1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hoạt Động Cho Vay Trả Góp Mua Ô Tô Tại Chi Nhánh Vpbank Hoàn Kiếm.docx

63 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Hoạt Động Cho Vay Trả Góp Mua Ô Tô Tại Chi Nhánh VPBank Hoàn Kiếm
Trường học Trường Đại Học
Chuyên ngành Tài Chính Ngân Hàng
Thể loại tiểu luận
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 63
Dung lượng 183,99 KB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHO VAY TRẢ GÓP MUA Ô TÔ (17)
    • 2.1. TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CHUNG TẠI CHI NHÁNH VPBANK HOÀN KIẾM (17)
      • 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển (17)
      • 2.1.2. Cơ cấu tổ chức chi nhánh (18)
      • 2.1.3. Chức năng, nhiệm vụ của phòng ban (18)
        • 2.1.3.1. Phòng kế toán – giao dịch (18)
        • 2.1.3.2. Phòng giao dịch kho quỹ (18)
        • 2.1.3.3. Phòng phục vụ khách hàng (18)
      • 2.1.4. Tình hình huy động vốn (19)
      • 2.1.5. Về họat động tín dụng (21)
      • 2.1.6. Về hoạt động dịch vụ (24)
        • 2.1.6.1. Hoạt động ngân quỹ (24)
        • 2.1.6.2. Hoạt động kiều hối (24)
        • 2.1.6.3. Hoạt động thẻ (24)
      • 2.1.7. Về hiệu quả kinh doanh (25)
    • 2.2. THỰC TRẠNG CHO VAY TRẢ GÓP MUA Ô TÔ TẠI VPBANK HOÀN KIẾM (26)
      • 2.2.1. Cơ sở pháp lý của hoạt động cho vay trả góp mua ô tô tại VPBank Hoàn Kiếm 25 2.2.2. Một số quy định về cho vay trả góp mua ô tô tại chi nhánh VPBank Hoàn Kiếm (26)
        • 2.2.2.1. Điều kiện cho vay (27)
        • 2.2.2.2. Mức cho vay (29)
        • 2.2.2.3. Thời hạn cho vay và lãi suất cho vay (29)
        • 2.2.2.4. Hồ sơ vay vốn (30)
        • 2.2.2.5. Bảo hiểm tài sản mua bằng vốn vay (31)
        • 2.2.2.6. Quy trình cho vay trả góp mua ô tô tại VPBank Hoàn Kiếm (31)
      • 2.2.3. Kết quả hoạt động cho vay trả góp tại chi nhánh VPBank Hoàn Kiếm (34)
    • 2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ CHO VAY MUA TRẢ GÓP MUA Ô TÔ TẠI (39)
      • 2.3.1. Những mặt đạt được (39)
      • 2.3.2. Hạn chế, nguyên nhân (40)
        • 2.3.2.1. Hạn chế (40)
        • 2.3.2.2. Nguyên nhân (42)
  • CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG CHO VAY TRẢ GÓP MUA Ô TÔ TẠI CHI NHÁNH VPBANK HOÀN KIẾM (44)
    • 3.1. Sự cần thiết tăng cường cho vay trả góp mua ô tô (44)
    • 3.2. Định hướng tăng cường hoạt động cho vay trả góp của vpbank hoàn kiếm trong thời gian tới (46)
    • 3.3. Giải pháp tăng cường cho vay trả góp mua ô tô tại vpbank (46)
      • 3.3.1. Tăng cường công tác thẩm định, kiểm tra nhằm hạn chế rủi ro tín dụng (46)
      • 3.3.2. Chấn chỉnh rủi ro đối với hoạt động cho vay mua ô tô (47)
      • 3.3.3. Hoàn thiện quy trình cho vay trả góp mua ô tô để thủ tục cho vay được (48)
      • 3.3.4. Xây dựng cơ chế tín dụng phù hợp (48)
      • 3.3.5. Đẩy mạnh công tác marketing thu hút khách hàng gửi tiền (49)
      • 3.3.6. Thực hiện chiến lược cạnh tranh năng động và hiệu quả (50)
      • 3.3.7. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực (50)
      • 3.3.8. Tích cực triển khai thêm phương thức cho vay gián tiếp thông qua đại lý bán 50 3.3.9. Tăng cường hợp tác giữa ngân hàng với các công ty bảo hiểm (51)
    • 3.4 KIẾN NGHỊ (52)
      • 3.4.1. Đối với NHNN (52)
      • 3.4.2. Đối với Chính phủ (53)
  • KẾT LUẬN (55)

Nội dung

Phương pháp cho vay từng lầnPhương pháp cho vay từng lần là phương pháp cho vay mà mỗi lần vay kháchhàng và ngân hàng đều phải làm các thủ tục cần thiết như khách hàng lập hồ sơ vay vốn

THỰC TRẠNG CHO VAY TRẢ GÓP MUA Ô TÔ

TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CHUNG TẠI CHI NHÁNH VPBANK HOÀN KIẾM

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển

Ngày 12/8/1993, phòng giao dịch Hoàn Kiếm được khai trương. Đến tháng 7/2003 phòng giao dịch Hoàn Kiếm được đổi tên thành chi nhánh VPBank Hoàn Kiếm trực thuộc chi nhánh cấp 1 VPBank Hà Nội.

Ngày 8/10/2007, VPBank Hoàn Kiếm đã chính thức khai trương trụ sở mới tại địa chỉ số 3 Hai Bà Trưng, Phường Tràng Tiền, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội trực thuộc chi nhánh VPBank Ngô Quyền.

Với địa điểm mới được đầu tư, khang trang hiện đại, đội ngũ CBNV nhiệt tình,chu đáo, VPBank Hoàn Kiếm hy vọng sẽ làm hài lòng mọi khách hàng Nhân dịp khai trương trụ sở mới, VPBank Hoàn Kiếm cũng có rất nhiều phần quà dành tặng cho Quý khách hàng khi đến giao dịch tại đây.

2.1.2 Cơ cấu tổ chức chi nhánh

Chi nhánh VPBank Hoàn Kiếm được tổ chức dưới mô hình chi nhánh cấp II, là đơn vị trực thuộc chi nhánh cấp I, hạch toán kinh tế phụ thuộc, có con dấu riêng theo quy định của Nhà nước và chịu sự chỉ đạo quản lý trực tiếp của chi nhánh cấp I VPBank Ngô Quyền.

Toàn thể chi nhánh có 35 nhân viên, bao gồm phòng Giám Đốc, phòng giao dịch, phòng phục vụ khách hàng và phòng kế toán.

2.1.3 Chức năng, nhiệm vụ của phòng ban

2.1.3.1 Phòng kế toán – giao dịch

Là phòng nghiệp vụ thực hiện các giao dịch trực tiếp với khách hàng, tổ chức hạch toán theo quy định của Nhà Nước; cung cấp các dịch vụ ngân hàng theo quy định của Ngân hàng nhà nước và ngân hàng Thương mại Đồng thời quản lý hệ thống giao dịch trên máy, quản lý quỹ tiền mặt trong ngày, thực hiện nhiệm vụ tư vấn cho khách hàng về sử dụng các sản phẩm của ngân hàng.

