1. Trang chủ
  2. » Kinh Tế - Quản Lý

Mô hình phát triển kinh tế của Nhật Bản và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

19 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Mô Hình Phát Triển Kinh Tế Của Nhật Bản Và Bài Học Kinh Nghiệm Cho Việt Nam
Thể loại tiểu luận
Định dạng
Số trang 19
Dung lượng 93,41 KB

Nội dung

........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................Bài làm mang tính chất tham khảo và được nghiên cứu, sưu tầm từ nhiều nguồn.

Trang 1

MỤC LỤC

CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU

1.1 Đặt vấn đề

1.2 Đối tượng và mục đích nghiên cứu

1.3 Phương pháp nghiên cứu

1.4 Số liệu nghiêm cứu

1.5 Kết quả nghiêm cứu

1.6 Bố cục tiểu luận

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN

CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG VỀ ĐẤT NƯỚC NHẬT BẢN

3.1 Sơ lược về Nhật Bản

3.1.1 Điều kiện tự nhiên

3.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội

3.2 Các giai đoạn phát triển của Nhật Bản

CHƯƠNG 4: BÀI HỌC CHO VIỆT NAM

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN

Trang 2

CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU 1.1 Đặt vấn đề:

Toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế đã và đang trở thành một trong những xu thế khách quan của sự phát triển kinh tế thế giới Trong xu thế ấy,sự đổi mới để thích nghi luôn là một trong những tiêu chí ang đầu của các quốc gia Đối với Việt Nam, trong điều kiện chuyển từ nền kinh tế theo cơ chế kế hoạch hoá tập trung sang kinh tế thị trường với điểm xuất phát thấp, tốc

độ tăng trưởng kinh tế chưa cao, công cuộc cải cách phát triển kinh tế đã gặp không ít những khó khăn và thách thức Đứng trước tình hình đó, để đẩy mạnh sự đi lên của đất nước, Đảng ta

đã đề ra nhiều chính sách phát triển, hội nhập một cách tích cực nhằm học hỏi kinh nghiệm, những thành công của các quốc gia đi trước

Nhật Bản là một trong những nước có tầm ảnh hưởng rất lớn trong nền kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng Đất nước được mệnh danh “xứ sở hoa Anh Đào” là một cường quốc kinh tế đã trải qua nhiều năm phát triển thần kỳ vào trước thập niên 90 của thế kỷ 20 khiến cho cả thế giới khâm phục Tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội ở Nhật Bản giai đoạn “thần kỳ” đã trở thành mô hình nghiên cứu đối với nhiều quốc gia đang phát triển Nhiều nước trong khu vực Châu Á đã học hỏi theo mô hình phát triển của Nhật Bản, trong đó một số quốc gia đã nhanh chóng trở thành con rồng, con hổ kinh tế, giải quyết thành công nhiều vấn đềđời sống kinh tế–xã hội

Chính vì vậy việc phân tích, học hỏi những chính sách, chiến lược mà chính phủ Nhật Bản đã

áp dụng để so sánh với thời kỳ“đổi mới” của Việt Nam là một việc rất cần thiết nhằm tạo ra sự tăng trưởng cao và bền vững cho việc phát triển kinh tế-xã hội

1.2 Đối tượng và mục đích nghiên cứu

-Đối tượng của nghiên cứu:“Mô hình phát triển của Nhật Bản và bài học kinh nghiệm cho Việt

Nam”

.-Mục đích nghiên cứu:Tìm hiểu mô hình kinh tế, các giai đoạn phát triển ở Nhật Bản Thông

qua đó, rút ra được những bài học cho sự phát triển kinh tế ở Việt Nam

Trang 3

1.3 Phương pháp nghiên cứu

Thu thập thông tin, các số liệu xử lý, kết hợp các phương pháp phân tích, so sánh và diễn dịch,

…để làm sáng tỏvấn đề nghiên cứu, về những bài học mà Việt Nam có thể học hỏi từ Nhật Bản

1.4 Số liệu nghiên cứu

Thu thập các số liệu thứ cấp, đã qua xử lý để áp dụng vào đề tài, góp phần làm tăng tính thuyết phục cho đề tài nghiên cứu

