1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Phát triển mẫu bộ sưu tập áo dài cưới cho nữ lấy cảm hứng từ hoa sen

216 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phát Triển Mẫu Bộ Sưu Tập Áo Dài Cưới Cho Nữ Lấy Cảm Hứng Từ Hoa Sen
Tác giả Nguyễn Thị Yến Nhi, Đỗ Ngọc Phương Thanh, Nguyễn Phạm Thạch Thảo
Người hướng dẫn Th.S Trần Thị Cẩm Tú
Trường học Trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật Thành Phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Công Nghệ May
Thể loại Đồ án tốt nghiệp
Năm xuất bản 2023
Thành phố Thành Phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 216
Dung lượng 17,96 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 3: Hình 3. 1 Bảng moodboard của BST (0)
  • CHƯƠNG 3: Bảng 3. 1 Bảng kết cấu nguyên phụ liệu mẫu Toned - T01 (0)
  • CHƯƠNG 4: Bảng 4. 1 Bảng phân tích mẫu T01 (0)
  • CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI (19)
    • 1.1. Lý do chọn đề tài (19)
    • 1.2. Mục tiêu đề tài (19)
    • 1.3. Nội dung chính (20)
    • 1.4. Phương pháp nghiên cứu (20)
  • CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN (21)
    • 2.1 Tổng quan (21)
      • 2.1.1. Khái niệm áo dài (21)
      • 2.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển của áo dài (21)
      • 2.1.3 Đặc trưng áo dài cưới (28)
    • 2.2 Xu hướng áo dài cưới 2023 (44)
      • 2.2.1 Áo dài cưới màu đỏ (44)
      • 2.2.2 Áo dài cưới ren (45)
      • 2.2.4 Xu hướng áo dài cưới thêu hoa (46)
      • 2.2.5 Xu hướng áo dài cưới đính đá, ngọc trai (47)
      • 2.2.6 Áo dài cưới tay phồng (48)
      • 2.2.7 Áo dài cưới corset (49)
      • 2.2.8 Áo dài cưới tà rộng (50)
    • 2.3. Hướng dẫn cách lấy số đo (51)
      • 2.3.1. Những lưu ý khi tự lấy số đo (51)
      • 2.3.2. Hướng dẫn cách tự lấy số đo (52)
      • 2.3.3. Dựng Block căn bản (55)
  • CHƯƠNG 3: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU (65)
    • 3.1 Giới thiệu bộ sưu tập - Lotus (65)
      • 3.3.1 Mô tả hướng thiết kế - mẫu T01 (75)
      • 3.3.2 Thiết kế mẫu áo dài thân trước - mẫu T01 (77)
      • 3.3.3 Thiết kế mẫu thân sau chính - mẫu T01 (83)
      • 3.3.4 Thiết kế thân trước, thân sau/ Lót- mẫu T01 (88)
      • 3.3.5 Thiết kế chân váy lớp chính mẫu (89)
      • 3.3.6 Thành phẩm lớp chính - Mẫu T01 (92)
      • 3.3.7 Ra rập BTP lớp chính - Mẫu T01 (93)
      • 3.3.8 Thành phẩm lớp lót - Mẫu T01 (94)
      • 3.3.9 Ra rập BTP lớp lót - Mẫu T01 (94)