2.1.3.2 Phòng giao dịch kho quỹ

Là phòng thực hiện công việc đón tiếp khách hàng, giới thiệu và bán chéo sản phẩm dịch vụ ngân hàng, giải đáp hướng dẫn khách hàng sử dụng các sản phẩm dịch vụ tiện ích của ngân hàng Mặt khác, thu thập các thông tin về khách hàng, thực hiện mở các loại tài khoản khách hàng (tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi thanh toán, tiền vay…) và bổ sung, thay đổi các thông tin về các tài khoản này Đồng thời, phòng giao dịch kho quỹ còn quản lý các loại tài khoản dùng trong giao dịch với khách hàng và thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến tài khoản tiền gửi như: gửi tiền, rút tiền, chuyển tiền, phát hành séc…

2.1.3.3 Phòng phục vụ khách hàng

Phòng phục vụ khách hàng bao gồm phục vụ khách hàng doanh nghiệp và phục vụ khách hàng cá nhân.

Phục vụ khách hàng doanh nghiệp có chức năng, nhiệm vụ lập kế hoạch cho vay,thu nợ của chi nhánh theo quý, năm, tiếp xúc hướng dẫn khách hàng bán chéo sản phẩm,dịch vụ ngân hàng tư vấn, góp ý và đề xuất sản phẩm dịch vụ phục vụ yêu cầu của khách hàng; kiến nghị dịch vụ, sản phẩm mới phục vụ nhu cầu của khách hàng; thường xuyên thu thập thông tin, tìm hiểu về khách hàng; đồng thời thực hiện việc tiếp nhận hồ sơ vay, bảo lãnh, chịu trách nhiệm về mặt pháp lý liên quan đến hoạt động tín dụng cho khách hàng; giám sát, kiểm tra tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng thường xuyên khi cấp tín dụng; đôn đốc thu hồi nợ, gia hạn nợ hoặc đề xuất chuyển món vay sang món nợ khó đòi…

Phục vụ khách hàng cá nhân có chức năng nghiên cứu thị trường, tìm hiểu nhu cầu khách hàng, đề xuất chính sách tiếp thị khách hàng theo từng đối tượng, chú trọng các khách hàng từ tầng lớp trung lưu trở lên, lập kế hoạch tiếp thị và thực hiện kế hoạch đã được duyệt, nghiên cứu đề xuất các hình thức quảng cáo thu hút khách hàng cá nhân. Đồng thời cũng tiếp xúc hướng dẫn khách hàng bán chéo sản phẩm, tư vấn góp ý, đề xuất, kiến nghị sản phẩm, dịch vụ mới phục vụ yêu cầu khách hàng.

2.1.4 Tình hình huy động vốn

Huy động vốn là một công tác vô cùng quan trọng đối với hoạt động của bất kỳ một ngân hàng nào Bởi vì, vốn phản ánh quy mô hoạt động và khả năng kinh doanh của doanh nghiệp đó Với mục tiêu bảo đảm vốn cho vay, an toàn thanh khoản và tăng tài sản

Có, nâng cao vị thế của VPBank trong hệ thống ngân hàng Do đó, trong các năm qua,chi nhánh VPBank Hoàn Kiếm đã tích cực đẩy mạnh công tác huy động vốn từ khu vực dân cư đến các khu vực liên ngân hàng bằng cách đưa ra những chương trình khuyến mại hấp dẫn, đồng thời đưa ra những sản phẩm huy động vốn mới như: “ Vui cùng sinh nhậtVPBank ”, “ Gửi tiền trúng ngay Camry 2.4G”, “ Tiền gửi VNĐ đảm bảo bằng USD ”, “Huy động VNĐ được bù đắp trượt giá USD ”, “Đi tìm triệu phú Bạch Kim”…Các chương trình trên đã góp phần đáng kể vào việc thu hút tiền gửi từ dân cư và các tổ chức kinh tế Cụ thể ở bảng đưới đây:

BẢNG 2.1: KẾT QUẢ HUY ĐỘNG VỐN GIAI ĐOẠN 2005 – 2007 TẠI CHI NHÁNH VPBANK HOÀN KIẾM

( Đơn vị tính: triệu đồng )

Tổng nguồn vốn huy động 101.096 148.925 235.142 47.829 47.31% 86.217 57.89%

Phân loại theo kỳ hạn 101.096 148.925 235.142 47.829 47.31% 86.217 57.89%

Ngắn hạn 68.801 107.226 179.835 38.425 55.85% 72.609 67.72% Trung và dài hạn 32.295 41.699 55.307 9.404 29.12% 13.608 32.63% Phân loại theo khách hàng 101.096 148.925 235.142 47.829 47.31% 86.217 57.89% Tiền gửi của dân cư và các TCKT 90.569 135.522 215.408 44.953 49.63% 79.886 58.95% Tiền gửi của các

Nguồn: Báo cáo tình hình huy động vốn tại VPBank Hoàn Kiếm

Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy, tình hình huy động vốn tại VPBank Hoàn Kiếm tăng dần qua các năm Cụ thể là:

Tổng nguồn vốn huy động trong năm 2006 là 148.925 triệu đồng, tăng so với năm

2005 là 47.829 triệu với mức tăng 47.31% Con số này tiếp tục tăng lên là 235.142 triệu vào năm 2007, tăng so với nguồn huy động năm 2006 là 86.217 triệu với mức tăng 57.89% Điều này cho thấy hoạt động huy động vốn của chi nhánh VPBank Hoàn Kiếm rất có hiệu quả, đang trên đà phát triển.

Mặt khác, trong tổng nguồn vốn huy động được, nếu phân loại theo kỳ hạn ta thấy nguồn vốn ngắn hạn luôn chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn Cụ thể là chiếm

68.06% năm 2005, 72% vào năm 2006 và chiếm đến 76.48% vào năm 2007 Tốc độ tăng trưởng của nguồn vốn ngắn hạn năm 2007 là 67.72% so với năm 2006, tăng 72.609 triệu đồng từ 107.226 triệu lên 179.835 triệu.

Nguồn vốn trung, dài hạn năm 2006 đạt 41.699 triệu tăng 29.12% so với năm

2005 Tiếp đó tăng lên là 55.307 triệu năm 2007 tăng 13.608 triệu so với năm 2006 với mức tăng là 32.63%.

Nếu phân loại theo khách hàng ta thấy, nguồn vốn huy động từ dân cư và các tổ chức kinh tế không ngừng tăng lên từ 90.569 triệu đồng năm 2005 lên 135.522 triệu đồng năm 2006 và 215.408 triệu vào năm 2007 Nguồn vốn từ tổ chức tín dụng tuy có tăng dần trong 3 năm (2005 – 2007) nhưng lại có xu hướng giảm trong tổng nguồn vốn từ 10.41% năm 2005 xuống 9% năm 2006 và xuống 8.39% năm 2007.

Những kết quả trên cho thấy chi nhánh VPBank Hoàn Kiếm đang trên đà tăng trưởng và phát triển Mặc dù, công tác huy động vốn còn gặp nhiều khó khăn do khách hàng chưa quen với trụ sở mới, tuy nhiên đây vẫn là một dấu hiệu tốt đánh giá sự cố gắng nỗ lực của toàn bộ cán bộ nhân viên tại chi nhánh ngân hàng.

