Nếu nắm rõ được thực trạng nhận thức về bạo lực học đường của học sinh ở các trường THPT, chúng ta sẽ có những biện pháp hữu hiệu để tác động, giáo dục, ngăn chặn và đẩy lùi bạo lực học
Trang 1LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC
Thái Nguyên – Năm 2011
Trang 2LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC
Người hướng dẫn khoa học: GS.TSKH Nguyễn Văn Hộ
Thái Nguyên – Năm 2011
Trang 3Em xin trân trọng cảm ơn sự hướng dẫn nhiệt tình, chu đáo của G.S.TS
KH Nguyễn Văn Hộ, người thày đã trực tiếp hướng dẫn em trong suốt quá trình nghiên cứu để em hoàn thành luận văn này
Em xin gửi lời cảm ơn trân trọng tới các thày cô giáo khoa Tâm lý giáo dục, các thày cô giáo đã trực tiếp, tận tình giảng dạy, hướng dẫn, chỉ bảo và tạo điều kiện giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu để hoàn thành luận văn
Tôi xin chân thành cảm ơn tới các thày cô giáo và các em học sinh trường THPT Thái Nguyên và trường THPT Định Hóa - Tỉnh Thái Nguyên đã tạo điều kiện giúp đỡ để tôi hoàn thành tốt đề tài nghiên cứu này
Luận văn này chắc chắn còn nhiều thiếu sót Tôi kính mong nhận được
sự đóng góp ý kiến của các thày cô giáo, các chuyên gia, các bạn bè để luận văn được hoàn thiện hơn
Trang 4CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU THỰC
PHỔ THÔNG 5
1.1 Vài nét về lịch sử nghiên cứu vấn đề 5
1.1.1 Trên thế giới 5
1.1.2 Ở Việt Nam 7
1.2 Một số khái niệm cơ bản có liên quan tới vấn đề nghiên cứu 8
1.2.1 Khái niệm tuổi thanh niên 8
1.2.2 Đặc điểm tâm sinh lý của thanh niên học sinh trung học phổ thông 8
1.2.3 Khái niệm bạo lực 9
1.2.4 Khái niệm bạo lực học đường 10
1.3 Phân loại bạo lực học đường 11
1.4 Biểu hiện của bạo lực học đường 12
1.5 Nguyên nhân của bạo lực học đường 12
1.6 Hậu quả của bạo lực học đường 22
KẾT LUẬN CHƯƠNG I 24
CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG NHẬN THỨC VỀ BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THÁI NGUYÊN VÀ TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG ĐỊNH HÓA TỈNH THÁI NGUYÊN 25
2.1.Đặc điểm tình hình trường Trung học phổ thông Thái Nguyên và trường Trung học phổ thông Định Hóa 25
2.1.1 Đặc điểm tình hình trường Trung học phổ thông Thái Nguyên 25
2.1.2 Đặc điểm tình hình trường Trung học phổ thông Định Hoá – Tỉnh Thái Nguyên 26
2.1.3 Công tác Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh của nhà trường 28
Trang 52.2.1 Nhận thức của giáo viên về bạo lực học đường 28
2.2.2 Nhận thức của giáo viên về những biểu hiện ở học sinh có hành vi bạo lực 29
2.2.3 Thực trạng nhận thức về những nguyên nhân dẫn đến bạo lực học đường và nguyên nhân gia tăng bạo lực học đường 31
2.2.4.Biện pháp xử lý đối với những học sinh có hành vi BLHĐ 34
2.2.5 Thực trạng nữ sinh đánh nhau trong nhà trường phổ thông 36
2.2.6 Biện pháp ngăn chặn và đẩy lùi nạn bạo lực học đường 38
2.3 Thực trạng nhận thức về bạo lực học đường của học sinh trường Trung học phổ thông Thái Nguyên và trường Trung học phổ thông Định Hoá 40
2.3.1 Thực trạng nhận thức của học sinh về bạo lực học đường 40
2.3.2 Nhận thức của học sinh về mức độ bạo lực học đường trong nhà trường phổ thông 41
2.3.3 Thực trạng sử dụng phương tiện khi đánh nhau với bạn của học sinh 42
2.3.4 Thực trạng nhận thức về những nguyên nhân dẫn đến bạo lực học đường 44
2.3.5.Thực trạng nhận thức về thái độ của cha mẹ khi học sinh có hành vi bạo lực 45
2.3.6 Thực trạng nữ sinh đánh nhau trong nhà trường phổ thông 46
2.3.7 Hành vi ứng xử của HS khi thấy bạn bè đánh nhau 48
2.3.8 Thực trạng nhận thức của HS về hậu quả của BLHĐ 49
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 52
CHƯƠNG 3: CÁC BIỆN PHÁP PHÕNG CHỐNG BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG 54
3.1 Các nguyên tắc đề xuất biện pháp 54
3.1.1.Nguyên tắc tính mục đích của các tác động giáo dục 54
Trang 63.1.4 Nguyên tắc thống nhất giữa các lực lượng giáo dục 56
3.1.5 Nguyên tắc giáo dục cá biệt 56
3.1.6 Nguyên tắc phát huy ý thức tự giáo dục của học sinh 57
3.2 Các biện pháp phòng chống BLHĐ trong nhà trường 57
3.2.1 Nâng cao năng lực học tập và rèn luyện của học sinh 58
3.2.2 Nâng cao năng lực quản lý, củng cố nề nếp kỷ cương, tổ chức kỷ luật nhà trường một cách khoa học và hiệu quả 61
3.2.3 Nhà trường tích cực phối hợp với phụ huynh học sinh, kết hợp chặt chẽ giữa gia đình và nhà trường trong hoạt động giáo dục đạo đức nhân cách học sinh 65
3.2.4 Phối hợp tốt với các lực lượng xã hội để giáo dục thế hệ trẻ 67
3.3 Mối quan hệ giữa các biện pháp 70
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 71
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 72
1 Kết luận 72
2 Khuyến nghị 73
TÀI LIỆU THAM KHẢO 76
PHỤ LỤC 78
Trang 8Bảng 2.1 Thực trạng nhận thức của GV về BLHĐ ở nhà trường THPT……29 Bảng 2.2 Nhận thức của GV về những biểu hiện của HS có hành vi bạo lực………30 Bảng 2.3 Nhận thức của GV về tình trạng BLHĐ hiện nay……… 31 Bảng 2.4 Thực trạng nhận thức về những nguyên nhân dẫn đến BLHĐ… 32 Bảng 2.5 Thực trạng nhận thức về nguyên nhân gia tăng BLHĐ…… ……33 Bảng 2.6 Biện pháp xử lý những học sinh có hành vi bạo lực……… ……35 Bảng 2.7 Thực trạng nữ sinh đánh nhau trong nhà trường phổ thông………37Bảng 2.8 Biện pháp ngăn chặn và đầy lùi nạn BLHĐ……….39 Bảng 2.9 Thực trạng nhận thức của HS về BLHĐ ở trường THPT…………40 Bảng 2.10 Nhận thức của HS về mức độ BLHĐ trong nhà trường………….42 Bảng 2.11 Phương tiện sử dụng khi đánh nhau với bạn của HS THPT…….43 Bảng 2.12 Thực trạng nhận thức về những nguyên nhân dẫn đến BLHĐ 44 Bảng 2.13 Thái độ của cha mẹ khi HS có hành vi bạo lực ……… ….45 Bảng 2.14 Thực trạng nữ sinh đánh nhau trong nhà trường phổ thông…….46 Bảng 2.15.Nhận xét về hiện tượng nữ sinh đánh nhau……… 47 Bảng 2.16 Hành vi ứng xử của HS THPT khi thấy bạn bè đánh nhau…… 48 Bảng 2.17 Nhận thức của HS về hậu quả của BLHĐ……… …… 50
Trang 9MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Trong những năm qua, sự tăng trưởng liên tục về kinh tế, sự phát triển mở rộng giao lưu văn hóa, xã hội… đã tạo ra cục diện mới cho đất nước Các hoạt động của cuộc sống ngày càng trở nên sôi động vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh Nhưng bên cạnh đó, một thách thức hiện nay là sự bùng phát tệ nạn xã hội, trong đó có bạo lực học đường
Phong trào thi đua xây dựng “ Trường học thân thiện, học sinh tích cực” do Bộ Giáo dục và Đào tạo phát động năm 2008 đã và đang tiếp tục nhận được sự đồng thuận cao của toàn xã hội vì sự hướng đến giáo dục một nhân cách toàn diện cho những chủ nhân tương lai của đất nước Tuy nhiên,
để tới đích,vẫn không ít khó khăn trở ngại nhất là trong thời gian gần đây, một số tệ nạn xã hội vẫn tiếp tục xâm nhập vào trường học, trong đó đáng báo động là tình trạng bạo lực học đường có chiều hướng gia tăng ở tất cả các bậc học, cấp học
