc gia thì lợi thế
so sảnh của từng hàng hoá sẽ được sắp xếp theo thứ tự ưu tiên từ hàng hoá có lợi thế so sánh cao nhất đen hàng hoá có lợi thể so sánh thấp nhất và mỗi nước sẽ tập trung vào sản xuất những mặt hàng có lợi thế so sánh từ cao nhất đen cao ở mức cân bằng Ranh giới mặt hàng nào là cỏ lợi thế so sánh cao ở mức cân bàng sẽ do cung cầu trên thị trường quốc tế quyết định
Trang 23Trường hợp có nhiều nước thì có thể gộp chung tất cả các nước khác thành một nước gọi là phần còn lại của thế giới và những phân tích trên vẫn giữ nguyên tính đúng đắn của nỏ Lợi thế so sánh không những áp dụng trong trường họp thương mại quốc tế mà còn
có thể áp dụng cho các vùng trong một quốc gia một cách hoàn toàn tương tự
Quan điểm chỉnh của học thuyết của David Ricardo
Neu thuyết lợi thế tuyệt đối của Adam Smith không giải thích được quan hệ thương mại diễn ra giữa hai nước mà lợi thế tuyệt đổi dồn hết về một bên, thì theo David Ricardo:Thương mại quốc tế vẫn có thể diễn ra giữa hai quốc gia mà lợi thế tuyệt đối dồn hết về một phía Một nước có hiệu quả sản xuất thấp hơn (chi phí cao hơn) trong sản xuất hầu hết các loại sản phẩm thì vẫn có thể tham gia vào phân công lao động quốc tế và trao đổi ngoại thương, thông qua chuyên môn hóa sản xuất và xuất khẩu những sản phẩm có lợi thế so sánh
Một quốc gia có lợi thế so sánh khi quốc gia đó có khả năng sản xuất một hàng hóa với mức chi phí cơ hội thấp hơn so với các quốc gia khác; Chi phí cơ hội của việc sản xuất
ra một hàng hỏa là số lượng hàng hóa khác phải hi sinh khi chủng ta sử dụng nguồn lực để sản xuất thêm một đơn vị hàng hóa đó Lợi thế so sánh xác định thông qua tính toán chi phí cơ hội để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm trên cơ sở so sánh chi phí sản xuất các loại sản phẩm khác nhau
Lợi thế tuyệt đoi của Adam Smith trong tiếng Anh gọi là: Adam Smith's Theory
Hệ quả của tư tường này là chính quyền mỗi quốc gia không cần can thiệp vào cá nhân và các doanh nghiệp, cứ để họ tự do hoạt động
Trang 24Trong tác phẩm nổi tiếng của mình "Nghiên cứu về bản chất và nguyên nhân giàu
có của một quốc gia", ông đã khẳng định "Sự giàu có của một quốc gia đạt được không phải do những qui định chặt chẽ mà bời tự do kinh doanh"
Triết lí này của Adam Smith được mọi giới chấp nhận và trở thành học thuyết ngự trị suổt thể kỷ XIX
Điều gì đã có ảnh hưởng đen mậu dịch quốc tế xuất phát từ quan niệm "Bàn tay vô hình" của Adam Smith Theo ông, Chính phủ cũng không cần can thiệp vào các hoạt động mậu dịch quốc tế Hãy để cho nó được tự do!
Neu xem xét ờ góc độ lợi ích kinh tế và tương lai lâu dài thì đây là một quan điểm hết sức tích cực, ngược lại với quan điểm của phái trọng thương cho rằng Chính phủ cần phải can thiệp vào các hoạt động mậu dịch quốc tế
Khẳng định nguyên tắc phân công lao động để tạo ra nhiều lợi nhuận là cơ sở cho
sự ra đời của lí thuyết lợi thế tuyệt đổi Theo Adam Smith, hai quốc gia tham gia mậu dịch với nhau là tự nguyện và cả hai đều cùng phải có lợi
(Quan điểm này khác hẳn trường phải trọng thương khi cho rằng trong mậu dịch quốc tế, một quốc gia chỉ có thể có lợi trên sự hi sinh của một quốc gia khác)
Những lợi ích mậu dịch đỏ do đâu mà cỏ?
