1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Nghiên cứu vấn đề bạo lực học đường ở giới trẻ hiện nay

11 6 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nghiên cứu vấn đề bạo lực học đường ở giới trẻ hiện nay
Tác giả Phùng Lan Anh
Trường học Học viện báo chí và tuyên truyền
Chuyên ngành Công tác xã hội
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2022
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 11
Dung lượng 338,22 KB

Nội dung

Lý do chọn đề tài: Trong những năm gần đây, vấn nạn bạo lực học đường luôn là mối quan tâm của chúng ta, vấn đề này đã tồn tại rất lâu nó luôn hiện diện trong chính cuộc sống của chúng t

Trang 1

H ỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN

-

TI ỂU LUẬN

Sinh viên: Phùng Lan Anh

Mã sinh viên: 2151010007

L ớp tín chỉ: XHH_13

L ớp hành chính: Công tác Xã hội K41

Hà N ội, tháng 6 năm 2022

Trang 2

M ỤC LỤC

A L ỜI MỞ ĐẦU 3

1 Lý do chọn đề tài: 3

2 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn 3

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu: 4

B N ỘI DUNG 4

1 Thực trạng của bạo lực học đường ở giới trẻ hiện nay 4

2 Nguyên nhân của bạo lực học đường ở giới trẻ hiện nay 6

3 Đối tượng và những hậu quả để lại từ bạo lực học đường 8

C K ẾT LUẬN 9

D TÀI LI ỆU THAM KHẢO 11

Trang 3

A LỜI MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài:

Trong những năm gần đây, vấn nạn bạo lực học đường luôn là mối quan tâm của chúng ta, vấn đề này đã tồn tại rất lâu nó luôn hiện diện trong chính cuộc sống của chúng ta “Bạo lực học đường” là vấn đề không còn quá xa lạ hay chỉ đơn giản gọi

nó là hiện tượng mà “Bạo lực học đường” hiện nay đã trở thành vấn nạn của xã hội

Bạo lực học đường được thực hiện ở nhiều hình thức và nhiều mức độ khác nhau

Bạo lực học đường len lỏi vào từng cấp học, từng khu vực, nó không chỉ xuất hiện tại Việt Nam mà ở một số quốc gia trên Thế giới đây cũng là vấn đề đáng quan tâm

và trở thành vấn đề chung của giáo dục quốc tế Trước những thông tin mà bản thân em nghiên cứu và tìm hiểu được thì “Bạo lực học đường ở giới trẻ” là sự kiện

xã hội và sự kiện này đáng được lưu tâm, nghiên cứu và đưa ra những giải pháp để khắc phục Với những mong muốn của bản thân được tìm hiểu sâu hơn về bạo lực học đường ở giới trẻ hiện nay nên em đã lựa chọn vấn đề này làm đề tài nghiên cứu cho bài tiểu luận kết thức học phần môn Xã hội học đại cương

2 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

2.1 Ý nghĩa khoa học:

- Đề tài được nghiên cứu dựa trên cơ sở vận dụng các lý thuyết: Lý

thuyết hành động xã hội của Max Weber; Lý thuyết cấu trúc chức năng;

Lý thuyết xung đột; và Lý thuyết văn hóa, sai lệch chuẩn mực của R Merton và E Durkheim để lý giải những nội dung về thực trạng bạo lực học đường ở giới trẻ

- Sử dụng các nguồn thông tin từ báo chí, các khái niệm và một số nguồn thông tin khác để các cái nhìn sâu sắc hơn và đa chiều hơn về nạn bạo lực

học đường ở giới trẻ

2.2 Ý nghĩa thực tiễn: Đề tài được nghiên cứu với mong muốn để chứng minh bạo lực học đường là sự kiện của xã hội, mang tính xã hội và tiếp cận sâu

vấn nạn này từ bao quát đến chi tiết nhất Từ đó rút ra những giải pháp để ngăn chặn và giảm thiểu rủi ro do vấn nạn này để lại

Trang 4

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu:

- Mục đích: Nghiên cứu chứng minh vấn đề có tính xã hội, tìm ra những nguyên nhân, đối tượng của vấn đề và đưa ra giải pháp từ góc độ quan sát của Xã hội học

- Nhiệm vụ:

+ Tìm hiểu các kết quả có nguồn tin cậy để chứng minh vấn đề này có tính xã hội

+ Phân tích và lý giải những nguyên nhân gây ra bạo lưc học đường ở giới trẻ hiện nay

+ Thông kê và phân tích những đối tượng của bạo lực học đường và

những đưa ra những giải pháp thiết thực nhằm hạn chế và ngăn chặn vấn

nạn bạo lực học đường ở giới trẻ hiện nay

Bài tiểu luận còn nhiều thiếu xót, em mong cô đánh giá và cho em những nhận xét để có thể hoàn thiện bài tiểu luận hơn và để có cách nhìn sâu và chính xác hơn

về “sự kiện xã hội” mà em đã chọn nói riêng và về Xã hội học nói chung Em xin chân thành cảm ơn cô trong suốt quá trình giảng dạy vừa qua

A NỘI DUNG

1 Thực trạng của bạo lực học đường ở giới trẻ hiện nay

Sau khi tìm hiểu và đọc một số bài nghiên cứu cũng như các bài báo em đã rút

ra được cho bản thân những thông tin về đề tài mà em chọn Đây là một “sự kiện

xã hội” có tính xã hội rất lớn Trước hết thì để chứng minh rằng nó là “sự kiện xã

hội” ta phải tìm hiểu về thực trạng của bạo lực học đường trước

a) Thế giới

- Theo số liệu của UNESCO (năm 2017), tỷ lệ trẻ em và vị thành niên là nạn nhân của bạo lực học đường hàng năm lên đến 246 triệu người trên toàn thế giới

- Quốc gia có số học sinh hứng chịu nạn bạo lực cao nhất là Indonesia (84%); thấp nhất là Pakistan với 43%

Trang 5

- Tại Trung Quốc, số liệu báo cáo do Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao Trung Quốc tuyên bố, trong 11 tháng đầu năm 2016 có 2.337 học sinh bị

kết tội vì gây bạo lực học đường

- Tại Nhật Bản, khảo sát năm 2016 của Bộ Giáo dục và Đào tạo nước này cho thấy số vụ bắt nạt ở cấp tiểu học và trung học tăng lên mức kỷ lục là 224.540 trường hợp, tăng hơn 36.400 trường hợp so với năm 2015

- Còn tại Hàn Quốc, theo khảo sát được thực hiện bởi Quỹ Phòng, chống

bạo lực thanh thiếu niên Hàn Quốc (vào tháng 11 và 12 năm 2009) có đến 22% học sinh Tiểu học và Trung học cơ sở bị bắt nạt ở trường Cho đến năm 2016, số lượng học sinh Tiểu học bị bạo lực học đường chiếm đến 67% số vụ bạo lực học đường

- Bạo lực học đường đang gia tăng mạnh tại nhiều quốc gia và trở thành vấn đề chung của giáo dục quốc tế Nền giáo dục Hoa Kỳ được đánh giá

là tiên tiến nhất nhưng bên cạnh đó nền giáo dục này cũng đang phải đương đầu với nạn bạo lực học đường nhiều nhất thế giới Tại đất nước này thì nạn bạo lực học đường nguy hiểm nhất chính là những vụ bạo lực

học đường bằng vũ khí Theo điều tra và đánh giá, năm 2007 một cuộc điều tra toàn quốc được tiến hành hai năm một lần bởi Các Trung tâm Ngăn chặn và Kiểm soát Dịch bệnh với các học sinh trung học Hoa Kỳ cho thấy, 5,9% học sinh mang theo một loại vũ khí (súng, dao…) vào trường học Tỷ lệ này ở nam giới cao hơn gấp ba lần nữ giới Trong cuộc điều tra một năm trước đó, có 7,8% học sinh trung học được thông báo đã

bị đe doạ hay bị thương tích bởi một vũ khí trong trường học, 12,4% học sinh từng tham gia vào một vụ đánh nhau tại trường ít nhất một lần.

b) Việt Nam

- Theo báo cáo của đoàn kiểm tra, khảo sát liên ngành của Bộ Công an, Bộ Giáo dục và Đào tạo, từ năm 2011 đến hết quý 1 năm 2018, cả nước xảy

ra 18.571 vụ việc vi phạm pháp luật, bạo lực học đường liên quan đến

Trang 6

cán bộ, nhà giáo, học sinh, sinh viên với 32.418 đối tượng và 15.757 người là nạn nhân

