1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Quản lý nhà nước về đạo tạo nghề ở các trường cao đẳng công lập trên địa bàn tỉnh quảng nam

108 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Quản Lý Nhà Nước Về Đào Tạo Nghề Ở Các Trường Cao Đẳng Công Lập Trên Địa Bàn Tỉnh Quảng Nam
Tác giả Nguyễn Quốc Kỳ
Người hướng dẫn TS. Huỳnh Quý
Trường học Học Viện Hành Chính Quốc Gia
Chuyên ngành Quản Lý Công
Thể loại Luận Văn Thạc Sĩ
Năm xuất bản 2023
Thành phố Thừa Thiên Huế
Định dạng
Số trang 108
Dung lượng 1,93 MB

Nội dung

Tuy nhiên, công tác QLNN về về đào tạo nghề ở các trường cao đẳng đã bộc lộ những hạn chế như: Chất lượng đào tạo còn nặng về lý thuyết và thiếu chuyên sâu; tính chuyên nghiệp trong đạo

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

NGUYỄN QUỐC KỲ

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẠO TẠO NGHỀ

Ở CÁC TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG LẬP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG

THỪA THIÊN HUẾ - NĂM 2023

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

NGUYỄN QUỐC KỲ

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẠO TẠO NGHỀ

Ở CÁC TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG LẬP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG

CHUYÊN NGÀNH QUẢN LÝ CÔNG

Mã số: 8 34 04 03 GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: TS HUỲNH QUÝ

THỪA THIÊN HUẾ - NĂM 2023

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của bản thân tôi dưới sự hướng dẫn của TS Huỳnh Quí Những vấn đề được trình bày trong luận văn dựa trên kết quả nghiên cứu, tìm hiểu của tôi từ nhiều nguồn khác nhau Những phần tham khảo trích dẫn có ghi rõ nguồn Kết quả từ luận văn chưa được công bố và không trùng lặp ở bất kỳ công trình khoa học nào khác

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Nguyễn Quốc Kỳ

Trang 4

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐÀO TẠO NGHỀ 8

1.1 Các vấn đề chung về đào tạo nghề 8

1.1.1 Khái niệm đào tạo nghề 8

1.1.2 Khái niệm quản lý nhà nước về đào tạo nghề 9

1.2 Khách thể, chủ thể và đặc điểm quản lý nhà nước về đào tạo nghề 12

1.2.1 Chủ thể, khách thể quản lý nhà nước về đào tạo nghề 12

1.2.2 Đặc điểm quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp ở Việt Nam 13

1.3 Nội dung quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp 14

1.3.1 Xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật và chính sách 14

1.3.2 Tổ chức bộ máy và đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức thực hiện quản lý nhà nước về đào tạo nghề 15

1.3.3 Quản lý và sử dụng các nguồn lực và hợp tác quốc tế trong lĩnh vực dạy nghề 17

1.3.4 Xây dựng bộ tiêu chí đánh giá, thực hiện việc kiểm định chất lựợng đào tạo nghề và đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia 18

1.3.5 Thanh tra, kiểm tra và xử lý 19

1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về dạy nghề tại các trường cao đẳng công lập 20

1.4.1 Những yếu tố khách quan 21

1.4.2 Những yếu tố chủ quan 22

Tiểu kết chương 1 26

Chương 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI ĐÀO TẠO NGHỀ Ở CÁC TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG LẬP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NAM 27

2.1 Đặc điểm tự nhiên, tình hình kinh tế - xã hội tác động đến quản lý nhà nước về đào tạo nghề ở các trường cao đẳng công lập trên địa bàn tỉnh Quảng Nam 27

2.1.1 Đặc điểm tự nhiên, tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Nam 27

2.1.2 Sự ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên, tình hình kinh tế, xã hội đến quản lý nhà nước về đào tạo nghề ở các trường cao đảng công lập trên địa bàn tỉnh Quảng Nam 29 2.2 Khái quát tình hình giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Nam 31

Trang 5

2.3 Thực trạng đào tạo nghề ở các trường cao đẳng công lập trên địa bàn tỉnh

Quảng Nam 38

2.3.1 Các ngành đào tạo nghề ở các trường cao đẳng công lập trên địa bàn tỉnh Quảng Nam 38

2.3.2 Chương trình đào tạo các ngành cao đẳng, trung cấp nghề trên địa bàn tỉnh Quảng Nam 39

2.3.3 Tài liệu, giáo trình phục vụ nhu cầu đào tạo nghề hệ cao đẳng, trung cấp trên địa bàn tỉnh Quảng Nam 40

2.3.4 Tình hình đội ngũ giáo viên đào tạo nghề ở các trường cao đẳng công lập trên địa bàn tỉnh Quảng Nam 41

2.3.5 Chế độ học phí của các trường cao đẳng công lập trên địa bàn tỉnh Quảng Nam 42 2.3.6 Cơ sở vật chất các trường trường cao đẳng công lập trên địa bàn tỉnh Quảng Nam 44 2.3.7 Tình hình sinh viên, học sinh tham gia đào tạo nghề ở các trường cao đẳng công lập trên địa bàn tỉnh Quảng Nam 45

2.4 Phân tích thực trạng quản lý nhà nước đối với đào tạo nghề ở các trường cao đẳng công lập trên địa bàn tỉnh Quảng Nam 46

2.4.1 Xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật và chính sách đối với đào tạo nghề 46

2.4.2 Công tác xây dựng bộ máy và đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức quản lý nhà nước về đào tạo nghề 50

2.4.3 Công tác sắp xếp cơ sở đào tạo nghề và phân luồng học sinh vào đào tạo nghề 54 2.4.4 Thực hiện đầu tư tài chính, cơ sở vật chất và xã hội hóa đối với đào tạo nghề ở các trường cao đẳng công lập trên địa bàn tỉnh Quảng Nam 55

2.4.5 Xây dựng tiêu chí, tiêu chuẩn đánh giá đối với đào tạo nghề và hợp tác quốc tế ở các trường cao đẳng công lập trên địa bàn tỉnh Quảng Nam 60

2.4.6 Công tác thanh tra, kiểm tra trong đào tạo nghề ở các trường Cao đẳng công lập 64 2.5 Đánh giá chung về quản lý nhà nước đối với đào tạo nghề ở các trường cao đẳng công lập trên địa bàn tỉnh Quảng Nam 65

2.5.1 Những kết quả đạt được 65

2.5.2 Những hạn chế và nguyên nhân hạn chế 69

Tiểu kết Chương 2 73

Chương 3 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI ĐÀO TẠO NGHỀ Ở CÁC TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG LẬP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NAM 74

Trang 6

3.1 Quan điểm giáo dục nghề nghiệp giai đoạn 2021-2030 và tầm nhìn 2045 của

Tỉnh ủy và UBND tỉnh Quảng Nam 74

3.2 Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động quản lý nhà nước đối với đào tạo nghề ở các trường cao đẳng công lập trên địa bàn tỉnh Quảng Nam 75

3.2.1 Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật về đào tạo nghề ở bậc cao đẳng và trung cấp 75

3.2.2 Hoàn thiện hệ thống tổ chức bộ máy quản lý đối với giáo dục nghề nghiệp 77 3.2.3 Hoàn thiện chương trình đào tạo, hệ thống giáo trình, tài liệu học tập 78

3.2.4 Nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn của đội cán bộ quản lý và đội ngũ giáo viên đào tạo nghề 80

3.2.5 Đẩy mạnh liên kết, hợp tác với các doanh nghiệp, đào tạo gắn với nhu cầu thực tiễn và hợp tác quốc tế 82

3.2.6 Tăng cường công tác hướng nghiệp cho học sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông 85

3.2.7 Đẩy mạnh đầu tư về cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật và thực hiện xã hội hóa cho các cao đẳng công lập đào tạo nghề 87

3.2.8 Chú trọng công tác thanh tra, kiểm tra 89

3.3 Kiến nghị về thực hiện giải pháp 89

Tiểu kết chương 3 90

KẾT LUẬN 91

TÀI LIỆU THAM KHẢO 93

Trang 7

CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN

Ký hiệu Nguyên nghĩa

CNKT Công nhân kỹ thuật

CNH - HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa

Trang 8

DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU, SƠ ĐỒ

Bảng 2.1 Thống kê nhóm ngành và số lượng mã ngành đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh Quảng Nam 38Bảng 2.2 Thống kê đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên thuộc các Trường Cao đẳng trên đị bàn tỉnh Quảng Nam từ 2016 đến 2021 41Bảng 2.3 Thống kê trình độ đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên thuộc các Trường Cao đẳng trên địa bàn tỉnh Quảng Nam từ 2016 đến 2021 42Bảng 2.4 Mức thu học phí đào tại các Trường Cao đẳng Công lập trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, từ năm học 2019 đến năm học 2021 42Bảng 2.5 Cơ sở vật chất các Trường Cao đẳng công lập đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh Quảng Nam 44Bảng 2.6 Số lượng sinh viên, học sinh của các Trường Cao đẳng công lập trên địa bàn tỉnh Quảng Nam 46

Trang 9

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Đào tạo nghề là một hoạt động quan trọng nhằm cung cấp nguồn nhân lực có tay nghề cho thị trường lao động ở mỗi quốc gia Hoạt động đào tạo và phát triển nghề nghiệp giúp cho các quốc gia có được nguồn nhân lực sẳn sàng cung cấp cho các doanh nghiệp nguồn lao động lành nghề, nhằm góp phần phát triển kinh tế-xã hội và trở thành mối quan tâm hàng đầu của mọi quốc gia

Ở Việt Nam, thời gian qua lĩnh vực đào tạo nghề đã được Đảng, Nhà nước quan tâm chỉ đạo, đầu tư và đạt được những thành tựu đáng ghi nhận Các cơ sở đào tạo nghề trong cả nước đã cung cấp được lực lượng lao động lành nghề cho doanh nghiệp và xã hội Tuy nhiên, công tác QLNN về về đào tạo nghề ở các trường cao đẳng đã bộc lộ những hạn chế như: Chất lượng đào tạo còn nặng về lý thuyết và thiếu chuyên sâu; tính chuyên nghiệp trong đạo tạo nghề ít chú trọng, thậm chí chạy theo thị hiếu tất thời, làm mất cân đối trong các ngành nghề đào tạo; cơ sở vật chất phục vụ cho thực hành, thực tập lạc hậu; trình độ đội ngũ giảng viên chưa đồng đều; công tác XHH trong đào tạo nghề chưa được đẩy mạnh; sự liên kết giữa các cơ sở đào tạo nghề với doanh nghiệp yếu; chính sách, pháp luật liên quan đến quản lý nhà nước về đào tạo nghề vừa thiếu, vừa chồng chéo, thiếu hiệu quả

