1. Trang chủ
  2. » Kinh Tế - Quản Lý

Giải pháp tăng trưởng kinh tế và phát triển kinh tế bền vững ở Việt Nam

20 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Giải Pháp Tăng Trưởng Kinh Tế Và Phát Triển Kinh Tế Bền Vững Ở Việt Nam
Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 60,74 KB

Nội dung

........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................Bài làm mang tính chất tham khảo và được chắt lọc, sưu tầm từ nhiều nguồn.

Trang 1

Mục lục

Phần mở đầu 4

1 Lý do chọn đề tài 4

2 Phương pháp nghiên cứu tiểu luận 4

3 Đối tượng phạm vi nghiện cứu 4

4 mục đích nghiên cứu 5

5 Bố cục của tiểu luận 5

CHƯƠNG 1 6

LÝ LUẬN VỀ TĂNG TRIỂN KINH TẾ VÀ SỰ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG 6

1.1 Tăng trưởng kinh tế là gì? 6

1.2 Phát triển bền vững là gì? 7

CHƯƠNG 2 8

THỰC TRẠNG TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ PHÁT TRIỂN VÀ 8

PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG Ở VIỆT NAM 8

2.1 Thực trạng tốc độ tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững ở Việt Nam .8 2.2 Phát triển bền vững ở Việt Nam 11

2.2.1 Ưu điểm 11

2.2.2 Hạn chế tồn đọng 12

CHƯƠNG 3 15

ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ 15

VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG Ở VIỆT NAM 15

3.1 Định hướng chung về tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững ở Việt Nam 15

3.2 Đề xuất một sô giải pháp 15

Kết luận 19

Tài liệu tham khảo 20

Danh mục bảng 21

Trang 2

Phần mở đầu.

1 Lý do chọn đề tài

Tăng trưởng kinh tế là một trong những vấn đề cốt lõi của lý luận về phát triển kinh tế Tăng trưởng và phát triển kinh tế bền vững là mục tiêu hàng đầu của tất cả các nước trên thế giới, là thước đo chủ yếu về sự tiến bộ trong mỗi giai đoạn của mỗi quốc gia Mục tiêu tổng quát của kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2010 - 2020 của Việt Nam là “Đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, đạt được bước chuyển biến quan trọng về nâng cao hiệu quả và tính bền vững của sự phát triển, sớm đưa Việt Nam ra khỏi tình trạng kém phát triển Cải thiện rõ rệt đời sống vật chất văn hóa, tinh thần của nhân dân Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển kinh tế tri thức, tạo nền tảng để đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2021 Giữ vững ổn định chính trị và trật tự, an toàn xã hội Bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và an ninh quốc gia Nâng cao vị thế của Việt Nam trong khu vực và trên thị trường quốc tế.” Một xã hội bền vững là một

xã hội phát triển về mặt kinh tế với một môi trường trong lành và xã hội văn minh

Vì vậy tôi chọn đề tài “Giải pháp tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững ở Việt Nam “

Trong những năm qua, kinh tế Việt Nam đã đạt được nhiều thành tích đáng kể, tăng trưởng luôn ở mức cao, tuy nhiên, so với thực tiễn và tiềm năng vẫn còn một số hạn chế nhất định trong quá trình phát triển kinh tế đất nước Để thúc đẩy kinh tế đất nước phát triển bền vững, cần tiếp tục có nhiều giải pháp được thực hiện song hành trong thời gian tới

2 Phương pháp nghiên cứu tiểu luận

Để giải đề tài tiểu luận tôi dùng phương pháp sau:

 Phương pháp phân tích dữ liệu:

Đề tài này đi sâu phân tích một đối tượng cụ thể nên đây là phương pháp chủ yếu trong suốt quá trình thực hiện đề tài Bằng cách tiếp cận hệ thống sách giáo trình, sách tham khảo, báo đài điện tử

 Phương pháp phân tích và tổng hợp

Đề tài này phân sâu từng mảng dữ liệu để hiểu rõ tằng bước phát triển bền vững của ngành kinh tế Việt Nam

3 Đối tượng phạm vi nghiện cứu

Đối tượng: Tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững ở Việt Nam

Trang 3

Thời gian: 2011 – 2020

4 mục đích nghiên cứu

Nhằm hiểu biết hơn về tăng trưởng kinh tế của Việt nam, nắm bắt được hạn chế còn tồn đong Để thúc đẩy kinh tế đất nước phát triển bền vững, cần tiếp tục có nhiều giải pháp được thực hiện song hành trong thời gian tới

5 Bố cục của tiểu luận

Chương 1: Lý luận về phát triển kinh tế và phát triển bền vững

Chương 2: Thực trạng tăng trưởng kinh tế và phát triển kinh tế bền vững ở Việt Nam Chương 3: Gỉai pháp tăng trưởng kinh tế và phát triển kinh tế bền vững ở Việt Nam

Trang 4

CHƯƠNG 1

LÝ LUẬN VỀ TĂNG TRIỂN KINH TẾ VÀ SỰ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG 1.1 Tăng trưởng kinh tế là gì?

