Từ đó, có thể đề ra các chiến lượcmarketing phù hợp với từng nhóm khách hàng mục tiêu, đồng thời tối ưu hóa hiệu quảchiến dịch marketing và tăng cường khả năng cạnh tranh trên thị trường
ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG TÁC NGHIỆP
Môi trường bên ngoài
Môi trường kinh tế quyết định sức hấp dẫn của thị trường xuất khẩu Các yếu tố chủ chốt trong môi trường kinh tế của một quốc gia mà doanh nghiệp thường quan tâm đó là mức độ tăng trưởng kinh tế, tỷ lệ lạm phát, mức sống, cơ cấu dân cư và sự phân chia giai tầng xã hội, lãi suất ngân hàng, giai đoạn của chu kỳ kinh tế, cán cân thanh toán, chính sách tài chính và tiền tệ,….
+ Tốc độ phát triển kinh tế của quốc gia: phản ánh khả năng tiêu thụ hàng hoá của thị trường Khi một quốc gia có tốc độ tăng trưởng cao, khả năng tiêu thụ hàng hoá trên thị trường tăng lên, nhu cầu nhập khẩu và khả năng trao đổi hàng hoá cũng lớn hơn Khi một thị trường có tốc độ tăng trưởng kinh tế giảm, lạm phát gia tăng, người tiêu dùng trên thị trường đó sẽ hạn chế mua sắm các sản phẩm xa xỉ, thắt chặt chi tiêu, tăng cường tiết kiệm Điều đó sẽ dẫn đến tình trạng người tiêu dùng trên thị trường tăng cường tích luỹ, gia tăng mua hàng hoá có giá rẻ Một số người tiêu dùng gác lại việc mua sắm những hàng hóa tiêu dùng lâu bền, một số kkhác lại tăng cường mua sắm vì sợ rằng thời gian tới giá sẽ tăng lên Yếu tố này tác động làm cho thị trường biến động bất ổn, giảm khả năng an toàn trong kinh doanh của các doanh nghiệp.
+ Tỷ lệ lạm phát, giảm phát: ảnh hưởng đến khả năng chi trả của nền kinh tế trong việc tham gia thương mại quốc tế, xuất nhập khẩu hàng hoá
+ Lãi suất ngân hàng: tác động rất lớn đến hoạt động của doanh nghiệp, thời gian qua,lãi suất tăng cao làm tăng chi phí hoạt động, tăng giá thành sản xuất, giảm khả năng cạnh tranh của hàng hóa
+ Tỷ giá hối đoái: được sử dụng được sử dụng để điều tiết chính sách khuyến khích xuất khẩu hay nhập khẩu hàng hóa của một nước Giá hàng xuất khẩu của một nước sẽ tính theo giá của nước nhập khẩu nếu biết tỷ giá hối đoái giữa đồng tiền của hai nước. + Cán cân thanh toán của một quốc gia: cho thấy một cách nhìn tổng quan về vị trí kinh tế quốc tế của nó và là cách đo lường kinh tế quan trọng trong đánh giá tính ổn định kinh tế trong và ngoài nước.
Ngoài những lĩnh vực nhất định có sự tham gia của Chính phủ thì môi trường chính trị ở hầu hết các quốc gia cũng thường tạo ra sự hỗ trợ chung cho các nỗ lực marketing của các công ty của họ Sự bất ổn và thay đổi nhanh chóng về chính trị sẽ tạo nên một môi trường rủi ro cho việc kinh doanh Một môi trường chính trị tiêu cực sẽ tạo ra những ảnh hưởng khác nhau đối với công ty trên thị trường nước ngoài Nó có thể gây ra những khó khăn cho các chương trình marketing hay việc chuyển hồi lợi nhuận về công ty mẹ,… Vấn đề chủ nghĩa dân tộc là một trong những nhân tố chính trị ảnh hưởng đến tính hấp dẫn của môi trường kinh doanh Quan điểm cộng đồng thường có xu hướng chống lại sự thâm nhập của các doanh nghiệp nước ngoài, người tiêu dùng đẩy mạnh phong trào
“chỉ mua hàng nội”, áp dụng thuế quan và các rào cản thương mại với các doanh nghiệp nước ngoài.
Trong kinh doanh quốc tế, khó khăn, thách thức rất lớn đối với doanh nghiệp là vượt qua được sự khác biệt về văn hóa ở mỗi quốc gia Các quốc gia khác nhau có nền văn hóa khác nhau Tuy nhiên giữa các nền văn hóa trên thế giới đều tồn tại những nét tương đồng và điểm khác biệt Việc thích nghi với các giá trị, quan niệm và tập tục địa phương là một yếu tố quan trọng để xây dựng mối quan hệ tốt và tạo niềm tin với khách hàng quốc tế. Những yếu tố cơ bản của văn hóa bao gồm:
+ Phong tục, truyền thống: là những quy ước thông thường trong cuộc sống hàng ngày
+ Tôn giáo: là một trong những yếu tố nhạy cảm nhất của một nền văn hóa Tôn giáo tác động tới thói quen, cách nhìn nhận của con người đối với cuộc sống, các sản phẩm mà họ mua, cách thức thâm chí cả những tờ báo mà họ đọc.
+ Ngôn ngữ: bao gồm ngôn ngữ có lời và ngôn ngữ không lời Đây là yếu tố quan trọng nhất trong văn hóa Đây cũng là một trong những yếu tố khó nắm bắt nhất nhưng nó lại là yếu tố quan trọng nhất trong nỗ lực nhằm đạt được mức độ cảm thông của khách hàng trên các quốc gia khác nhau.
+ Trình độ văn hóa: được đánh giá qua tỷ lệ người biết đọc, viết, tốt nghiệp cao đẳng, đại học,… Nó có ảnh hưởng rất nhiều đến việc lựa chọn phương tiện quảng cáo và sản phẩm thâm nhập thị trường của các công ty kinh doanh.
Khi mà thu nhập của người dân cao hơn thì các yếu tố xã hội cũng được chú ý nhiều hơn, nhất là các yếu tố về sở thích vui chơi giải trí Điều này yêu cầu các doanh nghiệp không chỉ đợi khách hàng có nhu cầu mới đáp ứng mà doanh nghiệp phải biết kích thích để khách hàng thể hiện được những nhu cầu chưa được thỏa mãn.
Các yếu tố thuộc môi trường nhân khẩu học quyết định trực tiếp đến hàng hóa tiêu dùng Những đặc điểm của môi trường này được xem là điểm khởi đầu khi soạn thảo chiến lược marketing Bằng việc nghiên cứu các yếu tố về nhân khẩu học như độ tuổi, giới tính, thu nhập, quốc tịch,… doanh nghiệp có thể hiểu sâu hơn về nhu cầu, sở thích và hành vi mua hàng của khách hàng tiềm năng Từ đó, có thể đề ra các chiến lược marketing phù hợp với từng nhóm khách hàng mục tiêu, đồng thời tối ưu hóa hiệu quả chiến dịch marketing và tăng cường khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế.
Ngoài ra, doanh nghiệp có thể định giá sản phẩm và dịch vụ một cách hợp lý dựa trên thu nhập và khả năng chi tiêu của người tiêu dùng trong từng quốc gia hoặc khu vực. Điều này giúp đảm bảo tính cạnh tranh và khả năng tiếp cận của sản phẩm trên thị trường quốc tế.
Cũng như môi trường chính trị, môi trường pháp luật đóng một vai trò quan trọng trong các hoạt động marketing quốc tế Một công ty khi kinh doanh quốc tế phải đồng
Phân tích môi trường Marketing quốc tế…
Bài thảo luận - Marketing quốc tế
BTL - Marketing quốc tế - Nhóm 1
59 thời đối mặt với môi trường luật pháp gồm ba khía cạnh khác biệt: luật pháp của nước nhà, các luật pháp ở các thị trường ngoài nước và luật pháp quốc tế.
Môi trường luật pháp nước nhà:
+ Thể hiện thông qua các quy định hoặc luật tác động tới hoạt động nước ngoài của công ty kinh doanh.
+ Phản ánh quyền lực chính trị và lợi ích kinh tế của quốc gia đó
+ Được thảo ra với mục đích kiểm soát các hoạt động của các công ty nước ngoài
Môi trường luật pháp tại nước sở tại:
Đặc điểm bên trong doanh nghiệp
Môi trường bên trong của doanh nghiệp gồm tổng thể các giá trị vật chất và phi vật chất mà một doanh nghiệp sở hữu và có thể khai thác vì mục đích kinh tế
Nguồn lực trong mộtdoanh nghiệp được phân biệt thành hai loại chính: nguồn lực hữu hình và nguồn lực vô hình
+ Về số lượng là tập hợp tất cả các cá nhân tham gia vào bất kỳ hoạt động nào nhằm đạt được các mục tiêu, mục đích của doanh nghiệp, tổ chức đó đặt ra
+ Về chất lượng, đó là sức khoẻ và trình độ chuyên môn, kiến thức và trình độ lành nghề của người lao động
Là những tài sản của doanh nghiệp có thể nhìn thấy và định lượng được như tiền mặt, nhà xưởng, trang thiết bị, nguồn nhân lực, văn phòng, …
Là những tài sản vô hình, bao gồm: kiến thức và các kỹ năng của các cá nhân trong doanh nghiệp, mối quan hệ với các đối tác như nhà bán lẻ, nhận thức của người khác đối với doanh nghiệp và sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp, sự am hiểu thị trường, hình ảnh và uy tín với khách hàng hay chính phủ,
Tốc độ phát triển của doanh nghiệp phụ thuộc phần lớn sức mạnh của nguồn lực Nguồn lực càng mạnh thì doanh nghiệp càng thu được nhiều lợi nhuận và danh tiếng.
PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG, NHU CẦU THỊ TRƯỜNG, VÀ ĐẶC ĐIỂM
Phân tích thị trường, nhu cầu thị trường, và đặc điểm nhu cầu
Theo quan điểm marketing, thị trường thế giới là tập hợp các thị trường nước ngoài mà ở đó bao gồm tất cả những người mua thật sự hay người mua tiềm tàng đối với một sản phẩm hay dịch vụ Khái niệm này cho phép các công ty quốc tế có thể dự đoán được dung lượng thị trường một cách tương đối chính xác.
Thị trường một quốc gia ở nước ngoài bao gồm thị trường người tiêu thụ nước ngoài, thị trường công nghiệp và thị trường chính phủ.
+ Thị trường người tiêu thụ nước ngoài, ngoài, cần xem xét các yếu tố sau: Khách hàng mua gì? Tại sao họ mua? Ai quyết định việc mua hàng? Mua như thế nào? Khi nào khách hàng mua? Người ta mua ở đâu? Nhu cầu người tiêu thụ ở các quốc gia luôn khác nhau do chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố như thu nhập, động lực mua hàng, môi trường văn hóa xã hội
+ Thị trường công nghiệp nước ngoài, cần xem xét các yếu tố sau: Mua cái gì? Tại sao mua? Ai thực hiện quyết định mua hàng? Quy trình mua hàng của họ là như thế nào? Thị trường công nghiệp chịu ảnh hưởng bởi những yếu tố kinh tế hơn là xã hội văn hóa. + Thị trường chính phủ Thị trường này chịu ảnh hưởng bởi những yếu tố ưu tiên của chính phủ đối với các chương trình phát triển kinh tế quốc gia.
Nội dung phân tích thị trường thế giới thường bao gồm phân tích định tính và phân tích định lượng, phân tích quy mô và cơ cấu thị trường theo nhóm nước hoặc theo nước, theo nhóm khách hàng ở mỗi nước đó.
Nếu phân tích định tính cho biết nét khái quát về xu hướng phát triển thị trường trong một thời gian nhất định, thì nghiên cứu định lượng sẽ làm rõ mức độ, tốc độ biến động của thị trường ở từng thời điểm cụ thể, từng khâu cụ thể như sản xuất, tiêu thụ, bán buôn,bán lẻ… Nếu việc phân tích quy mô thị trường cho thấy độ lớn nhỏ, tầm cỡ của thị thường mỗi khu vực hoặc mỗi nước, thì nội dung phân tích cơ cấu thị trường làm sáng tỏ tương quan giữa các nước và vị trí, tỷ trọng khác nhau, của mỗi nhóm khách hàng ở từng nước đó Để lựa chọn thị trường mục tiêu nước ngoài đạt hiệu quả, nội dung phân tích phải đảm bảo được những yêu cầu cơ bản sau: toàn diện, trọng điểm, cập nhật và chuẩn xác.
2.1.2 Nhu cầu thị trường và đặc điểm nhu cầu
Nhu cầu thị trường quốc tế có 3 loại là nhu cầu phôi thai, nhu cầu ngầm ẩn và nhu cầu tiềm năng hiện tại.
Nhu cầu phôi thai là nhu cầu sẽ xuất hiện trong tương lai do chưa đủ điều kiện để nó xuất hiện (bị hạn chế bới trình độ phát triển của quốc gia) hoặc do nguyên nhân chủ quan xuất phát từ phía khách hàng( có thể do nhận thức nhu cầu, nhưng chưa đủ khả năng tài chính để thực hiện) Nhu cầu ngầm ẩn là nhu cầu đã xuất hiện nhưng thỏa mãn Kỹ thuật xác định nhu cầu phôi thai, nhu cầu ngầm ẩn:
+ Phân tích mô thức nhu cầu
+ Nghiên cứu chu kỳ sống của sản phẩm
+ Đánh giá co giãn nhu cầu so với thu nhập
+ Chỉ số đa tham số
Nhu cầu tiềm năng hiện tại là mức tiêu dùng hiện tại và lượng nhu cầu chưa được thoả mãn của các sản phẩm hiện tại Kỹ thuật xác định nhu cầu tiềm năng hiện tại: phân tích hồi quy đơn và đa nhân tố; phân tích vào - ra; đánh giá chuyên gia.
Đánh giá các rào cản xâm nhập thị trường
Rào cản gia nhập là những trở ngại hoặc cản trở khiến các công ty mới khó thâm nhập vào một thị trường nhất định Chúng có thể bao gồm những thách thức về công nghệ, quy định của chính phủ, bằng sáng chế, chi phí khởi động hoặc các yêu cầu về giáo dục và cấp phép.
Rào cản gia nhập thị trường là một yếu tố cực kỳ quan trọng đảm bảo sự ổn định của thị trường Rào cản thị trường góp phần bảo vệ các doanh nghiệp trong thị trường bởi sự cạnh tranh mới Một thị trường mà không có rào cản gia nhập hay rào cản gia nhập quá thấp thì không thực sự tiềm năng dù quy mô thị trường có lớn như thế nào.
Rào cản gia nhập thị trường là các trở ngại được tạo ra để ngăn cản các đối thủ cạnh tranh mới xâm nhập vào một thị trường nào đó Rào cản gia nhập tạo ưu thế, lợi ích và bảo vệ doanh, thu lợi nhuận cho các công ty hiện có.
Một số rào cản gia nhập tồn tại do sự can thiệp của chính phủ, và các rào cản khác xuất hiện tự nhiên trong 1 thị trường tự do Thông thường, các doanh nghiệp lớn vận động hành lang cho chính phủ để xây dựng các rào cản mới Rõ ràng, điều này được thực hiện để bảo vệ tính toàn vẹn của ngành, ngăn chặn những người mới tham gia giới thiệu sản phẩm kém hơn vào thị trường Hay quan trọng nhất là để hạn chế cạnh tranh và mở rộng thị phần lớn hơn của các doanh nghiệp mới.
2.2.1 Rào cản xuất khẩu, nhập khẩu
Trên thị trường quốc tế, rào cản gia nhập thị trường các nước phải đối mặt là thuế quan, hàng rào phi thuế quan.
Thuế quan là tên gọi chung chỉ các sắc thuế đánh vào hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu. Thuế quan ra đời với 2 mục đích chính là: Góp phần đảm bảo nguồn thu cho ngân sách nhà nước; và bảo hộ sản xuất trong nước Bằng cách đánh thuế cao vào hàng hóa nhập khẩu, nhà nước tạo áp lực tăng giá bán của hàng hóa nhập khẩu, qua đó, giúp các nhà sản xuất trong nước có lợi thế trong cạnh tranh về giá với hàng hóa nhập khẩu Như vậy, thuế quan chính là hàng rào mang tính chất kinh tế đối với hàng hóa nhập khẩu.
Bên cạnh hàng rào thuế quan, hàng hóa nhập khẩu từ quốc gia này vào quốc gia khác còn có thể phải đối mặt với các hàng rào phi thuế quan Hàng rào phi thuế quan là các cách thức ngăn chặn, gây trở ngại cho hàng hóa nhập khẩu nhưng không phải là đánh thuế nhập khẩu Hàng rào phi thuế quan có 2 nhóm chính thống: hàng rào hành chính và rào cản kỹ thuật.
Hàng rào hành chính là các quy định có tính chất mệnh lệnh hành chính nhà nước nhằm ngăn chặn, hạn chế xuất khẩu, nhập khẩu Bao gồm một số quy định của pháp luật về: cấm nhập, cấm xuất, hạn ngạch, giấy phép, tỷ lệ nội địa hóa bắt buộc, hạn chế xuất khẩu tự nguyện Cụ thể:
- Cấm nhập, cấm xuất là những quy định pháp lý mà một quốc gia không cho phép nhập hoặc xuất khẩu những hàng hóa nhất định Đối với hàng hóa thông thường, cấm nhập hoặc cấm xuất chính là biện pháp hành chính tạo ra hàng rào cản tự do thương mại.
- Giấy phép nhập khẩu là một cách thức tạo ra rào cản tự do thương mại bằng cách yêu cầu phía nhập khẩu phải gửi đơn để được cấp giấy phép nhập khẩu cho loại hàng hóa nhất định Các thủ tục hành chính này đã tạo ra rào cản đối với hàng hóa nhập khẩu.
- Hạn ngạch là quy định số lượng cao nhất của hàng hóa nhập khẩu hoặc xuất khẩu trong một thời gian nhất định Hạn ngạch có thể quy định cho từng nhà nhập khẩu, xuất khẩu, cho từng quốc gia, các nhà xuất khẩu của quốc gia đó.
- Hạn chế xuất khẩu tự nguyện là thỏa thuận giữa bên xuất khẩu và bên nhập khẩu về giới hạn tối đa của giá trị hoặc khối lượng mặt hàng xuất khẩu từ một nước sang nước khác.
- Tỷ lệ nội địa hóa bắt buộc là phương thức ngăn cản hàng hóa nhập khẩu, một quốc gia quy định một mặt hàng nào đó phải đạt một tỷ lệ nhất định mới được tiêu thụ. Rào cản kỹ thuật chỉ là những quy chuẩn kỹ thuật do một quốc gia quy định đối với hàng hóa Trong nhiều trường hợp, được sử dụng như là một cách thức để cản trở hàng hóa nhập khẩu vào thị trường nội địa.
2.2.2 Rào cản bản thân thị trường
Do các doanh nghiệp đang hoạt động trên thị trường cố tình tạo ra hoặc tăng lên nhằm mục đích ngăn chặn sự xâm nhập thị trường của doanh nghiệp khác Các rào cản này có thể xuất phát từ một số hành vi, chẳng hạn như hợp đồng giao dịch độc quyền Nếu một thị trường có quy mô kinh tế đáng kể đã được các doanh nghiệp hiện tại khai thác ở mức độ lớn, thì những doanh nghiệp mới sẽ bị cản trở.
