THỰC TIỄN QUY TRÌNH NỘI BỘ GIẢI QUYẾT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH LIÊN QUAN ĐẾN LĨNH VỰC CHỨNG THỰC TẠI PHÒNG TƯ PHÁP, QUẬN THANH XUÂN, THÀNH PHỐ HÀ NỘI...62.1.. Thực trạng nội dung quy trình nội
Trang 1Thực trạng quy trình nội bộ giải quyết thủ tục hành chính liên quan đến lĩnh vực chứng thực tại Phòng Tư pháp, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội.
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN 2
MỞ ĐẦU 3
CHƯƠNG I CÁC KHÁI NIỆM LIÊN QUAN ĐẾN LĨNH VỰC CHỨNG THỰC 4
1.1 Khái niệm về chứng thực 4
1.2 Các thủ tục hành chính liên quan đến lĩnh vực chứng thực của phòng Tư pháp, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội 5
CHƯƠNG II THỰC TIỄN QUY TRÌNH NỘI BỘ GIẢI QUYẾT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH LIÊN QUAN ĐẾN LĨNH VỰC CHỨNG THỰC TẠI PHÒNG TƯ PHÁP, QUẬN THANH XUÂN, THÀNH PHỐ HÀ NỘI 6
2.1 Nội dung quy trình nội bộ giải quyết thủ tục hành chính lĩnh vực chứng thực thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND cấp huyện trên địa bàn thành phố Hà Nội 6
2.2 Thực trạng nội dung quy trình nội bộ giải quyết thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực chứng thực tại phòng Tư pháp, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội 7
CHƯƠNG III ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ QUY TRÌNH NỘI BỘ GIẢI QUYẾT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THUỘC LĨNH VỰC CHỨNG THỰC TẠI PHÒNG TƯ PHÁP, QUẬN THANH XUÂN, THÀNH PHỐ HÀ NỘI 10
3.1 Những kết quả đạt được 10
3.2 Hạn chế, bất cập 11
3.3 Đề xuất, kiến nghị 11
KẾT LUẬN 12
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Kì thực tập nghề nghiệp là một kỉ niệm không thể nào quên đối với các sinh viên Bên cạnh những kiến thức tiếp thu tại trường thì trải nghiệm học tập thực tế cũng là những bài học đáng quý và ngẫm nghĩ Vì vậy, kì thực tập nghề nghiệp đầu tiên của em
đã giúp cho túi hành trang ngày càng thêm đầy, sớm tiếp xúc với công việc chuyên ngành của mình và là một học phần hâm nóng đam mê, đẩy mạnh tương lai sau này
Qua thời gian tham gia thực tập tại phòng Tư pháp, quận Thanh Xuân, thành phố
Hà Nội em xin chân thành cảm ơn sự nhiệt tình của lãnh đạo và các anh chị đang thực hiện công tác tại cơ quan đã giúp đỡ em trong quá trình tìm hiểu, thu thập thông tin, học hỏi, thực hành các kỹ năng hành chính đã được học và hoàn thành công tác thực tập Cám ơn các cô, chú, anh, chị đã chỉ bảo cho em các kiến thức thực tế trong suốt một tháng qua và cung cấp cho em những tài liệu cần thiết để hoàn thành bài báo cáo
Bên cạnh đó, em cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến quý thầy cô giảng viên tại Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam đã chỉ dạy cho em những kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm quan trọng cần thiết để hoàn thành công tác thực tập, đặc biệt là các thầy cô giảng viên Khoa Chính trị học và Tiến sĩ Nguyễn Thị Ngọc Lan – giảng viên hướng dẫn đã giúp đỡ em rất nhiều để có thể hoàn thành tốt công tác thực tập và bài báo cáo thực tập này
Tuy nhiên, do còn hạn chế về nhiều mặt nên không thể tránh khỏi những thiếu sót khi tìm hiểu, trình bày về đề tài thực tập, kính mong được sự thông cảm, đóng góp và giúp đỡ của cơ quan và quý thầy cô
Một lần nữa em xin chân thành cám ơn
Trang 3MỞ ĐẦU
Khi nói đến giải quyết thủ tục hành chính hiện nay là nói đến quy trình và cách thức giải quyết công việc Trong đó, quy trình nội bộ giải quyết mỗi thủ tục hành chính lại từng bước khác nhau, phù hợp với tính chất riêng của từng hồ sơ, từng thủ tục
Hiện nay, UBND quận Thanh Xuân có 209 thủ tục hành chính để phục vụ cho công dân/ tổ chức có nhu cầu Đáng chú ý hơn, phòng Tư pháp có trách nhiệm xử lý và giải quyết 32/209 thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực Tư pháp, trong đó là 9 thủ tục có liên quan đến chứng thực và được người dân có nhu cầu sử dụng rất cao Vì vậy, quy trình nội bộ giải quyết các thủ tục hành chính này là mấu chốt cho sự thành bại của 1