Tăng tưởng kinh tế là sự gia tăng của tổng sản phẩm quốc nội (GDP) hoặc tổng sản lượng quốc dân (GNP) hoặc quy mô sản lượng quốc gia tính bình quân trên đầu

người (PCI) trong một thời gian nhất định Sự tăng trưởng kinh tế phụ thuộc vào 2 quá

trình: sự tích lũy tài sản (như vốn, lao động và đất đai) và đầu tư những tài sản này có

năng suất hơn ( theo Wikipedia)

Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng thu nhập của nền kinh tế trong một khoảng thời gian nhất định (thường là một năm)

Sự gia tăng được thể hiện ở qui mô và tốc độ Qui mô tăng trưởng phản ánh sự gia tăng nhiều hay ít, còn tốc độ tăng trưởng được sử dụng với ý nghĩa so sánh tương đối và phản ánh sự gia tăng nhanh hay chậm giữa các thời kì Thu nhập của nền kinh tế

có thể biểu hiện dưới dạng hiện vật hoặc giá trị Thu nhập bằng giá trị phản ánh qua các chỉ tiêu GNP, GNI và được tính cho toàn thể nền kinh tế hoặc tính bình quân trên đầu người

Như vậy, bản chất của tăng trưởng là phản ánh sự thay đổi về lượng đối với nền kinh tế Ngày nay, yêu cầu tăng trưởng kinh tế được gắn liền với tính bền vững hay việc bảo đảm chất lượng tăng trưởng ngày càng cao Theo khía cạnh này, điều được nhấn mạnh nhiều hơn là sự gia tăng liên tục, có hiệu quả của chỉ tiêu qui mô và tốc độ tăng thu nhập bình quân đầu người Hơn thế nữa, quá trình ấy phải được tạo nên bởi nhân tố đóng vai trò quyết định là khoa học, công nghệ và vốn nhân lực trong điều kiện một cơ cấu kinh tế hợp lí

Để đạt được sự tăng trưởng kinh tế tốt nhất là đề đạt được sự tăng trưởng ở mức cao thì cần có sự phối hợp đồng bộ giữa điều hành vĩ mô và điều khiển vi mô, kết hợp nhân tố khách quan và nhân tố chủ quan, vận dụng các quy luật kinh tế và sử dụng các công cụ đòn bẩy như thuế, tiền tệ, lãi suất, việc làm, Tăng trưởng kinh tế là vấn đề cực kỳ quan trọng, liên quan đến sự thịnh suy của một quốc gia Trên cơ sở giải quyết vấn đề tăng trưởng kinh tế tạo ra nhiều của cải mới, người ta mới có thể giải quyết hàng loạt vấn đề khác như cân bằng ngân sách, đầu tư chiều sâu, phúc lợi xã hội, giải quyết việc làm, chống lại các loại tội phạm, đảm bảo ngân sách cho quốc phòng an ninh, Ngược lại nếu không đạt được sự tăng trưởng kinh tế ở mức độ cần thiết thì trong xã hội sẽ có khả năng nảy sinh hàng loạt vấn đề rất nan giải và khó giải quyết

Trang 5

1.2 Phát triển bền vững là gì?

Phát triển bền vững là sự phát triển nhằm thỏa mãn các nhu cầu hiện tại của con người nhưng không tổn hại tới sự thỏa mãn các nhu cầu của thế hệ tương lai "Phát triển bền vững" là quá trình phát triển có sự kết hợp chặt chẽ, hợp lý và hài hòa giữa 3 mặt của sự phát triển, gồm: phát triển kinh tế (tăng trưởng kinh tế), phát triển xã hội (thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội; xoá đói giảm nghèo và giải quyết việc làm) và bảo vệ môi trường (xử lý, khắc phục ô nhiễm, phục hồi và cải thiện chất lượng môi trường, phòng chống cháy và chặt phá rừng, khai thác hợp lý và sử dụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên)

