1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Ảnh hưởng của các yếu tố thăm dò và khai thác trong liên minh chiến lược đến đổi mới và phát triển sản phẩm ở các doanh nghiệp có quy mô vừa tại việt nam

137 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Ảnh Hưởng Của Các Yếu Tố Thăm Dò Và Khai Thác Trong Liên Minh Chiến Lược Đến Đổi Mới Và Phát Triển Sản Phẩm Ở Các Doanh Nghiệp Có Quy Mô Vừa Tại Việt Nam
Tác giả Trần Văn Mười Ba
Người hướng dẫn TS. Hà Thị Thùy Dương
Trường học Trường Đại Học Mở Thành Phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Quản Trị Kinh Doanh
Thể loại luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2023
Thành phố TP. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 137
Dung lượng 1,66 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU (16)
    • 1.1. Lý do chọn đề tài (16)
    • 1.2. Mục tiêu nghiên cứu (19)
      • 1.2.1. Mục tiêu nghiên cứu tổng quát (19)
      • 1.2.2. Mục tiêu nghiên cứu cụ thể (19)
    • 1.3. Câu hỏi nghiên cứu (20)
    • 1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu (0)
    • 1.5. Giới thiệu về phương pháp nghiên cứu (21)
    • 1.6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài (22)
    • 1.7. Cấu trúc của luận văn (22)
  • CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU (25)
    • 2.1. Khái niệm chính liên quan (25)
      • 2.1.1. Liên minh chiến lược (25)
      • 2.1.2. Năng lực thăm dò và khai thác (26)
      • 2.1.3. Đổi mới và phát triển sản phẩm mới (28)
      • 2.1.4. Doanh nghiệp có quy mô vừa (29)
    • 2.2. Cơ sở lý thuyết (30)
      • 2.2.1. Lý thuyết tiếp cận tri thức về liên minh chiến lược (30)
      • 2.2.2. Lý thuyết sự phát triển lòng tin trong các mối quan hệ giữa các tổ chức 15 2.2.3. Lý thuyết sự năng động của tổ chức là kiến thức cho sự sáng tạo . 16 2.3. Các nghiên cứu trước liên quan (30)
      • 2.3.1. Nghiên cứu của Ferreira và cộng sự (2021a) (32)
      • 2.3.2. Nghiên cứu của Ferreira và cộng sự (2021b) (33)
      • 2.3.3. Nghiên cứu của Li và Wang (2019) (34)
      • 2.3.4. Nghiên cứu của Salisu và cộng sự (2018) (35)
      • 2.3.5. Nghiên cứu của Aggarwal và Kapoor (2018) (36)
      • 2.3.6. Nghiên cứu của Talebi và cộng sự (2017) (38)
      • 2.3.7. Nghiên cứu của Nielsen và Gudergan (2012) (40)
    • 2.4. Xây dựng giả thuyết và đề xuất mô hình nghiên cứu (45)
      • 2.4.1. Đánh giá, đề xuất và kết thừa (45)
      • 2.4.2. Liên minh chiến lược tác động đến năng lực thăm dò và khai thác 31 2.4.3. Liên minh chiến lược tác động đến đổi mới và phát triển sản phẩm mới 33 2.4.4. Năng lực thăm dò và khai thác tác động đến đổi mới và phát triển sản phẩm mới (46)
      • 2.4.5. Đổi mới tác động đến và phát triển sản phẩm mới (51)
      • 2.4.6. Mô hình đề xuất nghiên cứu (51)
  • CHƯƠNG 3. THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU (54)
    • 3.1. Thiết kế và quy trình nghiên cứu (54)
    • 3.2. Phương pháp chọn mẫu và thu thập dữ liệu (55)
    • 3.3. Thang đo lường (56)
      • 3.3.1. Xây dựng thang do (56)
      • 3.3.2. Thiết kế nghiên cứu định tính (61)
      • 3.3.3. Kết quả thực hiện nghiên cứu định tính (62)
      • 3.3.4. Phương pháp định lượng (70)
    • 3.4. Phương pháp đo lường (70)
    • 3.5. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu (71)
  • CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN (74)
    • 4.1. Mô tả đặc điểm mẫu nghiên cứu (74)
    • 4.2. Thống kê mô tả dữ liệu thang đo (74)
    • 4.3. Kết quả đánh giá về thang đo (78)
      • 4.3.1. Kiểm định mô hình đo lường kết quả (78)
      • 4.3.2. Kiểm định mô hình cấu trúc (81)
      • 4.3.3. Kiểm định mô hình nghiên cứu (83)
    • 4.4. Thảo luận kết quả nghiên cứu (85)
  • CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ RÚT RA HÀM Ý QUẢN TRỊ (89)
    • 5.1. Kết luận (89)
    • 5.2. Hàm ý quản trị (90)
    • 5.3. Hạn chế và hướng nghiên cứu trong tương lai (93)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (95)

Nội dung

Trang 5 LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan rằng luận văn: “Ảnh hưởng của năng lực thăm dò và khai thác trong liên minh chiến lược đến đổi mới và phát triển sản phẩm mới: Ở các doanh nghiệp có quy

TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

Lý do chọn đề tài

Trong những năm gần đây, môi trường kinh doanh của Việt Nam đã có những thay đổi vô cùng cơ bản tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN) phát triển Đến nay, DNVVN chiếm 96,7% tổng số doanh nghiệp cả nước Sự lớn mạnh cả về số lượng, quy mô hoạt động và cả về nội lực của khu vực DNVVN có tác động to lớn, góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội và quá trình hội nhập Quốc tế của Việt Nam (VASS, 2020) Hiện nay, Việt Nam là một trong quốc gia có mức hội nhập kinh tế ở mức rất cao, khi cơ bản định hình mạng lưới gồm 17 hiệp định thương mại tự do và các khuôn khổ hợp tác kinh tế, thương mại với các trung tâm kinh tế hàng đầu Có thể nói, các hiệp định thương mại tự do đã và đang mở rộng cánh cửa thị trường cho hàng xuất khẩu của Việt Nam, là cơ hội để Việt Nam kết nối và tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị và mạng lưới sản xuất toàn cầu Tuy nhiên, việc gia nhập vào các hiệp định thương mại tự do cũng gây ra khó khăn cho các doanh nghiệp Việt Nam nhưng phần lớn là các DNVVN, trong khi có quá nhiều nguồn hàng nhập khẩu và doanh nghiệp nước ngoài thâm nhập vào thị trường Việt Nam mà doanh nghiệp Việt Nam đang phải cạnh tranh (MOIT, 2021) Tuy nhiên các doanh nghiệp nhỏ ở Việt Nam thường tận dụng thị trường ngách kinh doanh và phát triển nên tránh được khó khăn khi đối mặt với những đối thủ nặng ký (MOF, 2006) và cũng không đủ nguồn lực cơ bản để tham gia vào liên minh chiến lược Do đó, các doanh nghiệp có quy mô vừa đứng trước nguy cơ bị phá sản hoặc mua lại rất cao từ các doanh nghiệp đa quốc gia khi họ muốn chiến thị phần tại Việt Nam Bên cạnh đó các doanh nghiệp có quy mô vừa thường không đủ nguồn lực về con người, thiết bị, khoa học, công nghệ và kinh nghiệm thị trường để tham gia vào thị trường quốc tế Vì vậy việc các doanh nghiệp có quy mô vừa thường tham gia vào các liên minh chiến lược để cùng nhau sử dụng chung các nguồn lực có sẵn nhằm tăng khả năng cạnh tranh, giảm chi phí và tăng lợi nhuận là hoạt động cần thiết trong thời điểm hiện tại

Trong những thập kỷ gần đây, các nghiên cứu trên thế giới đã chỉ ra rằng lợi ích của liên minh chiến lược như một công cụ chiến lược hỗ trợ cải thiện năng suất của doanh nghiệp trên nhiều chức năng (Hoang và Rothaermel, 2005; Chuang và cộng sự, 2018; O’Dwyer và Gilmore, 2018) và mang lại cho doanh nghiệp nhiều bứt phá quan trọng Các liên minh chiến lược có thể được coi là các thỏa thuận hợp tác giữa hai hoặc nhiều công ty có chung các nguồn lực để đạt được hiệu suất cạnh tranh được cải thiện bằng cách chia sẻ tài nguyên, đồng thời duy trì bản sắc riêng của công ty (Robson và cộng sự, 2019) Các liên minh chiến lược cung cấp cho các công ty kiến thức, công nghệ, nguồn nhân lực, chia sẻ thị trường và những thứ khác (Ho và cộng sự, 2019), có thể giúp các công ty nâng cao năng lực đổi mới và đưa sản phẩm mới ra thị trường (Bouncken và cộng sự, 2019) Các công ty tham gia vào liên minh chiến lược để học hỏi và có được các kỹ năng tiếp thị, quản lý, đổi mới và sản xuất, tạo điều kiện cho sự sáng tạo và nâng cao sự đổi mới (Lo và cộng sự,

2016) Do đó, khả năng tương tác và học hỏi, tích lũy và chia sẻ kiến thức và thích ứng nhanh chóng của một công ty hiện là yêu cầu cơ bản để đổi mới, tồn tại và thịnh vượng trong môi trường kinh doanh cạnh tranh ngày nay (Silvestri và Veltri,

Các công ty thành lập liên minh để tăng năng lực tiếp cận các nguồn lực cũng như học tập để cải thiện sự đổi mới và tăng năng lực cạnh tranh của tổ chức với các đối thủ trong cùng lĩnh vực (Hagedoorn và cộng sự, 2018; Elia và cộng sự, 2019) Mặc dù các liên minh có thể nâng cao hiệu quả đổi mới sản phẩm nhưng các học giả thường tách biệt quản lý liên minh chiến lược với năng lực năng động thành hai hướng riêng biệt: Liên minh chiến lược với năng lực thăm dò, trong đó giải quyết các hoạt động liên quan đến nghiên cứu tạo ra tri thức cho tổ chức ở mức độ học hỏi và tích lũy kiến thức cho tổ chức; Liên minh chiến lược với năng lực khai thác, vốn dành cho các hoạt động tận dụng tri thức như sản xuất, thương mại hóa và hoạt động tiếp thị (Lambe và cộng sự, 2009; Kauppila, 2015; Li và Wang, 2019) Tuy nhiên, cũng có nghiên cứu khẳng rằng khai thác liên quan đến việc tạo ra những cải tiến gia tăng đối với các sản phẩm hiện có bằng cách sử dụng công nghệ hoặc năng lực sẵn có, trong khi năng lực thăm dò liên quan đến việc phát triển các sản phẩm mới khác với kiến thức hoặc quỹ đạo công nghệ hiện có (Levinthal và March,

1993) Vì vậy, cũng có những học giả đã xem xét các chiến lược năng lực thăm dò hoặc khai thác của các doanh nghiệp có quy mô vừa với các đối tác của họ trong bối cảnh liên minh có tác động đến năng lực đổi mới của tổ chức (Velu, 2015; Ferraris và cộng sự, 2019) Việc lựa chọn danh mục liên minh chiến lược phù hợp có thể cung cấp cho tổ chức các nguồn lực hỗ trợ qua lại, vì vậy giúp họ phát triển nhanh hơn trong điều kiện canh tranh đa quốc gia

Gần đây, các nghiên cứu hàn lâm về liên minh chiến lược thông qua năng lực thăm dò và khai thác nhằm thúc đẩy đổi mới và phát triển sản phẩm mới tại Việt Nam theo tác giả tìm kiếm là chưa có Một số hoạt động trong lĩnh vực này, như đã thấy ở phía trước phần lớn là các nghiên cứu của nước ngoài, các nghiên cứu đó cho thấy rằng các công ty có kinh nghiệm liên minh lớn hơn sẽ thành công hơn trong các liên minh như vậy Các học giả cũng gợi ý rằng quá trình học tập liên minh hướng tới việc có năng lực liên minh và thành công hơn trong liên minh bằng cách giúp các công ty học hỏi, tích lũy và tận dụng bí quyết quản lý liên minh Để lấp đầy cũng như bổ sung vào tính rộng khắp của các nghiên cứu trước, tác giả xem xét nghiên cứu mối quan hệ giữa các liên minh chiến lược và năng lực đổi mới và phát triển sản phẩm mới với trung gian có sự tác động của năng lực thăm dò và khai thác trong quan điểm năng lực năng động Vai trò của năng lực thăm dò và khai thác, điều này có thể thúc đẩy hoặc kìm hãm các mối quan hệ được đề xuất Kết hợp những hiểu biết sâu sắc từ tài liệu về lĩnh hội kiến thức với tài liệu về ứng dụng kiến thức, nghiên cứu này lấp đầy khoảng trống trong tài liệu liên minh bằng cách trực tiếp xem xét vai trò của việc “ảnh hưởng của các yếu tố thăm dò và khai thác trong liên minh chiến lược đến đổi mới và phát triển sản phẩm: Ở các doanh nghiệp có quy mô vừa tại Việt Nam” Cụ thể, đóng góp thứ nhất nằm trong việc đưa ra đánh giá có hệ thống về việc liệu việc thu nhận kiến thức thông qua các liên minh chiến lược có ảnh hưởng đến việc phát triển sản phẩm mới trong các công ty hay không Đóng góp thứ hai nằm ở chỗ cho thấy rằng việc tiếp thu kiến thức gắn với phát triển sản phẩm mới phụ thuộc vào các điều kiện phạm vi quan trọng - cụ thể là những điều kiện bắt nguồn từ mức độ liên quan đến công nghệ và cạnh tranh thị trường sản phẩm của các đối tác Từ đó, nghiên cứu góp phần khẳng định mối quan hệ liên minh chiến lược cùng với yếu tố thăm và khai thác có ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình đổi mới cũng như phát triển sản phẩm mới, giúp các quản lý của các tổ chức tham gia liên minh chiến lược chọn được hình thức, cách thức, phương pháp quản lý và tiếp cận liên minh chiến lược phù hợp nhất.

Mục tiêu nghiên cứu

1.2.1 Mục tiêu nghiên cứu tổng quát

Nghiên cứu này đi sâu vào thảo luận về bản chất và dấu hiệu ảnh hưởng của các liên minh chiến lược, năng lực thăm dò và khai thác đối với sự đổi mới và phát triển sản phẩm mới Đề tài nghiên cứu phân tích tác động qua lại trong liên minh chiến lược với nhau được tổng quát như sau “ảnh hưởng của các yếu tố thăm dò và khai thác trong liên minh chiến lược đến đổi mới và phát triển sản phẩm: Ở các doanh nghiệp có quy mô vừa tại Việt Nam”

1.2.2 Mục tiêu nghiên cứu cụ thể

Thứ nhất: Xác định mối quan hệ trong liên minh chiến lược có tác động tích cực và trực tiếp đến năng lực thăm dò, khai thác cũng như các hoạt động đổi mới và phát triển sản phẩm mới ở của các doanh nghiệp quy mô vừa có tham gia liên minh chiến lược tại Việt Nam

Thứ hai: Xác định năng lực thăm dò và khai thác có tác động tích cực đến hoạt động đổi mới và phát triển sản phẩm mới của các doanh nghiệp quy mô vừa có tham gia liên mình chiến lược tại Việt Nam

Thứ ba: Xác định việc đổi mới có tác động tích cực đến hoạt động phát triển sản phẩm mới của các doanh nghiệp có quy mô vừa có tham gia liên minh chiến lược tại Việt Nam

Thứ tư: Dựa trên kết quả phân tích được của nghiên cứu, từ đó xây dựng đề xuất quản trị cho các doanh nghiệp có quy mô vừa khi tham gia hoặc chuẩn bị tham gia có những định hướng đúng đắn để giúp doanh nghiệp có thể thúc đẩy việc đổi mới và phát triển sản phẩm mới.

