........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................Bài làm mang tính chất tham khảo và được nghiên cứu, sưu tầm từ nhiều nguồn.
Trang 1MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU 1
1 Tính cấp thiết của vấn đề 1
2 Mục đích nghiên cứu 1
3 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu 1
3.1 Đối tượng nghiên cứu 1
3.2 Phạm vi nghiên cứu 1
4 Phương pháp nghiên cứu 1
5 Kết cấu bài tiểu luận 1
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG DU LỊCH 3
1.1 Khái niệm và đặc điểm cơ bản của du lịch 3
1.1.1 Khái niệm du lịch 3
1.1.2 Khái niệm du lịch biển 3
1.1.3 Đặc điểm của du lịch 3
1.2 Ý nghĩa kinh tế - xã hội của phát triển thị trường du lịch 3
1.2.1 Ý nghĩa kinh tế của thị trường du lịch 3
1.2.2 Ý nghĩa xã hội của thị trường du lịch 4
1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về du lịch 4
1.3.1 Yếu tố về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên 4
1.3.2 Yếu tố về kinh tế - xã hội 4
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG KINH TẾ DU LỊCH Ở THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG SAU DỊCH COVID-19 6
2.1 Đặc điểm về điều kiện tự nhiên 6
2.1.1 Vị trí địa lý 6
2.1.2 Tiềm năng du lịch của thành phố Đà Nẵng 6
2.2 Thực trạng quản lý nhà nước về phát triển kinh tế du lịch trên địa bàn thành phố Đà Nẵng 6
2.2.1 Công tác tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và chính sách phát triển kinh tế du lịch ở thành phố Đà Nẵng 6
2.2.2 Tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật, tiểu chuẩn định mức kinh tế - kỹ thuật trong hoạt động du lịch ở thành phố Đà Nẵng 7
2.2.3 Công tác tổ chức thực hiện hợp tác quốc tế về du lịch; hoạt động xúc tiến du lịch ở trong nước và nước ngoài 7
2.3 Thực trạng phát triển thị trường kinh tế du lịch thành phố Đà Nẵng sau dịch Covid-19 8
2.4 Đóng góp của thị trường kinh tế du lịch vào phát triển kinh tế thành phố Đà Nẵng9 CHƯƠNG 3 ĐỊNH HƯỚNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU ĐỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ DU LỊCH ĐÀ NẴNG SAU DỊCH COVID-19 10
3.1 Định hướng phát triển kinh tế du lịch Đà Nẵng sau dịch Covid-19 10
3.2 Giải pháp phát triển kinh tế du lịch Đà Nẵng sau dịch Covid-19 10
KẾT LUẬN 12
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 13
Trang 2PHẦN MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của vấn đề
Hiện nay, du lịch được xem là một trong những ngành kinh tế quan trọng của nhiều quốc gia trên Thế giới và Việt Nam cũng không là một trong những nước ngoại lệ Du lịch đang trở nên ngày càng phổ biến và là nhu cầu không thể thiếu của người dân trong nước và nước ngoài Với việc nước ta
đã có nhiều tài nguyên thiên nhiên du lịch phong phú, đa dạng đã được UNESCO công nhận như Vịnh Hạ Long (Quảng Ninh) là di sản thiên nhiên Thế giới đến 2 lần vào năm 1994 và 2000 hay Vườn Quốc gia Phong Nha