Theo ông, cơ sở mậu dịch giữa hai quốc gia chính là lợi thế tuyệt đoi Lợi thế tuyệt đối ở đầy là chi phí sản xuất thấp hơn (nhưng chỉ có chi phí lao động mà thôi)
Theo Smith, chẳng hạn, quốc gia I có lợi thế tuyệt đối về một sản phẩm A nào đỏ
và không có lợi thế tuyệt đối về sản phẩm B Trong khi đỏ quốc gia II có lợi thế tuyệt đổi
về sản phẩm B và không có lợi thể tuyệt đối về sản phẩm A
Khi đó, cả hai quốc gia đều cỏ thể có lợi nếu quốc gia I chuyên môn hóa sản xuất sản phẩm A, quốc gia II chuyên môn hỏa sản xuất sản phẩm B và tự nguyện trao đổi cùng nhau Bằng cách đỏ, tài nguyên của mỗi nước sẽ được sử dụng có hiệu quả hơn và sản phẩm sản xuất của hai nước sẽ tăng lên Phần tăng lên này chính là lợi ích thu được từ chuyên môn hỏa
Trang 252.4 Các nghiên cửu liên quan và mơ hình nghiên cứu đề xuất
2.4.1 Các nghiên cứu nu'ĩ'c ngồi
Nghiên cứu của tác giả Craig (2003) thực hiện nghiên cứu các yếu tố tác động đến kết quả xuất khẩu của các doanh nghiệp tại Thái Lan Tác giả Craig (2003) cho rằng kết quả xuất khẩu của doanh nghiệp chịu tác động bời 06 yếu tố như hình 2.1 bã gồm: đặc điểm của doanh nghiệp (Firm Specific Characteristics), chiến lược Marketing xuất khẩu (Export Marketing Strategy), năng lực doanh nghiệp, kinh nghiệm xuất khẩu, năng lực quản lý, chuỗi cung ứng, chiến lược xuất khẩu, đặc điểm doanh nghiệp Tác giả Craig (2003) sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng thơng qua khảo sát 151 doanh nghiệp xuất khẩu tại Thái Lan bang mail Ket quả nghiên cứu được trình bày như hình cho thấy: kết quả xuất khẩu của các doanh nghiệp chịu tác động bởi các yếu tố trong mơ hình
(Nguồn, Craig 2003)
Hình 2.1 Mơ hình nghiên cửu kết quả xuất khẩu của Craig (2003)
Trang 26Tác giả Tuba và Selcuk (2005) thực hiện nghiên cứu các yếu tố tác động đến kết quả xuất khẩu của các doanh nghiệp tại Thổ Nhĩ Kỳ Tác giả Tuba và Selcuk (2005) cho rằng kết quả xuất khẩu (PRF) của các doanh nghiệp chịu tác động bởi năng lực doanh nghiệp , kinh nghiệm xuất khẩu, năng lực quản lý, chuỗi cung ứng, chiến lược xuất khẩu, đặc điểm thị trường Tác giả Tuba và Selcuk (2005) đã sử dụng phưomg pháp nghiên cứu định lượng thông qua khảo sát 160 doanh nghiệp tại Thổ Nhĩ Kỳ bằng mail Ket quả nghiên cứu được trình bày trong hình cho thấy: kết quả xuất khẩu chịu tác động bởi năng lực doanh nghiệp, kinh nghiệm xuất khẩu, năng lực quản lý, chuỗi cung ứng, chiến lược xuất khẩu, đặc điểm thị trường.
