Tính cấp thiết của đề tài Phú Quốc là thành phố biển đảo độc đáo, đặc sắc; là trung tâm kinh tế du lịch, dịch vụ du lịch sinh thái biển đảo tuyệt đẹp; có tiềm năng phát triển thành khu du lịch quốc gia với nhiều giá trị khác biệt, chất lượng cao của quốc gia và quốc tế, trung tâm thương mại, dịch vụ tầm cở khu vực và quốc tế, trung tâm chăm sóc sức khỏe, điều dưỡng ứng dụng công nghệ cao của khu vực và quốc tế. Sự phát triển về du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng và du lịch biển thời gian qua đã thu hút hàng triệu du khách trong và ngoài nước đến với Phú Quốc, từng bước thay đổi diện mạo, định hình chân dung thành phố biển đảo đầu tiên của Việt Nam. Nguồn thu ngân sách hàng năm của thành phố luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn thu ngân sách của tỉnh Kiên Giang. Trong đó khoản thu thuế từ lĩnh vực kinh tế tư nhân, các HKD là một trong những khoản thu chủ yếu, góp phần quan trọng để hoàn thành và vượt chỉ tiêu thu ngân sách mà UBND tỉnh giao cho thành phố Phú Quốc hàng năm. Công tác quản lý thu thuế đối với HKD tại Chi cục Thuế thành phố Phú Quốc trong những năm qua đã có nhưng chuyển biến tích cực, góp phần nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật thuế, tăng thu cho NSNN, tiềm năng thu vẫn còn và có thể khai thác thu để đạt mức cao hơn, tình trạng thất thu thuế tuy có giảm nhưng vẫn còn thất thu lớn. Mặc dù số thu thuế hàng năm luôn hoàn thành vượt kế hoạch, có tốc độ tăng cao nhưng số thu vẫn chưa được tương xứng với tiềm năng của thành phố, nhiều nguồn thu văn chưa được khai thác. Đặc biệt tình trạng thất thu thuế vẫn đang diễn ra ở một số lĩnh vực như: Thương mại, kinh doanh ăn uống, giải trí, dịch vụ, du lịch... Tình trạng HKD đã đăng ký kinh doanh nhưng chưa kê khai đăng ký nộp thuế, hoặc có kê khai nhưng chỉ nộp ở mức thấp. Vì vậy để phát huy vai trò quản lý vĩ mô của nền kinh tế và huy động nguồn thu cho NSNN thì Chi cục Thuế thành phố Phú Quốc cần có nhưng giải pháp hết sức thiết thực và khả thi nhằm đáp ứng yêu cầu về công tác quản lý thu thuế và tạo điều kiện thuận lợi cho các HKD hoạt động đạt hiệu quả và đảm bảo công bằng giữa các thành phần kinh tế. Xuất phát từ nhưng vẫn đề trên nên tôi chọn đề tài: Hoàn thiện công tác quản lý thu thuế hộ kinh doanh tại Chi cục Thuế thành phố Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang làm Luận văn thac sĩ của mình.
Trang 1NGUYỄN VĂN BẮC
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU THUẾ HỘ KINH DOANH TẠI CHI CỤC THUẾ THÀNH PHỐ
PHÚ QUỐC, TỈNH KIÊN GIANG
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH
ĐÀ NẴNG, NĂM 2023
Trang 2NGUYỄN VĂN BẮC
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU THUẾ HỘ KINH DOANH TẠI CHI CỤC THUẾ THÀNH PHỐ
PHÚ QUỐC, TỈNH KIÊN GIANG
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh
Mã số: 8340101
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH
Người hướng dẫn khoa học: PGS, TS Lê Đức Toàn
ĐÀ NẴNG, NĂM 2023
Trang 3MỞ ĐẦU 1
1 Tính cấp thiết của đề tài 1
2 Mục tiêu nghiên cứu 2
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2
4 Phương pháp nghiên cứu 2
5 Kết cấu của đề tài 3
6 Tổng quan tài liệu nghiên cứu 3
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ THU THUẾ HKD 6
1.1 TỔNG QUAN VỀ THUẾ HKD 6
1.1.1 Khái niệm, bản chất, chức năng, vai trò của thuế 6
1.1.2 Khái niệm, đặc điểm, vai trò của HKD 12
1.1.3 Sự cần thiết phải tăng cường quản lý thu thuế đối với HKD 16
1.1.4 Các sắc thuế áp dụng đối với HKD 17
1.2 QUẢN LÝ THU THUẾ HKD 20
1.2.1 Khái niệm về quản lý thu thuế 20
1.2.2 Mục đích, yêu cầu quản lý thu thuế HKD 20
1.2.3 Đặc điểm của các HKD ảnh hưởng đến công tác quản lý thu thuế 21
1.3 NỘI DUNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU THUẾ HKD 22
1.3.1 Quản lý các thủ tục hành chính thuế 22
1.3.2 Quản lý việc tuân thủ pháp luật về thuế 23
1.3.3 Quản lý quy trình thu thế 24
1.3.4 Quản lý nợ thuế 26
1.3.5 Các chỉ tiêu đánh giá kết quả quản lý thu thuế 27
Trang 41.4.2 Nhân tố thuộc về cơ quan thuế 30
1.4.3 Nhân tố thuộc bên ngoài 31
1.5 KINH NGHIỆM QUẢN LÝ THU THUẾ Ở MỘT SỐ ĐỊA PHƯƠNG 31
1.5.1 Kinh nghiệm của Chi cục Thuế thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định 31 1.5.2 Kinh nghiệm của Chi cục Thuế thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam 32 1.5.3 Bài học rút ra cho Chi cục Thuế thành phố Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang .33
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 36
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU THUẾ ĐỐI VỚI HKD TẠI CHI CỤC THUẾ THÀNH PHỐ PHÚ QUỐC, TỈNH KIÊN GIANG 37
2.1 KHÁI QUÁT VỀ THÀNH PHỐ PHÚ QUỐC, TỈNH KIÊN GIANG 37
2.2 KHAI QUÁT VỀ CHI CỤC THUẾ THÀNH PHỐ PHÚ QUỐC, TỈNH KIÊN GIANG 40
2.2.1 Quá trình hình thành và phát triển 40
2.2.2 Bộ máy tổ chức 42
2.2.3 Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận 42
2.2.4 Đặc điểm hoạt động của HKD trên địa bàn thành phố Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang 44
2.2.5 HKD và tổ chức các hoạt động quản lý 46
2.3 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU THUẾ HKD TẠI CHI CỤC THUẾ THÀNH PHỐ PHÚ QUỐC, TỈNH KIÊN GIANG 49
Trang 52.3.4 Quản lý nợ thuế 62
2.4 ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU THUẾ ĐỐI VỚI HKD TẠI CHI CỤC THUẾ THÀNH PHỐ PHÚ QUỐC, TỈNH KIÊN GIANG 67
2.4.1 Kết quả đạt được 67
2.4.2 Hạn chế 69
2.4.3 Nguyên nhân của những hạn chế 69
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 72
CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU THUẾ HKD TẠI CHI CỤC THUẾ THÀNH PHỐ PHÚ QUỐC, TỈNH KIÊN GIANG 73
3.1 QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU THUẾ 73
3.1.1 Quan điểm chung 73
3.1.2 Mục tiêu 76
3.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU THUẾ ĐỐI VỚI HKD TẠI CHI CỤC THUẾ THÀNH PHỐ PHÚ QUỐC, TỈNH KIÊN GIANG 78
3.1.2 Giải pháp hỗ trợ người nộp thuế 79
3.1.3 Tăng cường công tác quản lý HKD 82
3.1.4 Tăng cường quản lý nợ thuế 85
3.3 KIẾN NGHỊ 86
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 91
KẾT LUẬN 92 TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 7Đội KK-KTT-TH-NV-DT-PC Đội Kê khai-Tin học-Nghiệp vụ-Dự
toán-Pháp chếĐội TT-HT NNT-TB-TK Đội Tuyên truyền-Hỗ trợ Người nộp