Một công ty, doanh nghiệp có thể cố tình hạ giá thành sản phẩm, dịch vụ của họ để buộc các đối thủ rời khỏi thị trường Ngoài ra, các công ty có thể tiếp quản một đối thủ tiềm năng bằng cách mua đủ cổ phần để giành được quyền kiểm soát.
Xác định và phân tích đối thủ cạnh tranh
Khi tham gia vào kinh doanh, đôi khi chỉ là một phân đoạn thị trường duy nhất những công ty cũng có thể gặp phải các đối thủ cạnh tranh Vì quy mô thị trường có hạn, từng đối thủ cạnh tranh luôn luôn tìm mọi cách, đưa ra những “độc chiêu” để giành khách hàng Trong bối cảnh đó, doanh nghiệp cần phải nhận diện chính xác các đối thủ cạnh tranh, kịp thời nắm bắt và có đối sách để đối phó với những diễn biến từ phía đối thủ cạnh tranh. Đối thủ cạnh tranh thường được chia thành: đối thủ cạnh tranh trực tiếp, đối thủ cạnh tranh gián tiếp và đối thủ tiềm ẩn Đối thủ cạnh tranh trực tiếp là các công ty, doanh nghiệp kinh doanh các sản phẩm, dịch vụ tương đồng với sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp bạn Còn đối thủ cạnh tranh gián tiếp là các doanh nghiệp, tổ chức kinh doanh các sản phẩm, dịch vụ thay thế cho sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp Các đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn là những doanh nghiệp có thể hiện tại chưa gia nhập ngành nhưng với tiềm lực đủ mạnh thì có thể tiến hành mở rộng, trong tương lai sẽ trở thành những mối đe dọa tác động đến thị trường và lĩnh vực hoạt động kinh doanh của chính doanh nghiệp bạn. Nguy cơ này cao hay thấp sẽ phụ thuộc vào các rào cản xâm nhập ngành và phản ứng của các đối thủ cạnh tranh hiện có.
Dù trực tiếp hay gián tiếp, đối thủ cạnh tranh đều là mối đe dọa đối với sự tồn tại của mọi tổ chức Họ luôn tìm cách để thu hút các khách hàng của bạn, do vậy đòi hỏi doanh nghiệp luôn cần phải xác định và đặt ra câu hỏi:
Đối thủ cạnh tranh của mình là ai?
Sản phẩm/ Dịch vụ của đối thủ: Nghiên cứu đặc tính, giá cả của sản phẩm, dịch vụ của đối thủ sẽ giúp bạn hoạch định chiến lược marketing phù hợp và cải tiến sản phẩm của mình.
Kênh phân phối: Các đặc điểm như cấu trúc kênh, hoạt động của kênh sẽ giúp bạn tổ chức kênh phân phối của mình hợp lý nhất
Truyền thông của đối thủ: Cách thức marketing online và offline của đối thủ ảnh hưởng trực tiếp đến sự tiếp cận với nhóm khách hàng tiềm năng của công ty bạn.
Khách hàng của đối thủ và sự nhận thức của họ về đối thủ: Thu thập những phản hồi của khách hàng về đối thủ để xem vị thế hiện tại của họ trong lòng khách hàng, từ đó đưa ra những chiến lược phù hợp cho doanh nghiệp.
Xác định cụ thể điểm mạnh điểm yếu của họ
Thông qua việc trả lời cụ thể các câu hỏi đó, chúng ta sẽ có cái nhìn tổng quan nhất về doanh nghiệp đối thủ Đồng thời, theo dõi chặt chẽ các động thái và hành động trong tương lai của đối thủ cạnh tranh (cả hiện tại và tiềm năng) để chuẩn bị trước, cũng như dự đoán phản ứng của đối thủ cạnh tranh đối với các động thái của công ty Điều này sẽ giúp duy trì hoặc cải thiện thị phần và vị thế cạnh tranh trên thị trường mục tiêu mà doanh nghiệp đang hướng đến.
Thực trạng vấn đề và mục tiêu marketing quốc tế
Khi tham gia vào thị trường nước ngoài, doanh nghiệp cần phải có chiến lược về sản phẩm một cách bài bản và chuyên nghiệp Bởi vì mỗi thị trường đều có những đặc điểm và cách thức hoạt động khác nhau, cho nên doanh nghiệp cần nghiên cứu các chiến lược tương ứng để phù hợp với mục tiêu kinh doanh sản phẩm.
2.4.1 STP – Phân khúc thị trường, lựa chọn thị trường mục tiêu, định vị trên thị trường mục tiêu
* Segmentation (Phân khúc thị trường)
Trên thực tế, doanh nghiệp không thể theo đuổi toàn bộ thị trường mà họ phải phân khúc và lựa chọn một thị trường có nhiều tiềm năng, cơ hội để phát triển Doanh nghiệp nên thực hiện Market Research (Nghiên cứu thị trường), sau đó tiến hành Phân khúc thị trường để xác định nhóm khách hàng tiềm năng.
Việc phân khúc thị trường sẽ giúp doanh nghiệp tập trung nguồn lực cho sản phẩm, gia tăng lợi thế cạnh tranh trên thị trường và tránh lãng phí ngân sách Có 3 tiêu thức cơ bản sau đây để phân khúc thị trường:
- Geographics (Địa lí): Thành thị/nông thôn, tỉnh, huyện…
- Demographics (Nhân khẩu học): Trình độ học vấn, thu nhập, tỷ lệ kết hôn, tỷ lệ sinh,…
- Psychographics (Tâm lý học): Tính cách, ý kiến, thái độ, sở thích, lối sống…
* Targeting (Lựa chọn thị trường mục tiêu)
Sau khi đã tiến hành Phân khúc thị trường, doanh nghiệp cần Lựa chọn thị trường mục tiêu phù hợp với sản phẩm của mình Đâu sẽ là phân khúc có tiềm năng phát triển trong tương lai? Đâu là phân khúc mà thương hiệu có đủ khả năng chiếm lĩnh thị phần? Đâu là phân khúc an toàn cho thương hiệu bắt đầu khai phá?
Doanh nghiệp cần phải xác định sản phẩm có phù hợp với đối tượng & thị trường mục tiêu đã đặt ra hay không Qua đó, triển khai các chiến lược Marketing phù hợp với định hướng phát triển Có 3 tiêu chí để lựa chọn việc tiếp cận thị trường:
- Market Size (Độ lớn/Quy mô của thị trường): Doanh nghiệp phải xác định được thị trường đã chọn rộng lớn như thế nào và ước tính thị phần có thể đạt được Thương hiệu càng lớn càng có xu hướng mở rộng thị trường, vậy nên, doanh nghiệp không nên chọn thị trường mục tiêu quá nhỏ.
- Relevance (Sự liên quan): Sản phẩm/Dịch vụ mà doanh nghiệp tung ra có phục vụ xác đáng cho nhu cầu của người tiêu dùng trong thị trường mục tiêu đã chọn không? Khách hàng có đón nhận sản phẩm mà doanh nghiệp cung cấp không? Khi trả lời được những câu hỏi này, doanh nghiệp sẽ có hướng phát triển chiến lược tiếp cận thị trường đúng đắn hơn.
- Potential Growth (Tiềm năng phát triển): Để thương hiệu “Sống” được trên thương trường, doanh nghiệp cần đánh giá một cách nghiêm túc về tiềm năng phát triển của thị trường và cả sản phẩm Về lâu dài, thị trường này có phát triển một cách mạnh mẽ & bền vững không? Dư địa có tiếp tục mở rộng hay không?
* Positioning (Định vị trên thị trường mục tiêu/ Định vị thương hiệu) Đây chính là phần quan trọng nhất của chiến lược STP, bởi thương hiệu có “Sống” được trong lòng khách hàng lâu dài hay không, tất cả là nhờ vào chiến lược định vị thương hiệu Positioning sẽ là trọng tâm để tạo nên điểm khác biệt, chỉ có sự khác biệt mới đảm bảo sản phẩm có thể phát triển & tồn tại trong tương lai hay không. Để sản phẩm có chỗ đứng trên thị trường thì điều quan trọng nhất chính là “Sự khác biệt” Sản phẩm của doanh nghiệp bạn có điểm gì khác biệt so với đối thủ? Nó giải quyết được vấn đề gì mà các sản phẩm khác không làm được? Khi đã tìm thấy USP (Unique Selling Point) của sản phẩm, đây là lúc doanh nghiệp cần tập trung toàn lực để phát triển và Định vị thương hiệu một cách mạnh mẽ trong tâm trí của khách hàng. Định vị thương hiệu cũng cần linh hoạt thay đổi trong những môi trường kinh doanh khác nhau Tuỳ vào mục đích kinh doanh và thị trường hướng đến, sản phẩm có thể ứng biến kịp thời để phù hợp với mục tiêu đề ra Có 3 định hướng chính trong chiến lược định vị thương hiệu, đó là: Internally-Based (Nguồn lực nội tại), Consumer-Based (Nguồn lực từ khách hàng) và Competitor Based (Nguồn lực từ đối thủ).
2.4.2 Chiến lược dựa trên căn cứ phát triển, chiến lược cạnh tranh tổng quát
Theo Michael Porter, để giải quyết 5 yếu tố cạnh tranh (Sự gia nhập ngành của đối thủ tiềm năng; Áp lực từ sản phẩm/dịch vụ thay thế; Quyền lực thương lượng của khách hàng; Quyền lực thương lượng nhà cung cấp; Cường độ cạnh tranh của các đối thủ hiện hữu) có 3 chiến lược cạnh tranh hiệu quả, giúp doanh nghiệp kinh doanh trên thị trường có thể thành công và dẫn đầu ngành, gồm: Chiến lược tổng chi phí thấp (Low Cost Strategy); Chiến lược khác biệt hoá (Differentiation Strategy); Chiến lược tập trung (Concentration strategy).