Tỉnh Quảng Nam là tỉnh thuộc duyên hải miền Trung, có những bước phát triển kinh tế đột phá và năng động Tốc độ phát triển kinh tế, nhất là thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp tăng nhanh, trong đó nổi lên là khu kinh tế Chu Lai, tạo thành động lực phát triển kinh tế cho tỉnh Quảng Nam Trong những năm gần đây, tỉnh Quảng Nam đã chú trọng phát triển công nghiệp đa ngành, vì vậy nhu cầu nguồn nhân lực lành nghề khá lớn và trở thành sức ép cho địa phương này Để đáp ứng nhu cầu cung ứng nguồn nhân lực tương ứng với tốc độ nguồn lực đầu tư, phát triển công nghiệp, tỉnh Quảng Nam đã thành lập 2 trường cao đẳng và tạo điều kiện cho các Bộ, ngành trung ương đầu tư, xây dựng 2 trường, nâng tổng số 4 trường cao đẳng thực hiện chức năng đào tạo nghề cho địa phương

Trang 10

Tuy nhiên, thực tiễn đào tạo nghề và QLNN về đào tạo nghề thông qua hoạt động của các trường cao đẳng trên địa bàn tỉnh Quảng Nam còn quá nhiều bất cập Trước hết là tính hướng nghiệp trong đào tạo nghề chưa được chú trọng, thiếu qui hoạch, sự liên kết giữa đào tạo nghề của các trường học và doanh nghiệp chưa bền chặt Chất lượng đào tạo thiếu chú trọng, hiệu quả thấp; chương trình đào trạo, đội ngũ giáo viên chưa đáp ứng yêu cầu, cơ sở vật chất, điều kiện thực hành lạc hậu, chưa thích ứng với công nghệ hiện đại của các doanh nghiệp, chưa phù hợp với trình độ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; cơ quan quản lý nhà nước về đào tạo nghề ít chú trọng, nhất là trong công tác thanh tra, kiểm tra giám sát, đánh giá để kịp thời chấn chỉnh các sai phạm, nâng cao chất lượng đào tạo trên địa bàn

Từ thực tiễn trên, đòi hỏi cần nghiên cứu, đánh giá một cách tổng thể công tác đào tạo nghề và QLNN trên lĩnh vực này để có các giải pháp điều chỉnh, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội thông qua hệ thống các trường cao đăng công lập trên địa bàn tỉnh Quảng Nam là vấn đề cấp thiết, vì vậy nên tôi chọn và nghiên cứu đề tài “Quản lý nhà nước về đào tạo nghề ở các Trường Cao đẳng công lập trên địa bàn tỉnh Quảng Nam” làm đề tài luận văn tốt nghiệp thạc sĩ chuyên ngành Quản lý công có ý nghĩa về cả lý luận và thực tiễn

2 Tình hình nghiên cứu

Trong những năm gần đây, ở nước ta, lĩnh vực giáo dục, đào tạo nhất

là đào tạo nghề đã thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà khoa học, nhà quản lý nghiên cứu ở phạm vi, mức độ khác nhau, tiêu biểu một số công trình được công bố liên quan đến đề tài như:

- Giáo dục kỹ thuật – nghề nghiệp và phát triển nguồn nhân lực, của Trần Khánh Đức (2002) Tập sách đăng tải các bài báo của nhiều tác giả đề cập đến giáo dục nghề nghiệp và phát triển nguồn nhân lực ở nhiều giác độ khác nhau về cả hai khịa cạnh cơ sở lý luận và thực tiễn Công trình cung cấp cho luận văn những cứ liệu lý luận, phương pháp luận cũng như thực tiễn về định hướng giáo dục nghề nghiệp [9]

Trang 11

- Giải pháp huy động nguồn lực xã hội hóa vào phát triển hệ thống giáo dục nghề nghiệp, Nguyên Văn Lâm (2017) Qua đánh giá thực trạng, giải pháp liên quan đến XHH giáo dục nghề nghiệp qua đó tác giả đề xuất các giải pháp nhằm thu hút đầu tư trong nước và nước ngoài nhằm phát triển hệ thống giáo dục nghề nghiệp Đặc biệt tác giả đã tổng kết, đánh giá và rút ra các bài học kinh nghiệm trong huy động nguồn lực của tư nhân, doanh nghiệp trong đào tạo nghề nhằm cung ứng cho thị trường lao động trong quá trình hội nhập Qua đó đề xuất các giải pháp phát triển giáo dục nghề nghiệp trong phạm vi toàn quốc [14]

- Công tác giáo dục nghề nghiệp: Thực trạng và một số giải pháp, Phạm Linh Mai (2020) Tác giả đánh giá, khái quát việc triển khai chủ trương, đường lối, của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác giáo dục nghề nghiệp, đánh giá những kết quả của đào tạo nghề trong đóng góp vào quá trình phát triển kinh tế-xã hội của đất nước Phân tích những hạn chế, bất cập, rút ra các bài học kinh nghiệm, từi đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục nghề nghiệp trong thời gian đến [15]

- Quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội – Thực trạng và giải pháp, Nguyễn Thị Bền (2021) Qua thực tiễn đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở huyện Sóc Sơn, Hà Nội, tác giả đánh giá cao vai trò đào tạo nghề trong nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nông thôn và qua đó tạo nhiều cơ hội để tìm kiếm việc làm, góp phần xóa đói, giảm nghèo cho thanh niên [4]

- QLNN về đầu tư phát triển đào tạo nghề ở nước ta – Thực trạng và giải pháp, Nguyễn Đức Tĩnh (2007) Công trình công bố kết quả nghiên cứu về đầu tư phát triển đào tạo nghề trong nền kinh tế thị trường ở cả lý luận và thực tiễn Tác giả phân tích sâu thực trạng QLNN về đầu tư phát triển đào tạo nghề và đề xuất các nhóm giải pháp góp phần hoàn thiện QLNN về đầu tư phát triển đào tạo nghề ở nước ta [27]

- Thực trạng quản lý họa động đào tạo nghề ở trường cao đảng Việt – Đức, Nghệ An, Nguyễn Khắc Toàn (2020) Công trình đã đánh giá một cách chi tiết về

Trang 12

quản lý hoạt động đào tạo nghề ở trường Cao đẵng Việt –Đức, Nghệ An bao gồm kết quả, hạn chế, nguyên nhân của hạn chế Tác giả đề xuất các giải pháp đột phá, mang tính đổi mới và gắn liền với quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế của địa p[hương nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động đào tạo nghề ở trường này [29]

- Giải pháp nâng cao năng lực các trường cao đẳng nghề vùng đồng bằng sông Hồng, Ngô Thị Thuận, Đồng Thị Vân Hồng (2014) Trên cơ sở nghiên cứu, khảo sát các cơ sở đào tạo nghề ở các tỉnh trong khu vực đồng bằng sông cửu long, tác giả đánh giá thực trạng năng lực các trường cao đẳng nghề ở khu vực này và vai trò của nó trong cung ứng nguồn lao động lành nghề đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế- xã hội Qua kết quả nghiên cứu, các tác giả đã đề xuất các nhóm giải pháp nhằm nâng cao năng lực đào tạo nghề của các trường cao đẳng nghề vùng đồng bằng sông Cửu Long [28]

Các bài viết, công trình khoa học đã công bố phản ánh đến nhiều khía cạnh khác nhau ở cả giác độ lý luận và thực tiễn, đặc biệt các công trình đã đề xuất nhiều giải pháp góp phần hoàn thiện về hoạch định chủ trương, chính sách… liên quan đns đào tạo nghề có thể tham khảo, làm cơ sở nghiên cứu của đề tài luận văn Xét trên bình diện toàn quốc, có nhiều đề tài nghiên cứu về đào tạo nghề đã được công bố, song trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, cho đến nay chưa có công trình nào nghiên cứu về đánh giá thực trạng của QLNN đối với các trường cao đẳng công lập đào tạo nghề Vì vậy, việc học viên chọn đề tài “Quản lý nhà nước về đào tạo nghề ở các Trường Cao đẳng công lập trên địa bàn tỉnh Quảng Nam”” để làm luận văn tốt nghiệp thạc sĩ Quản lý công không trùng lặp

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Mục đích nghiên cứu:

- Đề xuất các giải pháp để hoàn hiện QLNN trong lĩnh vực đào tạo nghề ở các trường cao đẳng công lập trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, qua đó góp phần nâng cao chất lượng đào tạo nghề, đáp ứng nhu cầu về nguồn lực của nền kinh tế trong giai đoạn mới

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu:

Trang 13

- Xác lập cơ sở khoa học QLNN về đào tạo nghề ở các trường cao đẳng công lập

- Đánh giá, phân tích thực trạng QLNN trong lĩnh vực đào tạo nghề tại các trường cao đẳng công lập ở tỉnh Quảng Nam ở cả ba khịa cạnh kết quả đạt được, hạn chế và những nguyên nhân của nó

- Đề xuất các nhóm giải pháp chủ yếu góp phần hoàn thiện QLNN về đào tạo nghề tại các trường cao đẳng công lập trên địa bàn tỉnh Quảng Nam

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu:

Nội dung của QLNN về đào tạo nghề tại các trường cao đẳng công lập

4.2 Phạm vi nghiên cứu:

Về không gian: Đề tài tập trung nghiên cứu công tác QLNN về đào tạo nghề

do các trường cao đẳng công lập thực hiện trên địa bàn tỉnh Quảng Nam

Về thời gian: từ năm 2017 đến nay

Câu hỏi nghiên cứu:

Câu hỏi tổng quan: Đề nâng cao chất lượng, hiệu quả QLNN về đào tạo nghề tại các trường cao đảng công lập ở tỉnh Quảng Nam cần phải thực hiện các giải pháp gì trong bối cảnh đổi mới hiện nay?

