ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu
Tất cả các phụ nữ trong tuổi sinh đẻ từ 15-44 tuổi tại cộng đồng
- Sinh sống tại huyện Bắc Bình và La Gi của tỉnh Bình Thuận tại thời điểm đánh giá
- Không mắc các bệnh suy giảm miễn dịch mắc phải hoặc bẩm sinh (bệnh về máu, HIV/AIDS, đái tháo đường, suy thận…)
- Không sử dụng các thuốc gây ức chế miễn dịch trước khi tham gia nghiên cứu
- Không truyền máu, huyết thanh hoặc các thành phần miễn dịch dịch thể hoặc tế bào trong vòng 3 tháng trước đó
- Tại thời điểm tham gia nghiên cứu không mắc các bệnh nhiễm trùng cấp tính
- Đối tượng ký cam kết đồng ý tham gia nghiên cứu
- Phụ nữ trong tuổi sinh đẻ được chọn vào nghiên cứu không có mặt tại địa phương hoặc không có khả năng cung cấp thông tin và có vấn đề về trí nhớ, tâm thần, bị câm điếc
- Không thể thực hiện lấy máu trên đối tượng
Tại 11 xã thuộc huyện Bắc Bình và thị xã La Gi của tỉnh Bình Thuận
Năm 2020: Thời gian thu thập thông tin nhân khẩu học và lấy máu xét nghiệm
Từ tháng 1 đến tháng 10 năm 2023: Thời gian hồi cứu số liệu
Thư viện ĐH Thăng Long
Phương pháp nghiên cứu
Sử dụng thiết kế nghiên cứu dịch tễ học mô tả cắt ngang có phân tích và hồi cứu số liệu
2.2.2 Cỡ mẫu và cách chọn mẫu
Cỡ mẫu tính toán cho đối tượng phụ nữ tuổi sinh đẻ cho 2 nhóm 15-24 tuổi và 25-44 tuổi được áp dụng cho công thức tính cỡ mẫu ước lượng một tỷ lệ:
+ n: Cỡ mẫu của nghiên cứu;
+ p: Tỷ lệ ước tính được xét nghiệm HBsAg (+) Theo một nghiên cứu tỷ lệ nhiễm vi rút viêm gan B ở phụ nữ tuổi sinh đẻ từ 20 đến 35 tuổi tại Trung tâm Y khoa Medic, Thành phồ Hồ Chí Minh, từ tháng 02/2021 đến tháng 12/2015, tỷ lệ xét nghiệm HBsAg (+) là 12,6% [13];
+ Z: Mức ý nghĩa thống kê mong muốn là 5%, tương ứng độ tin cậy 95%, khi đó giá trị Z là 1,96;
+ Hệ số thiết kế (Design effect): 2;
+ d: Khoảng sai lệch mong muốn là 0,04; Áp dụng công thức trên, cỡ mẫu tính toán được trong nghiên cứu này là nR8 đối tượng Ước tính tỷ lệ từ chối tham gia vào nghiên cứu là 10%
Trên thực tế nghiên cứu của chúng tôi thu nhận được 593 phụ nữ tuổi sinh đẻ đủ tiêu chuẩn tham gia nghiên cứu Số phụ nữ tuổi sinh đẻ ở mỗi nhóm tuổi 15-24 tuổi và 25-44 tuổi lần lượt là 296 và 297 phụ nữ tuổi sinh đẻ
Phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên nhiều giai đoạn
Bước 1: Lựa chọn xã bằng phương pháp ngẫu nhiên đơn
+ Lập danh sách tất cả các xã và dân số của xã trong huyện Bắc Bình và thị xã La Gi
+ Sử dụng phương pháp chọn mẫu tỷ lệ với cỡ dân số chọn được 11 xã
Bước 2: Lựa chọn phụ nữ tuổi sinh đẻ bằng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên
Số phụ nữ tuổi sinh đẻ cần lựa chọn cho mỗi nhóm tuổi là 298 phụ nữ (bao gồm 10% tỷ lệ bỏ cuộc dự kiến) trên tổng số 11 xã được lựa chọn:
Mỗi xã chọn 27 phụ nữ tuổi sinh đẻ (298/11) cho mỗi nhóm 15-24 tuổi và 25-44 tuổi
Lập danh sách toàn bộ phụ nữ tuổi sinh đẻ 15-44 tuổi trên địa bàn 11 xã
Tính khoảng cách k bằng tổng số phụ nữ tuổi sinh đẻ ở mỗi nhóm tuổi chia cho số phụ nữ tuổi sinh đẻ cần chọn ở mỗi xã
K = (Tổng số phụ nữ tuổi sinh đẻ 15-44 tuổi của xã)/27
Tại mỗi xã, chọn ngẫu nhiên phụ nữ đầu tiên cho từng nhóm tuổi
Các phụ nữ tiếp theo có số thứ tự bằng số thứ tự hộ đầu tiên cộng với hệ số k tính toán được Chọn như trên đến khi đủ 27 phụ nữ cho mỗi nhóm tuổi