thuế-Trước bạ-Thu khácĐội HC-NS-TV-QT-AC Đội Hành chính-Nhân sự-Tài vụ-
Quản trị-Ấn chỉ
Trang 82.1 Giá trị Sản xuất, Thương mại – du lịch và dịch vụ
thành phố Phú Quốc qua các năm 2020 - 2022
48
2.2 Số HKD trên địa bàn thành phố Phú Quốc quan các
năm 2020 – 2022
49
2.3 Tình hình quản lý HKD trên địa bàn thành phố Phú
Quốc theo Bậc môn bài
2.6 Tổng hợp kết quả cấp giấy chứng nhận đăng ký mã số
thuế và mẫ số thuế tạm thời
2.10 Kết quả kiểm tra hộ tạm ngưng hoạt động kinh doanh
trên địa bàn thành phố Phú Quốc
Trang 9DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Số hiệu
biểu đồ
2.1 Mức độ hài lòng của HKD trên địa bàn thành phố Phú
Quốc
83
Trang 10MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Phú Quốc là thành phố biển đảo độc đáo, đặc sắc; là trung tâm kinh tế
du lịch, dịch vụ du lịch sinh thái biển đảo tuyệt đẹp; có tiềm năng phát triểnthành khu du lịch quốc gia với nhiều giá trị khác biệt, chất lượng cao củaquốc gia và quốc tế, trung tâm thương mại, dịch vụ tầm cở khu vực và quốc
tế, trung tâm chăm sóc sức khỏe, điều dưỡng ứng dụng công nghệ cao củakhu vực và quốc tế Sự phát triển về du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng và du lịchbiển thời gian qua đã thu hút hàng triệu du khách trong và ngoài nước đến vớiPhú Quốc, từng bước thay đổi diện mạo, định hình chân dung thành phố biểnđảo đầu tiên của Việt Nam Nguồn thu ngân sách hàng năm của thành phốluôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn thu ngân sách của tỉnh Kiên Giang.Trong đó khoản thu thuế từ lĩnh vực kinh tế tư nhân, các HKD là một trongnhững khoản thu chủ yếu, góp phần quan trọng để hoàn thành và vượt chỉ tiêuthu ngân sách mà UBND tỉnh giao cho thành phố Phú Quốc hàng năm
Công tác quản lý thu thuế đối với HKD tại Chi cục Thuế thành phố PhúQuốc trong những năm qua đã có nhưng chuyển biến tích cực, góp phần nângcao ý thức tuân thủ pháp luật thuế, tăng thu cho NSNN, tiềm năng thu vẫn còn
và có thể khai thác thu để đạt mức cao hơn, tình trạng thất thu thuế tuy cógiảm nhưng vẫn còn thất thu lớn Mặc dù số thu thuế hàng năm luôn hoànthành vượt kế hoạch, có tốc độ tăng cao nhưng số thu vẫn chưa được tươngxứng với tiềm năng của thành phố, nhiều nguồn thu văn chưa được khai thác.Đặc biệt tình trạng thất thu thuế vẫn đang diễn ra ở một số lĩnh vực như:Thương mại, kinh doanh ăn uống, giải trí, dịch vụ, du lịch Tình trạng HKD
Trang 11đã đăng ký kinh doanh nhưng chưa kê khai đăng ký nộp thuế, hoặc có kê khainhưng chỉ nộp ở mức thấp Vì vậy để phát huy vai trò quản lý vĩ mô của nềnkinh tế và huy động nguồn thu cho NSNN thì Chi cục Thuế thành phố PhúQuốc cần có nhưng giải pháp hết sức thiết thực và khả thi nhằm đáp ứng yêucầu về công tác quản lý thu thuế và tạo điều kiện thuận lợi cho các HKD hoạtđộng đạt hiệu quả và đảm bảo công bằng giữa các thành phần kinh tế Xuất
phát từ nhưng vẫn đề trên nên tôi chọn đề tài: " Hoàn thiện công tác quản lý thu thuế hộ kinh doanh tại Chi cục Thuế thành phố Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang" làm Luận văn thac sĩ của mình.
2 Mục tiêu nghiên cứu
Hệ thông hóa cơ sở lý luận về công tác quản lý thuế đối với HKD
Đánh giá thực trạng quản lý thu thuế đối với HKD tại Chi cục Thuếthành phố Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang trong thời gian từ năm 2020 đến năm2022
Đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý thu thuế đốivới HKD tại Chi cục Thuế thành phố Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Nhưng vẫn đề liên quan đến công tác quản lýthu thuế đối với HKD
Phạm vi nghiên cứu:
Trang 12Không gian nghiên cứu: Các HKD thuộc Chi cục Thuế thành phố PhúQuốc quản lý.
Thời gian nghiên cứu: Từ năm 2020 đến năm 2022
4 Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng các phương pháo nghiên cứu sau:
Phương pháp vận dụng quan điểm, đường lối của Đảng và Nhà nước đểphân tích thực trạng quản lý và thực hiện chính sách thuế ở địa bàn nghiêncứu
Phương pháp hệ thống hóa tư liệu, tổng hợp và phân tích trên cơ sở cácquy trình nghiệp vụ Từ đó, đánh giá nhằm tìm ra nhưng bất cập, mẫu thuẫnhoặc nhưng tồn tại để nhằm đề xuất một số biện pháp có tính khả thi trongtương lai
Phương pháp khảo sát, thống kê, điều tra và phỏng vẫn
Phương pháp so sánh trên cả hai phương diện thời gian và đối tượng
Phương pháp tiếp cận phân tích hệ thống để xác định các yếu tố tácđộng đến số thu ngân sách của các HKD
Phương pháp thống kê để đánh giá thực trạng thu thuế đối với HKD,rút ra những ưu, nhược điểm trong công tác quản lý thu thuế HKD tại Chi cụcThuế thành phố Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang
Trang 135 Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, luận văn được bố cục thành 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý thu thuế đối với HKD
Chương 2: Thực trạng công tác quản lý thu thuế HKD tại Chi cục Thuếthành phố Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang
Chương 3: Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý thu thuế HKD tại Chicục Thuế thành phố Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang
6 Tổng quan tài liệu nghiên cứu
Một số đề tài nghiên cứu về công tác quản lý thu thuế nhưng năm gầnđây như:
* Hà Đức Cường, Phú Thọ (2018) "Hoàn thiện công tác quản lý thuthuế đối với HKD cá thể tại Chi cục Thuế huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ" Luậnvăn Thạc sĩ Kinh tế Luận văn đưa ra các giải pháp để hoàn thiện quản lý thuthuế đối với HKD đó là cần phải nâng cao chất lượng tổ chức bộ máy thuthuế, đẩy mạnh công tác bồi dưỡng nhằm nâng cao trình độ, năng lực chuyênmôn, nghiệp vụ và nâng cao ý thức trách nhiệm của cán bộ công chức trongChi cục Thuế huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ
* Huỳnh Thị Ngọc Thư, Kiên Giang (2018) "Hoàn thiện công tác kiểm soát nguồn thu thuế GTGT đối với các doanh nghiệp tại Cục Thuế tỉnh Kiên Giang" Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh Luận văn đã hệ thống hóa các
Trang 14vấn đề cơ sở lý luận về thuế nói chung, trong đó tập trung thuế GTGT và đốitượng nghiên cứu là doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn tỉnh KiênGiang Tuy nhiên, phạm vi của đề tài bao trùm các doanh nghiệp ngoài quốcdoanh, chưa đánh giá tình hình thu thuế đối với các loại hình kinh tế khác, đặcbiệt là kinh tế HKD.
