1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giáo Trình Du Lịch Và Môi Trường.doc

192 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Giáo Trình Du Lịch Và Môi Trường
Định dạng
Số trang 192
Dung lượng 1,27 MB

Cấu trúc

  • Chương 1...................................................................................................................8 (9)
    • 1.1. LÍ LUẬN CHUNG (9)
      • 1.1.1. Du lịch (9)
      • 1.1.2. Môi trường (24)
      • 1.1.3. Mối quan hệ giữa du lịch và môi trường (29)
    • 1.2. KHÁI QUÁT LỊCH SỬ HÌNH THÀNH & PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÀ CÔNG TÁC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG (31)
      • 1.2.1. Khái quát lịch sử hình thành và phát triển du lịch (31)
      • 1.2.2. Khái quát lịch sử hình thành và phát triển công tác bảo vệ môi trường (36)
  • Chương 2.................................................................................................................44 (46)
    • 2.1. DỰ BÁO VÀ XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH (46)
      • 2.1.1. Dự báo phát triển du lịch trên thế giới và Việt Nam (46)
      • 2.1.2. Xu hướng phát triển du lịch hiện nay (47)
    • 2.2. TÁC ĐỘNG CỦA DU LỊCH ĐẾN MÔI TRƯỜNG (52)
      • 2.2.1. Tác động của du lịch đến môi trường tự nhiên (52)
      • 2.2.2. Tác động của du lịch đến môi trường văn hóa - xã hội (67)
      • 2.2.3. Tác động của du lịch đến kinh tế (75)
  • Chương 3.................................................................................................................82 (83)
    • 3.1. MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN VÀ CÁC HOẠT ĐỘNG DU LỊCH (84)
      • 3.1.1. Các điều kiện và thành phần cơ bản của môi trường tự nhiên và các hoạt động du lịch (84)
      • 3.1.2. Chất lượng môi trường tự nhiên và các hoạt động du lịch (99)
    • 3.2. MÔI TRƯỜNG VĂN HÓA - XÃ HỘI, NHÂN TẠO VÀ CÁC HOẠT ĐỘNG DU LỊCH (104)
      • 3.2.1. Cơ sở hạ tầng và vật chất kĩ thuật (104)
      • 3.2.2. Trình độ phát triển khoa học công nghệ (106)
      • 3.2.3. Thể chế và chính sách (106)
      • 3.2.4. Các yếu tố về lịch sử, văn hóa và xã hội (108)
    • 3.3. TAI BIẾN MÔI TRƯỜNG VÀ DU LỊCH (113)
      • 3.3.1. Khái niệm về tai biến môi trường (113)
      • 3.3.2. Các tác động của tai biến môi trường đến du lịch (115)
    • 3.4. SỨC TẢI VÀ CÁC HOẠT ĐỘNG DU LỊCH (0)
      • 3.4.1. Khái niệm về sức tải trong du lịch (120)
      • 3.4.2. Phân loại sức tải trong du lịch (121)
      • 3.4.3. Tính toán sức tải (124)
  • Chương 4...............................................................................................................127 (0)
    • 4.1. PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG (129)
      • 4.1.1. Nguồn gốc và khái niệm của PTBV (129)
      • 4.1.2. Ý nghĩa và nội dung của PTBV (131)
    • 4.2. DU LỊCH BỀN VỮNG (132)
      • 4.2.1. Khái niệm (132)
      • 4.2.2. Các nguyên tắc và lĩnh vực ưu tiên phát triển du lịch bền vững (134)
      • 4.2.3. Các chính sách, kĩ thuật và công cụ phát triển du lịch bền vững (137)
      • 4.2.4. Các loại hình du lịch bền vững (157)
    • 4.3. DU LỊCH VIỆT NAM TRÊN CON ĐƯỜNG HỘI NHẬP VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG (173)
      • 4.3.1. Hiện trạng phát triển du lịch Việt Nam (173)
      • 4.3.2. Phát triển du lịch Việt Nam trên quan điểm bền vững và hội nhập (178)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (189)

Nội dung

Chương III MỤC LỤC Lời mở đầu 6 Chương 1 8 CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ DU LỊCH VÀ MÔI TRƯỜNG 8 1 1 LÍ LUẬN CHUNG 8 1 1 1 Du lịch 8 1 1 2 Môi trường 23 1 1 3 Mối quan hệ giữa du lịch và môi trường 29 1 2 KHÁI QUÁ[.]

LÍ LUẬN CHUNG

1.1.1.1 Những quan niệm về " du lịch"

Từ xa xưa trong lịch sử nhân loại, du lịch đã được ghi nhận như một sở thích, một hoạt động nghỉ ngơi tích cực của con người Ngày nay du lịch đã trở thành một nhu cầu không thể thiếu được trong đời sống văn hóa - xã hội và đang phát triển mạnh mẽ thành một ngành kinh tế mũi nhọn ở nhiều quốc gia trên thế giới.

Tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia thuộc Tổ chức Du lịch Thế giới (WTO), sự phát triển ồ ạt của hoạt động du lịch chỉ mới bắt đầu được quan tâm từ những năm trong thập niên 1950 trở lại đây Có thể nói rằng, buổi ban đầu của sự bùng nổ này là do những dòng khách du lịch biển tạo nên Cho đến nay, du lịch nghỉ biển vẫn là dòng du khách chính trên thế giới, chính vì vậy mới hình thành nên khái niệm du lịch 3S với các nghĩa là biển (Sea), cát (Sand), và ánh nắng (Sun) Khi phát hiện ra du lịch là một ngành kinh doanh thu được lợi nhuận cao, nhiều doanh nghiệp du lịch tìm mọi cách đáp ứng tối đa nhu cầu mọi mặt của du khách Một trong những hướng kinh doanh đó là tình dục Khái niệm du lịch 4S ra đời với chữ

S thứ tư có nghĩa là du lịch tình dục (Sextour).

Do vậy, ở nhiều nơi, dưới con mắt của người bản xứ, du khách là những kẻ giàu có đáng ghét, những kẻ đem lại bất hạnh cho dân cư địa phương, đặc biệt là phụ nữ Họ du nhập lối sống không được nhân dân địa phương chấp nhận Nhiều đoàn du khách bị tấn công Đó là một trong những lí do khiến cho du khách quan tâm đến sự an toàn trong du lịch Vì lí do đó, chữ S thứ tư ngày nay còn được hiểu là an toàn hay an ninh (Safety, Security) Nó vừa là yêu cầu của du khách vừa là nhiệm vụ của các nhà cung ứng du lịch.

Hiện nay, biển không còn là điểm đến duy nhất của các chuyến du lịch Ý tưởng của các nhà kinh doanh du lịch là muốn thay thế du lịch 4S bằng du lịch 4T nhằm xóa đi các suy nghĩ không lành mạnh trong các hoạt động du lịch của du khách và của nhà cung ứng du lịch Du lịch (Tourism) 4T bao gồm sự di chuyển(Travel), phương tiện vận chuyển tốt, gây hứng khởi (Transport) về những nơi yên tĩnh, thanh bình (Tranquillity) và có môi trường tự nhiên cũng như xã hội trong sạch (Transparence).

Người Trung Quốc thì cho rằng du lịch bao gồm 5 yếu tố là: thức, trú, hành, lạc, y Đi du lịch là được nếm những món ăn ngon, ở trong những căn phòng tiện nghi, đi lại trên những phương tiện sang trọng, được vui chơi giải trí vui vẻ và có điều kiện mua sắm hàng hóa, quần áo

Thuật ngữ du lịch rất thông dụng, nó bắt nguồn từ tiếng Hi Lạp: Tonos nghĩa là đi một vòng Thuật ngữ này được La tinh hóa thành Turnur và sau đó thành

"Tour" (tiếng Pháp), nghĩa là đi vòng quanh, cuộc dạo chơi, còn Touriste alf người đi dạo chơi Theo Robert Langquar (1980), từ Tourism (du lịch) lần đầu tiên xuất hiện trong tiếng Anh vào khoảng năm 18000 và được quốc tế hóa nên nhiều nước đã sử dụng trực tiếp mà không dịch nghĩa.

Trong tiếng Việt, thuật ngữ du lịch được dịch thông qua tiếng Hán Du có nghĩa là đi chơi, lịch có nghĩa là sự từng trải Tuy nhiên, người Trung Quốc gọi du lịch là du lãm với nghĩa là đi chơi để nâng cao nhận thức.

1.1.1.3 Khái niệm về du lịch

Ngày nay, du lịch đã trở thành một hiện tượng kinh tế-xã hội phổ biến ở các nước phát triển cũng như các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam Tuy nhiên cho đến nay nhận thức về nội dung du lịch vẫn chưa thống nhất Trong thực tế phát triển của ngành du lịch về kinh tế cũng như trong lĩnh vực đào tạo, việc nghiên cứu, thảo luận để đi đến thống nhất một số khái niệm cơ bản trong đó có khái niệm du lịch và du khách là một đòi hỏi cần thiết.

Do hoàn cảnh (thời gian, khu vực) khác nhau, dưới mỗi góc độ nghiên cứu khác nhau, mỗi người có một cách hiểu về du lịch khác nhau Khi điểm lại các công trình nghiên cứu về du lịch, Giáo sư Tiến sĩ Berkener, một chuyên gia có uy tín về du lịch trên thế giới, đã đưa ra nhận xét: "Đối với du lịch, có bao nhiêu tác giả nghiên cứu thì có bấy nhiêu định nghĩa".

Du lịch gắn liền với việc nghỉ ngơi giải trí nhằm hồi phục, nâng cao sức khỏe và khả năng lao động cho con người, nhưng trước hết liên quan mật thiết tới sự di chuyển chỗ ở của họ Vậy "du lịch" là gì? Đầu tiên "du lịch" được hiểu là việc đi lại của từng cá nhân hoặc một nhóm người rời khỏi chỗ ở của mình trong khoảng thời gian ngắn đến các vùng xung quanh để nghỉ ngơi, giải trí hay chữa bệnh Ngày nay, người ta đã thống nhất rằng về cơ bản, tất cả các hoạt động di chuyển của con người ở trong hay ngoài nước trừ việc cư trú chính trị, tìm việc làm và xâm lược đều mang ý nghĩa du lịch.

Liên hiệp quốc (1963) định nghĩa về du lịch như sau:

"Du lịch là tổng hợp các mối quan hệ, hiện tượng và các hoạt động kinh tế bắt nguồn từ các cuộc hành trình và lưu trú của cá nhân hay tập thể ở bên ngoài nơi ở thường xuyên của họ hay ngoài nước họ với mục đích hòa bình Nơi họ đến lưu trú không phải là nơi làm việc của họ".

Theo Pirogiơnic (1985) thì: "Du lịch là một dạng hoạt động của dân cư trong thời gian rỗi liên quan tới sự di chuyển và lưu lại tạm thời bên ngoài nơi cư trú thường xuyên nhằm nghỉ ngơi, chữa bệnh, phát triển thể chất và tinh thần, nâng cao trình độ nhận thức - văn hóa hoặc thể thao kèm theo việc tiêu thụ những giá trị về tự nhiên, kinh tế, văn hóa".

Khi nghiên cứu các định nghĩa khác về du lịch, chúng ta có thể nhận thấy sự biến đổi trong nhận thức về nội dung thuật ngữ du lịch Có người cho rằng du lịch là một hiện tượng xã hội (hiểu theo nghĩa từ đơn giản đến phức tạp), người khác lại cho rằng đây phải là một hoạt động kinh tế Chúng ta biết rằng, trong thực tế cuộc sống, do sự phát triển của xã hội và nhận thức, các từ ngữ thường có khá nhiều nghĩa, đôi khi trái ngược nhau Như vậy, cố gắng giải thích đơn vị từ đa nghĩa bằng cách gộp các nội dung khác nhau vào một định nghĩa sẽ làm cho khái niệm trở nên khó hiểu và không rõ ràng Dựa theo cách tiếp cận trên, nên tách thuật ngữ du lịch thành hai phần để định nghĩa nó Du lịch có thể được hiểu như là:

- Sự di chuyển và lưu trú qua đêm tạm thời trong thời gian rảnh rỗi của cá nhân hay tập thể ngoài nơi cư trú nhằm mục đích phục hồi sức khỏe, nâng cao nhận thức về thế giới xung quanh, có hoặc không kèm theo việc tiêu thụ một số giá trị tự nhiên, kinh tế, văn hóa và dịch vụ do các cơ sở chuyên nghiệp cung ứng.

KHÁI QUÁT LỊCH SỬ HÌNH THÀNH & PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÀ CÔNG TÁC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

1.2.1 Khái quát lịch sử hình thành và phát triển du lịch

1.2.1.1 Trên thế giới - những mốc lịch sử và những sự kiện du lịch

Vào thời cổ đại, kể từ năm 776 trước Công nguyên, hàng ngàn, hàng vạn người từ nhiều nước đền tham gia hoặc xem các cuộc tranh tài tại đại hội Ôlympic thể thao làm xuất hiện loại hình du lịch thể thao Xung quanh những khu vực thi đấu, người ta đã xây dựng nhiều cơ sở để phục vụ ăn nghỉ, vui chơi cho các vận động viên và khán giả Nhiều nơi đã được xây dựng thành làng Ôlympic, làng thể thao với đầy đủ các điều kiện về ăn uống, nghỉ ngơi, vui chơi giải trí cho hàng ngàn người.

Vào thời kì Trung đại, đạo Thiên Chúa đã trở thành một lực lượng lớn mạnh ở châu Âu và trở thành tư tưởng thống soái, do vậy du lịch tôn giáo rất phát triển. Trong thời kì này xuất hiện những chuyến viễn du dài ngày đầu tiên của loài người của Marco Polo, Afanasi Nikitin, Christopher Columbus, Vasco de Gâm , đặc biệt là hành trình của Magenllan có ý nghĩa đối với sự phát triển du lịch ở hai khía cạnh Thứ nhất, những chuyến đi kể trên đã để lại kinh nghiệm quý báu cho các lớp người kế tiếp Thứ hai là dư âm của chuyến đi đã kích thích óc tò mò và sự ham muốn của nhiều người, mở đường cho các chuyến đi xa về sau.

Trong thời kì cận đại, du lịch bước sang một trang mới Vào 1768, James Watt đã chế tạo ra động cơ hơi nước đầu tiên tác động kép với vòng quay liên tục, có hiệu suất kinh tế cao, mở ra một chân trời mới cho ngành vận chuyển.

Vào năm 1815 xuất hiện du lịch tham quan bằng tàu thủy trên tuyến Manchester và London Bridge Đường sắt được xây dựng năm 1825 và đến năm

1830, tuyến tàu hỏa chở khách đầu tiên nối Liverpool và Manchester được khánh thành.