-Kẻ Bàng (Quảng Bình) cũng đã được UNESCO công nhận là Di sản thiên nhiên Thế giới vào năm 2003 Có thể thấy với những địa điểm thiên nhiên
mà nước ta được ghi nhận thì đó chính là nền tảng cho sự phát triển du lịch
và có giá trị cao đối với việc thu hút du khách đến tham quan và tìm hiểu Trong những năm gần đây, du lịch Việt Nam đang ngày một phát triển nhanh chóng và doanh thu từ ngành này cũng gia tăng một cách đáng kể Một trong những nơi thu hút du khách đến tham quan và tìm hiểu nhiều nhất chính là Thành phố Đà Nẵng, đối với cả du khách trong nước và nước ngoài Tuy có nhiều tiềm năng lớn nhưng thực tế du lịch biển ở Đà Nẵng vẫn chưa được phát huy hết lợi thế của chính mình Và xuất phát từ thực tiễn, sinh
viên chọn đề tài “Phát triển thị trường kinh tế du lịch Đà Nẵng sau dịch
Covid-19” để làm rõ thực trạng và gợi ý một số giải pháp nhằm phát triển thị
trường du lịch và phục hồi kinh tế du lịch ở Đà Nẵng sau đợt dịch Covid-19
2 Mục đích nghiên cứu
Làm rõ một số cơ sở lý luận và thực trạng phát triển du lịch biển tại thành phố Đà Nẵng, đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển và phục hồi kinh tế
du lịch sau đợt dịch Covid-19
3 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đôi tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là thực hiện việc phát triển và phục hồi kinh
tế du lịch từ thực tiễn thành phố Đà Nẵng
3.2 Phạm vi nghiên cứu
Bài tiểu luận chỉ giới hạn phạm vi nghiên cứu lĩnh vực kinh tế du lịch của thành phố Đà Nẵng sau đợt dịch Covid-19
4 Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng phương pháp thống kê, tổng hợp và phân tích, so sánh, quy nạp; diễn dịch; phân tích - tổng hợp…để phân tích thực trạng và qua đó đưa
ra các giải pháp hoàn thiện phù hợp
5 Kết cấu bài tiểu luận
Trang 3Chương 1: Cơ sở lý luận về phát triển thị trường du lịch.
Chương 2: Thực trạng phát triển thị trường kinh tế du lịch tại thành phố Đà Nẵng sau dịch Covid-19
Chương 3: Định hướng và các giải pháp chủ yếu để phát triển kinh tế du lịch
Đà Nẵng sau dịch Covid-19
Trang 4CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG DU LỊCH
1.1 Khái niệm và đặc điểm cơ bản của du lịch
1.1.1 Khái niệm du lịch
Ngày nay du lịch trở thành một hiện tượng kinh tế xã hội phổ biến Hiệp hội lữ hành quốc tế đã công nhận du lịch là một ngành kinh tế lớn nhất thế giới vượt lên cả ngành sản xuất ô tô, thép điện tử và nông nghiệp Vì vậy, du lịch đã trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn của nhiều quốc gia trên thế giới Du lịch gắn liền với nghỉ ngơi, giải trí, tuy nhiên do hoàn cảnh, thời gian và khu vực khác nhau, dưới mỗi góc độ nghiên cứu khác nhau nên khái niệm du lịch cũng không giống nhau
Theo Luật Du lịch 2017 quy định “Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên trong thời gian không quá 01 năm liên tục nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng, giải trí, tìm hiểu, khám phá tài nguyên du lịch hoặc kết hợp với mục đích hợp pháp khác.”
