........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................Bài làm mang tính chất tham khảo và được nghiên cứu, sưu tầm từ nhiều nguồn.
Trang 1MỞ ĐẦU
1 Đặt vấn đề
Kinh tế là một trong những vấn đề cốt lõi của lý luận về phát triển kinh tế Tăng trưởng và phát triển kinh tế là mục tiêu hàng đầu của tất cả các nước trên thế giới, là thước đo chủ yếu về sự tiến bộ trong mỗi giai đoạn của mỗi quốc gia Mục tiêu tổng quát của kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2010 - 2020 của Việt Nam là
“Đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, đạt được bước chuyển biến quan trọng về nâng cao hiệu quả và tính bền vững của sự phát triển, sớm đưa Việt Nam ra khỏi tình trạng kém phát triển Cải thiện rõ rệt đời sống vật chất văn hóa, tinh thần của nhân dân Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển kinh tế tri thức, tạo nền tảng để đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020 Giữ vững ổn định chính trị và trật tự, an toàn xã hội Bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và an ninh quốc gia Nâng cao vị thế của Việt Nam trong khu vực và trên trường quốc tế.”
2 Mục đích
Phát triển kinh tế - xã hội nhanh, hiệu quả và bền vững; tạo sự chuyển biến căn bản về chất lượng tăng trưởng và sức cạnh tranh của nền kinh tế
Tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững; ổn định và cải thiện đời sống nhân dân Chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hoá Nâng cao rõ rệt hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế Mở rộng kinh tế đối ngoại Tạo chuyển biến mạnh về giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, phát huy nhân tố con người Tạo nhiều việc làm, cơ bản xoá đói, giảm số hộ nghèo, đẩy lùi các tệ nạn xã hội Tiếp tục tăng cường kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, hình thành một bước quan trọng thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Giữ vững ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và an ninh quốc gia.
3 Phương pháp nghiên cứu
Để thấy được những thành tựu mà của Việt Nam trong hội nhập kinh tế quốc tế trong thời gian qua.
4 Bố cục
Gồm 3 phần
Trang 2Phần 1 : Mở đầu
Phần 2 : Nội dung
Phần 3 : Kết luận
5 Tài liệu tham khảo
Vũ Văn Hiền (2018), Đổi mới tư duy về hội nhập kinh tế quốc tế, Hội đồng Lý luận Trung ương;
Thanh Giang (2019), Hội nghị tăng cường hội nhập quốc tế chủ động, sáng tạo, hiệu quả vì phát triển nhanh và bền vững, Báo Nhân dân diện tử;
Lê Hoài Trung (2019), Đối ngoại đa phương góp phần đẩy mạnh hội nhập quốc tế, tăng cường sức mạnh tổng hợp của đất nước;
Hoàng Xuân Hòa (2019), Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế sau 5 năm nhìn lại, Văn phòng Chính phủ.
FM (2018b) Vietnam's international economic integration and measures
11.Đảng Cộng sản Việt Nam, Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X, XI, XII của Đảng;
Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XII (2016), Nghị quyết số
06 – NQ/TW ngày 5/11/2016 về thực hiện có hiệu quả tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, giữ vững ổn định chính trị - xã hội trong bối cảnh nước ta tham gia các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới;
Nghị quyết số 22-NQ/TW của Bộ Chính trị về hội nhập quốc tế; Chỉ thị số 25-CT/TW về đẩy mạnh và nâng tầm đối ngoại đa
phương đến năm 2030;
Quyết định số 596/QĐ-TTg ngày 23/4/2014 của Thủ tướng Chính phủ thành lập Ban Chỉ đạo quốc gia về hội nhập quốc tế;
Trang 3NỘI DUNG
1 Cơ sở lý luận
a, Khái niệm
Hội nhập kinh tế, theo quan niệm đơn giản nhất và phổ biến trên thế giới,
