1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực trạng chỉ số nhãn áp và một số yếu tố liên quan ở người dân tại huyện nghĩa đàn tỉnh nghệ an năm 2023

82 6 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Thực Trạng Chỉ Số Nhãn Áp Và Một Số Yếu Tố Liên Quan Ở Người Dân Từ 40 Tuổi Trở Lên Tại Huyện Nghĩa Đàn, Tỉnh Nghệ An Năm 2023
Tác giả Lương Văn Thế
Người hướng dẫn TS.BSCKII. Nguyễn Hữu Lê, PGS.TS. Nguyễn Cảnh Phú
Trường học Trường Đại Học Y Khoa Vinh
Chuyên ngành Y Tế Công Cộng
Thể loại Luận Văn Thạc Sĩ
Năm xuất bản 2023
Thành phố Nghệ An
Định dạng
Số trang 82
Dung lượng 9,35 MB

Cấu trúc

  • Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU (17)
    • 1.1. Đại cương về nhãn áp (17)
      • 1.1.1. Định nghĩa (17)
      • 1.1.2. Cơ chế hình thành nhãn áp (17)
      • 1.1.3. Vai trò của nhãn áp (19)
      • 1.1.4. Tăng nhãn áp (20)
      • 1.1.5. Các phương pháp đo nhãn áp (20)
    • 1.2. Nghiên cứu trên Thế giới và Việt Nam (22)
      • 1.2.1. Trên thế giới (22)
      • 1.2.2. Tại Việt Nam (23)
      • 1.2.3. Gánh nặng mù lòa và tác động xã hội do bệnh Tăng nhãn áp (23)
    • 1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến tăng nhãn áp (24)
      • 1.3.1 Các yếu tố tại nhãn cầu (24)
      • 1.3.2. Các yếu tố ngoài nhãn cầu (25)
    • 1.4. Đặc điểm tình hình huyện Nghĩa Đàn (27)
    • 1.5. Khung Lý thuyết (29)
  • Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (30)
    • 2.1. Đối tượng nghiên cứu (30)
      • 2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn (30)
      • 2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ (30)
    • 2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu (30)
      • 2.2.1. Thời gian nghiên cứu (30)
      • 2.2.2. Địa điểm nghiên cứu (30)
    • 2.3. Phương pháp nghiên cứu (30)
      • 2.3.1. Thiết kế nghiên cứu (30)
      • 2.3.2. Cỡ mẫu (30)
      • 2.3.3. Phương pháp chọn mẫu (31)
      • 2.3.4. Phương pháp thu thập số liệu (32)
      • 2.3.5. Các biến số nghiên cứu (37)
      • 2.3.6. Phương pháp phân tích số liệu (42)
      • 2.3.7. Biện pháp khắc phục sai số (42)
    • 2.4. Vấn đề đạo đức của nghiên cứu (43)
  • Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU (44)
    • 3.1. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu (44)
      • 3.1.1. Đặc điểm nhân khẩu học của đối tượng nghiên cứu (44)
      • 3.1.2. Trình độ học vấn, nghề nghiệp của đối tượng nghiên cứu (45)
      • 3.1.3. Phân bố theo bệnh mãn tính kèm theo của đối tượng nghiên cứu (45)
      • 3.1.4. Tiền sử gia đình và bệnh về mắt kèm theo (45)
    • 3.2. Thực trạng chỉ số nhãn áp của đối tượng nghiên cứu (46)
      • 3.2.1. Đặc điểm chỉ số nhãn áp của đối tượng nghiên cứu (46)
      • 3.2.2. Thực trạng tăng nhãn áp (47)
    • 3.3. Một số yếu tố liên quan đến tăng nhãn áp (47)
      • 3.3.1. Mối liên quan giữa giới tính của đối tượng nghiên cứu với tình trạng tăng nhãn áp (47)
      • 3.3.2. Mối liên quan giữa tuổi của đối tượng nghiên cứu với tình trạng tăng nhãn áp (48)
      • 3.3.3. Mối liên quan giữa yếu tố dân tộc của đối tượng nghiên cứu và bệnh tăng nhãn áp (48)
      • 3.3.5. Mối liên quan giữa yếu tố tiền sử bệnh tật của đối tượng nghiên cứu và tăng nhãn áp (49)
      • 3.3.6. Mối liên quan giữa yếu tố tiền sử gia đình của đối tượng nghiên cứu và tăng nhãn áp (50)
      • 3.3.7. Mối liên quan giữa yếu tố mắc bệnh Cận thị của đối tượng nghiên cứu và tăng nhãn áp (50)
      • 3.3.8. Mối liên quan giữa yếu tố tiền sử dùng thuốc chứa Corticoid kéo dài của đối tượng nghiên cứu và tăng nhãn áp (51)
  • Chương 4. BÀN LUẬN (52)
    • 4.1. Thực trạng chỉ số nhãn áp ở người từ 40 tuổi trở lên tại huyện Nghĩa Đàn năm 2023 (52)
      • 4.1.1. Tỷ lệ tăng nhãn áp (52)
      • 4.1.2. Chỉ số nhãn áp (53)
    • 4.2. Một số yếu tố liên quan đến tăng nhãn áp ở người từ 40 tuổi trở lên tại huyện Nghĩa Đàn năm 2023 (55)
      • 4.2.1. Di truyền (55)
      • 4.2.2. Tuổi (56)
      • 4.2.3. Giới (57)
      • 4.2.4. Nghề nghiệp (57)
      • 4.2.5. Sử dụng thuốc chứa corticoid kéo dài (58)
      • 4.2.6. Bệnh nền kèm theo (60)
    • 4.3. Hạn chế của nghiên cứu (65)
  • KẾT LUẬN (13)
  • PHỤ LỤC (0)