* Chiến lược tổng chi phí thấp (Low Cost Strategy)
Tổng chi phí sản xuất thấp nhất trong ngành thông qua những chính sách cải tiến hiệu suất và kế hoạch thực hiện hiệu quả.
Chiến lược tổng chi phí thấp là một chiến lược cạnh tranh mà doanh nghiệp tập trung vào việc giảm chi phí sản xuất và phân phối để cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ với mức giá thấp hơn so với các đối thủ cạnh tranh.
+) Tận dụng quy mô: Doanh nghiệp có thể sản xuất hàng hóa với số lượng lớn để tận dụng lợi thế kinh tế theo quy mô Điều này có thể giúp doanh nghiệp giảm chi phí sản xuất do chi phí cố định được chia cho nhiều đơn vị sản phẩm hơn.
+) Đa dạng hóa sản phẩm: Doanh nghiệp có thể sản xuất nhiều sản phẩm khác nhau để tận dụng các nguồn lực sẵn có và giảm chi phí sản xuất.
+) Tự động hóa: Doanh nghiệp có thể tự động hóa các quy trình sản xuất để giảm chi phí lao động.
+) Sử dụng các nguyên liệu và linh kiện rẻ tiền: Doanh nghiệp có thể sử dụng các nguyên liệu và linh kiện rẻ tiền để giảm chi phí sản xuất.
+) Tối ưu hóa chuỗi cung ứng: Doanh nghiệp có thể tối ưu hóa chuỗi cung ứng để giảm chi phí vận chuyển và lưu kho.
+) Tăng cường hiệu quả hoạt động: Doanh nghiệp có thể cải thiện hiệu quả hoạt động để giảm chi phí chung.
+) Khả năng cạnh tranh về giá: Doanh nghiệp có thể định giá sản phẩm hoặc dịch vụ thấp hơn so với các đối thủ cạnh tranh, từ đó thu hút nhiều khách hàng hơn.
+) Lợi nhuận cao hơn: Doanh nghiệp có thể đạt được lợi nhuận cao hơn do chi phí sản xuất và phân phối thấp.
+) Sức mạnh đàm phán với nhà cung cấp: Doanh nghiệp có thể có sức mạnh đàm phán cao hơn với nhà cung cấp do nhu cầu mua hàng lớn.
Yêu cầu nền tảng: Đầu tư vốn liên tục và có khả năng tiếp cận những nguồn vốn lớn;
Xây dựng marketing hỗn hợp quốc tế
Trên thị trường quốc tế, các quyết định về sản phẩm rất phức tạp do nhu cầu và môi trường khác nhau Khi xác lập chiến lược sản phẩm quốc tế, nhất thiết phải phân tích và tôn trọng các yêu cầu kỹ thuật nhằm bảo đảm an toàn, sức khỏe và bảo vệ môi trường, kiểm tra các đặc tính thương mại của sản phẩm nhằm thích nghi với nhu cầu của thị trường Các quyết định và chính sách về sản phẩm mà công ty cần quan tâm đến đó là:
- Chính sách về nhãn hiệu của sản phẩm xuất khẩu
+ Nhãn hiệu sản phẩm cho phép khách hàng xác định người sản xuất hay phân phối và phân biệt sản phẩm đó với sản phẩm của đối thủ cạnh tranh Khi bán hàng thông qua hệ thống các nhà phân phối nước ngoài, công ty cần phải đảm bảo rằng sản phẩm được bán đến tay người tiêu dùng cuối cùng với đúng nhãn hiệu của nó Để một nhãn hiệu được xác định ở thị trường nước ngoài thì doanh nghiệp cần phải thực hiện truyền tin và xúc tiến bán cũng như tạo lập và củng cố lòng tin của người tiêu dùng đối với hình ảnh nhãn hiệu Công ty cần cụ thể hoá những đặc tính độc đáo của sản phẩm sao cho chúng có liên hệ với hình ảnh một nhãn hiệu được nhận biết và hấp dẫn Khi sử dụng nhãn hiệu ở thị trường nước ngoài, cần phải đặt tên “quốc tế” cho nó với yêu cầu: dễ ghi nhớ, phân biệt hợp pháp và phù hợp về văn hoá
+ Tên nhãn hiệu quốc tế không chỉ có ý nghĩa xác định người cung cấp mà còn là cách thức tự quảng cáo một cách chính đáng và là phương tiện gây cảm xúc và ấn tượng tới người tiêu dùng và dẫn đến hành động mua Tên nhãn hiệu phải ngắn gọn, đơn giản, dễ đọc và dễ đánh vần Nhãn hiệu phải dễ ghi nhớ, không dễ dàng nhầm lẫn với sản phẩm của đối thủ cạnh tranh Nhãn hiệu quốc tế cũng có thể sử dụng trên nhiều thị trường khác nhau như một tập hợp nhãn hiệu và được củng cố thông qua các trương trình quảng cáo bằng hình ảnh và minh hoạ
- Quyết định về bao bì của sản phẩm
+ Bao bì trong Marketing quốc tế phải đảm bảo thực hiện các chức năng vốn có của nó Đó là các chức như thông tin về sản phẩm và nguồn gốc của nó, phân biệt sản phẩm của công ty so với sản phẩm của đối thủ cạnh tranh, thuận tiện trong việc chuyên chở và vận chuyển ra nước ngoài, bảo vệ sản phẩm và dễ dàng cho việc sử dụng Mức độ yêu cầu bảo vệ sản phẩm về phương diện vật chất trên thị trường quốc tế thường quan trọng hơn so với thị trường nội địa Bao gói là một trong những yếu tố chủ chốt của việc phát triển nhãn hiệu trên các thị trường quốc gia khác nhau Nó giúp cho người tiêu dùng quốc tế nhận ngay ra nhãn hiệu và những đặc tính cơ bản của sản phẩm liên quan đến khả năng đáp ứng và thoả mãn nhu cầu của họ.
+ Nhìn chung, quyết định về bao gói sản phẩm phụ thuộc vào nhiều nhân tố như chi phí nguyên vật liệu phục vụ trực tiếp cho việc đóng gói, chi phí cho người trung gian, giá trị và đặc tính riêng biệt của sản phẩm, loại hình vận chuyển
+ Chiến lược bao bì cũng cần phải chú ý đến sự khác giữa các quốc gia về yêu cầu đóng gói Chiến lược bao bì cũng phải góp phần hỗ trợ cho việc thực hiện chiến lược sản phẩm Một điều quan trọng là phải xác định ngay từ đầu những yêu cầu và quy định trong việc đóng gói bao bì cho sản phẩm phân phối tới các quốc gia khác nhau Bởi vì nó liên quan đến một số luật lệ đặc biệt về nguyên vật liệu sử dụng để đóng gói, kiểu ký hiệu, yêu cầu về việc thu lại hoặc tái sử dụng nguyên liệu.
- Quyết định liên quan đến dịch vụ khách hàng: Chiến lược sản phẩm quốc tế cũng bao gồm cả quyết định về các dịch vụ gắn liền với sản phẩm Các quyết định này liên quan đến điều kiện sử dụng sản phẩm và khả năng, yêu cầu tổ chức bảo dưỡng chúng.Quan trọng nhất là điều kiện sử dụng sản phẩm Chúng phụ thuộc vào các nhân tố như:trình độ học thức người sử dụng, tính kỹ thuật của sản phẩm, tài liệu hướng dẫn Việc thường xuyên kiểm tra một cách toàn diện hoạt động cung ứng dịch vụ cho khách hàng nhằm đảm bảo dịch vụ này phù với yêu cầu của từng thị trường quốc tế là rất quan trọng Bảo hành sản phẩm là một công cụ mà tầm quan trọng của nó ngày càng ra tăng, nó là chứng minh bảo đảm của hãng đối với chất lương dịch vụ cung cấp cho khách hàng, thúc đẩy sản phẩm, giảm bớt hoài nghi
Chính sách phát triển sản phẩm quốc tế bao gồm các chiến lược:
+ Chiến lược bành chướng hay tiêu chuẩn hoá sản phẩm và truyền thông Trên tất cả các thị trường quốc tế, công ty bán cùng một loại sản phẩm với những chiến dịch quảng cáo giống nhau và theo cùng cách thức khuyến mại mà công ty đã sử dụng trên thị trường nội địa Đó thường là sản phẩm đáp ứng những nhu cầu cơ bản giống nhau Chiến lược bành trướng tỏ ra hấp dẫn trong những điều kiện không kéo theo những khoản chi phí bổ sung và nghiên cứu, sản xuất và xúc tiến bán
+ Chiến lược thích nghi sản phẩm với các điều kiện hay sở thích địa phương nhưng không thay đổi chính sách xúc tiến hỗn hợp.
+ Ngược lại với chiến lược tiêu chuẩn hoá, chiến lược thích ứng sản phẩm được thể hiện ở việc thay đổi các đặc tính của sản phẩm tiêu thụ trên các thị trường xuất khẩu khác nhau Quyết định thay đổi sản phẩm phụ thuộc vào nhiều yếu tố như sở thích của khách hàng nước ngoài, khả năng chi phí cải biến sản phẩm, quy định thể chế của nước nhập khẩu, hàng rào phi thuế quan, khả năng thích nghi sản phẩm mới với môi trường
- Chiến lược đổi mới sản phẩm
+ Các chiến lược thích ứng và điều chỉnh là những tiếp cận có hiệu quả về phương diện Marketing quốc tế, nhưng nó không cho phép công ty chớp lấy những cơ hội của thị trường rộng lớn trên thế giới
+ Lựa chọn chiến lược tiêu chuẩn hoá hay thích nghi hoá sản phẩm
+ Phần lớn các công ty tìm cách phát triển chiến lược sản phẩm cho phép tối ưu hoá lợi nhuận dài hạn hoặc tối đa hoá giá trị hiện tại các dòng tài chính gắn liền với các hoạt động trên thị trường quốc tế Tuy nhiên, lựa chọn chiến lược nào cho phép đạt được các mục tiêu trên không phải là đơn giản và không có câu trả lời chung
+ Thử thách đối với các công ty hoạt động trên thị trường quốc tế là phải phát triển những chiến lược và chính sách sản phẩm để có thể nhạy bén trước những biến đổi của nhu cầu thị trường, của cạnh tranh và các nguồn lực của công ty trên phạm vi quốc tế.
