........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................Bài làm mang tính chất tham khảo và được nghiên cứu, sưu tầm từ nhiều nguồn.
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
Với vòng xoáy không ngừng phát triển của các kinh tế thế giới Việt Nam cũng không nằm ngoài vòng xoáy là một nước đang phát triển đang muốn vươn mình trên trường quốc tế cần phải học hỏi các mô hình kinh tế của các nước phát triển và Đức là một trong những nước có nét tương đồng với Việt Nam đề phải hứng chịu những hậu quả nặng nề sau chiến tranh với nền văn hóa lâu đời thế giới Với những nét tương đồng như thế nên mô hình kinh tế Đức luôn là tề tài được quan tâm nghiên cứu tại Việt Nam.
Bài báo “ Mô hình kinh tế Đức và những bài học cho kinh tế thế giới ” của Tạp chí của Hội liên lạc với người Việt Nam ở nước ngoài nguồn DVT/Economist nội dung bài mô phỏng lại mô hình kinh tế cảu Đức nhưng vì lý do bản chất của mô hình kinh tế Đức có nguồn khá sâu xau kiến cho việc mô phỏng lại không hề đơn giản Nhưng bài báo đã phân tích tương đối đầy đủ về mô hình kinh tế của Đức từ đó làm bài học kinh nghiệm cho thế giới trong đó có Việt Nam
Mô hình kinh tế của Đức là mô hình kinh tế thị trường xã hội từ đó thì PGS.TS Hà Văn Hội đã có đề tài: “ Kinh tế thị trường xã hội: lý thuyết và mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam ” Nội dung chủ yếu phân tích quan điểm lý luận và thực tiễn của việc thực hiện mô hình kinh tế thị trường xã hội ở một số nước trên thế giới và phát triển theo chiều sâu, qua phân tích các mô hình kinh tế đấu đưa ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong quá trình phát triển kinh tế cũng cần nghiên cứu, theo dõi kỹ quá trình áp dụng mô hình kinh tế thị trường xã hội của các quốc gia điển hình để học hỏi có lựa chọn, phù hợp với đặc thù trong nước.
Tiếp đến là: “ Phân tích quan niệm của các nhà kinh tế CHLB Đức về nền kinh tế thị trường xã hội liên hệ thực tiễn việt nam hiện nay ” của trang web 123doc.com bài luận văn phân tích quan niệm của các nhà kinh tế CHLB Đức về nền kinh tế thị trường xã hội Hệ thống lý luận về kinh tế thị trường xã hội được Afred Mukker Armack – nhà kinh tế học người Đức
(1901 – 1978) – khởi xướng vào năm 1946 mà mục tiêu của nó là gắng kết chức năng kinh tế và chức năng xã hội Việc áp dụng mô hình “kinh tế thị trường xã hội” đã tạo ra một thời kỳ phát triển phát triển vượt bậc cho nền kinh tế Cộng Hòa Liên Ban Đức Nghiên cứu mô hình “kinh tế thị trường xã hội” CHLB Đức nhằm nhận thức rõ hơn vai trò của Chính phủ trong điều tiết nền kinh tế vĩ mô và giúp nhà nước ta có thể đưa ra những can thiệp vào nền kinh tế một cách có hiệu quả hơn trong điều kiện hiên nay. Đa số các bài trên đều phân tích nền kinh tế thị trường xã hội mà trong đó Đức là biểu tượng của nền kinh tế này Chính vì vậy nhóm nghiên cứu của PGS.TS Nguyễn Đức Thành đã nghiên cứu đề tài: “ Nền kinh tế thị trường xã hội Đức và bài học khinh nghiệm cho Việt
Nam ” Bài nghiên cứu này đã tóm lược bối cảnh lịch sử, phân tích các giá trị cót lõi và nguyên lý nền tảng của mô hình KTTTXH và mô tả các đặc điểm chính trong khung chính sách khung chính sách kinh tế – xã hội – môi trường của Đức Các giá trị cốt lõi của mô hình KTTTXH là tự do, công bằng, phân cấp trách nhiệm và đoàn kết Nội dung chính của mười một nguyên lý nền tảng xây dựng mối quan hệ giữa nhà nước và thị trường Cơ chế thị trường được đặt làm ưu tiên số một, giải pháp đến từ nhà nước là lựa chọn thứ yếu Từ đó tìm ra những điểm tương đồng trong nền kinh tế của Việt Nam để đưa ra bài học kinh nghiệm cho sự phát triển kinh tế của Việt Nam.
Với một đất nước có nền kinh tế đứng thứ 4 thế giới và số một Châu Âu, từ một nước gánh chịu hậu quả nặng nề sau chiến tranh đến nay nền kinh tế số một Châu Âu có rất nhiều bài học cho Việt Nam đã có không ít những nhà văn, nhà báo, PGS.TS,… đã có bài nghiên cứu và các bài phân tích về những mô hình phát triển kinh tế Đức Trên trang thông tin điện tử Hội Đồng Lý Luận Trung Ương phát hành 2019 với chủ đề: “Một số kinh nghiệm của CHLB Đức về giải quyết mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển văn hóa, thực hiện tiến bộ xã hội (phần 1)” Nội dung gồm 2 phần: 1 - Nước Đức và mô hình kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa CHLB Đức 2 – Những chính sách tạo tăng trưởng nhanh và bền vững nền kinh tế Đức trong thời gian qua.
PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Phương pháp luận
Đề tài nghiên cứu thực hiện chủ yếu dựa trên cơ sơ phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, quan điểm, của các nhà kinh tế học về mô hình phát triển kinh tế.
Thực hiện nghiên cứu đề tài được dựa trên quan điểm biện chứng về sự phát triển của chủ nghĩa duy vật, để từng bước tìm ra bài học từ mô hình phát triển kinh tế thị trường xã hội Từ đó đánh giá khách quan việc ứng dụng mỗ hình kinh tế của Đức vào mô hình kinh tế của Việt Nam. Định hướng nhận thức, tư duy lý luận, kiểm chứng thực tiễn, nhận diện khuynh hướng đổi mới và đề xuất thực hiện giải pháp cho mô hình phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa của Việt Nam
Phương pháp nghiên cứu
5.2.1 Phương pháp nghiên cứu tài liệu Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu tài liệu để nhằm đánh giá khách quan, chính xác quá trình phát triển của mô hình kinh tế thị trường xã hội, chính là mô hình phát triển kinh tế của Đức thông qua các tài liệu sẵn có đã nghiên cứu về mô hình phát triển kinh tế của Đức. Đồng thời tìm ra những bài học kinh nghiệm cho quá trình phát triển ở Việt Nam.
Trong quá trình thực hiện đề tài sử dụng phương pháp so sánh nhằm làm rõ sự khác biệt giữa nền Kinh tế của Đức và nền kinh tế của Việt Nam So sánh giữa các giai đoạn lịch sử về lĩnh vực giữ vai trò chủ đạo trong các giai đoạn đó Qua đó, đưa ra những mặt còn hạn chế trong quá trình phát triển kinh tế của Việt Nam làm cơ sở để tìm ra giải pháp giúp cho kinh tế Việt Nam phát triển vượt bậc
5.2.3 Phương pháp thống kê Đề tài thông kế quá trình phát triển kinh tế qua các năm của nền kinh tế Đức Thống kê các số liệu để thấy được lĩnh vực chủ đạo trong quá trình phát triển kinh tế của Đức Thông kê những thành tưu khoa học công nghệ và việc ứng dụng khoa học công nghệ của Đức Thống kê các cột mốc đang chú ý trong quá trình phát triển của Việt Nam.
Ý NGHĨA LÝ LUẬN VÀ Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
Ý nghĩa lý luận
Đề tài nghiên cứu mô hình kinh tế của Đức những nét đặc trưng tương đồng với ViệtNam và tìm ra giải pháp phù hợp cho việc phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa của Việt Nam Đề tài khi thực hiện sẽ là tài liệu giúp cho nền kinh tế Việt Nam định hình được mô hình kinh tế chính thức để tiếp tục phát triển hướng đến mục tiêu phát triển đất nước đó là “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”.
Ý nghĩa thực tiễn
Đề tài nghiên cứu đề xuất ra những giải pháp thực tế, liên quan trực tiếp đến việc pá dụng mô hình phát triển kinh tế của Việt Nam nên sẽ trở tư liệu tham khảo có chất lượng trong quá trình ứng dụng phát triển mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Đề tài không chỉ hệ thống hóa những lý luận về các mô hình kinh tế, mô hình kinh tế thị trường xã hội hay kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa mà còn đưa ra được những mặt khó khăn trong triển khai tìm ra được mô hình phát triển kinh tế phù hợp cho Việt Nam, từ đó khắc phục những mặt còn hạn chế, góp phần vào công tác xây dựng nền kinh tế ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại, thông minh.
CƠ SỞ LÝ THUYẾT MÔ HÌNH KINH TẾ CỦA ĐỨC
Khái quát mô hình kinh tế
Kinh tế là tổng hòa các mối quan hệ tương tác lẫn nhau của con người và xã hội – liên quan trực đến việc sản xuất, trao đổi, phân phối, tiêu dùng các loại sản phẩm hàng hóa và dịch vụ nhằm thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao của con người trong một xã hội với nguồn lực khan hiếm.
Kinh tế là tổng thể các yếu tố sản xuất, các điều kiện sống của con người, các mối quan hệ trong quá trình sản xuất và tái sản xuất xã hội Nói đến kinh tế suy cho cùng là nói đến vấn đề sở hữu và lợi ích Từ này chỉ "toàn bộ các hoạt động sản xuất, trao đổi, phân phối, lưu thông" của cả một cộng đồng dân cư, một quốc gia
Kinh tế học là môn học nghiên cứu xem xã hội sử dụng như thế nào nguồn tài nguyên khan hiếm để sản xuất ra những hàng hóa cần thiết và phân phối cho các thành viên của xã hội Kinh tế học có có quan hệ chặt chẽ với nhiều môn khoa học xã hội như: Triết học, chính trị học, xã hội học,… trong đó, môn kinh tế chính trị và thống kê có vai trò đặc biệt quan trọng đối với Kinh tế học [11,12]
1.1.2 Khái niệm mô hình kinh tế
Mô hình là một cấu trúc lý thuyết đại diện cho các quá trình kinh tế bằng một tập hợp các biến và một tập hợp các mối quan hệ logic (hoặc định lượng giữa chúng) Mô hình kinh tế là một khung đơn giản, thường là toán học, được thiết kế để minh họa các quy trình phức tạp, các mô hình kinh tế đặt ra các tham số cấu trúc Một mô hình có thể có các biến ngoại sinh khác nhau và các biến đó có thể thay đổi để tạo ra các phản ứng khác nhau theo các biến kinh tế Phương pháp sử dụng các mô hình bao gồm: điều tra, lý thuyết hóa và lý thuyết phù hợp với thế giới.