Nội dung

Mục tiêu: Mô tả thực trạng chỉ số nhãn áp và một số yếu tố liên quan ở người dân từ 40 tuổi trở lên tại huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An năm 2023. Phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang trên 1430 đối tượng tại huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An từ tháng 01 92023. Kết quả nghiên cứu: lứa tuổi từ 4059 chiếm 62%; nữ giới 54,3%; Có bệnh kèm theo là tăng huyết áp 34,0%; đái tháo đường 8,2%; dùng thuốc corticoid toàn thân kéo dài 31,9%. Nhãn áp trung bình là 14,36 mmHg. Tỷ lệ tăng nhãn áp (TNA) 3,9%. Một số yếu tố liên quan có ý nghĩa thống kê (p < 0,05) đến tình trạng TNA. Nhóm tuổi từ 40 – 59 có nguy cơ thấp hơn 0,48 lần so với tuổi ≥ 60 (OR=0,480; 95%CI: 0,281 – 0,823). Nguy cơ TNA ở người có bệnh nền kèm theo là tăng huyết áp 11,123 lần (OR=11,123; 95%CI: 5,40322.898), đái tháo đường 24,737 lần (OR=24,737; 95%CI: 24,73788,096), người trong gia đình có tiền sử mắc glocom 6,555 lần (OR=6,555; 95%CI: 3,00214,313), cận thị 6,952 lần (OR=6,952; 95%CI: 3,93612,277), dùng thuốc có corticoid kéo dài 10,816 lần (OR=10,816; 95%CI: 5,40621,640).

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Đối tượng nghiên cứu

Người từ 40 tuổi trở lên - cả nam và nữ.

Không có chống chỉ định đo nhãn áp, đủ sức khỏe để có thể hợp tác tốt

Có hộ khẩu thường trú tại huyện Nghĩa Đàn

Không còn nhãn cầu cả 2 mắt; mắt giả 2 mắt; có bệnh về mắt nặng như: teo nhãn cầu, bong võng mạc,…

Mới trải qua phẫu thuật nội nhãn, tiền sử phẫu thuật trên giác mạc (gồm cả phẫu thuật lasik).

Co thắt mi, rung giật nhãn cầu.

Thời gian và địa điểm nghiên cứu

Từ tháng 01 năm 2023 đến tháng 9 năm 2023.

Trong đó: thời gian thu thập số liệu từ tháng 01/2023 đến tháng 3/2023; từ tháng 4 đến tháng 9/2023 xử lý, phân tích số liệu và viết luận văn

Nghiên cứu được triển khai tại xã Nghĩa Hội, huyện Nghĩa Đàn, tỉnhNghệ An.

Phương pháp nghiên cứu

2.3.2 Cỡ mẫu Áp dụng công thức tính cỡ mẫu ước lượng một tỷ lệ: n = z 2 (1 - α/2) p(1 - p) d 2

Trong đó: n: Là cỡ mẫu nghiên cứu.