2.1.5 Về họat động tín dụng

Trong điều kiện nền kinh tế mở cửa và hội nhập, nhu cầu đầu tư ngày càng tăng lên, do đó hoạt tín dụng của chi nhánh cũng ngày càng phát triển Mặc dù có những khó khăn về việc thay đổi trụ sở làm việc và cơ cấu nhân sự nhưng VPBank Hoàn Kiếm vẫn nỗ lực tìm kiếm các thị trường mới bằng cách phát triển các dịch vụ mới như: Cho vay các hộ kinh doanh trong chợ (điển hình là chợ Đồng Xuân), cho vay cầm cố lô hàng nhập khẩu cho phép khách hàng được cầm cố tại kho mình, …nên hoạt động tín dụng vẫn trên đà phát triển Điều này có thể thấy trong bảng dưới đây:

BẢNG 2.2: TÌNH HÌNH TÍN DỤNG CỦA CHI NHÁNH VPBANK HOÀN

Tổng doanh số cho vay 125.793 146.475 171.369 20.682 16.44% 24.894 17.00%

Các tổ chức kinh tế, cá nhân 95.325 114.251 137.095 18.926 19.85% 22.844 20.00% Các tổ chức tín dụng 30.468 32.225 34.274 1.757 5.77% 2.049 6.36%

Nguồn: Báo cáo tín dụng hàng năm tại VPBank Hoàn Kiếm

THỰC TRẠNG CHO VAY TRẢ GÓP MUA Ô TÔ TẠI VPBANK HOÀN KIẾM

2.2.1 Cơ sở pháp lý của hoạt động cho vay trả góp mua ô tô tại VPBank Hoàn Kiếm

Cơ sở pháp lý đầu tiên là Luật các TCTD số 07/1997/QHX và luật số 20/2004/QHXI về sửa đổi bổ sung một số điều của Luật các TCTD áp dụng cho tất cả các hoạt động của NHTM Luật này được ban hành nhằm đảm bảo cho hoạt động của các TCTD được an toàn, lành mạnh và hiệu quả.

Cơ sở tiếp theo là Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN về quy chế cho vay của các TCTD; Quyết định số 127/2005/QĐ-NHNN và Quyết định 783/2005/QĐ-NHNN về sửa đổi, bổ sung một số điều của quy chế cho vay Những Quyết định này là cơ sở cho hoạt động cho vay nói chung và hoạt động cho vay trả góp mua ô tô nói riêng của NHTM.

Tiếp theo đó, VPBank đã ban hành “Quy chế cho vay đối với khách hàng” theoQuyết định 467/2002/QĐ-HĐQT ngày 06/06/2002 và Quyết định số 144/2005/QĐ-HĐQT ngày 21/03/2005 về sửa đổi, bổ sung một số điều trong “Quy chế cho vay của khách hàng” Hai Quyết định này đã cụ thể hoá các điều khoản trong Quyết định số1627/2001/QĐ-NHNN của thống đốc NHNN vào hoạt động thực tế tại VPBank Đồng thời, ngày 13/05/2002 Hội đồng quản trị đã ban hành “Quy trình nghiệp vụ tín dụng” theo Quyết định số 427-2002/HĐQT để hướng dẫn chi tiết những nghiệp vụ mà các nhân viên tín dụng phải thực hiện khi cho vay đối với khách hàng.

Thêm nữa ngày 13/02/2002, Hội đồng quản trị đã ban hành Quyết định số 471- 2002/QĐ-HĐQT về “thể lệ cho vay mua ô tô” Thể lệ này đã quy định một số vần đề cụ thể hoạt động cho vay trả góp mua ô tô như: thời hạn cho vay, lãi suất áp dụng… Sau đó Hội đồng quản trị lại ban hành Quyết định số 207-2005/QĐ-HĐQT về “thể lệ cho vay mua ô tô” thay thế cho Quyết định số 471-2002/QĐ-HĐQT; Quyết định 2183/2006/QĐ- TGĐ của Tổng giám đốc VPBank về “thể lệ cho vay có bảo đảm bằng ô tô đã qua sử dụng” ngày 22/09/2006 và Quyết định số 2330/2006/QĐ-TGĐ về sửa đổi một số điều của “thể lệ cho vay có bảo đảm bằng ô tô đã qua sử dụng” ngày 18/10/2006 Với quyết định này, VPBank cho phép khách hàng có thể dùng chính chiếc xe đã qua sử dụng hình thành từ vốn vay làm TSBĐ cho khoản vay của mình.

Gần đây nhất là ngày 17/10/2007, Tổng giám đốc VPBank đã ban hành Quyết định số 3536/2007/QĐ-TGĐ về “thể lệ cho vay mua ô tô đối với khách hàng cá nhân” và Quyết định số 3537/2007/QĐ-TGĐ về “thể lệ cho vay mua ô tô đối với khách hàng doanh nghiệp” Hai quyết định này đã nêu rõ điều kiện cho vay, mức cho vay, lãi suất vay và thời hạn cho vay cụ thể hướng dẫn cán bộ tín dụng cho vay phù hợp với từng đối tượng khách hàng.

2.2.2 Một số quy định về cho vay trả góp mua ô tô tại chi nhánh VPBank Hoàn Kiếm

Theo Quyết định số 3536/2007/QĐ-TGĐ về “thể lệ cho vay mua ô tô đối với khách hàng cá nhân” và Quyết định số 3537/2007/QĐ-TGĐ về “thể lệ cho vay mua ô tô đối với khách hàng doanh nghiệp” ban hành ngày 17/10/2007, ta có thể khái quát hoạt động cho vay trả góp mua ô tô tại chi nhánh VPBank Hoàn Kiếm bao gồm những nội dung sau:

Thể lệ này áp dụng đối với khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn mua ô tô để cho thuê, kinh doanh du lịch, vận tải hành khách…hoặc làm phương tiện đi lại cho cơ quan hay cá nhân.

 Điều kiện đối với cá nhân

- Có hộ khẩu thường trú hoặc KT3 tại địa bàn có đơn vị của VPBank.

- Có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự đầy đủ.

- Có tài sản đảm bảo tiền vay hoặc được bên thứ ba bảo đảm bằng tài sản.

- Đối với sản phẩm ô tô cá nhân kinh doanh: Có khả năng tài chính và có phương án kinh doanh xe ô tô định mua khả thi; Đăng ký kinh doanh dịch vụ vận tải hành khách, cho thuê xe tự lái…( nếu có ).

- Đối với sản phẩm ô tô cá nhân thành đạt: Có khả năng tài chính và có thu nhập thường xuyên đủ để trả gốc và lãi hàng tháng.

 Điều kiện đối với tổ chức, doanh nghiệp

- Pháp nhân phải có năng lực pháp luật dân sự.

- Có giấy phép kinh doanh (Giấy đăng ký kinh doanh) theo quy định của pháp luật.

- Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ gốc và lãi vốn vay cho VPBank đúng thời hạn cam kết trong hợp đồng tín dụng.

