1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hoàn thiện công tác kiểm soát chi phí sản xuất tại công ty cổ phần nhựa đà nẵng

108 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Hoàn Thiện Công Tác Kiểm Soát Chi Phí Sản Xuất Tại Công Ty Cổ Phần Nhựa Đà Nẵng
Tác giả Trần Đình Hải
Người hướng dẫn TS. Hồ Tuấn Vũ
Trường học Trường Đại Học Duy Tân
Chuyên ngành Kế toán
Thể loại luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2022
Thành phố Đà Nẵng
Định dạng
Số trang 108
Dung lượng 0,92 MB

Cấu trúc

  • 1. Tính cấp thiết của đề tài (10)
  • 2. Mục tiêu nghiên cứu (11)
  • 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu (11)
  • 4. Phương pháp nghiên cứu (11)
  • 5. Bố cục của đề tài (12)
  • 6. Tổng quan về tài liệu nghiên cứu (12)
  • CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KIỂM SOÁT NỘI BỘ CHI PHÍ SẢN XUẤT TRONG DOANH NGHIỆP (16)
    • 1.1. KHÁI QUÁT VỀ KIỂM SOÁT NỘI BỘ TRONG DOANH NGHIỆP (16)
      • 1.1.1. Khái niệm kiểm soát nội bộ (16)
      • 1.1.2. Mục tiêu của kiểm soát nội bộ (16)
      • 1.1.3. Phân loại kiểm soát nội bộ (17)
    • 1.2. KHÁI QUÁT VỀ KIỂM SOÁT NỘI BỘ VỀ CHI PHÍ SẢN XUẤT (18)
      • 1.2.1. Khái niệm chi phí và phân loại chi phí (0)
      • 1.2.2. Tổ chức thông tin phục vụ kiểm soát nội bộ về chi phí sản xuất (23)
    • 1.3. NỘI DUNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ CHI PHÍ SẢN XUẤT TRONG (26)
      • 1.3.1. Kiểm soát chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (27)
      • 1.3.2. Kiểm soát chi phí nhân công trực tiếp (32)
      • 1.3.3. Kiểm soát chi phí sản xuất chung (37)
  • CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG VỀ KIỂM SOÁT NỘI BỘ CHI PHÍ SẢN XUẤT TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA ĐÀ NẴNG.............................32 2.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA ĐÀ NẴNG (41)
    • 2.1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty (45)
    • 2.1.4. Tổ chức công tác kế toán tại công ty (47)
    • 2.1.5. Đặc điểm sản xuất sản xuất và một số quy định kiểm soát (51)
    • 2.2. THỰC TRẠNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ CHI PHÍ SẢN XUẤT TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA ĐÀ NẴNG (60)
      • 2.2.1. Kiểm soát chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (60)
      • 2.2.2. Kiểm soát chi phí nhân công trực tiếp (71)
      • 2.2.3. Kiểm soát chi phí sản xuất chung (77)
    • 2.3. ĐÁNH GIÁ KIỂM SOÁT NỘI BỘ CHI PHÍ SẢN XUẤT TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA ĐÀ NẴNG (81)
      • 2.3.1. Các kết quả đạt được (81)
      • 2.3.2. Những hạn chế của kiểm soát nội bộ chi phí sản xuất tại công ty (82)
      • 2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế (84)
  • CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KIỂM SOÁT NỘI BỘ CHI PHÍ SẢN XUẤT TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA ĐÀ NẴNG (87)
    • 3.1. ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA ĐÀ NẴNG (87)
      • 3.1.1. Định hướng phát triển công ty giai đoạn 2021-2025 (87)
      • 3.1.2. Mục tiêu phát triển công ty giai đoạn 2021-2025 (88)
    • 3.2. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KIỂM SOÁT NỘI BỘ CHI PHÍ SẢN XUẤT TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA ĐÀ NẴNG (88)
      • 3.1.1. Hoàn thiện kiểm soát chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (88)
      • 3.2.2. Hoàn thiện kiểm soát chi phí nhân công trực tiếp (91)
      • 3.2.3. Tăng cường kiểm soát chi phí sản xuất chung (92)

Nội dung

Xu hướng toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế thế giới đã mang đến cho các doanh nghiệp Việt Nam những vận hội mới để phát triển nhưng đồng thời cũng chứa đựng trong đó nhiều thách thức. Hơn bao giờ hết để vuwotj qua những thách thức mang tính cạnh tranh khốc liệt này đồi hỏi các doanh nghiệp không chỉ dừng lại ở việc áp dụng các kỹ thuật công nghệ tiên tiến, nâng cao chất lượng, đa dạng hóa sản phẩm...mà còn phải sử dụng các phương pháp để kiểm soát tối thiểu chi phí nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Công tác kiểm soát về chi phí diễn ra một cách thường xuyên, khoa học, chặt chẽ sẽ giúp cho doanh nghiệp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, là công cụ hữu ích để điều chỉnh các hoạt động của doanh nghiệp, cung cấp thông tin cho nhà quản lý để đưa ra các quyết định quan tọng trong sản xuất kinh doanh. Công ty cổ phần nhựa Đà Nẵng là một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất. Hơn bao giờ hết để vượt qua những thách thức mang tính cạnh tranh khốc liệt này đòi hỏi công ty không chỉ áp dụng công nghệ kỹ thuật tiên tiến, nâng cao chất lượng, đa dạng hoá sản phẩm... mà còn phải sử dụng các phương pháp để kiểm soát tốt chi phí nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Trong đó, việc kiểm soát chi phí chặt chẽ là một yêu cầu cấp thiết nhất đối với công ty. Việc kiểm soát tốt chi phí sẽ góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ thấp giá thành, nhờ đó tạo dựng uy tín, hình ảnh của công ty trên thương trường. Bên cạnh đó, kiểm soát chi phí còn thể hiện quan điểm, thái độ, năng lực quản lý, điều hành của Ban Giám đốc nhằm chống lãng phí và thất thoát tài sản của doanh nghiệp.

Tính cấp thiết của đề tài

Xu hướng toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế thế giới đã mang đến cho các doanh nghiệp Việt Nam những vận hội mới để phát triển nhưng đồng thời cũng chứa đựng trong đó nhiều thách thức Hơn bao giờ hết để vuwotj qua những thách thức mang tính cạnh tranh khốc liệt này đồi hỏi các doanh nghiệp không chỉ dừng lại ở việc áp dụng các kỹ thuật công nghệ tiên tiến, nâng cao chất lượng, đa dạng hóa sản phẩm mà còn phải sử dụng các phương pháp để kiểm soát tối thiểu chi phí nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của mình Công tác kiểm soát về chi phí diễn ra một cách thường xuyên, khoa học, chặt chẽ sẽ giúp cho doanh nghiệp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, là công cụ hữu ích để điều chỉnh các hoạt động của doanh nghiệp, cung cấp thông tin cho nhà quản lý để đưa ra các quyết định quan tọng trong sản xuất kinh doanh

Công ty cổ phần nhựa Đà Nẵng là một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất Hơn bao giờ hết để vượt qua những thách thức mang tính cạnh tranh khốc liệt này đòi hỏi công ty không chỉ áp dụng công nghệ kỹ thuật tiên tiến, nâng cao chất lượng, đa dạng hoá sản phẩm mà còn phải sử dụng các phương pháp để kiểm soát tốt chi phí nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của mình Trong đó, việc kiểm soát chi phí chặt chẽ là một yêu cầu cấp thiết nhất đối với công ty Việc kiểm soát tốt chi phí sẽ góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ thấp giá thành, nhờ đó tạo dựng uy tín, hình ảnh của công ty trên thương trường Bên cạnh đó, kiểm soát chi phí còn thể hiện quan điểm, thái độ, năng lực quản lý, điều hành của Ban Giám đốc nhằm chống lãng phí và thất thoát tài sản của doanh nghiệp.

Chính vì tầm quan trọng của KSNB về chi phí sản xuất và yêu cầu nâng cao hiệu quả hoạt động KSNB tại công ty trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế nên việc nghiên cứu đề tài:"Hoàn thiện công tác kiểm soát chi phí sản xuất tại Công ty cổ phần nhựa Đà Nẵng" là rất cần thiết, có ý nghĩa đối với doanh nghiệp hiện nay.

Mục tiêu nghiên cứu

Việc nghiên cứu đề tài này hướng tới các mục tiêu sau:

- Hệ thống những vấn đề lý luận cơ bản về chi phí sản xuất, kiểm soát chi phí sản xuất trong doanh nghiệp.

- Mô tả và đánh giá thực trạng công tác kiểm soát chi phí sản xuất tại Công ty cổ phần nhựa Đà Nẵng, nhận biết những hạn chế và nguyên nhân hạn chế của công tác kiểm soát chi phí sản xuất tại công ty

- Trên cơ sở đó, đề tài đã đưa ra những giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kiểm soát chi phí sản xuất tại Công ty cổ phần nhựa Đà Nẵng.

Phương pháp nghiên cứu

Để nghiên cứu công tác kiểm soát chi phí sản xuất tại công ty CP nhựa Đà Nẵng, tác giả đã sử dụng kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau để thu thập dữ liệu, nghiên cứu tài liệu và đánh giá vấn đề, cụ thể là:

+ Phương pháp thu thập tài liệu: Tác giả thu thập thông tin từ tài liệu do các đơn vị trong công ty cung cấp Các tài liệu đã thu thập được bao gồm tài liệu sơ cấp và tài liệu thứ cấp Tài liệu sơ cấp là các Báo cáo Tài chính đã được kiểm toán của đơn vị, Báo cáo thường niên, Báo cáo tình hình quản trị, sổ sách kế toán và các tài liệu khác liên quan đến công tác kiểm soát chi phí sản xuất Tài liệu thứ cấp là tài liệu thu thập được từ các nguồn thông tin khác như sách tham khảo, báo, các website, các báo cáo phân tích

+ Phương pháp tổng hợp, phân tích dữ liệu: Đây là phương pháp tổng hợp các dữ liệu đã thu thập được qua các công cụ giúp tác giả đưa ra các đánh giá về thực trạng công tác kiểm soát chi phí sản xuất tại công ty Kết quả đánh giá được thực hiện dựa trên thông tin thu thập đã được sắp xếp, phân loại một cách có hệ thống.

Bố cục của đề tài

Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận văn gồm có 3 chương:

- Chương 1: Cơ sở lý luận về kiểm soát nội bộ chi phí sản xuất tại doanh nghiệp

- Chương 2: Thực trạng kiểm soát nội bộ chi phí sản xuất tại Công ty cổ phần nhựa Đà Nẵng

- Chương 3: Giải pháp hoàn thiện kiểm soát nội bộ chi phí sản xuất tại công ty cổ phần nhựa Đà Nẵng.

Tổng quan về tài liệu nghiên cứu

Có nhiều nghiên cứu về kiểm soát nội bộ nói chung và kiểm soát nội bộ chi phí nói riêng tại các doanh nghiệp đặc thù như:

+ Đề tài “Tăng cường kiểm soát nội bộ về chi phí kinh doanh tại công ty cổ phần lương thực và dịch vụ Quảng Nam”, Phạm Thị Thu Hoài (2009) là đề tài nghiên cứu về lĩnh vực kiểm soát nội bộ Hệ thống hóa lý luận vềKSNB chi phí kinh doanh, tìm hiểu những vấn đề cơ bản về KSNB trong quản lý, bản chất cũng như phân loại chi phí kinh doanh trong doanh nghiệp thương mại, nội dung cơ bản về KSNB chi phí kinh doanh trong doanh nghiệp thương mại Đánh giá thực trạng công tác KSNB chi phí kinh doanh tại Công ty, những mặt đã làm được và những hạn chế, tìm hiểu về đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh và tổ chức quản lý, thực trạng KSNB chi phí kinh doanh tại Công ty Cổ phần Lương thực và Dịch vụ Quảng Nam Đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường KSNB chi phí kinh doanh tại Công ty: các giải pháp hoàn thiện môi trường kiểm soát, các giải pháp tăng cường KSNB chi phí kinh doanh thông qua các thủ tục KSNB, các giải pháp tăng cường KSNB chi phí kinh doanh thông qua thông tin kế toán tại Công ty.

