Tái phát triển theo hướng bền vững các công trình công cộng giai đoạn 19751986 tại Hà NộiTái phát triển theo hướng bền vững các công trình công cộng giai đoạn 19751986 tại Hà NộiTái phát triển theo hướng bền vững các công trình công cộng giai đoạn 19751986 tại Hà NộiTái phát triển theo hướng bền vững các công trình công cộng giai đoạn 19751986 tại Hà NộiTái phát triển theo hướng bền vững các công trình công cộng giai đoạn 19751986 tại Hà NộiTái phát triển theo hướng bền vững các công trình công cộng giai đoạn 19751986 tại Hà NộiTái phát triển theo hướng bền vững các công trình công cộng giai đoạn 19751986 tại Hà NộiTái phát triển theo hướng bền vững các công trình công cộng giai đoạn 19751986 tại Hà NộiTái phát triển theo hướng bền vững các công trình công cộng giai đoạn 19751986 tại Hà NộiTái phát triển theo hướng bền vững các công trình công cộng giai đoạn 19751986 tại Hà NộiTái phát triển theo hướng bền vững các công trình công cộng giai đoạn 19751986 tại Hà NộiTái phát triển theo hướng bền vững các công trình công cộng giai đoạn 19751986 tại Hà NộiTái phát triển theo hướng bền vững các công trình công cộng giai đoạn 19751986 tại Hà NộiTái phát triển theo hướng bền vững các công trình công cộng giai đoạn 19751986 tại Hà NộiTái phát triển theo hướng bền vững các công trình công cộng giai đoạn 19751986 tại Hà NộiTái phát triển theo hướng bền vững các công trình công cộng giai đoạn 19751986 tại Hà NộiTái phát triển theo hướng bền vững các công trình công cộng giai đoạn 19751986 tại Hà NộiTái phát triển theo hướng bền vững các công trình công cộng giai đoạn 19751986 tại Hà NộiTái phát triển theo hướng bền vững các công trình công cộng giai đoạn 19751986 tại Hà NộiTái phát triển theo hướng bền vững các công trình công cộng giai đoạn 19751986 tại Hà NộiTái phát triển theo hướng bền vững các công trình công cộng giai đoạn 19751986 tại Hà NộiTái phát triển theo hướng bền vững các công trình công cộng giai đoạn 19751986 tại Hà NộiTái phát triển theo hướng bền vững các công trình công cộng giai đoạn 19751986 tại Hà NộiTái phát triển theo hướng bền vững các công trình công cộng giai đoạn 19751986 tại Hà NộiTái phát triển theo hướng bền vững các công trình công cộng giai đoạn 19751986 tại Hà NộiTái phát triển theo hướng bền vững các công trình công cộng giai đoạn 19751986 tại Hà NộiTái phát triển theo hướng bền vững các công trình công cộng giai đoạn 19751986 tại Hà NộiTái phát triển theo hướng bền vững các công trình công cộng giai đoạn 19751986 tại Hà Nội
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG HÀ NỘI
Trang 2Nguyễn Đức Vinh
TÁI PHÁT TRIỂN THEO HƯỚNG BỀN VỮNG
CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG CỘNG GIAI ĐOẠN 1975-1986
TS.KTS NGUYỄN VIỆT HUY
Hà Nội - Năm 2023
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận án là trung thực, khách quan và chưa từng được công
bố ở bất kỳ nơi nào
Tác giả luận án
Nguyễn Đức Vinh
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Để có được kết quả này, tôi đã nhận được sự khích lệ, động viên và giúp đỡ chất lượng của các Thầy giáo hướng dẫn khoa học: PGS.TS.KTS Nguyễn Quang Minh và TS.KTS Nguyễn Việt Huy Xin gửi lời tri ân trân trọng tới các Thầy
Tôi cũng luôn nhận được sự hỗ trợ và góp phần định hình tư duy khoa học trong suốt quá trình làm việc từ PGS.TS.KTS Trần Minh Tùng Cũng như sự đồng hành gắn bó suốt thời gian thực hiện luận án từ đồng nghiệp TS.KTS Vũ Thị Hương Lan Xin trân trọng gửi lời cảm ơn
Xin phép được gửi lời cảm ơn tới anh em đồng nghiệp đã luôn theo dõi quá trình làm việc, kịp thời động viên và đưa ra những góp ý, giúp đỡ chuyên môn kịp thời Cảm ơn anh em cộng sự ở X.Y.Z team, AiCONS team đã gánh vác công việc suốt thời gian thực hiện nghiên cứu này của tôi
Cuối cùng, xin cảm ơn vợ tôi và đại gia đình đã luôn sát cánh, tạo động lực thúc đẩy để tôi đủ ý chí hoàn thành công việc này, mở ra một giai đoạn mới cho con đường nghiên cứu khoa học trong tương lai
Tác giả luận án
Nguyễn Đức Vinh
Trang 5MỤC LỤC MỤC LỤC III DANH MỤC BẢNG BIỂU VI DANH MỤC HÌNH ẢNH VII DANH MỤC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT X
MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Mục đích nghiên cứu 3
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4
3.1 Đối tượng nghiên cứu 4
3.2 Phạm vi nghiên cứu 4
4 Phương pháp nghiên cứu 5
5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 6
6 Những đóng góp mới của luận án 6
7 Cấu trúc luận án 7
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TRÌNH CÔNG CỘNG GIAI ĐOẠN 1975-1986 VÀ NHỮNG HƯỚNG NGHIÊN CỨU TÁI PHÁT TRIỂN CÁC CÔNG TRÌNH NÀY TẠI HÀ NỘI 8
1.1 Một số khái niệm và thuật ngữ liên quan 8
1.2 Khái quát quá trình hình thành và phát triển CTCC thời kỳ Hiện đại trên thế giới 11
1.3 Tổng quan về nghiên cứu tái phát triển CTCC trên thế giới và ở Việt Nam 14
1.3.1 Trên thế giới 14
1.3.2 Ở Việt Nam 22
1.4 Sơ lược về sự phát triển của CTCC tại Hà Nội thời kỳ 1954-1986 31
1.4.1 Bối cảnh lịch sử, văn hóa, xã hội 31
1.4.2 Kiến trúc CTCC tại Hà Nội giai đoạn 1954-1964 34
1.4.3 Kiến trúc CTCC tại Hà Nội giai đoạn 1965-1972 36
1.4.4 Kiến trúc CTCC tại Hà Nội giai đoạn 1973- 1986, tập trung vào thời điểm từ 1975 37
1.5 Thực trạng tái phát triển các CTCC giai đoạn 1975-1986 tại Hà Nội 42
1.5.1 Về quy hoạch và số lượng 42
1.5.2 Về kiến trúc, trang trí và kỹ thuật 47
1.5.3 Về các giá trị tinh thần 56
1.6 Các vấn đề tồn tại cần nghiên cứu 57
1.6.1 Thiếu khung pháp lý và cơ sở lý thuyết để phân loại, đánh giá 57
1.6.2 Thiếu cơ sở khoa học để đưa ra các giải pháp tái phát triển theo hướng bền vững 57
1.6.3 Thiếu chuyên gia và các quy trình hướng dẫn chuyên môn 58
1.6.4 Thiếu nguồn kinh phí và cơ chế tạo nguồn 59
CHƯƠNG 2: CÁC CƠ SỞ KHOA HỌC ĐỂ TÁI PHÁT TRIỂN CÁC CTCC GIAI ĐOẠN 1975-1986 TẠI HÀ NỘI THEO HƯỚNG BỀN VỮNG 61
2.1 Cơ sở pháp lý 61
2.1.1 Hệ thống văn bản pháp lý về di sản hóa và đánh giá giá trị công trình kiến trúc 61
2.1.2 Hệ thống văn bản pháp lý về quản lý xây dựng công trình kiến trúc 64
Trang 62.1.3 Hệ thống văn bản pháp lý về đánh giá chất lượng công trình 66
2.2 Cơ sở lý thuyết 69
2.2.1 Các quan điểm bảo tồn hiện đại nhìn nhận qua các Hiến chương quốc tế về bảo tồn 69
2.2.2 Các lý thuyết về phát triển bền vững và kiến trúc bền vững 69
2.2.3 Lý thuyết về di sản đô thị 71
2.2.4 Lý thuyết về Chuyển hóa luận 73
2.3 Các yếu tố ảnh hưởng tới tái phát triển hướng tới bền vững các CTCC giai đoạn 1975-1986 tại Hà Nội 74
2.3.1 Các yếu tố tự nhiên và tác động môi trường 74
2.3.2 Các yếu tố quy hoạch và kiến trúc 77
2.3.3 Các yếu tố văn hóa-xã hội 85
2.3.4 Yếu tố kinh tế 92
2.3.5 Các yếu tố kỹ thuật và công nghệ 97
2.4 Kinh nghiệm về tái phát triển CTCC trên thế giới 103
2.4.1 Trường hợp tái phát triển các CTCC có giá trị lịch sử để giữ gìn và khai thác có giới hạn 104
2.4.2 Trường hợp tái phát triển các CTCC có giá trị khai thác nhưng kém hiệu quả 107
2.4.3 Trường hợp tái phát triển các CTCC từ đơn chức năng thành đa chức năng 108
2.4.4 Xu thế mới về tái phát triển công trình kiến trúc trên thế giới và cơ sở thực tiễn ở một số nước thuộc khu vực Đông Nam Á 110
CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT TÁI PHÁT TRIỂN THEO HƯỚNG BỀN VỮNG CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG CỘNG GIAI ĐOẠN 1975-1986 TẠI HÀ NỘI 115
3.1 Quan điểm và nguyên tắc về tái phát triển theo hướng bền vững các CTCC 115 3.1.1 Quan điểm 115
3.1.2 Nguyên tắc 116
3.2 Đề xuất khái niệm mới về tái phát triển theo hướng bền vững 117
3.2.1 Khái niệm Tái phát triển theo hướng bền vững 117
3.2.2 So sánh khái niệm Tái phát triển theo hướng bền vững với các khái niệm liên quan 118
3.3 Hệ thống tiêu chí đánh giá giá trị và đánh giá mức độ bền vững của các CTCC giai đoạn 1975-1986 phục vụ cho tái phát triển theo hướng bền vững 120
3.3.1 Hệ thống tiêu chí đánh giá mức độ tái phát triển CTCC 120
3.3.2 Phân loại theo các tiêu chí đánh giá và phân loại CTCC giai đoạn 1975-1986 tại Hà Nội 128
3.4 Mô hình tái phát triển theo hướng bền vững 128
3.4.1 Cơ sở hình thành mô hình tái phát triển CTCC theo hướng bền vững 128
3.4.2 Các mô hình tái phát triển theo hướng bền vững 129
3.5 Đề xuất định hướng tái phát triển CTCC giai đoạn 1975-1986 tại Hà Nội về quy hoạch, kiến trúc và quy trình thực hiện 134
3.5.1 Quy hoạch tổng mặt bằng 134
3.5.2 Không gian và chức năng chuyển đổi 137
3.5.3 Về hình thức kiến trúc 140
3.5.4 Quy trình thực hiện tương ứng với các mô hình phát triển 142
Trang 73.6 Ví dụ áp dụng 144
3.6.1 Cung Thiếu nhi Hà Nội 144
3.6.2 Nhà hát múa rối nước Thăng Long 147
3.7 Bàn luận 151
3.7.1 Bàn luận về khái niệm Tái phát triển theo hướng bền vững 151
3.7.2 Bàn luận về hệ tiêu chí đánh giá 151
3.7.3 Bàn luận về mô hình tái phát triển và quy trình thực hiện 152
3.7.4 Bàn luận về điều kiện để áp dụng thực tiễn thành công và hiệu quả 153
KẾT LUẬN 155
1 Kết luận 155
2 Kiến nghị 157
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN TỚI ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 158
TÀI LIỆU THAM KHẢO 159 PHỤ LỤC 01 PL1 PHỤ LỤC 02 PL3 PHỤ LỤC 03 PL4 PHỤ LỤC 04 PL11 PHỤ LỤC 05 PL14
Trang 8Bảng 1 5 Khảo sát mức độ thay đổi thông số quy hoạch ở một số CTCC có vị trí quy
hoạch ảnh hưởng lớn đến khai thác công trình 45 Bảng 1 6 Khảo sát sơ bộ về hiện trạng kết cấu và bổ sung công năng 48 Bảng 1 7 Khảo sát và phân loại bố cục mặt bằng CTCC giai đoạn 1975-1986 theo
Giáo trình thiết kế Nhà công cộng của GS Nguyễn Đức Thiềm 54
Bảng 2 1 Một số văn bản pháp lý về quản lý xây dựng công trình trước năm 1986 64 Bảng 2 2 Một số quy chuẩn, tiêu chuẩn đánh giá chất lượng CTCC 66 Bảng 2 3 Giá trị của các CTCC ở Hà Nội 77 Bảng 2 4 Các yếu tố nhận diện kiến trúc Hiện đại có thể sử dụng trong việc tái phát
triển các CTCC giai đoạn 1975-1986 85
Bảng 2 5 Khảo sát cộng đồng về ứng xử mong muốn với một số CTCC giai đoạn