1.1.3 Khái niệm phát triển kinh tế
Phát triển kinh tế là quá trình lớn lên, tăng tiến mọi mặt của nền kinh tế Nó bao gồm sự tăng trưởng kinh tế và đồng thời có sự hoàn chỉnh về mặt cơ cấu, thể chế kinh tế, chất lượng cuộc sống.
1.1.4 Khái niệm kinh tế thị trường xã hội
Nền kinh tế thị trường xã hội là một nền kinh tế trong đó nhà nước bảo đảm tự do hoạt động kinh tế, thương mại, nhưng có những chính sách về kinh tế cũng như về xã hội để đạt được sự cân bằng xã hội.
Nền kinh tế thị trường xã hội không phải là nền kinh tế thị trường tư bản truyền thống (từ giữa thế kỷ 19 đến đầu thế kỷ 20), không phải là nền kinh tế kế hoạch ở các nước xã hội chủ nghĩa trước đây, cũng không phải là nền kinh tế thị trường hiện đại của trào lưu tự do mới vì trào lưu này quá coi nhẹ vai trò của nhà nước và các vấn đề xã hội Nền kinh tế thị trường xã hội tạo điều kiện để kích thích mạnh mẽ sáng kiến cá nhân, bảo đảm tự do hoạt động kinh tế, thương mại để đưa tới lợi ích cho toàn xã hội, đồng thời phòng tránh được các khuyết tật lớn của nền kinh tế thị trường, bằng cách chống lạm phát, giảm thất nghiệp, thực hiện những chính sách để tạo công bằng xã hội, giảm khoảng cách quá lớn giữa người giàu và kẻ nghèo.
1.1.5 Khái niệm kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
Kinh tế thị trường là một giai đoạn tất yếu của lịch sử mà bất cứ nền kinh tế nào cũng phải trải qua để đạt tới những nấc thang cao hơn trên con đường phát triển của nền kinh tế Kinh tế thị trường được xác định là nấc thang tất yếu mang tính phổ biến
Mô hình kinh tế định hướng XHCN là nền kinh tế thị trường nhiều thành phần, trong đó khu vực kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, với mục tiêu dài hạn là xây dựng chủ nghĩa xã hội Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là sản phẩm của thời kỳ Đổi Mới, thay thế nền kinh tế kế hoạch bằng nền kinh tế hỗn hợp hoạt động theo cơ chế thị trường
1.1.6 Khái niệm bài học kinh nghiệm
Bài học là một quá trình tổ chức những hoạt động nhằm lĩnh hội một khái niệm và kỹ năng, kỹ xảo, trong một thời gian xác định, ở một trình độ phát triển nhất định Bài học là một quy trình hình thành khái niệm cho con người, lấy hành động làm cơ sở hình thành khái niệm.
Kinh nghiệm là tri thức hay sự thông thạo về một sự kiện hay một chủ đề có được thông qua tham gia sự can dự hay tiếp xúc trực tiếp, Sự hiểu biết do đã từng trải công việc, đã thấy được kết quả khiến cho có thể phát huy được mặt tốt và khắc phục được mặt chưa tốt
Bài học kinh nghiệm là những kiến thức, tri thức có được thông qua các hoạt động, vận dụng ngược lại nhằm phát triển tốt hơn thông qua phát huy những mặt tốt và khắc phục những mặt chưa tốt
Khái quát về nước Đức
1.2.1 Tình hình nước Đức sau chiến tranh thế giới thứ II
Khi Chiến tranh Thế giới thứ II kết thúc năm 1945, nước Đức gần như chỉ còn là một đống đổ nát Hầu hết cơ sở hạ tầng đều đã bị tấn công hoặc đánh bom bởi quân Đồng minh. Thành phố Dresden bị hủy hoại hoàn toàn Dân số ở Cologne tụt từ 750.000 xuống chỉ còn 32.000 người Lượng bất động sản giảm 20% Sản lượng lương thực chỉ còn bằng một nửa so với mức trước chiến tranh, sản xuất công nghiệp giảm 1/3.
Hầu hết những người đàn ông tuổi từ 18 đến 35, bộ phận dân số có khả năng lớn nhất trong việc gánh vác trách nhiệm tái thiết đất nước, đã hi sinh hoặc bị chiến tranh làm cho tàn phế Nước Đức thời điểm đó chìm trong một bầu không khí chết chóc, nền kinh tế sụp đổ, vật tư khan hiếm, cuộc sống người dân rơi vào ngõ cụt. Đến những năm 1950, Tây Đức đã trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới Đến năm 1989 khi bức tường Berlin sụp đổ và nước Đức thống nhất, đất nước này đã trở thành niềm đố kỵ của cả thế giới Khi đó, Đức là nền kinh tế lớn thứ ba toàn cầu, chỉ đứng sau Mỹ và Nhật Bản về GDP Bước tiến ngoạn mục của Đức từ một đống đổ nát hậu chiến tranh thành một cường quốc kinh tế hàng đầu thế giới thường được biết đến với cái tên “Phép màuKinh tế Đức”, hay được người Đức gọi là “Wirtscaftswunder” Vậy người Đức đã làm thế nào để đạt được thành tựu tưởng chừng như không thể này?
1.2.2 Vị trí địa lý của nước Đức
Tên đầy đủ: Cộng hòa liên bang Đức
Loại chính phủ: Nhà nước liên bang nghị viện dân chủ
Tên miền quốc gia: de
Các thành phố lớn: Bremen, Dortmund, Dresden, Düsseldorf, Essen, Frankfurt, Hamburg, Hannover, Kửln, Mỹnchen, Stuttgart
1.2.2.2 Địa lý Đức nằm ở phía Trung Tây của Châu Âu giữa 47 16 15 và 55 03 33 vĩ độ Bắc và 5 52
01 và 15 02 37 kinh độ Đông Với một nửa quốc gia được bao phủ bởi đường bờ biển kéo dài do đó các hoạt đông du lịch ở đây rất phát triển một nửa còn lại giáp ranh với các nước. Phía Bắc giáp với Đan Mạch Phía Đông giáp với Ba Lan và Cộng hòa Séc Phía Nam giáp lần lượt với Áo và Thụy Sĩ Cuối cùng phía Tây giáp với 4 quốc gia: Pháp, Luxembourg, Bỉ và Hà Lan
Hình 1 Bản đồ địa lý của Cộng hòa liên bang Đức Địa hình hầu như được bao phủ bởi những vùng đồng bằng với diện tích rộng lớp cho đến những dãy núi cao ngất Địa hình thay đổi từ Bắc xuống Nam Những đồng bằng rộng lớn của Đức bị chia cắt bởi nhiều con sông, suối và các đầm lầy nên rất thích hợp sử dụng đất đai để phát triển nông nghiệp Đặc biệt ở Phía Nam là dãy Alpen nổi tiếng, được xem là bức tường thành để che chắn những cơn gió khô nống thổi vào từ xa mạc Ngoài ra, tại đây còn có những khu rừng với những tán cây rậm rạp được sương mù bao phủ quanh năm
Về khí hậu nằm trong vùng ôn đới lạnh gió Tây giữa Đại Tây Dương và khí hậu lục địa phía Đông Hiếm khi xảy ra những chênh lệch về nhiệt độ Lượng mưa trải suốt các mùa trong năm Nhiệt độ trung bình mùa Đông dao động từ 1,5 O C ở vùng đồng bằng đến 6 O C trên vùng núi Nhiệt độ trung bình tháng 7 là 18 O C ở đồng bằng và 20 O C trong các thung lũng kín ở phía Nam Những vùng khí hậu ngoại lệ là các vùng thượng lưu sông Rein có khí hậu rất ôn hòa, vùng thượng Bayern chịu ảnh hưởng của khí hậu đoán gió Nam khô nóng từ dãy Alpen và vùng Harz chịu ảnh hưởng bởi những đợt gió mạnh, mùa hè lạnh và mùa đông nhiều tuyết
Bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam
1.3.1 Kinh nghiệm từ mô hình kinh tế phát triển theo chiều sâu của thế giới
Mô hình phát triển kinh tế theo chiều sâu có đặc trưng cơ bản là dựa vào khoa học và công nghệ hiện đại, nâng cao hiệu quả, chất lượng của tăng trưởng, như: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, tăng năng suất lao động, nâng cao sự đóng góp của nhân tố năng suất tổng hợp (TFP), hướng hoạt động của nền kinh tế vào các ngành, lĩnh vực có giá trị gia tăng, giảm chi phí sản xuất, chủ động sản xuất và xuất khẩu hàng hóa có dung lượng công nghệ cao, trên cơ sở khai thác triệt để các lợi thế của đất nước, thực hiện đồng bộ hóa quá trình khai thác và chế biến sản phẩm Tăng trưởng theo chiều sâu không chỉ nâng cao chất lượng, hiệu quả nền kinh tế, mà còn gắn liền với bảo vệ môi trường sinh thái, cải thiện phúc lợi xã hội