(Nguồn, Selcuk 2005)
Hình 2.2 Mô hình nghiên cứu kết quả xuất khẩu của Sclcuk
Trang 27Tác giả Drama và cộng sự (2014) thực hiện nghiên cứu các yếu tố tác động đến kết quả xuất khẩu tại Zanzibar Tác già Drama và cộng sự (2014) cho rằng kết quả xuất khẩu chịu tác động bởi 07 yếu tố như hình 2.3 Tác giả Drama và cộng sự (2014) sử dụng phương pháp nghiên cửu định lượng thông qua bộ dữ liệu thứ cấp thu thập từ 1980 đến 2005 của
cơ quan thống kê Zanzibar Kết quả nghiên cứu được ưình bày như hình 2.3 chò thấy: kểt quả xuất khẩu chịu tác động bởi kết quả xuất khẩu chịu tác động bởi đặc điểm thị trường, kinh nghiệm xuất khẩu, năng lực quản lý, chuỗi cung ứng, rào cản xuất khẩu
(Nguồn, Drama và cộng sự 2014)
Hình 2.3 Mô hình nghiên cứu kết quả xuất khẩu của Drama và cộng sự
Nghiên cứu của Salem (2014) Tác giả Salem (2014) thực hiện nghiên cứu các yếu
tố tác động đen kết quả xuất khẩu của doanh nghiệp vừa và nhỏ Tác giả Salem (2014) cho rằng kết quả xuất khẩu chịu tác động bởi 05 yếu tổ như hình 2.4 bao gồm đặc điểm thị trường, kinh nghiệm xuất khẩu, năng lực quản lý, chuỗi cung ứng, chiến lược xuất khẩu Tác giả Salem (2014) sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng thông qua khảo sát 206 doanh nghiệp vừa và nhỏ tại thành pho Tunis Ket quả nghiên cứu được trình bày như hình
Trang 282.4 cho thấy: kết quả xuất khẩu chịu tác động trực tiếp bởi đặc điểm thị trường, kinh nghiệm xuất khẩu, năng lực quản lý, chuỗi cung ứng, chiến lược xuất khẩu.
(Nguồn, Salem 2014)
Hình 2.4 Mô hình nghiên cứu kết quả xuất khẩu của Salem
2.4.2 Các nghiên cửu trong nước
Tác giả Trần Thanh Long và cộng sự (2014) đã thực hiện nghiên cứu các yểu to tác động đến kết quả kinh doanh xuất khẩu của các doanh nghiệp thủy sản Việt Nam Tác giả Trần Thanh Long và cộng (2014) đã sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng thông qua khảo sát 209 doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản của Việt Nam Kết quả nghiên cứu cho thấy: kết quả kinh doanh xuất khẩu thủy sản chịu.tác động trực tiếp bời 5 yếu tố: Đặc điểm của doanh nghiệp xuất khẩu; Hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp; Thị trường nước ngoài; Thị trường trong nước; Đặc điểm của ngành hàng xuất khẩu
Bùi Thanh Tráng và Lê Tấn Bửu (2015) nghiên cứu các yếu tố động đến kết quả xuất khẩu của các doanh nghiệp xuất khẩu Thanh long nhân Việt Nam Tác giả Bùi Thanh Tráng và Lê Tấn Bửu (2015) đã xây dựng mô hình và các giả thuyết nghiên cứu Tác giả Bùi Thanh Tráng và Lê Tấn Bửu (2015) đã sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính kết
Trang 29hợp với định lượng Nghiên cửu định tính thông qua phỏng 05 chuyên gia và nghiên cứu định lượng thông qua khảo sát 107 doanh nghiệp xuất khẩu thanh long tại Việt Nam Kết quả nghiên cứu cho thấy: kết quả xuất khẩu của các doanh nghiệp xuất khẩu Thanh long nhân chịu tác động trực tiếp bời 06 yếu tố: Năng lực quản lý công ty, thái độ và nhận thức quản lý xuất khẩu, chiến lược Marketing xuất khẩu, đặc điểm thị trường Thanh long thể giới, đặc điểm thị trường Thanh long trong nước, mối quan hệ kinh doanh.