Thư viện ĐH Thăng Long
Các biến số, chỉ số trong nghiên cứu và tiêu chuẩn đánh giá
2.3.1 Biến số và chỉ số nghiên cứu
Bảng 2.1 Các biến số và chỉ số trong nghiên cứu
Tên biến số Phân loại Tên chỉ số Phương pháp thu thập
Tuổi của đối tượng Liên tục Phỏng vấn trực tiếp
Dân tộc Thứ hạng Phỏng vấn trực tiếp
Trình độ học vấn Thứ hạng
Tiền sử mắc viêm gan B
Nhị phân Phỏng vấn trực tiếp
Tiền sử tiêm chủng vắc xin viêm gan B
Tỷ lệ nhiễm HBsAg ở phụ nữ tuổi sinh đẻ Tính toán
2.3.2 Tiêu chuẩn đánh giá
Nhận định kết quả xét nghiệm nhanh Determine HBsAg
Kiểm tra chất lượng mẫu thử: Để đảm bảo giá trị xét nghiệm, vạch control phải xuất hiện
Nếu vạch control không chuyển sang màu đỏ hay hồng, test xét nghiệm này không có giá trị và cần phải thực hiện lại xét nghiệm
Mẫu không phản ứng: Chỉ có một vạch màu hồng ở vùng control
Trả kết quả HBsAg “Âm tính” cho người bệnh
Mẫu phản ứng: Xuất hiện 1 vạch màu hồng ở vùng control và 1 vạch màu hồng ở vùng patient
Trả kết quả HBsAg “Dương tính” cho người bệnh
Phương pháp thu thập thông tin
- Bộ câu hỏi được thiết kế phù hợp với biến số nghiên cứu
- Bộ dụng cụ chích máu đầu ngón tay và bộ xét nghiệm nhanh Determine HBsAg
- Thực hiện phỏng vấn theo bộ câu hỏi
- Biến phụ thuộc: Tỷ lệ nhiễm HBsAg ở phụ nữ tuổi sinh đẻ
- Biến độc lập: Thông tin chung của phụ nữ tuổi sinh đẻ, thông tin về tiền sử tiêm chủng, bệnh tật, sinh đẻ của phụ nữ tuổi sinh đẻ, bệnh tật của người sống cùng trong gia đình với phụ nữ tuổi sinh đẻ
- Phương pháp thu thập: Tính toán
Thư viện ĐH Thăng Long
- Xét nghiệm xác định thực trạng nhiễm HBsAg
Nguyên lý chung: Xét nghiệm nhanh Determine HBsAg dựa trên nguyên lý sắc ký miễn dịch in-vitro để xác định định tính kháng nguyên của vi rút viêm gan B
Lấy que thử phù hợp với số lượng mẫu cần xét nghiệm
Ghi tên hoặc mã bệnh nhân vào vùng viết mã
Bóc bỏ tấm vỏ bọc bảo vệ Để que thử trên mặt phẳng khô sạch
Cho 50 àl mẫu bệnh phẩm vào vị trớ đặt mẫu
Sau 15 phút đọc kết quả và không đọc kết quả quá 30 phút
2.4.3 Quy trình và sơ đồ nghiên cứu
- Lập danh sách các đối tượng đồng ý tham gia nghiên cứu
- Nghiên cứu viên đến thăm các hộ gia đình, giải thích về mục đích nghiên cứu, quyền lợi của đối tượng khi tham gia nghiên cứu Nếu đối tượng đồng ý tham gia nghiên cứu, nghiên cứu viên cung cấp thông tin về thời gian và địa điểm mời đối tượng đến để lấy mẫu và phỏng vấn
- Gửi giấy mời đối tượng đến địa điểm tổ chức triển khai nghiên cứu
- Tư vấn cho đối tượng về các thông tin của nghiên cứu, cho đối tượng ký phiếu chấp thuận tham gia nghiên cứu
- Đối tượng được thăm khám sàng lọc và thực hiện phỏng vấn theo bộ câu hỏi
- Đối tượng được lấy mẫu máu để làm xét nghiệm nhanh HBsAg
Hình 2.1 Sơ đồ quy trình nghiên cứu
Phân tích và xử lý số liệu
- Thông tin được thu thập bằng bộ câu hỏi và phiếu trả lời kết quả xét nghiệm được làm sạch, sau đó nhập vào phần mềm Epidata 3.1 và phân tích số liệu bằng phần mềm SPSS 20
- Thống kê mô tả cho biến số định tính thông qua số lượng (n) và tỷ lệ (%)
- Thống kê suy luận: phân tích hồi quy đơn biến, đa biến với tỷ suất chênh
OR và khoảng tin cậy 95% CI để xác định mối liên quan giữa một số yếu tố và tỷ lệ nhiễm viêm gan vi rút B ở phụ nữ (HBsAg (+)), mức ý nghĩa thống kê với p < 0,05.