- Đối với sản phẩm ô tô doanh nghiệp kinh doanh: Có giấy phép kinh doanh vận tải hành khách (Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh vận tải hành khách); Có phương án kinh doanh chiếc xe định mua khả thi.

 Điều kiện đối với chiếc xe định mua

Chiếc xe định mua phải có nguồn gốc hợp pháp; đủ tiêu chuẩn lưu thông theo quy định của pháp luật; thời gian được phép lưu thông còn lại theo quy định của pháp luật phải từ 7 năm trở lên.

 Điều kiện đối với tài sản đảm bảo là xe ô tô dự định mua đã qua sử dụng

- Xe có nguồn gốc từ Trung Quốc do Trung Quốc sản xuất hoặc xe lắp ráp tại Việt Nam bằng phụ tùng do Trung Quốc sản xuất phải đáp ứng các điều kiện:

+ Đối với xe chở người dưới 9 chỗ ngồi thì phải có thời gian sử dụng chưa quá 3 năm tính từ ngày xuất xưởng đến ngày thế chấp

+ Đối với chở người từ 9 chỗ ngồi trở lên hoặc xe tải thì phải có thời gian sử dụng chưa quá 5 năm.

+ Chất lượng còn lại của xe theo đánh giá của VPBank hoặc cơ sở chuyên môn kỹ thuật không dưới 70%.

- Xe không có nguồn gốc của Trung quốc

+ Đối với xe chở người dưới 9 chỗ ngồi thì phải có thời gian sử dụng chưa quá 5 năm tính từ ngày xuất xưởng đến ngày thế chấp

+ Đối với chở người từ 9 chỗ ngồi trở lên hoặc xe tải thì phải có thời gian sử dụng chưa quá 10 năm

+ Chất lượng còn lại của xe theo đánh giá của VPBank hoặc cơ sở chuyên môn kỹ thuật không dưới 70%.

 Trường hợp đảm bảo bằng chiếc xe hình thành từ vốn vay

BẢNG 2.5: MỨC CHO VAY TRONG TRƯỜNG HỢP ĐẢM BẢO BẰNG CHIẾC XE

HÌNH THÀNH TỪ VỐN VAY TẠI VPBANK HOÀN KIẾM Sản phẩm

Mức cho vay theo giá trị xe

Xe có nguồn gốc từ Trung Quốc

Xe không có nguồn gốc Trung Quốc

Xe mới Xe đã qua sử dụng Xe mới Xe đã qua sử dụng

Sản phẩm ô tô cá nhân kinh doanh 55% 45% 65% 55%

Sản phẩm ô tô cá nhân thành đạt 65% 55% 75% 65%

Sản phẩm ô tô doanh nghiệp kinh doanh 60% 50% 70% 60%

Sản phẩm ô tô doanh nghiệp thành đạt 70% 60% 80% 70%

Nguồn: Thể lệ cho vay mua ô tô tại VPBank

 Trường hợp đảm bảo bằng tài sản hợp pháp khác: Mức cho vay tối đa 100% giá trị xe Tỷ lệ tiền vay tối đa đối với từng loại tài sản đảm bảo thực hiện theo quy định của VPBank.

2.2.2.3 Thời hạn cho vay và lãi suất cho vay

- Sản phẩm ô tô cá nhân kinh doanh và doanh nghiệp kinh doanh tối đa không qua

- Sản phẩm ô tô cá nhân và doanh nghiệp thành đạt tối đa không quá 60 tháng.

- Trường hợp tài sản thế chấp là xe có giá trị dưới 500 triệu đồng hoặc xe mới có nguồn gốc từ Trung Quốc tối đa không quá 48 tháng.

- Trường hợp tài sản thế chấp là xe đã qua sử dụng có nguồn gốc Trung Quốc tối đa không quá 36 tháng.

 Lãi suất vay: áp dụng theo Biểu lãi suất cho vay do Tổng giám đốc VPBank quy định trong từng thời kỳ.

 Đối với khách hàng cá nhân gồm:

- Bản sao CMT, Hộ khẩu của khách hàng và của vợ hoặc chồng khách hàng; Bản sao CMT, Hộ khẩu của bên cầm cố và của vợ hoặc chồng bên cầm cố (nếu có)

- Bản sao Giấy đăng ký kết hôn hoặc bản sao giấy chứng nhận độc thân của khách hàng.

- Giấy đề nghị vay vốn kiêm phương án trả nợ theo mẫu của VPBank

- Bản sao hợp đồng mua bán, hồ sơ về chiếc xe mua, bản chính chứng từ nộp tiền.

- Giấy tờ chứng minh hợp pháp cho tài sản đảm cho khoản vay

- Đối với sản phẩm ô tô cá nhân kinh doanh cần có: Phương án kinh doanh chiếc xe ô tô định mua

- Đối với sản phẩm ô tô cá nhân thành đạt cần có: Giấy tờ chứng minh khả năng tài chính và nguồn trả nợ

- Các giấy tờ cần thiết khác

 Đối với khách hàng doanh nghiệp gồm:

- Giấy chứng nhận ĐKKD, Quyết định thành lập doanh nghiệp; Điều lệ hoạt động của công ty; Giấy đăng ký mã số thuế; Mã số xuất nhập khẩu (nếu có)

- Quyết định bổ nhiệm giám đốc, kế toán trưởng; Bản sao chứng minh nhân dân giám đốc và kế toán trưởng

- Biên bản họp sáng lập viên, HĐQT quyết định việc vay vốn

- Bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, báo cáo ngay tình hình tài chính đến ngày vay vốn, báo cáo chi tiết các khoản phải thu, phải trả…

- Giấy đề nghị vay vốn; Bản sao hợp đồng mua bán, hố sơ về chiếc xe mua; bản chính chứng từ nộp tiền.

- Giấy tờ chứng minh quyền sở hữu hợp pháp đối với tài sản đảm bảo

- Riêng đối với sản phẩm ô tô doanh nghiệp kinh doanh cần có: Giấy phép kinh doanh vận tải hành khác; phương án kinh doanh chiếc xe ô tô định mua.

- Các giấy tờ liên quan khác

2.2.2.5 Bảo hiểm tài sản mua bằng vốn vay

ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ CHO VAY MUA TRẢ GÓP MUA Ô TÔ TẠI

Trong những năm qua, hoạt động cho vay trả góp mua ô tô của chi nhánh VPBank Hoàn Kiếm đã đạt được nhiều thành công rực rỡ Cụ thể là:

Thứ nhất, Hoạt động cho vay trả góp mua ô tô liên tục được mở rộng về quy mô.

Mặc dù mới thay đổi địa điểm từ 24 Tông Đản về số 3 Hai Bà Trưng, nhưng lượng khách hàng có nhu cầu tín dụng không hề giảm Thêm vào đó, chi nhánh đã từng bước tiếp cận được với các đối tượng khách hàng mới Vì thế mà trong năm 2007, lượng khách hàng đến ngân hàng vay trả góp mua ô tô ngày một tăng, làm doanh số cho vay trả góp mua ô tô cũng tăng lên Đồng thời, dư nợ cho vay trả góp mua ô tô cũng tăng liên tục, chiếm tỷ trọng ngày càng cao trên tổng dư nợ tín dụng.

