Đây là bài hướng dẫn chi tiết về việc định giá doanh nghiệp (cổ phiếu) bằng phương pháp so sánh. Tài liệu dành cho nhà đầu tư, các chuyên viên phân tích hay giảng viên có thể dùng làm tài liệu học tập, tự rèn luyện về định giá doanh nghiệp....
Trang 2MỤC LỤC
1 Tổng quan về phương pháp so sánh 2
1.1 Khái niệm phương pháp so sánh 2
1.2 Cơ sở của phương pháp so sánh 2
1.3 Giả định của phương pháp so sánh 2
2 Doanh nghiệp tương đồng 2
2.1 Khái niệm doanh nghiệp tương đồng 2
2.2 Các đặc điểm của doanh nghiệp tương đồng 2
2.2.1 Tiêu chí rủi ro tín dụng 3
2.2.2 Tiêu chí hoạt động 3
2.2.3 Tiêu chí thị trường 4
2.2.4 Tiêu chí hiệu quả 4
2.3 Thứ tự lựa chọn doanh nghiệp tương đồng 5
3 Hệ số so sánh 5
3.1 Khái niệm hệ số so sánh 5
3.2 Phân loại hệ số so sánh 6
3.3 Đặc điểm hệ số so sánh 6
3.3.1 Tính thống nhất 6
3.3.2 Tính liên tục 7
3.3.3 Tính chất có thể so sánh 8
3.4 Các hệ số so sánh hay sử dụng 9
3.4.1 P/E 9
3.4.2 P/B 9
3.4.3 P/S 10
3.4.4 PEG 10
3.4.5 EV/EBITDA 10
4 Ưu, nhược điểm của phương pháp so sánh 11
5 Phụ lục 12
5.1 Điều chỉnh khoản mục bất thường trong lợi nhuận (chỉ áp dụng cho P/E trailing) 12
5.2 Điều chỉnh chi phí R&D (chỉ áp dụng cho P/E trailing) 12
5.3 Điều chỉnh quỹ khen thưởng phúc lợi (chỉ áp dụng cho P/E trailing) 13
5.4 Điều chỉnh hiệu ứng pha loãng cổ phiếu (chỉ áp dụng cho P/E forward) 13
Trang 31 Tổng quan về phương pháp so sánh
1.1. Khái niệm phương pháp so sánh
Phương pháp so sánh được sử dụng khá rộng rãi trong công tác định giá IPO, M&A, thẩm định
giá trị tài sản, có thể là bất động sản, trái phiếu, mua bán doanh nghiệp… Có rất nhiều quan
điểm về định nghĩa của phương pháp so sánh Cụ thể:
Theo Damodaran (2001), “Giá trị của một tài sản được so sánh với giá trị của tài sản tương
đồng được định giá trên thị trường.”
Phương pháp so sánh (Theo Thông tư số 126/2015/TT-BTC Bộ Tài chính trong về tiêu chuẩn
thẩm định giá Việt Nam): “Phương pháp so sánh là phương pháp thẩm định giá, xác định giá
trị của tài sản thẩm định giá dựa trên cơ sở phân tích mức giá của các tài sản so sánh để ước
tính, xác định giá trị của tài sản thẩm định giá Phương pháp so sánh thuộc cách tiếp cận từ
thị trường”.
Tuy nhiên, cần lưu ý, phương pháp định giá được trình bày trong tài liệu này được thu hẹp về
định giá doanh nghiệp Do đó, khái niệm về phương pháp so sánh có thể hiểu như sau:
Phương pháp so sánh là phương pháp định giá một doanh nghiệp dựa trên cơ sở so sánh với
các doanh nghiệp tương đồng trên thị trường.
1.2. Cơ sở của phương pháp so sánh
Các doanh nghiệp tương đồng sẽ được thị trường định giá như nhau (Quy luật một giá)
1.3. Giả định của phương pháp so sánh
Các giả định của phương pháp so sánh như sau:
Các doanh nghiệp tương đồng sẽ được thị trường định giá như nhau
Thị trường tự điều chỉnh các sai lệch theo thời gian
2 Doanh nghiệp tương đồng
2.1. Khái niệm doanh nghiệp tương đồng
Tương tự khái niệm về phương pháp so sánh, khái niệm doanh nghiệp tương đồng cũng có
nhiều cách nhìn nhận khác nhau tùy thuộc vào quan điểm của nhà đầu tư như sau:
Theo Damodararan (2001): “Doanh nghiệp tương đồng là doanh nghiệp có cùng rủi ro,
tốc độ tăng trưởng và đặc điểm các dòng tiền”.