Năm 1841, cuộc du hành tập thể đầu tiên ở Anh do Thomas Cook tổ chức đi bằng tàu hỏa đã đánh dấu một bước phát triển mới trong ngành kinh doanh du lịch. Chuyến đi này gồm 570 đại biểu đi dự hội nghị, họ được phục vụ ca nhạc, các món ăn nhẹ và nước trà Sau chuyến đi, Thomas Cook đã đúc kết một kinh nghiệm là việc tổ chức các chuyến đi du lịch tập thể mang lại nguồn thu nhập cao.

Một năm sau, vào năm 1842 Thomas Cook thành lập văn phòng du lịch đầu tiên ở Anh nhằm tổ chức cho người Anh đi du lịch trong nước và nước ngoài Từ đó đã hình thành và phát triển một hoạt động kinh doanh mới trong du lịch - hoạt động lữ hành - có chức năng làm cầu nối giữa khách du lịch và đơn vị trực tiếp kinh doanh du lịch.

Vào giữa thế kỷ XIX, du lịch nghỉ núi, nghỉ biển bắt đầu được phát triển. Giới quý tộc và thực dân đã tìm đến những vùng biển, vùng núi có phong cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp, khí hậu trong lành, không gian yên tĩnh để xây dựng các biệt thự làm nơi nghỉ dưỡng trong ngày hè nóng nực.

Năm 1877, các chuyến đi du lịch bằng tàu biển bắt đầu được tổ chức Chiếc tàu biển mang tên "Cvaker City" cùng với 60 du khách đã thực hiện một chuyến du hành 5 tháng Cũng trong thời gian đó, khách du lịch Mỹ đến châu Âu tăng rất nhanh, số lượng du khách Đức cũng tăng đáng kể Tại cuộc triển lãm thế giới tổ chức tại Pari năm 1878, Thomas Cook cũng đã tổ chức một chuyến du lịch cho

Năm 1880, vùng biển phía Nam nước Pháp có một bước nhảy vọt trong việc xây dựng các khách sạn hiện đại Thành phố Nice trở thành trung tâm du lịch nghỉ biển quan trọng Cũng trong thời gian này, ở các vùng núi của Thụy Sĩ, Pháp, Áo , nhiều khách sạn hiện đại được xây dựng để đón tiếp những du khách ưa thích phong cảnh thiên nhiên vùng núi cao.

Cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, công nghiệp ô tô đã đạt được những thành tựu nhất định Năm 1885, một kĩ sư người Đức là Benz đã sáng chế ra ô tô đầu tiên và 5 năm sau, công nghiệp ô tô ra đời góp phần đáng kể cho việc thu hút và vận chuyển du khách Số người sử dụng xe hơi làm phương tiện đi du lịch ngày càng tăng.

Nếu tô tô, tàu hỏa ra đời vào những năm cuối của thế kỉ XIX thì những năm đầu của thế kỉ XX người ta đã sáng chế ra máy bay Có thể nói đây là loại phương tiện vận tải đặc trưng của thời kì này Việc hai anh em nhà Wright cho ra đời chiếc

"máy bay" đầu tiên vào năm 1903 đã hứa hẹn một tương lai phát triển cho du lịch. Rất nhanh chóng, năm 1919 Thomas Cook đã tổ chức những chuyến du lịch đầu tiên bằng máy bay cho du khách Năm 1958, chiếc Boing 747 đầu tiên ra đời Cũng trong năm này ngành hàng không thế giới đã hạ giá vé cho phù hợp đông đảo hành khách.

Cho đến Chiến tranh thế giới thứ nhất, du lịch quốc tế đã đạt những tiến bộ đáng kể Tuy nhiên trong những năm chiến tranh, du lịch quốc tế hầu như bị tê liệt.

Về phương diện thông tin liên lạc, thời kì này con người đã phát minh ra các phương tiện truyền tin không gian như điện tín (1876), điện thoại (1884), radio (1895).

Trong những năm giữa hai cuộc chiến tranh, các khu du lịch nghỉ biển được phục hồi và phát triển nhanh chóng, đặc biệt là ở Pháp, Italia, Tây Ban Nha, Hi Lạp, Anh, Đức Ở những nước này đã thành lập những cơ quan nhà nước về du lịch và một vài nước đã thành lập Bộ Du lịch.

Liên minh quốc tế của các tổ chức du lịch chính thức (IUOTO) được thành lập năm 1925 tại Hà Lan.

Trong Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945), các hoạt động kinh doanh du lịch quốc tế hầu như bị đình trệ Cơ sở hạ tầng - cơ sở vật chất kĩ thuật phần thì bị phá hủy, phần thì bị biến thành cơ sở phục vụ cho chiến tranh.

Vào những năm đầu sau chiến tranh, du lịch quốc tế được phục hồi rất chậm bởi vì các nước đang bước vào giai đoạn hàn gắn vết thương chiến tranh và khôi phục kinh tế đất nước.

Năm 1963, diễn ra Hội nghị Liên Hiệp Quốc về du lịch tại Roma.

Năm 1967, Liên Hiệp Quốc đã đưa ra chủ đề: "Du lịch quốc tế là giấy thông hành của hòa bình".

DỰ BÁO VÀ XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH

2.1.1 Dự báo phát triển du lịch trên thế giới và Việt Nam

Trong ấn phẩm Tourism 2020 Vision, Tổ chức Du lịch Thế giới (WTO) đã đưa ra các dự báo về sự phát triển ngành du lịch thế giới trong 20 năm đầu của thế kỉ XXI Trong tài liệu này, năm 1995 được lấy là năm cơ sở để tính toán, so sánh và dự báo cho các năm tiếp theo như ở bảng 2.1.

Bảng 2.1 Dự báo lượng khách du lịch đến năm 2020 (triệu lượt khách)

Năm cơ sở để tính Năm dự báo

Tỉ lệ % tăng trưởng TB hàng năm

Như vậy, dự báo của WTO cho đến năm 2020 được diễn giải như sau:

- Tốc độ tăng trưởng trung bình của du lịch thế giới là 4,1% và lượng khách du lịch quốc tế sẽ đạt tới con số 1,56 tỉ lượt người vào năm 2020 Trong đó châu Âu sẽ có 717 triệu lượt khách du lịch, chiếm vị trí hàng đầu khi so sánh giữa các châu lục; châu Á - Thái Bình Dương đứng thứ hai với khoảng 397 triệu lượt; châu

Mĩ đứng thứ ba với khoảng 282 triệu lượt.

- Bắc Á - Thái Bình Dương, châu Phi, và Nam Á được dự báo có mức tăng trưởng du lịch khoảng 5%/năm, cao hơn mức trung bình của toàn thế giới Châu Âu và châu Mĩ sẽ có chỉ số tăng trưởng thấp hơn chỉ số trung bình 4,1% nêu trên.

- Châu Âu tiếp tục duy trì thị phần khách du lịch cao nhất thế giới, dù cho có giảm từ 59,8% vào năm 1995 xuống còn 45,9% vào năm 2020.

Ngày 11 tháng 04 năm 2005, khi phân tích hoạt động du lịch và lữ hành, Hội đồng Du lịch và Lữ hành Thế giới (WTTC) đã công bố Báo cáo Dự báo du lịch cho 174 nước tại Hội nghị cấp cao về du lịch và lữ hành toàn cầu lần thứ V họp ở New Dehli - Ấn Độ:

- 10 quốc gia sẽ tăng trưởng du lịch mạnh nhất là: 1 Montenegro (9,9%) 2.

Trung Quốc (9,2%) 3 Ấn Độ (8,6%) 4 Reunion (8,3%) 5 Croattia (7,8%) 6. Sudan (7,7%) 7 Việt Nam (7,7%) 8 Lào (7,6%) 9 Cộng hòa Séc (7,5%) 10. Guadeloupe (7,2%).

- Dự báo tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm của du lịch và lữ hành thế giới từ 2006 - 2015 là 4,6% với doanh số dự kiến đạt 6.201,49 tỉ USD, tương đương 10,6% tổng GDP toàn cầu.

Như vậy, mức tăng trưởng của ngành du lịch của Việt Nam cũng được dự báo sẽ duy trì ở mức 7,7% Theo quy hoạch phát triển du lịch Việt Nam, cần phải đáp ứng yêu cầu đón tiếp khoảng 9 triệu du khách quốc tế và 25 triệu du khách nội địa vào năm 2010.

2.1.2 Xu hướng phát triển du lịch hiện nay

2.1.2.1 Gia tăng nhanh chóng về số lượng

Trong thời kì hiện đại, số lượng khách du lịch ra nước ngoài tăng nhanh. Những yếu tố được coi là những nguyên nhân chính ảnh hưởng đến sự tăng trưởng này là mức sống của người dân, giá cả các dịch vụ hạ hơn trong khi mức thu nhập của họ lại tăng dần Mặt khác cơ sở vật chất kĩ thuật du lịch như lưu trú, vận chuyển ngày càng thuận tiện và thoải mái hơn Trong lúc đó, tại nơi ở thường xuyên của du khách, mức độ ô nhiễm môi trường ngày càng trầm trọng đã trở thành một yếu tố quan trọng thúc đẩy họ đi du lịch. Điều kiện sống của nhân dân là nhân tố quan trọng để phát triển du lịch Nó được hình thành nhờ việc tăng thu nhập thực tế và cải thiện điều kiện sinh hoạt, nâng cao khẩu phần ăn uống, phát triển đầy đủ mạng lưới y tế, văn hóa, giáo dục. Thu nhập tăng thì nhu cầu du lịch và chi phí cho du lịch tăng nhanh Thu nhập càng cao, càng nhiều gia đình đi du lịch. Để có thể đi du lịch và thực hiện tiêu dùng du lịch, con người phải có điều kiện vật chất đầy đủ Đó là điều kiện cần thiết để biến nhu cầu du lịch nói chung thành nhu cầu du lịch (nhu cầu có khả năng chi trả) Do vậy phúc lợi vật chất của nhân dân là điều kiện có ý nghĩa quyết định trong sự phát triển du lịch Nhiều công trình nghiên cứu đều cho thấy rằng khi thu nhập du lịch tăng lên thì nhu cầu du lịch cũng gia tăng, hoặc những người có thu nhập cao thì đi du lịch nhiều hơn.

Giáo dục là nhân tố kích thích du lịch Trình độ giáo dục được nâng cao thì nhu cầu du lịch sẽ tăng lên rõ rệt, sự ham hiểu biết và mong muốn tìm hiểu cũng tăng lên và trong nhân dân, thói quen đi du lịch sẽ hình thành ngày càng rõ Ở Liên

Xô cũ, người ta đã tổng kết được rằng trình độ văn hóa tăng lên thì số người nghỉ tại nhà giảm đi Cụ thể là từ 36% trong số những người có trình độ sơ cấp xuống còn 28% ở những người có trình độ trung cấp và 7% ở những người có trình độ cao cấp Những kết quả điều tra ở Mĩ cũng tương tự, những gia đình mà người chủ gia đình có trình độ văn hóa càng cao thì tỉ lệ đi du lịch càng lớn Giáo dục có liên quan chặt chẽ với thu nhập và nghề nghiệp Tuy còn có một số trường hợp ngoại lệ, song về cơ bản là như vậy Những người có trình độ giáo dục cao sẽ có nghề nghiệp phù hợp với mức thu nhập cao.

Sự tập trung dân cư vào các thành phố, sự gia tăng dân số, tăng mật độ dân cư, sự thay đổi cấu trúc, độ dài tuổi thọ đều có liên quan mật thiết với sự phát triển du lịch.

Con người không thể đi du lịch nếu không có thời gian Do vậy thời gian rỗi là điều kiện tất yếu cần thiết để có thể tham gia vào hoạt động du lịch Thời gian rỗi của người dân ở từng nước được quy định trong luật lao động hoặc theo hợp đồng lao động kí kết.

Thời gian rỗi có thể tăng lên nếu con người nếu sử dụng hợp lí quỹ thời gian của mình và có chế độ lao động hợp lí Thời gian rỗi còn tăng được bằng cách giảm thời gian của các công việc khác ngoài giờ làm việc Nếu như trước đây (giống như ở các nước đang phát triển ngày nay) người ta phải dành trung bình 1/3 đến 1/2 thời gian vào việc bếp núc và các việc vặt trong gia đình như dọn dẹp, giặt giũ thì ở các nước công nghiệp việc này chỉ chiếm 1 đến 2 giờ một ngày.

Xu hướng chung trong điều kiện phát triển hiện nay là giảm bớt thời gian làm việc và tăng thời gian nhàn rỗi Nhiều nước trên thế giới (trong đó có Việt Nam) đã chuyển sang chế độ làm việc 5 ngày một tuần Điều đó góp phần làm cho một số du khách gia tăng đáng kể. Đô thị hóa tạo nên một lối sống đặc biệt - lối sống thành thị Đô thị hóa làm hình thành các thành phố lớn và các cụm thành phố Quá trình đô thị hóa đã thúc đẩy quá trình cải thiện điều kiện vật chất và văn hóa cho nhân dân, làm thay đổi tâm lí và hành vi của con người Khi nhận xét ý nghĩa tích cực của quá trình đô thị hóa, Lênin đã chỉ ra rằng nhận xét ý nghĩa tích cực của quá trình đô thị hóa, Lênin đã chỉ ra rằng sự di chuyển dân cư từ nông thôn vào thành phố đã cuốn họ vào một cuộc sống xã hội hiện đại, "nâng cao trình độ và nhận thức của họ, tạo cho họ những thói quen và nhu cầu văn hóa". Đồng thời, quá trình đô thị hóa còn dẫn tới sự thay đổi điều kiện tự nhiên, tách con người ra khỏi môi trường tự nhiên bao quanh, làm thay đổi điều kiện khí hậu, bầu khí quyển và những điều kiện tự nhiên khác.

Trong nhiều trường hợp, quá trình đô thị hóa làm giảm chất lượng môi trường, có ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của con người Mật độ dân số cao, lượng thông tin quá nhiều, tần số tiếp xúc lớn, giao thông đi lại nhộn nhịp, ách tắc là những nguyên nhân gây ra sự căng thẳng thần kinh.

Những tác động tiêu cực của quá trình đô thị hóa lại làm tăng nhu cầu nghỉ ngơi du lịch của người dân thành phố Nhiều kết quả nghiên cứu cho thấy rằng nhu cầu du lịch của người dân thành phố hoặc các điểm tập trung dân cư lớn hơn nhiều so với người dân nông thôn Tình trạng làm việc căng thẳng, nạn ô nhiễm môi trường đòi hỏi con người phải nghỉ ngơi, tìm những nơi có môi trường trong lành để thư giãn, phục hồi sức khỏe.