Những quốc gia nổi bật cho mô hình phát triển kinh tế theo chiều sâu là Mỹ, Canada,Anh, Pháp, Đức, Nhật, Ý là các quốc gia thuộc nhóm G7 thuộc nhóm Đại cường quốc công nghiệp với kỹ nghệ tiên tiến trên thế giới là những quốc gia xuất khẩu hàng đầu trên thế giới trong đó Đức Xuất khẩu: hàng hoá: xe có động cơ, máy móc, hóa chất, máy tính và các sản phẩm điện tử, thiết bị điện, dược phẩm, kim loại, thiết bị vận tải, thực phẩm, hàng dệt,cao su và các sản phẩm nhựa Đối tác xuất khẩu: Mỹ 9,6%, Pháp 8,6%, Anh 7,5%, Hà Lan6,6%, Trung Quốc 6%, Ý 4,9%, Áo 4,8%, Ba Lan 4,4%, Thuỵ Sỹ 4,2% (2015) Nhập khẩu:hàng hoá: máy móc, thiết bị xử lý dữ liệu, phương tiện, hóa chất, dầu khí, kim loại, thiết bị điện, dược phẩm, thực phẩm, nông sản Đối tác nhập khẩu: Hà Lan 13,7%, Pháp 7,6%,Trung Quốc 7,3%, Bỉ 6%, Ý 5,2%, Ba Lan 5%, Mỹ 4,7%, Séc 4.5%, Anh 4.2%, Áo 4.2%,Thụy Sỹ 4.2% Tiền tệ: Euro (EUR) GDP: 3.863,34 tỷ USD (2019 theo IMF)
1.3.2 Kinh nghiệm từ mô hình kinh tế của Đức
Với tổng sản phẩm GDP lên đến 3.027 tỷ euro và Đức là nền kinh tế lớn nhất Châu Âu và đứng thứ 4 trên thế giới Đức được biết đến như là nhà vô địch thế giới về xuất khẩu và giá trị xuất khẩu lên đến 969 tỷ EUR, Đức thực sự là một Đối Tác Toàn Cầu Mô hình KTTTXH Đức chính thức được khởi xướng và thực hiện đầu tiên năm 1948 tại Tây Đức bởi Đảng Liên minh Dân chủ Thiên chúa giáo dưới thời Thủ tướng Konrad Adenauer. Trong mô hình này thì nhà nước có vai trò tạo ra một trật tự kinh tế thay vì điều hướng các tiến trình kinh tế Cạnh tranh lành mạnh được coi là động lực chính thúc đẩy hiệu quả sản xuất và tăng trưởng kinh tế Nhà nước cần tạo ra môi trường pháp lý phù hợp cho nền kinh tế nhằm duy trì cạnh tranh công bằng (thay vì chỉ đơn thuần cho phép trao đổi diễn ra) thông qua các biện pháp tuân thủ nguyên tắc thị trường Bên cạnh đó, chủ nghĩa Tự do trong Trật tự nhấn mạnh tầm quan trọng của ổn định giá trị tiền tệ và lạm phát thấp Để duy trì mục tiêu này thì ngân hàng trung ương cần được độc lập khỏi áp lực chính trị Trong khi đó, chính sách tài khóađề cập đến trách nhiệm của chính phủ trong việc duy trì cân bằng giữa thu thuế và chi tiêu chính phủ Mô hình KTTTXH Đức chịu ảnh hưởng mạnh mẽ bởi đạo đức Thiên chúa giáo được biết đến là ủng hộ chủ nghĩa tự do trong Trật tự mục tiêu của chương trình cải cách kinh tế thời bấy giờ qua khẩu hiệu “Phồn thịnh cho tất cả” và
“Tài sản cho tất cả”, hàm ý rằng mục tiêu cuối cùng của phát triển kinh tế là để phục vụ con người và các thành viên trong xã hội cần đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau Điều này chi phối chính sách phúc lợi xã hội của nước Đức Nền kinh tế Đức được chia ra 3 giai đoạn
Hình 2 Giai đoạn phát triển kinh tế của Đức
Giai đoạn thứ nhất bao gồm bốn năm hậu chiến từ 1945 đến 1948 Mô hình kinh tế giai đoạn này là mô hình kế hoạch hóa tập trung, cả bốn vùng chiếm đóng sớm rơi vào tình trạng hỗn loạn, trì trệ Phần lớn các cơ sở vật chất bị bom phá hủy, nhiều đàn ông và phụ nữ khỏe mạnh bị bắt làm tù binh chiến tranh Trên thị trường giá cả được quy định bởi nhà nước, bản thân tiền không có giá trị Người dân phải xếp hàng nhiều giờ để được chia khẩu phần ăn của mình Trong khi đó, khẩu phần ăn bị cắt nghiêm trọng, thậm chí còn thấp hơn cả khi chiến tranh diễn ra, nạn đói hoành hành, đỉnh điểm vào năm 1946/1947 Người ta sẵn sàng đổi những gì mình còn để lấy chút lương thực Tình hình của các doanh nghiệp cũng rất tệ Nếu họ có thể sản xuất được thứ gì thì tất cả đều phải cung cấp cho các quốc gia chiếm đóng hoặc bán đi để nhận lấy những đồng tiền không có giá trị thực tế Vì vậy, lượng nguyên liệu đầu vào ngày càng giảm Trước những khó khăn ấy Đức đã tiến hành cải cách kinh tế toàn diện
Giai đoạn thứ hai, giai đoạn thử nghiệm mô hình KTTTXH ở Tây Đức mà mức độ
“thị trường tự do” có sự biến động Đây cũng chính là giai đoạn phục hồi mạnh mẽ nhất của nền kinh tế Tây Đức, quy trình sản xuất được hiện đại hoá, ứng dụng công nghệ, nâng cao chất lượng cuộc sống chỉ 15 năm sau đã sở hữu một số vàng bình quân đầu người cao hơn nước Mỹ, nền ngoại thương thặng dư gần hai tỉ đô-la, sở hữu toàn dân cao gấp ba lần trước chiến tranh, trở thành quốc gia công nghiệp lớn thứ ba và quốc gia xuất khẩu thứ nhì trên thế giới Giai đoạn này được người Đức xem là giai đoạn phát triển phép màu người Đức thường gọi là giai đoạn Wirtschaftswunder Từ năm 1966 đến cuối thập niên 1970 là giai đoạn thực thi “Chương trình Godesberg” Chương trình này đánh dấu sự chuyển biến trong chính sách kinh tế với sự can thiệp mạnh mẽ của nhà nước với mục đích tăng trrưởng kinh tế và, từ đó, tăng mức phúc lợi cho người dân CHLB Đức đã nhận được sự giúp đỡ của đồng minh (châu Âu và Hoa Kỳ) đã nhanh chổng khôi phục và phát triển nền kinh tế. Đến đầu thập kỷ 70, CHLB Đức đứng đầu châu Âu, thứ ba thế giới (sau Hoa Kỳ và Nhật) về khối lượng sản phẩm công nghiệp, chiếm 9% khối lượng sản phẩm công nghiệp thế giới Mức tăng trưởng GDP cao: thời kỳ 1950 – 1970 khoảng 7,8%, từ năm 1950 đến nãm
1980 giá trị sản xuất cổng nghiệp tăng 5,5 lần, giá trị công nghiệp chiếm 1/2 GDP, dịch vụ chiếm hơn 1/3 GDP, nông lâm ngư nghiệp chiếm 3% GDP Cơ cấu các ngành cổng nghiệp thay đổi, phát triển các ngành công nghiệp sinh lợi nhanh, có kỹ thuật cao như hóa dầu, điộn tử, thiết bị máy móc chính xác, ô tò, máy công nghiệp ; giảm các ngành cồng nghiệp khai thác, công nghiệp nhẹ và thực phẩm Từ năm 1950 – 1990, Đức trở thành cường quốc về kinh tế, là trụ cột của EEC, đứng trong khối các nước G7.
Giai đoạn thứ 3, sau khi nước Đức thống nhất năm 1990 mô hình KTTTXH với sự linh hoạt và tính thích ứng cao trước những thách thức sau thống nhất của Đức và thay đổi lớn của nền kinh tế thế giới Một nền kinh tế thị trường tuân thủ quy tắc và ít bị nhà nước can thiệp có khả năng làm tối thiểu hóa sự mất mát nguồn lực đến từ các quyết định tồi tệ bằng cách gửi tín hiệu chỉnh sửa cần thiết một cách nhanh chóng để phòng chống rủi do biến mất khỏi thị trường Tổng GDP của Đức đứng thứ ba các nước G7 (sau Mỹ và Nhật), năm 2016 là 3.494 tỷ USD, Đức vẫn là một trong những nền kinh tế hàng đầu thế giới hiện nay.
1.3.3 Nhưng thành tựu từ mô hình kinh tế phát triển theo chiều sâu
Mô hình tăng trưởng kinh tế theo chiều sâu là dựa vào khoa học và công nghệ hiện đại, nâng cao hiệu quả, chất lượng của tăng trưởng, như: nâng cao hiệu quả sử dụng vốn,tăng năng suất lao động, nâng cao sự đóng góp của nhân tố năng suất tổng hợp (TFP -Total Factor Productivity), hướng hoạt động của nền kinh tế vào các ngành, lĩnh vực có giá trị gia tăng cao, giảm chi phí sản xuất, chủ động sản xuất và xuất khẩu hàng hóa có hàm lượng công nghệ cao, trên cơ sở khai thác triệt để các lợi thế của đất nước Tăng trưởng theo chiều sâu không chỉ nâng cao chất lượng, hiệu quả nền kinh tế, mà còn gắn với bảo vệ môi trường sinh thái, cải thiện phúc lợi xã hội Mô hình phát triển kinh tế này đã được rất nhiều quốc gia trên thế giới ứng dụng thành công Đây là bài học giúp cho nền kinh tế ViệtNam phát triển tốt hơn.
Hình 3 Biểu đồ tổng GDP theo lĩnh vực năm 2013
Sản phẩm nông nghiệp khoai tây, lúa mì, lúa mạch, củ cải đường, trái cây, cải bắp, gia súc, lợn, gia cầm Công nghiệp Sắt thép, than đá, xi măng, hóa chất, máy móc, xe cộ, công cụ, đồ điện tử, thực phẩm và đồ uống, dệt may, đóng tàu Xuất khẩu 1492 tỷ USD bao gồm máy móc, xe cộ, hóa chất, kim loại và sản xuất, thực phẩm, dệt may Nhập khẩu 1276 tỷ USD cũng các mặt hàng máy móc, xe cộ, kim loại, hóa chất, thực phẩm, dệt may Mức tăng trưởng dương là quốc gia xuất khẩu.