Ở Việt Nam những năm gần đây, vấn đề bạo lực trong học đường được báo chí đề cập đến rất nhiều Vũ lực dường như là phương cách hữu hiệu và phổ biến để giải quyết mọi chuyện, từ chuyện tình cảm đến chuyện học tập Đau lòng hơn khi một số giáo viên lại là nạn nhân của bạo lực học đường Đáng nói hơn là không những bạo lực chỉ dành riêng cho phái nam mà còn được phái nữ sử dụng những khi cần thiết Đặc biệt trong thời gian gần đây,
xã hội không khỏi bức xúc trước các vụ nữ sinh đánh nhau Thực chất, bạo lực học đường không phải là một vấn đề mới nhưng càng ngày, mức độ và tính chất của hành vi này càng nguy hiểm, phức tạp hơn Nó trở thành một vấn đề nóng bỏng, một vấn nạn nhức nhối khiến mọi người không khỏi kinh ngạc, bàng hoàng Bạo lực học đường không chỉ là hiện tượng cá biệt mà giờ đây đã trở thành vấn nạn của toàn xã hội Trên tất cả các trường học đều xuất
Trang 10hiện bạo lực học đường, tuy mức độ cú khỏc nhau, xảy ra ở cả thành thị và nụng thụn, cả đồng bằng và miền nỳi thỡ cỏc vụ liờn quan đến bạo lực học đường đều gia tăng
Trước tỡnh hỡnh đú, thỏng 5/2010, theo thụng bỏo của văn phũng chớnh phủ, phú thủ tướng Nguyễn Thiện Nhõn đó chỉ đạo Bộ giỏo dục và Đào tạo tổ chức khảo sỏt và đỏnh giỏ thực trạng học sinh đỏnh nhau và chủ trỡ tổ chức Hội nghị về ngăn ngừa và khắc phục việc học sinh đỏnh nhau
Có thể nói, tình trạng baọ lực học đ-ờng hiện nay là một vấn đề hết sức nghiêm trọng, đang ở mức báo động, là một trong những vấn đề nổi cộm của giỏo dục hiện nay Nếu không tìm hiểu nắm bắt được thực trạng sẽ khụng đề
ra được cỏc giải phỏp ngăn chặn và đẩy lựi nguy cơ bựng nổ và lan rộng của bạo lực trong cỏc trường học
Xuất phát từ lý do trên tôi đã chọn đề tài “ Nghiên cứu thực trạng bạo
lực học đ-ờng ở các tr-ờng Trung học phổ thông - Tỉnh Thái Nguyên” để
nghiên cứu
2 Mục đớch nghiờn cứu
Nghiờn cứu làm sỏng tỏ thực trạng bạo lực học đường hiện nay ở một
số trường Trung học phổ thụng – Tỉnh Thỏi Nguyờn
3 Đối tượng và khỏch thể nghiờn cứu
3.1 Đối tượng nghiờn cứu
Tỉnh Thỏi Nguyờn
3.2 Khỏch thể nghiờn cứu
Những biểu hiện hành vi lệch chuẩn của học sinh Trung học phổ thụng
4 Giả thuyết khoa học
Việc nhận thức về bạo lực học đường của học sinh và giỏo viờn ở cỏc trường THPT hiện nay cũn một số hạn chế Nhiều học sinh khụng phõn biệt
Trang 11được đâu là hành vi mang tính bạo lực, đâu là hành vi thông thường Điều đó dẫn tới những hành vi ứng xử thiếu tính văn hóa của học sinh Thậm chí còn xâm hại nghiêm trọng tới tinh thần và thể xác của người khác Nếu nắm rõ được thực trạng nhận thức về bạo lực học đường của học sinh ở các trường THPT, chúng ta sẽ có những biện pháp hữu hiệu để tác động, giáo dục, ngăn chặn và đẩy lùi bạo lực học đường từ trong nhận thức của học sinh, làm cho các em suy nghĩ đúng đắn hơn, trong sáng hơn
5 Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1 Xây dựng cơ sở lý luận về vấn đề bạo lực học đường ở các trường THPT
5.2 Tìm hiểu, khảo sát, đánh giá thực trạng nhận thức về bạo lực học đường ở một số trường Trung học phổ thông- Tỉnh Thái Nguyên
5.3 Đề xuất một số biện pháp phòng chống bạo lực học đường ở các trường
THPT tỉnh Thái Nguyên
6 Giới hạn nghiên cứu
6.1 Giới hạn về nội dung nghiên cứu
Điều tra về diễn biến tình hình bạo lực học đường ở một số trường Trung học phổ thông- Tỉnh Thái Nguyên
Điều tra ý kiến của giáo viên trường Trung học phổ thông Thái Nguyên
và giáo viên trường Trung học phổ thông Định Hóa – Tỉnh Thái Nguyên về bạo lực học đường
Trang 127 Phương pháp nghiên cứu
7.1 Nhóm phương pháp ngiên cứu lý luận
- Là một phương pháp cơ bản của đề tài nhằm giải quyết nhiệm vụ: Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận của đề tài và liên quan tới đề tài, trên cơ sở
đó giải quyết nhiệm vụ thực tiễn của đề tài
7.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp điều tra bằng bẳng anket
8 Cấu trúc của luận văn:
Luận văn gồm có 3 chương
Chương 1: Cơ sở lý luận về vấn đề nghiên cứu thực trạng bạo lực học đường
ở các trường trung học phổ thông
Chương 2: Thực trạng nhận thức về bạo lực học đường ở trường trung học phổ thông Thái Nguyên và trường trung học phổ thông Định Hóa tỉnh Thái Nguyên
Chương 3: Các biện pháp phòng chống bạo lực học đường
Ngoài ra luận văn còn có phần mở đầu, kết luận, kiến nghị, và danh
mục các tài liệu tham khảo
Trang 13có những hành vi bạo lực nơi học đường
Theo thống kê trên thế giới, mỗi năm có 6 triệu em trai và 4 triệu em gái có liên quan trực tiếp tới bạo lực học đường Trên thực tế, con số này đang ngày càng tăng lên, bạo hành trường học đang dần trở thành vấn đề chung của giáo dục quốc tế
* Ở châu Mỹ: Nền giáo dục Mỹ được đánh giá là tiên tiến nhất toàn cầu nhưng hệ thống các trường học của nước này đang đương đầu với bạo lực học đường nhiều nhất trên thế giới, đặc biệt là những vụ bạo lực học đường
có sử dụng hung khí Tại đây 7% giáo viên năm 2003 là đối tượng bị đe dọa bởi học sinh, 5% giáo viên tại các trường đô thị bị tấn công thể chất
* Ở châu Úc: Bộ giáo dục bang Queensland tuyên bố vào tháng 7/
2009 rằng mức độ gia tăng của bạo lực tại các trường học là hoàn toàn không thể chấp nhận và thừa nhận rằng đã không thực thi đầy đủ để chống lại hành
vi bạo lực 55 nghìn học sinh đã bị đình chỉ tại các trường của bang trong năm
2008, gần 1/3 trong số đó bởi hành vi không đúng đắn về thể chất
Trang 14Tại nam Australia, 175 vụ tấn công bạo lực vào các học sinh hay giáo viên trong năm 2008 trong đó những xung đột do các nam sinh gây ra chiếm 76%
* Khu vực châu Âu: Tại Anh, năm 2007 một cuộc điều tra 6 nghìn giáo viên cho thấy hơn 16% tuyên bố đã từng bị tấn công thể chất bởi các học sinh trong 2 năm trước đó, cũng trong năm đó có hơn 7 nghìn trường hợp được cảnh sát gọi tới để giải quyết các vụ bạo lực trường học tại Anh
Tại Wales : Một cuộc điều tra năm 2009 cho thấy 2/5 giáo viên thông báo đã từng bị tấn công trong lớp học, 49% đã từng bị đe dọa tấn công
Tại Bulgaria: Sau nhiều báo cáo trong nhiều thập kỷ vừa qua về bạo lực trường học, Bộ giáo dục đã đưa ra những quy định chặt chẽ hơn vào năm
2009 về những hành vi của học sinh, gồm cả ăn mặc không thích hợp, say rượu và mang điện thoại Các giáo viên được trao các quyền lực mới để trừng phạt những học sinh không tuân theo
* Khu vực châu Á: Tại Nhật bản, một cuộc điều tra của bộ giáo dục cho thấy các học sinh ở các trường công lập có liên quan tới một số vụ bạo lực năm 2007 là 52756 trường hợp, tăng khoảng 8 nghìn so với năm trước, trong
đó có khoảng 7 nghìn vụ giáo viên là đối tượng bị tấn công
Tại Hàn Quốc: Theo thống kê cũng cho thấy gần 13,2% học sinh nam