- Trong đó, phần lớn vụ việc là đánh nhau gây thương tích, chiếm 64,01%,

uy hiếp tinh thần chiếm 4,92%, xâm hại tình dục chiếm 1,37% và các hình thức khác chiếm 26,9%

- Đáng lưu ý, hơn 53% các vụ việc xảy ra trong trường học Xét về địa bàn, 51,8% vụ việc vi phạm pháp luật, bạo lực học đường xảy ra tại khu vực nông thôn; hơn 30% xảy ra ở khu vực thành thị và gần 15% xảy ra ở khu vực miền núi, trung du

Qua những thống kê này chúng ta cũng có thể thấy đây vấn đề báo động, nó là

vấn đề mà ai trong chúng ta cũng cần quan tâm để phát triển đất nước thì những

vấn đề này cần được khắc phục và hạn chế hết mức có thể Đây đang và đã trở thành tâm điểm đáng lưu ý của toàn xã hội, bởi nó ảnh hưởng đến nhiều khía cạnh của xã hội

2 Nguyên nhân của bạo lực học đường ở giới trẻ hiện nay

a) Nguyên nhân trực tiếp:

- Từ bản thân: Đây là nguyên nhân đầu tiên được nhắc đến khi nói về bất

kì điều gì có liên quan đến bạo lực học đường Độ tuổi mà em đưa ra để nghiên cứu là từ 6 tuổi đến 22 tuổi, nhưng độ tuổi mà xảy ra nhiều nhất là

từ 12 tuổi đến 17 tuổi Ở độ tuổi này trẻ em bắt đầu có những chuyển

biến về mặt tâm lý, là giai đoạn hình thành nhân cách, cùng với đó thì ở

độ tuổi này nếu không quản lý tốt và không được tiếp cận với xã hội một cách đúng đắn và an toàn thì sẽ có những tâm lý bất ổn, có cái tôi quá cao (không điều tiết được) Ở trong độ tuổi này, thì đây là độ tuổi chưa phải

lo lắng quá nhiều đến “cơm áo gạo tiền” khiến các em thấy bức bối và muốn giải thoát Do sự phát triển thiếu toàn diện, thiếu hụt về nhân cách, thiếu khả năng ứng xử của bản thân và xự non nớt trong kĩ năng sống, sai

lệch trong quan điểm sống dẫn đến thái độ sai trong nhận thức và hành động Các em chưa định hình được lí tưởng sống cho bản thân nên rất dễ

Trang 7

xa đọa Từ đó sẽ sản sinh ra những vấn đề tiêu cực ở các em theo lối mòn

đó mà hình thành nên nhân cách và có những hướng đi sai lệch

- Từ gia đình: Do sự giáo dục chưa đúng đắn từ cha mẹ ,cha mẹ thường nặng lời quát tháo con cái xã hội phất triển phụ huynh ít quan tâm tới con cái hoặc phụ huynh bị stress và xả stress bằng bạo hành gia đình không phải là chuyện hiếm gặp Cấp II và cấp III là giai đoạn học sinh hình thành nhân cách chỉ cần một tác động xấu từ gia đình và xã hội

có thể gây nên tổn thương không thể chữa lành, hình thành những nhân cách méo mó về giá trị sống

- Từ phía Nhà trường: Do sự giáo dục của nhà trường còn năng về kiến

thức văn hóa , đôi khi lãng quên đi nhiệm vụ giáo dục con người “tiên

học lễ , hậu học văn” Mặt khác cuộc sống thực dụng chạy theo đồng tiền của một phần xã hội đã đẩy ngã những giá trị quan trọng của nhà trường, đạo đức của một bộ phận thầy cô giáo Vụ việc nữ sinh Nguyễn Thị H.Y (lớp 9 Trường THCS Phù Ủng, H.Ân Thi, Hưng Yên) bị nhóm bạn bạo hành dã man ngay tại lớp học nhưng lại không nhận được sự trợ giúp nào

của thầy cô trong nhà trường, sự vô cảm, vô trách nhiệm; đó là căn bệnh thành tích trầm kha khi nhà trường chỉ lo bưng bít sự việc thay vì xử lý