5 Phương pháp nghiên cứu lý luận:

Trang 14

Để thực hiện được nhiệm vụ nghiên cứu, học viên dựa trên phương pháp luận triết học duy vật biện chứng, duy vật lịch sử để lựa chọn phương pháp nghiên cứu cụ thể:

- Phương pháp phân tích, tổng hợp: Qua thực tiễn nghiên cứu, tác giả tổng hợp các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo nghề ở các trường cao đảng công lập từ 2017 đến nay để có đánh giá cụ thể đối với những chuyển biến trong nâng cao chất lượng đào tạo nghề

- Phương pháp thống kê: qua khảo sát tại các trường cao đẳng trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, tác giả dùng phương pháp thống kê về số liệu, sự kiện, cách triển khai để nắm được thực trạng về số lượng và chất lượng đội ngũ viên chức quản lý và giáo viên; nguồn tài chính, cơ sở vật chất đảm bảo cho đào tạo nghề; từ đó, đưa ra làm căn cứ dánh giá theo nội dung nghiên cứu

- Phương pháp so sánh: phương pháp này giúp thực hiện đối chiếu, so sánh kết quả thực hiện, chất lượng đào tạo nghề, các yếu tố ảnh hưởng so với mục tiêu, nhiệm vụ và tiềm lực của các trường cao đẳng đào tạo nghề trên địa bàn nghiên cứu, từ đó, đề xuất các giải pháp đặc thù, có tính khả thi đối với nâng cao hiệu lực, hiệu quả QLNN về đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh Quảng Nam

- Phương pháp điều tra xã hội học: tác giả sử dụng điều tra xã hội học

90 công chức và 100 người dân trên địa bàn huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình

Ngoài ra, để tăng thêm tính tin cậy và linh hoạt trong nghiên cứu, học viên còn sử dụng các phương pháp: Phương pháp nghiên cứu thực tiễn kết hợp với nghiên cứu tài liệu, phương pháp qui nạp để thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu

6 Những đóng góp mới của luận văn:

- Góp phần làm rõ hơn vai trò của chính quyền địa phương, trách nhiệm các ngành chủ quản đối với hoạt động đào tạo nghề thông qua các trường cao đẳng công

Trang 15

lập trong giai đoạn tử năm 2018 đến năm 2022

- Đề xuất các giải pháp mang tính thiết thực nhằm nâng cao hiệu quả QLNN về đào tạo nghề ở các trường cao đảng công lập trên địa bàn nghiên cứu nhằm đáp ứng nhu cầu về lao động lành nghề góp phần phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn mới

- Làm tài liệu tham khảo cho những ai quan tâm

7 Cấu trúc của luận văn:

Luận văn được kết cấu gồm có 3 chương theo lối truyền thống, ngoài phần

mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục

Chương 1: Cơ sở lý luận quản lý nhà nước về đào tạo nghề

Chương 2: Thực trạng quản lý nhà nước về đào tạo nghề ở các trường cao đẳng công lập trên đại bàn tỉnh Quảng Nam

Chương 3: Giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước đối với đào tạo nghề ở các trường cao đẳng công lập trên địa bàn tỉnh Quảng Nam thời gian tới

Trang 16

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐÀO TẠO NGHỀ

1.1 Các vấn đề chung về đào tạo nghề

1.1.1 Khái niệm đào tạo nghề

Khái niệm về đào tạo nghề (dạy nghề) đã được các nhà khoa học, nhà quản lý

đề cập ở nhiều giác độ khác nhau:

“Theo tổ chức Lao động quốc tế (ILO) đưa ra khái niệm: Đào tạo nghề là nhằm cung cấp cho người học những kỹ năng cần thiết để thực hiện tất cả các nhiệm vụ liên quan đến công việc, nghề nghiệp được giao” [29, tr 24]

Theo điều 5, Luật Dạy nghề được Quốc hội khóa XI, kỳ họp 10 thông qua ngày 29/11/2006, thì: “Dạy nghề (đào tạo nghề) là hoạt động dạy và học nhằm trang

bị kiến thức, kỹ năng và thái độ nghề nghiệp cần thiết cho người học nghề có thể tìm được việc làm hoặc tự tạo việc làm sau khi hoàn thành khóa học” [21]

Theo Điều 3 Luật giáo dục nghề nghiệp 2014: “Đào tạo nghề nghiệp là hoạt động dạy và học nhằm trang bị kiến thức, kỹ năng và thái độ nghề nghiệp cần thiết cho người học để có thể tìm được việc làm hoặc tự tạo việc làm sau khi hoàn thành khóa học hoặc để nâng cao trình độ nghề nghiệp” [22]

Nhiều nhà quản lý về đào tạo nghề, nhà khoa học giáo dục cho rằng: Giáo dục nghề nghiệp là một bộ phận của hệ thống giáo dục quốc dân, gồm cả các trường chuyên nghiệp và dạy nghề Giáo dục nghề nghiệp là quá trình đào tạo nghề cho người lao động chưa có nghề trở thành có nghề nghiệp cụ thể của các trường chuyên nghiệp và dạy nghề, đáp ứng được yêu cầu của hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, theo nhu cầu của thị trường lao động, doanh nghiệp Đây là lĩnh vực đào tạo đa dạng về đối tượng, loại hình, cơ cấu ngành nghề, chịu sự chi phối trực tiếp của nhu cầu thị trường lao động trên phạm vi toàn quốc, từng địa phương, thậm chí cả khu vực và quốc tế

Từ các quan niệm, khái niệm nêu trên, theo cách tiếp cận cuả luận văn, theo tác giả luận văn: Đào tạo nghề (giáo dục nghề nghiệp) là quá trình trang bị cho người học kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo và thái độ nghề nghiệp một cách có hệ thống,

Trang 17

có khả năng trực tiếp hoạt động sản xuất, dịch vụ, đáp ứng được nhu cầu của thị trường lao động Đào tạo nghề bao gồm nghề và học nghề Dạy nghề là trang bị ho học viên những kiến thức về lý thuyết, thực hành có được một trình độ, kỹ năng kỹ xảo, thành thục nhất định về nghề nghiệp, có thể trực tiếp tham gia lao động nghề nghiệp được Học nghề là quá trình người lao động tiếp thu được những kiến thức

về lý thuyết, thực hành thông qua học tập, lao động trực tiếp

đạt được một trình độ nghề nghiệp nhất định

Khái niệm quản lý nhà nước về đào tạo nghề

Khái niệm quản lý nhà nước

Quản lý là một hoạt động có tổ chức, có định hướng của chủ thể quản lý tác động lên khách thể quản lý nhằm đạt được mục đích của chủ thể quản lý trong môi trường, phương pháp nhất định Quản lý xã hội do nhà nước đảm nhận, do đó QLNN được hình thành

Theo Giáo trình quản lý hành chính nhà nước: “Quản lý nhà nước là sự tác động có tổ chức và điều chỉnh bằng quyền lực Nhà nước đối với các quá trình xã hội và hành vi hoạt động của con người để duy trì và phát triển các mối quan hệ xã hội và trật tự pháp luật nhằm thực hiện những chức năng và nhiệm vụ của Nhà nước trong công cuộc xây dựng CNXH và bảo vệ tổ quốc XHCN” [11, tr.407]

“Quản lý nhà nước là một dạng quản lý đặc biệt, mang tính quyền lực nhà nước và sử dụng pháp luật, chính sách để điều chỉnh hành vi của cá nhân, tổ chức trên tất cả các mặt đời sống xã hội do cơ quan trong bộ máy nhà nước thực hiện, nhằm phục vụ nhân dân, duy trì sự ổn định và phát triển của xã hội” [10, tr.3]

Từ những khái niệm trên, theo tác giả luận văn, QLNN là hoạt động mang tính chất quyền lực đặc biệt của nhà nước, nhà nước dùng hệ thống pháp luật để điều chỉnh các mặt của đời sống xã hội QLNN được hiểu theo hai nghĩa

Theo nghĩa rộng: QLNN là bao gồm hoạt động của bộ máy nhà nước, từ hoạt động lập pháp, hành pháp, tư pháp tác động, điều chỉnh các mặt đời sống xã hội Theo nghĩa hẹp: QLNN chỉ hoạt động của hệ thống hành pháp

Theo đề tài này là khái niệm QLNN được hiểu theo nghĩa rộng: bao gồm

Trang 18

toàn bộ các hoạt động từ ban hành các văn bản luật, qui phạm pháp luật khác liên quan đến đối tượng bị quản lý và vấn đề tư pháp đối với đối tượng quản lý cần thiết của Nhà nước Hoạt động QLNN chủ yếu được thực hiện bởi tất cả các cơ quan nhà nước và có thể các tổ chức chính trị - xã hội, đoàn thể quần chúng, cá nhân được nhà nước ủy quyền, trao quyền thực hiện theo quy định của pháp luật

Khái niệm quản lý nhà nước về đào tạo nghề:

Đào tạo nghề là một hoạt động giáo dục có tính thực tiễn cao QLNN về đào tạo nghề là một phần của QLNN về giáo dục Vì vậy, khi xem xét, đánh giá QLNN

về đào tạo nghề không thể không đặt trong mối quan hệ với QLNN về giáo dục:

- QLNN về giáo dục là hoạt động của các cơ quan Nhà nước áp dụng các qui định của pháp luật thực hiện quyền lực công để tác động đến các hoạt động giáo dục

và đào tạo nhằm thực hiện mục tiêu nhà nước đề ra đề ra

Mục tiêu QLNN về giáo dục áp dụng các qui định của pháp luật, chính sách của nhà nước vào hoạt động giáo dục, đào tạo qua đó nhằm thực hiện mục tiêu nâng cao dân trí, đào tạo nhân tài, cung cấp nguồn nhân lực cho xã hội

QLNN về giáo dục cũng như QLNN trên các lĩnh vực đời sống xã hội, được

sử dụng tổng hợp nhiều phương pháp: Phương pháp hành chính, phương pháp kinh

tế, phương pháp giáo dục trong đó lấy phương pháp giáo dục làm trung tâm

QLNN về giáo dục ở nước ta được quy định tại Luật Giáo dục 2019, Điều

105 Cơ quan QLNN về giáo dục:

1 Chính phủ thống nhất QLNN về giáo dục

Chính phủ trình Quốc hội trước khi quyết định chủ trương lớn có ảnh hưởng đến quyền và nghĩa vụ học tập của công dân trong phạm vi cả nước, chủ trương về cải cách nội dung chương trình của một cấp học; hằng năm, báo cáo Quốc hội về hoạt động giáo dục và việc thực hiện ngân sách giáo dục; trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội trước khi quyết định việc áp dụng đại trà đối với chính sách mới trong giáo dục đã được thí điểm thành công mà việc áp dụng đại trà sẽ ảnh hưởng đến quyền và nghĩa vụ học tập của công dân trong phạm vi cả nước

2 Bộ Giáo dục và Đào tạo chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện

Trang 19

QLNN về giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục đại học, trung cấp sư phạm, cao đẳng sư phạm, giáo dục thường xuyên

3 Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện QLNN về giáo dục nghề nghiệp, trừ trung cấp sư phạm, cao đẳng sư phạm

4 Bộ, cơ quan ngang Bộ, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động - Thương binh và

Xã hội thực hiện QLNN về giáo dục

5 UBND các cấp thực hiện QLNN về giáo dục theo phân cấp của Chính phủ, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, thực hiện các nhiệm vụ sau đây: a) Kiểm tra việc chấp hành pháp luật về giáo dục của cơ sở giáo dục trên địa bàn;

b) Bảo đảm các điều kiện về đội ngũ nhà giáo, tài chính, cơ sở vật chất, thư viện và thiết bị dạy học của trường công lập thuộc phạm vi quản lý;

c) Phát triển các loại hình nhà trường, thực hiện xã hội hóa giáo dục; bảo đảm đáp ứng yêu cầu mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục tại địa phương;

d) Thực hiện chủ trương, chính sách của Nhà nước và chính sách của địa phương để bảo đảm quyền tự chủ, trách nhiệm giải trình về thực hiện nhiệm vụ và chất lượng giáo dục của cơ sở giáo dục thuộc phạm vi quản lý;

đ) Chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển giáo dục tại địa phương

+ Đối tượng QLNN trong lĩnh vực dạy nghề đa dạng và phong phú: là mọi hoạt động dạy nghề và liên quan đến dạy nghề: Xây dựng thể chế thông qua chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển dạy nghề và triển khai thực hiện các thể chế đó Ngoài ra đối tượng QLNN về lĩnh vực này còn có ngân sách, cơ sở vật chất, tư vấn nghề, đăng ký và cấp chứng chỉ; đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, giáo viên; kiểm tra, khiểm soát, tổng kết đánh giá