1975-1986 ở Hà Nội 87 Bảng 2 6 Một số kiến trúc sư thiết kế CTCC giai đoạn 1975-1986 [30] 91 Bảng 2 7 Ví dụ so sánh giá trị đất và giá trị xây dựng công trình trên đất 95
Bảng 3 1 So sánh một số khái niệm có liên quan tới Tái phát triển theo hướng bền
vững 119 Bảng 3 2 Bảng tiêu chí đánh giá giá trị CTCC 125 Bảng 3 3 Các mức độ tác động phân loại theo mô hình phát triển 133 Bảng 3 4 Định hướng tái phát triển không gian và chức năng tương ứng với các
trường hợp phân loại theo bảng 3.3 137 Bảng 3 5 Định hướng tái phát triển hình thức kiến trúc tương ứng với các mô hình
dự báo phát triển 140 Bảng 3 6 Bảng khảo sát hiện trạng sơ bộ Cung thiếu nhi Hà nội, thực hiện ngày
27/12/2022 146 Bảng 3 7 Bảng khảo sát hiện trạng sơ bộ Nhà hát múa rối nước Thăng Long, thực
hiện ngày 27/12/2022 148
Trang 9DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1 1 Khu Battery Park, Manhattan, Newyork những năm 1920 và ngày nay 12
Hình 1 2 Thủ đô Brasillia của Brazil những năm 1950 và ngày nay 13
Hình 1 3 Trình tự tái phát triển các công trình kiến trúc trong đô thị 14
Hình 1 4 Hình ảnh chung cư thành phố Vinh, thành phố Nghệ An 23
Hình 1 5 Một số công trình kiến trúc công cộng giai đoạn 1954-1986 tiêu biểu tại thành phố Hồ Chí Minh 24
Hình 1 6 Một số văn bản từ cuối năm 1972 cho thấy Hà Nội đã tiến hành kế hoạch tái thiết thành phố từ thời gian này 32
Hình 1 7 Quy hoạch Hà nội qua các thời kỳ phát triển 34
Hình 1 8 Thống kê phân loại theo loại hình CTCC giai đoạn 1954-1964 36
Hình 1 9 Thống kê phân loại theo loại hình CTCC giai đoạn 1965-1972 37
Hình 1 10 Sơ đồ vị trí các CTCC được xây dựng 39
Hình 1 11 Một số công trình tiêu biểu thuộc giai đoạn 1975-1986 40
Hình 1 12 Các chi tiết trang trí mang ý nghĩa cấu tạo vật lý kiến trúc và mặt tường ngoài hoàn thiện bằng đá rửa thường thấy ở các công trình giai đoạn này 41
Hình 1 13 Quy hoạch của các CTCC giai đoạn 1975-1986 mở rộng dần ra ngoài trung tâm Hà Nội cũ và là hạt nhân hình thành các khu vực đô thị mới Không ảnh cho thấy 2 ví dụ về CTCC nằm trong vùng lõi của điểm dân cư được quy hoạch mới 43
Hình 1 14 Không ảnh một số công trình công cộng giai đoạn 1975-1986 cho thấy vị trí các công trình này đều nằm ở trung tâm dân cư, có mật độ xây dựng cao, áp mặt đường lớn hoặc công viên, hồ lớn sở hữu điểm nhìn tốt 44
Hình 1 15 Thống kê các thay đổi về thông số quy hoạch 46
Hình 1 16 Thống kê phân loại theo loại hình CTCC và mức độ cải tạo/bổ sung công năng giai đoạn (1973-1975)-1986 51
Hình 1 17 Một số hiện trạng kiến trúc của các CTCC giai đoạn (1973-1975)-1986 ở Hà Nội 52
Hình 1 18 Hệ thống điều hòa hiện rõ trên mặt đứng các CTCC thể hiện sự thiếu nghiên cứu khi thực hiện cải tạo công trình 53
Hình 1 19 Khoảng trống từ khi công trình được cộng đồng đón nhận cho tới khi được các nhà nghiên cứu công nhận Trên thực tế nhiều công trình đã không còn tồn tại khi vượt qua khoảng trống này 58
Hình 2 1 Sơ đồ mô tả quy trình đánh giá an toàn kết cấu công trình kiến trúc theo Quyết định số 681/QĐ-BXD ngày 12/7/2016 68
Hình 2 2 Các khoảng trống pháp lý trong xây dựng cơ bản và khai thác CTCC 68
Hình 2 3 Các khu vực phát triển của Hà Nội qua từng thời kỳ 72
Trang 10Hình 2 4 Một số công trình tiêu biểu cho chủ nghĩa Chuyển hóa luận với tổ chức
mặt bằng linh hoạt kiểu tháo lắp được hay không gian lớn 74 Hình 2 5 Một số hình ảnh về các giải pháp cấu tạo thích nghi với môi trường ở các
CTCC giai đoạn 1975-1986 tại Hà Nội Các giải pháp này không còn phát huy tác dụng tối ưu với điều kiện khí hậu hiện nay 75 Hình 2 6 Các thành phần rác thải xây dựng điển hình, có thể thấy đều là sản phẩm
của quá trình phá dỡ công trình xây dựng 76 Hình 2 7 So sánh quy hoạch Hà Nội ở 2 thời kỳ để thấy rõ vị trí của các CTCC giai
đoạn 1975-1986 đã trở thành trung tâm của Hà Nội ngày nay 79 Hình 2 8 Quy hoạch chung Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến 2050 80 Hình 2 9 Công trình kiến trúc vẫn thường được coi như đại diện cho thời kỳ lịch sử
80 Hình 2 10 Sự biến đổi về hình thức kiến trúc ở các CTCC qua từng thời kỳ 81 Hình 2 11 Hình thức kiến trúc của công trình công cộng tiêu biểu qua từng thời kỳ
82 Hình 2 12 Sự khác nhau về tổ chức không gian giữa công trình trước và trong thời
kỳ 1975-1986 83 Hình 2 13 Trang trí mặt ngoài với chi tiết che nắng đa dạng 84 Hình 2 14 Giá trị tinh thần của giai đoạn lịch sử là cảm hứng cho nhiều câu chuyện
kinh doanh 86 Hình 2 15 Cung Văn hóa Lao động Việt- Xô và khách sạn Thắng Lợi vẫn được coi
như những công trình có giá trị lịch sử to lớn 89 Hình 2 16 Đối với các CTCC, được vận hành sớm đồng nghĩa với hiệu quả 93 Hình 2 17 So sánh về thời gian phá dỡ-xây mới và cải tạo của một số CTCC giai
đoạn 1975-1986 94 Hình 2 18 Dự án Museum Hotel ở Antakya, Thổ Nhĩ Kỳ đã dùng nhiều giải pháp
công nghệ cao như kết cấu thép cường độ cao, kính cường lực để bổ sung chức năng khách sạn vào bên trong và bên trên một phế tích động đất, biến giá trị biểu cảm của phế tích này thành giá trị thẩm mỹ chung 97 Hình 2 19 Một số ví dụ về công nghệ vỏ bao che công trình 100 Hình 2 20 Các nội dung BMS có thể quản lý và hình ảnh khu vực đặt trang thiết bị
101
Hình 2 21 Viện bảo tàng trong pháo đài cổ với yếu tố Mới và Cũ đan xen Không
ảnh của Bảo tàng Rüsselsheim với phần mái sẫm màu là khối còn lại của pháo đài cũ, phần mái ngói đỏ tươi là phần đổ nát đã được khôi phục – cải tạo cho đồng nhất 105 Hình 2 22 Tái phát triển CTCC ở Hàn Quốc, từ nhà thờ thành trung tâm nghệ thuật
và sau cùng trở thành nhà hát đương đại (2017) 106 Hình 2 23 Hình ảnh khu Cite de la Mode et du Design, Paris 107 Hình 2 24 Dự án tái phát triển tòa nhà Cảng vụ (Antwerp, Bỉ) 108 Hình 2 25 Khách sạn Fullerton được tái phát triển từ trụ sở bưu điện cũ được xây
dựng vào năm 1928 109
Trang 11Hình 2 26 Khu Space Asia hub ở trung tâm Singapore 110
Hình 2 27 Một số dự án của Lacaton&Vassal 110
Hình 2 28 Công trình KTCC phong cách Hiện đại thời kỳ 1954-1986 ở Malaysia 113
Hình 2 29 Ngân hàng Indonesia (1958) và Nhà thờ Hồi giáo Istiqla (1958-1978) 114
Hình 3 1 Sơ đồ mô tả đề xuất khái niệm tái phát triển hướng tới bền vững áp dụng cho các CTCC giai đoạn 1975-1986 tại Hà Nội 118
Hình 3 2 Một số ví dụ để phân biệt các khái niệm liên quan 119
Hình 3 3 Sơ đồ mối quan hệ giữa các tiêu chí đánh giá, các mô hình tái phát triển và các giải pháp tái phát triển đề xuất 129
Hình 3 4 Sơ đồ mô tả mô hình 1 dành cho tái phát triển các CTCC giai đoạn 1975-1986 tại Hà Nội 130
Hình 3 5 Sơ đồ mô tả mô hình 2 dành cho tái phát triển các CTCC giai đoạn 1975-1986 tại Hà Nội 131
Hình 3 6 Sơ đồ mô tả mô hình 3 dành cho tái phát triển các CTCC giai đoạn 1975-1986 tại Hà Nội 132
Hình 3 7 Minh họa quá trình phát triển và tái phát triển CTCC 134
Hình 3 8 Ví dụ về tác động tới QH-KT trong trường hợp MĐXD thấp 135
Hình 3 9 Ví dụ về tác động tới QH-KT trong trường hợp MĐXD trung bình 136
Hình 3 10 Ví dụ về tác động tới QH-KT trong trường hợp MĐXD cao 137
Hình 3 11 Sơ đồ mô tả tái phát triển không gian và chức năng theo mô hình 1 139
Hình 3 12 Sơ đồ mô tả tái phát triển không gian và chức năng theo mô hình 2 139
Hình 3 13 Sơ đồ mô tả tái phát triển không gian và chức năng theo mô hình 3 139
Hình 3 14 Sơ đồ mô tả tái phát triển hình thức kiến trúc theo mô hình 1 141
Hình 3 15 Sơ đồ mô tả tái phát triển hình thức kiến trúc theo mô hình 2 141
Hình 3 16 Sơ đồ mô tả tái phát triển hình thức kiến trúc theo mô hình 3 141
Hình 3 17 Đề xuất quy trình tái phát triển các CTCC giai đoạn 1975-1986 tại Hà Nội theo hướng bền vững 142
Hình 3 18 Sơ bộ ý tưởng tái phát triển Cung thiếu nhi Hà Nội 147
Hình 3 19 Sơ bộ ý tưởng tái phát triển Nhà hát múa rối nước Thăng Long 150
Trang 12DANH MỤC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
CTCC : Công trình công cộng
CTCNC : Công trình công nghiệp cũ
ĐH và THCN : Đại học và trung học chuyên nghiệp
ĐHSPHN : Đại học sư phạm Hà Nội
ĐLCL : Đo lường chất lượng
QC và HCTM : Quảng cáo và hội chợ thương mại
QH-XD : Quy hoạch- xây dựng
THCN : Trung học chuyên nghiệp
Trang 13MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Trong không gian đô thị, các CTCC thường được coi như những nhân chứng của thời đại, là sự bộc lộ rõ nhất nhu cầu xã hội ở thời điểm các công trình đó xây dựng mà khi nhìn vào, người ta có thể đọc hiểu được lịch sử đô thị một cách tường tận Giữ gìn được các công trình kiến trúc này trong không gian đô thị chính là lưu giữ được các giá trị lịch sử mang tính trực quan sinh động mà không sách vở hay tài liệu nào có thể mô tả xác thực hơn Điều đó được chứng minh qua một nhận xét của
GS.TS.KTS Nguyễn Việt Châu nêu ra trong bài viết của mình: “ Đô thị không có di sản là đô thị không có ký ức, đô thị mất trí nhớ, đồng nghĩa với không có điểm tựa, không có chỗ dựa về nhân văn, không có bề dày văn hóa đủ để làm bệ phóng vươn tới tương lai Một đô thị như vậy không thể là niềm tự hào cho cư dân sinh sống trong
đó, không đủ sức hút bạn bè bốn phương đến thăm….và một đô thị như vậy không thể
là đô thị phát triển bền vững.”[9]
Trong lịch sử phát triển của kiến trúc Việt Nam từ 1954 đến 1986 có rất nhiều vấn đề cần nghiên cứu bởi trong thời kỳ đó, nhiều CTCC lần đầu tiên được xây dựng, nhiều đối tượng khai thác lần đầu tiên được xác định và vai trò của CTCC trong quy hoạch đô thị cũng được nhấn mạnh ở giai đoạn này Mặc dù giá trị về lịch sử, văn hóa, kiến trúc của các CTCC này có thể chưa được công nhận là di sản nhưng những yếu tố đặc trưng cho thời đại lại rất đáng lưu tâm và giá trị về tinh thần qua nhiều trường hợp lại không hề nhỏ
Thời kỳ này thường được xem xét ở 03 giai đoạn gắn với những sự kiện lịch sử nổi bật:
- Giai đoạn 1954-1964 bắt đầu bởi sự giải phóng ở miền Bắc Việt Nam sau
Hiệp định Genève và kết thúc bởi sự can thiệp chính thức của Mỹ vào Việt Nam;
