1. Trang chủ
  2. » Kinh Tế - Quản Lý

MỘT SỐ ĐỊNH HƯỚNG VỀ ĐẨY MẠNH VÀ PHÁT TRIỂN CHO KINH TẾ HÀ NỘI

16 2 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Một Số Định Hướng Về Đẩy Mạnh Và Phát Triển Cho Kinh Tế Hà Nội
Trường học Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân
Chuyên ngành Kinh Tế
Thể loại tiểu luận
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 16
Dung lượng 45,71 KB

Nội dung

........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................Bài làm mang tính chất tham khảo và được nghiên cứu, sưu tầm từ nhiều nguồn.

Trang 1

M c l c ục lục ục lục

MỞ ĐẦU: 2

1: Lý do chọn đề tài: 2

2: Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài 2

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2

4 Phương pháp nghiên cứu 3

5 Kết cấu của đề tài 3

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHẤT LƯỢNG TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ 3

1.1: Lý luận chung: 3

1.1.1: Tăng trưởng kinh tế 3

1.1.2: Đo lường tăng trưởng kinh tế 4

1.1.3: Các chỉ tiêu phản ánh chất lượng kinh tế: 4

1.2 : Các nhân tố của tăng trưởng kinh tế 4

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ Ở HÀ NỘI 6

2.1 Tình hình tăng trưởng kinh tế ở Hà Nôi 6

2.1.1.Giới thiệu khái quát về Hà Nội 6

2.1.2 Tình hình tăng trưởng kinh tế ở Hà Nội: 6

2.1.3: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Hà Nội: 8

2.2: Triển vọng của kinh tế tại Hà Nội năm tiếp theo: 9

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ ĐỊNH HƯỚNG VỀ ĐẨY MẠNH VÀ PHÁT TRIỂN CHO KINH TẾ HÀ NỘI 13

KẾT LUẬN: 15

TÀI LIỆU THAM KHẢO 16

Trang 2

MỞ ĐẦU:

1: Lý do chọn đề tài:

Trong sự nghiệp cách mạng gần một thế kỷ qua, đặc biệt là hơn 30 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ TP, Hà Nội không ngừng phát triển với nhiều thành tích nổi bật trong phát triển kinh tế - xã hội Hà Nội hiện đã trở thành một trung tâm công nghiệp lớn, đóng vai trò đầu tàu của nền kinh tế đất nước, đã và đang tiếp tục chuyển dịch mạnh mẽ theo hướng hiện đại, công nghệ cao và phát triển bền vững Thêm vào đó, vấn đề chất lượng tăng trưởng kinh tế hiện nay đang thu hút rất nhiều sự quan tâm của các nhà khoa học kinh tế Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu, sách báo, bài viết… Chính vì thế bài tiểu luận này em xin tiếp cận vấn đề dưới nhiều góc độ khác nhau để tìm ra các giải pháp, định hướng mới góp phần phát triển thành phố Hà Nội giàu mạnh hơn nữa

2: Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài

Mục đích của tiểu luận là làm rõ cơ sở lý thuyết và thực trạng về chất lượng tăng trưởng kinh tế ở Hà Nội trong thời gian qua Từ đó, đề xuất các kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế ở Hà Nội trong thời gian sắp tới

Đề tài gồm 3 mục tiêu chính sau đây:

Trình bày cơ sở lý thuyết về tăng trưởng kinh tế và chất lượng tăng trưởng kinh tế để làm cơ sở cho việc phân tích đánh giá cho trường hợp ở Hà Nội

Từ tình hình và số liệu thực tế phân tích các yếu tố và khía cạnh để có những đánh giá

về chất lượng tăng trưởng kinh tế ở Hà Nội

Trên cơ sở phân tích, kết hợp với việc tham khảo kinh nghiệm của các quốc gia trên thế giới, sẽ đề xuất một vài kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế ở

Hà Nội

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là chất lượng tăng trưởng kinh tế ở Hà Nội Tập trung chủ yếu vào các chỉ tiêu tăng trưởng thực tế của thành phố để có thể phân tích, đánh giá