Câu hỏi nghiên cứu

Với các mục tiêu được nêu trên của nghiên cứu này, tác giả cần phải trả lời các câu hỏi sau:

Câu 1: Mức độ ảnh hưởng của liên minh chiến lược đến năng lực thăm dò và khai cũng như đổi mới và phát triển sản phẩm ở các doanh nghiệp có quy mô vừa tại Việt Nam như thế nào?

Câu 2: Mức độ ảnh hưởng các yếu tố của năng lực thăm dò và khai thác trong liên minh chiến lược đến việc đổi mới và phát triển sản phẩm ở các doanh nghiệp có quy mô vừa tại Việt Nam như thế nào?

Câu 3: Mức độ ảnh hưởng của yếu tố đổi mới đến việc phát triển sản phẩm mới ở các doanh nghiệp có quy mô vừa tại Việt Nam như thế nào?

Câu 4: Kết quả nghiên cứu đề xuất được hàm ý quản trị gì cho nhà quản lý các doanh nghiệp có quy mô vừa khi tham gia liên minh chiến lược hoặc có dự định muốn tham gia liên minh chiến lược?

1.4 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Đề tài tập trung phân tích và nghiên cứu sự tác động của các yếu tố về năng lực thăm dò cũng như khai thác trong các liên minh chiến lược gây ảnh hưởng đến kết quả đổi mới và phát triển sản phẩm mới trong liên minh chiến lược Nhóm được khảo sát là quản lý cấp cao (Phó Giám đốc trở lên) trong các doanh nghiệp có quy mô vừa và có tham gia vào các hoạt động trong liên minh chiến lược, tuy nhiên mỗi doanh nghiệp chỉ chọn ra một đáp viên tham để tham gia phỏng vấn với mục đích tránh trùng lập và tăng độ tin cậy của kết quả phỏng vấn

Phạm vi không gian: Nghiên cứu được thực hiện thông qua các doanh nghiệp có quy mô vừa có tham gia liên minh chiến lược tại Việt Nam

Phạm vi thời gian: Nghiên cứu được thực hiện định tính từ 09/2022 đến tháng

10/2022 và định tính từ 11/2022 đến tháng 02/2023

1.5 Giới thiệu về phương pháp nghiên cứu Đề tài này, tác giả kết hợp cả hai phương pháp trong nghiên cứu là định tính và định lượng để thực hiện nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu định tính: Được thực hiện qua hai giai đoạn

Giai đoạn 1 - Nghiên cứu tại bàn: Bằng cách đọc và tìm hiểu các nội dung liên quan với đề tài thông qua các bài báo, nghiên cứu khoa học, đề tài nghiên cứu trước, giáo trình, khung lý thuyết

Giai đoạn 2 - Phỏng vấn chuyên sâu: Thực hiện bằng cách phỏng vấn trực tiếp với một nhóm 05 chuyên gia trong lĩnh vực hợp tác liên minh chiến lược Chuyên gia tham gia phỏng vấn phải giữ vị trí Quản lý cấp cao (Phó giám Đốc trở lên) có ít nhất 05 năm kinh nghiệm với trình độ sau đại học Tuy nhiên mỗi doanh nghiệp chỉ chọn ra một chuyên gia tham để tham gia phỏng vấn để tránh trùng lập và tăng độ tin cậy của kết quả phỏng vấn

Phương pháp nghiên cứu định lượng: Đây là phương pháp chính quyết định kết quả nghiên cứu của tác giả, việc thực hiện được triển khai bằng bảng khảo sát và trải qua hai giai đoạn

Giai đoạn 1 – Thu thập số liệu: Thực hiện khảo sát bằng bảng câu hỏi với Quản lý cấp cao (Phó giám Đốc trở lên) của các doanh nghiệp có quy mô vừa và có tham gia liên minh chiến lược Tuy nhiên, mỗi doanh nghiệp chỉ chọn ra một đáp viên để tham gia khảo sát

Giai đoạn 2 – Xử lý và phân tích số liệu: Theo Hair và cộng sự (1998), cỡ mẫu của nghiên cứu được tính dựa trên cách tính số lư ợng mẫu theo tỉ lệ số quan sát /số biến là 5:1 Vì vậy, nghiên cứu với tổng số lượng câu hỏi trong bảng hỏi là 35, cho nên số lượng mẫu cần thiết là 175 Tác giả sử dụng phân tích trên phần mềm SPSS 25.0 để thống kê đặc điểm mẫu và mô tả dữ liệu thang đo Bên cạnh đó, phần mềm SmartPLS3 được tác giả dùng để thực hiện kiểm định mô hình đo lường kết quả, kiểm định mô hình cấu trúc và kiểm định mô hình nghiên cứu

1.6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài Ý nghĩa khoa học: Nghiên cứu đề xuất một mô hình trong đó các tiền đề chính là liên minh chiến lược, năng lực thăm dò và khai thác, khả năng đổi mới và phát triển sản phẩm mới được đưa vào nghiên cứu cụ thể và kết quả nghiên cứu được khẳng định như sau: (1) Liên minh chiến lược có tác động tích cực đến năng lực thăm dò và khai thác Vì vậy, nghiên cứu chỉ ra rằng trong liên minh chiến lược các đối tác có năng lực thăm dò và khai thác tốt hoàn toàn có thể học hỏi và áp dụng kiến thức, kinh nghiệm và công nghệ lẫn nhau (2) Nghiên cứu chỉ ra rằng liên minh chiến có tác động tích cực đến đổi mới và phát triển sản phẩm mới, vì vậy nghiên cứu chứng minh liên minh chiến có tác động tích cực trực tiếp đến đổi mới và phát triển sản phẩm mới Ngoài ra, liên minh chiến lược cũng có tác động giám tiếp đến đổi mới và phát triển sản phẩm mới thông qua năng lực thăm dò và khai thác của các bên tham gia Ý nghĩa thực tiễn: Nghiên cứu lập luận rằng động lực phát triển sản phẩm mới trong liên minh phụ thuộc vào năng lực thăm dò và khai thác, vì vậy mà các đối tác phải quản lý và đánh giá năng lực thăm dò và khai thác của mình để giúp liên minh chiến lược bền vững Theo nghĩa này, các nhà quản lý có phạm vi đáng kể để ảnh hưởng đến sự thành công cuối cùng của các liên minh chiến lược Nghiên cứu này nhấn mạnh sự cần thiết phải chủ động quản lý căng thẳng trong hợp tác - cạnh tranh trong hợp tác với đối tác liên minh chiến lược và áp dụng kiến thức, kinh nghiệm và kỹ thuật mới thu được từ đối tác để tạo ra kiến thức mới nhằm nâng cao năng lực đổi mới và phát triển sản phẩm mới

1.7 Cấu trúc của luận văn

Phần phụ gồm các phần làm rõ luận văn:

Các trang bìa, mục lục, bảng chữ viết tắt, danh mục bảng biểu, sơ đồ

Danh mục tài liệu tham khảo

Kết cấu chính của luận văn gồm 5 chương:

Chương 1: Tổng quan nghiên cứu

Chương này bao gồm các nội dung: Lý do chọn đề tài, mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, giới thiệu phương pháp nghiên cứu, ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài, cấu trúc của luận văn và tóm tắt chương

Chương 2: Cơ sở lý luận và mô hình nghiên cứu

Chương này bao gồm các nội dung: Giới thiệu các khái niệm liên quan, các lý thuyết nền tảng, các nghiên cứu trước liên quan, xây dựng giả thuyết và đề xuất và tóm tắt chương

Chương 3: Thiết kế nghiên cứu

Chương này bao gồm các nội dung: Trình bày thiết kế và quy trình nghiên cứu, phương pháp chọn mẫu và thu thập dữ liệu, xây dựng thang đo, thiết kế nghiên cứu định tính, phương pháp định lượng, phương pháp đo lường, phương pháp phân tích và xử lý số liệu và tóm tắt chương

Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận

Giới thiệu về phương pháp nghiên cứu

Đề tài này, tác giả kết hợp cả hai phương pháp trong nghiên cứu là định tính và định lượng để thực hiện nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu định tính: Được thực hiện qua hai giai đoạn

Giai đoạn 1 - Nghiên cứu tại bàn: Bằng cách đọc và tìm hiểu các nội dung liên quan với đề tài thông qua các bài báo, nghiên cứu khoa học, đề tài nghiên cứu trước, giáo trình, khung lý thuyết

Giai đoạn 2 - Phỏng vấn chuyên sâu: Thực hiện bằng cách phỏng vấn trực tiếp với một nhóm 05 chuyên gia trong lĩnh vực hợp tác liên minh chiến lược Chuyên gia tham gia phỏng vấn phải giữ vị trí Quản lý cấp cao (Phó giám Đốc trở lên) có ít nhất 05 năm kinh nghiệm với trình độ sau đại học Tuy nhiên mỗi doanh nghiệp chỉ chọn ra một chuyên gia tham để tham gia phỏng vấn để tránh trùng lập và tăng độ tin cậy của kết quả phỏng vấn

Phương pháp nghiên cứu định lượng: Đây là phương pháp chính quyết định kết quả nghiên cứu của tác giả, việc thực hiện được triển khai bằng bảng khảo sát và trải qua hai giai đoạn

Giai đoạn 1 – Thu thập số liệu: Thực hiện khảo sát bằng bảng câu hỏi với Quản lý cấp cao (Phó giám Đốc trở lên) của các doanh nghiệp có quy mô vừa và có tham gia liên minh chiến lược Tuy nhiên, mỗi doanh nghiệp chỉ chọn ra một đáp viên để tham gia khảo sát

Giai đoạn 2 – Xử lý và phân tích số liệu: Theo Hair và cộng sự (1998), cỡ mẫu của nghiên cứu được tính dựa trên cách tính số lư ợng mẫu theo tỉ lệ số quan sát /số biến là 5:1 Vì vậy, nghiên cứu với tổng số lượng câu hỏi trong bảng hỏi là 35, cho nên số lượng mẫu cần thiết là 175 Tác giả sử dụng phân tích trên phần mềm SPSS 25.0 để thống kê đặc điểm mẫu và mô tả dữ liệu thang đo Bên cạnh đó, phần mềm SmartPLS3 được tác giả dùng để thực hiện kiểm định mô hình đo lường kết quả, kiểm định mô hình cấu trúc và kiểm định mô hình nghiên cứu.

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

Ý nghĩa khoa học: Nghiên cứu đề xuất một mô hình trong đó các tiền đề chính là liên minh chiến lược, năng lực thăm dò và khai thác, khả năng đổi mới và phát triển sản phẩm mới được đưa vào nghiên cứu cụ thể và kết quả nghiên cứu được khẳng định như sau: (1) Liên minh chiến lược có tác động tích cực đến năng lực thăm dò và khai thác Vì vậy, nghiên cứu chỉ ra rằng trong liên minh chiến lược các đối tác có năng lực thăm dò và khai thác tốt hoàn toàn có thể học hỏi và áp dụng kiến thức, kinh nghiệm và công nghệ lẫn nhau (2) Nghiên cứu chỉ ra rằng liên minh chiến có tác động tích cực đến đổi mới và phát triển sản phẩm mới, vì vậy nghiên cứu chứng minh liên minh chiến có tác động tích cực trực tiếp đến đổi mới và phát triển sản phẩm mới Ngoài ra, liên minh chiến lược cũng có tác động giám tiếp đến đổi mới và phát triển sản phẩm mới thông qua năng lực thăm dò và khai thác của các bên tham gia Ý nghĩa thực tiễn: Nghiên cứu lập luận rằng động lực phát triển sản phẩm mới trong liên minh phụ thuộc vào năng lực thăm dò và khai thác, vì vậy mà các đối tác phải quản lý và đánh giá năng lực thăm dò và khai thác của mình để giúp liên minh chiến lược bền vững Theo nghĩa này, các nhà quản lý có phạm vi đáng kể để ảnh hưởng đến sự thành công cuối cùng của các liên minh chiến lược Nghiên cứu này nhấn mạnh sự cần thiết phải chủ động quản lý căng thẳng trong hợp tác - cạnh tranh trong hợp tác với đối tác liên minh chiến lược và áp dụng kiến thức, kinh nghiệm và kỹ thuật mới thu được từ đối tác để tạo ra kiến thức mới nhằm nâng cao năng lực đổi mới và phát triển sản phẩm mới.

Cấu trúc của luận văn

Phần phụ gồm các phần làm rõ luận văn:

Các trang bìa, mục lục, bảng chữ viết tắt, danh mục bảng biểu, sơ đồ

Danh mục tài liệu tham khảo

Kết cấu chính của luận văn gồm 5 chương:

Chương 1: Tổng quan nghiên cứu

Chương này bao gồm các nội dung: Lý do chọn đề tài, mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, giới thiệu phương pháp nghiên cứu, ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài, cấu trúc của luận văn và tóm tắt chương

Chương 2: Cơ sở lý luận và mô hình nghiên cứu

Chương này bao gồm các nội dung: Giới thiệu các khái niệm liên quan, các lý thuyết nền tảng, các nghiên cứu trước liên quan, xây dựng giả thuyết và đề xuất và tóm tắt chương

Chương 3: Thiết kế nghiên cứu

Chương này bao gồm các nội dung: Trình bày thiết kế và quy trình nghiên cứu, phương pháp chọn mẫu và thu thập dữ liệu, xây dựng thang đo, thiết kế nghiên cứu định tính, phương pháp định lượng, phương pháp đo lường, phương pháp phân tích và xử lý số liệu và tóm tắt chương

Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận

Chương này bao gồm các nội dung: Mô tả đặc điểm mẫu của nhiên cứu, xử lý thống kê mô tả dữ liệu thang đo, đánh giá kết quả thang đo bằng cách kiểm định mô hình đo lường kết quả, kiểm định mô hình cấu trúc, thực hiện kiểm định mô hình nghiêm cứu, thảo luận về kết quả nghiên cứu và tóm tắt chương

Chương 5: Kết luận và hàm ý quản trị

Chương này bao gồm các nội dung: Kết luận nghiên cứu, phân tích các đóng góp cần thiết của nghiên cứu về mặt hám ý quản trị, chỉ ra những hạn chế trong nghiên cứu, gợi ý các hướng nghiên cứu mới trong tương lai và tóm tắt chương

Trong chương 1, tác giả xác định các yếu tố ảnh hưởng đến việc phát triển sản phẩm mới của liên minh chiến lược bằng cách kiểm định thông qua các nghiên cứu, số liệu thống kê trên thực tế Từ đó, đề tài chỉ ra rằng sự ảnh hưởng của năng lực thăm dò và khai thác là hai yếu tố tác động chính đến kết quả của sự phát triển sản phẩm mới trong liên minh chiến lược Việc này có ý nghĩa quan trọng trong việc giúp các nhà quản trị phân định rõ hơn các nhân tố ảnh hưởng lớn trong liên minh chiến lược góp phần tạo ra sự thành công của việc phát triển sẩn phẩm mới Giúp nhà quản trị thiết lập các giá trị của năng lực thăm dò và khai thác phù hợp theo mong muốn để tác động tích cực hơn đến sự phát triển của liên minh chiến lược trong việc thúc đẩy phát triển sản phẩm mới Từ đó, có thể đề xuất và kiến nghị các giải pháp dựa trên các yếu tố đã tìm ra đư ợc để cung cấp những phương pháp, điều kiện, công cụ hỗ trợ cho phù hợp giúp việc hợp tác trong liên minh chiến lược phát triển sản phẩm mới đạt được kết quả tốt nhất theo mong đợi.

