1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Pháp luật về giấy phép kinh doanh tại việt nam

92 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Pháp Luật Về Giấy Phép Kinh Doanh Tại Việt Nam
Tác giả Trần Bảo Nhân
Người hướng dẫn TS. Trần Huỳnh Thanh Nghị
Trường học Trường Đại Học Mở Thành Phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Luật Kinh Tế
Thể loại Luận Văn Thạc Sĩ
Năm xuất bản 2023
Thành phố TP. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 92
Dung lượng 1,66 MB

Cấu trúc

  • 1. Lý do chọn đề tài (14)
  • 2. Tình hình nghiên cứu đề tài (15)
  • 3. Mục tiêu nghiên cứu đề tài (19)
  • 4. Câu hỏi nghiên cứu (20)
  • 5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu (20)
    • 5.1. Đối tượng nghiên cứu (20)
    • 5.2. Phạm vi nghiên cứu (20)
  • 6. Phương pháp nghiên cứu (20)
  • 7. Ý nghĩa nghiên cứu (21)
    • 7.1. Ý nghĩa khoa học (21)
    • 7.2. Ý nghĩa thực tiễn (21)
  • 8. Kết cấu đề tài (22)
  • CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ GIẤY PHÉP (23)
    • 1.1. Khái quát chung về ngành nghề đăng ký kinh doanh có điều kiện và điều kiện kinh doanh (23)
      • 1.1.1. Khái niệm và đặc điểm của ngành nghề kinh doanh có điều kiện (23)
      • 1.1.2. Các hình thức thể hiện của điều kiện kinh doanh (28)
    • 1.2. Khái quát chung về giấy phép kinh doanh (32)
      • 1.2.1. Khái niệm về giấy phép kinh doanh (32)
      • 1.2.2. Đặc điểm của giấy phép kinh doanh (34)
      • 1.2.3. Đối tượng được cấp giấy phép kinh doanh (36)
    • 1.3. Quy định pháp luật về cấp giấy phép kinh doanh (37)
      • 1.3.1. Cấp giấy phép kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô (37)
      • 1.3.2. Cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ karaoke, vũ trường (39)
      • 1.3.3. Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh cửa hàng bán lẻ xăng dầu (41)
    • 1.4. Phân biệt giữa giấy phép kinh doanh và giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (44)
  • CHƯƠNG 2. THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ GIẤY PHÉP KINH (49)
    • 2.1. Thực tiễn áp dụng pháp luật về cấp giấy phép kinh doanh cho các lĩnh vực vận tải hành khách, xăng dầu và karaoke, vũ trường (49)
    • 2.2. Những bất cập, vướng mắc trong thực tiễn áp dụng pháp luật về giấy phép (52)
      • 2.2.2. Đối với kinh doanh dịch vụ karaoke, vũ trường (58)
      • 2.2.3. Đối với kinh doanh cửa hàng báng lẻ xăng dầu (63)
      • 2.2.4. Một số bất cập khác liên quan đến giấy phép kinh doanh (65)
        • 2.2.4.1. Về phía cơ quan chuyên môn thực hiện cấp giấy phép kinh doanh 52 2.2.4.2. Về phía doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh đề nghị cấp giấy phép kinh doanh (65)
    • 2.3. Một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật về giấy phép kinh doanh ở Việt (67)
      • 2.3.1. Định hướng hoàn thiện pháp luật về giấy phép kinh doanh (67)
      • 2.3.2. Kiến nghị cụ thể hoàn thiện pháp luật về giấy phép kinh doanh (69)
        • 2.3.2.1. Kiến nghị cụ thể hoàn thiện pháp luật về giấy phép kinh doanh đối với ngành nghề kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô (69)
        • 2.3.2.2. Kiến nghị cụ thể hoàn thiện pháp luật về giấy phép kinh doanh đối với ngành nghề kinh doanh dịch vụ karaoke, vũ trường (74)
        • 2.3.2.3. Kiến nghị cụ thể hoàn thiện pháp luật về giấy phép kinh doanh đối với ngành nghề kinh doanh cửa hàng bán lẻ xăng dầu (79)
        • 2.3.3.1. Về cơ quan chuyên môn cấp giấy phép kinh doanh (81)
        • 2.3.3.2. Về doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh đề nghị cấp giấy phép (82)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (87)
    • I. Văn bản pháp luật (87)
    • II. Giáo trình, sách, tạp chí (88)
    • III. Tài liệu tiếng nước ngoài (91)

Nội dung

Trong điều kiện kinh tế thị trường, doanh nghiệp có quyền chủ động đăng ký và hoạt động kinh doanh mà không cần phải xin phép, xin chấp thuận, hỏi ý kiến cơ quan quản lý nhà nước nếu ngà

Tình hình nghiên cứu đề tài

Quá trình thực hiện các chủ trương lớn của Việt Nam giai đoạn 2016 cho đến nay về hội nhập kinh tế quốc tế theo Nghị quyết số 06-NQ/TW, ngày 05/11/2016 của Hội nghị Trung ương 4 khóa XII “Về thực hiện có hiệu quả tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, giữ vững ổn định chính trị - xã hội trong bối cảnh nước ta tham gia hiệp định thương mại tư do thế hệ mới nhằm bảo đảm lợi ích tối cao của quốc gia – dân tộc”

Cơ cấu lại, đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động doanh nghiệp nhà nước là một chủ trương lớn của Đảng và Chính phủ ở nước ta Nghị Quyết số 12-NQ/TW ngày 03/6/2017 của Hội nghị Trung ương 5 khóa XII về tiếp tục cơ cấu lại, đổi mới và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước (sau đây gọi tắt là Nghị quyết số 12- NQ/TW) đã chỉ rõ các quan điểm chỉ đạo: doanh nghiệp nhà nước hoạt động theo cơ chế thị trường, lấy hiệu quả kinh tế làm tiêu chí đánh giá chủ yếu, tự chủ, tự chịu trách nhiệm, cạnh tranh bình đẳng với doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác theo quy định của pháp luật Bảo đảm công khai, minh bạch và trách nhiệm giải trình của doanh nghiệp nhà nước Đồng thời, Nghị quyết số 97/NQ-CP ngày 02/10/2017 của Chính phủ cũng đã giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư nghiên cứu để quy định tại Luật Doanh nghiệp về nội dung này

Thời gian qua, Việt Nam đã và đang tích cực đàm phán và ký kết nhiều Hiệp định thương mại tự do (FTA) và coi đó là nền tảng cho chiến lược phát triển quan trọng trong giai đoạn tới để biến Việt Nam trở thành một trung tâm sản xuất, thương mại quốc tế và một mắc xích quan trọng trong chuỗi cung ứng toàn cầu Cụ thể, Việt Nam đã ký kết 16 FTA Trong đó, có những đối tác quan trọng như: Anh, Canada,

EU, Hàn Quốc, Nhật Bản, Nga, Trung Quốc, Úc và đang tiếp tục đàm phán 2 FTA với Israel và khối EFTA Đặc biệt, Việt Nam đã hoàn tất một số hiệp định thế hệ mới mang tính chiến lược như EVFTA, CT-TPP, EAEU – VN FTA

Bên cạnh đó, Pháp luật về Giấy phép kinh doanh là một trong những nội dung cốt lõi, có tác động rất lớn đến tình hình phát triển nền kinh tế hiện nay của Doanh nghiệp tại Việt Nam Chính vì vậy, đề tài luôn thu hút sự quan tâm của các học giả, nhà nghiên cứu, các chuyên gia phân tích chuyên sâu để đánh giá về tính hiệu quả trong thực tế diễn ra Qua đó, đã có những đề xuất, kiến nghị hoàn thiện pháp luật về giấy phép kinh doanh, điển hình như:

Luận án tiến sĩ “Pháp luật doanh nghiệp trong mối quan hệ với cải cách thủ tục hành chính ở Việt Nam” của tác giả Trần Huỳnh Thanh Nghị năm 2014 tại Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh Đây là luận án tiến sĩ luật học đầu tiên nghiên cứu, giải quyết nhiều vấn đề của thực tiễn pháp luật doanh nghiệp về: các vấn đề lý luận cơ bản về mối quan hệ giữa quy định pháp luật doanh nghiệp với cải cách thủ tục hành chính ở Việt Nam Ngoài ra, luận án còn cung cấp một lượng lớn thông tin có giá trị về lý luận và thực tiễn của pháp luật doanh nghiệp về cải cách thủ tục hành chính trong nước và thế giới

Luận văn thạc sĩ “Pháp luật về giấy phép và điều kiện kinh doanh trong giai đoạn gia nhập thị trường ở Việt Nam – Những vấn đề lý luận và thực tiễn” của tác giả Trần Thị Ngân tại Trường Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2008 Luận văn nghiên cứu về những vấn đề lý luận; những quy định pháp luật; thực trạng giấy phép kinh doanh trong giai đoạn gia nhập thị trường ở Việt Nam

Bài viết “Thực trạng pháp luật về giấy phép kinh doanh” trên Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp, số 04 (tr.236) vào tháng 02/2013 của TS Trần Huỳnh Thanh Nghị Bài viết nêu lên những tồn tại, hạn chế của Pháp luật về giấy phép kinh doanh còn gây trở ngại lớn cho doanh nghiệp khi thực hiện quyền tự do kinh doanh của mình Bài viết “Nhận diện điều kiện kinh doanh ở Việt Nam hiện nay và một số khuyến nghị” vào tháng 10/2018 của tác giả Nguyễn Thu Dung, Viện Nhà nước và Pháp luật – Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, đăng trên tạp chí Nhà nước và Pháp luật Bài viết phân tích về “chiến dịch” cắt giảm các điều kiện kinh doanh hiện nay ở Việt Nam đang đi vào giai đoạn cuối, tuy nhiên, hiệu quả thực thi trên thực tế lại không mấy khả quan bởi việc thực hiện mới chỉ mang tính chất cơ học, mệnh lệnh hành chính mà thiếu những căn cứ thực tiễn và pháp lý Trước thực tế đó, bài viết cung cấp một số góc nhìn về các điều kiện kinh doanh và đưa ra một số khuyến nghị cho việc hoàn thiện pháp luật