“dịch vụ” mà trong đó cơ quan có thẩm quyền là chủ thế của quy trình Đối với lĩnh vực chứng thực, việc này đã quan trọng rồi còn quan trọng hơn khi chúng ta phải chứng thực những giấy tờ có giá trị pháp lý ngang với bản chính và được công dân sử dụng rộng rãi những bản chứng thực ấy
Để quy trình giải quyết nội bộ này được đúng với quy định và tiết kiệm thời gian cho cả cơ quan thẩm quyền và công dân thì cần rất nhiều yếu tố, đòi hỏi cơ quan có thẩm quyền giải quyết thủ tục hành chính phải linh hoạt, phân công nhiệm vụ hài hòa giữa các công chức, cán bộ với nhau Từ đó giúp quy trình nội bộ giải quyết thủ tục hành chính, nhất là thủ tục hành chính liên quan đến chứng thực được nhanh chóng chính xác và sớm hoàn tất thủ tục cho người dân có nhu cầu
Trang 4CHƯƠNG I CÁC KHÁI NIỆM LIÊN QUAN ĐẾN LĨNH VỰC CHỨNG THỰC 1.1 Khái niệm về chứng thực
Dưới góc độ pháp lý, có thể hiểu chứng thực là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện xác nhận tính chính xác, tính hợp pháp của các loại giấy tờ, văn bản hoặc chữ ký của các cá nhân nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các cá nhân,
tổ chức có liên quan trong các quan hệ dân sự, hành chính, kinh tế,…
Theo các quy định tại nghị định 23/2015/NĐ-CP của Chính phủ ngày 16 tháng 02 năm 2015 về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ
ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch:
- “Chứng thực bản sao từ bản chính” là việc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền theo quy định căn cứ vào bản chính để chứng thực bản sao là đúng với bản chính
- “Chứng thực chữ ký” là việc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền theo quy định chứng thực chữ ký trong giấy tờ, văn bản là chữ ký của người yêu cầu chứng thực
- “Chứng thực hợp đồng, giao dịch” là việc cơ quan có thẩm quyền theo quy định chứng thực về thời gian, địa điểm giao kết hợp đồng, giao dịch; năng lực hành vi dân sự, ý chí
tự nguyện, chữ ký hoặc dấu điểm chỉ của các bên tham gia hợp đồng, giao dịch
- “Bản chính” là những giấy tờ, văn bản do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp lần đầu, cấp lại, cấp khi đăng ký lại; những giấy tờ, văn bản do cá nhân tự lập có xác nhận và đóng dấu của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền
- “Bản sao” là bản chụp từ bản chính hoặc bản đánh máy có nội dung đầy đủ, chính xác như nội dung ghi trong sổ gốc
- “Sổ gốc” là sổ do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền lập ra khi thực hiện việc cấp bản chính theo quy định của pháp luật, trong đó có nội dung đầy đủ, chính xác như bản chính mà cơ quan, tổ chức đó đã cấp
- “Văn bản chứng thực” là giấy tờ, văn bản, hợp đồng, giao dịch đã được chứng thực theo quy định
- “Người thực hiện chứng thực” là Trưởng phòng, Phó Trưởng Phòng Tư pháp huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn; công chứng viên của Phòng công chứng, Văn phòng công chứng; viên chức
Trang 5ngoại giao, viên chức lãnh sự của Cơ quan đại diện ngoại giao, Cơ quan đại diện lãnh
sự và Cơ quan khác được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài
Trong cuộc sống, đôi khi có những phát sinh liên quan đến một số hoạt động cần giấy tờ có tính chất pháp lý hay để xác nhận một sự việc nào Khi đó, bắt buộc người có liên quan phải có một văn bản, giấy tờ, tài liệu hợp pháp, chính xác để làm chứng cứ chứng minh cho nội dung đó thì cá nhân thực hiện hoạt động chứng thực theo đúng quy định, tránh gặp phải những tranh chấp không mong muốn
Hoạt động chứng thực góp phần đảm bảo tính trung thực, tính chính xác theo đúng luật, đúng các văn bản gốc đã được lưu giữ tại cơ quan, tổ chức quản lý có thẩm quyền Qua đó, giúp Nhà nước quản lý hiệu quả mọi hoạt động trên phạm vi cả nước Các văn bản khi được chứng thực tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền, giá trị pháp lý của các văn đó được quy định như sau:
- Đối với các văn bản là bản sao được cấp từ sổ gốc và các văn bản là bản sao được chứng thực từ bản chính sẽ có giá trị sử dụng thay cho bản chính trong các giấy tờ của các giao dịch liên quan
- Đối với trường hợp chứng thực chữ ký có giá trị chứng minh của người có yêu cầu chứng thực đã ký chữ ký đó, đồng thời là căn cứ để xác định các trách nhiệm của người
đã thực hiện ký các văn bản, giấy tờ
- Đối với chứng thực các hợp đồng, giao dịch sẽ có giá trị chứng minh về các nội dung ghi nhận trong hợp đồng như: địa điểm, thời gian, năng lực hành vi dân sự, ý chí tự nguyện của các bên trong hợp đồng, giao dịch, chữ ký,…
Vậy nên, tùy thuộc vào từng văn bản mà người có yêu cầu chứng thực tại cơ quan nhà nước sẽ có giá trị pháp lý khác nhau
1.2 Các thủ tục hành chính liên quan đến lĩnh vực chứng thực của phòng Tư pháp, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội
Theo Cổng thông tin điện tử quận Thanh Xuân, hiện nay có 32 thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền xử lý và giải quyết của phòng Tư pháp thuộc UBND quận Thanh Xuân Trong đó, có 09 thủ tục hành chính (chiếm hơn 28% số lượng thủ tục hành chính
mà phòng Tư pháp, quận Thanh Xuân có thẩm quyền xử lý và giải quyết) là liên quan đến lĩnh vực chứng thực:
Trang 6- Chứng thực văn bản khai nhận di sản mà di sản là động sản
- Chứng thực văn bản thỏa thuận phân chia di sản mà di sản là động sản
- Chứng thực hợp đồng, giao dịch liên quan đến tài sản là động sản
- Chứng thực chữ ký người dịch mà người dịch không phải là cộng tác viên dịch thuật
- Chứng thực chữ ký người dịch mà người dịch là cộng tác viên dịch thuật của phòng
Tư pháp
- Chứng thực việc sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ hợp đồng, giao dịch
- Chứng thực chữ ký trong các giấy tờ, văn bản (áp dụng cho cả trường hợp chứng thực điểm chỉ và trường hợp người yêu cầu chứng thực không thể ký, không thể điểm chỉ được)
- Chứng thực bản sao từ bản chính giấy tờ, văn bản do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài; cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của Việt Nam liên kết với cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài cấp hoặc chứng nhận
- Chứng thực bản sao từ bản chính giấy tờ, văn bản do cơ quan tổ chức có thẩm quyền của Việt Nam cấp hoặc chứng nhận
Hiện nay, các thủ tục liên quan đến lĩnh vực chứng thực hầu hết được công dân
có nhu cầu xử lý bằng hình thức trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả quận Thanh Xuân
CHƯƠNG 2 THỰC TIỄN QUY TRÌNH NỘI BỘ GIẢI QUYẾT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH LIÊN QUAN ĐẾN LĨNH VỰC CHỨNG THỰC TẠI
PHÒNG TƯ PHÁP, QUẬN THANH XUÂN, THÀNH PHỐ HÀ NỘI
2.1 Nội dung quy trình nội bộ giải quyết thủ tục hành chính lĩnh vực chứng thực thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND cấp huyện trên địa bàn thành phố Hà Nội:
Quyết định số 805/QĐ - UBND ngày 19/02/2020 của UBND thành phố Hà Nội phê duyệt các quy trình nội bộ giải quyết TTHC lĩnh vực tư pháp thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND cấp huyện, UBND cấp xã và TTHC liên thông giữa cấp xã và cấp huyện trên địa bàn thành phố Hà Nội và tại Phụ lục 02 của quyết định này quy định quy
Trang 7trình xử lý và giải quyết thủ tục hành chính liên quan đến lĩnh vực chứng thực thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND cấp huyện
Trong đó, đối với từng loại thủ tục hành chính liên quan đến lĩnh vực chứng thực thì “mục đích”, “phạm vi”, “nội dung quy trình”, “cơ sở pháp lý”, “thành phần hồ sơ”,
“thời gian xử lý” lại khác nhau Nhưng nhìn chung, quy trình nội bộ được trải qua 6 bước chính sau:
B1: Công chức tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả một cửa nhận hồ sơ của công dân/tổ chức.