3.2 Phạm vi nghiên cứu

- Về không gian: đề tài nghiên cứu trên địa bàn thành phố Hà Nội

- Về thời gian: từ năm 2019 – 2021

Trang 3

4 Phương pháp nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu sử dụng kết hợp các phương pháp như: phân tích, so sánh, đánh giá, mô hình hóa Ngoài ra, còn sử dụng phương pháp thu thập tài liệu; tổng hợp các nguồn số liệu thông qua các báo cáo, tổng kết của các sở, ban,ngành trong thành phố; lấy thông tin thông qua các phương tiện thông tin đại chúng: báo chí, internet…

5 Kết cấu của đề tài

Ngoài phần mở đầu và kết luận, cấu trúc bài tiểu luận được chia làm 3 chương như sau:

Chương 1: Cơ sở lý luận về chất lượng tăng trưởng kinh tế;

Chương 2: Thực trạng chất lượng tăng trưởng kinh tế ở Hà Nội;

Chương 3: Những kiến nghị nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế ở Hà Nội

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHẤT LƯỢNG TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ.

1.1: Lý luận chung:

1.1.1: Tăng trưởng kinh tế.

Trong những giai đoạn đầu của quá trình phát triển kinh tế người ta thường quan tâm nhiều đến tăng trưởng kinh tế Trên thực tế có nhiều các quan điểm khác nhau nhưng

bổ sung cho nhau về khái niệm này và tổng quan nhât có thể nói: Tăng trưởng kinh tế

là sự tăng thêm hay là sự gia tăng về quy mô sản lượng trong nền kinh tế trong một thời kỳ nhất định Quy mô sản lượng của nền kinh tế được thể hiện bằng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) hoặc tổng sản phẩm quốc gia (GNP) hoặc tổng sản phẩm bình quân đầu người hoặc thu nhập bình quân đầu người Nói vậy có nghĩa là tăng trưởng kinh tế là sự tăng thêm hay gia tăng của các chỉ tiêu nêu trên của nền kinh tế trong một thời kỳ nhất định Nếu thể hiện sự tăng trưởng của nền kinh tế thông qua các chỉ số như GDP hoặc GNI thì chỉ là đơn thuần thể hiện việc mở rộng sản lượng quốc gia của một nước Còn tăng trưởng kinh tế thể hiện bằng các chỉ số bình quân đầu người có nghĩa là người ta muốn nói đến sự tăng trưởng mức sống của quốc gia đó Ở cách thứ hai, người ta có thể so sánh giữa các quốc gia với nhau

Tăng trưởng kinh tế là tiền đề vật chất để quốc gia giảm bớt trình trạng đói nghèo, khắc phục lạc hậu, hướng tới giàu có, thịnh vượng Nhờ vậy, mức sống của người dân

sẽ được cải thiện, kéo theo phát triển kinh tế xã hội Khi nền kinh tế có sự tăng trưởng

sẽ giúp các quốc gia giải quyết được các vấn đề tồn đọng về thất nghiệp, cơ sở hạ tầng, giáo dục, y tế… Hơn thế nữa, tăng trưởng kinh tế còn là tiền đề vật chất cho các quốc

Trang 4

gia củng cố an ninh quốc phòng, củng cố chế độ chính trị, tăng uy tín và vai trò quản

lý của nhà nước đối với xã hội

1.1.2: Đo lường tăng trưởng kinh tế

Để đo lường tăng trưởng kinh tế có thể dùng mức tăng trưởng tuyệt đối, tốc độ tăng trưởng kinh tế hoặc tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm trong một giai đoạn

Mức tăng trưởng tuyệt đối là mức chênh lệch quy mô kinh tế giữa hai kỳ cần so sánh Tốc độ tăng trưởng kinh tế được tính bằng cách lấy chênh lệch giữa quy mô kinh tế kỳ hiện tại so với quy mô kinh tế kỳ trước chia cho quy mô kinh tế kỳ trước Tốc độ tăng trưởng kinh tế được thể hiện bằng đơn vị %

Biểu diễn bằng toán học, sẽ có công thức:

y = dY/Y × 100(%),

trong đó Y là quy mô của nền kinh tế, và y là tốc độ tăng trưởng Nếu quy mô kinh tế được đo bằng GDP (hay GNP) danh nghĩa, thì sẽ có tốc độ tăng trưởng GDP (hoặc GNP) danh nghĩa Còn nếu quy mô kinh tế được đo bằng GDP (hay GNP) thực tế, thì

sẽ có tốc độ tăng trưởng GDP (hay GNP) thực tế Thông thường, tăng trưởng kinh tế dùng chỉ tiêu thực tế hơn là các chỉ tiêu danh nghĩa