+ Đề tài “Hoàn thiện các thủ tục kiểm soát nội bộ chi phí và doanh thu tại công ty TNHH MTV cấp thoát nước Phú Yên “ Lê Thị Khánh Như (2012) trình bày lý luận cơ bản về hệ thống KSNB, đồng thời làm rõ hơn những lý luận về KSNB đối với chi phí và doanh thu tại Công ty; nghiên cứu sâu tình hình thực tế về KSNB đối với chi phí và doanh thu tại Công ty TNHH MTV Cấp thoát nước Phú Yên Trên cơ sở lý luận và thông qua thực tế công tác KSNB đối với chi phí và doanh thu tại Công ty, đề tài đã đưa ra được những giải pháp hoàn thiện KSNB chi phí và doanh thu trên cả ba phương diện: hoàn thiện môi trường kiểm soát, hoàn thiện hệ thống thông tin kế toán và hoàn thiện các thủ tục KSNB chi phí và doanh thu tiền nước Nhằm ngăn chặn, phòng ngừa, giảm thiểu rủi ro, thiệt hại c góp phần giảm thiểu chi phí, tối đa hóa lợi nhuận, đảm bảo hoạt động hiệu quả, ổn định và lâu dài tại công ty TNHH MTV cấp thoát nước Phú Yên.

+ Đề tài “Hoàn thiện kiểm soát chi phí tại công ty xăng dầu khu vựcV”, Trần Ngọc Tuyết (2010) Đề tài trình bày khá đầy đủ thực trạng kiểm soát nội bộ chi phí trong xăng dầu Khu vực V, và thấy rằng với hệ thống kiểm soát chi phí đó chưa thật sự phù hợp với đặc điểm kinh doanh xăng dầu và khó có thể đáp ứng được nhu cầu thông tin cho việc ra các quyết định kinh doanh hợp lý Chính vì vậu đề tài đã đề xuất một số giải pháp gồm: Giải pháp hoàn thiện môi trường kiểm soát; Giải pháp hoàn thiện KSNB chi phí kinh doanh thông qua thủ tục kiểm soát; nhằm giải quyết những hạn chế của KSNB chi phí kinh doanh tại Công ty, góp phần tăng cường hơn nữa KSNB chi phí kinh doanh tại Công ty Ngoài ra, luận văn cũng đưa ra các điều kiện để có thể thực hiện được mô hình kiểm soát chi phí này trong Công ty xăng dầu Khu vực V, đó là cần có sự kết hợp của doanh nghiệp và Nhà nước.

+ Đề tài “Tăng cường kiểm soát chi phí tại siêu thị Coopmart Quy Nhơn”, Nguyễn Thị Kim Thoa (2012) đã nghiên cứu và hoàn thiện kiểm soát chi phí tại Công ty Trên cơ sở nghiên cứu, phân tích về lý luận và thực tiễn, đề tài đã giải quyết được các nội dung về hệ thống hóa cơ sở lý luận về kiểm soát chi phí trong các Doanh nghiệp Thương mại, làm cơ sở cho việc phân tích và đánh giá thực trạng kiểm soát chi phí tại Công ty Phản ánh được thực trạng kiểm soát chi phí tại Công ty, bao gồm: môi trường kiểm soát, hệ thống kế toán và thủ tục kiểm soát Từ đó nêu ra những mặt hạn chế cần hoàn thiện về công tác kiểm soát chi phí tại đơn vị Bên cạnh đó, đề tài đã đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện kiểm soát chi phí tại Công ty bao gồm: Hoàn thiện công tác lập kế hoạch chi phí, tăng cường kiểm soát chi phí, giải pháp hoàn thiện công tác kế toán quản trị chi phí tại công ty Ngoài ra, đề tài còn nêu ra vấn đề kiểm soát trong môi trường máy tính và lưu trữ giúp cho nhà quản trị nắm bắt kịp thời tình hình kinh doanh của đơn vị.

+ Đề tài “Kiểm soát chi phi tại công ty cổ phần hóa dầu Mekong” PhanDoãn Thị Kim Nga (2013) đã hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về kiểm soát chi phí sản xuất trong doanh nghiệp, làm tiền đề cho việc đánh giá thực trạng và tìm ra các giải pháp góp phần hoàn thiện công tác kiểm soát chi phí sản xuất tại Công ty cổ phần hóa dầu Mekong Luận văn phản ánh thực trạng công tác kiểm soát chi phí sản xuất tại Công ty cổ phần hóa dầuMekong bao gồm: Mục tiêu kiểm soát, Tổ chức thông tin phục vụ cho kiểm soát chi phí sản xuất và các thủ tục kiểm soát chi phí sản xuất Phân tích chỉ ra những mặt hạn chế cần hoàn thiện về kiểm soát chi phí sản xuất tại Công ty cổ phần hóa dầu Mekong Từ đó, xác định một số giải pháp góp phần hoàn thiện công tác kiểm soát chi phí sản xuất tại Công ty cổ phần hóa dầu Mekong như: Giải pháp hoàn thiện thông tin phục vụ kiểm soát chi phí tại công ty; giải pháp hoàn thiện các thủ tục kiểm soát chi phí tại công ty nhằm hạn chế việc sử dụng lãng phí chi phí để làm tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh, tăng lợi nhuận hoạt động cho Công ty

Tóm lại, tất cả các nghiên cứu nói trên đều thể hiện được việc nghiên cứu về hệ thống kiểm soát nội bộ nói chung, kiểm soát nội bộ trong một đơn vị cụ thể nói riêng Tuy nhiên, chưa có một nghiên cứu nào tìm hiểu sâu về kiểm soát nội bộ chi phí sản xuất tại công ty CP nhựa Đà Nẵng.

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KIỂM SOÁT NỘI BỘ CHI PHÍ SẢN XUẤT TRONG DOANH NGHIỆP

KHÁI QUÁT VỀ KIỂM SOÁT NỘI BỘ TRONG DOANH NGHIỆP

Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 315 “Xác định và đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu thông qua hiểu biết về đơn vị được kiểm toán và môi trường của đơn vị” được ban hành theo Thông tư số 214/2012/TT-BTC ngày

6 tháng 12 năm 2012 của Bộ Tài chính có hiệu lực từ ngày 01/01/2014 đã thay thế cho chuẩn mực kiểm toán Việt Nam cũ số 400 trước đây

Chuẩn mực số 315 định nghĩa: Kiểm soát nội bộ là quy trình do Ban quản trị, Ban Giám đốc và các cá nhân khác trong đơn vị thiết kế, thực hiện và duy trì để tạo ra sự đảm bảo hợp lý về khả năng đạt được mục tiêu của đơn vị trong việc đảm bảo độ tin cậy của báo cáo tài chính, đảm bảo hiệu quả, hiệu suất hoạt động, tuân thủ pháp luật và các quy định có liên quan Thuật ngữ “kiểm soát” được hiểu là bất cứ khía cạnh nào của một hoặc nhiều thành phần của kiểm soát nội bộ.

1.1.2 Mục tiêu của kiểm soát nội bộ

Mỗi đơn vị thường có các mục tiêu kiểm soát cần đạt được để từ đó xác định các chiến lược cần thực hiện Đó có thể là mục tiêu chung cho toàn đơn vị, hay mục tiêu cụ thể cho từng hoạt động, từng bộ phận trong đơn vị Có thể chia các mục tiêu kiểm soát đơn vị cần thiết lập thành 3 nhóm

 Nhóm mục tiêu về hoạt động: nhấn mạnh đến sự hữu hiệu và hiệu quả của việc sử dụng các nguồn lực.

 Nhóm mục tiêu về báo cáo tài chính: KSNB phải đảm bảo về tính trung thực và đáng tin cậy, bởi vì chính người quản lý đơn vị có trách nhiệm lập BCTC phù hợp với chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành

 Nhóm mục tiêu về sự tuân thủ: KSNB trước hết phải đảm bảo hợp lý việc chấp hành luật pháp và các quy định.

Một hệ thống kiểm soát nội bộ hữu hiệu có thể cung cấp sự đảm bảo hợp lý đạt được các mục tiêu liên quan như tính đáng tin cậy của báo cáo tài chính, sự tuân thủ pháp luật và các quy định Để đạt được các mục tiêu này cần dựa trên cơ sở các chuẩn mực đã được thiết lập Kết quả đạt được phụ thuộc vào môi trường kiểm soát, cách thức đánh giá rủi ro, các hoạt động kiểm soát của đơn vị, hệ thống thông tin và truyền thông và vấn đề giám sát.

Kiểm soát nội bộ không thể ngăn ngừa các quyết định sai lầm hay các sự kiện bên ngoài có thể làm đơn vị không đạt được các mục tiêu đề ra

- Ngăn chặn, phát hiện các sai phạm trong quá trình hoạt động của đơn vị, đồng thời có những biện pháp xử lý những sai phạm kịp thời và hiệu quả.

- Giúp cho nhà quản lý có những quyết định chính xác, điều hành bộ máy hoạt động hiệu quả, đảm bảo việc thực hiện các chế độ pháp lý, tuân thủ đầy đủ các chính sách có liên quan đến đơn vị.

1.1.3 Phân loại kiểm soát nội bộ

Kiểm soát luôn luôn liên hệ trực tiếp hoặc gián tiếp đến các mục tiêu. Trong khi đó tính chất và phạm vi của các mục tiêu có thể thay đổi linh hoạt thì dẫn đến phương thức kiểm soát cũng có thể thay đổi theo.

1.1.3.1 Kiểm soát hoạt động quản lý (hay còn gọi là kiểm soát hướng dẫn)

Là một loại kiểm soát mục tiêu biểu thông qua định dạng những sự kiện giúp chúng ta có hành động trung gian góp phần đạt được các mục tiêu tốt hơn Đây là loại kiểm soát được tiến hành trong quá trình xây dựng các mục tiêu Thông qua các hành động, kiểm soát hướng dẫn giúp chúng ta có các hoạt động quản lý kịp thời

1.1.3.2 Kiểm soát kế toán tuân thủ

Kiểm soát kế toán tuân thủ (hay còn gọi là kiểm soát tuân thủ): là loại kiểm soát nhằm vào chức năng bảo vệ chúng ta đi theo khuôn mẫu cho trước, nói cách khác là phải giúp đảm bảo được những kết quả mong muốn Với hình thái đơn giản nhất, nó có thể là một tiêu thức kiểm soát chất lượng mà thông qua đó chỉ có một bộ phận sản phẩm đúng đặc điểm kỹ thuật mới có thể qua được sự kiểm soát Đặc điểm chung là có một kế hoạch kiểm soát lập sẵn để trong một hoạt động bình thường sẽ mặc nhiên giúp cho một hành động bảo vệ.

KHÁI QUÁT VỀ KIỂM SOÁT NỘI BỘ VỀ CHI PHÍ SẢN XUẤT

Chi phí được định nghĩa như là giá trị tiền tệ của các khoản hao phí bỏ ra nhằm thu được các loại tài sản, hàng hóa hoặc các dịch vụ

Như vậy, nội dung của chi phí rất đa dạng Trong kế toán quản trị, chi phí được phân loại và sử dụng theo nhiều cách khác nhau nhằm cung cấp những thông tin phù hợp với nhu cầu đa dạng trong các thời điểm khác nhau của quản lý nội bộ doanh nghiệp Thêm vào đó, chi phí phát sinh trong các loại hình doanh nghiệp khác nhau (sản xuất, thương mại, dịch vụ) cũng có nội dung và đặc điểm khác nhau, trong đó nội dung chi phí trong các doanh nghiệp sản xuất thể hiện tính đa dạng và bao quát nhất b Phân loại chi phí

Sau đây là một số cách phân loại chi phí thường gặp đối với các doanh nghiệp sản xuất.

