1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Ảnh hưởng các nhân tố liên quan đến hiệu quả dự án triển khai theo phương thức thiết kế thi công tại thành phố hồ chí minh

147 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Ảnh Hưởng Các Nhân Tố Liên Quan Đến Hiệu Quả Dự Án Triển Khai Theo Phương Thức Thiết Kế - Thi Công Tại Thành Phố Hồ Chí Minh
Tác giả Nguyễn Thị Ngọc Ánh
Người hướng dẫn TS. Lê Hoài Long
Trường học Trường Đại Học Mở Thành Phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Kỹ Thuật Xây Dựng
Thể loại luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2023
Thành phố Thành Phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 147
Dung lượng 2,46 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU (17)
    • 1.1 Lý do chọn đề tài (17)
    • 1.2 Câu hỏi nghiên cứu (19)
    • 1.3 Mục tiêu nghiên cứu (19)
    • 1.4 Phạm vi nghiên cứu (19)
    • 1.5 Ý nghĩa khoa học thực tiễn của đề tài (20)
    • 1.6 Cấu trúc của luận văn (21)
  • CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN (21)
    • 2.1 Khái niệm phương thức thiết kế - thi công (23)
    • 2.2 So sánh phương thức thiết kế - thi công và phương thức thiết kế - đấu thầu – (23)
    • 2.3 Dự án đầu tư xây dựng (25)
      • 2.3.1 Các giai đoạn quản lý dự án xây dựng (25)
      • 2.3.2 Mục tiêu của quản lý dự án (26)
      • 2.3.3 Quản lý chất lượng dự án đầu tư xây dựng (27)
      • 2.3.4 Các văn bản pháp luật về quản lý dự án đầu tư xây dựng (31)
    • 2.4 Các nghiên cứu trước đây trong và ngoài nước liên quan đến đề tài (31)
    • 2.5 Mô hình nghiên cứu (38)
    • 2.6 Kết luận Chương 2 (39)
  • CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (21)
    • 3.1 Tóm tắt Chương 3 (40)
    • 3.2 Quy trình nghiên cứu (41)
    • 3.3 Giới thiệu bảng câu hỏi (42)
    • 3.4 Các công cụ nghiên cứu (43)
    • 3.5 Thiết kế bảng câu hỏi (45)
    • 3.6 Thu thập dữ liệu (46)
    • 3.7 Đánh giá vấn đề của kết quả nghiên cứu (51)
      • 3.7.1 Xác định cỡ mẫu (51)
      • 3.7.2 Trung bình cộng (52)
      • 3.7.3 Kiểm tra độ tin cậy (53)
      • 3.7.4 Phân tích EFA (54)
      • 3.7.5 Thu thập dữ liệu (55)
    • 3.8 Kết luận Chương 3 (55)
  • CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU (21)
    • 4.1 Quy trình phân tích dữ liệu (56)
    • 4.2 Thông tin đối tượng khảo sát (57)
    • 4.3 Trị trung bình (60)
    • 4.4 Kiểm định độ tin cậy hệ số Cronbach’s Alpha (66)
    • 4.5 Phân tích nhân tố khám phá EFA (67)
    • 4.6 Phân tích tương quan (72)
    • 4.7 Phân tích hồi quy (73)
    • 4.8 Kết luận Chương 4 (82)
  • CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ (21)
    • 5.1 Kết luận (84)
    • 5.2 Kiến nghị (85)
    • 5.3 Hạn chế của đề tài (85)
    • 5.4 Hướng nghiên cứu tiếp theo (86)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (87)

Nội dung

Trang 1 TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ hồ chí minh---roQro---NGUYỄN THỊ NGỌC ÁNHẢNH HƯỞNG CÁC NHÂN TỐ LIÊN QUAN ĐẾN HIỆU QUẢ DỰ ÁN TRIỂN KHAI THEO PHƯƠNG THỨC THIẾT KẾ - THI CÔNG TẠI THÀNH

TỔNG QUAN

Khái niệm phương thức thiết kế - thi công

Trong thiết kế - thi công phải là hai công việc thực hiện song song và thống nhất Kiến trúc sư phải phối hợp chặt chẽ với kỹ sư xây dựng cũng như các bộ phận khác Tất cả phải tạo thành 1 khối thống nhất trong dự án xây dựng

Bằng cách này khi thiết kế được hoàn chỉnh chủ đầu tư sẽ biết được tất cả thông tin về dự án Cụ thể là biết được: hình thức, cấu tạo của dự án, thực hiện thi công dự án như thế nào và chi phí dự án bao nhiêu Ngoài ra, bộ phận thi công cũng sẽ nắm rõ được quy trình thi công từ a – z (dự án làm như thế nào?, bao giờ thực hiện).

So sánh phương thức thiết kế - thi công và phương thức thiết kế - đấu thầu –

Với phương pháp truyền thống Thiết kế - Đấu thầu – Thi công, chủ đầu tư phải quản lý hai (hoặc nhiều) hợp đồng riêng biệt, trong đó chủ đầu tư trở thành người trung gian, giải quyết tranh chấp giữa nhà thiết kế và nhà thầu Điều này thúc đẩy một mối quan hệ đối nghịch giữa các bên, mà chủ đầu tư phải hòa giải, là điều không lý tưởng Với phương thức Thiết kế - Thi công, chủ đầu tư chỉ cần quản lý một nhà thầu duy nhất với tổng thầu Thiết kế - Thi công, người tạo thành một nhóm với nhà thiết kế và quản lý tất cả các nhà thầu phụ và được gọi là tổng thầu Và tất cả thành viên bên nhà thầu làm việc cùng nhau với chủ đầu tư để phát triển mục tiêu dự án, đề ra như ngân sách được duyệt và tiến độ thực hiện dự án Tất cả mọi thành viên trong nhóm Thiết kế - Thi công đều tập trung cho sản phẩm cuối cùng cho việc hoàn thành dự án hơn là tạo ra những mâu thuẫn khi thực hiện dự án phương thức truyền thống Sự khác biệt giữa phương thức “Thiết kế - Đấu thầu – Thi công” và phương thức “ Thiết kế - Thi công”, (xem hình 2.1)

HVTH: Nguyễn Thị Ngọc Ánh MHV: 2085802012001

Hình 2.1 So sánh phương thức thiết kế - đấu thầu – thi công và thiết kế - thi công

(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp) Ưu điểm của phương thức thiết kế - thi công

Thời gian: Thiết kế - Thi công tiết kiệm được khoảng thời gian bị mất do sửa đổi thiết kế sao cho phù hợp với tổng mức đầu tư được phê duyệt Bước đấu thầu của dự án được loại bỏ, bước tìm biện pháp để thực hiện thi công tiết kiệm được thời gian vì đã được ở khâu thiết kế

Nguồn vốn: Chủ đầu tư sẽ nắm được chi phí cần phải đầu tư cho dự án từ ban đầu

Chủ đầu tư cũng biết được đơn vị nào thi công, ai sẽ là thầu phụ cung cấp vật tư Từ đó chi phí thực hiện cho dự án dễ dàng kiểm soát

HVTH: Nguyễn Thị Ngọc Ánh MHV: 2085802012001

Chất lượng: công trình xây dựng được thực hiện từ khâu thiết kế đến khâu thi công song song với nhau Tổng thầu xây dựng sẽ chịu trách nhiệm với chủ đầu tư Từ đó hạn chế những mâu thuẫn giữa chủ đầu tư và các nhà thầu tham gia vào dự án so với phương thức Thiết kế - Đấu thầu – Thi công.

Dự án đầu tư xây dựng

“Theo khoản 15 Điều 3 Luật Xây dựng 2014, dự án đầu tư xây dựng là tập hợp các đề xuất có liên quan đến việc sử dụng vốn để tiến hành hoạt động xây dựng để xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo công trình xây dựng nhằm phát triển, duy trì, nâng cao chất lượng công trình hoặc sản phẩm, dịch vụ trong thời hạn và chi phí xác định” (Quốc hội, 2014;

“Ở giai đoạn chuẩn bị dự án đầu tư xây dựng, dự án được thể hiện thông qua Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng, Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng” (Quốc hội, 2014; 2020)

2.3.1 Các giai đoạn quản lý dự án xây dựng

Các giai đoạn của quá trình quản lý dự án hình thành một chu trình từ việc lập kế hoạch đến điều phối thực hiện và giám sát, sau đó phản hồi cho việc tái lập kế hoạch dự án như trình bày “(xem Hình 2.2)”:

HVTH: Nguyễn Thị Ngọc Ánh MHV: 2085802012001

Hình 2.2: Chu trình quản lý dự án

(Nguồn: Đinh Bá Hùng Anh, 2019)

2.3.2 Mục tiêu của quản lý dự án

“Mục tiêu của quản lý dự án, là bảo đảm đạt được mục đích đầu tư, tức là lợi ích mong muốn của chủ đầu tư Trong mỗi giai đoạn thực hiện dự án, nhằm đạt được các mục tiêu cụ thể khi thực dự án”(Đinh Bá Hùng Anh, 2019)

Các mục tiêu của chủ đầu tư khi quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình bao gồm:

+ Dự án được thực hiện kỹ thuật và chất lượng được phê duyệt

+ Hoàn thành dự án trong thời gian cho phép

+ Dự án hoàn thành trong ngân sách được phê duyệt

+ Vệ sinh môi trường và an toàn lao động của dự án được đảm bảo

+ Đạt được các mục tiêu về quản lý rủi ro

“Mục tiêu của quản lý dự án ban đầu được phát triển (tam giác mục tiêu – 3D) đến tứ giác mục tiêu (4D) và ngũ giác mục tiêu (5D), được mô tả trong hình

HVTH: Nguyễn Thị Ngọc Ánh MHV: 2085802012001 bên dưới Tùy từng dự án mà xác định mục tiêu nào quan trọng hơn “(xem Hình

Hình 2.3: Mô hình quản lý

(Nguồn: Đinh Bá Hùng Anh, 2019) 2.3.3 Quản lý chất lượng dự án đầu tư xây dựng

Công trình xây dựng trước khi triển khai phải được lập chất lượng thi công xây dựng Chất lượng thi công xây dựng phải phù hợp với tổng chất lượng của dự án đã được phê duyệt Đối với công trình xây dựng có quy mô lớn và thời gian thi công kéo dài thì chất lượng xây dựng công trình phải được lập cho từng giai đoạn theo tháng, quý, năm

Tổng thầu xây dựng công trình có nghĩa vụ lập chất lượng thi công xây dựng chi tiết, bố trí xen kẽ kết hợp các công việc cần thực hiện nhưng phải đảm bảo phù hợp với tổng chất lượng dự án

Chủ đầu tư, nhà thầu thi công xây dựng, tư vấn giám sát và các bên có liên quan có trách nhiệm theo dõi, giám sát chất lượng thi công xây dựng công trình và điều chỉnh quản lý chất lượng trong trường hợp chất lượng thi công xây dựng ở một số giai đoạn không phù hợp nhưng không được làm ảnh hưởng đến tổng chất lượng dự án