Chính sách sản phẩm phải cân đối giữa nhu cầu và sự thưởng phạt xứng đáng trong việc làm cho sản phẩm thích nghi với thị trường, với những lợi thế cạnh tranh có được từ việc tập trung nguồn lực của công ty vào một số sản phẩm đạt tiêu chuẩn
Quản lý giá và các chiến lược giá trong marketing quốc tế phức tạp hơn so với marketing nội địa Công ty phải đưa ra các quyết định về giá ban đầu cho các đối tượng khách hàng khác nhau, về thay đổi giá hiện tại, về giá cho chủng loại sản phẩm, về hình thức và mức độ kiểm soát về giá trên các thị trường khác nhau, về giá chu chuyển nội bộ trong công ty và về mức độ khác biệt giữa giá nội địa và giá quốc tế Về phương diện quốc tế, chính sách giá có thể có 3 hướng lựa chọn:
- Thứ nhất, chính sách giá duy nhất, tức là quy định giá thống nhất cho sản phẩm trên tất cả các thị trường.
- Thứ hai, chính sách giá thích ứng theo từng khu vực thị trường
- Thứ ba, xác định thông số chung cho tất cả các thị trường và sử dụng chúng khi quyết định giá
Mỗi công ty quốc tế phải quan tâm phát triển những hệ thống định giá và các chính sách định giá làm sao để chỉ ra được những nhân tố cơ bản có liên quan đến quyết định giá trong mỗi một thị trường quốc gia mà tại đó, công ty của mình đang hoạt động Quyết định giá bản sản phẩm trên thị trường quốc tế là một quá trình phức tạp do cùng một lúc phải giải quyết nhiều mối quan hệ Hơn nữa, việc hình thành mức giá còn khó khăn thêm bởi vấn đề thiếu thông tin, phản ứng khác nhau của người tiêu dùng, sự giao động thường xuyên và mức chênh lệch lớn về tỷ giá hối đoái
Mối quan hệ giữa giá quốc tế và giá nội địa
Các phương án về mối quan hệ giữa giá quốc tế với giá nội địa:
PHẦN TÍCH BỐI CẢNH MÔI TRƯỜNG MARKETING QUỐC TẾ CỦA TẬP ĐOÀN LỘC TRỜI
1.1 Đánh giá môi trường tác nghiệp (vi mô & vĩ mô)
Trong bối cảnh lo ngại nguồn cung sụt giảm tại các nước sản xuất lớn, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam đã duy trì đà tăng mạnh từ đầu năm đến nay Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam năm 2023, giá gạo xuất khẩu 5% tấm của nước ta đang ở mức 638 USD/tấn, cao hơn 10 USD so gạo Thái Lan cùng loại giữ vững vị thế là quốc gia xuất khẩu gạo lớn nhất trên thế giới.
Nền kinh tế Việt Nam đang tăng trưởng nhanh và ổn định, dự kiến trong những năm tiếp theo nền kinh tế vẫn tiếp tục tăng trưởng Nhờ có nền tảng vững chắc, nền kinh tế Việt Nam đã thể hiện sức chống chịu đáng kể trong những giai đoạn khủng hoảng, đặc biệt là giai đoạn Covid 19 Tăng trưởng GDP dự kiến sẽ giảm xuống còn 6,3% vào năm
2023, từ mức 8% vào năm 2022, do nhu cầu trong nước và xuất khẩu chững lại Tăng trưởng kinh tế của Việt Nam dự kiến sẽ phục hồi lên mức 6,5% vào năm 2024 do lạm phát trong nước có thể giảm dần từ năm 2024 trở đi
Tỷ giá của USD/VND các tháng gần đây có xu hướng tăng do đó sẽ có lợi cho các doanh nghiệp xuất khẩu như Lộc Trời vì giá của sản phẩm sẽ thấp hơn các sản phẩm cùng loại trên thị trường
+ Thị trường xuất khẩu Châu Âu:
Bức tranh kinh tế các nước Châu Âu những năm gần đây khá ảm đạm sau khi trải qua đại dịch Covid 19 và mới nhất là cuộc khủng hoảng năng lượng và lạm phát tăng cao.Bên cạnh nền kinh tế tăng trưởng vững chắc tại Pháp và Tây Ban Nha, thì kinh tế của Đức không mấy khả quan và liên tiếp trì trệ trong năm nay Dữ liệu chính thức cho thấy
GDP của Pháp đã tăng 0,5% trong giai đoạn từ tháng 4 đến tháng 6, so với quý đầu tiên của năm 2023, nhờ hoạt động ngoại thương mạnh mẽ Trong khi đó, Đức đã trải qua hai quý GDP liên tiếp giảm và rơi vào tình trạng suy thoái Tình trạng kinh tế suy thoái, trong đó có lạm phát cao đã làm giảm sự phát triển kinh tế Châu Âu thông qua nhiều kênh khác nhau, trong đó đáng chú ý là sự sụt giảm nhu cầu đối với hàng hóa tiêu dùng và đầu tư. Điều này chắc chắn sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến các công ty xuất khẩu về cả sản lượng và giá trị đơn hàng.
Việt Nam được đánh giá là có nền chính trị ổn định, thuận lợi cho việc kinh doanh,giao thương, xuất nhập khẩu hàng hóa Nông dân, doanh nghiệp luôn được Nhà nước tạo điều kiện hỗ trợ nhằm thúc đẩy sản xuất kinh doanh, cải thiện chất lượng cuộc sống Đặc biệt, việc tăng cường hợp tác, tham gia vào các hiệp định quốc tế như Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), RCEP; FTA và Liên minh Kinh tế Á-Âu (EAEU), Hiệp định EVFTA, đã mang đến nhiều cơ hội cho các mặt hàng xuất khẩu đi các nước trên thế giới Theo đó, đối với sản phẩm từ gạo, EU sẽ đưa thuế suất về 0% sau 3-5 năm Điều này đã tạo ra cơ hội phát triển mạnh mẽ cho các doanh nghiệp xuất khẩu gạo trong nước.
+ Châu Âu và quốc tế
Trong những năm gần đây, các nước châu Âu đang đối mặt với thách thức to lớn đến từ sự bất ổn chính trị Sự bất bình không chỉ còn âm ỉ mà đã bùng cháy và đang ngày càng gia tăng ở châu Âu, biến thành các cuộc tuần hành và biểu tình với số người tham gia ngày càng tăng Người châu Âu, vốn đã quay cuồng với lạm phát vì tình trạng đứt gãy chuỗi cung ứng và những hệ lụy của đại dịch COVID19, giờ chứng kiến và chịu đựng mọi thứ tồi tệ hơn từ khi xung đột Nga - Ukraine nổ ra, khiến cho nguồn cung lúa mì từBiển Đen gián đoạn cũng đã kéo theo việc Ấn Độ đưa ra lệnh cấm xuất khẩu lúa mì vào tháng 5/2022 Khủng hoảng an ninh lương thực toàn cầu do biến đổi khí hậu ngày càng trầm trọng, nhiều nước đã thực hiện biện pháp “đóng cửa”, cấm xuất khẩu gạo , ưu tiên sản xuất cho thị trường nội địa Điều này vừa là thách thức, vừa tạo ra cơ hội cho sự xâm nhập của gạo Việt trên thị trường quốc tế Theo báo cáo Cung-cầu nông sản thế giới tháng
8, Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) đã nâng dự báo xuất khẩu gạo niên vụ 2022/23 của Việt Nam lên mức 7,9 triệu tấn, từ mức 7,5 triệu tấn được đưa ra trước đó Dự đoán giai đoạn cuối năm nay, tình hình xuất khẩu gạo của nước ta nhiều khả năng vẫn sẽ được thúc đẩy bởi số lượng đơn hàng hàng tốt và giá cả ở mức cao Để nắm bắt cơ hội và khẳng định vị thế ngành gạo Việt Nam, doanh nghiệp xuất khẩu trong nước cần đặc biệt lưu ý duy trì sản xuất bền vững và đảm bảo các tiêu chuẩn quốc tế để hướng tới các thị trường giá trị cao hơn.
Trong 30 năm tiến hành công cuộc đổi mới, Việt Nam đã tích cực, chủ động sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện hệ thống pháp luật về kinh tế nhằm đáp ứng những yêu cầu của quá trình đổi mới và hội nhập quốc tế Nhà nước hỗ trợ các doanh nghiệp xuất khẩu gạo thông qua các hiệp hội, chủ yếu là hiệp hội xuất khẩu gạo Việt Nam Thông qua hiệp hội Nhà nước hỗ trợ vốn, các thông tin về thị trường, gắn kết các doanh nghiệp xuất khẩu gạo trong một khối để có chiếm ưu thế trong các hợp đồng xuất khẩu, điều chỉnh giá của gạo xuất khẩu Thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, đặc biệt là hàng nông, thủy sản cũng được đơn giản hóa, tạo thuận lợi thương mại và được ưu tiên trong thực hiện thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan.
