1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Lịch sử văn minh thế giới chủ đề văn học thời kỳ phục hưng

14 5 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Lịch Sử Văn Minh Thế Giới Chủ Đề: Văn Học Thời Kỳ Phục Hưng
Tác giả Nguyễn Hạnh Nguyên, Nguyễn Thị Thu Hồng, Trần Thu Anh, Hoàng Lê Quỳnh Chi, Võ Thị Minh Khánh
Người hướng dẫn Lý Tường Vân
Trường học Học Viện Ngoại Giao
Chuyên ngành Chính Trị Quốc Tế Và Ngoại Giao
Thể loại Luận Văn
Định dạng
Số trang 14
Dung lượng 579,77 KB

Nội dung

Mặc khác, Kitô giáo bó buộc tư tưởng tình cảm con người và hệ tư tưởng lỗi thời của giáo hội cũng như giai cấp quý tộc phong kiến đang cản trở sự phát triển của cả xã hội chế độ phong ki

Trang 1

HỌC VIỆN NGOẠI GIAO KHOA CHÍNH TRỊ QUỐC TẾ VÀ NGOẠI GIAO

_***** _

LỊCH SỬ VĂN MINH THẾ GIỚI

CHỦ ĐỀ: VĂN HỌC THỜI KỲ PHỤC HƯNG

Giảng viên hướng dẫn: Lý Tường Vân Nhóm sinh viên thực hiện: Nguyễn Hạnh Nguyên

Nguyễn Thị Thu Hồng Trần Thu Anh

Hoàng Lê Quỳnh Chi

Võ Thị Minh Khánh

Lớp: LSVMTG-QHQT50.2_LT

Trang 2

MỤC LỤC

MỤC LỤC 2

1 HOÀN CẢNH RA ĐỜI VÀ ĐIỀU KIỆN PHÁT TRIỂN CỦA VĂN HOÁ TÂY ÂU THỜI PHỤC HƯNG 3

2 NHỮNG TƯ TƯỞNG, GIÁ TRỊ TRONG CÁC TÁC PHẨM VĂN HỌC THỜI KÌ PHỤC HƯNG 5

2.1 Tư tưởng phê phán xã hội phong kiến và lên án Giáo hội 5

2.2 Tinh thần đề cao giá trị con người 7

2.3 Ý thức đòi quyền tự do cá nhân 10

2.4 Đề cao tinh thần dân tộc, tình yêu Tổ quốc và tiếng nói của dân tộc 11

3 NHỮNG ẢNH HƯỞNG CỦA VĂN HỌC THỜI KỲ PHỤC HƯNG 13

4 NHỮNG TÀI LIỆU THAM KHẢO 14

Trang 3

1 HOÀN CẢNH RA ĐỜI VÀ ĐIỀU KIỆN PHÁT TRIỂN CỦA VĂN HỌC

CÙNG VỚI VĂN HÓA TÂY ÂU THỜI PHỤC HƯNG

Văn học là một loại hình nghệ thuật, một hình thái ý thức xã hội đặc thù luôn vận động biến chuyển

Quá trình văn học luôn tuân theo những quy luật chung Trong đó là: Văn học gắn bó với đời sống, thời đại nào văn học ấy, những biến động lịch sử của xã hội thường tạo nên những chuyển biến trong lịch sử phát triển của văn học

Vậy nên khi muốn bàn về văn học thời kỳ Phục Hưng, ta cần hiểu bối cảnh xã hội thời kỳ này

Từ thời trung cổ với phân tầng phong kiến sâu sắc, giai cấp phong kiến không cần đến văn hoá Quý tộc võ sĩ thì chỉ suốt ngày tiệc tùng, săn bắn, gây chiến tranh cướp bóc lẫn nhau, không quan tâm đến phát triển văn hoá