Bài viết “Hiệu quả pháp luật doanh nghiệp” vào tháng 12/2018 của tác giả Nguyễn Như Phát, Việt Nhà nước và Pháp luật – Học viện Chính trị Hồ Chí Minh đăng trên tạp chí Nhà nước và Pháp luật Bài viết nói đến những năm gần đây, hệ thống pháp luật của Việt Nam nói chung và pháp luật doanh nói riêng đã có nhiều thay đổi và hoàn thiện đáng kể Tuy nhiên, nhu cầu hoàn thiện thể chế pháp lý của kinh tế thị trường ở nước ta đã chỉ ra vấn đề đáng quan ngại là hiệu quả của pháp luật doanh nghiệp còn khá thấp mà nguyên nhân một phần là chất lượng của pháp luật Bài viết còn nêu ra một số vấn đề về lý luận và yêu cầu về tính hiệu quả của pháp luật doanh nghiệp trong bối cảnh xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền ở Việt

Nam Trên tinh thần đó, bài viết phân tích một số vấn đề về nội dung của pháp luật doanh nghiệp với tính cách là tiêu chí quan trọng để nâng cao hiệu quả của pháp luật doanh nghiệp

Bài viết “Điều kiện kinh doanh là công cụ quản lý nhà nước trong quá trình hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam” vào năm

2019 của tác giả Trần Thị Quang Hồng, Trưởng ban Pháp luật Kinh tế và Dân sự, Viện Khoa học Pháp lý – Bộ Tư pháp, đăng trên Tạp chí Nghiên cứu pháp luật số 22/2019 của Viện nghiên cứu lập pháp thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội Bài viết phân tích điều kiện kinh dưới góc độ quản lý nhà nước và đề xuất quá trình hoàn thiện của pháp luật để phù hợp với điều kiện kinh doanh ở Việt Nam hiện nay

Sách “Những điểm mới của Luật Doanh nghiệp dành cho doanh nghiệp” năm

2021 của tác giả Vương Thanh Thúy, Nhà xuất bản Hồng Đức Sách phân tích, đánh giá những điểm mới tiêu biểu của Luật Doanh nghiệp 2020, từ đó, tác giả đưa ra những lời khuyên, lưu ý về hữu ích và cần thiết đối với doanh nghiệp trong thời kỳ đổi mới Bên cạnh đó, nội dung được trình bày theo hình thức đối chiếu so sánh giữa Luật Doanh nghiệp 2014 với Luật Doanh nghiệp 2020

Bài viết “Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Liên minh Kinh tế Á, Âu giai đoạn 2016 – 2020 Thành tựu và những vấn đề đặt ra” của tác giả Vũ Thụy Trang, Viện Nghiên cứu Châu Âu – Việt Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam được đăng trên Tạp chí Cộng sản vào ngày 15/9/2021 Bài viết nói lên Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Liên minh Kinh tế Á, Âu (bao gồm các nước Nga, Belarus, Kazakhstan, Kyrgyzstan và Armenia) sau 5 năm triển khai đã đem đến những hiệu ứng tích cực, thúc đẩy hợp tác kinh tế - thương mại giữa hai bên Trong bối cảnh nền kinh tế thế giới phải vược qua nhiều khó khăn để phục hồi sau đại dịch Covid-19 Trong thời gian tới, Việt Nam và Liên minh Kinh tế Á, Âu cần tăng cường các giải pháp để khắc phục những hạn chế còn tồn tại, góp phần phát triển hơn những quan hệ kinh tế giữa hai bên

Bài viết “Khai thác hiệu quả các hiệp định thương mại tự do, mở rộng và đa dạng hóa thị trường xuất khẩu” của Nguyễn Hồng Diên, Ủy viên Trung ương Đảng – Bộ trưởng Bộ Công thương được đăng tải trên cổng thông tin điện tử của Viện Chiến lược và Chính sách Tài chính vào ngày 29/10/2021 Bài viết nói đến bối cảnh tình hình kinh tế - chính trị thế giới có những diễn biến phức tạp, đa số các quốc gia chịu nhiều tác động về kinh tế - xã hội do đại dịch Covid-19 bùng phát, Việt Nam vẫn kiên trì thực hiện các chủ trương lớn về hội nhập kinh tế quốc tế theo Nghị quyết số 06- NQ/TW, ngày 05/11/2016 của Hội nghị Trung ương 4 khóa XII “Về thực hiện có hiệu quả tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, giữ vững ổn định chính trị - xã hội trong bối cảnh nước ta tham gia hiệp định thương mại tư do thế hệ mới nhằm bảo đảm lợi ích tối cao của quốc gia – dân tộc”

Mục tiêu nghiên cứu đề tài

Luận văn nghiên cứu đề tài Pháp luật về giấy phép kinh doanh nhằm hướng đến:

Thứ nhất, làm rõ các vấn đề lý luận và quy định của pháp luật về Giấy phép kinh doanh theo pháp luật thực định Việt Nam

Thứ hai, phân tích thực tiễn áp dụng pháp luật về giấy phép kinh doanh tại Việt Nam đối với các ngành nghề kinh doanh cửa hàng bán lẻ xăng dầu, kinh doanh dịch vụ karaoke, vũ trường, kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô để chỉ ra những tồn tại, hạn chế trong thực tiễn thực thi cũng như các vướng mắc, bất cập của pháp luật có liên quan

Thứ ba, trên cơ sở phân tích thực trạng, tác giả đưa ra những kiến nghị hoàn thiện pháp luật về giấy phép kinh doanh ở các ngành nghề kinh doanh cửa hàng bán lẻ xăng dầu, kinh doanh dịch vụ karaoke, vũ trường, kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô trong thời gian tới tại Việt Nam.

Câu hỏi nghiên cứu

Đề tài “Pháp luật về giấy phép kinh doanh tại Việt Nam” đặt ra cho tác giả các câu hỏi nghiên cứu:

Pháp luật hiện hành tại Việt Nam có những quy định, điểm mới gì về giấy phép kinh doanh đối với các quy định trước đây của hệ thống pháp luật Việt Nam như thế nào?

Pháp luật về giấy phép kinh doanh qua thực tiễn thực thi còn có những vướng mắc, bất cập gì đối với các ngành nghề kinh doanh cửa hàng bán lẻ xăng dầu, kinh doanh dịch vụ karaoke, vũ trường, kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô?

Từ những phân tích trên, để khắc phục những vướng mắc, bất cập đó thì cần có kiến nghị gì để hoàn thiện pháp luật trong thời gian tới?

Phương pháp nghiên cứu

Luận văn được thực hiện dựa trên cơ sở lý luận Mác – Lênin về Nhà nước pháp luật; các quan điểm của Đảng về xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa nói chung

Các phương pháp được sử dụng để giải quyết các vấn đề của đề tài luận văn bao gồm:

Phương pháp lịch sử được sử dụng để nghiên cứu, tìm hiểu về lịch sử hình thành các quy định pháp luật về giấy phép kinh doanh tại Việt Nam;

Phương pháp phân tích, tổng hợp được sử dụng phân tích, phương pháp bình luận, phương pháp diễn giải các khái niệm, đặc điểm, vai trò, nội dung của pháp luật về giấy phép kinh doanh tại Việt Nam

Phương pháp tổng hợp, so sánh, bình luận, đánh giá về hoạt động giấy phép kinh doanh theo pháp luật hiện hành tại Việt Nam qua các giai đoạn từ 2015 đến nay Qua đó, rút ra được những nhận định về ưu điểm, khuyết điểm, hạn chế, khó khăn, vướng mắc bất cập để có cơ sở đề xuất, kiến nghị các giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về giấy phép kinh doanh tại Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.

Ý nghĩa nghiên cứu

Ý nghĩa khoa học

Luận văn có ý nghĩa quan trọng đối với pháp luật liên quan đến Giấy phép kinh doanh tại Việt Nam trong bối cảnh phát triển kinh tế xã hội và ngày càng hội nhập với quốc tế một cách sâu rộng Các kết quả liên quan đến luận văn này có giá trị tham khảo cho các nhà làm luật.

Ý nghĩa thực tiễn

Pháp luật về Giấy phép kinh doanh tại Việt Nam luôn là đề tài và nội dung mà các doanh nghiệp vừa và nhỏ luôn quan tâm và hướng đến các quy định pháp luật liên quan để hoạt động doanh nghiệp đạt hiểu quả hơn Thấu hiểu được điều đó, tác giả đã chọn đề tài về Giấy phép kinh doanh để mong kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp một phần nhỏ vào bộ tài liệu tham khảo trong lĩnh vực ngành nghề kinh doanh có điều kiện Bên cạnh đó, luận văn cũng sẽ phân tích, đưa ra những kiến nghị và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động giấy phép kinh doanh trong thực tiễn Trên cơ sở đó, luận văn của tác giả cũng làm cơ sở để các cơ quan quản lý nhà nước về doanh nghiệp tiếp tục rà soát và hoàn thiện các quy định về giấy phép kinh doanh, cập nhật kịp thời theo quy định pháp luật hiện hành và theo xu hướng hiện đại hóa – công nghiệp hóa tại Việt Nam.