dứt điểm để bảo vệ HS; lo HS tàn ác với bạn bỏ dở mất kỳ thi vào lớp 10

nếu bị kỷ luật

b) Nguyên nhân gián tiếp chính là nguyên nhân đến từ xã hội: Xã hội là cụm từ được hiểu vô cùng rộng lớn, nó mang theo nhiều khía cạnh, nhiều vấn đề

cần chúng ta phải nắm bắt được và vấn nạn bạo lực học đường này cũng

xuất phát từ xã hội nhiều Do ảnh hưởng từ môi trường văn hóa bao lực như phim ảnh, sách báo, game bạo lực, đồ chơi mang tính bạo lực (kiếm,súng) Bên cạnh những mặt tích cức thì nó cũng mang nhiều ảnh hưởng xấu Các trò chơi trên mạng Internet có tới 77% là trò chơi là đánh nhau, giết người Trên các phương tiện thông tin đại chúng và truyền thông các hình ảnh bạo

Trang 8

lực xuất hiện quá nhiều, các bộ phim hành động kinh dị, xã hội đen đua nhau trình chiếu trên tivi, internet, hoặc phát tán qua đĩa Các game hành động

như Half-life, stra craft, võ lâm, cao bồi không gian với các pha chém giết, chuyện đấu đá băng nhóm bang hội, thu hút số lượng đông các bạn trẻ,

không tránh được những ảnh hưởng xấu của các hình ảnh bạo lực tới đầu óc

của các em, khi mà gần như ngày nào cũng tiếp xúc với chúng Tuổi trẻ có

xu hướng bắt trước và thử nghiệm việc các em làm theo những hình ảnh, hình tượng đó là hoàn toàn dễ hiểu

3 Đối tượng và những hậu quả để lại từ bạo lực học đường

- Đối tượng của bạo lực học đường ngày nay đa dạng, vấn đề này có thể

xảy đến với bất kỳ ai trong môi trường giáo dục Đây cũng chính là vấn

đề cần được lưu tâm vì khi xã hội càng phát triển mà những vấn đề này ngày càng xuất hiện nhiều và xuất hiện ở nhiều đối tượng thì chúng ta không kiểm soát được cũng như khiến cho chất lượng xã hội đi xuống

- Đối tượng mà em đề cập đến ở đây là người thực hiện hành vi bạo lực và

cả nạn nhân Có thể là bất kể đối tượng nào, bạo lực học đường hiện nay

thực hiện theo nhiều hình thức, cá nhân hoặc nhóm đều phổ biến Bạo lực học đường ngày nay không có chỉ là vũ lực mà còn là lời nói vậy nên đối tượng đa dạng chính lẽ đó nên bạo lực học đường mới khó kiểm soát

- Đối tượng là người thực hiện hành vi sẽ là những cá nhân hay nhóm đối tượng bị lôi kéo, rủ rê và có lối suy nghĩ tiêu cực, sai lệch

- Đối tượng là nạn nhân thường sẽ là những người không có tiếng nói, rụt

rè hoặc một vài trường hợp khác,

- Xuất phát từ những nguyên nhân trực tiếp và gián tiếp đã nêu trên thì

những nguyên nhân phổ biến của BLHĐ thường bắt nguồn từ những mâu thuẫn trong quan hệ bạn bè, đặc biệt là mâu thuẫn trong mối quan hệ tình cảm lãng mạn, mong muốn thể hiện cá nhân, ganh tỵ, khó chịu vì cách ăn

mặc, kiểu tóc, cách nói chuyện, dáng đi/vẻ mặt của bạn cùng học Đôi khi,

bạo lực cũng xuất phát từ nguyên nhân do bị bắt nạt, bị nói xấu hoặc bị

Trang 9

gây hấn rồi phản ứng lại bằng các hình thức bạo lực khác nhau Từ đó mà

để lại vô cùng nghiêm trọng, ảnh hưởng đến chính bản thân, gia đình và

xã hội

+ Chính bản thân: Tâm lí chung là lo lắng, sợ hãi và ám ảnh, đa phần thì sẽ thu mình lại trở nên xa lánh và có những vấn đề về thần kinh

phải chịu những mặt tiêu cực về sức khỏe, tâm lý và nhân cách, nỗi lo lắng bị mọi người ghét và sợ bị trả thù từ phía nạn nhân.Chịu nhiều