Ngoài ra, tôn giáo tách riêng thành một tầng lớp đặc biệt, có địa vị nhất định và là thế lực chi phối to lớn với đời sống tinh thần nhân dân Nhà thờ đóng vai trò lớn trong trong xã hội, và các tầng lớp quyền lực thường có mối liên kết mật thiết với tôn giáo Kitô giáo chủ yếu kiểm soát châu Âu, và Giáo hội Công giáo Rôma trở thành một trong những tổ chức quyền lực lớn nhất Giáo sĩ và tu sĩ đôi khi có địa vị cao trong xã hội Các toà án giáo hội được thiết lập để trừng trị những kẻ tà giáo, dị giáo khiến con người bị giam hãm không lối thoát, tâm tư trí tuệ mãi bị giam cầm Mọi tư tưởng, hành động trái với những điều trong Kinh thánh đã dạy đều bị coi là phản động Tư tưởng duy tâm thần học lỗi thời giam hãm con người trong vòng u tối, lạc hậu

Về giáo dục, hệ thống giáo dục chủ yếu xuất hiện ở những tu viện và nhà thờ, những trung tâm học thuật như này bị giáo hội chi phối kiến thức sâu sắc Các trường sử dụng ngôn ngữ Latin để giảng dạy chiếm phần nhiều, thứ ngôn ngữ chính được giảng dạy trong môn Ngữ pháp và các nghi thức ở nhà thờ, đọc kinh thánh Thần học được coi là “Bá chúa của các môn khoa học” Toàn xã hội chỉ có mỗi trung tâm văn hóa là các trường học thuộc hệ thống nhà thờ Giáo sĩ là tầng lớp có văn hóa duy nhất trong xã hội, nhưng nhìn chung trình độ học thức của họ rất có hạn, số người có trình độ học vấn tương đối cao rất

ít Nội dung giảng dạy là cách hùng biện để sau này đi truyền đạo

Về nghệ thuật, thời này thường phản ánh chủ nghĩa tôn giáo và thường các hình thức này hoạt động nhờ được tài trợ bởi các lãnh chúa và Giáo hội Tức là những giá trị về văn hóa nghệ thuật bị chi phối mạnh mẽ bởi Giáo hội

Thời Trung cổ, chủ nghĩa cấm dục được đề cao, Giáo hội xem tình dục chỉ đúng đắn trong hôn nhân và nhấn mạnh giới hạn về tự do tình dục, ràng buộc phụ nữ mạnh mẽ, giữ

Trang 4

gìn truyền thống gia đình và bảo vệ danh dự gia đình được coi là ưu tiên hàng đầu dẫn đến con người mắc kẹt trong sự thiếu tự do tình thần nói chung hay tình dục nói riêng Mặc khác, Kitô giáo bó buộc tư tưởng tình cảm con người và hệ tư tưởng lỗi thời của giáo hội cũng như giai cấp quý tộc phong kiến đang cản trở sự phát triển của cả xã hội chế độ phong kiến cát cứ, phân quyền, với nền kinh tế tự cung tự cấp cũng bất lợi cho sự giao lưu văn hóa, do đó không chỉ nông nô mà hầu hết giai cấp quý tộc, kể cả vua đều mù chữ Cho thấy xã hội phong kiến cổ hủ mà chỉ khi có sự xuất hiện của giai cấp tư sản mới, cùng với đó là thương mại, trao đổi buôn bán cúng dần phát triển, ta thấy tiền đề sáng lạng cho sự ra đời của phong trào phục hưng, đặc biệt trên phương diện văn hoá, sâu hơn nữa là trong khía cạnh văn học