1.5 Kết quả nghiên cứu

Sau quá trình nghiên cứu, nhóm đã nắm được mô hình của sự phát triển ở Nhật Bản, và cũng đã tìm ra được một số bài học kinh nghiệm cho nước ta

c.1 Bố cục tiểu luận

Bài tiểu luận có bốcục gồm 5 chương:

Chương 1: Mở đầu

Chương 2: Cơ sở lí luận

Chương 3: Thực trạng về đất nước Nhật Bản

Chương 4: Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Chương 5: Kết luận

Trang 4

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN

Kinh tế học phát triển là khoa học nghiên cứu cách thức sử dụng các nguồn lực khan hiếm một cách có hiệu quả nhằm giúp các nước đang phát triển nhanh chóng thoát ra khỏi tình trạng nghèo nàn, lạc hậu tạo dựng một xã hội có trình độ phát triển kinh tế cao, đời sống tinh thần phong phú, bảo đảm công bằng xã hội Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng về quy mô sản lượng quốc gia hoặc quy mô sản lượng quốc gia tính bình quân trên đầu người qua một thời gian nhất định Nhật Bản hiện là nước đứng ang đầu trên thế giới trong nhiều lĩnh vực, dù có những khó khăn nhất định trong điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội Còn Việt Nam chúng ta thì đang trên tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, nhìn vào sự phát triển của Nhật Bản, so sánh với những điều kiện chúng ta đang có, nhận thấy có những mô hình phát triển đáng đểchúng ta học hỏi Cụthểcó đó là mô hình của:

Harry T.Oshima (1995), ông cho rằng nên đầu tư cho nông nghiệp phát triển theo chiều rộng nhằm đa dạng hóa sản xuất, đồng thời đầu tư phát triển theo chiều rộng các ngành nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụvà tiếp tục phát triển các ngành kinh tế theo chiều sâu nhằm giảm nhu cầu lao động

W.Edwards Deming, Deming cho rằng sẽ xác định chính xác những nguyên nhân sai lỗi trong quá trình sản xuất để tiến hành khắc phục sai lỗi hoặc cải tiến công việc Trên cơ sở đó, năng suất và chất lượng sản phẩm được nâng lên, Deming tin rằng 80-85% chất lượng sản phẩm dịch vụ có đạt hay không là do ở vấn đề quản lý

Ngoài ra, còn có lí thuyết “Chương trình cải cách kinh tế”của Thủ tướng Abe và “Chính sách bình ổn”của Dodge Ở mỗi giai đoạn có mỗi mô hình phát triển khác nhau, có thể tương tự, cũng có thể dựa trên mô hình cũ hình thành nên mô hình mới hoàn toàn, nói chung vẫn là do sự biến động của nền kinh tế quyết định Cơ sở lí luận cho tiểu luận này đó là những mô hình Nhật Bản đã áp dụng để phát triển qua từng thời kì và đó là lí thuyết phù hợp với sự phát triển của Việt Nam

Trang 5

CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG VỀ ĐẤT NƯỚC NHẬT BẢN 3.1 Sơ lược về Nhật Bản

3.1.1 Điều kiện tự nhiên

Nhật Bản là một quần đảo với trên 3.000 đảo được tạo thành từ các ngọn núi cao nổi lên từ một dãy núi nằm sâu dưới biển Thái Bình Dương, phía ngoài lục địa châu Á Các đảo Nhật Bản là một phần của dải núi ngầm trải dài từ Đông Nam Á tới Alaska Nhật Bản có bờ biển dài 37.000

km, có đá lớn và nhiều vịnh nhỏnhưng rất tốt và đẹp Đồi núi chiếm 73% diện tích tự nhiên cả nước, trong đó không ít núi là núi lửa, có một sốđỉnh núi cao trên 3000 mét, hơn 532 ngọn núi cao hơn 2000 mét Ngọn núi cao nhất là núi Phú Sĩ cao 3776 mét Vì nằm ở tiếp xúc của một số đĩa lục địa, nên Nhật Bản hay có động đất gây nhiều thiệt hại Động đất ngoài khơi đôi khi gây

ra những cơn ang thần Mỗi năm Nhật Bản chịu vào khoảng 1000 trận động đất và người ta cho rằng cứ 60 năm Tokyo lại gặp một trận động đất khủng khiếp Nhật Bản có rất ít tài nguyên thiên nhiên Các khoáng sản như quặng sắt, đồng đỏ, kẽm, chì và bạc, và các tài nguyên năng lượng quan trọng như dầu mỏ và than đều phải nhập khẩu Địa hình và khí hậu Nhật Bản khiến người nông dân gặp rất nhiều khó khăn, và vì quốc gia này chỉ trồng cấy được một số cây trồng như lúa gạo, nên khoảng một nửa số lương thực phải nhập khẩu từ nước ngoài