Châu Âu có quy định rất khắt khe đối với các mặt hàng nhập khẩu nước ngoài Chất lượng tiêu chuẩn của lúa gạo nhập khẩu theo luật pháp châu Âu phải đảm bảo các yếu tố về độ ẩm, sản lượng gạo xát, kích thước do EU đề ra Quy định số 1308/2013, cập nhật năm 2020 của EC đưa ra tiêu chuẩn cho gạo, cụ thể:
Có chất lượng cao, không mùi.
Chứa độ ẩm tối đa 13%.
Có sản lượng gạo xát nguyên hạt 63% trọng lượng (với tỷ lệ hạt lép 3%).
Các quy định của EU về vệ sinh thực phẩm bao gồm tất cả các công đoạn sản xuất, chế biến, phân phối và đưa ra thị trường EU quy định về an toàn vệ sinh thực phẩm như sau:
Quy định EC số 178/2002: Luật thực phẩm chung châu Âu bao gồm các quy trình liên quan đến truy xuất nguồn gốc, các quy định liên quan đến vệ sinh và chất gây ô nhiễm trong thực phẩm.
Quy định EC số 852/2004: Cập nhật năm 2021 về vệ sinh thực phẩm không có nguồn gốc động vật của Nghị viện và Hội đồng châu Âu.
Tuân thủ các hệ thống quản lý an toàn thực phẩm như ISO 9001, ISO 22000 cùng với việc áp dụng các nguyên tắc phân tích mối nguy và kiểm soát điểm tới hạn (HACCP) để đảm bảo an toàn
Bên cạnh đó, các nước châu Âu cũng có tiêu chuẩn về nhãn mác, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong thực phẩm và các quy định liên quan đến kiểm dịch thực vật và sản phẩm từ thực vật nhập khẩu, nhằm đảm bảo các cây trồng không bị nhiễm sâu bệnh hay các sinh vật khác gây hại Với các quy định rõ ràng, khắt khe trong việc tiêu thụ các mặt hàng nông sản, đã đặt ra thách thức rất lớn đến các doanh nghiệp xuất khẩu nói chung mà doanh nghiệp xuất khẩu gạo nói riêng Điều này đòi hỏi sự đổi mới, cải tiến trong sản xuất và kiểm soát chất lượng nhằm đáp ứng nhu cầu.
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ QUẢN LÝ SẢN PHẨM GẠO CỦA TẬP ĐOÀN LỘC TRỜI
2.1 Tổng quan về tập đoàn Lộc Trời
2.1.1 Giới thiệu về tập đoàn Lộc Trời
- Lịch sử hình thành và phát triển:
Thành lập từ năm 1993, Tập đoàn Lộc Trời luôn gắn bó với người nông dân và đóng góp vào sự phát triển bền vững của nền nông nghiệp Việt Nam Tập đoàn với 25 chi nhánh trải rộng khắp Việt Nam, một chi nhánh tại Campuchia
Tập đoàn Lộc Trời – tiền thân là Công ty cổ phần bảo vệ thực vật An Giang (AGPPS) là nhà sản xuất, cung ứng sản phẩm và dịch vụ dẫn đầu thị trường Việt Nam trong lĩnh vực nông nghiệp, với chuỗi giá trị bền vững từ nghiên cứu, sản xuất, kinh doanh các sản phẩm hạt giống, thuốc bảo vệ thực vật, các sản phẩm hữu cơ sinh học, lúa gạo, cà phê. Sau 30 năm thành lập và phát triển, Công ty Cổ phần Tập đoàn Lô “c Trời đã trở thành tâ “p đoàn dịch vụ nông nghiê “p hàng đầu Viê “t Nam, với đội ngũ nhân viên 3.600 người, bao gồm lực lượng kỹ sư nông nghiê “p “3 Cùng” trên 1.200 người và hàng trăm chuyên gia nghiên cứu giống cây trồng, sản phẩm và giải pháp xử lý mùa vụ, cùng với các quy trình canh tác đáp ứng được tiêu chí chất lượng của các thị trường cao cấp như châu Âu, Hoa Kỳ, Nhâ “t Bản, Úc, sản phầm hiện diện tại hơn 40 quốc gia và hơn 100 đối tác là các tập đoàn nông nghiệp, thực phẩm hàng thế giới
Hiện thực hóa những ước vọng của nông dân, nâng cao vị thế và chất lượng cuộc sống của người nông dân, góp phần xây dựng những vùng nông thôn đáng sống.
Là Tập đoàn hàng đầu khu vực về dịch vụ nông nghiệp với Chuỗi giá trị nông nghiệp bền vững và các thương hiệu nông sản dẫn đầu
Là người phụng sự được nông dân và người tiêu dùng tin yêu hàng đầu;
Tiên phong trong việc ứng dụng các giải pháp khoa học công nghệ tiên tiến hướng tới hiệu quả.
Mang lại cuộc sống sung túc cho nhân viên, đem lại lợi nhuận cao cho nhà đầu tư dài hạn.
2.1.2 Giới thiệu về sản phẩm gạo của tập đoàn Lộc Trời
Lô “c Trời là đơn vị duy nhất trên thế giới triển khai canh tác lúa gạo bền vững theo tiêu chuẩn SRP (Sustainable Rice Platform) đạt kết quả 100 điểm hoàn hảo trong 3 năm liên tục 2020, 2021 và 2022, cùng với hê “ thống sản xuất lúa gạo đáp ứng những tiêu chuẩn khắt khe trên thế giới như BRCGS, SMETA, HACCP, HALAL…
Với cam kết “Cùng nông dân phát triển bền vững”, Lô “c Trời phát triển năng lực tổ chức sản xuất nông sản trên quy mô lớn, liên kết với các hợp tác xã và hơn 200.000 hộ nông dân, xây dựng và hướng dẫn thực hiện các quy trình canh tác nhằm tối ưu hoá, cơ giới hóa các hoạt động mùa vụ, tổ chức thu hoạch và vâ “n chuyển… giúp nâng cao hiê “u quả sản xuất và tiết giảm chi phí, đảm bảo lợi nhuâ “n ổn định và góp phần nâng cao chất lượng đời sống tại khu vực nông thôn.
Sản phẩm gạo mang thương hiệu Hạt Ngọc Trời cùng với nhiều giống lúa tự lai tạo của Lộc Trời đã đạt nhiều giải thưởng tại các cuộc thi gạo uy tín quốc tế Năm 2015, sản phẩm gạo Lộc Trời 1 đã vinh dự đạt danh hiệu “Top 3 Gạo ngon nhất Thế giới” do The Rice Trader tổ chức.
Năm 2018, tại Hội nghị Thương mại Gạo đại lục lần thứ 5 được tổ chức tại Trung Quốc năm 2018, gạo Lộc Trời 28 đạt giải nhất phân khúc gạo thơm Hai sản phẩm gạo Hạt Ngọc Trời Thiên Vương và Hạt Ngọc Trời Tiên Nữ của Lộc Trời đạt OCOP 5 sao cấp quốc gia năm 2020 Giống lúa OM5451 Lộc Trời sở hữu hiện là Top 10 Tin dùng Việt Nam 2021 Giống lúa OM18 được công nhận là gạo thơm xuất khẩu nhiều nhất Việt Nam và gạo Hạt Ngọc Trời Thiên Vương (Lộc Trời 28) được vinh danh là Gạo ngon nhất Việt Nam tại Festival Lúa gạo Việt Nam lần 5, tổ chức tại Vĩnh Long tháng 1/2022.
Bên cạnh đó, Lộc Trời vinh dự là Thương hiệu Quốc gia (2016, 2018, 2020), là
“Doanh nghiệp xuất khẩu uy tín” 3 năm liên tục (2018 – 2020) theo chứng nhận của BộCông Thương
2.2 Thực trạng quản lý sản phẩm gạo của tập đoàn Lộc Trời
2.2.1 Tổng quan về sản phẩm gạo của tập đoàn Lộc Trời
Hai sản phẩm Hạt Ngọc Trời Thiên Vương và Hạt Ngọc Trời Tiên Nữ của Tập đoàn Lộc Trời vừa được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cấp giấy chứng nhận và công bố sản phẩm OCOP 5 sao cấp quốc gia năm 2020
Hạt Ngọc Trời Thiên Vương
Năm 2018, giống lúa Lộc Trời 28 của Tập đoàn Lộc Trời giành giải nhất phân khúc gạo thơm tại Hội nghị Thương mại gạo năm châu lần thứ 5 ở Quảng Đông (Trung Quốc), vượt qua hàng loạt các đối thủ nặng ký đến từ Trung Quốc, Thái Lan, Ấn Độ.
Tháng 3-2020, Tập đoàn Lộc Trời sản xuất gạo thơm đặc sản Hạt Ngọc Trời Thiên Vương từ giống lúa Lộc Trời 28, chính thức đưa sản phẩm gạo ngon đặc sắc đến tay người tiêu dùng Đặc biệt, sản phẩm gạo Thiên Vương đạt 100 điểm tuyệt đối theo quy trình canh tác lúa bền vững (SRP)
Sản phẩm thu hút người tiêu dùng với hạt gạo thon dài mảnh mai, thoảng mùi thơm dứa (lá nếp) khi nấu Hạt cơm khi ăn có vị đậm, ngọt hậu cùng độ mềm, dẻo, không dính. Đây được xem là sự hòa quyện tinh tế giữa hương lài và hương lá dứa của hai giống lúa bố mẹ lừng danh là Lộc Trời 1 và Basmati Trong đó, Lộc Trời 1 là giống lúa đầu tiên của Việt Nam đạt Top 3 cuộc thi "Gạo ngon nhất thế giới" năm 2015 do The Rice Trader tổ chức Với thời gian sinh trưởng ngắn có thể trồng được quanh năm, năng suất ổn định từ
5 - 7 tấn/ha Lộc Trời 28 đang được trồng trên diện tích hàng ngàn hécta và được mở rộng vùng trồng tại các tỉnh, thành ĐBSCL
Hạt Ngọc Trời Tiên Nữ
Hạt gạo Tiên Nữ có hình dáng thon dài đặc trưng, khi nấu sản phẩm cho chất cơm dẻo mềm, vị ngọt nhẹ dịu và đặc biệt cơm vẫn mềm khi để nguội.