* Chu Hồng Phúc, Thái Nguyên (2014), Quản lý thuế đối với HKD cáthể tại Chi cục Thuế huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên" Luận văn Thạc sĩQuản lý kinh tế Luận văn đã nêu lên được các vấn đề cơ sở lý luận về thuế,cách quản lý thu thuế đối với HKD tại Chi cục Thuế huyện Đồng Hỷ Tuynhiên các giải pháp đề ra chủ yếu áp dụng tại Chi cục Thuế huyện Đồng Hỷkhó áp dụng tai các địa phương khác vì đây là huyện thuần nông, kinh tế cònchưa phát triển của tỉnh Thái Nguyên
* Đỗ Ngọc Nam, Đồng Nai (2011) "Quản lý thu thuế đối với HKD cáthể tại Chi cục Thuế huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai" Luận văn Thạc sĩQuản trị kinh doanh Luận văn nghiên cứu trên địa bàn rộng, HKD không tậptrung và ít Luận văn đã đưa ra được nhiều giải pháp quản lý hiệu quả như:Rút ngắn thời gian thu nộp thuế, công tác khảo sát doanh thu và tính thuế, quátrình thanh kiểm tra thuế; cải cách thủ tục hành chính để tạo điều kiện thuậnlợi cho việc kê khai và nộp thuế; phối hợp giữa các cơ quan thuế với UBNN
xã, thị trấn
* Trần song, Huế (2011) "Quản lý thu thuế HKD trên địa bàn thành phố Huế" Luận văn Thạc sĩ kinh tế Luận văn đã đưa ra một số giải pháp trong
công tác quản lý thu thuế HKD như: Công tác quản lý diện hộ, công tác quản
lý và chống thất thu về doanh thu và thuế, việc quản lý và xử lý đơn nghỉ kinh
Trang 15doanh Luận văn chỉ mang tính chất nặng về lý luận, nhưng việc áp dụng cácgiải pháp đề ra của tác giả khó khả thi và đây là địa bàn rộng, nhiều HKD vànhiều ngành nghề kinh doanh.
* Lê Xuân Trường 2014) "Tạp chí Thuế nhà nước" Tạp chí đề cập đến
khái niệm, nội dung của dịch vụ tư vấn thuế và lợi ích của dịch vụ tư vấn thuếđối với cơ quan thuế và doanh nghiệp thực hiện dịch vụ tư vấn thuế
* Nguyễn Thị Mỹ Dung (2017) "Tạp chí phát triển và hội nhập" Quản lý
thuế ở Việt Nam: Hoàn thiện và đổi mới Tạp chí đã nghiên cứ và chỉ ranguyên tố cấu thành của một hệ thống thuế bào gồm: Hệ thống chính sáchthuế và hệ thống quản lý thuế, trong đó hện thống chính sách thuế bao gồmcác sắc thuế được ban hành dưới hình thức luật, pháp lệnh Hệ thống quản lýthuế bao gồm các hình thức, phương pháp quản lý thu thuế, công cụ quản lý,
cơ cấu tổ chức bộ máy Nghiên cứu cũng đã nêu ra các mô hình quản lý thuthuế hiện nay ở một số quốc gia trên thế giới và chỉ ra nhưng ưu, nhược điểmcủa nhưng mô hình này
Luận văn của tác giả đã hệ thống một số lý luận và thực tiễn về côngtác quản lý thu thuế và vẫn đề quản lý thu thuế HKD, luận văn tiến hành phântích sâu vào thực trạng công tác quản lý thu thuế đối với HKD tại Chi cụcThuế thành phố Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang trong giai đoạn năm 2020 đếnnăm 2022, đây là giải đoạn thực hiện Luật quản lý thuế, những thành công vàhạn chế trong công tác quản lý thu thuế HKD để tìm ra đề xuất các giải pháphoàn thiện công tác quản lý thu thuế HKD trong thời gian tới
Trang 16CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ THU THUẾ HKD
1.1 TỔNG QUAN VỀ THUẾ HKD
1.1.1 Khái niệm, bản chất, chức năng, vai trò của thuế
Khái niệm về thuế
Thuế là một phạm trù kinh tế tài chính mang tính khách quan, đồngthời cũng là phạm trù lịch sử, thuế ra đời từ khi hình thành Nhà nươc Nó tồntại cùng sự phát triển của Nhà nước Trong giáo trình thuế của Học viện tàichính thì "thuế là một khoản đóng góp bắt buộc từ các thể nhân và pháp nhâncho Nhà nước theo mức độ và thời hạn được pháp luật quy định nhằm sửdụng cho mục đích công cộng" [9]
Bản chất của thuế
Bản chất của thuế được thể hiện bởi các thuộc tính bên trong vốn cócủa thuế thông qua nhưng đặc điểm để phân biệt thuế với các công cụ tàichính khác cụ thể:
Một là, thuế là một khoản chuyển giao thu nhập của các tầng lớp trong
xã hội cho Nhà nước mang tính bắt buộc, phi hình sự.
Thuế là tiền đề cần thiết để duy trìn quyền lực chính trị và thực hiệnchức năng, nhiệm vụ của Nhà nước Thuế là một khoản đóng góp bắt buộcgăn với quyền lực của Nhà nước, hành động đóng thuế cho Nhà nước là hành
Trang 17động thực hiện nghĩa vụ của người công dân Tính bắt buộc là thuộc tính cơbản vốn có của thuế, giúp phân biệt thuế với các hình thức động viên tài chínhkhác của NSNN như phí, lệ phí hay hình thức phạt bằng tiền.
Tuy nhiên, tính bắt buộc của thuế không mang nội dung hình sự, nghĩa
là việc đóng thuế cho Nhà nước không phải là kết quả nảy sinh từ hành vi viphạm pháp luật mà là nghĩa vụ đóng góp được pháp luật thừa nhận và xã hộitôn vinh
Hai là, thuế dựa vào thực trạng của nền kinh tế (GDP, chỉ số giá tiêu dùng, chỉ số giá sản xuất, thu nhập, lãi suất, các yếu tố chính trị, xã hội ) trong thời kỳ nhất định.
Các yếu tố tác động đến thuế thường là mức độ tăng trưởng của nềnkinh tế quốc dân, thu nhập bình quân đầu người, giá cả thị trường, sự biếnđộng của NSNN Thông qua công cụ tính thuế của Nhà nước sẽ góp phầnkích thích sản xuất phát triển, thu hút sự đầu tư của nhà sản xuất Ngoài raNhà nước còn dùng NSNN đầu tư vào cơ sở hạ tầng tạo điều kiện và môitrường thuận lợi cho các nhà đầu tư hoạt động
Các yếu tố chính trị, xã hội tác động đến thuế thường là thể chế chínhtrị của Nhà nước, tâm lý, tập quán của các tầng lớp dân cư, truyền thống vănhóa, xã hội của dân tộc
Ba là, thuế được thực hiện theo nguyên tắc hoàn trả không trực tiếp là chủ yếu.