- Giai đoạn 1965-1974 tiếp nối sau đó và kết thúc với thắng lợi của Hà Nội
trong cuộc chiến đấu chống lại các cuộc không kích phá hoại của Mỹ;
- Giai đoạn 1975-1986 rất đáng chú ý và đặc thù Về lịch sử, giai đoạn này
được bắt đầu bằng chiến thắng 30/04/1975, thống nhất đất nước, chuyển đổi
Trang 14trạng thái từ thời chiến sang thời bình và kết thúc bằng sự kiện Đổi mới được xác định ở văn kiện Đại hội VI, cũng lại là một lần chuyển đổi trạng thái từ kinh tế kế hoạch sang kinh tế thị trường có định hướng
Có thể nói 1975-1986 là giai đoạn duy nhất trong cả 03 giai đoạn trên được bắt
đầu và kết thúc bởi các trạng thái chuyển giai đoạn quan trọng như vậy (tóm lược ý
từ Tạp chí Tuyên giáo ngày 21/01/2021, bài báo Tháng 12-1976: Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV của Đảng và bài báo Tháng 12-1986: Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng) Về kiến trúc, tại Hà Nội ở giai đoạn 1975-1986 với những
đặc thù mang tính lịch sử nêu trên, là một trong những địa điểm đóng góp nhiều công trình vẫn còn được khai thác ở thời điểm hiện tại Có lẽ do việc thiết kế, xây dựng diễn ra trong thời kỳ khó khăn về kinh tế, xã hội, bắt đầu ít dần nguồn viện trợ nước ngoài, nhưng lại là thời điểm đất nước thống nhất, tinh thần độc lập dâng cao, tâm lý
chiến thắng và lạc quan mạnh mẽ để “xây dựng đàng hoàng hơn, to đẹp hơn” mà kiến
trúc của các công trình này bộc lộ yếu tố lý trí mạnh mẽ, đoạn tuyệt với quá khứ và khao khát tiếp cận với thế giới, hướng tới phục vụ cộng đồng một cách rõ rệt Rất nhiều CTCC phục vụ cho thiết chế văn hóa, giáo dục đặc thù cho giai đoạn này được xây dựng và còn được khai thác tới bây giờ [19] Có thể nói các CTCC giai đoạn 1975-1986 là đại diện tiêu biểu cho cả thời kỳ 1954-1986, về cả giá trị kiến trúc cũng như giá trị văn hóa, lịch sử
Tuy nhiên, việc ứng xử với các công trình giai đoạn này đang đứng trước sự lựa chọn và cả thách thức: cải tạo hoàn thiện để tiếp tục khai thác với nhu cầu đương đại, hay là phá bỏ để xây dựng mới? Việc lựa chọn giải pháp nào thông thường được quyết định dựa vào quy mô công trình có còn đáp ứng được nhu cầu khai thác, sự xuống cấp về chất lượng công trình, giá trị của khu đất xây dựng…,còn các giá trị phi vật thể, giá trị văn hóa, giá trị tinh thần của thời đại thì chưa được xem xét một cách nghiêm túc [19] Qua khảo sát thực tế, các CTCC thuộc giai đoạn 1975-1986 được xây dựng rất kiên cố vì đa số là công trình trọng điểm của quốc gia và/hoặc Thủ đô, và đã đưa vào khai thác trong vòng trên dưới 50 năm qua Tuổi thọ vật lý của các công trình này nhìn chung còn khá dài, chất lượng kết cấu và vỏ bao che còn tốt, có thể đáp ứng nhu cầu khai thác của đơn vị quản lý và
Trang 15sử dụng của cộng đồng trong thời gian 30-40 năm tới dựa vào nhiều nhận định và kết quả kiểm chứng khách quan của nhiều chuyên gia Tuy nhiên do xuất hiện trong một thời kỳ đặc thù nên nhu cầu khai thác của nhiều công trình cũng có những nét riêng
và ít nhiều khó thích nghi với quá trình chuyển đổi nhu cầu xã hội ở thời điểm hiện tại Khảo sát cho thấy nhiều CTCC đã lỗi thời và xuống cấp Đáng tiếc hơn, nhiều công trình đã bị phá bỏ hoàn toàn hoặc đang trong quá trình hoàn tất các thủ tục pháp
lý để phá bỏ nhằm thay thế bằng công trình mới Việc này khiến cho Hà Nội sẽ mất
đi vĩnh viễn những bằng chứng lịch sử, đồng nghĩa với lịch sử Thủ đô cũng bị xóa đi một giai đoạn đáng ghi nhớ như đã nói ở trên
Tổng hợp các tài liệu và nghiên cứu cho thấy đã có nhiều công trình khoa học đề cập tới các giá trị kiến trúc của các CTCC giai đoạn 1975-1986 ở Hà Nội, cũng có không ít đề xuất để bảo tồn, phát huy giá trị các công trình kiến trúc thuộc giai đoạn này nhưng công tác đánh giá các giá trị kiến trúc nhằm phân loại
để áp dụng các giải pháp ứng xử phù hợp cho từng thể loại công trình lại chưa được quan tâm đúng mức Quan trọng hơn, là các nghiên cứu đa phần hướng tới kết quả lựa chọn ra những công trình có giá trị để bảo tồn trong khi hiệu quả khai thác các công trình này trong tương lai lại không có định hướng cụ thể Đây rõ ràng là một vấn đề đáng quan tâm bởi không phải tất cả các CTCC có giá trị đều
đủ điều kiện để được bảo vệ bởi Luật Di sản văn hóa, trong khi hầu như các công trình này đều đang và sẽ còn được khai thác trong tương lai
Vì vậy, việc nghiên cứu để có thể đưa ra một giải pháp khoa học mang tính bền vững cho việc tái phát triển các CTCC này sao cho vừa kéo dài thời gian khai thác sử dụng hiệu quả, lại vừa đánh giá và lưu giữ được các giá trị kiến trúc của một thời kỳ đặc trưng mang rất nhiều ý nghĩa trong lịch sử phát triển kiến trúc Việt Nam, đặc biệt ở các đô thị lớn mà Thủ đô Hà Nội là tiêu biểu là thực
sự cần thiết Công tác tái phát triển này đồng thời tạo tiền đề hình thành nguồn
bổ sung di sản kiến trúc và đô thị trong tương lai hướng đến khai thác hiệu quả
và phát triển bền vững
2 Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu là tái phát triển các CTCC giai đoạn 1975-1986 tại Hà
Trang 16Nội nhằm lưu giữ, phát huy giá trị kiến trúc và đáp ứng nhu cầu tiếp tục khai thác, sử
dụng theo hướng bền vững, góp phần đạt được sự phát triển đô thị bền vững
Để đạt được các mục đích nghiên cứu trên cần tập trung vào các mục tiêu cụ thể sau:
+ Xây dựng đề xuất khái niệm tái phát triển các CTCC theo hướng bền vững
+ Xây dựng bộ tiêu chí nhằm đánh giá các giá trị của CTCC giai đoạn
1975-1986 tại Hà Nội, từ đó có cơ sở phục vụ công tác tái phát triển các công trình này theo hướng bền vững (Giữ gìn và phát huy được giá trị các ký ức đô thị Các CTCC sau khi tái phát triển hoạt động hiệu quả, đáp ứng được nhu cầu của cộng đồng, nhất là cộng đồng địa phương Đồng thời giảm thiểu tác động tiêu cực tới môi trường tự nhiên và xã hội)
+ Đưa ra quan điểm và nguyên tắc xây dựng quy trình tái phát triển và quản
lý khai thác CTCC dựa trên các nghiên cứu đủ cơ sở khoa học
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là cách thức tái phát triển theo hướng bền vững (chủ thể nghiên cứu), khách thể nghiên cứu là các CTCC giai đoạn 1975-1986 tại Hà Nội
3.2 Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian thuộc thành phố Hà Nội được giới hạn chủ yếu bởi bốn
quận nội thành cũ: Hoàn Kiếm, Ba Đình, Hai Bà Trưng, Đống Đa, có xem xét
mở rộng tới hai quận mới có những khu dân cư được quy hoạch ở thời kỳ
1954-1986 là Thanh Xuân, Cầu Giấy Nghiên cứu cũng xem xét tương quan
với các đồ án quy hoạch Hà Nội được phê duyệt trong cùng thời kỳ
- Phạm vi thời gian rộng và bao trùm từ 1954 (kết thúc 9 năm kháng chiến chống Pháp, mở ra thời kỳ xây dựng XHCN ở miền Bắc) đến năm 1986 (bắt đầu công
cuộc Đổi mới)
- Phạm vi thời gian hẹp và trọng tâm thuộc giai đoạn từ năm 1975 (Giải phóng
Trang 17miền Nam, thống nhất đất nước) đến năm 1986 Ở phạm vi này đối với một số
nội dung có mở rộng thời gian nghiên cứu từ năm 1973 để bảo đảm tính liên
tục của lịch sử, do đặc thù của Hà Nội sau chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ 2
4 Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu, NCS đã sử dụng kết hợp nhiều phương pháp, trong đó phần Tổng quan nghiên cứu bao gồm một số phương pháp cụ thể sau:
- Phương pháp tổng hợp, phân tích lý thuyết, từ các công trình nghiên cứu khác
đã công bố: Bao gồm khoảng 80 tài liệu tham khảo trong và ngoài nước để có
được cái nhìn tổng thể về bối cảnh xây dựng, hoàn cảnh thực tế, điều kiện văn hóa xã hội và kinh tế tại thời điểm hình thành các CTCC cần nghiên cứu Đồng
thời đề xuất được danh mục các CTCC giai đoạn 1975-1986 cần nghiên cứu;
- Phương pháp khảo sát thực địa, đo vẽ đánh giá hiện trạng: Để thu thập dữ liệu
về các yếu tố vật lý cơ bản, hiện trạng cơ bản của các CTCC, trên cơ sở các điều tra khảo sát đã thực hiện trong Báo cáo khoa học của Đào Ngọc Nghiêm (2012), trong luận án Tiến sỹ của Đặng Hoàng Vũ (2016) và khảo sát trực tiếp của Nghiên cứu sinh vào các năm 2021 và 2022;
- Phương pháp bản vẽ và chồng lớp bản vẽ: Để phân biệt rõ ràng hiện trạng theo
thiết kế và hiện trạng tại thời điểm khảo sát, đo vẽ Từ đó có cơ sở đánh giá được mức độ can thiệp vào CTCC
Phần các Cơ sở khoa học để làm luận cứ nghiên cứu và phần Đề xuất giải pháp
có sử dụng một số phương pháp cụ thể sau:
- Phương pháp so sánh, đối chiếu: Được thực hiện với tại các quốc gia có bối
cảnh tương đồng với Việt Nam trong cùng giai đoạn hoặc trong cùng khu vực;
cụ thể ở đây là các nước có định hướng phát triển XHCN trong giai đoạn
1975-1986 và một số nước cùng điều kiện phát triển trong khu vực Đông Nam Á;
- Phương pháp điều tra xã hội học: Để tìm hiểu mong muốn, nguyện vọng, nhu
cầu khai thác sử dụng của các đối tượng liên quan Cụ thể ở đây là người trực
Trang 18tiếp khai thác sử dụng CTCC (khoảng 250 phiếu);
- Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia : Thực hiện khi xây dựng tiêu chí và thang
điểm đánh giá giá trị công trình Tổng số gồm 105 chuyên gia trong đó các chuyên gia hoạt động chuyên môn chiếm 56.2%, các chuyên gia trong lĩnh vực quản lý và đầu tư (chủ đầu tư) chiếm 29.5%, các chuyên gia trong lĩnh vực thi công, vận hành, cung cấp trang thiết bị chiếm 14.3%;
- Phương pháp đánh giá theo tiêu chí và thang điểm: Để xây dựng hệ thống tiêu
chí, lấy ý kiến chuyên gia về trọng số của các tiêu chí đánh giá
5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
- Khẳng định vai trò cũng như giá trị của các CTCC thuộc giai đoạn 1975-1986 trong dòng chảy lịch sử của kiến trúc đô thị Việt Nam, với các đặc tính và giá trị đáng lưu giữ thông qua việc định lượng hóa được các giá trị này;
- Bổ sung và củng cố lý thuyết bảo tồn bền vững dựa trên cơ sở tái phát triển hướng đến bền vững, mở rộng áp dụng cho các công trình có giá trị nhưng vì một số lý do nhất định chưa được công nhận là di sản