Tài sản so sánh (Theo Thông tư số 126/2015/TT-BTC Bộ Tài chính trong về tiêu chuẩn
thẩm định giá Việt Nam): “Tài sản so sánh là tài sản giống hệt hoặc tài sản tương tự với
tài sản thẩm định giá đã giao dịch thành công hoặc được chào mua hoặc được chào bán
trên thị trường với địa điểm giao dịch, chào mua, chào bán tương tự với tài sản thẩm định
giá vào thời điểm thẩm định giá hoặc gần thời điểm thẩm định giá”.
Nhìn chung, có thể hiểu doanh nghiệp tương đồng là doanh nghiệp có các đặc điểm gần giống
với doanh nghiệp cần định giá Với các đặc điểm này, các doanh nghiệp tương đồng sẽ được
thị trường định giá như nhau.
2.2. Các đặc điểm của doanh nghiệp tương đồng
Lý thuyết CCA (Comparable Company Analysis) đề cập đến phương pháp lựa chọn doanh
nghiệp tương đồng dựa theo 4 đặc điểm/tiêu chí như sau:
Trang 4STT Tiêu chí Mô tả
1 Credit
(Tiêu chí rủi ro tín
dụng) Các yếu tố như: Debt/EBITDA, EBITDA/Interest,Debt/Total Capitalization và xếp hạng tín dụng
2 Operation
(Tiêu chí hoạt động)
Sản phẩm/Dịch vụ, Khách hàng/Nhà cung cấp, Kênh phân phối, Khu vực địa lý, Công nghệ thể hiện nhóm chỉ tiêu này (Ngành)
Bên cạnh đó, quy mô của doanh nghiệp thu hẹp nhóm các
doanh nghiệp cùng ngành có các điều kiện hoạt động tương đồng
3 Market factors
(Tiêu chí thị trường)
Các yếu tố liên quan tới việc mua bán cổ phiếu ví dụ các điều kiện giao dịch, tỷ lệ sở hữu nhà nước, số lượng cổ phiếu có thể giao dịch trên thị trường, các thông tin thị
trường (ví dụ thông tin về M&A) …
4 Performance
(Tiêu chí hiệu quả)
Các chỉ tiêu tài chính giải thích chung về hiệu quả của doanh nghiệp, ví dụ tăng trưởng doanh thu, EBITDA/Doanh thu, EBIT/Doanh thu, lợi nhuận thuần/Doanh thu, tăng trưởng EPS, tăng trưởng CFO, FCF Chỉ tiêu được lựa
chọn là chỉ tiêu chính để hiểu về tình hình tài chính của doanh nghiệp hay là chỉ tiêu được thị trường nhìn nhận vào doanh nghiệp
2.2.1 Tiêu chí rủi ro tín dụng
Yêu tố rủi ro tín dụng thể hiện khả năng doanh nghiệp trả nợ vay đúng hạn Thông thường khi
đánh giá rủi ro tín dụng của doanh nghiệp, chúng ta thường quan tâm tới quy mô nợ (tổng dư nợ)
và khả năng trả nợ của doanh nghiệp
Tóm lại có 2 tiêu chí rủi ro tín dụng, có thể phân chia thành:
Cơ cấu vốn: Các tiêu chí được xem xét là Debt/Total Capitalization, Debt/ Total assets…
Khả năng trả nợ: Các chỉ tiêu được xem xét như Debt/EBITDA, EBITDA/Interest…
2.2.2 Tiêu chí hoạt động
Quốc gia: Lựa chọn quốc gia ít khác biệt nhất với Việt Nam về môi trường kinh doanh, tùy từng
ngành sẽ lựa chọn được quốc gia phù hợp phụ thuộc vào am hiểu ngành của từng người phân tích
Ví dụ: Người phân tích cần loại bỏ các quốc gia quá khác biệt về điều kiện kinh doanh, ví dụ các
quy định pháp luật nhằm hạn chế các giao dịch của doanh nghiệp trên thị trường, khiến hoạt động
doanh nghiệp đang cân nhắc lựa chọn bị giới hạn và khác biệt đáng kể với doanh nghiệp cần định
giá
Ngành: Lưu ý các doanh nghiệp tương đồng cần cung cấp sản phẩm tương đồng nhau.