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU

Khái niệm chính liên quan

Liên minh chiến lược được định nghĩa là các thỏa thuận hợp tác giữa các công ty nhằm tạo ra giá trị cho các bên liên quan bằng cách tạo ra lợi thế cạnh tranh và cung cấp sự hiệp lực thông qua việc chia sẻ nguồn lực, năng lực, kỹ năng, kiến thức và rủi ro bằng cách phối hợp giữa các tổ chức, phối hợp danh mục đầu tư liên minh, học hỏi giữa các tổ chức, tính chủ động của liên minh và chuyển đổi liên minh (Schilke và Goerzen, 2010) Ngoài ra, theo Kohtamọki và cộng sự (2018) liờn minh chiến lược được định nghĩa là năng lực của doanh nghiệp trong việc quản lý các mối quan hệ kinh doanh chiến lược bằng cách sử dụng các quy trình thích hợp, chẳng hạn như thiết lập mục tiêu của liên minh, thực hiện nhiệm vụ và đánh giá để đạt được lợi ích chung Liên minh chiến lược được phân loại căn cứ vào chức năng liên minh như liên minh toàn diện, nghiên cứu và phát triển (R&D), sản xuất, thị trường (marketing), tài chính; các loại liên minh chiến lược căn cứ vào yếu tố vốn như liên minh không góp vốn (non-equity alliances), có góp vốn (equity alliances); ngoài ra, còn các loại liên minh căn cứ vào mức độ bền vững như liên minh tạm thời, liên minh bền vững (Cao Minh Trí và Lê Vũ Linh Toàn, 2020) Liên minh chiến lược là sự kết hợp các nguồn lực, năng lực và năng lực cụ thể và chiến lược giữa các công ty để đáp ứng các mục tiêu cụ thể như thâm nhập thị trường mới, phát triển các dòng sản phẩm phong phú hơn, hiểu biết về năng lực mới, thu thập doanh thu để tài trợ cho R&D, sản xuất chi phí hoặc chi phí tiếp thị (Subramanian và cộng sự, 2018; Robson và cộng sự, 2019) Một liên minh chiến lược là rất quan trọng, bởi vì nó cho phép các công ty (1) tiếp cận nhanh chóng với công nghệ, thông tin và kỹ năng mới vượt ra khỏi ranh giới của tổ chức, (2) đạt được hiệu quả kinh tế theo quy mô bằng cách tập hợp tài sản và nguồn lực, (3) chia sẻ rủi ro với chi phí đắt đỏ các dự án mà các công ty không thể tự chi trả, (4) quản lý sự phụ thuộc lẫn nhau của công ty và (5) chia sẻ kiến thức chiến lược với các đối tác (Mitsuhashi, 2002; Shakeri và Radfar, 2017)

Tỉ lệ hình thành liên minh trong những năm gần đây đã tăng lên đáng kể (Leischnig và cộng sự, 2014) Bằng cách hình thành liên minh với các công ty đối tác, các DNVVN củng cố lợi thế cạnh tranh của họ, cho phép họ cạnh tranh với các doanh nghiệp lớn hơn với nguồn lực, kỹ năng và năng lực ngày càng tăng và phạm vi địa lý do liên minh tạo điều kiện (Franco và Haase, 2016; O'Dwyer và Gilmore,

2018) Nghiên cứu của Nielsen và Gudergan (2012); Li và Wang (2019); Ferreira và cộng sự (2021a) nói về chia sẻ nguồn lực, năng lực, kỹ năng, kiến thức và rủi ro bằng cách phối hợp giữa các doanh nghiệp trong liên minh chiến lược và học hỏi giữa các tổ chức, tính chủ động của liên minh và chuyển đổi liên minh, các nghiên cứu trên có sử dụng các chỉ báo của (Schilke và Goerzen, 2010) Vì vậy, tác giả cũng kế thừa và sử dụng các chỉ báo của (Schilke và Goerzen, 2010) để làm chỉ báo cho nghiên cứu này

2.1.2 Năng lực thăm dò và khai thác

Theo Levinthal và March (1993) mô tả năng lực thăm dò là tìm kiếm cơ hội và

“theo đuổi kiến thức, về những thứ có thể được biết đến” Ngược lại, năng lực khai thác là “việc sử dụng và phát triển những thứ đã biết” và tập trung vào lợi nhuận kinh tế ngắn hạn từ các sản phẩm hoặc kiến thức hiện có Trong khi khai thác và thăm dò là tiền đề của sự đổi mới và phát triển sản phẩm mới (Hoang và Rothaermel, 2010; Liu và cộng sự, 2019) Hoạt động thăm dò thường có đặc điểm là rủi ro thất bại cao, trong khi việc khai thác liên quan đến sự không chắc chắn, chẳng hạn như sự chấp thuận của chính phủ đối với các sản phẩm mới, doanh số bán hàng yếu hoặc các chiến dịch tiếp thị khó khăn Crossan và cộng sự (1999) và Fischer và cộng sự (2010) đã khái niệm hóa các năng lực thăm dò và khai thác là các năng lực động, vì chúng có năng lực hình thành phản ứng với nhu cầu hoặc cơ hội thay đổi Ngoài việc được coi là các năng lực năng động cho phép các công ty thích nghi với môi trường của họ theo thời gian, năng lực thăm dò và khai thác đã được nghiên cứu dưới tác động của một số khía cạnh của môi trường doanh nghiệp (Jansen và cộng sự, 2006; Bernal và cộng sự, 2019)

Khai thác: Mục tiêu của việc khai thác là để tinh chỉnh và mở rộng các kỹ năng, thói quen và năng lực của tổ chức (Auh và Menguc, 2005) Các thói quen được tinh chỉnh dựa trên kinh nghiệm và kiến thức hiện có (Baum và cộng sự, 2000) để tăng hiệu quả, giảm phương sai, các hoạt động giải quyết vấn đề có tính kỉ luật (Smith và cộng sự, 2005) và cuối cùng đạt được sự đổi mới gia tăng (Andriopoulos và Lewis ,

2009) Về mặt học hỏi trong doanh nghiệp, khai thác phụ thuộc vào những phát triển mới dựa trên kiến thức hiện có được thay đổi bởi học tập trải nghiệm của doanh nghiệp (Lavie và cộng sự, 2011; Teece và cộng sự, 1994) Đầu tiên, các quy trình và cấu trúc được cải thiện và do đó hạn chế được tình trạng dư thừa, khi các hoạt động được thiết kế để đạt được hiệu quả và hiệu quả hơn, ví dụ, sản xuất nhanh hơn hoặc chất lượng tốt hơn (He và Wong, 2004) Thứ hai, việc thử nghiệm rủi ro để tránh được thất bại kinh doanh tiềm ẩn vì kiến thức hiện có được dựa vào nhiều hơn (Katila và Ahuja, 2002; Camisón và cộng sự, 2018) Nhờ đó các doanh nghiệp có thể tiêu chuẩn hóa và nâng cao công nghệ, năng suất và hiệu quả được cải thiện (Nielsen, 2010)

Thăm dò: Thăm dò được định nghĩa là một loại hình học tập phát triển thông qua “sự thay đổi được phối hợp, thử nghiệm kiểm thử có kế hoạch” (Baum và cộng sự, 2000) Thăm dò tuân theo một sự hợp lý hoàn toàn không giống như khai thác bằng cách khuyến khích thử nghiệm với nhiều kiến thức đa dạng (Andriopoulos và Lewis, 2009) Tóm lại, tìm kiếm cơ hội mới với tầm nhìn tương lai, cũng như kiến thức và kinh nghiệm mới, không chắc chắn và tốn thời gian hơn khai thác (March,

1991), nhưng có thể mang lại “cải tiến và đổi mới sản phẩm” (Nielsen, 2010) Cái gọi là năng lực hấp thụ này cho phép một công ty phát triển sớm các năng lực đổi mới và làm cho nó linh hoạt hơn trong việc ứng phó với những thay đổi của môi trường (Lavie và cộng sự, 2011) Theo March (1991), bản chất của việc thăm dò là thử nghiệm các giải pháp thay thế mới giúp hoàn thiện cấu trúc đổi mới và phát triển mới trong doanh nghiệp

Ngoài ra khái niệm của Levinthal và March (1993) về năng lực thăm dò và khai thác còn được sử dụng để xây dựng các chỉ báo cho nghiên cứu của (Yalcinkaya và cộng sự, 2007), để khẳng định năng lực thăm dò và khai thác có tác động tích cực đến đổi mới sản phẩm và năng cao khả năng tiếp cận thị trường Bên cạnh đó các nghiên cứu của (Nielsen và Gudergan, 2012; Zhang và Wu, 2017; Ferreira và cộng sự, 2021a, Ferreira và cộng sự, 2021b) cũng sử dụng các chỉ báo của (Yalcinkaya và cộng sự, 2007), được phát triển từ khái niệm của Levinthal và March (1993) để nghiên cứu về khả năng thăm đò và khai thác đến đổi mới và phát triển sản phẩm mới Xét thấy sự phù hợp và đồng nhất của các chỉ báo trong thang đo của nghiên cứu (Zhang và Wu, 2017) về năng lực thăm dò và khai thác được phát triển bởi (Yalcinkaya và cộng sự, 2007) từ khái niệm của Levinthal và March

(1993) Vì vậy, tác giả sử dụng khái niệm của Levinthal và March (1993) và chỉ báo của (Zhang và Wu, 2017) để làm chỉ báo cho nghiên cứu này

2.1.3 Đổi mới và phát triển sản phẩm mới Đổi mới: Năng lực đổi mới giúp các công ty nhanh chóng giới thiệu các sản phẩm mới và áp dụng các quy trình mới Sau đó, điều quan trọng là cung cấp đầu vào cho một cuộc cạnh tranh khốc liệt Theo Adler và Shenbar (1990), năng lực đổi mới được định nghĩa là “(1) năng lực phát triển các sản phẩm mới thỏa mãn nhu cầu thị trường; (2) năng lực áp dụng các công nghệ quy trình thích hợp để sản xuất các sản phẩm mới này; (3) năng lực phát triển và áp dụng các sản phẩm và công nghệ chế biến mới để đáp ứng các nhu cầu trong tương lai; (4) và năng lực đáp ứng các hoạt động công nghệ ngẫu nhiên và các cơ hội bất ngờ do đối thủ cạnh tranh tạo ra”

Phát triển sản phẩm mới: Tuy nhiên, để thực hiện đổi mới và phát triển mới các doanh nghiệp phải đảm bảo nguồn tri thức nhất định Theo Grant (1996), về quan điểm dựa trên tri thức của công ty thì việc duy trì lợi thế cạnh tranh được thực hiện thông qua việc tiếp cận, phát triển, bảo vệ và chuyển giao tri thức Quan điểm dựa trên tri thức của công ty gợi ý rằng thành công của một công ty sẽ phụ thuộc vào mức độ nó có thể: (1) Nâng cao nền tảng kiến thức của chính mình (tức là khả năng tiếp cận tri thức mới); (2) Tích hợp kiến thức; (3) Áp dụng kiến thức để phát triển thành công các sản phẩm/dịch vụ mới hoặc cải tiến các sản phẩm và quy trình hiện tại Vì thế, nghiên cứu phát triển sản phẩm mới đã được quan tâm trong vài thập kỷ gần đây (Page, 1998) Đổi mới và phát triển sản phẩm mới chỉ ra sự chuyển đổi cơ hội thị trường bằng cách tập hợp các giả định về kiến thức, quy trình, công nghệ, sản phẩm mới vào chu kỳ phát triển nhanh chóng (Ucbasaran và cộng sự, 2009; Blome và cộng sự, 2014; Ferreira và cộng sự, 2021a), các nghiên cứu trên cũng sử dụng phát biểu của (Grant, 1996) để xây dựng và kiểm định chỉ báo của nghiên cứu

Vì vậy, tác giả cũng kế thừa phát biểu (Grant, 1996) để làm cơ sở phát triển chỉ báo cho nghiên cứu này

2.1.4 Doanh nghiệp có quy mô vừa

Thuật ngữ “Doanh nghiệp vừa và nhỏ” có thể được định nghĩa rộng rãi là một doanh nghiệp duy trì doanh thu hoặc số lượng nhân viên một mức nhất định Tại Hoa Kỳ, người ta có thể không dễ dàng xác định được một DNVVN vì ở các ngành khác nhau thì tiêu chuẩn xác định DNVVN sẽ khác nhau nhưng luôn có điều kiện chỉ từ 500 nhân viên trở xuống Tuy nhiên, ở Liên minh Châu Âu, DNVVN là bất kỳ doanh nghiệp nào có ít hơn 250 nhân viên (OECD, 2018; USITC, 2010; WTO,

2016) Hiện tại, ở Việt Nam các doanh nghiệp có quy mô vừa được định nghĩa theo Nghị định 39/2018/NĐ-CP như sau: (1) Trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp và xây dựng thì doanh nghiệp có quy mô vừa phải đảm bảo ba tiêu chí: 100 < số lượng lao động tham gia bảo hiểm xã hội ≤ 200 nhân viên; 50 < doanh thu ≤ 200 tỉ đồng trên năm; 20 < vốn điều lệ ≤ 100 tỉ đồng (2) Trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ thì doanh nghiệp có quy mô vừa phải đảm bảo ba tiêu chí: 50 < số lượng lao động tham gia bảo hiểm xã hội không quá ≤ 100 nhân viên; 100 < doanh thu ≤ 300 tỉ đồng; 50

< vốn điều lệ ≤ 100 tỉ đồng (TTBD, 2019) Với Nghị định 39/2018/NĐ-CP nêu trên phù hợp với đề xuất nghiên cứu của đề tài, vì vậy tác giả sử dụng tiêu chuẩn quy định của Nghị định 39/2018/NĐ-CP làm tiêu chí đánh giá doanh nghiệp tham gia phỏng vấn của nghiên cứu này.