+ Mục tiêu quản lý đào tạo nghề: cung cấp cho người học hệ thống kiến thức,

Trang 20

kỹ năng nghề nghiệp, ý thức và tác phong công nghiệp trong lao động… đạt được tiêu chuẩn nhất định của một hoặc nhiều nghề, đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động qua đó nâng cao cơ hội tìm được việc làm, góp phần phát triển kinh tế - xã hội

Từ mối quan hệ nêu trên, ta có khái niệm:

QLNN về đào tạo nghề là sự tác động có định hướng, có tổ chức của cơ quan nhà nước có thẩm quyền tác động lên các hoạt động đào tạo nghề thông qua hệ thống pháp luật nhằm ổn định, phát triển sự nghiệp đào tạo nghề theo yêu cầu của nhà nước và xã hội

Theo nghĩa hẹp, QLNN về đào tạo nghề là sự tác động các cơ quan hành pháp (hành chính nhà nước) đối với các hoạt động đào tạo nghề thông qua hệ pháp luật để giáo dục nghề nghiệp ổn định, phát triển theo yêu cầu của nhà nước

Theo qui định của Chính phủ, Bộ LĐ, TB & XH chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện QLNN về giáo dục nghề nghiệp, (trừ trung cấp sư phạm, cao đẳng sư phạm) Trên cơ sở đó, ở giác độ người nghiên cứu, có thể hiểu một cách cụ thể:

QLNN về đào tạo nghề là quản lý theo ngành, lĩnh vực do Bộ LĐ, TB & XH thực hiện Bao gồm xây dựng, tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch,

cơ chế và chính sách nhằm phát triển lĩnh vực đào tạo nghề, cung ứng nguồn nhân lực có nghề nghiệp, phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội của đất nước

1.2 Khách thể, chủ thể và đặc điểm quản lý nhà nước về đào tạo nghề 1.2.1 Chủ thể, khách thể quản lý nhà nước về đào tạo nghề

Chủ thể quản lý nhà nước bao gồm: Nhà nước, Cơ quan hành chính nhà nước, tổ chức, cá nhân được nhà nước uỷ quyền thực hiện quyền QLNN về đào tạo nghề

Khách thể của quản lý nhà nước về đào tạo nghề: là những gì mà liên quan đến hoạt động đào tạo nghề, bao gồm:

- Trật tự quản lý trên tất cả các lĩnh vực của thuôch hoạt động đào tạo nghề

- Là hành vi hoạt động của con người liên quan đến hoạt động đào tạo nghề

Trang 21

Tính chất quản lý của cơ quan QLNN:

Tính chấp hành là bảo đảm pháp luật, văn bản QPPL về đào tạo nghề của cơ quan quyền lực nhà nước được triển khai và thực hiện đúng qui định của pháp luật Tính chất điều hành để đảm bảo cho pháp luật, văn bản QPPL các cơ quan quyền lực nhà nước về đào tạo nghề được thực thi, đưa vào cuộc sống thông qua sự tác động của chủ thể QLNN lên đối tượng quản lý

1.2.2 Đặc điểm quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp ở Việt Nam Thứ nhất, với tư cách là chủ thể chính QLNN về đào tạo nghề và thống nhất QLNN về lĩnh vực này trên phạm vi cả nước, Chính phủ có nhiệm vụ xây dựng và trình Quốc hội các sắc luật, các luật có liên quan đến giáo dục nghề nghiệp; xây dựng và ban hành văn bản QPPL để hướng dẫn thực hiện pháp luật liên quan đến lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp; tổ chức, điều hành các hoạt động của hệ thống giáo dục nghề nghiệp theo đúng các quy định của pháp luật

Thứ hai, Chính phủ giao cho một cơ quan của Chính phủ cụ thể, mới đây là

Bộ LĐTB&XH trực tiếp thực hiện chức năng QLNN về giáo dục nghề nghiệp trên phạm vi cả nước

Thứ ba, Chinh phủ giao cho Bộ LĐ, TB & XH, các Bộ, Ngành khác và UBND các cấp theo thẩm quyền hoặc ủy quyền nhiệm vụ QLNN về giáo dục nghề nghiệp trên lĩnh vực trách nhiệm theo ngành, lãnh thổ

Từ các đặc điểm được trên, có thể thấy, chủ thể QLNN về đào tạo nghề là các cơ quan thực hiện chức năng hành pháp bao gồm Bộ LĐ, TB & XH, các Bộ, Ngành có liên quan và UBND các cấp theo thẩm quyền hoặc ủy quyền của Chính phủ

Đối tượng QLNN về đào tạo nghề là toàn bộ hệ thống giáo dục nghề nghiệp, bao gồm bản thân hệ thống (thể chế, cấu trúc bộ máy, hệ thống đào tạo nghề, cơ chế hoạt động, các hoạt động về giáo dục nghề nghiệp); các cơ sở giáo dục nghề nghiệp; các tổ chức, cá nhân hoạt động (bao gồm trong ở khu vực công, khu vực tư) trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp

Trang 22

1.3 Nội dung quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp

1.3.1 Xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật và chính sách

Các cơ quan QLNN về đào tạo nghề các cấp có trách nhiệm xây dựng, tham mưu và ban hành các văn bản QPPL, chính sách trong lĩnh vực dạy nghề bao gồm: Pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, cơ chế phát triển dạy nghề nhằm tạo hành lang pháp lý cho các hoạt động liên quan đến dạy nghề vận hành, phát triển Song song với việc ban hành các văn bản QPPL để thực hiện QLNN về đào tạo nghề, các cấp có thẩm quyền cần thường xuyên rà soát, bổ sung, sửa đổi các văn bản liên quan đến đào tạo nghề để kịp thời những điều bất hợp lý, chồng chéo, hoặc không còn phù hợp với sự chuyển đổi của xã hội trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng nhằm đảm bảo cho quá trình vận hành, phát triển của đào tạo nghề được đồng bộ, hiệu quả, hạn chế tiêu cực phát sinh Việc xây dựng, tham mưu, ban hành các luật, các văn bản QPPL khác để thực hiện QLNN về đào tạo nghề là trách nhiệm của các cơ quan được chính phủ giao quyền, ủy quyền QLNN về giáo dục nghề nghiệp Các cơ quan này có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng các cấp có liên quan xây dựng, trình Chính phủ ban hành các chính sách,

cơ chế, qui định liên quan đến đào tạo nghề Mặt khác, các cơ quan có thẩm quyền căn cứ vào tình hình thực tế, sự biến động của xã hội trong nước và quốc tế có trách nhiệm nghiên cứu, đưa ra dự báo nhu cầu nguồn nhân lực lành nghề để xây dựng kế hoạch, chiến lược phát triển đào tạo nghề; định ra chương trình mục tiêu, quy hoạch ngắn hạn, trung hạn và dài hạn để phát triển đào tạo nghề phù hợp với nhu cầu xã hội

Để công tác QLNN về đào tạo nghề trong phạm vi cả nước được thống nhất

và có hiệu lực, hiệu quả, các cơ quan thẩm quyền cần ban hành các văn bản QPPL qui định về những tiêu chí, chất lượng về đào tạo nghề như: Khối lượng kiến thức

cơ bản, khối lượng kiến thức chuyên ngành, yêu cầu thực hành, rèn luyện tay nghề

ở mỗi trình độ đào tạo; Tiêu chí về kiến thức, năng lực thực hành mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp phù hợp với từng trình độ đào tạo của giáo dục nghề

Trang 23

nghiệp; Quy định quy trình xây dựng, thẩm định, ban hành và tổ chức thực hiện

chương trình đào tạo nghề thực hiện theo niên chế hoặc theo phương thức tích lũy

mô-đun hoặc tín chỉ ở các trình độ sơ cấp, trung cấp, cao đẳng được; Quy định về

điều kiện, thủ tục, yêu cầu thành lập, sáp nhập, chia tách, giải thể cơ sở giáo dục

nghề nghiệp; Yêu cầu về ban hành điều lệ trường, tổ chức bộ máy để lãnh đạo, quản

lý và thực hiện đào tạo theo chuyên môn của cơ sở giáo dục nghề; Quy định tiêu chí

xác định chỉ tiêu tuyển sinh và quy chế tuyển sinh đào tạo của các cơi sở đào tạo

nghề; Quy định trình độ chuẩn về chuyên môn, nghiệp vụ của giáo viên giảng dạy

các trình độ giáo dục nghề nghiệp; tiêu chuẩn về cơ sở vật chất, lớp học, giảng

đường, xưởng thực hành của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp làm cơ sở cho điều

hành, giảng dạy và thực hành 1.3.2 Tổ chức bộ máy và đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức thực hiện

quản lý nhà nước về đào tạo nghề

Điều 10, Luật Giáo dục nghề nghiệp 2014, đã qui định cơ cấu tổ chức của

trường cao đẳng công lập, gồm: Hội đồng trường đối với trường trung cấp, cao đẳng

công lập Đây là tổ chức quản trị, đại diện quyền sở hữu của nhà trường Thành

phần tham gia hội đồng trường bao gồm:

- Hiệu trưởng, các phó hiệu trưởng, bí thư tổ chức Đảng cơ sở, chủ tịch Công

đoàn, bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, đại diện nhà giáo và một số

đơn vị phòng, khoa, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của nhà trường (nếu có);

- Đại diện cơ quan chủ quản hoặc đại diện cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch

vụ có liên quan

Hội đồng quản trị là tổ chức đại diện duy nhất cho chủ sở hữu của nhà

trường Thành phần tham gia hội đồng quản trị bao gồm: Đại diện các tổ chức, cá

nhân có số lượng cổ phần đóng góp ở mức cần thiết theo quy định; Hiệu trưởng, đại

diện cơ quan quản lý địa phương nơi cơ sở giáo dục nghề nghiệp có trụ sở hoặc đại

diện cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có liên quan; Đại diện tổ chức Đảng, đoàn

thể; đại diện nhà giáo

Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng

Trang 24

Hiệu trưởng trường trường cao đẳng công lập dạy nghề là người đứng đầu trường, đại diện cho nhà trường trước pháp luật, chịu trách nhiệm quản lý các hoạt động của nhà trường theo chế độ thủ trưởng Nhiệm kỳ của hiệu trưởng là 05 năm Hiệu trưởng được bổ nhiệm và bổ nhiệm lại theo nhiệm kỳ và không quá hai nhiệm

Để diều hành, thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn, các trường cao đẳng công lập thực hiện đào tạo nghề có các phòng, các khoa chuyên môn, các bộ phận chuyên môn, nghiệp vụ khác

Thực hiện QLNN của các cấp thẩm quyền về tổ chức bộ máy của các trường cao đẳng công lập đào tạo nghề đó là qui định tiêu chuẩn, cử đại diện cổ phần vốn nhà nước và giám sát các bước bầu chọn, quyết định Hội đồng quản trị, Hiệu trưởng các trường nhằm chọn ra bộ phận lãnh đạo đủ năng lực quản lý, điều hành hoạt động có hiệu quả công tác dạy nghề