Từ dữ liệu Bloomberg, lọc các doanh nghiệp nước ngoài cùng ngành với doanh nghiệp định giá
Lưu ý, theo phân ngành GICS, Bloomberg chỉ lọc được các doanh nghiệp cùng mã ngành cấp III,
Trang 5do đó, người phân tích cần kiểm tra lại xem sản phẩm của doanh nghiệp nước ngoài có tương đồng
với doanh nghiệp cần định giá hay không
Quy mô: Các tiêu chí về quy mô cần cân nhắc khi so sánh 2 doanh nghiệp ở các quốc gia khác
nhau thường là doanh thu và giá trị vốn hóa
Tiêu chí khác:
- Trường hợp không có nhiều doanh nghiệp có quy mô doanh thu và giá trị vốn hóa tương
đồng với doanh nghiệp định giá, người phân tích cần mở rộng lựa chọn doanh nghiệp ở nước
ngoài có thêm tiêu chí hoạt động gần nhất với doanh nghiệp định giá Tiêu chí hoạt động
được ưu tiên là tỷ lệ Lợi nhuận thuần/Doanh thu và ROE
- Các khác biệt về thị trường đã được điều chỉnh chi tiết ở mục 3.3.3
2.2.3 Tiêu chí thị trường
Thị trường niêm yết: Với các doanh nghiệp trong cùng ngành tại cùng quốc gia, yếu tố này đã được
đảm bảo
Thanh khoản của cổ phiếu: Kiểm tra thông qua khối lượng cổ phiếu giao dịch trung bình 52 tuần
hoặc 3 tháng, nếu quá thấp so với trung bình ngành thì cần cân nhắc loại bỏ khỏi danh sách doanh
nghiệp tương đồng
Thông tin thị trường ảnh hưởng nghiêm trọng tới giá cổ phiếu: Khi lựa chọn các doanh nghiệp
tương đồng, nếu doanh nghiệp đang được cân nhắc đang có các thông tin thị trường đặc biệt thì
cần cân nhắc tìm hiểu kỹ về các thông tin này và ảnh hưởng của các thông tin tới cổ phiếu để lựa
chọn cho phù hợp
2.2.4 Tiêu chí hiệu quả
Tiêu chí hiệu quả là chỉ tiêu chính để hiểu về tình hình tài chính của doanh nghiệp hay là chỉ
tiêu được thị trường nhìn nhận vào doanh nghiệp Nhìn chung tùy từng ngành, tiêu chí hiệu
quả sẽ khác nhau, tùy thuộc và đặc tính của các doanh nghiệp trong ngành và cách nhà đầu tư
nhìn nhận vào tình hình tài chính của doanh nghiệp Để kiểm tra tiêu chí hiệu quả nào đang
được áp dụng đối với ngành, người phân tích cần tìm hiểu các chỉ số hiệu quả đang được phân
tích và đánh giá trong báo cáo ngành và các báo cáo phân tích của các công ty chứng khoán
khác Bảng dưới đây, hướng dẫn một số tiêu chí hiệu quả thường được sử dụng:
Tiêu chí hiệu
Tỷ suất lợi nhuận
gộp Phù hợp các ngành đã bước vào giai đoạn bão hòa và hoạt động
kinh doanh có tính chu kỳ