Sai số và biện pháp khống chế
- Sai số do sự chủ quan của người phỏng vấn
- Sai số do nhớ lại của đối tượng được phỏng vấn
Thu thập thông tin và lấy máu xét nghiệm
Kiểm tra, đối chiếu thông tin phiếu điều tra, kết quả xét nghiệm và file số liệu kết quả
Làm sạch số liệu kết quả nghiên cứu
Phân tích số liệu kết quả nghiên cứu
Báo cáo kết quả nghiên cứu
Thư viện ĐH Thăng Long
2.6.2 Biện pháp khống chế sai số
- Chuẩn hóa bộ câu hỏi phỏng vấn bằng biện pháp thử nghiệm trên quy mô nhỏ với 10 đối tượng là phụ nữ tuổi sinh đẻ từ 15-44 tuổi tại phường Phạm Đình Hổ, quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội
- Tập huấn cho các cán bộ y tế tham gia nghiên cứu quy trình thực hiện lấy mẫu máu và tập huấn điều tra viên cách sử dụng bộ câu hỏi phỏng vấn
- Thực hiện giám sát các điều tra viên trong quá trình thu thập số liệu tại địa phương nhằm đảm bảo khách quan, trung thực
- Các điều tra viên và cán bộ y tế nghiên cứu kiểm tra chéo thông tin giữa phiếu xét nghiệm và phiếu điều tra ca bệnh và cập nhật vào phiếu điều tra ca bệnh để hạn chế mất hoặc sai thông tin.
Đạo đức trong nghiên cứu
- Nghiên cứu có sự đồng ý của Sở Y tế tỉnh Bình Thuận Việc lấy mẫu máu và điều tra theo phiếu chỉ được thực hiện sau khi có sự chấp thuận tự nguyện của đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng có thể rút khỏi nghiên cứu bất cứ lúc nào mà không chịu bất kỳ sự phân biệt đối xử nào trong chăm sóc sức khỏe và tiêm chủng theo chương trình TCMR của địa phương
- Thông tin cá nhân của đối tượng nghiên cứu được mã hóa và bảo đảm bí mật Các số liệu thu thập được chỉ sử dụng cho mục đích nghiên cứu nhằm xây dựng kế hoạch và hoạt động tiêm chủng vắc xin có thành phần viêm gan B, giúp nâng cao tỷ lệ miễn dịch trong cộng đồng và chủ động phòng chống bệnh viêm gan B
- Chỉ dùng kết quả nghiên cứu cho mục đích nâng cao sức khoẻ cộng đồng Ngoài ra, kết quả này được sử dụng trong xây dựng kế hoạch triển khai vắc xin có thành phần viêm gan B nhằm đạt mục tiêu loại trừ bệnh viêm gan B trong những năm tới
- Đề cương nghiên cứu được Hội đồng xét duyệt đề cương Trường Đại học Thăng Long thông qua theo Quyết định số 23042104/QĐ-ĐHTL ngày 21 tháng 04 năm 2023.