Nông nghiệp Công nghiệp dịch vụ
THỰC TRẠNG MÔ HÌNH KINH TẾ CỦA ĐỨC – LIÊN HỆ THỰC TIỄN Ở VIỆT NAM
Thực trạng mô hình kinh tế phát triển kinh tế của Đức
Đức được mệnh danh là trái tim của Châu Âu là một cường quốc điển hình cho mô hình phát triển kinh tế theo chiều sâu, do nằm ở khu vực Trung Âu và chia sẽ biên giới với
9 nước Lãnh thổ Đức trải rộng 357.021 km 2 , đứng thứ 7 trên thế giới, trong đó bao gồm 349.223 km 2 diện tích đất và 7.798 km 2 mặt nước Là quốc gia có dân số gần 82 triệu người, Đức trở thành quốc gia có dân số lớn nhất trong Liên Minh Châu Âu và đứng thứ
15 trên thế giới Dân số nước Đức chủ yếu đến từ hơn 109 quốc gia trên thế giới, là nước có số dân nhập cư lớn thứ ba trên thế giới cho nên khoảng 20% dân số nước Đức không có hộ chiếu nước Đức hoặc là con cháu của những người nhập cư Thủ đô và thành phố lớn nhất của nước Đức là Berlin hay còn gọi là béc-lin, là thành phố lớn thứ 2 chỉ xếp sau Luân Đôn trong Liên Minh Châu Âu Đức đã khẳng định được vị thế là một trung tâm kinh tế của châu Âu Đức là thị trường lớn và quan trọng nhất của Châu âu Với tổng sản phẩm GDP lên đến 3.027 tỷ euro và Đức là nền kinh tế lớn nhất Châu Âu và đứng thứ 4 trên thế giới Đức được biết đến như là nhà vô địch thế giới về xuất khẩu và giá trị xuất khẩu lên đến 969 tỷ euro, Đức là một Đối Tác Toàn Cầu Các đối tác thương mại lớn nhất của Đức bao gồm Anh, Pháp và Mỹ Ngoài ra, giao thương kinh tế không ngừng gia tăng giữa Đức với các nước châu Á mới nổi như Việt Nam, Trung Quốc Không chỉ dừng lại tại đó, nước Đức còn là nước có ngân sách quốc phòng đứng thứ sáu trên thế giới, là nước viện trợ phát triển hàng năm nhiều thứ hai Nước Đức còn được biết đến là quốc gia dẫn đầu trong nhiều lĩnh vực khoa học kỹ thuật.
Ngoài ra, tài nguyên thiên nhiên cũng được tận dụng rất hiệu quả trong việc phát triển kinh tế Tài nguyên: than đá, than nâu, khí tự nhiên, quặng sắt, đồng, niken, urani, kali, muối, vật liệu xây dựng, gỗ, đất canh tác Sản phẩm Nông nghiệp: Khoai tây, lúa mạch, lúa mạch, củ cải đường, hoa quả, cải bắp; Gia súc, lợn, gia cầm Sản phẩm Công nghiệp: sắt, thép, than đá, xi măng, hóa chất, máy móc, phương tiện, máy công cụ, điện tử, thực phẩm và đồ uống trên thế giới; Đóng tàu; Hàng dệt may
- Xuất khẩu: hàng hoá: xe có động cơ, máy móc, hóa chất, máy tính và các sản phẩm điện tử, thiết bị điện, dược phẩm, kim loại, thiết bị vận tải, thực phẩm, hàng dệt, cao su và các sản phẩm nhựa Đối tác xuất khẩu: Mỹ 9,6%, Pháp 8,6%, Anh 7,5%, Hà Lan 6,6%, Trung Quốc 6%, Ý 4,9%, Áo 4,8%, Ba Lan 4,4%, Thuỵ Sỹ 4,2% (2015)
- Nhập khẩu: hàng hoá: máy móc, thiết bị xử lý dữ liệu, phương tiện, hóa chất, dầu khí, kim loại, thiết bị điện, dược phẩm, thực phẩm, nông sản Đối tác nhập khẩu: Hà Lan 13,7%, Pháp 7,6%, Trung Quốc 7,3%, Bỉ 6%, Ý 5,2%, BaLan 5%, Mỹ 4,7%, Séc 4.5%, Anh 4.2%, Áo 4.2%, Thụy Sỹ 4.2% Tiền tệ: Euro (EUR)GDP: 3.863,34 tỷ USD (2019 theo IM)
Thực trạng mô hình kinh tế của Đức qua các giai đoạn và kết quả
2.2.1 Giai đoạn sau chiến tranh thế giới thứ 2 (1945-1947)
Chiến tranh thế giới thứ 2 kết thúc, nước Đức đã hứng chịu hậu quả nặng nề khó hình dung: nền công nghiệp thuộc loại hàng đầu chỉ còn lại 20%, gần phân nửa nhà cửa bị xóa sạch, 12% dân số tử vong, lượng bất động sản giảm 20% Sản lượng lương thực chỉ còn bằng một nửa so với mức trước chiến tranh, sản xuất công nghiệp giảm 1/3, nạn đói kéo dài ba năm mà cao điểm là vào mùa đông 1946, lạm phát phi mã, trao đổi mua bán chủ yếu là ở các khu chợ trời, trộm cắp hoành hành khắp nơi Bức tranh kinh tế xã hội càng u ám hơn khi nước Đức phải chịu những khoản bồi thường chiến tranh vượt quá tiềm năng
Nước Đức thời điểm đó chìm trong một bầu không khí chết chóc, nền kinh tế sụp đổ, vật tư khan hiếm, cuộc sống vô cùng khó khăn
2.2.2 Giai đoạn phép màu kinh tế Đứng trước những thách thức cùng những hậu quả nặng nề phải gánh chịu sau chiến tranh nhưng Giai đoạn đã vượt qua một cách thần kỳ cho đến nay người Đức vẫn gọi là giai đoạn “phép màu kinh tế” Chỉ 11 năm sau Đức đã có những bước dài phát triển mà các nước phải ngưỡng mộ và nay trở thành nền kinh tế thứ ba của thế giới, là đầu tàu của châu Âu Kinh tế thị trường xã hội là mô hình kinh tế chủ đạo được phát triển từ giai đoạn này, là một nền kinh tế hướng tới ba mục đích vốn là tiền đề phát triển kinh tế của Đức đó là: - phục vụ tự do con người, công bằng và an ninh xã hội, kết hợp giữa mọi xu hướng xã hội. Sau cuộc cải cách tiền tệ năm 1948 việc tái xây dựng kinh tế đã thành công trong cái gọi là phép màu kinh tế (Wirtschaftswunder), đồng thời người dân được bảo vệ bởi một nhà nước xã hội
Nước Đức trở thành nước xuất khẩu đứng đầu; năng suất và chất lượng các sản phẩm Đức, đặc biệt là của ngành chế tạo máy, vẫn luôn là tốt nhất trên thế giới Suốt cho đến đầu thập niên 1970 kinh tế Tây Đức hầu như tăng trưởng liên tục nhưng bắt đầu từ suy thoái kinh tế đầu thập niên 1980 mức tăng trưởng ngày càng kém đi Sau đấy là 8 năm liền tăng trưởng, được giữ ở mức trung bình là 1,5% từ sau khi tái thống nhất Tỷ lệ thất nghiệp đã dần được giảm bớt
2.2.3 Giai đoạn sau khi thống nhất nước Đức đến nay
Sau khi tái thống nhất, nước Đức tạm thời phải gánh vác thêm nền kinh tế suy tàn của các tiểu bang mới Việc này chủ yếu được trang trải bằng cách mượn thêm nợ mới và chuyển một số khoản phí tổn vào các hệ thống bảo vệ xã hội Sau mười năm tái thống nhất Đức, có thể nhận ra được nhiều tiến bộ to lớn trong việc nâng cao mức sống của người dân Đông Đức, một nền kinh tế thị trường được thiết lập và hệ thống hạ tầng cơ sở được cải tiến Nhưng đồng thời quá trình cân bằng giữa Đông và Tây kéo dài lâu hơn là dự định ban đầu, quá trình này đã dừng lại từ giữa thập niên 1990 Tốc độ tăng trưởng kinh tế ở Đông Đức thấp hơn ở Tây Đức, tỷ lệ thất nghiệp cao gấp hai lần, vì thế nhiều lao động có tay nghề đi tìm việc làm ở Tây Đức Năng suất lao động ở Đông Đức vẫn ở mức thấp Lượng tiêu dùng ở Đông Đức phụ thuộc trực tiếp vào số tiền chi viện từ Tây Đức, hằng năm vào khoảng 65 tỷ USD hay hơn 4% tổng sản phẩm quốc nội của Tây Đức
Với 3,405 ngàn tỷ euro tổng sản phẩm quốc nội, nước Đức có nền kinh tế đứng hàng thứ tư trên thế giới và lớn nhất châu Âu Tính đến cuối năm 2019, Đức là một trong ba quốc gia xuất khẩu nhiều nhất thế giới Vì tương đối nghèo về nguyên liệu nên kinh tế Đức tập trung vào các lĩnh vực sản xuất công nghiệp và dịch vụ Tuy nhiên một diện tích lớn của Đức cũng được dùng trong nông nghiệp (nhưng chỉ vào khoảng 2% đến 3% tổng dân số lao động làm việc trong nông nghiệp).
