1. Trang chủ
  2. » Kinh Tế - Quản Lý

Sử dụng tài nguyên thiên nhiên trong tăng trưởng và phát triển kinh tế ở Việt Nam hiện nay

20 2 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Sử Dụng Tài Nguyên Thiên Nhiên Trong Tăng Trưởng Và Phát Triển Kinh Tế Ở Việt Nam Hiện Nay
Trường học Trường Đại Học
Chuyên ngành Kinh Tế
Thể loại tiểu luận
Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 46,46 KB

Nội dung

........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................Bài làm mang tính chất tham khảo và được nghiên cứu, sưu tầm từ nhiều nguồn.

Trang 1

MỤC LỤC

2 Tài nguyên thiên nhiên với phát triển kinh tế 4

3 Tài nguyên thiên nhiên với phát triển bền vững 6

4 Sử dụng Tài nguyên thiên nhiên trong tăng trưởng và phát triển kinh tế ở

4.1. Tài nguyên thiên nhiên ở Việt Nam hiện nay: 7

Trang 2

LỜI MỞ ĐẦU

Tài nguyên thiên nhiên là các sản phẩm có sẵn trong tự nhiên, do tự nhiên sinh ra Trong quá trình khai thác sử dụng cho mục đích của mình con người đã lấy đi những tài nguyên này để khai thác, chế biến tạo thành những sản phẩm vật chất phục vụ cho cuộc sống Nhưng trong thời đại ngày nay, kinh tế thế giới phát triển và dân số gia tăng chóng mặt Cuộc sống con người ngày càng khó khăn Con người càng ra sức khai thác thì những nguồn lực này càng cạn kiệt Bởi vì nhu cầu của con người là vô hạn trong khi tài nguyên thiên nhiên lại có hạn Liệu chúng ta có nghĩ tới một ngày nào đó những nguồn lực của tự nhiên này sẽ không còn nữa? Phải chăng đã đến lúc nghĩ khác

đi cho một tương lai khác cho con người – nơi mà có những nguồn năng lượng sạch và không sử dụng tài nguyên thiên nhiên một cách lãng phí, gây ô nhiễm và nhiều những

hệ lụy khác… Hơn nữa thiết nghĩ con người cũng là sinh ra từ thiên nhiên, nếu cứ tiếp tục hủy hoại thiên nhiên thì sẽ có lúc thiên nhiên quay ngược trở lại với con nguời chúng ta Có nhiều nỗ lực với môi trường và tài nguyên thiên nhiên được đưa ra, nhưng chỉ là một số nhỏ so với sự hủy hoại mà con người đang làm Rõ ràng vấn đề bây giờ là phải tìm ra các nguồn năng lượng mới và sạch để thay thế nhằm giảm tải ô nhiễm và giúp cân bằng lại môi trường thiên nhiên

Những điều nêu trên là một trong những vấn đề cốt yếu của chính sách phát triển của các quốc gia Phát triển chưa đủ mà phải là phát triển bền vững Vấn đề này không phải chỉ là “nhiệm vụ” của các nhà làm chính sách hay chỉ của các nguyên thủ quốc gia

mà còn là của mọi công dân, từ trong ý thức của mỗi người

Để làm rõ hơn về thực trạng của tài nguyên thiên nhiên và chính sách để phát triển, sử dụng tài nguyên thiên nhiên họp lý của nước ta, em đã nghiên cứu và tìm hiểu

để thực hiện bài tiểu luận này Do đó khó tránh khỏi những sai sót, mong giảng viên bỏ qua và đánh giá bài trên cơ sở khách quan nhất Em xin chân thành cảm ơn

Trang 3

NỘI DUNG

1 Tìm hiểu về tài nguyên thiên nhiên :

1.1 Tài nguyên thiên nhiên là gì?

a) Định nghĩa

Tài nguyên thiên nhiên là một bộ phận quan trọng trong môi trường tự nhiên Nguồn tài nguyên thiên nhiên bao gồm những yếu tố vật chất của tự nhiên mà con người có thể nghiên cứu, khai thác, sử dụng và chế biến để tại ra sản phẩm, của cải vật chất nhằm thỏa mãn nhu cầu của con người và xã hội