    • 3.4 Đề xuất phương án thiết kế mẫu áo dài cưới - T02 (96)
      • 3.4.1 Mô tả hướng thiết kế- Mẫu T02 (96)
      • 3.4.2 Thiết kế mẫu áo dài thân trước - mẫu T02 (98)
      • 3.4.3 Thiết kế mẫu áo dài thân sau - mẫu T02 (100)
      • 3.4.4 Thiết kế quần áo dài ống xéo (103)
      • 3.4.5 Thành phẩm lớp chính - Mẫu T02 (105)
      • 3.4.6 Ra rập BTP lớp chính - Mẫu T02 (107)
    • 3.5 Đề xuất phương án thiết kế mẫu áo dài cưới - N01 (110)
      • 3.5.1 Mô tả hướng thiết kế - Mẫu N01 (110)
      • 3.5.2 Thiết kế mẫu thân trước chính - Mẫu N01 (112)
      • 3.5.3 Thiết kế mẫu thân sau chính - Mẫu N01 (117)
      • 3.5.4 Thiết kế mẫu thân trước, thân sau lót - Mẫu N01 (122)
      • 3.5.5 Thiết kế chân váy - Mẫu N01 (123)
      • 3.5.6 Thành phẩm lớp chính - Mẫu N01 (125)
      • 3.5.7 Ra rập BTP lớp chính - Mẫu N01 (126)
      • 3.5.8 Thành phẩm lớp lót - Mẫu N01 (127)
      • 3.5.9 Ra rập BTP lớp lót - Mẫu N01 (127)
  • CHƯƠNG 4. BỘ TÀI LIỆU KỸ THUẬT (129)
    • 4.1 Xây dựng bộ tài liệu kỹ thuật cho mẫu áo dài cưới Lotus - T01 (129)
      • 4.1.5 Bảng quy cách ép keo mẫu - T01 (143)
      • 4.1.6 Bảng quy trình may mẫu - T01 (144)
      • 4.1.7 Bảng quy cách may mẫu - T01 (148)
    • 4.2 Xây dựng bộ tài liệu kỹ thuật cho mẫu áo dài cưới Lotus - T02 (155)
      • 4.2.1 Mô tả phân tích mẫu - T02 (155)
      • 4.2.2 Bảng thống kê thông số kích thước thành phẩm - T02 (161)
      • 4.2.3 Bảng tác nghiệp màu - T02 (166)
      • 4.2.4 Bảng thống kê số lượng chi tiết - T02 (169)
      • 4.2.5 Bảng quy cách ép keo - T02 (170)
      • 4.2.6 Bảng quy trình may mẫu - T02 (171)
      • 4.2.7 Bảng quy cách may mẫu - T02 (175)
      • 4.2.8 Bảng quy cách thêu thùa, kết đính - T02 (181)
    • 4.3 Xây dựng bộ tài liệu kỹ thuật cho mẫu áo dài cưới Lotus - N01 (183)
      • 4.3.1 Mô tả và phân tích mẫu - N01 (183)
      • 4.3.2 Bảng thống kê thông số kích thước thành phẩm - N01 (188)
      • 4.3.3 Bảng tác nghiệp màu - N01 (192)
      • 4.3.4 Bảng thống kê số lượng chi tiết - N01 (196)
      • 4.3.5 Bảng quy cách ép keo - N01 (198)
      • 4.3.6 Bảng quy trình may - N01 (199)
      • 4.3.7 Bảng quy cách may - N01 (204)
      • 4.3.8 Bảng quy cách kết đính - N01 (211)
  • CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ (212)
    • 5.1 Kết luận (212)
    • 5.2 Kiến nghị (213)
    • 5.3 Hướng mở của đề tài (213)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (214)