Hạn chế của nghiên cứu
- Thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang có phân tích không xác định được mối quan hệ nhân quả
Thư viện ĐH Thăng Long
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Thông tin chung của đối tượng nghiên cứu
Bảng 3.1 Thông tin chung của đối tượng (n = 593) Đặc điểm Số lượng Tỷ lệ (%)
Sau đại học 1 0,2 Đặc điểm Số lượng Tỷ lệ (%)
Tổng số có 593 phụ nữ trong tuổi sinh đẻ từ 15-44 tuổi tham gia nghiên cứu được phân bố đều tại 11 xã thuộc 2 huyện của tỉnh Bình Thuận trong đó dân tộc Kinh chiếm đa số (93,8%) Phụ nữ tham gia nghiên cứu được chia làm hai nhóm tuổi với số lượng tương đương nhau (49,9% số phụ nữ thuộc nhóm tuổi từ 15 đến
24 tuổi và 50,1% số phụ nữ thuộc nhóm tuổi từ 25 đến 44 tuổi)
Trong số các đối tượng tham gia nghiên cứu, nhóm đối tượng có trình độ học vấn trung học phổ thông chiếm tỷ lệ cao nhất (35,1%), tiếp theo là trình độ học vấn trung học cơ sở với 33,6% Trình độ tiểu học và trên trung học phổ thông/đại học, sau đại học chiếm tỷ lệ lần lượt là 16,2% và 13,5% Chỉ có 1,7% số đối tượng tham gia nghiên cứu không biết chữ Đối tượng tham gia nghiên cứu thuộc nhiều ngành nghề khác nhau Đa số đối tượng làm công việc tự do (40,1%) và nội trợ (33,1%) Tiếp theo là nhóm nghề nông dân với 10,6% và cán bộ nhà nước với 9,1% Nhóm nghề nghiệp công nhân chiếm 6,7% Chỉ có 0,3% số người tham gia làm chủ doanh nghiệp
Thư viện ĐH Thăng Long
Thực trạng nhiễm HBsAg của phụ nữ tuổi sinh đẻ
Bảng 3.2 Tỷ lệ HBsAg (+) của phụ nữ tuổi sinh đẻ tỉnh Bình Thuận năm 2020
Kết quả xét nghiệm nhanh HBsAg cho thấy tỷ lệ HBsAg (+) ở phụ nữ tuổi sinh đẻ Bình Thuận năm 2020 là 9,1% Tỷ lệ HBsAg (+) ở phụ nữ tuổi sinh đẻ của 2 huyện Bắc Bình và La Gi là tương đương nhau với 9,3% và 9,0%
Bảng 3.3 Tỷ lệ HBsAg (+) theo nhóm tuổi của đối tượng (n = 593)
Tỷ lệ HBsAg (+) ở phụ nữ tuổi sinh đẻ trong nhóm tuổi 25-44 tuổi cao hơn so với nhóm tuổi 15-24 tuổi, sự khác nhau là có ý nghĩa thống kê (OR = 4,38, p0,05
Bảng 3.5 Tỷ lệ HBsAg (+) theo trình độ học vấn của đối tượng (n = 593)
Trên THPT/đại học/sau đại học 5 (6,2%) 75 (93,8%)
Không biết chữ/ Tiểu học 15 (14,2%) 91 (85,8%)
Tỷ lệ HBsAg (+) ở phụ nữ tuổi sinh đẻ trong nhóm không biết chữ/tiểu học chiếm tỷ lệ cao nhất với 14,2%, tiếp theo là nhóm trung học cơ sở và trung học phổ thông Tỷ lệ HBsAg (+) ở phụ nữ tuổi sinh đẻ trong nhóm trên trung học phổ thông /đại học/sau đại học chiếm tỷ lệ thấp nhất với 6,2%
Thư viện ĐH Thăng Long
Biều đồ 3.1 Tỷ lệ HBsAg (+) theo nhóm tuổi và trình độ học vấn ở phụ nữ tuổi sinh đẻ, tỉnh Bình Thuận, năm 2020 (n = 593)
Biểu đồ 3.1 cho thấy trong tất cả các trình độ học vấn thì phụ nữ tuổi sinh đẻ ở nhóm 25-44 tuổi đều có tỷ lệ dương tính với HBsAg cao hơn nhóm 15-24 tuổi
Tỷ lệ dương tính với HBsAg ở nhóm tuổi 15-24 tuổi cao nhất trong nhóm không biết chữ/tiểu học với 9,1% Tỷ lệ dương tính với HBsAg ở nhóm tuổi 25-44 tuổi cao nhất trong nhóm có trình độ trung học cơ sở/trung học phổ thông với 16,6%