Sau khi Tư bản chủ nghĩa xuất hiện, những người làm thương nghiệp, nhà buôn, và người làm việc trong các ngành nghề mới nổi mâu thuẫn hoàn toàn với giai cấp phong kiến về quan niệm sống, quan niệm đối với văn hoá, khoa học kỹ thuật, muốn tự tìm văn hóa riêng, quan tâm hơn đến việc sở hữu văn hoá để giải tỏa nhu cầu được đáp ứng giải trí tinh thần, vật chất, ăn ngon, mặc đẹp, hiểu biết, khai mở trí óc Mô hình gia đình và tự do cá nhân bắt đầu làm con người hiểu hơn về tự do trong mọi khía cạnh sống, đến hạnh phúc làm con người được mở mang trí óc, từ đó ảnh hưởng đến tư tưởng, thế giới quan con người thời này, đặc biệt tầng lớp tư sản cốt lõi Sự phát triển của thời kì này là ở việc giai cấp này nhìn nhận được yếu điểm của xã hội trước để khai phá một giai đoạn mới của lịch sử với những nét văn hóa riêng với sự to do và không trùng lặp, cũ kỹ, lạc hậu Con người muốn đáp ứng nhu cầu hiểu biết, mở rộng tầm nhìn, thỏa mãn nhu cầu ăn ngon mặc đẹp, vui chơi giải trí, mọi nhu cầu tinh thần, mọi lạc thú ở đời cho đến tự do tình dục không phải ở trên thiên đường mà ở ngay trần thế này Tư tưởng đó đã bắt gặp sự đồng cảm qua việc tìm hiểu nền văn hoá cổ đại Hy Lạp - La Mã và từ đây giai cấp tư sản phục hồi, tái hiện và làm hưng thịnh lại các giá trị nghệ thuật cổ điển của nền văn hoá rực rỡ cổ xưa, nổi lên một Phong trào Văn hóa ở Châu Âu thời kỳ này – Phong trào Văn hóa Phục Hưng

Trong đó, Văn học, phương tiện thể hiện những tâm tưởng, tình cảm của con người, trong thời kỳ Phục Hưng cũng có những thành tựu, ý nghĩa, cho thấy con người thời điểm bấy giờ đã có thể thấy được ánh sáng sau đêm trường Trung cổ với những áp đặt hà khắc cúa Giáo hội và phong kiến

Trang 5

2 NHỮNG TƯ TƯỞNG, GIÁ TRỊ TRONG CÁC TÁC PHẨM VĂN HỌC

THỜI KÌ PHỤC HƯNG

Phong trào Văn hóa Phục Hưng đã mang đến những giá trị sâu sắc, trong đó, Tư tưởng nhân văn chủ nghĩa là kim chỉ nam, là tư tưởng chủ đạo của phong trào Văn hoá Phục hưng nói chung và văn học thời kỳ này Chủ nghĩa nhân văn là tư tưởng chú trọng đến con người, chú trọng cuộc sống hiện tại, chủ trương con người được hưởng quyền hưởng mọi lạc thú

ở đời Nó hoàn toàn đối lập với quan niệm của Giáo hội Kito chỉ sùng bái thần thánh, chỉ chú ý đến cuộc sống của linh hồn sau khi chết ở Thiên đàng và đề xướng chủ nghĩa cấm dục

Chủ nghĩa nhân văn được biểu hiện như sau:

2.1 Tư tưởng phê phán xã hội phong kiến và lên án Giáo hội Thiên chúa (Lên

án, đả kích, châm biếm sự tàn bạo, dốt nát, giả nhân giả nghĩa của các giáo

sĩ từ giáo hoàng đến các tu sĩ và cả giai cấp quý tộc phong kiến)

Tác phẩm “Thần khúc” của Dante chính là tác phẩm tiêu biểu thể hiện tư tưởng, cảm quan mới của nhà thơ về thời đại Tuy còn ảnh hưởng bởi thế giới quan thần bí nhưng tác phẩm đã phần nào lên án xã hội phong kiến cũng như Giáo hội

Dante đã đặt các nhân vật trong lịch sử hay đương thời ở trong bối cảnh là địa ngục hay thiên đường, trái ngược lại hoàn toàn với giáo hội khi thần thánh là những nhân vật trung tâm Ông đã miêu tả những tội ác của các lãnh chúa phong kiến, những kẻ tham lam, tàn bạo, sống xa hoa, hưởng thụ đồng thời cũng lên án những bất công, áp bức, những nỗi thống khổ mà người dân phải chịu dưới ách thống trị của những kẻ cầm quyền Ví dụ như ở thế giới địa ngục, trong sự giam cầm đó là những kẻ phạm tội như tội xấu bụng, cuồng bạo, bọn tà đạo, hành hung, lừa đảo, nhất là những kẻ phản bội Tổ quốc, phản bội nhân dân, ta đã thấy rõ được thái độ của Dante rằng ông đã đưa ra những hình phạt thích đáng cho những tên tội nhân với những tội ác tày trời như vậy