1.1.2 Khái niệm du lịch biển
Du lịch biển là loại hình du lịch gắn liền với việc sử dụng tài nguyên biển (tài nguyên biển trong du lịch bao gồm: bãi biển, các loại sinh vật biển như tôm, cua, cá, san hô, ) gắn với bản sắc, văn hóa địa phương với sự tham gia của cộng đồng nhằm đáp ứng nhu cầu giải trí, ăn uống, khám phá, tham quan của khách du lịch
Như vậy có thể thấy được du lịch là một hoạt động có nhiều đặc thù bao gồm nhiều thành phần tham gia, tạo thành một tổng thể hết sức phức tạp Nó vừa mang đặc điểm của ngành kinh tế vừa có đặc điểm của văn hóa - xã hội
1.1.3 Đặc điểm của du lịch
Ngày nay, du lịch đã trở thành nhu cầu không thể thiếu được trong đời sống - xã hội và hoạt động du lịch được phát triển một cách vô cùng mạnh
mẽ, trở thành một ngành kinh tế quan trọng ở nhiều nước trên thế giới Du lịch là ngành không khói, ít gây ô nhiễm môi trường, giúp khách du lịch vừa được nghỉ ngơi, giảm stress vừa biết thêm nhiều điều hay mới lạ mà khách chưa biết Du lịch còn góp phần phát triển kinh tế của đất nước, tạo việc làm
và tăng thu nhập cho người lao động
1.2 Ý nghĩa kinh tế - xã hội của phát triển thị trường du lịch
1.2.1 Ý nghĩa kinh tế của thị trường du lịch
Du lịch đóng góp một phần đáng kể trong tổng sản phẩm nền kinh tế quốc dân ở nhiều quốc gia Đặc biệt, đối với Việt Nam thì du lịch hiện nay được
Trang 5xem như là một trong ba ngành mũi nhọn, được chú trọng đầu tư; không ngừng phát triển và có những đóng góp tích cực vào nền kinh tế quốc gia
Du lịch nội địa phats triển tốt sẽ củng cố sức khỏe cho nhân dân lao động
và do vậy góp phần làm tăng năng suất lao động xã hội Ngoài ra du lịch nội địa giúp cho việc sử dụng cơ sở vật chất kĩ thuật của du lịch quốc tế được hiệu quả hơn
Du lịch quốc tế phát triển đem lại nguồn lợi từ thu hút vốn đầu tư nước ngoài, hoạt động xuất khẩu tại chỗ và tăng nguồn thu ngoại tệ cho đất nước Ngoài ra, du lịch quốc tế phát triển cũng giúp củng cố và phát triển mối quan
hệ kinh tế với các nước trên thế giới cũng như như thúc đẩy phát triển giao thông quốc tế
1.2.2 Ý nghĩa xã hội của thị trường du lịch
Du lịch góp phần tạo ra hàng triệu việc làm cho người lao động Du lịch cũng giải quyết việc làm cho nhiều người dân vùng nông thôn; tạo nên những chuyển biến tích cực trong xã hội; nâng cao mức sống của người dân trong xã hội
Du lịch phát triển giúp truyền bá văn hóa với hình ảnh của đất nước, con người Việt Nam đến bạn bè quốc tế; đồng thời cũng là phương tiện quảng bá hàng hóa Việt Nam ra thị trường nước ngoài hiệu quả
Sự ra đời của du lịch là bước ngoặt lịch sử đối với sự phát triển của cả thế giới Du lịch không chỉ tạo tiền đề cho sự ra đời của nhiều ngành dịch vụ mới mà còn tạo thêm nhiều cơ hội, tạo ra những điều quan trọng trong phát triển kinh tế và xã hội của đất nước
1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về du lịch
1.3.1 Yếu tố về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên.
Là một hoạt động đặc trưng, du lịch chỉ phát triển được trong những điều kiện mà nó cho phép Trong những điều kiện này có những điều kiện mang tính đặc tính chung thuộc về các mặt của đời sống xã hội, bên cạnh đó là do đặc điểm, vị trí địa lý của từng vùng mà nó tạo nên những tiềm năng du lịch khác nhau
Điều kiện tự nhiên bao gồm như: địa hình đa dạng, khi hậu ôn hòa, nguồn động, thực vật phong phú, vị trí địa lý thuận lợi, Đây là cơ sở cho việc quy hoạch và phát triển du lịch và các biện pháp chính sách để phát triển du lịch, khai thác và bảo vệ tài nguyên du lịch
1.3.2 Yếu tố về kinh tế - xã hội
Tình hình phát triển kinh tế của địa phương là nhân tố quan trọng tác động tới sự phát triển của du lịch biển và quản lý du lịch Khi kinh tế phát triển ổn định với môi trường chính sách thuận lợi sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp và du khách thuận lợi tham gia và các hoạt động du lịch, điều đó cũng thuận lợi cho công tác quản lý nhà nước Du lịch góp phần giải quyết
Trang 6công ăn việc làm cho người dân, làm giảm quá trình đô thị hóa ở các nước phát triển, là phương tiện tuyên truyền quảng cáo có hiệu quả cho các nước chủ nhà Du lịch làm tăng thêm tầm hiểu biết chung về xã hội của người dân; làm tăng thêm tình đoàn kết, hữu nghị, mối quan hệ hiểu biết
Trang 7CHƯƠNG 2.