Cơ quan QLNN về đào tạo nghề theo thẩm quyền cần chỉ đạo, giám sát tổ chức bộ máy, cán bộ QLNN trong lĩnh vực dạy nghề có chất lượng, am hiểu về lĩnh vực quản lý Các cơ quan này qui định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức, bộ máy trong nội bộ hệ thống dạy nghề; có trách nhiệm, chỉ đạo việc đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ QLNN về dạy nghề, kiểm tra chất lượng đội ngũ giáo viên đào tạo nghề theo chuẩn quy định Việc quy định các chế độ chính sách đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ QLNN về đào tạo nghề và tiêu chuẩn hóa đội ngũ giáo viên dạy nghề là một trong những yếu tố quyết định chất lượng đào tạo nghề Trong đào tạo nghề, việc đảm bảo đủ số lượng, không ngừng nâng cao chất

Trang 25

lượng đội ngũ cán bộ quản lý và đội ngũ giáo viên là những yếu tố quyết định đảm bảo thực hiện tốt nội dung, nhiệm vụ QLNN trong lĩnh vực dạy nghề Ngoài ra, trong

xu thế hiện nay, việc xây dựng, tổ chức bộ máy các trường cao đẳng đào tạo nghề theo hướng tinh gọn, thông suốt, phân quyền, phân cấp, thực hiện cơ chế dân chủ gắn liền với thực hiện tự chủ tài chính là cơ sở để đảm bảo đào tạo nghề hiệu quả

1.3.3 Quản lý và sử dụng các nguồn lực và hợp tác quốc tế trong lĩnh vực dạy nghề

XHH giáo dục nói chung, giáo dục nghề nghiệp nói riêng được Đảng, Nhà nước quan tâm chỉ đạo nhằm làm cho hoạt động giáo dục nghề nghiệp được đổi mới

và ngày càng hiệu quả Quan điểm, chủ trương nâng cao chất lượng giáo dục, trong

đó có giáo dục nghề nghiệp đã được thể chế hóa cụ thể ở Luật Giáo dục năm 2019, được Quốc hội Khóa XIV thông qua ngày 14/6/2019, tại Kỳ họp thứ 7 Luật xác định: “Thực hiện đa dạng hóa các loại hình cơ sở giáo dục và hình thức giáo dục; khuyến khích, huy động và tạo điều kiện để tổ chức, cá nhân tham gia phát triển sự nghiệp giáo dục; khuyến khích phát triển cơ sở giáo dục dân lập, tư thục đáp ứng nhu cầu xã hội về giáo dục…” [23] Đẩy mạnh công tác XHH giáo dục nghề nghiệp không chỉ là một giải pháp hữu hiệu để thực hiện mục tiêu nâng cao chất lượng quản lý giáo dục nghề nghiệp mà còn huy động được các nguồn lực xã hội (doanh nghiệp, người dân, cộng đồng ) tham gia vào lĩnh vực này Từ đó, giáo dục nghề nghiệp có cơ hội và điều kiện để đào tạo, cung ứng nguồn lao động lành nghề, chất lượng, đáp ứng nhu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước Xã hội hoá sự nghiệp giáo dục nghề nghiệp cũng góp phần tạo điều kiện cho nguồn lao động chuyển hóa nhanh về chất lượng lao động theo hướng chuyên nghiệp, có nhiều cơ hội hơn trong hội nhập và đáp ứng các yêu cầu của thị trường lao động Song hiện nay, XHH giáo dục nghề nghiệp trên thực tế chưa phát huy được thế mạnh của nó, chưa thực sự tạo ra “sức hút” của xã hội, chỉ chú trọng về mặt tài chính Vì vậy thực hiện XHH đào tạo nghề ở các trường cao đẳng công lập không chỉ đơn thuần là huy động tài chính, huy động nguồn lực đầu tư cơ sở vật chất mà quan trọng hơn là tạo

Trang 26

sức hút, huy động mọi nguồn lực khác của xã hội (đất đai, nhân lực, cơ sở thực hành, cơi chế hợp tác, đồng thuận ) tham gia đào tạo nghề

Mặt dù đẩy mạnh công tác XHH về giáo dục nghề nghiệp, song XHH giáo dục nghề nghiệp không phải là bỏ quên vai trò đầu tư nguồn lực của Nhà nước mà cần phải đầu tư, định hướng mạnh mẽ hơn Vì vậy, vai trò QLNN đối với giáo dục, đào tạo nghề đó là cần huy động nhiều nguồn lực trong đó nguồn chủ đạo là ngân sách của Nhà nước để nâng cao hiệu quả đào tạo nghề, cung ứng lao động có chất lượng cho xã hội

1.3.4 Xây dựng bộ tiêu chí đánh giá, thực hiện việc kiểm định chất lựợng đào tạo nghề và đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia

Trong thực hiện QLNN về giáo dục nói chung, giáo dục nghề nghiệp nói riêng, công tác đánh giá chất lượng đào tạo nghề là một nhiệm vụ quan trọng của QLNN về lĩnh vực này đã được qui định của pháp luật Chính phủ đã ban hành Nghị định số 49/2018/NĐ-CP ngày 30 tháng 3 năm 2018 quy định về kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp; Bộ LĐTB&XH đã ban hành Thông tư 34/2021/TT-BLĐTBXH ngày 30 tháng 12 năm 2021 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 27/2018/TT-BLĐTBXH ngày 25 tháng 12 năm 2018 quy định

về quy chế đánh giá, cấp thẻ kiểm định viên chất lượng giáo dục nghề nghiệp; quy trình, chu kỳ kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp, bao gồm 09 nhóm tiêu chí

cụ thể đó là :

Tiêu chí 1 Mục tiêu, sứ mạng, tổ chức và quản lý;

Tiêu chí 2 Hoạt động đào tạo;

Tiêu chí 3 Nhà giáo, cán bộ quản lý, viên chức và người lao động;

Tiêu chí 4 Chương trình, giáo trình;

Tiêu chí 5 Cơ sở vật chất, thiết bị đào tạo và thư viện;

Tiêu chí 6 Nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, hợp tác quốc tế; Tiêu chí 7 Quản lý tài chính;

Tiêu chí 8 Dịch vụ người học;

Tiêu chí 9 Giám sát, đánh giá chất lượng

Trang 27

Cũng như các loại dịch vụ khác, trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp, yếu tố chất lượng đào tạo quyết định chất lượng nguồn nhân lực luôn là mối quan tâm hàng đầu, khẳng định uy tín, thương hiệu của các cơ sở đào tạo nghề Vì vậy, để đảm bảo chất lượng đào tạo nghề, công tác kiểm định chất lượng GDNN nghề nghiêp là một những cộng cụ quan trọng có tính quyết định chất lượng chất lượng đào tạo nghề Kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp đã được Đảng chú trọng chỉ đạo và Nhà nước quy định thông qua các văn bản QPPL, là một trong những tiêu chí bắt buộc của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và yêu cầu của QLNN về lĩnh vực này

Tầm quan trọng đó đã được thể hiện rõ qua chỉ đạo của Ban Bí thư Trung ương Đảng ở Chỉ thị số 37- CT/TW, ngày 06/6/2014 của, trong đó, nhấn mạnh "Chú trọng kiểm định chất lượng đào tạo, tăng cường quản lý chương trình, nội dung và chất lượng GDNN, nhất là đào tạo nhân lực có tay nghề cao"

Các văn bản QPPL hiện hành trong lĩnh vực đảm bảo chất lượng hay kiểm định chất lượng giáo duch nghề nghiệp ở Việt Nam cũng từng bước được ban hành, thể hiện rõ vai trò QLNN trên lĩnh vực này Để nâng cao chất lượng đào tạo nghề, công tác đào tạo, bồi dưỡng kiểm định viên phục vụ cho công tác này đã được Tổng Cục giáo dục nghề nghiệp cùng các trung tâm kiểm định thực hiện trong những năm gần đây

Muốn nâng cao chất lượng kiểm định và bảo đảm chất lượng giáo dục nghề nghiệp thì các trường phải tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong đánh giá, xây dựng hệ thống bảo đảm chất lượng kết hợp với các giải pháp kiểm định chất lượng từ bên ngoài, mang tính độc lập, qua đó góp phần đưa đào tạo nghề đi vào nề nếp và không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo

1.3.5 Thanh tra, kiểm tra và xử lý

Thanh tra giáo dục nghề nghiệp là một trong những nội dung quan trọng của công tác QLNN về giáo dục nghề nghiệp nhằm bảo đảm các các qui định của Nhà nước về lĩnh vực đào tạo nghề được thực thi Qua kiêm tra, thanh tra, các cơ quan chức năng QLNN sẽ đánh giá, tổng kết, rút ra được kết quả làm được, hạn chế và

Trang 28

nguyên nhân của hạn chế nhằm phát huy nhân tố tích cực, phòng ngừa và xử lý vi phạm trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp

Nội dung thanh tra, kiểm tra và xử lý giáo dục, đào tạo nghề tập trung thực hiện: Thanh tra việc thực hiện chính sách và pháp luật về giáo dục nghề nghiệp, đào tạo nghề là việc làm thường xuyên nhằm thực hiện chức năng quản lý của Nhà nước Nội dung chủ yếu trong thanh tra đào tạo nghề đó là mục tiêu, kế hoạch, chương trình đào tạo; tiêu chuẩn của đội ngũ quản lý và tiêu giảng viên tham gia đào tạo nghề; quy chế tuyển sinh, thi cử, cấp văn bằng, chứng chỉ; điều kiện cơ sở vật chất, môi trường thực hành, phòng thí nghiệm tối thiểu bảo đảm chất lượng giáo dục nghề nghiệp ở cơ sở đào tạo nghề; thực hiện cơ chế dân chủ, giải quyết khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực đào tạo nghề theo quy định của pháp luật

Qua kiểm tra, thanh tra, chủ thể QLNN cần phát hiện những bất hợp lý về chính sách, pháp luật trên lĩnh vực này, qua đó kiến nghị các biện pháp sửa đổi, bổ sung hoàn thiện pháp luật, bảo đảm thi hành pháp luật về giáo dục nghề nghiệp Trong thực hiện giáo dục nghề nghiệp để đảm bảo chất lượng đào tạo, vấn đề đặt ra là các cơ sở đào tạo phải thực hiện đồng bộ các qui chế, qui định của pháp luật như: Quy chế tuyển sinh, đào tạo; các quy định về mở ngành đào tạo; xây dựng chương trình và thực hiện biên soạn giáo trình, tài liệu phục vụ đào tạo; việc in, quản lý và cấp phát văn bằng, chứng chỉ; Thực hiện quy chế quản lý, giáo dục người học và các chế độ, chính sách đối với người học Tuy nhiên, ngoài những vấn