TÁC ĐỘNG CỦA DU LỊCH ĐẾN MÔI TRƯỜNG

2.2.1 Tác động của du lịch đến môi trường tự nhiên

Tác động của các hoạt động du lịch lên môi trường có thể làm thay đổi đặc điểm sử dụng tài nguyên hay các đặc tính của môi trường.

Du lịch góp phần bảo vệ môi trường thông qua:

* Cung cấp nguồn tài chính

- Du lịch góp phần bảo vệ các khu vực nhạy cảm về môi trường thông qua việc cung cấp nguồn tài chính Thu nhập từ vé vào các công viên có thể được dùng để chi trả cho việc bảo vệ và quản lí các hệ sinh thái nhạy cảm.

Khung 2.1 Du lịch góp phần bảo tồn đười ươi

Tổ chức tour du lịch Khởi nguồn khám phá (Discovery Initiatives) là một thành viên của tổ chức Tour phát triển du lịch bền vững, hàng năm đã tạo ra nguồn tài chính cho Quỹ bảo vệ đười ươi (Orangutan Foundation) khoảng 45.000 USD.

Số tiền này kiếm được từ 5 nhóm Tour, mỗi nhóm gồm 10 người tổ chức tham quan Vườn Quốc gia Tanjing Putting ở miền Trung Kalimantan Số tiền này tài trợ trực tiếp cho các nhân viên và kiểm lâm của vườn nhằm hỗ trợ cho việc bảo tồn đười ươi con và chăm sóc chúng Đây là nguồn hỗ trợ kinh tế duy nhất để bảo tồn khu vườn này, nơi mà vé vào vườn chỉ 12 xu (pence)/1 ngày.

- Ở một số nơi, chính quyền địa phương thu tiền bằng nhiều cách gián tiếp và có thể áp dụng rộng rãi mà không liên quan đến các khu vườn hoặc khu bảo tồn.

Lệ phí sử dụng, thuế thu nhập, thuế doanh thu hoặc tiền thuê các cơ sở nghỉ ngơi, lệ phí, cấp phép cho các hoạt động săn bắt và đánh cá có thể cung cấp các nguồn tài chính cần thiết để quản lí các nguồn tài nguyên thiên nhiên Những nguồn tài chính như thế có thể được sử dụng cho các chương trình và hoạt động bảo tồn nói chung, trả lương cho các nhân viên kiểm lâm và bảo vệ vườn Ví dụ như chính quyền Seychelles ở Ấn Độ Dương đã đưa ra mức thuế 90USD cho du khách đến Seychelles Thu nhập đó được sử dụng để bảo vệ môi trường và cải thiện cơ sở vật chất du lịch (UNEP, 1999).

* Gia tăng nhận thức đối với môi trường

Du lịch có khả năng làm tăng nhận thức của cộng đồng về môi trường khi họ tiếp xúc gần gũi với thiên nhiên và môi trường Sự tiếp xúc này khiến du khách có thể nhận thức đầy đủ các giá trị của thiên nhiên và có những hành vi và hoạt động có ý thức để bảo vệ môi trường Ví dụ như học sinh Honduran từ Thủ đô Tegucigalpa thường được đưa đến tham quan rừng La Tigra để hiểu rõ về sự đa dạng của rừng mưa. Để phát triển bền vững trong một thời gian dài, du lịch phải kết hợp chặt chẽ các nguyên tắc và các hoạt động tiêu dùng bền vững Tiêu dùng bền vững là tạo ra các sản phẩm tiêu dùng được sản xuất bằng công nghệ sạch, và các dịch vụ, trong đó có dịch vụ du lịch được cung cấp theo phương pháp có thể giảm thiểu tác động vào môi trường Du lịch còn đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp các thông tin môi trường và làm tăng nhận thức cho du khách về những hậu quả môi trường do hoạt động của họ gây ra Các định hướng cho khách du lịch và những hoạt động kinh doanh sử dụng những hàng hóa và dịch vụ mà được sản xuất và cung cấp theo phương pháp bền vững về môi trường, từ khâu bắt đầu cho đến khi kết thúc, sẽ có những tác động tích cực đối với môi trường toàn cầu.

* Bảo vệ và gìn giữ môi trường

Du lịch góp phần rất lớn vào việc bảo vệ môi trường, gìn giữ và bảo tồn đa dạng sinh học và sử dụng bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên Nhờ sự hấp dẫn đối với du khách mà các khu rừng tự nhiên hoặc nguyên sinh có giá trị đều được bảo vệ và quy hoạch thành các vườn quốc gia hoặc các khu bảo tồn thiên nhiên. Ở Hawaii, có những luật lệ và quy định được ban hành để bảo tồn rừng mưa Hawaii và bảo vệ các loài bản địa Các rạn san hô xung quanh các đảo và sinh vật biển thông qua đó cũng được bảo vệ Hiện nay, Hawaii đã trở thành trung tâm quốc tế nghiên cứu về các hệ sinh thái Sự phát triển của du lịch trên các đảo cũng là động cơ chủ yếu để duy trì các hoạt động bảo vệ và nghiên cứu về môi trường.

Grupo Punta Cana, một khu du lịch nổi tiếng của nước Cộng hòa Dominica, đã đưa ra một hình thức phát triển du lịch cao cấp kết hợp với bảo tồn Khu du lịch này được xây dựng để thu hút các du khách tầng lớp thượng lưu đến giải trí trong khi vẫn bảo vệ tốt môi trường ở Punta Cana Các nhà thiết kế đã dành riêng 10.000 ha đất đai (tương đương với 24.700 mẫu Anh) để bảo tồn thiên nhiên và trồng các loài cây ăn trái bản địa Khu bảo tồn thiên nhiên Punta Cana có 11 suối nước ngọt được bao bọc bởi khu rừng á nhiệt đới với nhiều loài động thực vật quý hiếm vùngCaribe đang tồn tại ở trạng thái tự nhiên Du khách có thể khám phá thế giới các loài chim, các loài thực vật vùng Caribe và "con đường thiên nhiên" dẫn ra biển qua rừng ngập mặn, đầm phá Khu sinh thái Punta Cana đã khôi phục được rừng ở một số nơi cần được bảo vệ, những nơi mà trước đây cây gụ bản địa và những loài cây khác bị khai thác Một số chính sách bảo vệ môi trường khác cũng đã ảnh hưởng tích cực đến khu du lịch này như các chương trình bảo vệ các dải phòng hộ ven biển và xử lí nước thải để sử dụng tưới cây Các đường lăn bóng của sân gôn được trồng bằng một loại cỏ lai có thể tưới được bằng nước biển Loại cỏ này chỉ cần một nửa lượng phân bón và thuốc trừ sâu so với các loại cỏ thường dùng Khu du lịch này được xây dựng như một phòng thí nghiệm đa dạng sinh học của Đại học Cornell.

Du lịch cũng đã có những ảnh hưởng tích cực đối với những nỗ lực bảo vệ và gìn giữ thiên nhiên, đáng chú ý là ở châu Phi, Nam Mĩ, châu Á, châu Úc và Nam Thái Bình Dương Trước nguy cơ nhiều loài động vật và thực vật đã trở nên tuyệt chủng hoặc có nguy cơ tuyệt chủng, nhiều nước đã thành lập các khu bảo tồn thiên nhiên và ban hành luật nghiêm ngặt để bảo vệ các loài động vật có thể thu hút du khách yêu chuộng thiên nhiên Kết quả là nhiều loài có nguy cơ bị đe dọa trước đây đã bắt đầu được khôi phục.

Khung 2.2 Du lịch góp phần bảo vệ môi trường ở Great Lakes

Những con khỉ núi Gorilla, một trong những loài khi bị đe dọa nhiều nhất thế giới ở vùng Hồ Lớn (Great Lakes) của Uganda, châu Phi đóng một vai trò quan trọng trong đời sống chính trị, kinh tế và sinh thái của vùng Vùng cư trú của loài khỉ này nằm ở biên giới phía Tây Bắc của Rwanda, phía Đông nước Cộng hòa Dân chủ Công Gô và Đông Nam Uganda Bất chấp 10 năm khủng hoảng chính trị và chiến tranh dân sự trong vùng, nhu cầu thu nhập từ du lịch liên quan đến loài khỉ này đã khiến các phe đối lập phải hợp tác với nhau để bảo vệ những con khỉ và môi trường sống của chúng.

Giấy phép theo dõi khỉ Gorilla bao gồm cả lệ phí vào vườn trị giá 250USD, có nghĩa là chỉ với 3 nhóm khỉ được huấn luyện với tổng cộng 38 con có thể tạo ra hơn 3 triệu USD thu nhập/năm, tức là 1 con tạo ra gần 90.000 USD/năm cho Uganda Nguồn thu nhập từ du lịch góp phần thúc đẩy sự phát triển của đất nước, vùng và địa phương Có được nguồn thu nhập từ du lịch như thế này ở những khu rừng nhạy cảm vùng núi châu Phi thì chắc chắn môi trường nguy cấp này sẽ được bảo vệ.

(Nguồn: UNEP Great Apes Survival Project và Discovery Initiatives, 2002)

Du lịch có thể thay đổi những hoạt động gây ảnh hưởng lớn đến môi trường. Minh chứng là Trường Ngôn ngữ Tây Ban Nha Ecoescuela de Espanol được thành lập vào 1996 là một phần trong dự án Bảo tồn quốc tế làng Guatemalan ở San Andres Trường này nằm trong khu bảo tồn sinh quyển Maya, gắn những khóa học ngôn ngữ với các tour sinh thái được hướng dẫn bởi người địa phương Khu bảo tồn này tuyển dụng gần 100 người dân, trong đó có 60% số người được thuê trước đây là khai thác gỗ trái phép, săn bắn và chặt phá, đốt rừng làm rẫy Mỗi năm khu bảo tồn tiếp nhận khoảng 1.800 du khách, phần lớn trong số họ là từ Mĩ và châu Âu Một cuộc khảo sát kĩ lưỡng vào năm 2000 cho thấy, các gia đình được hưởng lợi từ việc kinh doanh du lịch này đã giảm đáng kể hoạt động săn bắn cũng như chặt - đốt rừng lấy đất làm rẫy.

Khung 2.3 Nâng cao nhận thức và tăng thu nhập ở Trung tâm quan sát Đười ươi Bohorok, Inđônêxia.

Quan sát những con đười ươi hoang dã và bán hoang dã trong môi trường sống tự nhiên của chúng là cơ hội để giáo dục môi trường một cách hiệu quả cho một lượng lớn du khách địa phương Để nâng cao kinh nghiệm giáo dục này, một trung tâm đang hoạt động ở Bohorok, phía Bắc Sumatra là trung tâm quan sát đười ươi đã góp phần quan trọng trong việc bảo tồn hệ sinh thái rừng mưa Nhờ phát triển du lịch sinh thái, tất cả mọi khách du lịch đều có được những kinh nghiệm bổ ích và thú vị thông qua việc quan sát những con đười ươi, thiên nhiên và hệ sinh thái rừng mưa nói chung Điều này giúp họ nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của việc bảo tồn rừng mưa Ngoài ra, du lịch còn đem lại nguồn thu nhập chủ yếu cho dân cư địa phương Việc tăng cường sử dụng rừng một cách bền vững sẽ tạo ra những thay đổi tích cực, giảm việc khai thác gỗ, săn bắn và buôn bán sinh vật hoang dã.

(Nguồn: Chương trình bảo tồn Đười ươi Sumatra (UNEP, 2003)

Các tác động tiêu cực chủ yếu của du lịch đến môi trường là việc gây sức ép lên môi trường, tài nguyên thiên nhiên, phá hủy các hệ sinh thái

Du lịch có thể gây ra các hình thức ô nhiễm môi trường giống như bất kì các ngành công nghiệp khác như: khí thải, tiếng ồn, chất thải rắn, nước thải, dầu, các hóa chất thậm chí cả ô nhiễm thẩm mĩ.

MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN VÀ CÁC HOẠT ĐỘNG DU LỊCH

Môi trường tự nhiên trong du lịch là toàn bộ không gian lãnh thổ bao gồm môi trường đất, nước, không khí, các hệ sinh thái, hệ động thực vật trên cạn và dưới nước và các công trình kiến trúc, cảnh quan thiên nhiên nơi tiến hành các hoạt động du lịch.

Môi trường tự nhiên có ý nghĩa rất lớn đối với sự phát triển và đa dạng hóa các hoạt động du lịch, tạo ra tiền đề cho sự phát triển các khu du lịch Nhiều khu du lịch nổi tiếng trên thế giới như Gold Coast và Great Barrier Reef (Úc), Pattaya và Phuket (Thái Lan), Hawaii (Mĩ), Langkawi (Malaysia), Cancun (Mêxicô) và ở Việt Nam như Phong Nha - Kẻ Bàng, Hạ Long - Cát Bà, Tam Đảo, Sa Pa, Đà Lạt là những điểm du lịch dựa trên cơ sở môi trường tự nhiên với những cảnh quan thiên nhiên quyến rũ và đặc sắc Trước hết, các thành phần cơ bản của môi trường tự nhiên là những điều kiện cần thiết cho các hoạt động du lịch Trong nhiều trường hợp cụ thể, một số tính chất của các thành phần này có sức hấp dẫn rất lớn du khách, do vậy chúng được trực tiếp khai thác vào mục đích kinh doanh du lịch. Các điều kiện và thành phần cơ bản của môi trường tự nhiên có tác động đáng kể nhất đối với du lịch có thể kể là vị trí địa lí, địa hình - địa mạo, thời tiết và khí hậu, nước và thủy văn và đa dạng sinh học.

Hình 3.1 Điểm du lịch nổi tiếng ở thị trấn Rugby của bang North Dakota

- nơi đượ xem là trung tâm của Bắc Mĩ

3.1.1 Các điều kiện và thành phần cơ bản của môi trường tự nhiên và các hoạt động du lịch

Khoảng cách từ khu du lịch đến vị trí các thị trường tiềm năng của du lịch như các đô thị lớn, các trung tâm cung cấp khách, các trung tâm trung chuyển khách có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đến sự phát triển của du lịch Theo quy luật chung, các khu du lịch, nhất là những khu vui chơi giải trí, càng gần với các thị trường tiềm năng càng thuận tiện và thu hút nhiều du khách Khoảng cách quá xa của khu du lịch sẽ có ảnh hưởng đến khách ở ba yếu tố chính Thứ nhất, du khách phải trả thêm tiền cho việc đi lại Thứ hai, thời gian lưu lại ở nơi du lịch của du khách bị rút ngắn lại do du khách đã mất nhiều thời gian đi lại Thứ ba, việc đi lại quá xa sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của du khách Đối với những du khách đi du lịch bằng các phương tiện như ô tô, tàu hỏa hay tàu thủy thì ảnh hưởng bất lợi của khoảng cách thể hiện rất rõ nét Ở giai đoạn hiện nay, sự phát triển không ngừng và u hướng giảm giá của ngành hàng không có thể sẽ khắc phục phần nào những bất lợi trên đây đối với khách du lịch và đối với những khu du lịch ở cách xa thị trường tiềm năng.