Về nguyên tắc, phát triển bền vững là quá trình vận hành đồng thời ba bình diện phát triển: kinh tế tăng trưởng bền vững, xã hội thịnh vượng, công bằng, ổn định, văn hoá đa dạng và môi trường được trong lành, tài nguyên được duy trì bền vững Do vậy,

hệ thống hoàn chỉnh các nguyên tắc đạo đức cho phát triển bền vững bao gồm các nguyên tắc phát triển bền vững trong cả “ba thế chân kiềng” kinh tế, xã hội, môi trường

Phát triển bền vững đang là thách thức cho mọi quốc gia, nhất là trong điều kiện toàn cầu hóa hội nhập kinh tế quốc tế Việc lựa chọn con đường, biện pháp và thể chế, chính sách đảm bảo phát triển bền vững luôn là mối quan tâm hàng đầu của mọi người trong bước đường phát triển Việt Nam tiếp tục khẳng định “phát triển nhanh và bền vững là chủ trương, quan điểm nhất quán và xuyên suốt trong chiến lược phát triển kinh tế của Việt Nam” Bên cạnh ưu tiên phát triển nhanh nhằm tránh tụt hậu, giảm khoảng cách thu nhập giữa Việt Nam và các nước đang phát triển trong khu vực là phải phát triển bền vững

Trang 6

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ PHÁT TRIỂN VÀ

PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG Ở VIỆT NAM

Bước vào năm 2020, nền kinh tế Việt Nam thường xuyên gặp nhiều khó khăn, thách thức Khủng hoảng tài chính của một số nền kinh tế lớn trong những năm trước

đã đẩy kinh tế thế giới vào tình trạng suy thoái, làm thu hẹp đáng kể thị trường xuất khẩu, thị trường vốn, thị trường lao động và tác động tiêu cực tới nhiều lĩnh vực kinh

tế - xã hội khác Ở trong nước, thiên tai dịch bệnh xảy ra liên tiếp trên địa bàn cả nước cũng đã gây ảnh hưởng lớn đến sản xuất và đời sống dân cư Cùng với Dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, làm gián đoạn hoạt động kinh tế – xã hội Thiên tai, dịch bệnh tác động không nhỏ tới các hoạt động của nền kinh tế và cuộc sống của người dân, tỷ lệ thất nghiệp, thiếu việc làm ở mức cao Tuy nhiên, với những giải pháp quyết liệt và hiệu quả trong việc thực hiện mục tiêu kép “vừa phòng chống dịch bệnh, vừa phát triển kinh tế – xã hội”

Nhờ sự lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành nhạy bén, kịp thời, tập trung và quyết liệt của Đảng, Chính phủ, sự nỗ lực và chủ động khắc phục khó khăn, sự sáng tạo của các

Bộ, Ngành, địa phương, các tập đoàn kinh tế, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất và của toàn dân nên Việt Nam đã ngăn chặn được suy giảm kinh tế, càng về cuối năm càng nâng cao được tốc độ tăng trưởng

2.1 Thực trạng tốc độ tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững ở Việt Nam

Theo Tổng cục thống kê, Tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý IV năm 2018 ước tính tăng 7,31% so với cùng kỳ năm trước, trong đó khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,90% khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 8,65% và khu vực dịch vụ tăng 7,61% Tăng trưởng quý IV/2018 thấp hơn tăng trưởng quý IV/2017 nhưng cao hơn tăng trưởng quý IV các năm 2011-2016 Trên góc độ sử dụng GDP quý IV năm

2018, tiêu dùng cuối cùng tăng 7,51% so với cùng kỳ năm trước tích lũy tài sản tăng 9,06% xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ tăng 10,69%, nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ tăng 9,50% GDP cả năm 2018 tăng 7,08%, là mức tăng cao nhất kể từ năm 2008 trở

về đây, khẳng định tính kịp thời và hiệu quả của các giải pháp được Chính phủ ban hành, chỉ đạo quyết liệt các cấp, các ngành, các địa phương cùng nỗ lực thực hiện Trong mức tăng chung của toàn nền kinh tế, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,76%, đóng góp 8,7% vào mức tăng trưởng chung, khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 8,85%, đóng góp 48,6%, khu vực dịch vụ tăng 7,03%, đóng góp 42,7%