Giáo hội là một thế lực thống trị mạnh mẽ trong xã hội phong kiến Tuy nhiên giáo hội thời kỳ này đã bị tha hóa và trở thành công cụ để áp bức nhân dân Dante

đã lên án sự tha hóa của giáo hội thông qua hình tượng của những kẻ tham lam, sống ích kỷ, thích tha hoa, hưởng thụ

Tư tưởng phê phán xã hội phong kiến và lên áo giáo hội trong “Thần khúc” là một đóng góp quan trọng cho sự phát triển của văn học thời kì Phục hưng Tư tưởng này

đã góp phần thúc đẩy sự phát triển của xã hội, giúp con người thoát ra khỏi sự áp bức, bóc lột của giai cấp thống trị và giáo hội

Trang 6

Ngay từ thời Pháp thuộc, “Gargantua và Pantagruel” là một trong những công trình văn chương được các nhà mác-xít Việt Nam tán tụng và ưa chuộng, không chỉ bởi tính học thuật, triết luận mà cả tinh thần đấu tranh chính trị để kiến thiết một tương lai xán lạn cho nhân loại Tiểu thuyết trào phúng "Gargantua và Pantagruel" của François Rabelais - nhà nhân văn chủ nghĩa vĩ đại nhất của Pháp được viết vào thế

kỷ 16 với chủ đề xoay quanh cuộc sống của nhân vật chính Gargantua, một người khổng lồ với sức mạnh phi thường Gargantua được biết đến là một người có học thức và sáng suốt, nhưng lại phải đối mặt với những thách thức và vấn đề xã hội phức tạp

Rabelais đã kết hợp giữa những giai thoại hài hước và những tình huống độc đáo

để đả kích và phê phán cả hệ thống phong kiến lẫn Giáo hội thiên chúa Trong

đó, Giáo hội thiên chúa được miêu tả là một tổ chức tham nhũng và đi ngược lại với sự tiến bộ và sự tự do của con người Rabơle đã mượn các loài chim ở đảo Xônăngtơ để ám chỉ giáo hoàng (chim chúa papơgô), hồng y giáo chủ (chim lông đỏ), giáo sĩ và tu sĩ (chim lông đen tuyền hoặc có khoang trắng) và lên án cả tập đoàn ấy chỉ biết hót và ăn cho béo

Ngòi bút tài tình của tác giả còn đả kích những thủ tục tố tụng kì quặc khi nói về người Sicanu và đả kích mạnh mẽ những quan tòa khi kể về đảo của bọn mèo xồm Tác giả viết: "Bọn mèo xồm là những con vật ghê tởm và quái dị Chúng

ăn thịt trẻ con (những người lương thiện) và ngồi ngốn thức ăn quanh những bàn

đá cẩm thạch (ám chỉ chiếc bàn đá ở tòa án, nơi làm việc của các quan tòa) Lông của chúng không mọc ra ngoài, mà lại mọc ở dưới da (bọn quan tòa thường mặc áo lông chốn) , chúng có những bộ vuốt thật sắc, dài và chắc đến nổi bất cứ vật gì lọt vào tay chúng thì đừng hòng mà thoát được”