Tác giả Nguyễn Viết Bằng và cộng sự (2017) thực hiện nghiên cứu các yeu to tác động đến kết quả xuất khẩu của các doanh nghiệp thủy sản Tác giả Nguyễn Viết Bằng và cộng sự (2017) cho rằng kết quả xuất khẩu chịu tác động trực tiếp bởi 06 yếu tố: chiến lược marketing xuất khẩu, đặc điểm và năng lực quản lý, đặc điểm quản lý, đặc điểm ngành công nghiệp, đặc điểm thị trường nước ngoài, đặc điểm thị trường trong nước như hình 2.23.TÚC giả Nguyễn Viết Bằng và cộng sự (2017) sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng thông qua khảo sát 305 doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Kểt quả nghiên cứu cho thấy: kết quả xuất khẩu chịu tác động trực tiếp bới chiến lược marketing xuất khẩu, đặc điểm và năng lực quản lý, đặc điểm quản lý, đặc điểm ngành công nghiệp, đặc điểm thị ( trường nước ngoài, đặc điểm thị trường trong nước
Lê Hồng Vân (2015) Các nhân tố tác động đến kim ngạch xuất khẩu Thanh long ở Việt Nam giai đoạn 2003 - 2013 Nghiên cứu nhằm mục đích chỉ ra các nhân tố ảnh hưởng
đến kim ngạch xuất khẩu thanh long của Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2003 đến năm
2013 Nghiên cứu được tiến hành dựa ưên việc thu thập dữ liệu thứ cấp được công bo trên các phương tiện thông tin đại chủng và sau đỏ được tổng hợp, phân tích và xử lý Nghiên cửu áp dụng mô hình hấp dẫn trong thương mại được đưa ra bởi Krugman và Maurice (2005) Ket quả nghiên cứu chỉ ra rằng GDP nước nhập khẩu, dân số nước nhập khẩu, giá xuất khẩu, độ mở của nền kinh tế và việc gia nhập vào các hiệp định thương mại tự do có một mối tương quan tích cực đến kim ngạch xuất khẩu thanh long của Việt Nam, ngược lại, khoảng cách địa lý và khoảng cách kinh tế, việc gia nhập vào WT0 không mang lại ý nghĩa thống kê
Nguyễn thị Anh Đào (2017) Phân tích các yếu tổ ảnh hưởng đến năng lực xuất khẩu gạo của các doanh nghiệp trên địa bàn tinh Kiên Giang Đe tài phân tích các nhân tố ảnh
Trang 30hường đến năng lực xuất khẩu gạo của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Kiên Giang dựa trên mẫu khảo sát gồm 20 doanh nghiệp, trong đó có 6 doanh nghiệp có tham gia xuất khẩu gạo và 14 doanh nghiệp không cỏ xuẩt khẩu gạo ừong giai đoạn 2012-2016 Phân tích hồi quy dữ liệu bảng mô hình Tobit, kểt quả phân tích cho thấy các biến tổng doanh thu, so lao động trung học phổ thông, vốn, số năm thành lập, tuổi chủ doanh nghiệp ảnh hưởng đến giá trị xuất khẩu của doanh nghiệp Trên cơ sở kết quả phân tích tác giả đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Kiên Giang.