Thứ hai, Việc ban hành “thể lệ cho vay ô tô đã qua sử dụng” ngày 18/10/2006 với hai thể lệ mới “thể lệ cho vay ô tô đối với khách hàng cá nhân” và “thể lệ cho vay ô tô đối với khách hàng doanh nghiệp” ban hành ngày 17/10/2007 của Tổng giám đốc VPBank, hoạt động cho vay trả góp mua ô tô của chi nhánh VPBank Hoàn Kiếm ngày càng thu hút một số lượng lớn khách hàng đến giao dịch với ngân hàng Do thời hạn cho vay và mức cho vay được nới rộng hơn, tạo thuận lợi cho khách hàng vay vốn.

Thứ ba, Việc mở rộng hoạt động cho vay trả góp mua ô tô của VPBank Hoàn Kiếm được coi là có hiệu quả trong năm 2006 và 2007 Tuy tích cực mở rộng hoạt động cho vay trả góp mua ô tô, nhưng chi nhánh ngân hàng vẫn duy trì tỷ lệ nợ quá hạn cho vay trả góp mua ô tô ở mức chấp nhận được Vì vậy, hoạt động cho vay trả góp mua ô tô trở thành một hoạt động phát triển đem lại nguồn thu không nhỏ cho ngân hàng.

Thứ tư, Sau khi chuyển về trụ sở mới số 3 Hai Bà Trưng - Quận Hoàn Kiếm - Hà Nội, chi nhánh VPBank Hoàn Kiếm có nhiều sự thay đổi mới về nhân sự, đặc biệt là cán bộ tín dụng Hầu hết đều là đội ngũ nhân viên trẻ, nhiệt tình, năng động và có tinh thần trách nhiệm cao Tuy mới đầu còn gặp một số khó khăn trong công việc, nhưng nhờ có sự đoàn kết của toàn thể cán bộ nhân viên ngân hàng Đến nay hầu hết nhân viên tín dụng đều thành thạo trong công việc và có trình độ chuyên môn nghiệp vụ ngày càng cao. Bằng việc hiểu rõ quy trình nghiệp vụ cho vay trả góp mua ô tô, nhân viên tín dụng đã đưa ra các quyết định cho vay chính xác, hạn chế rủi ro cho ngân hàng Mặt khác, khi tiếp xúc với khách hàng, nhân viên tín dụng luôn luôn có thái độ thân thiện, cởi mở, nhiệt tình và hướng dẫn khách hàng một cách tận tình, chu đáo Điều này tạo ấn tượng tốt với khách hàng, nâng cao uy tín, hình ảnh đẹp về ngân hàng, thu hút ngày càng nhiều khách hàng tìm đến ngân hàng vay vốn hơn.

Bên cạnh những thành công đã đạt được, hoạt động cho vay trả góp mua ô tô tại VPBank Hoàn Kiếm trong thời gian qua vẫn còn tồn tại một số hạn chế như:

 Hạn chế trong phương thức giải ngân của hoạt động cho vay trả góp mua ô tô

Sau khi có Nghị quyết của HĐTD/BTD về việc chấp thuận cho vay đối với khách hàng, VPBank Hoàn Kiếm giải ngân cho khách hàng theo một trong hai phương thức: giải ngân theo đăng ký xe và giải ngân theo giấy hẹn Trong đó:

Giải ngân theo đăng ký xe tức là ngân hàng chỉ giải ngân cho khách hàng sau khi khách hàng đã có đăng ký xe Phương thức này có ưu điểm là hạn chế được rủi ro vì ngân hàng giữ bản chính đăng ký xe, nhưng sẽ gây khó khăn cho khách hàng trong trường hợp đại lý xe yêu cầu ngân hàng giải ngân trước rồi mới giao xe Điều này sẽ kéo dài thời gian mua xe trong khi khách hàng lại có nhu cầu mua xe càng sớm càng tốt.

Còn giải ngân theo giấy hẹn là phương thức ngân hàng sẽ giải ngân cho khách hàng khi khách hàng có phiếu hẹn lấy đăng ký xe Ưu điểm của phương thức này là thu hút nhiều khách hàng đến vay vốn vì họ có thể lấy xe sớm hơn phương thức giải ngân theo đăng ký xe, đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách hàng.

Tuy vậy, cả hai phương thức trên đều tiềm ẩn nhiều rủi ro cho ngân hàng Do đó trong hoạt động cho vay trả góp mua ô tô, VPBank Hoàn Kiếm vẫn tồn tại một số rủi ro như sau:

Trong quá trình cho vay trả góp mua ô tô đã xuất hiện những khách hàng xấu, lợi dụng những kẽ hở trong quy trình nghiệp vụ của ngân hàng cũng như quá trình bán xe của các đơn vị kinh doanh ô tô để lừa đảo, dẫn đên rủi ro cho chi nhánh Kẻ gian đã lợi dụng những kẽ hở như: Ngân hàng đã giải ngân và giữ giấy hẹn đăng ký xe nhưng chủ xe lại báo mất giấy hẹn với cơ quan công an và vẫn lấy được đăng ký xe Sau đó, chúng lại đem thế chấp hoặc bán xe cho một người khác Mặt khác, “Giấy hẹn’’ do công an cấp có nội dung rất sơ sài, dễ làm giả Vì vậy, cán bộ tín dụng rất khó nhận biết là thật hay giả, dẫn đến rủi ro xảy ra.

Hơn nữa, một số nhân viên tín dụng do chủ quan chỉ căn cứ vào đăng ký xe và hợp đồng mua xe mà không kiểm tra xe thực tế Trong khi đó, thực tế chiếc xe lại bị đem thế chấp ở một nơi khác (một ngân hàng khác hay tiệm cầm đồ) Bằng cách nào đó, chủ xe vẫn mượn được đăng ký xe xuất trình với ngân hàng để xin vay tiếp.

Một số khách hàng khác lại thế chấp cho ngân hàng chứng minh thư nhân dân quá cũ, hết thời hạn lưu hành khiến cán bộ tín dụng không thể nhận diện chính xác người cầm chứng minh thư nhân dân có phải là người trong ảnh không Tuy vậy, cán bộ tín dụng vẫn chấp nhận cho khách hàng ký vào hợp đồng thế chấp Sau khi có rủi ro xảy ra, cơ quan công an mới xác định ra người ký đó là giả.

Do đó, đã gây khó khăn cho nhân viên tín dụng trong hoạt động giải ngân cho khách hàng vay trả góp mua ô tô.

 Hạn chế về thị phần cho vay trả góp mua ô tô

Mặc dù hoạt động cho vay trả góp mua ô tô tại VPBank Hoàn Kiếm không ngừng tăng lên nhưng chỉ đạt trên 50% kế hoạch đặt ra năm 2006 Do các ngân hàng đua nhau cạnh tranh thu hút khách hàng nên thị phần cho vay trả góp mua ô tô của VPBank Hoàn Kiếm cũng bị chia sẻ.