Nhưng sâu cay hơn nữa, tác giả không hề kiêng nể bọn vua chúa phong kiến cũng như những kẻ cầm đầu giáo hội Những kẻ đại diện tối cao này bị biến thành những vai hề dưới ngòi bút của ông Khi đánh thắng ngoại xâm, Panuyếcgiơ - bạn của Pantagruel bắt tên vua tù binh Anácsơ, cho ăn mặc lố lăng, rồi dẫn đến hỏi Pantagruel có biết tên này là ai không Khi bạn lắc đầu thì Panuyếcgio nói ngay: "Một tên vua đấy Mình muốn biến nó thành một người lương thiện Cái bọn chết tiệt này chỉ là giống bò, ngu ngốc, chẳng có giá trị gì Chúng chuyên làm hại dân lành ở dưới quyền và gây ra những cuộc chiến tranh náo động thế giới vì những tham vọng bất công và bỉ ổi của chúng"

Trang 7

Rabelais cũng lên án sự tham nhũng và bất công trong xã hội phong kiến, đặc biệt

là trong các cuộc chiến tranh và cuộc cải cách đất đai

Ở thể loại kịch, William Shakespeare đã thể hiện tư tưởng phê phán của mình đối với sự thối nát của một xã hội phong kiến đương thời khoác lên mình dáng vẻ Giáo Hoàng tôn nghiêm đầy giả dối “ Giấc mộng đêm hè” là một trong số đó Mang màu sắc của thể loại hài kịch vui nhộn kết hợp với những yếu tố thần thoại, song tác phẩm đã thành công phô bày những góc khuất của xã hội, những mối quan hệ phức tạp, đầy dục vọng,

2.2 Tinh thần đề cao giá trị con người

“Thần khúc” - Dante:

Trước hết, Dante đề cao giá trị của con người ở phẩm chất đạo đức Trong địa ngục, Dante đã gặp gỡ những người bị trừng phạt vì những tội ác như tham lam, ích kỷ, bạo lực, phản bội, Qua đó, Dante muốn lên án những tội ác và kêu gọi con người sống theo đạo đức, lương thiện Trong luyện ngục, Dante đã gặp gỡ những người đang chịu hình phạt vì những tội lỗi nhẹ hơn Họ vẫn có cơ hội được cứu rỗi nếu họ biết hối cải và sửa đổi bản thân Điều này cho thấy Dante tin tưởng vào khả năng hoàn thiện của con người Trong thiên đường, Dante đã gặp gỡ những người được hưởng phúc vì những đức tính cao đẹp như yêu thương, hy sinh, tha thứ, Họ là những biểu tượng cho những giá trị tốt đẹp của con người Thứ hai, Dante đề cao giá trị của con người ở trí tuệ và tri thức Trong suốt cuộc hành trình, Dante đã gặp gỡ nhiều nhân vật lịch sử, thần thoại, nhà thơ, nhà triết học, Họ là những người có tri thức uyên bác, có tầm nhìn sâu rộng Dante đã học hỏi được rất nhiều từ họ, và điều này đã giúp ông trưởng thành về trí tuệ và nhân cách

Thứ ba, Dante đề cao giá trị của con người ở tình yêu Tình yêu là một trong những giá trị cao đẹp nhất của con người Nó là nguồn sức mạnh giúp con người vượt qua mọi khó khăn, thử thách Trong Thần khúc, tình yêu được thể hiện ở nhiều cấp độ khác nhau, từ tình yêu giữa cha mẹ và con cái, tình yêu giữa vợ chồng, tình yêu giữa bạn bè, tình yêu giữa con người và Thiên Chúa

“Canzoniere” - Petrach:

Ở bài thơ 137, Petrarch đã ca ngợi tâm hồn đẹp đẽ của người phụ nữ mà ông yêu Ông tin rằng tâm hồn là thứ quý giá nhất của con người, là nơi cất giữ những cảm xúc, suy nghĩ cao đẹp của con người Một tâm hồn cao đẹp sẽ giúp con người sống một cuộc đời ý nghĩa và cảm xúc:

Trang 8

"Tâm hồn nàng đẹp như một viên ngọc quý,

Tâm hồn nàng sáng như một ngôi sao, Tâm hồn nàng trong sáng như một dòng sông, Tâm hồn nàng thuần khiết như một bông hoa."