và 5,8% học sinh nữ từ lớp 4 tới lớp 12 bị các bạn cùng lớp đánh hoặc bị làm tổn thương, tại đất nước này hơn 70 trường học đã áp dụng cảnh sát học đường nhằm xóa bỏ bạo lực học đuường
* Ở châu Phi: Cao ủy Nhân quyền Nam phi cho biết 40% trẻ em được phỏng vấn nói rằng chúng từng là các nạn nhân của tội phạm trường học Chỉ
có 23% học sinh cảm thấy an toàn khi đặt chân tới lớp Nam Phi được liệt vào một trong những quốc gia có hệ thống trường học nguy hiểm nhất trên thế giới, nên bạo lực học đường chiếm một tỉ lệ rất cao ở đất nước này
Trang 15Tóm lại: Theo thống kê ở tất cả các châu lục trên thế giới đều xảy ra bạo lực học đường và sự gia tăng các vụ bạo lực học đường là xu hướng chung hiện nay mà mọi quốc gia đều phải đương đầu và quan tâm đến vấn nạn này
1.1.2 Ở Việt Nam
Tỷ lệ người phạm tội ở độ tuổi vị thành niên ngày một tăng, theo thống
kê của Viện Kiểm Sát Nhân Dân Tối Cao, năm 1986 có 3607 người, năm
1996 có 11726 người Tệ nạn xã hội trong giới học đường theo chiều mũi tên
đi lên, năm 2004 có 600 học sinh, sinh viên nghiện ma túy, năm 2007 tăng gấp đôi ( 1234 người) Khảo sát trên 1000 HS do Viện Nghiên Cứu Môi Trường và Các vấn đề xã hội tiến hành mới đây cho thấy có tới 95% các em nhận thức chưa đúng về kỹ năng sống, 77,7% chưa bao giờ được đào tạo, tập huấn về vấn đề này
Một cuộc khảo sát do khoa xã hội học, trường Đại Học Khoa Học Xã Hội & Nhân Văn ( Đại học quốc gia Hà Nội) thực hiện vào năm 2008 tại 2 trường Trung học phổ thông thuộc quận Đống Đa ( Hà Nội) về tình trạng bạo lực nữ sinh đã cho thấy nhiều kết quả đáng lo ngại Có đến 96,75 số học sinh trong mẫu được hỏi cho rằng ở trường các em có xảy ra hiện tượng nữ sinh đánh nhau Mức độ bạo lực trong nữ sinh là 44,7% rất thường xuyên, 38% thường xuyên, 17,3% không thường xuyên Kết quả khảo sát cho thấy con số đáng lo khi có tới 64% các em nữ được hỏi thừa nhận là đã có hành vi đánh nhau với các bạn khác
Trong những ngày gần đây, nhiều vụ bạo lực học đường liên tiếp xảy ra đang gióng lên một hồi chuông báo động.Vấn nạn bạo lực học đường không còn là vấn đề mới nhưng nhà trường vẫn chưa có những giải pháp thực sự có hiệu quả trước thực trạng này Theo thống kê của Bộ giáo dục và đào tạo, từ đầu năm học 2009-2010 đến giữa năm học cả nước xảy ra 1598 vụ học sinh đánh nhau trong và ngoài trường Các trường đã xử lý kỷ luật, khiển trách 881 học sinh, cảnh cáo 1558 học sinh và buộc
Trang 16thôi học có thời hạn 735 học sinh Mặc dù hầu hết các trường đều đưa ra các mức kỷ luật rất nặng như đuổi học, ghi học bạ…nếu phát hiện đánh nhau trong trường nhưng không vì thế mà bạo lực học đường thuyên giảm
Hiện nay trên các phương tiện thông tin đại chúng đã và đang đưa tin rất nhiều về tình trạng bạo lực học đường, ta có thể tìm thấy trên mạng hàng loạt các video clip quay cảnh học sinh đánh nhau với nhiều mức độ kể cả những nữ sinh Trên rất nhiều trang báo xuất hiện những bài viết về bạo lực học đường Sự thực vấn nạn này bạo lực học đường đang có xu hướng gia tăng, phát triển phức tạp và trở thành một vấn nạn nhức nhối khiến mọi người không khỏi bàng hoàng, kinh ngạc
Có thể nói bạo lực học đường hiện nay đang có xu hướng gia tăng, diễn ra ở nhiều nơi trên thế giới, hiện đang xâm nhập và lan rộng ở Việt Nam do đó đang trở thành một tệ nạn xã hội trong học đường đòi hỏi toàn xã hội phải quan tâm phòng chống bạo lực học đường
1.2 Một số khái niệm cơ bản có liên quan tới vấn đề nghiên cứu
1.2.1 Khái niệm tuổi thanh niên
Tuổi thanh niên là thời kỳ từ 15 đến 25 tuổi, chia làm hai giai đoạn nhỏ:
- Từ 14,15 – 17,18 tuổi: Đây là giai đoạn đầu tuổi thanh niên ( thanh niên mới lớn, thanh niên học sinh)
- Từ 17,18 – 25 tuổi: Đây là giai đoạn thứ hai của tuổi thanh niên
Tâm lý học lứa tuổi nghiên cứu tuổi thanh niên học sinh ở các trường Trung học phổ thông
1.2.2 Đặc điểm tâm sinh lý của thanh niên học sinh trung học phổ thông
Tuổi đầu thanh niên là thời kỳ đạt được sự trưởng thành về mặt thể lực nhưng sự phát triển cơ thể còn kém so với sự phát triển cơ thể của người lớn Tuổi thanh niên bắt đầu thời kỳ tương đối êm ả về mặt sinh lý
Trang 17Học sinh Trung học phổ thông là lứa tuổi nhạy cảm, dễ tiếp thu cả những ảnh hưởng tiêu cực và tích cực của xã hội Hoạt động của học sinh ngày càng phong phú và phức tạp, các em không còn là trẻ con nhưng chưa phải là người lớn, luôn luôn mong muốn thể hiện vai trò của người lớn cả trong gia đình và trong nhà trường.Các mối quan hệ xã hội của học sinh được
mở rộng, các em tự khẳng định mình trong các mối quan hệ, quyết định sự lựa chọn nghề của mình
Học sinh Trung học phổ thông là lứa tuổi dễ bị tác động xấu lôi kéo Sự bốc đồng tâm lý do bị kích động nếu không được định hướng sẽ dẫn tới bạo lực, ở lứa tuổi này các em có sự phát triển thiếu toàn diện, thiếu hụt về nhân cách, thiếu khả năng kiểm soát hành vi ứng xử của bản thân, non nớt trong kỹ năng sống và sai lệch trong quan điếm sống Ở lứa tuổi học sinh Trung học phổ thông các em khao khát khẳng định cái „Tôi” mạnh mẽ hơn bao giờ hết, các em mong muốn thể hiện những suy nghĩ, quan điểm, niềm tin và hành động theo cách của riêng mình, không phụ thuộc vào người lớn
Đặc điểm nổi bật nhất của lứa tuổi học sinh Trung học phổ thông là sự phát triển tự ý thức, nhu cầu tự khẳng định mình rất cao, có đời sống tình cảm, xúc cảm phong phú nhưng lại thiếu kinh nghiệm và kỹ năng sống, suy nghĩ chưa đúng đắn nên có thể có hành vi bạo lực với người khác khi có mâu thuẫn, xung đột
1.2.3 Khái niệm bạo lực
- Có những cách hiểu khác nhau về bạo lực
Trong từ điển Tiếng Việt: Bạo lực là sức mạnh dùng để chỉ sự cưỡng bức, trấn áp hoặc lật đổ
+ Trong từ điển Xã Hội Học: Bạo lực là những hành vi có khuynh hướng hủy diệt như một phương tiện tối hậu để thực thi quyền lực trong khuôn khổ quan hệ trên dưới một chiều dựa trên ưu thế bề ngoài, không có sự thừa nhận của người yếu thế
Trang 18+ Theo từ điển Anh-Việt “ Aggresion” có nghĩa là hành hung
+ Trong Tâm Lý Học có quan điểm cũng xây dựng thuật ngữ
“Aggresion” khi nói đến bạo lực
+ Điều 08 Luật - “ Hôn nhân và Gia đình” của Quốc Hội nước Cộng Hòa
xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa X kỳ họp thứ 7 ngày 09 / 06 / 2000: Bạo lực là
đe dọa hay dùng sức mạnh thể chất, quyền lực đối với người khác hoặc một nhóm người, một cộng đồng gây ra hoặc làm tăng khả năng gây ra tổn thương, tử vong, tổn hại về tâm lý ảnh hưởng đến sự phát triển, gây ra sự mất mát
Như vậy, các quan điểm trên mới chỉ thể hiện được phần nào nội hàm của khái niệm bạo lực Đó là những hành động mang tính chất chiếm đoạt làm tổn thương đến người khác và bị pháp luật trừng phạt Nói cách khác đó chỉ là khái niệm được hiểu theo nghĩa hẹp của bạo lực Ngày nay, quan điểm về bạo lực không chỉ giới hạn ở những hành động làm tổn thương đến thể chất mà còn xét cả ở những hành động làm tổn thương đến tinh thần của người khác trong gia đình và ngoài xã hội