1.1.3: Các chỉ tiêu phản ánh chất lượng kinh tế:

- Nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng các yếu tố sản xuất

+ Thứ nhất, chỉ tiêu hiệu quả sử dụng lao động

+ Thứ hai, chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn

+ Thứ ba, chỉ tiêu phản ánh đóng góp của khoa học công nghệ, trình độ quản lý đối với tăng trưởng kinh tế - TFP

- Chỉ tiêu phản ánh sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế

- Chỉ tiêu phản ánh tăng trưởng kinh tế với khả năng đảm bảo cơ sở hạ tầng

- Chỉ tiêu phản ánh tăng trưởng kinh tế với các vấn đề môi trường

- Chỉ tiêu phản ánh năng lực cạnh tranh tăng trưởng

1.2 : Các nhân tố của tăng trưởng kinh tế

Sau khi nghiên cứu về tăng trưởng kinh tế của các nước phát triển lẫn các nước đang phát triển, những nhà kinh tế học đã phát hiện ra rằng động lực của phát triển kinh tế phải được đi cùng trên bốn bánh xe, hay bốn nhân tố của tăng trưởng kinh tế là nguồn nhân lực, nguồn tài nguyên, tư bản và công nghệ Bốn nhân tố này khác nhau ở mỗi quốc gia và cách phối hợp giữa chúng cũng khác nhau đưa đến kết quả tương ứng

Trang 5

Nguồn nhân lực: chất lượng đầu vào của lao động tức là kỹ năng, kiến thức và kỷ luật của đội ngũ lao động là yếu tố quan trọng nhất của tăng trưởng kinh tế Hầu hết các yếu tố khác như tư bản, nguyên vật liệu, công nghệ đều có thể mua hoặc vay mượn được nhưng nguồn nhân lực thì khó có thể làm điều tương tự Các yếu tố như máy móc thiết bị, nguyên vật liệu hay công nghệ sản xuất chỉ có thể phát huy được tối đa hiệu quả bởi đội ngũ lao động có trình độ văn hóa, có sức khỏe và kỷ luật lao động tốt Thực tế nghiên cứu các nền kinh tế bị tàn phá sau Chiến tranh thế giới lần thứ II cho thấy mặc dù hầu hết tư bản bị phá hủy nhưng những nước có nguồn nhân lực chất lượng cao vẫn có thể phục hồi và phát triển kinh tế một cách ngoạn mục Một ví dụ là nước Đức, "một lượng lớn tư bản của nước Đức bị tàn phá trong Đại chiến thế giới lần thứ hai, tuy nhiên vốn nhân lực của lực lượng lao động nước Đức vẫn tồn tại Với những kỹ năng này, nước Đức đã phục hồi nhanh chóng sau năm 1945 Nếu không có

số vốn nhân lực này thì sẽ không bao giờ có sự thần kỳ của nước Đức thời hậu chiến." Nguồn tài nguyên thiên nhiên: là một trong những yếu tố sản xuất cổ điển, những tài nguyên quan trọng nhất là đất đai, khoáng sản, đặc biệt là dầu mỏ, rừng và nguồn nước Tài nguyên thiên nhiên có vai trò quan trọng để phát triển kinh tế, có những nước được thiên nhiên ưu đãi một trữ lượng dầu mỏ lớn có thể đạt được mức thu nhập cao gần như hoàn toàn dựa vào đó như Ả rập Xê út Tuy nhiên, các nước sản xuất dầu

mỏ là ngoại lệ chứ không phải quy luật, việc sở hữu nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú không quyết định một quốc gia có thu nhập cao Nhật Bản là một nước gần như không có tài nguyên thiên nhiên nhưng nhờ tập trung sản xuất các sản phẩm có hàm lượng lao động, tư bản, công nghệ cao nên vẫn có nền kinh tế đứng thứ hai trên thế giới về quy mô