Z: giá trị thu được từ bảng Z ứng với mức ý nghĩa thống kê α Ở đây ta chọn α = 0,05 ta có Z1- α /2 = 1,96. d = 0,01: Sai số tuyệt đối p = 0,035 (theo nghiên cứu của “Yih Chung Tham và cộng sự tại nghiên cứu Global Prevalence of Glaucoma and Projections of Glaucoma Burden through 2040”, tỷ lệ tăng nhãn áp ở người từ 40 đến 80 tuổi là 3,54%) [6].

Theo đó ta được cỡ mẫu (n) tối thiểu là 1297, trong nghiên cứu chúng tôi tiến hành trên 1430 đối tượng đáp ứng đủ điều kiện chọn mẫu

2.3.3 Phương pháp chọn mẫu Áp dụng phương pháp chọn ngẫu nhiên đơn Gồm 2 giai đoạn:

Giai đoạn 1 Chọn xã nghiên cứu.

Lập danh sách tất cả các xã của huyện Nghĩa Đàn gồm 23 xã, đánh số mã hóa tương ứng và chọn bốc thăm ngẫu nhiên lấy 01 xã cho nghiên cứu. Bốc thăm được mã số “05”, đối chiếu mã số “05” với xã tương ứng ta được xã Nghĩa Hội.

Bảng 2.1 Mã hóa thông tin xã

Mã Tên xã Mã Tên xã

11 Nghĩa Lợi 23 Thị trấn Nghĩa Đàn

Giai đoạn 2: Chọn đối tượng nghiên cứu

Lập danh sách tất cả người từ 40 tuổi trở lên của toàn xã trên file Excel và sắp xếp họ tên đối tượng theo tứ tự lần lượt từ A đến Z (Từ số liệu quản lý về hộ tịch, hộ khẩu của tư pháp xã Nghĩa Hội tổng số người từ 40 tuổi của xã Nghĩa Hội có 7252 người).

Chọn đối tượng ngẫu nhiên hệ thống theo dãy số tự nhiên dựa vào khoảng cách mẫu k.

Khoảng cách mẫu (k) được tính theo công thức: k = N/n = 7252/1430 = 5 Trong đó: N: là quần thể nghiên cứu n: là cỡ mẫu cần nghiên cứu Chọn số ngẫu nhiên đầu tiên < k (theo bảng số ngẫu nhiên) sau đó tìm số sau = số ngẫu nhiên đã được chon + k

Sau khi lên danh sách các đối tượng được chọn, nhân viên Trạm Y tế xã và Y tế thôn bản thông báo và mời các đối tượng nghiên cứu đến tại Trạm y tế xã Nghĩa Hội để phỏng vấn, khám, đo thị lực và đo nhãn áp.

2.3.4 Phương pháp thu thập số liệu

 Phỏng vấn Sử dụng bộ câu hỏi trong mẫu phiếu được thiết kế sẵn để phỏng vấn trực tiếp đối tượng thu thập thông tin các biến từ A1 - B13 Yêu cầu đối tượng cung cấp hồ sơ cá nhân như đơn thuốc, kết quả xét nghiệm, sổ khám bệnh của cơ sở y tế (nếu có)…để củng cố thêm thông tin.

Các đối tượng nghiên cứu được phỏng vấn: Tên, tuổi, giới tính, dân tộc, nghề nghiệp, trình độ học vấn, tiền sử Tăng huyết áp, tiền sử Đái tháo đường, tiền sử bệnh gout, tiền sử mắc glocom trong gia đình, tiền sử dùng Corticoid tra mắt hoặc toàn thân kéo dài,

Sau khi kết thúc phần phỏng vấn, lần lượt các đối tượng được khám sàng lọc: đo thị lực, đo huyết áp, test đường huyết, lấy máu xét nghiệm và khám mắt do các y, bác sỹ là cán bộ của Trung tâm Y tế huyện Nghĩa Đàn thực hiện gồm: 3 điều dưỡng và 1 bác sỹ chuyên khoa mắt.