 Thứ nhất, Về đối thủ cạnh tranh

Sau khi Chính phủ cho phép nhập khẩu ô tô đã qua sử dụng vào năm 2007 Cho vay trả góp mua ô tô được các ngân hàng đánh giá là một dịch vụ rất giàu tiềm năng và còn phát triển mạnh trong tương lai Số lượng các NHTM triển khai nghiệp vụ này ngày càng nhiều Đặc biệt là cuộc chạy đua cạnh tranh thu hút khách hàng vào cuối năm gần Tết Mậu Tý.

Không chỉ những ngân hàng cổ phần Việt Nam lâu nay mặn mà với dịch vụ tín dụng và cho vay tiêu dùng cá nhân như ACB,, Eximbank, DAB mà các nhà băng ngoại quốc tên tuổi như HSBC, ANZ, UOB, SC hay các công ty tài chính mới ra đời như PRUFC, SGVF cũng nhảy vào giành giật khách hàng Nhiều ngân hàng đã lập ra một phòng, ban riêng để lo dịch vụ này và chào mời tới từng khách hàng PRUFC hoạt động chưa đầy nửa tháng nhưng các nhân viên cũng đã gọi điện tới từng khách hàng từng mua bảo hiểm của hãng này để mời vay vốn Không ít ngân hàng còn cử nhân viên đến tận nhà để làm thủ tục cho khách và có hẳn những chính sách ưu đãi cho khách đã từng sử dụng dịch vụ của mình như ACB, HSBC, PRUFC Giờ đây thì cho vay mua xe ô tô trả góp đều được các ngân hàng nới rộng cho mọi đối tượng Không chỉ những doanh nhân nhỏ, tiểu thương, nhân viên công ty nước ngoài mà hầu như bất cứ đối tượng nào có hợp đồng làm việc từ 1 năm trở lên với mức lương 2-3 triệu đồng/tháng đều lọt vào tầm ngắm của các ngân hàng Sự cạnh tranh gay gắt này tạo ra một thách thức không nhỏ đối với các NHTM trong nước Vì vậy thị phần cho vay trả góp mua ô tô của VPBank Hoàn Kiếm cũng bị chia sẻ.

 Thứ hai, Về môi trường pháp lý

GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG CHO VAY TRẢ GÓP MUA Ô TÔ TẠI CHI NHÁNH VPBANK HOÀN KIẾM

Sự cần thiết tăng cường cho vay trả góp mua ô tô

Có thể nói, 2007 là một năm phát triển đối với hoạt động cho vay trả góp mua ô tô của ngành ngân hàng nói chung và VPBank Hoàn Kiếm nói riêng Nguyên nhân là do sự kiện ngày 7/11/2006, Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), đánh dấu một bước phát triển mới cho nền kinh tế đất nước Cùng với lộ trình cắt giảm thuế đối với nhiều loại hàng hoá, thuế suất thuế nhập khẩu ô tô cũng giảm đáng kể Trong đó, giảm nhiều nhất là thuế suất thuế nhập khẩu xe ô tô con có dung tích xi lanh từ 2.500cc trở lên loại 2 cầu từ 90% giảm xuống còn 47%, giảm ít nhất là phụ tùng ô tô từ 24,3 % xuống còn 20,5%.

Hơn nữa, năm 2006 cũng là năm mở cửa đối với ngành công nghiệp ô tô Việt Nam Đó là việc Nghị định 12 của Chính phủ về cơ chế quản lý và điều hành hoạt động xuất nhập khẩu cho giai đoạn sau 2005 chính thức có hiệu lực Nghị định này đã loại ô tô đã qua sử dụng ra khỏi danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu và cho phép nhập khẩu vào

Việt Nam các loại xe cũ không quá 5 năm sau khi xuất xưởng.

Tiếp đó là cam kết “sau ngày 1/1/2009, các doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài sẽ được phép thành lập ở Việt Nam để phân phối ô tô nhập khẩu” Như vậy, từ năm 2009 trở đi sự tham gia của doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài sẽ làm tăng tính cạnh tranh của thị trường ô tô trong nước làm giá ô tô giảm , đẩy mạnh xu hướng tiêu dùng ô tô của người dân trong tương lai.

Vì vậy, giai đoạn năm 2006 - 2007, được xem là một giai đoạn phát triển của ngành công nghiệp ô tô Doanh số ô tô nhập khẩu không ngừng tăng lên, đạt mức kỷ lục năm 2007 là 28.000 chiếc, gấp hơn hai lần so với năm 2006 Điều này cho thấy xu hướng mua ô tô của người dân ngày càng tăng Nguyên nhân là do đời sống của người dân ngày càng nâng cao Tỷ trọng người có thu nhập cao trên tổng dân cư ngày càng nhiều Mặt khác, hoạt động cho vay mua ô tô của các ngân hàng ngày càng mở rộng Đặc biệt là cho vay trả góp mua ô tô Người dân chỉ cần có 40 – 50% giá trị của chiếc xe, phần còn lại ngân hàng sẽ hỗ trợ cho vay với những thủ tục nhanh gọn và thuận lợi Khách hàng lại có thể trả nợ dần thành nhiều kỳ trong suốt thời gian vay Do đó, tổng doanh số cho vay trả góp mua ô tô của các ngân hàng thương mại không ngừng tăng lên, nhất là năm 2007.

Tuy nhiên, nhằm hạn chế lạm phát có xu hướng ngày càng tăng, tháng 03/2008 NHNN đã áp dụng chính sách tiền tệ thắt chặt buộc các ngân hàng thương mại phải mua tín phiếu bắt buộc với tổng giá trị lên tới 23.000 tỷ đồng, gây ảnh hưởng lớn đến hoạt động của các NHTM Hầu hết, các ngân hàng này đều thiếu vốn, buộc phải cạnh tranh, đua nhau tăng lãi suất huy động, đẩy lãi suất cho vay cũng tăng theo Trước tình hình đó, khách hàng vay vốn mua ô tô cũng giảm đáng kể Doanh số cho vay trả góp mua ô tô tháng 3 giảm hẳn so với hai tháng trước đó Một phần do các ngân hàng không đủ vốn cho vay các hợp đồng mua ô tô mới, thậm chí một số ngân hàng còn phải dừng cả việc giải ngân cho các hợp đồng đã ký trước đó Phần khác, vì lãi suất cho vay mua ô tô quá cao, khách hàng phải cân nhắc về chi phí của việc vay vốn đó Thêm nữa, ngày 11/03/2008, Bộ tài chính lại đưa ra quyết định tăng thuế nhập khẩu ô tô từ 60% lên 70% làm xu hướng mua ô tô của người dân có phần giảm đi do lo ngại về số tiền thuế phải nộp tăng lên trong khi giá xăng dầu không hề giảm và ngày một tăng.

Trước tình hình đó, em thấy các NHTM nói chung và VPBank Hoàn Kiếm nói riêng cần thiết phải tăng cường hoạt động cho vay trả góp mua ô tô Để hoạt động này ngày càng phát triển và đem lại nhiều lợi nhuận lớn cho ngân hàng trong điều kiện nền kinh tế ngày càng phát triển và thu nhập của người dân ngày càng cao.