Trang 18Tính hoàn trả không trực tiếp của thuế được biểu hiện trên các mặt:
- Sự chuyển giao thu nhập thông qua thuế không mang tính chất đốigiá, nghĩa là mức thuế mà các tầng lớp xã hội chuyển giao cho Nhà nướckhông hoàn toàn dựa trên mức độ người nộp thuế thụ hưởng những dịch vụ vàhàng hóa công cộng do Nhà nước cung cấp, người nộp thuế cũng không cóquyền đòi hỏi Nhà nước phải cung cấp hàng hóa, dịch vụ công cộng trực tiếpcho mình mới phát sinh khoản chuyển giao thu nhập cho Nhà nước
- Khoản chuyển giao thu nhập dưới hình thức thuế hoàn trả không trựctiếp, có nghĩa là người nộp thuế suy cho cùng sẽ nhận được một phần cáchàng hóa, dịch vụ công cộng mà Nhà nước cung cấp chung cho cả cộng đồng,giá trị phần hàng hóa, dịch vụ đó không nhất thiết tương đồng với khoản thuế
mà họ nộp cho Nhà nước (khác nhau giữa thuế và các khoản phí, lệ phí)
Bốn là, thuế mang tính pháp lý cao.
Hiến pháp nước ta năm 2013, Điều 47 đã ghi rõ: "Mọi người có nghĩa
vụ nộp thuế theo quy định" Quốc hội lập quyền thu thuế của Chính phủ bằng
hệ thống Luật Những tiêu thức thường được xác định trước trong các Luậtthuế là: Đối tượng chịu thuế, đối tượng nộp thuế, mức thuế phải nộp, thời hạnnộp và các chế tài khác mang tính cưỡng chế [8]
Năm là, các khoản chuyển giao thu nhập dưới hình thức thuế chỉ được giới hạn trong phạm vi biên giới quốc gia với quyền lực pháp lý của Nhà nước với con người và tài sản.
Trang 19Chức năng của thuế
Thuế là một phạm trù tài chính, nó biểu hiện những thuộc tính chungvỗn có của các quan hệ tài chính Tuy nhiên thuế cũng có những đặc trưng,hình thức vận động và các chức năng riêng bắt nguồn từ tổng thể các mốiquan hệ tài chính
Căn cứ vào nội dung cùng với quá trình ra đời, tồn tại và phát triển củathuế, chúng ta thấy rằng thuế thực hiện các chức năng sau đây:
Chức năng phân phối và phân phối lại
Nhà nước tiến hành tham gia phân phối và phân phối lại tổng sản phẩm
xã hội và thu nhập quốc dân trong xã hội Chức năng phân phối và phân phốilại thu nhập của thuế là sự huy động một bộ phận thu nhập quốc dân dướihình thức tiền tệ vào NSNN
Chức năng phân phối và phân phối lại có vị trí ngày càng quan trọng.Điều này được giải thích bởi sự phát triển, mở rộng các chức năng của Nhànước và thực hiện nhiều chính sách khác nhau, trong đó có việc can thiệp củaNhà nước vào các quá trình kinh tế
Chức năng điều tiết đối với nền kinh tế.
Thực hiện chức năng điều chỉnh của thuế thông qua việc quy định cáchình thức thu thuế khác nhau, xác định đúng đắn đối tượng chịu thuế và đốitượng nộp thuế; xây dựng chính xác, hợp lý các mức thuế phải nộp có tính
Trang 20đến khả năng của người nộp thuế Trên cơ sở đó Nhà nước kích thích các hoạtđộng kinh tế đi vào quỷ đạo chung của nền kinh tế quốc dân, phù hợp với lợiích của toàn xã hội.
Giữa hai chức năng trên của thuế có mối quan hệ gắn bó mặt thiết vớinhau Chức năng phân phối và phân phố lại của thuế là nguyên nhân ảnhhưởng đến sự vận động và phát triển của chức năng điều tiết Nhưng chứcnăng điều tiết của thuế cũng có tác động ngược lại đến chức năng phân phối
và phân phối lại thu nhập Nguồn tài chính mà Nhà nước tập trung được dướidạng thuế là tiền đề của sự can thiệp của Nhà nước trên diện rộng và theochiều sâu tới quá trình SXKD của các doanh nghiệp Ngược lại, việc điều tiết,sắp xếp sản xuất của Nhà nước nhằm vào việc thúc đẩy nhanh tốc độ tăngtrưởng kinh tế lại tạo điều kiện để tăng thu nhập của các tầng lớp nhân dân vàđây chính là cơ sở quan trọng để mở rộng phạm vi tác động của chức năngphân phối và phân phối lại
Vai trò của thuế
Thuế là công cụ chủ yếu huy động tập trung nguồn lực cho Nhà nươc.
Bất kỳ chế độ Nhà nước nào muốn tồn tại và phát triển đều phải tạo chomình một nền tài chính quốc gia vững chắc, mà trong đó nguồn tài chính chủyếu được động viên từ thuế và phí từ nội bộ nền kinh tế quốc dân
Thuế tại nguồn thu cho NSNN nhưng nguồn thu đó được hình thànhtrên cở sở nền kinh tế tăng trưởng và đạt hiệu quả cao Đây là vấn đề luôn
Trang 21được quan tâm đúng mức trong quá trình hoạch định chính sách và tổ chứcquản lý thu thuế.
Thuế là công cụ điều tiết vĩ mô nền kinh tế.
Thuế là công cụ chủ yếu của Nhà nước dùng để quản lý điều tiết vĩ mônền kinh tế, thúc đẩy sản xuất phát triển, mở rộng lưu thông hàng hóa, nângcao hiệu quả SXKD Một chính sách thuế đặt ra không chỉ đơn thuần tạinguồn thu cho NSNN, mà quan trọng hơn là thực hiện chức năng quản lý,điều tiết vĩ mô nền kinh tế
Sự điều tiết của Nhà nước thông qua thuế thể hiện hai mặt đó là:Khuyến khích và hạn chế Điều này được thể hiện trong việc xây dựng cơ cấucác loại thuế và mối quan hệ giữa chúng, cả việc xây dựng thuế suất, chế độmiễn, giảm thuế phù hợp với điều kiện thực tế
Hạn chế hoặc thu hẹp một số ngành, nghề không có lợi cho sự pháttriển của nền kinh tế, cho nhu cầu tiêu dùng hoặc ảnh hưởng đến thuần phong
mỹ tục, đến sức khỏe của cộng đồng (áp dụng mức thuế cao), kể cả thuế nhậpkhẩu
Nhà nước dùng công cụ thuế để điều chỉnh và hướng các hoạt độngSXKD phát triển có hiệu quả và mang lại lợi ích cho nhân dân
Thuế là công cụ điều tiết thu nhập, thực hiện công bằng xã hội trong phân phối.