Trường hợp xét thấy tổng chất lượng dự án bị ảnh hưởng thì chủ đầu tư phải báo cáo người quyết định đầu tư để đưa ra quyết định không làm ảnh hưởng đến tổng Chất lượng của dự án (Quốc hội, 2014; 2020)

HVTH: Nguyễn Thị Ngọc Ánh MHV: 2085802012001

+ “Việc thi công xây dựng công trình phải được thực hiện theo khối lượng của thiết kế được duyệt”

+ “Khối lượng thi công xây dựng được tính toán, xác nhận giữa chủ đầu tư, tổng thầu, tư vấn giám sát theo thời gian hoặc giai đoạn thi công và được đối chiếu với khối lượng thiết kế được duyệt để làm cơ sở nghiệm thu , thanh toán theo hợp đồng”

+ “Khi có khối lượng phát sinh ngoài thiết kế, dự toán xây dựng phải xem xét xử lý Riêng đối với công trình sử dụng vốn ngân sách nhà nước, khi có khối lượng phát sinh ngoài thiết kế, dự toán xây dựng công trình làm vượt mức đầu tư thì chủ đầu tư phải báo cáo người quyết định đầu tư để xem xét, quyết định”

+ “Khối lượng phát sinh được chủ đầu tư hoặc người quyết định đầu tư chấp thuận phê duyệt là cơ sở để thanh toán, quyết toán công trình” (Quốc hội, 2014; 2020)

+ “Hiện nay đã có rất nhiều văn bản được ban hành để đảm bảo quản lý chất lượng công trình Tuy nhiên, đa số chất lượng công trình hiện nay đều không đảm bảo, nhiều công trình vừa đưa vào sử dụng đã xuống cấp nghiêm trọng”

+ “Do vậy công tác quản lý chất lượng công trình phải được đảm bảo từ khi bắt đầu đến khi kết thúc dự án, xuyên suốt các giai đoạn của quá trình đầu tư dự án

+ Để nâng cao chất lượng công trình chủ đầu tư cần phải phối hợp chặt chẽ với các bên liên quan” (Quốc hội, 2014; 2020)

✓ Về quản lý an toàn:

+ “Tổng thầu xây dựng phải lập các biện pháp an toàn cho người và công trình trên công trình, công trường đang xây dựng Trường hợp các biện pháp an toàn liên quan đến nhiều bên thì phải được các bên thỏa thuận”

Các nghiên cứu trước đây trong và ngoài nước liên quan đến đề tài

Việc xem xét toàn diện các nghiên cứu trước đây cho thấy rằng thành công của các dự án tổng thầu Thiết kế - Thi công chịu sự ảnh hưởng đáng kể của rất nhiều yếu tố

❖ Yếu tố thành công của dự án tổng thầu Thiết kế - Thi công:

“Các yếu tố làm nên sự thành công của các dự án tổng thầu thiết kế thi công bao gồm: các chiến lược quản lý dự án, các yếu tố tác động bên ngoài, môi trường làm việc, các thủ tục của dự án và hơn hết là các yếu tố liên quan đến người thực hiện” (Lam vcs, 2004) Những người thực hiện không những phải quản lý và thực hiện tốt các thủ tục của dự án mà còn phải hiểu rõ và xác định được các đặc tính của dự án Dự án sẽ được thực hiện tốt nếu như được thực hiện trong các môi trường thuận lợi Không khí dễ chịu và thoải mái trong lúc làm việc sẽ khuyến khích các bên làm việc hăng say và hiệu quả hơn Để có thể dễ dàng đạt được các mục tiêu của dự án thì các chiến lược quản lý dự án hiệu quả luôn rất cần thiết

“Ngoài việc phải xác định rõ các mục tiêu, quy mô trong kế hoạch thực hiện của các dự án lớn thì việc hiểu rõ mức độ phức tạp của dự án và xác định đúng tổng mức đầu tư để thiết lập ngân sách là luôn cần thiết” (Songer và Molenaar, 1998) “Đặc tính của dự án cũng ảnh hưởng rất lớn đến thành công của dự án” (Songer và Molenaar,

“Các điều khoản trong hợp đồng cần được nên rõ ràng, chặt chẽ, quy định rõ quyền và nghĩa vụ của các bên khi tham gia dự án để làm căn cứ pháp luật trong giai đoạn thiết kế và thi công cho các bên tuân theo Do đó, thủ tục dự án là yếu tố ảnh hưởng

HVTH: Nguyễn Thị Ngọc Ánh MHV: 2085802012001 lớn khi thực hiện dự án” (Akintola Akintoye, 1994) “Lựa chọn nhà thầu có năng lực, kinh nghiệm phù hợp với các yêu cầu, tiêu chuẩn của dự án là luôn luôn cần thiết Thủ tục dự án, đấu thầu, lựa chọn nhà thầu phải công bằng trong đấu thầu, phù hợp với yêu cầu, tiêu chuẩn của dự án chiếm phần quan trọng đến hiệu quả thực hiện dự án” (Molenaar vcs, 1999; Chan, 2000) Nên xem xét và đánh giá cẩn thận các đề xuất của các nhà thầu nêu ra” (Chan vcs, 2001)

“Yếu tố biến động về kinh tế và môi trường cũng tác động một phần đáng kể trong quá trình thực hiện dự án, các đơn vị khi tham gia dự án cần chú ý đến” (Akintoye,

“Để giảm thiểu được các tranh chấp không đáng có giữa các bên trong quá trình thực hiện dự án thì việc truyền đạt thông tin, chia sẽ mục tiêu chung cũng rất quan trọng Cần có sựu đoàn kết, hợp tác, tôn trọng và tin tưởng lẫn nhau khi tham gia dự án sẽ giúp cho các bên hoàn thiện công việc tốt hơn” (Chan vcs, 2001; Ling vcs, 2015)

“Dự án triển khai theo phương thức Thiết kế - Thi công khi thực hiện tốt các chiến lược quản lý hiệu quả, đặc biệt là quản lý chiến lược trong các dự án lớn và phức tạp sẽ tạo ra một phần cho sự thành công, đạt hiệu quả của dự án” (Lam vcs, 2004)

Molenaar và cộng sự (2000) “đã sử dụng SEM để giải thích làm thế nào và tại sao xung đột liên quan đến hợp đồng nảy sinh giữa chủ sở hữu và nhà thầu trong ngành xây dựng ở Hoa Kỳ” Zulu (2007) “đã đánh giá mối quan hệ giữa quản lý dự án và hiệu suất dự án bằng cách tiếp cận SEM ở Anh Nghiên cứu kết luận rằng việc áp dụng SEM cải thiện sự hiểu biết về mối quan hệ trực tiếp và gián tiếp giữa các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý dự án và hiệu quả hoạt động của dự án” Wong và Cheung (2005) “đã sử dụng SEM để kiểm tra giả thuyết rằng mức độ tin cậy của các đối tác có liên quan tích cực đến sự thành công của việc hợp tác ở Hồng Kông Nghiên cứu kết luận rằng hiệu suất, tính thấm và liên kết quan hệ đóng góp đáng kể vào mức độ tin cậy của các bên”

Mustefa (2015) “đã nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến thời gian và chi phí vượt thời gian trong các dự án xây dựng đường ở Addis Ababa, Ethiopia thông qua một cuộc khảo sát bằng bảng câu hỏi và phát hiện ra rằng các nguyên nhân quan trọng nhất

HVTH: Nguyễn Thị Ngọc Ánh MHV: 2085802012001 của việc vượt thời gian là vấn đề tài chính, chậm trễ cung cấp và giao mặt bằng và lập kế hoạch không đúng Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng thừa chi phí được phát hiện là do nhà thầu cung cấp không đủ nguyên vật liệu, thiết bị,thi công chậm tiến độ, không hoàn thiện thiết kế tại thời điểm mời thầu và thay đổi thiết kế”

Cần phải kiểm tra và phê duyệt kịp thời khi thiết kế có thay đổi (Chan vcs,

2001) “Việc lập kế hoạch, tổ chức, hướng dẫn, kiểm soát rất cần thiết để dự án đạt hiệu quả trong quá trình thực hiện và trong bất kỳ dự án nào thì sự lường trước về hệ thống quản lý chất lượng, an toàn, rủi ro và tranh chấp là rất cần thiết Các kênh thông tin liên lạc và hệ thống phản hồi thông tin cần phải được sử dụng thích hợp và hiệu quả” (Lam vcs, 2004)

“Nếu chủ đầu tư thiếu năng lực và kinh nghiệm thì người đại diện /giám đốc dự án và tư vấn, Quản lý dự án đóng vai trò vô cùng quan trọng để Quản lý dự án đi đến thành công Do đó, yếu tố liên quan đến các bên tham gia, ảnh hưởng rất lớn đến sự thành công của dự án tổng thầu Thiết kế - Thi công (Xia vcs, 2009; Xia và Chan, 2010) “Đối với sự thành công hay thất bại của dự án thì các yếu tố liên quan đến người thực hiện luôn rất quan trọng và có sự ảnh hưởng quyết định Chủ đầu tư và nhà thầu là hai chủ thể chính trong dự án triển khai theo phương thức Thiết kế - Thi công và năng lực của Tư vấn thiết kế cũng rất quan trọng” (Ling vcs, 2004) Để quản lý một dự án xây dựng hiệu quả, quá trình phối hợp phải được áp dụng như một trong những chức năng thiết yếu trong quản lý dự án Mục đích của quá trình phối hợp là tăng thêm giá trị cho việc phân phối dự án và nâng cao hiệu quả bằng cách xử lý các công việc giữa các nhiệm vụ của dự án và các bên, nói cách khác, "Quản lý các công việc giữa các hoạt động" (A Khanzode, ctg, 2008; K Crowston, ctg, 1998)Các yếu tố phối hợp được coi là thành phần chính của quá trình phối hợp, ảnh hưởng đến hiệu suất của các dự án xây dựng Hơn nữa, để cải thiện sự phối hợp giữa các bên xây dựng, điều quan trọng là phải xác định các yếu tố này Hơn nữa, trong các dự án xây dựng, nhà thầu là người đóng vai trò chính trong các công trường xây dựng, để đáp ứng các mục tiêu của chủ đầu tư dựa trên lợi nhuận hợp lý, dưới sự giám sát của tư vấn Do

HVTH: Nguyễn Thị Ngọc Ánh MHV: 2085802012001 đó, tất cả các bên được yêu cầu phối hợp các nhiệm vụ trước và trong giai đoạn xây dựng để đảm bảo giao hàng thành công (K Crowston, ctg, 1998) Ngày càng có nhiều nghiên cứu đã điều tra tầm quan trọng của các yếu tố phối hợp trong các ngành công nghiệp khác, chẳng hạn như khoa học máy tính và sản xuất xe hơi (J Kotlarsky, ctg, 2008; S Nidumolu, 1995) Trong khi đó, người ta thấy rằng ngành xây dựng có một hồ sơ không khuyến khích về hiệu suất trong những thập kỷ qua, do thiếu hoặc không hiệu quả trong quá trình phối hợp