Không biết chữ/ Tiểu học
THCS/THPT Trên THPT/đại học/sau đại học 15-24 tuổi 25-44 tuổi
Bảng 3.6 Tỷ lệ HBsAg (+) theo nghề nghiệp của đối tượng (n = 593)
Các nhóm nghề nghiệp công nhân, nông dân, nội trợ và cán bộ nhà nước có tỷ lệ nhiễm HBsAg tương đương nhau với tỷ lệ lần lượt là 12,5%, 11,1%, 10,7% và 9,3% Nhóm nghề nghiệp khác có tỷ lệ nhiễm HBsAg thấp nhất với 6,0%
Biều đồ 3.2 Tỷ lệ HBsAg (+) theo nhóm tuổi và nghề nghiệp ở phụ nữ tuổi sinh đẻ, tỉnh Bình Thuận, năm 2020 (n = 593)
Nông dân Công nhân Chủ doanh nghiệp
Nội trợ Nghề Khác 15-24 tuổi 25-44 tuổi
Thư viện ĐH Thăng Long
Khi phân tích tỷ lệ dương tính với HBsAg theo nhóm tuổi ở các nhóm nghề nghiệp khác nhau, kết quả cho thấy ở hầu hết các nhóm nghề nghiệp thì tỷ lệ dương tính với HBsAg ở nhóm 25-44 tuổi đều cao hơn nhóm 15-24 tuổi, chỉ có nhóm nghề nghiệp là cán bộ nhà nước, tỷ lệ dương tính với HBsAg ở nhóm 15-
24 tuổi cao hơn nhóm 25-44 tuổi Tỷ lệ dương tính với HBsAg ở nhóm 25-44 tuổi cao nhất ở nhóm nghề nghiệp là chủ doanh nghiệp với 50% trong khi đó tỷ lệ dương tính với HBsAg ở nhóm 15-24 tuổi cao nhất ở nhóm là cán bộ nhà nước với 12,5%
Bảng 3.7 Tỷ lệ HBsAg (+) theo tiền sử tiếp xúc với người bị bệnh viêm gan B của đối tượng (n = 593)
Tiền sử tiếp xúc với người bị bệnh viêm gan B
Bảng 3.7 cho thấy có 34,5% phụ nữ tuổi sinh đẻ ở nhóm có tiền sử tiếp xúc với người bị bệnh viêm gan B có HBsAg (+) Trong nhóm phụ nữ tuổi sinh đẻ không có tiền sử tiếp xúc với người bị bệnh viêm gan B chỉ có 6,8% số người có HBsAg (+) trong khi ở nhóm phụ nữ tuổi sinh đẻ không rõ tiếp xúc với người bị bệnh viêm gan B thì tỷ lệ có HBsAg (+) là 16,4%
Bảng 3.8 Tỷ lệ HBsAg (+) theo tiền sử tiêm chủng vắc xin viêm gan B của đối tượng (n = 593)
Tiền sử số mũi tiêm chủng vắc xin viêm gan B
Trong nhóm không tiêm chủng mũi vắc xin phòng viêm gan B nào, tỷ lệ phụ nữ tuổi sinh đẻ có HBsAg (+) là 9,8% Tỷ lệ phụ nữ tuổi sinh đẻ có HBsAg (+) ở nhóm tiêm 1 mũi vắc xin phòng viêm gan B và nhóm tiêm trên 2 mũi vắc xin phòng viêm gan B lần lượt là 12,5% và 1,8%
Thư viện ĐH Thăng Long
Biều đồ 3.3 Tỷ lệ HBsAg (+) theo nhóm tuổi và tiền sử tiền sử tiếp xúc với người bị bệnh viêm gan B ở phụ nữ tuổi sinh đẻ, tỉnh Bình Thuận, năm 2020
(n = 593) Khi phân tích tỷ lệ dương tính với HBsAg theo nhóm tuổi ở các nhóm có tiền sử tiền sử tiếp xúc với người bị bệnh viêm gan B khác nhau, kết quả cho thấy ở các nhóm tiền sử tiền sử tiếp xúc với người bị bệnh viêm gan B, tỷ lệ dương tính với HBsAg ở nhóm tỷ lệ dương tính với HBsAg ở nhóm 25-44 tuổi đều cao hơn nhóm 15-24 tuổi Tỷ lệ dương tính với HBsAg ở nhóm 25-44 tuổi cao nhất ở nhóm có tiền sử tiền sử tiếp xúc với người bị bệnh viêm gan B với 38,9% trong khi đó tỷ lệ dương tính với HBsAg ở nhóm 15-24 tuổi cũng cao nhất ở nhóm có tiền sử tiền sử tiếp xúc với người bị bệnh viêm gan B với 27,3%