3.1.2 Điều kiện kinh tế-xã hội

Nhật Bản là nước rất nghèo nàn về tài nguyên ngoại trừ gỗ và hải sản, trong khi dân số thì quá đông, phần lớn nguyên nhiên liệu phải nhập khẩu, kinh tế bị tàn phá kiệt quệ trong chiến tranh, nhưng với các chính sách phù hợp, kinh tế Nhật Bản đã nhanh chóng phục hồi (1945-1954) phát triển cao độ(1955-1973) làm thế giới phải kinh ngạc Người ta gọi đó là “Thần kì Nhật Bản” Từ1974 đến nay tốc độ phát triển tuy chậm lại, song Nhật Bản tiếp tục là một nước có nền kinh

tế lớn đứng thứ ba trên thế giới (chỉ đứng sau Hoa Kỳ và Trung Quốc) Trước đây Nhật Bản luôn giành vị trí thứ hai về kinh tế và mới bị Trung Quốc vượt qua từ đầu năm 2011.Đến tháng

7, 2010, dân số Nhật Bản hiện nay lên tới gần 127 triệu người, xếp ang thứ 10 trên thế giới Phần lớn là đồng nhất về ngôn ngữ và văn hóa ngoại trừ thiểu số những công nhân nước ngoài, tộc người là người Yamato cùng với các nhóm dân tộc thiểu số như Ainu hay Ryukyu

Văn hóa Nhật Bản là một trong những nền văn hóa đặc sắc nhất thế giới, văn hóa Nhật đã phát triển mạnh mẽ và là nơi có nhiều tôn giáo

Những khó khăn đối với sự phát triển kinh tế ở Nhật Bản:

-Lãnh thổ Nhật Bản không rộng, tài nguyên khoáng sản rất nghèo nàn, nền công nghiệp của Nhật Bản hầu như phụ thuộc vào các nguồn nguyên, nhiên liệu nhập khẩu từ bên ngoài

- Cơ cấu cùng kinh tế của Nhật Bản thiếu cân đối, tập trung chủ yếu vào anghu tâm là Tôkiô, Ôxaca và Nagôia, giữa công nghiệp và nông nghiệp cũng có sự mất cân đối

- Nhật Bản luôn gặp sự cạnh tranh quyết liệt của Mĩ, Tây Âu, các nước công nghiệp mới, Trung Quốc…

Trang 6

3.1.3 Mô hình lý thuyết phát triển và cách áp dụng.

Trong giai đoạn Nhật Bản đã áp dụng một số mô hình như:

*Đổi mới kỹ thuật:

Cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật được bắt nguồn từ nước mỹ Khi chiến tranh kết thúc những

kỹ thuật tiên tiến phát minh ở Mỹ trước và sau chiến tranh được đưa vào Nhật bản và được phát triển một cách nhanh chóng Cách mạng trên những lĩnh vục kỹ thuật như: lĩnh vực điện tử, cách mạng trong lĩnh vực vật liệu, đặc biệt là cách mạng trong lĩnh vực thông tin

Chiến tranh thế giới lần thứ 2 kết thúc, nền kinh tế nước Nhật lâm vào tình trạng khủng hoảng nghiêm trọng; thiếu năng lượng, lạm phát kinh tế, vấn nạn thất nghiệp…Đất nước Nhật Bản bị quân đội Mỹ chiếm đóng

Hầu hết các cơ sở sản xuất đều được chuyển sang sản xuất phục vụ chiến tranh, trong đó phần lớn bị phá hủy trong cuộc chiến 6 triệu lính và người dân Nhật từ khắp các vùng chiến sự ở Thái Bình Dương quay trở về nước, Chính phủ nước này phải đối diện với gánh nặng – thất nghiệp