Từ việc tổng hợp số liệu nghiên cứu về bạo lực và tham gia khảo sát một số định nghĩa về bạo lực khác nhau, chúng tôi xin được trình bày cách hiểu của mình về bạo lực như sau: Bạo lực là dùng sức mạnh, quyền lực, lời nói hay các hành động để cưỡng bức, trấn áp,đe dọa, hành hung…làm tổn thương đến thể chất, tinh thần của người khác và không có sự chấp nhận của
người đó
1.2.4 Khái niệm bạo lực học đường
Có nhiều cách hiểu khác nhau về bạo lực học đường
Dưới góc độ khoa học giáo dục: Bạo lực học đường là những hành vi xâm phạm có chủ ý, có ý đồ, thường gây hậu quả nghiêm trọng và xảy ra trong phạm vi nhà trường
Trang 19Nhìn từ góc độ lấy học sinh làm trung tâm: Bạo lực học đường là sự xâm hại của học sinh đối với học sinh, sự xâm hại của học sinh đối với người bên ngoài nhà trường và ngược lại, là sự xâm hại của giáo viên với học sinh
và học sinh với giáo viên Bạo lực ấy xâm phạm đến sức khỏe hoặc danh dự của người bị hại hoặc xâm phạm đến tính mạng và nhân phẩm của người bị hại Bạo lực ấy không chỉ xảy ra trong phạm vi nhà trường mà nhiều khi xảy
ra cả bên ngoài nhà trường
Từ sự tìm hiểu một số khái niệm trên ta có thể hiểu: Bạo lực học
đường là những lời nói và hành vi thô bạo, ngang ngược bất chấp công lý, đạo đức, xúc phạm trấn áp người khác gây nên những tổn thương về tinh thần và thể xác diễn ra trong phạm vi trường học
1.3 Phân loại bạo lực học đường
* Vế mặt đạo đức: Có hai loại
- Bạo lực về thể xác: Là những hành vi thô bạo, ngang ngược bất chấp công lý, đạo đức, xúc phạm trấn áp người khác gây nên những tổn thương về thể xác diễn ra trong phạm vi trường học
- Bạo lực về tinh thần: Là những lời nói và hành vi thô bạo, ngang ngược bất chấp công lý, đạo đức, xúc phạm trấn áp người khác gây nên những tổn thương về tinh thần diễn ra trong phạm vi trường học
* Về mặt hành vi:
Theo thạc sĩ Nguyễn Văn Lượt, khoa tâm lý, trường Đại học Khoa Học
xã hội và Nhân Văn, bạo lực học đường là một dạng hành vi lệch chuẩn của học sinh Có hai loại:
- Loại thụ động: Là những hành vi của học sinh bị sai lệch do các em nhận thức không đầy đủ hoặc nhận thức sai chuẩn mực, nội quy, quy tắc của trường lớp hay bị bạn bè rủ rê… loại hành vi này không đáng lo ngại vì có thể giáo dục, cung cấp thông tin để học sinh hiểu đúng, từ đó các em có hành vi đúng đắn
Trang 20- Loại chủ động: Là những hành vi mà cá nhân mặc dù biết rõ những quy tắc, chuẩn mực đạo đức của nhà trường, của xã hội nhưng vẫn cố ý làm khác Đối với loại bạo lực học đường này, việc khắc phục gặp nhiều khó khăn, đòi hỏi sự kiên trì, nhẫn nại của cha me, thày cô, nhà trường và xã hội
* Về mặt nhân cách con người: Bạo lực học đường gồm có 4 loại
- Bạo lực giữa học sinh với học sinh
- Bạo lực giữa giáo viên với học sinh
- Bạo lực giữa học sinh với giáo viên
- Bạo lực giữa phụ huynh học sinh với giáo viên
Ở phạm vi đề tài này, chúng tôi chỉ nghiên cứu loại bạo lực giữa học sinh với học sinh
1.4 Biểu hiện của bạo lực học đường
- Biểu hiện của hành động bạo lực học đường có thể xảy ra dưới nhiều hình thức
+ Xúc phạm, lăng mạ, xỉ nhục, đay nghiến, chà đạp nhân phẩm, làm tổn thương về mặt tinh thần thông qua lời nói
+ Đánh đập, tra tấn, hành hạ làm tổn hại về sức khỏe, xâm phạm cơ thể
con người thông qua những hành vi bạo lực
1.5 Nguyên nhân của bạo lực học đường
- Bàn về nguyên nhân của bạo lực học đường các nhà xã hội học, các chuyên gia tâm lý , các phương tiện thông tin đại chúng…đã đưa ra và phân tích rất nhiều nguyên nhân khác nhau khiến học sinh có những hành vi bạo lực chốn học đường, chủ yếu là các nguyên nhân sau:
* Do các vấn đề tâm lý tuổi mới lớn
Phần lớn học sinh Trung học phổ thông đều mong muốn được khẳng định cái “ Tôi” của mình trong quan hệ với bố mẹ và những người thân trong gia đình Ở lứa tuổi này tự ý thức và nhu cầu độc lập phát triển mạnh mẽ do
Trang 21đó các em bắt đầu nhận thức được quyền của mình trong việc sử dụng thời gian, cách thức học tập, tự mình chăm sóc cuộc sống của bản thân, trong việc chọn bạn và thể hiện quan điểm riêng của mình về tình bạn, tình yêu…Có thể nói, tự khẳng định bản thân trong quan hệ gia đình là một nhu cầu tích cực của học sinh trung học phổ thông, thể hiện mong muốn khẳng định cái” Tôi” của bản thân theo hướng thay đổi vai trò và mối quan hệ trong gia đình, các
em mong muốn được tự khẳng định bản thân mình theo hướng tự chịu trách nhiệm, tự quyết định cho những việc làm của mình do đó cha mẹ và những người lớn trong gia đình nên hiểu được đặc điểm tâm lý đặc trưng của lứa tuổi này Sự quan tâm của cha mẹ như động viên, khích lệ, khuyến khích con cái, quan tâm tới đời sống tâm lý và đời sống tinh thần của con cái giữ vai trò rất quan trọng đối với các em
Học sinh Trung học phổ thông có đời sống tình cảm rất phong phú, muôn hình muôn vẻ và phức tạp, mạnh mẽ Các em rất giàu cảm xúc, giàu tâm trạng, giầu ước mơ và lý tưởng, hoài bão và khát vọng nhưng các em cũng rất dễ bị tác động xấu lôi kéo Sự bốc đồng tâm lý do bị kích động ở các
em nếu không được định hướng sẽ dẫn tới bạo lực Ở lứa tuổi này các em phát triển mạnh về giao tiếp và các mối quan hệ xã hội bên ngoài, chịu ảnh hưởng của bè bạn, của xã hội nhiều hơn của bố mẹ nhưng khả năng tự chủ, tự kiềm chế kém trong khi đó những tiêu cực của xã hội ngày càng nhiều, các giá trị, chuẩn mực xã hội, văn hóa truyền thống của dân tộc bị xói mòn, sự bùng nổ thông tin làm các văn hóa phẩm độc hại du nhập ngày một nhiều…Làm cho học sinh dễ bị những tác động xấu ảnh hưởng không nhỏ tới đạo đức học đường, đến việc gây ra những hành vi bạo lực
Lứa tuổi học sinh Trung học phổ thông, do sự phát triển thiếu toàn diện, thiếu hụt về nhân cách, thiếu khả năng kiểm soát hành vi ứng xử của bản thân, non nớt trong kỹ năng sống, sai lệch trong quan điểm sống khiến các em
Trang 22có những hành vi bạo lực nơi học đường Một số có những biểu hiện lệch lạc trong hành vi, nhân cách đạo đức như thiếu lễ độ với thày cô,lười học ,ham chơi, sống đua đòi, tụ tập gây gổ đánh nhau, vi phạm pháp luật…Mặc dù các
em thiếu kỹ năng sống nhưng lại thích thể hiện bản thân một cách thái qúa, thiếu khả năng kiềm chế và cách ứng xử văn hóa với những mâu thuẫn nhỏ nhặt, thậm chí còn cấu kết với những thanh niên xấu bên ngoài để đánh bạn Chính sự thay đổi quá nhanh của xã hội làm cho trẻ không kịp thích ứng trong khi người lớn dần ít quan tâm hơn đến đời sống của con cái , tâm lý trẻ trong giai đoạn này lại thiếu ổn định, xốc nổi nên dẫn tới thái độ sống không đúng đắn và có những hành vi xấu