Ở bài thơ 368, ông đã ca ngợi con người với tất cả những vẻ đẹp và phẩm chất tốt đẹp của họ Ông tin rằng con người là trung tâm của vũ trụ, là những sinh vật cao quý:

"Con người là những sinh vật cao quý nhất,

Con người là những sinh vật đẹp đẽ nhất,

Con người là những sinh vật thông minh nhất,

Con người là những sinh vật sáng tạo nhất."

“Gargantua và Pantagruel” - Rabelais:

Gargantua và Pantagruel không chỉ được miêu tả là những người khổng lồ với sức mạnh vượt trội, mà còn là những người thông thái, sáng suốt và nhân từ Họ biểu hiện lòng nhân ái, sẵn lòng giúp đỡ người khác và chấp nhận sự đa dạng trong xã hội

Rabelais còn đề cao giá trị lí tính của con người, đó là con người thực tiễn có tư duy, biết suy xét Nhà văn đã phê phán lối giáo dục cổ hủ, giáo điều, đề cao phương pháp thực tiễn khi nói về việc đi học đi học của Gargantua, đề cao khoa học thực nghiệm và nói lên lòng khát vọng đối với cuộc sống và sự ham hiểu biết Tiếng hô “Uống!”, “Uống!” được nhắc đi nhắc lại vào lúc đầu và ở đoạn cuối của tác phẩm đã nói lên khát vọng đó

Ngoài ra, trong tác phẩm, Rabelais cũng nhấn mạnh giá trị tự do cá nhân và quyền tự quyết Nhân vật chính không chỉ tự do trong việc thể hiện quan điểm của mình mà còn tôn trọng quyền tự do của người khác Rabelais khích lệ con người không sợ thách thức và luôn tìm kiếm sự tự do trong tư tưởng và hành động của mình

Tinh thần mới ấy còn được thể hiện sâu sắc trong Tiểu thuyết "Don Quixote" của Xécvantec nói riêng và đồng thời là một kiệt tác của văn học thế giới nói chung

Trang 9

Don Quixote được miêu tả là một hiệp sĩ cổ đại, mơ mộng và lý tưởng Dù sống trong thực tại khắc nghiệt, ông luôn tin vào giá trị cao quý của lòng nhân ái, lòng dũng cảm và lòng trung thành Ông quyết tâm theo đuổi sứ mệnh bảo vệ công lý

và bảo vệ người yếu đuối, bất kể những khó khăn và thách thức gặp phải

Tuy Don Quixote bị cho là điên rồ vì tin vào những điều không thực tế, nhưng qua hành trình phiêu lưu của mình, ông thể hiện sự tận tụy và lòng trắc ẩn của mình Don Quixote không chỉ chiến đấu với những kẻ ác, mà còn tìm kiếm ý nghĩa và tìm thấy những giá trị cao quý trong cuộc sống

Tác phẩm cũng khám phá khía cạnh con người thông qua nhân vật Sancho Panza, người bạn trung thành của Don Quixote Sancho Panza đại diện cho lý tưởng của con người thông thường, với sự thực tế và sự hiểu biết hơn Tuy nhiên, qua cuộc phiêu lưu cùng Don Quixote, Sancho Panza cũng trưởng thành

và hiểu rõ hơn về giá trị con người và ý nghĩa của lòng trung thành và lòng tử

tế

Cuối cùng, vượt lên hết thảy là những phẩm chất tốt đẹp nhất của con người đã được đề cao, đã chiến thắng và đọng mãi trong lòng độc giả, đó là tính lạc quan, lòng yêu tự do, trọng công bằng và danh dự, là giá trị của con người được tạo nên bằng phẩm chất chân chính, bằng lao động, Xecvantec viết: “Sancho ạ, tự

do là một trong những của cải quý báu nhất mà thượng đế ban cho con người, vì

tự do cũng như vì danh dự, có thể và cần phải hy sinh cả tính mạng nữa, và “kẻ nào ăn miếng bánh tự tay mình làm ra mà không phải mang ơn ai bố thí là kẻ sung sướng nhất trên đời” Giá trị chân chính của con người được nâng lên thật cao và thật cảm động trong lời Don Quixote dặn dò Sancho Panza lúc lên đường