Kết cấu đề tài

Nội dung của luận văn gồm 02 chương:

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ GIẤY PHÉP KINH DOANH

Chương 2: THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ GIẤY PHÉP KINH DOANH VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ GIẤY PHÉP

Khái quát chung về ngành nghề đăng ký kinh doanh có điều kiện và điều kiện kinh doanh

1.1.1 Khái niệm và đặc điểm của ngành nghề kinh doanh có điều kiện

Kinh doanh là hoạt động gắn liền với tiến trình tồn tại và phát triển của con người, đóng vai trò quan trọng đối với việc phát triển kinh tế và đời sống xã hội Hoạt động kinh doanh không chỉ mang lại lợi ích cho chính nhà đầu tư, mà con cho cả xã hội, người dân và nhà nước Vì vậy, kinh doanh được xem là một quyền hiến định, được pháp luật bảo vệ và khuyến khích Theo từ điển tiếng Việt “kinh doanh” được hiểu là tổ chức sản xuất, buôn bán sao cho sinh lợi nhuận Ở nghĩa này, kinh doanh không chỉ là buôn bán mà bao gồm cả sản xuất Hơn nữa, không phải tất cả hoạt động sản xuất, buôn bán đều là kinh doanh mà chỉ những hoạt động sản xuất, buôn bán nào có sinh lơi mới được coi là kinh doanh 1 Có rất nhiều các chuyên gia kinh tế đưa ra những định nghĩa khác nhau về kinh doanh Ví dụ 2 : Theo Steohenson “Kinh doanh là việc sản xuất hoặc mua bán hàng hóa thường xuyên, để thực hiện nhằm mục đích tìm kiếm lợi nhuận có được thông qua sự thỏa mãn mong muốn của con người”; Ở một khía cạnh khác, theo Dicksee “Kinh doanh đề cập đến một hình thức hoạt động được thực hiện với mục tiêu tìm kiếm lợi nhuận vì lợi ích của những người nhân danh hoạt động được thực hiện” Hoạt động này mang ý nghĩa làm giàu cho người dân mà còn là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội theo quan điểm phát triển kinh tế xã hội 10 năm (2021 – 2030) của Đảng và Nhà nước ta: “Phát triển nhanh, hài hòa các khu vực kinh tế và các loại hình doanh nghiệp; phát triển kinh tế tư nhân thực sự là một động lực quan trọng trong nền kinh tế” 3

1 Xem: Trường Đại học Luật Hà Nội (2018), Giáo trình Luật Thương mại Việt Nam – Tập 1, Nxb

2 Đỗ Xuân Diệu (31/10/2019), Kinh doanh, đặc điểm và phân loại ngành kinh doanh, https://tcxd.vn/kinh-doanh-la- gi/#:~:text=Theo%20Stephenson%20kinh%20doanh%20ch%C3%ADnh,mong%20mu%E1%BB% 91n%20c%E1%BB%A7a%20con%20ng%C6%B0%E1%BB%9Di%E2%80%9D, truy cập ngày 09/9/2022

3 Đảng Cộng sản Việt Nam (2021), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII (tập 1), NXB Chính trị Quốc gia sự thật, Hà Nội, tr.215 Ở Việt Nam, sự ra đời của Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư năm 2014 và năm

2020 đã thay đổi tư duy tiếp cận trong quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh; hệ thống hóa ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện và số lượng điều kiện đầu tư kinh doanh có xu hướng giảm dần theo thời gian Tuy nhiên, pháp luật điều kiện đầu tư kinh doanh cũng có những bất cập, hạn chế nhất định khi áp dụng trong thực tiễn 4 Ngành nghề kinh doanh có điều kiện là ngành, nghề mà cá nhân, tổ chức kinh tế khi tham gia đầu tư kinh doanh phải đáp ứng đủ điều kiện theo quy định của pháp luật và bảo đảm duy trì các điều kiện đó trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh trong các lĩnh vực, cụ thể như: quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội…Pháp luật Việt Nam ngày càng khuyến khích sự tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh của các tổ chức, cá nhân nhằm mục tiêu phát triển nền kinh tế của đất nước dựa trên tinh thần của Hiến pháp 2013 nêu rõ: “Mọi người có quyền tự do kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm”

Luật Doanh nghiệp 2020 có 10 chương, 218 điều được xây dựng và ban hành với mục tiêu tổng quát là hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về tổ chức quản trị doanh nghiệp đạt chuẩn mực theo thông lệ của khu vực và quốc tế; thúc đẩy phát triển doanh nghiệp, thu hút vốn, nguồn lực vào sản xuất kinh doanh; góp phần nâng cao chất lượng môi trường kinh doanh theo mục tiêu mà Chính phủ đã đặt ra là thuộc nhóm các nước ASEAN 4 Luật có nhiều cải cách quan trọng, đẩy mạnh cắt giảm thủ tục hành chính và tạo thuận lợi hơn cho việc gia nhập thị trường cũng như thúc đẩy hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp

Hiện nay, nhiều tổ chức, cá nhân có nhu cầu thành lập doanh nghiệp, hay các doanh nghiệp muốn đăng ký bổ sung ngành, nghề kinh doanh Họ có quyền tự do kinh doanh trong tất cả các ngành, nghề và lĩnh vực mà luật không cấm Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng phải bảo đảm việc “đáp ứng” đủ các điều kiện kinh doanh theo quy định của Luật Đầu tư 2020 (sửa đổi, bổ sung năm 2022) và bảo đảm duy trì đủ

4 Nguyễn Như Chính (2020), Kiểm soát điều kiện đầu tư kinh doanh đối với ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện ở Việt Nam, Tạp chí điện tử Luật sư Việt Nam; https://lsvn.vn/kiem-soat-dieu- kien-dau-tu-kinh-doanh-doi-voi-nganh-nghe-dau-tu-kinh-doanh-co-dieu-kien-o-viet-nam.html, truy cập ngày 09/9/2022 điều kiện đầu tư kinh doanh đó trong suốt quá trình hoạt động 5 Ngành, nghề kinh doanh có điều kiện không phải ngành nghề kinh doanh thông thường Khi đăng ký ngành nghề thuộc nhóm ngành có điều kiện thì tổ chức, cá nhân phải đáp ứng đủ những điều kiện tương ứng với yêu cầu của ngành nghề đó mới được phép kinh doanh Ngành, nghề kinh doanh có điều kiện là ngành, nghề mà việc thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh trong ngành, nghề đó phải đáp ứng điều kiện cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng 6 Điều kiện đầu tư kinh doanh đối với ngành, nghề kinh doanh có điều kiện được quy định tại Luật, Nghị quyết của Quốc hội, Pháp lệnh, Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Nghị định của Chính phủ và Điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên Bộ, cơ quan ngang Bộ, Hội đồng nhân dân, Ủy ban Nhân dân các cấp, cơ quan, tổ chức, cá nhân khác không được ban hành quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh

Theo quy định của pháp luật Việt Nam, tại Điều 7 Luật Đầu tư 2020 (sửa đổi, bổ sung 2022) ngành, nghề kinh doanh có điều kiện là ngành, nghề mà việc thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh trong ngành, nghề đó phải đáp ứng điều kiện vì lý do an ninh quốc phòng, an ninh quốc gia, an toàn đạo đức xã hội, sức khỏe cộng đồng và phải bảo đảm công khai, minh bạch, khách quan, tiết kiệm thời gian, chi phí tuân thủ của nhà đầu tư Luật Doanh nghiệp 2020 và Luật Đầu tư 2020 (sửa đổi, bổ sung 2022) đã quy định tách bạch giữa yêu cầu thành lập doanh nghiệp và yêu cầu về điều kiện kinh doanh đối với ngành, nghề kinh doanh có điều kiện

Danh mục các ngành nghề kinh doanh có điều kiện (kể cả đối với Nhà đầu tư nước ngoài) được đăng tải trên Cổng thông tin Đăng ký doanh nghiệp quốc gia 7 , quy định cụ thể về các điều kiện kinh doanh của từng ngành, nghề và các văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh nội dung tương ứng

5 Nguyễn Thị Huyền Trang (2014), Pháp luật về điều kiện kinh doanh ở Việt Nam hiện nay - Thực trạng và hướng hoàn thiện, Luận văn thạc sĩ Luật học, Hà Nội, tr 9

6 Nguyễn Như Chính, Cải cách thủ tục gia nhập thị trường góp phần bảo đảm môi trường kinh doanh ở Việt Nam, Tạp chí Luật học, Số 11/2010

7 Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, Link truy cập: https://dichvuthongtin.dkkd.gov.vn/

Doanh nghiệp được quyền kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện kể từ khi có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật và phải bảo đảm đáp ứng các điều kiện đó trong suốt quá trình hoạt động Việc quản lý nhà nước đối với ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện và kiểm tra việc chấp hành điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp thuộc thẩm quyền của cơ quan chuyên ngành theo quy định của pháp luật chuyên ngành Như vậy, để tiến hành đầu tư, kinh doanh các ngành nghề kinh doanh có điều kiện thì doanh nghiệp cần phải được cơ quan có thẩm quyền xem xét và chấp thuận Biểu hiện của sự chấp thuận từ phía cơ quan có thẩm quyền thông qua hoạt động cấp phép, cụ thể là hoạt động cấp Giấy phép, Giấy chứng nhận đủ điều kiện, Chứng chỉ, văn bản xác nhận, các hình thức văn bản khác theo quy định của pháp luật (sau đây gọi chung là “giấy phép”)

Do đó, khi doanh nghiệp lựa chọn ngành, nghề có điều kiện để thực hiện hoạt động đầu tư, kinh doanh thì doanh nghiệp phải có giấy phép do cơ quan có thẩm quyền cấp nếu pháp luật quy định ngành nghề đó phải được cấp phép Đây chính là điều kiện tiên quyết và bắt buộc mà doanh nghiệp phải thực hiện trong quá trình hoạt động của mình

Ngành nghề kinh doanh có điều kiện bao gồm các đặc điểm chủ yếu như sau:

Thứ nhất, ngành nghề kinh doanh có điều kiện được quy định trong Luật chuyên ngành và các văn bản dưới luật khác do cơ quan có thẩm quyền, hoạt động trong từng lĩnh vực nhất định ban hành

Ngành nghề kinh doanh có điều kiện chính là các yêu cầu từ phía cơ quan quyền lực nhà nước buộc các doanh nghiệp phải có hoặc phải thực hiện cụ thể trên giấy phép kinh doanh (mã ngành, nghề), giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh, chứng chỉ hành nghề, chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp, yêu cầu vốn pháp định hoặc những yêu cầu khác Theo pháp luật hiện hành, ngành nghề kinh doanh có điều kiện được quy định tại Điều 7 và ban hành kèm theo Phụ lục 4 trong Luật Đầu tư 2020 (sửa đổi, bổ sung năm 2022) Ngoài ra, tùy vào từng lĩnh vực kinh doanh, tùy vào chủ thể kinh doanh, hình thức kinh doanh khác nhau mà tương ứng với đó sẽ có các văn bản chuyên ngành riêng quy định, hướng dẫn các điều kiện cần và đủ cho một ngành nghề kinh doanh

Thứ hai, chủ thể tham gia hoạt động các ngành, nghề kinh doanh có điều kiện cần phải đáp ứng các điều kiện như sau:

(1) Có đăng ký thành lập theo Luật doanh nghiệp năm 2020 hoặc pháp luật chuyên ngành

(2) Giấy phép (có thể giấy phép kinh doanh hoặc giấy phép thành lập, đây là giấy tờ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp có tính chất thông hành để doanh nghiệp hoạt động kinh doanh hợp pháp theo quy định của Luật Đầu tư 2020, doanh nghiệp bắc buộc phải có giấy tờ này);