Mô hình KTTTXH Đức nhằm mục đích xây dựng một xã hội thịnh vượng cho tất cả mọi người trong tầm nhìn trung và dài hạn Tự do kinh tế cùng trách nhiệm xã hội làm động lực phát triển kinh tế Nhà nước có hai vai trò quan trọng Một là thiết lập trật tự kinh tế, thiết kế hệ thống pháp luật nhằm tạo ra môi trường cạnh tranh công bằng Trong tiến trình ấy cần hạn chế tối đa sự can thiệp vào thị trường Hai là thực hiện nhiệm vụ tái phân bổ thành quả xã hội sao cho củng cố các giá trị công bằng theo nhu cầu, công bằng cơ hội và đoàn kết Trách nhiệm xã hội được thực hiện trên nguyên tắc phân cấp trách nhiệm và nguyên tắc chịu trách nhiệm [8,67]
Hình 4 Mô hình kinh tế thị trường xã hội hiện đại
Thực trạng mô hình kinh tế của Việt Nam
2.3.1 Giai đoạn sau cách mạng tháng 8 năm 1945-1954 Đây là thời kỳ đầu tiên xây dựng chế độ kinh tế mới ở Việt Nam và là giai đoạn khó khăn nhất, gian khổ nhất vì vừa phải kháng chiến chống giặc, vừa phát triển kinh tế trong điều kiện nghèo nàn, thiếu thốn Đặc trưng của nền kinh tế Việt Nam thời kỳ này là nền kinh tế nông thôn, quy mô kinh tế rất thấp, tiềm lực yếu kém GDP bình quân đầu người năm 1945 chỉ đạt 60 đồng, tương đương 35 USD Kinh tế nông thôn và sản xuất nông nghiệp có vị trí đặc biệt quan trọng trong giai đoạn này, cùng với việc động viên nông dân tích cực tăng gia sản xuất, Chính phủ đã từng bước thực hiện các chính sách về ruộng đất như giảm tô sản xuất nông nghiệp phát triển, sản lượng lương thực năm 1954 đạt gần 3 triệu tấn, tăng 13,7% so với năm 1946, những đóng góp to lớn giải quyết nạn đói các năm
Công nghiệp và thủ công nghiệp Từ năm 1946-1950 đã sản xuất 20 nghìn tấn than cốc, 800 kg ăng-ti-moan; từ năm 1950 đến cuối năm 1952 sản xuất được 29,5 tấn thiếc; 43 tấn chì; những năm 1950-1954 sản xuất được 169,3 triệu mét vải; 31,7 nghìn tấn giấy…
2.3.2 Giai đoạn từ năm 1954-1975 Đâu là Giai đoạn của xây dựng bước đầu cơ sở vật chất và kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội, thực hiện một bước công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa, xây dựng cơ sở vật chất và kỹ thuật của các ngành kinh tế quốc dân, trước hết là các ngành công nghiệp và nông nghiệp. Năm 1975, GDP bình quân đầu người đạt 232 đồng, tương đương 80 USD Trong đó lĩnh vực nông nghiệp, sản lượng lương thực quy thóc đạt 5,49 triệu tấn, tăng 1,73 triệu tấn so với năm 1955; năng suất lúa đạt 21,1 tạ/ha, tăng 5,2 tạ/ha; đàn lợn có 6,6 triệu con, tăng 4,2 triệu con Sản xuất công nghiệp từng bước được khôi phục và phát triển với đường lối công nghiệp hóa, nhiều cơ sở sản xuất công nghiệp được phục hồi và xây dựng Năm 1975, giá trị tổng sản lượng công nghiệp đạt 4.175,4 tỷ đồng, gấp 13,8 lần năm 1955; bình quân năm trong giai đoạn 1956 -1975 tăng 14%/năm Thương nghiệp quốc doanh được nhà nước quan tâm và có sự phát triển nhanh chóng, làm nhiệm vụ hậu cần cho sản xuất và chiến đấu Tổng mức bán lẻ hàng hóa xã hội năm 1975 đạt 5.358,3 triệu đồng, gấp 7,8 lần năm 1955 Chỉ số giá bán lẻ giai đoạn 1955 -1975 mỗi năm tăng 4,3%, thấp hơn nhiều so với mức tăng 66% của thời kỳ 1945-1954.
Thời kỳ này, Nhà nước quản lý nền kinh tế chủ yếu bằng mệnh lệnh hành chính dựa trên hệ thống chỉ tiêu pháp lệnh áp đặt từ trên xuống dưới Tổng sản phẩm trong nước bình quân mỗi năm trong giai đoạn 1977-1985 tăng 4,65%, trong đó: nông, lâm nghiệp tăng 4,49%/năm; công nghiệp tăng 5,54%/năm và xây dựng tăng 2,18%/năm Tăng trưởng kinh tế trong thời kỳ này thấp và kém hiệu quả Nông, lâm nghiệp là ngành kinh tế quan trọng (chiếm 38,92% GDP trong giai đoạn này), nhưng chủ yếu dựa vào độc canh trồng lúa nước Công nghiệp được dồn lực đầu tư nên có mức tăng khá hơn nông nghiệp, nhưng tỷ trọng trong toàn nền kinh tế còn thấp (chiếm 39,74% GDP), chưa là động lực để thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng.
Kinh tế tăng trưởng chậm làm mất cân đối cung - cầu (thiếu hụt nguồn cung), đồng thời do bị tác động bởi việc cải cách tiền lương vào năm 1985, là những nguyên nhân dẫn đến chỉ số giá bán lẻ tăng rất cao, bình quân giai đoạn 1976-1985 chỉ số giá bán lẻ tăng 39,53%/năm.
2.3.4 Giai đoạn từ năm 1986 đến nay
Giai đoạn này đã khơi dậy tiềm năng và sức sáng tạo của các loại hình kinh tế để phát triển sản xuất, tạo thêm nhiều việc làm cho người lao động, tăng sản phẩm cho xã hội tổng sản phẩm trong nước bình quân mỗi năm tăng 6,51%; trong đó: khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,72%; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 9,06%; khu vực dịch vụ tăng 6,66% Năm 2000, tỷ trọng khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản chiếm 24,53%GDP, giảm 13,53 điểm phần trăm so với năm 1986; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 36,73%, tăng 7,85 điểm phần trăm; khu vực dịch vụ chiếm 38,74%, tăng 5,68 điểm phần trăm Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế là đúng hướng và phù hợp với yêu cầu đẩy mạnh tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Sản xuất công nghiệp đi dần vào thế phát triển ổn định với tốc độ tăng bình quân mỗi năm trong thời kỳ 1986-2000 đạt 11,09%. Trong thời kỳ này, đất nước ta thực hiện hai chiến lược phát triển kinh tế - xã hội là Chiến lược 2001-2010 và Chiến lược 2011-2020 nhằm xây dựng nước Việt Nam "dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” Kinh tế liên tục tăng trưởng đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển, bước vào nhóm nước đang phát triển có mức thu nhập trung bình thấp Quy mô nền kinh tế ngày càng mở rộng, GDP năm 2019 gấp 12,5 lần năm 2001 Tốc độ tăng GDP tương đối cao, bình quân năm trong giai đoạn 2001-2010 tăng 7,26%, đạt xấp xỉ tốc độ tăng 7,56%/năm của Chiến lược ổn định và phát triển kinh tế - xã hội 1991-2000, Trong giai đoạn 2011-2019, GDP tăng 6,3%/năm, trong đó năm 2018 tăng 7,08% và là mức tăng cao nhất kể từ năm 2008 Năm 2008, nước ta đã ra khỏi nhóm nước và vùng lãnh thổ thu nhập thấp để gia nhập nhóm nước và vùng lãnh thổ thu nhập trung bình thấp, đất nước thoát khỏi tình trạng kém phát triển GDP bình quân đầu người năm
2019 đạt 2.715 USD, gấp 15 lần năm 1990; thu nhập bình quân đầu người 1 tháng đạt 4.294,5 nghìn đồng, gấp 12 lần năm 2002 Chất lượng tăng trưởng kinh tế dần dịch chuyển sang chiều sâu, thể hiện ở mức đóng góp của năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) trong tăng trưởng kinh tế ngày một lớn Năng suất lao động (NSLĐ) ngày càng được cải thiện đáng kể Cơ cấu kinh tế nước ta đã bước đầu chuyển dịch theo hướng hiện đại Tỷ trọng các ngành, trình độ công nghệ sản xuất, cơ cấu lao động đã chuyển dịch theo hướng tích cực; tỷ trọng lao động qua đào tạo của các ngành kinh tế đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế Hoạt động kinh tế đối ngoại phát triển toàn diện và sâu rộng, đưa nước ta hội nhập ngày càng đầy đủ với kinh tế khu vực và thế giới Tổng mức lưu chuyển hàng hóa ngoại thương thực hiện trong giai đoạn 2011-2019 đạt 3.100,3 tỷ USD, gấp 20,2 lần giai đoạn 1991-2000 và gấp 3,6 lần giai đoạn 2001-2010.
Tỷ lệ tổng kim ngạch xuất nhập khẩu so với GDP từ 112,5% năm 2000 tăng lên 142,2% năm 2005; 152,2% năm 2010 và 210,4% vào năm 2019 Năm 2019, số dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt 4.028 dự án với tổng số vốn đăng ký đạt 38.951,7 triệu USD, tương ứng gấp 19,1 lần và 24,3 lần so với giai đoạn 1988-1990 Đầu tư trực tiếp nước ngoài trở thành kênh huy động vốn quan trọng cho sự phát triển kinh tế - xã hội, có tác dụng to lớn trong việc thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tạo thêm nhiều việc làm, nâng cao năng lực quản lý và trình độ công nghệ cho nền kinh tế Đặc biệt, hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài đã thúc đẩy việc mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại giữa nước ta với các nước trong khu vực và trên thế giới.