“Yếu tố” nào đem đến sự phát triển thần kỳ của kinh tế Nhật

Phát huy vai trò của nhân tố con người

Sự phát triển “thần kỳ” của kinh tế Nhật Bản phải để đến yếu tố đầu tiên là con người Kế thừa nền giáo dục của thời kỳ trước, từ sau thế chiến thứ hai, Nhật đã phổ cập hệ giáo dục 9 năm Trên cơ sở đó, người Nhật chú trọng đào tạo đội ngũ công nhân lành nghề, có đủ khả năng nắm bắt và sử dụng kỹ thuật, công nghệ mới

Thêm đó, đội ngũ cán bộ khoa học – kỹ thuật của Nhật Bản khá đông đảo, có chất lượng cao, góp phần đắc lực vào bước phát triển nhảy vọt về kỹ thuật và công nghệ của đất nước

Các nhà quản lý kinh doanh cũng được đánh giá là những người nhạy bén, biết nắm bắt thị trường và đổi mới phương pháp kinh doanh, đem đến những thắng lợi của công ty Nhật trên trường quốc tế

Duy trì mức tích lũy và sử dụng vốn đầu tư có hiệu quả

“Đất nước mặt trời mọc” được angh nước có tỷ lệ tích lũy vốn cao nhất trong những nước tư bản phát triển Tỷ lệ tích lũy vốn thường xuyên của giai đoạn 1052-1973 khoảng 30-35% thu nhập quốc dân

Trong đó, tỷ lệ đầu tư vào tư bản cố định trong tổng sản phẩm xã hội của Nhật Bản cao Đây là một trong những nhân tố quyết định, đảm bảo cho nền kinh tế Nhật phát triển với tốc độ cao

Trang 7

Về sử dụng vốn, Nhật cũng là một nước sử dụng vốn táo bạo và có hiệu quả Tại Nhật Bản, nhiều ngân ang thương mại chấp nhận cho vay đến 95% tổng số vốn Biện pháp có phần mạo hiểm này tạo điều kiện tăng nhanh số vốn chuyển vào sản xuất kinh doanh

Bên cạnh đó, còn có những yếu tố khác như:

+Tiếp cận và ứng dụng nhanh những tiến bộ khoa học kỹ thuật Đẩy mạnh hợp tác với các nước phát triển

+Chú trọng vai trò điều tiết của kinh tế nhà nước, mở rộng thị trường trong nước và nước ngoài + +Đẩy mạnh hợp tác với các nước phát triển

2 Giai đoạn phát triển kinh tế “thần kỳ” của Nhật Bản (1951-1973).

a.) Thành tựu:

Trong khoảng 20 năm sau chiến tranh (1951-1973), nền kinh tế Nhật Bản phát triển với nhịp độ rất nhanh chóng Nhiều nhà kinh tế thế giới coi đây là giai đoạn phát triển “thần kỳ” của nền kinh tế Nhật Bản Từ một nước đứng dậy từ trong đóng tro tàn của chiến tranh, Nhật Bản đã trở thành cường quốc kinh tế thứ hai trong thế giới tư bản sau Mỹ Từ 1952-1973, tốc độ tăng tổng sản phẩm quốc dân thực tế của Nhậ Bản thường ở mức cao nhất trong các nước tư bản So với năm 1950, năm 1973 giá trị tổng sản phẩm trong nước tăng hơn 20 lần, từ 20 tỷ USD lên 402 tỷ USD, vượt Anh, Pháp, CHLB Đức

Tốc độ phát triển công nghiệp hằng năm thời kỳ 1950-1960 là 15,9%; từ 1960-1969 là 13,5% Giá trị tổng sản lượng công nghiệp tăng từ 4,1 tỷ USD năm 1950 lên 56,4 tỷ USD năm 1969 Đúng một ang năm sau cải cách Minh Trị (1868-1968), Nhật Bản đã dẫn đầu các nước tư bản về tàu biển, xe máy, máy khâu, máy ảnh, ti vi; đứng thứ hai về sản lượng thép, ô tô, xi măng, sản phẩm hóa chất, hàng dệt…