Nội dung

Chúng tôi muốn tạo ra một chiếc áo dài cưới cổ truyền được cách tân một cách ấn tượng, nhưng vẫn giữ được vẻ đẹp cổ điển của người con gái Việt Nam.. Sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống

TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI

Lý do chọn đề tài

Lễ cưới được xem là sự kiện quan trọng nhất cuộc đời đối với mỗi đôi uyên ương Mỗi quốc gia, mỗi dân tộc đều có một trang phục cưới truyền thống riêng và Việt Nam cũng không ngoại lệ Áo dài là Quốc phục và từ xa xưa đã trở thành trang phục trong lễ cưới nước ta Bất cứ một người nào cũng sẽ bị hút hồn ngay lần đầu tiên bởi hình dáng người con gái Việt trong tà áo dài thướt tha Cũng vì thế, áo dài từ rất lâu luôn là trang phục đẹp nhất của người phụ nữ Việt Nam, bởi đó nó được lựa chọn làm trang phục trong lễ cưới người Việt

Hoa sen được coi là Quốc hoa của Việt Nam, gắn liền với hình ảnh thanh cao, trong sạch và tinh khiết Song đó hoa sen còn là hình ảnh đại diện cho một tình yêu đôi lứa trong sáng, thủy chung Bởi vậy sự kết hợp giữa áo dài và hoa sen, giữa Quốc phục với Quốc hoa đã tạo nên chiếc áo dài hoa sen mang ý nghĩa đặc biệt trong ngày trọng đại

Nhóm chúng em là những nữ sinh viên ngành Công nghệ May theo đuổi nét đẹp hiện đại pha lẫn vẻ đẹp truyền thống Mong muốn tạo nên chiếc áo dài cưới cổ truyền được cách tân một cách ấn tượng nhưng vẫn giữ được vẻ đẹp xưa cũ của một người con gái Để cô dâu có thể trở nên xinh đẹp nhất trong ngày trọng đại của chính mình cùng chiếc áo dài cưới hoa sen mang giá trị riêng và ý nghĩa đặc biệt Nhằm hiện thực hóa mong muốn đó, chúng em đã chọn đề tài

"PHÁT TRIỂN MẪU BỘ SƯU TẬP ÁO DÀI CƯỚI CHO NỮ LẤY CẢM HỨNG TỪ HOA SEN " để thực hiện Đồ án tốt nghiệp Với nguồn cảm hứng từ hoa sen cùng tà áo dài Việt Nam, chúng em hi vọng sẽ thành công mang đến sự tươi mới và quý phái cho bộ sưu tập áo dài cưới tinh tế, hiện đại nhằm tô điểm thêm niềm hạnh phúc trong ngày trọng đại của cô dâu.

Mục tiêu đề tài

Thông qua đề tài “PHÁT TRIỂN MẪU BỘ SƯU TẬP ÁO DÀI CƯỚI CHO NỮ LẤY CẢM HỨNG TỪ HOA SEN ” nhóm muốn được tìm hiểu rõ những điều như sau:

- Tìm hiểu về nguồn gốc, lịch sử hình thành và phát triển áo dài cưới cũng như xu hướng Áo dài cưới 2023

Và hơn hết, là mỗi cá nhân có thể học tập thêm kỹ thuật may áo dài cưới nữ nhằm nâng cao kỹ thuật và tay nghề cho bản thân, tổng hợp được các kiến thức đã học, rèn luyện được tinh thần học hỏi, tìm tòi và có trách nhiệm hơn trong việc hoạt động nhóm.

Nội dung chính

- Đưa ra định hướng tổng quan về đề tài đã chọn

- Tìm hiểu về nguồn gốc, lịch sử hình thành và phát triển của áo dài cưới và dự đoán về xu hướng Thời trang áo dài cưới 2023

- Nghiên cứu về tâm lý, sở thích của cô dâu hiện nay

- Nghiên cứu về màu sắc, chất liệu, phom dáng được cô dâu yêu thích 2023

- Trình bày chi tiết về ý tưởng thiết kế, đưa ra các đề xuất cần thiết cho chuẩn bị thiết kế BST áo dài cưới lấy cảm hứng từ hoa sen cho nữ

- Nghiên cứu – Thử nghiệm mẫu, thiết kế mẫu và triển khai thực hiện mẫu hoàn chỉnh

- Xây dựng bộ tài liệu kỹ thuật và thực hành may hoàn thiện BST

- Xây dựng video truyền thông và giới thiệu bộ sưu tập

- Đưa ra đánh ra tổng quan về quá trình thực hiện và kết quả của đồ án.

Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp quan sát thực nghiệm: tìm hiểu và thu thập dữ liệu về Thời trang áo dài cưới thông qua các bài viết, hình ảnh, video,… Sau đó, tiến hành nghiên cứu, phân tích, xây dựng ý tưởng và thực hiện sản phẩm

- Phương pháp tham khảo tài liệu: giáo trình, tạp chí, bài viết, để làm phong phú thêm ý tưởng thiết kế và cập nhật thêm các kiến thức mới lạ trong kỹ thuật xử lý chất liệu, tạo phom dáng,…

- Phương pháp phân tích: từ những nguồn thông tin, tài liệu,… đã tìm hiểu, quan sát để nghiên cứu sâu hơn và chọn lọc ra những thông tin phù hợp cho đề tài.

CƠ SỞ LÝ LUẬN

Tổng quan

2.1.1 Khái niệm áo dài Áo dài là trang phục truyền thống của người Việt, được cách tân từ áo ngũ thân Dưới thời kỳ Tây hóa, áo được biến đổi, đơn giản hơn nhưng vẫn giữ được nét truyền thống của người Việt Bởi vậy, ngày nay, người ta còn gọi những chiếc áo dài với tên gọi là áo tân thời Chúa Nguyễn Phúc Khoát là người được xem là có công sáng chế chiếc áo ngũ thân - tiền thân của áo dài Họa sĩ Le Mur Nguyễn Cát Tường là người có công định hình áo tân thời như ngày nay Đặc điểm của trang phục này là dáng áo rộng thùng thình, 4 tà thẳng trước sau và hai bên Các nhà thiết kế không áp dụng hoa văn truyền thống, phụ kiện trang sức lên Áo dài Áo dài cùng con người Việt Nam trải qua những năm tháng lịch sử hào hùng và mang trong mình cả một nền văn hóa của người Việt Ngày nay, áo dài vẫn giữ được nét truyền thống đó và nó còn được cách tân thay đổi về kiểu dáng, màu sắc để hợp xu hướng thời trang và nhu cầu sử dụng

2.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển của áo dài

Thật ra đến nay vẫn chưa xác định rõ nguồn gốc của chiếc áo dài Việt Nam đã được bắt đầu chính xác từ đâu nhưng dựa trên bối cảnh lịch sử hào hùng hàng ngàn năm, các nhà nghiên cứu đưa ra một kết luận thống nhất chung khẳng định bộ quốc phục này đã xuất hiện vào giai đoạn 38 – 42 sau công nguyên Người đầu tiên khoác lên mình bộ trang phục này 2 vị nữ tướng đầu tiên của Việt Nam – Hai Bà Trưng, trong cuộc kháng chiến chống lại quân Hán Để có được một chiếc ào dài mang đậm nét văn hóa đặc trưng bộ trang phục này đã phải trải qua nhiều giai đoạn biến thể khác nhau Áo dài có tiền thân là Áo ngũ thân được chúa Nguyễn Phúc Khoát tạo ra trong cuộc cải cách trang phục Đàng Trong năm 1744

Nguồn hình: https://giaoduc.net.vn/tim-hon-thon-que-trong-chiec-ao-tu-than-post112942.gd

Hình 2 1 Hai vị nữ tướng đầu tiên của Việt Nam – Hai Bà Trưng

2.1.2.2 Lịch sử phát triển Áo dài là trang phục truyền thống của Việt Nam, mặc cùng với quần dài, che thân từ cổ đến hoặc quá đầu gối và dành cho cả nam lẫn nữ nhưng hiện nay thường được biết đến nhiều hơn với tư cách là trang phục nữ Áo dài thường được mặc vào các dịp lễ hội, trình diễn; hoặc tại những môi trường đòi hỏi sự trang trọng, lịch sự; hoặc là lễ cưới truyền thống chắc chắn nên đi cùng những bộ trang phục truyền thống và áo dài cưới là sự lựa chọn hoàn hảo nhất