Liên hệ thực tiễn ở Việt Nam
Trong những năm qua, nền kinh tế Việt Nam đã có sự tăng trưởng liên tục, tốc độ cao, góp phần giải quyết tốt các vấn đề về lao động, việc làm, thu nhập, cải thiện chất lượng cuộc sống, xóa đói giảm nghèo, thực hiện an sinh xã hội, tiến bộ và công bằng xã hội từng bước được thực hiện, nền kinh tế Việt Nam từng bước hội nhập sâu, đầy đủ vào nền kinh tế khu vực và thế giới Diện mạo đất nước có nhiều thay đổi, thế và lực của nước ta vững mạnh thêm nhiều, vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế được nâng cao
Tuy nhiên, nhìn nhận một các khách quan tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam chưa thật sự tương xứng với tiềm năng và cơ hội mà đất nước đã có được Tăng trưởng kinh tế trong những năm qua vẫn chủ yếu theo bề rộng, chưa chú trọng phát triển theo chiều sâu, chất lượng tăng trưởng thấp, hiệu quả của tăng trưởng hạn chế, năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, doanh nghiệp và sản phẩm hàng hóa còn thấp kém những thành tựu và tiến bộ đã đạt được chưa tương xứng với tiềm năng của đất nước Trình độ phát triển kinh tế còn thấp so với các nước trên thế giới và ngay cả một số nước trong khu vực Xem xét ở ba khía cạnh để tăng trưởng bền vững là: kinh tế, xã hội và môi trường để thấy rõ còn nhiều vấn đề đặt ra cần được giải quyết Cụ thể như:
+ Tăng trưởng kinh tế của nước ta chủ yếu dựa vào khai thác tài nguyên, tăng vốn đầu tư và lao động rẻ Vốn đầu tư phát triển toàn xã hội có tốc độ tăng trưởng được duy trì và là nguồn lực quan trọng cho tăng trưởng kinh tế Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội trên GDP của 10 năm (2007-2016) đạt tương ứng là 46,5%, 41,5%, 42,7%, 41,1%, 33,3%, 31,1%, 30,5%, 31,0%, 30,5% cho các năm 2007, 2008, 2009, 2010, 2011, 2012, 2013,
2014, 2015, đạt 31,0% theo kế hoạch năm 2016 Năm 2007, tổng vốn đầu tư chỉ đạt 532,1 nghìn tỷ đồng thì đến năm 2016 đạt 1.588 nghìn tỷ đồng, bằng 31,0% GDP Vốn FDI trong
10 năm (2007-2016), thực hiện được khoảng 112,23 tỷ USD FDI thực hiện bình quân mỗi năm từ khi gia nhập WTO đạt là 11,22 tỷ USD (Bộ Công Thương, 2015) Tuy vốn đầu tư tăng nhưng động lực của tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế là các ngành công nghiệp gia công, lắp ráp có tỷ lệ chi phí trung gian cao, phụ thuộc vào nhập khẩu tiêu tốn ngoại tệ, thường gây ô nhiễm môi trường và khu vực dịch vụ chưa có tăng trưởng rõ rệt. Kim ngạch xuất khẩu gia tăng nhanh, nhưng cơ cấu xuất khẩu thay đổi chậm, chủ yếu là xuất hàng thô, sơ chế, khoáng sản, năng lực cạnh tranh của hàng xuất khẩu thấp.
+ Hiệu quả và chất lượng đầu tư thấp:
Do đầu tư dàn trải, cơ cấu đầu tư chưa hợp lý, hiệu quả sử dụng các nguồn vốn đầu tư thấp, nhất là nguồn vốn đầu tư của nhà nước Chỉ số ICOR cao đồng nghĩa với hiệu quả đầu tư thấp và sụt giảm, năng lực cạnh tranh giảm.
Trong giai đoạn 2007-2016, Việt Nam luôn duy trì được mức tăng trưởng khá cao, bình quân 6,29%/năm nhưng để đạt được mức tăng trưởng đó, tổng đầu tư cho phát triển luôn ở mức cao (30,0% - 46,5%), cao hơn nhiều so với các nước khác Điều này, chứng tỏ hiệu quả và chất lượng tăng trưởng của Việt Nam còn thấp so với các nước trong khu vực Bên cạnh đó, năng suất lao động Việt Nam còn thấp, đóng góp vào tăng trưởng còn hạn chế Năm 2011, năng suất lao động bình quân của Việt Nam theo giá thực tế mới đạt khoảng 2.400 USD/người, thấp hơn rất nhiều so với mức năng suất lao động năm 2005 của nhiều nước trong khu vực Năm 2012 năng suất lao động xã hội (GDP/LĐ), giá hiện hành đạt 63,11 triệu đồng; năm 2013: 68,65 triệu, năm 2014: 74,66 triệu và năm 2015 đạt khoảng 83,81 triệu đồng, năm 2015 đạt khoảng 96,14 triệu đồng còn thấp hơn nhiều lần so với các nước trong khu vực [10,5]
Nền tảng cơ bản của tăng trưởng kinh tế như ổn định kinh tế vĩ mô, thể chế kinh tế - xã hội, giáo dục và y tế cơ bản, cơ sở hạ tầng… còn nhiều bất cập, năng lực cạnh tranh chậm được cải thiện Các yếu tố đóng góp vào việc gia tăng chất lượng tăng trưởng, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế còn thiếu và yếu.
Việc gắn kết giữa tăng trưởng với tiến bộ, công bằng xã hội còn chưa chặt chẽ. Tăng trưởng kinh tế cao, nhưng chưa bền vững, tăng trưởng chưa gắn chặt với giảm nghèo, tăng trưởng cũng làm phát sinh nhiều vấn đề xã hội bức xúc: việc làm cho người lao động, phân hóa giàu nghèo gia tăng, sự chênh lệch về trình độ phát triển, về thu nhập giữa các vùng, miền ngày càng lớn, môi trường bị ô nhiễm và suy thoái nghiêm trọng, tệ nạn xã hội vẫn diễn biến phức tạp và có xu hướng gia tăng, đặc biệt là tệ nạn ma túy,
Công tác quy hoạch, kế hoạch và việc huy động, sử dụng các nguồn lực còn hạn chế, kém hiệu quả Tăng trưởng kinh tế chủ yếu dựa vào yếu tố phát triển theo chiều rộng, chậm chuyển sang phát triển theo chiều sâu, chủ yếu dựa vào khai thác tài nguyên, công nghệ thấp, tiêu hao vật chất cao và sử dụng nhiều vốn Đầu tư của Nhà nước hiệu quả thấp, còn thất thoát và lãng phí Năng suất lao động và khả năng cạnh tranh của nền kinh tế thấp và chậm được cải thiện Nền tảng để Việt Nam trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại chưa được hình thành đầy đủ, vẫn tiềm ẩn nhiều yếu tố mất ổn định, thiếu bền vững; thể chế kinh tế thị trường chưa theo kịp yêu cầu phát triển; sức sản xuất chưa được giải phóng triệt để, môi trường kinh doanh chưa thật sự bình đẳng, thông thoáng Trong lúc đó, hệ thống pháp luật còn nhiều bất cập; hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước còn thấp, việc hình thành các loại thị trường còn chậm và chưa đồng bộ.
Hình 5 Sơ đồ nền kinh tế 6 thành phần của Việt Nam
Tình trạng thiếu việc làm còn cao Đời sống của một bộ phận dân cư, nhất là ở vùng sâu, vùng xa còn nhiều khó khăn, xóa đói, giảm nghèo chưa bền vững, tình trạng tái nghèo cao Chất lượng chăm sóc sức khỏe còn thấp, hệ thống y tế và chất lượng dịch vụ y tế chưa đáp ứng được yêu cầu khám, chữa bệnh của nhân dân Vệ sinh an toàn thực phẩm chưa được kiểm soát chặt chẽ.
+ Việc xây dựng pháp luật và chính sách bảo vệ môi trường còn thiếu và chậm, thực hiện chưa nghiêm, hiệu lực, hiệu quả còn thấp Môi trường ở nhiều nơi tiếp tục xuống cấp, một số nơi đã tới mức báo động Chưa có những giải pháp thực thi để đối phó với sự biến đổi khí hậu; hậu quả thiên tai còn nặng nề; tình trạng chặt phá, cháy rừng còn tiếp tục diễn ra Ô nhiễm nguồn nước, đất, ô nhiễm không khí còn nghiêm trọng ở một số nơi Chưa huy động được nhiều nguồn lực để bảo vệ môi trường sinh thái và môi trường sống của nhân dân Sản xuất và tiêu dùng trong thời gian qua phần lớn còn chưa tuân thủ chính sách "thân thiện với môi trường" Trong sản xuất, nhiều ngành và địa phương, đặc biệt là ở các làng nghề vẫn đang sử dụng các công nghệ sản xuất cũ, có mức tiêu hao lớn về vật tư và năng lượng nên đã làm giảm hiệu quả sản xuất, giảm sức cạnh tranh của nền kinh tế Trong tiêu dùng, lối sống hưởng thụ, tiêu xài lãng phí vẫn còn phổ biến ở một bộ phận dân cư, nhất là ở thành thị Đây là một thách thức lớn cho quá trình hướng tới nền kinh tế xanh để phát triển bền vững hiện nay.
Tại Báo cáo đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm
2016 - 2020 và phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025 tại Đại hội Đảng lần thứ XIII những thành tựu kinh tế đã đạt được sau khi đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế trong văn kiện của Đại hội XII Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước (GDP) giai đoạn 2016 - 2019 đạt khá cao, ở mức bình quân 6,8%/năm. Mặc dù năm 2020 kinh tế chịu ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid-19, thiên tai, bão lụt nghiêm trọng ở miền Trung nhưng tốc độ tăng trưởng bình quân 5 năm 2016 -
2020 đạt khoảng 6%/năm và thuộc nhóm các nước tăng trưởng cao nhất khu vực, thế giới. Trong đó, khu vực công nghiệp, xây dựng và dịch vụ tiếp tục giữ vai trò dẫn dắt, đóng góp chủ yếu vào mức tăng trưởng chung Tốc độ tăng bình quân giai đoạn 2016 - 2020 của khu vực công nghiệp và xây dựng ước đạt 7,45% và của khu vực dịch vụ đạt 6,2%; tỉ trọng khu vực công nghiệp và dịch vụ (bao gồm xây dựng) theo giá sản xuất trong GDP tăng từ mức 82,6% năm 2015 lên 84,8% năm 2020 Quy mô GDP tiếp tục được mở rộng, đến năm
2020 ước đạt 271,2 tỉ USD, tăng khoảng 1,4 lần so với năm 2015; GDP bình quân đầu người năm 2020 đạt 2.779 USD/người, gấp khoảng 1,3 lần so với năm 2015 Các cân đối lớn của nền kinh tế về tích luỹ - tiêu dùng, tiết kiệm - đầu tư, năng lượng, lương thực, lao động - việc làm,… tiếp tục được bảo đảm, góp phần củng cố vững chắc nền tảng kinh tế vĩ mô Tỉ lệ tích luỹ tài sản so với GDP theo giá hiện hành đến năm 2020 khoảng 26,7%.