- Đưa ra một cách tiếp cận phù hợp, có quy trình cho công việc thiết kế đáp ứng yêu cầu sử dụng các công trình này và nhu cầu khai thác sử dụng mới trong xã hội hiện đại Qua đó vừa có thể lưu giữ, phát huy được các giá trị, tiết kiệm chi phí đầu tư, vừa tiện nghi và thích dụng với sự thay đổi liên tục của nhu cầu
xã hội, hơn nữa lại thân thiện với môi trường, cách thức này có thể được gọi
là tái phát triển theo hướng bền vững
6 Những đóng góp mới của luận án
- Đề xuất khái niệm mới về Tái phát triển theo hướng bền vững dành cho các CTCC có giá trị, vẫn đang được khai thác đúng với mục đích thiết kế ban đầu nhưng chưa được bảo vệ bởi luật Di sản, góp phần hình thành thêm các di sản
đô thị trong tương lai;
- Hệ thống hóa các tiêu chí đánh giá giá trị các CTCC giai đoạn 1975-1986 ở Hà Nội, thể hiện bằng bộ tiêu chí có thể áp dụng rộng rãi hơn cho cả các công trình
Trang 19kiến trúc có giá trị, đang khai thác đúng mục đích thiết kế ban đầu nhưng có dấu hiệu kém hiệu quả và chưa được bảo vệ giá trị bởi các công cụ pháp lý;
- Đề xuất những quan điểm, nguyên tắc về tái phát triển theo hướng bền vững các CTCC giai đoạn 1975-1986 ở Hà Nội, từ đó xây dựng được các mô hình tái phát triển sát thực và mang tính khả thi cho những công trình có giá trị dựa trên phân loại
7 Cấu trúc luận án
• Lý do chọn đề tài
• Mục đích nghiên cứu
• Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
• Phương pháp nghiên cứu
• Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
CHƯƠNG 1
• CƠ SỞ KHOA HỌC ĐỂ TÁI PHÁT TRIỂN CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG CỘNG GIAI ĐOẠN 1975-1986 Ở HÀ NỘI THEO HƯỚNG BỀN VỮNG
CHƯƠNG 2
• ĐỀ XUẤT TÁI PHÁT TRIỂN THEO HƯỚNG BỀN VỮNG CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG CỘNG GIAI ĐOẠN 1975-
Trang 20CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TRÌNH CÔNG CỘNG GIAI ĐOẠN 1975-1986 VÀ NHỮNG HƯỚNG NGHIÊN CỨU TÁI PHÁT TRIỂN CÁC
CÔNG TRÌNH NÀY TẠI HÀ NỘI 1.1 Một số khái niệm và thuật ngữ liên quan
Trong nghiên cứu này với các mục đích, mục tiêu cũng như kết quả mong muốn đạt được như đã nêu ở trên, để kiện toàn những cơ sở khoa học, những khung lý thuyết của việc nghiên cứu, chúng tôi đề xuất tìm hiểu một số thuật ngữ và khái niệm
có liên quan đến vấn đề nghiên cứu như sau :
Công trình công cộng theo định nghĩa của PGS.TS.KTS Nguyễn Đức Thiềm
là loại nhà dân dụng, thiết kế xây dựng nhằm phục vụ các hoạt động chuyên môn nghề nghiệp, hay để thoả mãn các nhu cầu sinh hoạt văn hoá, tinh thần cũng như vui chơi, giải trí của con người Đó là các loại nhà trẻ, trường học, cửa hàng, trung tâm công cộng, bên cạnh các công trình còn có một hệ thống không gian công cộng quan
hệ rất mật thiết với các công trình cho quần chúng, văn phòng, cơ quan hành chính, bệnh viện, nhà ga, rạp chiếu phim [43] Tuy nhiên cũng có nhiều khái niệm
về công trình công cộng khác, cho thấy sự đa dạng về ý nghĩa, phần nào nói lên sự tác động rộng rãi của loại hình công trình này tới đời sống dân sinh Theo từ điển
Cambridge, công trình công cộng được gọi là public works với định nghĩa là những công trình được xây dựng bằng nguồn vốn đầu tư của nhà nước (vốn ngân sách) phục
vụ nhu cầu dân sinh, văn hóa, thương mại, dịch vụ của cộng đồng Loại hình này cũng có thể được đầu tư bởi nguồn vốn ngoài ngân sách, như của các tổ chức tư nhân hoặc vốn vay
Di sản đô thị là một khái niệm được KTS người Italia Gustato Giovannoni đề
cập lần đầu tiên từ thập niên 30 của thế kỷ trước, cho thấy sự thay đổi trong khái niệm bảo tồn và phát huy các giá trị kiến trúc đô thị Theo đó Di sản đô thị không chỉ quan tâm đến một công trình riêng lẻ mà bao gồm cả những yếu tố gắn kết liên quan như khung cảnh kiến trúc, môi trường đô thị, bảo tồn và tôn vinh giá trị toàn vẹn của di
sản Từ đó, di sản không chỉ tồn tại mà còn “sống” được trong bối cảnh đô thị hiện
đại, góp phần xây dựng một đô thị có bản sắc và giàu văn hóa Nội dung này cũng đã được nêu bật trong Hiến chương Burra (1979) và làm rõ lại ở Hiến chương Washington (1987) với việc chỉ ra giá trị văn hóa của công trình kiến trúc không chỉ
là cấu trúc vật chất mà còn phụ thuộc vào bối cảnh đô thị, môi trường xung quanh,
Trang 21giá trị văn hóa truyền thống bản địa Theo quan điểm của KTS Emmanuel Cerise,
Trưởng đại diện Vùng Ile-de-France tại Hà Nội thì “ Di sản đô thị bao gồm các công trình mang tính biểu tượng và các yếu tố kiến trúc thông thường, tạo thành một chỉnh thể thống nhất hoặc một cấu trúc không gian đô thị thống nhất, thể hiện qua các đặc tính chung, phong thái quy hoạch, công năng đặc thù hoặc dấu ấn của một giai đoạn ”[8]
Tuổi thọ thiết kế của CTCC là thời gian khai thác cơ sở vật chất theo đúng
tiêu chuẩn thiết kế, cấp công trình và được xác định bởi các tiêu chuẩn quản lý chất lượng công trình hiện hành [73]
Tuổi thọ hữu ích của CTCC là thời gian khai thác hiệu quả của công năng
thiết kế Tuổi thọ hữu ích được coi là kết thúc khi hiệu quả khai thác của công năng thiết kế không còn và phát sinh các yêu cầu nâng cấp, cải tạo hoặc thậm chí phá dỡ
để xây mới [73]
Bảo tồn theo từ điển Hán-Việt là một hành động gìn giữ sự vật tồn tại nguyên
bản, không bị tổn hại hoặc biến đổi về tính chất, ý nghĩa, hình thức Theo từ điển Oxford, bảo tồn là hoạt động giữ cho (cái gì đó) ở trạng thái nguyên bản hoặc ở trạng
thái hoạt động tốt (the act of keeping something in its original state or in good condition) Công tác bảo tồn theo Hiến chương Venice 1964 là làm cho đối tượng
được duy trì lâu bền, có thể sử dụng vào những mục đích hữu ích cho xã hội nhưng không biến đổi bố cục hoặc trang trí của công trình [27] Theo đó trong công tác bảo tồn, giá trị thông qua hiện trạng vật lý của công trình kiến trúc là chủ thể được bảo
vệ Đối với đối tượng nghiên cứu của luận án, là cách thức tái phát triển các CTCC đang được khai thác, thì Bảo tồn được coi như một phạm trù bao trùm rộng tuy nhiên
ít liên quan
Bền vững mang ý nghĩa về khả năng tồn tại một cách tích cực trong một thời
gian dài Các từ điển Oxford hay Cambridge đều đưa ra định nghĩa tương tự như vậy Trong kiến trúc, đó là khả năng thỏa mãn nhu cầu khai thác không chỉ ở thời điểm hiện tại mà còn bảo đảm giữ gìn các yếu tố cần thiết để thỏa mãn cả các nhu cầu phát sinh trong tương lai Đối với nghiên cứu của luận án, tái phát triển CTCC cũng là một giải pháp khai thác các công trình kiến trúc hướng đến bền vững Thuật
ngữ Phát triển bền vững được định nghĩa chính thức vào năm 1980 trong ấn phẩm
Chiến lược bảo tồn Thế giới (công bố bởi Hiệp hội Bảo tồn Thiên nhiên và Tài
nguyên Thiên nhiên Quốc tế-IUCN) với nội dung rất đơn giản: “Sự phát triển của
Trang 22nhân loại không thể chỉ chú trọng tới phát triển kinh tế mà còn phải tôn trọng những nhu cầu tất yếu của xã hội và sự tác động đến môi trường sinh thái học” Để đạt
được điều này, tất cả các thành phần kinh tế-xã hội, nhà cầm quyền, các tổ chức xã
hội phải bắt tay nhau thực hiện nhằm mục đích dung hòa ba lĩnh vực chính: kinh tế-xã hội-môi trường Đối với đối tượng nghiên cứu của luận án, hướng tới phát
triển bền vững là một trong những mục đích nghiên cứu và sẽ được xem xét, đánh giá ở nhiều phạm vi khác nhau
Tái phát triển trong tiếng Anh có nghĩa là redevelopment, và thường mang ý
nghĩa tích cực, làm cho tốt lên Theo từ điển Oxford, Tái phát triển là hành động hoặc quá trình thay đổi một khu vực nhất định thông qua thay thế các kiến trúc, hạ tầng cũ bằng các thứ mới (the act or process of changing an area by building new roads, houses, factories, etc). Đối với quy hoạch, Tái phát triển thường được áp dụng cho một phạm vi rộng lớn, như tái phát triển một khu dân cư, tái phát triển thành phố trong đó chủ yếu đề cập tới việc đưa vào khu đất có chức năng cụ thể cho trước nhưng đang bị bỏ hoang, khai thác kém hiệu quả, những công trình kiến trúc, hạ tầng
kỹ thuật được xây mới nhằm trở thành động lực phát triển mới cho khu đất mà không thay đổi mục đích sử dụng sẵn có Tuy nhiên nhiều giải pháp Tái phát triển lại tập trung vào thiết kế đô thị hoặc cải tạo kiến trúc [71] Trong phạm vi kiến trúc, Tái phát triển có thể hiểu như việc một công trình kiến trúc, vì nhiều lý do đã không còn hiệu quả để tiếp tục khai thác, hết động lực để phát triển, cần một tác động đủ mạnh tới các yếu tố mang tính động lực chính trước đây dẫn dắt sự phát triển của công trình như công năng, hình thức kiến trúc hay ý nghĩa sử dụng , vốn đang trở nên yếu kém,
để kích hoạt lại quá trình khai thác công trình, khiến trở nên hiệu quả hơn mà không loại bỏ các giá trị sẵn có Đối với nghiên cứu của luận án trong bối cảnh đặc thù ở Hà
Nội giai đoạn 1975-1986, tái phát triển CTCC được coi như một hoạt động định
hình lại, cấu trúc lại, sắp xếp chỉnh sửa lại nhưng không loại bỏ hoàn toàn các yếu tố hiện trạng của công trình, bao gồm cả việc có thể bổ sung thêm các yếu tố mới có chọn lọc để tạo nền tảng hay động lực tốt hơn, tích cực hơn Các biến thể
của Tái phát triển trong kiến trúc có thể bao gồm tái sử dụng thích ứng công trình, tái phát triển công trình kiến trúc hay phá dỡ để xây mới từng phần, trong tổng thể cảnh quan và bối cảnh kiến trúc có liên quan Nếu hoạt động này thực hiện trên cơ sở dung
hòa được ba lĩnh vực chính là Kinh tế- Môi trường- Xã hội thì có thể gọi là Tái phát
triển hướng tới bền vững
Trang 23Tái sử dụng thích ứng (Adaptive reuse) theo từ điển Oxford là quá trình khai
thác sử dụng một giá trị cũ dưới một diện mạo mới ( the renovation and reuse of existing structures ,such as warehouses, for new purposes) Đây là một quá trình kéo
pre-dài thời gian sử dụng công trình kiến trúc đã không còn hiệu quả khai thác, dưới một công năng hoàn toàn mới, trong khi vẫn tận dụng được các yếu tố hiện trạng của công trình [60] Đối với trường hợp nghiên cứu của luận án, đây là một giải pháp nằm trong hoạt động Tái phát triển và được áp dụng cho một số trường hợp cụ thể (thường là các công trình kiến trúc công nghiệp hoặc CTCC đã hoàn toàn lạc hậu về công năng, phải chuyển đổi công năng)