Một số ngành công nghiệp then chốt đã tăng lên với nhịp độ rất nhanh Mặc dù Nhật Bản hầu như không có mỏ dầu nhưng đã đứng đầu các nước tư bản về nhập và chế biến dầu thô, riêng năm 1971 đã nhập tới 186 triệu tấn dầu thô; công nghiệp sản xuất thép năm 1950 là 4,8 triệu tấn; 1973: 117 triệu tấn Năm 1960, công nghiệp ô tô Nhật Bản còn đứng hàng thứ sáu trong thế giới

tư bản, đến năm 1967 vươn lên hàng thứ hai sau Mỹ Năm 1968, Nhật Bản sản xuất được 2 triệu

ô tô Công nghiệp đóng tàu đến những năm 70 chiếm trên 50% tổng số tàu biển và có sáu trong mười nhà máy đóng tàu lớn nhất thế giới tư bản Sự phát triển nhanh một số ngành kinh tế đã làm thay đổi nhanh cơ cấu ngành sản xuất của Nhật Bản Tỷ trọng các ngành nông, lâm, ngư nghiệp giảm đi đáng kể, các ngành công nghiệp, dịch vụ tăng nhanh

Ngành nông nghiệp tuy tỷ trọng trong tổng sản phẩm quốc dân giảm, nhưng sản lượng và năng suất lao động lại tăng nhanh Lao động nông nghiệp giảm từ 14,5 triệu năm 1960 xuống còn 8,9 triệu năm 1969 Tổng giá trị sản lượng nông, lâm, ngư nghiệp năm 1969 là 9 tỷ USD

Trang 8

Giao thông vận tải, nhất là phương tiện vận chuyển tăng nhanh Đến đầu thập kỷ 70, Nhật Bản đứng đầu các nước tư bản về vận tải đường biển

Ngoại thương được coi là nhịp thở của nền kinh tế Nhật Bản Từ năm 1950 đến năm 1971 kim ngạch ngoại thương tăng 25 lần từ 1,7 tỷ USD lên 43,6 tỷ USD Trong đó, xuất khẩu tăng 30 lần, nhập khẩu tăng 21 lần

b.) Nguyên nhân:

Sự phát triển thần kỳ của nền kinh tế Nhật Bản trong giai đoạn 1952-1973 bắt nguồn từ một số nguyên nhân cơ bản sau:

– Thứ nhất, phát huy vai trò nhân tố con người

Trước hết, phải nói rằng chế độ giáo dục ở Nhật Bản khá phát triển và hoàn thiện Kế thừa nền giáo dục của thời kỳ trước, từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Nhật Bản đã phổ cập giáo dục hệ

9 năm Trên cơ sở trình độ văn hóa chung khá cao đó, người Nhật Bản rất chú trọng đào tạo đội ngũ công nhân lành nghề, có đủ khả năng nắm bắt và sử dụng những kỹ thuật, công nghệ mới Công nhân được đào tạo không chỉ trong các trường dạy nghề mà có thể đào tạo ngay tại các xí nghiệp

Đội ngũ cán bộ khoa học-kỹ thuật của Nhật Bản khá đông đảo, có chất lượng cao đã góp phần đắc lực vào bước phát triển nhảy vọt về kỹ thuật và công nghệ của đất nước Giới quản lý và kinh doanh của Nhật Bản được đánh giá là những người sắc xảo, nhạy bén trong việc nắm bắt thị trường, đổi mới phương pháp kinh doanh, đem lại thắng lợi cho các công ty Nhật Bản trên thị trường quốc tế

Từ lâu, người Nhật được giáo dục theo những luân lý của đạo Khổng Trong thời kỳ hiện đại, những đức tính cần kiệm, kiên trì, lòng trung thành, tính phục tùng… vẫn được đề cao Những tinh hoa văn hóa của quá khứ được tôn trọng và kế thừa là nền tảng để người Nhật nắm bắt những tri thức mới của thời đại Do đó, giới quản lý đã đặc biệt thành công trong việc củng cố

kỷ luật lao động, lợi dụng và khai thác sự tận tụy và trung thành của người lao động Các công

ty của Nhật Bản thường được bao trùm bởi một bầu không khí thấm đậm tình “gia tộc”, “gia đình” Không ít nhà nghiên cứu phương Tây cho rằng sự thành công trong phát triển kinh tế của Nhật Bản là kết quả của sự kết hợp khéo léo giữa “công nghệ phương Tây” và “tính cách Nhật Bản”