Trang 7

Tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý IV/2019 ước tính tăng 6,97% so với cùng

kỳ năm trước, trong đó khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 1,62%, khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 7,92% và khu vực dịch vụ tăng 8,09% Trên góc độ sử dụng GDP quý IV/2019, tiêu dùng cuối cùng tăng 7,29% so với cùng kỳ năm trước; tích lũy tài sản tăng 8,28%, xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ tăng 5,05%, nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ tăng 6,71%

GDP năm 2019 đạt kết quả ấn tượng với tốc độ tăng 7,02% (Quý I tăng 6,82%, quý II tăng 6,73%, quý III tăng 7,48%, quý IV tăng 6,97%), vượt mục tiêu của Quốc hội đề ra từ 6,6%-6,8%, khẳng định tính kịp thời và hiệu quả của các giải pháp được Chính phủ ban hành, chỉ đạo quyết liệt các cấp, các ngành, các địa phương và cộng đồng doanh nghiệp cùng nỗ lực thực hiện để đạt và vượt mục tiêu tăng trưởng Mức tăng trưởng năm nay tuy thấp hơn mức tăng 7,08% của năm 2018 nhưng cao hơn mức tăng của các năm 2011-2017 Trong mức tăng chung của toàn nền kinh tế, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,01%, đóng góp 4,6% vào mức tăng chung; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 8,90%, đóng góp 50,4%, khu vực dịch vụ tăng 7,3%, đóng góp 45%

Trong khu vực công nghiệp và xây dựng, ngành công nghiệp năm 2019 duy trì mức tăng trưởng cao với 8,86%, đóng góp 2,91 điểm phần trăm vào tốc độ tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tiếp tục đóng vai trò chủ chốt dẫn dắt nền kinh tế tăng trưởng với mức tăng 11,29%, đóng góp 2,33 điểm phần trăm Ngành công nghiệp khai khoáng tăng nhẹ ở mức 1,29% sau 3 năm sụt giảm liên tiếp, đóng góp 0,09 điểm phần trăm vào mức tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế Ngành xây dựng duy trì đà tăng trưởng tích cực với tốc độ 9,1%, đóng góp 0,66 điểm phần trăm vào mức tăng chung

Khu vực dịch vụ năm 2019 tăng 7,3%, chỉ thấp hơn mức tăng 7,47% của năm

2011 và 7,44% của năm 2017 trong giai đoạn 2011-2019 Trong khu vực dịch vụ, đóng góp của một số ngành dịch vụ thị trường có tỷ trọng lớn vào mức tăng tổng giá trị tăng thêm năm 2019 như sau: Bán buôn và bán lẻ tăng 8,82% so với năm 2018, là ngành có tốc độ tăng trưởng cao thứ hai trong khu vực dịch vụ nhưng đóng góp lớn nhất vào mức tăng tổng giá trị tăng thêm toàn nền kinh tế (0,96 điểm phần trăm), hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm tăng 8,62%, đóng góp 0,56 điểm phần tram, ngành vận tải, kho bãi tăng cao nhất trong khu vực dịch vụ với mức tăng 9,12%, đóng góp 0,3 điểm phần tram, dịch vụ lưu trú và ăn uống tăng 6,71%, đóng góp 0,28 điểm phần trăm

Trang 8

Riêng khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản năm 2019 đạt mức tăng trưởng thấp do hạn hán, biến đổi khí hậu ảnh hưởng tới năng suất và sản lượng cây trồng, ngành chăn nuôi chịu thiệt hại nặng nề bởi dịch tả lợn châu Phi, nông sản gặp khó khăn về thị

Trang 9

trường tiêu thụ và giá xuất khẩu Tăng trưởng của khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản năm 2019 đạt 2,01%, chỉ cao hơn mức tăng 1,36% của năm 2016 trong giai đoạn 2011- 2019 Ngành nông nghiệp đạt mức tăng thấp 0,61%, là mức tăng thấp nhất trong giai đoạn 2011-2019, đóng góp 0,07 điểm phần trăm vào mức tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế, ngành lâm nghiệp tăng 4,98% nhưng chiếm tỷ trọng thấp nên chỉ đóng góp 0,04 điểm phần trăm Điểm sáng của khu vực này là ngành thủy sản tăng trưởng khá ở mức 6,3%, đóng góp 0,21 điểm phần trăm do sản lượng nuôi trồng

và khai thác đạt khá

Đối với năm 2020 trong khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản, sản lượng một