I Phân loại chi phí theo chức năng hoạt động

Chi phí phát sinh trong các doanh nghiệp sản xuất, xét theo từng hoạt động có chức năng khác nhau trong quá trình sản xuất kinh doanh mà chúng phục vụ, được chia thành hai loại lớn: chi phí sản xuất và chi phí ngoài sản xuất.

Giai đoạn sản xuất là giai đoạn chế biến nguyên vật liệu thành thành phẩm bằng sức lao động của công nhân kết hợp với việc sử dụng máy móc thiết bị Chi phí sản xuất bao gồm ba khoản mục: chi phí nguyên liệu vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung.

+ Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là chi phí của những loại nguyên vật liệu cấu thành thực thể của thành phẩm, có giá trị lớn và có thể xác định được một cách tách biệt, rõ ràng và cụ thể cho từng sản phẩm Nguyên vật liệu trực tiếp được nhận diện dễ dàng trong sản phẩm vì nó tượng trưng cho đặc tính dễ thấy nhất của cái gì được sản xuất.Ví dụ: Thép để đóng tàu, sắt để sản xuất xe đạp, bột mì để sản xuất mì ăn liền…

Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp có thể xác định cho từng đơn vị sản phẩm nên được tính thẳng vào từng đơn vị sản phẩm.

+ Chi phí nhân công trực tiếp

Chi phí nhân công trực tiếp là chi phí tiền lương và các khoản trích theo lương của những người lao động trực tiếp chế tạo sản phẩm Khả năng và kỹ năng của lao động trực tiếp có ảnh hưởng đến số lượng và chất lượng sản phẩm tạo ra Thông thường những lao động trực tiếp này xử lý nguyên vật liệu trực tiếp bằng tay hoặc thông qua việc sử dụng công cụ dụng cụ hoặc máy móc thiết bị.

Chi phí nhân công trực tiếp cũng giống như chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, có thể xác định rõ ràng, cụ thể và tách biệt cho từng sản phẩm nên được tính thẳng vào từng đơn vị sản phẩm.

+ Chi phí sản xuất chung

Chi phí sản xuất chung là những chi phí cần thiết khác để sản xuất sản phẩm ngoài chi phí nguyên vật liệu và chi phí nhân công trực tiếp Chi phí sản xuất chung bao gồm 3 loại chi phí, đó là chi phí nguyên vật liệu gián tiếp, chi phí nhân công gián tiếp và các chi phí khác Chi phí khác bao gồm các chi phí cần thiết khác để vận hành phân xưởng Ví dụ: Chi phí thuê nhà xưởng, chi phí khấu hao máy móc thiết bị, chi phí điện nước…

Chi phí sản xuất chung có đặc điểm:

- Bao gồm nhiều yếu tố chi phí khác nhau.

- Các yếu tố chi phí thuộc chi phí SXC đều có tính gián tiếp với từng đơn vị sản phẩm, nên không thể tính thẳng vào sản phẩm.

- Gồm nhiều yếu tố chi phí nên chúng được nhiều bộ phận khác nhau quản lý và rất khó kiểm soát.

Chi phí SXC cũng được tính vào sản phẩm cùng với chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp Do đặc điểm của chi phí sản xuất chung là không tính trực tiếp vào sản phẩm nên chúng sẽ được tính vào sản phẩm thông qua việc phân bổ theo các tiêu thức thích hợp.

- Chi phí ngoài sản xuất Đây là các chi phí phát sinh ngoài quá trình sản xuất sản phẩm liên quan đến qúa trình tiêu thụ sản phẩm hoặc phục vụ công tác quản lý chung toàn doanh nghiệp Thuộc loại chi phí này gồm có hai khoản mục chi phí: Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp.

Khoản mục chi phí này bao gồm các chi phí phát sinh phục vụ cho khâu tiêu thụ sản phẩm Có thể kể đến các chi phí như chi phí vận chuyển, bốc dỡ thành phẩm giao cho khách hàng, chi phí bao bì, khấu hao các phương tiện vận chuyển, tiền lương nhân viên bán hàng, hoa hồng bán hàng, chi phí tiếp thị quảng cáo, v.v

+ Chi phí quản lý doanh nghiệp

Chi phí quản lý doanh nghiệp bao gồm tất cả các chi phí phục vụ cho công tác tổ chức và quản lý quá trình sản xuất kinh doanh nói chung trên giác độ toàn doanh nghiệp Khoản mục này bao gồm các chi phí như: chi phí văn phòng, tiền lương và các khoản trích theo lương của nhân viên quản lý doanh nghiệp, khấu hao tài sản cố định của doanh nghiệp, các chi phí dịch vụ mua ngoài khác, v.v

II Phân loại chi phí theo cách ứng xử

Theo cách phân loại này chi phí được chia thành: Chi phí biến đổi, chi phí bất biến và chi phí hỗn hợp.

- Chi phí biến đổi (biến phí)

Chi phí biến đổi là những khoản mục chi phí có quan hệ tỷ lệ thuận với biến động về mức độ hoạt động Biến phí tính trên một đơn vị thì nó ổn định. Biến phí sẽ biến đổi theo căn cứ được xem là nguyên nhân phát sinh ra chi phí đó, thường gọi là hoạt động căn cứ Các hoạt động căn cứ thường được dùng: sản lượng sản xuất, sản lượng tiêu thụ, số giờ máy vận hành, số giờ lao động trực tiếp, số km vận chuyển…

Tuỳ thuộc vào mức độ thay đổi của biến phí so với mức độ hoạt động mà người ta chia biến phí thành biến phí thực thụ và biến phí cấp bậc.

- Chi phí bất biến (định phí) Định phí là những chi phí mà xét về mặt tổng số không thay đổi khi mức độ hoạt dộng thay đổi trong một phạm vi hoạt động của doanh nghiệp.

Căn cứ vào độ cần thiết của định phí thì định phí chia làm 2 loại là định phí bắt buộc và định phí tuỳ ý.

NỘI DUNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ CHI PHÍ SẢN XUẤT TRONG

Trong phạm vi của một tổ chức, kiểm soát bao gồm kiểm soát vật chất và kiểm soát kế toán

Hành động kiểm soát vật chất là việc xem xét cơ cấu tổ chức và những chính sách, biện pháp quản lý đã ban hành có phù hợp với quá trình hoạt động hay chưa để tìm phương pháp khắc phục Đây là hành động kiểm soát dựa trên việc đưa ra các quy định, tiêu chuẩn bố trí nguồn lực trong hệ thống quản lý và định ra những quy định về trách nhiệm, quyền hạn giải quyết trong phạm vi cụ thể Bởi vì khi trách nhiệm được quy định rõ ràng và cụ thể sẽ tránh được mâu thuẫn, nhầm lẫn của cá nhân, bộ phận trong toàn hệ thống Vì vậy tổ chức sắp xếp nhân sự trong doanh nghiệp là quan trọng, cần bố trí phù hợp giữa năng lực chuyên môn và công việc được giao, tổ chức các bộ phận chức năng hợp lý với các hoạt động của doanh nghiệp

Bên cạnh đó, kiểm soát vật chất còn là việc xây dựng và ban hành các chính sách liên quan, phục vụ cho hoạt động quản lý và kiểm soát trong mỗi đơn vị, chẳng hạn ban hành quy định, định mức về loại chi phí trong quá trình hoạt động của đơn vị như chính sách chi trả thu nhập cho người lao động…

Hệ thống thông tin kế toán bên cạnh chức năng cung cấp thông tin cho quản lý còn thực hiện chức năng kiểm soát nhiều mặt hoạt động của đơn vị. Chính vì vậy mà hệ thống kế toán là một mắc xích, một bộ phận cấu thành quan trọng của hệ thống kiểm soát nội bộ Kiểm soát kế toán là hành động kiểm tra tính xác thực, đầy đủ, phê chuẩn đối với nghiệp vụ từ khâu lập chứng từ kế toán, phản ánh vào sổ kế toán đến khâu lập báo cáo kế toán

Một hệ thống kế toán hữu hiệu phải đảm bảo các mục tiêu kiểm soát sau:

- Tính có thực: Cơ cấu kiểm soát không cho phép ghi chép những nghiệp vụ không có thực vào sổ sách của doanh nghiệp.

- Tính đầy đủ: Đảm bảo việc phản ánh trọn vẹn các nghiệp vụ kinh tế phát sinh.

- Sự phê chuẩn: Đảm bảo mọi nghiệp vụ xảy ra phải được phê chuẩn hợp lý

- Sự đánh giá: Đảm bảo không có sự sai phạm trong việc tính toán các khoản giá và chi phí.

- Sự phân loại: Bảo đảm các nghiệp vụ được ghi chép đúng theo sơ đồ tài khoản và ghi nhận đúng đắn vào các loại sổ sách kế toán

- Đảm bảo việc ghi sổ các nghiệp vụ phát sinh được thực hiện kịp thời theo quy định.

- Qúa trình chuyển sổ và tổng hợp chính xác: Số liệu kế toán được ghi vào sổ phải được tổng cộng và chuyển sổ đúng đắn, tổng hợp chính xác trên các báo cáo tài chính của doanh nghiệp.

Nội dung của công tác kiểm soát nội bộ về chi phí tại doanh nghiệp bao gồm kiểm soát các loại chi phí sau: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung:

1.3.1 Kiểm soát chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

Chi phí nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng lớn trong quá trình sản xuất sản phẩm do đó tổ chức kiểm soát và tổ chức tốt khâu hạch toán nguyên vật liệu có tác dụng tốt và có ý nghĩa quan trọng trong việc quản lý chi phí, hạ thấp giá thành, tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp, đồng thời đảm bảo cung cấp thông tin đáng tin cậy, cần thiết trong việc quản lý, điều hành, sử dụng vật tư.Chi phí nguyên vật liệu phát sinh từ vật liệu mua trực tiếp từ nhà cung cấp bên ngoài hay vật liệu được sản xuất từ các bộ phận khác

Mục tiêu kiểm soát chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

Quản lý nguyên vật liệu phải đảm bảo cung cấp đầy đủ, kịp thời thông tin (chi tiết, tổng hợp) cho các nhà quản lý, cho những người cần quan tâm. Kiểm soát nội bộ về chi phí nguyên vật liệu trực tiếp bao gồm:

- Quản lý về mặt lượng, giá trị, phương pháp xác định giá thành, giá xuất kho phù hợp đặc điểm của nguyên vật liệu cũng như phù hợp với đặc điểm của doanh nghiệp Quản lý vật liệu theo từng đối tượng sử dụng, từng chủng loại, từng phân xưởng, từng địa điểm, từng sản phẩm

- Tổ chức quản lý, theo dõi quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, kiểm tra việc theo dõi, ghi chép, hạch toán, lưu hồ sơ, luân chuyển hồ sơ chứng từ và việc lập báo cáo định kì của đơn vị Kiểm tra việc xuất, nhập vật tư, việc hạch toán phân bổ công cụ dụng cụ vào giá thành có đúng quy định hay không, tiêu thức phân bổ từng loại công cụ dụng cụ có nhất quán hay không Kiểm tra việc cập nhật số liệu vào chương trình máy, quy trình hạch toán và phương pháp tính giá hàng tồn kho có thống nhất và phù hợp với đặc thù của doanh nghiệp, phù hợp với các quy định để nhằm đảm bảo tính giá thành một cách chính xác

Các thủ tục kiểm soát chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

- Kiểm soát việc lập kế hoạch sản xuất

Nếu kiểm soát nội bộ tốt thì phải yêu cầu việc tiến hành sản xuất của từng phân xưởng đều phải căn cứ trên kế hoạch sản xuất Kế hoạch sản xuất được lập cho từng thời kỳ trên cơ sở các dự báo về nhu cầu của thị trường đối với sản phẩm, hoặc dựa vào doanh số dự kiến, kết hợp với thông tin về mức công suất tối đa và việc xác định mức tồn kho tối thiểu để đảm bảo luôn có đủ nguyên vật liệu cần thiết.