Từ những thành quả kinh tế đã đạt được tại Đại hôi Đảng lần thứ XIII tiếp tục đề ra những chiến lược đột phá: Thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đang dần được hoàn thiện theo hướng hiện đại, đồng bộ và hội nhập Quy mô nguồn nhân lực tăng lên trong tất cả các ngành, lĩnh vực, nhất là nhân lực chất lượng cao trong các ngành, lĩnh vực đột phá; các thành tựu khoa học và công nghệ hiện đại được ứng dụng nhanh chóng, rộng rãi trong nhiều lĩnh vực, hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia bắt đầu hình thành Tập trung xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ với một số công trình hiện đại, nhất là hệ thống giao thông và hạ tầng đô thị lớn
PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHO MÔ HÌNH KINH TẾ Ở VIỆT NAM
Phương hướng mô hình kinh tế phát triển theo chiều sâu của Việt Nam hiện nay
Từ thực tiễn phát triển kinh tế của thế giới và đặc biệt ở đây là kinh nghiệm phát triển kinh tế từ Đức Nhằm phát triển kinh tế của Việt Nam với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa cả hai nữa đều chịu những hậu quả sau chiến tranh và đều bị chia cắt đất nước Nhưng hiện nay Đức đã phát triển kinh tế trở thành một siêu cường về kinh tế Một trong những tiêu biểu điển hình cho quốc gia phát triển kinh tế theo chiều sâu Việt Nam và Đức đều có điểm tương đồng về vị trí địa lý có vùng đồng bằng rộng lớn thích hợp cho nông nghiệp và nuôi trồng thủy hải sản Có thể nhận thấy để đạt được những thành tựu nổi trội như hôm nay Đức từ lâu đã định hình được cho mình mô hình phát triển kinh tế bằng phát triển công nghiệp, đặc biệt là duy trì được mô hình kinh tế thị trường xã hội trong thời gian rất dài và vẫn tiếp tục phát triển đến ngày nay, cùng với việc tiếp thu học tập những công trình khoa học hiện đại của thế giới Từ những thành tựu của phát triển kinh tế theo chiều sâu Đảng và nhà nước ta đã dần dần hiểu tầm quan trọng của phát triển kinh tế theo chiều sâu kết hợp với phát triển kinh tế theo chiều rộng Những phương hướng đầu tiên của Đảng về phát triển kinh tế theo chiều sâu là “Cơ cấu lại nền kinh tế” trong văn kiện của đại hội Đảng XII của ban chấp hành trung ương Đảng Cộng Sản Việt Nam Theo văn kiện lựa chọn mô hình tăng trưởng sao cho vừa thúc đẩy nền kinh tế phát triển, tăng nhanh thu nhập, cải thiện đời sống dân cư mà không bị rơi vào bẫy thu nhập trung bình, vừa giải quyết được vấn đề xã hội và bảo vệ môi trường sinh thái là một trong những vấn đề cơ bản của nước ta hiện nay và trong phương hướng tới Vấn đề này, Báo cáo Chính trị tại Đại hội XII của Đảng xác định định hướng đổi mới mô hình tăng trưởng trong thời gian tới: “kết hợp có hiệu quả phát triển chiều rộng với chiều sâu, chú trọng phát triển chiều sâu, nâng cao chất lượng tăng trưởng và sức cạnh tranh”
Cấp thiết đổi mới mô hình tăng trưởng Đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế là việc xác lập khung khổ chung định hướng vận hành nền kinh tế trên cơ sở tối ưu hóa các nguồn lực của quốc gia với một cơ cấu nền kinh tế hợp lý, hiệu quả, hiện đại, nhằm đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế cao theo hướng phát triển bền vững Việc hình thành các mô hình tăng trưởng kinh tế tùy theo mức độ đóng góp khác nhau của các nhân tố tác động vào sự tăng trưởng Mô hình tăng trưởng kinh tế gồm: tăng trưởng theo chiều rộng, theo chiều sâu và kết hợp chiều rộng với chiều sâu.
Mô hình tăng trưởng theo chiều rộng dựa vào khai thác tài nguyên thiên nhiên, thâm dụng lao động, phụ thuộc quá nhiều vào vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), năng suất lao động thấp, hiệu quả đầu tư không cao, nghĩa là chất lượng tăng trưởng thấp… Mô hình tăng trưởng kinh tế ở nước ta trong 30 năm đổi mới chủ yếu theo chiều rộng, đạt tốc độ trung bình khoảng 6% - 7%/năm, quy mô của nền kinh tế được mở rộng đáng kể, đã tạo ra tốc độ tăng trưởng nhanh, cao trong một thời gian nhất định, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được cải thiện đáng kể Tăng trưởng kinh tế đã góp phần đưa nước ta thoát khỏi tình trạng nước nghèo, kém phát triển và bước vào các nước đang phát triển có mức thu nhập trung bình thấp Song, nếu tiếp tục kéo dài mô hình tăng trưởng theo chiều rộng với định hướng xuất khẩu, nguồn lực tăng trưởng chủ yếu dựa vào vốn, lao động và tài nguyên thiên nhiên như thời gian qua, thì trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu, rộng và toàn diện như hiện nay đưa đến hệ quả là: chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế thấp; khi tài nguyên, lao động rẻ được khai thác quá mức thì động lực tăng trưởng, phát triển kinh tế sẽ không còn và Việt Nam sẽ rơi vào thời kỳ tăng trưởng thấp, dưới mức tiềm năng, hơn nữa khó tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu,… Điều đó, sẽ làm suy yếu khả năng tăng trưởng dài hạn của nền kinh tế; tăng trưởng kinh tế tác động xấu đến môi trường, tài nguyên thiên nhiên ngày càng bị khai thác cạn kiệt; đất nước vẫn ở trong tình trạng tụt hậu xa so với các nước phát triển trong khu vực và thế giới; nguy cơ rơi vào bẫy thu nhập trung bình, mất nhiều thập kỷ vẫn không trở thành quốc gia phát triển (có GDP hơn 9.385 USD/người/năm và đạt các tiêu chí khác về phát triển công nghệ, kinh tế - xã hội).
Mô hình tăng trưởng kinh tế theo chiều sâu là dựa vào khoa học và công nghệ hiện đại, nâng cao hiệu quả, chất lượng của tăng trưởng, như: nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, tăng năng suất lao động, nâng cao sự đóng góp của nhân tố năng suất tổng hợp (TFP), hướng hoạt động của nền kinh tế vào các ngành, lĩnh vực có giá trị gia tăng cao, giảm chi phí sản xuất, chủ động sản xuất và xuất khẩu hàng hóa có ứng dụng công nghệ cao, trên cơ sở khai thác triệt để các lợi thế của đất nước Tăng trưởng theo chiều sâu không chỉ nâng cao chất lượng, hiệu quả nền kinh tế, mà còn gắn với bảo vệ môi trường sinh thái, cải thiện phúc lợi xã hội
Mô hình kết hợp giữa hai loại hình tăng trưởng này chú ý tới tăng trưởng kinh tế cả về số lượng và chất lượng Điều quan trọng hơn, cần chú trọng nâng cao chất lượng tăng trưởng và sức cạnh tranh; kết hợp có hiệu quả hai loại tăng trưởng trên cơ sở ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, phát huy lợi thế so sánh, chủ động hội nhập quốc tế Văn kiện Đại hội XII của Đảng đã xác định động lực cho tăng trưởng trong giai đoạn này là “…nâng cao năng suất lao động, ứng dụng tiến bộ khoa học - công nghệ, đổi mới và sáng tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, phát huy lợi thế so sánh và chủ động hội nhập quốc tế; giải quyết hài hòa giữa mục tiêu trước mắt và lâu dài; giữa phát triển kinh tế với bảo đảm quốc phòng, an ninh; giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển văn hóa, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo vệ môi trường, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân” Cùng với đó là chuyển mạnh mô hình tăng trưởng từ chủ yếu dựa vào xuất khẩu, đầu tư sang đồng thời dựa cả vào vốn đầu tư, xuất khẩu và thị trường trong nước.
Cơ cấu lại đồng bộ, tổng thể nền kinh tế Đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế có quan hệ hữu cơ với nhiệm vụ tái cơ cấu nền kinh tế, bởi để thực hiện việc đổi mới mô hình tăng trưởng, phải cơ cấu lại nền kinh tế, nhằm khắc phục những khuyết tật, những hạn chế nảy sinh trong quá trình tăng trưởng; đồng thời xây dựng một cơ cấu kinh tế đáp ứng yêu cầu của mô hình tăng trưởng. Đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế là xác lập/định hướng, cách thức vận hành nền kinh tế để đạt các mục tiêu tăng trưởng, phát triển Còn cơ cấu lại nền kinh tế là việc thực hiện hay hiện thực hóa cách thức vận hành nền kinh tế đã được lựa chọn Trong điều kiện hiện nay, tái cơ cấu nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế phải là quá trình hiện thực hiệu quả ba trụ cột: kinh tế - xã hội - môi trường Đây là những tư tưởng quan trọng nhất, cũng là những nét mới trong tư duy phát triển hiện đại.
Văn kiện Đại hội XII của Đảng đã chỉ rõ: “Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện cơ cấu lại đồng bộ, tổng thể nền kinh tế và các ngành, các lĩnh vực gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, tập trung vào các lĩnh vực quan trọng: cơ cấu lại đầu tư với trọng tâm là đầu tư công; cơ cấu lại thị trường tài chính, trọng tâm là hệ thống ngân hàng thương mại và các tổ chức tài chính, từng bước cơ cấu lại ngân sách nhà nước; cơ cấu lại và giải quyết có kết quả vấn đề nợ xấu, bảo đảm an toàn nợ công; cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước, trọng tâm là các tập đoàn, tổng công ty nhà nước; cơ cấu lại nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, gắn với phát triển kinh tế nông thôn và xây dựng nông thôn mới”.