Tư bản: là một trong những nhân tố sản xuất, tùy theo mức độ tư bản mà người lao động được sử dụng những máy móc, thiết bị nhiều hay ít (tỷ lệ tư bản trên mỗi lao động) và tạo ra sản lượng cao hay thấp Để có được tư bản, phải thực hiện đầu tư nghĩa

là hy sinh tiêu dùng cho tương lai Điều này đặc biệt quan trọng trong sự phát triển dài hạn, những quốc gia có tỷ lệ đầu tư tính trên GDP cao thường có được sự tăng trưởng cao và bền vững Tuy nhiên, tư bản không chỉ là máy móc, thiết bị do tư nhân dầu tư cho sản xuất nó còn là tư bản cố định xã hội, những thứ tạo tiền đề cho sản xuất và thương mại phát triển Tư bản cố định xã hội thường là những dự án quy mô lớn, gần như không thể chia nhỏ được và nhiều khi có lợi suất tăng dần theo quy mô nên phải

do chính phủ thực hiện Ví dụ: hạ tầng của sản xuất (đường giao thông, mạng lưới điện quốc gia ), sức khỏe cộng đồng, thủy lợi

Công nghệ: trong suốt lịch sử loài người, tăng trưởng kinh tế rõ ràng không phải là sự sao chép giản đơn, là việc đơn thuần chỉ tăng thêm lao động và tư bản, ngược lại, nó là quá trình không ngừng thay đổi công nghệ sản xuất Công nghệ sản xuất cho phép cùng một lượng lao động và tư bản có thể tạo ra sản lượng cao hơn, nghĩa là quá trình sản xuất có hiệu quả hơn Công nghệ phát triển ngày càng nhanh chóng và ngày nay công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới có những bước tiến

Trang 6

như vũ bão góp phần gia tăng hiệu quả của sản xuất Tuy nhiên, thay đổi công nghệ không chỉ thuần túy là việc tìm tòi, nghiên cứu; công nghệ có phát triển và ứng dụng một cách nhanh chóng được là nhờ "phần thưởng cho sự đổi mới" - sự duy trì cơ chế cho phép những sáng chế, phát minh được bảo vệ và được trả tiền một cách xứng đáng

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ Ở

HÀ NỘI.

2.1 Tình hình tăng trưởng kinh tế ở Hà Nôi.

2.1.1 Giới thiệu khái quát về Hà Nội.

Thủ đô Hà Nội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, là trung tâm đầu não về chính trị, văn hoá và khoa học kĩ thuật, đồng thời là trung tâm lớn về giao dịch kinh tế

và quốc tế của cả nước Hà Nội hiện nay có vị trí từ 20°53' đến 21°23' vĩ độ Bắc và 105°44' đến 106°02' kinh độ Đông, tiếp giáp với các tỉnh Thái Nguyên - Vĩnh Phúc ở phía Bắc; Hà Nam - Hòa Bình ở phía Nam; Bắc Giang- Bắc Ninh- Hưng Yên ở phía Đông và Hòa Bình- Phú Thọ ở phía Tây Nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, khí hậu

Hà Nội có đặc trưng nổi bật là gió mùa ẩm, nóng và mưa nhiều về mùa hè, lạnh và ít mưa về mùa đông; được chia thành bốn mùa rõ rệt trong năm

Hà Nội hiện đã trở thành một trung tâm công nghiệp lớn, đóng vai trò đầu tàu của nền kinh tế đất nước, đã và đang tiếp tục chuyển dịch mạnh mẽ theo hướng hiện đại, công nghệ cao và phát triển bền vững Trước sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, Hà Nội đã chủ động tham gia nắm bắt cơ hội, chú trọng phát triển kinh tế tri thức, tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao để nâng cao hiệu quả, sức cạnh tranh kinh tế Thủ đô

2.1.2 Tình hình tăng trưởng kinh tế ở Hà Nội:

Những thành tựu đạt được không những khẳng định tầm vóc mới của Hà Nội là Thủ

đô vươn tầm khu vực, mà còn góp phần tạo lập vị thế vững chắc của Việt Nam trên trường quốc tế “Xứng đáng là trung tâm lớn về kinh tế”