Bệnh nhân được giải thích vòng tròn hở trên bảng thị lực Landolt quay về hướng nào: trên, dưới, phải, trái thì đọc to hoặc chỉ tay theo hướng tương ứng của hướng của vòng hở. Đặt bảng thị lực vào vị trí đủ ánh sáng theo chiều ánh sáng chiếu trực tiếp vào mặt bảng Cho bệnh nhân ngồi hoặc đứng để tầm mắt ngang với mặt bảng, cách bảng thị lực 5m Đo thị lực từng mắt lần lượt mắt phải trước, mắt trái sau Chỉ vào các vòng hở tương ứng từ trên xuống dưới

Ghi lại thị lực ở mức cao nhất từng mắt của bệnh nhân có thể thấy (phía trên dòng không nhìn thấy) Ví dụ mắt phải bệnh nhân nhìn thấy hết dòng 3/10 mà không nhìn thấy dòng 4/10 thì thị lực được ghi là thị lực mắt phải 3/10 Những trường hợp có thị lực từ 7/10 trở xuống sẽ được tiếp tục thử kính và chính kính tối đa.

Hình 2.1 Bảng đo thị lực Landolt và bộ chỉnh kính

Hình 2.2 Sinh hiển vi khám mắt

Sử dụng máy đo huyết áp cơ đồng hồ ALPK2, sản xuất năm 2020 xuất xứ Japan, độ chính xác 99% Đối tượng được nghỉ ngơi yên tĩnh ít nhất 5 - 10 phút trước khi đo huyết áp

Tư thế đo: Người được đo huyết áp ngồi trên ghế tựa, cánh tay duỗi thẳng trên bàn, nếp khuỷu tay ngang mức tim Sau đó, người thực hiện đo huyết áp cần quấn băng đủ chặt, bờ dưới bao đo ở trên nếp lằn khuỷu tay 2 cm và đặt máy ở vị trí đảm bảo máy hoặc mốc 0 của thang đo ngang với mức tim.

Xác định vị trí động mạch cánh tay để đặt ống nghe, sau khi không còn thấy mạch đập cần bơm hơi thêm 30mmHg rồi xả hơi với tốc độ 3mmHg/nhịp đập Huyết áp tâm thu được ở thời điểm xuất hiện tiếng đập đầu tiên và huyết áp tâm trương tương ứng với thời điểm mất hẳn tiếng đập Đo huyết áp ở cả hai cánh tay của người được đo, huyết áp ở cánh tay nào có trị số cao hơn sẽ được dùng để theo dõi huyết áp về sau.

Ghi lại số đo huyết áp theo đơn vị mmHg dưới dạng huyết áp tâm thu/huyết áp tâm trương (ví dụ 120/80 mmHg) và thông báo ngay kết quả cho người được đo

Hình 2.3 Máy đo huyết áp

Dùng máy On Call Plus (độ chính xác 99%), xuất xứ Hoa Kỳ do hãng Acon Laboratories Inc năm 2018, để đo đường huyết mao mạch lúc đói và đo đường huyết mao mạch lần 2 sau khi làm nghiệm pháp tăng đường máu bằng đường uống đối với các trường hợp nghi ngờ

Vấn đề đạo đức của nghiên cứu

Đề tài được thông qua hội đồng phê duyệt đề tài cấp cơ sở theo Quyết định số: 1093/QĐ-ĐHYKV-SĐH ngày 22/11/2022.

Nghiên cứu được sự đồng ý, Trung tâm Y tế Nghĩa Đàn, Ủy ban nhân dân và Trạm Y tế xã Nghĩa Hội Đối tượng được giải thích rõ về mục đích, nội dung và quyền lợi khi tham gia nghiên cứu, đồng thời họ ký giấy tình nguyện tham gia trước khi tham gia nghiên cứu Trong quá trình thu thập số liệu, đối tượng có quyền quyết định ngừng tham gia hoặc không trả lời câu hỏi ở bất kỳ thời điểm nào.

Kết quả của nghiên cứu được thông báo cho đối tượng tham gia ngay sau đợt điều tra Đối tượng bị tăng nhãn áp hoặc nghi ngờ được cán bộ y tế tư vấn, hướng dẫn khám, điều trị hợp lý

Những thông tin cá nhân về đối tượng nghiên cứu được bảo mật Các số liệu thu thập được trong quá trình nghiên cứu được mã hóa và được nghiên cứu viên sử dụng cho mục tiêu nghiên cứu, không phục vụ cho mục đích nào khác.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu

3.1.1 Đặc điểm nhân khẩu học của đối tượng nghiên cứu

Bảng 3.1 Đặc điểm nhân khẩu học

Nhóm tuổi Số lượng Tỷ lệ %

Nhóm tuổi từ 50 - 59 chiếm tỷ lệ cao nhất 50,9%, nhóm từ 60 tuổi trở lên chiếm 38,1% và nhóm từ 40 - 49 tuổi chiếm tỷ lệ ít nhất 10,9%; đối tượng là nữ giới chiếm 54,3%, nam giới chiếm 45,7% Dân tộc Kinh chiếm tỷ lệ lớn nhất (82%), dân tộc Thái (10,6%), dân tộc Thổ (5,1%) và các dân tộc còn lại chiếm 2,4%.