* Sự giáo dục chưa đúng đắn, thiếu sự quan tâm của gia đình:
Hiện nay, do ảnh hưởng của cơ chế thị trường mà nhiều bậc cha mẹ mải mê làm ăn, chạy theo kinh tế , giao phó con cái cho nhà trường Tình trạng bạo lực trong gia đình cũng là một phần nhân tố ảnh huởng không tốt và một khi bạo lực gia đình vẫn còn tồn tại thì bạo lực học đường sẽ vẫn còn nguy cơ gia tăng
Gia đình là yếu tố có mức độ ảnh hưởng và tác động mạnh nhất đến định hướng giá trị nhân cách của học sinh trung học phổ thông Gia đình là nơi diễn ra những mối quan hệ xã hội đầu tiên của con người, những mối quan hệ trực tiếp giữa đứa trẻ và cha mẹ là những tác động qua lại đầu tiên trong đời sống xã hội của đứa trẻ Trong gia đình, các em nhận được những kinh nghiệm và kỹ năng sống đầu tiên, gia đình là môi trường giáo dục đầu tiên và là môi trường giáo dục suốt đời của con người Theo nghiên cứu, có tới 86% số học sinh cho rằng các em học hỏi và tiếp nhận những kỹ năng sống, cách giao tiếp, cách ứng xử xã hội từ bố mẹ và các thành viên trong gia đình Tuy nhiên hiện nay nhiều bậc cha mẹ và những người lớn trong gia đình
Trang 23ít dành thời gian dạy các em những kỹ năng sống cần thiết, ngay cả những kỹ năng tự chăm sóc và tự phục vụ bản thân mình
Các hình thức giáo dục con cái trong gia đình có ảnh hưởng trực tiếp đến định hướng giá trị nhân cách của học sinh trung học phổ thông Các hình thức như động viên, khen thưởng, nhắc nhở, phê bình, cho con tự quyết định một số công việc rất có hiệu quả và tác dụng tích cực đối với các em nhưng nhiều bậc cha mẹ lại dùng các hình thức như mắng mỏ, roi vọt, nhiếc móc…
và ít dành thời gian quan tâm tới con cái Nếu các em sống trong gia đình mà cha mẹ có những biện pháp giáo dục thiếu khoa học: bạo lực, độc đoán, lạnh lùng, thiếu sâu sát, quan tâm…; gia đình mà cha mẹ có những hành vi lệch chuẩn thì nhân cách của các em cũng thiên về sự phát triển lệch lạc
Thực tế cho thấy những học sinh hay gây gổ đánh nhau hoặc có hành vi phạm tội phần lớn bắt nguồn từ gia đình Những cảnh sống không hoà thuận, thường xảy ra mâu thuẫn, xung đột trong gia đình có ảnh hưởng xấu đến tình cảm, tâm tư, tâm trạng của các em Phương pháp giáo dục không đúng của cha mẹ cũng ảnh hưởng xấu đến trẻ Đó là sự chiều chuộng thái quá, thoả mãn
vô nguyên tắc những đòi hỏi của con cái hoặc sự đối xử hà khắc, thô bạo của cha mẹ làm cho trẻ thù ghét cha mẹ sinh ra liều lĩnh và dễ sa ngã Do bị cha
mẹ đánh đập, chửi mắng, thiếu quan tâm hoặc cha mẹ là những người nghiện
ma túy, cờ bạc, làm ăn phi pháp…Nguyên nhân của những vụ bạo lực có thể
do học sinh bị tiêm nhiễm từ lối cư xử của các đối tượng bên ngoài nhà trường, những thành phần xấu, thậm chí những người lớn trong gia đình Nhiều học sinh có cha mẹ, người thân là những người hành nghề tự do trong
xã hội và có cách cư xử không đúng chuẩn mực Chính những thói quen ứng
xử hàng ngày của họ đã vô tình gieo trong các em những suy nghĩ không tốt, dẫn tới việc các em có lối cư xử, hành xử không hay trong nhà trường với bạn
bè, với thầy cô Gia đình có ảnh hưởng rất lớn đến sự lựa chọn các giá trị cuộc
Trang 24sống của các em, trước hết là nhân cách của bố mẹ, anh chị em, cách thức giáo dục và chăm sóc của bố mẹ, lối sống của gia đình Vậy nhưng nhiều bậc cha mẹ lại không nhận thức được điều này mà có tư tưởng khoán trắng việc giáo dục cho nhà trường, họ không quan tâm đến đời sống tâm lý tình cảm và các mối quan hệ xã hội của con cái mà chỉ mải mê chạy theo kinh tế, thỏa mãn các nhu cầu vật chất cho chúng Sự thiếu chăm sóc về mặt tình cảm của cha mẹ cũng khiến chúng có những hành vi bạo lực để được cha mẹ quan tâm
* Do ảnh hưởng từ môi trường : Do phim ảnh, sách báo, đồ chơi và những trò chơi mang tính bạo lực
Thời kỳ hội nhập, bên cạnh những tác động tích cực cũng không tránh khỏi những sự độc hại tràn vào làm vẩn đục môi trường văn hóa giáo dục Bên cạnh đó công tác giáo dục chưa tốt và các văn bản pháp quy, các quy định về hành vi ứng xử chưa chặt chẽ cũng làm trầm trọng thêm vấn nạn bạo lực học đường Cùng với sự phát triển của kinh tế xã hội, thế hệ trẻ đang bị đầu độc bởi ma lực của những trò chơi chém giết trong game online, đồng thời cũng bị nhiễm khuẩn từ những cảnh bạo hành trong gia đình và xã hội Chính người lớn góp phần không nhỏ làm tăng thêm tính hung hãn, côn đồ của trẻ
Thời gian qua, nạn bạo lực học đường mà điển hình là một số học sinh đánh nhau gây xôn xao dư luận có việc bắt chước các hình mẫu Trong khi đó, qua nghiên cứu cho thấy hình mẫu của các em hầu hết là ở trong các trò chơi game Theo kết quả kiểm tra của Bộ văn hóa thông tin và du lịch cho thấy: 77% trò chơi game hiện nay là đánh nhau, giết người; 9% là cờ bạc; chỉ có 14% là có yếu tố tích cực Tỷ lệ chơi game của các cấp học là: Tiểu học có 2/3 số học sinh chơi game; Trung học cơ sở là 81%; Đại học 75% Đây là yếu tố tạo nên xu hướng bạo lực Nhiều người cho rằng bạo lực học đường xuất phát từ game online Học sinh ngày nay tiếp cận những phương tiện giải trí như game online không xa lạ gì những cảnh bạo lực từ trò chơi này, toàn những cảnh đấm đá
Trang 25man rợ mà các em là người nhập vai Khi đối diện với những cảnh rùng rợn khuôn mặt các em tỏ hân hoan, thỏa mãn Các game bạo lực này đang dần phá hủy tâm hồn và nhân cách các em, biến các em thành những con người dữ tợn
Ở lứa tuổi học sinh, việc các em khám phá và hành động một cách tự
do để khẳng định mình trong mắt người lớn và bạn bè đã trở thành một nhu cầu Đến với trò chơi điện tử, các em đựơc làm theo những gì mà mình thích
để thỏa mãn sự tò mò mang tính tâm lý Tuy nhiên, do chưa đến tuổi trưởng thành nên các em chưa có đủ kỹ năng làm chủ thời gian và cảm xúc của bản thân vì vậy có rất nhiều trường hợp chìm đắm trong một thế giới xa lạ dẫn đến rối loạn tâm lý và hậu quả khôn lường nếu các game thủ mang chính những
kỹ năng của mình từ trò chơi điện tử áp dụng vào đời sống hiện thực Ví dụ ở Hải Dương đã từng có trường hợp học sinh lớp 12 giết cha, chặt làm 3 khúc phi tang xuống sông để lấy tiền chơi game Các nhà tâm lý học đã phân tích nhận thức khi học sinh này thực hiện hành vi là trong trạng thái không phân biệt được đâu là thế giới ảo đâu là đời thực và đã giết cha mình một cách tàn nhẫn
Bên cạnh những trò chơi bạo lực trên internet là hàng loạt các đồ chơi ( súng, kiếm…), các bộ phim, tranh ảnh, sách báo đầy dãy trên thị trường có ảnh hưởng không nhỏ đến sự gia tăng nạn bạo lực học đường
* Giáo dục ( GD) trong nhà trường nặng về dạy kiến thức văn hóa, chưa chú trọng nhiệm vụ giáo dục con người
Xu hướng trong các nhà trường hiện nay vẫn còn coi trọng dạy chữ hơn dạy người, các em gần như phải học cả ngày, dưới áp lực của thi cử và các chỉ tiêu nhà trường đặt ra mà thường là chỉ tiêu về chất lượng học lực đã làm cho giáo viên phải đầu tư nhiều vào việc truyền thụ kiến thức văn hóa nên còn rất