Vật chất mà tài nguyên thiên nhiên là một dạng cụ thể của nó, được con người biến đổi mà không làm biến mất nó trong quá trình hoạt động Vật chất đề cập ở đây cần phải hiểu cả hai dạng : hữu hình và vô hình Có thể nói rằng tài nguyên là tất cả các dạng vật chất, tri thức, thông tin được con người sử dụng để tạo ra của cải vật chất hay tạo ra giá trị sử dụng mới Xã hội loài người càng phát triển thì số loại hình tài nguyên và số lượng mỗi loại tài nguyên được con người sử dụng, khai thác càng gia tăng

b) Hạn chế:

1 Loại tài nguyên không khôi phục được bao gồm các loại khoáng sản đang được khai thác để sử dụng trong công nghiệp Sự hình thành các tài nguyên khoáng sản phải mất hàng triệu năm; vì vậy, các tài nguyên này khi hao kiệt thì không phục hồi được Do đó, đối với tài nguyên khoáng sản, phải sử dụng thật tiết kiệm, sử dụng tổng hợp và cần sản xuất các loại vật liệu thay thế (ví dụ, sản xuất các chất dẻo tổng hợp để thay thế các chi tiết bằng kim loại…)

2 Tài nguyên không bị hao kiệt như năng lượng Mặt Trời, không khí, nước… Không khí và nước có lượng rất lớn đến mức con người không thể sử dụng làm cho chúng cạn kiệt được Tuy nhiên, tài nguyên nước không phân bố đều giữa các vùng trên Trái Đất: có nhiều vùng đang phải đối mặt với tình trạng thiếu nước

Trang 4

ngọt, đặc biệt là thiếu nước an toàn Không khí và nguồn nước đang bị đe dọa ô nhiễm nghiêm trọng làm ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe con người

Trang 5

1.2 Phân loại Tài nguyên thiên nhiên:

Tài nguyên thiên nhiên được chia thành 3 loại:

1 Tài nguyên tái tạo: Là tài nguyên dựa vào nguồn năng lượng được cung cấp hầu như

liên tục và vô tận từ vũ trụ vào trái đất, dựa vào trật tự tự nhiên, nguồn thông tin vật lý và sinh học đã hình thành và tiếp tục tồn tại, phát triển và chỉ mất đi khi không còn nguồn năng lượng và thông tin nói trên Theo S.E Jorgensen (1981) Tài nguyên tái tạo là tài nguyên có thể tự duy trì hoặc tự bổ sung một cách liên tục nếu được quản lý, sử dụng một cách hợp lý và khôn ngoan.Tài nguyên thiên nhiên tái tạo được có thể kể ra như: Tài nguyên sinh học, tài nguyên năng lượng mặt trời, nước, gió, đất canh tác

2 Tài nguyên không tái tạo: Tồn tại một cách hữu hạn và sẽ mất đi hoặc hoàn toàn bị

biến đổi không còn giữ được tính chất ban đầu sau quá trình sử dụng Các khoáng sản, nhiên liu hoá thạch (than đá, dầu mỏ, khí đốt ), các thông tin di truyền bị mai một không giữ lại được là những nguồn tài nguyên thiên nhiên không tái tạo được

3 Tài nguyên vĩnh cửu: loại tài nguyên có liên quan trực tiếp hay gián tiếp đến năng

lượng mặt trời Có thể xem năng lượng mặt trời là nguồn tài nguyên vô tận, chúng ta

có thể phân ra:

- Năng lượng trực tiếp: là nguồn năng lượng chiếu sáng trực tiếp, giá trị định lượng

có thể tính được

- Năng lượng gián tiếp: là những dạng năng lượng gián tiếp của bức xạ mặt rời

bao gồm: gió, sóng biển, thuỷ triều,

Ngoài ra, còn có thể phân loại tài nguyên thiên nhiên theo bản chất tự nhiên như: Tài

nguyên đất, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, tài nguyên rừng, tài nguyên biển,…

2 Tài nguyên thiên nhiên với phát triển kinh tế:

Giữa tài nguyên và kinh tế có mối quan hệ chặt chẽ qua lại với nhau, đó là mối quan hệ tương tác, thường xuyên và lâu dài