Bảng 1 1 So sánh khái niệm Tái phát triển và Tái sử dụng thích ứng
- Đưa vào một số yếu tố mới phù hợp với các yếu tố hiện trạng đã được đánh giá
- Đánh giá các yếu tố hiện trạng
- Xác định rõ các yếu tố cần giữ lại, loại bỏ các yếu tố không cần thiết
- Đưa vào yếu tố mới trên cơ sở
sử dụng lại các giá trị cũ đã được xác định
Bản chất Kích hoạt lại các yếu tố hiện
trạng sau khi được đánh giá giá trị bằng cách đưa thêm vào các yếu tố mới phù hợp
Thay thế các yếu tố hiện trạng sau khi được đánh giá bằng những yếu
tố mới hoàn toàn
Kết quả Công trình kiến trúc với công
năng hiện trạng được đa năng hóa
và thích ứng cao
Công trình kiến trúc hiện trạng được thay thế công năng mới có tính thích ứng cao
Phạm vi
áp dụng
Các công trình kiến trúc có giá trị vẫn đang được khai thác với công năng thiết kế nhưng kém hiệu quả
Các công trình kiến trúc còn giá trị sử dụng nhưng không còn được khai thác hiệu quả với công năng thiết kế
1.2 Khái quát quá trình hình thành và phát triển CTCC thời kỳ Hiện đại trên thế giới
Mỗi khu vực trên thế giới có sự phát triển khác nhau, điều kiện văn hóa, lịch
sử khác nhau nên việc so sánh hoàn toàn mang tính tương đối, kể cả bài học kinh nghiệm được đúc rút từ các quốc gia đi trước Ở đây cần thiết phải nhìn nhận sự phát triển của CTCC trên thế giới ở góc độ tương quan với quy hoạch đô thị, trong bối
Trang 24cảnh lịch sử, văn hóa xã hội nhất định Trào lưu kiến trúc Hiện đại được coi như khởi phát từ năm 1918, sau khi chiến tranh Thế giới thứ nhất kết thúc và nhu cầu tái thiết nhanh, nhiều trở nên cần hơn bao giờ hết Hàng loạt các kiến trúc sư tên tuổi đã xuất hiện trong giai đoạn này, khởi xướng nhiều trào lưu, trường phái đặt dấu ấn đậm nét như chủ nghĩa Biểu hiện, phong cách Quốc tế, trường phái Bauhaus hay chủ nghĩa Kết cấu [8] Sau Thế chiến, đối mặt với làn sóng di dân vào nội đô, đô thị của các nước phát triển Âu Mỹ có xu hướng Mở ra, thay thế các khu trung tâm truyền thống chật chội, ách tắc và mất vệ sinh bằng các cao ốc sáng sủa, hệ số sử dụng đất cao, để dành khoảng không lớn cho công viên, cây xanh Do đó các CTCC có xu hướng mở rộng về quy mô cũng như mạng lưới Trong khi tới khoảng những năm 1950, khi giao thông thuận tiện hơn, phân bố dân cư không còn đậm đặc ở trung tâm đô thị, các đô thị Âu Mỹ lại dần chuyển dịch về xu hướng dùng các công trình kiến trúc quy mô vừa phải, phù hợp với tỷ lệ và cảm nhận của con người để Đóng không gian lại, tạo
ra những khoảng trống tiện dụng mang tính thân thiện, ấm cúng Các CTCC có xu hướng thu lại về quy mô và bắt đầu hình thành các hoạt động tái phát triển CTCC ở nhiều mức độ khác nhau Sự chuyển dịch đó không đồng thời trên thế giới mà lệch pha giữa các khu vực, cơ bản diễn ra trước tiên ở các nước phát triển, sau đó tới các nước đang phát triển [73] Ở hình 1.1 cho thấy ví dụ về khu Battery Park với các CTCC quy mô lớn, mật độ cao hồi đầu thế kỷ, dành khoảng trống mở ra vịnh biển
Hình 1 1 Khu Battery Park, Manhattan, Newyork những năm 1920 và ngày nay
Nguồn: Pinterest Thời kỳ những năm 1950 như đã nói ở trên, trong khi các nước phát triển đang chuyển dịch qua mô hình đô thị Đóng vì những vấn đề tắc nghẽn, quá tải nội đô không còn là câu chuyện phải giải quyết nữa thì ở các nước đang phát triển, đối diện với làn
Trang 25sóng công nghiệp hóa và di cư cơ học ồ ạt, mô hình đô thị Mở lại được sử dụng Các CTCC ở các nước này vì thế, giống như ở các đô thị Âu Mỹ những năm đầu thế kỷ
20, có quy mô to lớn và phân bố mang tính tầng bậc để phục vụ được đông đảo dân
cư Hàng loạt các CTCC ở Brazil, Ấn Độ được xây dựng với mô hình hoành tráng, kết nối với quảng trường rộng rãi đã tạo nên tên tuổi của nhiều kiến trúc sư như Le Corbusier hay Ludwig Mies van der Rohe
Tới những năm 1970, trong khi các CTCC trong đô thị các nước phát triển bắt đầu được nghiên cứu để đánh giá bảo tồn, tái phát triển ở nhiều mức độ khác nhau thì
ở các nước đang phát triển, các CTCC mới đang trong thời kỳ xây mới và khai thác hiệu quả [21] Tuy nhiên ở thời điểm hiện nay, các công trình nói trên đã bộc lộ sự lạc hậu với nhu cầu khai thác đương đại
Hình 1 2 Thủ đô Brasillia của Brazil những năm 1950 và ngày nay
Nguồn: Pinterest Tóm lại, việc xem xét sự phát triển và biến đổi của các CTCC ở từng khu vực trên thế giới không thể tách rời khỏi bối cảnh lịch sử, văn hóa, kinh tế, xã hội đặc trưng Khác với các nước phát triển, các CTCC thời kỳ những năm 1950 ở các nước đang phát triển, mà Việt Nam là một trong số đó, ra đời đúng lúc phong trào độc lập dân tộc lên cao Tinh thần dân tộc mạnh mẽ và các động lực chủ quan khác đã khiến nhiều CTCC ra đời không hẳn do nhu cầu khai thác, mà do ý chí và mong muốn thể hiện các giá trị tinh thần [36] Không phải vô lý khi các công trình kiến trúc Hiện đại quy mô lớn của Le Corbusier hay Ludwig Mies van der Rohe ở các nước đang phát triển chủ yếu là công trình công sở hay công trình phục vụ hạ tầng xã hội thiết yếu Điều này khiến cho các nghiên cứu lý luận ở các nước thuộc hai khu vực này cũng
có sự khác biệt nhất định
Trang 261.3 Tổng quan về nghiên cứu tái phát triển CTCC trên thế giới và ở Việt Nam
1.3.1 Trên thế giới
Để hình thành nhu cầu tái phát triển công trình kiến trúc, điều hiển nhiên là các công trình đó phải hình thành đủ lâu để nhu cầu khai thác theo công năng thiết kế của các công trình đó trở nên lỗi thời, cũng như sự phát triển của xã hội đủ nhanh và mạnh
để thúc đẩy sự hình thành các yếu tố dẫn tới sự lỗi thời đó Nếu nhìn nhận ở góc độ như vậy, có thể thấy châu Âu đi trước các khu vực khác trên thế giới ở cả hai khía cạnh thực tiễn và lý luận nghiên cứu Ở kỷ nguyên Công nghiệp những năm đầu thế
kỷ 19, xã hội phát triển vượt bậc chính nhờ sự tăng tốc của công nghiệp chế tạo, tiền
đề cho sự ra đời của các đô thị công nghiệp ở Châu Âu mà Anh, Pháp hay Đức là những ví dụ điển hình Tiếp theo đó là các đô thị tiêu dùng với hàng loạt CTCC dần thay thế vị trí cho những nhà máy trong cấu trúc đô thị Các khu nhà máy vì nhiều lý
do dần rút khỏi các đô thị để tập trung lại với nhau ở các khu công nghiệp lớn với hạ tầng phù hợp hơn, để lại trong trung tâm đô thị những quỹ đất lớn có giá trị và nhiều
di sản kiến trúc công nghiệp không dễ gì phá bỏ Đã có nhiều công trình nghiên cứu
và trào lưu thực tiễn chuyển đổi các công trình công nghiệp này thành CTCC để khai thác trong thời gian dài sau này
Điều này cũng tương tự với giai đoạn sau những năm 1950 khi các CTCC thời
kỳ hậu Công nghiệp đã bộc lộ sự lỗi thời của mình và cần tới các động lực tái phát triển mạnh mẽ Đó chính là lúc đề cập đến khái niệm tái phát triển, giai đoạn đầu là các nhà máy, công xưởng chuyển đổi thành CTCC, sau đó là các CTCC lại sớm lỗi thời để tái phát triển thành các loại hình khác phù hợp hơn Có thể nói con đường “
Đô thị nào cũng sẽ trải qua” này được khai mở ở châu Âu và dường như giờ đây
đang lặp lại ở các đô thị châu Á
Hình 1 3 Trình tự tái phát triển các công trình kiến trúc trong đô thị
Nếu như tái sử dụng các không gian công nghiệp đến từ việc khai thác khối tích rộng rãi, linh hoạt, vốn là đặc trưng và thế mạnh của loại hình này và điểm mấu chốt
ở chỗ đưa vào không gian linh hoạt đó một công năng hoàn toàn mới thay thế cho các
Tái phát triển công trình
công nghiệp công cộng đơn chức năngTái phát triển công trình Tái phát triển công trình công cộng đa chức năng
Trang 27dây chuyền sản xuất trước đây, thì nghiên cứu để tái phát triển các CTCC cũ lại thử thách hơn rất nhiều Ở đây không đơn giản là sự thay thế công năng cũ bằng một công năng hoàn toàn mới, mà là sự đánh giá, cân nhắc để hoàn thiện, bổ sung công năng hoặc chuyển đổi một phần công năng hiện trạng để trở thành một hoặc một vài hệ
thống công năng mới hiệu quả hơn, mà vẫn lưu giữ được “hồn cốt” của công trình
hiện trạng Song song với mảng thực hành, các lý thuyết và quan điểm về sử dụng thích ứng cũng đã được nhiều học giả châu Âu phát triển và tổng kết
Robert Schmidt III & Simon Austin, trong cuốn “Adaptable architecture-
Theory and Practice” [76], cho rằng để có thể mở rộng, bổ sung hoặc đa năng hóa
công năng của công trình kiến trúc, các thiết kế cần hướng tới tính thích ứng thể hiện
ở ba nội dung là: 1 Thiết kế không gian theo xu hướng “mở” về mặt bằng, “lỏng” về sức chứa; 2 Xử lý các cấu kiện theo hướng “động”, tức là có khả năng di chuyển, đóng mở linh hoạt và 3 Bố trí các hệ thống kỹ thuật, trang thiết bị gắn với không gian chức năng được phân theo tầng và theo lớp Mặc dù đề cập tới công tác xây mới
nhưng những quan điểm trên khá phù hợp với phạm vi nghiên cứu thiết kế tái phát triển các CTCC giai đoạn 1975-1986 sẽ đề cập tới sau này
Công trình kiến trúc chỉ mang tính hoàn chỉnh tạm thời, không bao giờ được coi là có điểm kết thúc bởi vì sự biến đổi nội tại dưới tác động của một hoặc nhiều
yếu tố bên ngoài không ngừng diễn ra Kết quả là công trình phải “tự thân vận động”
để theo kịp sự biến đổi Các tác giả bóc tách công trình thành năm phân lớp:
+ Kết cấu (có tuổi thọ 30 – 300 năm);
+ Mặt bằng (chu kỳ thay đổi 3 – 30 năm);
+ Lớp vỏ bao che (chu kỳ thay đổi 10 – 20 năm);
+ Các chức năng sử dụng (chu kỳ thay đổi 7 – 15 năm)
+ Hoạt động được tổ chức (chu kỳ thay đổi hàng ngày hoặc được đo theo đơn
vị tuần đến tháng)
Như vậy, kết cấu là thành phần ít thay đổi nhất trong suốt vòng đời của công trình kiến trúc và các hoạt động được tổ chức, hay còn gọi là nhu cầu khai thác thay đổi nhiều nhât Các yếu tố còn lại có thể thay đổi vài lần trong suốt vòng đời của công trình Có thể thấy các tác giả đánh giá cao tầm quan trọng của các yếu tố kỹ thuật như kết cấu hay hình thức bên ngoài của công trình trong công tác cải tạo trong khi cũng cho thấy sự linh hoạt của công năng hay nhu cầu khai thác CTCC trong suốt vòng đời của công trình Đây là căn cứ có giá trị để sau này đánh giá mức độ tái phát triển của