B2: Công chức tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả một cửa tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, người tiếp nhận hồ sơ in giấy tiếp nhận, trong đó
ghi rõ ngày, giờ trả kết quả Nếu hồ sơ chưa đầy đủ, hoàn thiện thì hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung, hoàn thiện theo quy định; trường hợp không thể bổ sung, hoàn thiện
hồ sơ ngay thì phải lập thành văn bản hướng dẫn, trong đó nêu rõ loại giấy tờ, nội dung cần bổ sung, hoàn thiện, ký, ghi rõ họ, chữ đệm, tên của người tiếp nhận
B3:Công chức phòng Tư pháp thực hiện đối chiếu bản chính với bản sao, đóng dấu chứng thực, ghi số chứng thực, vào sổ
B4: Lãnh đạo phòng xem xét phiếu trình và hồ sơ Nếu hồ sơ hợp lệ thực hiện ký
kết quả giải quyết TTHC
B5: Công chức phòng Tư pháp hoàn thiện hồ sơ, chuyển văn thư đóng dấu, bàn giao kết quả cho Bộ phận TN&TKQ Thực hiện lưu hổ sơ theo quy định.
B6: Thu phí, trả kết quả cho công dân.
2.2 Thực trạng nội dung quy trình nội bộ giải quyết thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực chứng thực tại phòng Tư pháp, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội
Đối với các thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực chứng thực, công dân khi có nhu cầu thường đến trực tiếp Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả quận để thực hiện Vì vậy, mỗi ngày phòng Tư pháp quận Thanh Xuân xử lý số lượng thủ tục hành chính rất nhiều
và trong số đó thì những thủ tục liên quan đến chứng thực là nhiều nhất Cụ thể là
“Chứng thực bản sao từ bản chính giấy tờ, văn bản do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài; cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của Việt Nam liên kết với cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài cấp hoặc chứng nhận” và “Chứng thực bản sao từ
Trang 8bản chính giấy tờ, văn bản do cơ quan tổ chức có thẩm quyền của Việt Nam cấp hoặc chứng nhận”
Sau đây là nội dung quy trình nội bộ giải quyết thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực chứng thực tại phòng Tư pháp, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội dựa trên sự quan sát của bản thân khi có 1 tháng tham gia thực tập nghề nghiệp tại đơn vị:
1
Nộp hồ sơ cần giải quyết
cho Công chức Tư pháp làm
việc tại Bộ phận tiếp nhận
và trả kết quả quận Thanh
Xuân
Công dân/ tổ chức có nhu cầu thực hiện hồ
sơ
Trong giời hành chính
Hồ sơ đúng theo yêu cầu của từng thủ tục hành chính
2
Bộ phận TN & TKQ kiểm
tra hồ sơ:
+ Nếu hồ sơ đủ điều kiện thì
tiếp nhận hồ sơ và chuyển
cho Phòng Tư pháp thụ lý
+ Trường hợp hồ sơ không
đủ điều kiện hoặc cần bổ
sung, Bộ phận TN & TKQ
hướng dẫn công dân
Công chức Tư pháp ngồi làm việc tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả quận Thanh
Xuân
Tùy vào từng loại thủ tục hành chính liên quan đến chứng thực khác nhau (từ
10 - 15 phút)
- Sổ theo dõi
hồ sơ
- Phiếu thu tiếp nhận hồ
sơ và hẹn trả kết quả
- Hồ sơ
3
Sau khi kiểm tra hồ sơ,
Công chức Tư pháp tại Bộ
phận TN&TKQ chuyển hồ
sơ lên phòng Tư pháp
Công chức Tư pháp ngồi làm việc tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả quận Thanh
Xuân
- Hồ sơ
4
Công chức Tư pháp ngồi
làm việc tại phòng Tư pháp
được phân công nhiệm vụ
xử lý hồ sơ nhận hồ sơ.