- Tài nguyên thiên nhiên là một yếu tố nguồn lực quan trọng: Tài nguyên thiên

là một trong những yếu tố nguồn lực đầu vào của quá trình sản xuất Xét trên

Trang 6

phạm vi toàn thể giới, nếu không có tài nguyên , đất đai thì sẽ không có sản xuất

và cũng không có sự tồn tại của con người Tuy nhiên, đối với tăng trưởng và phát triển kinh tế, tài nguyên thiên nhiên chỉ là điều kiện cần nhưng chưa đủ Trên thực tế, nếu công nghệ là cố định thì lưu lượng của tài nguyên thiên nhiên sẽ

là mức hạn chế tuyệt đối về sản xuất vật chất trong ngành công nghiệp sử dụng khoáng quặng làm nguyên liệu đầu vào như nhôm, thép… Tài nguyên thiên nhiên chỉ trở thành sức mạnh kinh tế khi con người biết khai thác và sử dụng một cách hiệu quả Thực tế đã cho thấy nhiều quốc gia mặc dù có trữ lượng tài nguyen phong phú, đa dạng, điều kiện thuận lợi, song vẫn là nước nghèo và kém phát triển Ví dụ như Cô-oét, Arập-Sêút, Vê nê zuê la, Chi lê Ngược lại nhiều quốc gia có ít tài nguyên khoáng sản nhưng lại trở thành những nước công nghiệp phát triển như Nhật Bản, Anh, Pháp, Italia…

Có thể nói, tài nguyên thiên nhiên là yếu tố thúc đẩy sản xuất phát triển, các nước đang phát triền thường quan tâm đến việc xuất khẩu sản phẩm thô, đó là những sản phẩm được khai thác trực tiếp từ nguồn TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN của đất nước, chưa qua chế biến hoặc ở dạng sơ chế Nguồn TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN cũng là cơ sở để phát triển các ngành sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, công nghiệp chế biên, các ngành công nghiệp năng, công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, thủy tinh, sành sứ…

- Tài nguyên thiên nhiên là cơ sở tạo tích lũy vốn và phát triển ổn định: Đối

với hầu hết nước, việc tích lũy vốn đòi hỏi một quá trình lâu dài, gian khổ liên quan chặt chẽ với tiêu dùng trong nước và thu hút vốn đầu tư từ nước ngoài Tuy nhiên, có nhiều quốc gia, nhờ những ưu đãi của tự nhiên có nguồn tài nguyên lớn,

đa dạng nên có thể rút nhắn quá trình tích lũy vốn bằng cách khai thác các sản phẩm thô để bán hoặc để đa dạng hóa nền kinh tế tạo nguồn tích lũy vốn ban đầu cho sự nghiệp công nghiệp hóa đất nước Như trên chúng ta đã thấy, nguồn tài nguyên thiên nhiên thường là cơ sở để phát triển một số ngành công nghiệp khai thác, công nghiệp chế biến và cung cấp nguyên liệu cho nhiều ngành kinh tế

Trang 7

khác, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nước Sự giàu có về tài nguyên, đặc biệt về năng lượng giúp cho một quốc gia ít bị lệ thuộc hơn vào các quốc gia khác và có thể tăng trưởng một cách ổn định, độc lập khi thị trường tài nguyên thế giới bị rời vào trạng thái bất ổn

- Tài nguyên thiên nhiên là yếu tố thúc đẩy sản xuất phát triển: Tài nguyên

thiên nhiên là cơ sở để phát triển nông nghiệp và công nghiệp, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động Điều này đặc biệt quan trọng đối với các nước đang phát triển ở thời kỳ đầu công nghiệp hoá như Việt Nam Tuy vậy, cần

đề phòng tình trạng khai thác quá mức Tài nguyên thiên nhiên để xuất khẩu nguyên liệu thô

3 Tài nguyên thiên nhiên với phát triển bền vững:

a) Phát triển bền vững:

Phát triển bền vững là sự phát triển nhằm đáp ứng những yêu cầu của hiện tại, nhưng không gây trở ngại cho việc đáp ứng nhu cầu của các thế hệ mai sau

b) Mặt tích cực và hệ lụy:

Hệ thống pháp luật về quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường đang được hoàn thiện theo hướng tiếp cận với các mục tiêu phát triển bền vững Các nguồn lực cho công tác bảo vệ tài nguyên môi trường vì mục tiêu phát triển bền vững đã và đang được tăng cường mạnh

mẽ Hợp tác quốc tế về tài nguyên và môi trường thu được nhiều kết quả tốt Tốc độ gia tăng ô nhiễm đã từng bước được hạn chế Chất lượng môi trường tại một số nơi, một số vùng đã được cải thiện, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống người dân, cũng như quá trình phát triển bền vững của đất nước

Hiện nay, tình trạng sử dụng đất tăng mạnh, tài nguyên nước ngày càng bị lạm dụng, rừng

tự nhiên bị khai thác lấy gỗ, trữ lượng cá cho hoạt động đánh bắt bị cạn kiệt, và tài nguyên khoáng sản ngày càng bị khai thác nhiều hơn Không có gì sai nếu sử dụng tài nguyên thiên nhiên để tăng trưởng kinh tế Nhưng để phát triển bền vững cần phải đảm bảo các tài nguyên có thể tái tạo được khai thác ở mức thích hợp

Trang 8

c) Vai trò của Tài nguyên thiên nhiên với phát triển bền vững:

❖ Ưu điểm:

- Chống thoái hóa, thực hiện sử dụng hiệu quả và bền vững tài nguyên đất

- Bảo vệ môi trường nước và sử dụng bền vững tài nguyên nước

- Khai thác hợp lý và sử dụng tiết kiệm, bền vững tài nguyên khoáng sản

- Bảo vệ môi trường biển, ven biển, hải đảo và phát triển tài nguyên biển

- Bảo vệ và phát triển rừng

- Giảm ô nhiễm không khí ở các đô thị và khu công nghiệp

- Quản lý có hiệu quả chất thải rắn và chất thải nguy hại

- Bảo tồn đa dạng sinh học

- Giảm nhẹ biến đổi khí hậu và hạn chế những ảnh hưởng có hại của biến đổi khí hậu, góp phần phòng, chống thiên tai

❖ Nhược điểm:

▪ Các vấn đề môi trường như ô nhiễm môi trường đất, nước

▪ Không khí nhiều nơi còn nặng nề

▪ Suy giảm đa dạng sinh học

▪ Khai thác khoángsản và quản lý chất thải rắn đang gia tăng, gây bức xúc trong

nhân dân

▪ Hệ thống chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường còn chưa đồng bộ

▪ Lực lượng cán bộ làm công tác quản lý Nhà nước về tài nguyên và môi trường

còn thiếu về số lượng, yếu về chất lượng

▪ Nhận thức về bảo vệ môi trường và PTBV ở các cấp

▪ Các ngành và nhân dân chưa đầy đủ

▪ Tình trạng vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường, quản lý tài nguyên vẫn đang diễn ra tương đối phổ biến

4 Sử dụng Tài nguyên thiên nhiên trong tăng trưởng và phát triển kinh tế ở Việt Nam hiện nay:

Trang 9

4.1 Thực trạng Tài nguyên thiên nhiên ở Việt Nam hiện nay:

a) Tài nguyên đất:

- Vùng núi nước ta chiếm 3/4 diện tích lãnh thổ Đặc trưng cơ bản của vùng núi là địa hình chia cắt mạnh, gây trở ngại lớn cho việc canh tác, phát triển hạ tầng và tiếp nhận tiến bộ khoa học kỹ thuật Bên cạnh đó, tỷ lệ diện tích đất có thể canh tác không nhiều Khoảng 50% diện tích có sườn dốc trên 20 độ Đất bị xói mòn mạnh, ước tính hàng năm khoảng 15- 350 tấn/ha Ngoài ra, phần lớn đất bị phong hóa, nghèo dinh dưỡng đặc biệt là các nguyên tố vi lượng Quá trình xói mòn, rửa trôi quan sát được trên cả ba loại đất: Đất canh tác nương rẫy có độ dốc cao; đất một số hệ luân canh điển hình; lâm nghiệp với các thảm thực bì khác nhau

- Do hậu quả của việc chặt phá rừng, đốt rừng bừa bãi, sử dụng đất không bền vững qua nhiều thế hệ (du canh, du cư, độc canh, quảng canh) nên đất bị kho hạn

nghiêm trọng, nhiều nơi mất khả năng sản xuất.