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG KINH TẾ DU LỊCH Ở
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG SAU DỊCH COVID-19
2.1 Đặc điểm về điều kiện tự nhiên
2.1.1 Vị trí địa lý
Thành phố Đà Nẵng nằm ở trung tâm địa lý của Việt Nam Đây là một trong 63 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và là kinh tế - xã hội lớn của miền Trung, nằm ở trung độ của đất nước, trên trục giao thông Bắc - Nam về đường bộ, đường sắt, đường biển và đường hàng không Đà Nẵng được định hình là một nút đô thị quan trọng tại miền Trung Việt Nam để bổ sung cho
Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh [3]
Ngoài ra, Đà Nẵng còn là trung điểm của 3 di sản văn hoá thế giới nổi tiếng là Cố đô Huế, Phố cổ Hội An và Thánh địa Mỹ Sơn Trong phạm vi khu vực và quốc tế, Đà Nẵng là một trong những cửa ngõ quan trọng ra biển của Tây Nguyên và các nước Lào, Campuchia, Thái Lan, Myanma thông qua Hành lang kinh tế Đông Tây (EWEC) với điểm kết thúc là Cảng Tiên
Sa Nằm trên một trong những tuyến đường biển và đường hàng không quốc
tế trọng yếu, thành phố Đà Nẵng có một vị trí địa lý đặc biệt thuận lợi cho việc phát triển sôi động và bền vững [3]
2.1.2 Tiềm năng du lịch của thành phố Đà Nẵng
Là một trong những đô thị lớn của cả nước, Đà Nẵng hội tụ nhiều tiềm năng để trở thành trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của khu vực miền Trung – Tây Nguyên Lợi thế về tài nguyên thiên nhiên và con người
là những yếu tố then chốt đưa Đà Nẵng trở thành điểm đến hàng đầu hiện nay đối với du khách trong nước và quốc tế
Cùng với vị trí đắc địa, Đà Nẵng sở hữu tiềm năng du lịch phong phú và nhiều tài nguyên du lịch có giá trị như Bảo tàng Điêu khắc Chăm, danh thắng Ngũ Hành Sơn, Bà Nà, Sơn Trà để có thể kết hợp phát triển nhiều loại hình du lịch phục vụ khách; đặc biệt bãi biển Đà Nẵng được Tạp chí Forbes bình chọn là một trong những bãi biển quyến rũ nhất hành tinh Những đặc điểm đó đã tạo nên nét hấp dẫn, là cơ sở để xây dựng thành những sản phẩm du lịch đặc thù làm điểm nhấn cho du lịch Đà Nẵng
2.2 Thực trạng quản lý nhà nước về phát triển kinh tế du lịch trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
2.2.1 Công tác tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch
và chính sách phát triển kinh tế du lịch ở thành phố Đà Nẵng
Thành phố Đà Nẵng là địa phương có tiềm năng lớn về khai thác du lịch
Do đó, công tác xây dựng và tổ chức thực hiện các chiến lước, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế du lịch đã sớm được thành phố đặc biệt quan tâm
Trang 8Trên cơ sở mục tiêu chung phát triển kinh tế của toàn thành phố, Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng đã ban hành quyết định về phê duyệt Quy hoạc tổng thể phát triển du lịch giai đoạn 2011-2020, tầm nhìn đến năm 2030 Đây chính là cơ sở cho việc công tác chỉ đạo, quản lý xây dựng các kết hoạch phát triển kinh tế du lịch