Tà áo dài truyền thống hóa ra cũng “bước qua” và “chứng kiến” sự chuyển biến của dân tộc qua nhiều thời kỳ

Thế kỉ 17: Áo giao lãnh

Kiểu dáng sơ khai của chiếc áo dài là chiếc áo giao lãnh bốn vạt, tiền thân của áo tứ thân Áo giao lãnh khoác ngoài yếm lót, mặc cùng váy đen và thắt lưng màu tương tự như áo tứ thân, chỉ khác là hai vạt trước buông thả chứ không buộc trước bụng

Thế kỉ 18 – đầu thế kỉ 20: Áo tứ thân

Hình 2 3 Áo tứ thân Để tiện lợi hơn cho người phụ nữ trong việc đồng án, buôn bán, người xưa đã tạo ra áo tứ thân gọn gàng với 2 vạt trước rời nhau và có thể buộc lại, 2 vạt sau may liền lại với nhau thành 1 tà Chiếc áo được may để phục vụ cho tầng lớp bình dân, thời bấy giờ khổ vải chỉ rồng tầm 35cm - 40cm nên may 1 tà sau cho tiện Áo tứ thân thường được may bằng vải màu tối nhằm tiện cho việc đồng án thành 2 tà: trước và sau Vạt con thứ 5 được may phía dưới tà áo trước nhằm tạo mảnh lót kín đáo Áo ngũ thân có cổ và dáng rộng Áo dài Lemur

Kiểu áo dài cách tân cải biến từ áo ngũ thân do họa sĩ Cát Tường sáng tạo vào năm 1939 Áo dài Lemur được đặt theo tên tiếng Pháp của bà, áo chỉ có hai vạt trước và sau, vạt trước dài chấm đất, áo được may ôm sát cơ thể, phần tay thẳng và có viền nhỏ Khuy áo được mở sang bên sườn nhắm nhấn thêm vẻ nữ tính, kiểu áo này thịnh hành cho đến những năm 1943 thì bị lãng quên Áo dài Lê Phổ (1934) Đẩy cầu vai, kéo dài tà áo chạm đất và đem đến nhiều màu sắc mới mẻ khác nhau Nói cách khác bà đã phù phép chiếc áo dài và biến nó trở nên gợi cảm, tinh tế và thu hút hơn Áo dài Trần Lệ Xuân (1958)

Hình 2 7 Áo dài Trần Lệ Xuân

Cuối năm 1958 khi bà Trần Lệ Xuân còn tại vị Đệ Nhất Phu Nhân của nước Việt Nam Cộng Hòa, bà đã thiết kế ra kiểu áo dài cách tân mới bỏ đi phần cổ áo gọi là áo dài cổ thuyền, cổ hở, cổ khoét, dân gian gọi là áo dài Trần Lệ Xuân hay áo dài bà Nhu Không chỉ lạ về mẫu áo, chiếc áo dài hở cổ còn được ‘phá cách’ với họa tiết trang trí trên áo: nhành trúc mọc ngược Một số nhà phê bình phương tây cho rằng nó hợp lý với thời tiết nhiệt đới của miền nam Việt Nam Nhưng kiểu áo này khiến những người theo cổ học lúc đó tức giận và lên án nó không hợp với thuần phong mỹ tục Loại áo dài không có cổ này vẫn phổ biến đến ngày nay và phần cổ được khoét sâu cho tròn chứ không ngắn như bản gốc Áo dài Raglan (1960) Áo dài Raglan còn gọi là áo dài giắc lăng, xuất hiện năm 1960 do nhà may Dung ở Đakao, sáng tạo ra Điểm khác biệt mà áo dài Raglan là áo ôm khít cơ thể thể hơn, cách nối từ cổ chéo xuống một góc 45 độ giúp người mặc thoải mái, dễ chịu và linh hoạt hơn Hai tà nối với nhau bằng hàng nút bấm bên hông Sự thon thả của áo dài giắc lăng làm tăng thêm phần nữ tính thon thả cho cơ thể của người phụ nữ Việt Nam Chính sách cải tân này sẽ làm bước đệm cho sự phát triển của áo dài Việt Nam sau này Áo dài chít eo – áo dài miniraglan (1960 – 1970)