2.5 Mô hình nghiên cứu đề xuất
Thông qua các nghiên cửu liên quan trong và ngoài nước, kế thừa những nghiên cứu
có liên quan, trên nền tản đưa ra những điểm tương đồng để có thể cỏ được mô hình nghiên cứu được thuyết phục hơn
Bảng 2.1 Tổng hợp các nghiên cứu liên quan
(2003)
Tuba và Selcuk (2005)
Drama và cộng sự (2014)
Salem(2014)
Trần Thanh Long và cộng sự (2014)
Bùi ThanhTráng và Lê Tấn Bửu(2015)Đặc diêm thị
Trang 31Hình 2.5 Mô hình nghiên cửu đề xuất
HI: Đặc điểm Cơ sở có tác động cùng chiều tới kết quả xuất khẩu
H2: Kinh nghiệm xuất khẩu có tác động cùng chiều tới kết quả xuất khẩu H3: Năng lực quản lý cỏ tác động cùng chiều tới kết quả xuất khẩu H4: Chuỗi cung ứng có tác động cùng chiều tới kết quả xuất khẩu
H5: Đặc điểm thị trường có tác độngcùng chiều tới kết quà xuất khẩu H6: Chiến lược xuất khẩu có tác động cùng chiều tới kết quả xuất khẩu
Trang 32Giải thích các yếu tể
- Đặc điểm Cơ sở
Đặc điểm Cơ sở hoạt động kinh doanh hoặc cung ứng dịch vụ thường xuyên thể hiện những đặc tính mà Cơ sở thích ứng với chiến lược xuất khẩu, đặc điểm Cơ sở còn thể hiện khả năng về nhân lực cũng như các chiến lược để phản ứng lại với những thay đổi
- Kỉnh nghiệm xuất khẩu
Yếu tổ kinh nghiệm xuất khẩu thể hiện được bề dày về thời gian mà Cơ sở tham gia việc xuất khẩu, kinh nghiệm xuất khẩu còn thể hiện việc tương tác với các đối tác liên quan lĩnh vực xuất khẩu của Cơ sở, phối hợp với các cơ quan về lĩnh vực xúc tiến hay tham gia vào các hoạt động triễn lãm xuất khẩu
- Năng lực quản lý
Yếu tố năng lực quàn lý thể hiện được khả năng mà các quản lý ứng xử với tình hình hoạt động kinh doanh của Cơ sở, cách mà lãnh đạo cũng như quản lý tiếp cận với nhân viên, triển khai các chiến lược, kế hoạch xuất khẩu đến nhân viên bên cạnh đó năng lực quản lý cũng thể hiện lãnh đạo cỏ sự am hiểu tốt các chi tiết của Cơ sở của mình khi vận hành hoạt động
- Chuỗi cung ứng
Khái niệm chuỗi cung ứng thể hiện quy trình xử lý các quá trình từ khâu đầu vào đến tổ chức đầu ra nhằm có được một mạch liên tục việc cung ứng hàng hóa, chuỗi cung ứng thể hiện khả năng cân đổi giữa cung và cầu mà Cơ sờ ước lượng cũng như quản lý nhằm thỏa mãn giữa nguồn cung và cầu của thị trường, liên quan đến các khâu tổ chức thu mua, vận chuyển xuất khẩu nhằm đảm bảo phù hợp với kế hoạch tiêu thụ sản phẩm
- Đặc điểm thị trường
Khái niệm đặc điểm thị trường được hiểu như cách thức Cơ sờ để hiểu biết những điểm riêng nơi thị trường mình tham gia hoạt động, như cách thức riêng nơi đó các đối tác hợp tác và vận hành với nhau, sự hấp dẫn của thị trường hay sự thu hút gia nhập từ các đối thủ hiện tại cũng như tiềm năng
- Chien lược xuất khẩu
Trang 33Khái niệm chiến lược xuất khẩu thể hiện những kế hoạch mà Cơ sở ứng xử với thị trường họat động, những kế hoạch mà Cơ sở vạch ra nhằm đưa Cơ sở đạt được những điều như mong muốn, chiến lược xuất khẩu thể hiện việc xem xét những biến đối liên tục từ môi trường bên trong và bên ngoài của Cơ sở để có được một hành động lợp lý nhất cho