Dự án đầu tư xây dựng để đạt được hiệu quả như mục tiêu ban đầu đề ra của chủ đầu tư thì dự án đó phải đảm bảo tiến độ thực hiện dự án và trong phạm vi tổng mức đầu tư được phê duyệt và đồng thời đảm bảo chất lượng công trình khi đưa công trình vào sử dụng và khai thác Trong một nghiên cứu của Chan và cộng sự (2002), đã đề xuất các yếu tố để đo lường hiệu suất của các dự án xây dựng thực hiện theo phương thức

Mô hình nghiên cứu

Quá trình nghiên cứu, thực hiện dự án triển khai theo phương thức Thiết kế - Thi công đã tìm ra được các nhân tố phát sinh ảnh đến hiệu quả dự án giữa các bên tham gia Dựa vào các nghiên cứu trước đây, cùng với tham khảo ý kiến của các chuyên gia có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành xây dựng đã tổng hợp trong đề tài này, nhằm tạo ra nền tảng quan trọng trong việc thiết lập bảng câu hỏi và thực hiện các phương pháp nghiên cứu cho phần kế tiếp

HVTH: Nguyễn Thị Ngọc Ánh MHV: 2085802012001

Việc gộp chung, đặt tên cho 6 nhóm nhân tố này được tổng hợp từ các nghiên cứu trước trên thế giới và dựa vào các thang đo trong các nghiên cứu đó và mô hình nghiên cứu của luận văn “(xem Hình 2.4)”.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Tóm tắt Chương 3

Nội dung Chương 3 được tóm tắt “(xem Hình 3.1)”

Chương này, sẽ trình bày về quy trình nghiên cứu, thiết kế bảng câu hỏi, nội dung bảng câu hỏi, thu thập dữ liệu, các phương pháp và công cụ nghiên cứu

HVTH: Nguyễn Thị Ngọc Ánh MHV: 2085802012001

Quy trình nghiên cứu

Quy trình nghiên cứu của luận văn “(xem Hình 3.1)”

Hình 3.1 Quy trình nghiên cứu của luận văn

HVTH: Nguyễn Thị Ngọc Ánh MHV: 2085802012001

Giới thiệu bảng câu hỏi

Bảng câu hỏi khảo sát là một công cụ nghiên cứu hiệu quả trong việc thu nhập dữ liệu phản hồi, giúp có được thông tin từ một lượng lớn người tham gia, tiếp cận với đối tượng thực hiện một cách dễ dàng, nhanh chóng từ các đơn vị, cơ quan khác nhau trong thời gian ngắn và quy trình thiết kế bảng câu hỏi khảo sát “( xem Hình 3.2)”

Hình 3.2 Quy trình thiết kế bảng câu hỏi khảo sát

HVTH: Nguyễn Thị Ngọc Ánh MHV: 2085802012001

Kết quả nghiên cứu phụ thuộc rất nhiều vào dữ liệu và thông tin thu được qua việc sử dụng bảng câu hỏi Do đó, việc thiết kế bảng câu hỏi và phương pháp tiếp cận các đối tượng tham gia khảo sát là những vấn đề được quan tâm nhiều trong nghiên cứu nhằm đảm bảo được tính khách quan, độ tin cậy và sự chính xác của dữ liệu thu được Điều đó cho thấy, bảng câu hỏi khảo sát là một trong những công cụ nghiên cứu hiệu quả dùng để thu thập thông tin phản hồi từ các bên tham gia trong dự án

Một số lưu ý, khi thiết kế bảng câu hỏi cần những vấn đề sau:

+ Cách tổ chức bảng câu hỏi: cách tổ chức có ảnh hưởng rất mạnh đến tỉ lệ trả lời và tác động rất nhiều đến chất lượng thu thập thông tin (sự chính xác của các câu trả lời)

+ Cách sử dụng từ trong câu hỏi, cách đặt câu hỏi cũng có tác động rất mạnh đến chất lượng thông tin

+ Thang đo lường dùng trong câu hỏi, điều này ấn định dạng thông tin mà ta thu thập.

Các công cụ nghiên cứu

Lựa chọn phương pháp nghiên cứu phù hợp để xác định các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả của dự án theo phương thức Thiết kế - Thi công ở khu vực TP.HCM, giúp cho việc thu thập và phân tích dữ liệu hiệu quả, bao gồm: Đánh giá thang đo: là công cụ dùng để xác định và phân loại các biến thành các nhóm khác nhau Nó mô tả bản chất của các giá trị được gán cho các biến trong tập dữ liệu cũng như tạo ra một thang điểm để đánh giá đặc điểm của đối tượng nghiên cứu Một thang đo được coi là có giá trị khi nó đo lường đúng cái cần đo, có nghĩa là phương pháp đo lường không có những sai lệch mang tính hệ thống Do đó cần phải kiểm tra độ tin cậy trước khi sử dụng.Phương pháp phân tích định lượng: là việc sử dụng các mô hình toán học để phân tích các điểm dữ liệu, với mục đích tìm hiểu một điều kiện Loại phân tích này được sử dụng để dự đoán các kết quả trong tương lai, và là một khái niệm then chốt trong mô hình tài chính, cũng như trong các lĩnh vực khác.Thu thập thông tin, phân tích,

HVTH: Nguyễn Thị Ngọc Ánh MHV: 2085802012001 giải thích, trình bày, tường thuật thông tin ngay sau khi xây dựng được bảng câu hỏi phù hợp Nghiên cứu này tìm hiểu các thông tin chi tiết về các nhóm nhân tố tác động ảnh hưởng đến hiệu quả dự án triển khai theo phương thức Thiết kế - Thi công và phân tích chúng một cách chuyên sâu Kết quả và kết luận từ nghiên cứu này dựa vào việc tổng hợp các mẫu khảo sát rất quan trọng vì nó được sử dụng trong việc thu nhập dữ liệu Khuôn khổ của nghiên cứu này được thiết lập bằng cách sử dụng các phương pháp định lượng trong các hình thức khảo sát, phỏng vấn

Phương pháp Snowball: cách tiếp cận để lấy mẫu đã được tăng cường bằng cách sử dụng phương pháp này Nghĩa là lấy mẫu theo hướng trả lời, trong đó người được hỏi giới thiệu những người quen biết cũng có kinh nghiệm quản lý về các dự án triển khai theo phương thức Thiết kế - Thi công Các ước tính được tính toán từ dữ liệu lấy mẫu theo định hướng của người trả lời là không thiên vị

Phân tích nhân tố: (là một kỹ thuật phụ thuộc lẫn nhau) với phép xoay Varimax được dùng để tìm các ẩn ý ẩn chứa phía sau các yếu tố thành công xác định được Phép xoay Varimax (được sử dụng rất phổ biến) là phép xoay nguyên góc các nhân tố để tối thiểu háo số lượng biến có hệ số lớn tại cùng một nhân tố để tối thiểu hóa số lượng biến có hệ số lớn tại cùng một nhân tố nên sẽ tăng cường khả năng giải thích các nhân tố

Phương pháp trị trung bình: trước tiên được sử dụng để phân tích dữ liệu theo đánh giá của 2 nhóm: chủ đầu tư và nhà thầu, nhằm so sánh tầm quan trọng của các yếu tố trong quá trình thực hiện dự án.Câu trả lời của những người tham gia khảo sát được dùng để tính toán trị trung bình cho mỗi yếu tố thành công được đánh giá theo thang đo Likert năm mức độ

Phần mềm SPSS: là tên viết tắt của Statistical Packsge for the Social Sciences đây là phần mềm được coi công cụ phân tích được sử dụng trong luận văn, nghiên cứu khoa học, xã hội và kinh tế lượng, cũng là phần mềm được sử dụng rãi trên máy tính Nó được coi là công cụ tối ưu nhất dùng để phân tích tham số, phương tích tương quan, kiểm tra độ tin cậy của thang đo, hồi quy tuyến tính, … Hiện nay, phần mềm SPSS đã và đang

HVTH: Nguyễn Thị Ngọc Ánh MHV: 2085802012001 được mọi người áp dụng nhiều trong học tập và công việc, đặc biệt là các trường đại học, cao đẳng được sử dụng phổ biến và rộng rãi

Microsoft Excel: là một phần mềm bảng tính của Microsoft Office Đây là một phần mềm giúp cho người dùng có thể dễ dàng lưu trữ dữ liệu và trình bày chi tiết dưới dạng bảng Cách trình bày này giúp người đọc dễ dàng nắm bắt và tránh những sai sót, nhầm lẫn cơ bản Ngoài ra Excel còn tích hợp các phép tính, hàm tính và các công cụ phục vụ tính toán và xử lý thông tin nhanh chóng Người dùng sẽ nhận được kết quả nhanh chóng, chính xác Phía dưới là các trang tính được tạo lên bởi các hàng và cột Điểm giao nhau giữa hàng và cột được gọi là ô Tất cả các ô trong trang tính đều được cài đặt sẵn nhiều công thức, hàm tính giúp người dùng tính toán, lọc, kiểm tra dữ liệu.

Thiết kế bảng câu hỏi

Việc đầu tiên của đánh giá là nghiên cứu toàn diện để xác định các yếu tố về ảnh hưởng của dự án triển khai theo phương thức Thiết kế - Thi công ở khu vực TP.HCM, tại bước này chúng ta xác định được 30 yếu tố ảnh hưởng Sau khi xác định các yếu tố về ảnh hưởng của thực hiện dự án triển khai theo phương thức Thiết kế - Thi công ở khu vực TP.HCM, tiến hành vào cuộc phỏng vấn sâu, trực tiếp với các chuyên gia có kinh nghiệm trong ngành để đánh giá sự phù hợp của các yếu tố ảnh hưởng và được yêu cầu kiểm tra sự đầy đủ, phù hợp của các yếu tố với điều kiện Việt Nam Qua cuộc thảo luận với các chuyên gia đã phát sinh ra một yếu tố mà họ từng gặp phải khi tham gia thực hiện các dự án, tổng thầu Thiết kế - Thi công ở Việt Nam Quá trình thử nghiệm bảng câu hỏi được hoàn tất sau vòng thử nghiệm khi được sự thống nhất của các chuyên gia về cấu trúc của bảng câu hỏi và các yếu tố ảnh hưởng Bảng câu hỏi cuối cùng gồm 31 yếu tố được hoàn thành và sử dụng để thu thập dữ liệu Để xác định các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả dự án triển khai theo phương thức Thiết kế - Thi công, các phân tích trong nghiên cứu này dựa trên các quan điểm đánh giá của những người có kinh nghiệm trong dự án tổng thầu Thiết kế - Thi công Thang đo Likert năm điểm (1 = Tác động rất thấp; 2 = Tác động thấp; 3 = Không tác động; 4 = Tác động cao; 5 = Tác động rất cao) đã được sử dụng để đo lường tác động tương đối của các

HVTH: Nguyễn Thị Ngọc Ánh MHV: 2085802012001 yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả Hơn nữa, chi phí, tiến độ và hiệu suất chất lượng của dự án tham khảo cũng đã được khám phá Những người được hỏi được yêu cầu truyền đạt mức độ mà họ đồng ý (Từ 1 = yếu tố tác động không tạo ra ảnh hưởng đến hiệu quả của dự án;

2 = yếu tố tác động tạo ra ảnh hưởng nhỏ đến hiệu quả của dự án; 3 = yếu tố tác động dù có hay không cũng không làm ảnh hưởng đến hiệu quả của dự án (trung lập); 4 = yếu tố tác động lớn làm ảnh hưởng mục tiêu đến hiệu quả của dự án (cần được loại bỏ, có giải pháp khắc phục); Đến 5 = yếu tố tác động làm ảnh hưởng mục tiêu nghiêm trọng đến hiệu quả của dự án (cần được loại bỏ, có giải pháp khắc phục)) với các mô tả về chi phí rõ ràng, chậm trễ lịch biểu và các vấn đề chất lượng đã xảy ra do các yếu tố ảnh hưởng và các vấn đề đến hiệu quả từ dự án tham khảo.