3.1.2 Trình độ học vấn, nghề nghiệp của đối tượng nghiên cứu

Bảng 3.2 Trình độ học vấn, nghề nghiệp của đối tượng nghiên cứu

Trình độ học vấn Số lượng Tỷ lệ % Trình độ học vấn

Tốt nghiệp THPT trở lên 1068 74,7

Trình độ học vấn Tốt nghiệp từ THPT trở lên chiếm tỷ lệ lớn nhất 74,7%, trình độ tốt nghiệp THCS chiếm 19,2% và thấp nhất là tốt nghiệp tiểu học với tỷ lệ 6,1%. Đối tượng nghiên cứu làm nhiều nghề khác nhau, trong đó làm nông dân chiếm đông nhất (59,8%), sau đó là công nhân (20%), kinh doanh buôn bán chiếm 10%, công chức - viên chức chiếm 5,1%.

3.1.3 Phân bố theo bệnh mãn tính kèm theo của đối tượng nghiên cứu

Bảng 3.3 Phân bố theo bệnh mãn tính kèm theo (n = 1430)

Bệnh mãn tính kèm theo Số lượng Tỷ lệ %

Tăng huyết áp 486 34 Đái tháo đường 117 8,2

Trong 1430 đối tượng nghiên cứu có 486 người mắc bệnh Tăng huyết áp chiếm 34%, Tỷ lệ người mắc bệnh đái tháo đường chiếm 8,2%, Tỷ lệ người mắc bệnh Goute chiếm 9,5%.

3.1.4 Tiền sử gia đình và bệnh về mắt kèm theo

Bảng 3.4 Tiền sử gia đình và có bệnh về mắt kèm theo

Tiền sử gia đình và bệnh lý mắt kèm theo Số lượng Tỷ lệ %

Tiền sử gia đình có người mắc glocom (n30)

Bệnh lý về mắt kèm theo

Mổ thay thủy tinh thể 34 2,3

Dùng thuốc chứa Corticoid kéo dài (n30)

Trong 1430 đối tượng nghiên cứu, số đối tượng biết tiền sử trong gia đình có người mắc glocom là 48/1430 người chiếm 3,4%, số đối tượng không biết và biết tiền sử gia đình không có người mắc glocom chiếm 96,6%; tỷ lệ nhóm đối tượng mắc cận thị chiếm 9,7%, tỷ lệ mổ thay thủy tinh thể chiếm 2,3% và còn lại không có bệnh lý mắt kèm theo 87,9%; Có 31,9% đối tượng có dùng thuốc chứa Corticoid kéo dài Còn lại 68,1% không dùng thuốc toàn thân có chứa corticoid kéo dài.

Thực trạng chỉ số nhãn áp của đối tượng nghiên cứu

3.2.1 Đặc điểm chỉ số nhãn áp của đối tượng nghiên cứu

Bảng 3.5 Đặc điểm chỉ số nhãn áp ở đối tượng nghiên cứu Đặc điểm chỉ số nhãn áp Giá trị (mmHg)

Chỉ số nhãn áp cao nhất 31

Chỉ số nhãn áp thấp nhất 10

Nhãn áp trung bình theo nhóm tuổi

Về đặc điểm chỉ số nhãn áp của đối tượng nghiên cứu: Chỉ số nhãn áp trung bình là 14,36 mmHg, chỉ số nhãn áp cao nhất là 31 mmHg, thấp nhất 10 mmHg Nhãn áp trung bình theo nhóm tuổi, nhóm từ 60 tuổi trở lên có chỉ số nhãn áp (14,5 mmHg) cao hơn so với nhóm tuổi từ 40-59 (14,27 mmHg)

3.2.2 Thực trạng tăng nhãn áp

Bảng 3.6 Thực trạng tăng nhãn áp

Thực trạng nhãn áp Số lượng Tỷ lệ %

Trong 1430 đối tượng tham gia nghiên cứu có 56/1430 người bị tăng nhãn áp chiếm 3,9%; 1374/1430 đối tượng có chỉ số nhãn áp bình thường chiếm 96,1%.