đề trên, công tác kiểm tra, thanh tra cần được chú trọng và gắn liền với kiểm định chất lượng giáo dục Đồng thời thường xuyên thanh tra, kiểm tra việc thực hiện quy định về tài chính, nhất là thu, quản lý, sử dụng học phí, các nguồn chính khác; thanh tra việc thực hiện đầu tư và sử dụng cơ sở vật chất, chống lãng phí và sử dụng kém hiệu quả Các trường cao đẳng công lập đào tạo nghề cần chú trọng tổ chức hoạt động khoa học và công nghệ; tổ chức hoạt động hợp tác quốc tế về đào tạo nghề và thực hiện các quy định khác của pháp luật về đào tạo nghề

1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về đào tạo nghề tại các trường cao đẳng công lập

Trang 29

1.4.1 Những yếu tố khách quan

Hiệu quả của QLNN đối với đào tạo nghề tại các trường cao đẳng công lập chịu ảnh hưởng bới nhiều yếu tố như: Đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về đào tạo nghề; hệ thống tổ chức bộ máy và đội ngũ CB,

CC thực hiện QLNN, bản thân của các trường cao đẳng tham gia đào tạo nghề và cả môi trường kinh tế-xã hội…

Đảng đề ra các chủ trương, đường lối phát triển giáo dục, trong đó có lĩnh vực đào tạo nghề; xác định vị trí, vai trò, mục tiêu và nguyên lý của đào tạo nghề; quan điểm về đầu tư, phát triển và XHH về đào tạo nghề Hệ thống pháp luật, chính sách của nhà nước thể chế hóa một cách cụ thể các quan điểm, chủ trương của Đảng

về phát triển đào tạo nghề, qua đó tạo cơ sở cho QLNN về đào tạo nghề Nội dung, phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước quyết định hiệu lực, hiệu quả QLNN về đào tạo nghề

Toàn bộ hệ thống thể chế liên quan đến đào tạo nghề do nhà nước ban hành định hình các qui tắc, quy định để điều chỉnh các hoạt động đào tạo nghề Các qui định đó tạo nên hành lang pháp lý, công cụ quản lý về đào tạo nghề cho tất cả các hoạt động của các cơ quan QLNN và các cá nhân có thẩm quyền QLNN về đào tạo nghề có hiệu quả khi hệ thống thể chế về lĩnh vực đào tạo nghề được ban hành có căn cứ khoa học, hợp pháp và hợp lý, đồng bộ sẽ tạo nên cơ chế vận hành nhịp nhàng, thông suốt trong hệ thống cơ quan QLNN về đào tạo nghề, đồng thời tạo điều kiện cho lĩnh vực đào tạo nghề phát triển Các quy định của pháp luật qui định

về chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan QLNN về đào tạo nghề; qui định quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của các cơ sở và cá nhân, tổ chức liên quan đến đào tạo nghề; qui định các chế độ chính sách về tuyển chọn, tiêu chuẩn, trình độ, chế độ đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng…đối với đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý; qui định điều kiện,

cơ sở vật chất… Đó là những căn cứ pháp lý để các cơ quan QLNN về đào tạo nghề hoạt động và thực hiện QLNN có hiệu quả

Để thực hiện QLNN về đào tạo nghề nhà nước cũng qui định tổ chức bộ máy nhà nước quản lý về lĩnh vực này bao gồm cơ cấu tổ chức bộ máy; chức năng,

Trang 30

nhiệm vụ của từng cấp, từng ngành và mối quan hệ phối hợp của các cơ quan trong

bộ máy đó Sự phân công, phối hợp giữa các cấp và các cơ quan có liên quan tạo thành thể thống nhất và hiệu lực, hiệu quả trong QLNN về đào tạo nghề Ngày nay, trong xu hướng cải cách hành chính, hệ thống cơ quan QLNN về đào tạo nghề được thiết lập theo xu hướng gọn nhẹ, hợp lý Chức năng, nhiệm vụ của các cấp, các ngành được cụ thể hóa, không bị chồng chéo nhưng có sự phối hợp, kiểm tra, giám sát lẫn nhau… Những qui định đó tác động lớn đến hiệu lực, hiệu quả trong QLNN

về đào tạo nghề Ngoài ra, hệ thống các cơ quan chuyên môn có chức năng tham mưu, giúp cấp thẩm quyền (Bộ, cơ quan nganh bộ, UBND cấp tỉnh) thực hiện chức năng QLNN về đào tạo nghề cũng được nhà nước đầu tư, xây dựng đủ năng lực thực hiện QLNN về lĩnh vực này, đồng thời chịu sự hướng dẫn, kiểm tra, giám sát

về chuyên môn, nghiệp vụ của cơ quan chuyên môn cấp trên theo ngành dọc Để QLNN về đào tạo nghề có hiệu quả thì chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan chuyên môn thuộc cấp thẩm quyền phải được phân định; trách nhiệm của từng cơ quan QLNN về đào tạo nghề và mối quan hệ giữa cơ quan HCNN thẩm quyền phải

cụ thể, rạch ròi

1.4.2 Những yếu tố chủ quan

QLNN về đào tạo nghề tại các trường cao đẳng công lập còn chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố chủ quan, đó là: Năng lực (trình độ, tri thức, khả năg quản lý…) của đội ngũ nhân lực (viên chức quản lý, giảng viên) trực tiếp vận hành hoạt động đào tạo nghề; hệ thống cơ sở vật chất, thiết bị, tài chính và phương thức hạnh toán, năng lực

tự chủ; mức độ xã hội hóa và liên kết đào tạo; điều kiện phát triên kinh tế, xã hội của địa phương; sự tham gia, ủng hộ của người dân, doanh nghiệp; văn hóa, truyền thống; năng lực hợp tác quốc tế… là các yếu tố chủ quan ảnh hưởng trực tiếp, gián tiếp và mang tyinhs quyết định đến hiệu lực, hiệu quả QLNN về đào tạo nghề

Cũng như ở tất cả các tổ chức, bộ máy, đội ngũ nhân sự (viên chức quản lý, giảng viên, nhân viên) ở các trường cao đẳng đào tạo nghề là người giữ vai trò quan trọng và quyết định hiệu quả của vận hành hoạt động đào tạo nghề Nếu đội ngũ này

có năng lực, chất lượng, năng động, thích ứng với sự thay đổi và công nghệ, có đạo

Trang 31

đức, ý thức trách nhiệm với sự nghiệp đào tạo nghề thì cơ sở đào tạo nghề đó sẽ thực hiện hiệu quả nhiệm vụ, sứ mệnh đề ra Ngược lại, đội ngũ nhân sự yếu kém nhiều mặt, thiếu trình độ, năng lực, bảo thủ, ngại thay đổi, không thích ứng với cách mạng 4.0…, thậm chí có những biểu hiện tiêu cực như hách dịch, cửa quyền, tham nhũng, lãng phí; mất đoàn kết… sẽ là rào cản lớn ảnh hưởng tới hiệu quả QLNN về đào tạo nghề của các cơ quan công quyền Ngoài ra, trong thực tế nhiều cơ sở đào tạo nghề có cơ cấu tổ chức không hợp lý, cồng kềnh, nặng tính bao cấp, chồng chéo, nguồn nhân lực bố trí không đúng chuyên môn… cũng làm cho hiệu quả hoạt động thấp, ảnh hưởng đến hoạt động QLNN về lĩnh vực này Vì vậy, để thực hiện tốt chức năng QLNN về đào tạo nghề không chỉ có đòi hỏi bộ máy chuyên trách thực hiện QLNN về đào tạo nghề tốt mà còn đòi hỏi đối tượng quản lý là các cơ sở đào tạo nghề phải có bộ máy hợp lý, gọn nhẹ, năng động, thích ứng với vận hành trong môi trường cách mạng 4.0, mạnh dạn đổi mới theo hướng tự chủ và quan trọng hơn

là có đội ngũ viên chức quản lý và VC đủ về số lượng, có tâm, có tài, có trình độ chuyên môn, kiến thức đáp ứng được các yêu cầu cụ thể trong việc thực thi đào tạo nghề phục vụ cơ chế thị trường định hướng XHCN và hội nhập Vấn đề trên đặt ra đối với Nhà nước là phải có cơ chế tuyển dụng, sử dụng và chế độ chính sách đãi ngộ hợp lý đối với CB, CC thực hiện QLNN về đào tạo nghề cũng như xây dựng tổ chức bộ máy, đội ngũ nhân lực tinh gọn, đủ phẩm chất và năng lựcthực hiện trực tiếp đào tạo nghề

Một trong những yếu tố quan trọng đảm bảo chất lượng QLNN đối với đào tạo nghề đó là hệ thống nguồn lực vật chất bao gồm: trụ sở làm việc, những điều kiện về

cơ sở vật chất, kỹ thuật, máy móc, trang thiết bị làm việc, nguồn lực tài chính, … đảm bảo cho hoạt động QLNN về đào tạo nghề hiệu quả, nhất là trong bối cảnh CCHC và thực hiện QLNN trên môi trường chính phủ điện tử Nguồn lực vật chất ảnh hưởng lớn đến hiệu quả công việc, giúp các đội ngũ CB, CC có điều kiện để lập kế hoạch, triển khai các chương trình, đề án QLNN về đào tạo nghề; thực hiện và đánh giá kế hoạch, áp dụng các biện pháp quản lý hiện đại Khi nguồn lực vật chất không bảo đảm sẽ ảnh hưởng tới khả năng và hiệu xuất làm việc của bộ máy QLNN về đào tạo

Trang 32

nghề Vì vậy, để QLNN về đào tạo nghề tại các trường cao đẳng công lập nói riêng và QLNN về đào tạo nghề nói chung có hiệu quả cần có chính sách đầu tư thích đáng, hợp lý về các nguồn lực vật chất cần thiết cho bộ máy thực hiện chức năng này

Ngày nay, đất nước phát triển theo hướng KTTT định hướng XHCN, nhiều yếu tố của KTTT sẽ tác động lớn đến việc QLNN đối với đội ngũ nhân sự Trong bối cảnh thực hiện chủ trương đổi mới, tạo ra sự chuyển biến mạnh mẽ từ nền kinh

tế quản lý tập trung, quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập kinh tế quốc tế cũng đồng nghĩa là sự thay đổi nhiều về hệ thống thể chế Nhiều Luật, Bộ luật, văn bản QPPL được ban hành, đưa vào thực hiện để thúc đẩy phát triển kinh tế Trong môi trường đó, sẽ tạo ra sự cạnh tranh quyết liệt trong thị trường lao động, việc tuyển chọn người lao động sẽ đi vào thực chất Trong tuyển dụng lao động, các doanh nghiệp đòi hỏi nguồn lao động vừa có trình độ, chuyên nghiệp, vừa lành nghề sẽ trở thành xu hướng tất yếu Trong bối cảnh đó phần lớn sinh viên tốt nghiệp loại giỏi, loại xuất sắc, có tay nghề cao sẽ có nhiều cơ hội tham gia vào các doanh nghiệp nước ngoài, doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài, doanh nghiệp lớn Ngược lại, các trường đào tạo chưa tốt, sinh viển

ra trường hạn chế về tay nghề, tác phong làm việc thiếu chuyên nghiệp sẽ ít có cơ hội tìm được việc làm, từ đó ảnh hưởng trực tiếp đến thương hiệu, uy tín của các cơ

sở đào tạo nghề Vì vậy, mục đích cuối cùng của QLNN về đào tạo nghề chính là tạo cơ chế, thúc đẩy các cơ sở đào tạo nghề hoạt động hiệu quả, thích ứng với cơ chế thị trường, cung ứng được cho thị trường lao động nguồn nhân lực cần thiết, lành nghề, góp phần phát triển kinh tế-xã hội của đất nước