Kế hoạch sản xuất phải được lập chi tiết cho từng loại thành phẩm Kế hoạch sản xuất cũng phải được phổ biến đến các bộ phận liên quan như: bộ phận mua hàng, bộ phận kho… để họ có kế hoạch phối hợp thực hiện hiệu quả nhằm đảm bảo các nguồn lực cần thiết được cung cấp đầy đủ và kịp thời cho sản xuất.

- Kiểm soát khâu xuất kho vật liệu

Chứng từ cần thiết để xuất kho là phiếu xuất kho vật tư Phiếu này được lập trên cơ sở phiếu xin lĩnh vật tư do người phụ trách tại bộ phận sản xuất căn cứ và nhu cầu sản xuất, trong đó nêu rõ về số lượng và chất lượng của loại vật tư cần thiết Phiếu xuất vật tư phải được xét duyệt của người có thẩm quyền căn cứ trên kế hoạch sản xuất và định mức vật tư Đây là chứng từ gốc để kết chuyển giá trị nguyên vật liệu tồn kho sang chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Do đó, phiếu xuất kho cần được đánh số thứ tự liên tục trước khi sử dụng và phải có đầy đủ các thông tin cần thiết cho việc ghi sổ kế toán, như số hiệu chứng từ, ngày sản xuất, tên quy cách, chủng loại số lượng vật liệu xuất, mục đích sử dụng, người trực tiếp nhận vật liệu và người lập phiếu Phiếu xuất vật tư đều ghi vào sổ chi tiết và để hoạch toán từ tài khoản nguyên vật liệu sang tài khoản chi phí nguyên vật liệu.

- Kiểm soát khâu sử dụng vật tư

Vật tư khi đưa vào sử dụng phải kiểm soát chặt chẽ bằng, định mức sử dụng nguyên vật liệu, kế hoạch và lịch trình sản xuất, kế hoạch và lịch trình sản xuất được xây dựng dựa vào ước toán về nhu cầu đối với lượng sản phẩm cần sản xuất Để kiểm soát được cả về mặt vật chất và giá trị của toàn bộ nguyên vật liệu ở phân xưởng sản xuất, nhân viên giám sát sản xuất sẽ lập thẻ theo dõi chi phí sản xuất của từng lô hàng Thẻ này được đánh số thứ tự liên tục trước và nội dung phải bao quát được toàn bộ quy trình sản xuất, đồng thời ghi nhận được cả về mặt số lượng và giá trị của nguyên vật liệu cũng như các chi phí chế biến phát sinh trong qua trình sản xuất Số liệu đầu vào của thẻ là số lượng và giá trị nhận được từ đầu quy trình Sau đó, khi kết thúc từng công đoạn sản xuất, thẻ phải cập nhật về số lượng thực tế của số nguyên vật liệu đầu vào, số hao hụt và các chi phí chế biến phát sinh trong công đoạn đó Cuối cùng, thông tin đầu ra sẽ là giá thành thực tế của thành phẩm Thẻ theo dõi chi phí sản xuất là một loại sổ kế taosn chi tiết quan trọng, nó cung cấp thông tin cần thiết về giá trị của các lô hàng đang sản xuât dở dang, giá thành thực tế của sản phẩm và là công cụ hiệu quả giúp kiểm soát toàn bộ quá trình sản xuất

Thường xuyên kiểm tra, đối chiếu với định mức để phát hiện kịp thời những lãng phí, mất mát, xác định nguyên nhân và người chịu trách nhiệm để xử lý hoặc khen thưởng kịp thời.

Bên cạnh đó, cuối kỳ kế toán hoặc khi đơn đặt hàng hoàn thành doanh nghiệp phải kiểm kê số nguyên liệu chưa sử dụng hết để ghi giảm chi phí nguyên vật liệu, đồng thời phải tổ chức hoạch toán và đánh giá đúng đắn số phế liệu thu hồi theo từng đối tượng sử dụng, tránh tình trạng gian lận hay nhầm lẫn khi vật tư xuất ra không dùng hoặc dùng không hết cho quá trình sản xuất nhưng vẫn được hoạch toán vào chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.

THỰC TRẠNG VỀ KIỂM SOÁT NỘI BỘ CHI PHÍ SẢN XUẤT TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA ĐÀ NẴNG 32 2.1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA ĐÀ NẴNG

Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty

Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của công ty

Hình 2.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý

V Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận

Bộ máy quản lý tại công ty được tổ chức theo mô hình trực tuyến chức năng Theo mô hình này:

- Đại hội đồng cổ đông: Là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của công ty, mỗi năm họp một lần, hoạt động thông qua cuộc họp ĐHĐCĐ thường niên, bất thường và thông qua báo cáo củ hội đồng quản trị, ban kiểm soát và các báo cáo tài chính năm để đưa ra phương hướng kinh doanh

- Hội đồng quản trị: Là cơ quan có đầy đủ quyền hạn để thực hiện tất cả các quyền nhân danh Công ty trừ những thẩm quyền thuộc về ĐHĐCĐ, là những người sở hữu một lượng cổ phiếu lớn và bầu ra ban điều hành của công ty, bổ nhiệm, miễn nhiệm Giám đốc, Phó giám đốc, kế toán trưởng và đồng thời quyết định mức lương của các cấp quản lý đó Ngoài ra HĐQT chịu trách nhiệm trước ĐHĐCĐ và đưa cho ĐHĐCĐ các quyết định về cơ quan tổ chức, xu hướng hay chiến lược phát triển của công ty.

- Ban kiểm soát: Là người thay mặt Đại hội đồng cổ đông để kiểm soát mọi hoạt động kinh doanh quản trị và điều hành của công ty Ban Kiểm soát có nhiệm vụ kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp trong điều hành hoạt động kinh doanh, báo cáo tài chính của Công ty Ban kiểm soát gồm có 3 thành viên do ĐHĐCĐ bầu ra Ban kiểm soát hoạt động độc lập với Hội đồng quản trị và Ban Giám đốc

- Ban giám đốc: Là những người do HĐQT bầu ra, đứng đầu là Giám đốc điều hành mọi hoạt động của công ty, báo cáo tình hình tài chính và kết quả hoạt động kinh doanh lên HĐQT theo đúng quy định, chịu trách nhiệm trước HĐQT.

- Phòng hành chính-nhân sự: Phụ trách khâu nhân sự như tuyển dụng, đào tạo, bố trí lao động xây dựng kế hoạch tiền lương, định mức lao động, tham mưu cho giám đốc về khen thưởng, kỷ luật cũng như giải quyết các vấn đề về quyền lợi chế độ chính sách cho người lao động trong công ty Thực hiện quản trị văn phòng: Quản lý hồ sơ, tài liệu, thống kê, lưu trữ các văn bản pháp quy của Công ty, công văn đến – đi, quản lý con dấu, quản lý tài sản;thực hiện các quy định về công tác an ninh, an toàn lao động, trật tự vệ sinh văn phòng; thực hiện các thủ tục pháp lý cho Công ty và nhân viên đảm bảo đúng pháp luật.

- Phòng kỹ thuật: Có nhiệm vụ xây dựng các định mức kỹ thuật, bảo trì, bảo dưỡng các máy móc thiết bị, áp dụng khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất Lập qui trình công nghệ, hướng dẫn sử dụng thiết bị mới.

- Phòng kinh doanh: Có nhiệm vụ nghiên cứu thị trường, lập kế hoạch sản xuất kinh doanh, tổ chức công tác thu mua nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ phối hợp với phòng kế toán để đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh để có biện pháp khắc phục Đồng thời thực hiện các công tác quảng cáo, tiếp thị và hỗ trợ kinh doanh các sản phẩm của Công ty; thực hiện các công tác đối ngoại, quan hệ cộng đồng với các đơn vị truyền thông, các đối tác và các cơ quan chức năng … nhằm nâng cao hình ảnh và thương hiệu của Công ty đối với thị trường và công chúng Hoạch định chiến lược, kế hoạch, mục tiêu kinh doanh sản phẩm của Công ty

- Phòng tài chính-kế toán: Có nhiệm vụ tổ chức công tác hạch toán tại công ty, ghi chép, xử lý, lập báo cáo kế toán về tình hình tài sản, nguồn vốn của công ty

- Các tổ sản xuất: Thực hiện nhiệm vụ sản xuất theo từng tháng theo sự phân công của phó giám đốc kỹ thuật.

Tổ chức công tác kế toán tại công ty

a Tổ chức bộ máy kế toán tại công ty

Công ty áp dụng kiểu tổ chức bộ máy kế toán theo hình thức kế toán tập trung và được quản lý theo kiểu trực tuyến chức năng.

Ghi chú : : Quan hệ chỉ đạo

Hình 2.2 Sơ đồ bộ máy kế toán

Chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận

- Kế toán trưởng: Là người đứng đầu Phòng tài chính-kế toán, chịu trách nhiệm trước Ban giám đốc về việc chỉ đạo tổ chức công tác kế toán. Nhiệm vụ chủ yếu của kế toán trưởng là tổ chức bộ máy kế toán nhằm thực hiện một cách đầy đủ các chức năng kế toán là phản ánh, kiểm tra tài chính bằng phương pháp chuyên môn của kế toán Tổ chức huy động, tạo lập và sử dụng quỹ tiền tệ một cách có hiệu quả nhất.

- Phó phòng kế toán kiêm Kế toán tổng hợp: Phụ trách nhân sự tại phòng kế toán, theo dõi kiểm tra công tác kế toán của các nhân viên phần hành Là người phụ tá và được ủy quyền khi kế toán trưởng đi vắng Đôn đốc kiểm tra công tác kế toán của các nhân viên trong phòng, đồng thời chịu trách nhiệm tập hợp số liệu từ các phần hành khác Lập báo cáo tổng hợp và quyết toán cuối mỗi quý.

Kế toán tiêu thụ và công nợ phải thu

Kế toán NVL – CCDC và công nợ phải trả

PHÓ PHÒNG KẾ TOÁN KIÊM

Kế toán TSCĐ, ngoại tệ chứng khoán

- Kế toán tiền mặt: theo dõi tiền Việt Nam tại quỹ, tại ngân hàng, tình hình tạm ứng, thanh toán của cán bộ công nhân viên trong Công Ty Kết hợp với thủ quỹ để kiểm tra chặt chẽ lượng tiền mặt tại quỹ.

- Kế toán TSCĐ, ngọai tệ và chứng khoán: Theo dõi thu, chi, giao dịch với ngân hàng bằng ngoại tệ Thanh toán ngoại tệ dối với khách hàng Theo dõi tình hình TSCĐ, phản ánh hao mòn và khấu hao TSCĐ, diễn biến chứng khoán, các báo cáo của trung tâm giao dịch

- Kế toán tiền lương: Tính toán tiền lương, thưởng và các khoản trích theo lương cho lao động toàn Công ty.

- Kế toán tiêu thụ và công nợ phải thu: Theo dõi tình hình nhập kho, tiêu thụ của từng loại sản phẩm Theo dõi tình hình công nợ bán hàng, định kỳ lập báo cáo chi tiết doanh số bán ra

- Kế toán NVL, CCDC và nợ phải trả: Theo dõi tình hình hiện có và tình hình biến động nhập xuất kho nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ theo từng loại cụ thể, theo dõi các khoản nợ phải trả.