ít thời gian cho giáo dục đạo đức, thể ,mỹ dẫn tới học sinh cũng căng thẳng, mệt mỏi chán chường, sợ học và giảm hứng thú khi đến trường nên hiệu quả của việc giáo dục kỹ năng sống cho các em còn nhiều hạn chế
Trang 26Ở bậc Trung học phổ thông, chương trình giáo dục công dân rất nặng
về kiến thức trừu tượng, hàn lâm làm học sinh thiếu hứng thú và hiệu quả giáo dục không cao Nhìn chung các bài học nặng về lý thuyết, thiếu kỹ năng sống, chưa tạo được dấu ấn cho học sinh, hình thành nhân cách không rõ nét, trẻ dễ
bị tác động bởi hoàn cảnh xã hội Nhà trường vốn là nơi tiêu biểu cho việc truyền bá những giá trị đạo đức làm người bên cạnh việc truyền thụ những tri thức chuyên môn vậy mà giờ đây cái xấu, cái ác, cái vô đạo đức lại xuất hiện nhiều trong môi trường giáo dục Hiện tượng bạo lực học đường không còn ở mức cá biệt, hiếm thấy mà đã trở thành một cách ứng xử có xu hướng ngày càng phổ biến trong học sinh Xã hội đang lo lắng vì bạo lực học đường, điều
đó nói nên đạo đức của tuổi trẻ bị xuống cấp Học đường là nơi đào tạo nhân tài và đạo đức của con người nhưng bây giờ đã bị đen hóa vì bạo lực mà học sinh gây ra khiến tất cả những cơ quan có chức năng đang tìm cách chấn chỉnh vấn nạn này
Chương trình học quá tải, học sinh không theo kịp chương trình do nhiều nguyên nhân Đầu tiên vì bệnh thành tích, học sinh được đưa lên lớp trên, kiến thức cũ chưa nắm, không thể theo kịp kiến thức mới làm cho học sinh chán học, quay ra quậy phá trong lớp rồi kết băng nhóm trong và ngoài trường gây sự với lớp khác, trường khác tạo nên bạo lực học đường Chương trình học tập nặng nề hiện nay cũng khiến học sinh không có nhiều thời gian
để tham gia các hoạt động xã hội, các câu lạc bộ … để rèn luyện nhân cách Bản thân thày cô cũng bị áp lực dạy nặng nề nên buông lỏng việc dạy làm người Vì vậy học sinh không có các kỹ năng giải quyết mâu thuẫn, giải quyết xung đột nảy sinh, tâm sinh lý dễ xúc động, thiếu kiềm chế trong khi các bài giảng về dạy người, dạy kỹ năng sống còn sơ sài qua loa
Trang 27* Một số giáo viên (GV) đánh mất lương tâm nghề nghiệp của mình Tuy không nhiều nhưng trong đội ngũ giáo viên, tình trạng ngược đãi học sinh đã xảy ra, có những thày cô dùng roi vọt, bạo hành bằng lời nói và hành động với quan niệm “ Thương cho roi cho vọt” khiến học sinh sợ hãi, bức xúc Chuyện giáo viên xúc phạm, lăng mạ thậm chí đánh trượt học sinh không phải là hiếm cho thấy những biểu hiện của sự xuống cấp đạo đức nghề nghiệp của một số giáo viên Đau lòng hơn là những vụ việc nữ sinh bị thày giáo gạ tình lấy điểm, hiệu trưởng lợi dụng thân xác và tham gia đường dây mua bán dâm trẻ vị thành niên… Những vụ việc đó mang tính chất vô nhân tính, gây sự hoang mang phẫn nộ và bất bình trong dư luận xã hội Năm 2010
dư luận xôn xao và bất bình trước trường hợp ở một trường Trung học phổ thông ở Hải Phòng, một giáo viên đã dọa nạt, mắng học sinh trong vòng 18 phút với những ngôn từ khiếm nhã, thiếu văn hóa, xúc phạm học sinh khi học sinh phản hồi về việc cô phát âm chưa chuẩn trong giờ tiếng anh Cũng không
ít những giáo viên thường áp đặt học sinh, buộc học sinh phải tuân thủ tuyệt đối ý kiến của mình làm cho các em thụ động trong nhận thức, không có thiện cảm với giáo viên từ đó nảy sinh tâm lý không muốn học quay ra quậy phá…
Thực tế hiện nay lương giáo viên còn thấp, không đủ trang trải cho cuộc sống nên nhiều thày cô phải dạy thêm kiếm tiền mà ít có thời gian chuyên tâm tới nhiệm vụ giáo dục học sinh ở nhà trường Có trường hợp giáo viên còn o ép học sinh để dạy thêm tăng thu nhập, rồi những tiêu cực trong thi
cử đã ảnh hưởng rất lớn tới các em
Học sinh ngày nay có nhiều em rất hư: ngang nhiên coi thường thày cô, ngỗ ngược, vô lễ, tấn công hành hung thày cô giáo… Phổ biến nhất là hiện tượng lười học vi phạm kỷ cương, nề nếp, dân chủ quá trớn, nói năng, cư xử thiếu văn hóa … Đây cũng là một yếu tố khiến nhiều giáo viên không kiềm chế được do cảm thấy bị xúc phạm nên đã có những hành vi bạo lực đối với
Trang 28học sinh Ở trong các nhà trường hiện nay còn thiếu những tấm gương nhà giáo mẫu mực, những hình mẫu tiêu biểu để các em tôn kính, học tập và noi theo, điều này cũng ảnh hưởng không nhỏ đến việc tạo nên những nhân cách tốt đẹp, toàn diện trong môi trường giáo dục
Thực tế cho thấy nhiều sinh viên sư phạm mới ra trường chưa có nhiều kỹ năng xử lý tình huống trong lớp học, kỹ năng ứng xử và phân tích tâm lý học sinh vì vậy khó tránh khỏi tình trạng giáo viên không làm chủ được mình dẫn tới bạo lực với học trò Cũng không hiếm trường hợp người thày gây ra bạo lực trong trường và cũng xảy ra nhiều trường hợp thày cô giáo trở thành nạn nhân của hành động thiếu kiềm chế của học sinh Xã hội, nhà trường chưa có sự quan tâm đúng mức, chưa có những giải pháp thiết thực, đồng bộ, triệt để Nhà trường không giữ chặt kỷ cương, không có biện pháp quản lý tốt, nhiều trường học còn chủ quan trong công tác phòng chống bạo lực học đường
Mặc dù nhà nước có những chính sách tăng lương, ưu đãi cho giáo viên song về cơ bản thu nhập của giáo viên còn thấp, đời sống còn gặp nhiều khó khăn, môi trường của không ít cơ sở giáo dục chưa thực sự thấm nhuần tính nhân văn mà bệnh thành tích, chỉ tiêu thi đua… là những ví dụ: Chính sách giáo dục của Đảng và nhà nước khi được triển khai đến các cơ sở chưa đạt hiệu quả cao Khi mà những nhà quản lý, những người đứng đầu chưa giữ chặt được kỷ cương của tổ chức, chưa gương mẫu thì nguy cơ bạo lực học đường vẫn còn tiềm tàng
Hiện nay, việc thi vào trường sư phạm không khó khăn, có nhiều cơ sở đào tạo giáo viên chạy theo lợi nhuận, không chú trọng công tác tuyển lựa, thiếu chặt chẽ trong đào tạo sẽ đào tạo ra những giáo viên tương lai yếu kém
cả về đạo đức lẫn trình độ chuyên môn Tình yêu nghề của sinh viên sư phạm rất quan trọng, song tình yêu đó cần được nuôi dưỡng và phát triển bằng các
cơ chế, chính sách hợp lý, trong một môi trường sư phạm đầy tính nhân văn
Trang 29nếu không nó cũng rất dễ bị thui chột Nếu chúng ta có cơ chế, môi trường tốt
sẽ khiến cho họ có tâm huyết với sự nghiệp trồng người, các hiện tượng như tham nhũng, thiếu công bằng, thiếu dân chủ trong giáo dục khiến cho những giáo viên có tâm huyết buông xuôi chán nản dẫn đến những lời nói, hành vi thiếu kiềm chế
Trước đây, chúng ta thường có tâm lý chủ quan nghĩ rằng bạo lực học đường là một vấn đề hết sức xa xôi, không xảy ra phổ biến nên không ý thức được sâu sắc về tầm ảnh hưởng, tác động, hậu quả nghiêm trọng của nó tới thế hệ trẻ nói riêng và con người nói chung Chỉ vài năm trở lại đây bạo lực học đường đã xảy ra phổ biến, trở thành một vấn nạn của xã hội chúng ta mới không khỏi giật mình và kinh ngạc Mặc dù đã đưa ra một số giải pháp nhưng