Khái quát chung về giấy phép kinh doanh

1.2.1 Khái niệm về giấy phép kinh doanh

Trước đây, trong quá trình soạn thảo Luật Doanh nghiệp vào những năm 1997 – 1999, Ban soạn thảo đã phát hiện và nhận thấy rằng giấy phép kinh doanh đang là một cản trở nghiêm trọng đối với quyền tự do kinh doanh của người dân Vào thời điểm đó, giấy phép được thể hiện đa dạng dưới nhiều hình thức khác nhau và công cụ thực hiện phương thức quản lý của nhà nước theo phương châm “doanh nghiệp chỉ được làm những gì mà cơ quan nhà nước cho phép” Thông qua khảo sát, thu thập giấy phép kinh doanh trực tiếp từ các doanh nghiệp, Ban soạn thảo Luật Doanh nghiệp

1999 đã tập hợp được khoảng 300 giấy phép các loại Đó là những kết quả có ý nghĩa đầu tiên của các nỗ lực hợp lý hóa và bãi bỏ các loại giấy phép không còn cần thiết 12

Giấy phép kinh doanh được coi là điều kiện cần và đủ cho cá nhân, tổ chức hoạt động trong một ngành nghề kinh doanh có điều kiện nhất định, một trong số các công cụ quản lý nhà nước được sử dụng phổ biến ở tất cả các quốc gia trên thế giới và ở nước ta Các giấy phép hợp lý không chỉ góp phần bảo vệ được những lợi ích

12 Tổ công tác thi hành Luật Doanh nghiệp (2006) – Báo cáo đánh giá 6 năm thi hành Luật Doanh nghiệp 1999 chung của xã hội, mà còn góp phần duy trì điều kiện ổn định thúc đẩy phát triển một số ngành kinh tế quan trọng, nhất là các ngành và lĩnh vực dịch vu

Giấy phép kinh doanh là giấy tờ hành chính hành pháp do các cơ quan có thẩm quyền được nhà nước cấp phép: loại giấy tờ được cấp phép xét duyệt cho các doanh nghiệp, cá thể có kinh doanh nhóm ngành, nghề kinh doanh có điều kiện Giấy phép kinh doanh là cơ sở để khẳng định doanh nghiệp có đủ điều kiện và cơ sở để kinh doanh nhóm các ngành, nghề đó Loại giấy này thông thường được cấp sau Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp 13 Trong nhiều trường hợp với những ngành nghề và dịch vụ mang tính nhạy cảm, giấy phép kinh doanh cũng có những điều khoản, hạng mục hạn chế kinh doanh để chủ thể quản lý doanh nghiệp có những biện pháp, hành động chỉnh lý đúng mực Hiện nay, các lĩnh vực được quy định giấy phép là Công thương, Giao thông vận tải, Nông nghiệp, Thông tin – truyền thông…

Giấy phép kinh doanh còn được sử dụng như một hình thức hạn chế kinh doanh đối với những ngành, nghề, lĩnh vực nhất định Doanh nghiệp được cấp giấy phép kinh doanh sẽ có những lợi ích nhất định như sau:

Thứ nhất, các hoạt động của doanh nghiệp khi có giấy phép kinh doanh tức là được nhà nước cho phép hoạt động và được bảo vệ Đây là bước cần thiết mà bất kỳ doanh nghiệp nào cũng cần làm để thuận tiên cho công việc kinh doanh

Thứ hai, giấy phép kinh doanh thường dùng cho những ngành nghề kinh doanh mà pháp luật có quy định điều kiện ngành, nghề Bên cạnh đó, các hoạt động như vận tải quốc tế, mua bán xuất khẩu hàng hóa để xuất hóa đơn VAT thì cần có giấy phép kinh doanh

Thứ ba, giấy phép kinh doanh cũng thể hiện tư cách pháp nhân của doanh nghiệp, khẳng định được doanh nghiệp hoạt động hợp pháp, đáp ứng được các điều kiện hoạt động kinh doanh tối thiểu theo quy định cũng như khẳng định quy mô doanh nghiệp, tạo sự tin tưởng với khách hàng

Thứ tư, giấy phép kinh doanh thể hiện rõ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp là hợp pháp, như vậy việc giao dịch, kinh doanh, các hoạt động khác của doanh nghiệp sẽ dễ dàng, thuận lợi hơn

13 Khoản 1 Điều 8 Luật Doanh nghiệp 2020

1.2.2 Đặc điểm của giấy phép kinh doanh

Thứ nhất, về bản chất của giấy phép kinh doanh Đối với một số ngành, nghề kinh doanh đòi hỏi phải đáp ứng những điều kiện nhất định như: Giáo dục, y tế, xuất nhập khẩu,…Với mục đích bảo vệ sự an toàn cho người tiêu dùng và xã hội, giấy phép kinh doanh được sử dụng như giấy thông hành, xác nhận doanh nghiệp đủ điều kiện, khả năng hoạt động trong lĩnh vực đó Qua đó, nhà nước có thể quản lý chặt chẽ và hạn chế kinh doanh đối với những ngành nghề này

Mặt khác, giấy phép kinh doanh là bằng chứng pháp lý, chứng minh quyền hoạt động của doanh nghiệp trong ngành, nghề kinh doanh có điều kiện Do đó, nó là cơ sở hoạt động và cũng là điều kiện cần thiết khi doanh nghiệp hoạt động kinh doanh Qua đó, tạo được lợi thế cho doanh nghiệp, có được sự tin tưởng của khác hàng, sự cho phép của nhà nước

Thứ hai, về hình thức và nội dung

Kinh nghiệm quốc tế cho thấy có ba công cụ thực hiện các mối quan hệ giữa cơ quan nhà nước với nhà đầu tư và doanh nghiệp với ba mức độ can thiệp tương ứng Đó là thông báo, đăng ký và giấy phép Theo đó, thông báo nghĩa là doanh nghiệp chỉ gửi những thông tin và nội dung theo quy định đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền, mà không cần có bất kỳ việc phê duyệt hay chấp thuận của cơ quan đã nhận thông tin Đăng ký là việc ghi nhận và xác nhận việc ghi nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với quyền và lợi ích của cá nhân, tổ chức theo quy định của pháp luật Giấy phép là việc cơ quan nhà nước xem xét, thẩm tra hồ sơ và căn cứ theo các điều kiện theo quy định của pháp luật chấp thuận đồng ý để tổ chức, cá nhân (người được cấp phép) có quyền thực hiện một hoặc một số hoạt động nhất định Như vậy, giấy phép được hiểu là nếu không dược sự đồng ý bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, thì hoạt động đó không hoặc chưa được phép thực hiện

Thực tế nói trên cho thấy, vẫn chưa có quan niệm và nhận thức một cách thống nhất về các công cụ mà cơ quan nhà nước có sử dụng để thiết lập và duy trì mối quan hệ giữa cơ quan nhà nước với doanh nghiệp “Thông báo” và “Đăng ký” chưa được quan tâm sử dụng; và “Giấy phép” với các hình thức và tên gọi khác nhau đang được sử dụng một cách phổ biến Nếu căn cức bản chất như trình bày trên đây của giấy phép kinh doanh, thì nhiều loại giấy tờ ở nước ta không có tên gọi là giấy phép, nhưng về bản chất vẫn là “giấy phép”, thể hiện sự chấp thuận, phê duyệt của cơ quan nhà nước có thẩm quyền Điều kiện kinh doanh bằng hình thức giấy phép hoặc giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh được các Bộ, ngành sử dụng khá phổ biến Đây là loại điều kiện kinh doanh tạo nhiều gánh nặng thủ tục cho doanh nghiệp nhưng không tăng hiệu lực quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp

Thứ ba, về tính pháp lý

Trước hết, nội dung quy định về từng loại giấy phép kinh doanh là rất phân tán Mỗi giấy phép kinh doanh thường được quy định tại các văn bản, gồm: Luật hoặc pháp lệnh và nghị định, thông tư, quyết định của các Bộ, cơ quan ngang bộ,v v…Thậm chí có giấy phép được quy định tại hàng chục văn bản pháp luật khác nhau Tuy vậy, phần lớn các nội dung chủ yếu và quan trọng được áp dụng trong thực tế thường được quy định ở các thông tư, quyết định của các Bộ

Quy định pháp luật về cấp giấy phép kinh doanh

Giấy phép kinh doanh là giấy cho phép các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp đang tham gia hoạt động kinh doanh trên lãnh thổ Việt Nam và đáp ứng đầy đủ điều kiện đăng ký kinh doanh theo những quy định của pháp luật hiện hành Về mặt pháp lý, cá nhân, tổ chức được Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp giấy phép kinh doanh có đủ điều kiện để hoạt động kinh doanh Theo Luật Doanh nghiệp, đối với doanh nghiệp trong nước thì ngành, nghề đăng ký sẽ không hạn chế ngoại trừ kinh doanh ngành, nghề có điều kiện Qua đó, trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, tác giả sẽ phân tích về điều kiện, thẩm quyền và trình tự, thủ tục cấp giấy phép kinh doanh đối với các ngành nghề: (1) Kinh doanh vận tải đường bộ Đây là ngành nghề kinh doanh có điều kiện được quy định tại mục số 71 Phụ lục IV Luật Đầu tư 2020, sửa đổi, bổ sung

2022 (2) Kinh doanh dịch vụ karaoke, vũ trường Đây là ngành nghề kinh doanh có điều kiện được quy định tại mục số 195 Phụ lục IV Luật Đầu tư 2020, sửa đổi, bổ sung 2022

1.3.1 Cấp giấy phép kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô Điều kiện cấp giấy phép kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô

Theo quy định tại Nghị định 10/2020/NĐ-CP thì Chính phủ không đưa ra điều kiện cụ thể để cấp giấy phép kinh doanh Tuy nhiên, tại Điều 13 của Nghị định 10/2020/NĐ-CP có quy định về điều kiện kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô Có thể hiểu, để được cấp giấy phép kinh doanh thì phải đáp ứng các điều kiện sau:

Thứ nhất, phải thuộc quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hợp pháp theo hợp đồng thuê phương tiện bằng văn bản của đơn vị kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô với tổ chức, cá nhân hoặc hợp đồng hợp tác kinh doanh theo quy định của pháp luật Trường hợp xe đăng ký thuộc sở hữu của thành viên hợp tác xã phải có

17 Nghị định 163/2017/NĐ-CP ngày 30/12/2017 quy định về kinh doanh dịch vụ logistics hợp đồng dịch vụ giữa thành viên với hợp tác xã, trong đó quy định hợp tác xã có quyền, trách nhiệm và nghĩa vụ quản lý, sử dụng, điều hành xe ô tô thuộc sở hữu của thành viên hợp tác xã;

Thứ hai, xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định phải có sức chứa từ 09 chỗ trở lên (kể cả người lái xe) và có niên hạn sử dụng như sau: Không quá 15 năm (tính từ năm sản xuất) đối với xe hoạt động trên tuyến cự ly trên 300 ki- lô-mét, không quá 20 năm (tính từ năm sản xuất) đối với xe hoạt động trên tuyến có cự ly từ 300 ki-lô-mét trở xuống;

Thứ ba, xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách bằng xe buýt có niên hạn sử dụng không quá 20 năm (tính từ năm sản xuất)

Thứ tư, xe taxi phải có sức chứa dưới 09 chỗ (kể cả người lái) và có niên hạn sử dụng không quá 12 năm (tính từ năm sản xuất)

Thứ năm, xe ô tô kinh doanh vận tải khách du lịch có niên hạn sử dụng không quá 15 năm (tính từ năm sản xuất) Xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng có niên hạn sử dụng như sau: Không quá 15 năm (tính từ năm sản xuất) đối với xe hoạt động trên hành trình có cự ly trên 300 ki-lô-mét, không quá 20 năm (tính từ năm sản xuất) đối với xe hoạt động trên hành trình có cự ly từ 300 ki-lô-mét trở xuống Riêng xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách du lịch và xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng có sức chứa dưới 09 chỗ (kể cả người lái) sử dụng hợp đồng điện tử có niên hạn sử dụng không quá 12 năm (tính từ năm sản xuất)

Thẩm quyền cấp giấy phép kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô

Cơ quan cấp giấy phép kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô là Sở Giao thông vận tải các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương

Hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp giấy phép kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô

Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh đối với doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải bao gồm: (1) Giấy đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh theo mẫu quy định tại Phụ lục I của Nghị định này; (2) Bản sao văn bằng, chứng chỉ của người trực tiếp điều hành hoạt động vận tải;(3) Bản sao hoặc bản chính Quyết định thành lập và quy định chức năng, nhiệm vụ của bộ phận quản lý, theo dõi các điều kiện về an toàn giao thông (áp dụng đối với doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định, vận tải hành khách bằng xe buýt, vận tải hành khách bằng xe taxi, vận tải hàng hóa bằng công-ten-nơ, vận tải hành khách sử dụng hợp đồng điện tử) 18

Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh đối với hộ kinh doanh vận tải gồm:(1) Giấy đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh theo mẫu quy định tại Phụ lục I của Nghị định này; (2) Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh 19

Hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy phép kinh doanh do thay đổi nội dung của Giấy phép kinh doanh bao gồm:(1) Giấy đề nghị cấp lại Giấy phép kinh doanh trong đó nêu rõ lý do xin cấp lại theo mẫu quy định tại Phụ lục I của Nghị định này; (2) Tài liệu chứng minh sự thay đổi của những nội dung ghi trong Giấy phép kinh doanh quy định tại khoản 2 Điều 17 của Nghị định này (việc thay đổi liên quan đến nội dung nào thì bổ sung tài liệu về nội dung đó) 20

1.3.2 Cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ karaoke, vũ trường Điều kiện cấp giấy phép đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ karaoke 21

Về tư cách pháp lý: Là doanh nghiệp hoặc hộ kinh doanh

Về an ninh trật tự: Bảo đảm các điều kiện về phòng, chống cháy nổ và an ninh, trật tự theo quy định tại Nghị định 96/2016/NĐ-CP quy định điều kiện về an ninh, trật tự đối với một số ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện

Cơ sở vật chất: Phòng hát phải có diện tích sử dụng từ 20 m 2 trở lên, không kể công trình phụ Không được đặt chốt cửa bên trong phòng hát hoặc đặt thiết bị báo động (trừ các thiết bị báo cháy nổ)

Thời gian hoạt động: Không được hoạt động từ 0 giờ sáng đến 8 giờ sáng Điều kiện cấp giấy phép đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ vũ trường 22

Về tư cách pháp lý: Là doanh nghiệp hoặc hộ kinh doanh

Về an ninh trật tự: Bảo đảm các điều kiện về phòng, chống cháy nổ và an ninh, trật tự theo quy định tại Nghị định 96/2016/NĐ-CP quy định điều kiện về an ninh, trật tự đối với một số ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện

18 Khoản 1 Điều 18 Nghị định 10/2020/NĐ-CP

19 Khoản 2 Điều 18 Nghị định 10/2020/NĐ-CP

20 Khoản 3 Điều 18 Nghị định 10/2020/NĐ-CP

21 Điều 4 Nghị định 54/2019/NĐ-CP

22 Điều 5 Nghị định 54/2019/NĐ-CP

Cơ sở vật chất: Phòng vũ trường phải có diện tích sử dụng từ 80 m 2 trở lên, không kể công trình phụ Không được đặt chốt cửa bên trong phòng vũ trường hoặc đặt thiết bị báo động (trừ các thiết bị báo cháy nổ) Địa điểm kinh doanh phải cách trường học, bệnh viện, cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng, di tích lịch sử – văn hóa từ 200 m trở lên

Thời gian hoạt động: Không được hoạt động từ 2 giờ sáng đến 8 giờ sáng Không cung cấp dịch vụ vũ trường cho người chưa đủ 18 tuổi; trường hợp có chương trình biểu diễn nghệ thuật phải thực hiện theo quy định của pháp luật về biểu diễn nghệ thuật

Phân biệt giữa giấy phép kinh doanh và giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

Đăng ký doanh nghiệp là thủ tục bắt buộc đối với doanh nghiệp khi muốn tiến hành các hoạt động kinh doanh Tuy nhiên, giấy phép kinh doanh là một thuật ngữ dễ bị nhầm lẫn thành tên gọi chung cho các loại giấy chứng nhận hay giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp Trên thực tế, vẫn có rất nhiều doanh nghiệp chưa hiểu rõ về giấy phép kinh doanh và giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp có sự khác biệt nhau như thế nào Để phân biệt hai loại giấy tờ này, cần dựa trên các tiêu chí như sau:

Thứ nhất, về khái niệm

Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp: là văn bản hoặc bản điện tử mà cơ quan đăng ký kinh doanh cấp cho doanh nghiệp, ghi lại những thông tin về đăng ký thành lập doanh nghiệp 28 Ví dụ, khi một người muốn thành lập công ty thì trong đầu họ sẽ nghĩ ngay đến một loại giấy phép để được hoạt động kinh doanh Tuy nhiên, họ không biết tên gọi thực tế của Giấy phép kinh doanh đó là gì Họ sẽ quy ước đại khái là: “Giấy phép kinh doanh” Nhưng trên thực tế trong trường hợp này tên gọi giấy phép kinh doanh là chưa hoàn toàn chính xác, mà tên gọi thuật ngữ chính xác ở đây là “Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp” Còn đối với giấy phép kinh doanh là giấy cho phép các cá nhân, các tổ chức hoạt động kinh doanh Giấy phép kinh doanh được cấp khi đáp ứng đầy đủ điều kiện đăng ký kinh doanh theo những quy định của pháp luật hiện hành Có thể hiểu giấy phép kinh doanh là loại giấy được cấp cho các doanh nghiệp có kinh doanh ngành, nghề có điều kiện 29 , loại giấy này thông thường được cấp sau Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp Ví dụ khi một người muốn mở nhà hàng ăn uống thì trong đầu họ sẽ nghĩ ngay đến loại giấy phép đủ điều kiện kinh doanh sau khi đã có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp Tuy nhiên họ không tên gọi của nó thực tế của giấy phép đó là gì Trong đầu họ sẽ quy ước đại khái là: “Giấy phép kinh doanh” Nhưng trên thực tế trong trường hợp này tên gọi giấy phép kinh

28 Khoản 15 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2020

29 Danh mục ngành, nghề kinh doanh có điều kiện (tại Phụ lục IV Luật Đầu tư 2020 sửa đổi, bổ sung

2022) doanh là chưa hoàn toàn chính xác Mà tên gọi thuật ngữ chuyên ngành chính xác là:

“Giấy chứng nhận đủ điều kiện” kinh doanh về ngành, nghề mà họ mong muốn

Thứ hai, về điều kiện cấp

Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp: doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp khi có đủ các điều kiện sau đây: “1 Ngành, nghề đăng ký kinh doanh không bị cấm đầu tư kinh doanh; 2 Tên của doanh nghiệp được đặt theo đúng quy định của pháp luật; 3 Có hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp hợp lệ; 4 Nộp đủ lệ phí đăng ký thành lập doanh nghiệp theo quy định pháp luật về phí và lệ phí” Còn đối với giấy phép kinh doanh: đối với ngành, nghề kinh doanh mà pháp luật về Luật Đầu tư và pháp luật có liên quan quy định phải có điều kiện thì doanh nghiệp chỉ được kinh doanh ngành, nghề đó khi có đủ điều kiện theo quy định (Ví dụ như: kinh doanh bán lẻ thuốc lá, kinh doanh bán rượu, kinh doanh dịch vụ thẩm định giá…) Điều kiện kinh doanh là yêu cầu mà doanh nghiệp phải có hoặc phải thực hiện khi kinh doanh ngành, nghề cụ thể, được thể hiện bằng giấy phép kinh doanh, giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh, chứng chỉ hành nghề, chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp, yêu cầu về vốn pháp định hoặc yêu cầu khác (nếu có)

Thứ ba, về đối tượng

Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp: Theo quy định Điều 17 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về quyền thành lập, góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp và quản lý doanh nghiệp:“1 Tổ chức, cá nhân có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam theo quy định của Luật này, trừ trường hợp quy định tại khoản