Định hướng tăng cường hoạt động cho vay trả góp của vpbank hoàn kiếm trong thời gian tới

Trong thời gian tới, VPBank Hoàn Kiếm chủ trương tăng cường cho vay trả góp mua ô tô theo định hướng: Đẩy mạnh tốc độ phát triển tín dụng cho vay trả góp mua ô tô với doanh số cho vay cao hơn 50% tổng doanh số cho vay của ngân hàng năm 2007.

Giảm tỷ lệ nợ quá hạn đến mức thấp nhất có thể được trên phần dư nợ cho vay so với năm trước.

Ngân hàng phải giữ vai trò tích cực hơn trong việc cung cấp thông tin cần thiết để hỗ trợ cho hoạt động kinh doanh chủa khách hàng. Đẩy mạnh đầu tư cho hoàn thiện và hiện đại hoá ngân hàng một cách đồng bộ. Nâng cao trình độ chuyên môn của cán bộ tín dụng hơn nữa theo hướng cho vay trên cơ sở hiểu biết khách hàng chứ không đơn thuần chỉ cho vay trên tài sản thế chấp.

Nghiên cứu thị trường để phát hiện cơ hội nghề nghiệp, cho vay đa dạng hơn nhằm thoả mãn nhu cầu đa dạng của khách hàng.

Thực hiện chiến lược cạnh tranh năng động và hiệu quả

Tích cực tìm kiếm, tiếp cận khách hàng có năng lực tài chính lành mạnh, lựa chọn các dự án đầu tư, phương án kinh doanh có khả thi, hiệu quả cao, nguồn trả nợ chắc chắn để xem xét cho vay.

Sắp xếp đội ngũ tín dụng theo tiêu chuẩn quy định, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Đồng thời tích cực tiếp thị đẩy mạnh hoạt động cho vay đến các doanh nghiệp vừa và nhỏ và dân cư Đưa ra những chương trình ưu đãi, khuyến khích đối với những khách hàng có quan hệ thường xuyên và tin cậy.

Giải pháp tăng cường cho vay trả góp mua ô tô tại vpbank

Từ những hạn chế của hoạt động cho vay trả góp mua ô tô tại VPBank Hoàn Kiếm, em xin đề xuất một số giải pháp như sau:

3.3.1 Tăng cường công tác thẩm định, kiểm tra nhằm hạn chế rủi ro tín dụng Đây là một nội dung giữ vị trí quan trọng quyết định đến chất lượng tín dụng nói chung cũng như việc phòng ngừa rủi ro đối với hoạt động cho vay trả góp mua ô tô nói riêng.

Khi rủi ro tín dụng nảy sinh làm đồng vốn kinh doanh của ngân hàng bỏ ra sẽ không đem lại hiệu quả, làm ảnh hưởng hoạt động của ngân hàng Vì vậy mà trước khi cho vay cán bộ tín dụng phải nắm bắt được các thông tin, đánh giá khả năng tài chính của khách hàng.

Công tác thẩm định sẽ khó khăn hơn với các khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp thành đạt vì trình độ của họ cũng tương đương với cán bộ thẩm định nên cần kiểm tra chặt chẽ hơn Để hạn chế rủi ro trong hoạt động cho vay trả góp mua ô tô phải làm những công việc cần thiết sau:

Kiểm tra tính pháp lý của hồ sơ vay vốn, hợp đồng thế chấp, giấy uỷ quyền…phải có chữ ký thể hiện sự đồng tình và cùng chịu trách nhiệm về món tiền vay của người đứng ra vay vốn.

Nội dung kinh tế của việc vay vốn, tính khả thi của phương án kinh doanh, khả năng trả nợ cho ngân hàng.

Tính hợp pháp của tài sản thế chấp, các quyền của người vay đối với tài sản thế chấp Đặc biệt là phải chú ý đến tinh thần trách nhiệm của các thành viên có liên quan đối với món vay Bởi vì, tài sản thế chấp chỉ là biện pháp cuối cùng để xử lý các khoản nợ vay khó đòi, còn nguồn trả nợ vay chính là tiền có được từ hiệu quả phương án kinh doanh Sự sẵn lòng trả nợ mới là yếu tố quyết định khả năng thu hồi vốn của ngân hàng.

Thường xuyên tiến hành kiểm tra, kiểm soát trước, trong và sau khi cho vay. Kiểm soát cho vay phải được thực hiện từ khâu bắt đầu nhận hồ sơ xin vay cho đến khi thu hết nợ gốc và lãi.

Ngân hàng cần tập trung kiểm tra, kiểm soát các khâu:

Kiểm tra chặt chẽ hồ sơ trước khi cho vay.

Kiểm tra quá trình sử dụng vốn vay xem khách hàng sử dụng vốn có đúng mục đích vay vốn hay không.

Kiểm tra kết quả sản xuất kinh doanh, chất lượng sản phẩm, theo dõi thời gian tiêu thụ và thanh toán tiền hàng để đôn đốc thu nợ và lãi kịp thời.

3.3.2 Chấn chỉnh rủi ro đối với hoạt động cho vay mua ô tô Để hạn chế rủi ro có thể xảy ra ở hoạt động giải ngân của chi nhánh VPBank Hoàn

Kiếm, theo em ngân hàng nên giải ngân một cách chặt chẽ trên cơ sở các điều kiện: Đơn vị bán xe phải bàn giao toàn bộ giấy tờ xe cho cán bộ tín dụng với sự có mặt của người mua xe để cán bộ tín dụng có thể trực tiếp với người mua xe đi làm thủ tục đăng ký xe.

Trường hợp bán xe mà không bàn giao giấy tờ xe cho cán bộ tín dụng mà bàn giao cho nhân viên bán xe của mình cầm hồ sơ để cùng với người mua xe đi làm thủ tục đăng ký, sau đó giao giấy hẹn cho ngân hàng thì đơn vị bán xe phải có giấy uỷ quyền cho các nhân viên bán xe được giao dịch với ngân hàng và ngân hàng chỉ thực hiện giao nhận giấy hẹn đăng ký xe với các nhân viên bán xe được uỷ quyền nói trên.

Khi lập biên bản định giá xe (kể cả ô tô mới) cán bộ tín dụng nhất thiết phải kiểm tra hiện trạng tài sản và đối chiếu với hồ sơ giấy tờ đảm bảo khớp đúng.

Khi kiểm tra chứng minh thư nhân dân, nếu thấy hết hạn sử dụng thì yêu cầu khách hàng làm lại hoặc xuất trình giấy tờ khác có giá trị tương đương Trường hợp ảnh và người cầm giấy không giống nhau, cán bộ tín dụng nên yêu cầu khách hàng xuất trình những giấy tờ có dán ảnh khác để xác minh thêm.