Cơ sở lý thuyết

2.2.1 Lý thuyết tiếp cận tri thức về liên minh chiến lược

Lý thuyết tiếp cận tri thức về liên minh chiến lược của (Grant và Baden-Fuller,

2004), là quan điểm dựa trên tri thức mới nổi của công ty cung cấp cái nhìn sâu sắc mới về nguyên nhân và cách quản lý các liên minh giữa các bên Lý thuyết cho rằng lợi thế chính của liên minh đối với cả doanh nghiệp và thị trường là tiếp cận hơn là thu nhận kiến thức Dựa trên sự phân biệt giữa tạo ra kiến thức (thăm dò) và ứng dụng kiến thức (khai thác), đồng thời cho thấy rằng các liên minh góp phần vào hiệu quả trong việc áp dụng kiến thức: (1) bằng cách nâng cao hiệu quả mà kiến thức được tích hợp vào quá trình sản xuất hàng hóa và dịch vụ phức tạp; (2) bằng cách tăng hiệu quả mà kiến thức được sử dụng Những lợi thế về hiệu quả tĩnh này của các liên minh được nâng cao khi có sự không chắc chắn về các yêu cầu kiến thức trong tương lai và khi các sản phẩm mới mang lại lợi thế đi đầu Nghiên cứu (Schilke và Goerzen, 2010; Ferreira và cộng sự, 2021a) đã sử dụng lý thuyết của (Grant và Baden-Fuller, 2004) để giải thích một phần năng lực thăm dò của liên minh đến các doanh nghiệp Vì vậy, tác giả sử dụng lý thuyết tiếp cận tri thức về liên minh chiến lược của (Grant và Baden-Fuller, 2004) để giải thích cho nghiên cứu này

2.2.2 Lý thuyết sự phát triển lòng tin trong các mối quan hệ giữa các tổ chức

Lý thuyết sự phát triển lòng tin trong các mối quan hệ giữa các tổ chức còn được biết đến với tên gọi lý thuyết quy trình xuyên cấp về sự phát triển lòng tin trong các mối quan hệ giữa các tổ chức (Schilke và Cook, 2013), là thúc đẩy sự tin tưởng qua các cấp khác nhau trong suốt các giai đoạn quan hệ giữa các tổ chức xuất hiện Vì vậy, lòng tin trong các tổ chức được bắt đầu từ người chủ chốt trong các mối quan hệ của các tổ chức khi bắt đầu một sự cộng tác mới, cách thức mà sự tin tưởng dần trở thành một phần của cấu trúc hành động của tổ chức Từ đó lòng tin trong mối quan hệ trong các tổ chức được thực hiện xuyên cấp trong các giai đoạn phát triển của mối quan hệ của các tổ chức

Lý thuyết đề cập sự tin tưởng trong các mối quan hệ giữa các tổ chức theo năm cách Đầu tiên, tích hợp bằng cách thúc đẩy cuộc trò chuyện về động lực phát triển lòng tin ở các cấp độ phân tích nhằm nỗ lực hiểu rõ hơn cách tiếp cận vi mô và vĩ mô có mối quan hệ với nhau như thế nào Thứ hai, nó thiết lập niềm tin giữa cá nhân - cá nhân, cá nhân - tổ chức và tổ chức - tổ chức dưới dạng các cấu trúc có liên quan nhưng riêng biệt mà tiền đề và hậu quả của chúng đòi hỏi phải được xem xét khác biệt Thứ ba, thực hiện quan điểm quá trình sơ khai về sự tin tưởng trong các mối quan hệ giữa các tổ chức bằng cách làm sáng tỏ bản chất của sự tin tưởng phát triển như thế nào qua các giai đoạn của mối quan hệ Thứ tư, bằng cách xác định các cơ chế chính làm nền tảng cho sự xuất hiện của sự tin tưởng giữa các tổ chức Thứ năm, hướng sự chú ý đến các quá trình nội tổ chức như những tiền đề tin cậy quan trọng của tổ chức Nghiên cứu (Ferreira và cộng sự, 2021a) đã sử dụng lý thuyết của (Schilke và Cook, 2013) để giải thích một phần sự cần thiết của quá trình phát triển lòng tin trong các mối quan hệ giữa các doanh nghiệp quá trình thực hiện liên minh chiến lược Vì vậy, tác giả sử dụng lý thuyết sự phát triển lòng tin trong các mối quan hệ giữa các tổ chức của (Schilke và Cook, 2013) để giải thích cho nghiên cứu này

2.2.3 Lý thuyết sự năng động của tổ chức là kiến thức cho sự sáng tạo

Lý thuyết sự năng động của doanh nghiệp là kiến thức cho sự sáng tạo Nonaka

(1994) cho rằng trong khi kiến thức mới được phát triển bởi các cá nhân, các doanh nghiệp đóng một vai trò quan trọng trong việc kết nối và khuếch đại kiến thức đó Chủ đề chính của nó là kiến thức doanh nghiệp được tạo ra thông qua một cuộc đối thoại liên tục giữa kiến thức ngầm và kiến thức chia sẻ thuận tiện (Ucbasaran và cộng sự, 2009) kiến thức ngầm chỉ có thể được chuyển giao một cách hiệu quả khi một phần đáng kể của nhóm nghiên cứu được tham gia liên kết với tư cách là thành viên Nghiên cứu (Blome và cộng sự, 2014; Ferreira và cộng sự, 2021a; Ferreira và cộng sự, 2021b) đã sử dụng lý thuyết của Nonaka (1994) để giải thích một phần năng lực năng động của doanh nghiệp tác động đến khả năng đổi mới Vì vậy, tác giả sử dụng lý thuyết sự năng động của tổ chức là kiến thức cho sự sáng tạo của (Nonaka, 1994) để giải thích cho nghiên cứu này

2.3 Các nghiên cứu trước liên quan

2.3.1 Nghiên cứu của Ferreira và cộng sự (2021a)

Tên nghiên cứu: Liên minh chiến lược; thăm dò và khai thác và tác động của chúng đối với sự đổi mới và phát triển sản phẩm mới

Mục đích: Nghiên cứu này đi sâu tìm hiểu về bản chất và dấu hiệu tác động của liên minh chiến lược cũng như năng lực thăm dò, khai thác tác động đến đổi mới và phát triển sản phẩm mới Ngoài ra, nghiên cứu còn phân tích tác động của việc chia sẻ kiếm thức và mối quan hệ liên minh chiến lược ở cấp độ công ty

Thiết kế: Nghiên cứu đề xuất một mô hình lý thuyết được thử nghiệm bằng cách sử dụng mô hình SEM Một cuộc khảo sát bảng câu hỏi đã được phát triển để khám phá mối quan hệ giữa các liên minh chiến lược và các biến đổi mới và phát triển sản phẩm mới Đối với nghiên cứu này, 387 bảng câu hỏi hợp lệ đã được thu thập từ các công ty vừa và nhỏ của Bồ Đào Nha Một bảng câu hỏi gồm 90 mục đã được gửi đến số lượng lớn các DNVVN của Bồ Đào Nha, nhằm nghiên cứu mối quan hệ giữa tất cả các biến trong mô hình

Kết quả: Nghiên cứu đã khẳng định rằng có sự tồn tại ảnh hưởng trực tiếp tích cực của các liên minh chiến lược; thăm dò và khai thác đối với đổi mới và phát triển sản phẩm mới Ý nghĩa: Theo kết quả nghiên cứu này, các nhà quản lý có phạm vi đáng kể để tác động đến sự thành công cuối cùng của các liên minh chiến lược Nghiên cứu này nhấn mạnh sự cần thiết phải chủ động quản lý năng lực thăm dò và khai thác trong liên minh Từ đó, áp dụng kiến thức thu được từ liên minh để tạo ra kiến thức mới nhằm nâng cao hiệu quả đổi mới và phát triển sản phẩm mới

Phát triển sản phẩm mới H6

Tác động trực tiếp Tác động điều tiết

Hình 2.1 Mô hình nghiên cứu của Ferreira và cộng sự (2021a)

2.3.2 Nghiên cứu của Ferreira và cộng sự (2021b)

Tên nghiên cứu: Năng lực năng động và tác động dàn xếp của đổi mới đối với lợi thế cạnh tranh và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp: Vai trò của việc điều chỉnh năng lực học tập của tổ chức

Mục đích: Nghiên cứu này tác giả điều tra tác động của năng lực thăm dò và khai thác đối với lợi thế cạnh tranh và năng suất, xem xét vai trò trung gian của năng lực đổi mới và vai trò điều tiết về năng lực học tập của tổ chức đối với các mối quan hệ được đề xuất

Thiết kế: Trong nghiên cứu này tác giả đề xuất một mô hình lý thuyết được kiểm định bằng cách sử dụng mô hình SEM và được phân tích từ nhiều nhóm thực hiện để hiểu vai trò điều tiết của năng lực học tập trong tổ chức Một bảng câu hỏi gồm 90 mục khám phá mối quan hệ giữa năng lực thăm dò và khai thác đối với đổi mới Nghiên cứu đã được triển khai với tổng số 387 bảng câu hỏi hợp lệ được thu thập từ các DNVVN của Bồ Đào Nha

Kết quả: Nghiên cứu khẳng định rằng năng lực thăm dò và khai thác như một công cụ để giúp các công ty cạnh tranh hơn và có năng suất tốt hơn Văn hóa học tập trong tổ chức có ảnh hưởng điều độ mạnh mẽ và đáng kể cả về năng lực cạnh tranh và năng suất, đồng thời củng cố ảnh hưởng của các năng lực thăm dò và khai thác đối với năng lực đổi mới và lợi thế cạnh tranh Ý nghĩa: Với nghiên cứu này tác giả đóng góp vào sự hiểu biết về tác động trực tiếp và gián tiếp của việc thăm dò và khai thác đối với các yếu tố trong lợi thế cạnh tranh, vai trò trung gian của năng lực đổi mới đối với lợi thế cạnh tranh và năng suất cũng như tác động điều tiết về năng lực học tập của tổ chức trong một nền kinh tế đang phát triển

Khả năng học tập của tổ chức Khai thác

Tác động trực tiếp Tác động gián trực tiếp

Hình 2.2 Mô hình nghiên cứu của Ferreira và cộng sự (2021b)

2.3.3 Nghiên cứu của Li và Wang (2019)

Tên nghiên cứu: Các lựa chọn chiến lược của các liên minh thăm dò và khai thác trong điều kiện thị trường không chắc chắn

Mục đích: Nghiên cứu này tác giả cung cấp sự hiểu biết tốt hơn về nhận biết điều gì thúc đẩy các công ty lựa chọn giữa liên minh thăm dò và liên minh khai thác bằng cách xem xét nới lỏng vai trò tổ chức và sự tương tác của nó với sự không chắc chắn của thị trường

Thiết kế: Tác giả thực hiện nghiên cứu dựa trên thực nghiệm được thực hiện từ

1.614 liên minh được thành lập bởi 581 công ty công nghệ sinh học Hoa Kỳ và các giả thuyết được kiểm tra bằng cách sử dụng phương pháp ước lượng trong mô hình hồi qui Poisson

Kết quả: Nghiên cứu chỉ ra rằng lựa chọn chiến lược của các công ty để theo đuổi liên minh thăm dò hoặc khai thác là sự phản ánh ý định của tổ chức và sự thích ứng với sự bất ổn của môi trường Cụ thể hơn, các công ty gặp khó khăn về tài chính hơn có xu hướng thành lập nhiều liên minh thăm dò hơn và ít liên minh khai thác hơn Tuy nhiên, trong điều kiện thị trường không chắc chắn cao, các công ty thiếu hụt tài chính có xu hướng thiết lập liên minh khai thác với các quan hệ đối tác có lợi hơn và tránh hợp tác thăm dò Ý nghĩa: Bài báo này đóng góp vào tài liệu về các liên minh thăm dò - khai thác, vốn có xu hướng không cung cấp hiểu biết về lý do tại sao các tổ chức theo đuổi các liên minh như vậy Bằng cách xác định tác động sự trì trệ của tổ chức và sự tương tác của nó với việc không chắc chắn của thị trường, nghiên cứu này cho thấy rằng các tổ chức có thể ứng phó với sự thay đổi của môi trường đồng thời các tổ chức có năng lực có năng lực xây dựng và lựa chọn mô hình chiến lược dựa trên các đặc điểm riêng của họ

2.3.4 Nghiên cứu của Salisu và cộng sự (2018)

Tên nghiên cứu: Liên minh chiến lược và hiệu quả hoạt động của các DNVVN ở các nền kinh tế đang phát triển: vai trò trung gian của chiến lược đổi mới

Xây dựng giả thuyết và đề xuất mô hình nghiên cứu

2.4.1 Đánh giá, đề xuất và kết thừa

Với những khái miện, lý thuyết và các nghiên cứu trước được nêu trên cho thấy rằng sự cần thiết của liên minh chiến lược, vì nó tạo ra lợi thế cạnh tranh bằng cách cung cấp sự hiệp lực thông qua việc chia sẻ nguồn lực, năng lực, kỹ năng, kiến thức (Schilke và Goerzen, 2010; Nielsen và Gudergan, 2012; Talebi và cộng sự, 2017; Salisu và cộng sự, 2018; Aggarwal và Kapoor, 2018; Ferreira và cộng sự, 2021a), thông qua khả năng tiếp cận tri thức trong liên minh chiến lược (Grant và Baden-Fuller, 2004; Aggarwal và Kapoor, 2018; Ferreira và cộng sự, 2021a) Để hoạt động tiếp cận tri thức trong liên minh chiến lược được thuận lợi, các bên tham gia liên minh phải phát triển lòng tin trong các mối quan hệ giữa các tổ chức (Schilke và Cook, 2013; Aggarwal và Kapoor, 2018; Ferreira và cộng sự, 2021a), từ đó những doanh nghiệp tham gia liên minh sử dụng năng lực thăm dò và khai thác (Levinthal và March, 1993; Nielsen và Gudergan, 2012; Ferreira và cộng sự, 2021a; Ferreira và cộng sự, 2021b), năng cao học hỏi bằng năng lực năng động sẽ tạo ra kiến thức cho sự sáng tạo nội bộ (Nonaka, 1994; Grant, 1996; Talebi và cộng sự, 2017; Salisu và cộng sự, 2018; Aggarwal và Kapoor, 2018; Ferreira và cộng sự, 2021a), giúp doanh nghiệp tăng khả năng đổi mới và phát triển sản phẩm mới (Adler và Shenbar, 1990; Nielsen và Gudergan, 2012; Ferreira và cộng sự, 2021a) Vì vậy, tất cả các khái niệm, lý thuyết và các nghiên cứu trình bày phía trên hoàn toàn phù hợp để sử dụng làm cơ sở nền tảng, giải thích, thừa kế và xây dựng giả thuyết và mô hình trong nghiên cứu này của tác giả Do dó, các giả thuyết được xây dựng:

2.4.2 Liên minh chiến lược tác động đến năng lực thăm dò và khai thác

Liên minh chiến lược được định nghĩa là các thỏa thuận hợp tác giữa các công ty nhằm tạo ra giá trị cho các bên liên quan bằng cách tạo ra lợi thế cạnh tranh và cung cấp sự hiệp lực thông qua việc chia sẻ nguồn lực, năng lực, kỹ năng, kiến thức và rủi ro bằng cách phối hợp giữa các tổ chức, phối hợp danh mục đầu tư liên minh, học hỏi giữa các tổ chức, tính chủ động của liên minh và chuyển đổi liên minh (Schilke và Goerzen, 2010).Liên minh chiến lược đề cập đến “năng lực có mục đích tạo, mở rộng hoặc sửa đổi cơ sở nguồn lực của công ty, được tăng cường để bao gồm các nguồn lực của các đối tác liên minh” (Helfat và Peteraf, 2009; Singh và Rao, 2016) Trên thực tế, quản lý liên minh là một lĩnh vực chiến lược quan trọng cho phép tổ chức thay đổi cơ sở nguồn lực của mình Do đó, phù hợp với công trình của các tác giả trước đây (Eisenhardt và Martin, 2000; Rothaermel và Deeds, 2004), lập luận rằng năng lực quản lý liên minh là một năng lực thăm dò đặc biệt

Như đã nêu ở trên, sự năng động của các công ty là động lực đằng sau sự khéo léo trong liên minh chiến lược, vì họ chuyển đổi tài nguyên thành năng lực thăm dò (Eisenhardt và Martin, 2000; Vahlne và Jonsson, 2017) Mặt khác, nếu một công ty học cách khai thác kết quả của các hoạt động thăm dò được giao phó cho các liên minh hoặc lựa chọn các liên minh thăm dò bằng cách xem xét các năng lực khai thác hiện có của công ty, điều này có thể giúp một công ty tích hợp kiến thức của mình tốt hơn (Hsiao và cộng sự, 2017; Sahi và cộng sự, 2020; ; Ferreira và cộng sự, 2021a; Nielsen và Gudergan, 2012) Do đó, các giả thuyết sau đây được đề xuất:

H1 Liên minh chiến lược có tác động tích cực đến năng lực thăm dò

Phát triển ý tưởng rằng các năng lực năng động đóng một vai trò cân bằng trong việc phản ứng với sự thay đổi của môi trường, O’Reilly và Tushman (2008) lập luận rằng năng lực năng động đóng một vai trò cân bằng trong việc phản ứng với sự thay đổi của môi trường, khai thác được xem là một trong hai yếu tố then chốt của năng lực năng động Do đó, việc học hỏi trong khai thác tập trung vào việc tinh chỉnh các hoạt động kinh doanh hiện có để có được sự chấp thuận từ các cơ quan quản lý, ngành và cộng đồng để nâng cao các khía cạnh tồn tại bên trong của doanh nghiệp Hình thức học tập này khuyến khích các đối tác liên minh chiến lược sao chép các hoạt động phù hợp, dùng để tinh chỉnh hoặc tiêu chuẩn hóa các thói quen hiện tại của họ và giảm thiểu rủi ro cũng như chi phí (Nielsen và Gudergan, 2012; Li và Wang, 2019) Về cơ bản hơn, các liên minh chiến lược cung cấp cho các liên minh mới một loạt các cơ hội học tập để phân biệt và tích hợp nền tảng kiến thức của họ Mặt khác, các liên minh cung cấp cho một liên minh mới năng lực tiếp cận với các nguồn lực và kiến thức bổ sung cho phép nó theo đuổi các cơ hội kinh doanh mà nếu không, nó sẽ không thể theo đuổi Nó thể hiện trải nghiệm tăng cường năng lực khai thác có thể làm phong phú thêm kiến thức của công ty từ việc kết hợp kiến thức bên ngoài và kiến thức nội bộ của doanh nghiệp (Jiang và cộng sự, 2016; Ferreira và cộng sự, 2021a) Do đó, giả thuyết sau đây được đề xuất:

H2 Liên minh chiến lược có tác động tích cực đến năng lực khai thác

2.4.3 Liên minh chiến lược tác động đến đổi mới và phát triển sản phẩm mới

Các liên minh chiến lược có thể dẫn đến việc học hỏi giữa các công ty, điều này đã được ghi lại rất nhiều trong các tài liệu về quản lý chiến lược (Hamel, 1991; Powell và cộng sự, 1996) Một số nghiên cứu cho thấy rằng các liên minh có thể được sử dụng để thu nhận các loại kiến thức khác nhau và do đó có thể ảnh hưởng đến xu hướng công ty có thể thực hiện trong đổi mới (Wu, 2014; Lewandowska và cộng sự, 2016; Hagedoorn và cộng sự, 2018)

Theo Rothaermel và Hess (2007), nhiều công ty nhận ra rằng họ phải mở ra quá trình đổi mới của mình để kết hợp nội bộ với kiến thức bên ngoài Mục tiêu này có thể đạt được bằng cách tham gia vào các liên minh chiến lược hoặc mua lại các liên doanh công nghệ, bởi vì có mối liên hệ tích cực giữa các liên minh chiến lược và sự đổi mới (Stefan và Bengtsson, 2017) Khi những thách thức để đối phó với công nghệ mới hơn ngày càng gia tăng, các công ty đang sử dụng sự liên minh để tối ưu hóa việc sử dụng kiến thức và chuyên môn của nhau phục vụ cho việc đổi mới của họ (Bouncken và cộng sự, 2015; Elia và cộng sự, 2019; Ferreira và cộng sự, 2021a)

Do đó, giả thuyết sau được đề xuất:

H3 Liên minh chiên lược có tác động cực đến việc đổi mới

Việc sử dụng các liên minh chiến lược để phát triển sản phẩm mới đã trở nên phổ biến ở các DNVVN Một lý do quan trọng để tham gia vào các liên minh chiến lược để phát triển sản phẩm mới là tiếp cận và kết hợp các nguồn lực của cả hai hoặc nhiều hơn hai công ty đối tác để đối phó với áp lực ngày càng tăng trong việc phát triển các sản phẩm mới giúp việc sáng tạo được nhanh chóng hơn (Talay và cộng sự, 2009) Các liên minh chiến lược, đặc biệt là các liên minh được thông qua bởi các liên doanh mới để phát triển sản phẩm mới, dường như đóng vai trò như một phương tiện đầy hứa hẹn mà qua đó các liên doanh mới theo đuổi để khai thác từ liên minh chiến lược (Kauppila, 2015; Talebi và cộng sự, 2017) Cụ thể hơn, các liên minh chiến lược là một dạng năng lực năng động cung cấp cho công ty các nguồn lực bên ngoài mà nếu không sẽ bị thiếu trong quá trình phát triển sản phẩm mới (Eisenhardt và Martin, 2000) Nguồn lực tài nguyên trong các liên minh chiến lược mạnh mẽ hơn so với trong một công ty riêng lẻ, bởi vì các liên minh chiến lược tạo cơ hội tích lũy các nguồn lực do cả hai đối tác liên minh cung cấp để cải thiện kỹ năng kỹ thuật và tiếp thị tổng thể của liên minh, góp phần vào thành công phát triển sản phẩm mới (Bouncken và cộng sự, 2015; Bustinza và cộng sự, 2019; Ferreira và cộng sự, 2021a) Do đó, giả thuyết sau được đề xuất:

H4 Liên minh chiến lược có tác động tích cực đến việc phát triển sản phẩm mới

2.4.4 Năng lực thăm dò và khai thác tác động đến đổi mới và phát triển sản phẩm mới Đổi mới thường được định nghĩa là việc áp dụng thành công các ý tưởng mới từ các quy trình tổ chức trong đó các nguồn lực khác nhau được kết hợp (Rachinger và cộng sự, 2019) Năng lực đổi mới được coi là tài sản quý giá nhất để các công ty cung cấp và duy trì lợi thế cạnh tranh cũng như thực hiện toàn bộ chiến lược “Đổi mới là một cơ chế trung tâm để thay đổi chiến lược và tăng trưởng, nhờ đó các tổ chức khai thác, khám phá và định vị lại chính mình trong những điều kiện bên trong và bên ngoài thay đổi” (Dittrich và Duysters, 2007) Rõ ràng, cả học tập khai thác và thăm dò đều nuôi dưỡng và dẫn dắt các nỗ lực đổi mới (March, 1991) “Khai thác làm tăng hiệu quả của các công nghệ hiện có, trong khi cần phải thăm dò để tạo ra các công nghệ mới có chất lượng và tác động cao” (Henderson, 1993) Do đó, các công ty phải kết hợp học tập khai thác với học tập thăm dò nếu họ đang tìm kiếm sự gia tăng ảnh hưởng đối với sự đổi mới

Li và cộng sự (2008) gợi ý rằng thăm dò có thể quan trọng hơn để phát triển các kết quả khác biệt và đổi mới Sự đổi mới trong thăm dò, vốn coi trọng việc thu nhận kiến thức mới, có thể làm tăng tiềm năng đổi mới của các công ty (Raisch và Birkinshaw, 2008) Đổi mới từ thăm dò, liên quan đến thay đổi triệt để, chấp nhận rủi ro, sáng tạo và đổi mới đột phá (March, 1991) nhằm thâm nhập vào các lĩnh vực thị trường sản phẩm mới Việc thăm dò có thể truyền cảm hứng cho các công ty theo đuổi kiến thức mới, mở ra công nghệ mới, tạo ra thiết kế mới, phát triển sản phẩm mới cho khách hàng, thị trường mới và sự đổi mới ( March, 1991; Xie và Gao, 2017; Ferreira và cộng sự, 2021a, Ferreira và cộng sự, 2021b) Do đó, giả thuyết sau được đề xuất:

H5 Năng lực thăm dò có tác động tích cực đến việc đổi mới

Nghiên cứu thăm dò liên quan đến việc tìm kiếm thông tin mới là phần lớn và thường nằm ngoài kinh nghiệm của chính tổ chức (Land và cộng sự, 2012) Sử dụng phát triển sản phẩm mới một cách hiệu quả sẽ tạo ra các dịch vụ mới và không gian thị trường nhằm nõng cao năng lực thăm dũ (Kindstrửm và cộng sự, 2013) Katila và Ahuja (2002) cho thấy rằng khi sử dụng năng lực thăm dò có tác động tích cực đến sự phát triển sản phẩm mới Nỗ lực khai thác có thể nâng cao năng lực thăm dò vì việc sử dụng kiến thức hiện có của công ty có thể giúp cấu hình lại kiến thức hiện có để thăm dò những phát hiện mới trong quá trình phát triển sản phẩm mới (Lee và cộng sự, 2017) Thực hiện thăm dò có thể mang lại quá nhiều kiến thức mới hỗ trợ cho các công ty phát triển các sản phẩm mới (Kim và Atuahene-Gima, 2010) Các nỗ lực thăm dò (còn được gọi là nỗ lực cấp tiến) nhằm phát triển các sản phẩm mới về chất lượng, dựa trên những tiến bộ đáng kể về kiến thức hoặc kỹ thuật hiện có (Kim và Atuahene-Gima, 2010; Lee và cộng sự, 2017; Ferreira và cộng sự, 2021a)

Do đó, giả thuyết sau được đề xuất:

H6 Năng lực thăm dò có tác động tích cực đến việc phát triển sản phẩm mới

Các liên minh chiến lược, đặc biệt là các liên minh được thông qua bởi các liên minh để phát triển sản phẩm mới (Bouncken và cộng sự, 2015), dường như đóng vai trò như một phương tiện đầy hứa hẹn mà qua đó các liên minh mới theo đuổi việc khai thác để phát triển sản phẩm mới ( Kauppila, 2015) Tuy nhiên, các công ty gặp phải sự phụ thuộc phần lớn vào việc khai thác, ở mức độ mà kinh nghiệm khai thác trước đây có thể củng cố xu hướng khai thác trong tương lai (Lavie và Rosenkopf, 2006), vì vậy khai thác là tiền đề của sự đổi mới và phát triển sản phẩm mới Nỗ lực khai thác (còn gọi là nỗ lực gia tăng) nhằm tìm kiếm các cải tiến và cải tiến gia tăng cho các sản phẩm hiện có, dựa trên kiến thức và kỹ thuật trước đây hoặc những tiến bộ nhỏ trong đó (Lee và cộng sự, 2017; Ferreira và cộng sự, 2021a) có tác động thúc đẩy phát triển sản phẩm mới Do đó, giả thuyết sau được đề xuất:

H7 Năng lực khai thác có tác động tích cực đến việc phát triển sản phẩm mới 2.4.5 Đổi mới tác động đến và phát triển sản phẩm mới

Theo Adler và Shenbar (1990), năng lực đổi mới được định nghĩa là “(1) năng lực phát triển các sản phẩm mới thỏa mãn nhu cầu thị trường; (2) năng lực áp dụng các công nghệ quy trình thích hợp để sản xuất các sản phẩm mới này; (3) năng lực phát triển và áp dụng các sản phẩm và công nghệ chế biến mới để đáp ứng các nhu cầu trong tương lai; (4) và năng lực đáp ứng các hoạt động công nghệ ngẫu nhiên và các cơ hội bất ngờ do đối thủ cạnh tranh tạo ra”

Mặt khác, nghiên cứu phát triển sản phẩm mới đã được quan tâm trong vài thập kỷ gần đây với các khía cạnh như: phát triển sản phẩm mới thu hút các nhà nghiên cứu quan tâm đến kỹ thuật (Perrone và cộng sự, 2010), khía cạnh hợp tác (Emden và cộng sự, 2006) và năng lực năng động (Gutierrez-Gutierrez và cộng sự, 2018) cho các nỗ lực toàn cầu hóa Phát triển sản phẩm mới chỉ ra sự chuyển đổi cơ hội thị trường và tập hợp các giả định về công nghệ sản phẩm thành sản phẩm có thể bán được với tích hợp chức năng chéo và chu kỳ phát triển nhanh chóng (Cui và Wu,

2017) Bằng cách cung cấp nhiều nguồn lực bên ngoài không đồng nhất, phát triển sản phẩm mới trong liên minh liên chiến lược là lựa chọn của công ty để tăng cường nỗ lực đổi mới (Mu và cộng sự, 2017; Ferreira và cộng sự, 2021a) bên trong của các doanh nghiệp để phát triển sản phẩm mới Do đó, giả thuyết sau được đề xuất:

H8 Đổi mới có tác động tích cực đến việc phát triển sản phẩm mới

2.4.6 Mô hình đề xuất nghiên cứu

Với những giả thuyết được nêu trên về liên minh chiến lược, năng lực thăm dò và khai thác, đổi mới và phát triển sản phẩm mới cùng với kế thừa các nghiên cứu trước được tổng hợp trong Bảng 2.1 được đã nêu trên Từ đó, tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu chính thức về sự tác động của năng lực thăm dò và khai thác trong liên minh chiến lược đến việc đổi mới và phát triển sản phẩm: ở các doanh nghiệp có quy mô vừa tại Việt Nam Mô hình nghiên cứu của tác giả được kế thừa từ mô hình nghiên cứu của Ferreira và cộng sự (2021a), vì các mô hình còn lại của các nghiên cứu liên quan trình bày phía trên không đáp ứng đủ mục tiêu yêu cầu nghiên này, nhưng các nghiên cứu vẫn là một phần dùng để giải thích và cũng cố tính thuyết phục của nghiên cứu của tác giả Mô hình của Ferreira và cộng sự (2021a) đến thời điểm hiện tại là phù hợp nhất với khái niệm, lý thuyết, giả thuyết và yêu cầu nghiên cứu mà tác giả đã trình bày Ngoài ra, nghiên cứu của Ferreira và cộng sự (2021a) và nghiên cứu này còn có sự tương đồng là nghiên cứu trên quốc gia có nền kinh tế đang phát triển Tuy nhiên, tác giả đã loại bỏ yếu tố điều tiết về chia sẽ kiến thức vì không phu hợp với văn hóa hiên tại của các doanh nghiệp tại Việt Nam (theo nhận định của chuyên gia) Do đó, mô hình nghiên cứu được đề xuất như sau:

H5+ Phát triển sản phẩm mới

Hình 2.7 Mô hình nghiên cứu đề xuất

THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

Thiết kế và quy trình nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu sử dụng cả phương pháp định tính và định lượng ở các mục đích khác nhau

Với phương pháp định tính: Tác giả tập trung tổng hợp các khái niệm, lý thuyết và thừa kế các nghiên cứu trước để làm nền tảng cho việc xây dựng giả thuyết và đề xuất mô hình nghiên cứu cho đề tài Ngoài ra, nghiên cứu định tính còn được thực hiện bằng cách phỏng vấn trực tiếp với một nhóm 05 chuyên gia trong lĩnh vực hợp tác liên minh chiến lược tại Việt Nam Chuyên gia tham gia phỏng vấn phải giữ vị trí Quản lý cấp cao (Phó giám Đốc trở lên) có ít nhất 05 năm kinh nghiệm với trình độ sau đại học Tuy nhiên mỗi doanh nghiệp chỉ chọn ra một chuyên gia tham để tham gia phỏng vấn nhằm tránh trùng lập và tăng độ tin cậy của kết quả phỏng vấn

Phương pháp định lượng: Với mục đích đảm bảo chắc chắn kết quả nghiên cứu có ý nghĩa, mức độ tin cậy cao và có tính ứng dụng Các bước trong nghiên cứu định lượng được dựa trên nguyên tắc khoa học nghiêm ngặt, bảng câu hỏi được xây dựng hoàn toàn dựa trên mô hình nghiên cứu và kế thừa từ các lý thuyết đã được chứng minh Ngoài ra, bảng câu hỏi còn được thảo luận trước từ các chuyên gia nhóm đại diện đối tượng khảo sát Các bước thực hiện hoàn toàn phù hợp và đúng quy trình theo quy trình nghiên cứu Nghiên cứu định lượng bắt đầu với việc thực hiện khảo sát trả lời bảng câu hỏi của nhóm người tham gia chính trong việc thực hiện trong liên minh chiến lược Nghiên cứu sử dụng số liệu khảo sát được và phân tích trên phần mềm SPSS 25.0, nhằm kiểm định mô hình cấu trúc tuyến tính (SEM – Structural Equation Modeling)

Vấn đề nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu

Thang đo Bảng hỏi Điều chỉnh bảng hỏi

Nghiên cứu định lượng chính thức (N>300 quan sát)

Kiểm định bộ thang đo Đánh giá mô hình đo lường

Thảo luận kết quả và đề xuất hàm ý quản trị

Phương pháp chọn mẫu và thu thập dữ liệu

Phương pháp chọn mẫu: Với hạn chế về thời gian, không gian và sự sẵn sàng của đáp viên nên mẫu được chọn theo phương pháp thuận tiện, tác giả chọn doanh nghiệp tại Việt Nam có quản lý cấp cao chấp nhận tham gia khảo sát Việc thu thập dữ liệu được thực hiện bằng phương pháp khảo sát trên Google Form và gửi qua zalo của nhóm khảo sát (nhóm CEO HCM, CEO Hà Nội và CEO Đà Nẵng) để thực hiện trả lời bảng hỏi của nghiên cứu Hiện tại, 03 nhóm CEO trên được quản trị bởi các thành viên trong Tổ chức Giáo dục Đào Tạo PTI với quy định mỗi doanh nghiệp chỉ được cử một thành viên tham gia vào nhóm để cùng cộng đồng tương tác và chia sẽ về doanh nghiệp

Cỡ mẫu: Do đáp viên của nghiên cứu được yêu cầu khá phức tạp, (1) phải là quản lý cấp cao (Phó Giám đốc trở lên) trong các doanh nghiệp có quy mô vừa tại Việt Nam có tham gia vào liên minh chiến lược và mỗi doanh nghiệp chỉ chọn ra một đáp viên tham để tham gia phỏng vấn, (2) nghiên cứu bị hạn chế về thời gian và không gian nên hoạt động tiếp cận đáp viên gặp nhiều khó khăn Do đó, tác giả không thể tiến hành khảo sát được tổng mẫu với quy mô lớn nên tác giả áp dụng theo công thức tính lượng mẫu của (Hair và cộng sự, 1998), cỡ mẫu của nghiên cứu được tính dựa trên cách tính số lư ợng mẫu theo tỉ lệ số quan sát /số biến là 5:1 Vì vậy, nghiên cứu có thang đo với tổng số lượng câu hỏi trong bảng hỏi là 35, vì vậy số lượng mẫu tối thi ểu cần thiết là 175 Nhóm được khảo sát gồm có 1390 thành viên, tương đương sẽ có 1390 bảng câu hỏi được phát hành để khảo sát.