Thu thập dữ liệu

Trong quá trình liệt kê, phân tích và phỏng vấn chuyên gia đã bổ sung thêm một yếu tố là: Điều kiện về thời tiết và môi trường Sau khi thống nhất các ý kiến từ các chuyên gia và bổ sung yếu tố vào bảng câu hỏi, hoàn thành bảng câu hỏi khảo sát, sau đó tiến hành khảo sát và thu nhập dữ liệu cuối cùng trong việc xác định các yếu tố có tương quan đến kết quả thực hiện

Bước kế tiếp trong phương pháp nghiên cứu, bảng câu hỏi được phát triển để thể hiện danh sách cuối cùng của các yếu tố ảnh hưởng đã được thí điểm bởi 20 người trong lĩnh việc ngành xây dựng Mục đích của cuộc khảo sát thí điểm là để đảm bảo rằng, người trả lời hiểu được các yếu tố phù hợp trước khi các câu hỏi được gửi đi Kết quả của bước này, các cải tiến đã được thực hiện đối với bảng câu hỏi để trả lời các nhận xét của mỗi người được khảo sát về tính dễ đọc, hợp lý, chính xác và dễ hiểu của các câu hỏi và mô tả của họ Tổng hợp các yếu tố ảnh hưởng từ các nghiên cứu trước đây “được tổng hợp tại Bảng 3.1”:

HVTH: Nguyễn Thị Ngọc Ánh MHV: 2085802012001

Bảng 3.1: Tổng hợp các yếu tố ảnh hưởng từ các nghiên cứu trước đây

STT Tiêu chí lựa chọn Nguồn tham khảo

1 Kiểm tra bản vẽ thiết kế Coles (1990) và Yoon et al (2014)

2 Kiểm tra trong khâu đầu vào thiết kế Andi (2005)

3 Tiêu chuẩn / thông số thiết kế Yoon et al (2014)

4 Việc chứng minh giải pháp thiết kế Chapman (2001)

5 Thiết kế theo chủ nghĩa bảo thủ Levitt et al (1984)

6 Phối hợp giữa các nhà thiết kế Andi (2005), Coles (1990) và

7 Thái độ/ tác phong của các nhà thiết kế Ng và Skitmore (2002)

8 Lập dự toán Ibrahim M.Mahdi, Mike j.Riley,

9 Năng lực của ban quản lý dự án Ibrahim M.Mahdi, Mike j.Riley,

10 Năng lực trong công việc xây dựng Lê Thị Thanh Trâm (2013)

11 Năng lực tài chính đầu tư cho dự án Patrick SikWah Fong a & Sonia

12 Thiết bị về thi công Lê Thị Thanh Trâm (2013)

13 Sự hợp tác giữa các nhà thầu phụ và nhà cung cấp

14 Sự đồng bộ khi kết hợp các mảng với nhau Zedan Hatush, Martin Skitmore

15 Sự phê duyệt công việc trong dự án Alnuaimi et al (2010)

16 Phương pháp nghiệm thu, thanh toán Lê Thị Thanh Trâm (2013)

17 Phương thức đấu thầu, lựa chọn nhà thầu

Patrick SikWah Fong a & Sonia KitYung Choi (2000), Phạm Hồng Luân, Lê Nho Tuấn (2018), D

HVTH: Nguyễn Thị Ngọc Ánh MHV: 2085802012001

Kubek, Edyta Plebankiewicz, Krzysztof Zima, Stanisław Belniak

18 Biện pháp tổ chức thi công Lê Thị Thanh Trâm (2013)

19 Quản lý an toàn lao động công trường Lê Thị Thanh Trâm (2013)

20 Hợp đồng giữa các bên hợp tác

Ibrahim M.Mahdi, Mike j.Riley, Sami M.Fereig & Alex P.Alex

21 Hợp đồng tương tự đã thực hiện

Ibrahim M.Mahdi, Mike j.Riley, Sami M.Fereig & Alex P.Alex

22 Thời gian xem xét thiết kế của chủ đầu tư Molenaar, K R., Songer A D., and

23 Chủ đầu tư quan tâm đến quyền đánh giá thiết kế

Junying Liu, Qunxia Xie, Bo Xia, và Adrian J Bridge (2017)

24 Yêu cầu của chủ đầu tư về thiết kế và cộng sự Alnuaimi et al (2010)

25 Tâm lý giữa phương thức thiết kế - thi công và truyền thống

Phạm Quang Thanh, Nguyễn Thế Quân (2014)

26 Thông tin của chủ đầu tư Ling và Lau (2001), Chan et al

27 Thông tin từ các nhà cung cấp Junying Liu, Qunxia Xie, Bo Xia, và Adrian J Bridge (2017)

28 Trung gian truyền tin Ng và Skitmore (2002)

29 Điều kiện khảo sát địa chất Tran và Molenaar (2014) và

30 Đặc trưng văn hóa – chính trị địa phương Dikmen et al (2007)

31 Điều kiện về thời tiết, môi trường Phỏng vấn chuyên gia

HVTH: Nguyễn Thị Ngọc Ánh MHV: 2085802012001

Bước tiếp theo của phương pháp nghiên cứu, một cuộc khảo sát câu hỏi đã được thực hiện từ tháng 02 năm 2023 đến tháng 04 năm 2023 dành cho những người thực hành xây dựng có kinh nghiệm trong quản lý dự án Thiết kế - Thi công để đánh giá ảnh hưởng yếu tố này đến hiệu suất dự án đã được mã hóa Bảng 3.2 Trong khảo sát câu hỏi, những người được hỏi nhận được yêu cầu nhớ lại các dự án Thiết kế - Thi công đã hoàn thành mà họ tham gia và chọn một trong những dự án này làm dự án tham khảo để dựa vào câu trả lời của họ cho các câu hỏi trong khảo sát Những người được hỏi, được yêu cầu cung cấp các thông số chính liên quan đến dự án tham chiếu của họ, bao gồm loại thời gian dự án, giá trị, nguồn vốn, vị trí, loại hình và đánh giá tác động của 31 yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả của các dự án triển khai theo phương thức Thiết kế - Thi công theo kinh nghiệm của họ Thang đo Likert năm điểm (1 = Tác động rất thấp; 2 = Tác động thấp; 3 = Không tác động; 4 = Tác động cao; 5 = Tác động rất cao) đã được sử dụng để đo lường tác động tương đối của các yếu tố ảnh hưởng Hơn nữa, chi phí, lịch trình và hiệu suất chất lượng của dự án tham khảo cũng đã được khám phá Những người được hỏi được yêu cầu truyền đạt mức độ mà họ đồng ý (Từ 1 = yếu tố tác động không tạo ra ảnh hưởng đến hiệu quả của dự án; 2 = yếu tố tác động tạo ra ảnh hưởng nhỏ đến hiệu quả của dự án; 3 yếu tố tác động dù có hay không cũng không làm ảnh hưởng đến hiệu quả của dự án (trung lập); 4 = yếu tố tác động lớn làm ảnh hưởng mục tiêu đến hiệu quả của dự án (cần được loại bỏ, có giải pháp khắc phục); Đến 5 = yếu tố tác động làm ảnh hưởng mục tiêu nghiêm trọng đến hiệu quả của dự án (cần được loại bỏ, có giải pháp khắc phục) với các mô tả về vượt chi phí rõ ràng, chậm trễ tiến độ, các vấn đề chất lượng đã xảy ra do các yếu tố rủi ro thiết kế và các vấn đề rủi ro thiết kế từ dự án tham khảo Và bảng mã hóa các yếu tố ảnh hưởng “được nêu tại Bảng 3.2”:

Bảng 3.2 Mã hóa dữ liệu

STT Mã hóa dữ liệu

Yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả dự án triển khai theo phương thức TK-TC

I TK KINH NGHIỆM CỦA NHÀ THIẾT KẾ

HVTH: Nguyễn Thị Ngọc Ánh MHV: 2085802012001

1 TK1 Kiểm tra bản vẽ thiết kế

2 TK2 Kiểm tra trong khâu đầu vào thiết kế

3 TK3 Tiêu chuẩn / thông số thiết kế

4 TK4 Việc chứng minh giải pháp thiết kế

5 TK5 Thiết kế theo chủ nghĩa bảo thủ

6 TK6 Phối hợp giữa các nhà thiết kế

7 TK7 Thái độ/ tác phong của các nhà thiết kế

II NL NĂNG LỰC CỦA NHÀ THẦU

9 NL2 Năng lực của ban quản lý dự án

10 NL3 Năng lực trong công việc xây dựng

11 NL4 Năng lực tài chính đầu tư cho dự án

12 NL5 Thiết bị về thi công

13 NL6 Sự hợp tác giữa các nhà thầu phụ và nhà cung cấp

14 NL7 Sự đồng bộ khi kết hợp các mảng với nhau

III HĐ PHƯƠNG THỨC & HỢP ĐỒNG

15 HĐ1 Sự phê duyệt công việc trong dự án

16 HĐ2 Phương pháp nghiệm thu, thanh toán

17 HĐ3 Phương thức đấu thầu, lựa chọn nhà thầu

18 HĐ4 Biện pháp tổ chức thi công

19 HĐ5 Quản lý an toàn lao động công trường

20 HĐ6 Hợp đồng giữa các bên hợp tác

21 HĐ7 Hợp đồng tương tự đã thực hiện

IV CĐT CHỦ ĐẦU TƯ

22 ĐT1 Thời gian xem xét thiết kế của chủ đầu tư

HVTH: Nguyễn Thị Ngọc Ánh MHV: 2085802012001

23 ĐT2 Chủ đầu tư quan tâm đến quyền đánh giá thiết kế

24 ĐT3 Yêu cầu của chủ đầu tư về thiết kế và cộng sự

25 ĐT4 Tâm lý giữa phương thức thiết kế - thi công và truyền thống

V TT THÔNG TIN CỦA DỰ ÁN

26 TT1 Thông tin của chủ đầu tư

27 TT2 Thông tin từ các nhà cung cấp

28 TT3 Trung gian truyền tin

VI ĐĐ ĐẶC ĐIỂM ĐỊA PHƯƠNG

29 ĐĐ1 Điều kiện khảo sát địa chất

30 ĐĐ2 Điều kiện về thời tiết, môi trường

31 ĐĐ3 Đặc trưng văn hóa – chính trị địa phương

Đánh giá vấn đề của kết quả nghiên cứu

“Những người trả lời khảo sát đã được lựa chọn thông qua lấy mẫu không có khả năng, điều này phù hợp khi người trả lời được xác định dựa trên sự sẵn lòng tham gia khảo sát thay vì lựa chọn ngẫu nhiên trong toàn bộ dân số” (Wilkins 2011) “Cách tiếp cận này để lấy mẫu đã được tăng cường bằng cách sử dụng phương pháp được gọi là phương pháp Snowball, nghĩa là lấy mẫu theo hướng người trả lời, trong đó người được hỏi giới thiệu những người quen biết cũng có kinh nghiệm quản lý về các dự án tổng thầu Thiết kế - Thi công Ước tính được tính toán từ dữ liệu lấy mẫu theo định hướng của người trả lời là không thiên vị” (Matthew Salganik Douglas D Heckathorn,2004) “Dựa trên phương pháp này, một danh sách 200 chuyên viên làm việc tại Ban quản lý dự án và nhân viên đang làm việc các công ty xây dựng đã được tạo ra Mỗi người trong danh sách này được gửi một bảng câu hỏi và được mời tham gia khảo sát Tổng cộng có 185 phản hồi đã nhận được, trong đó bao gồm: 30 phiếu trả lời không hợp lệ ( câu trả lời thiếu và có cùng một câu trả lời), nên loại bỏ 30 câu trả lời và còn 155 câu trả lời được xem là hợp lệ để phân tích cuối cùng Tỷ lệ trả lời là 30%, được coi là tỷ lệ hợp lý so với chỉ tiêu của