Cơ sờ
Trang 34CHƯƠNG 3 - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN cứu
3.1 Quy trình nghiên cứu
Trước tiên, tác giả sẽ thực hiện lược khảo lý thuyết (bao gồm: hai nội dung nghiên cửu cơ bản: (i) nghiên cứu cơ sở lý thuyết về kết quả xuất khẩu và (ii) thực hiện tổng quan các nghiên cứu thực nghiệm có liên quan) để thiết kế dàn bài thảo luận tay đôi và thảo luận nhóm nhằm hình thành mô hình nghiên cứu và điều chỉnh các biển quan sát dùng để đo lường các khái niệm nghiên cứu
Ke tiếp, thực hiện nghiên cứu định lượng sơ bộ trên cỡ mẫu là 100 đáp viên là các đối tượng khảo sát theo phương pháp lấy mẫu thuận tiện thông qua bảng câu hỏi chi tiết Hai công cụ sử dụng trong nghiên cứu định lượng sơ bộ là (i) phân tích độ tin cậy (Reliability Analysis) thông qua hệ số Cronbach’Alpha và (ii) phân tích nhân tổ khám phá EFA (Exploratary Factor Analysis) Nghiên cứu sơ bộ sẽ sàng lọc thang đo và xác định cấu trúc thang đo dùng cho nghiên cứu chính thức
Bước tiếp theo tác giả sẽ thực hiện nghiên cứu chính thức để tiến hành kiểm định thang đo và các giả thuyết trong mô hình nghiên cứu ưên cỡ mẫu khảo sát là 230 mẫu là đối tượng khảo sát theo phương pháp lấy mẫu thuận tiện thông qua bảng câu hỏi chi tiết
Dữ liệu thu thập được sử dụng để đánh giá thang đo bang công cụ phân tích độ tin cậy thông qua hệ so Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tổ khám phá EFA, phân tích nhân tố khẳng định CFA (Confirmatory Factor Analysis) và mô hình cấu trúc SEM (Structural Equation Modeling) để kiểm định mô hình và giả thuyết nghiên cứu Toàn bộ quy trình nghiên cứu của tác giả được ưình bày trong sơ đồ 1
Trang 35Hình 3.1 Quỵ trình nghiên cứu
(Nguồn: xây dựng của tác giả)
Trang 36Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu hỗn hợp với sự kết hợp của phương pháp nghiên cứu định tính và phương pháp nghiên cứu định lượng.
Đe tài sử dụng phương pháp phân tích tổng hợp dữ liệu; phương pháp phỏng vấn chuyên gia, phỏng vấn trực tiếp các chuyên gia, các nhà lãnh đạo và quản lý các Cơ sở xuất khẩu thanh long của Việt Nam để tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả xuất khẩu mặt hàng thanh long, đồng thời là kết quả để có thể làm cơ sở cho việc đề xuất chính sách và giải pháp
Việc nghiên cửu định tính này dựa trên khái niệm nghiên cứu chính của luận án, sau đó tác giả tổng hợp tìm khung cơ sở lý luận phù hợp, kế thừa và xác lập mô hình nghiên cứu trước đây, để có được cơ sở xây dựng, điều chỉnh thang đo thích hợp nhằm phục vụ cho nghiên cửu định lượng chính thức
Đối với nghiên cứu định tính: số lượng thành viên phục vụ cho nghiên cửu định tính bao gồm 10 người, trong đó thành phần tham gia thảo luận chuyên gia phục vụ cho nghiên cứu bao gồm các cá nhân có kinh nghiệm nghiên cứu liên quan đến lĩnh vực của đề tài, các chuyên gia trong lĩnh vực nghiên cứu 10 thành viên được chọn theo phương pháp lấy mẫu thuận tiện để phục vụ cho nghiên cửu, bên cạnh đó còn thực hiện số mẫu 15 để thực hiện phỏng vẩn sâu chuyên gia kểt hợp thảo luận nhóm