Trang 28các CTCC giai đoạn 1975-1986
Các tác giả trên cũng phân loại thiết kế thích ứng thành sáu cấp độ:
+ Cố định song có thể điều chỉnh được;
+ Năng động / đa năng;
+ Có khả năng chỉnh sửa / đổi mới / trang bị lại;
+ Có khả năng chuyển đổi tính chất sử dụng cũng như hình thức tương ứng; + Có khả năng thay đổi quy mô
+ Có khả năng di chuyển lẫn thay đổi nội dung cũng như hình thức (cấp độ cao nhất)
Để đạt được tính thích ứng, cần có chiến lược thiết kế phù hợp Theo quan điểm của các học giả, chiến lược thiết kế thích ứng tích hợp ba nội dung:
+ Vật lý (bao gồm tính mô-đun, thiết kế có tính đến yếu tố thời gian, bền lâu,
đơn giản và khúc chiết / mạch lạc);
+ Không gian (bao gồm tính “lỏng” dễ điều chỉnh, bố trí không gian có tính
linh hoạt cao, kỹ thuật mang tính “thụ động” có tính đến tiêu chí tiện nghi vi khí hậu, thiết kế trên quan điểm xem xét sự phát triển trong tương lai, tối đa hóa việc sử dụng công trình, gia tăng tính tương tác cả về liên hệ giao thông lẫn liên hệ thị giác)
+ Quy mô (bao gồm hai cấp là đơn giản – tính thẩm mỹ bản thân công trình và
phức hợp – mối liên hệ giữa công trình với bối cảnh và với các công trình xung quanh)
Các yếu tố trên đan cài vào nhau, các chiến lược cũng mang tính tương hỗ, nên công trình tự bản thân sẽ thể hiện tính đa lớp trên quan điểm thích ứng Hơn nữa điều này còn được củng cố bởi thực tế các chu kỳ thay đổi khác nhau Tổng kết lại,
mô hình thích ứng của công trình thực sự rất đa dạng, được phản ánh qua ma trận tổ hợp các giải pháp, và hoàn toàn có thể được lượng hóa bằng thang điểm, phục vụ cho mục đích so sánh và lựa chọn phương án phù hợp dựa trên điểm tổng Cần thấy rõ rằng đây là các quan điểm thiết kế dành cho các công trình xây mới để có thể sử dụng thích ứng sau này, chứ không phải dành cho các công trình cũ có nhu cầu tái phát triển Do đó cần xem xét các quan điểm trên trong tương quan đối chiếu với các yếu
tố hiện trạng để xác định rõ ràng hơn những hạn chế mang tính thực tiễn Rất nhiều các quan điểm trong cuốn sách này có thể sử dụng như những tham khảo mang tính định hướng cho công tác tái phát triển cho các CTCC giai đoạn 1975-1986
Liliane Wong- tác giả của cuốn “Adaptive Reuse- Extending the Lives of
Trang 29Buildings” [82] lại cho rằng việc sử dụng thích ứng đối với vật thể nói chung và công
trình kiến trúc nói riêng là một yêu cầu mang tính phổ biến trong xã hội loài người, hình thành từ khi con người biết cách tổ chức không gian nhân tạo và đạt đến trình
độ cao trong một xã hội hiện đại Sử dụng thích ứng là một trong những tiêu chí chủ chốt của công tác thiết kế không gian và sử dụng hệ thống kết cấu Công trình kiến trúc, dù đã được hoàn thiện và khánh thành đưa vào sử dụng, không có nghĩa là một tác phẩm hoàn hảo qua mọi thời đại để có thể bất biến Việc sử dụng thích ứng được đặt ra với công trình thể hiện trên ba cấp độ:
+ Sức chứa hay Khả năng Dung nạp
Matthew Carmona và cộng sự tại Đại học Nottingham (Anh) trong cuốn
sách kinh điển “Public Places Urban Spaces” [61] được sử dụng rộng rãi trong
những cơ sở đào tạo kiến trúc tại các quốc gia nói tiếng Anh đã nhìn nhận không gian công cộng, bao hàm cả các công trình kiến trúc công cộng nằm trong hoặc gắn kết với không gian được định danh “public” ấy dưới nhiều góc độ, làm rõ sáu thuộc
tính (đồng thời là sáu nhu cầu) cơ bản ở các mức độ khác nhau bao gồm: 1 Thị giác; 2 Nhận thức; 3 Hình thái; 4 Chức năng; 5 Thời gian; 6 Xã hội, cùng hai yêu cầu mở rộng trong bối cảnh xã hội hiện đại là 7 Bền vững và 8 Tìm tòi sáng tạo Ở một cấp độ cao hơn, nhóm tác giả nhận định không gian công cộng bao gồm
cả CTCC mang những nét đặc trưng giúp con người nhận diện không gian và lưu lại trong ký ức hình ảnh về không gian ấy Với thời gian tương tác đủ lâu, giữa
Trang 30không gian và con người sẽ nảy sinh tình cảm gắn bó Không gian khi ấy mang giá trị tinh thần, được gọi là “tinh thần nơi chốn” Đối chiếu với luận điểm trên, việc tái phát triển các CTCC được xây dựng trước đây song vẫn có giá trị khi được nhìn nhận trong bối cảnh ngày nay ở bất kỳ một đô thị nào trên thế giới đã đáp ứng được
rõ nhất các nhu cầu số 1, 2, 4, 5 và 6 khi đối tượng sử dụng là cộng đồng địa phương, thỏa mãn yêu cầu 7 đối với những cán bộ vận hành công trình cũng như quản lý dự
án và yêu cầu 8 khi xét đến những người thiết kế Ở một góc độ nào đó có thể nhận định rằng các yếu tố trên chính là tiền đề hình thành các tiêu chí để đánh giá giá trị của di sản đô thị với CTCC làm trung tâm
Rayman Mohamed, Robin Boyle, Allan Yang & Joseph Tangari trong
bài báo của mình nhấn mạnh ba từ khóa – đồng thời cũng là ba chân kiềng – của
phát triển bền vững là kinh tế (E – Economy), môi trường (E – Environment) và công bằng xã hội (E – Equity) và phân tích dưới góc độ tái phát triển thông qua số
liệu thống kê của ngành công nghiệp xây dựng Hoa Kỳ cùng một số ví dụ dự án đến
từ Milwaukee và Minneapolis Các tác giả cho rằng tái phát triển các công trình kiến trúc giúp giảm sự phát thải của các loại khí gây hiệu ứng nhà kính, giảm tiêu thụ năng lượng dùng để khai thác, chế biến các vật liệu, cũng như chế tạo những cấu kiện bằng cách tận dụng số vật liệu và cấu kiện còn tốt hiện có, đồng thời giảm đáng kể chất thải xây dựng vì không phải phá dỡ công trình Tái phát triển có ý nghĩa về kinh tế khi một công trình di sản hoặc có giá trị được bảo tồn, gìn giữ tại một địa điểm làm tăng giá trị bất động sản của những khu vực xung quanh, có tác dụng quay vòng vốn nhanh hơn cho các nhà đầu tư dự án và tạo ra nhiều công ăn việc làm hơn Vai trò của tái phát triển về xã hội được nhìn nhận qua việc tăng cường giao tiếp và trao đổi thông tin của các thành viên trong mỗi cộng đồng liên quan, không phân biệt trình độ, địa vị, thu nhập, tuổi tác, qua nhiều dự án thể thao, văn hóa, nghệ thuật cộng đồng và nhiều hoạt động đa dạng khác được tổ chức trong
và xung quanh một công trình kiến trúc được tái phát triển Độ phủ sóng của các hoạt động ấy trong CTCC không đóng khung trong phạm vi khu ở, mà còn mở rộng
ra thành liên khu ở, thậm chí ở quy mô toàn đô thị, tùy thuộc vào giá trị của công trình và mức độ thành công của giải pháp tái phát triển được áp dụng [69]
Các đô thị châu Á dường như đang đi trên con đường mà các đô thị châu Âu
đã trải qua, với đại diện tiêu biểu là Trung Quốc với các thành phố công nghiệp đang dần chuyển biến thành các đô thị tiêu dùng, tích cực chuyển hóa các công trình nhà
Trang 31máy thành CTCC
Kori Rutcosky chọn nghiên cứu trường hợp tái phát triển tại Trung Quốc mà
cụ thể là ở Thượng Hải [72] Đây là một đô thị thuộc loại lớn nhất và có tốc độ phát
triển nhanh nhất tại Trung Quốc trong hơn ba thập kỷ qua Sự phát triển ồ ạt của một thành phố lớn như Thượng Hải đã, đang và sẽ còn gây ra nhiều hệ lụy về môi trường, kinh tế, xã hội, ngoài ra còn tác động mạnh đến quỹ di sản kiến trúc trong đó có nhiều công trình có giá trị nhiều mặt song vì một lý do nào đó chưa được công nhận là di sản Tác giả đã chọn nghiên cứu hai trường hợp điển hình ở Thượng Hải: Khu nhượng địa Pháp ở quận Lô Loan với nhiều ngôi nhà ở cổ kính cùng một số địa điểm công cộng nằm xen kẽ được xây dựng từ giữa thế kỷ 19 và gần đây được chuyển thành một khu kinh doanh ẩm thực và bày bán đồ lưu niệm – hàng thủ công mỹ nghệ thu hút đến 30.000 khách tham quan mỗi ngày Trong khi đó, khu nhà xưởng công nghiệp tại Xuân Minh in dấu ấn công nghiệp hóa tại Thượng Hải những năm 1940 bên bờ sông Hoàng Phố được tái phát triển thành một trung tâm nghệ thuật lớn với 80 gallery về hội họa, điêu khắc, kim hoàn và làm phim Công thức thành công của hai dự án là có
sự kết hợp của ba yếu tố: toàn cầu hóa, địa phương hóa dưới tác động của toàn cầu hóa và hòa hợp hóa của hai yếu tố này, giữ lại một phần tính lịch sử của các khu vực
cũ trong lòng một đô thị năng động và một xã hội hiện đại, coi tái phát triển những công trình ấy là một giải pháp chủ đạo để duy trì dáng dấp của những công trình đã vượt qua sự chọn lọc khắc nghiệt của thời gian và biến động xã hội, đem lại sức sống mới cho những công trình này thông qua việc tổ chức các hoạt động mang hơi thở của thời đại sôi động trong những không gian được thiết kế lại một cách khéo léo
Ayman Ahmed Ezzat Othman & Heba Elsaay nhận định trong bài viết của
mình rằng công trình có giá trị lịch sử, bất kể đã hay chưa được công nhận là di sản quốc gia/quốc tế, luôn có ý nghĩa trọng đại trong cuộc sống của cộng đồng địa phương – những người hiểu rõ giá trị của công trình ấy hơn tất cả [70] Tại các quốc gia đang phát triển, do nhiều hạn chế về khoa học kỹ thuật, kinh tế, tài chính, … không phải công trình nào cũng được bảo tồn thành công, hoặc được giữ nguyên trạng ít có giá trị sử dụng trong thực tế vì được “bảo tàng hóa”, hoặc bị khai thác quá mức, quá giới hạn dẫn đến không gìn giữ được những giá trị chủ yếu Thông qua hai ví dụ sử dụng thích ứng thành công tại Ai Cập (dinh thự Sayt al Kirtliya ở Cairo được xây dựng từ thế kỷ 16 dưới đế chế Ottoman – Thổ Nhĩ Kỳ, trở thành một viện bảo tàng văn hóa lịch sử) và Ấn Độ (tòa Thị chính ở thành phố Kolkata có niên đại đầu thế kỷ 19 dưới
Trang 32sự thống trị của thực dân Anh, trở thành một trung tâm văn hóa cộng đồng và một phần được giữ nguyên chức năng hành chính là trụ sở làm việc của chính quyền sở tại, quản lý luôn các hoạt động cộng đồng), các tác giả đã đề xuất chiến lược hành
động để tái phát triển CTCC thành công, gồm 06 yếu tố: 1 Quản trị, 2 Kinh tế, 3 Môi trường, 4 Luật pháp, 5 Công nghệ và 6 Xã hội (thể hiện ở sự nhận thức, tham