HVTH: Nguyễn Thị Ngọc Ánh MHV: 2085802012001 tỷ lệ trả lời 20-30% trong hầu hết các khảo sát câu hỏi này là qua mail trong nghiên cứu” (Trọng và Ngọc, 2008)

Trong nghiên cứu khảo sát bằng bảng câu hỏi, việc kích cỡ mẫu cũng ảnh hưởng lớn đến kết quả nghiên cứu qua việc số lượng mẫu phải phù hợp với từng dạng công cụ nghiên cứu Số lượng mẫu có thể xác định theo công thức sau của (Trọng và Ngọc, 2008):

Trong đó: n là cỡ mẫu n’ =

N là kích thước quần mẫu

V là sai số chuẩn của phân phối mẫu

S là độ sai lệch chuẩn lớn nhất của quần thể: S 2 = (P).(1-P)

“Số lượng mẫu cũng có thể được tính toán sơ bộ bằng từ 4-5 lần số lượng biến được sử dụng trong phân tích của nghiên cứu đặc biệt là phân tích nhân tố, nhưng tỷ lệ này sẽ khó đạt được nếu như số lượng biến quá lớn Tuy nhiên, trong nhiều nghiên cứu tỷ lệ này có thể đạt được cũng có thể không, nhưng kết quả phân tích vẫn đáng tin cậy nếu như kết quả thu được là đánh tin cậy Do đó, việc ước tính số lượng bảng câu hỏi hợp lệ thu về có thể dựa vào các nghiên cứu trước đây với tỷ lệ mẫu/ biến từ” (Trọng và Ngọc,

Gọi là trung bình cộng để phân biệt với trung bình nhân Trung bình cộng là một đại lượng số mô tả độ tập trung của dữ liệu được sử dụng phổ biến nhất Có hai loại số trung bình cộng là trung bình cộng đơn giản (mean) và trung bình cộng có trọng số (weighted mean)

HVTH: Nguyễn Thị Ngọc Ánh MHV: 2085802012001

✓ Trung bình cộng đơn giản

Trung bình cộng đơn giản được tính bằng cách cộng tất cả các giá trị quan sát trong tập dữ liệu lại rồi đem kết quả đó chia cho số quan sát Công thức tính:

/𝐧 là trung bình cộng đơn giản n là số quan sát hay cỡ mẫu xi là giá trị trên quan sát thứ i

✓ Trung bình công có trọng số (Weighted mean)

Khi chúng ta áp dụng công thức tính trung bình cộng đơn giản ở trên chúng ta giả định là mọi quan sát trong tập dữ liệu đều có tầm quan trọng ngang nhau, tuy nhiên có tình huống các giá trị quan sát được có tầm quan trọng khác nhau lúc này chúng ta phải dùng đến một trọng số thể hiện được mức độ quan trọng đó và áp dụng công thức tính trung bình có tính đến trọng số

3.7.3 Kiểm tra độ tin cậy

Bảng câu hỏi sau khi được thu về kiểm tra sự khuyết và sự chênh lệch của dữ liệu thu được Việc tính toán hệ số α của Cronbach và thống kê mô tả được thực hiện trước khi thực hiện các phân tích trong nghiên cứu

Những bảng câu hỏi được nhận thấy có khả năng gây lệch dữ liệu được loại bỏ ra khỏi dữ liệu phân tích Còn bảng câu hỏi bị khuyết, trước tiên kiểm tra xem số lượng trả lời trong bảng câu hỏi bị khuyết nhiều hay ít Sau đó, liên hệ với những người tham gia khảo sát có câu trả lời bị khuyết xin bổ sung dữ liệu bị khuyết Đối với những bảng câu hỏi bị khuyết lớn mà không được bổ sung thì bị loại ra khỏi phân tích

HVTH: Nguyễn Thị Ngọc Ánh MHV: 2085802012001

“Việc xây dựng thang đó lường tốt cho các mục câu hỏi được xem là rất quan trọng và có ảnh hưởng lớn đến kết quả đạt được Hệ số α của Cornbach là một phép kiểm định thống kê về mức độ chặt chẽ mà các mục câu hỏi trong thang đo tương quan với nhau Một trong những phương pháp kiểm tra đơn khía cạnh của thang đo được gọi là kiểm tra độ tin cậy” (Trọng và Ngọc, 2008)

Công thức tính hệ số α của Cronbach như sau:  = 1 +  N ( N  − 1 )

Trong đó: ρ: hệ số tương quan trung bình giữa các mục hỏi N: số mục hỏi, yếu tố trong nghiên cứu

“Theo qui ước thì một tập hợp các mục hỏi dùng để đo lường được đánh giá tốt phải có hệ số α lớn hơn hoặc bằng 0.6 nhưng tốt nhất là lớn hơn 0.7” (Trọng và Ngọc,

Công cụ sử dụng là phương pháp phân tích nhân tố (EFA) Phân tích nhân tố bằng các thành phần chính cho phép rút gọn nhiều biến số ít nhiều có một liên hệ tương quan lẫn nhau thành những đại lượng được thể hiện dưới dạng mối tương quan theo đường thẳng được gọi là nhân tố

Mô hình phân tích nhân tố được thể hiện bằng phương trình sau với các biến được chuẩn hóa

Xi: biến thứ i chuẩn hóa

Aij: hệ số hồi quy bội chuẩn hóa của nhân tố đặc trưng j đối với biến i

Fi: các nhân tố chung

Vi: các hệ số hồi quy chuẩn hóa của nhân tố đặc trưng j đối với biến i

Ui: các nhân tố đặc trưng của biến i m: số nhân tố chung

HVTH: Nguyễn Thị Ngọc Ánh MHV: 2085802012001

Các nhân tố chung cũng có thể diễn tả như những kết hợp tuyến tính của các biến quan sát (biến độc lập, biến đo lường)

Fi: ước lượng trị số của nhân tố thứ i

Wik: trọng số nhân tố của biến số thứ k đến nhân tố i k: số biến

Việc thu nhập dữ liệu thông qua khảo sát trực tiếp và phỏng vấn qua mail đến những người tham gia phỏng vấn Tuy nhiên, việc gửi trực tiếp được ưu tin hơn để khuyết khích số lượng người tham gia Vì khi gửi trực tiếp các người tham gia khảo sát, được xác định là đã có tham gia dự án triển khai theo phương thức Thiết kế - Thi công trước khi gửi bảng câu hỏi đến họ Tương tự khi gửi qua Mail, những người tham gia khảo sát cũng có thể liên hệ qua điện thoại hoặc gửi mail trước mời họ tham gia Những người đồng ý sẽ nhận được đường dẫn link đưa đến bảng câu hỏi khảo sát

Sau khi bảng câu hỏi được hoàn thành, tiến hành gửi đến nơi cần khảo sát và kết quả là sau hơn hai tháng có tổng cộng 155 bảng câu hỏi được thu lại và được đánh giá là hợp lý Các đánh giá bị xem là không được chấp nhận là khi người khảo sát đánh giá cả hai lựa chọn trong cùng một câu hỏi và bị khuyết ô lựa chọn bảng câu hỏi.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Quy trình phân tích dữ liệu

Quy trình phân tích dữ liệu “(xem Hình 4.1)”

Hình 4.1 Quy trình phân tích dữ liệu

HVTH: Nguyễn Thị Ngọc Ánh MHV: 2085802012001

Thông tin đối tượng khảo sát

Hình 4.2 Biểu đồ tỷ lệ kinh nghiệm làm việc

Thời gian ở đây được hiểu là kinh nghiệm làm việc, thời gian công tác của công nhân viên Trong 155 mẫu đạt yêu cầu thì thời gian làm việc của người được khảo sát như sau: từ 3 -> 10 năm chiếm tỷ lệ cao nhất là 70% với 109 mẫu trên 155 mẫu, kế đến là dưới 3 năm chiếm tỷ lệ 23% có 35 mẫu, cuối cùng là trên 10 năm chiếm tỷ lệ 7% có 11 mẫu Nhìn chung khảo sát chiếm tỷ lệ cao nhất trong kinh nghiệm làm việc là từ 3 -> dưới 5 năm với 70% Đây là thời gian, mọi người đã có và trang bị được cho mình những kinh nghiệm thực tế cần thiết để đi tiếp vững hơn Do đó, chất lượng của nghiên cứu là chấp nhận được

Hình 4.3 Biểu đồ tỷ lệ các công trình người được khảo sát đã thực hiện

Thông qua khảo sát cho thấy tỷ lệ của công trình dân dụng chiếm nhiều nhất với

85 mẫu tương đương với 90,4%, còn tỷ lệ công trình công nghiệp là 7,4% chiếm 7 mẫu

HVTH: Nguyễn Thị Ngọc Ánh MHV: 2085802012001 và giao thông có tỉ lệ là 2,1% có 2 mẫu Thể hiện ý kiến về các yếu ảnh hưởng đến công trình ở các góc độ khác nhau Do đó kết quả của nghiên cứu có thể chấp nhận được

Hình 4.4 Biểu đồ tỷ lệ quy mô dự án người được khảo sát đã thực hiện

Kết quả khảo sát cho thấy, dưới 10 tỷ, từ 10 -> 50 tỷ, trên 50 tỷ được phân bổ như sau: dưới 10 tỷ có 118 mẫu chiếm tỷ lệ 76%, từ 10 -> dưới 50 tỷ có 35 mẫu chiếm 23%, trên 50 tỷ có 2 mẫu chiếm 1% Nhìn chung, dưới 10 tỷ của các đối tượng khảo sát cao với 76%, nên chất lượng của khảo sát có thể chấp nhận được