số cây lâu năm, sản phẩm chăn nuôi chủ yếu và sản lượng tôm năm 2020 tăng khá đã đưa tốc độ tăng của khu vực này đạt 2,68%, cao hơn năm 2019 (2,01%) Đối mặt với tình hình dịch bệnh trên cây trồng và vật nuôi, biến đổi khí hậu, thẻ vàng trong khai thác thủy sản chưa được gỡ bỏ, đặc biệt là dịch Covid-19 nhưng khu vực này đã gặt hái được kết quả tăng trưởng khả quan với nỗ lực vượt bậc thông qua các giải pháp chuyển đổi cơ cấu cây trồng, mùa vụ Trong đó, ngành nông nghiệp tăng 2,55%, ngành lâm nghiệp tăng 2,82% và ngành thủy sản tăng 3,08% (tốc độ tăng tương ứng của các ngành trong năm 2019 là 0,61%, 4,98% và 6,30%) Đặc biệt, kết quả xuất khẩu nông sản tăng mạnh trong bối cảnh khó khăn do dịch Covid-19, kim ngạch xuất khẩu gạo lần đầu tiên đạt hơn 3 tỷ USD, tăng 9,3% so với năm 2019, gỗ và sản phẩm gỗ đạt 12.323,3 tỷ USD, tăng 15,7% Trái ngược với ngành lâm sản, bức tranh xuất khẩu thủy sản lại ảm đạm hơn khi kim ngạch xuất khẩu năm 2020 chỉ đạt 8,4 tỷ USD, giảm 1,8%

so với năm trước

Trong tăng trưởng chung của toàn nền kinh tế, khu vực công nghiệp và xây dựng đạt tốc độ tăng cao nhất với 3,98%, đóng góp 1,62 điểm phần trăm vào mức tăng chung Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tiếp tục đóng vai trò chủ chốt dẫn dắt tăng trưởng của nền kinh tế với mức tăng 5,82%, đóng góp 1,25 điểm phần trăm Chỉ số sản xuất công nghiệp của một số ngành như sản xuất thuốc, hóa dược và dược liệu; sản xuất kim loại; sản xuất than cốc, sản phẩm dầu mỏ tinh chế, sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học… tăng khá với tốc độ tăng tương ứng là 27,1%, 14,4%, 11,4% và 11,3%, góp phần đưa ngành chế biến, chế tạo tăng trưởng khả quan trong bối cảnh dịch Covid-19 làm đứt gãy chuỗi cung ứng nguyên liệu sản xuất đầu vào

Trang 10

Tốc độ tăng trưởng GDP giai đoạn 2011 - 2020 (%)

8.00

7.00

4.00

2.91 3.00

2.00

1.00

0.00

(Bảng tốc độ tăng trưởng GDP 2011-2020)

2.2 Phát triển bền vững ở Việt Nam

2.2.1 Ưu điểm

Việt Nam đã ban hành Chiến lược phát triển bền vững giai đoạn 2011 - 2020 nhằm mục tiêu tăng trưởng bền vững, có hiệu quả, đi đôi với tiến bộ, công bằng xã hội, bảo vệ tài nguyên và môi trường, giữ vững ổn định chính trị - xã hội, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia

Việt Nam là một trong những quốc gia có nhiều nỗ lực và đã đạt được nhiều thành quả trên hành trình phát triển bền vững Việt Nam đã ban hành chương trình quốc gia về phát triển bền vững, thành lập Hội đồng quốc gia về phát triển bền vững

và nâng cao năng lực cạnh tranh Năm 2018, Việt Nam xếp thứ 69/190 về môi trường

kinh doanh (đánh giá của Ngân hàng Thế giới WB), xếp thứ 77/140 về năng lực cạnh tranh (đánh giá của Diễn đàn Kinh tế Thế giới WEF), xếp thứ 54/162 quốc gia lọt vào

Top 30% quốc gia dẫn đầu về phát triển bền vững (chỉ thua Thái Lan trong ASEAN)

Trong bức tranh kinh tế năm 2020 không thể không nhắc đến đó là xuất khẩu vượt khó trong tình hình dịch bệnh, duy trì tăng trưởng dương, xuất siêu hàng hóa đạt mức cao kỷ lục (19,1 tỷ USD) và cán cân thương mại duy trì xuất siêu 5 năm liên tiếp Việc ký kết các Hiệp định thương mại tự do đã mang lại những tín hiệu tích cực cho nền kinh tế Việt Nam, đặc biệt là Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và EU (EVFTA) Năm 2020, xuất khẩu sang EU đạt 34,8 tỷ USD hơn nữa đáng chú ý, sau 5

Ngày đăng: 27/02/2024, 16:17

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w