2 Điều này” Theo đó, tổ chức hay cá nhân là người đã thành niên từ 18 tuổi trở lên thì có đủ điều kiện để xin cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (trừ những trường hợp bị cấm tại khoản 2 Điều 17 Luật Doanh nghiệp 2020) Giấy phép kinh doanh: Sở

Kế hoạch và đầu tư, các cơ quan có thẩm quyền chỉ cấp giấy phép kinh doanh cho các đối tượng khi đáp ứng được đầy đủ điều kiện để hoạt động kinh doanh Theo Luật Doanh nghiệp, với doanh nghiệp trong nước thì ngành, nghề đăng ký không bị hạn chế ngoại trừ ngành, nghề kinh doanh có điều kiện

Thứ tư, về hồ sơ và thủ tục hành chính

Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, hồ sơ gồm: “1 Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp; 2 Hồ sơ hợp lệ với mỗi loại hình doanh (ví dụ: Điều lệ công ty, danh sách các thành viên, bản sao các giấy tờ căn cước công dân/giấy chứng minh nhân dân/hộ chiếu/các chứng thực cá nhân hợp pháp khác…);3 Người thành lập doanh nghiệp hoặc người được ủy quyền gửi hồ sơ đăng ký doanh nghiệp theo quy định của pháp luật cho cơ quan đăng ký doanh nghiệp” Cơ quan đăng ký doanh nghiệp có trách nhiệm xem xét tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp Giấy phép kinh doanh, hồ sơ gồm: “1 Giấy đề nghị;2

Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (bản sao);3 Các văn bản chứng minh đáp ứng đủ điều kiện kinh doanh” Ngoài ra, tùy vào từng loại giấy phép kinh doanh cụ thể mà có các tài liệu, văn bản hướng dẫn đi kèm khác nhau Cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ tiến hành thẩm định, kiểm tra các điều kiện Nếu hồ sơ và điều kiện thực tế đáp ứng đầy đủ sẽ được cấp giấy phép kinh doanh

Thứ năm, về thẩm quyền

Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp: là giấy chứng nhận của cơ quan hành chính công Nhà nước Khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp là đã xác lập một tổ chức kinh doanh Lúc đó tư cách của chủ thể kinh doanh đã có nhiều thay đổi so với cá nhân kinh doanh Nghĩa vụ của Nhà nước đối với doanh nghiệp là bảo hộ quyền sở hữu tên doanh nghiệp, tên thương mại Giấy phép kinh doanh: là sự chứng nhận, cho phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với chủ thể kinh doanh đủ điều kiện và mang tính chất là quyền cho phép (theo cơ chế xin – cho)

Thứ sáu, về thời gian hiệu lực

Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp: thông thường thời hạn giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp không bị giới hạn Giấy phép kinh doanh: do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép và ghi thời hạn hiệu lực vào giấy phép kinh doanh, thời hạn thường từ vài tháng đến vài năm Ví dụ: Giấy phép kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu, có hiệu lực là 05 năm trở lên 30 ; Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm, có hiệu lực trong thời hạn là 03 năm 31 ; Giấy phép kinh doanh

30 Nghị định 08/2018/NĐ-CP ngày 15/01/2018 sửa đổi một số nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Công thương

31 Điều 37 Luật An toàn thực phẩm 2010 khách sạn (còn được là Quyết định Công nhận hạng cơ sở lưu trú du lịch), có hiệu lực là 03 năm 32 …

Nội dung Chương 1 nghiên cứu về quá trình hình thành và phát triển của pháp luật về Giấy phép kinh doanh và những điểm mới của Luật Doanh nghiệp 2020 và Luật Đầu tư 2020 (sửa đổi, bổ sung 2022) Chương 1 còn nghiên cứu, làm rõ về khái niệm, vai trò, đặc điểm và điều kiện của hoạt động giấy phép kinh doanh Phân tích và làm rõ các vấn đề liên quan đến cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp đầu tư phải đáp ứng khi tham gia hoạt động kinh doanh theo quy định của luật hiện hành

Trên cơ sở này, luận văn sẽ tiếp tục nghiên cứu về việc áp dụng pháp luật về giấy phép kinh doanh qua thực tiễn tại Việt Nam để làm cơ sở cho việc đề xuất giải pháp tiếp tục hoàn thiện pháp luật, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của các nhà đầu tư, doanh nghiệp trong và ngoài nước Qua đó, đưa ra đề xuất những biện pháp phù hợp thiết thực góp phần phát triển kinh tế xã hội trong giai đoạn hội nhập quốc tế như hiện nay tại Việt Nam.

THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ GIẤY PHÉP KINH

Thực tiễn áp dụng pháp luật về cấp giấy phép kinh doanh cho các lĩnh vực vận tải hành khách, xăng dầu và karaoke, vũ trường

Giấy phép là một trong số các công cụ quản lý nhà nước được sử dụng phổ biến ở tất cả các quốc gia trên thế giới và ở nước ta Các giấy phép hợp lý không chỉ góp phần bảo vệ được những lợi ích chung của xã hội, mà còn góp phần duy trì điều kiện ổn định thúc đẩy phát triển một số ngành kinh tế quan trọng, nhất là các ngành và lĩnh vực dịch vụ Tuy nhiên, quy mô sử dụng giấy phép ở các nước khác nhau là không giống nhau Thông thường, quy mô sử dụng giấy phép kinh doanh ở các nước kém phát triển lại rộng hơn, phức tạp hơn nhiều so với các nước kinh tế phát triển

Trong bất kỳ nền kinh tế hàng hóa nào cũng tồn tại nhu cầu tự do kinh doanh và trong các xã hội khác nhau thì mức độ bảo đảm việc thực hiện nhu cầu tư do kinh doanh đó cũng khác nhau 33 Có thể nói, tự do kinh doanh là quyền năng quan trọng nhất của con người trong lĩnh vực kinh tế và là sự quan tâm hàng đầu của các quốc gia khi ban hành chính sách, pháp luật liên quan đến doanh nghiệp Ở Việt Nam, quyền tự do kinh doanh cho người dân đã được ghi nhận tại Điều 33 Hiến pháp 2013 Theo đó, bất kỳ cá nhân, tổ chức không thuộc các trường hợp pháp luật cấm đoán đều có quyền gia nhập thị trường bằng cách thành lập doanh nghiệp kinh doanh tìm kiếm lợi nhuận Suốt hơn 20 năm đổi mới kinh tế, Nhà nước ta đã ban hành Luật Doanh nghiệp tư nhân 1990, Luật Công ty 1990, Luật doanh nghiệp năm 1999, Luật Doanh nghiệp năm 2005, Luật doannh nghiệp năm 2014 và hiện tại là Luật doanh nghiệp năm 2020 với những quy định ngày càng hoàn thiện và thông thoáng hơn, nhằm khuyến khích người dân đầu tư thành lập doanh nghiệp trong những ngành, nghề mà pháp luật không cấm Tuy nhiên, dù quyền tự do kinh doanh đã được luật hóa nhưng điều đó không đồng nghĩa với việc hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp diễn ra trong bất kỳ ngành, nghề kinh doanh nào cũng được Ngược lại, trong một số ngành nghề kinh doanh đặc thù thì Nhà nước vẫn phải duy trì cơ chế cấp phép kinh doanh

33 Bùi Ngọc Cường “Một số vấn đề về quyền tự do kinh doanh trong pháp luật kinh tế hiện hành của Việt Nam”, Sách chuyên khảo, NXB Chính trị quốc gia (T04/2004), tr.7 với mục đích duy trì và kiểm soát nền kinh tế, quản lý hoạt động của doanh nghiệp, đó là điều hết sức bình thường mà pháp luật doanh nghiệp nhiều quốc gia trên thế giới cũng có quy định tương đồng Vì dù dưới góc độ nào, Nhà nước vẫn giữ vai trò nhất định trong đời sống kinh tế - xã hội, vì kinh tế là nền tảng có ảnh hưởng quyết định nhất đối với mọi thời đại, mọi chế độ xã hội 34 Ở Việt Nam, hiện chưa có một định nghĩa chính thức nào về giấy phép kinh doanh trong Luật Thực tế, Doanh nghiệp gọi Giấy phép kinh doanh là “Giấy phép con” Có thể nói, giấy phép kinh doanh là các loại giấy tờ, chấp thuận bằng văn bản hoặc dưới hình thức khác mà doanh nghiệp phải xin cơ quan quản lý nhà nước trước khi có thể tiến hành hoạt động kinh doanh, ngoài Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy phép thành lập ban đầu 35 Trong điều kiện kinh tế thị trường Việt Nam, Doanh nghiệp có quyền chủ động đăng ký và hoạt động kinh doanh mà không cần phải xin phép, xin chấp thuận, hỏi ý kiến cơ quan quản lý nhà nước nếu ngành, nghề kinh doanh đó 36 : “(1) Không thuộc ngành, nghề cấm kinh doanh; (2) Không thuộc ngành, nghề kinh doanh có điều kiện theo quy định của pháp luật chuyên ngành” Đối với ngành, nghề kinh doanh có điều kiện thì doanh nghiệp được quyền kinh doanh ngành, nghề đó khi có đủ điều kiện luật định Quy định này là cần thiết nhằm giúp Nhà nước Việt Nam kiểm soát tốt hơn nền kinh tế, đảm bảo hoạt động của doanh nghiệp trong khuôn khổ luật định, không làm rối loạn nền kinh tế Ở Việt Nam, dù trải qua nhiều lần cải cách thủ tục hành chính, với những kết quả đạt được đáng khích lệ nhưng vấn đề “Giấy phép kinh doanh” trong pháp luật doanh nghiệp vẫn cần phải được xem xét lại dưới góc độ khác nhau, như sau:

Thứ nhất, Giấy phép kinh doanh ra đời thể hiện sự cần thiết, vai trò quản lý của Nhà nước đối với một số ngành, nghề kinh doanh có điều kiện theo quy định của pháp luật Giấy phép kinh doanh cũng là phương tiện để Nhà nước đặt ra các điều

34 Từ Điển (7/2009), Một số vấn đề quản lý nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, Sách chuyên khảo, NXB Chính trị quốc gia, tr.7