Mặt khác, trong xu hướng đất nước chuyển từ mô hình QLNN sang mô hình quản trị quốc gia, cơ chế dân chủ cơ sở và dân chủ xã hội ngày càng được đề cao, trong đó việc XHH trên nhiều lĩnh vực được đẩy mạnh, kể cả lĩnh vực đào tạo nghề Trong xu hướng chung đó, các trường cao đẳng công lập thực hiện đào tạo nghề muốn hoạt động hiệu quả thì không thể thiếu sự ủng hộ, phối hợp của các doanh nghiệp, tổ chức chính trị - xã hội và sự ủng hộ của nhân dân Các doanh nghiệp, tổ chức chính trị - xã hội cùng phối hợp thực hiện đào tạo nghề cho chính lực lượng

Trang 33

lao động, hội viên của họ, nhằm có cơ hội giải quyết việc làm Mặt khác thông qua các tổ chức chính trị-xã hội, doanh nghiệp sẽ tạo ra được sự lan tỏa, đồng thuận trong việc triển khai các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước

về phát triển đào tạo nghề Các cơ quan QLNN về đào tạo nghề phải phát huy dân chủ cơ sở, thu hút sự tham gia của doanh nghiệp, tổ chức chính tri-xã hội, tổ chức nghề nghiệp và người dân vào QLNN thông qua sự tuyên truyền, phổ biến, liên kết đào tạo và cả qua sự phản ánh, kiểm tra, giám sát chất lượng đào tạo nghề của các cơ

sở đào tạo, góp phân nâng cao chất lượng và hiệu quả QLNN về lĩnh vực này Sự tín nhiệm của người dân, doanh nghiệp, các tổ chức chính trị-xã hội, tổ chức nghề nghiệp đối với đào tạo nghề tại các trường cao đẳng càng lớn, các chính sách về phát triển đào tạo nghề càng được sự đồng thuận của nhân dân thì hoạt động quản lý của bộ máy QLNN về đào tạo nghề đối với các trường cao đẳng càng hiệu quả

Trong quá trình hình thành và phát triển, mỗi quốc gia, dân tộc, vùng miền đều có những đặc điểm truyền thống, văn hoá riêng điều đó cũng tác động làm cho lĩnh vực đào tạo nghề trở nên đa dạng, phong phú Với truyền thống hiếu học, cùng với sự phát triển kinh tế đa dạng và hội nhập của đất nước hiện nay đòi hỏi nguồn nhân lực dồi dào, lành nghề là điều kiện thuận lợi để phát triển đào tạo nghề Điều

đó cũng là thách thức đối với các cơ sở đào tạo nghề còn tư tưởng bao cấp, chậm đổi mới, phương thức đào tạo nghề còn coi trọng lý thuyết, nhẹ thực hành, không gắn với nhu cầu xã hội và doanh nghiệp Ngược lại là cơ hội để các cơ sở đào tạo nghề năng động, đổi mới, lấy nhu cầu của thị trường lao động làm mục tiêu đào tạo phát triển, vươn lên

Trong bối cảnh toàn cầu hoá hiện nay, thế giới trở nên “phẳng” hơn, xu hướng liên kết, hợp tác, đồng thuận trở thành xu hướng chủ đạo Các quốc gia đều

có nhu cầu “hội nhập”, liên kết với các quốc gia khác trong phát triển nhiều mặt Sự giao thoa kinh tế, văn hoá và các giá trị chung của nhân loại ảnh hưởng lớn đến thị trường lao động và phát triển đào tạo nghề của mỗi quốc gia Thông qua nhu cầu lao động lành nghề của thị trường lao động quốc tế hiện nay cùng với việc đổi mới công nghệ, qui trình đào tạo, quản lý sẽ là những có hội để các trường cao đẳng

Trang 34

công lập thay đổi, thích ứng trong đào tạo nghề Điều đó cũng đòi hỏi cần gia tăng

sự tạo điều kiện, tác động và QLNN về đào tạo nghề trong thời gian đến

Tiểu kết chương 1

Trong Chương 1, luận văn đã trình bày khái quát khái niệm, vai trò, nội dung QLNN về giáo dục nghề nghiệp, đào tạo nghề; nội dung của QLNN về đào tạo nghề tại các trường cao đẳng công lập, những yếu tố tác động đến đào tạo nghề và sự cần thiết thực hiện QLNN đối với đào tạo nghề ở các trường cao đẳng công lập trong bối cảnh mới

QLNN đối với đào tạo nghề tại các trường cao đẳng công lập được trình bày

ở Chương 1, cho thấy đây là một lĩnh vực khoa học quản lý chuyên ngành, đặc thù được triển khai đồng bộ trên cơ sở pháp luật và các quy định của Nhà nước về QLNN về đào tạo nghề Qua luận giải, Chương 1 cũng làm sáng tỏ việc nâng cao hiệu quả QLNN về đào tạo nghề tại các trường cao đẳng công lập vừa mang tính cấp thiết, làm thay đổi nhận thức và chất lượng của đào tạo nghề, vừa mang tính chiến lược, lâu dài, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực lành nghề phục vụ trực tiếp thị trường lao động trong và ngoài nước, qua đó góp phần cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nước nhà

Từ những khái niệm, nội dung về QLNN đào tạo nghề, các yếu tố tác động đến đào tạo nghề đươchj trình bày ở Chương 1 là cơ sở quan trọng, cần thiết, làm công cụ để nghiên cứu, đánh giá thực trạng QLNN, đề xuất giải pháp hoàn thiện QLNN về đào tạo nghề tại các trường cao đẳng công lập ở tỉnh Quảng Nam

Trang 35

Chương 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI ĐÀO TẠO NGHỀ

Ở CÁC TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG LẬP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NAM 2.1 Đặc điểm tự nhiên, tình hình kinh tế - xã hội tác động đến quản lý nhà nước về đào tạo nghề ở các trường cao đẳng công lập trên địa bàn tỉnh Quảng Nam

2.1.1 Đặc điểm tự nhiên, tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Nam Đặc điểm tự nhiên

Quảng Nam là tỉnh thuộc duyên hải miền Trung, là một trong 4 tỉnh của vùng trọng điểm miền Trung, nằm ở vị trí trung độ của nước ta Phía phía Bắc giáp thành phố Đà Nẵng và tỉnh TT Huế, phía Tây giáp tỉnh Kon Tum và nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, phía Đông giáp Biển Đông, phía Nam giáp tỉnh Quảng Ngãi, Tỉnh Quảng Nam có diện tích tự nhiên là 10.574,74km2, trong đó vùng đồi núi chiếm 72% Đất đai tỉnh Quảng Nam khô cằn, chủ yếu là cồn cát chạy dài các xã ven biển Quảng Nam có nhiều bãi biển đẹp, có nhiều hòn đảo lớn nhỏ thuậnlowij cho phát triển kinh tế du lịch và dịch vụ Hệ thống sông ngòi Quảng Nam có độ dốc cao, với tổng chiều dài hơn 900 km, thuận lợi cho giao lưu kinh tế bằng đường thủy, nhưng cũng thường tạo ra lũ lụt, ảnh hưởng đến tính bền vững trong phát triển kinh tế - xã hội

Quảng Nam nằm trong vùng khí hậu khắc nghiệt, nắng nóng và mưa bảo là đặc thù của khí hậu vùng này Đặc biệt, tỉnh Quảng Nam thường chịu tác động của

lũ lụt và mưa bảo Hăng năm địa phương này phải hứng chịu nhiều cơ bảo mạnh và

lũ lớn, tác động lớn đến đầu tư và phát triển kinh tế bền vững

Là một tỉnh được tái lập năm 1997 với diện tích 10.438,37 km2, dân số 1.460.164 người gồm 18 đơn vị hành chính trực thuộc, gồm 2 thành phố, 1 thị xã và

15 huyện, 241 đơn vị cấp xã Quảng Nam là tỉnh có nhiều điều kiện thuận lợi trong phát triển kinh tế, văn hóa toàn diện Ngoài tiềm năng về lợi thế biển, Quảng Nam

có 2 di sản văn hóa thế giới là Khu Di tích Mỹ Sơn và phố cổ Hội An, có hệ thống

Trang 36

giao thông thuận lợi với sân bay, cảng biển, đường sắt và quốc lộ, tạo điều kiện trong phát triển kinh tế du lịch, dịch vụ Ngoài ra, tỉnh Quảng Nam còn có Cù Lao Chàm là Khu dự trữ sinh quyển thế giới; là tỉnh có truyền thống văn hóa và đấu tranh cách mạng kiên cường Tỉnh Quảng Nam có nhiều tiềm năng trong liên kết với các địa phương của cả nước cũng như với các nước láng giềng trong phát triển kinh tế toàn diện

Tình hình kinh tế - xã hội

Tuy có điểm xuất phát thấp nhưng với sự quyết tâm, nỗ lực phấn đấu của các cấp ủy Đảng, chính quyền và nhân dân, cùng với những tiềm năng, lợi thế sẵn có, Quảng Nam đã đạt được những thành tựu quan trọng trên tất cả các lĩnh vực đời sống xã hội Đặc biệt trong bối cảnh ảnh hưởng nặng nề của dịch Covid-19 nhưng đến nay tăng trưởng kinh tế có dấu hiệu hồi phục, “tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) năm 2021 ước đạt 60.491 tỷ đồng (giá so sánh 2010), tăng 5,1% so với cùng kỳ (năm 2020 tăng trưởng -5,5%)” [30]

Quy mô nền kinh tế hơn 102.017 tỷ đồng “Cơ cấu kinh tế khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 34,8%, trong đóp công nghiệp chiếm 28,4%; khu vực nông nghiệp chiếm 13,8%; thương mại - dịch vụ chiếm 32,9% Tổng sản phẩm (GRDP) bình quân đầu người (2021) đạt 67,5 triệu đồng, tăng 6,3% so với cùng kỳ” [30]

Tổng vốn đầu tư toàn xã hội năm 2021 là “30.258 tỷ đồng, tăng 5,2% so với năm 2020 và chiếm 29,7% GRDP; trong đó vốn đầu tư công năm 2021 hơn 5.015

tỷ đồng” [30] “Khu vực công nghiệp và xây dựng có sự phục hồi, sản xuất công nghiệp chịu nhiều ảnh hưởng bởi chuỗi cung ứng bị đứt gãy, tăng trưởng 7,8% so với cùng kỳ (trong đó lĩnh vực công nghiệp tăng 9,1%) Tổng lượt khách lưu trú trên địa bàn tỉnh đạt 444 nghìn lượt khách, giảm 53,6% so với cùng kỳ; trong đó, khách quốc tế đạt 12 nghìn lượt khách, giảm 96,9% Doanh thu du lịch năm 2021 đạt 480 tỷ đồng, giảm 55,2% so với cùng kỳ năm 2020 và giảm 92,3% so với cùng

kỳ năm 2019” [30]