Tuy nhiên, cũng có các trường hợp ngoại lệ Trong một số trường hợp, khoảng cách lớn lại có sức hấp dẫn đối với một số du khách Họ thường là những người có khả năng thanh toán cao và có tính hiếu kì vì sự tương phản và khác lạ giữa các khu du lịch xa xôi, hiểm trở và vị trí của nguồn cung cấp khách (Trần Đức Thanh, 2003) Các ví dụ minh họa cho sự hấp dẫn này là điểm cực Tây Land's End của nước Anh, núi Kosciuszko và ngọn hải đăng ở Vịnh Bayron sát với điểm cực Tây của Australia Những địa điểm xa xôi cách trở này đều thu hút rất nhiều du khách đến thăm hàng năm Hoặc như thị trấn Rugby của bang North Dakota, nơi được xem như là trung tâm của Bắc Mĩ, mặc dù thị trấn này cách xa trung tâm thành phố nhưng rất nhiều du khách đã dừng lại tại đây để chụp ảnh và sử dụng các dịch vụ trước khi chuyển tiếp sang các điểm du lịch khác.

3.1.1.2 Địa hình - địa mạo Địa hình của một khu vực là sản phẩm của các quá trình địa chất lâu dài, là một thành phần quan trọng của tự nhiên và là nơi diễn ra mọi hoạt động của con người Đối với các hoạt động du lịch, đặc điểm hình thái của địa hình và các dạng đặc biệt của địa hình là những yếu tố quan trọng góp phần tạo nên phong cách và sự đa dạng cảnh quan ở khu vực đó Địa hình của một khu du lịch càng đa dạng, tương phản và độc đáo thì càng có sức hấp dẫn đối với du khách.

Thực tế cho thấy khách du lịch rất ưa thích những nơi có nhiều đồi núi, là những nơi vừa có sự kết hợp của nhiều dạng địa hình thể hiện được vẻ đẹp hùng vĩ và thơ mộng của thiên nhiên, vừa có khí hậu mát mẻ, không khí trong lành Do sự phân cắt của địa hình nên địa hình đồi núi thường có tác động mạnh đến tâm lí khách du lịch dã ngoại, rất thích hợp với các loại hình cắm trại, tham quan Địa hình vùng đồi thường cũng là nơi có chứa nhiều di tích khảo cổ và tài nguyên văn hóa, lịch sử độc đáo, tạo khả năng phát triển loại hình du lịch và tham quan theo chuyên đề (Nguyễn Minh Tuệ, 1999) Trong khi đó, địa hình vùng núi lại rất thuận lợi cho việc tổ chức các loại hình thể thao mùa đông như trượt tuyết, các môn thể thao mùa hè như leo núi Trên thế giới, các vùng núi cao có vẻ đẹp ấn tượng và hùng vĩ như dãy núi Anpơ ở châu Âu, Rockies ở Bắc Mĩ, Himalaya ở châu Á, Andes ở Nam Mĩ, Atlas ở châu Phi là những địa điểm có địa hình hiểm trở nhưng thu hút nhiều du khách Nhờ có giá trị thẩm mĩ cao gắn liền với văn hóa và tôn giáo mà nhiều vùng núi cũng đã trở thành một giá trị biểu tượng đặc sắc gắn liền với địa điểm du lịch Núi đá đỏ Uluru, một biểu tượng nổi tiếng của miền Bắc Australia, là một điển hình rõ nét nhất Ngoài ra còn có một số địa danh nổi tiếng khác như đỉnh Evơrét ở Nepal, Phú Sĩ ở Nhật Bản, Kilimanzarô ở Tanzania

Hình 3.2 Núi Phú Sĩ - Ngọn núi nổi tiếng của Nhật bản Hình 3.3 Núi đá đỏ Uluru, biểu tượng nổi tiếng của miền Bắc nước Úci Ở nước ta, các vùng núi và cao nguyên có phong cảnh đẹp đã được phát triển và khai thác phục vụ cho mục đích du lịch như cao nguyên Lâm Viên (Lâm Đồng), sa Pa, Bắc Hà (Lào Cai), Tam Đảo (Vĩnh Phúc), Ba Vì (Hà Tây) Đặc biệt nhất là Đà Lạt và Sa Pa ở độ cao trên 1.500m được mệnh danh là những "thành phố trong sương mù" với nhiều sắc thái vùng ôn đới đã được xây dựng thành điểm tham quan, du lịch và nghỉ mát cách đây trên 100 năm Cao nguyên Bắc Hà, các núi Ba Vì, Mẫu Sơn, Bạch Mã, Bà Nà cũng là những điểm du lịch nổi tiếng, hứa hẹn nhiều triển vọng tốt đẹp.

Trong các loại địa hình, kiểu địa hình karstơ (đá vôi) có giá trị đặc biệt với du lịch Kiểu địa hình karstơ được tạo thành do sự lưu thông của mặt nước hay nước ngầm trong các đá dễ hòa tan (đá vôi, đôlômit, đá phấn, thạch cao, muối mỏ ) Một trong các kiểu địa hình karstơ hấp dẫn nhất đối với khách du lịch chính là karstơ hang động Nhiều hang động rất dài và sâu như hệ thống hang động Flint Mamauth dài 530km ở Mĩ, bang Optimisticceskaya dài 153km ở Ucraina, hang Rescau Jecan Bernard sâu 1535 ở Pháp, hang Sistema de Trave sâu 1380m ở Tây Ban Nha Hiện nay trên thế giới có khoảng trên 650 hang động karst đã được sử dụng cho du lịch, thu hút hàng năm khoảng 15 triệu du khách đến thăm (Nguyễn Minh Tuệ và nnk, 1999).

Nước ta có khoảng 60.000km 2 đá vôi lộ ra trên bề mặt, tập trung chủ yếu từ

16 o vĩ Bắc trở lên và lại nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa nên rất thuận lợi cho quá trình karstơ phát triển Karstơ hầu hết được phát triển trên các loại đá vôi có tuổi và thành phần hóa học khác nhau Cũng như các vùng karstơ khác trên thế giới, ở nước ta có đủ các dạng karstơ trên mặt lẫn các dạng karstơ ngầm (hang, động) có khả năng thu hút du khách.

Hiện nay, qua khảo sát đã phát hiện ra hàng trăm hang động với tổng chiều dài 135km, trong đó tới gần 90% là các hang ngắn và trung bình (có độ dài dưới 100m), còn hơn 10% số hang có độ dài trên 100m Cá hang động lớn tập trung chủ yếu trong khối đá vôi Kẻ Bàng (Quảng Bình) có tổng chiều dài là 73km, Cao Bằng gần 26km, Lạng Sơn hơn 13km, Sơn La trên 12km Hang động ở khối đá vôi Kẻ Bàng tạo thành một hệ thống liên hoàn, tập trung ở thượng nguồn sông Son Chúng phân bố giống như một dòng sông với các nhánh khi thì lộ ra, khi thì đi ngầm trong núi, trong đó hang động dài nhất và đẹp nhất là động Phong Nha (7.729m).

Bảng 3.1 Một số hang động dài nhất ở nước ta

(Theo tài liệu khảo sát đến năm 1997)

Phong Nha Quảng Bình 7.729 83 Ngườm Sập Cao Bằng 2.184 31

Tối Quảng Bình 5.258 80 Rắn Sơn La 1.718 87

Vòm Quảng Bình 5.050 145 Én Quảng Bình 1.645 49

Maze Cave Quảng Bình 3.927 45 Hổ Quảng Bình 1.616 46 Thung Quảng Bình 3.351 133 Rú Moóc Lạng Sơn 1.560 42

Cả Lạng Sơn 3.342 123 Khe Ry Cao Bằng 1.387 120

Cao Bằng 3.248 77 Pitch Cave Quảng Bình 1.075 60

Over Quảng Bình 3.244 103 Pắc Nàng Lạng Sơn 1.071 0 Rục Mòn Quảng Bình 2.836 49 Pygmy Quảng Bình 845 94 Rục Caroon Quảng Bình 2.800 45 Ngườm

(Nguồn: Tuyển tập các công trình khoa học, Trường ĐH Khoa học Tự nhiên, ngành Địa lí, 1998).

Có thể chia các hang động ở Việt Nam thành 3 khu vực chính.

- Ở Đông Bắc, các hang chỉ phát triển theo chiều ngang và ngắn Riêng hang

Cả có chiều dài hơn 3.300m (tính cả ba tầng).

- Ngược lại, ở Tây bắc, các hang phần lớn phát triển theo ciều thẳng đứng và phân bậc rõ rệt.

- Ở Bắc Trường Sơn, các hang hầu như chỉ phát triển theo chiều ngang và hầu hết là theo tuyến chảy của sông hiện nay.

Nhìn chung, hang động nước ta có cấu tạo phức tạp Ở các hang lớn thường có nhiều phòng, nhiều nhánh và được thông ra ngoài bằng nhiều cửa Tuy nhiên, cũng có hang chỉ có một phòng rộng (như hang Dơi ở Hữu Lũng, Lạng Sơn chỉ có một phòng cao 120m, dài 328m và rộng gần 200m) Về các tầng hang động, có ít nhất 5 mức cửa hang ở độ cao khác nhau (Nguyễn Quang Mĩ, Vũ Văn phái, Đặng Văn Bào, 1998).

Các hang động ở nước ta thường nằm ở chân núi và cả ở lưng chừng núi với vẻ đẹp lộng lẫy, tráng lệ và rất kì ảo, có sức hấp dẫn đặc biệt với khách du lịch. Bên cạnh những vẻ đẹp tự nhiên do tạo hóa sinh ra, các hang động còn chứa đựng những di tích khảo cổ học, những di tích lịch sử - văn hóa rất đặc sắc của dân tộc nên càng có giá trị để phát triển du lịch. Ở Việt Nam có 2 công trình thiên nhiên được công nhận là di sản thiên nhiên thế giới đều là các dạng địa hình karst là vịnh Hạ Long (1994) và Phong Nha

- Kẻ Bàng (2003) Hai di sản này đang được khai thác và hàng năm đều đón được một số lượng khách du lịch rất lớn.

Ngoài những kiểu địa hình kể trên, các kiểu địa hình ven bờ như đại dương, biển, sông, hồ cũng là những tài nguyên môi trường tự nhiên có ý nghĩa rất quan trọng đối với du lịch Các kiểu địa hình ven bờ càng có giá trị đối với du lịch nếu có các bãi cát và có thể xây dựng thành những bãi tắm, hoặc có vị trí và địa hình đáy ven bờ thuận lợi và an toàn Địa hình ven bờ có thể được tận dụng phục vụ cho du lịch với nhiều mục đích khác nhau, từ tham quan du lịch theo chuyên đề khoa học, nghỉ ngơi, an dưỡng cho đến tắm biển, thể thao dưới nước Điều này giải thích vì sao hiện nay trên phạm vi toàn thế giới, tỉ lệ khách du lịch hàng năm đổ về các bãi biển không ngừng gia tăng Tuy nhiên, không phải tất cả các loại bờ biển đều được du khách ưa thích Loại bờ biển có nguồn gốc từ sự ăn mòn của đá núi lửa thường tạo ra bãi cát nóng và mặt nước u tối không được ưa thích bằng những bãi biển có nguồn gốc từ đá vôi hay san hô, là những nơi có cát trắng mịn và mặt nước trong xanh, thoáng đãng (Weaver and Lawton, 2001).

Nước ta có đường bờ biển dài hơn 3.260km với khoảng 125 bãi biển, là hạt nhân tiền để hình thành các khu du lịch biển phân bố tương đối đồng đều từ Bắc đến Nam, trong đó có nhiều bãi tắm tốt (nhiều bãi ở dạng sơ khai, chưa bị ô nhiễm) và hệ thống đảo ven bờ từ Quảng Ninh đến Kiên Giang như một chuỗi ngọc viền quanh bờ biển, trong đó có một số đảo có giá trị du lịch.

Từ Móng Cái đến Hà Tiên có hàng loạt bãi tắm đẹp như Trà Cổ, Bãi Cháy, Đồ Sơn, Hải Thịnh, Sầm Sơn, Cửa Lò, Thiên Cầm, Đá Nhảy, Nhật Lệ, Cửa Tùng, Thuận An, Cảnh Dương, Lăng Cô, Non Nước, Mĩ Khê, Sa Huỳnh, Quy Nhơn, Đại Lãnh, Dốc Lết, Nha Trang, Ninh Chữ, Mũi Né, Vũng Tàu, Long Hải, Phước Hải

MÔI TRƯỜNG VĂN HÓA - XÃ HỘI, NHÂN TẠO VÀ CÁC HOẠT ĐỘNG DU LỊCH

3.2.1 Cơ sở hạ tầng và vật chất kĩ thuật

Theo Goeldner cùng các cộng sự (2000), trong du lịch cần phân biệt cơ sở hạ tầng (infrastructure) phục vụ cho đời sống dân cư địa phương và cơ sở vật chất(superstructure) phục vụ cho du khách Cho dù cũng quan trọng đối với du khách nhưng các cơ sở hạ tầng như: giao thông, hệ thống cấp thoát nước, bưu chính viễn thông, các cơ sở thương mại (siêu thị, chợ và các cửa hàng bán lẻ) là những cơ sở phục vụ chủ yếu cho đời sống thường ngày của cư dân địa phương Trong khi đó,những cơ sở vật chất kĩ thuật như khách sạn, nhà hàng, các trung tâm hội nghị, các khu nghỉ mát chủ yếu là để phục vụ du khách.