Với quan điểm phát triển du lịch bền vững theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại, hiệu quả, có trọng tâm nhằm đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, góp phần quan trọng trong việc thục hiện chiến lược, gắn liền với đổi mới mô hình tăng trưởng, tái cơ cấu nền kinh tế của thành phố
2.2.2 Tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật, tiểu chuẩn định mức kinh tế - kỹ thuật trong hoạt động du lịch ở thành phố Đà Nẵng
Để thực hiện định hướng phát triển kinh tế du lịch và từng bước đưa ngành du lịch thành phố Đà Nẵng trở thành ngành kinh tế mũi nhọn Thành phố Đà Nẵng đã đưa ra những chiến lược phát triển kinh tế để khuyến khích
sự phát triển du lịch bằng các chính sách và ưu đãi Đồng thời, Ủy ban nhân dân thành phố đã phê duyệt ban hành các danh mục, dự án nhằm kêu gọi đầu
tư trên địa bàn thành phố
Trong giai đoạn 2016-2017 đã có 83 dự án đầu tư vào lĩnh vực du lịch với tổng vốn đầu tư là 7.300 triệu USD (153.300 tỷ đồng), trong đó có 20 dự án đầu tư nước ngoài với tổng vốn đầu tư 1.280 triệu USD (26.800 tỷ đồng) và
63 dự án trong nước với tổng vốn là 6.020 triệu USD (126.420 tỷ đồng) [7]
Ủy ban nhân dân thành phố cần phối hợp với các quận, huyện có tiềm năng về du lịch để tuyên truyền, phổ biến đến cho các cơ sở doanh nghiệp trên địa bàn Đề xuất các giải pháp, phương án tăng cường hợp tác phát triển
du lịch thành phố
2.2.3 Công tác tổ chức thực hiện hợp tác quốc tế về du lịch; hoạt động xúc tiến du lịch ở trong nước và nước ngoài
Đà Nẵng được vinh dự nhận danh hiệu “Điểm đến hàng đầu Châu Á về sự kiện và lễ hội”
Trong những năm gần đây, kinh tế du lịch của thành phố Đà Nẵng đã có những bước tăng trưởng mạnh Tổng lượt khách tham quan, du lịch đến Đà Nẵng ước đạt 6,6 triệu lượt, tăng 19% so với năm 2016, ước đạt 104,8% kế hoạch; trong đó khách quốc tế ước đạt 2,3 triệu lượt, tăng 36,8% so với năm
2016
Thành phố đã đón 78 chuyến tàu với 120.000 lượt khách Khách đường
bộ Thái Lan, Lào đến Đà Nẵng ước đạt 14.120 lượt khách Khách du lịch đường hàng không đến Đà Nẵng ước đạt 1.580.000 lượt khách, tăng 74,4%
so với năm 2016, đường sông ước đạt 355.000 tăng 70,7% so với năm 2016
Trang 9Để thúc đẩy du lịch phát triển, những năm qua cùng với sự phát huy nội lực sẫn có, thành phố Đà Nẵng đã tăng cường hợp tác quốc tế, mở rộng các quan hệ đối ngoại với các nước trên thế giới để phát triển các thị trường khách du lịch quốc tế Mặt khác, thành phố Đà Nẵng còn đăng cai tổ chức nhiều sự kiện quan trọng như lễ hội bắn pháo hoa quốc tế, tổ chức Hội nghị APEC, đại hội Thể thao bãi biển Chấu Á
Với ưu thế về tài nguyên, sự phát triển vững chắc của du lịch trong thời gian qua sẽ là điều kiện thuận lợi và mở ra nhiều triển vọng mới đối với sự phát triển của du lịch thành phố Đây sẽ là nền tảng quan trọng để xây dựng Thành phố Đà Nẵng trở thành một trung tâm du lịch quốc tế, góp phần đưa
du lịch thực sự là một ngành kinh tế mũi nhón và chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong cơ cấu GDP của thành phố Đà Nẵng
2.3 Thực trạng phát triển thị trường kinh tế du lịch thành phố Đà Nẵng sau dịch Covid-19