Hình 4.5 Biểu đồ tỷ lệ nguồn vốn

Trong 155 mẫu thu về đạt yêu cầu, nguồn vốn được phân bổ như sau: vốn tư nhân là cao nhất chiếm tỷ lệ 54% có 83 mẫu, vốn đầu tư nước ngoài là 42% chiếm 65 mẫu và vốn nhà nước có tỷ lệ 4% chiếm 7 mẫu từ khảo sát Thể hiện quan điểm về các yếu ảnh

HVTH: Nguyễn Thị Ngọc Ánh MHV: 2085802012001 hưởng đến nguồn vốn ở các góc độ khác nhau Do đó kết quả của nghiên cứu có thể chấp nhận được

Hình 4.6 Biểu đồ tỷ lệ vị trí việc làm của người được khảo sát

Trong 155 mẫu đạt yêu cầu, nhà thầu chiếm tỷ lệ cao nhất 35% có 55 mẫu, đứng nhì là chủ đầu tư chiếm 34% có 53 mẫu, tư vấn giám sát/ tư vấn quản lý dự án chiếm 25% có 38 mẫu và vị trí khác chiếm 6% có 9 mẫu Vì dự án tập trung vào nhà thầu và chủ đầu tư nên kết quả khảo sát cho thấy chất lượng bảng câu hỏi khảo sát là chấp nhận được

Hình 4.7 Biểu đồ tỷ lệ loại hình doanh nghiệp của người được khảo sát

Qua cuộc khảo sát được 155 mẫu, ta thấy sự phân bổ của công ty trách nhiệm hữu hạn/ tư nhân chiếm tỷ lệ cao nhất với 55% có 85 mẫu, tiếp theo là công ty cổ phần có tỷ lệ 41% có 64 mẫu, và 4% có 6 mẫu thuộc công ty nhà nước Điều này đã thể hiện, ý kiến

HVTH: Nguyễn Thị Ngọc Ánh MHV: 2085802012001 về các yếu tố ảnh hưởng đến loại hình thuộc công ty kinh doanh ở các góc độ khác nhau

Do đó kết quả của nghiên cứu sẽ được thể hiện một cách tổng thể hơn.

Trị trung bình

Kết quả phân tích trị trung bình (mean), được xếp hạng 10 yếu tố có giá trị mean cao nhất “tại Bảng 4.1 dưới đây”:

Bảng 4.1 Mười yếu tố có giá trị trung bình cao nhất

STT Mã dữ liệu Yếu tố ảnh hưởng Trung bình Độ lệch chuẩn

1 TK3 Tiêu chuẩn / thông số thiết kế 4,09 ,969

2 TT3 Trung gian truyền tin 4,08 1,038

3 DT3 Yêu cầu của chủ đầu tư về thiết kế và cộng sự 4,08 1,035

4 DT4 Tâm lý giữa phương thức thiết kế - thi công và truyền thống 4,08 ,977

5 TK1 Kiểm tra bản vẽ thiết kế 4,08 ,939

6 DT1 Thời gian xem xét thiết kế của chủ đầu tư 4,05 1,005

7 TK4 Việc chứng minh giải pháp thiết kế 4,04 ,918

8 TT1 Thông tin của chủ đầu tư 4,03 1,016

9 HD1 Sự phê duyệt công việc trong dự án 4,03 1,013

10 HD6 Hợp đồng giữa các bên hợp tác 4,03 ,993

Có 31 yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả dự án triển khai theo phương thức Thiết kế - Thi công được xác định Sau khi xác định các yếu tố này, đều được tính toán trị trung bình và xếp hạng chúng Xếp hạng này dựa theo kết quả của trị trung bình tính toán, yếu tố nào có giá trị trung bình cao nhất được xếp hạng 1 và các yếu tố còn lại giảm dần được xếp ở vị trí tiếp theo (Phụ lục) Từ đó, tổng hợp được 10 yếu tố có hạng cao nhất được đánh giá là rất quan trọng và có ảnh hưởng đáng kể đến hiệu quả của dự án Bảng 4.1

HVTH: Nguyễn Thị Ngọc Ánh MHV: 2085802012001

Từ Bảng 4.1 cho ta thấy yếu tố “Tiêu chuẩn / thông số thiết kế” với trị trung bình 4,09 được xếp hạng 1 là yếu tố quan trọng nhất trong quá trình thực hiện dự án Điều đó cho thấy các tiêu chuẩn, quy định, thông số đặt ra trong thiết kế đóng vai trò rất quan trọng trong dự án, để dự án đạt thành công, vì mỗi quốc gia sẽ có quy chuẩn xây dựng khác nhau do có các quy định cho các thông số kỹ thuật ở mỗi công trình là khác nhau Khi thiết kế công trình xây dựng tại quốc gia nào, người thiết kế đều cần phải lưu ý đến tiêu chuẩn của quốc gia đó để thiết kế công trình cho phù hợp và đúng quy định

➢ Vì vậy, để dự án đạt đến sự thành công mỹ mãn đòi hỏi tiêu chuẩn / thông số thữ hiện đúng với quy định đưa ra, để đảm bảo được chất lượng, chi phí, tiến độ và an toàn của dự án theo đúng kế hoạch Đứng hạng thứ 2 trong top 10 yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến hiệu quả dựa án là

“Trung gian truyền tin” có trị trung bình là 4,08 Đây được xem là yếu tố quan trọng không kém với “Tiêu chuẩn / thông số thiết kế” Vì việc truyền tin rất quan trọng đến quá trình thực hiện dự án, khi việc truyền tin bị sai lệch, thiếu hoặc bị loãng dẫn đến người nghe hiểu sai vấn đề hoặc không đầy đủ, điều đó gây nên sự mất uy tín, chi phí và thời gian công việc của đôi bên

➢ Do đó, phải bảo mật những thông tin một cách tốt nhất, hiểu rõ vấn đề, thông tin đối tượng để tránh sự bất đồng về nhận thức dẫn đến thiết kế sai sót

Với trị trung bình 4,08 được xếp hạng vị trí thứ 3 về “Yêu cầu của chủ đầu tư về thiết kế và cộng sự” là quan trọng vì mỗi công trình sẽ có những yêu cầu và thiết kế khác nhau Điều đó cho thấy chủ đầu tư/ đại diện của chủ đầu tư đóng vai trò rất quan trọng trong dự án, để dự án đạt thành công Khi chủ đầu tư yêu cầu thay đổi thiết kế hay một cộng sứ nào đó, điều này gây ra căng thẳng, áp lực về luật pháp và tiến độ thực hiện

➢ Vì vậy, để dự án đi đến hiệu quả, cần sự hợp tác, lắng nghe giữa chủ đầu tư, nhà thầu và nhà thiết kế

HVTH: Nguyễn Thị Ngọc Ánh MHV: 2085802012001

“Tâm lý giữa phương thức thiết kế - thi công và truyền thống” có trị trung bình 4,08 được xếp hạng là 4 Hiện nay, ngành xây dựng đã quá quen thuộc với phương thức truyền thống Nên việc chuyển đổi sang một phương thức khác chưa thực sự quen thuộc mang đến cho họ cảm giác rủi ro do chưa hiểu rõ bản chất của phương thức

➢ Vì thế, đây được coi là một rào cản lớn về mặt tâm lý Tạo điều kiện để thúc đẩy việc áp dụng phương thức này một cách rộng rãi trong các dự án phù hợp

Hạng 5 với trị trung bình 4,08 với ảnh hưởng về “Kiểm tra bản vẽ thiết kế” Đối với quy mô, phạm vi xây dựng hay sự phức tạp của dự án càng lớn thì đòi hỏi việc kiểm soát càng kỹ lưỡng và độ chính xác cao Khi số lượng bản vẽ càng nhiều, thì các thông số kỹ thuật càng phải được đồng bộ và chính xác từng chi tiết của thiết kế từ các chi tiết nhỏ nhất đến lớn nhất.

➢ Việc kiểm tra bản vẽ chính xác giúp cho chủ đầu tư, nhà thầu và người thiết kế có được sự liên kết với nhau, rõ ràng về phạm vi thực hiện dự án

“Thời gian xem xét thiết kế của chủ đầu tư” trị trung bình là 4,05 đứng vị trí thứ 6 Thời gian là một trong những yếu tố quan trọng dẫn đến sự thành công dự án Vì vậy, nếu thời gian xem xét quá lâu sẽ dẫn đến việc chậm tiến độ dự án đặt ra

➢ Điều đó, có nghĩa là cần có thời gian quy định cụ thể, tránh tình trạng xem xét quá lâu làm chậm tiến độ dự án

“Việc chứng minh giải pháp thiết kế” trị trung bình là 4,04 đúng thứ 7, là quan trọng vì mỗi công trình sẽ có những phương pháp thiết kế - thi công khác nhau Cho nên nếu chúng ta không nắm vững các phương pháp sẽ gây nên các sai sót trong việc thiết kế và tiến độ

➢ Vì vậy, việc kết hợp giữa thiết kế và thi công sẽ làm giảm thiểu được thời gian làm lại và chờ đợi thiết kế do thiết kế sai hay không phù hợp với điều kiện, rút ngắn được tiến độ không cần thiết

HVTH: Nguyễn Thị Ngọc Ánh MHV: 2085802012001

Với trị trung bình 4,03 là gồm các yếu tố “Thông tin của chủ đầu tư; Sự phê duyệt công việc trong dự án; Hợp đồng giữa các bên hợp tác” được xếp hạng lần lượt là 8, 9,

10 Điều đó cho thấy rằng, chủ đầu tư và nhà thầu, cả hai bên điều giữa vai trò quan trọng trong dự án để đưa dự án đến thành công

➢ Đây là hai đơn vị chủ chốt đưa ra quyết định để dự án đạt hiệu quả, kịp tiến độ, chi phí và chất lượng tốt

Kiểm định độ tin cậy hệ số Cronbach’s Alpha

Kiểm tra hệ số α trong Cronbach Alpha là kiểm tra độ chặt chẽ mà các mức độ được hỏi trong thang đo tương quan với nhau Việc xác định độ tin cậy của bảng câu hỏi và số liệu phân tích là rất quan trọng

Quá trình xây dựng và phân tích bắt đầu bằng việc kiểm tra hệ số Cronbach’s Anpha Như đã trình bày ở trong phần trước, hệ số Cronbach’s Anpha dùng để kiểm tra xem độ phù hợp của thang đo đã dùng trong bảng câu hỏi Phần mềm SPSS 20 được sử dụng để thực hiện công việc này bởi chức năng Reliability Analysis

Nếu một biến đo lường có hệ số tương quan biến tổng Corrected Item – Total Correlation ≥ 0.3 thì biến đó đạt yêu cầu (Nguồn: Nunnally, J (1978), Psychometric

HVTH: Nguyễn Thị Ngọc Ánh MHV: 2085802012001

Theory, New York, McGraw-Hill) và loại đi các biến < 0,3 để tăng độ tin cậy của thang đo Mức giá trị hệ số Cronbach’s Alpha như sau: (Hoàng Trọng, Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008)

+ Từ 0.8 đến gần bằng 1: thang đo lường rất tốt

+ Từ 0.7 đến gần bằng 0.8: thang đo lường sử dụng tốt

+ Từ 0.6 trở lên: thang đo lường đủ điều kiện

Kết quả kiểm định độ tin cậy Cronbach’s Alpha như sau:

- Hệ số Cronbach’s Alpha của nhân tố kinh nghiệm nhà thiết kế là: 0,848 >0,6

- Hệ số Cronbach’s Alpha của nhân tố năng lực của nhà thầu là: 0,854 > 0,6

- Hệ số Cronbach’s Alpha của nhân tố phương thức hợp đồng là: 0,867 > 0,6

- Hệ số Cronbach’s Alpha của nhân tố phương thức chủ đầu tư là: 0,850 > 0,6

- Hệ số Cronbach’s Alpha của nhân tố phương thức thông tin dự án là: 0,807 > 0,6

- Hệ số Cronbach’s Alpha của nhân tố phương thức đặc điểm địa phương là: 0,706

Qua đó, cho thấy từ các hệ số Cronbach Alpha từ các nhân tố kinh nghiệm của nhà thiết kế, năng lực của nhà thầu, phương thức và hợp đồng, chủ đầu tư, thông tin dự án và đặc điểm địa phương điều có Cronbach Alpha từ 0,7 trở lên, điều có thể sử dụng chấp nhận được Do vậy, các thang đo này đủ điều kiện để phân tích nhân tố EFA tiếp theo, và các bảng tính toán hệ số Cronbach’s Alpha “được nêu tại Phụ lục 3”.