là việc các nền kinh tế gắn kết lại với nhau Theo cách hiểu này, hội nhập kinh tế
đã diễn ra từ hàng ngàn năm nay và hội nhập kinh tế với quy mô toàn cầu đã diễn ra từ cách đây hai nghìn năm khi đế quốc La Mã xâm chiếm thế giới và mở mang mạng lưới giao thông, thúc đẩy lưu thông hàng hóa trong toàn bộ lãnh địa chiếm đóng rộng lớn của họ và áp đặt đồng tiền của họ cho toàn bộ các nơi
b,Lý luận chung
Hội nhập kinh tế quốc tế, theo nghĩa đơn giản và phổ biến nhất, là nơi các nền kinh tế quốc gia gắn kết với nhau Theo cách hiểu này, hội nhập kinh tế quốc tế đã diễn ra hàng ngàn năm khi Đế chế La Mã xâm chiếm thế giới và mở rộng mạng lưới giao thông, thúc đẩy lưu thông hàng hóa trong toàn bộ lãnh thổ rộng lớn của họ và áp đặt đồng tiền riêng của
họ cho toàn bộ vùng đất rộng lớn này Hội nhập kinh tế là mối liên kết thể chế giữa các nền kinh tế Khái niệm này đã được Béla Balassa đề xuất từ những năm 1960 và được chấp nhận trong giới học thuật và chính sách Nói rõ hơn, hội nhập kinh tế là quá trình tích cực thực hiện đồng thời hai điều: một mặt, liên kết nền kinh tế và thị trường của mỗi quốc gia với thị trường khu vực và thế giới thông qua việc mở và thúc đẩy tự do hóa nền kinh tế quốc gia; mặt khác, tham gia và đóng góp vào việc xây dựng các thể chế kinh tế khu vực và toàn cầu Theo Từ điển kinh doanh, hội nhập kinh tế là một thỏa thuận giữa các quốc gia trong khu vực địa lý nhằm giảm thiểu và cuối cùng là xóa bỏ hàng rào thuế quan và phi thuế quan để đảm bảo dòng hàng hóa hoặc dịch vụ tự do và các yếu tố sản xuất Đó là bất kỳ loại thỏa thuận nào trong đó các quốc gia đồng ý phối hợp các chính sách thương mại, tài khóa và / hoặc tiền tệ của họ được gọi là hội nhập kinh tế Rõ ràng, có nhiều giai đoạn (hoặc cấp độ) khác nhau của hội nhập Hội nhập kinh tế thường được coi là có sáu cấp: hiệp định thương mại ưu đãi, hiệp định thương mại tự do, liên minh hải quan, thị trường
Trang 4chung, liên minh tiền tệ và hội nhập toàn diện (Tien, 2019a) Tuy nhiên, trong thực tế, mức độ tích hợp có thể ngày càng đa dạng hơn
Ở Việt Nam, thuật ngữ ‘hội nhập kinh tế quốc tế” bắt đầu được sử dụng từ khoảng giữa thập niên 1990 cùng với quá trình Việt Nam gia nhập ASEAN, tham gia Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) và các thể chế kinh tế quốc tế khác Những năm gần đây, cụm từ “hội nhập quốc tế” (thậm chí nói ngắn gọn là “hội nhập”) được sử dụng ngày càng phổ
biến hơn và với hàm nghĩa rộng hơn hội nhập kinh tế quốc tế Có một
thực tiễn đáng lưu ý là trước khi thuật ngữ “hội nhập kinh tế quốc tế” được đưa vào sử dụng, trong tiếng Việt đã xuất hiện các cụm từ “liên kết
kinh tế quốc tế” và “nhất thể hóa kinh tế quốc tế” Cả ba thuật ngữ
này thực ra được sử dụng để chỉ cùng một khái niệm mà tiếng Anh gọi là
“international economic integration” Sự khác biệt giữa chúng chủ yếu là cách dùng với hàm ý chính trị và lịch sử khác nhau Thuật ngữ “nhất thể
hóa kinh tế quốc tế” được sử dụng chủ yếu trong bối cảnh hợp tác giữa
các nước xã hội chủ nghĩa trong khuôn khổ Hội đồng Tương trợ kinh tế (SEV) những năm 1970-1980
Chủ thể của hội nhập quốc tế trước hết là các quốc gia, chủ thể chính của quan hệ quốc tế có đủ thẩm quyền và năng lực đàm phán, ký kết và thực hiện các cam kết quốc tế Bên cạnh chủ thể chính này, các chủ thể khác cùng hợp thành lực lượng tổng hợp tham gia vào quá trình hội nhập quốc tế
2, Vai trò của hội nhập quốc tế đối với Việt Nam