Trang 22Sự phát triển mọi mặt của một đất nước là thành quả từ sự nỗ lực của
cả cộng đồng, mỗi thành viên trong xã hội đều có những đóng góp nhất định.Nếu không chia sẻ thành quả phát triển kinh tế cho mọi thành viên sẽ thiếucông bằng, sẽ tạo nên sự đối lập về quyền lợi và của cải giữa các tầng lớp dân
cư, gây ra bất ổn xã hội Chính vì vậy, Nhà nước cần cần phải can thiệp vàoquá trình phân phối thu nhập, của cải của xã hội Thuế là công cụ quan trọng
mà nhà nước sử dụng để tác động trực tiếp vào quá trình này
Thuế là công cụ để thực hiện kiểm tra, kiểm soát các hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Vai trò này được thể hiện trong quá trình tổ chức thực hiện các luậtthuế trong thực tế Để đảm bảo thu được thuế và thực hiện đúng các luật thuế
đã được ban hành, cơ quan thuế và các cơ quan liên quan phải bằng mọi biệnpháp nắm vững số lượng, quy mô các cơ sở SXKD, ngành nghề và lĩnh vựckinh doanh, mặt hàng họ được phép kinh doanh cũng như các định mức chitiêu đặc thù và các phương thức hạch toán Từ công tác thu thuế, cơ quan thuếphát hiện, cập nhật, kiến nghị hoặc đề xuất chính sách thuế hoàn thiện, saocho thuế là công cụ kiểm soát toàng diện các mặt hoạt động của cả nền kinh
tế, đàm bảo chức năng của thuế đối với mọi mặt đời sống kinh tế - xã hội
Thuế góp phần khuyến khích việc bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.
Bảo vệ môi trường sinh thái đồng thời khuyến khích việc khai thác, sửdụng một cách tiết kiệm có hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, vật tư trong nước.Bằng các quy định phù hợp với các chuẩn mực và thông lệ quốc tế, thuếkhông những khuyến khích được hoạt động xuất khẩu hàng hóa nội địa, từ đó
Trang 23thúc đẩy sản xuất phát triển đồng thời thuế đã tạo điều kiện tốt cho quan hệhợp tác quốc tế trong khu vực và quốc tế Mở rộng, phát triển đầu tư hợp tácquốc tế không qua chính sách khuyến khích đầu tư và xuất nhập khẩu.
Thuế góp phần bảo đảm bình đẳng giữa các đối tượng nộp thuế và góp phần thực hiện công bằng xã hội.
Hệ thống chính sách thuế được áp dụng thống nhất đối với mọi thànhphần kinh tế, mọi ngành nghề và các tầng lớp dân cư các đối tượng nộp thuếbình đẳng về quyền và nghĩa vụ đối với việc nộp thuế, không một ai có nhữngđặc quyền đặc lợi riêng Chính sách thuế không phân biệt, ưu tiên hay hạn chếgiữa các thành phần kinh tế Mọi tổ chức, cá nhân đều phải chịu sự điều chỉnhgiống nhau của Pháp Luật thuế "Hệ thống thuế được coi là công bằng theochiều ngang nếu các cá nhân có điều kiện về mọi mặt đều như nhau thì đượcđối xử ngang bằng nhau trong việc thực hiện nghĩa vụ thuế"
1.1.2 Khái niệm, đặc điểm, vai trò của HKD
Trang 24Trong thực tế HKD hoạt động đa dạng, đôi khi không hoàn toàn là cánhân kinh doanh mà còn sự hùn vốn giữa các cá nhân, do đặc thù ngành nghềnhiều HKD sử dụng hơn 10 lao động như kinh doanh ăn uống, sản xuất thủcông mỹ nghệ thu hút rất nhiều lao động nhưng thực chất đặc điểm và qui
mô kinh doanh vẫn mang tính chất của HKD; các HKD buôn chuyến, kinhdoanh thời vụ không có địa điểm kinh doanh cố định
Đặc điểm của HKD
HKD là bộ phận kinh tế năng động, lấy lợi nhuận làm mục tiêu hoạtđộng Môi trường hoạt động và đặc điểm của HKD về qui mô, tính phức tạptrong giao dịch kinh doanh, ngành nghề kinh doanh, mức độ hiểu biết về thuế,thời gian hoạt động SXKD là những yếu tố quyết định biện pháp quản lýthu thuế
Sở hữu chủ yếu là cá nhân, hộ gia đình.
HKD mang tính chất của một hộ gia đình, hoạt động dựa vào vốn, tài sản
và sức lao động của những người trong gia đình nên gắn kết chặt chẽ, có tráchnhiệm cao đối với tài sản, vốn, hiệu quả SXKD Hoạt động của HKD mangtính tự chủ cao, chủ hộ tự quyết định mọi việc Quan hệ mua bán ở khu vựcnày thường là thỏa thuận trực tiếp, trao tay trên cở sở "thuận mua vừa bán"không ký kết hợp đồng kinh tế, ít sử dụng hóa đơn chứng từ Do đó, việc quản
lý thu thuế, xác định đúng doanh thu, lợi nhuận của HKD không đơn giản
Quy mô SXKD, trình độ chuyên môn, quản lý còn thấp.
Trang 25HKD có qui mô nhỏ, ít vốn nên dễ dàng thay đổi hoạt đọng SXKD đểứng phó với những biến động thị trường Song không có điều kiện trang bịmáy móc hiện đại, dự trữ nguyên vật liệu, hàng hóa với số lượng lớn côngthêm trình độ chuyên môn, quản lý, tay nghề của người lao động thấp do đónăng suất, chất lượng và hiệu quả SXKD không cao, hạn chế về khả năngcạnh tranh trên thị trường Đây là thành phần kinh tế dễ bị ảnh hưởn bởi sựthay đổi của môi trường kinh doanh Đặc điểm này đòi hỏi công tác quản lýthu thuế phải có biện pháp và chách thức phù hợp HKD hiểu biết về phápluật thuế nói chung và chính sách thuế còn hạn chế, các chính sách, thủ tục vềthuế cần đơn giản, dễ thực hiện.
Số lượng HKD lớn, đa dạng về đối tượng, hình thức, ngành nghề, địa bàn và thời gian hoạt động.
HKD có số lượng rất lớn, có mặt ở khắp các địa bàn, hoạt động ở nhiềungành nghề, lĩnh vực Thành phần tham gia kinh doanh phức tạp, có HKDchuyên nghiệp, có người nghỉ hưu, nghỉ mất sức, nông dân lúc nông nhàn, cácđối tượng chính sách kinh doanh, thậm chí có cả công chức nhà nước kinhdoanh để cải thiện đời sống
Ngoài các HKD sản xuất, buôn bán thuần túy, có địa điểm cố định, còn
có nhiều dạng hoạt động khác như hộ buôn chuyến, kinh doanh thời vụ, vỉa
hè, kinh doanh sáng tối, hộ tổ chức sản xuất, gia công ở các làng nghề, cáctrang trại
Ý thức tuân thủ pháp luật thuế chưa cao.
Trang 26Các HKD có mức độ tuân thủ thuế khác nhau, đa số chấp hành nhưngchưa thực sự hài lòng và tích cực hợp tác với cơ quản thuế tùy theo mức độnhận thức của hộ Chuẩn mực xã hội, nghĩa vụ công dân, vai trò vị thế củaHKD trong cộng đồng, nhận thức về sự công bằng trong nghĩa vụ thuế và sựđối sử của cơ quan thuế là những yếu tố tác động đến nhận thức và hành vicủa HKD từ đó tác động đến ý thức tuân thủ thuế.