+ Các ngành ở giai đoạn ổn định: việc tăng tỷ suất lợi nhuận là rất khó khăn, hầu hết các doanh nghiệp trong ngành thay đổi chi phí để đạt được hiệu quả tối đa nhất, dẫn tới tỷ suất lợi nhuận gần giống nhau, do đó, bên cạnh so sánh hiệu quả quản lý chi phí, doanh thu được sử dụng để đánh giá về hiệu quả của doanh nghiệp
Trang 6Tiêu chí hiệu
+ Các ngành hoạt động kinh doanh có tính chu kỳ có các giai đoạn không có lợi nhuận, do đó, sử dụng tỷ suất lợi nhuận gộp làm tiêu chí hiệu quả sẽ tốt hơn lợi nhuận thuần/ doanh thu
Tỷ suất lợi nhuận
hoạt động kinh
doanh,
EBIT/Doanh thu
Áp dụng so sánh các doanh nghiệp có khác biệt về cơ cấu nợ vay, các dự án đầu tư vốn giá trị lớn hay khác biệt về thuế Ví dụ một
doanh nghiệp có dự án đầu tư được tài trợ chủ yếu bằng vốn vay sẽ phát sinh chi phí lãi vay tương đối lớn cho doanh nghiệp Do đó, đôi khi tiêu chí này được sử dụng thay thế lợi nhuận thuần/ doanh thu
EBITDA/Doanh
thu Ngoài các đặc điểm khác biệt trong trường hợp sử dụng EBIT/Doanhthu, EBITDA/Doanh thu được sử dụng đối vớitrường hợp các doanh
nghiệp có sự khác biệt đáng kể về chi phí khấu hao, ví dụ do các dự
án mua sắm tài sản cố định lớn, thì EBITDA/ Doanh thu sẽ được lựa chọn là tiêu chí hiệu quả
EBITDA/Doanh thu thường được sử dụng cho các ngành công nghiệp
do đặc điểm các ngành này đầu tư tài sản cố định có giá trị tương đối lớn, chi phí khấu hao và chi phí lãi vay tương đối cao
Tỷ lệ lợi nhuận
sau thuế trên
doanh thu
Thông thường hay sử dụng tiêu chí cho hầu hết các doanh nghiệp vì lợi nhuận sau thuế là phần lợi nhuận cuối cùng của doanh nghiệp sau khi trừ tất cả các chi phí
Tăng trưởng CFO,
FCF Áp dụng cho các doanh nghiệp mà dòng tiền phản ánh tốt hiệu quả
của doanh nghiệp, ví dụ doanh nghiệp bất động sản.
2.3 Thứ tự lựa chọn doanh nghiệp tương đồng:
Ưu tiên các doanh nghiệp trong nước trước
Trường hợp số lượng doanh nghiệp tương đồng trong nước lựa chọn được quá ít, có thể
nới lỏng các tiêu chí lựa chọn (từ ít quan trọng đến quan trọng nhất) sau đó nếu chưa đủ thì
lựa chọn thêm doanh nghiệp nước ngoài
Trường hợp trong nước không có doanh nghiệp tương đồng thì lựa chọn toàn bộ doanh
nghiệp nước ngoài
Lưu ý: chúng ta có thể nới lỏng 4 tiêu chí trên theo thứ tự từ tiêu chí ít quan trọng nhất như sau:
Market (Số lượng cổ phiếu giao dịch bình quân) => Credit (Cơ cấu vốn) => Performance (Hiệu
quả hoạt động)=> Operation (Ngành & Quy mô).