Biều đồ 3.4 Tỷ lệ HBsAg (+) theo nhóm tuổi và tiền sử tiêm chủng vắc xin viêm gan B ở phụ nữ tuổi sinh đẻ, tỉnh Bình Thuận, năm 2020 (n = 593)
Khi phân tích tỷ lệ dương tính với HBsAg theo nhóm tuổi ở các nhóm có tiền sử tiêm chủng vắc xin viêm gan B khác nhau, kết quả cho thấy ở hầu hết các nhóm tiền sử tiêm chủng thì tỷ lệ dương tính với HBsAg ở nhóm 25-44 tuổi đều cao hơn nhóm 15-24 tuổi, chỉ có nhóm tiền sử tiêm chủng trên 2 mũi vắc xin phòng viêm gan B, tỷ lệ dương tính với HBsAg ở nhóm 15-24 tuổi cao hơn nhóm 25-44 tuổi Tỷ lệ dương tính với HBsAg ở nhóm 25-44 tuổi cao nhất ở nhóm tiền sử tiêm chủng chỉ tiêm 1 mũi vắc xin phòng viêm gan B với 20% trong khi đó tỷ lệ dương tính với HBsAg ở nhóm 15-24 tuổi cao nhất ở nhóm có tiền sử tiêm chủng chỉ 1 mũi vắc xin phòng viêm gan B với 9,1%
Không tiêm Tiêm 1 mũi Tiêm trên 2 mũi
Thư viện ĐH Thăng Long
Bảng 3.9 Tỷ lệ HBsAg (+) theo tiền sử mắc bệnh viêm gan B (n = 593)
Tiền sử mắc bệnh viêm gan B của đối tượng
Toàn bộ số phụ nữ tuổi sinh đẻ có tiền sử mắc bệnh viêm gan B đều có HBsAg (+) Tỷ lệ có HBsAg (+) ở nhóm không có và nhóm không rõ tiền sử mắc bệnh viêm gan B lần lượt là 7,0% và 25%
Bảng 3.10 Tỷ lệ HBsAg (+) theo tiền sử mắc bệnh viêm gan B của người sống cùng trong gia đình (n = 593)
Tiền sử mắc bệnh viêm gan B của người sống cùng trong gia đình
Nhóm phụ nữ tuổi sinh đẻ sống cùng người nhà mắc viêm gan B có tỷ lệ HBsAg (+) lên tới 30,8% trong khi ở nhóm sống cùng người nhà không mắc hoặc không rõ mắc thì tỷ lệ này lần lượt là 7,4% và 14,3%
Bảng 3.11 Tỷ lệ HBsAg (+) theo tiền sử sinh đẻ của phụ nữ (n = 593)
Tiền sử sinh đẻ của phụ nữ HBsAg (+)
BÀN LUẬN
Tỷ lệ nhiễm HBsAg ở phụ nữ tuổi sinh đẻ tại 2 huyện của tỉnh Bình Thuận năm 2020
4.1.1 Đặc điểm chung đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu thực hiện thu thập thông tin của 593 phụ nữ trong tuổi sinh đẻ từ 15-44 tuổi tham gia nghiên cứu được phân bố đều tại 11 xã thuộc 2 huyện Bắc Bình và La Gi của tỉnh Bình Thuận năm 2020 Dân tộc Kinh chiếm đa số trong nghiên cứu (93,8%) Nhóm phụ nữ ở nhóm tuổi 15-24 tuổi và 25-44 tuổi tham gia nghiên cứu là tương đương nhau với tỷ lệ lần lượt là 49,9% và 50,1% Trong nghiên cứu này, nhóm phụ nữ tuổi sinh đẻ đa số có trình độ học vấn trung học cơ sở hoặc trung học phổ thông (68,7%) Chỉ có khoảng 13,5 % có trình độ học vấn trên trung học phổ thông/đại học hoặc sau đại học Đặc biệt có tới 17,9% phụ nữ tuổi sinh đẻ tham gia nghiên cứu có trình độ học vấn tiểu học hoặc không được đi học Các phụ nữ tuổi sinh đẻ tham gia nghiên cứu chủ yếu là nội trợ hoặc các công việc tự do, chiếm 73,1% số đối tượng Đối tượng phụ nữ làm chủ doanh nghiệp chỉ chiếm 0,3% Các đối tượng là cán bộ nhà nước, nông dân, công nhân với tỷ lệ tương đương nhau với tỷ lệ lần lượt là 9,1%, 10,6% và 6,7%
4.1.2 Thực trạng nhiễm HBsAg ở phụ nữ tuổi sinh đẻ tại 2 huyện của tỉnh Bình