Về tái cơ cấu đầu tư công, công việc trước hết phải làm là cắt giảm số lượng vốn và số dự án đầu tư công; thực hiện phân bổ vốn cho những dự án quan trọng ưu tiên, chủ yếu trong phát triển hạ tầng Lựa chọn được dự án có hiệu quả kinh tế - xã hội cao và tập trung vốn cho dự án có hiệu quả kinh tế - xã hội cao nhất; phải đổi mới được chế độ phân cấp đầu tư, nhất là trung ương - địa phương; buộc các bộ, ngành, địa phương, tập đoàn và tổng công ty nhà nước phải có đổi mới và sáng tạo trong đầu tư theo hướng “đầu tư ít hơn, hiệu quả cao hơn”, hạn chế chạy theo số lượng đầu tư, số lượng dự án, ngăn chặn được “cơn khát đầu tư” như thời gian qua.
Tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước tập trung vào các nhóm giải pháp: Xác lập và áp đặt đầy đủ nguyên tắc thị trường và chế độ chính sách cứng đối với DNNN, buộc các DNNN phải cạnh tranh bình đẳng như các doanh nghiệp ở khu vực khác; thiết lập, hoàn thiện khung quản trị theo thông lệ quốc tế phổ biến, nâng cao hiệu lực quản trị công ty đối với các doanh nghiệp nhà nước; tái cơ cấu danh mục đầu tư, ngành nghề kinh doanh, cổ phần hóa; thu hẹp quy mô hoạt động của các DNNN để DNNN tập trung vào các ngành, lĩnh vực kinh doanh chính, bao gồm: công nghiệp quốc phòng; các ngành công nghiệp độc quyền tự nhiên; các ngành, lĩnh vực cung cấp hàng hóa và dịch vụ thiết yếu; một số ngành công nghiệp nền tảng, công nghệ cao có sức lan tỏa lớn…
Về cơ cấu lại nông nghiệp, trọng tâm là tái cơ cấu các chuỗi cung ứng nâng cao giá trị gia tăng nội địa, nhất là chuỗi cung ứng các sản phẩm có lợi thế cạnh tranh như lúa gạo, cà- phê, cao-su, hạt tiêu, hạt điều, cá da trơn, tôm và các loại hải sản khác, các loại rau, quả nhiệt đới
Quá trình đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế ở Việt Nam sẽ phải tiến hành trong nhiều năm với không ít khó khăn, thách thức Trong quá trình đó, bên cạnh những đổi mới, sáng tạo ở trong nước, cần học hỏi những kinh nghiệm, bài học thành công, bên cạnh những thành công thì vẫn có những thất bại trong tái cơ cấu, chuyển đổi mô hình tăng trưởng ở các nước khác.
Giải pháp phát triển mô hình kinh tế theo chiều sâu ở Việt Nam hiện nay
Từ những thành tựu của các mô hình phát triển kinh tế theo chiều sâu của các quốc gia phát triển trên thế giới cùng với những khó khăn thách thức trong quá trình phát triển kinh tế của Việt Nam thì cần phải có tái cơ cấu, chuyển đổi mô hình kinh tế tăng trưởng theo chiều sâu nhằm tiếp tục phát triển đất nước nâng cao chất lượng đời sống cho người dân Hoàn thành mục tiêu mà toàn Đảng, toàn Dân đang muốn hướng đến: “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” Để đất nước được phát triển ổn định thì nền kinh tế đóng vai trò quyết định Từ phát an sinh xã hội đến y tế, giáo dục và quốc phòng an ninh đều rất cần một nền kinh tế lớn mạnh Nhưng ngoài những thành tựu từ những bài học thành công chuyển đổi nền kinh tế thì cũng có những bài học thất bại trong quá trình chuyển đổi cơ cấu nền kinh tế nên vẫn cần có những giải pháp phù hợp để phát triển bền vững.
- Đầu tiên là phải xác định mô hình kinh tế đặt biệt là nền kinh tế thị trường của Việt Nam, tập trung phát triển lĩnh vực ngành nghề chủ đạo, tằng cường phát triển các lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ Đặc biệt nhất là phát triển công nghiệp ứng dụng những thành tựu khoa học công nghệ trên thế giới
- Đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế theo hướng chuyển nền kinh tế phát triển theo chiều rộng sang chiều sâu Phải tăng cường năng lực về khoa học công nghệ trong phát triển kinh tế Tạo điều kiện để các doanh nghiệp có đủ năng lực ứng dụng khoa học công nghệ mới bằng cách tạo môi trường đầu tư lành mạnh, làm cho yếu tố công nghệ trở thành điều kiện quyết định giành thắng lợi trong cạnh tranh, giảm các ưu tiên, ưu đãi cho một số loại hình doanh nghiệp; có chính sách thúc đẩy ứng dụng khoa học - công nghệ, khuyến khích các doanh nghiệp thực hiện đầu tư đổi mới công nghệ; có các giải pháp quyết liệt để bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ cho các doanh nghiệp đi đầu trong ứng dụng công nghệ mới; thúc đẩy tăng tốc chuyển giao công nghệ vào các ngành, lĩnh vực bằng cách thúc đẩy phát triển thị trường khoa học và công nghệ, phát triển doanh nghiệp khoa học - công nghệ để tăng nguồn cung sản phẩm công nghệ mới cho thị trường Thu hút vốn đầu tư cho khoa học và công nghệ từ nhiều nguồn, chọn các nhà khoa học đầu đàn làm chủ các công trình nghiên cứu khoa học. Quy định mức thù lao, mức thưởng thỏa đáng đối với những người có năng lực sáng tạo, có công trình khoa học được áp dụng vào thực tiễn Tập trung vào phát triển các ngành, các sản phẩm có giá trị gia tăng cao, thân thiện với môi trường, tăng cường đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật hiện đại Nghiên cứu và triển khai áp dụng mạnh mẽ mô hình tăng trưởng xanh Đây là mô hình mà các quốc gia phát triển đã và đang áp dụng.
- Giải phóng nguồn nhân lực, sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực và tạo động lực mới để nguồn nhân lực phát huy tiềm năng, thế mạnh trong phát triển kinh tế.Nhà nước cần có các quyhoạch sử dụng và phát triển nguồn tài nguyên thiên nhiên của quốc gia một cách tốiưunhất,sử dụng hiệu quảnguồn lực vốn Cải thiện môi trường kinh doanh và môi trường đầu tư nhằm khuyến khích tất cả các thành phần kinh tế đầu tư sản xuất kinh doanh.Tạo môi trường, thể chế sản xuất - kinh doanh đồng bộ, lành mạnh để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.Đổi mới cơ chế, tổ chức bộ máy và phương thức hoạt động của Nhà nước Tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính theo hướng thông thoáng, công khai, minh bạchđể thúc đẩy đầu tư, tăng trưởng kinh tế Kiên quyết xử lý nghiêm tình trạng các địa phương, ngành dựng lên những rào cản (giấy phép con) trong hoạt động sản xuất, kinh doanh.
- Tạo lập môi trường cạnh tranh bình đẳng, công bằng về cơ hội cho mọi chủ thể trong nền kinh tế là điều kiện hết sức quan trọng Cơ chế, mô hình và cách thức can thiệp của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường hiện đại phải theo hướng tôn trọng các quy luật khách quan của thị trường, tức là phải tạo ra một môi trường để các chủ thể trong nền kinh tế cạnh tranh với nhau một cách bình đẳng, phải lấy thị trường làm căn cứ để phân bổ nguồn lực vốn có hiệu quả, hạn chế tới mức thấp nhất sự can thiệp hành chính của Nhà nước vào nền kinh tế Đảm bảo cho mọi chủ thể trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh công bằng và bình đẳng, có cơ hội ngang nhau trong việc tiếp cận nguồn lực vốn.
- Đổi mới và hoàn thiện hệ thống chính sách kinh tế, bảo vệ môi trường và đảm bảo công bằng xã hội, bảo vệ môi trường và chính sách xã hội phải được tiến hành đồng thời và kết hợp theo hướng mỗi chính sách kinh tế phải gắn với mục tiêu phát triển bền vững, công bằng xã hội và mỗi chính sách phát triển bền vững, chính sách xã hội phải dựa trên những cơ sở tiền đề vật chất của quá trình tăng trưởng kinh tế và đặc biệt nó phải tạo được động lực cho tăng trưởng kinh tế, thực hiện được mục tiêu phát triển bền vững Tránh tình trạng chính sách tăng trưởng kinh tế bằng mọi giá, xung đột với mục tiêu phát triển bền vững Theo đó, hệ thống chính sách kinh tế phải đổi mới theo hướng tạo mọi điều kiện huy động các nguồn lực cho tăng trưởng kinh tế và nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh, tăng thu nhập cho người lao động Đổi mới chính sách xã hội theo hướng đảm bảo công bằng xã hội, tạo điều kiện tốt hơn để người dân tiếp cận các dịch vụ thiết yếu, các nguồn lực, khuyến khích làm việc tăng thu nhập Chính sách kinh tế và chính sách xã hội phải thực sự là kênh để điều tiết thu nhập giữa các ngành, giữa các doanh nghiệp, vùng, miền và giữa các bộ phận dân cư. Chính sách môi trường phải thực sự làm tăng trưởng kinh tế và thực hiện tốt mục tiêu phát triển bền vững về môi trường.
- Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu tăng trưởng kinh tế nhanh, bền vữngcần tập trung vào các biện pháp: Đổi mới hệ thống giáo dục - đào tạo, Đổi mới nội dung giáo dục - đào tạo theo yêu cầu của thị trường lao động, nâng cấp trang thiết bị dạy học, học nghề,tiêu chuẩn hóa các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng tay nghề, bồi dưỡng kỹ năng với những tiêu chí chất lượng phù hợp, đào tạo người lao động có khả năng thích ứng tốt với cơ chế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế Đặc biệt là bộ giáo dục cần phải nêu cao vai trò của mình trong việc hạn chế học thuyết vì hiện nay hệ thống giáo dục vẫn còn đặt nặng lý thuyết mà không chú trọng đến thực hành.Việc ứng dụng khoa học công nghệ khổng thể chỉ học lý thuyết thôi là có thể thực hành giỏi Nhưng ngược lại thực hành giỏi mà lý thuyết không quá tốt thì vẫn hiệu quả.