Trang 37

“Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn 21.154 tỷ đồng, đạt 109,3% so với dự toán; trong đó ước thực hiện thu nội địa 17.519 tỷ đồng, đạt 109,5% so với

dự toán; thu xuất nhập khẩu 3.635 tỷ đồng, đạt 108,5% so với dự toán” [30]

Tỉnh Quảng Nam có nhiều đột phá trong thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới, có 118 xã/194 xã được công nhận đạt chuẩn NTM, đạt tỷ lệ 60,8%, vượt 02 xã so với mục tiêu giai đoạn 2017-2021 đề ra Số hộ nghèo giảm mạnh, còn 19.279 hộ, tỷ lệ 4,45% (năm 2022 giảm 3.098 hộ so với 2.000 hộ của kế hoạch năm 2021) Công tác phòng, chống và kiểm soát tình hình dịch bệnh Covid-19 theo hướng "thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19" đạt kết quả khả quan, hạ tầng y tế được đầu tư tập trung, mở rộng quy mô giường bệnh, phát triển một số kỹ thuật mũi nhọn y tế chuyên sâu

Từ khi được tái lập và chính thức trở thành đơn vị hành chính mới, Đảng

bộ, chính quyền và các tầng lớp nhân dân Quảng Nam đã phát huy mạnh mẽ truyền thống đoàn kết, thống nhất, phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế của địa phương; đã có những bước chuyển mình mạnh mẽ trên tất cả các lĩnh vực, góp phần xứng đáng và công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng và phát triển bền vững đất nước

2.1.2 Sự ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên, tình hình kinh tế, xã hội đến quản lý nhà nước về đào tạo nghề ở các trường cao đảng công lập trên địa bàn tỉnh Quảng Nam

Một là, Cùng với những biến động mang tính toàn cầu nhất là chiến tranh, dịch bệnh, suy thoái kinh tế , thì sụ tác động nặng nề của dịch Covid-19 trong năm

2019 đến nay cũng ảnh hưởng lớn tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Nam

“Tuy nhiên, tổng sản phẩm (GRDP) bình quân đầu người tỉnh Quảng Nam năm

2021 ước đạt 67,5 triệu đồng, tăng 6,3% so với cùng kỳ Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn 21.154 tỷ đồng, đạt 109,3% so với dự toán” [30] So với các tỉnh miền Trung, KT-XH tỉnh Quảng Nam có bước vượt trội, phát triển nhanh, ổn định đời sống cho nhân dân, đầu tư phát triển hạ tầng, Y tế, Văn hóa, Giáo dục… trong

đó có đào tạo nghề Đây là những yếu tố cơ bản để có điều kiện phát triển nguồn

Trang 38

nhân lực, chuyên nghiệp, công ứng lao động lành nghề cho thị trường lao động trên địa bàn tỉnh Quảng Nam và vùng kinh tế trọng điểm miền Trung

Hai là, thực hiện chiến lược phát triển KT-XH của địa phương, tỉnh Quảng Nam triển khai nhiều bioeenj pháp, chính sách thu hút đầu tư hấp dẫn, qua đó đã kêu gọi nhiều doanh nghiệp đầu tư vào địa bàn Chính sự chuyển hướng mạnh mẽ, đúng hướng của nền kinh tế theo công nghiệp hóa, hiện đại hóa và đa dạng hóa các loại hình sản xuất trên cơ sở phát triển bền vững, đã tạo cho Quảng Nam một nền công nghiệp hiện đại, nền kinh tế năng động Điều đó tạo sức ép mạnh về nhu cầu lao động và mở ra điều kiện thuận lợi cho sự phát triển các loại hình đào tạo nghề, qua đó cung ứng được lực lượng lao động lành nghề đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp trên địa bàn Đó cũng chính là cơ hội để các trường cao đẳng trên địa bàn nâng cao chất lượng đào tạo, gắn đào tạo nghề với nhu cầu xã hội, đồng thời từng bước đổi mới phương thức đào tạo, đầu tư công nghệ và cải cách nội dung đào tạo nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường lao động tại địa phương và khu vực miền Trung

Ba là, Quảng Nam cũng như các tỉnh trong khu vực miền Trung, chịu sự tác động nặng nề và thường xuyên của thời tiết bất thường, nhất là đối diện có tính chất chu kỳ với mưa bão, hạn hán… Sự xung đột giữa thời tiết thất thường với nhu cầu phát triển ổn định là một trở ngại lớn, ảnh hưởng nhiều đến thu hút đầu tư, phát triển đào tạo nghề của các trường cao đẳng Học viên sẽ khó khăn hơn và bị ảnh hưởng lớn trong duy trì chương trình liên tục và cơ sở vật chất đối diện với nguy cơ

bị phá hủy, thiệt hại khi mùa mưa bảo hằng năm liên tục diễn ra ở khu vực này Bốn là, tỉnh Quảng Nam có hệ thống chính trị vững chắc, tuy nhiên vai trò của các cấp ủy Đảng, bộ máy chính quyền các cấp nhận thức và quan tâm đầu tư về đào tạo nghề cũng có những hạn chế nhất định Các ngành chức năng thực hiện QLNN về đào tạo nghề đôi lúc chưa chú trọng một cách đúng mức về công tác tham mưu, hoạch định, đầu tư, quản lý, phát triển đào tạo nghề Nhưng mặt khc, truyền thống hiếu học và tính cần cù, nhẫn nại đã là những thuận lợn trong QLNN về đào tạo nghề

Trang 39

Mặt dù có những tác động không thuận lợi trên nhiều mặt của đời sống

KT-XH, trong đó có đào tạo nghề, song với mức độ thgu hút đầu tư và tốc độ phát triển KT-XH cao, chất lượng cuộc sống của nhân dân ngày càng được cải thiện, cùng sự lớn mạnh của bộ máy chính quyền các cấp, sự quan tâm, đầu tư của cấp ủy là cơ sở vững chắc là những điều kiện thuận lợi cho việc phát triển hoạt động đào tạo nghề của các trường cao đẳng ở địa phương này

2.2 Khái quát tình hình giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Nam

Quảng Nam là một tỉnh thuộc vùng Kinh tế trọng điểm Miền Trung, có diện tích tự nhiên 10.574 km2 (khu vực miền núi 7.760,7km2, chiếm 73,4%); có 18 đơn

vị hành chính cấp huyện, trong đó: 15 huyện, 01 thị xã và 02 thành phố; chia theo khu vực có 09 huyện miền núi và 09 huyện đồng bằng Tính đến hết năm 2022,

“quy mô dân số trung bình của Quảng Nam là 1.505 nghìn người, lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên trên 891 nghìn người, tỷ lệ lao động qua đào tạo của tỉnh đến đạt 65%, trong đó có bằng, chứng chỉ đạt 25%” [26]

Hệ thống cơ sở giáo dục nghề nghiệp (GDNN) của tỉnh Quảng Nam phát triển đa dạng, đảm bảo về quy mô, cơ cấu về ngành nghề đào tạo Thời gian qua, thực hiện cải cách hành chính và Nghị quyết 19-NQ/TW năm 2017 của BCH Trung ương Đảng khóa XII về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo nghề trên địa bàn, tỉnh Quảng Nam đã tiến hành thực hiện sắp xếp lại các cơ sở GDNN công lập hoạt động không hiệu quả; giải thể, sáp nhập các trường trung cấp công lập kém chất lượng vào các trường cao đẳng công lập theo hướng tinh gọn, có quy mô, cơ cấu hợp lý về ngành, nghề đào tạo, từng bước nâng cao năng lực và hiệu quả đào tạo nghề, đáp ứng nhu cầu của người học thích ứng với yêu cầu của thị trường lao động tại địa phương và trong cả nước cũng như xuất khẩu lao động Tính đến ngày 31/12/2022, trên địa bàn tỉnh Quảng Nam có 28 cơ sở tham gia hoạt động giáo dục nghề nghiệp, trong đó: 07 trường cao đẳng, 04 trường trung cấp, 09 trung tâm giáo dục nghề nghiệp và 08 cơ

Trang 40

sở khác có tham gia hoạt động giáo dục nghề nghiệp Trong số 7 trường cao đẳng tham gia đào tạo nghề có 4 trường công lập

Để tiếp tục thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Hội nghị Tỉnh ủy tỉnh Quảng Nam lần thứ tư (khóa XXI) đã xác định: “phát triển nguồn nhân lực là một trong ba nhiệm vụ đột phá trong giai đoạn 2016-2020 (cùng với đầu tư kết cấu hạ tầng đồng bộ và cải thiện môi trường đầu tư) Trong đó nhấn mạnh phát triển nguồn nhân lực, xem GDNN cung ứng cho thị trường lao động trên địa bàn là một trong những giải pháp được chú trọng, bởi vì GDNN có nhiệm vụ đào tạo nhân lực trực tiếp cho sản xuất, kinh doanh và dịch vụ, trong khi đó đội ngũ nhân lực trực tiếp này chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng nguồn nhân lực các ngành, lĩnh vực “Giai đoạn 2016-2020, toàn tỉnh đã tuyển sinh đào tạo được 118.152 lượt người, trong đó, trình

độ cao đẳng 9.363 người; trung cấp 13.174 người; sơ cấp và đào tạo thường xuyên 95.615 lượt người” [26]

Trong những năm qua, bên cạnh những chủ trương, chính sách của Trung ương, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Quảng Nam đã ban hành nhiều nghị quyết, chương trình, đề án, kế hoạch về phát triển GDNN, theo đó, những định hướng phát triển, những cơ chế chính sách, nguồn lực đầu tư cho GDNN đã được xác định cụ thể, tạo cơ sở vững chắc và hướng đi phù hợp cho GDNN phát triển Để thực hiện các định hướng nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực trên địa bàn, HĐND tỉnh Quảng Nam đã ban hành Nghị quyết số 12 ngày 19/7/2016 của HĐND tỉnh và UBND tỉnh Quảng Nam ban hành Quyết định số 3577 ngày 14/10/2016 về Cơ chế

hỗ trợ đào tạo nghề cho các chương trình, dự án trọng điểm và các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2016-2020 Với cơ chế này, bên cạnh các chính sách do Trung ương quy định, tỉnh Quảng Nam cũng đã mạnh dạn đưa ra nhiều chính sách đột phá, với mục tiêu là hỗ trợ, thúc đẩy đào tạo nghề cho lao động, nhất là lao động

là người dân tộc thiểu số để có cơ hội tìm việc làm tại các doanh nghiệp trên địa bàn, qua đó giải quyết công ăn việc làm của người dân, phát triển kinh tế-xã hội của địa phương

Ngày đăng: 27/02/2024, 11:53

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w