3 Hệ số so sánh
3.1. Khái niệm hệ số so sánh
Hệ số so sánh thể hiện giá trị của tài sản trên một đơn vị yếu tố tạo nên giá trị của tài sản
Ví dụ: hệ số P/E (Giá trị vốn hóa/ Lợi nhuận sau thuế) thể hiện số tiền nhà đầu tư sẵn sàng trả
cho một đồng thu nhập doanh nghiệp làm ra
Nhìn chung, công thức tổng quát của hệ số so sánh như sau:
Hệ số so sánh = Giá trị tài sản
Yếu tố tạo nên giá trị tài sản
Trang 7Đối với định giá doanh nghiệp, giá trị tài sản (tử số) có thể là giá trị vốn hóa thị trường (Market
cap) và giá trị doanh nghiệp (EV) Yếu tố tạo nên giá trị tài sản (mẫu số) có thể là lợi nhuận
(lợi nhuận sau thuế, EBIT, EBITDA), dòng tiền (CFO, FCFE, FCFF), giá trị sổ sách, doanh
thu…
3.2. Phân loại hệ số so sánh
Hệ số so sánh được phân chia theo nhiều cách
Nếu nhìn từ khía cạnh mẫu số – yếu tố tạo nên giá trị tài sản, hệ số so sánh được phân loại
như sau:
- Hệ số liên quan lợi nhuận: So sánh với lợi nhuận sau thuế, EBIT, EBITDA ví dụ
các hệ số P/E; EV/EBITDA; EV/EBIT;
- Hệ số liên quan dòng tiền: So sánh với dòng tiền P/CFO, P/FCFE, EV/FCFF;
- Hệ số liên quan tới giá trị sổ sách: So sánh với giá trị sổ sách của doanh nghiệp P/B;
- Hệ số liên quan tới doanh thu: So sánh với doanh thu P/S; EV/S;
- Hệ số khác tùy thuộc vào ngành: Dự trên các đặc tính của ngành, ví dụ các hệ số
Giá/kwh, Giá trung bình một tấn thép; Giá trung bình trên giờ lao động …
Nếu nhìn từ khía cạnh tử số – giá trị tài sản, cụ thể giá trị vốn hóa thị trường (Equity value)
và giá trị doanh nghiệp (Enterprise Value) là hai đơn vị thể hiện giá trị doanh nghiệp Theo
đó, cuốn “Relative valuation”, tài liệu đào tạo của Training the street đã phân loại hệ số so
sánh như sau:
- Hệ số liên quan tới giá trị vốn hóa thị trường: Equity Value/Net Income, P/E, P/B,
P/CFO, P/FCFE, P/S…
- Hệ số liên quan tới giá trị doanh nghiệp: EV/S, EV/EBITDA, EV/EBIT …
3.3. Đặc điểm hệ số so sánh
3.3.1 Tính thống nhất
Thứ nhất, hệ số so sánh nên được sử dụng thống nhất, có thể cùng là dữ liệu quá khứ (trailing –
thông thường lấy dữ liệu 12 tháng gần nhất) hoặc dữ liệu dự phóng của các kỳ kế toán tiếp theo
(leading) Chẳng hạn, Chỉ số PE có thể được tính theo 2 cách Trailing PE được tính theo lợi nhuận
của kỳ kế toán vừa hoàn thành Leading PE được tính theo ước tính lợi nhuận của kỳ kế toán tiếp
theo Việc sử dụng Trailing hay Leading PE còn tùy thuộc vào từng trường hợp: Trailing PE có
thể không phù hợp để đánh giá trong trường hợp doanh nghiệp có sự thay đổi dự đoán được trong
tương lai gần (ví dụ: mua bán và sáp nhập), còn Leading PE có thể không phù hợp nếu doanh
nghiệp có lợi nhuận không ổn định và khó dự báo
Tuy nhiên, thông thường người phân tích nên sử dụng dữ liệu 12 tháng gần nhất (LTM) để tính
toán hệ số so sánh Chẳng hạn đối với dữ liệu trên báo cáo kết quả kinh doanh, ví dụ doanh thu:
Doanh thu Quý I/20X6: 1.200 Doanh thu cả năm 20X5: 1.000 Doanh thu Quý I/20X5: 800 Khi đó doanh thu LTM (thời điểm định giá là T4/20X6) là: 1.200 + 1.000 – 800 = 1.400
Trang 8Thứ hai, người phân tích phải đảm bảo ý nghĩa về tử số và mẫu số nhất quán với nhau Nếu tử số