Trang 37Bảng 3.1 Ket quả thang đo nghiên cứu định tính
NÀNG Lực QUẢN LÝ
NLQL1
Quản ly cho nhân viên tham gia các khóa huấn luyện
về chuyên môn thường xuyên
Bùi Thanh Tráng
và Lê Tấn Bửu (2015)
Nguyễn Viết Bằng
và cộng sự (2017) Drama và cộng sự (2014)
NLQL2 Lãnh đạo am hiểu tốt các hoạt động của tố chức
NLQL3
Các nhân viên có điều kiện thực hiện các nhiệm vụ
nhất định liên quan đến xuất khẩu
NLQL4
Quản ly tổ chức cho nhân viên tìm hiểu kiến thức sâu
trong lĩnh vực xuất khẩu
NLQL5 Các kể hoạch được phân bố chi tiết cho nhân viên
KINH NGHIỆM XUẤT KHẤU
KNXK1
Tôi được tham gia các hội chợ triền lãm thương mại
liên quan đến xuất khẩu
Bùi Thanh Tráng
và Lê Tấn Bửu (2015)
Nguyễn Viết Bằng
và cộng sự (2017) Drama và cộng sự (2014)
KNXK2
Các sản phẩm xuất khẩu được tổ chức triển lãm tại các
hiệp hội xuất khẩu
Chúng tôi cỏ một quy trình thiết lập đế xử lý các đơn
đặt hàng thông thường từ các khách hàng xuất khẩu
của chúng tôi
Bùi Thanh Tráng
và Lê Tấn Bửu (2015)
Nguyễn Viết Bằng
và cộng sự (2017) Drama và cộng sự (2014)
CCU2
Cơ Sở lưu giữ thông tin liên quan đến nhu cầu tổng thể
của các khách hàng xuất khẩu
CCU3
Cơ Sờ liên tục theo dõi mức độ cam kết và định hướng
phục vụ nhu cầu của khách hàng xuất khẩu
CCU4 Hệ thống cung ứng của Cơ Sở đảm bảo việc xuất khẩu
Trang 38ĐẶC ĐIÉM Cơ SỞ THU MUA
Nguyễn Viết Bằng
và cộng sự (2017) Drama và cộng sự (2014)
DDDN2
Cơ Sở nhanh chóng phản ứng với những thay đối đáng
kể trong cơ cấu giá của đổi thủ cạnh tranh tại thị
trường nước ngoài
DDDN3
Cơ Sở có đội ngũ nhân viên đủ năng lực đế thực hiện
công việc xuất khẩu
DDDN4 Cơ Sở nhanh chóng phản ứng với các hành động cạnh
tranh đe dọa trên thị trường xuất khẩu
YÉU TỐ CHIÉN LƯỢC XUẤT KHẨU
CLXK1
Chúng tôi luôn cập nhật những thay đổi trong thị
trường xuất khẩu của mình
Bùi Thanh Tráng
và Lê Tấn Bửu (2015)
Nguyễn Viết Bằng
và cộng sự (2017) Drama và cộng sự (2014)
CLXK2
Cơ Sở định kỳ xem xét ảnh hường của những thay đối
trong môi trường xuất khẩu của mình
Cơ Sở có được Thông tin quan ưọng về khách hàng
xuất khẩu của mình
DDTT2
Cơ Sở duy trì mối quan hệ xã hội chặt chẽ với đối tác
từ đầu vào đến đầu ra
DDTT3 Môi trường cạnh tranh xuât khâu của Cơ Sở rât năng
động
DDTT4 Thị trường của Cơ Sở rất hấp dẫn để tham gia
Trang 39(Nguồn, tác giả tổng hợp)
DDTT5
Cơ Sở luôn quan tâm đến xu hướng thị trường trong
thời gian qua
KÉT QUẢ XUẤT KHẤU
KQXK1 Cơ Sở đạt được những kê hoạch đê ra trong quá trình
xuất khẩu hàng hóa
Bùi Thanh Tráng
và Lê Tấn Bửu (2015)
Nguyễn Viết Bằng
và cộng sự (2017) Drama và cộng sự (2014)
KQXK2
Đối tác xuất khẩu của Cơ Sở ngày càng được mờ rộng
về phạm vi số lượng
KQXK3
Lợi nhuận đạt được từ việc hoạt động xuất khẩu là
nguồn thu chỉnh của Cơ Sở
KQXK4
Cơ Sở nhận được càng nhiều đơn hàng thông qua các