Cả hai loại gạo này đều được sản xuất theo quy trình khép kín từ đồng ruộng đến bàn ăn: giống được gieo trên vùng nguyên liệu đạt chuẩn SRP với các kỹ sư "3 Cùng" (cùng ăn, cùng ở, cùng làm) theo sát toàn bộ quy trình canh tác; nguyên liệu lúa sạch được tiến hành chế biến trong hệ thống nhà máy hiện đại đạt chuẩn BRC - tiêu chuẩn toàn cầu về an toàn thực phẩm do Hiệp hội Bán lẻ Anh (British Retailer Consortium) thiết lập vào năm 1998.
Theo đánh giá của Hội đồng OCOP cấp quốc gia, cả hai sản phẩm này đều được áp dụng công nghệ sản xuất và chế biến hiện đại, do vậy cần đẩy mạnh các giải pháp về tổ chức sản xuất và thúc đẩy thị trường, khẳng định vai trò dẫn dắt sản xuất tại địa phương. Hiện nay, Lộc Trời là tập đoàn dịch vụ nông nghiệp hàng đầu Việt Nam với diện tích canh tác lúa trên 1 triệu hecta, sở hữu bản quyền giống lúa OM5451 chủ lực cho xuất khẩu, có viện nghiên cứu với 7 trung tâm nghiên cứu trực thuộc cùng năng lực tổ chức sản xuất quy mô lớn (với 1.300 kỹ sư nông nghiệp "3 Cùng"), khả năng đảm bảo các tiêu chí khắt khe nhất như: BRC, SMETA, HACCP, HALAL theo tiêu chuẩn Mỹ, Nhật, châu Âu.
Gạo thơm đặc sản Hạt ngọc trời Thiên Vương và gạo Hạt Ngọc Trời Tiên Nữ là sản phẩm của Công ty TNHH MTV lương thực Thoại Sơn (thuộc Tập đoàn Lộc Trời).
ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP.69 3.1 Đánh giá
Về chiến lược phát triển sản phẩm: Tập đoàn Lộc Trời thực hiện chiến lược phát triển SP theo khuynh hướng toàn cầu, doanh nghiệp luôn chú trọng đầu tư phát triển sản phẩm theo hướng đổi mới sáng tạo, tập trung ứng dụng KH&CN và các mô hình sản xuất
- kinh doanh tiên tiến để đưa những sản phẩm tốt nhất, mới nhất ra thị trường quốc tế. Đặc biệt với sản phẩm nông nghiệp xuất khẩu lại càng đòi hỏi nhiều yêu cầu khắt khe từ thương hiệu tới chất lượng của các thị trường khó tính, trong đó có Châu Âu Từ chú trọng khâu giống với sự ra đời của Trung tâm Nghiên cứu Nông nghiệp Định Thành với hàng loạt trang thiết bị hiện đại phục vụ công tác nghiên cứu khoa học và đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho Tập đoàn, Tập đoàn còn đã đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng KH&CN, đặc biệt là đẩy mạnh hợp tác với các nhà khoa học trong nước và quốc tế để nghiên cứu, phát triển bộ giải pháp và sản phẩm theo hướng hữu cơ, sinh học để nuôi dưỡng, bảo vệ cây trồng Tập đoàn Lộc Trời đảm bảo bao tiêu, chế biến trong toàn bộ vùng nguyên liệu sản xuất cho bà con nông dân với chất lượng ổn định, an toàn và đạt tiêu chuẩn xuất khẩu vào các thị trường khó tính như Mỹ, châu Âu Nhờ vậy là Lộc Trời đã mở rộng thị trường đối tác xuất khẩu lên tới hơn 40 quốc gia trên khắp thế giới tại các khu vực EU, Vương quốc Anh, châu Phi, Australia, khu vực Trung Đông và các nước láng giềng ở châu Á.
Về khía cạnh quản trị tuyến (phổ) sản phẩm quốc tế: Lộc Trời lựa chọn Chính sách
SP địa phương hóa, phát triển và điều chỉnh sản phẩm gạo sao cho phù hợp với nhu cầu và yêu cầu khắt khe tại các thị trường khác nhau phù hợp với xu hướng tập trung nâng cao chất lượng và thương hiệu gạo xuất khẩu Sản phẩm gạo được xuất khẩu sang Châu Âu được đảm bảo thỏa mãn nhu cầu của khách hàng địa phương và các yếu tố môi trường Gạo Lộc Trời không chỉ đáp ứng những yêu cầu cao nhất mà thị trường châu Âu yêu cầu về quy trình canh tác, bộ sản phẩm bảo vệ cây trồng đạt chuẩn mà còn là tính bền vững và ưu tiên bảo vệ con người, bảo vệ môi trường trong sản xuất nông nghiệp quy mô lớn Với khuynh hướng theo đuổi thị trường toàn cầu nên với mỗi thị trường xuất khẩu,
DN đều phải thỏa mãn những yêu cầu riêng về chất lượng sản phẩm Và để có thể xuất khẩu sang thị trường Châu Âu khó tính thì Lộc Trời đã phải đầu tư cải tiến và đẩy mạnh cơ sở vật chất, quy trình quản lý theo các tiêu chuẩn quốc tế Tới thời điểm hiện nay Theo đại diện Tập đoàn Lộc Trời, Công ty Nông sản Lộc Trời (LTA) với năng lực vận hành hệ thống 24 nhà máy sở hữu và liên kết trên khắp các tỉnh Đồng bằng sông Cửu long có công suất sấy lúa gần 26.000 tấn/ngày, xay xát gạo hơn 22.000 tấn/ngày cùng với sức chứa 1 triệu tấn lúa khô, áp dụng quy trình quản lý chất lượng đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế như BRC, HALAL, HACCP và SMETA… phù hợp với yêu cầu của từng thị trường xuất khẩu mục tiêu như: Châu Âu, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Úc.
Hiệu quả hoạt động quản lý sp gạo của tập đoàn Lộc Trời thích ứng với các điều kiện môi trường marketing TMQT
Về môi trường thương mại quốc tế, nhờ các Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam -
EU (EVFTA) và những ưu đãi về thuế quan đã tạo điều kiện cho doanh nghiệp Việt phát huy ưu thế vốn có về sản phẩm gạo xuất khẩu Thương hiệu gạo Việt luôn được kiểm chứng thuộc hàng top thế giới nhưng chỉ mạnh về số lượng, còn chất lượng & thương hiệu còn chưa được công nhận Nhờ những chính sách phát triển trong và ngoài nước đã thúc đẩy sự phát triển của thương hiệu gạo Việt trên phạm vi toàn thế giới Đơn cử, năm
2020, Tập đoàn Lộc Trời được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn lựa chọn là đơn vị đầu tiên xuất khẩu gạo Việt Nam sang thị trường châu Âu hưởng thuế suất 0% theo Hiệp định EVFTA Đến nay, Tập đoàn Lộc Trời đã xuất khẩu khoảng 30.000 tấn gạo sang thị trường Châu Âu Đến ngày nay Thương hiệu gạo Việt đã có sự bảo chứng về chất lượng ngon, an toàn, được ưa chuộng ở phạm vi thế giới.
Với những chính sách tạo điều kiện đẩy mạnh xuất khẩu nông sản của chính phủ VN và sự mở cửa của thị trường EU - xuất khẩu gạo sang một số thị trường tại EU tăng trưởng ở mức 3 con số Các doanh nghiệp VN được tạo điều kiện lớn để nâng cao hoạt động xuất khẩu, tuy nhiên đòi hỏi nhưng cái tiến về mặt chất lượng và quy trình nghiêm ngặt Cách đây vài năm rất khó khăn vào thị trường này vì không có quy trình, tiêu chuẩn rõ, gạo không đạt chuẩn Từ năm 2020, Tập đoàn Lộc Trời đã đầu tư vào chuỗi giá trị bền vững như giống, phân, thuốc dịch vụ nông nghiệp, hợp tác nông dân vận chuyển xuất khẩu Nhờ đó, gạo của Lộc Trời mới thành công xuất khẩu sang EU và Anh, hiện lượng gạo tập đoàn này xuất khẩu sang các thị trường khó tính như EU tăng cao từng năm. Hiệu quả hoạt động quản lý SP Gạo của tập đoàn Lộc Trời thích ứng với các điều kiện môi trường, thị trường trong và ngoài nước
Lĩnh vực xuất khẩu gạo vốn là một thị trường cạnh tranh và nhiều rủi ro vốn được coi là lĩnh vực khó và lợi nhuận không cao như nhiều ngành xuất khẩu khác Dù nhận biết được điều đó nhưng với Lộc Trời ngành lúa gạo vẫn mang lại lợi nhuận cao, đại diện tập đoàn đã cho biết rằng: “Khi xuất khẩu gạo vào châu Âu, khó khăn nhất là nếu ta chỉ là xuất khẩu đơn thuần hoặc có nhà máy mua lúa xay xát thì không thể xây dựng được thương hiệu tại châu Âu” Lộc Trời ý thức sâu sắc về việc tạo dựng thương hiệu chung cho hạt gạo VN là Vietnam Rice, từ đó đẩy mạnh xây dựng các thương hiệu quốc gia về lúa gạo, từ vùng trồng, giám sát đến tính truy xuất nguồn gốc Chiến lược này giúp DN đã có bước phát triển vượt bậc trong ngành so với các đối thủ để trở thành doanh nghiệp tiên phong dẫn bước vào “sân chơi quốc tế” và dẫn đầu trong ngành xuất khẩu lúa gạo sang thị trường Châu Âu.