- Thủ quỹ: Chịu trách nhiệm quản lý tiền mặt tại quỹ, xuất chi tiền theo lệnh của kế toán trưởng hoặc giám đốc, thực hiện nghĩa vụ và chi lập báo cáo quỹ Bảo quản an toàn tiền mặt theo đúng quy định.

Với mô hình này đã giúp cho việc phân công lao động, chuyên môn hóa, nâng cao trình độ nghiệp vụ của các nhân viên kế toán Ngoài ra, vài năm một lần công ty có sự luân chuyển nghiệp vụ giữa các nhân viên kế toán trong phòng b Hình thức kế toán tại công ty

Hiện nay Công ty đang áp dụng hình thức Chứng từ ghi sổ cải biên.Công ty sử dụng chương trình kế toán máy được lập trình bằng ngôn ngữVisual Foxpro để hoạch toán.

Hình 2.3 Hình thức kế toán tại công ty

Chi cuối tháng Đối chiếu, kiểm tra Hàng ngày, căn cứ vào chứng từ gốc, các nhân viên kế toán kiểm tra chứng từ dùng làm căn cứ ghi sổ, xác định tài khoản ghi Nợ, tài khoản ghi có để nhập dữ liệu vào máy vi tính theo các bảng, biểu được thiết kế sẵn trên phần mềm kế toán.

Theo quy trình của phần mềm kế toán, từ các chứng từ gốc, chương trình kế toán liên kết dữ liệu thẳng đến các sổ kế toán chi tiết và sổ kế toán tổng hợp liên quan Điểm khác biệt của phần mềm quản lý kế toán này là nó không đi theo quy trình như hình thức Chứng từ ghi sổ từ Chứng từ gốc, lập Bảng tổng hợp chứng từ gốc, lên Chứng từ ghi sổ, sau đó các thông tin cập nhật vào

Sổ kế toán tổng hợp mà theo quy trình từ Chứng từ gốc lên các Sổ chi tiết và

Sổ kế toán tổng hợp.

Cuối quý ( hoặc bất kỳ vào thời điểm cần thiết nào) kế toán thực hiện các

Sổ quỹ Sổ chi tiết tài khoản

Sổ tổng hợp tài khoản

Bảng cân đối tài khoản

Sổ kế toán chi tiết

Bảng tổng hợp chi tiết thao tác khóa sổ, chạy dữ liệu và lập Báo cáo tài chính Kế toán tiến hành đối chiếu giữa số liệu tổng hợp và số liệu chi tiết, đối chiếu số liệu giữa sổ kế toán với Báo cáo tài chính.

Đặc điểm sản xuất sản xuất và một số quy định kiểm soát

a Đặc điểm tổ chức sản xuất của công ty

Hoạt động kinh doanh chủ yếu của công ty của công ty là tổ chức mạng lưới bán buôn, bán lẽ, trực tiếp kinh doanh xuất nhập khẩu các mặt hàng trong phạm vi đăng ký kinh doanh Tổ chức giao công theo đơn đặt hàng của khách hàng trong và ngoài nước Các mặt hàng chính của công ty là các loại bao bì, bao ciment, ống nước, can, két bia,… chủ yêu sản xuất trên 4 quy trình công nghệ sau:

+ Công nghệ sản xuất màng mỏng

+ Công nghệ sản xuất ống nước

+ Công nghệ sản xuất bao bì ciment

+ Công nghệ sản xuất các sản phẩm khác.

- Sơ đồ tổ chức sản xuất

Hình 2.4 Sơ đồ tổ chức sản xuất

- Nhiệm vụ của các bộ phận

+ Tổ can phao: có nhiệm vụ sản xuất két nhựa, can nhựa, thẩu, dép, ủng các loại dựa trên quy trình công nghệ dây chuyền gồm máy thổi, thiết bị làm nguôi…

Bộ phận sản xuất chính

Bộ phận phục vụ sản xuất

+ Tổ màng mỏng: có nhiệm vụ sản xuất các loại màng mỏng HDFE, LDPE. + Tổ cắt manh: cắt manh PP và manh tráng PP.

+ Tổ PVC, ống nước: chuyên sản xuất ống nước.

+ Tổ dệt bao: Có 2 bộ phận: bộ phận kéo chỉ và bộ phận dệt ống Bộ phận kéo chỉ có nhiệm vụ sản xuất ra sợi chỉ Bộ phận dệt ống có nhiệm vụ nhận sợi từ tổ kéo chỉ dệt thành manh ống PVC.

+ Tổ may bao: may bao dệt PP, bao bì xi măng Công việc của tổ này là may các manh dệt đã cắt thành các bao dệt hoàn chỉnh.

+ Tổ bao bì: nhận manh từ tổ dệt manh để sản xuất bao xi măng và cán tráng manh dệt PP.

+ Tổ cơ điện: đảm bảo phục vụ điện cho sản xuất, xử lý các sự cố về điện + Tổ phối liệu: có nhiệm vụ pha trộn phối liệu phục vụ cho sản xuất. + Tổ KCS: kiểm tra chất lượng sản phẩm trước khi nhập, xuất kho.

- Quy trình công nghệ sản xuất màng mỏng

Quy trình này được sử dụng cho nhóm sản phẩm bao bì màng mỏng, bao bì HDPE PELD….

Hình 2.5 Quy trình sản xuất màng mỏng

- Quy trình công nghệ sản xuất ống nước:

Quy trình này được sử dụng cho nhóm sản phẩm ống nước PVC, HDPE…

Máy trộn Máy đùn thổi

Hình 2.6 Quy trình sản xuất ống nước

- Quy trình sản xuất bao xi măng (công nghệ bao dệt):

Quy trình này được sử dụng cho nhóm sản phẩm bao dệt PP, bao phức hợp…

Hình 2.7 Quy trình sản xuất bao xi măng

- Quy trình Công nghệ sản xuất các sản phẩm khác: thẩu, két, dĩa, can…

Quy trình này được sử dụng cho nhóm sản phẩm tiêu dùng.

Máy đùn Máy định hình

Hạt nhựa PP, phụ gia

Máy kéo chỉ Máy thu chỉ Máy dệt

Máy cán tráng Phế liệu

In Đục lỗ thoát khí

Thành phẩm Đóng gói Phế phẩm

Hình 2.8 Quy trình sản xuất các phẩm khác b Đặc điểm chi phí sản xuất tại công ty

Hiện nay công ty đang sản xuất trên 28 loại sản phẩm, mỗi loại sản phẩm sản xuất ra nhiều loại sản phẩm khác nhau, trong đó có những loại sản phẩm dùng chung một loại nguyên liệu và sản xuất trên cùng một dây chuyền công nghệ chỉ khác nhau về kích cỡ Do vậy, chi phí phát sinh cũng rất đa dạng Ở Công ty chi phí sản xuất được phân thành chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung.

* Đặc điểm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

Chi phí nguyên vật liệu chính chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí sản xuất Nguyên vật liệu chính là những nguyên liệu được sử dụng chủ yếu cho việc sản xuất sản phẩm như:

- Hạt nhựa PP: dùng để sản xuất manh bao các loại, túi sản phẩm, can phao

- Hạt nhựa HDPE: dùng để sản xuất ống nước HDPE, túi HDPE và két bia, nước ngọt.

- Hạt nhựa PVC: dùng để sản xuất ống nước PVC, dép, ủng, tấm trần

- Giấy Kraff: dùng để sản xuất bao xi măng và các loại bao khác.

- Nhựa PE cao áp: sản xuất ra các sản phẩm rỗng chịu đựng được sự va đập.

- Nhựa PE hạ áp: dùng để sản xuất các sản phẩm ép, ống nước

Khối lượng nguyên vật chính được đưa vào sản xuất tỷ lệ thuận với khối lượng thành phẩm sản xuất ra Đồng thời mỗi loại nguyên liệu có thể đưa vào chế biến nhiều mặt hàng khác nhau.

Chi phí nguyên vật liệu phụ, nhiên liệu chiếm tỷ trọng không lớn lắm trong tổng chi phí sản xuất Tuy nhiên, trong sản xuất ngành nhựa thì nguyên vật liệu phụ có vai trò quan trọng, nó góp phần vào việc tạo độ bền, đẹp cho sản phẩm Đa phần các nguyên vật liệu phụ được mua ở nước ngoài như hạt nhựa polystyrence và các chất phụ gia khác như: dầu hóa dẻo POD, bột nở nhũ, mực in, dung môi, xăng công nghệ, bột đá, các loại hóa chất… và nhiên liệu gồm dầu, mỡ

- Phương pháp tính giá NVL nhập kho, xuất kho

Công ty áp dụng phương pháp tính giá nguyên vật liệu xuất kho theo phương pháp bình quân gia quyền cuối kỳ (tháng) Theo phương pháp này vật liệu xuất dùng trong tháng được theo dõi về mặt số lượng Cuối tháng sau khi đánh giá được giá thực tế vật liệu nhập kho trong tháng mới tính được giá thực tế vật liệu xuất dùng trong tháng.

Giá nguyên vật liệu nhập kho = Giá mua + Chi phí vận chuyển, bốc xếp + Thuế không được hoàn lại – Các khoản giảm trừ

Giá nguyên vật liệu xuất kho: được tính theo phương pháp bình quân cả kỳ

* Đặc diểm chi phí nhân công trực tiếp

Chi phí nhân công trực tiếp của công ty bao gồm: tiền lương chính,lương ngoài giờ, phụ cấp độc hại và các các khoản trích theo lương nhưBHXH, BHYT, BHTN và KPCĐ Tại công ty áp dụng hình thức trả lương theo sản phẩm và lương thời gian đối với công nhân trực tiếp sản xuất Lương được trả căn cứ vào số lượng thành phẩm sản xuất ra và đơn giá lương của nhân công trực tiếp sản xuất cho từng mặt hàng Trong đó, đơn giá tiền lương do bộ phận tiền lương của phòng tổ chức hành chính xây dựng.

Công ty luôn thực hiện đúng các chế độ theo Luật lao động, phụ cấp cho người lao động, thực hiện đảm bảo an toàn cho người lao động Khâu tuyển dụng, khâu giám sát, khâu hạch toán được Công ty kiểm soát tương đối tốt.

- Lương sản phẩm của CNTTSX =  Khối lượng thành phẩm i  Đơn giá tiền lương thành phẩm i của công nhân trực tiếp sản xuất. Đơn giá tiền lương của từng sản phẩm do phòng tổ chức hành chính xây dựng

Mức lương tối thiểu DN áp dụng  HSLCBi  Số ngày công

HSLCBi: hệ số lương cơ bản của từng công nhân.

- Công ty còn có lương kiêm nhiệm, trách nhiệm dành cho tổ trưởng, tổ phó: Phụ cấp kiêm nhiệm = Mức lương tối thiểu tại DN  HSLCBi 

Trong đó: % kiêm nhiệm, trách nhiệm tính cho tổ trưởng là 7%, tổ phó 5%

- Lương ca 3 = 40% lương thời gian

- Lương phép =  Số ngày nghỉ phép

- Phụ cấp độc hại: 4.000đ/ ngày

Các khoản trích theo lương

- BHXH, BHYT, BHTN của CNTTSX là 20% tính vào chi phí sản xuất, 8,5% trừ vào lương cơ bản của người lao động.

- KPCĐ trích 2% trên quỹ lương thực tế, tính vào chi phí sản xuất.