Thang đo lường

3.3.1 Xây dựng thang do Để vận hành các biến, tác giả đã tiến hành đánh giá tài liệu và điều chỉnh các thang đo được sử dụng trong các nghiên cứu hiện có, thay đổi và điều chỉnh từ vựng để giúp người trả lời hiểu các thang đo dễ dàng hơn phù hợp với các điều kiện thực tế tại Việt Nam

Tất cả các mục được đo trên thang đo Likert 5 điểm (từ 1 đến 2 hoàn toàn không đồng ý đến 5 đến 4 hoàn toàn đồng ý) Phân tích nhân tố xác nhận được sử dụng để đánh giá các thuộc tính đo lường tâm lý của thang đo và điều chỉnh mô hình đo lường, sử dụng SPSS Phiên bản 25.0

Thang do Liên minh chiến lƣợc

Thang đo liên minh chiến được trong nghiên cứu này được tác giả sử dụng từ thang đo trong nghiên cứu của Schilke và Goerzen (2010), gồm 18 biến quan sát và được đánh ký hiệu từ SA1 đến SA18

Ký hiệu Thang đo đề xuất

Phối hợp liên tổ chức

SA1 Các hoạt động của chúng tôi với các đối tác liên minh R&D được phối hợp nhịp nhàng

SA2 Chúng tôi đảm bảo rằng công việc của chúng tôi được đồng bộ hóa với công việc của các đối tác liên minh R&D của chúng tôi

SA3 Có rất nhiều tương tác với các đối tác liên minh R&D của chúng tôi đối với hầu hết các quyết định

Phối hợp danh mục đầu tư liên minh

SA4 Chúng tôi đảm bảo sự phối hợp phù hợp giữa các hoạt động của các liên minh R&D khác nhau của chúng tôi

SA5 Chúng tôi xác định các lĩnh vực có sức mạnh tổng hợp trong danh mục liên minh R&D của mình

SA6 Chúng tôi đảm bảo rằng sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các liên minh R&D của chúng tôi được xác định

SA7 Chúng tôi xác định xem có sự chồng chéo nào giữa các liên minh R&D khác nhau của chúng tôi hay không

Học tập liên tổ chức

SA8 Chúng tôi có năng lực học hỏi từ các đối tác liên minh R&D của mình

SA9 Chúng tôi có năng lực quản lý để tiếp thu kiến thức mới từ các đối tác liên minh R&D của chúng tôi

SA10 Chúng tôi có đầy đủ các thói quen để phân tích thông tin thu được từ các đối tác liên minh R&D của chúng tôi

SA11 Chúng tôi có thể tích hợp thành công kiến thức hiện có của mình với thông tin mới có được từ các đối tác liên minh R&D của chúng tôi

Tính chủ động của liên minh

SA12 Chúng tôi cố gắng ngăn chặn sự cạnh tranh của mình bằng cách tham gia vào các cơ hội liên minh R&D

Ký hiệu Thang đo đề xuất

SA13 Chúng tôi thường chủ động tiếp cận các công ty với các đề xuất liên minh

SA14 So với các đối thủ cạnh tranh, chúng tôi chủ động và nhạy bén hơn nhiều trong việc tìm kiếm và “theo đuổi” các mối quan hệ đối tác R&D

SA15 Chúng tôi tích cực theo dõi môi trường của mình để xác định các cơ hội hợp tác R&D

SA16 Chúng tôi sẵn sàng bỏ qua các điều khoản hợp đồng để cải thiện kết quả của các liên minh R&D của chúng tôi

SA17 Khi một tình huống bất ngờ phát sinh, chúng tôi thà sửa đổi thỏa thuận liên minh R&D hơn là khăng khăng với các điều khoản ban đầu

SA18 Tính linh hoạt, đáp ứng yêu cầu thay đổi, là đặc điểm của quy trình quản lý liên minh R&D của chúng tôi

Thang do năng lực thăm dò

Thang đo năng lực thăm dò trong nghiên cứu này được tác giả sử dụng từ thang đo trong nghiên cứu của Zhang và Wu (2017), được kế thừa từ thang đo gốc của Yalcinkaya và cộng sự (2007), gồm 05 biến quan sát và được đánh ký hiệu từ LORA1 đến LORA5

Ký hiệu Thang đo đề xuất

LORA1 Có được các công nghệ và kỹ năng sản xuất hoàn toàn mới đối với công ty

LORA2 Học được các kỹ năng và quy trình phát triển sản phẩm hoàn toàn mới đối với ngành

LORA3 Có được các kỹ năng quản lý và tổ chức hoàn toàn mới rất quan trọng cho sự đổi mới

LORA4 Học các kỹ năng hoàn toàn mới trong việc tài trợ cho công nghệ mới và đào tạo nhân viên R&D

LORA5 Tăng cường kỹ năng đổi mới trong các lĩnh vực mà chưa có kinh nghiệm trước đó

Thang do năng lực khai thác

Thang đo năng lực khai thác trong nghiên cứu này được tác giả sử dụng từ thang đo trong nghiên cứu của Zhang và Wu (2017), được kế thừa từ thang đo gốc của Yalcinkaya và cộng sự (2007), gồm 05 biến quan sát và được đánh ký hiệu từ LOI1 đến LOI5

Ký hiệu Thang đo đề xuất

LOI1 Nâng cấp kiến thức hiện tại cho các sản phẩm quen thuộc

LOI2 Đầu tư vào việc khai thác các công nghệ hoàn thiện nhằm cải thiện năng suất của các hoạt động đổi mới hiện tại

LOI3 Nâng cao năng lực tìm kiếm giải pháp cho các vấn đề của khách hàng gần với các giải pháp hiện có

LOI4 Nâng cao kỹ năng trong các quy trình phát triển sản phẩm mà công ty đã có kinh nghiệm phong phú

LOI5 Tăng cường kiến thức và kỹ năng để nâng cao hiệu quả của các hoạt động đổi mới hiện có

Thang đo đổi mới trong nghiên cứu này được tác giả sử dụng từ thang đo trong nghiên cứu của Ucbasaran và cộng sự (2009), gồm 10 biến quan sát và được đánh ký hiệu từ INNO1 đến INNO10

Ký hiệu Thang đo đề xuất

INNO1 Giới thiệu sản phẩm mới hoặc chất lượng mới của sản phẩm hiện có

INNO2 Giới thiệu một phương pháp sản xuất mới hoặc sửa đổi một phương pháp hiện có

INNO3 Tìm thấy một thị trường mới hoặc sử dụng một chiến lược tiếp thị mới trong một thị trường hiện có

INNO4 Tìm thấy nguồn cung cấp mới

Ký hiệu Thang đo đề xuất

INNO5 Tìm thấy những cách mới để quản lý tài chính

INNO6 Các cấu trúc, hệ thống hoặc thủ tục mới được phát triển

INNO7 Giới thiệu một nền văn hóa mới đặc biệt là thông qua sự giới thiệu của những người đổi mới

INNO8 Tìm ra những cách thức mới để quản lý và phát triển nhân sự

INNO9 Đã sử dụng các cách thức mới để quản lý kiểm soát chất lượng và R&D

INNO10 Tìm thấy những cách thức mới để giao dịch với chính phủ và các cơ quan bên ngoài khác

Thang đo phát triển sản phẩm mới

Thang đo phát triển sản phẩm mới trong nghiên cứu này được tác giả sử dụng từ thang đo trong nghiên cứu của Blome và cộng sự (2014), gồm 18 biến quan sát và được đánh ký hiệu từ NPD1 đến NPD18

Ký hiệu Thang đo đề xuất

Chuỗi cung ứng linh hoạt

NPD1 Điều chỉnh ngắn hạn đơn đặt hàng, hàng hóa và dịch vụ của nhà cung cấp NPD2 Điều chỉnh giao hàng theo thay đổi của khách hàng

NPD3 Giảm thời gian sản xuất

NPD4 Giảm thời gian chu kỳ phát triển

NPD5 Điều chỉnh năng lực quy trình sản xuất

NPD6 Tăng năng lực khối lượng sản xuất

NPD7 Tăng tần suất giới thiệu sản phẩm mới

Chuyển giao kiến thức nội bộ

NPD8 Chúng tôi trao đổi thông tin hiệu quả giữa các bộ phận có liên quan đến nhau

Ký hiệu Thang đo đề xuất

NPD9 Chúng tôi có sự hiểu biết chung với các bộ phận khác về tầm quan trọng của thông tin hiện có

NPD10 Chúng tôi tích cực theo đuổi sự phát triển đa chức năng của các sản phẩm mới

Chuyển giao kiến thức bên ngoài

NPD11 Nhà cung cấp có thể chia sẻ kiến thức chuyên môn của mình về công nghệ mới với chúng tôi

NPD11 Chúng tôi thường xuyên có các cuộc họp với nhà cung cấp để phát triển kiến thức mới

Trong mối quan hệ giữa người mua và nhà cung cấp, chúng tôi chuyển đổi bí quyết kỹ thuật của nhà cung cấp thành các sản phẩm và quy trình mới của chúng tôi Độ phức tạp của nguồn cung cấp

NPD14 Số lượng nhà cung cấp trực tiếp của chúng tôi rất nhiều

NPD15 Các kế hoạch dài hạn cho các hoạt động mua sắm của chúng tôi bị cản trở bởi tính năng động mạnh mẽ của thị trường Độ phức tạp của sản phẩm

NPD16 Chúng tôi cung cấp cho khách hàng của mình một số tiện ích bổ sung và tùy chọn cá nhân hóa sản phẩm

NPD17 Sản phẩm của chúng tôi bao gồm một số lượng lớn các thành phần

NPD18 Chúng tôi thường xuyên cung cấp các biến thể sản phẩm mới

3.3.2 Thiết kế nghiên cứu định tính

Tác giả thực hiện nghiên cứu định tính với mục tiêu: Xác địch các nhân tố không phù hợp của mô hình nghiên cứu và thang đo để điều chỉnh và bổ sung để mô hình nghiên cứu phù hợp với giải thuyết, khái niệm và điều kiện nghiên cứu tại Việt Nam Nghiên cứu định tính được thực thiện như sau:

Nghiên cứu định tính được thực hiện bằng phương pháp phỏng nhóm với 05 chuyên gia trong các doanh nghiệp có quy mô vừa và có tham gia liên minh chiến lược Chuyên gia là quản lý cấp cao (Phó Giám đốc trở lên) có ít nhất là 05 năm kinh nghiệm, với trình độ sau đại học Phụ lục 01 là dàn bài câu hỏi phỏng vấn chuyên gia của tác giả dùng để thực hiện nghiên cứu định tính này Phụ lục 02 là danh sách chi tiết các chuyên gia tham gia phỏng vấn đạt tất cả những yêu cầu đề ra trong thiết kế nghiên cứu định tính này Kết quả của nghiên cứu định tính giúp tác giả điều chỉnh, chọn lọc các nhân tố và thang đo hoàn toàn phù hợp với mô hình nghiên cứu để xây dựng thang đo cho nghiên cứu định lượng

3.3.3 Kết quả thực hiện nghiên cứu định tính

Kết quả ý kiến đánh giá về mô hình nghiên cứu:

Tác giả ghi nhận sự đồng tình của hầu hết của các chuyên gia về các yếu tố trong mô hình nghiên cứu có tính cấp thiết và ứng dụng cao được thể hiện qua kết quả tổng hợp của bảng 3.1 Hầu hết các chuyên gia cho rằng, các hoạt động liên minh, năng lực thăm dò và khai thác trong các liên minh sẽ có tác động tốt nhất đến việc đổi mới và phát triển sản phẩm mới Bên cạnh đó, các chuyên gia cũng kỳ vọng lớn vào kết quả nghiên cứu sẽ gợi mở cho các chuyên gia các kiểm định có do lường để các chuyên gia có thể định hướng và xây dựng các liên minh tốt hơn trong tương lai

Bảng 3.1 Tổng hợp ý kiến của các chuyên gia cho những yếu tố đã đƣợc đề xuất trong mô hình nghiên cứu

STT YẾU TỐ ĐỒNG Ý TỈ LỆ ĐỒNG Ý

5 Phát triển sản phẩm mới 5 100%

Nguồn: Tổng hợp từ phân tích của tác giả Kết quả ý kiến đánh giá về xây dựng thang đo:

Trong những buổi phỏng vấn các chuyên gia thể hiện sự am hiểu rõ ràng về các khái miện trong nghiên cứu Bên cạnh đó, các chuyên gia còn tham gia góp ý những kinh nghiệm cá nhân, để tác giả áp dụng các biến trong nghiên cứu cho phù hợp với thực tế

Phương pháp đo lường

Bảng câu hỏi được thực hiện bằng thang đo Likert 5 điểm (từ 1 đến 2 hoàn toàn không đồng ý và từ 4 đến 5 hoàn toàn đồng ý) Theo Hair và cộng sự (1998), cỡ mẫu của nghiên cứu được tính dựa trên cách tính số lư ợng mẫu theo tỉ lệ số quan sát/số bi ến là 5:1 Vì vậy, nghiên cứu với tổng số lượng câu hỏi trong bảng hỏi là

35, cho nên số lư ợng mẫu cần thiết là 175 Nhóm được khảo phải đạt yêu cầu theo tiêu chuẩn đã xây dựng ở mục 1.4 trong chương 1 để đảm bảo độ tin cậy của kết quả phỏng vấn Tác giả sử dụng phân tích trên phần mềm SPSS 25.0 để thống kê đặc điểm mẫu và mô tả dữ liệu thang đo Bên cạnh đó, phần mềm SmartPLS3 được tác giả dùng để thực hiện kiểm định mô hình đo lường kết quả, kiểm định mô hình cấu trúc và kiểm định mô hình nghiên cứu Với kết quả được kiểm định từ SmartPLS3 sẽ có khả năng thuyết phục cao và đáng tin cậy vì (1) khám phá và dự đoán khái niệm; (2) kiểm định và khẳng định mối liên hệ giữa các khái niệm dựa trên lý thuyết; (3) xử lý dữ liệu ở nhiều khía cạnh.