HKD huy động được một khối lượng lớn vốn, khai thác tiềm năng, sức sáng tạo trong dân, thúc đẩy sản xuất phát triển.
Tuy qui mô nhỏ nhưng số lượng nhiều HKD có khả năng huy độngnguồn vốn nằm rải rác trong dân HKD còn đưa vào SXKD một khối lượnglớn tài sản: đất đai, nhà cửa, phương tiện vận tải, máy móc thiết bị, bí quyếtnghề nghiệp, tận dụng mọi thời gian và không gian để phát triển SXKD Đay
Trang 27còn là môi trường phát huy khả năng sáng tạo, tính năng động, nhạy bén trongSXKD của người lao động.
HKD góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động ở nông thôn.
HKD phát triển nhanh tạo nên sự thay đổi to lớn bộ mặt của nhiều vùngnông thôn, góp phần tạo ra sự phát triền cân bằng giữa nông thôn và thành thị
Sự phát triển của HKD ở khu vực nông thôn đóng vai trò chuyển dịch cơ cấukinh tế, đảm bảo mục tiêu ổn định kinh tế, thay đổi bộ mặt nông thôn theohướng văn minh
HKD tạo ra mạng lưới phân phối lưu thông hàng hóa đa dạng.
HKD là một bộ phận kinh tế quan trọng, đáp ứng đầy đủ và kịp thời cácsản phẩm hàng hóa và dịch vụ thiết yếu cho xã hội Lượng sản xuất của từngHKD không nhiều nhưng với số lượng lớn HKD tạo ra được một khối lượnghàng hóa lớn, đa dạng, phong phú HKD nắm bắt nhanh nhu cầu thị trườngđáp ứng mọi nhu cầu tiêu dùng của dân cư, phân phối hàng hóa đến tận nhưngvùng xa xôi hẻo lánh, góp phần bình ổn giá cả, cân đối phát triển kinh tế giữacác vùng
HKD góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và tạo nguồn thu ổn định
và ngày càng tăng cho NSNN.
Trang 28Số thu từ HKD chiếm khoảng 2% tổng thu Ngoài ra, HKD còn tíchcực tham gia xây dựng các công trình văn hóa, trường học, giao thông nôngthôn, nhà tình nghĩa và nhiều đóng góp phúc lợi xã hội khác.
HKD tạo ra sự đa dạng loại hình SXKD và nhiều chủng loại về hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ.
Khu vực kinh tế này cho phép tạo ra nhiều chủng loại sản phẩm, dịch
vụ ở mọi nơi, mọi lúc, đáp ứng nhu cầu của xã hội, đóng vai trò vệ tinh chocác doanh nhiệp trong nền kinh tế Trên thực tế, có những nganh nghề nếu tổchức sản xuất tập thể hoặc do Nhà nước đảm nhiệm với qui mô lớn sẽ không
có hiệu quả hoặc hiệu quả thấp hơn so với việc tổ chức sản xuất nhỏ ở các hộgia đình
Sự đa dạng trong loại hình kinh tế hộ gia đình cho phép tạo ra nhiềuchủng loại sản phẩm, dịch vụ ở mọi lúc, mọi nơi, đáp ứng nhu cầu của xã hội,đóng vai trò vệ tinh cho các doanh nghiệp trong nền kinh tế Trên thực tế cónhiều ngành nghề nếu có hình thức tổ chức sản xuất tập thể hoặc kinh tế Nhànước với qui mô lớn sẽ không hiệu quả hoặc thấp hơn so với việc tổ chứckinh doanh, sản xuất qui mô HKD
1.1.3 Sự cần thiết phải tăng cường quản lý thu thuế đối với HKD
Ý thức chấp hành luật thuế của các HKD chưa cao.
Thực tiễn cho thấy, so với các loại hình doanh nghiệp nói chung thìphần lớn HKD đề chưa được đào tạo bài bản về kinh tế tài chính, ý thức chấphành pháp luật thuế cũng chưa cao, nên việc quản lý của cơ quan thuế đối với
Trang 29đối tượng này gặp rất nhiều khó khăn nhừ thực hiện chế độ hoạch toán kếtoán, đăng ký kê khai, chấp hành nộp ngân sách, chấp hành pháp luật về thuế.
Những hành vi vi phạm về chính sách thuế còn nhiều.
Khi thực hiện nghĩa vụ thuế, HKD đều tính toán mức nộp đảm bảocáng ít càng tốt bởi nó liên quan đến lợi ích của cá nhân Nếu không phải nộpthuế hoặc nộp thuế ít thì tỷ lệ để lại được dùng vào mở rộng SXKD, lợi nhuận
để lại nhiều hơn Vì vậy, nhưng vi phạm về thuế vẫn cứ tiếp diễn dưới cáchình thức như: Tìm kẻ hở, lách luật để tránh thuế, trốn thuế, thay đổi địa điểmkinh doanh, báo bỏ, báo nghỉ kinh doanh nhưng vẫn kinh doanh vì vậy đòihỏi phải tăng cường hơn nữa sự quản lý của cơ quan thuế
Công tác quản lý thu thuế vẫn còn yếu kém
Đội ngũ công chức thuế vẫn có những công chức chưa thực sự nắmchắc chuyên môn nghiệp vụ còn thụ động, thiếu kiên quyết, lung túng, chưa
có biện pháp cứng rắn trong quá trình xử lý các trường hợp vi phạm Mặtkhác, đối với HKD, do cơ chế chính sách là tự kê khai doanh thu, kinh doanhmanh mún không có sổ sách, chứng từ, hóa đơn theo pháp luật, ý thức chấphành còn hạn chế, cũng như điều tra khảo sát doanh số của HKD chưa thực sựsát với thực tế Những người nộp thuế không có địa chỉ kinh doanh cụ thể, rấtkhó lập bộ quản lý, ví dụ như các HKD vận tải, thường vắng mặt tại địa chỉ
cư trú, không hợp tác kê khai, không kê khai sát doanh thu thực nhận nhiều.Thậm chí còn một số HKD không tuân thủ các quy định về pháp luật thuế đểtrốn thuế, gian lận tuế, có hành vi chống đối với cơ quan thuế
Trang 30Ngoài ra, các HKD vẫn còn một số vi phạm về đăng ký, kê khai thuế,dây dưa nộp thuế, nợ đọng thuế gây khó khăn phức tạp trong quá trình quản
lý thu thuế và ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của cơ quan thuế
Qua phân tích trên cho thấy việc tăng cường công tác quản lý thuế đốivới HKD là rất cần thiết đòi hỏi phải có nhiều giải pháp đồng bộ mới có thểnâng cao hiệu quả của công tác này, góp phần chống thất thu, tăng thu ngânsách, hạn chế sự vi phạm của các HKD, tăng thu cho NSNN
1.1.4 Các sắc thuế áp dụng đối với HKD
Các loại thuế, phí của HKD phải nộp đó là: Lệ phí môn bài, thuếGTGT, thuế TNCN, thuế TTĐB, thuế TAIN
+ Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình có doanh thu từ 300 triệu đến
500 triệu đồng/năm: 500.000 đồng/năm
Trang 31+ Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình có doanh thu từ 100 triệu đến
300 triệu đồng/năm: 300.000 đồng/năm
Thuế GTGT
Thuế GTGT là một loại thuế gián thu tính trên khoản giá trị tăng thêmcủa hàng hóa, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêudùng Đối tượng chịu thuế GTGT là hàng hóa, dịch vụ dùng cho sản xuất,kinh doanh và tiêu dùng ở Việt Nam
Mức thuế suất thuế GTGT với HKD được quy định tại Phụ lục 1 banhành Thông tư 40/2021/TT-BTC, cụ thể như sau:
+ Phân phối, cung cấp hàng hóa: 1%
+ Dịch vụ, xây dựng không bao thầu nguyên vật liệu: 5%
+ Sản xuất, vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hóa, xây dựng có bao thầunguyên vật liệu: 3%
+ Hoạt động kinh doanh khác: 2%
Cách tính thuế GTGT đối với HKD:
Số thuế GTGT phải nộp = Doanh thu tính thuế GTGT x Thuế suất thuế GTGT
Thuế TNCN
Trang 32Thuế TNCN là thuế trực thu tính trên tiền lương hoặc từ các nguồn thukhác vào NSNN sau khi đã tính các khoản được giảm trừ.