Năm 2020 là một năm vô cùng khó khăn của ngành du lịch Việt Nam nói chung và ngành du lịch Đà Nẵng nói riêng Dịch bệnh Covid-19 diễn biến hết sức phức tạp đã ảnh hưởng trực tiếp đến các chỉ tiêu tăng trưởng về dịch
vụ, nguồn thu ngân sách, kéo theo sự sụt giảm của các ngành Mặc dù ngành
du lịch cũng bị ảnh hưởng nặng nề nhưng thành phố Đà Nẵng cũng đã có những hành động hết sức kịp thời để từng bước khôi phục và giữ gìn hình ảnh điểm đến Đà Nẵng an toàn - hấp dẫn và mến khách
Theo Sở Du lịch Đà Nẵng, trong năm 2019, tổng lượt khách đến tham quan, du lịch Đà Nẵng ước đạt 8.692.421 lượt, tăng 13,4% so với cùng kỳ năm 2018, đạt 106,1% kế hoạch; trong đó, khách quốc tế ước đạt 3.522.928 lượt, tăng 22,5% so với cùng kỳ 2018, khách nội địa ước đạt 5.169.493 lượt,
tăng 16,7% so với cùng kỳ năm 2018, đạt 113% kế hoạch [5]
Đến cuối năm 2020, khách du lịch đến Đà Nẵng giảm mạnh, tổng lượt khách do cơ sở lưu trú phục vụ ước tính đạt 2,67 triệu lượt, giảm 64% so với năm 2019, trong đó khách quốc tế đạt 703 nghìn lượt, chỉ bằng 24,5% so với năm 2019 [6]
Công tác thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào Đà Nẵng tính đến ngày 15/12/2020 ước đạt 220 triệu USD, giảm 29,8% so với năm 2019 Trong đó
có 83 dự án được cấp phép mới với tổng vốn đăng ký đạt 128,9 triệu USD, giảm 50 dự án
Có thể thấy dịch Covid-19 đã gây ra ảnh hưởng nghiêm trọng đến ngành
du lịch của Việt Nam nói chung và Thành phố Đà Nẵng nói riêng Nếu không có những giải pháp kịp thời thì không những không có du khách đến tham quan mà còn làm giảm nền kinh tế của đất nước Du lịch Đà Nẵng đang cố gắng trở thành kinh tế mũi nhọn của thành phố, cần phải có những
Trang 10phương hướng, giải pháp cụ thể để có thể khôi phục nền kinh tế du lịch trong thời điểm dịch Covid-19 vẫn còn phức tạp
2.4 Đóng góp của thị trường kinh tế du lịch vào phát triển kinh tế thành phố Đà Nẵng
Theo báo cáo của Sở Du lịch, giai đoạn 2015-2019, tốc độ tăng trưởng
bình quân khách tham quan du lịch Đà Nẵng ước đạt 17,88% Năm 2019, tổng lượng khách tham quan, du lịch Đà Nẵng ước đạt 8,69 triệu lượt, tăng 85,7% so với năm 2015; tổng thu du lịch ước đạt 30.973 tỷ đồng, tăng 141,6% so với năm 2015 [8]
Trong quý I/2021, hoạt động du lịch Đà Nẵng tiếp tục bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 Trong đó, khách quốc tế ước đạt 48,6 nghìn lượt, giảm 91,7% Doanh thu dịch vụ lưu trú và ăn uống ước đạt 4.094,7 tỷ đồng, tăng 1,3%; doanh thu du lịch lữ hành ước đạt 170,3 tỷ đồng, giảm 61,3%
Từ những kết quả đã đạt được, có thể khẳng định ngành kinh tế du lịch nói chung, du lịch biển nói riêng có vai trò hết sức quan trọng trong cơ cấu kinh tế của thành phố, góp phần tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người dân, thu hút đầu tư, nâng cao vị thế, hình ảnh của Đà Nẵng, đóng góp tích cực vào GDP, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế Tuy vậy, những kết quả đạt được như hiện nay vẫn chưa cân xứng với tiềm năng và lợi thế về du lịch của thành phố