dự và hợp tác của cộng đồng), và 05 bước thực hiện: 1 Xác định các thách thức của tái phát triển, 2 Xác định và đánh giá các cơ hội tái phát triển, 3 Cải tiến và lên kế hoạch thực hiện, 4 Giám sát và đánh giá kết quả thực hiện, 5 Điều chỉnh cho phù hợp trong các giai đoạn tiếp theo nếu cần) Đây là những gợi ý rất quan trọng cho việc hình thành quy trình tái phát triển các CTCC giai đoạn 1975-1986 tại Hà Nội
Mohammad Djavad Saghafia và Maryam Ahmadia trong bài nghiên cứu
của mình về kiến trúc thích ứng ở Iran: “A study of adaptable architecture pertinence
in Iran” (2011) [73] đã chỉ ra rằng luôn có một khoảng cách giữa tuổi thọ thiết kế
và tuổi thọ hữu ích của công trình kiến trúc mà quá trình tái phát triển công trình thông qua các giải pháp thiết kế thích ứng hướng tới bền vững là lựa chọn tối ưu để kéo dài tuổi thọ hữu ích sao cho gần hơn với tuổi thọ thiết kế Bài nghiên cứu cho rằng các giải pháp thiết kế thích ứng trong kiến trúc để tái phát triển CTCC bao gồm bất kỳ tác động nào tới công trình để thay đổi công suất, chức năng hoặc hiệu suất sao cho thỏa mãn các nhu cầu sử dụng mới Từ đó công trình kiến trúc sau khi tái phát triển có thể phù hợp với các điều kiện khai thác và nhu cầu trong tương lai của người sử dụng với sự đơn giản và ít tốn kém nhất, có nghĩa là kéo dài tuổi thọ của công trình, nâng cao hiệu quả và tối ưu hiệu suất sao cho khai thác lâu dài hơn, đặc biệt là về khía cạnh bảo vệ môi trường Từ đó họ đưa ra đặc điểm của các giáp pháp kiến trúc thích ứng gồm các yếu tố sau:
+ Khả năng chuyển đổi: cho phép thay đổi cách sử dụng (về mặt kinh tế, pháp
lý và kỹ thuật);
+ Khả năng tháo dỡ: có khả năng được tháo dỡ một cách an toàn, hiệu quả và
nhanh chóng-một phần hoặc toàn bộ;
+ Khả năng tái sử dụng: vật liệu và bất kỳ chi tiết thành phần nào của tòa nhà
đã tháo dỡ đều có thể tái sử dụng hoặc có khả năng tái chế càng nhiều càng tốt;
+ Khả năng mở rộng: cho phép tăng diện tích hoặc công suất mà không gây
ảnh hưởng tới việc vận hành, khai thác tòa nhà;
+ Khả năng linh hoạt: Có thể thực hiện nhiều kịch bản bố trí trong quy hoạch
Trang 33không gian để hiệu quả hóa việc khai thác công trình
Việc xác định giải pháp thiết kế thích ứng là lựa chọn tối ưu khi tái phát triển các CTCC của các tác giả này đã góp phần xây dựng cơ sở khoa học quan trọng cho các áp dụng sau này cho việc tái phát triển các CTCC giai đoạn 1975-1986 tại Hà Nội
Noorzalifah Mohamed & Kartina Alauddin cho rằng quá trình ra quyết
định luôn đóng vai trò quan trọng đối với những công trình đã qua sử dụng muốn chuyển đổi sang một dạng thức sử dụng khác mà không phải phá dỡ hay làm biến đổi quá mức công trình ban đầu, nhất là những công trình có giá trị về thẩm mỹ kiến trúc và giá trị niên đại, gắn bó với cộng đồng về tinh thần, sao cho đạt được tiêu chí phát triển bền vững [68] Các tác giả đã thống kê có 30 tiêu chí lớn nhỏ, có tầm ảnh hưởng khác nhau đến quá trình ra quyết định chuyển đổi công trình, thay đổi số phận
công trình, có thể xếp thành 05 nhóm gồm 1 Kinh tế, 2 Môi trường, 3 Xã hội, 4 Luật pháp và 5.Kiến trúc, đồng thời xác định 06 bên liên quan gồm: 1 Kiến trúc sư hành nghề cải tạo công trình, 2 Thẩm định viên, 3 Chính quyền địa phương, 4 Đại diện một số bộ ban ngành chính phủ, 5 Các nhà quy hoạch và 6 Chủ sở hữu công trình Vai trò và trách nhiệm của từng bên được làm rõ theo từng cặp quan hệ để đạt
được sự phát triển bền vững trong lĩnh vực tái phát triển đô thị dựa trên yếu tố sử dụng thích ứng các công trình kiến trúc Đây có thể coi là cơ sở quan trọng để có thể
áp dụng mô hình tái phát triển theo hướng bền vững các CTCC ở Việt Nam, với sự điều chỉnh các tiêu chí, các nhóm lĩnh vực và các bên liên quan cho phù hợp với điều
kiện thực tế
Có thể thấy trên thế giới, nghiên cứu về tái phát triển CTCC cũ để đáp ứng nhu cầu khai thác mới không còn là điều mới mẻ Với sự phát triển đi trước hàng thập kỷ, các nhà nghiên cứu lý luận cũng như thực tiễn ở Âu Mỹ đã cho thấy sự quan tâm đến lĩnh vực này từ sớm, ở cả khía cạnh bảo tồn, cải tạo cũng như xây mới với những chỉ dẫn chi tiết cụ thể Tuy nhiên cơ bản các nghiên cứu kể trên đều nhìn nhận công trình kiến trúc ở khía cạnh hiệu quả khai thác, từ đó đưa ra các khuyến nghị biện pháp xử lý Việc đánh giá giá trị đối với các công trình kiến trúc có giá trị, đại diện cho một giai đoạn lịch sử nhất định chưa được đề cập đến Trong khi đó ở các nước đang phát triển, có điều kiện lịch sử, kinh tế, văn hóa xã hội tương tự như Việt Nam (Ấn Độ, Iran, Thổ Nhĩ Kỹ ), các nhà nghiên cứu đã có những góc nhìn chuyên môn gần gũi hơn nhưng cũng như đã nhận định ở trên, việc định lượng giá trị để đưa
Trang 34ra các giải pháp tái phát triển tương ứng cũng chưa được nghiên cứu cụ thể mà đa phần chỉ dừng ở mức độ phân loại giá trị để hướng đến các giải pháp cải tạo nhằm kéo dài thời gian khai thác mà thôi
Cùng một giai đoạn nghiên cứu, Christina Schwenkel lựa chọn nghiên cứu
khu dân cư Quang Trung, thành phố Vinh, được CHDC Đức giúp quy hoạch và xây dựng lại sau chiến tranh, trong ba năm 1974, 1973 và 1976, dưới góc nhìn của quy hoạch và kiến trúc hiện đại [77] Đây là một tổ hợp gồm 35 tòa nhà thuộc năm phân khu (A, B, C, D và E), tổng số có 1.262 căn hộ với 4.439 nhân khẩu tại trung tâm thành phố Mỗi khối nhà có hai đến ba đơn nguyên được xây theo kiểu khu tập thể sáu tầng lắp ghép hành lang bên do CHDC Đức viện trợ công nghệ với một số CTCC kèm theo như nhà trẻ, trường học, cửa hàng bách hóa, rạp chiếu bóng, công viên và sân chơi Mô hình CTCC trung tâm khu ở này khá phổ biến ở các đô thị Việt Nam giai đoạn này, tương đồng với những khu ở Hà Nội như Thanh Xuân hay Trung Tự
Bản quy hoạch tiểu khu Quang Trung rất gần với mô hình đô thị duy công năng (functional city) đã được nhắc đến trong Hiến chương Athens do Le Corbusier nêu bật tại Đại hội Quốc tế về Kiến trúc Hiện đại năm 1933 Về kiến trúc, tác giả nhấn mạnh tới các đặc điểm về tổ chức công năng cũng như hình thức kiến trúc theo phong cách Hiện đại, thể hiện ở cả khu nhà ở lẫn một số công trình công cộng trong tiểu khu, gồm 1 trường trung học cơ sở, 1 trường tiểu học và 4 trường mầm non Có thể nói đây là một công trình nghiên cứu về kiến trúc hiện đại ở Việt Nam giai đoạn 1975-1986 thật sự công phu và đáng ghi nhận Mặc dù khẳng định vai trò trung tâm của quy hoạch khu ở cũng như tầm quan trọng trong việc cung cấp tiện nghi hạ tầng
xã hội cho cộng đồng, các CTCC lại không được phân tích nhiều và sâu trong nghiên cứu này Do đó giá trị của những công trình ấy chưa được nhìn nhận và đánh giá Tuy nhiên ở cùng một góc nhìn lịch sử, có thể thấy cũng giống như ở Hà Nội, các
Trang 35tiểu khu ở hình thành đều có khu vực lõi là những CTCC thiết yếu phục vụ nhu cầu khai thác của cộng đồng dân cư, điều mà trước đây chưa hề có Những dạng thiết chế như vậy hướng tới cộng đồng chứ không nhằm phục vụ nhu cầu cho một bộ phận
số ít có đặc quyền như thời Pháp thuộc Chính điều này làm nên các giá trị văn hóa, lích sử mang tính thời điểm rất đặc trưng cho giai đoạn 1975-1986 của các công trình kiến trúc, rất đáng để nghiên cứu và đánh giá cụ thể
Hình 1 4 Hình ảnh chung cư thành phố Vinh, thành phố Nghệ An
Nguồn: Báo Nghệ An
Mel Schenck xuất bản một cuốn sách tập trung nghiên cứu kiến trúc theo
phong cách Hiện đại ở miền Nam Việt Nam từ những năm 1940, đặc biệt là trong hai thập kỷ người Mỹ hiện diện ở miền Nam Việt Nam (1960 và 1970), với một loạt công trình hành chính, vui chơi giải trí, cư xá, khách sạn, … được thiết kế chuẩn mực và xây cất khang trang phục vụ người Mỹ cùng nhiều công trình dân sinh khác như chợ, trường học, bệnh viện, thư viện, … tập trung với mật độ tương đối cao tại Sài Gòn, tên gọi của TP.Hồ Chí Minh ở thời điểm đó Dòng chảy này tiếp mạch trong những năm 1980 với một số ảnh hưởng nhất định của kiến trúc XHCN từ miền Bắc Việt Nam đưa xuống trước khi đất nước mở cửa đón nhận những trào lưu và phong cách mới mang tính quốc tế [37]
Tác giả đưa đến một cái nhìn khách quan nhưng rất nhiều thông tin về sự
du nhập và phát triển của kiến trúc Hiện đại ở miền Nam Việt Nam thời kỳ
1954-1986 mà theo tác giả, thời điểm nở rộ nhất là 1954-1960 Bằng thống kê cá nhân
và các nghiên cứu thực địa bài bản đến từ hơn 400 công trình và 4000 bức ảnh, tác giả đúc rút ra những giá trị kiến trúc của giai đoạn này một cách cụ thể
Trang 36Hình 1 5 Một số công trình kiến trúc công cộng giai đoạn 1954-1986 tiêu biểu tại
thành phố Hồ Chí Minh
Nguồn:[75]
Đáng chú ý nhất là sự du nhập của kiến trúc Xô Viết trong 10 năm 1986) vào kiến trúc đô thị tại TP Hồ Chí Minh, mà tiêu biểu là Nhà hát Hòa Bình ở Quận 10, với ngôn ngữ dễ nhận biết là sự phối hợp giữa các mảng tường lớn và đặc bằng chất liệu bê tông với diện tường hoa văn chia ô vuông, phần đế thu lại so với khối chính bên trên, và có những bức phù điêu trang trí để giảm nhẹ phần nào sự đồ
(1975-sộ về khối tích Tương tự như các công trình kiến trúc hiện đại giai đoạn 1960-1975, những công trình thời kỳ 1975-1986 ở TP Hồ Chí Minh được tác giả phân tích khá sâu về mặt kiến trúc Cuốn sách này là một nghiên cứu công phu về hiện trạng và lịch sử hình thành kiến trúc Hiện đại ở miền Nam Việt Nam, chứ không đề cập tới việc tái phát triển các công trình này trong bối cảnh đô thị đương đại, mặc dù tác giả thừa nhận sự lạc hậu về công năng của một số CTCC đã hiển hiện Ngoài ra, các công trình kiến trúc công cộng ở TP Hồ Chí Minh giai đoạn này, nếu so sánh với các công trình cùng thời điểm xây dựng ở Hà Nội, cũng cho thấy những khác biệt lớn, chủ yếu đến từ tâm lý khai thác công trình của người dân, sau này trở thành
Trang 37những ký ức kiến trúc mạnh mẽ Nếu như ở TP Hồ Chí Minh người dân vốn dĩ đã quen việc khai thác CTCC từ lâu trước khi giải phóng thì ở Hà Nội, chỉ từ sau năm