Mặc dù được xây dựng chủ yếu để phục vụ cho dân cư địa phương nhưng các cơ sở hạ tầng cũng là một nhân tố quan trọng trong phát triển du lịch Sẽ rất không thuận lợi đối với các hoạt động du lịch trong điều kiện cơ sở hạ tầng nghèo nàn, kém phát triển Vai trò của hệ thống cơ sở hạ tầng đối với các hoạt động du lịch thể hiện ở chỗ:

- Tạo điều kiện tiếp cận dễ dàng cho khách du lịch đến khu du lịch,

- Tạo điều kiện thuận lợi trong việc giao tiếp, trao đổi thông tin cho du khách khi họ rời xa nơi cư trú thường xuyên của mình,

- Tạo điều kiện thuận lợi cho các công ty du lịch khai thác các tiềm năng tài nguyên du lịch,

- Cung cấp điện, nước và các nhu cầu không thể thiếu khác cho các hoạt động du lịch. Đối với cơ sở vật chất kĩ thuật bao gồm cơ sở lưu trú và cơ sở dịch vụ du lịch, do mục đích phục vụ cho du khách nên những cơ sở này thường mang tính định hướng cao theo nhu cầu và sở thích của du khách hơn là theo mong muốn của người dân địa phương Những điểm du lịch có các cơ sở lưu trú được thiết kế theo kiến trúc địa phương và hài hòa với cảnh quan môi trường xung quanh thường hấp dẫn khách nhiều hơn là những khách sạn hiện đại mà du khách đã quá quen thuộc ở đất nước của họ Tuy nhiên, cũng cần phải quan tâm đến các tiện nghi và trang trí nội thất bên trong các cơ sở lưu trú để đảm bảo sự thoải mái của du khách khi họ lưu lại tại điểm du lịch.

Các cơ sở và các hoạt động dịch vụ cũng phải thực sự đa dạng để thu hút du khách Một trong những nhân tố quan trọng trong các công ty quảng bá du lịch đưa ra là những hoạt động và dịch vụ mà du khách sẽ có dịp thưởng thức ở một điểm du lịch Các hoạt động và dịch vụ càng đa dạng, điểm du lịch càng hấp dẫn đối với du khách vì họ có nhiều sự lựa chọn Ngoài ra, các vấn đề liên quan như tổ chức quản lí, quy hoạch, nét thẩm mĩ văn hóa trong các cơ sở và hoạt động dịch vụ phải được phát huy tối đa nhằm tôn tạo các giá trị của các điểm di tích, các di sản văn hóa truyền thống và các danh lam thắng cảnh.

Các dịch vụ mua sắm cũng là một hoạt động quan trọng quyết đính ự thành công của một điểm du lịch Yếu tố quan trọng nhất trong dịch vụ mua sắm ở một điểm du lịch chính là sự đa dạng của các sản phẩm địa phương và tính xác thực của chúng Du khách thường ưa chuộng các đồ vật do chính địa phương sản xuất để làm lưu niệm, do vậy một sản phẩm được quảng bá là sản phẩm phải đích thực do địa phương làm ra.

3.2.2 Trình độ phát triển khoa học công nghệ

Trong môi trường nhân văn, khoa học công nghệ là yếu tố xuất hiện muộn nhưng có mức độ ảnh hưởng ngày càng gia tăng đối với các sản phẩm và dịch vụ một điểm du lịch Sự ra đời của máy bay phản lực, các công nghệ tiên tiến về thông tin liên lạc gắn liền với internet đã có ảnh hưởng to lớn đối với du lịch Trình độ phát triển của khoa học công nghệ làm cho thế giới trở nên gần nhau hơn, du khách cảm thấy gần gũi hơn như lúc họ ở nhà Có thể nói rằng sự phát triển nhanh chóng của khoa học công nghệ đã góp phần tạo môi trường thuận lợi cho phát triển du lịch Điều này thể hiện rõ ở một số khía cạnh sau đây:

- Tạo ra khả năng to lớn trong trao đổi thông tin, quảng bá du lịch Ở các nước có ngành du lịch phát triển, công nghệ tin học còn được ứng dụng mạnh mẽ trong giao dịch kinh doanh du lịch, thực hiện nhanh chóng các thủ tục xuất nhập cảnh, quảng cáo, giới thiệu các điểm du lịch và các hoạt động du lịch trên internet

- Tạo ra khả năng phát triển những sản phẩm du lịch hiện đại và hấp dẫn Ở các nước phát triển, khoa học và công nghệ cao đã góp phần hình thành nên những công viên giải trí nhân tạo rất hiện đại, các công viên nước, các thủy cung ngầm dưới mặt đất, các tàu lặn ngắm cảnh dưới biển Những sản phẩm này tạo ra nhiều sức hấp dẫn đặc biệt cho du lịch, góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh và khả năng cạnh tranh của điểm du lịch.

- Tạo điều kiện thuận lợi cho công tác điều tra và nghiên cứu cơ bản về du lịch, góp phần quan trọng vào sự phát triển du lịch.

3.2.3 Thể chế và chính sách

Các yếu tố về thể chế và chính sách thường ít được xem trọng trong hệ thống các chức năng của du lịch Thực tế cho thấy rằng hệ thống chính trị, các văn bản pháp luật như luật đầu tư, luật tài nguyên, luật bảo vệ môi trường, hệ thống tài chính và đặc biệt là các chủ trương, chính sách về phát triển du lịch dài hạn có ảnh hưởng khá lớn đối với khả năng cạnh tranh của một điểm du lịch trên thị trường quốc tế.

Thể chế và chính sách nếu thích hợp và kịp thời sẽ tạo hành lang pháp lí thuận lợi cho sự phát triển của du lịch, đồng thời hướng sự phát triển của du lịch phù hợp với chiến lược, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội chung của đất nước,phù hợp với từng đặc điểm và điều kiện cụ thể của từng giai đoạn (Phạm Trung

Lương, 2000) Ngoài ra, những chính sách mới, linh hoạt với tình hình và xu thế phát triển chung của kinh tế - xã hội cũng góp phần đáng kể vào sự thành bại của các điểm du lịch Ví dụ trong thời kì bị ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính khu vực vào những năm cuối của thập niên 1990, một số nước trong khu vực Đông Nam Á đã đưa ra nhiều biện pháp và chính sách nhằm hạ giá các tour du lịch, đồng thời đẩy mạnh các hoạt động quảng cáo để thu hút khách du lịch trở lại Kết quả rất khả quan cho thấy những chiến lược và chính sách phù hợp sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho du lịch phát triển, thậmc hí trong những điều kiện khó khăn nhất.

Khung 3.6 Du lịch Thái Lan vượt qua suy thoái bằng các chính sách thích hợp

Sau chiến tranh vùng Vịnh 1991, du lịch Thái Lan tăng trưởng mạnh và liên tục, với số lượng khách quốc tế tăng gấp đôi, từ 5 triệu lên đến 10,8 triệu lượt khách trong năm 2002 Cũng trong năm 2002, tổng thu nhập của ngành du lịch đạt doanh thu cao nhất, chiếm 6% tổng GDP của Thái Lan Tuy nhiên, năm 2003 được coi là năm tồi tệ nhất trong lịch sử ngành du lịch Thái Lan Cuộc chiến tranh ở Iraq và sự bùng nổ nạn dịch SARS chính là "hoạn nạn kép" Lần đầu tiên trong vòng 12 năm, ngành công nghiệp không khói phải chứng kiến sự sụt giảm thảm hại về số lượng khách du lịch và một khoản lỗ khổng lồ 40 tỉ bath Lượng khách trong tháng 4/2003 giảm 46%, chỉ còn 320.000 lượt khách Đầu tháng 5/2003 số lượng khách tiếp tục giảm 55% và sự sụt giảm này trong năm 2003 vẫn chưa thấy điểm dừng. Để vượt qua thời kì suy thoái, rất nhiều những biện pháp được chính phủ đưa ra như tăng cường quảng bá tại nước ngoài, giảm các giá trị dịch vụ liên quan đến du lịch như giá vé máy bay, dịch vụ khách sạn và lữ hành Ấn tượng hơn cả là việc Thủ tướng Thaksin Shinawatra đã cam kết sẽ trao 100.000 USD cho bất kì khách du lịch quốc tế nào chứng minh được rằng mình bị nhiễm SARS tại Thái Lan Đây là động thái nhằm xây dựng lòng tin của khách du lịch và tạo hình ảnh đẹp về Thái Lan đối với thế giới Ngoài ra, Bộ Thể thao và Du lịch cũng đầu tư

193 triệu baht để quảng bá một hình ảnh đất nước Thái Lan không còn nạn dịch SARS đồng thời với chiến dịch "Nụ cười Thái và hơn thế nữa" để thu hút thêm khách du lịch quốc tế đến nước này.

Những biện pháp "kích cầu" bạo dạn chưa từng có cũng được các doanh nghiệp tư nhân áp dụng như đưa ra mức giá 500 baht/đêm tại một số các khách sạn trong nước, hay giảm giá 30 - 80% của các đại lí du lịch và khách sạn Ngay cả những khách sạn sang trọng đạt tiêu chuẩn quốc tế như Grant Hiatt Erawan cũng đã đưa ra chương trình khuyến mãi đặc biệt hấp dẫn để thu hút các du khách trong và ngoài nước Hãng Hàng không Thái Lan (Thai Airways) và các hãng hàng không tư nhân thì giảm 25% giá vé.

Mềm có nhưng rắn cũng có Một vài biện pháp mạnh cũng đã được chính phủ áp dụng Khách du lịch đến từ Trung Quốc đại lục, Hongkong, Đài Loan, Singapore và Việt Nam phải đeo khẩu trang vào mọi lúc và khẩu trang sẽ được phát tại nơi nhập cảnh Nếu không, du khách sẽ phải nhận hình phạt 6 tháng tù, và/ hoặc khoản tiền 10.000 baht (tương đương 233,4 USD) Trước khi nhập cảnh vào Thái Lan, du khách còn phải qua sự kiểm tra của bác sĩ Nếu du khách có biểu hiện của bệnh sẽ bị trục xuất ngay lập tức.

TAI BIẾN MÔI TRƯỜNG VÀ DU LỊCH

Ngoài tính chuyên nghiệp của một điểm du lịch trong việc cung cấp các dịch vụ, du khách còn đòi hỏi một sự lành mạnh và an toàn về môi trường của nơi mình sẽ đến Tuy nhiên, các điểm du lịch lại thường nằm ở những khu vực nhạy cảm, dễ bị ảnh hưởng của các tai biến môi trường, đặc biệt là những vùng ven biển, các lưu vực sông và các vùng núi Nếu tai biến môi trường xảy ra ở những khu vực này thì hình ảnh của điểm du lịch chắc chắn bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

3.3.1 Khái niệm về tai biến môi trường

Theo Luật Bảo vệ Môi trường của Việt Nam, tai biến môi trường "là các sự cố hoặc do rủi ro xảy ra trong quá trình hoạt động của con người, hoặc do biến đổi bất thường của thiên nhiên, gây suy thoái môi trường nghiêm trọng" Tai biến môi trường có thể xảy ra trên phạm vi toàn cầu (sự biến đổi khí hậu toàn cầu, sự suy thoái tầng ôzôn ) hay ở từng khu vực (cháy rừng, lốc, lũ lụt ) Tai biến môi trường thường gây nên nhiều tác động tiêu cực đến toàn bộ nền kinh tế xã hội của các quốc gia bị ảnh hưởng, trong đó có du lịch Theo Lê Văn Khoa (2001), các tai biến môi trường thường do ba nguyên nhân sau đây gây ra:

- Quá trình tự nhiên như hạn hán, lũ lụt, động đất,

- Hoạt động của con người như khai thác quá mức, xả thải chất ô nhiễm, can thiệp một cách thô bạo vào các hệ sinh thái,

- Hỗn hợp của các hoạt động của con người và quá trình tự nhiên.

Tai biến môi trường được gọi là thiên tai nếu nguyên nhân là do quá trình tự nhiên và thường được coi là bất khả kháng, ví dụ như động đất, lũ lụt, núi lửa, bão tuyết Các thiên tai này có thể gây ra tai biến thứ cấp, ví dụ như sóng thần thường xảy ra theo sau động đất, các vụ trượt lở đất xảy ra sau lũ lụt

Tai biến môi trường gây ra những thiệt hại nghiêm trọng được gọi là thảm họa môi trường Ví dụ như sự cố nhà máy điện hạt nhân ở Trecnôbưn, Ucraina vào năm 1986, lốc lớn kèm theo lũ lụt ở Bănglađét năm 1991, trận động đất ở Kôbê Nhật Bản vào năm 1995 đều được coi là những thảm họa môi trường do những hậu quả rất nghiêm trọng chúng gây ra đối với con người và môi trường.

Tai biến môi trường được gọi là sự cố môi trường nếu do hoạt động con người gây ra, ví dụ như rò rỉ chất độc nhà máy hóa chất công nghiệp ở Bhopal, Ấn Độ, các sự cố cháy nổ do sơ ý, các tác động lâu dài của biển nạp di truyền

Ngoài những loại tai biến môi trường trên đây, Hiệp hội Địa lí Mĩ còn đưa ra khái niệm tai biến môi trường xã hội và tai biến môi trường mang tính chất thường xuyên hay toàn cầu Tai biến môi trường xã hội bắt nguồn từ các xung đột trong xã hội như xung đột giữa các sắc tộc, chiến tranh giữa các quốc gia, các tôn giáo Những xung đột này cũng gây ra nhiều tác động nghiêm trọng đến du lịch do ảnh hưởng đến an ninh và trật tự xã hội Tai biến môi trường mang tính chất thường xuyên hay toàn cầu là những tai biến bắt nguồn từ những vấn nạn mang tính toàn cầu như sự biến đổi khí hậu, hay từ những vấn nạn mang tính chất kinh niên như nghèo đói, suy thoái môi trường

Khung 3.8 Phân loại các tai biến môi trường theo Hiệp hội Địa lí Mĩ

I Tai biên thiên nhiên nghiêm trọng (Extreme Natural Events)

Thủy văn Hạn hán, lũ thường, lũ quét

Khí quyển Cuồng phong, bão nhiệt đới, lốc xoáy

Nhóm địa vật lí Địa chấn Động đất, sóng thần, núi lửa Địa mạo Trượt lở đất

II Tai biến thiên nhiên thông thường (Common Natural Events)

Nhóm khí tượng Lốc gió và bụi, thời tiết khắc nghiệt (quá nóng, quá lạnh), hạn hán, xói mòn ven biển

Nhóm địa vật lí Tuyết lở, sụt đất, xói mòn ven biển

III Sự cố sinh học (Biologic Agents)

Dịch bệnh SIDA, cúm, dịch tả, Ebola, Sars Địch hại Thỏ, mối mọt, châu chấu, ong

Các mối đe dọa khác Các biến nạp di truyền, công nghệ sinh học

IV Sự cố về kĩ thuật (Technological Hazards)

Các tai biến nghiêm trọng

Các sự cố hạt nhân, các sự cố nhà máy công nghiệp, vỡ đập

Các tai biến thông thường

Các sự cố về điện, sự rò rỉ các vật liệu độc hại, tràn dầu

V Tai biến xã hội (Social Disruptions)

An ninh xã hội Xung đột sắc tộc, phá rối trật tự, đốt phá đô thị

Khủng bố Khủng bố địa phương và toàn cầu, đánh bom

Chiến tranh Bằng vũ khí thông thường, vũ khí sinh học và hóa học

VI Tai biến mang tính chất thường xuyên hay toàn cầu (Chronic/Globally

Thường xuyên hay toàn cầu

Nóng lên toàn cầu, suy thoái môi trường, biến đổi khí hậu

(Nguồn: Hiệp hội Địa lí Mĩ, 1998)

3.3.2 Các tác động của tai biến môi trường đến du lịch

Bất kì loại tai biến môi trường nào vừa mới kể ra trên đây cũng đều có thể gây ra nhiều thiệt hại nghiêm trọng cho du lịch nếu chúng làm thay đổi các điều kiện tự nhiên, xã hội và làm xáo trộn các hoạt động du lịch Đối với các tai biến thiên nhiên như hạn hán, bão lụt, cháy rừng thường ít tác động đến du lịch hơn so với các trận cuồng phong, trượt lở đất, sóng thần và động đất Tuy nhiên đa số các thiên tai thường tàn phá nhiều cảnh quan đẹp, khu hệ động thực vật, các bãi biển đẹp, các rạn san hô, các khu rừng gắn liền với hình ảnh của khu du lịch.