* Đặc điểm chi phí sản xuất chung

Chi phí sản xuất chung ở công ty là những chi phí phục vụ và quản lý chung cho tất cả các ca sản xuất và ở các phân xưởng bao gồm chi phí lương, chi phí BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN của nhân viên quản lý phân xưởng, chi phí sữa chữa và khấu hao tài sản cố định thuộc phân xưởng sản xuất, chi phí vật liệu, công cụ dụng cụ, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí khác bằng tiền Đối với khoản mục chi phí này công ty giao trách nhiệm cho các tổ trưởng ở các tổ quản lý, căn cứ theo quy định của công ty đề ra và theo đó để kiểm tra việc thực hiện ở các tổ Mọi chi phí phát sinh, tổ trưởng ở các tổ ghi chép lại và đưa lên phòng kế toán tập hợp và ghi sổ.

- Trả lương cho tổ trưởng, ban quản lý ở tổ thì căn cứ vào danh sách nhân viên ở phòng tổ chức, bảng chấm công, bảng thanh toán tiền lương.

- Chi phí nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ xuất dùng cho bộ phận quản lý thì căn cứ vào giấy yêu cầu xuất vật tư, phiếu xuất kho và các chứng từ liên quan khác.

- Chi phí khác bằng tiền dựa vào phiếu chi, giấy tạm ứng

- Chi phí khấu hao tài sản cố định: Công ty áp dụng hình thức khấu hao theo đường thẳng, mức trích khấu hao do Giám đốc công ty quyết định cụ thể trong từng thời kỳ phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh của công ty. Mức trích khấu hao tối đa và tối thiểu được xác định theo quy định của Bộ tài chính về ban hành chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định. c Các quy định, quy chế kiểm soát tại công ty

THỰC TRẠNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ CHI PHÍ SẢN XUẤT TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA ĐÀ NẴNG

2.2.1 Kiểm soát chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

 Các bộ phận tham gia

- Phòng Kinh doanh: Chịu trách nhiệm nhận đơn đặt hàng, lập kế hoạch sản xuất, thu mua nguyên vật liệu, lập phiếu nhập kho, xuất kho Lập lệnh sản xuất cho các phân xưởng.

- Giám đốc: Chịu trách nhiệm phê chuẩn các nghiệp vụ, các chứng từ.

- Phòng kế toán: Kiểm tra, ghi sổ sách, lập báo cáo Các nhân viên trong phòng được phân chia công việc cụ thể như: Kế toán NVL – CCDC theo dõi tình hình hiện có và tình hình biến động nhập xuất kho nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ theo từng loại cụ thể….

- Phòng kỹ thuật: Lập định mức sản xuất từng loại sản phẩm Kiểm tra chất lượng nguyên vật liệu trước khi nhập kho, xuất kho, lập phiếu kiểm tra thực nghiệm Định kỳ tiến hành kiểm tra quá trình sản xuất của từng phân xưởng

- Phân xưởng sản xuất: Chịu trách nhiệm sản xuất sản phẩm, quản lý lượng nguyên vật liệu nhận về sản xuất sản phẩm, báo cáo tình hình sản xuất của từng phân xưởng

- Bộ phận KCS: Kiểm tra chất lượng thành phẩm nhập kho, đồng thời kết hợp với phòng kỹ thuật kiểm tra, giám sát quá trình sản xuất sản phẩm.

- Thủ kho: Chịu trách nhiệm theo dõi tình hình xuất nhập vật tư, ghi thẻ kho, bảo quản nguyên vật liệu…. Để thực hiện việc kiểm soát chặt chẽ, tại công ty đã có sự phân công trách nhiệm rõ ràng giữa các bộ phận, chính vì vậy nghiệp vụ liên quan đến bộ phận nào thì bộ phận đó phải chịu trách nhiệm xem xét, kiểm tra từ khâu lập chứng từ và lên sổ sách, kiểm soát từ khâu xuất và sử dụng nguyên vật liệu và kiểm soát khâu bảo quản nguyên vật liệu.

Ghi chú:Các ký hiệu được dùng:

Quyết định: chỉ những hành động khác nhau

Các thông tin nhập hoặc xuất ra khỏi hệ thống.

Bước thực hiện hay xử lý công việc bằng thủ công

Bản photo của tài liệu

Tài liệu: mọi giấy tờ, chứng từ Lưu trữ tài liệu, chứng từ

Hướng vận động của quy trình xử lý

Dòng vận động của chứng từ

Kiểm soát khâu xuất kho nguyên vật liệu

(1) Đầu tháng, căn cứ vào kế hoạch sản xuất, phòng kinh doanh sẽ lập lệnh sản xuất chuyển cho phân xưởng sản xuất.

(2), (3) Tổ trưởng phân xưởng căn cứ vào định mức sản xuất do phòng kỹ thuật cung cấp sẽ xem xét nhu cầu nguyên vật liệu cần để sản xuất lô hàng đó Tổ trưởng kiểm tra lượng nguyên vật liệu còn tồn trong xưởng, bộ phận nào có nhu cầu tiến hành lập Giấy yêu cầu xuất vật tư, sau đó đưa cho Tổ trưởng ký và trình Giám đốc ký duyệt

(4) Sau khi kiểm tra sự ký duyệt trên Giấy yêu cầu xuất vật tư, phòng KD lập Phiếu xuất kho giao cho bộ phận nhận vật tư xuống kho nhận Phiếu xuất kho phải có đầy đủ thông tin bộ phận sử dụng, lý do xuất kho, kho xuất vật tư

(5) Phiếu xuất kho được chia làm 3 liên, chuyển cho Giám đốc ký duyệt, Phiếu xuất kho sau đó được giao cho người nhận xuống kho để lấy hàng.

(6) Căn cứ vào Phiếu xuất kho và các chứng từ có liên quan đã được phê duyệt, Thủ kho tiến hành cho xuất theo đúng khối lượng, chủng loại phục vụ theo yêu cầu sản xuất của phân xưởng sản xuất Cuối tháng, Thủ kho sẽ cộng số lượng thực xuất và tiến hành ghi vào thẻ kho.

(7) Sau khi nhận được nguyên vật liệu, tổ trưởng sẽ tiến hành kiểm tra và ghi sổ bộ phận sử dụng.

(8) Định kỳ, Thủ kho sẽ giao Phiếu xuất kho cho Phòng kế toán Kế toán vật tư sẽ nhập liệu vào máy Cuối quý sẽ cho in ra Bảng tổng hợp nhập- xuất-tồn Công ty sẽ thực hiện việc kiểm kê vật tư và đối chiếu với sổ kế toán nhằm xem xét tình hình sử dụng, quản lý, ghi chép về vật tư Thông qua đó để đánh giá trách nhiệm của từng bộ phận, từng cá nhân để có biện pháp xử lý kịp thời.

P Kinh doanh PXSX Giám đốc Thủ kho P.Kế toán

Hình 2.9 Lưu đồ kiểm soát khâu xuất kho nguyên vật liệu

Xuất kho nguyên vật liệu

Kiểm tra và đối chiếu với các phần hành khác

Sổ sách liên quan Ghi thẻ kho

Ghi sổ Bộ phận sử dụng

Kiểm tra và nhận nguyên vật liệu

Giấy yêu cầu xuất vật tư

Kiểm soát khâu sử dụng vật tư.

PXSX P.Kinh doanh/P.Kỹ thuật/KCS P.Kế toán

Hình 2.10 Lưu đồ kiểm soát khâu sử dụng vật tư

(1) Phân xưởng sản xuất nhận vật tư sau đó tiến hành sản xuất Các Tổ sản xuất chịu trách nhiệm về việc sử dụng nguyên vật liệu.

(2) Căn cứ vào định mức của khối lượng sản phẩm sản xuất, các Tổ trưởng theo dõi, chỉ đạo quá trình sản xuất Phòng kỹ thuật sẽ giám sát việc sử dụng nguyên vật liệu của công nhân đã đúng hay chưa.

(3) Khi việc sản xuất hoàn thành, các cá nhân có liên quan ký vào biên bản nghiệm thu khối lượng sản phẩm hoàn thành.

(4), (5) Căn cứ vào khối lượng sản phẩm hoàn thành, Bộ phận KCS sẽ kiểm tra chất lượng của sản phẩm, nếu sản phẩm đạt chất lượng thì báo cho Phòng kinh doanh cùng với Thủ kho tiến hành lập thủ tục nhập kho, bảo quản và lưu trữ, Phòng kỹ thuật tính lượng nguyên vật liệu thực tế sử dụng đồng thời báo lại cho các bộ phận có liên quan để kiểm tra, đánh giá việc sử dụng

Biên bản nghiệm thu khối lượng SP hoàn thành

Bản quyết toán vật tư

A Đối chiếu, kiểm tra Nhập liệu vào máy

Kiểm tra đối chiếu với các phần hành khác Báo cáo sổ sách Bắt đầu

Kết thúc nguyên vật liệu Vật liệu dư thừa, phế liệu thu hồi được sẽ được Phòng kỹ thuật lập bản báo cáo gửi Giám đốc xét duyệt và sẽ do phân xưởng quản lý lượng nguyên vật liệu này Phế liệu thu hồi được sẽ được xay, lọc và trộn với một tỷ lệ nhất định để sản xuất các sản phẩm sau.

(6) Sau khi đối chiếu, kiểm tra, kế toán tiến hành nhập liệu và cho in ra các báo cáo, sổ sách, sau đó tiến hành đối chiếu, kiểm tra với các phần hành khác.

Kiểm soát kế toán đối với chi phí nguyên vật liệu

- Các chứng từ, sổ sách liên quan đến chi phí nguyên vật liệu trực tiếp + Chứng từ kế toán sử dụng: Đối với chi phí nguyên vật liệu trực tiếp thì chứng từ kế toán được sử dụng bao gồm: Phiếu nhập kho, Lệnh sản xuất, Giấy đề nghị xuất vật tư, Phiếu xuất kho…

+ Các sổ sách liên quan đến chi phí nguyên vật liệu gồm có: Bảng kê chứng từ xuất vật tư, Bảng phân bổ sản phẩm, Sổ tổng hợp TK621.

- Khâu nhập kho vật tư

Căn cứ vào kế hoạch sản xuất, phòng kinh doanh sẽ đề nghị mua nguyên vật liệu phục vụ cho quá trình sản xuất

Công ty Cổ phần Nhựa Đà Nẵng

GIẤY ĐỀ NGHỊ MUA NGUYÊN VẬT LIỆU

Kính gởi: Giám đốc công ty Cổ Phần Nhựa Đà Nẵng

Phòng kinh doanh kính đề nghị giám đốc giải quyết cho nhập một số vật tư – nguyên liệu để phục vụ sản xuất gồm:

STT Tên vật tư ĐVT SL Đơn giá Thành tiền Ghi chú

2 Phế hạt PP Kg 560 Đà Nẵng, ngày 26 tháng 06 năm 2020

Giám đốc Phòng kinh doanh Người đề nghị

Sau khi được ký duyệt của giám đốc đồng ý cho mua vật tư, bộ phận mua hàng tiến hành mua sắm và nhận Hóa đơn mua hàng.

- Khi hàng về Phòng kỹ thuật sẽ kiểm tra và lập Phiếu kiểm tra

Công ty Cổ phần Nhựa Đà Nẵng

371 Trần Cao Vân - TP Đà Nẵng, Việt Nam Đà Nẵng, ngày 02 tháng 07 năm 2020

PHIẾU KIỂM TRA VÀ THỰC NGHIỆM

Nhà cung cấp: Công ty TNHH bao bì Nhựa Đà Nẵng

46 Nguyễn Văn Linh – TP Đà Nẵng Theo HĐ Số 0144322 Ngày 02 Tháng 07.Năm 2020

STT Tên vật tư ĐVT SL Kết quả kiểm tra

1 Nhựa phế HD Kg 1000 Đạt

2 Phế hạt PP Kg 560 Đạt Đà Nẵng, ngày 02 tháng 07 năm 2020

Bộ phận KCS Người kiểm tra Người giao

- Sau khi lô hàng được kiểm tra, phòng kinh doanh lập phiếu nhập kho, thủ kho tiến hành nhập kho và ghi vào thẻ kho

Công ty Cổ phần Nhựa Đà Nẵng Mẫu số: 2-VT

371 Trần Cao Vân, TP Đà Nẵng Số 52/1521

Ngày 02 tháng 07 năm 2020 Nhập của: Công ty TNHH bao bì Nhựa Đà Nẵng

46 Nguyễn Văn Linh – TP Đà Nẵng

Theo HĐ Số 0144322 Ngày 02 Tháng 07 Năm 2020

Hợp đồng Nhập tại kho: Kho vật tư – nguyên liệu (Quảng)

STT Tên nhãn hiệu, quy cách vật tư ĐVT

Số lượng Đơn giá Thành tiền

Cộng thành tiền (Bằng chữ): Hai mươi bốn triệu một trăm chín mươi ba nghìn sáu trăm tám mươi đồng chẵn.