– Thứ hai, duy trì mức tích lũy cao thường xuyên, sử dung vốn đầu tư có hiệu quả cao

+Tích lũy vốn:

Nhật Bản thời kỳ này được coi là một nước có tỷ lệ tích lũy vốn cao nhất trong các nước tư bản phát triển Tỷ lệ tích lũy vốn thường xuyên của thời kỳ 1952-1973 vào khoảng từ 30 đến 35%

Trang 9

thu nhập quốc dân, gấp hơn hai lần so với Mỹ, Anh Trong đó, tỷ lệ đầu tư vào tư bản cố định trong tổng sản phẩm xã hội của Nhật Bản cao hơn tất cả Năm 1966, tổng số vốn đầu tư vào tư bản cố định của Nhật Bản là 30,6 tỷ USD Đây là một trong những nhân tố quyết định nhất, bảo đảm cho nền kinh tế Nhật Bản phát triển với tốc độ cao

Những giải pháp duy trì mức tích lũy cao của Nhật Bản là:

¯ Tận dụng triệt để nguồn lao động trong nước, áp dụng chế độ tiền lương thấp

Tiền lương công nhân Nhật Bản những năm 50, 60 rất thấp so với các nước tư bản phát triển Trong các xí nghiệp lớn của ngành công nghiệp chế biến ở Nhật Bản, tiền lương công nhân chỉ bằng 1/3 tiền lương của công nhân Anh và 1/7 tiền lương công nhân Mỹ Tư bản độc quyền Nhật Bản một mặt lợi dụng mức sống thấp của nhân dân và tình trạng thất nghiệp sau chiến tranh, mặt khác tuyên truyền cho “lối sống cổ truyền” Bằng phương pháp quản lý tinh vi, chế

độ thuê mướn suốt đời kết hợp với các hình thức khác, các ông chủ đã buộc công nhân phải tận tâm, trung thành với xí nghiệp, vì quyền lợi của xí nghiệp Chế độ tiền lương thấp là nhân tố quan trọng nhất để đạt mức tích lũy vốn anghu hạ giá thành sản phẩm, tăng sức cạnh tranh trên thị trường nước ngoài

Để tạo vốn cho phát triển kinh tế, Nhật Bản đã chú ý khai thác và sử dụng tốt nguồn tiết kiệm cá nhân Từ 1961-1967, tỷ lệ gửi tiết kiệm trong thu nhập quốc dân là 18,6% cao gấp hơn hai lần của Mỹ (6,2%) và Anh (7,7%) Năm 1968-1969, tổng số tiền tiết kiệm lên tới 157,5 tỷ USD Tính trung bình mỗi người dân Nhật có số tiền tiết kiệm là 1.550 USD

Ngoài ra, mức tích lũy cao ở Nhật Bản còn là kết quả của việc giảm chi phí quân sự xuống mức dưới 1% tổng sản phẩm quốc dân (ở Mỹ là 9-10%) Do nhu cầu của phát triển kinh tế thời kỳ này Chính phủ Nhật Bản đã hạn chế các khoản chi tiêu cho phúc lợi xã hội, y tế, nhà ở… Bộ máy hành chính cũng được chú ý giảm tới mức tối thiểu, số người phục vụ trong các cơ quan Nhà nước và quân đội chỉ khoảng 1,3 triệu Trong khi đó ở Pháp, dân số chỉ bằng một nửa Nhật Bản nhưng con số này là 3 triệu người

Có thể khẳng định rằng người Nhật Bản đã rất thành công trong việc huy động nguồn vốn nội bộ cho phát triển kinh tế thời kỳ sau chiến tranh

Tuy vậy, nguồn vốn từ bên ngoài cũng đóng vai trò khá quan trọng đối với nền kinh tế Nhật, nhất là nguồn viện trợ phát triển chính thức (ODA) chủ yếu được dành cho việc cải tạo, hiện đại hóa cơ sở hạ tầng và phát triển công nghiệp nặng Trong thời kỳ từ 1944 đến 1955, số vốn của bên ngoài vào Nhật Bản là 230 triệu USD và đã tăng lên rất nhanh trong thời kỳ 1956-1973 với