Sau hơn 30 năm đổi mới, đặc biệt là từ khi thực hiện Cương lĩnh 1991,Việt Nam đã tham gia tất cả các tổ chức kinh tế thế giới và khu vực chủ chốt như WTO, ASEM,APEC, ASEAN, thiết lập quan hệ ngoại giao với hơn 160 nước và 70 vùng lãnh thổ, mở rộng quan hệ thương mại, xuất khẩu hàng hoá tới trên 230 thị trường của các nước và vùng lãnh thổ, ký kết trên 90 Hiệp định thương mại song phương, gần 60 Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư, 54 Hiệp định chống đánh thuế hai lần và nhiều Hiệp định hợp tác về văn hoá song phương với các nước và các tổ chức quốc tế.Với việc thực hiện chủ trương hội nhập quốc tế toàn diện với trọng tâm là hội nhập kinh tế quốc tế, vị thế của đất nước tiếp tục được cải thiện đáng kể Ta đã có 3 đối tác chiến lược toàn diện, 15 đối tác chiến lược và 12 đối tác toàn diện – hầu hết đều được thiết lập trong giai đoạn 2007-2017.Tiếng nói và vị thế của ta được coi trọng, ghi nhận ở không ít
tổ chức, diễn đàn quốc tế như Liên hợp quốc, UNESCO, APEC,
Cùng với quá trình thực hiện các cam kết hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam đã có bước tiến lớn trong việc ban hành và sửa đổi hệ thống
Trang 5pháp luật cho phù hợp với thông lệ quốc tế nhằm làm cho môi trường kinh doanh thông thoáng minh bạch, bảo đảm sự bình đẳng giữa các thành phần kinh tế, giữa các doanh nghiệp, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, đầu
tư phát triển; đó là điều kiện bắt buộc và cũng là yêu cầu cấp thiết trong quá trình đổi mới đường lối và chính sách đối ngoại, tham gia ngày càng sâu và rộng vào sân chơi quốc tế Việc thu hút và sử dụng ĐTNN trong những năm qua còn góp phần tích cực hoàn thiện thể kinh tế, môi trường đầu tư kinh doanh theo các nguyên tắc của kinh tế thị trường; nâng cao năng lực quản lý kinh tế, quản trị doanh nghiệp, hỗ trợ quá trình cải cách doanh nghiệp nhà nước, nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế Đây là thành tựu quan trọng và nổi bật của việc thực hiện đường lối và chính sách đối ngoại đổi mới, được cộng đồng doanh nghiệp thừa nhận Điều quan trọng cần nhấn mạnh là, khi thể chế trong nước được đổi mới càng sát với chuẩn mực và thông lệ quốc tế thì càng trở thành động lực thúc đẩy kinh tế phát triển
Nếu như trong giai đoạn 1986-1990, trước khi đất nước bước vào thời kỳ mở cửa, hội nhập toàn diện, tăng trưởng GDP bình quân chỉ đạt 4,4%/năm thì thời kỳ từ 19912011 tăng trưởng GDP bình quân đạt từ 6 -8%
Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực, phát huy vai trò của khu vực công nghiệp - xây dựng và dịch vụ Chất lượng tăng trưởng kinh tế được cải thiện, trình độ công nghệ sản xuất được nâng lên Kết quả là nước ta thoát khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội và ra khỏi danh sách các nước kém phát triển sau 30 năm đổi mới
Hội nhập kinh tế quốc tế là yếu tố quan trọng tạo điệu kiện thuận lợi cho Việt Nam mở rộng thị trường và tăng cường xuất khẩu, đưa xuất khẩu đã trở thành một động lực chính cho tăng trưởng kinh tế Độ mở của nền kinh tế Việt Nam ngày càng lớn: tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ so với GDP đạt 208,6%, điều này chứng tỏ Việt Nam khai thác được thế mạnh của kinh tế trong nước đồng thời tranh thủ được thị trường thế giới
Bắt đầu từ thập kỷ 90 của thế kỷ trước, đầu tư trực tiếp nước ngoài
đã đóng vai trò như một “cú hích”, tạo sự đột phá, vừa bổ sung nguồn lực quan trọng cho đầu tư phát triển, vừa khơi dậy các nguồn lực trong nước,
để khai thác, tận dụng các tiềm năng, lợi thế, đưa đất nước vượt qua giai đoạn khó khăn, khủng hoảng