Phương pháp phân tích và xử lý số liệu

Để thực hiện phân tích nghiên cứu định lượng trước tiên quá trình khảo phải hoàn tất và kết quả được xuất ra dưới định dạng Excel, tiếp theo tác giả thực hiện loại các mẫu trả lời không đạt theo yêu cầu theo bộ câu hỏi gạn lọc và dữ liệu sai, cuối cùng tác giả thực hiện phân tích và kiểm định nghiên cứu trên phần mềm SPSS 25.0 và phần mềm SmartPLS3 qua 02 giai đoạn:

Giai đoạn 1: Sử dụng phần mềm SPSS 25.0 thực hiện thống kê mô tả

Bước 1: Thực hiện thống kê mô tả đặc điểm mẫu của nghiên cứu về kết quả khảo sát và nhóm vị trí tham gia khảo sát

Bước 2: Thống kê mô tả dữ liệu thang đo để tìm hiểu về giá trị trung bình và độ lệch chuẩn của các biến quan sát trong than đo

Giai đoạn 2: Sử dụng phần mềm SmartPLS3 đánh giá tham đo

Bước 1: Kiểm định mô hình đo lường kết quả Đánh giá mức độ tin cậy của từng chỉ báo λ ≥ 0,708 và mức chấp nhận tối thiểu là phải λ ≥ 0,4 (λ) Bollen và Lennox (1991) Đánh giá kết quả phân tích mức độ tin cậy và mức độ hội tụ của tập chỉ báo thông qua AVE của tập chỉ báo, với AVE của tập chỉ báo ≥ 0,5 thì đạt được mức độ hội tụ của tập chỉ báo (Blumberg và cộng sự, 2014; Hair và cộng sự, 2009) Đánh giá mức độ phân biệt tập chỉ báo dựa vào kết quả của chỉ số HTMT Theo Henseler và cộng sự (2015), cho rằng chỉ số HTMT < 0,9 thì đạt được mức độ phân biệt của tập chỉ báo

Bước 2: Kiểm định mô hình cấu trúc Đánh giá mức độ đa cộng tuyến của mô hình nghiên cứu thông qua chỉ số VIF Theo Hair và cộng sự (2019) cho rằng VIF ≥ 5 khả năng đa cộng tuyến của mô hình là rất cao, 3 ≤ VIF < 5 có thể có hiện tượng đa cộng tuyến và VIF < 3 có thể không gặp đa cộng tuyến

Giải thích tỉ lệ phần trăm phương sai của biến phụ thuộc có thể được dự đoán từ biến độc lập bằng kết quả R 2 và để R 2 Adjusted (R 2 adj ) Theo Hair và cộng sự (2019) cho rằng R 2 > 0,1 là được chấp nhận về mức độ giải thích Ngoài ra, theo Henseler và cộng sự (2019) thì R 2 có độ lớn 25% đánh giá là yếu, R 2 có độ lớn 50% đánh giá là trung bình và R 2 có độ lớn 75% đánh giá là cao Để giải thích tác động của những độc lập vào biến phụ thuộc tác giả sử dụng kết quả f 2 Theo Cohen (1988) cho rằng f 2 < 0,02 là không có hiệu quả tác động, 0,02 ≤ f 2 < 0,15 thì tác động nhỏ, 0,15 ≤ f 2 < 0,35 thì tác động trung bình và f 2 ≥ 0,35 thì tác động lớn Đánh giá chất lượng mô hình cấu trúc bằng hệ số Q 2 bằng phương pháp thực hiện blindfolding của PLS-SEM, nếu Q 2 > 0 ở tất cả các biến phụ thuộc thì mô hình cấu trúc đạt chất lượng về mặt tổng thể Ngoài ra, Q cũng được dùng làm nguyên tắc đánh giá về mức độ chính xác của biến phụ thuộc từ thấp (0 < Q 2 ≤ 0,25), trung bình (0,25 < Q 2 ≤ 0,5) và cao (Q 2 > 0,5) (Hair và cộng sự, 2019) Đánh giá thống kê về mức độ tác động tác giả thực kiểm định Bootstrap của PLS-SEM với mẫu 5000 với kết quả mức độ tác động trực tiếp, gián tiếp và tổng tác động Tuy nhiên, trong kiểm định P-values < 0,05 thì P-values mới có ý nghĩa tác động (Halsey và cộng sự, 2015)

Trong chương 3 này, tác giả tập trung trình bài rõ về quy trình nghiên cứu của đề tài Bên cạnh đó, phương pháp chọn mẫu, cách thực hiện khảo sát và xử lý kết quả sau khảo sát cũng được tác giả nêu rõ Ngoài ra, tác giả còn chỉ rõ cách thức xây dựng thang do từ việc kế thừa của các nghiên cứu trước như (1) liên minh chiến lược (Schilke và Goerzen, 2010), (2) năng lực thăm dò (Zhang và Wu, 2017), (3) năng lực khai thác (Zhang và Wu, 2017), (4) đổi mới (Ucbasaran và cộng sự, 2009),

(5) phát triển sản phẩm mới (Blome và cộng sự, 2014) Tuy nhiên, thang do cuối cùng tác giả có thực hiện điều chỉnh theo ý kiến thống nhất của các chuyên gia Cuối cùng, tác giả nêu rõ phương pháp phân tích và xử lý số liệu sau khi thực hiện thu thập mẫu của nghiên cứu.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

Mô tả đặc điểm mẫu nghiên cứu

Tác giả đã thực hiện thu thập dữ liệu khảo sát cho nghiên cứu này từ tháng 11/2022 đến 02/2023, các đáp viên tham gia khảo sát trực tuyến bằng link google forms được tác giả gửi qua zalo dựa trên nhóm công việc để chọn ra đáp viên phù hợp Khảo sát nhận về 960 kết quả trả lời của đáp viên, tuy nhiên chỉ có 328 kết quả trả lời hợp lệ thông qua bộ câu hỏi sàng lọc Với 65.83%, vì vây cho thấy kết quả trả lời của đáp viên thông qua bộ câu hỏi sàng lọc có sức mạnh sàn lọc mẫu có hiệu quả cao, vì vậy các mẫu còn được giữ lại có tính thuyết phục mạnh mẽ cho nghiên cứu này

Bảng 4.1 Thống kê mô tả đặc điểm mẫu Đặc điểm Tần số Phần trăm

Nguồn: Kết quả được tác giả xuất từ SPSS

Kết quả bảng 4.1 thống kê mô tả đặc điểm mẫu thể hiện rằng có 70,427% đáp viên tham gia trả lời hợp lệ giữ chức vụ từ Giám đốc trở lên, vì vậy các kết quả trả lời của các biến quan sát trong nghiên cứu có tính thuyết phục, đại diện cho tổng thể mạnh mẽ và phù hợp với nội dung nghiêm cứu.

Thống kê mô tả dữ liệu thang đo

Kết quả được tác giả trích xuất từ phần mềm SPSS 25 sau khi chạy dữ liệu hợp lệ của thống kê mô tả về thang đo

Bảng 4.2 Thống kê mô tả dữ liệu thang đo

Thang đo Chỉ báo N Min Max Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn

Liên minh chiến lược (SA)

Phát triển sản phẩm mới (NPD)

Nguồn: Kết quả được tác giả xuất từ SPSS

Từ kết quả của Bảng 4.1 thống kê mô tả dữ liệu thang đo cho chúng ta thấy rằng, kết quả trả lời của đáp viên ở từng chỉ báo được trải dài từ 1 (Hoàn toàn không đồng ý) đến 5 (Hoàn toàn đồng ý) Ngoài ra, giá trị trung bình của các chỉ báo nhỏ nhất là 3,247 và lớn nhất là 4,710 cho thấy rằng các đáp viên phần lớn là đồng ý với câu hỏi của các biến quan sát Bên cạnh đó độ lệch chuẩn ở trong khoảng từ 0,516 đến 1,269 cho các chỉ báo trong thang đo, kết quả này thể hiện các đáp viên trả lời tương đối đồng nhất về bảng câu hỏi

Từ thống kê mô tả về dữ liệu thang đo liên minh chiến lược, cho thấy chỉ báo SA4 (4,710) và SA5 (4,631) là 02 chỉ báo đạt có giá trị trung bình thống kê cao nhất Vì vậy, cho thấy rằng đa phần trong các liên minh chiến lược thì năng lực học hỏi từ các đối tác liên minh chiến lược và tích hợp thành công kiến thức hiện có của mình với thông tin mới có được từ các đối tác liên minh chiến lược là hữu ích nhất Tuy nhiên, chỉ báo SA1 (4,040) là chỉ báo có giá trị trung bình là thấp nhất, qua đó cho thấy rằng sự phối hợp giữa các đối tượng trong liên minh chiến lược thường không đạt được sự nhịp nhàng tốt nhất

Từ thống kê mô tả về dữ liệu thang đo năng lực thăm dò, cho thấy chỉ báo LORA1 (4,762) và LORA5 (4,332) là 02 chỉ báo đạt có giá trị trung bình thống kê cao nhất Vì vậy, cho thấy rằng đa phần trong hoạt động thăm dò của các tổ chức thì hoạt động về thăm dò các công nghệ, kỹ năng sản xuất hoàn toàn mới và tăng cường kỹ năng đổi mới trong các lĩnh vực mà chưa có kinh nghiệm trước đó là các hoạt động có tác động nhiều nhất đến năng lực thăm dò Tuy nhiên, chỉ báo LORA4 (4,037) là chỉ báo có giá trị trung bình là thấp nhất, qua đó cho thấy rằng hoạt động học các kỹ năng hoàn toàn mới trong việc tài trợ cho công nghệ mới và đào tạo nhân viên R&D không tác động nhiều đến năng lực thăm dò

Từ thống kê mô tả về dữ liệu thang đo năng lực khai thác, cho thấy chỉ báo LOI3 (4,610) và LOI4 (4,460) là 02 chỉ báo đạt có giá trị trung bình thống kê cao nhất Vì vậy, cho thấy rằng đa phần trong hoạt động khai thác việc nâng cao năng lực tìm kiếm giải pháp cho các vấn đề của khách hàng gần với các giải pháp hiện có và nâng cao kỹ năng trong các quy trình phát triển sản phẩm mà công ty đã có kinh nghiệm phong phú là các hoạt động có tác động nhiều nhất đến năng lực khai thác

Tuy nhiên, chỉ báo LOI1 (4,183) là chỉ báo có giá trị trung bình là thấp nhất, qua đó cho thấy rằng hoạt động nâng cấp kiến thức hiện tại cho các sản phẩm quen thuộc không tác động nhiều đến năng lực khai thác

Từ thống kê mô tả về dữ liệu thang đo đổi mới, cho thấy chỉ báo INNO1 (4,430) và INNO2 (4,177) là 02 chỉ báo đạt có giá trị trung bình thống kê cao nhất Vì vậy, cho thấy rằng đa phần trong hoạt động đổi mới việc tìm thấy một phương pháp sản xuất mới hoặc sửa đổi một phương pháp hiện có và tìm thấy một thị trường mới hoặc sử dụng một chiến lược tiếp thị mới trong một thị trường hiện có là các hoạt động có tác động nhiều nhất đến việc đổi mới Tuy nhiên, chỉ báo

INNO6 (3,247) là chỉ báo có giá trị trung bình là thấp nhất, qua đó cho thấy rằng hoạt động tìm thấy các cách thức mới để quản lý kiểm soát chất lượng và R&D không tác động nhiều đến năng lực đổi mới

Từ thống kê mô tả về dữ liệu thang đo phát triển sản phẩm mới, cho thấy chỉ báo NPD4 (4,479) và NPD5 (4,390) là 02 chỉ báo đạt có giá trị trung bình thống kê cao nhất Vì vậy, cho thấy rằng đa phần trong hoạt động phát triển sản phẩm mới việc trao đổi thông tin hiệu quả giữa các bộ phận có liên quan đến nhau và tích cực theo đuổi sự phát triển đa chức năng của các sản phẩm mới là các hoạt động có tác động nhiều nhất đến việc phát triển sản phẩm mới Tuy nhiên, chỉ báo NPD6 (3,799) là chỉ báo có giá trị trung bình thấp nhất, qua đó cho thấy rằng hoạt động các nhà cung cấp có thể chia sẻ kiến thức chuyên môn của mình về công nghệ mới với chúng tôi là năng lực tác động không nhiều đến việc phát triển sản phẩm mới.

Kết quả đánh giá về thang đo

4.3.1 Kiểm định mô hình đo lường kết quả Đánh giá mức độ tin cậy của từng chỉ báo (λ): Tác giả thực hiện đánh giá mức độ về sự tin cậy của các chỉ báo (λ) và mức độ tin cậy của các tập chỉ báo (CR)

Bảng 4.3 Báo cáo hệ số tải ngoài

INNO LOI LORA NPD SA

INNO LOI LORA NPD SA

Nguồn: Kết quả được tác giả xuất từ SmartPLS

Tác giả thực hiện đánh giá mức độ tin cậy của từng chỉ báo thông qua xem xét hệ số tải ngoài (λ) Theo Bollen và Lennox (1991), mức độ hội tụ của thang đo đạt yêu cầu chỉ khi hệ số (λ) của từng chỉ báo đạt kết quả đáp ứng đủ điều kiện λ ≥ 0,7 trong một số ít trường hợp thì ít nhất λ ≥ 0,4 nếu có λ < 4 thì chỉ báo đó được loại bỏ ngay khỏi mô hình Vì vậy, với kết quả báo cáo ở bảng 4.3 Báo cáo hệ số tải ngoài thì tất cả các chỉ báo đạt mức độ tin cậy Đánh giá độ tin cậy và mức độ hội tụ của tập chỉ báo:

Bảng 4.4 Kết quả phân tích mức độ tin cậy và mức độ hội tụ của tập chỉ báo

Nguồn: Kết quả được tác giả xuất từ SmartPLS Đánh giá kết quả phân tích mức độ tin cậy và mức độ hội tụ của tập chỉ báo thông qua AVE của tập chỉ báo, với AVE của tập chỉ báo ≥ 0,5 thì đạt được mức độ hội tụ của tập chỉ báo (Blumberg và cộng sự, 2014; Hair và cộng sự, 2009) Xét kết quả bảng 4.4 cho thấy rằng tập chỉ báo NPD (0,470) và SA (0,456) có (AVE < 0,5), vì vậy tác giả thực hiện loại bỏ lần lượt các chỉ báo như sau: NPD2 (λ = 0,547),

NPD6 (λ = 0,603), SA1 (λ = 0,461) và SA2 (λ = 0,486) đây là những chỉ báo có hệ số (λ) thấp cần được loại bỏ để cải thiện AVE Bên cạnh đó các biến quan sát NPD2 (3,838), NPD6 (3,799), SA1 (4,040) và SA2 (4,311) có giá trị trung bình được các đáp viên đánh giá thấp hơn so với các biến quan sát khác cùng thang đo, việc này chứng minh rằng 04 phát biểu của 04 biến quan sát bị loại bỏ không hoàn toàn phù hợp trong thang đo liên minh chiến lược và thang đo phát triển sản phẩm mới, vì vậy 04 quan sát bị loại bỏ là phù hợp và không anh hưởng đến mức độ tin cậy của thang đo Sau khi loại bỏ các chỉ báo trên thì kết quả AVE của tập chỉ báo đạt mức ≥ 0,5 ở bảng 4.5, qua đó đã thể hiện độ chính xác về mặt hội tụ của tập chỉ báo Với AVE ≥ 0,5 thể hiện giá trị trung bình về biến thiên của từng chỉ báo sẽ được biến tiềm ẩn giải thích từ 50% trở lên Kết quả đánh giá mức độ tin cậy của từng chỉ báo (λ) sau khi loại bỏ 04 biến trên được trình bày ở phụ lục 05