Phân tích nhân tố khám phá EFA

Sau khi hoàn thành bước kiểm định độ tin cậy Cronbach’s Alpha, ta thấy tất cả các biến trên điều đủ điều kiện để đưa vào phân tích nhân tố khám phá EFA ở bước tiếp theo Quá trình thực hiện phân tích nhân tố EFA được bắt đầu bằng việc thực hiện qua các kiểm định khác nhau như sau:

HVTH: Nguyễn Thị Ngọc Ánh MHV: 2085802012001

Kiểm định KMO (Keiser-Meyer-Olkin) về sự đầy đủ của mẫu Hệ số KMO là một chỉ tiêu dùng để xem xét sự thích hợp của phân tích nhân tố, 0,5 ≤ KMO ≤ 1 thì phân tích nhân tố là thích hợp Theo Kaiser (1974) đề nghị KMO ≥ 0.90: rất tốt; KMO ≥ 0.8: tốt; KMO ≥ 0.7: được; KMO ≥ 0.6 tạm được; KMO ≥ 0.5: xấu và KMO ≤ 0.5: không thể chấp nhận được

Kiểm định Bartlett về sự hiện hữu tương quan giữa các yếu tố được thực hiện Kiểm định Bartlett có ý nghĩa thống kê (Sig < 0.05): Đây là một đại lượng thống kê dùng để xem xét giả thuyết các biến không có tương quan trong tổng thể Nếu kiểm định này có ý nghĩa thống kê (Sig < 0.05) thì các biến quan sát có mối tương quan với nhau trong tổng thể

Ngoài ra cần phải kiểm tra giá trị sai số chung (Communalities) của tất cả các yếu tố phải ≥ 0.5

Phần trăm phương sai toàn bộ (Percentage of variance) > 50%: Thể hiện phần trăm biến thiên của các biến quan sát Nghĩa là xem biến thiên là 100% thì giá trị này cho biết phân tích nhân tố giải thích được bao nhiêu %

Sau đó, quá trình thực hiện được tiếp tục bằng việc xem xét kết quả phân tích, nếu các kiểm định trên được thỏa mãn mà yếu tố nào có giá trị sai số chung hoặc giá trị Factor Loading nhỏ hơn 0.5 thì sẽ bị loại bỏ và lặp lại quá trình trên cho đến khi tìm ra kết quả cuối cùng Vì theo Hair & ctg (1998), hệ số tải nhân tố hay trọng số nhân tốlà chỉ tiêu để đảm bảo mức ý nghĩa thiết thực của EFA: hệ số tải nhân tố > 0.3 được xem là đạt mức tối thiểu, > 0.4 được xem là quan trọng, > 0.5 được xem là có ý nghĩa thực tiễn Điều kiện để phân tích nhân tố khám phá là phải thỏa mãn các yêu cầu: hệ số tải nhân tố

Kết quả EFA, sau hai lần chạy và loại bỏ 1 yếu tố NL2, ta được 6 nhóm nhân tố đo lường mức độ ảnh hưởng Hệ số KMO = 0,846 nên EFA phù hợp với dữ liệu và thống kê Chi-Square của kiểm định Barlett đạt giá trị 2003,871 với mức ý nghĩa 0,000, điều đó cho

HVTH: Nguyễn Thị Ngọc Ánh MHV: 2085802012001 thấy các biến quan sát có sự tương quan trong tổng thể Phương sai trích được là 62,600% thể hiện 6 nhóm nhân tố rút ra được giải thích 62,600% biến thiên của dữ liệu, tại hệ số Eigenvalue = 1,231 Theo Hair & ctg (1998) tiêu chuẩn của phương sai trích là phải đạt từ 50% trở lên Vì vậy các thang đo rút ra là chấp nhận được

Sau quá trình kiểm định kết quả và phân tích nhân tố thông qua hệ số KMO (Keiser-Meyer-Olkin) và Bartlett Kết quả “được trình bày tại Phụ lục 4”

Dựa vào kết quả phân tíc nhân tố đã trình bày tại Phụ lục 4, các trục sau khi thực hiện phép xoay, ta tổng hợp tóm tắt kết quả phân tích nhân tố và đặt tên nhóm nhân tố

“được thể hiện tại Bảng 4.3 sau đây”:

Bảng 4.3 Tổng hợp tóm tắt kết quả phân tích nhân tố EFA

Nhóm nhân tố ảnh hưởng Yếu tố ảnh hưởng

Hệ số tải nhân tố

1 Phương thức và hợp đồng

2 Kinh nghiệm của nhà thiết kế

3 Năng lực của nhà thầu

HVTH: Nguyễn Thị Ngọc Ánh MHV: 2085802012001

Nhóm nhân tố thứ nhất là “Phương thức và hợp đồng” đã giải thích khoảng 14,152% phương sai trong các yếu tố ảnh hưởng dự án triển khai theo phương thức Thiết kế - Thi công Nó bao gồm năm thành phần: (1) Hợp đồng giữa các bên hợp tác, (2) Hợp đồng tương tự đã thực hiện, (3) Quản lý an toàn lao động công trường, (4) Biện pháp tổ chức thi công, (5) Phương pháp nghiệm thu, thanh toán, (6) Sự phê duyệt công việc trong dự án, (7) Phương thức đấu thầu, lựa chọn nhà thầu Trong phương thức Thiết kế - Thi công, phương thức và hợp đồng là cơ sở pháp lý cao nhất mà bên giao thầu, bên nhận thầu và các bên liên quan có nghĩa vụ thực hiện, giải quyết tranh chấp giữa các bên Các tranh chấp chưa được các bên thỏa thuận trong hợp đồng và phương thức sẽ được giải quyết trên cơ sở các quy định của pháp luật có liên quan, làm cơ sở căn cứ vào nội dung hợp đồng xây dựng có hiệu lực pháp lý để thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình theo quy định, không được xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của các bên tham gia thực hiện Ảnh hưởng của nhóm nhân tố “Kinh nghiệm của nhà thiết kế” chiếm 12,047% phương sai và bao gồm sáu thành phần: (1) Tiêu chuẩn / thông số thiết kế, (2) Thái độ/ tác phong của các nhà thiết kế, (3) Phối hợp giữa các nhà thiết kế, (4) Việc chứng minh giải pháp thiết kế, (5) Kiểm tra trong khâu đầu vào thiết kế, (6) Kiểm tra bản vẽ thiết kế Nên quan tâm đến sự không chắc chắn, chính xác hầu hết các khía cạnh của các dự án xây dựng, việc thiếu kiểm tra toàn diện đầu vào và đầu ra thiết kế có khả năng xảy ra các lỗi về thiết kế hay làm chậm trễ thời gian thực hiện dự án do chưa đáp ứng đủ yêu cầu

HVTH: Nguyễn Thị Ngọc Ánh MHV: 2085802012001

Các tiêu chuẩn/ thông số kỹ thuật không phù hợp được áp dụng vào thiết kế, đặc biệt là trong các dự án quốc tế, có thể dẫn đến sai phạm trong thiết kế hoặc thiếu hụt, dẫn đến việc làm lại hoặc mất đi sự hài lòng, niềm tin của chủ đầu tư với kết quả của dự án Kiểm tra bản vẽ không chính xác cũng là điều rất đáng quan ngại vì nó có thể gây nên tình trạng hư hỏng, hao hụt hay những lỗi sai trong thiết kế không đáng xuất hiện Kinh nghiệm của nhà người thiết kế trong dự án rất quan trọng, vì người có kinh nghiệm thì độ chính xác, phương pháp cũng sẽ cao, tốt hơn, ngoài ra còn đúc kết được những kinh nghiệm sau mỗi dự án

Nhóm nhân tố “Năng lực của nhà thầu” có giá trị phương sai là 11,597% và thể hiện qua sáu yếu tố: (1) Sự đồng bộ khi kết hợp các mảng với nhau, (2) Lập dự toán, (3)

Sự hợp tác giữa các nhà thầu phụ và nhà cung cấp, (4) Năng lực trong công việc xây dựng, (5) Năng lực tài chính đầu tư cho dự án, (6) Thiết bị về thi công Chính nhà thầu thực hiện dự án Thiết kế - Thi công là người chịu trách nhiệm về tính chính xác, đầy đủ của bất kỳ dữ liệu và thông tin nào từ chủ đầu tư

Nhóm nhân tố thứ tư “Chủ đầu tư” chiếm 9,728% phương sai và gồm bốn thành phần: (1) Tâm lý giữa phương thức thiết kế - thi công và truyền thống, (2) Thời gian xem xét thiết kế của chủ đầu tư, (3) Chủ đầu tư quan tâm đến quyền đánh giá thiết kế, (4) Yêu cầu của chủ đầu tư đối về thiết kế và cộng sự Các biến thể liên quan đến chủ đầu tư thường nhắc đến các thay đổi trong thiết kế, các nhà thầu không thể quyết định làm theo các yêu cầu thay đổi gây ảnh hưởng, tổn thất đến thiết kế, trừ khi các thay đổi xảy ra trong các hoạt động quan trọng Hơn nữa, xung đột về quyền xem xét thường có thể phát sinh giữa chủ đầu tư và nhà thầu Design – Build, vì chủ đầu tư tin rằng họ có quyền phê duyệt thiết kế và nhà thiết kế chỉ có thể tiếp tục công việc tiếp theo sau khi nhận được phê duyệt

Nguy cơ nhóm nhân tố “Thông tin dự án” chiếm 7,941% và gồm ba yếu tố: (1) Trung gian truyền tin, (2) Thông tin từ các nhà cung cấp, (3) Thông tin của chủ đầu tư Trung gian truyền tin, giải thích sai thông tin trao đổi giữa các nên tham gia dự án đều có