1954 và một số loại hình CTCC phải sau năm 1973 mới được đông đảo người dân khai thác Chính vì thế, các công trình này sớm trở thành dấu ấn khó phai mờ trong cộng đồng, trở thành ký ức nơi chốn, gắn với thói quen cũng như đem lại cảm giác thân quen qua nhiều thế hệ, vốn dĩ trước đây sinh sống trong sự thiếu thốn các tiện nghi công cộng Đây cũng chính là một đặc điểm mang tính khác biệt cơ bản, có tính đặc thù cao về thời điểm khi đánh giá giá trị các CTCC giai đoạn 1975-1986 ở Hà Nội Mặc dù các yếu tố hình thức kiến trúc, cơ cấu tổ chức công năng, hình thái không gian… của các CTCC giai đoạn này trong TP.Hồ Chí Minh, thông qua nghiên cứu của tác giả, khá tương đồng với các công trình cùng loại ngoài Hà Nội, chính sự khác biệt nói trên đã ảnh hưởng khá lớn tới việc hình thành giải pháp tái phát triển các CTCC ở Thủ đô
William Logan có bài viết trên Tạp chí Quy hoạch Đô thị số 13/2013 tiêu đề
“Những người Nga bên sông Hồng, ảnh hưởng của Liên Xô lên cảnh quan đô thị Hà Nội 1955-1990” chỉ rõ cảnh quan của một thành phố, như bất kỳ cuốn sách nào, có
thể được đọc, phân chiết và tái dựng [34] Sự phân tích quy hoạch của một thành phố, kiến trúc của các tòa nhà, các dạng tượng đài, và nội thất đường phố mở ra nhiều điều rộng lớn hơn về chính trị, kinh tế, xã hội nói chung cũng như những chức năng của văn hóa nói riêng (văn hóa như chính trị và văn hóa như một sự đề kháng) Bài viết này tổng kết sự ảnh hưởng của khối Liên Xô lên Hà Nội – Thủ đô Việt Nam bên sông Hồng, từ 1955 đến 1990, giai đoạn chi phối của châu Âu lần thứ hai trong lịch sử Hà Nội Bài viết cũng bàn về việc văn hóa Việt Nam và sự tồn tại của quốc gia có được
là nhờ biết “nương theo chiều gió”, một mặt đón nhận những nét văn hóa của quốc gia chi phối, mặt khác vẫn giữ lại trong mình những bản sắc văn hóa riêng, đặc biệt
là ngôn ngữ và truyền thuyết dân gian Một trong những kết quả của quá trình hòa nhập văn hóa đó là ngày nay các thành phố của Việt Nam đều ẩn trong mình những nét tính cách đa tầng riêng, mỗi tầng là một di sản thừa kế từ một giai đoạn chính trị văn hóa bị chi phối bởi ngoại lực Có thể thấy các biểu tượng chính ở khắp nơi tại Hà Nội; mỗi thể chế xây dựng cho mình những công trình riêng, cảnh quan riêng nhằm khắc họa thể chế của mình, và cũng bằng cách đó, thể hiện quyền lực thống trị của
họ lên thành phố và con người
Trang 38Có một lưu ý quan trọng khi thông qua các nghiên cứu của mình về kiến trúc hiện đại ở Việt Nam, các tác giả nước ngoài đều nhấn mạnh tới sự sáng tạo của các kiến trúc sư bản địa khi một mặt du nhập tư duy thiết kế mới, một mặt lại vận dụng được các giá trị văn hóa, tự nhiên của kiến trúc truyền thống đưa vào tác phẩm của mình Sức sáng tạo này giúp tạo nên một nền kiến trúc hiện đại mang bản sắc riêng, không giống hoàn toàn với trào lưu kiến trúc hiện đại trên thế giới ở thời điểm đó Chính vì vậy mà ở phần sau của nghiên cứu của luận án sẽ đề cập tới giá trị của thế
hệ kiến trúc sư ở thời kỳ này như những người tiên phong mở đường cho một trào lưu mới, tôn vinh những giá trị mới
Việc nghiên cứu để phát huy giá trị các CTCC thuộc giai đoạn 1954-1986 đã
được đề cập đến trong Báo cáo khoa học tổng kết đề tài “Nhận diện, bảo tồn và phát huy giá trị các công trình kiến trúc là di sản giai đoạn 1954-1986 tại nội đô Hà Nội”
do Sở Quy hoạch kiến trúc Hà Nội chủ trì năm 2012 [36] Đề tài trình bày sự phát triển của công trình kiến trúc nhà ở, nhà công cộng và nhà công nghiệp của Hà Nội thời kỳ 1954-1986 theo ba giai đoạn: 1954-1964, 1965-1975 và 1976-1986 Do vậy,
sự phân tích chủ yếu theo chiều rộng và đảm bảo sự dàn đều giữa ba mảng kiến trúc công trình, không đi sâu vào thể loại kiến trúc nhà công cộng Giai đoạn đầu, loại hình phổ biến nhất là nhà hành chính, trụ sở, trường học, bệnh viện với quy mô lớn, hình thức bề thế, sử dụng kết cấu tường gạch chịu lực, mái bằng, cửa sổ hai lớp kính trong chớp ngoài, và đặc trưng ở những mảng tường lớn ghép gạch hoa Giai đoạn giữa, vì lý do chiến tranh, nên ít CTCC được xây dựng, nên sang giai đoạn ba – thời
kỳ hậu chiến kéo dài 10 năm chứng kiến sự bùng nổ về số lượng CTCC được xây dựng, và có sự tiến bộ về chất lượng nhờ sự hỗ trợ về kỹ thuật – công nghệ của các nước XHCN dành cho Hà Nội để tái thiết sau chiến tranh Đội ngũ KTS, một số được đào tạo bài bản ở nước ngoài, nắm được những xu hướng phát triển mới, đã bước đầu phát huy được năng lực trong sự phối hợp với các KTS tốt nghiệp trong nước Một
số công trình trọng điểm còn có sự tham gia của các kiến trúc sư và tổng công trình
sư Liên Xô, Trung Quốc và khối Đông Âu Điểm nổi bật nhất trong giai đoạn sau cùng này là sự xuất hiện của nhiều công trình văn hóa – thể thao với phong cách kiến trúc hiện đại, một số công trình thể hiện sự pha trộn với kiến trúc truyền thống, đặc biệt ở ba công trình trọng điểm là Lăng Hồ Chủ Tịch, Bảo tàng Hồ Chí Minh và Cung
Trang 39Văn hóa Hữu nghị Việt – Xô Ngoài ra, kiến trúc nhiệt đới cũng đã được nhận diện qua một số công trình hiện đại theo quan điểm của Châu Âu đưa vào nhưng đã có điều chỉnh thiết kế, khai thác một số cấu kiện và chi tiết từ kiến trúc truyền thống vốn
dĩ đã thích ứng với điều kiện khí hậu thời tiết nóng ẩm của Hà Nội, để ít bị ảnh hưởng nhất bởi các tác động bất lợi Đề tài đã thống kê 62 CTCC còn hiện diện thuộc ba giai đoạn, phân loại và nhận xét từng công trình, có đánh giá điểm tổng hợp (không rõ tiêu chí thành phần) từ bốn nhóm đối tượng có liên quan là Chuyên gia Kiến trúc (35%), Cơ quan quản lý (30%), Cộng tác viên đi khảo sát (20%) và Người sử dụng (15%) Kết quả cho thấy có 15 công trình được xếp loại đặc biệt, 13 công trình được xếp loại trung bình và số còn lại (34 công trình – chiếm tỷ lệ hơn 50%) có giá trị đáng chú ý Đề tài chỉ dừng lại ở mức độ kiến nghị bảo tồn dựa trên sự đánh giá và xếp loại đối với các công trình được đánh giá có giá trị đặc biệt, chứ chưa đề xuất được kịch bản phát triển cho từng nhóm công trình, nhất là nhóm công trình có giá trị nhưng chưa được bảo vệ bởi pháp lý ví dụ như Luật Di sản Cần nói rõ rằng những công trình dạng này chiếm tỷ lệ rất lớn ở thời kỳ nghiên cứu Báo cáo khoa học cũng chưa tính đến những thay đổi của bối cảnh xã hội là tác nhân thúc đẩy sự mở rộng và/hoặc chuyển hóa chức năng, kéo theo sự biến đổi tương ứng về tổ chức không gian và hình thức kiến trúc công trình Do vậy, cũng là hợp lý khi các đề xuất chỉ gom lại ở các công trình hướng đến bảo tồn, khi những tác động mang tính “Động” được loại bỏ Điều này dẫn tới thực tế những dấu ấn đặc trưng của kiến trúc thuộc một giai đoạn đặc thù đối với sự phát triển đô thị Hà Nội thế kỷ 20 có thể sẽ không còn được lưu giữ
Luận án tiến sỹ của Đặng Hoàng Vũ với đề tài “Ảnh hưởng của kiến trúc Xô viết tới kiến trúc nhà ở và nhà công cộng tại Hà Nội giai đoạn 1954-1986” [57] xác
định ảnh hưởng của kiến trúc Xô Viết đến kiến trúc tại Hà Nội trên hai bình diện là phương pháp luận thiết kế và nội dung cũng như hình thức biểu hiện của kiến trúc
Hà Nội trong giai đoạn 1954-1986 trên hai bình diện là kiến trúc nhà ở và kiến trúc CTCC Trong lĩnh vực CTCC, bên cạnh một số dự án cải tạo, Hà Nội đã tập trung xây dựng một số loại hình, chủ yếu là trụ sở, trường học, học viện trong giai đoạn đầu (1960-1965) Sang đến giai đoạn hậu chiến, đến trước Đổi Mới (1976-1986) các CTCC đã đa dạng hơn về thể loại, có thêm nhà văn hóa, bệnh viện, khách sạn, … và
Trang 40ảnh hưởng của kiến trúc Xô Viết cũng lớn hơn Tác giả đã liệt kê hơn 50 CTCC được xây dựng trong những năm 1954-1986 tại Hà Nội và phân tích một số công trình tiêu biểu nhất như Lăng và Bảo tàng Hồ Chí Minh, Cung Văn hóa Hữu nghị Việt Xô, …
về quy mô xây dựng, cách tổ hợp không gian, giải pháp tổ chức mặt đứng với kết cấu và vật liệu được áp dụng, qua đó nhận diện yếu tố kiến trúc hiện đại kiểu XHCN, tính dân tộc được kết hợp với tính hiện đại Ngoài ra luận án còn đề cập đến vai trò của KTS Việt Nam khi tiếp nhận ảnh hưởng của tư duy thiết kế, công nghệ thi công của Liên Xô nói riêng và khối XHCN nói chung trong bối cảnh văn hóa – xã hội đương thời, và làm rõ tác động của dòng kiến trúc đó tại thời điểm giao thời trong việc định hình xu thế kiến trúc hiện đại của Hà Nội sau này Bên cạnh đó, tác giả cũng tổng kết được ba hạn chế của kiến trúc công cộng Hà Nội thời kỳ 1954-1986
là nặng tư duy duy ý chí, đề cao tính sử dụng mà phần nào coi nhẹ yếu tố thẩm mỹ kiến trúc và thiếu tính linh hoạt Luận án chưa chỉ rõ được hệ thống giá trị của các CTCC và cũng không gợi mở hướng phát triển cho những công trình này trong điều kiện kinh tế-xã hội hiện nay, những năm thuộc thập niên 30 của thế kỷ 21, đã khác trước rất nhiều
Luận án tiến sĩ của Đinh Thị Hải Yến có nhiều điểm nghiên cứu trên tổng thể
khá tương đồng với luận án này khi đi theo hướng “Chuyển đổi thích ứng các công trình công nghiệp cũ trong cấu trúc không gian đô thị khu vực nội thành Hà Nội”
[58] Tác giả cho rằng Thủ đô Hà Nội, một đô thị có bề dày lịch sử văn hóa lâu đời, với số lượng lớn các CTCNC được xây dựng trong khoảng thời gian từ cuối thế kỷ XIX (thời kỳ Pháp Thuộc) đến cuối những năm 80 (cụ thể năm 1986 – bắt đầu thời
kỳ đổi mới), hệ thống các CTCNC này góp phần tạo lập nên bộ mặt của cấu trúc đô thị Hà Nội Đến một thời điểm nhất định, vai trò vị thế kiến tạo đô thị của chúng trở nên lỗi thời về môi trường, văn hóa – xã hội; công nghệ sản xuất, sản phẩm; vị trí-quy hoạch, pháp lý; thị trường hàng hóa, nhân công; cũng như vật chất, chức năng công trình… Do đó, nhu cầu chuyển đổi các CTCNC để thích ứng với sự phát triển
và chuyển hóa cấu trúc không gian trở nên tất yếu khi đô thị đạt tới trình độ đô thị hóa nhất định Tuy nhiên nghiên cứu của tác giả chỉ giới hạn ở các công trình công nghiệp cũ với mục đích chuyển đổi hoàn toàn công năng sang CTCC mới, trên cơ sở giữ lại các giá trị kiến trúc công nghiệp đã được chỉ ra qua các tiêu chí đánh giá Nói một cách khác, theo những khái niệm ở trên đã xác định rõ, đây là nghiên cứu để sử dụng thích ứng không gian kiến trúc của các công trình công nghiệp sau khi chuyển