Kiểm tra lại hồ sơ một lần
nữa
Công chức Tư pháp ngồi làm việc tại phòng Tư pháp 5 - 10 phút - Hồ sơ
5 Công chức Tư pháp ngồi
làm việc tại phòng Tư pháp
chuyển hồ sơ cho Lãnh đạo
phòng Tư pháp được phân
Công chức Tư pháp ngồi làm việc tại phòng Tư pháp
- Hồ sơ
Trang 9công giải quyết thủ tục ấy
6
Lãnh đạo phòng Tư pháp
được phân công giải quyết
thủ tục ấy xem xét, đối
chiếu bản chính với bản sao
và ký chứng thực và chuyển
lại cho công chức Tư pháp
trước đó
Lãnh đạo phòng Tư
- Hồ sơ
- Các bản chứng thực
7
Công chức Tư pháp ngồi
làm việc tại phòng Tư pháp
thực hiện đóng dấu chứng
thực, ghi số chứng thực,
đóng dấu tên lãnh đạo, nhập
liệu bản chứng thực, rút lưu
1 bản và hoàn tất hồ sơ
Công chức Tư pháp ngồi làm việc tại phòng Tư pháp 1 phút
- Hồ sơ
- Nhập dữ liệu hồ sơ
- Rút lưu
8
Công chức Tư pháp gửi lại
hồ sơ cho Bộ phận TN&TKQ
Công chức Tư pháp ngồi làm việc tại phòng Tư pháp 1 phút
- Hồ sơ
- Bản chứng thực theo nhu cầu
9
Công chức Tư pháp ngồi
làm việc tại phòng Tư pháp
và công chức Tư pháp ngồi
làm việc tại Bộ phận
TN&TKQ ký người giao và
người nhận
Công chức Tư pháp ngồi làm việc tại phòng Tư pháp và công chức Tư pháp ngồi làm việc tại Bộ phận TN&TKQ
1 phút
10 Thu phí, trả kết quả cho
công dân
Công chức Tư pháp ngồi làm việc tại Bộ phận TN&TKQ
Trong giờ hành chính
- Hồ sơ
- Bản chứng thực theo nhu cầu
Sau khi xử lý và tiếp nhận hồ sơ hết 1 ngày, công chức Tư pháp ngồi làm việc tại phòng Tư pháp phải gửi mail những thông tin liên quan đến tất cả hồ sơ của ngày hôm
đó cho công chức Tư pháp ngồi làm việc tại Bộ phận TN&TKQ
Khác với Quyết định số 805/QĐ - UBND ngày 19/02/2020 của UBND thành phố
Hà Nội phê duyệt các quy trình nội bộ giải quyết TTHC lĩnh vực tư pháp thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND cấp huyện, UBND cấp xã và TTHC liên thông giữa cấp xã
và cấp huyện trên địa bàn thành phố Hà Nội Tại phòng Tư pháp, UBND quận Thanh Xuân; khi hồ sơ đến phòng thì lãnh đạo phòng Tư pháp được phân công nhiệm vụ phải
Trang 10xem xét, đối chiếu hồ sơ và ký chứng thực sau đấy mới chuyển lại cho công chức Tư pháp để ký chứng thực, đóng dấu, vào số, nhập liệu và rút lưu
Như vậy, khối lượng công việc và xử lý nội bộ của công chức nhiều hơn và không thể đơn giản hóa qua các bước trong Quyết định này Và khi số lượng hồ sơ nhiều thì việc xử lý như vậy còn đẩy khối lượng công việc của công chức đã nhiều lại còn nhiều hơn
CHƯƠNG 3 ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ QUY TRÌNH NỘI BỘ GIẢI QUYẾT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THUỘC LĨNH VỰC CHỨNG THỰC TẠI
PHÒNG TƯ PHÁP, QUẬN THANH XUÂN, THÀNH PHỐ HÀ NỘI
3.1 Những kết quả đạt được
Quy trình nội bộ giải quyết thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực tư pháp, cụ thể hơn
là chứng thực được ban hành tại Quyết định 805/QĐ ngày 19/02/2020 của UBND thành phố Hà Nội phê duyệt các quy trình nội bộ giải quyết TTHC lĩnh vực tư pháp thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND cấp huyện, UBND cấp xã và TTHC liên thông giữa cấp xã và cấp huyện trên địa bàn thành phố Hà Nội đã giúp cho phòng Tư pháp, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội có cơ sở, căn cứ để làm việc, phân công đúng việc đúng người và nâng cao hiệu suất làm việc cho các công chức
Khi quy trình đến áp dụng vào thực tiễn thì tại phòng Tư pháp cũng thay đổi các bước để phù hợp với tình hình thực tế của cơ sở, tuy nhiên bản chất thì không thay đổi Kết quả ta thấy rõ nhất đấy chính là việc phản hồi hồ sơ thủ tục hành chính của lĩnh vực
Tư pháp được người dân đánh giá 100% rất hài lòng, công chức Tư pháp làm việc tại
Bộ phận TN&TKQ được người dân yêu quý và đánh giá cao trong quá trình làm việc
Cùng với quy trình, lãnh đạo Tư pháp và công chức Tư pháp phối hợp nhịp nhàng để giải quyết hồ sơ từng những biết nhỏ nhất như xem xét, đóng dấu, vào sổ, tạo ra môi trường làm việc chính danh, không đùn đẩy