Tai biến môi trường ngoài việc gây nên những thiệt hại to lớn về kinh tế - xã hội, còn đe dọa tính mạng của khách du lịch, làm cho họ cảm thấy bất an khi lưu lại điểm du lịch Thực tiễn cho thấy rằng các tai biến xã hội cũng có tác động rất xấu đến du lịch Tai biến xã hội thường có nhiều tác động đến tâm lí của du khách hơn so với các tai biến thiên nhiên, nhất là những tai biến thiên nhiên thông thường Khác với tai biến thiên nhiên thường xảy ra đột ngột và không dự đoán được, các tai biến xã hội thường rõ ràng và dễ nhận thấy trước nên du khách có thể tiên liệu các nguy cơ tiềm ẩn về mặt xã hội ở một khu du lịch để lựa chọn các địa điểm du lịch khác Một đất nước không có các xung đột sắc tộc, chiến tranh cũng như các nguy cơ khủng bố sẽ được các du khách ưu tiên hơn trong sự lựa chọn. Chính vì vậy mà sau vụ khủng bố 11/9/2001, một số quốc gia như Thái Lan đã thêm một yếu tố S của sự an toàn (security) vào trong 3 yếu tố S (Sun, Sand and Sea) để quảng bá cho du lịch.

Như vậy, các tai biến môi trường gây ra nhiều tác động làm giảm chất lượng môi trường du lịch và ảnh hưởng đến sự phát triển của du lịch Vì vậy, cùng với những biện pháp và nỗ lực chung để hạn chế các tai biến môi trường như sự sẵn sàng trong tình trạng đối phó với thiên tai, cũng cần phải có những nghiên cứu đánh giá và quan trắc mang tính khoa học cao nhằm thành lập các bản đồ, sơ đồ phân vùng tai biến, các nguy cơ sự cố nhằm đảm bảo an toàn và hiệu quả trong các hoạt động phát triển du lịch Cũng cần phải có các hệ thống cảnh báo, dự báo sớm các chỉ thị về tai biến để làm cho du khách thực sự yên tâm hơn Ngoài ra, phải luôn coi trọng các vấn đề liên quan đến an ninh và an toàn cho khu du lịch Ngoài lực lượng an ninh khu vực, cũng rất cần thiết để thành lập lực lượng cảnh sát du lịch nhằm đảm bảo thêm sự an toàn về mặt xã hội cho du khách.

Sau đây, chúng ta sẽ xem xét hai nghiên cứu điển hình về các tác động của tai biến môi trường đối với du lịch:

Khung 3.9 Tác động của sự nóng lên toàn cầu đến du lịch

Du lịch là một phần nguyên nhân và cũng là nạn nhân của sự nóng lên toàn cầu Sự phát triển của các hoạt động và dịch vụ du lịch đã xả thải vào khí quyển một lượng khí nhà kính làm cho nhiệt độ trái đất ngày càng gia tăng Theo ước tính của các nhà khoa học, ngành du lịch quốc tế thải ra khoảng 3,4% trong tổng số lượng khí nhà kính có nguồn gốc từ các hoạt động của con người Phần lớn lượng khí thải trong du lịch do giao thông gây ra, trong đó các khí thải từ máy bay chiếm tỉ trọng lớn nhất.

Sự nóng lên toàn cầu đang gây ra nhiều tác hại nghiêm trọng cho ngành du lịch của nhiều khu vực và quốc gia do sự gia tăng mức độ nghiêm trọng và tần suất xuất hiện của các thiên tai như lốc, bão, vòi rồng, lũ lụt Ngành du lịch trên toàn thế giới còn phải đối mặt với các tác động khác do sự nóng lên toàn cầu gây ra như: hạn hán, các dịch bệnh, sự ảnh hưởng của sóng nhiệt lên sức khỏe con người Những ảnh hưởng tiêu cực này có thể làm cho du khách tránh xa những điểm du lịch bị ảnh hưởng nghiêm trọng Ngoài ra, sự biến đổi khí hậu toàn cầu còn gây ra những tác động tiêu cực sau đây đối với du lịch:

Sự gia tăng nhiệt độ và lượng mưa ít sẽ gây ra nhiều thiệt hại đáng kể cho các hệ sinh thái nhạy cảm như rừng mưa nhiệt đới và các rạn san hô Các rạn san hô có nguy cơ bị tẩy trắng khi nhiệt độ nước biển tăng trên 32 o C Do vậy, một số khu du lịch nổi tiếng về san hô như Great Barrier Reef của Australia, các khu rừng mưa nhiệt đới ở nhiều quốc gia sẽ mất đi sự quyến rũ đối với du khách.

Mực nước biển gia tăng do giãn nở vì nhiệt và băng ở hai cực tan ra khi nhiệt độ tăng cao Sự gia tăng này sẽ đe dọa các vùng du lịch biển và ven biển. Hàng ngàn hòn đảo và nhiều thành phố du lịch ven biển xinh đẹp cùng với các cộng đồng và các nền văn hóa có nguy cơ bị nhấn chìm trong nước biển.

Sự nóng lên toàn cầu góp phần làm cho các tác động có hại của El Nino và

La Nina trở nên khốc liệt hơn do các dòng nước biển ở bề mặt bị hâm nóng nhiều hơn Điều này sẽ dẫn đến việc thời tiết sẽ khô hạn hơn, cháy rừng sẽ xảy ra thường xuyên hơn, lũ lụt sẽ khốc liệt hơn ở những khu vực bị ảnh hưởng, nhất là các quốc gia và các khu du lịch nằm ở Thái Bình Dương.

Mùa trượt tuyết ở một số khu du lịch sẽ bị rút ngắn lại do lượng tuyết và thời gian có tuyết ít hơn Điều này sẽ ảnh hưởng đến các hoạt động du lịch thể thao trên tuyết ở một số vùng thuộc dãy Anpơ và ở các khu vực khác.

SỨC TẢI VÀ CÁC HOẠT ĐỘNG DU LỊCH

(Nguồn: Tổng hợp từ Eturbo, News, 2005) Hình 3.8 Sóng thần ở Phuket - Thái Lan, năm 2004

3.4 SỨC THẢI VÀ CÁC HOẠT ĐỘNG DU LỊCH

Sức tải là một thuật ngữ bắt nguồn từ sinh thái học được hình thành vào những năm của thập niên 1950 dưới hình tượng của một bãi chăn thả gia súc. Trong đó, các nhà chăn nuôi cần phải biết rõ số lượng tối đa của gia súc trên một bãi chăn thả vào từng mùa nhất định trong năm là bao nhiêu để bãi chăn thả vẫn luôn ở trong điều kiện đảm bảo sự sinh sống và phát triển của bầy gia súc.

Mặc dù có nguồn gốc từ việc nghiên cứu quần thể động vật, khái niệm về sức tải hiện nay không chỉ đơn thuần là sự tính toán về số lượng các cá thể Cùng với thời gian, khái niệm này được mở rộng và từ đó được áp dụng cho nhiều ngành khoa học khác nhau Trong lĩnh vực dân số, khái niệm sức tải dùng để tính toán số dân mà một khu vực nào đó có thể tiếp nhận và đảm bảo được các điều kiện sống nhất định cho họ.

Khái niệm sức tải liên tục được phát triển như là một công cụ quản lí và hoạch định trong nhiều lĩnh vực nhằm giúp cho các nhà quy hoạch và quản lí xác định các giới hạn của sự thay đổi ở các khu vực Ngoài thuật ngữ sức tải, còn có nhiều khái niệm tương đương khác được sử dụng như: các giới hạn sử dụng (limits to use), giới hạn bền vững (sustainable limit), sở hữu tối đa (maximun occupancy), v.v Tất cả những thuật ngữ này đều minh họa sự cần thiết phải duy trì sự phát triển và các hoạt động ở một mức độ nhất định nào đó nhằm đảm bảo sự bền vững về mặt xã hội lẫn sinh thái.

3.4.1 Khái niệm về sức tải trong du lịch

Trong hai thập kỉ 1960 và 1970, sự quá tải ở nhiều điểm du lịch nổi tiếng trên thế giới đã làm cho các nhà quản lí chấp nhận thuật ngữ sức tải như là một lí thuyết cơ bản trong việc đưa ra các giới hạn sử dụng điểm du lịch Khái niệm về sức tải cũng được sử dụng trong việc quy hoạch phát triển du lịch với quan niệm rằng có một giới hạn về môi trường đối với lượng khách mà một điểm du lịch có thể "tải" được Nếu vượt qua giới hạn này, điểm du lịch sẽ trở nên không bền vững và suy thoái nếu không có các biện pháp cải tiến về môi trường cùng với các chiến lược quản lí thích hợp.

Hovien (1982) cho rằng sức tải là số lượng du khách tối đa mà một điểm du lịch có thể chứa được nhưng không gây ra sự suy thoái môi trường và làm suy giảm sự thỏa mãn nhu cầu của du khách.

Theo Martyn và Uysyal (1990) thì sức tải của một điểm du lịch thường đúng với giả định rằng không sớn thì muộn, ngưỡng của điểm du lịch sẽ đạt đến và sau đó điểm du lịch sẽ trở nên nhàm chán dần đối với du khách.

Năm 1992, WTO và UNEP đưa ra khái niệm tương đối đầy đủ hơn: "Sức tải là khả năng chịu tải về số lượng du khách và sự phát triển của điểm du lịch mà không gây ra các ảnh hưởng có hại cho môi trường và các nguồn tài nguyên của nó, hoặc làm suy giảm chất lượng đáp ứng các yêu cầu và mong muốn của du khách".

Nói tóm lại, sức tải của một điểm du lịch cho thấy rằng có một giới hạn về sự phát triển và các hoạt động diễn ra trong khu vực mà vượt qua giới hạn đó, các dịch vụ trở nên quá tải, du khách sẽ bắt đầu cảm thấy không hài lòng và sự suy thoái môi trường bắt đầu xảy ra.

3.4.2 Phân loại sức tải trong du lịch

Trong ngành du lịch, đã có nhiều cách phân loại sức tải khác nhau Nhìn chung, cần phân biệt 5 loại sức tải chủ yếu như sau:

Sức tải vật lý là ngưỡng giới hạn về không gian mà vượt qua nó điểm du lịch trở nên quá tải Hoặc sức tải vật lí là tổng giá trị sử dụng cho du lịch trên một khoảng không gian đã được xác định, ví dụ như số lượng người tắm trên một mét vuông ở một bãi biển, số lượng người ngủ qua đêm trên một diện tích của khu cắm trại, số lượng người lặn ngắm san hô trên một diện tích rạn san hô Đối với sức tải vật lí, do diện tích không gian của một khu vực là cố định nên cơ hội duy nhất để gia tăng sức tải là thông qua việc quản lí thích hợp để tăng hiệu quả sử dụng của không gian Việc tính toán sức tải vật lí cũng thường rất phức tạp do các đánh giá về yêu cầu không gian là khác nhau đối với những nhóm du khách khác nhau Ví dụ nhóm khách du lịch lớn tuổi thường đòi hỏi khoảng không gian nhiều hơn so với các nhóm trẻ Đồng thời, sức tải vật lí còn phụ thuộc vào các hoạt động khác nhau của du lịch và phụ thuộc vào nhiều nhân tố chủ quan khác của du khách.

Khung 3.10 Một vài ví dụ áp dụng sức tải vật lí ở các điểm du lịch

New Zealand: đã thiết lập một số sức tải vật lí như sau: giới hạn khoảng

500 du khách/năm ở các đảo cận Nam Cực, 200 du khách vào bất cứ thời điểm nào ở các hang động Waitomo và 160 du khách/ngày trong thời gian khu du lịch đường mòn Milford mở cửa.

Bermuda: Chính quyền địa phương đã đưa ra giới hạn tối đa là 120.000 khách du lịch tàu biển trong mùa du lịch cao điểm.

Campuchia: Ban quản lí Di sản Thế giới Ăngco Vát đã đưa ra giới hạn khoảng 500.000 du khách mỗi năm (với ước tính là mỗi du khách sẽ viếng thăm khu di tích hai lần trong khi họ lưu lại ở đây).

Vùng Caribê và Ai Cập: Năm 1996, hai nhà sinh vật học Hawkins và Robert của Trường Đại học York của Anh đã bắt đầu nghiên cứu sức tải cho các khu vực lặn ngắm san hô ở các khu bảo tồn biển Họ so sánh mức độ thiệt hại của các rạn san hô ở 3 khu vực: Bonaire ở phía Tây Nam vùng Caribê, Saba ở phía Tây vùng Caribê và Ai Cập Ba khu vực này khá tương đồng về mật độ san hô và địa hình nói chung Mỗi rạn san hô có một số lượng du khách lặn ngắm san hô khác nhau. Kết quả cho thấy mỗi rạn san hô có thể chịu được sức tải của khoảng 5000 - 6000 du khách lặn mỗi năm Vượt quá số lượng này, mức thiệt hại gây ra cho rạn san hô sẽ tăng lên nhanh chóng Một khu bảo tồn biển có nhiều điểm lặn ngắm san hô có thể chịu được sức tải lớn hơn nhiều lần con số đã tính toán được, tuy nhiên mỗi điểm không được vượt quá con số 5000 - 6000 người lặn/năm Một cách tình cờ, con số này cũng rất sát với số liệu của một nghiên cứu cũng tại khu vực này do Word Bank tài trợ Tuy nhiên Hawkins and Roberts cũng cho biết rằng con số trên đây chỉ là tương đối bởi còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố đặc trưng khác của các khu bảo tồn biển như độ bền vững của san hô, loại san hô, số lượng phao báo hiệu ở các điểm lặn, mức độ kinh nghiệm của người lặn

(Nguồn: MPA NEWS Vol 6, No 2, 2004) Hình 3.9 Lượng du khách quá đông gây nên sự quá tải ở bãi biển

Busan Hàn Quốc 3.4.2.2 Sức tải xã hội

Sức tải xã hội xét đến hai khía cạnh chủ yếu:

Một là mức độ chịu đựng của cư dân ở điểm du lịch về sự có mặt và các hành vi của khách du lịch.