đi nhận chức chúa đảo: “Con hãy lấy nguồn gốc nghèo nàn của mình làm vẻ vang… Chớ có sợ khi nói với mọi người rằng mình vốn là con nhà nông Khi người ta thấy mình chẳng hổ thẹn thì cũng chẳng có ai bới móc gì Bởi vì thà rằng nghèo nàn mà có đạo đức còn hơn là quyền quý mà gian ác Dòng dõi thì chẳng qua là lưu truyền, còn việc làm tốt đẹp thì do tự mình mà có Đạo đức tự

nó có giá trị gấp trăm ngàn lần dòng dõi”

William Shakespeare cũng thường xuyên thể hiện tư tưởng đề cao giá trị con người qua các tác phẩm kịch của mình Tác phẩm nổi tiếng của ông có thể được xem xét để hiểu rõ hơn về cách ông thể hiện và khám phá các khía cạnh của con người: "Romeo

và Juliet" Trái ngược với cuộc đối đầu giữa hai gia đình, tác phẩm này nhấn mạnh tình yêu và lòng chung thủy Ông thường xuyên đặt con người vào trung tâm của mâu thuẫn

và xác định giá trị của tình yêu và lòng chung thủy trong bối cảnh xã hội đầy bi kịch

Trang 10

2.3 Ý thức đòi quyền tự do cá nhân

Bài thơ 366 trong “Canzoniere” đã ca ngợi giá trị của tự do con người Petrarch tin rằng tự do là quyền cơ bản của con người Tự do giúp con người phát triển toàn diện, đạt được những thành tựu trong cuộc sống:

"Hãy để tôi tự do, Hãy để tôi sống một cuộc đời tự do, Hãy để tôi bay cao,

Hãy để tôi đạt đến những đỉnh cao."

Ông cho rằng con người có quyền tự do yêu thương, lựa chọn người mình yêu thương mà không bị ràng buộc bởi bất cứ điều gì Đồng thời con người cũng có quyền tự do sáng tạo, thể hiện bản thân mình và theo đuổi những ước mơ cho dù đó

là ước mơ gì đi chăng nữa

Trong tác phẩm "Gargantua and Pantagruel", nhân vật chính Gargantua và Pantagruel được miêu tả là những người có tầm nhìn mở rộng và không sợ thách thức Họ không chỉ theo đuổi sự tự do cá nhân mà còn khám phá và tôn trọng sự tự do của người khác Rabelais khích lệ con người không bị ràng buộc bởi quy chuẩn xã hội và tôn trọng quyền tự quyết của mỗi cá nhân Tác phẩm cũng đề cao giá trị tự do tư tưởng và sự độc lập trong suy nghĩ Rabelais khuyến khích con người học hỏi, đặt câu hỏi, và không sợ thách thức quan điểm cũ để đạt được sự hiểu biết và tiến bộ Ông miêu tả Gargantua

và Pantagruel như những người học giả sáng suốt, luôn tìm kiếm tri thức và đánh giá mọi thông tin một cách độc lập

“Romeo và Juliet” còn khai thác thành công khía cạnh mới mẻ trong văn học nói chung, thể loại kịch nói riêng đó là quyền tự do của con người Nhân vật đã phản đối trước sự cấm đoán của gia đình và xã hội Họ không ngần ngại bất kỳ nguy cơ nào để theo đuổi tình yêu của mình, điều này thể hiện sự đánh giá cao con người và tự do cá nhân hơn

là những ràng buộc xã hội

Còn trong tác phẩm “Decameron” của Bôcaxiô, ngoài về tình yêu thì cái rất mới ở đây

là tác giả đã dám lên tiếng bênh vực nhục dục, ái tình và coi đó là bản năng bình thường của con người cũng như bao bản năng khác Nhục dục ái tình bị coi là vấn đề trái với

Ngày đăng: 27/02/2024, 08:48

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w