Phòng kinh doanh Người nhập Người giao Thủ kho

- Khâu xuất kho nguyên vật liệu dùng cho sản xuất sản phẩm

Căn cứ vào kế hoạch sản xuất, phòng kinh doanh sẽ lập lệnh sản xuất chuyển cho phân xưởng sản xuất.

Công ty Cổ phần Nhựa Đà Nẵng

Số: 512/LSX – CT Yêu cầu tổ: Ống nước

Sản xuất loại hàng: Ống HDPE 90 – 6,7 ly: 1.000m PN12,5 Ghi chú: 50m/cuộn

( Yêu cầu: Bố trí 3cm để có thể cuộn 50m Theo yêu cầu của khách hàng)

Thời gian giao hàng: Đà Nẵng, ngày 10 tháng 07 năm 2020

Người nhận lệnh Phòng kinh doanh

Tổ trưởng phân xưởng sản xuất lập phiếu yêu cầu sử dụng vật tư:

Công ty Cổ phần Nhựa Đà Nẵng

PHIẾU YÊU CẦU SỬ DỤNG VẬT TƯ

Kính gởi: Giám đốc Công ty Cổ phần Nhựa Đà Nẵng Căn cứ nhu nhu cầu sử dụng vật tư dùng cho sản xuất, kính đề nghị giám đốc cho phép xuất một số loại vật tư như sau:

STT Tên vật tư Đơn vị tính

Số lượng Yêu cầu Thực xuất

2 Nhựa HDPE Kg 100 Đà Nẵng, ngày 10 tháng 07 năm 2020

PXSX Phòng kinh doanh Giám đốc

ĐÁNH GIÁ KIỂM SOÁT NỘI BỘ CHI PHÍ SẢN XUẤT TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA ĐÀ NẴNG

TK 153 – Công cụ dụng cụ

TK Bộ phận Tiền sản xuất

62783 Tổ sản xuất nhựa PVC 8.281.486

Công ty Cổ phần Nhựa Đà Nẵng

TK Bộ phận Tiền sản xuất

627 Bộ phận KCS- phối liệu 14.364.000

2.3 ĐÁNH GIÁ KIỂM SOÁT NỘI BỘ CHI PHÍ SẢN XUẤT TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA ĐÀ NẴNG

2.3.1 Các kết quả đạt được

- Công tác lập kế hoạch và dự toán được tiến hành chi tiết theo tuwngf loại sản phẩm, từng hạng mục công việc do đó công ty sẽ chủ động hơn cho việc đánh giá linh hoạt các hoạt động sản xuất để có những biện pháp điều chỉnh.

- Hệ thống chứng từ, sổ sách, báo cáo kế toán được thực hiện đầy đủ, đúng quy định, dễ dàng theo dõi và truy cập khi cần.

- Hệ thống định mức cho phí được xây dựng và điều chỉnh linh hoạt theo từng giai đoạn sản xuất.

- Hoạt động giám sát thực hiện chi phí được vận hành kỹ lưỡng, đánh giá được các biến động về chi phí của từng sản phấm, hạng mục.

2.3.2 Những hạn chế của kiểm soát nội bộ chi phí sản xuất tại công ty

Nhìn chung, kiểm soát nội bộ về chi phí sản xuất của công ty tương đối tốt, nhưng bên cạnh đó vẫn tồn tại một số hạn chế:

- Về kiểm soát chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

+ Công tác lập kế hoạch sản xuất do Phòng kinh doanh đảm nhận, việc lập kế hoạch chủ yếu dựa trên các đơn đặt hàng, nhu cầu thị trường và khả năng dự báo về tình hình giá cả nguyên vật liệu trên thị trường, do vậy công việc lập kế hoạch còn mang tính chủ quan của người lập.

+ Phòng Kinh doanh có chức năng mua hàng, thiết lập kế hoạch sản xuất và nhận đơn đặt hàng để đưa cho bộ phận sản xuất tiến hành sản xuất đơn đặt hàng, đồng thời có nhiệm vụ tiêu thụ các sản phẩm cũng như làm công tác thị trường cho việc nhận các đơn đặt hàng và mua hàng, tiêu thụ sản phẩm Điều này dễ gây áp lực trong công việc đối với người thực hiện, bên cạnh đó còn làm cho những gian lận có thể xảy ra Nhân viên trong phòng có thể sẽ móc nối với các nhà cung cấp để kiếm phần chênh lệch.

+ Nguyên vật liệu được mua thông qua ký kết hợp đồng ngay mà không cần đặt trước Điều này dẫn đến khi nguyên vật liệu khan hiếm, giá cả cao hơn so với thời gian trước thì có thể làm quá trình sản xuất bị ngưng truệ.

+ Do ngành công nghiệp hóa dầu ở nước ta chưa phát triển nên nguồn nguyên vật liệu trong nước không đáp ứng đủ nhu cầu sản xuất, phần lớn nguyên vật liệu phải nhập từ nước ngoài, do đó Công ty cũng đang gặp những khó khăn, phải phụ thuộc rất nhiều vào các đối tác nước ngoài Việc phụ thuộc vào các nhà cung cấp nước ngoài như vậy xét về lâu dài thì sẽ không có lợi cho Công ty, các nhà cung cấp sẽ nâng giá nguyên vật liệu, làm tăng chi phí cho Công ty.

+ Phần lớn công ty thường xuyên mua nguyên vật liệu từ một số nhà cung cấp có quan hệ thường xuyên và đều do một số nhân viên ở bộ phận mua hàng đảm nhận Điều này có thể dẫn đến sự thông đồng giữa nhân viên mua hàng và nhà cung cấp để kiếm phần trăm hoa hồng.

+ Bên cạnh đó việc kiểm tra chất lượng nguyên vật liệu nhập kho vẫn chưa được chú trọng và kiểm soát chặt chẽ, đôi khi chỉ dựa vào sự tin tưởng của hai bên mà bỏ qua khâu kiểm tra như vậy sẽ không có biên bản nào được lập để thể hiện sự chuyển giao quyền sở hữu đối với vật tư

+ Công ty áp dụng phương pháp tính giá xuất kho theo phương pháp bình quân cuối kỳ trong điều kiện giá cả nguyên vật liệu ngày càng tăng, có nhiều biến động làm cho việc phản ánh chi phí không được chính xác, các nghiệp vụ xuất kho vật tư ta chỉ theo dõi được về mặt số lượng chứ không theo dõi được về mặt giá trị.

+ Trong quá trình sản xuất vẫn còn tình trạng vật tư thừa và các phế liệu trong quá trình sản xuất để tại phân xưởng do đó rất dễ mất mát và lãng phí.

- Về kiểm soát chi phí nhân công trực tiếp

Việc quản lý, theo dõi, chấm công lao động tại phân xưởng được giao cho Tổ trưởng của từng tổ sản xuất do đó sẽ rất dễ xảy ra những gian lận trong việc chấm công Vì vậy, công ty cần tăng cường hơn nữa việc quản lý lao động tại phân xưởng

- Về k iểm soát chi phí sản xuất chung

+ Tại Công ty vẫn chưa chú trọng đến việc sửa chữa thường xuyên tài sản cố định, chỉ khi nào có máy móc hư hỏng không hoạt động được mới tiến hành sữa chữa Điều này làm cho chi phí sữa chữa lớn, thời gian sửa chữa kéo dài do đó sẽ ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, làm chậm tiến độ giao hàng cho khách hàng, làm mất uy tín của Công ty.

+ Công cụ, dụng cụ xuất dùng cho phân xưởng dùng cho một đợt sản xuất hay nhiều đợt đều được tập hợp một lần không phân bổ.

+ Trong chi phí SXC cũng cần đặc biệt quan tâm đối với chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí khác bằng tiền Tại Công ty, điện nước phục vụ cho toàn doanh nghiệp, bao gồm điện nước dùng cho sản xuất và dùng cho quản lý, nhưng toàn bộ chi phí điện nước phát sinh trong kỳ lại tính hết vào chi phí sản xuất Do vậy cần tách riêng chi phí điện nước sử dụng cho bộ phận quản lý và bộ phận sản xuất để làm giảm chi phí sản xuất.

2.3.3 Nguyên nhân của những hạn chế

Những hạn chế trong kiểm soát nội bộ về chi phí sản xuất tại công ty xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân, trong đó phải kể đến các nguyên nhân chủ yếu sau:

- Nhà quản trị và nhân viên chưa quan tâm đúng mức đến hệ thống

KSNB, kiểm toán nội bộ

Hiện nay, nhà quản trị và nhân viên của cô đều coi hệ thống KSNB với kiểm toán nội bộ chỉ là kiểm tra lại các nghiệp vụ đã xảy ra trong công ty để tìm ra sai sót Họ cũng chưa thấy rõ tầm quan trọng của việc kiểm soát để

“làm đúng ngay từ đầu” Vì vậy, họ thực hiện trách nhiệm kiểm soát chưa tốt cũng như thực hiện sửa chữa các sai sót theo kiến nghị chưa nghiêm túc và chưa tạo điều kiện tốt cho các cuộc kiểm tra.

- Trình độ công nghệ của công ty chưa đáp ứng yêu cầu quản trị

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KIỂM SOÁT NỘI BỘ CHI PHÍ SẢN XUẤT TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA ĐÀ NẴNG

ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA ĐÀ NẴNG

3.1.1 Định hướng phát triển công ty giai đoạn 2021-2025

Giai đoạn 2021 -2025, công ty tập trung vào phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh, tăng uy tín và chiếm được thị phần cao trong lĩnh vực sản xuất các sản phẩm nhựa, Công ty đã duy trì và tập trung vào một số định hướng kinh doanh chính như sau:

- Phát triển và duy trì hệ thống khách hàng sẵn có của công ty một cách ổn định và lâu dài như các công ty cấp nước tại các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên, các khách hàng tiêu thụ bao bì lớn, các nhà máy xi măng như Hải Vân, Nghi Sơn, Kim Đỉnh, Chinfon Hải Phòng

- Đẩy mạnh việc kinh doanh nguyên liệu hạt nhựa giúp cho công t một mặt ổn định giá nguyên liệu đầu vào và đồng thời tạo ra lợi nhuận từ hoạt động này thông qua việc hình thành văn phòng đại diện tại TP Hồ Chí Minh.

- Tìm kiếm và đầu tư để phát triển các sản phẩm cồng kềnh (có lợi thế cạnh tranh về mặt địa lý) phục vụ cho ngành thủy sản nói riêng và ngành nhựa công nghiệp nói chung tại khu vục miền Trung và Tây Nguyên.

- Đa dạng hoá khuôn mẫu thông qua hình thức đầu tư hoặc thuê mua nhằm đa dạng sản phẩm nhựa gia dụng cung cấp cho thị trường.

- Tăng cường quản lý tài chính bằng phương pháp quản lý tối ưu nhằm điều chỉnh kịp thời cho các nhu cầu tài chính giúp Công Ty giữ uy tín với khách hàng và các tổ chức tài chính.