Dù phải chịu những biến động phức tạp của kinh tế quốc tế, song tốc độ tăng trưởng kinh tế của Hà Nôi vẫn luôn đạt mức khá Bình quân giai đoạn 2016 - 2020, tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) ước tăng 7,39% Năm 2020, quy mô GRDP ước đạt 1,06 triệu tỷ đồng, khoảng 45 tỷ USD; GRDP bình quân đầu người ước đạt 5.500 USD, gấp 1,3 lần so với năm 2015, gấp 1,8 lần bình quân cả nước Thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn liên tục tăng và vượt dự toán; lũy kế giai đoạn 5 năm qua ước đạt gần 1.200 nghìn tỷ đồng, tăng 11,1%/năm, gấp 1,64 lần giai đoạn 2011 - 2015

Đặc biệt, trong khi thế giới đang vật lộn, chống chọi với đại dịch Covid-19, nhiều nơi

có mức tăng trưởng âm hoặc tăng trưởng không đáng kể, Hà Nội vẫn kiểm soát được

Trang 7

tình hình dịch bệnh và duy trì được mức tăng trưởng Kể cả vào những thời điểm khó khăn nhất khi làn sóng dịch bệnh đầu tiên xâm nhập vào Việt Nam cũng như Hà Nội,

TP vẫn giữ được mức tăng trưởng quý I/2020 là 4,43% Lũy kế 9 tháng năm 2020 GRDP của Hà Nội tăng 3,27%, gấp 1,54 lần mức tăng của cả nước

5 năm qua, cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực theo hướng hiện đại Tỷ trọng khu vực công nghiệp và dịch vụ tăng mạnh; khu vực nông nghiệp giảm còn 2,09% Tăng trưởng khu vực dịch vụ bình quân đạt 7,12%/năm Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu năm 2020 ước đạt 48,47 tỷ USD, tăng 1,34 lần so với năm 2015 Năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế Thủ đô được cải thiện rõ rệt

Điểm sáng trong nhiệm kỳ vừa qua của TP Hà Nội là công tác thu hút đầu tư nước ngoài (FDI) và xúc tiến đầu tư Sau hơn 30 năm mở cửa và hội nhập, liên tiếp trong 2 năm 2018 và 2019, Hà Nội đứng đầu cả nước về thu hút vốn FDI Thông qua Hội nghị

“Hà Nội - Hợp tác đầu tư và phát triển” các năm 2016, 2017, 2018, vốn đầu tư thu hút năm sau cao hơn năm trước Riêng năm 2020, mặc dù chịu ảnh hưởng của dịch

Covid-19, song TP đã trao giấy chứng nhận đầu tư cho 229 dự án, với tổng số vốn 17,6 tỷ USD Tổng số dự án, số vốn tăng tương ứng gấp 5 lần và 11 lần so với “Hội nghị xúc tiến đầu tư” năm 2016

Lấy người dân và doanh nghiệp làm trung tâm phục vụ

Để đạt được những thành quả đó, Hà Nội đã thực sự có bước chuyển biến mạnh mẽ trong cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh Cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh được xác định là điểm đột phá của TP Hà Nội giai đoạn 5 năm qua TP đã chỉ đạo quyết liệt việc cải cách thủ tục hành chính nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho DN khi đăng ký DN; nâng dần tỷ lệ từ 56% năm 2016 đến 100% đăng ký kinh doanh qua mạng trong năm 2017 - 2018 Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của Hà Nội tăng bậc liên tiếp, năm 2019 nằm trong top 10 tỉnh, TP cao nhất nước, xếp thứ 9/63, tăng 15 bậc so với năm 2015

Nhờ vậy, DN đăng ký thành lập mới trong giai đoạn 2016 - 2019 đã có sự tăng đáng

kể về số lượng và vốn đăng ký, với 99.503 DN đăng ký thành lập, tăng 24% so với tổng số DN đăng ký, với số vốn đăng ký là 1,225 triệu tỷ đồng, tăng 118% so với tổng

số vốn đăng ký giai đoạn trước TP cũng tích cực tiến hành rà soát, đơn giản hóa, rút ngắn thời gian giải quyết đối với 261 TTHC; là địa phương dẫn đầu cả nước về tỷ lệ dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4, ước đạt 100% Qua đó, chỉ số cải cách hành chính cấp tỉnh (PAR Index) năm 2018 xếp thứ 2 cả nước, tăng 7 bậc so với 2015 Ngay khi đại dịch Covid-19 xảy ra, Thành ủy đã kịp thời ban hành Chỉ thị số 31 về thực hiện lời kêu gọi của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng để thực hiện