Môi trường kinh tế - chính trị thế giới: Trước tình hình nhiều nước như Ấn Độ - quốc gia chiếm đến 40% xuất khẩu gạo toàn cầu, cùng Các tiểu Vương quốc Arab Thống nhất và Nga lần lượt cấm xuất khẩu gạo …cho thấy khả năng xuất khẩu gạo không ổn định, gây khan hiếm nguồn cung và giá gạo bị đẩy lên ở mức kỷ lục, việc giá gạo tăng dự kiến sẽ kéo dài hơn vì nhu cầu trên thị trường bị thiếu hụt so với nguồn cung, đặc biệt là các loại gạo cao cấp mà Việt Nam và Thái Lan đang sản xuất Khách hàng lớn như EU luôn muốn có giá ổn định và Lộc Trời đang tìm kiếm phương thức hợp tác đảm bảo giá bán ổn định trong thời gian dài Lộc Trời luôn chuẩn bị cho các trường hợp biến động của thị trường và có đủ lượng hàng trong kho để sẵn sàng cho các đơn hàng đã ký kết Tới thời điểm này, lượng hàng trong kho của Lộc Trời là 200.000 tấn gạo và doanh nghiệp đã có những hợp đồng mới để sẵn sàng xuất khẩu từ bây giờ đến giữa tháng 11/2023 Điều này tạo nên lợi thế cạnh tranh lâu dài cho Lộc Trời nói riêng và VN nói chung so với các đối thủ cạnh tranh khác Uy tín thương hiệu và sự ổn định chất lượng luôn được coi là bí quyết thành công của tập đoàn trong quá trình phát triển.
Với thị trường Châu Âu khắt khe, đòi hỏi rất nhiều những tiêu chuẩn về mặt chất lượng, nguồn gốc, do vậy nên Tập đoàn Lộc Trời đã thực hiện việc quản lý sản phẩm nghiêm ngặt về mọi mặt nhằm nâng cao uy tín, tạo dựng thương hiệu Việt tại thị trường Châu Âu Để tạo nên chất lượng hạt gạo, Tập đoàn Lộc Trời đã kết hợp đầu tư sản xuất cùng nông dân ngay từ khâu gieo trồng đến chăm sóc, chế biến và tiêu thụ sản phẩm Với những đơn hàng lớn được đặt trước từ 4 - 15 tháng, các đơn vị thành viên của tập đoàn sẽ phối hợp sản xuất quy mô lớn một cách đồng bộ từ việc quy hoạch vùng trồng, chọn giống phù hợp, thực hiện quy trình canh tác khoa học, ưu tiên sử dụng các sản phẩm vâ “t tư nông nghiê “p sinh học, sử dụng máy nông nghiê “p trong suốt các công đoạn từ đầu vụ đến cuối vụ, tổ chức thu hoạch, vâ “n chuyển, sấy, lưu kho… nhằm đảm bảo cam kết chất lượng cao nhất, lúa gạo mới nhất trên thị trường cho khách hàng của mình.Toàn bộ các lô hàng này đều được đàm bảo về chất lượng và được đóng gói trong bao bì riêng đã đăng ký mẫu mã quốc tế của Tập đoàn Lộc Trời Đặc biệt, lượng gạo “Cơm ViệtNam Rice” xuất khẩu sang Pháp sẽ được bày bán trong Carrefour - hệ thống đại siêu thị lớn nhất Châu Âu Hiện tại, các thương hiệu gạo Hạt Ngọc Trời, gạo VibiGaba của Tập đoàn không chỉ tạo được niềm tin với người tiêu dùng trong nước mà còn đáp ứng được các yêu cầu khắt khe của các thị trường khó tính trên thế giới. Đại dịch Covid các nhà máy bị cắt giảm nhân lực, nhất là công nhân trực tiếp sản xuất để đảm bảo thực hiện “3 tại chỗ” dẫn đến việc giảm năng suất của các nhà máy Bên cạnh đó, các phương tiện vận chuyển hàng hoá cũng có những khó khăn nhất định trong lưu thông ảnh hưởng đến tiến độ đưa hàng hóa ra cảng Do ảnh hưởng của dịch Covid-19,nhiều chi phí leo thang đã khiến lợi nhuận của nhiều doanh nghiệp xuất khẩu gạo niêm yết bị “co hẹp” lại Trong bối cảnh đó, để đảm bảo uy tín thương hiệu, Lộc Trời buộc phải đàm phán với khách hàng để điều chỉnh thời gian giao hàng và hoãn ký kết các hợp đồng mới Dù gặp rất nhiều khó khăn do giá cước vận tải đường biển tăng rất cao, LTA đã xuất khẩu hơn 80.000 tấn gạo, tăng gần 4 lần về sản lượng và doanh số, sản xuất theo quy trình khép kín từ hạt giống đến hạt gạo, đáp ứng tốt các tiêu chí về chất lượng của các khách hàng tại các thị trường khó tính như châu Âu, Anh, châu Phi, Úc, khu vực Trung Đông và các nước láng giềng ở châu Á Kết quả kinh doanh ấn tượng bất chấp đại dịch Covid-19 là thành quả của toàn đội ngũ Lộc Trời trong việc chủ động tổ chức sản xuất an toàn, ổn định giá và nhịp cung ứng vật tư, dịch vụ nông nghiệp, phối hợp chặt chẽ với địa phương và nông dân đảm bảo hoạt động canh tác mùa vụ, thu mua nông sản không tiếp xúc, bảo đảm lợi nhuận cho hệ thống đại lý cũng như bà con nông dân.
Hiệu quả hoạt động quản lý SP Gạo của tập đoàn Lộc Trời thích ứng với các điều kiện khách hàng:
Gạo không phải là mặt hàng lương thực truyền thống tại các nước châu Âu, song thị trường này vẫn có nhu cầu nhất định về một số sản phẩm đặc biệt là gạo dinh dưỡng, gạo chất lượng cao Người Châu Âu có sự đòi hỏi cao về hương vị, độ dẻo của từng hạt gạo, và gạo chất lượng cao của VN, chủ yếu là các loại gạo thơm đã đánh trúng được thị hiếu của người tiêu dùng châu Âu Xác định được lợi thế và tiềm năng Lộc Trời đã xây dựng một thương hiệu và tháng 7/2022, cùng với Thương vụ Việt Nam tại Pháp giới thiệu 1 đơn vị nhập khẩu, xây dựng thương hiệu Cơm Vietnam Rice để xuất khẩu vào thị trường. Ngay lập tức, loại gạo này đã tạo ra sự tò mò của người dân thế giới với câu hỏi “Cơm là gì?” Sau đó, Tập đoàn tổ chức giới thiệu trực tiếp đến người tiêu dùng thị trường Pháp. Người tiêu dùng đã chấp nhận sản phẩm và phản hồi rằng cơm Việt Nam rất thơm, ăn rất ngon Nhà nhập khẩu cũng đề nghị, sau khi thử cả với người tiêu dùng, nhà xuất khẩu và doanh nghiệp, gạo Việt Nam phải nằm ở phân khúc cao nhất trên thị trường.
Tập trung đẩy mạnh phát triển hình ảnh và vị thế thương hiệu gạo Việt nói chung và gạo Lộc Trời nói riêng để nâng cao khả năng cạnh tranh so với đối thủ lớn như là Thái Lan, Campuchia,
Trước những biến động kinh tế & chính trị trong nước và thế giới, DN cần đảm bảo sản lượng và chất lượng gạo xuất khẩu ở mức ổn định, giữ được uy tín thương hiệu bằng việc hoàn thiện chuỗi giá trị nông nghiệp bền vững từ gieo trồng đến sản xuất phục vụ tiêu dùng nội địa và xuất khẩu để doanh nghiệp trở thành nguồn cung cấp lương thực ổn định cho Việt Nam và thế giới.
Gạo Việt Nam tại Pháp thường xuyên 3-4 lần hết hàng, nhưng không dễ dàng cung cấp đều đặn vì để xuất khẩu sang Châu Âu phải đảm bảo cách làm chuẩn từ người nông dân là không tồn dư hoá chất bị cấm Mà hoạt động sản xuất lúa gạo có tính mùa vụ, hàng hoá tăng cao vào một số thời điểm trong năm, gây áp lực lên hệ thống vận chuyển trong chuỗi cung ứng của Tập đoàn Lộc Trời Doanh nghiệp có thể thực hiện mô hình “trồng lúa rải vụ” với quy trình cơ giới hóa đồng bộ và canh tác khoa học để tránh bị dồn ứ cục bộ một sản lượng lúa quá lớn do việc xuống giống đồng loạt và thu hoạch đồng loạt ở nhiều địa phương vào cùng một thời điểm mà vẫn đảm bảo chất lượng gạo xuất khẩu cho những thị trường khó tính.
Nâng cao sản lượng và đảm bảo mối quan hệ bền vững với nông dân: Doanh nghiệp cần mở rộng vùng trồng để tăng sản lượng cho xuất khẩu, xây dựng vùng nguyên liệu đảm bảo cung ứng đầy đủ, theo tiến độ mùa vụ nguồn giống, thuốc, phân, dịch vụ nông nghiệp và bao tiêu đầu ra cho bà con nông dân Đồng thời đảm bảo được sự cam kết của nông dân khi có sự thay đổi về giá lúa trên thị trường vì giá lúa biến động khá nhanh và phụ thuộc vào các nguồn cung cấp chung, chủ yếu là 3 nước Ấn Độ, Thái Lan và Việt Nam. Đi kèm với nâng cao chất lượng Tập đoàn cần đa dạng chủng loại gạo để đáp ứng nhu cầu đa dạng của thị trường quốc tế chinh phục các thị trường khó tính như EU, Mỹ, Canada, Australia và nâng cao lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ khác.