của một hệ số là một giá trị đo lường vốn cổ phần thì mẫu số nên là một giá trị đo lường vốn cổ
phần Nếu tử số là một giá trị đo lường doanh nghiệp thì mẫu số nên là một giá trị đo lường doanh
nghiệp Hệ số giá – lợi nhuận là một ví dụ về sự nhất quán này vì tử số của nó là giá trên mỗi cổ
phần (đo lường vốn cổ phần) và mẫu số là lợi nhuận trên mỗi cổ phần (cũng đo lường vốn cổ
phần) Một ví dụ khác là hệ số giá trị kinh doanh (EV/EBITDA) vì cả tử và mẫu số là hai thước
đo giá trị doanh nghiệp (enterprise value) Một số trường hợp tử số và mẫu số không nhất quán
chẳng hạn tỷ lệ P/EBITDA với P là giá trị trên mỗi cổ phần (đo lường vốn cổ phần) còn EBITDA
cho biết lợi nhuận của toàn bộ doanh nghiệp Người phân tích có thể cho rằng P/EBITDA đã được
sử dụng cho tất cả các doanh nghiệp tương đồng nên không có vấn đề gì với hệ số này Tuy nhiên,
nếu so sánh giữa hai doanh nghiệp, một doanh nghiệp không có nợ vay và một doanh nghiệp có
nợ vay rất lớn tương ứng với chi phí lãi vay lớn Hệ số P/EBITDA của doanh nghiệp có nợ vay
lớn sẽ được cộng lại chi phí lãi vay lớn ở mẫu số, dẫn tới cổ phiếu được nhìn nhận rẻ tương đối
khi sử dụng hệ số này, trong khi trên thực tế cổ phiếu này có thể đắt tương đối hoặc được định giá
hợp lý
Mặt khác, trong quá trình định giá, người phân tích đã kết hợp một số hệ so so sánh do đó khi một
hệ số chưa hoàn hảo thì có thể được bổ trợ bởi các hệ số khác
3.3.2 Tính liên tục
Các hệ số so sánh cần được xác định dựa trên cơ sở liên tục, tức là các dữ liệu không thường
xuyên hoặc không ổn định nên được loại trừ khi tính toán (Xem hướng dẫn điều chỉnh các
khoản mục bất thường trong lợi nhuận tại mục 5.1 )
Ví dụ trong ngành xi măng, có 3 doanh nghiệp tương đồng là BCC, HOM và BTS, theo tính toán
tại T5/2016, PE (4 quý gần nhất) của 2 doanh nghiệp BCC và HOM là 7.02 và 6.35, trong khi BTS
là 38.34 Như vây PE của BTS chênh lệch đáng kể so với trung bình doanh nghiệp tương đồng
Trước hết, người phân tích cần tìm hiểu nguyên nhân tại sao dẫn tới chênh lệch đáng kể này và
sau đó loại bỏ các khác biệt hệ số so sánh
Mã Tên doanh nghiệp Giá cổ phiếu
(10/05/2016)
Giá trị vốn hóa (10/5/2016)
Lợi nhuận sau thuế (LTM)
PE trước điều chỉnh
BCC Công ty Cổ phần Ximăng Bỉm Sơn 13,000 1,243,598,161,000 177,055,047,760 7.02
HOM
Công ty Cổ phần Xi
Măng VICEM Hoàng
BTS Công ty Cổ phần Ximăng Vicem Bút Sơn 8,600 937,883,251,200 24,460,554,221 38.34
Trang 9Nguyên nhân khác biệt: Do BTS có quý 3 âm lợi nhuận âm khiến thu nhập bé tương đối so với 2
doanh nghiệp còn lại, dẫn tới, P/E cao hơn 2 doanh nghiệp còn lại Nguyên nhân của việc P/E
chênh lệch là do lãi/lỗ chênh lệch tỷ giá chưa thực hiện của 3 doanh nghiệp khác nhau đáng kể
Điều chỉnh cho khác biệt: Cần điều chỉnh cho khác biệt về doanh thu, chi phí hoạt động tài chính
bao gồm lãi/lỗ chênh lệch tỷ giá chưa thực hiện
Mã Tên doanh nghiệp Lợi nhuận sau thuế (LTM) Điều chỉnh cho ảnh hưởng
CLTG
Lợi nhuận sau điều chỉnh
PE sau điều chỉnh
BCC Công ty Cổ phần Ximăng Bỉm Sơn 177,055,047,760 (56,341,100,966) 233,396,148,726 5.33