Trang 6Đến nay, khu vực có vốn ĐTNN ngày càng phát triển, đã trở thành một trong những khu vực năng động nhất của nền kinh tế góp phần hình thành một số ngành công nghiệp chủ lực của nền kinh tế, phát triển nhiều ngành dịch vụ chất lượng cao, tạo ra phương thức mới trong phân phối hàng hóa, tiêu dùng, góp phần kích thích hoạt động thương mại nội địa; chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, nâng cao giá trị hàng hóa nông sản xuất khẩu; hình thành các khu đô thị mới, các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế; góp phần cải thiện hệ thống cảng biển của Việt Nam; góp quan trọng cho thúc đẩy và mở rộng thị trường xuất khẩu, chuyển đổi cơ cấu mặt hàng xuất khẩu và từng bước đưa Việt Nam tham gia vào mạng sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu Khu vực ĐTNN cũng đã thực hiện chuyển giao công nghệ ở một số ngành, lĩnh vực và có tác động lan tỏa công nghệ nhất định tới khu vực doanh nghiệp trong nước; thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ
Hội nhập kinh tế quốc tế không chỉ đóng vai trò quan trọng trong thúc đẩy tăng trưởng kinh tế mà còn là kênh quan trọng góp phần tạo việc làm và nâng cao năng suất lao động
Hội nhập kinh tế quốc tế đã mang tới những cơ hội để tiếp cận các
xu thế mới, tri thức mới, những mô hình giáo dục hiện đại, tranh thủ các nguồn lực bên ngoài, tạo thời cơ để phát triển giáo dục.Nhờ tăng cường hội nhập quốc tế trên lĩnh vực văn hóa, chúng ta đã có thêm những nguồn lực,
cơ hội mới giúp bảo vệ và phát huy có chất lượng, hiệu quả hơn di sản văn hóa Việt Nam Với việc tham gia các Công ước và nỗ lực từ Trung ương tới địa phương, nhiều di sản văn hóa vật thể và phi vật thể của ta đã được UNESCO công nhận, góp phần quan trọng vào việc phát triển kinh tế xã hội Mở cửa, đổi mới tạo điều kiện cho sự giao lưu của các luồng văn hóa, đồng thời cũng tạo điều kiện cho việc phổ biến di sản văn hóa của nước ta
ra nước ngoài
Hội nhập kinh tế quốc tế đã tạo ra sự đan xen về lợi ích giữa Việt Nam và các nước, các trung tâm quyền lực, tạo thế và lực cho công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc; thúc đẩy xu thế hòa bình, ổn định, hợp tác trong khu vực, giúp ngăn ngừa nguy cơ chiến tranh; làm cho sức mạnh kinh tế của đất nước từng bước được nâng lên là điều kiện quan trọng để tăng
Trang 7cường tiềm lực quốc phòng, an ninh của đất nước, góp phần nâng cao vị thế của đất nước trong khu vực và trên thế giới
Một số thành tựu của tiến trình HNKTQT toàn diện của Việt Nam gồm:
Một là, HNKTQT đã góp phần gia tăng sức mạnh tổng hợp quốc
gia Nền kinh tế Việt Nam từng bước được cơ cấu lại gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế được tăng cường, nguồn nhân lực để cung ứng cho phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) ngày càng phát triển Môi trường đầu tư kinh doanh được cải thiện, minh bạch, bình đẳng hơn, năng lực cạnh tranh của nền kinh tế được nâng lên
Việt Nam được nhiều tổ chức quốc tế đánh giá là một trong những nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất trong khu vực cũng như trên thế giới và có triển vọng tốt nhờ kinh tế vĩ mô tiếp tục được duy trì ổn định, các cân đối lớn được bảo đảm, lạm phát được kiểm soát, tạo môi trường, động lực thúc đẩy kinh tế phát triển Quy mô kinh tế Việt Nam năm 2019 dự báo đạt 5,5 triệu tỷ đồng, tương đương 240,5 tỷ USD, gấp trên 1,3 lần so với năm 2015, hiện đứng thứ 44 trên thế giới theo GDP danh nghĩa và thứ 34 theo sức mua tương đương
Hai là, HNKTQT tác động mạnh đến tăng trưởng, góp phần thúc