b) Tài nguyên nước:

- Việt Nam có nguồn nước chất lượng tốt với trữ lượng lớn nhưng ở nhiều nơi, nước ngầm bị khai thác tập trung nên đang có mức sụt giảm nghiêm trọng Không chỉ suy thoái, tài nguyên nước còn ô nhiễm nghiêm trọng do nhiều nguyên nhân.Nhưng chủ yếu là do nước thải chưa qua xử lý hoặc chỉ được xử lý

sơ bộ

- Tính trung bình, mỗi người Việt Nam có thể nhận 9.650m3 nước/năm trong khi mức trung bình thế giới là 7.400m3 Tuy nhiên, xét về nguồn nước nội địa, Việt Nam chỉ đạt mức trung bình kém của thế giới với 3.600m3 /người/năm, ít hơn mức bình quân toàn cầu (4.000m3 /người/năm) Nếu tính theo tiêu chí nguồn nước nội địa, Việt Nam thuộc diện quốc gia thiếu nước Điều đáng lo là, vì 63% tổng tài nguyên nước mặt của chúng ta là ngoại lai, cụ thể ở lưu vực sông Hồng, nguồn nước ngoại lai chiếm 50% tổng khối lượng nước bề mặt, còn ở lưu vực

Trang 10

sông Cửu Long, con số này là 90% nên chúng ta không thể chủ động bảo vệ, khai thác và sử dụng nguồn nước, đặc biệt là khi các quốc gia ở thượng nguồn ngày càng khai thác triệt để nguồn nước này Trung Quốc đang xây dựng hàng chục hồ chứa lớn trên sông Mê Kông, Thái Lan đã xây 10 hồ chứa vừa và lớn, Campuchia dự kiến giữ nước Biển Hồ ở một mực nhất định để phát triển thủy lợi…

c) Tài nguyên biển:

Theo ước tính, quy mô kinh tế (GDP) biển và vùng ven biển Việt Nam bình quân đạt khoảng 47-48% GDP cả nước, trong đó GDP của kinh tế thuần biển đạt khoảng 20-22% tổng GDP cả nước Trong các ngành kinh tế biển, đóng góp của các ngành kinh

tế diễn ra trên biển chiếm tới 98%, chủ yếu là khai thác dầu khí, thủy sản, hàng hải (vận tải biển và dịch vụ cảng biển), du lịch biển Các ngành kinh tế có liên quan trực tiếp tới khai thác biển như đóng và sửa chữa tàu biển, chế biến dầu khí, chế biến thủy sản, thông tin liên lạc, bước đầu phát triển, nhưng hiện tại quy mô còn rất nhỏ bé (chỉ chiếm khoảng 2% kinh tế biển và 0,4% tổng GDP cả nước) So với các nước , năng lực khai thác biển của Việt Nam chỉ bằng 1/7 của Hàn Quốc, 1/20 của Trung Quốc, 1/94 của Nhật Bản, 1/260 của thế giới

d) Tài nguyên năng lượng:

- Thủy điện:Tiềm năng kinh tế - kỹ thuật thủy điện nước ta đã được xác định: Thủy điện vừa và lớn (khoảng 20 GW); thủy điện nhỏ (khoảng 6.000 - 7.000 MW.) Đến nay, chúng ta đã xây dựng được 19,7 GW thủy điện vừa và lớn, dự kiến giai đoạn

2020 - 2025 có thể xây dựng thêm khoảng 1,8 GW (bao gồm cả mở rộng các nhà máy hiện có) Với thủy điện nhỏ, dự kiến còn có thể xây dựng thêm khoảng 2,5 GW.Có thể nói, tiềm năng phát triển thủy điện của Việt Nam đã gần cạn kiệt

- Khí đốt:Trữ lượng cấp 2P (cấp tương đối chắc chắn) của Việt Nam khoảng 432 tỷ m3 Đến nay đã khai thác khoảng 150 tỷ m3 Các khả năng cung cấp khí được tính theo 2 phương án, trong đó, phương án cung cơ sở được chọn để xét khả năng cấp

Ngày đăng: 27/02/2024, 16:41

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w