Hai là mức độ chấp nhận của du khách đối với sự có mặt và hành vi của những du khách khác Liệu việc gia tăng lượng khách ở điểm du lịch có dẫn đến cảm giác đông đúc và làm du khách không thỏa mãn? Nếu có, mức độ thưởng thức của du khách sẽ bị giảm xuống và sự không hài lòng bắt đầu xuất hiện (O'Reily,1986).

Trong hai khía cạnh trên, khía cạnh thứ hai được cho là quan trọng hơn do trong du lịch, du khách luôn là "thượng đế" Chính vì vậy mà sức tải xã hội còn được gọi là sức tải hành vi, tâm lí, là sự nhận thức về mật độ khách cực đại mà du khách vẫn có thể cảm thấy chấp nhận được Khi vượt quá mật độ này, nếu không có các thay đổi cần thiết của điểm du lịch, số lượng du khách sẽ bắt đầu giảm xuống Sức tải xã hội có thể thay đổi phụ thuộc vào các nhân tố như cơ sở hạ tầng của điểm du lịch, thái độ của du khách, các quy phạm văn hóa xã hội và sự giáo dục cho du khách lẫn cộng đồng về sự thân thiện và hòa đồng trong giao tiếp.

Ngoài hai khía cạnh được xét trên đây, đôi khi sức tải xã hội còn được hiểu như là giới hạn có thể làm thay đổi hệ thống xã hội ở một điểm du lịch.

PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

Từ khoảng hơn mười lăm năm nay, phát triển bền vững (PTBV) đã trở thành một khái niệm rất phổ biến Khái niệm này hiện đang có mặt trên hầu hết các tiêu đề của các tạp chí Môi trường, giành vị trí quan trọng trên 8.730.000 trang web và liên quan chặt chẽ đến tiêu chí hoạt động của vô số các chương trình và các tổ chức Hiện nay, khi nhắc đến sự phát triển kinh tế hay xã hội, phát triển quốc gia hay địa phương, phát triển toàn cầu hay khu vực tất cả các sự phát đều được hiểu và hướng theo nghĩa PTBV Đây cũng là hướng tiếp cận mà Liên Hiệp Quốc, chính phủ các quốc gia, các đoàn thể và công đoàn, các tổ chức phi chính phủ, các tổ chức quần chúng đều tán đồng và ủng hộ Các nước giàu cũng như các nướ nghèo đều chủ trương PTBV và soạn thảo chương trình, kế hoạch phát triển của nước mình theo hướng này.

Tuy nhiên, định nghĩa được chấp nhận rộng rãi nhất lại cũng rất mơ hồ:

"Con người có khả năng tạo ra phát triển bền vững - để đảm bảo rằng sự phát triển đó đáp ứng nhu cầu của hiện tại mà không làm hại tới khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai" (Báo cáo Brudland, 1987).

Sau đây chúng ta sẽ tìm hiểu thêm về PTBV để hiểu rõ hơn về khái niệm này.

4.1.1 Nguồn gốc và khái niệm của PTBV

Vào những năm đầu thập niên 1970, sự ra đời một loạt các ấn phẩm đề cập đến các giới hạn của môi trường, việc khai thác và sử dụng tài nguyên quá mức và sự phát triển kinh tế đã làm dấy lên nhiều cuộc tranh luận sôi nổi xoay quanh khái niệm về PTBV Một trong những trọng tâm gây tranh cãi nhất là ấn phẩm "Giới hạn của tăng trưởng" (The limits to growth) của Câu lạc bộ thành Rome Câu lạc bộ này cho rằng sự tăng trưởng kinh tế và dân số quá nhanh cùng với tình trạng phát triển sản xuất và khai thác các tài nguyên không giới hạn đã làm ô nhiễm môi trường và làm cạn kiệt các tài nguyên thiên nhiên trên thế giới Chính vì vậy, Câu lạc bộ thành Rome đã đưa ra kiến nghị về chính sách "Không tăng trưởng" (zero growth) với lí do tăng trưởng kinh tế có tương quan tỉ lệ nghịch với chất lượng của môi trường, môi sinh.

Tuy nhiên, chủ trương "Không tăng trưởng" không thuyết phục được thế giới Các nước nghèo cũng như các quốc gia giàu có đều chống đối quan điểm này với những lí do khác nhau Ngoài ra, về phương diện nhận thức kinh tế, cũng đã có những tiến bộ quan trọng Đáng ghi nhận nhất là sự phân biệt giữa tăng trưởng và phát triển kinh tế Tăng trưởng kinh tế là sự nhận thức một chiều và phiến diện về đời sống và hoạt động kinh tế Nó chỉ chú trọng tới số lượng sản xuất và phương diện vật chất của hoạt động kinh tế Trái lại, phát triển kinh tế và xã hội Phát triển kinh tế đồng nghĩa với sự thay đổi và tiến bộ không ngừng cả về chất lượng, qua đó các vấn đề kinh tế cũng như xã hội ngày càng phát triển một cách toàn diện.

Một năm sau khi ấn phẩm "Không tăng trưởng" của Câu lạc bộ Rome được xuất bản, vào năm 1972, Hội nghị Liên Hiệp Quốc về Môi trường Con người được tổ chức tại Stockholm, Thụy Điển Hội nghị đã diễn ra trong bầu không khí tranh cãi sôi nổi về chủ trương bảo vệ môi trường, tôn trọng môi sinh, quản lí hữu hiệu tài nguyên thiên nhiên và thực hiện công bằng, ổn định xã hội Khái niệm "Phát triển tôn trọng môi sinh" (eco-development) đưa ra trong Hội nghị này đã bị phản bác bởi các nước phát triển do những nước này cho rằng chính sách "Phát triển tôn trọng môi sinh" sẽ kìm hãm sự phát triển kinh tế của các quốc gia Cuối cùng Hội nghị chỉ thảo luận vấn đề ô nhiễm và kết thúc với sự nhất trí về mối liên hệ và ảnh hưởng tương hỗ giữa cuộc sống của loài người với môi trường, môi sinh, giữa phát triển kinh tế - xã hội với bảo tồn tài nguyên thiên nhiên Ngoài ra các nước cũng cam kết đưa ra các hành động bảo vệ môi trường, môi sinh, thành lập những cơ quan quốc tế và quốc gia có nhiệm vụ bảo vệ môi trường Như vậy, mặc dù đề nghị

"Phát triển tôn trọng môi sinh" không được chấp thuận, nó cũng đã đánh dấu một bước tiến quan trọng hướng tới sự hình thành khái niệm phát triển bền vững sau này.

Năm 1982, Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc thành lập Ủy ban Thế giới về Môi trường và Phát triển (còn được gọi là Ủy ban Brudtland, đặt theo tên của vị Chủ tịch Ủy ban và là nữ Thủ tướng Na Uy thời đó) Rút kinh nghiệm từ những vấn đề nảy sinh trong quá khứ, Ủy ban Brundtland bắt đầu các nhiệm vụ và cam kết cho sự thống nhất giữa môi trường và phát triển Đến năm 1987, báo cáo "Tương lai chung của chúng ta" được xuất bản Bản báo cáo này còn có tên gọi là "Báo cáo Brundtland" Cho đến nay, định nghĩa ngắn gọn về PTBV do Ủy ban này đưa ra trong "Báo cáo Brundtland" đã và đang được chấp nhận rộng rãi nhất:

"Phát triển bền vững là sự phát triển nhằm thỏa mãn các yêu cầu thế hệ hiện tại nhưng không tổn hại đến khả năng của các thế hệ tương lai trong việc đáp ứng các yêu cầu của chính họ".

Như vậy, khái niệm PTBV trên đây có một nội dung rất bao quát, không có phạm vi nhất định, không bị gò bó bởi những chuẩn mực hoặc quy tắc đã định trước và cũng không có tính cụ thể rõ rệt Khái niệm PTBV có thể diễn giải theo nhiều cách và nhiều hướng khác nhau Khái niệm có thể được thực thi với những phương tiện hành động linh hoạt, dễ áp dụng vào các điều kiện thực tế và hoàn cảnh khác nhau Nói một cách ngắn gọn, PTBV là một hướng đi hài hòa giữa hai chủ trương "không tăng trưởng" và chính sách "phát triển tôn trọng môi sinh" như đã đề cập trên đây.

Sau khi "Báo cáo Brundtland" được phổ biến vào năm 1987, Liên Hiệp Quốc đã triệu tập hai hội nghị quan trọng khác về PTBV Hội nghị Liên Hợp Quốc về Môi trường và Phát triển (còn gọi là Hội nghị Thượng đỉnh về Trái Đất) diễn ra năm 1992 tại Rio de Janeiro, Braxin đã chính thức hóa sự thỏa thuận của các nước thành viên Liên Hiệp Quốc về một chương trình PTBV trong thế kỉ XXI được gọi là Chương trình nghị sự 21 (Agenda 21) Mười năm sau, vào năm 2002, một hội nghị thứ hai được tổ chức tại Johannesburg, Nam Phi với tên gọi là Hội nghị Thượng đỉnh Thế giới về Phát triển bền vững Hội nghị này đã khẳng định nhất thiết phải xúc tiến và thực hiện chương trình nghị sự 21 và đã đề ra các mục tiêu cho thiên nhiên kỉ mới.

4.1.2 Ý nghĩa và nội dung của PTBV

Trong bất cứ ngành công nghiệp nào, tính bền vững đều bao gồm ba thành tố chính thức, đó là: kinh tế, môi trường và xã hội Mối liên quan chặt chẽ và phụ thuộc lẫn nhau của ba thành tố này đã được công nhận một cách rộng rãi theo hướng sự bền vững của một thành tố sẽ phụ thuộc cơ bản vào sự bền vững của hai thành tố kia Do vậy, một chính sách phát triển bền vững phải thể hiện tính bền vững về cả ba phương diện: xã hội, kinh tế và môi trường.

Hình 4.1 Mối quan hệ giữa môi trường - kinh tế - xã hội trong PTBV

- Về mặt kinh tế, cần phải phân biệt giữa phát triển và tăng trưởng Tăng trưởng chỉ chú trọng tới vật chất và số lượng, tích lũy và bành trướng trong khi phát triển quan tâm tới tiềm năng, phẩm chất, sự phục vụ con người một cách toàn diện cả về vật chất lẫn tinh thần, PTBV về mặt kinh tế đối nghịch với gia tăng sản xuất không giới hạn, chinh phục thị trường bằng mọi cách, thương mại hóa và tìm lợi nhuận tối đa PTBV kinh tế đòi hỏi phải cân nhắc ảnh hưởng bây giờ hay sau này của hoạt động sản xuất và tăng trưởng kinh tế lên chất lượng cuộc sống, xem xét xem cái gì sẽ bị phí phạm, ảnh hưởng.

- Về mặt xã hội, bền vững có nghĩa là đảm bảo xã hội công bằng, cuộc sống bình an Sự PTBV đòi hỏi phải đề phòng tai biến, không có người sống ngoài lề xã hội hoặc bị xã hội ruồng bỏ Xã hội của một nước không thể PTBV nếu có một tầng lớp xã hội bị gạt ra ngoài tiến trình phát triển quốc gia Thế giới sẽ không có PTBV về mặt ã hội nếu tính mạng của một phần nhân loại bị đe dọa vì bệnh tật, đói nghèo, thiên tai PTBV về mặt xã hội có nghĩa con người có môi trường sống hài hòa, công bằng và có an sinh.

- PTBV về phương diện môi trường có nghĩa là phải bảo đảm khả năng hồi phục của hệ sinh thái, mức độ sử dụng tài nguyên tái tạo phải thấp hơn tốc độ tái sinh, việc sử dụng tài nguyên không tái tạo phải tùy thuộc vào khả năng tìm ra được các nguyên liệu thay thế Sau cùng, mức độ ô nhiễm phải thấp hơn khả năng phục hồi và tái tạo của môi trường, môi sinh Kinh tế chỉ là một bộ phận của hệ sinh thái và phát triển kinh tế phải bảo toàn sự cân bằng sinh thái.

DU LỊCH BỀN VỮNG

Vào những năm đầu thập niên 1980, đã có nhiều tài liệu đề cập đến các khái niệm cơ bản của du lịch bền vững Nhiều thuật ngữ khác nhau được sử dụng như: du lịch trách nhiệm (Responsible Tourism), du lịch mềm (Soft Tourism), du lịch tác động tối thiểu (Minimum Impact Tourism), du lịch thay thế (Alternative Tourism) Tuy nhiên tất cả những thuật ngữ này đều có chung một mục đích như du lịch bền vững, đó là làm cho du lịch ngày càng trở nên thân thiện hơn với môi trường, hướng đến các mục tiêu của phát triển bền vững.

Chính "Báo cáo Brundtland" đề cập trên đây đã gợi lên các quan tâm và các thay đổi nhằm giảm thiểu các tác động tiêu cực của du lịch lên môi trường Hội nghị Thượng đỉnh Rio vào năm 1992, đặc biệt là "Bản tuyên bố Rio" và Chương trình nghị sự 21 về Môi trường và Phát triển càng làm cho khái niệm PTBV trong du lịch được bàn đến rộng rãi hơn bao giờ hết Vào khoảng thời gian này, đã xuất hiện nhiều ý tưởng đóng góp cho việc thúc đẩy phát triển du lịch bền vững ở cấp độ quốc tế Có thể tóm tắt những ý tưởng đó như sau:

- Du lịch bền vững đồng hành với việc sử dụng hợp lí và đóng góp cho việc bảo tồn tài nguyên sinh học.

- Sự phát triển của du lịch phải được giới hạn và quản lí chặt chẽ nhằm đảm bảo và duy trì tính bền vững.

- Đặc biệt chú trọng đến du lịch ở những khu vực nhạy cảm về sinh thái và văn hóa là những nơi nên tránh bớt các loại hình du lịch số đông (mass tourism: còn được gọi là du lịch thương mại, du lịch tập thể hay du lịch truyền thống).

- Tất cả các bên liên quan bao gồm cả lĩnh vực tư nhân đều phải góp phần mang lại sự phát triển bền vững cho du lịch và khuyến khích đưa ra các ý tưởng tự nguyện như nhãn chất lượng (quality labels), các quy tắc ứng xử (Codes of conduct) trong du lịch

- Mức độ tham gia của cộng đồng địa phương có tầm quan trọng đặc biệt, họ không chỉ là nguyên nhân cho sự phát triển bền vững du lịch mà còn phải được hưởng lợi từ du lịch.