• Tỷ lệ nhiễm HBsAg tại tỉnh Bình Thuận
Việt Nam là một trong những quốc gia có tỷ lệ nhiễm vi rút viêm gan B cao và chịu ảnh hưởng nặng nề do nhiễm vi rút viêm gan B gây ra, ước tính có khoảng 7,6 triệu ca nhiễm vi rút viêm gan B mạn tính [42] Theo phân loại của Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ, Việt Nam được xếp thuộc vùng lưu hành cao cùng một số nước Tây và Nam Phi, với tỷ lệ nhiễm vi rút viêm gan B ≥ 8% [21]
Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ nhiễm HBsAg ở phụ nữ tuổi sinh đẻ tỉnh Bình Thuận năm 2020 ở mức cao là 9,1% Tỷ lệ này là tương đồng ở 2 huyện trong nghiên cứu, huyện Bắc Bình có tỷ lệ nhiễm HBsAg cao hơn với 9,3% trong khi đó tỷ lệ nhiễm HBsAg ở huyện La Gi là 9,0% Tỷ lệ nhiễm HBsAg chung tại tỉnh Bình Thuận thấp hơn so với một số nghiên cứu của một số tác giả trong nước Nghiên cứu tại tỉnh Bình Dương năm 2014, của Đào Thị Mỹ Phượng cho thấy tỷ lệ nhiễm HBsAg là 10,5% [15] Nghiên cứu tại tỉnh Bình Thuận năm 2018 của tác giả Trần Thị Hữu An cho thấy tỷ lệ nhiễm HBsAg là 10,8%
[1], và nghiên cứu tại trung tâm y khoa Medic thuộc Thành phố Hồ Chí Minh năm 2015 của tác giả Lê Đình Vĩnh Phúc là 12,6% [13] Kết quả này cũng thấp hơn so với nghiên cứu của tác giả Lê Thị Hồng Vân năm 2021 về tỷ lệ nhiễm vi rút viêm gan B ở phụ nữ mang thai tại bệnh viện Quân y 103 từ tháng 8/2021 đến tháng 12/2021 là 11,2% [17] Kết quả nghiên cứu tại tỉnh Bình Thuận cho tỷ lệ nhiễm HBsAg cao hơn một số nghiên cứu như nghiên cứu tại tỉnh Cần Thơ của Phạm Thị Cẩm Tiên năm 2021 cho thấy tỷ lệ nhiễm HBsAg là 8,1% [16] cũng như nghiên cứu của tác giả Nguyễn Kim Phượng năm 2022 thực hiện tại bệnh viện sản nhi tỉnh An Giang với tỷ lệ nhiễm HBsAg là 7% [14] Kết quả nghiên cứu tại tỉnh Bình Thuận cho tỷ lệ nhiễm HBsAg cao hơn hay thấp hơn so với các nghiên cứu khác có thể do địa bàn và đối tượng nghiên cứu khác nhau Trong nghiên cứu triển khai tại tỉnh Bình Thuận, đối tượng được chọn vào nghiên cứu là phụ nữ tuổi sinh đẻ từ 15-44 tuổi, trong khi đó tại nghiên cứu của tác giả Phạm Thị Cẩm Tiên thực hiện tại Thành phố Cần Thơ năm 2021 hay tác giả Lê Thị Hồng Vân năm 2021 thực hiện tại bệnh viện Quân y 103 thì đối tượng đưa vào nghiên cứu là phụ nữ có thai [16], [17] Bên cạnh đó, các yếu tố như trình độ văn hóa, điều kiện kinh tế, phong tục tập quán hay môi trường sống cũng ảnh hưởng tới tỷ lệ nhiễm HBsAg trong cộng đồng
Thư viện ĐH Thăng Long
• Tỷ lệ nhiễm HBsAg theo nhóm tuổi của đối tượng
Trong nghiên cứu này, có thể thấy tỷ lệ HBsAg (+) ở phụ nữ tuổi sinh đẻ ở nhóm tuổi 25-44 tuổi cao gấp 3 lần so với nhóm tuổi 15-24 tuổi (14,5% so với 3,7%)