HVTH: Nguyễn Thị Ngọc Ánh MHV: 2085802012001 khả năng làm mất thông tin phạm vi của dự án, dẫn đến lỗi thiết kế (Chan và cộng sự,

Phân tích tương quan

Tương quan tuyến tính giữa hai biến là mối tương quan mà khi biểu diễn giá trị quan sát của hai biến trên mặt phẳng Oxy, các điểm dữ liệu có xu hướng tạo thành một đường thẳng Theo Gayen (1951) , trong thống kê, các nhà nghiên cứu sử dụng hệ số tương quan Pearson (ký hiệu r) để lượng hóa mức độ chặt chẽ của mối liên hệ tuyến tính giữa hai biến định lượng Nếu một trong hai hoặc cả hai biến không phải là biến định lượng (biến định tính, biến nhị phân,…) chúng ta sẽ không thực hiện phân tích tương quan Pearson cho các biến này

Hệ số tương quan Pearson r có giá trị dao động từ -1 đến 1:

+ Nếu r càng tiến về 1, -1: tương quan tuyến tính càng mạnh, càng chặt chẽ Tiến về 1 là tương quan dương, tiến về -1 là tương quan âm

HVTH: Nguyễn Thị Ngọc Ánh MHV: 2085802012001

+ Nếu r càng tiến về 0: tương quan tuyến tính càng yếu

+ Nếu r = 1: tương quan tuyến tính tuyệt đối, khi biểu diễn trên đồ thị phân tán Scatter như hình vẽ ở trên, các điểm biểu diễn sẽ nhập lại thành 1 đường thẳng

+ Nếu r = 0: không có mối tương quan tuyến tính Lúc này sẽ có 2 tình huống xảy ra Một, không có một mối liên hệ nào giữa 2 biến Hai, giữa chúng có mối liên hệ phi tuyến

Andy Field (2009) cho rằng mặc dù có thể đánh giá mối liên hệ tuyến tính giữa hai biến qua hệ số tương quan Pearson, nhưng chúng ta cần thực hiện kiểm định giả thuyết hệ số tương quan này có ý nghĩa thống kê hay không Kết quả kiểm định nếu sig kiểm định nhỏ hơn 0.05, cặp biến có tương quan tuyến tính với nhau; nếu sig lớn hơn 0.05, cặp biến không có tương quan tuyến tính (giả định lấy mức ý nghĩa 5% = 0.05)

Khi đã xác định hai biến có mối tương quan tuyến tính (sig nhỏ hơn 0.05), chúng ta sẽ xét đến độ mạnh/yếu của mối tương quan này thông qua trị tuyệt đối của r Theo Andy Field (2009):

+ |r| < 0.1: mối tương quan rất yếu + |r| < 0.3: mối tương quan yếu + |r| < 0.5: mối tương quan trung bình + |r| ≥ 0.5: mối tương quan mạnh

➢ Kết quả cho thấy tất cả các giá trị sig tương quan Pearson giữa các biến độc lập với biến phụ thuộc đều nhỏ hơn 0.05 Như vậy các biến độc lập đều có tương quan tuyến tính với biến phụ thuộc, và các kết quả phân tích tương quan “được nêu tại

Phân tích hồi quy

Hồi quy 1: Biến phụ thuộc KQTC1- doanh thu thuần từ hoạt động kinh doanh

HVTH: Nguyễn Thị Ngọc Ánh MHV: 2085802012001 Để đánh giá giả thuyết phù hợp với mô hình hồi quy, tiến hành kiểm định f và kết quả kiểm định f “được trình bày tại Phụ lục 6” Và kết quả từ phần mềm SPSS 22.0 có giá trị là : Sig = 0,000 < 0,005 Nên mô hình hồi quy trong nghiên cứu này là phù hợp

R bình phương hiệu chỉnh là 0.612 = 61.2% Như vậy các biến độc lập đưa vào chạy hồi quy ảnh hưởng tới 61.2% sự thay đổi của biến phụ thuộc

Giá trị Durbin Watson (DW) =2,125, giá trị này nằm trong khoảng 1,5-2,5 nên kết quả không vi phạm giả định chuỗi tương quan bậc nhất (Yahua Qiao, 2011)

Tại Bảng Coefficients (biến phụ thuộc KQTC1), được nêu tại Phụ lục 6, biến TK có giá trị Sig kiểm định t bằng 0,18 > 0,05 và HD có giá trị Sig kiểm định t bằng 0,27

> 0,05, do đó 2 biến này không có ý nghĩa trong mô hình hồi quy, hay nói cách khác, biến này không có sự tác động lên biến phụ thuộc KQTC1 Các biến còn lại DT;TK; TT;

NL đều có Sig kiểm định t nhỏ hơn 0,05, do đó các biến này đều có ý nghĩa thống kê, đều tác động lên biến phụ thuộc KQTC1.Chỉ số VIF cho kết quả nhỏ hơn 3, kết luận không xảy ra hiện tương đa cộng tuyến

Ngoài ra, kết quả phân tích cũng cho thấy giả định về liên hệ tuyến tính, phân phối chuẩn của phần dư, giả định phương sai của sai số không đổi, giả định về tính độc lập của sai số không bị vi phạm “chi tiết tại Phụ lục 6”

➢ Từ các hệ số hồi quy, xây dựng được 2 phương trình hồi quy như sau:

- Phương trình hồi quy chưa chuẩn hóa

Y(KQTC1) = - 0, 762 +0,218 DD + 0,211TT +0,155 NL + 0,137DT + ε

- Phương trình hồi quy chuẩn hóa

Y (KQTC1) = 0,281DD +0,287TT +0,191 NL +0,187 DT + ε

Nhóm biến đặc điểm địa phương (DD); nhóm biến thông tin dự án; nhóm biến năng lực nhà thầu (NL); nhóm biến chủ đầu tư (DT,có tương quan dương với biến phụ thuộc KQTC1, vì hệ số hồi quy của nhóm biến này > 0

HVTH: Nguyễn Thị Ngọc Ánh MHV: 2085802012001

Hồi quy 2: Biến phụ thuộc KQTC2 - lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh Để đánh giá giả thuyết phù hợp với mô hình hồi quy, tiến hành kiểm định f và kết quả kiểm định f “được trình bày tại Phụ lục 6” Và kết quả từ phần mềm SPSS 22.0 có giá trị là : Sig = 0,000 < 0,005 Nên mô hình hồi quy trong nghiên cứu này là phù hợp

R bình phương hiệu chỉnh là 0.608 = 60.8% Như vậy biến độc lập đưa vào chạy hồi quy ảnh hưởng tới 60.8% sự thay đổi của biến phụ thuộc

Giá trị Durbin Watson (DW) =1,805, giá trị này nằm trong khoảng 1,5-2,5 nên kết quả không vi phạm giả định chuỗi tương quan bậc nhất (Yahua Qiao, 2011)

Tại Bảng Coefficients (biến phụ thuộc KQTC2), được nêu tại Phụ lục 6, biến TK có giá trị Sig kiểm định t bằng 0,18 > 0,05 và HD có giá trị Sig kiểm định t bằng 0,27

> 0,05, do đó 2 biến này không có ý nghĩa trong mô hình hồi quy, hay nói cách khác, biến này không có sự tác động lên biến phụ thuộc KQTC2 Các biến còn lại DD;TT; NL;

DT đều có Sig kiểm định t nhỏ hơn 0,05, do đó các biến này đều có ý nghĩa thống kê, đều tác động lên biến phụ thuộc KQTC2.Chỉ số VIF cho kết quả nhỏ hơn 3, kết luận không xảy ra hiện tương đa cộng tuyến

Ngoài ra, kết quả phân tích cũng cho thấy giả định về liên hệ tuyến tính, phân phối chuẩn của phần dư, giả định phương sai của sai số không đổi, giả định về tính độc lập của sai số không bị vi phạm “chi tiết tại Phụ lục 6”

➢ Từ các hệ số hồi quy, xây dựng được 2 phương trình hồi quy như sau:

- Phương trình hồi quy chưa chuẩn hóa

Y(KQTC2)= - 0,44 + 0,188DT + 0,244TK+ 0,230 TT + 0,193 NL + ε

- Phương trình hồi quy chuẩn hóa

Y (KQTC2) = 0,226 DT + 0,246 TK + 0,277 TT + 0,210 NL + ε

HVTH: Nguyễn Thị Ngọc Ánh MHV: 2085802012001

Nhóm biến chủ đầu tư (DT); nhóm biến kinh nghiệm của nhà thiết kế (TK); nhóm biến thông tin dự án (TT); nhóm biến năng lực của nhà thầu (NL),có tương quan dương với biến phụ thuộc KQTC2, vì hệ số hồi quy của nhóm biến này > 0

Hồi quy 3: Biến phụ thuộc KQTC3 – huy động vốn để thi công, công trình Để đánh giá giả thuyết phù hợp với mô hình hồi quy, tiến hành kiểm định f và kết quả kiểm định f “được trình bày tại Phụ lục 6” Và kết quả từ phần mềm SPSS 22.0 có giá trị là : Sig = 0,000 < 0,005 Nên mô hình hồi quy trong nghiên cứu này là phù hợp

R bình phương hiệu chỉnh là 0.621 = 62.1% Như vậy các biến độc lập đưa vào chạy hồi quy ảnh hưởng tới 62.1% sự thay đổi của biến phụ thuộc

Giá trị Durbin Watson (DW) =2,064, giá trị này nằm trong khoảng 1,5-2,5 nên kết quả không vi phạm giả định chuỗi tương quan bậc nhất (Yahua Qiao, 2011)

Tại Bảng Coefficients (biến phụ thuộc KQTC3), được nêu tại Phụ lục 6, biến TT có giá trị Sig kiểm định t bằng 0,12 > 0,05, do đó biến này không có ý nghĩa trong mô hình hồi quy, hay nói cách khác, biến này không có sự tác động lên biến phụ thuộc KQTC3 Các biến còn lại HD; TK; DT; NL; DD đều có Sig kiểm định t nhỏ hơn 0,05, do đó các biến này đều có ý nghĩa thống kê, đều tác động lên biến phụ thuộc KQTC3.Chỉ số VIF cho kết quả nhỏ hơn 3, kết luận không xảy ra hiện tương đa cộng tuyến

Ngoài ra, kết quả phân tích cũng cho thấy giả định về liên hệ tuyến tính, phân phối chuẩn của phần dư, giả định phương sai của sai số không đổi, giả định về tính độc lập của sai số không bị vi phạm “chi tiết tại Phụ lục 6”

➢ Từ các hệ số hồi quy, xây dựng được 2 phương trình hồi quy như sau:

- Phương trình hồi quy chưa chuẩn hóa

Y(KQTC3)= - 0,49 + 0,204HD + 0,213TK+ 0,189 DT + 0,236 NL+ 0,57DD + ε

- Phương trình hồi quy chuẩn hóa

Y (KQTC3) = 0,221 HD + 0,217TK + 0,231DT + 0,259NL + 0,81 DD + ε

HVTH: Nguyễn Thị Ngọc Ánh MHV: 2085802012001

Ngày đăng: 27/02/2024, 16:41

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w