3.3.3 Hoàn thiện quy trình cho vay trả góp mua ô tô để thủ tục cho vay được nhanh gọn, thuận tiện cho khách hàng

Trong điều kiện cạnh tranh gay gắt hiện nay, không chỉ đối với các ngân hàng trong nước mà có thêm cả sự góp mặt của các ngân hàng nước ngoài có uy tín và tên tuổi trên thị trường, đòi hỏi VPBank Hoàn Kiếm phải có những biện pháp cần thiết để thu hút ngày càng nhiều khách hàng vay trả góp mua ô tô Vì một ngân hàng có thủ tục cho vay trả góp phức tạp, rườm rà sẽ làm mất rất nhiều thời gian của khách hàng, gây cảm giác khó chịu Do vậy, hoàn thiện quy trình cho vay trả góp mua ô tô sẽ tạo điều kiện thu hút khách hàng đến VPBank Hoàn Kiếm vay vốn nhiều hơn do thủ tục cho vay đơn giản, nhanh chóng và thời gian giải ngân ngắn hơn.

3.3.4 Xây dựng cơ chế tín dụng phù hợp

Hoạt động kinh doanh của ngân hàng cũng như các doanh nghiệp khác muốn tồn tại và phát triển cần phải liên tục tìm kiếm thị trường và đẩy mạnh phát triển thị trường mà mình chưa hoạt động hiệu quả.

Do vậy khi xây dựng cơ chế, chính sách cần phải có quan điểm kinh doanh và phục vụ rõ ràng không được coi trọng mặt này xem nhẹ mặt kia Do đó, VPBank Hoàn

KIẾN NGHỊ

 Ngân hàng Nhà nước nên xây dựng sân chơi bình đẳng

Thực tế cho thấy, thời gian qua NHNN vẫn có những ưu ái đối với các NHTM quốc doanh, nhất là cho phép các ngân hàng thương mại quốc doanh được tiếp cận với nguồn vốn ngân sách Còn các NHTMCP thì không, trong khi vốn tự có của các ngân hàng này vẫn còn rất nhỏ Điều này gây khó khăn cho các khiến cho các NHTMCP cũng như VPBank Hoàn Kiếm phải hoạt động trong điều kiện cạnh tranh không cân sức trên thị trường nội địa Đặc biệt khi các NHTM quốc doanh được cổ phần hoá thì cuộc cạnh tranh này sẽ càng trở nên khốc liệt hơn Do vậy, NHNN cần đối xử công bằng hơn và có sự hỗ trợ hợp lý đối với NHTMCP để tạo ra một sân chơi cạnh tranh lành mạnh và bình đẳng giữa các ngân hàng.

 NHNN nên sớm hoàn thiện và ban hành các văn bản pháp quy về hoạt động cho vay trả góp mua ô tô

Cho vay trả góp mua ô tô là một hoạt động có triển vọng, hứa hẹn sự phát triển trong tương lai đối với hoạt động của mọi ngân hàng Tuy vậy, hiện nay NHNN vẫn chưa có văn bản riêng hướng dẫn cụ thể về hoạt động cho vay trả góp mua ô tô Các NHTM vẫn phải dựa vào các văn bản pháp luật chung chung của Nhà nước rồi tự xây dựng cho mình những quy định riêng về hoạt động cho vay Do đó, trong thời gian tới, NHNN cần sớm hoàn thiện và ban hành các văn bản pháp quy về hoạt động cho vay trả góp mua ô tô để các ngân hàng có cơ sở pháp lý thống nhất và bảo vệ quyền lợi cho ngân hàng và khách hàng.

 NHNN cần nâng cao hiệu quả hoạt động của trung tâm thông tin tín dụng

Trung tâm thông tin tín dụng (CIC) đóng vai trò rất quan trọng giúp NHNN quản lý và kiểm soát hoạt động của các tổ chức tín dụng Khi muốn tìm hiểu về khách hàng, ngân hàng có thể tìm kiếm các thông tin tin cậy trên CIC một cách dễ dàng và nhanh chóng Vì vậy, để hoạt động của trung tâm tín dụng luôn đạt hiệu quả cao và độ chính xác tuyệt đối, Ngân hàng nhà nước phải nâng cao chất lượng tin học và trình độ chuyên môn của nhân viên trung tâm Điều này, sẽ làm tăng độ tin cậy của ngân hàng với trung tâm tín dụng và mở rộng sự trao đổi hợp tác giữa các ngân hàng.

Trước đây, mặc dù được bảo hộ nhiều nhưng suốt một thời gian dài, ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước không những không giảm mà còn tăng giá Có những lúc chính sách bảo hộ cho các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô trong nước đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp này "lên mặt" với người tiêu dùng Nhưng khi gia nhập WTO với cam kết cắt giảm thuế nhập khẩu, người tiêu dùng đã quay sang mua sắm xe nhập khẩu với giá cả phải chăng và tính năng hiện đại Từ chỗ chỉ chiếm có 25% thị phần (xe du lịch 4 - 7 chỗ) vào tháng 08/2007, hiện tại thị phần của dòng xe này đã lên tới trên 40% Trước cảnh xe nhập về bán quá hút hàng, các đại lý xe lắp ráp trong nước đã phải xuống nước Người mua đã được nhân viên bán hàng chăm sóc chu đáo hơn trước.

Tuy nhiên ngày 11/3/2008, Bộ Tài chính đã ra quyết định tăng thuế nhập khẩu ôtô từ 60% lên 70% với lý do hạn chế ách tắc giao thông Theo các doanh nghiệp nhập khẩu xe, thuế tăng thì việc tăng giá xe là khó tránh khỏi Với thuế suất mới, giá xe nhập khẩu sẽ tăng khoảng 6-15% tùy loại Chẳng hạn một chiếc xe nhập có giá 37.000 USD, sau khi tăng thuế sẽ có giá 39.200 USD Xe càng cao cấp thì giá càng tăng so với hiện nay.

Nhiều ý kiến cho rằng: "Việc tăng thuế với xe nhập nguyên chiếc là tiếp tục bảo hộ cho các doanh nghiệp lắp ráp xe trong nước hơn là để giảm thiểu ách tắc giao thông".

Vì nếu để giảm thiểu ách tắc giao thông thì các cơ quan chức năng phải thực hiện giải pháp đồng bộ, điều chỉnh thuế tăng đồng loạt cho cả xe nhập và xe lắp ráp trong nước, đằng này cơ quan này lại đưa ra một sân chơi không công bằng, mà sự không công bằng này có ảnh hưởng tới quyền lợi của người tiêu dùng Do giá ô tô nhập khẩu tăng lên nhưng giá xe lắp ráp trong nước không hề giảm và ngày một tăng. Điều này đặt ra một yêu cầu đối với Chính phủ trong thời gian tới là phải có chính sách thuế phù hợp theo hướng cắt giảm thuế nhập khâu ô tô xuống chứ không phải tăng như hiện nay Để đưa giá xe ô tô trong nước giảm xuống theo đúng giá trị thực của nó,bảo vệ lợi ích người tiêu dùng Khuyến khích người dân mua ô tô nhiều hơn, đẩy mạnh tăng cường hoạt động cho vay trả góp mua ô tô Vì hoạt động này không những đem lại những lợi ích to lớn cho người mua xe, các hãng xe, NHTM mà còn có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của nền kinh tế xã hội Do đó, Chính phủ cũng như các cơ quan quản lý cần tạo điều kiện hỗ trợ mọi mặt để loại hình cho vay này ngày càng phát triển.

Ngày đăng: 26/02/2024, 22:31

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w