Mức thuế suất thuế TNCN với HKD được quy định tại Phụ lục 1 banhành Thông tư 40/2021/TT-BTC, cụ thể như sau:
+ Phân phối, cung cấp hàng hóa: 0.5%
+ Dịch vụ, xây dựng không bao thầu nguyên vật liệu: 2%
+ Sản xuất, vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hóa, xây dựng có bao thầunguyên vật liệu: 1.5%
+ Hoạt động kinh doanh khác: 1%
Cách tính thuế GTGT đối với HKD:
Số thuế TNCN phải nộp = Doanh thu tính thuế TNCN x Thuế suất thuế TNCN
Thuế TTĐB
Thuế TTĐB là một loại thuế gián thu, thu trực tiếp vào hành vi sảnxuất, nhập khẩu các loại hàng hóa thuộc diện chịu thuế TTĐB và hành vi kinhdoanh các dịch vụ chịu thuế TTĐB
Trang 33Đối tượng chịu thuế TTĐB là những hàng hóa, dịch vụ không thật sựcần thiết cho nhu cầu tiêu dùng hằng ngày của con người và có những tác hạinhất định đến người sử dụng, môi trường, xã hội.
Công thức chung để xác định số tiền thuế TTĐB là:
Số thuế TTĐB = Giá tính thuế TTĐB x Thuế suất thuế TTĐB
Mức giá áp dụng để tính thuế TTĐB (Kèm theo Phụ lục 4)
Thuế suất, biểu thuế TTĐB: (Kèm theo Phụ lục 5)
Thuế TAIN
Thuế TAIN là một loại thuế gián thu mà cá nhân, tổ chức phải nộp choNhà nước khi khai thác tài nguyên thiên nhiên Các doanh nghiệp thuộc mọithành phần kinh tế không phân biệt ngành, nghề, hình thức khai thác có khaithác tài nguyên thiên nhiên (như khai thác sản phẩm rừng tự nhiên, nước dùngcho sản xuất thỷ điện, khai thác than, khoáng sản ) của nước ta đều phải nộpthuế TAIN
Cách tính thuế TAIN phải nộp: Căn cứ khoản 2 Điều 4 Thông tư152/2015/TT-BTC, thuế TAIN phải nộp trong kỳ được xác định theo côngthức sau:
Thuế TAIN phải nộp = Sản lượng tài nguyên tính thuế x Giá tính thuếđơn vị tài nguyên x Thuế suất thuế TAIN
Trang 34Trường hợp được cơ quan Nhà nước ấn định mức thuế TAIN phải nộptrên một đơn vị tài nguyên khai thác thì số thuế TAIN phải nộp được xác địnhnhư sau:
Thuế TAIN phải nộp = Sản lượng tài nguyên tính thuế x Mức thuếTAIN ấn định trên một đơn vị tài nguyên khai thác
Thuế suất thuế TAIN (Kèm theo Phụ lục 6)
1.2 QUẢN LÝ THU THUẾ HKD
1.2.1 Khái niệm về quản lý thu thuế
Quản lý thu thuế đối với HKD là hoạt động quản lý của Nhà nước mà
cơ quan thuế là đại diện để hướng dẫn, điều hành, giám sát việc thực thi phápluật về thuế đối với các HKD nhăm tăng nguồn thu cho nhà nước [1]
Công tác quản lý thuế có vai trò đảm bảo cho chính sách thuế đượcthực thi nghiêm chỉnh trong đời sống xã hội, chính sách thuế được thiết lậpnhằm đảm bảo thực hiện những chức năng của thuế như điều tiết kinh tế vĩ
mô nhằm phục vụ mục tiêu tăng trưởng của đất nước, phân phối thu nhậpnhằm đảm bảo công bằng giữa các tầng lớp dân cư trong xã hội
1.2.2 Mục đích, yêu cầu quản lý thu thuế HKD
Mục đích
Tăng thu cho NSNN
Trang 35Ở nước ta, số thu bằng thuế hàng năm chiếm tỷ trọng chủ yếu trongtổng số thu của NSNN Số thu thuế được thu từ khu vực kinh tế HKD tuy chỉchiếm tỷ trọng nhỏ trong số tổng thu nhập ngân sách nhưng đây lại là lĩnh vựcphức tạp, khó quản lý Vì vậy, làm tốt công tác quản lý thu thuế đối với HKD
sẽ có tác dụng động viên, tăng thu cho NSNN
Thực hiện vai trò quản lý của Nhà nước đối với khu vực kinh tế tư nhân
Vai trò của thuế mang tính toàn diện trên nhiều lĩnh vực Song, nhưngvai trò đó không mang tính khách quan, mà nó là kết quả của những tác động
từ phía con người Những tác động này được thực hiện thông qua nhưng nộidung, những công việc cụ thể của công tác quản lý thuế
Tăng cường ý thức chấp hành pháp luật cho các HKD
Qua công tác tổ chức thực hiện và kiểm tra, thanh tra việc chấp hànhcác luật thuế cùng với việc tăng cường tính pháp chế của luật thuế, ý thứcchấp hành các luật thuế được nâng cao, từ đó tạo thói quen "Sống và làm việctheo Hiến pháp và pháp luật" trong mọi tầng lớp dân cư
Yêu cầu
Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục sâu rộng thường xuyên các luật thuế
và các văn bản dưới luật để đối tượng nộp thuế hiểu và tự giá chấp hành
Khai thác triệt để các nguồn thu, kết hợp nuôi dưỡng nguồn thu
Trang 36Thu hết số thuế ghi thu, không để nợ đọng.
Kiểm tra, giám sát chặt chĩ hộ nghỉ kinh doanh
Quản lý hết các đối tượng tham gia sản xuất, kinh doanh (gồm cố định
có cửa hàng, cửa hiệu và đối tượng kinh doanh vãng lai)
Quản lý sát doanh thu thực tế của đối tượng nộp thuế (thường xuyênkiểm tra sổ sách kế toán, hóa đơn, chứng từ , rà soát điều chỉnh thuế hộkhoán ổ định)
1.2.3 Đặc điểm của các HKD ảnh hưởng đến công tác quản lý thu thuế
Trình độ hiểu biết của các HKD và ý thức chấp hành nộp thuế không cao.
Tình trạng trốn thuế, lậu thuế, gian lận về thuế, nợ đọng thuế còn diễn
ra ở nhiều khoản thu vừa làm thất thu cho NSNN vừa không đảm bảo côngbằng cho xã hội
Khu vực kinh doanh tư nhân có trình độ quản lý, trình độ công nghệ thấp.