“nhiệm vụ kép”, vừa tăng cường các biện pháp cấp bách phòng, chống có hiệu quả dịch Covid-19 trên địa bàn Thủ đô, vừa duy trì và phục hồi phát triển kinh tế - xã hội Với phương pháp chỉ đạo, điều hành có sự đổi mới mạnh mẽ theo hướng sâu sát, “rõ

Trang 8

người, rõ việc, rõ trách nhiệm, rõ quy trình, rõ hiệu quả”, “một việc, một đầu mối xuyên suốt”, hiệu lực, hiệu quả hoạt động của UBND các cấp từ TP đến cơ sở cũng được tăng cường

Diện mạo đô thị văn minh, hiện đại

Cùng với những con số ấn tượng về thành tựu phát triển kinh tế, công tác phát triển đô thị, nông thôn; phát triển văn hóa, thể thao, y tế, giáo dục, khoa học TP tiếp tục quan tâm phát triển đồng bộ, hiện đại hóa hệ thống kết cấu hạ tầng đô thị, nhất là hệ thống đường vành đai, trục hướng tâm, cầu đường bộ, gắn với nâng cao năng lực vận tải hành khách công cộng và hạ tầng xã hội Đến năm 2020, diện tích đất đô thị dành cho giao thông, tỷ lệ vận chuyển hành khách công cộng của TP đều tăng, ước đạt lần lượt

là 10,05% và 20,05%

Một “Hà Nội xanh” đang dần được hình thành khi TP đã hoàn thành Chương trình một triệu cây xanh trước 2 năm và trồng thêm 600.000 cây Nhiều vườn hoa, công viên được cải tạo, xây mới; các tuyến phố được chỉnh trang, hạ tầng kỹ thuật đồng bộ TP cũng đẩy nhanh tiến độ đầu tư xây dựng các khu đô thị mới, khu nhà ở theo hướng đồng bộ, văn minh, hiện đại, làm thay đổi diện mạo kiến trúc Thủ đô; từng bước phát triển vùng đô thị khu vực hai bên tuyến đường Nhật Tân - Nội Bài Một số dự án tiêu biểu như: Tổ hợp nhà ở, thương mại, dịch vụ Keangnam 72 tầng; Khu đô thị Ciputra; Khu đô thị Tây Hồ Tây; Trung tâm thương mại, khách sạn Lotte 65 tầng, Trung tâm thương mại Aeon mall; Nhà máy xử lý nước thải Yên Sở; Nhà máy nước mặt sông Đuống…

Hình ảnh một Hà Nội hội nhập và năng động, đang vươn mình thay đổi mạnh mẽ từng ngày, từng giờ không chỉ được người dân Thủ đô và cả nước ghi nhận mà còn gây ấn tượng với bạn bè quốc tế

2 1.3 : Chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Hà Nội:

Hà Nội có vị trí địa chính trị và địa kinh tế quan trọng hàng đầu ở Việt Nam và đặc biệt trong khu vực ASEAN nói chung Có thể gọi Hà Nội là trung tâm của sự “đột phá” về kinh tế trên tuyến giao thông từ Trung Quốc xuống ASEAN và từ biển Đông (Hải Phòng, Quảng Ninh) lên các tỉnh phía Bắc Chuyển dịch cơ cấu kinh tế Hà Nội tạo động lực thúc đẩy liên kết và tăng trưởng các địa phương lân cận và cả Việt Nam Quá trình này góp phần tăng cường vị trí địa chính trị và địa kinh tế thủ đô trong khu vực

Quá trình tăng trưởng kinh tế Việt Nam nói chung và Hà Nội thiên về chiều rộng, thiếu những thay đổi về chất đặc biệt là sự thay đổi cơ bản cơ cấu Mặc dù không có sự đảo lộn lớn do chuyển dịch cơ cấu quá nhanh nhưng việc chuyển dịch chậm tiềm ẩn yếu tố không bền vững trong tăng trưởng đòi hỏi chi phí điều chỉnh lớn Để thúc đẩy tăng trưởng theo chiều sâu và ổn định cần chuyển dịch mạnh cơ cấu thông qua mở cửa nền kinh tế để đổi mới công nghệ, quản lý và đào tạo đội ngũ cán bộ chất lượng cao