+ Ảnh hưởng gia đình:Tâm lý chung của cha mẹ đó chính là chán nản, thất vọng về con Đặc biệt nhiều ông bố bà mẹ đã sử dụng phương pháp đòn roi để dạy lại con mình Bất đồng quan điểm về

không khí gia đình sẽ trở nên căng thẳng hơn nếu như cha mẹ cứ đổ lỗi cho nhau về việc quản lý và giáo dục con Như vậy dẫn đến hậu

đường ngày càng tăng thì không thể đảm bảo cuộc sống xã hội, đất nước có thể phát triển được Thông qua các ảnh hưởng hậu quả trên thì đây chính là lời cảnh tỉnh cho toàn xã hội, muốn bảo vệ đất nước,

ngay

B KẾT LUẬN

Đây là vấn đề vô cùng nghiêm trọng, là vấn đề có tính xã hội sâu sắc, là sự kiện

xã hội mà bất kỳ ai trong chúng ta cũng nên lưu tâm để cùng nhau ngăn chặn và

Trang 10

giảm thiểu hết mức có thể vấn nạn này ở giới trẻ Việt Nam nói riêng và Thế giới nói chung Ở bài tiểu luận này em xin được đưa ra một vài giải pháp để ngăn chặn

và giảm thiểu vấn nạn xã hội này

1 Cá nhân:

- Tích cực rèn luyện kĩ năng sống

- Tránh xa bạo lực, nói không với bạo lực

- Học cách kiềm chế cảm xúc, ngồi thiền để tâm thanh tịnh

- Tham gia vào các tổ chức, các hoạt động nhóm tuyên truyền để hiểu rõ hơn về bạo lực học đường từ đó tránh được những hệ quả không đáng có

- Tham gia các lớp định hướng nhân cách, phát huy được những phẩm chất

tốt đẹp của chính mình

- Chấp nhận nội quy của nhà trường, lắng nghe, lễ phép với mọi người

2 Gia đình:

- Tạo cơ hội, môi trường sống tích cực, lành mạnh cho con

- Đồng thời phối hợp với nhà trường để luôn bắt kịp thông tin của con em mình

- Quan tâm, lắng nghe chia sẻ cùng con để hiểu và thông cảm cho con, hãy làm một người bạn của con

3 Nhà trường và xã hội

- Tích cực hoàn thiện bộ rèn luyện kỹ năng sống và đưa bộ môn dạy kỹ năng sống vào trong nhà trường

- Tổ chức các hoạt động mang tính hướng thiện và định hướng nhân cách cho học sinh, giúp học sinh phát huy những đức tính tốt đẹp trong bản thân

- Có hình phạt và cách giáo dục nghiêm khắc, phù hợp đối với những học sinh gây ra bạo lực, và có hình thức hỗ trợ kịp thời đối với nạn nhân của các vụ bạo lực

- Tổ chức tuyên truyền tác hại và cách phòng tránh bạo lực học đường đối

với giáo viên và học sinh

Trang 11

- Bộ phận chính quyền địa phương, tổ chức đoàn thể hay lực lượng công

an cũng cần đảm bảo sự lãnh đạo thống nhất, nêu cao ý thức cũng như tinh thần trách nhiệm, phát huy tối ưu vai trò của mình trong hoạt động phòng ngừa bạo lực học đường

C TÀI LIỆU THAM KHẢO

https://suckhoedoisong.vn/bao-luc-hoc-duong-hau-qua-nang-ne-nhung-chua-co-giai-phap-thoa-dang-169164147.htm

2 Báo Tuổi trẻ, Báo Tiên Phong, Báo Pháp luật, mục Đời sống- xã hội

https://text.xemtailieu.net/tai-lieu/bao-luc-hoc-duong-qua-bao-chi-323313.html

4 Báo Việt Nam: https://www.vietnamplus.vn/bao-luc-hoc-duong-chuyen-khong-chi-rieng-cua-viet-nam/565785.vnp

5 Bài nghiên cứu của UNICEF (Quỹ Nhi đồng Liên hiệp Quốc) về bạo lực học đường

6 Bài nghiên cứu, thống kê của UNECO về bạo lực học đường

Ngày đăng: 26/02/2024, 18:42

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w