Lao động trong lĩnh vực HKD còn có những người già, cán bộ về hưuhoặc không có công việc để kinh doanh kiếm sống Do đó việc tuyên truyềngiải thích chính sách thuế gặp nhiều khó khăn, công tác quản lý có nhiều trởngại do khả năng ngoại ngữ, thiếu thông tin về thị trường, vì vậy khó ứng phóvới tác động bên ngoài
Trang 371.3 NỘI DUNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU THUẾ HKD
Quản lý thuế là những hoạt động mà cơ quan thuế các cấp phải thựchiện trong quá trình quản lý thu thuế Nhằm đảm bảo tính pháp lý về quản lýthuế, Quốc hội khóa XIV đã thông qua Luật Quản lý thuế, có hiệu lực thihành từ ngày 01/7/2020 Quản lý thu thuế là một trong nhưng nội dung cơ bảncủa quản lý thuế, gồm các nội dung cơ bản sau:
1.3.1 Quản lý các thủ tục hành chính thuế
Các thủ tục hành chính thuế gồm: Đăng ký thuế, kê khai thuế, ấn địnhthuế, nộp thuế, giải quyết hoàn thuế, miễn thuế, giảm thuế, khoanh , xóa nợthuế và xử phạt về thuế
Đăng ký thuế: Là việc HKD thực hiện khai báo nghĩa vụ phải nộp thuế
của mình với cơ quan thuế Cơ quan thuế sẽ quản lý đăng ký thuế thông quaviệc cấp mã số thuế cho HKD Quản lý đăng ký thuế, bao gồm việc tiếp nhận
và sử lý hồ sơ đăng ký thuế của HKD mới, cấp mã số thuế; tiếp nhận hồ sơ và
xử lý thông tin về thay đổi địa điểm kinh doanh, loại hình, vốn, ngành nghềkinh doanh và xử lý vi phạm về đăng ký thuế
Kê khai thuế: Được thực hiện trên cơ sở các cơ chế quản lý thu thuế và
phương thức kê khai thuế Đây là cơ chế quản lý thuế trong đó người nộp thuế
tự xác định nghĩa vụ thuế theo quy định tại các luật thuế, tự khai thuế và tựnộp đầy đủ, đúng hạn số thuế phát sinh vào NSNN
Trang 38Ấn định thuế: Cơ quan thuế căn cứ vào cơ sở dữ liệu, so sánh số thuế
phải nộp của cơ sở kinh doanh cùng mặt hàng, ngành nghề, qui mô; tài liệu vàkết quả kiểm tra, thanh tra còn hiệu lực để ấn định thuế
Thu, nộp thuế: Thu, nộp thuế là khâu quan trọng trong công tác quản lý
thuế và được quy định tại các Luật thuế, Luật Quản lý thuế
Đối với người nộp thuế nói chung và HKD nói riêng, việc nộp thuếđược thực hiện từ ngày 20 của tháng sau tháng phát sinh nghĩa vụ thuế.Trường hợp người nộp thuế tự khai, tự nộp thuế thì thời hạn nộp thuế là thờihạn cuối cùng nộp tờ khai thuế hàng tháng (ngày 20 tháng sau) Đối với HKD
ổ định thuế thì thời hạn nộp thuế là thời hạn ghi trên thông báo của cơ quanthuế
Đối với cơ quan thuế, việc thu đủ tiền thuế trong thời hạn quy định, nộptiền thuế kịp thời vào NSNN, nhập chứng từ nộp thuế, hạch toán số thuế đãnộp của người nộp thuế, theo dõi thanh toán thuế, thanh toán nợ, khôngnhững đánh giá hiệu quả quản lý thu thuế mà còn đảm bảo tính đúng số nợthuế của người nộp thuế theo từng khoản thuế
Đối với người nộp thuế, việc nộp thuế đầy đủ, đúng thời hạn thuể hiện
ý thức chấp hành nghĩa vụ thuế của người nộp thuế với NSNN Người nộpthuế thể hiện tinh thần tuân thủ pháp luật thuế và công tác quản lý thuế giảmthiểu được rủi ro
Giải quyết miễn thuế, giảm thuế, hoàn thuế, khoanh, xóa nợ thuế, xử phạt thuế: Đó là các hoạt động tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra thủ tục và giải quyết
Trang 39hồ sơ theo quy định, theo dõi số thuế được miễn, giảm, hoàn thuế, khoanh,xóa nợ Trường hợp xóa nợ tiền thuế, tiền phạt đối với HKD trong các trườnghợp: Cá nhân được pháp luật coi là đã chết, mất tích, mất năng lực hành vidân sự mà không có tài sản để nộp tiền thuế, tiền phạt còn nợ.
1.3.2 Quản lý việc tuân thủ pháp luật về thuế
Quản lý thuế được quy định tại Điều 4 Luật quản lý thuế số38/2019/QH14 ngày 13/6/2019 cụ thể như sau:
Thuế là một khoản nộp NSNN bắt buộc của tổ chức, hộ gia đình, HKD,
cá nhân theo quy định của các luật thuế
Quản lý thông tin về đối tượng nộp thuế:
Quản lý đối tượng nộp thuế: Quản lý đối tượng nộp thuế thể hiện việc
quản lý số lượng doanh nghiệp, HKD đăng ký kinh doanh, đăng ký thuế,được cấp mã số thuế
Kiểm tra thuế: Kiểm tra thuế là hoạt động của cơ quan thuế nhằm đo
lường, phát hiện những sai sót, tìm ra nguyên nhân và biện pháp điều chỉnhkịp thời hoạt động của người nộp thuế nhằm đảm bào thực hiện dúng quyđịnh của Luật thuế
1.3.3 Quản lý quy trình thu thế
Theo quyết định số 2371/QĐ-TCT, ngày 18/12/2015 của Tổng cụcTrưởng Tổng cục Thuế về việc ban hành quy trình quản lý thuế đối với HKDgồm nhưng nội dung sau:
Trang 40(Nguồn: Chi cục Thuế thành phố Phú Quốc)
Sơ đồ 1.1 Quy trình quản lý thu thuế HKD
a Lập dự toán thu thuế
Dự toán thu thuế là bảng tổng hợp số thu dự kiến về thuế trong một thời
kỳ nhất định, không tách rời dự toán NSNN Dự toán thu NSNN là chỉ tiêupháp lệnh được Bộ Tài chính UBND tỉnh, HĐND, UBND thành phố giaohàng năm, là cơ sở để phân bổ nguồn lực tài chính cho hoạt động của các cơquan quản lý Nhà nước các cấp trong kỳ kế hoạch Lập dự toán thu thuế nhằmxác định mục tiêu thu thuế bằng những con số cụ thuể ở từng nguồn thu, tưnglĩnh vực Dự toán thu thuế là động lực cho việc huy động các nguồn lực của
cơ quan thuế để đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ được giao, là một trong những
cơ sở để đánh giá kết quả quản lý thu thuế
Quy trình qu ản lý thu thuế đối với n lý thu thu ế đối với đ ối với i v ới i HKD
1 Lập dự toán thu thuế
2 Tuyên truy n h tr ền hỗ trợ ỗ trợ ợ
ng ười nộp thuế i n p thu ộp thuế ế
3 Tổ chức bộ máy thu thuế