đẩy phát triển KT-XH GDP bình quân đầu người tăng từ 2.109 USD (năm 2015) lên 2.587 USD (năm 2018), khoảng 7.650 USD theo sức mua tương đương Đặc biệt, sau khi gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), Việt Nam đã duy trì tốc độ tăng trưởng cao, trong năm 2007, tăng trưởng GDP đạt 8,46% (mức cao nhất trong vòng 11 năm trước đó) Tuy nhiên, 4 năm sau đó, do ảnh hưởng từ những biến động của kinh tế thế giới, nên tăng trưởng GDP trong giai đoạn 2011 - 2013 giảm xuống còn 5,6% Đáng chú ý những năm tiếp theo, kinh tế khởi sắc hơn Cụ thể, năm
2014 đạt 5,98%, năm 2015 đạt 6,68%; 2016 đạt 6,1%, năm 2017 GDP đạt 6,81%, năm 2018 đạt 7%, quy mô nền kinh tế đạt khoảng 240 tỷ USD, bình quân đầu người đạt 2.540 USD, mức tăng trưởng cao nhất trong vòng 10 năm qua (2008-2018)
Trang 8Ba là, HNKTQT thúc đẩy hoạt động thương mại quốc tế của
Việt Nam phát triển mạnh giúp gia tăng kim ngạch xuất nhập khẩu
(XNK), mở rộng thị trường đa dạng các loại hàng hóa tham gia XNK Việt Nam đã trở thành một bộ phận của nền kinh tế toàn cầu với tổng kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu đạt gần 480 tỷ USD, gấp gần 2 lần GDP Từ chỗ thường xuyên nhập siêu, Việt Nam đã chuyển sang cân bằng XNK, thậm chí là xuất siêu Việt Nam hiện đã có quan hệ thương mại với trên
200 quốc gia và vùng lãnh thổ Là thành viên của WTO, Việt Nam đã được 71 đối tác công nhận là nền kinh tế thị trường, nhiều sản phẩm dần
có chỗ đứng và khả năng cạnh tranh trên nhiều thị trường có yêu cầu cao
về chất lượng như Liên minh châu Âu, Nhật Bản, Mỹ
Bốn là, HNKTQT sâu rộng hơn góp phần đưa Việt Nam trở
thành một “mắt xích” quan trọng trong mạng lưới các liên kết kinh tế với các nền kinh tế hàng đầu thế giới (gồm 12 FTA đã ký và đang thực thi; 2 Hiệp định đã ký kết, 4 FTA đang đàm phán bảo đảm cho kết nối thương mại tư do, ưu đãi cao với 60 nền kinh tế, chiếm 90% kim ngạch thương mại của Việt Nam); đồng thời, tạo động lực mới và cả “sức ép” mới để thúc đẩy mạnh mẽ hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế Môi trường pháp lý, chính sách kinh tế, cơ chế quản lý trong nước được cải cách theo hướng ngày càng phù hợp với các cam kết tiêu chuẩn cao trong các FTA và ngày càng minh bạch hơn, tạo lập môi trường đầu tư, kinh doanh trong nước ngày càng thông thoáng hơn, tiệm cận với các chuẩn mực quốc tế cao của khu vực và thế giới
Năm là, thu hút đầu tư nước ngoài của Việt Nam đạt được nhiều
kết quả ấn tượng Hội nghị Liên Hợp quốc về thương mại và phát triển đánh giá, Việt Nam nằm trong 12 quốc gia thành công nhất về thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) Hiện nay, có gần 26.000 doanh nghiệp (DN) FDI đang hoạt động ở Việt Nam, với số vốn cam kết đầu tư trên 330
tỷ USD đến từ gần 130 quốc gia và đối tác Vốn FDI vào Việt Nam chiếm 25% tổng vốn đầu tư toàn xã hội Các đối tác đã cam kết viện trợ hơn 3 tỷ USD cho Việt Nam trong giai đoạn 2018-2020 Việt Nam từng bước trở thành một trong những công xưởng của thế giới về cung ứng hàng điện tử, dệt may, da giầy, điện thoại di động
Trang 94 Một số quan điểm trong thời gian hội nhập
Nhìn lại lịch sử phát triển của đất nước Việt Nam thì tư tưởng mở cửa giao thương đã có từ khá lâu Các nhà canh tân của Việt Nam như Lê Quý Đôn, Nguyễn Trường Tộ… cách đây nhiều thế kỷ đã nhìn thấy tầm quan trọng của việc mở cửa nền kinh tế, giao lưu buôn bán với nước ngoài
Sau Cách mạng tháng 8 (1945), tư tưởng mở cửa về kinh tế, hội nhập với kinh tế thế giới đã được thể hiện trong lời kêu gọi Liên hợp quốc (tháng
12 năm 1946) của Chủ tịch Hồ Chí Minh, trong đó có những điểm mà trong bối cảnh hiện nay vẫn rất đúng và thích hợp:
Nước Việt Nam dành sự tiếp nhận thuận lợi cho đầu tư của các nhà tư bản, nhà kỹ thuật nước ngoài trong tất cả các ngành kỹ nghệ
Nước Việt Nam sẵn sàng mở rộng các cảng, sân bay và đường sá giao thông cho việc buôn bánvà quá cảnh quốc tế
Nước Việt Nam chấp nhận tham gia mọi tổ chức hợp tác kinh tế quốc tế dưới sự lãnh đạo của Liên hợp quốc
Tuy nhiên, do hoàn cảnh lịch sử, việc thực hiện tư tưởng hội nhập kinh tế quốc tế đó đã bị gián đoạn Chỉ sau khi giành được độc lập và thống nhất đất nước (1975), Việt Nam mới thực hiện một phần tư tưởng quan trọng đó bằng việc tham gia liên kết kinh tế XHCN trong khuôn khổ Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV) do Liên Xô đứng đầu (1978)
Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam chỉ thực sự được đẩy mạnh kể từ khi Việt Nam tiến hành Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ
VI năm 1986 cùng với việc bắt đầu công cuộc Đổi mới đất nước.Trong gần 30 năm đổi mới, quan điểm, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam
về hội nhập quốc tế đã trải qua một quá trình cụ thể hóa và hoàn thiện Có thể chia thành 3 giai đoạn lớn:
Trang 10Giai đoạn thứ nhất từ Đại hội Đảng VI (1986) đến đầu Đại hội Đảng VII (1991), lúc này Việt Nam chưa nói cụ thể về hội nhập kinh tế quốc tế mà mới đặt vấn đề là “mở cửa nền kinh tế”,“đa phương hóa, đa dạng hóa, mở rộng quan hệ đối ngoại” Tư tưởng này đã đặt nền móng cho việc phát triển hội nhập ở các giai đoạn tiếp theo
Giai đoạn thứ hai là từ Đại hội VIII đến Đại hội Đảng X, chủ trương hội nhập kinh tế quốc tế đã được Đảng CSVN chỉ rõ: "đẩy nhanh quá trình hội nhập kinh tế quốc tế", “xây dựng một nền kinh tế mới hội nhập với khu vực và thế giới”, “Việt Nam sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy với các nước trong cộng đồng quốc tế,phấn đấu vì hoà bình , độc lập
và phát triển"
Giai đoạn thứ ba, bắt đầu từ Đại hội Đảng lần thứ XI (2011), Đảng CSVN đã đề ra chủ trương “chủ động và tích cực hội nhập quốc tế” Theo
đó, Việt Nam chuyển sang giai đoạn hội nhập toàn diện với hội nhập kinh
tế quốc tế vẫn là nội dung quan trọng nhất, như được nhấn mạnh trong Nghị quyết số 22-NQ/TW ngày 10 tháng 4 năm 2013 của Bộ Chính trị ĐCSVN về hội nhập quốc tế: “Hội nhập kinh tế quốc tế là trọng tâm, hội nhập trong các lĩnh vực khác phải tạo thuận lợi cho hội nhập kinh tế và góp phần tích cực vào phát triển kinh tế”
Tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII (2015), Đảng CSVN tiếp tục khẳng định “Thực hiện hiệu quả hội nhập quốc tế trong điều kiện mới, tiếp tục nâng cao vị thế và uy tín của đất nước trên trường quốc tế”
Trong bối cảnh Việt Nam tích cực hội nhập toàn diện và đẩy mạnh tham gia các Hiệp định Thương mại tự do (FTA), ngày 5/11/2016, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII ban hành Nghị quyết số 06-NQ/TW
về thực hiện có hiệu quả tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, giữ vững ổn định chính trị – xã hội trong bối cảnh nước ta tham gia các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới Nghị quyết 06 - NQ/TW khóa XII nêu rõ mục tiêu thực hiện tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, giữ vững ổn định chính trị
- xã hội, nhằm tăng cường khả năng tự chủ của nền kinh tế, mở rộng thị trường, tranh thủ thêm vốn, công nghệ, tri thức, kinh nghiệm quản lý, bảo đảm phát triển nhanh và bền vững, nâng cao đời sống nhân dân, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc; giữ vững độc lập, chủ quyền, thống nhất