Hình 2 9 Áo dài chít eo – áo dài miniraglan

Những năm 1960, áo dài chít eo thách thức quan điểm truyền thống trở thành kiểu dáng thời thượng Lúc này, chiếc áo nịt ngực tiện lợi đã được sử dụng rộng rãi Phụ nữ thành thị với tư duy cởi mở muốn tôn lên những đường cong cơ thể qua kiểu áo dài chít eo rất chặt để tôn ngực

Gần cuối thập kỷ 60, áo dài miniraglan trở nên thịnh hành trong giới nữ sinh vì sự thoải mái, tiện lợi của nó Đây là kiểu áo dài dành riêng cho nữ sinh Theo đó tà áo được may tới mắt cá chân, nhưng hai ống quần được phủ xòe ôm hai bàn chân Với kiểu áo dài này, làm tăng thêm tính hồn nhiên, ngây thơ cho nữ sinh Thời nay còn gọi là áo dài nữ sinh Áo dài truyền thống Việt Nam (từ khoảng những năm 1970 đến nay)

Sau những năm 1970, đời sống đổi mới đã khiến chiếc áo dài dần vắng bóng trên đường phố Đến những năm 90, áo dài đã trở lại, cầu kỳ hơn, thanh nhã hơn và bắt đầu được bạn bè

Hình 2 10 Áo dài truyền thống (từ khoảng những năm 1970 đến nay)

Cấu tạo áo dài Việt Nam

• Cổ áo cổ điển cao khoảng 4 đến 5cm Ngày nay, kiểu cổ áo dài được biến tấu khá đa dạng như kiểu trái tim, cổ tròn, cổ chữ U, trên cổ áo thường được đính ngọc

• Thân áo được tính từ cổ xuống phần eo Cúc áo dài thường từ cổ chéo sang vai rồi kéo xuống ngang hông Từ eo, thân áo dài được xẻ làm hai tà, vị trí xẻ tà ở hai bên hông

• Áo dài có hai tà: tà trước và tà sau Ngày xưa tà trước bằng tà sau nhưng ngày nay đã có nhiều loại áo tà trước ngắn hơn tà sau Trên tà áo trước thường được thêu những hoa văn hay những bài thơ

• Tay áo được tính từ vai, may ôm sát cánh tay, dài đến qua khỏi cổ tay

• Chiếc áo dài được mặc với quần thay cho chiếc váy ngày xưa Quần áo dài được may chấm gót chân, ống quần rộng Quần áo dài khi xưa may bằng vải cứng cáp, nay thường được may với vải mềm, rũ Màu sắc thông dụng nhất là màu trắng Nhưng xu thế thời trang hiện nay thì chiếc quần áo dài có màu đi tông với màu của áo

Hình 2 11 Cấu tạo áo dài

2.1.3 Đặc trưng áo dài cưới

Hiếm có trang phục nào vừa kín đáo, chuẩn mực, lại vừa tôn lên dáng vẻ thướt tha, mềm mại của người phụ nữ Việt Nam như chiếc áo dài truyền thống Từng là trang phục hàng ngày của phụ nữ Việt Nam trước những năm 1970, chiếc áo dài hiện đại với khả năng biến hóa linh hoạt, từ kiểu dáng, chất liệu đến họa tiết, vẫn là nguồn cảm hứng vô tận cho các nhà thiết kế và tín đồ thời trang ở mọi lứa tuổi Với sự phát triển của ngành thiết kế thời trang nói chung, thiết kế áo dài cưới nói riêng, đã tạo ra các kiểu dáng áo dài cưới khác nhau Nhưng các dạng áo dài cưới về cơ bản đều tập trung biến tấu từ cơ bản cấu tạo sau đây:

- Thiết kế tay áo dài

- Kiểu dáng phần tà áo dài

Xu hướng áo dài cưới 2023

Nếu như trước đây, áo dài cưới truyền thống xưa được xuất hiện với phần tà áo ngắn, được may đo từ những trang vải gấm, mặc cùng với quần lĩnh đen Thì hiện tại, áo dài cưới truyền thống đã được cải tiến hơn rất nhiều Để phù hợp hơn so với thời đại Phần ống tay đã được thiết kế rộng và dài hơn, giúp các cô dâu dễ dàng thực hiện hơn trong các phần nghi lễ Thay vì chỉ được dùng vải gấm như xưa, giờ đây cô dâu cũng có thể chọn cho mình những chất vải mềm mại hơn

2.2.1 Áo dài cưới màu đỏ

Từ bao đời nay, áo dài trở thành một trong những trang phục lựa chọn hàng đầu cho dịp cưới – hỏi Áo dài dù cách tân đến mấy cũng được các nhà thiết kế giữ lại đường nét cơ bản vốn dĩ của nó Một trong những xu hướng áo dài hiện nay chính là sử dụng áo dài cổ điển Với màu sắc rực rỡ, đính kết, may thêu thêm những họa tiết một cách tỉ mỉ, cầu kỳ Theo quan điểm của người Á Đông, màu đỏ tượng trưng cho sự may mắn Thường được sử dụng trong ngày đại hỷ

Do đó, áo dài cưới màu đỏ luôn là lựa chọn của cô dâu

Họa tiết ren, họa tiết thêu tay luôn là một trong những nguồn cảm hứng cho các nhà thiết kế áo dài cưới Đôi khi một chiếc áo dài cổ điển điểm xuyến một vài họa tiết thêu tay Hoặc phối ren điệu đà sẽ giúp cô dâu nổi bật trong lễ cưới hỏi Ngoài ra, áo dài được làm từ chất liệu ren cao cấp đem đến sự thoải mái cho người mặc

Cô dâu diện áo dài cưới ren trong hôn lễ sẽ khéo léo khoe được làn da trắng mịn ở cánh tay và cổ Chất vải ren giúp bạn gái trở nên quyến rũ nhưng vẫn giữ được nét tinh tế, thanh lịch

Hình 2 37 Áo dài cưới ren

Nối tiếp xu hướng áo dài cưới ren được yêu thích trong các mùa, năm nay, những thiết kế cầu kỳ với hoa văn đính nổi 3D sẽ tạo nên cơn sốt mới Đặc điểm của những các mẫu áo này là phần họa tiết trang trí làm hoàn toàn bằng phương pháp thủ công Từng bông ren được cắt tỉa

Hình 2 38 Áo dài cưới hoa 3D

2.2.4 Xu hướng áo dài cưới thêu hoa

Chiếc áo dài thêu hoa với những đường nét thủ công tỉ mỉ trở thành xu hướng áo dài cưới

2023 bởi nó mang lại cho cô dâu vẻ dịu dàng, thướt tha Những mẫu áo dài thêu tay tỉ mỉ luôn tạo nên sự tinh tế cuốn hút Có thể nói, áo dài họa tiết thêu là một thiết kế được cách tân từ kiểu áo cổ thuyền Nhiều cô dâu ưa chuộng thiết kế này bởi sự gợi cảm và lạ mắt của nó Áo dài cô dâu thêu tay thường được may bởi chất liệu vải chiffon đính ren hay sequin bắt mắt Có thể chọn những họa tiết đơn giản nhưng thanh lịch như cánh hoa, hoa sen, lá sen, chim hạc, hoặc bất kỳ họa tiết yêu thích nào

Ngày đăng: 23/02/2024, 10:50

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w