xã hội và nhà trường vẫn chưa có sự quan tâm đúng mức tới vấn nạn này, chưa có những giải pháp thiết thực và đồng bộ, triệt để nhằm ngăn chặn và đẩy lùi tệ nạn bạo lực học đường, một số nhà trường còn chủ quan, lơ là trong công tác phòng chống bạo lực học đường và cho rằng đó là chuyện bình thường ở trường học nào trong thời kỳ nào cũng có do đó bạo lực học đường không những thuyên giảm mà ngày càng có chiều hướng gia tăng với những mức độ và tính chất nguy hiểm hơn
* Học sinh ( HS ) hiểu biết về pháp luật còn quá ít:
Giáo dục nhà trường của chúng ta mặc dù nặng về dạy chữ hơn dạy làm người nhưng các môn học như môn Lịch sử, Giáo dục công dân… lại không được chú trọng và dành quá ít thời gian Môn giáo dục công dân ở trường trung học phổ thông với những kiến thức khô cứng trừu tượng không tạo được hứng thú học tập cho các em Lứa tuổi học sinh Trung học phổ thông do thiếu hiểu biết về pháp luật nên các em không nhận thức được những hành vi sai trái dẫn đến việc xuống cấp đạo đức cuả một bộ phận học
Trang 30sinh hiện nay Một số xu hướng bạo lực từ gia đình và thày cô đã ảnh hưởng tới cách hành xử của học sinh với bạn bè và những người xung quanh
Việc đưa pháp luật vào trường học đã được thực hiện từ năm 1987 ( lồng ghép vào môn Giáo dục công dân ) nhưng chỉ được xem là môn phụ Bộ môn Giáo dục công dân phải gánh thêm quá nhiều nội dung khác như giáo dục giới tính, sức khỏe sinh sản, giáo dục kỹ năng sống, giáo dục pháp luật, giáo dục chính sách quốc phòng… vì thế trong quá trình giảng dạy rất nặng tính hình thức trong khi đó chỉ có một tiết trong một tuần Một thực tế nữa là đội ngũ giáo viên giảng dạy môn pháp luật, môn giáo dục công dân còn thiếu nhiều về số lượng, hạn chế về trình độ chuyên môn, tình trạng dạy không đúng chuyên môn còn phổ biến Nhiều trường còn hờ hững với việc phổ biến pháp luật đặc biệt là đối với những giờ ngoại khóa, ngoài đội ngũ giáo viên, sách giáo khoa, giáo trình thiếu hụt trầm trọng thì việc học chay cũng làm cho
môn học kém hấp dẫn không thu hút được học sinh
1.6 Hậu quả của bạo lực học đường
Bạo lực học đường để lại những hậu quả nghiêm trọng, khó lường
- Gây tổn thương và gây dư chấn về tinh thần và thể xác: Học sinh bị bạn bè đánh đập, bị quay phim rồi tung lên mạng sẽ bị chấn thương tâm lý, bị sốc về tinh thần, cảm thấy xấu hổ với bạn bè và những người xung quanh Những học sinh bị đánh, thầy cô giáo bị hành hung không chỉ bị xây sát nhẹ
mà phải nằm viện với những di chứng tổn thương về thể xác: gãy tay, gãy chân, chấn thương sọ não… Thậm chí bị hoảng loạn bị thần kinh phải bỏ dạy, bỏ học…Nhiều trường hợp bị bạo lực tinh thần qua internet gây tổn thương tâm lý và phải chuyển trường
- Tổn hại đến gia đình, người thân, bạn bè người bị hại: Những gia đình
có con em gây ra bạo lực học đường không khỏi bàng hoàng đau xót, những
Trang 31học sinh gõy bạo lực đó làm ảnh hưởng rất lớn tới cha mẹ và những người thõn về cả tinh thần lẫn kinh tế đối với gia đỡnh và bản thõn người bị hại phải chịu tổn thương về tinh thần và thể xỏc thậm chớ cũn nguy hiểm đến tớnh mạng, thiệt hại về kinh tế…
- Tạo tính bất ổn trong xã hội: Bạo lực học đường với thực trạng hiện nay đó tạo ra tõm lý lo lắng bất an bao trùm từ gia đình, nhà tr-ờng, xã hội
* Với ng-ời gây ra bạo lực:
Con người phỏt triển khụng toàn diện: Cỏc em gõy ra bạo lực học đường cú những hành vi lệch chuẩn biểu hiện sự xuống cấp của đạo đức học đường, mất dần nhõn tớnh, phỏt triển ngược trở lại phớa “ con” tạo nờn những nhõn cỏch mộo mú khụng tốt đẹp
- Làm hỏng t-ơng lai của chính mình, gây nguy hại cho xã hội và bị mọi ng-ời xa lánh căm ghét
- Là mầm mống của tội ỏc: Bạo lực học đường cú thể dẫn tới tội phạm sau này Tõm lý trẻ trong giai đoạn vị thành niờn thiếu ổn định xốc nổi nờn dẫn tới thỏi độ sống khụng đỳng đắn và những hành vi xấu, nếu khụng kịp uốn nắn, đú chớnh là căn nguyờn tội phạm Rất nhiều trường hợp chỉ vỡ xớch mớch, mõu thuẫn nhỏ với bạn bố mà cỏc em cú hành vi hành hung gõy thương tớch, gõy tử vong cho người bị hại
Trang 32KẾT LUẬN CHƯƠNG I
Bạo lực học đường là những lời nói và hành vi thô bạo, ngang ngược bất chấp công lý, đạo đức, xúc phạm trấn áp người khác gây nên những tổn thương về tinh thần và thể xác diễn ra trong phạm vi trường học Bạo lực học đường hiện nay với các dạng biểu hiện đa dạng và phức tạp đã để lại
nhiều hậu quả khó lường Nó có tác động và ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển nhân cách học sinh trong nhà trường phổ thông Vì vậy, việc nghiên cứu thực trạng bạo lực học đường trong nhà trường phổ thông hiện nay sẽ giúp các nhà giáo dục nắm bắt được tình hình để từ đó có các biện pháp giáo dục học sinh phòng chống tệ nạn bạo lực đang có xu hướng gia tăng, xây dựng môi trường giáo dục tốt đẹp cho sự phát triển nhân cách thế hệ trẻ – tương lai của đất nước
Trang 33CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG NHẬN THỨC VỀ BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG
Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THÁI NGUYÊN VÀ
TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG ĐỊNH HÓA
ĐT, loại hình bán công; ngày 20/8/2007 Bộ GD & ĐT ra Quyết định số 4371/ QĐ-BGD & ĐT chuyển đổi trường THPT Thái Nguyên từ loại hình bán công sang loại hình công lập, hoạt động theo cơ chế tự chủ Năm học đầu tiên trường có 05 lớp học với 245 học sinh Đến năm học 2010-2011 trường có tổng số 19 lớp với số lượng 955 học sinh trong đó số học sinh dân tộc là 147 Trường được thành lập đến nay là 15 năm, tuy còn non trẻ và gặp nhiều khó khăn nhưng truyền thống nhà trường luôn được giáo dục và gìn giữ qua các thế hệ ngảy càng được xây dựng và phát triển
* Cơ cấu tổ chức của nhà trường
Trường THPT Thái Nguyên - Tỉnh Thái Nguyên có bộ máy tổ chức hoạt động đồng đều, tập trung dân chủ, bao gồm:
- Chi bộ Đảng
- Ban giám hiệu nhà trường
Trang 34- Tổng số nhân viên:12( Hữu cơ: 05; Hợp đồng lao động 07)
* Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học
- Cơ sở vật chất: Có 19 phòng học; 02 phòng bộ môn; 01phòng máy tính; 01 phòng học tiếng; 02 phòng học thí nghiệm vật lý và sinh học, 11 phòng làm việc
- Trang thiết bị: Có 50 máy tính để bàn, 03 máy cầm tay, 20 máy nghe nói…, đủ thiết bị thí nghiệm cho cả 03 khối 10,11,12 Có đủ sách giáo khoa, sách giáo viên, các phòng học đều được trang bị máy chiếu( Prorecter) phục
vụ cho việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học
2.1.2.Đặc điểm tình hình trường Trung học phổ thông Định Hoá – Tỉnh Thái Nguyên
* Lịch sử thành lập trường