3.1.2 Mục tiêu phát triển công ty giai đoạn 2021-2025

- Lấy sản phẩm nhựa công nghiệp làm mục tiêu mũi nhọn.

- Khai thác lợi thế cạnh tranh về vị trí địa lý để phân khúc thị phần chính của công ty.

- Nâng cao uy tín công ty để tạo khả năng huy động vốn đầu tư chiều sâu.

- Khuôn mẫu hoá bằng nhiều hình thức để đa dạng hoá sản phẩm cạnh tranh.

- Thương mại hoá có điều tiết trong việc kinh doanh nguyên liệu nhựa và các mặt hàng trọng yếu khác.

- Duy trì tốc độ tăng doanh thu sản xuất trung bình 5-10%/năm

- Khai thác công suất máy móc thiết bị đạt trung bình 80-90% công suất thiết kế

- Đầu tư mới để tạo ra sản phẩm mới cạnh tranh tại thị trường Miền Trung

-Tổ chức mở rộng xuất khẩu các sản phẩm nhựa để tạo doanh thu ổn định đồng thời cân đối nhu cầu ngoại tệ cho công yy

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KIỂM SOÁT NỘI BỘ CHI PHÍ SẢN XUẤT TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA ĐÀ NẴNG

3.1.1 Hoàn thiện kiểm soát chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là khoản chi phí chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí sản xuất của toàn công ty, nhưng mà hầu hết các nguyên vật liệu này đều phải nhập từ nước ngoài nên chi phí đầu vào khá cao Đồng thời với sự biến động không ngừng của tỷ giá ngoại tệ gây ảnh hưởng rất lớn đến chi phí mua hàng Do vậy, trước mắt trong quá trình sản xuất cần có kế hoạch hóa tốt hơn quá trình chế tạo sản phẩm, tránh gây lãng phí, hư hỏng, đồng thời vận dụng tối đa các phế liệu thu hồi qua các khâu gọt, định hình….để tái sản xuất Về mặt lâu dài, công ty cần đầu tư, đổi mới dây chuyền công nghệ phù hợp nhằm tiết liệm chi phí, tăng năng suất, giảm hao hụt đem lại hiệu quả cao.

- Hiện nay, Công ty chỉ mua nguyên vật liệu từ một số nhà cung cấp lâu năm Vì vậy để tránh tình trạng nhận hoa hồng, thông đồng, Công ty nên thường xuyên hoán đổi vị trí các nhân viên mua hàng Đồng thời, Công ty nên áp dụng một chính sách kỷ luật chặt chẽ khi phát hiện nhân viên nhận tiền chênh lệch từ nhà cung cấp Ngoài ra, định kỳ, Công ty nên cử nhân viên đi khảo sát thị trường, tìm hiểu, nắm bắt giá cả, tình hình nguyên vật liệu, tìm kiếm những nhà cung cấp mới để có nguồn nguyên vật liệu với mức giá cạnh tranh hơn nhằm tiết kiệm chi phí, bên cạnh đó Phòng kinh doanh cần thường xuyên tiến hành đánh giá lại nhà cung cấp và báo cáo lại Giám đốc về việc có nên tiếp tục hay loại bỏ nhà cung cấp dựa trên các tiêu chí như giá cả, chất lượng và uy tín trong bán và giao hàng….

- Công ty cần có đơn đặt hàng cho nhà cung cấp trước khi ký hợp đồng để đảm bảo lượng nguyên vật liệu Bên cạnh đó, hiện nay khâu kiểm soát nguyên vật liệu nhập kho của công ty chưa đảm bảo, đôi khi chỉ dựa trên sự tín nhiệm mà công ty tiến hành nhập kho ngay không cần kiểm tra chất lượng. Để có thể kiểm soát tốt hơn, Công ty nên quy định mỗi lô nguyên vật liệu khi mua về chỉ khi có Phiếu kiểm tra, thực nghiệm chứng tỏ lô hàng đó đã được Phòng Kỹ thuật kiểm tra chất lượng, số lượng xem có khớp với hợp đồng, hóa đơn hay không Đồng thời khi tiến hành kiểm tra Phòng Kế hoạch vật tư phải cử nhân viên giám sát tránh tình trạng không kiểm tra nhưng vẫn lập Phiếu kiểm tra chất lượng Sau đó, căn cứ vào kết quả kiểm tra của phòng kỹ thuật,Phòng kế hoạch – vật tư mới lập Phiếu nhập kho.

- Tất cả nguyên vật liệu chỉ đưa ra khỏi kho khi có Phiếu xuất kho có đầy đủ chữ ký của những người liên quan, nghiêm cấm tình trạng đã ký nhận vật tư, Phiếu xuất kho đã giao cho thủ kho, nhưng vật tư vẫn chưa nhận mà gửi tại kho.

- Căn cứ vào kế hoạch sản xuất đã lập, như đã trình bày ở trên Công ty cần phải lập dự toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Đồng thời, Phòng Kinh doanh, Phòng Kỹ thuật phải có sự phối hợp nhịp nhàng với nhau sao cho lượng vật tư xuất dùng đáp ứng nhu cầu sản xuất, đúng chủng loại, số lượng tránh tình trạng dư thừa Các phòng ban phải đảm bảo thực hiện đúng nhiệm vụ và trách nhiệm cảu mình để công tác sản xuất diễn ra một cách hiệu quả nhất.

- Quản lý phân xưởng sau khi nhận vật tư, phải bảo quản và quản lý vật tư, căn cứ lệnh sản xuất do phòng Kinh doanh gửi xuống và bảng định mức sản phẩm do Phòng Kỹ thuật cung cấp, phân xưởng tiến hành sản xuất Quản lý phân xưởng, cùng các tổ trưởng sẽ giám sát quá trình sản xuất, tránh tình trạng sản xuất nhầm sản phẩm, lãng phí nguyên vật liệu Phòng Kỹ thuật, bộ phận KCS thường xuyên xuống các phân xưởng giám sát quá trình sản xuất. Lượng nguyên vật liệu thừa, phế phẩm thu hồi được phải được lập biên bản báo cáo có thể tính toán đúng thực tế chi phí nguyên vật liệu sản xuất trong kỳ Lượng nguyên vật liệu dùng thừa nên được nhập lại kho, tránh tình trạng thất thoát, hư hỏng.

- Định kỳ, thường xuyên kiểm kê, đánh giá lượng vật tư tồn kho, phải xác định mức dự trữ hợp lý, tránh tình trạng dự trữ quá nhiều dẫn đến ứ đọng vốn hoặc dự trữ quá thấp không đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh. Đồng thời, Công ty cần tìm hiểu, dự đoán tình hình thị trường của nguyên vật liệu, nhất là các loại có mức biến động cao, khi dự đoán giá nguyên vật liệu có xu hướng tăng thì nên mua vào với khối lượng nhiều để tránh sự tăng giá quá cao sẽ đẩy chi phí lên Đồng thời, Công ty nên tiến hành kiểm kê vật tư, đối chiếu với Sổ kho và sổ sách kế toán, bất kỳ sự chênh lệch nào cũng phải được điều tra kỹ càng.

- Công ty nên sử dụng Sổ chi tiết chi phí sản xuất để có quản lý, kiểm soát tốt hơn Hàng tháng, công ty nên tiến hành phân tích sự biến động của chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và lập các báo cáo để kịp thời tìm ra nguyên nhân và tìm biện pháp giải quyết.

3.2.2 Hoàn thiện kiểm soát chi phí nhân công trực tiếp

- Việc tuyển dụng lao động cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa bộ phận chịu trách nhiệm tuyển dụng và bộ phận có nhu cầu lao động nhằm đem lại hiệu quả trong việc tuyển dụng Bên cạnh đó, Công ty nên thường xuyên đào tạo nâng cao tay nghề cho công nhân và có chế độ thưởng phạt thích đáng để họ có thể làm việc hiệu quả hơn , năng suất cao hơn, giảm thiểu sai sót, nhầm lẫn có thể gây thiệt hại cho Công ty Đồng thời, chúng ta biết rằng, sản xuất nhựa là một trong những ngành độc hại, do vậy Công ty nên tăng cường trang bị bảo hộ lao động cho công nhân như: bao tay, khẩu trang, kính….để đảm bảo an toàn.

- Căn cứ vào kế hoạch sản xuất, hàng tháng công ty nên lập dự toán chi phí nhân công trực tiếp và căn cứ số liệu do các phòng ban cung cấp và thu thập để phân tích sự biến động của chi phí nhân công trực tiếp giữa thực tế và kế hoạch và lập các báo cáo để kịp thời tìm ra nguyên nhân biến động và tìm biện pháp giải quyết Đồng thời, công ty nên sử dụng sổ chi tiết chi phí nhân công trực tiếp để có thể quản lý, kiểm soát chặt chẽ hơn.

- Công ty áp dụng hình thức trả lương theo sản phẩm đối với công nhân trực tiếp sản xuất Chính vì vậy, khi quản lý phân xưởng gửi phiếu hoàn thành sản phẩm, và bảng chấm công lên cho Phòng Tổ chức – Hành chính tính lương cho công nhân, Phòng này cần phải có sự phối hợp chặt chẽ với PhòngKinh doanh, thủ kho kho thành phẩm, bộ phận KCS để xác nhận lượng sản phẩm của từng phân xưởng sản xuất được tránh sự gian lận, dẫn đến chi phí nhân công trực tiếp không chính xác Bảng tính lương sau khi tính xong cần đưa lại cho quản lý phân xưởng xem có đúng không, tránh tình trạng nhầm lẫn, sai sót.

- Đơn giá lương sản phẩm do Phòng Tổ chức – Hành chính lập tương đối ổn định Nhưng theo tôi, hàng năm Công ty nên đánh giá thay đổi để phù hợp đảm bảo thu nhập cho công nhân.

- Định kỳ và đột xuất, Công ty nên kiểm tra tình hình lao động làm việc tại phân xưởng, tình hình quản lý, theo dõi chấm công lao động của quản lý phân xưởng Việc chấm công phải được công khai để công nhân có thể thao dõi và giám sát thời gian lao động của mình.

3.2.3 Tăng cường kiểm soát chi phí sản xuất chung

- Đối với chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí khác bằng tiền Đây là loại chi phí mỗi lần phát sinh nhỏ và nhiều lần nhưng không phải là không cần kiểm soát Tại công ty chưa có xây dựng định mức cho những loại chi phí này, vì vậy theo tôi nên xem xét khả năng xây dựng các định mức chi phí này nếu có thể, như các loại chi phí phát sinh có tính chất lặp lại và thường xuyên, từ đó đề ra các biện pháp, chính sách tiết kiệm Ví dụ: Ở một số phòng ban nhân viên thường hay sử dụng điện thoại của phòng cho mục đích cá nhân, vì thế mà công ty nên đưa ra một mức chi phí về điện thoại nhất định cho mỗi phòng ban Nếu như vượt quá thì phòng ban đó phải bù vào.

Phải kiểm soát chặt chẽ đối với các hóa đơn được cung cấp từ bên ngoài, để tránh tình trạng sử dụng hóa đơn giả hay hóa đơn khống làm gia tăng chi phí Ngoài ra, để quản lý chặt chẽ hơn các khoản chi phí phát sinh như chi phí bằng tiền, dịch vụ mua ngoài…thì phải kiểm tra, đối chiếu, so sánh kết hợp với các khoản mục liên quan: chi phí bằng tiền với khoản mục tiền mặt, tiền gửi ngân hàng; dịch vụ mua ngoài với khoản mục phải trả người bán, tạm ứng…

- Đối với chi phí sữa chữa thường xuyên, khấu hao TSCĐ

Ngày đăng: 27/02/2024, 08:15

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w