35 Trần Hữu Huỳnh (2007), Cải cách hệ thống GPKD ở Việt Nam trong giai đoạn hậu WTO, Tạp chí Khoa học Pháp lý, số 2 (39)

36 Nghị định 31/2021/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật đầu tư kiện cho các công ty và tác động đến chủ thể kinh doanh trong nền kinh tế 37 Tuy nhiên, số lượng Giấy phép kinh doanh đó tồn tại bao nhiêu lâu là điều các nước thường cân nhắc kỹ trước khi đặt ra chúng, nếu không khéo sẽ tạo “chướng ngại vật” trên con đường kinh doanh cho doanh nghiệp, ảnh hưởng đến tăng trường kinh tế của đất nước Nếu như vào thời điểm năm 1999, cả nước chỉ có 29 loại hàng hóa, dịch vụ bị đặt vào diện cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh và kinh doanh có điều kiện thì đến thời điểm 2010, con số đó đã lên đến 157 (tức là gấp 05 lần so với 10 năm về trước) Và hiện tại, đã có 229 ngành, nghề kinh doanh có điều kiện được được quy định tại Phụ lục IV của Luật Đầu tư 2020 (Luật sửa đổi 03/2022/QH15) Nhìn vào những số lượng ngành, nghề kinh doanh có điều kiện cũng cho thấy được những khó khăn mà doanh nghiệp Việt Nam đang phải đối mặt với thủ tục hành chính phát sinh từ “Giấy phép kinh doanh” Đa số, các điều kiện kinh doanh được quy định từ các văn bản dưới luật do Bộ, cơ quan nganh Bộ hoặc do Ủy ban Nhân dân, Hội đồng Nhân dân ban hành trong khi đó, các cơ quan trên không có thẩm quyền đặt ra điều kiện kinh doanh Trong khi phần lớn các nước công nghiệp phát triển họ áp dụng cơ chế cấp phép trong 03 lĩnh vực cơ bản là 38 : quy hoạch sử dụng đất, quản lý chất thải môi trường và vấn đề an toàn trong xây dựng Việc duy trì một số lượng lớn giấy phép kinh doanh mang tính đại trà trong nền kinh tế đã khiến Việt Nam đi ngược lại với xu thế chung của thế giới, điều này sẽ làm bào mòn lòng tin của nhà đầu tư nước ngoài và vô hiệu hóa chương trình cải cách thủ tục hành chính mà Nhà nước đang hướng tới trong tương lai mà trong đó có ngành nghề kinh doanh vận tải đường bộ, kinh doanh dịch vụ karaoke, vũ trường

Thứ hai, các điều kiện để được cấp giấy phép kinh doanh ngày càng khắt khe hơn, khiến việc gia nhập thị trường của doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn Bên cạnh nỗi lo về số lượng giấy phép kinh doanh nhiều, buộc doanh nghiệp phải “cõng” thêm thủ tục hành chính, doanh nghiệp còn nỗi lo khác đó là quy định về điều kiện kinh

37 Sabine G Persson and Camilla Steinby “Networks in a protected business: Licenses as restraints and facilitators”, Journal of industrial marketing management”, Volume 35, Issue 07/10/2006, Page 872;

38 Bureau of Industrial Economics (Australia), Business Licence: International Bechmarking (Report 96/9, 1996, Pages: 10-14); N.Devas and R.Kelly: “Regulation or Revenue? Implementing local government business licence reform in Kenya” 2001, 21 Public Administration and Development, Page 21 – 24;

Những bất cập, vướng mắc trong thực tiễn áp dụng pháp luật về giấy phép

hệ quả là các điều kiện hình thành của doanh nghiệp ngày càng khắt khe và chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra ngày càng cao 39

Thứ ba, ngành nghề kinh doanh có điều kiện nhiều nhưng hiệu quả quản lý nhà nước từ các loại giấy phép kinh doanh chưa đáp ứng yêu cầu đặt ra Ở Việt Nam, hiệu quả của công tác cấp giấy phép kinh doanh cũng cần được xem xét lại trong nhiều trường hợp Hầu hết các cơ quan có thẩm quyền giải thích là do xuất phát từ yêu cầu quản lý nhà nước để đặt ra điều kiện kinh doanh, nhưng hiệu quả về mặt quản lý nhà nước đến nay vẫn chưa rõ ràng

2.2 Những bất cập, vướng mắc trong thực tiễn áp dụng pháp luật về giấy phép kinh doanh

2.2.1 Đối với kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô

Thứ nhất, về điều kiện kinh doanh vận tải bằng hành khách Đơn vị kinh doanh vận tải hành khách phải có Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô (sau đây gọi chung là Giấy phép kinh doanh) 40 Tuy nhiên, hiện naycác doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô còn lúng túng khi không biết rõ phải đáp ứng những điều kiện nào để được cấp phép Theo đó, tại Điều 13 của Nghị định 10/2020/NĐ-CP có quy định về điều kiện kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô thì chỉ đưa ra các điều kiện để xe tô tô vận chuyển khách hành một cách an toàn và tốt nhất

Cơ quan có thẩm quyền sẽ phải áp dụng quy định về điều kiện được cấp Giấy phép kinh doanh cho đơn vị vận tải hành khách bằng xe ô tô như thế nào? Nếu áp dụng theo quy định tại Điều 13 thì rõ ràng, ở đây chỉ mới đưa ra điều kiện đối với xe tô tô phải đảm bảo chất lượng và thuộc sở hữu của ai Vậy đối với điều kiện về người lái xe và lơ xe thì có đặt ra điều kiện gì không?

Thực tế khi áp dụng có rất nhiều bất cập đối với đơn vị vận chuyển hành khách bằng xe ô tô Khi đơn vị vận chuyển hành khách nộp hồ sơ yêu cầu cấp giấy

39 Anthony Ogus and Qing Zhang: “Licensing regimes East and West”, International Review of Law and Economics, Volume 25 (2005), Page 139;

40 Điều 17 Nghị định 10/2020/NĐ-CP phép kinh doanh thì sẽ bị cơ quan có nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép làm khó khi yêu cầu cung cấp các giấy tờ chứng minh điều kiện về năng lực kinh doanh của đơn vị Có thể thấy, pháp luật không đặt ra điều kiện này nhưng thực tế cơ quan có thẩm quyền yêu cầu như vậy là hợp lý trong chừng mực nào đó để đảm bảo rằng, đây là một ngành nghề kinh doanh có điều kiện, ảnh hưởng đến tính mạng của con người

Do vậy, tác giả thấy rằng, Chính phủ phải đưa ra các quy định cụ thể để một đơn vị vận tải hành khách bằng xe ô tô phải đáp ứng để yêu cầu cấp Giấy phép kinh doanh đối với ngành nghề kinh doanh có điều kiện này

Thứ hai, đối với nội dung giấy phép kinh doanh

Theo quy định tại khoản 2 Điều 17 Nghị định 10/2020/NĐ-CP có quy định về nội dung của Giấy phép kinh doanh bao gồm: (1) Tên và địa chỉ đơn vị kinh doanh;

(2) Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp) bao gồm: Số, ngày, tháng, năm, cơ quan cấp; (3) Người đại diện theo pháp luật; (4) Các hình thức kinh doanh; (5) Cơ quan cấp Giấy phép kinh doanh

Tuy nhiên, đối với nội dung: “Cơ quan cấp Giấy phép kinh doanh” theo tác giả là không cần thiết Vì khi cơ quan chuyên môn của Nhà nước ban hành văn bản đã thể hiện được cơ quan ban hành văn bản Mặt khác, cơ quan Cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép kinh doanh là Sở Giao thông vận tải các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương 41

Ngoài ra, đối với nội dung thứ hai, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, nhà làm luật cần thống nhất là thông tin của Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp Vì khi Luật Doanh nghiệp 2020 được ban hành và có hiệu lực thi hành thì đã có sự thay đổi đối với Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thành giấy chứng nhận doanh nghiệp Do vậy, cũng có thể khi ban hành Nghị định 10/2020/NĐ-CP thì văn bản Luật Doanh nghiệp 2020 chưa được thông qua nên sẽ có sự bất cập đó, tuy không ảnh hưởng nhiều nhưng nhà làm luật nên có sự thống nhất để quy định pháp luật được áp dụng lâu dài Quy định đó ở thời điểm này cũng có thể áp dụng đối với những trường hợp đơn vị vận tải hành khách bằng xe ô tô mà chưa thay đổi tên của giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp 42

41 Khoản 3 Điều 17 Nghị định 10/2020/NĐ-CP

42 Điều 96 và Điều 97 Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp

Thứ ba, về điều kiện văn bằng, chứng chỉ đối với hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh Điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, thì hộ kinh doanh hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô phải thực hiện các điều kiện về đăng ký kinh doanh vận tải bằng ô tô theo quy định, bảo đảm các điều điện về lái xe, nhân viên phục vụ, có nơi đỗ xe phù hợp với quy mô của hộ kinh doanh, đảm bảo yêu cầu về trật tự, an toàn, phòng, chỗng cháy nổ và vệ sinh môi trường Chỉ có yêu cầu về trình độ chuyên môn về vận tải đổi với người trực tiếp điều hành hoạt động vận tải của doanh nghiệp, hợp tác xã phải có trình độ chuyên môn về vận tải chứ không có yêu cầu về trình độ chuyên môn về vận tải đối với người trực tiếp điều hành hoạt động vận tải của hộ kinh doanh 43

Nghị định 10/2020/NĐ-CP quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng ô tô tại khoản 7 Điều 36 có quy định như sau: “Trước ngày 31 tháng 12 năm 2021, người trực tiếp điều hành hoạt động vận tải quy định tại khoản 4 Điều 13 của Nghị định số 86/2014/NĐ-CP ngày 10 tháng 9 năm 2014 của Chính phủ quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô thuộc các đơn vị kinh doanh vận tải có Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành phải đáp ứng theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 67 Luật Giao thông đường bộ năm 2008”

Theo đó, điểm d, khoản 1 Điều 67 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định chỉ người trực tiếp điều hành hoạt động vận tải của doanh nghiệp, hợp tác xã phải có trình độ chuyên môn về vận tải Bộ Giao thông vận tải có Công văn số 4171/BGTVT-

VT ngày 29/04/2020 hướng dẫn triển khai một số nội dung liên quan quy định tại Nghị định số 10/2020 theo đó trình độ chuyên môn về vận tải của người điều hành thống nhất thực hiện như sau: “Người có trình độ chuyên môn về vận tải là người có chứng chỉ sơ cấp chuyên ngành vận tải hoặc có bằng tốt nghiệp trung cấp chuyên ngành vận tải trở lên” Như vậy theo quy định hiện hành thì không có yêu cầu về trình độ chuyên môn về vận tải đối với người trực tiếp điều hành hoạt động vận tải của hộ kinh doanh