Bảng 4.5 Kết quả phân tích mức độ tin cậy và mức độ hội tụ của tập chỉ báo

Nguồn: Kết quả được tác giả xuất từ SmartPLS

Tác giả nhận xét mức độ phân biệt tập chỉ báo dựa vào kết quả của chỉ số HTMT Theo Henseler và cộng sự (2015), cho rằng chỉ số HTMT < 0,9 thì đạt được mức độ phân biệt của tập chỉ báo hoặc có thể hiểu rằng các tập chỉ báo cột và hàng là hoàn toàn phân biệt với nhau Trong khi chỉ số HTMT nhỏ hơn 0,9 càng nhiều thì cho thấy rằng mức tương quan giữa các tập chỉ báo càng thấp Kết quả báo cáo trong bảng 4.6 đáp ứng hết yêu cầu của kiểm định (HTMT < 0,9)

Bảng 4.6 Báo cáo tương quan của tập chỉ báo về chỉ số HTMT

Nguồn: Kết quả được tác giả xuất từ SmartPLS

4.3.2 Kiểm định mô hình cấu trúc Đánh giá đa cộng tuyến thông qua chỉ số VIF

Tác giả sử dụng kết quả VIF của các tập chỉ báo để đánh giá mức độ đa cộng tuyến của mô hình nghiên cứu Theo Hair và cộng sự (2019) cho rằng VIF < 3 thì mô hình đó có năng lực không gặp đa cộng tuyến Vì vậy, kết quả của bảng 4.7 đạt yêu cầu của mức độ kiểm tra VIF < 3 nên mô hình nghiên cứu có năng lực không bị đa cộng tuyến

Bảng 4.7 Chỉ số VIF kết quả phân tích đa cộng tuyến

INNO LOI LORA NPD SA

Nguồn: Kết quả được tác giả xuất từ SmartPLS Đánh giá R 2 và R 2 Adjusted (adj) của từng mô hình thành phần

Tác giả sử dụng kết quả R 2 để giải thích tỉ lệ phần trăm phương sai của những biến phụ thuộc có thể dự được đoán từ những biến độc lập Theo Hair và cộng sự

(2019) cho rằng R 2 > 0,1 là được chấp nhận, vì vậy kết quả của bảng 4.8 đạt yêu cầu của mức độ kiểm tra R 2 > 0,1 nên mô hình đế xuất được chấp nhận Với biến phụ thuộc đổi mới (INNO) là 0,382 được hiểu là biến độc lập liên minh chiến lược (SA) giải thích được 38,2% về sự biến thiên của INNO Với biến phụ thuộc khai thác (LOI) là 0,649 được hiểu là biến độc lập SA giải thích được 64,9% về sự biến thiên của LOI Với biến phụ thuộc thăm dò (LORA) là 0,762 được hiểu là biến độc lập

SA giải thích được 76,2% về sự biến thiên của LORA Với biến phụ thuộc phát triển sản phẩm mới (NPD) là 0,689 được hiểu là biến độc lập SA giải thích được 68.9% về sự biến thiên của NPD

Bảng 4.8 Hệ số R 2 và R 2 adj

Nguồn: Kết quả được tác giả xuất từ SmartPLS Đánh giá hệ số f 2

Tác giả sử dụng kết quả f 2 để giải thích tác động của những biến độc lập vào biến phụ thuộc Theo Cohen (1988) cho rằng 0,02 < f 2 < 0,35 thì tác động đó ở mức trung bình, vì vậy kết quả bảng 4.9 cho thấy rằng tất cả tác động của những biến độc lập lên những biến phục thuộc trong mô hình nghiên cứu này ở mức độ trung bình nên mô hình được chấp nhận

Nguồn: Kết quả được tác giả xuất từ SmartPLS Đánh giá Hệ số Q 2 Đánh giá chất lượng mô hình cấu trúc bằng hệ số Q 2 bằng phương pháp thực hiện blindfolding của PLS-SEM, nếu Q 2 > 0 ở tất cả các biến phụ thuộc thì mô hình cấu trúc đạt chất lượng về mặt tổng thể Ngoài ra, Q cũng được dùng làm nguyên tắc đánh giá về mức độ chính xác của biến phụ thuộc từ thấp (0 < Q 2 ≤ 0,25), trung bình (0,25 < Q 2 ≤ 0,5) và cao (Q 2 > 0,5) (Hair và cộng sự, 2019) Kết quả bảng 4.10 cho thấy rằng mô hình cấu trúc đạt chất lượng về mặt tổng thể

SSO SSE Q² (=1-SSE/SSO) Ghi chú

Nguồn: Kết quả được tác giả xuất từ SmartPLS

4.3.3 Kiểm định mô hình nghiên cứu Để thực hiện đánh giá thống kê về mức độ tác động tác giả thực kiểm định Bootstrap của PLS-SEM với mẫu 5000 với kết quả mức độ tác động trực tiếp, gián tiếp và tổng tác động Tuy nhiên, trong kiểm định P-values < 0,05 thì P-values mới có ý nghĩa tác động (Halsey và cộng sự, 2015) Hệ số hồi quy (β) giả thích mức độ tác động mạnh hay yếu của biến độc lập lên biến phụ thuộc, bên cạnh đó giá trị β dương thể hiện sự tác động của các biến cùng chiều và giá trị β âm thể hiện sự tác động của các biến ngược chiều Kết quả bảng 4.11 thể hiện kiểm định này

Bảng 4.11 Kết quả tác động trực tiếp, gián tiếp và tổng mức tác động

Hệ số hồi quy Độ lệch chuẩn

SA -> LORA H1+ 0,873 0,021 41,034 0,000 Được hỗ trợ

SA -> LOI H2+ 0,805 0,029 27,330 0,000 Được hỗ trợ

SA -> INNO H3+ 0,574 0,041 14,131 0,000 Được hỗ trợ

SA -> NPD H4+ 0,727 0,041 17,912 0,000 Được hỗ trợ

Giả Hệ số Độ lệch T- P Chú thích thuyết hồi quy chuẩn value Values

LORA -> INNO H5+ 0,467 0,101 4,668 0,000 Được hỗ trợ INNO -> NPD H6+ 0,281 0,069 4,076 0,000 Được hỗ trợ LORA -> NPD H7+ 0,254 0,087 2,921 0,004 Được hỗ trợ LOI -> NPD H8+ 0,329 0,089 3,680 0,000 Được hỗ trợ

Nguồn: Kết quả được tác giả xuất từ SmartPLS Kết quả của bảng 4.11 được giải thích như sau:

H1+: Liên minh chiến lược (SA) có tác động tích cực đến năng lực thăm dò (LORA) vì P-values = 0,000 < 0,05 với hệ số β = 0,873 Vì vậy giả thuyết có tác động và ý nghĩa thống kê, H1 được hỗ trợ trong mô hình mà tác giả đề xuất

H2+: Liên minh chiến lược có tác động tích cực đến việc khai thác (LOI) vì P- values = 0,000 < 0,05 với hệ số β = 0,805 Vì vậy giả thuyết có tác động và ý nghĩa thống kê, H2 được hỗ trợ trong mô hình mà tác giả đề xuất

H3+: Liên minh chiên lược có tác động cực đến việc đổi mới (INNO) vì P- values = 0,000 < 0,05 với hệ số β = 0,574 Vì vậy giả thuyết có tác động và ý nghĩa thống kê, H3 được hỗ trợ trong mô hình mà tác giả đề xuất

Thảo luận kết quả nghiên cứu

Hình 4.1 Kết quả mô hình đường dẫn

Theo kết quả mô hình đường dẫn của nghiên cứu cho thấy rằng các tác động trực tiếp của liên minh chiến lược đến năng lực thăm dò, khai thác, đổi mới và phát triển sản phẩm mới có kết quả tích cực trong nghiên cứu tại thời điểm hiện tại Tuy nhiên, tác động gián tiếp từ liên minh chiến lược đến đổi mới và phát triển sản phẩm mới (SA >INNO >NDP có β = 0,047) là rất thấp và không đạt ý nghĩa thống kê, trong khi tổng tác động từ liên minh chiến lược đến phát triển sản phẩm mới (SA > NDP có β = 0,727) là cao và có ý nghĩa thống kê (phụ lục 06) Ngoài ra, tác động gián tiếp từ liên minh chiến lược đến năng lực thăm dò đến đổi mới và phát triển sản phẩm mới (SA >LORA >INNO >NDP có β = 0,107) là thấp và không đạt ý nghĩa thống kê (phụ lục 06), trong khi tổng tác động từ liên minh chiến lược đến phát triển sản phẩm mới (SA >NDP có β = 0,727) là cao và có ý nghĩa thống kê Vì vậy, kết quả trả về từ mô hình đường dẫn hoàn toàn ủng hộ giả thuyết mà tác giả đã xây dựng

Về liên minh chiến lược có tác động tích cực đến năng lực thăm dò với P-values = 0,000 < 0,05 và hệ số β = 0,873 Ngoài ra, các nghiên cứu trước của

(Sippel, 2017; Ferreira và cộng sự, 2021a) cũng ủng hộ giả thuyết này Tuy nhiên, kết quả trả lời của các đáp viên trong nghiên cứu của (Ferreira và cộng sự, 2021a) với β = 0,543 và P-values < 0,05 không cảm nhận cao về giả thuyết này như đáp viên của nghiên cứu hiện tại

Về liên minh chiến lược có tác động tích cực đến việc khai thác với P-values = 0,000 < 0,05 và hệ số β = 0,805 Ngoài ra, các nghiên cứu trước của

(Talebi và cộng sự, 2017; Ferreira và cộng sự, 2021a) cũng ủng hộ giả thuyết này

Tuy nhiên, kết quả trả lời của đáp viên trong nghiên cứu của (Ferreira và cộng sự,

2021a) với β = 0,605 và P-values < 0,05 không cảm nhận cao về giả thuyết này như đáp viên của nghiên cứu hiện tại

Về liên minh chiên lược có tác động cực đến việc đổi mới với P-values = 0,000 < 0,05 và hệ số β = 0,574 Ngoài ra, các nghiên cứu trước của

(Vendrell-Herrero và cộng sự, 2018; Ferreira và cộng sự, 2021a) cũng ủng hộ giả thuyết này Tuy nhiên, kết quả trả lời của các đáp viên trong nghiên cứu của

Ferreira và cộng sự (2021a) với β = 0,259 và P-values < 0,05 không cảm nhận cao về giả thuyết này như đáp viên của nghiên cứu hiện tại

Về liên minh chiến lược có tác động tích cực đến việc phát triển sản phẩm mới với P-values = 0,000 < 0,05 và hệ số β = 0,727 Ngoài ra, các nghiên cứu trước của

(Bouncken và cộng sự, 2015; Ferreira và cộng sự, 2021a) cũng ủng hộ giả thuyết này Tuy nhiên, kết quả trả lời của đáp viên trong nghiên cứu của (Ferreira và cộng sự, 2021a) với β = 0,136 và P-values < 0,05 không cảm nhận cao về giả thuyết này như đáp viên của nghiên cứu hiện tại

Về thăm dò có tác động tích cực đến việc đổi mới với P-values = 0,000 < 0,05 và hệ số β = 0,467 Ngoài ra, các nghiên cứu trước của (O'Cass và cộng sự, 2014;

Tabeau và cộng sự, 2017; Ferreira và cộng sự, 2021a; Ferreira và cộng sự, 2021b) cũng ủng hộ giả thuyết này Tuy nhiên, kết quả trả lời của các đáp viên trong nghiên cứu của (Ferreira và cộng sự, 2021a) với β = 0,607 và P-values < 0,05 cho thấy rằng họ cảm nhận cao về giả thuyết này hơn đáp viên của nghiên cứu hiện tại

Về thăm dò có tác động tích cực đến việc phát triển sản phẩm mới với P-values = 0,000 < 0,05 và hệ số β = 0,281 Ngoài ra, các nghiên cứu trước của

(Kauppila, 2015; Dai và cộng sự, 2017; Ferreira và cộng sự, 2021a) cũng ủng hộ giả thuyết này Tuy nhiên, kết quả trả lời của đáp viên trong nghiên cứu của (Ferreira và cộng sự, 2021a) với β = 0,348 và P-values < 0,05 về giả thuyết hoàn toàn tương đồng với nghiên cứu hiện tại

Về khai thác có tác động tích cực đến việc phát triển sản phẩm mới với P-values = 0,004 < 0,05 và hệ số β = 0,254 Ngoài ra, các nghiên cứu trước của

(Kim và Atuahene-Gima, 2010; Lee và cộng sự, 2017; Ferreira và cộng sự, 2021a) cũng ủng hộ giả thuyết này Tuy nhiên, kết quả trả lời của các đáp viên trong nghiên cứu của (Ferreira và cộng sự, 2021a) với β = 0,227 và P-values < 0,05 có sự cảm nhận về giải thuyết tương đồng với nghiên cứu hiện tại

Về đổi mới có tác động tích cực đến việc phát triển sản phẩm mới với P-values = 0,000 < 0,05 và hệ số β = 0,329 Ngoài ra, các nghiên cứu trước của

(Song và cộng sự, 2016; Ferreira và cộng sự, 2021a) cũng ủng hộ giả thuyết này

Tuy nhiên, các đáp viên trong nghiên cứu của (Ferreira và cộng sự, 2021a) với β 0,154 và P-values < 0,05 không cảm nhận cao về giả thuyết này như đáp viên của nghiên cứu hiện tại

Kết luận: Với kết quả thảo luận như trên cho thấy rằng 05/08 giả thuyết của mô hình tác giả đưa ra được các đáp viên cảm nhận cao hơn so với nghiên cứu tương đồng của (Ferreira và cộng sự, 2021a), 02/08 giả thuyết được các đáp viên cảm nhận gần giống với nghiên cứu của (Ferreira và cộng sự, 2021a) và còn lại 01/08 giả thuyết được đáp viên của nghiên cứu (Ferreira và cộng sự, 2021a) cảm nhận cao hơn so với nghiên cứu hiện tại Nghiên cứu của (Ferreira và cộng sự, 2021a) được thực hiện với đối tượng khảo sát là các DNVVN, nhưng đối tượng khảo sát của nghiên cứu hiện tại là các doanh nghiệp có quy mô vừa nên có sự cảm nhận của đáp viên cao hơn so với nghiên cứu trước đó Vì vậy, kết quả nghiên cứu một lần nữa ủng hộ khẳng định của (MOF, 2006) về việc các doanh nghiệp có quy mô nhỏ không sẵn sàng tham gia liên minh chiến lược

Trong chương 4, tác giả thực hiện các bước (1) mô tả đặc điểm mẫu của nhiên cứu bằng SPSS, (2) xử lý thống kê mô tả dữ liệu thang đo bằng SPSS, (3) đánh giá kết quả thang đo bằng cách kiểm định mô hình đo lường kết quả nhằm xác định mức độ tin cậy của từng chỉ báo và tập chỉ báo bằng SmartPLS Ngoài ra, đánh giá kết quả thang đo còn thực hiện kiểm định mô hình cấu trúc với các tiêu chuẩn VIF,

R 2 và R 2 adj , f 2 và Q 2 bằng SmartPLS Cuối cùng, thực hiện kiểm định mô hình nghiêm cứu bằng Bootstrap của PLS-SEM với mẫu 5000, (4) thảo luận về kết quả nghiên cứu.

Ngày đăng: 27/02/2024, 16:41

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w