Kết quả phân tích tỷ lệ nhiễm HBsAg theo nhóm tuổi tại bảng 3.12 cho thấy nhóm phụ nữ tuổi sinh đẻ từ 25-44 tuổi có nguy cơ có HBsAg (+) cao hơn so với nhóm từ 15-24 tuổi, sự khác biệt về tỷ lệ nhiễm HBsAg giữa các nhóm tuổi là có ý nghĩa thống kê Kết quả này phù hợp với kết quả nghiên cứu của tác giả Phạm Thị Cẩm Tiên năm 2021 thực hiện tại tỉnh Cần Thơ cho thấy tỷ lệ nhiễm HBsAg của nhóm 21-30 tuổi (9,1%) và nhóm 31-40 tuổi (6,9%) cao hơn tỷ lệ nhiễm HBsAg của nhóm từ 20 tuổi trở xuống (4,3%) [16] tuy nhiên không thấy sự khác biệt có ý nghĩa thống kê Nghiên cứu của nhóm tác giả tại bệnh viện sản nhi tỉnh An Giang năm 2022 cho thấy tỷ lệ nhiễm HBsAg ở nhóm từ 20 tuổi đến 35 tuổi (6,1%) và nhóm trên 35 tuổi (12%) cao hơn so với tỷ lệ nhiễm HBsAg của nhóm từ 20 tuổi trở xuống (5,2%) [14] Tuy nhiên không thấy sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về tỷ lệ nhiễm HBsAg giữa các nhóm tuổi
• Tỷ lệ nhiễm HBsAg theo nghề nghiệp của đối tượng
Bệnh viêm gan B có thể dễ dàng lây truyền qua đường máu, những nhóm nghề nghiệp có tiếp xúc với máu có nguy cơ cao lây truyền bệnh viêm gan B, đặc biệt là nhân viên y tế Trong nghiên cứu tại tỉnh Bình Thuận, có 01 trường hợp là nhân viên y tế nhưng trường hợp này không dương tính với HBsAg Kết quả nghiên cứu cho thấy nhóm chủ doanh nghiệp có tỷ lệ nhiễm HBsAg cao nhất Cú ẵ trường hợp trong nhúm nghề nghiệp là chủ doanh nghiệp cú tỷ lệ HBsAg dương tính Phụ nữ tuổi sinh đẻ ở nhóm nghề nghiệp công nhân có tỷ lệ HBsAg (+) là 12,5% Nhóm nghề nghiệp nội trợ và nông dân có tỷ lệ HBsAg (+) tương đương nhau với 10,7% và 11,1% Phụ nữ tuổi sinh đẻ ở nhóm cán bộ nhà nước và nhóm nghề khác có tỷ lệ HBsAg (+) thấp hơn lần lượt là 9,3% và
6%, sự khác biệt về tỷ lệ nhiễm HBsAg giữa các nhóm nghề nghiệp là có ý nghĩa thống kê Kết quả nghiên cứu tại Bình Thuận tương tự một nghiên cứu thực hiện trên phụ nữ có thai thực hiện tại Bình Thuận năm 2018, nghiên cứu của Trần Thị Hữu An tại Bình Thuận năm 2018 cũng cho ra kết quả tỷ lệ nhiễm HBsAg tương đương nhau ở các nhóm nông dân, nội trợ và công nhân với tỷ lệ lần lượt là 13,2%, 11,2% và 9,0% [1] Tuy vậy, trong nghiên cứu năm 2018, sự khác biệt về tỷ lệ nhiễm HBsAg giữa các nhóm nghề nghiệp không có ý nghĩa thống kê
• Tỷ lệ nhiễm HBsAg theo trình độ học vấn của đối tượng
Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ nhiễm HBsAg tại tỉnh Bình Thuận cao hơn ở nhóm có trình độ học vấn thấp hơn Tỷ lệ nhiễm HBsAg cao nhất ở nhóm có trình độ không biết chữ/tiểu học với 14,2%, thấp nhất ở nhóm có trình độ trên trung học phổ thông/đại học/sau đại học với 6,2% Tuy nhiên sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê Kết quả này tương đồng với nghiên cứu tại tỉnh Cần Thơ năm 2021 khi nhóm có trình độ học vấn tiểu học trở xuống có nguy cơ nhiễm HBsAg cao gấp 4,9 lần nhóm có trình độ trung cấp/cao đẳng/đại học, sự khác biệt là có ý nghĩa thống kê (p=0,042) [16] Nghiên cứu tại Bình Thuận năm
2018 cũng cho kết quả nhóm có trình độ học vấn tiểu học có nguy cơ nhiễm HBsAg cao gấp 2,4 lần nhóm có trình độ trung học phổ thông trở lên, sự khác biệt là có ý nghĩa thống kê (p