Một số yếu tố liên quan đến tăng nhãn áp

3.3.1 Mối liên quan giữa giới tính của đối tượng nghiên cứu với tình trạng tăng nhãn áp

Bảng 3.7 Mối liên quan giữa giới tính của đối tượng nghiên cứu với tình trạng tăng nhãn áp (TNA)

Giới tính Tăng nhãn áp Không TNA p OR

Nhận xét: Đối tượng nữ giới có nguy cơ mắc tăng nhãn áp cao gấp 1,11 lần so với nam giới Sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê với p>0,05 (OR=1,11;95%CI: 0,65 - 1,89).

3.3.2 Mối liên quan giữa tuổi của đối tượng nghiên cứu với tình trạng tăng nhãn áp

Bảng 3.8 Mối liên quan giữa tuổi của đối tượng nghiên cứu với tình trạng tăng nhãn áp (TNA)

Tuổi Tăng nhãn áp Không TNA p OR

Nhóm đối tượng từ 40-59 tuổi có nguy cơ mắc tăng nhãn áp thấp hơn 0,48 lần so với nhóm đối tượng từ 60 tuổi trở lên Sự khác biệt này có nghĩa thống kê với p0,05.

3.3.4 Mối liên quan giữa yếu tố nghề nghiệp của đối tượng nghiên cứu và bệnh tăng nhãn áp

Bảng 3.10 Mối liên quan giữa nghề nghiệp của đối tượng với tình trạng tăng nhãn áp

Nghề nghiệp Tăng nhãn áp Không TNA p OR

Nhóm đối tượng nghề nghiệp công chức, viên chức nguy cơ tăng nhãn áp cao gấp 1,88 lần so với đối tượng làm các nghề nghiệp khác Tuy nhiên sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê với p>0,05 (OR=1,88; 95%CI: 0,32-3,45).

3.3.5 Mối liên quan giữa yếu tố tiền sử bệnh tật của đối tượng nghiên cứu và tăng nhãn áp

Bảng 3.11 Mối liên quan giữa yếu tố tiền sử bệnh tật của đối tượng nghiên cứu với tình trạng tăng nhãn áp

Thực trạng tiền sử bệnh

Nhận xét: Đối tượng mắc bệnh tăng huyết có nguy cơ mắc tăng nhãn áp cao gấp 11,12 lần so với đối tượng không bị tăng huyết áp Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05 (OR = 11,12; 95%CI: 5,40 - 22,89). Đối tượng mắc đái tháo đường có nguy cơ tăng nhãn áp cao gấp 24,73 lần so với đối tượng không bị đái tháo đường Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05 (OR = 24,737, 95%CI: 24,73 - 88,09).

Nhóm đối tượng mắc bệnh gout có nguy cơ mắc tăng nhãn áp cao gấp 2,74 lần so với nhóm đối tượng không bị mắc bệnh gout Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05 (OR = 2,74; 95%CI: 1,41 - 5,34).

3.3.6 Mối liên quan giữa yếu tố tiền sử gia đình của đối tượng nghiên cứu và tăng nhãn áp

Bảng 3.12 Mối liên quan giữa yếu tố tiền sử gia đình có người mắc glocom của đối tượng nghiên cứu với tình trạng tăng nhãn áp

Tiền sử gia đình có người mắc glocom

Tăng nhãn áp Không TNA p OR

Người mà trong gia đình có người có tiền sử mắc glocom có nguy cơ mắc tăng nhãn áp cao gấp 6,55 lần so với người trong gia đình không có tiền sử mắc glocom Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05 (OR = 6,55; 95%CI: 3.00 - 14.31).