Trường THPT Định Hoá- Thái Nguyên, nằm ở phía bắc của Tỉnh Thái Nguyên cách trung tâm thành phố hơn 40km Được thành lập năm 1960, những năm đầu của cuộc kháng chiến chống mỹ cứu nước nên nhà trường gặp nhiều khó khăn về các mặt: cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên, trang thiết bị giáo dục và dạy học
Khi mới thành lập truờng chỉ có 01 lớp học , 08 giáo viên, học ghép vào trường cấp II Định Hoá Năm học 1964-1965 mới tách khỏi trường cấp II Định Hoá và chính thức mang tên trường cấp III Định Hoá Từ năm 1965 – 1975 thày
Trang 35và trò nhà trường phải đi sơ tán 03 lần Tháng 09/ 1976 trường trở về vị trí cũ, với quy mô 16 lớp học, trên 700 học sinh, 40 cán bộ công nhân viên
Đến năm học 2010-2011 trường đã có 45 lớp học, 1945 học sinh, 109 cán bộ, giáo viên, nhân viên Qua 50 năm xây dựng và phát triển và trưởng thành, nhà trường đã thay đổi trở thành một ngôi trường khang trang sạch đẹp
và đang dần hoàn thiện theo các tiêu chí của trường chuẩn quốc gia
* Cơ cấu tổ chức của nhà trường
Trường THPT Định Hoá - Tỉnh Thái Nguyên có bộ máy tổ chức hoạt động đồng đều, tập trung dân chủ, bao gồm:
+ Đang theo học cao học: 05
* Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học
- Cơ sở vật chất: có 44 phòng học kiên cố, nhà hiệu bộ 2 tầng có đủ các phòng làm việc cho các tổ chức chuyên môn, phòng thí nghiệm, phòng vi tính, phòng để thiết bị dạy học
- Trang thiết bị dạy học: Có đủ sách giáo khoa, sách giáo viên, sách tham khảo, đủ thiết bị thí nghiệm cho cả 03 khối…
Trang 362.1.3 Công tác Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh của nhà trường
Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh là một bộ phận của công tác giáo dục, gắn bó hữu cơ với hoạt động dạy và học của nhà trường Hoạt động Đoàn được kế hoạch hoá song song với chương trình dạy ở trên lớp, hướng học sinh vào thực hiện tốt yêu cầu nhiệm vụ, giúp cho việc dạy và học tập đạt hiệu quả cao Ngay từ đầu Đoàn phải lập kế hoạch hoạt động:
- Thực hiện tốt các chủ đề, chủ điểm của năm học theo hướng dẫn của tỉnh Đoàn
- Tổ chức các hoạt động văn hoá văn nghệ,Thể dục thể thao…
- Tham gia các hoạt động lao động tình nguyện của tỉnh, huyện đoàn tổ chức
- Tổ chức phong trào tự học, phát động phong trào chống tiêu cực…
Để phát huy hơn nữa hiệu quả của công tác Đoàn, nhà trường phải làm tốt công tác giáo dục tuyên truyền tới tất cả Đoàn viên thanh niên trong nhà trường về mục đích, ý nghĩa của phong trào, phối kết hợp chặt chẽ với các cấp công đoàn và lãnh đạo nhà trường để phong trào được phát động và tổ chức thường xuyên, có như vậy các phong trào của Đoàn trường mới được giữ vững và phát triển cùng với sự lớn mạnh của nhà trường
Để tìm hiểu thực trạng bạo lực học đường ( BLHĐ ) ở các trường Trung học phổ thông ( THPT ) - Tỉnh Thái Nguyên, trong đề tài này chúng tôi
đã chọn 40 GV, 120 HS trường THPT Thái Nguyên và 50 GV, 140 HS trường THPT Định Hoá làm khách thể điều tra Với khách thể điều tra như vậy có thể phản ánh được một cách khái quát thực trạng BLHĐ ở các trường THPT trong tỉnh Thái Nguyên
2.2 Nhận thức của giáo viên trường Trung học phổ thông Thái Nguyên
và trường Trung học phổ thông Định Hóa về bạo lực học đường
2.2.1 Nhận thức của giáo viên về bạo lực học đường
Để khảo sát thực trạng nhận thức của giáo viên về BLHĐ, chúng tôi đã tìm hiểu nhận thức của giáo viên về BLHĐ , tiến hành khảo sát, điều tra 40
Trang 37GV trường THPT Thái Nguyên và 50 GV trường THPT Định Hoá và kết quả
Nhận thức chưa đầy
đủ
Nhận thức sai
- Trường THPT Thái Nguyên: Có 37 GV (chiếm 92,5%) nhận thức
đúng BLHĐ là những lời nói, hành vi thô bạo, trấn áp người khác gây nên
những tổn thương về thể xác và tinh thần diễn ra trong phạm vi nhà trường,
chỉ có 7,5% GV nhận thức chưa đầy đủ về BLHĐ
- Trường THPT Định Hoá: Tỷ lệ GV nhận thức đúng về BLHĐ chiếm 92% ( 46 GV), trong đó nhận thức chưa đầy đủ về BLHĐ chỉ chiếm 8%
Nhìn chung số lượng GV ở cả 2 trường đã có nhận thức đúng đắn và
đầy đủ về BLHĐ, không có GV nào nhận thức sai mà chỉ có một số ít GV
nhận thức chưa đầy đủ về BLHĐ
2.2.2 Nhận thức của giáo viên về những biểu hiện ở học sinh có hành vi bạo lực
GV là những người trực tiếp giảng dạy và tiếp xúc hàng ngày với HS
nên có thể quan sát và nắm bắt được những HS có hành vi bạo lực thường có
những biểu hiện như thế nào Để biết rõ được những biểu hiện đó chúng tôi đã
Trang 38tiến hành tìm hiểu, thăm dò ý kiến của GV trường THPT Thái Nguyên và Trường THPT Định Hoá- Tỉnh Thái Nguyên và kết quả thu được ở bảng 2.2
Bảng 2.2 Nhận thức của GV về những biểu hiện của HS có hành vi bạo lực stt Những biểu hiện của HS có hành vi bạo lực GV( n= 90)
8 Mang hung khí đến trường, giao du với những đối
* Một số nhận xét:
Qua bảng số liệu trên cho thấy hầu hết GV đều quan sát và nhận ra được những biểu hiện thường thấy ở những em HS có hành vi bạo lực Có 88,9% GV cho rằng HS có hành vi bạo lực thường gây gổ, tham gia đánh nhau, gây mất trật tự trong lớp, có thái độ nóng nảy, dễ dử dụng cơ bắp để trấn áp người khác, có 70 GV (77,8%) đưa ra và chiếm tỷ lệ thấp nhất là
Trang 39những biểu hiện lì lợm, bột phát có 25 GV (27,8%) đưa ra Còn những biểu hiện khác đều được GV nhận thấy và trả lời tương đối chính xác
Nhìn chung những HS có hành vi bạo lực đều có một biểu hiện nhất định dễ nhận thấy, vì thế GV có thể phát hiện ra và nắm bắt được khá rõ từ đó
có những biện pháp ngăn chặn, giáo dục những HS này
2.2.3 Thực trạng nhận thức về những nguyên nhân dẫn đến bạo lực học đường và nguyên nhân gia tăng bạo lực học đường
Để làm rõ thực trạng nhận thức về BLHĐ hiện nay và tìm ra được những nguyên nhân dẫn đến thực trạng từ đó có các biện pháp tích cực phòng chống tệ nạn bạo lực trong nhà trường chúng tôi đã đưa ra câu hỏi: “ Thày, cô đánh giá như thế nào về tình trạng BLHĐ hiện nay?” và thu đựơc kết quả như sau:
Bảng 2.3 Nhận thức của GV về tình trạng BLHĐ hiện nay
Tình trạng BLHĐ
Đối tượng điều tra
GV ( n=90)
GV cho rằng báo chí chỉ thổi phồng sự việc, thực tế nạn BLHĐ là rất ít chứ không phải đáng báo động như vậy Đó là những ý kiến chủ quan của một số
Trang 40lượng không nhiều GV về tình trạng BLHĐ hiện nay Trên thực tế, BLHĐ đang là mối lo ngại của tất cả các gia đình học sinh, các nhà trường, những người làm công tác giáo dục và nó ảnh hưởng rất lớn đến đạo đức học đường, đến môi trường sư phạm để phát triển nhân cách toàn diện cho học sinh
Khảo sát ý kiến của GV, chúng tôi đã tìm ra được những nguyên nhân
cơ bản dẫn đến BLHĐ, thể hiện ở bảng 2.4
Bảng 2.4 Thực trạng nhận thức về những nguyên nhân dẫn đến BLHĐ
stt Những nguyên nhân dẫn đến BLHĐ
Đối tượng điều tra
4 Sự phối hợp giữa nhà trường, gia đình, địa phương
trong công tác giáo dục học sinh không chặt chẽ