43 Điểm d, khoản 1, Điều 67 Luật Giao thông đường bộ 2008

Tuy nhiên, theo quan điểm của tác giả, cùng là hoạt động kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô là ngành nghề kinh doanh có điều kiện nhưng sao đối với những loại hình kinh doanh khác nhau thì có những quy định về điều kiện cấp phép kinh doanh khác nhau Nếu xét về mục đích đảm bảo hoạt động kinh doanh thì nhất thiết phải bổ sung quy định này đối với hộ kinh doanh kinh doanh vận tải hành khách bằng ô tô Nếu xét thấy là rào cản trong hoạt động kinh doanh, phát triển của nền kinh tế và thấy rằng không cần thiết thì nhà làm luật cũng không nhất thiết phải quy định về văn bằng, chứng chỉ đối với doanh nghiệp, hợp tác xã

Một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật về giấy phép kinh doanh ở Việt

2.3.1 Định hướng hoàn thiện pháp luật về giấy phép kinh doanh

Lợi ích của doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh khi đề nghị cấp giấy phép kinh doanh là sự đảm bảo về mặt pháp lý, đảm bảo điều kiện hoạt động kinh doanh thể hiện sự cho phép doanh nghiệp kinh doanh ngành nghề có điều kiện của cơ quan nhà nước Do đó, nó là cơ sở cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh Từ đó, tạo thuận lợi cho họ thực hiện hoạt động kinh doanh Mặt khác, giấy phép kinh doanh còn đưa doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh nhanh chóng đi vào hoạt động một cách hiệu quả, kịp thời nắm bắt được cơ hội kinh doanh để tăng nguồn lợi nhuận

62 Công ty Luật Ánh sáng Việt (2020), Những vấn đề xoay quanh giấy phép con, http://asvlaw.net/nhung-van-de-xoay-quanh-giay-phep-con/, truy cập ngày 18/11/2022

Hoạt động cấp giấy phép kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh được coi là một công cụ quản lý kinh tế vĩ mô của nhà nước, đồng thời đây cũng là một phương tiện để thực hiện quyền tự do kinh doanh của công dân trong điều kiện pháp luật cho phép để đảm bảo an toàn xã hội, an ninh quốc gia Các quy định của pháp luật về cấp giấy phép kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh theo thời gian ngày càng được đổi mới và tiến bộ, phù hợp hơn với môi trường đầu tư kinh doanh trên thực tế, nhiều ngành nghề kinh doanh, thủ tục cấp phép kinh doanh đơn giản, nhanh chóng và ít tốn kém

Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh trong việc gia nhập thị trường, công tác rà soát trình tự, thủ tục hành chính phải được các cơ quan quản lý nhà nước tiến hành một cách thường xuyên, liên tục Bởi vậy, thực tiễn đang đặt ra yêu cầu là phải hoàn thiện những quy định của pháp luật về trình tự, thủ tục cấp giấy phép kinh doanh phù hợp với điều kiện phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam

Những hạn chế trong pháp luật về thủ tục hành chính đã và đang có những ảnh hưởng tiêu cực đến cải cách thủ tục hành chính ở Việt Nam Vì vậy cần phải có những giải pháp hoàn thiện pháp luật doanh nghiệp để việc thực hiện các thủ tục hành chính được hiệu quả hơn Lý luận và thực tiễn áp dụng đã chỉ ra rằng để có được những giải pháp hoàn thiện pháp luật doanh nghiệp phục vụ cho cải cách thủ tục hành chính thì phải đáp ứng những yêu cầu cơ bản sau:

Thứ nhất, phù hợp với đặc điểm của kinh tế thị trường Việt Nam trong điều kiện hội nhập Các giải pháp hoàn thiện pháp luật về cấp giấy phép kinh doanh cho doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh về thủ tục hành chính phải phù hợp với đặc điểm riêng của kinh tế thị trường Việt Nam

Thứ hai, xây dựng hoàn thiện pháp luật doanh nghiệp phải phù hợp với đường lối chủ trương của Đảng cộng sản Việt Nam Trong hầu hết các văn kiện, Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc đều đã đề cập đến ba đột phá chiến lực đó là thể chế, cơ sở hạ tầng và nguồn nhân lực, trong đó cải cách thể chế là ưu tiên hàng đầu Nghị quyết nhấn mạnh tầm quan trọng của việc hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường Việt Nam với trọng tâm là đặt ra yêu cầu cải cách thủ tục hành chính ngay trong quá trình xây dựng thể chế và giảm mạnh các thủ tục hiện có Trên cơ sở đó phải tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật, đặc biệt là pháp luật về cấp giấy phép kinh doanh cho doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh đối với ngành nghề kinh doanh vận tải hành khách bằng ô tô và kinh doanh dịch vụ karaoke, vũ trường, hoàn thiện cơ chế chính sách để vận hành có hiệu quả nền kinh tế

2.3.2 Kiến nghị cụ thể hoàn thiện pháp luật về giấy phép kinh doanh

2.3.2.1 Kiến nghị cụ thể hoàn thiện pháp luật về giấy phép kinh doanh đối với ngành nghề kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô

Thứ nhất, về điều kiện kinh doanh vận tải bằng hành khách Đối với ngành nghề kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô, nhà làm luật không đưa ra quy định cụ thể về điều kiện cần phải đáp ứng để đề nghị cấp giấy phép kinh doanh mà doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh chỉ có thể vận dụng vào quy định về điều kiện kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô để chuẩn bị hồ sơ Trong khi đó, điều kiện để kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô chỉ quy định về điều kiện xe ô tô phải đáp ứng như thế nào mà không quy định về chủ thể vận hành doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh hay người điều khiển phương tiện Rõ ràng, quy định như vậy sẽ gây khó khăn cho cả doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh và cơ quan chuyên môn cấp giấy phép kinh doanh

Theo đó, tác giả đề xuất người làm luật cần phải tính toán, cân nhắc lại những điều kiện cần thiết để một doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cần phải có để đáp ứng đề nghị cấp giấy phép kinh doanh Khi đó, cần thiết phải xây dựng một điều luật riêng để mô tả về “Điều kiện cấp giấy phép kinh doanh” để doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh và cả cơ quan chuyên môn cấp giấy phép khi áp dụng sẽ không có khó khăn, vướng mắc

Thứ hai, đối với nội dung giấy phép kinh doanh

Như đã phân tích ở phần thực trạng pháp luật, tác giả đưa ra hai thực trạng là việc trong nội dung của giấy phép kinh doanh có những nội dung không cần thiết như

Cơ quan cấp Giấy phép kinh doanh và giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh Nhà làm luật nên trên tinh thần đưa ra những quy định mang tính chất đơn giản hóa thủ tục, nội dung, tiến đến thống nhất với luật chung (luật doanh nghiệp) Do vậy, tác giả kiến nghị nên sửa đổi Khoản 2 Điều 17 Nghị định 10/2020/NĐ-CP như sau: (1) Bỏ nội dung: Cơ quan cấp giấy phép kinh doanh và (2) Bỏ cụm từ: Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh Cụ thể:

“Điều 17 Cấp Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô

1 Đơn vị kinh doanh vận tải hành khách, đơn vị kinh doanh vận tải hàng hóa phải có Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô (sau đây gọi chung là Giấy phép kinh doanh)

2 Nội dung Giấy phép kinh doanh bao gồm: a) Tên và địa chỉ đơn vị kinh doanh; b) Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp bao gồm: Số, ngày, tháng, năm, cơ quan cấp; c) Người đại diện theo pháp luật; d) Các hình thức kinh doanh.”

Thứ ba, về điều kiện văn bằng, chứng chỉ đối với hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh Điều kiện văn bằng, chứng chỉ là điều kiện mà nhà làm luật đặt ra cho người trực tiếp điều hành hoạt động vận tải Tuy nhiên, đối với cùng một ngành nghề kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô nhưng điều kiện về văn bằng, chứng chỉ đối với chủ thể kinh doanh là khác nhau Điều này theo tác giả là không phù hợp Đối với vấn đề này, theo tác giả nghiên cứu thì có hai quan điểm được đưa ra: Thứ nhất, nếu cho rằng để đảm bảo mục đích hoạt động kinh doanh, an toàn đối với người tiêu dùng (khách đi xe) thì nên đưa ra quy định cả doanh nghiệp, hợp tác xã và hộ kinh doanh đều phải đáp ứng yêu cầu về văn bằng, chứng chỉ Thứ hai, nếu cho rằng, việc phải có văn bằng, chứng chỉ là không cần thiết và có thể là rào cản đối với chủ thể hoạt động kinh doanh thì nhà làm luật nên bỏ quy định văn bằng, chứng chỉ đối với doanh nghiệp, hợp tác giả Cụ thể:

Theo quan điểm thứ nhất, cần sửa đổi điểm d khoản 1 Điều 67 Luật Giao thông đường bộ như sau:

“Điều 67 Điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô

1 Doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô phải có đủ các điều kiện sau đây:

… d) Người trực tiếp điều hành hoạt động vận tải của doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh phải có trình độ chuyên môn về vận tải.”

Theo quan điểm thứ hai, cần sửa đổi điểm d khoản 1 Điều 67 Luật Giao thông đường bộ như sau:

“ Điều 67 Điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô

1 Doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô phải có đủ các điều kiện sau đây:

… d) Bãi bỏ quy định này.” Đó là hai hướng đi mà tác giả cho rằng những người ban hành quy phạm pháp luật cần phải cần nhắc kỹ lưỡng để đưa ra những quy định mà có thể áp dụng trên thực tiễn, không thể hiện là rào cản đối với chủ thể kinh doanh nào cả Tuy nhiên, khi nhà làm luật sửa đổi quy định này thì nên bổ sung vào quy định “Điều kiện cấp giấy phép kinh doanh” thì sẽ phù hợp nếu giữ quan điểm cần phải có văn bằng, chứng chỉ

Thứ tư, về điều kiện bản sao giấy chứng nhận thành lập doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh đối với hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh

Ngày đăng: 27/02/2024, 16:42

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w