Trang 9

Những thay đổi gần đây cho thấy cơ cấu kinh tế Việt Nam đã chuyển dịch đúng hướng: giảm khu vực nông nghiệp, tăng khu vực công nghiệp và dịch vụ, tăng tỷ trọng các mặt hàng chế biến tinh và chế biến sâu, giảm các mặt hàng xuất khẩu thô, chú trọng nhập khẩu công nghệ hiện đại, tinh xảo và cải tiến chất lượng sản phẩm Việc giảm tỷ trọng khu vực nông nghiệp và đẩy mạnh công nghiệp hoá nông nghiệp, nông thôn và nông dân cũng đồng nghĩa với việc giảm yếu tố gây mất ổn định trong cơ cấu Tuy nhiên, để có cơ cấu kinh tế hiện đại, cần một khoảng thời gian khá dài để điều chỉnh Điều kiện tiên quyết để chuyển dịch mạnh cơ cấu là tạo được tốc độ tăng trưởng cao nhằm tạo đà huy động ban đầu các nguồn lực vào các ngành, trong đó ngành dịch

vụ phải tăng nhanh nhất, tiếp đến là ngành công nghiệp và sau đó mới đến nông nghiệp Rõ ràng, khi tăng trưởng là một quá trình tích luỹ về lượng thì khi sự tích luỹ đạt đến một ngưỡng nhất định sẽ tạo sự chuyển biến về chất nghĩa là có sự chuyển dịch trong cơ cấu

Trong điều kiện hội nhập, chính sách điều chỉnh cơ cấu kinh tế hoàn thiện theo hướng phát triển các ngành có lợi thế so sánh và lợi thế cạnh tranh Cần khai thác vai trò Chính phủ và phát triển các loại thị trường đặc biệt là thị trường yếu tố để điều tiết và phân bổ kịp thời nguồn lực vào các ngành thông qua áp lực thị trường toàn cầu và việc điều tiết của Chính phủ Để phát triển mạnh các ngành, cần tạo dựng và phát triển hệ thống doanh nghiệp và Tập đoàn kinh doanh mạnh Đồng thời, cần tăng mối liên kết giữa các ngành và doanh nghiệp để chúng bổ sung và “cộng hưởng” lẫn nhau

Cần khai thác các nguồn lực theo phương châm phát huy triệt để nguồn lực tiên tiến, giảm thiểu nguồn lực hiệu quả thấp và tối thiểu hoá thậm chí kiên quyết không sử dụng nguồn lực không có hiệu quả (như khai thác bừa bãi tài nguyên hoặc bán rẻ sản phẩm sơ chế) Việc quy hoạch phát triển ngành hay vùng cần thực hiện phù hợp, thậm chí đón đầu xu hướng chung về kinh tế Quy hoạch phát triển các ngành cần được luật hoá để bảo đảm tính nghiêm minh Chính sách đầu tư nên hướng vào phát triển ngành

có lợi thế và triển vọng, chú trọng thu hút công nghệ nguồn và đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao

Tạo động lực để doanh nghiệp phát triển sản phẩm có hàm lượng chế biến cao và giá trị gia tăng cao đáp ứng nhu cầu thị trường, hình thành điều kiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế thuận lợi, cải cách mạnh cơ cấu quản lý, thúc đẩy hoạt động sáp nhập và mua lại nhằm sàng lọc và đào thải nhanh chóng những bộ phận không có khả năng phát triển, thậm chí thoái hoá

2.2: Triển vọng của kinh tế tại Hà Nội năm tiếp theo:

Năm 2020 là một năm thành công của Hà Nội và năm 2021 được kỳ vọng Hà Nội tiếp tục đạt kỳ tích trong phát triển kinh tế - xã hội dựa trên nền tảng Hà Nội đã và đang kiểm soát tốt đại dịch Covid-19; đà tăng trưởng kinh tế trên địa bàn năm 2020 và sự chủ động, tích cực khai thác những động lực tăng trưởng mới chưa từng có, được cộng