HOM
Công ty Cổ phần Xi
Măng VICEM Hoàng
BTS Công ty Cổ phần Ximăng Vicem Bút Sơn 24,460,554,221 (76,076,947,298) 100,537,501,519 9.33
Nhìn chung sau điều chỉnh khác biệt về lãi/lỗ chênh lệch tỷ giá, chênh lệch về hệ số so sánh giữa
các doanh nghiệp sẽ giảm đáng kể Người phân tích cần tìm hiểu rõ nguyên nhân khi có khác biệt
lớn và có các điều chỉnh hợp lý
3.3.3 Tính chất có thể so sánh
Để đảm bảo so sánh được giữa các doanh nghiệp tương đồng trong nước, các khác biệt về hệ
số so sánh cần được loại bỏ Ví dụ trong năm có 1 doanh nghiệp trong nhóm các doanh nghiệp
tương đồng có khoản mục lãi/lỗ chênh lệch tỷ giá lớn trong khi các doanh nghiệp khác không
phát sinh khoản mục này thì phần mẫu số trong hệ số so sánh (tiêu chí hiệu quả) cũng cần điều
chỉnh giảm/tăng khoản mục này (Xem hướng dẫn điều chỉnh chi phí R&D, quỹ khen thưởng
phúc lợi tại mục 5.2 và mục 5.3 )
Đối với các doanh nghiệp ở các quốc gia khác nhau:
Các hệ số so sánh tại các nước khác nhau có thể khác nhau do mức độ rủi ro ở các thị trường khác
nhau là khác nhau, ví dụ khi đầu tư vào các thị trường đang phát triển thì yêu cầu của các nhà đầu
tư sẽ rất khác so với đầu tư vào các thị trường đã phát triển
Trang 10người viết cho rằng phương pháp 21là phù hợp nhất để điều chỉnh Phương pháp 1 vẫn chưa giải
quyết được các khác biệt rủi ro chung toàn bộ thị trường cổ phiếu Phương pháp 3 đòi hỏi cần dữ
liệu đủ lớn cho việc hồi quy Điều này là không khả thi do bản thân số lượng doanh nghiệp trong
ngành còn chưa đủ lớn để lựa chọn doanh nghiệp tương đồng thì việc lựa chọn tối thiểu 30 doanh
nghiệp để hồi quy là rất khó khăn
3.4. Các hệ số so sánh hay sử dụng
Bài viết sẽ đề cập một số hệ số hay sử dụng trong phương pháp so sánh như sau:
3.4.1 P/E
P/E = Giá trị vốn hóa
Lợi nhuận sau thuế
Hệ số P/E thể hiện số tiền nhà đầu tư sẵn sàng trả cho một đồng lợi nhuận doanh nghiệp làm
ra
Ưu điểm:
- Lợi nhuận là điều quan tâm nhất đối với đa số nhà đầu tư
- Nhanh, dễ tính toán
Nhược điểm:
- Lợi nhuận có thể âm
- Lợi nhuận sau thuế có thể khác biệt do các cách hạch toán kế hoán khác nhau
- Không áp dụng cho các doanh nghiệp có khác biệt lớn về đòn bẩy tài chính
3.4.2 P/B
P⁄B = Giá trị vốn hóa
Giá trị sổ sách
Hệ số P/B thể hiện số tiền nhà đầu tư sẵn sàng trả cho một đồng giá trị sổ sách (BV) của vốn
cổ đông
Ưu điểm:
- BV thường lớn hơn 0 ngay cả khi lơi nhuận âm
- P/B là một chỉ số tốt khi lợi nhuận quá biến động
- Rất phù hợp trong việc định giá những doanh nghiệp với phần lớn tài sản có giá trị sổ
sách gần với giá trị thị trường, như ngân hàng, doanh nghiệp tài chính, bảo hiểm và các
doanh nghiệp đầu tư…
- P/B còn được dùng để định giá các doanh nghiệp được cho là không còn tiếp tục hoạt
động
Nhược điểm:
1 Phương pháp 2 được Damodaran trình bày quan điểm trong tài liệu “Volatility Rules: Valuing Emerging Market
Companies, September 2009”, phần giải pháp khuyến nghị điều chỉnh cho rủi ro quốc gia
http://people.stern.nyu.edu/adamodar/pdfiles/papers/emergmkts.pdf Tham khảo thêm tại tài liệu đào tạo Định giá
bằng Phương pháp so sánh.