3.3.7 Mối liên quan giữa yếu tố mắc bệnh Cận thị của đối tượng nghiên cứu và tăng nhãn áp

Bảng 3.13 Mối liên quan giữa yếu tố bệnh cận thị của đối tượng nghiên cứu với tình trạng tăng nhãn áp

Tăng nhãn áp Không TNA p OR

Nhận xét: Đối tượng mắc tật cận thị có nguy cơ mắc tăng nhãn áp cao gấp 6,95 lần so với đối tượng không mắc tật cận thị Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05 (OR = 6,95; 95%CI: 3,93 - 12,27)

3.3.8 Mối liên quan giữa yếu tố tiền sử dùng thuốc chứa Corticoid kéo dài của đối tượng nghiên cứu và tăng nhãn áp

Bảng 3.14 Mối liên quan giữa yếu tố tiền sử dùng thuốc chứa Corticoid kéo dài với tình trạng tăng nhãn áp

Dùng thuốc chứa corticoid kéo dài

Tăng nhãn áp Không TNA p OR

Nhận xét: Đối tượng dùng thuốc chứa corticoid kéo dài có nguy cơ mắc tăng nhãn áp cao gấp 10,81 lần so với đối tượng không dùng thuốc chứa corticoid kéo dài Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05 (OR = 10,81; 95%CI: 5,41

BÀN LUẬN

Thực trạng chỉ số nhãn áp ở người từ 40 tuổi trở lên tại huyện Nghĩa Đàn năm 2023

4.1.1 Tỷ lệ tăng nhãn áp

Qua kết quả nghiên cứu trên 1430 đối tượng chúng tôi phát hiện được là 56 người tăng nhãn áp chiếm tỷ lệ 3,9%, có thể đây chưa phải là kết quả cuối cùng nói lên thực trạng của vấn đề tăng nhãn áp hiện nay

Theo kết quả nghiên cứu của Chung YC và cộng sự trong nghiên cứu về tỷ lệ tăng nhãn áp ở người dân từ 40 đến 80 tuổi là 3,54% (95%CI, 2,09- 5,82) [6]

Theo nghiên cứu của Ramakrishnan và cộng sự tại Ấn Độ, tỷ lệ phổ biến của bệnh tăng nhãn áp là 2,6% [17]

Theo nghiên cứu của Kyari F và cộng sự về sự phổ biến và tỷ lệ tăng áp ở Nigeria, nghiên cứu trên 13,591 người kết quả cho thấy có 682 người mắc tăng nhãn áp chiếm tỷ lệ 5,02% (95%CI: 4,60 - 6,47) Nigeria là nước có tỷ lệ tăng nhãn áp tương đối cao, phân lớn là bệnh tăng nhãn áp góc mở [16]

Như vậy kết quả của chúng tôi cũng gần tương đương với kết quả của Chung YC có thể do tương đồng về một số đặc điểm như độ tuổi của đối tượng nghiên cứu là người từ 40 tuổi trở lên Trong nghiên cứu của Chung

YC phân tích dữ liệu từ các nghiên cứu trên đối tượng đều là những người dân trong cộng đồng, đa số có mức sống trung bình và thấp, điều kiện về tiếp cận và chăm sóc y tế chưa được thường xuyên

Nhưng kết quả này lại cao hơn so với nghiên cứu của Ramakrishnan tại ấn độ có thể do có sự khác nhau về cách chọn đối tượng để đưa vào nghiên cứu Trong nghiên cứu của chúng tôi chủ yếu là người dân từ 40 tuổi trở lên còn nghiên cứu của Ramakrishnan nghiên cứu trên cả đối tượng dưới 40 tuổi

Tuy nhiên kết quả này lại thấp hơn so với nghiên cứu của Kyari F có thể do cỡ mẫu của chúng tôi ít hơn chưa đủ để đánh giá toàn diện và hơn nữa tại Nigeria phần lớn là bệnh tăng nhãn áp góc mở ở đây phổ biến chủ yếu là đối tượng đã trải qua phẫu thuật thủy tinh thể và có ít nhất một trong các bệnh lý về mắt kèm theo như viêm bồ đào, bị mù [16].

Sự khác biệt về tỷ lệ tăng nhãn áp trong nghiên cứu của chúng tôi với các nghiên cứu khác có thể giải thích vì nghiên cứu chúng tôi chỉ thực hiện trên đối tượng người dân từ 40 tuổi trở lên ở độ tuổi dễ phát triển tăng nhãn áp hơn so với độ tuổi dưới 40 tuổi [8] Còn các nghiên cứu khác vừa nghiên cứu ở thành thị, nông thôn, miền núi với nhiều độ tuổi khác nhau Trên thế giới và tại Việt Nam, nhiều tài liệu nghiên cứu ở nhóm từ 40 tuổi trở lên so với nhóm dưới 40 tuổi, sự gia tăng không có ý nghĩa cho đến 40 tuổi nhưng có ý nghĩa cao (P

Ngày đăng: 27/02/2024, 08:13

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w