hoạt động xuất khẩu
KQXK5
Xúc tiến xuất khẩu đã giúp Cơ Sờ tiếp cận những thị
trường khỏ tính
3.3 Phương pháp định lượng
I 3.3.1 Phương pháp nghiên cứu định lượng sơ bộ
Nghiên cứu định lượng sơ bộ được thực hiện với việc sau khi có được thang đo từ nghiên cứu định tính, sẽ tiến hành khảo sát 30 mẫu khảo sát nhằm kiểm định lại các giá trị của thang đo xây dựng và kế thừa được, trong đó các kỹ thuật như kiểm định độ tin cậy thang đo bằng hệ so cronbach alpha, phân tích EFA, Phân tích CFA để ổn định và hiệu chỉnh thang đo cho phù hợp với thị trường nghiên cứu ,làm nền tảng cho nghiên cứu định lượng chính thức
3.3.2 Phương pháp nghiên cứu định lượng chính thức
Thu thập và tổng họp các số liệu về kết quả xuất khẩu thanh long của các doanh nghiệp Việt Nam qua niên giám thông kê của Tổng cục thông kê Xây dựng các tham số chính thức qua số liệu thống kê để phân tích và đánh giá kết quả xuất khẩu thanh long Phân tích và tổng họp các yểu tố tác động đen kết quả xuất khẩu thanh long của doanh nghiệp Việt Nam
Trang 40Nguồn dữ liệu thứ cap
Dữ liệu thứ cấp được thu thập từ niên giảm thống kê của Cục thống kê tỉnh Tiền Giang, các sổ liệu về tình hình xuất khẩu của Tiền Giang và tình hình trong giai đoạn các năm 2016 - 2021, nguồn dữ liệu này được thu thập để có thể tiến hành dùng các kỹ thuật thống kê mô tả, nhằm phân tích tổng quan tình hình xuất khẩu của các doanh nghiệp thanh long trong thời gian qua
Nguồn dữ liệu sơ cấp
Đối với phân tích EFA thì sổ mẫu n > 5*p (với p là so biến quan sát), cụ thể bài nghiên cửu n > 5*31 (bài nghiên cứu có 31 câu hỏi quan sát), n > 155, yêu cầu phân tích hồi quy số mẫu toi thiểu n > 8*k + 50 (trong đó k là sổ biến độc lập có trong mô hình nghiên cứu), n > 8*6 + 50 (bài nghiên cứu có 6 biên độc lập), n > 98, như vậy theo các kỹ thuật phân tích định lượng số mẫu tối thiểu sẽ là Max(155, 98), như vậy sổ mẫu tối thiểu
sẽ phải lớn hơn 165, để dự trù cho trường hợp thiếu hụt các bảng khảo sát không đạt yêu cầu bài phân tích dự kiến sẽ phát khảo sát lớn hơn 155 bảng hỏi
Phương pháp chọn mẫu sẽ là phương pháp thuận tiện, vì phương pháp chọn mẫu thuận tiện giúp tiết kiệm thời gian, nguồn lực, mặc dù kết quả ch
Dữ liệu sơ cấp chính là dữ liệu thu thập từ bảng câu hỏi khảo sát chính thức của luận án, dữ liệu sơ cấp này được thực hiện nhằm kiểm định các giả thuyết nghiên cứu, mô hình nghiên cứu của luận án, dự kiến 230 bảng câu hỏi khảo sát sẽ được thu thập để nghiên cứu định lượng chính thức Các kỹ thuật nghiên cứu như cronbach alpha, EFA, Hồi Quy T-test, ANOVA được sử dụng để trả lời các câu hỏi nghiên cứu và giải quyết mục tiêu nghiên cứu của luận văn
Phương pháp tiếp cận đối tượng khảo sát được thực hiện bằng cách gửi đi bảng hỏi khảo sát trực tiếp cho các đối tượng khảo sát, các đối tượng khảo sát được diễn giải nội dung bảng hỏi và hiểu về mục đích của khảo sát cũng như các vấn đề về ngôn ngữ trong quá trình khảo sát