Trang 10

hưởng và lan tỏa từ bản thân quy mô, vị thế, tầm vóc và cơ hội phát triển của Thủ đô, cũng như chung của cả nước năm 2021

Kỳ vọng tạo kỳ tích phát triển kinh tế năm 2021 của Hà Nội trước hết đặt trên nền tảng những thành công kinh tế năm 2020, với mức tăng trưởng đạt 3,98% (cao gấp khoảng 1,4 lần bình quân cả nước) Chỉ số lạm phát được kiểm soát ở mức 2,67% (thấp hơn mức tăng chung cả nước và thấp nhất trong nhiều năm gần đây); Giải quyết việc làm mới cho gần 160 nghìn lao động và tỷ lệ thất nghiệp thấp hơn bình quân chung cả nước, chỉ ở mức 2,3% Thu ngân sách vượt dự toán hơn 2% (đạt gần 285 nghìn tỷ đồng) và tăng gần 6% so với năm 2019 (trong đó, nguồn thu nội địa chiếm 93% tổng thu) Tổng mức đầu tư toàn xã hội đạt 416 nghìn tỷ đồng (tăng gần 10% so với năm 2019) Tỷ trọng chi thường xuyên của Thành phố chỉ chiếm 51% (so với tỷ trọng 27% của cả nước) Nông nghiệp Thủ đô tăng trưởng 4,2% - mức cao nhất trong chín năm trở lại đây…

Thành công này được quyết định bởi thành công chống dịch Covid-19 Tính lũy kế tới cuối năm 2020, Thành phố đã cách ly tại khu tập trung gần 44.800 người, lũy tích có

198 ca mắc Covid-19 và không có ca mắc tử vong Năm 2021, sau khi giải tỏa 14 điểm, hiện Hà Nội chỉ còn bốn khu vực bị cách ly và nếu không phát sinh thêm trường hợp nghi nhiễm mới, Hà Nội sẽ giải tỏa nốt bốn khu vực nói trên Thành phố quyết liệt

và linh hoạt trong chỉ đạo chống dịch, chỉ cấm những lĩnh vực, địa bàn hoặc các dự án, công trình không bảo đảm yêu cầu chống dịch trong điều kiện “bình thường mới”, nhằm duy trì mức tăng trưởng chung

Hơn nữa, Hà Nội hiện có lợi thế lớn, có không gian, có dư địa phát triển thuận lợi từ điều kiện tự nhiên và vị thế Thủ đô, trung tâm đầu não về chính trị - hành chính quốc gia, trung tâm lớn về văn hóa, giáo dục, khoa học công nghệ, kinh tế và giao dịch quốc

tế Hà Nội chiếm 1% diện tích đất đai và 8,5% dân số, 82% trường đại học và 80% số phòng nghiên cứu khoa học trọng điểm, 65% đội ngũ trí thức và nhà khoa học và 2/5 khu công nghiệp công nghệ cao của cả nước Đến hết năm 2020, ngoài mấy chục sản phẩm công nghiệp chủ lực, Hà Nội hiện có khoảng 1.000 sản phẩm được công nhận OCOP (chiếm 41% các sản phẩm OCOP của toàn quốc) Có 13 đơn vị cấp huyện đạt,

367 xã đạt chuẩn nông thôn mới và đưa Hà Nội đứng đầu cả nước về số xã, huyện đạt chuẩn nông thôn mới

Ngoài ra, Thành phố quyết liệt triển khai cải cách các thủ tục hành chính để tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư ở trong nước và nước ngoài, Hà Nội có Đảng bộ lớn nhất cả nước, với 465 nghìn đảng viên và chiếm 10% tổng số đảng viên của cả nước Bộ máy nhân sự của nhiệm kỳ mới 2021-2025 có nhiều lãnh đạo chủ chốt là nhà kinh tế và khoa học có chuyên môn và uy tín cao; đội ngũ cán bộ trẻ có sức trẻ, khát vọng, hoài bão và quyết tâm cống hiến lớn, chắc chắn sẽ tạo xung lực mới mạnh mẽ cho công tác lãnh đạo, chỉ đạo và nâng cấp năng lực, hiệu lực, hiệu quả hoạt động của toàn hệ thống chính trị trên địa bàn Thủ đô thời gian tới

Ngày đăng: 27/02/2024, 16:23

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w