24 tỷ USD, trong đó vay trực tiếp và tiếp nhận đầu tư cổ phiếu nước ngoài chiếm 89% Trong các nguồn tín dụng của nước ngoài, tín dụng Mỹ giữ vai trò quan trọng thông qua các tổ chức như Ngân hàng Xuất-Nhập khẩu Mỹ, Ngân hàng Phát triển Quốc tế, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF)

Trang 10

Có thể nói rằng trong thời kỳ sau chiến tranh, Nhật Bản không phụ thuộc nhiều vào nguồn vốn bên ngoài Chính phủ giao anghu Bộ Tài chính quản lý và kiểm soát rất chặt chẽ việc sử dụng các nguồn vốn đó Đầu tư trực tiếp chỉ được khuyến khích cho mục tiêu tìm kiếm công nghệ và

bí quyết sản xuất

+ Sử dụng vốn

Nhật Bản được coi là một nước sử dụng vốn một cách táo bạo và có hiệu quả

Ở Nhật Bản nhiều ngân hàng thương mại chấp nhận cho vay tới 95% tổng số vốn Biện pháp mạo hiểm này đã tạo điều kiện tăng nhanh số vốn chuyển vào sản xuất kinh doanh

Trong sử dụng vốn, Nhật Bản trước hết tập trung vào những ngành sản xuất lớn, hiện đại và có hiệu quả cao Quá trình tích tụ và tập trung sản xuất diễn ra rất nhanh chóng, đạt trình độ và quy

mô quốc tế Năm 1969, ở Nhật Bản có hơn 10 công ty độc quyền với doanh số trên 1 tỷ USD, một số công ty như Mitsubisi, Mitsui… có doanh số khoảng 10 tỷ USD Do đó, Nhật Bản đã có ang những điều kiện thuận lợi để nhanh chóng áp dụng khoa học-kỹ thuật hiện đại, hợp lý hóa quy trình sản xuất, nâng cao hiệu quả của tư bản đầu tư

Về đầu tư trong nước, phần lớn số vốn được tập trung vào các ngành then chốt như luyện kim, đóng tàu, chế tạo máy, hóa chất, điện tử và vi điện tử… Vốn đầu tư cũng được tập trung vào đổi mới thiết bị sản xuất Sau hơn 20 năm, Nhật Bản hầu như đã đổi mới toàn bộ tư bản cố định Trong một số ngành như chế tạo máy, luyện kim, đóng tàu biển, điện tử… trình độ trang bị kỹ thuật vào loại cao nhất thế giới

Ngay sau khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, một số công ty của Nhật Bản đã chú ý tới việc đầu tư ra nước ngoài Tuy nhiên, trong thập kỷ 50 và nửa đầu thập kỷ 60, hoạt động đầu tư nước ngoài còn chậm vì thiếu ngoại tệ và ít có nguồn tư bản dài hạn nước ngoài Ở giai đoạn đầu này, Nhật Bản chủ yếu đầu tư ở khu vực Đông Nam Á với những kỹ nghệ sử dụng nhiều lao động, thích hợp với trình độ của các nước này Từ nửa cuối thập kỷ 60, Nhật Bản đã chú ý nhiều hơn vào đầu tư khai thác tài nguyên, đồng thời đa dạng hóa khu vực đầu tư Tổng số vốn đầu tư nước ngoài tăng nhanh qua các năm Nếu vào thời kỳ 1955-1957, mức bình quân là 50 triệu USD thì đến thời kỳ 1963-1965 lên 130 triệu USD và năm 1970 lên tới 900 triệu USD

Cho đến năm 1973, tổng số vốn đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Nhật Bản đạt khoảng 19,3 tỷ USD Mặt khác, cơ cấu đầu tư theo khu vực cũng thay đổi theo hướng tăng tỷ trọng đầu tư vào

Mỹ và châu Âu, giảm tỷ trọng đầu tư vào Trung và Nam Mỹ (Mỹ: 26,4%, châu Âu: 26,1%, châu Á: 23%, Trung Nam Mỹ: 13%)

Có thể nói đầu tư nước ngoài là một yếu tố góp phần vào sự tăng trưởng nhanh của nền kinh tế trong nước, tăng vị thế và sức cạnh tranh của các công ty của Nhật Bản trong nền kinh tế thế giới

Ngày đăng: 27/02/2024, 16:21

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w