Năm 1995, Hội nghị chính thức về phát triển du lịch bền vững được tổ chức ở Lanzarota, Tây Ban Nha Hội nghị đã cho ra đời một Hiến chương về du lịch bền vững Năm 1997, trong báo cáo "Chương trình nghị sự 21 trong ngành công nghiệp du lịch và lữ hành: hướng đến sự phát triển bền vững về môi trường", WTO và WTTC đã xác định du lịch bền vững là:

"Sự phát triển du lịch nhằm đáp ứng các nhu cầu của du khách và cộng đồng địa phương trong hiện tại và trong khi vẫn duy trì và nâng cao những cơ hội đó cho các thế hệ tương lai Du lịch bền vững dựa trên sự quản lí tất cả các tài nguyên theo cách mà nhu cầu về kinh tế, xã hội và thẩm mĩ được thỏa mãn trong khi vẫn duy trì sự hợp nhất về văn hóa, đa dạng sinh học, các quá trình sinh thái cơ bản và các hệ sinh thái Các sản phẩm du lịch bền vững là những sản phẩm được quản lí trong sự hài hòa với môi trường, cộng đồng và các nền văn hóa địa phương để chúng có thể trở thành những phúc lợi lâu dài của sự phát triển du lịch". Định nghĩa trên đây cho thấy rằng về lâu dài, sự phát triển của du lịch phải đi kèm theo việc bảo tồn các giá trị môi trường, xã hội và sinh thái trong khi vẫn duy trì (hoặc nâng cao) hiệu quả của các hoạt động du lịch Để đạt được điều này, các hệ thống quản lí liên quan phải luôn đảm bảo sao cho sự phát triển du lịch sẽ ít gây ra tác động tiêu cực đến môi trường nhất Vì vậy, phát triển với tôn chỉ bảo tồn và tiết kiệm tài nguyên thay vì bị chi phối bởi các động lực thị trường chính là nền tảng của phát triển bền vững nói chung và của phát triển du lịch bền vững nói riêng.

Trong thực tế, mặc dù đã được chấp nhận một cách nhanh chóng và rộng rãi nhưng khái niệm về du lịch bền vững đã gặp với không ít khó khăn nảy sinh từ việc thực hiện các nguyên tắc và khái niệm của nó Ví dụ như ở các nước có các khu du lịch truyền thống, mặc dù phát triển bền vững và du lịch bền vững đã được chính thức phát động, nhưng khi bàn đến các vấn đề liên quan đến việc giảm số lượng du khách, nhất là công ăn việc làm và lợi nhuận thu được từ du lịch thì khái niệm về du lịch bền vững lại hoàn toàn bị lãng quên.

4.2.2 Các nguyên tắc và lĩnh vực ưu tiên phát triển du lịch bền vững

Vào năm 2000, nhằm giúp cho các cấp chính quyền và các tổ chức liên quan áp dụng khái niệm du lịch bền vững trong thực tiễn, đồng thời hỗ trợ cho các chương trình hành động về bảo vệ môi trường đang diễn ra trên khắp thế giới, UNEP đã soạn thảo các nguyên tắc phát triển du lịch bền vững như sau:

1) Kết hợp du lịch vào trong các chính sách chung về phát triển bền vững a Các chiến lược quốc gia Đảm bảo rằng du lịch phải được đề cập đến trong các mục tiêu chung về môi trường, kinh tế và xã hội ở cấp độ quốc gia và địa phương thông qua việc đưa ra một chiến lược du lịch quốc gia kết hợp chặt chẽ với các kế hoạch PTBV của khu vực và quốc gia. b Sự hợp tác và phối hợp giữa các cơ quan, tổ chức

Cải thiện việc quản lí và phát triển du lịch thông qua việc đảm bảo sự phối hợp và hợp tác giữa các cơ quan, tổ chức và chính quyền ở tất cả các cấp liên quan. Quyền lực pháp lí và trách nhiệm của họ phải được xác định rõ ràng và bổ sung lẫn nhau. c Quản lí tổng hợp Điều phối hợp lí việc sử dụng đất và chỉnh lí các hoạt động không thích hợp làm tổn hại đến các hệ sinh thái thông qua đề ra các chính sách và tăng cường quản lí tổng hợp cho tất cả các hoạt động (bao gồm quản lí tổng hợp đới ven bờ) và áp dụng phương pháp quản lí dựa vào hệ sinh thái. d Hòa giải các xung đột về sử dụng tài nguyên

Xác định và giải quyết các xung đột tiềm tàng hoặc đang xảy ra giữa du lịch và các hoạt động sử dụng tài nguyên khác Huy động sự tham gia các thành phần liên quan trong việc phát triển các kế hoạch quản lí hợp lí Đồng thời tạo các điều kiện thuận lợi và năng lực thi hành luật pháp cần thiết cho việc thực hiện hiệu quả các kế hoạch quản lí này.

2) Phát triển du lịch bền vững a Quy hoạch

- Quy hoạch về phát triển và sử dụng đất ở cấp địa phương

Bảo tồn môi trường, duy trì chất lượng phục vụ du khách và tạo ra các phúc lợi cho các cộng đồng địa phương thông qua việc đảm bảo các quy hoạch về du lịch phải là một bộ phận của kế hoạch phát triển chung ở bất kì khu vực nào, và ở các kế hoạch dài hạn, ngắn hạn hay trung hạn đều phải bao gồm tiêu chí này.

- Đánh giá tác động môi trường

Dự đoán trước các tác động môi trường thông qua việc tiến hành đánh giá tác động môi trường cho tất cả các chương trình phát triển du lịch, lưu ý đến các tác động tích lũy (cumulative effects) do sự phát triển đa ngành gây ra.

- Các biện pháp quy hoạch Đảm bảo rằng sự phát triển du lịch vẫn luôn có mặt trong các kế hoạch địa phương và quốc gia thông qua việc thực hiện các chương trình tính toán sức tải, quản lí và điều chỉnh quy hoạch. b Luật và các tiêu chuẩn

DU LỊCH VIỆT NAM TRÊN CON ĐƯỜNG HỘI NHẬP VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

4.3.1 Hiện trạng phát triển du lịch Việt Nam

Ngành du lịch của nước ta chính thức ra đời khi Công ty Du lịch Việt Nam được thành lập ngày 9-7-1960 theo Nghị định 26/CP của Chính phủ Sau năm

1975, hoạt động du lịch có bước phát triển mới Một số công ty du lịch ở miền Nam lần lượt hình thành (như Saigon Tourist, OSC Việt Nam ) đã hòa vào mạng lưới du lịch trong cả nước Tuy nhiên du lịch chỉ chuyển biến mạnh và trở thành một ngành kinh tế thực sự khi đất nước tiến hành đổi mới, đặc biệt trong thập kỉ

90 Từ một công ty ban đầu nằm trong Bộ Ngoại thương, đến nay về mặt quản lí Nhà nước đã có Tổng cục Du lịch và các Sở Du lịch ở 64 tỉnh, thành trong cả nước.

- Nhìn chung, trước năm 1990, số lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam tăng chậm Năm 1970, nước ta chỉ đón được 1.816 lượt khách (chủ yếu là khách bao cấp) Số khách bắt đầu tăng lên từ 54.353 lượt người năm 1986, rồi 73.363 lượt năm 1987, lên 110.390 lượt năm 1988 và những năm gần đây tăng mạnh, đạt 3,4 triệu lượt khách quốc tế vào năm 2005.

Bảng 4.5 Số lượt khách của ngành du lịch thời kì 1990 - 2005

Năm Khách du lịch (nghìn lượt người)

(Nguồn: Tổng cục Du lịch, 2006)

Từ đầu thập kỉ 90 trở lại đây, nhờ chính sách đổi mới, đã diễn ra sự bùng nổ du lịch với tốc độ tăng trưởng nhanh về số lượng khách quốc tế Đến năm 1990, nước ta mới đón 25 vạn lượt khách thì vào cuối tháng 12 năm 1994, người khách quốc tế thứ 1 triệu đã xuống sân bay quốc tế Nội Bài (Hà Nội) Trong thời gian gần đây, do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính và một số nguyên nhân khác như dịch suy đường hô hấp cấp, khách du lịch đến Việt Nam có giảm Kết quả là năm

2003, khách quốc tế vào Việt Nam giảm so với năm 2002 chỉ còn hơn 2,6 triệu nhưng đến 2005 lại tăng lên 3,4 triệt lượt. Ở trong nước, nhu cầu đi du lịch của nhân dân, đặc biệt là tại các thành phố lớn, tăng lên rõ rệt Điều được lí giải chủ yếu do mức sống của một bộ phận dân cư được cải thiện nhờ thích ứng với cơ chế thị trường Sau những ngày lao động căng thẳng, họ cần nghỉ ngơi, du lịch để phục hồi sức khỏe và hoàn toàn có thể thực hiện được nhu cầu này Chính vì thế, số khách du lịch nội địa liên tục tăng lên từ khoảng 1 triệu lượt người năm 1990 tới 13 triệu lượt người năm 2002 và đến 2005 đạt 16 triệu lượt.

4.3.1.2 Cơ sở vật chất - kĩ thuật và lực lượng lao động

Cơ sở lưu trú có những chuyển biến rõ rệt trong những năm qua theo hướng nâng cấp các cơ sở hiện có và xây dựng các cơ sở mới bằng nguồn vốn trong nước hoặc từ nước ngoài Để phục vụ cho việc lưu trú của khách, trên thế giới có các dạng chủ yếu như khách sạn, motel, camping, bungalow và làng du lịch Ở nước ta phổ biến nhất là khách sạn (các loại) Hiện nay cả nước có gần 6000 cơ sở lưu trú với tổng số 130.000 phòng phục vụ cho du khách, trong đó, có gần 2.600 khách sạn được xếp hạng (từ 1 đến 5 sao) gồm 72.064 phòng và các khách sạn từ 3 sao trở lên thường tập trung ở các thành phố lớn.

Về số lượng phòng, 80% tổng số phòng hiện có tập trung ở 10 trung tâm du lịch (Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phòng, Huế, Đà Nẵng, Vũng Tàu, Hạ

Long, ) 70% số khách sạn có quy mô dưới 20 phòng thuộc thành phần kinh tế tư nhân.

Các cơ sở vui chơi giải trí đóng vai trò quan trọng trong việc kéo dài thời gian lưu trú của khách và tăng thêm hiệu quả kinh doanh Nhìn chung, đây là một khâu còn yếu trong các hoạt động kinh doanh du lịch Các khu vui chơi giải trí thường có quy mô nhỏ, hình thức đơn điệu, thiếu hấp dẫn Đáng chú ý hơn cả là một số khu vui chơi du lịch ở Thành phố Hồ Chí Minh (Đầm Sen, Suối Tiên, ), song cũng chưa đủ để phục vụ cho nhu cầu của du lịch.

Với cơ sở vật chất - kĩ thuật du lịch như vậy, nước ta đủ điều kiện đón hàng triệu khách quốc tế và nội địa, phục vụ chu đáo các hội nghị quốc tế lớn Cơ chế, chính sách phát triển du lịch, văn bản quy phạm pháp luật về du lịch từng bước được hình thành và hoàn thiện, tạo môi trường cho du lịch phát triển, nâng cao hiệu lực quản lí nhà nước về du lịch Chiến lược và Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch đến năm 2010 được phê duyệt và đang triển khai thực hiện Hiệu quả kinh tế - xã hội của hoạt động du lịch ngày càng rõ nét Du lịch phát triển đã góp phần tăng tỉ trọng GDP của ngành dịch vụ trong tổng thu nhập quốc dân.

Số lượng lao động trực tiếp trong ngành du lịch tăng nhanh để đáp ứng nhu cầu của sự phát triển, từ hơn 3,5 vạn dân năm 1992 lên hơn 15 vạn năm 2001 Tính đến thời điểm 2005, hoạt động du lịch đx tạo ra hơn 23.400 việc làm trực tiếp và

51 vạn lao động gián tiếp cho nhiều tầng lớp dân cư, nhất là thanh niên, phụ nữ.

4.3.1.3 Các thành phần kinh tế tham gia vào hoạt động du lịch

Hoạt động du lịch thu hút sự tham gia của các thành phần kinh tế (nhà nước, tập thể, cá thể, tiểu chủ, tư bản tư nhân, tư bản nhà nước, 100% vốn nước ngoài), với 329 doanh nghiệp lữ hành quốc tế (trong đó có 123 doanh nghiệp nhà nước,

206 doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác) và 2.462 doanh nghiệp lữ hành nội địa (trong đó có 88 doanh nghiệp nhà nước, 581 công ty cổ phần, 1.730 công ty trách nhiệm hữu hạn và 63 doanh nghiệp tư nhân). Ở nước ta, sau khi Luật Đầu tư ra đời, số vốn đầu tư của nước ngoài tăng lên nhanh chóng Đối với ngành du lịch, đầu tư trực tiếp của nước ngoài trong thời kì

1988 - 2000 vào khách sạn, du lịch là 230 dự án với tổng vốn đăng kí đạt hơn 7,4 tỉ USD, trong đó vốn pháp định là gần 2,8 tỉ USD.

Các nước và lãnh thổ đầu tư lớn nhất vào du lịch là Singapo (42 dự án, với vốn đăng kí hơn 2 tỉ USD), Đài Loan (tương ứng là 23 và 1,4 tỉ) Hồng Kông (63 và gần 1,4 tỉ), Hàn Quốc (15 và hơn 700 triệu), Nhật Bản (23 và gần 480 triệu) (Lê

Du lịch nước ta đã thiết lập quan hệ và mở rộng hợp tác với nhiều tổ chức du lịch quốc tế, là thành viên của WTO, PATA, ASEAN , tích cực tham gia chủ động hơn trong các diễn đàn và chương trình hợp tác trong và ngoài khu vực Kết quả hoạt động hợp tác, hội nhập kinh tế quốc tế đa phương và song phương trong du lịch đã góp phần thực hiện đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, rộng mở, đa dạng hóa, đa phương hóa của Đảng và Nhà nước Việc đón tiếp hơn 3 triệu khách du lịch quốc tế năm 2005 và đẩy mạnh tuyên truyền, quảng bá du lịch ra nước ngoài đã góp phần giới thiệu về cảnh đẹp đất nước, con người và tiềm năng du lịch Việt Nam, tranh thủ được sự đồng tình ủng hộ của cộng đồng quốc tế đối với sự nghiệp đổi mới đất nước, tăng cường ngoại giao nhân dân.

Ngày đăng: 27/02/2024, 11:19

w