Trang 1 GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAMHỌC VIỆN PHẬT GIÁO VIỆT NAM TẠI TP.HCMLê Văn Can Pháp danh: Chơn Trí CườngMã sinh viên: 0620000031TIỂU LUẬN MÔN LỊCH SỬ PHẬT GIÁO VIỆT NAMĐỀ TÀIPHẬT GI
Trang 1GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM
HỌC VIỆN PHẬT GIÁO VIỆT NAM TẠI TP.HCM
Lê Văn Can (Pháp danh: Chơn Trí Cường)
Mã sinh viên: 0620000031
TIỂU LUẬN
MÔN LỊCH SỬ PHẬT GIÁO VIỆT NAM
ĐỀ TÀI PHẬT GIÁO TRÚC LÂM TRONG TIẾN TRÌNH XÂY DỰNG QUỐC GIA ĐẠI VIỆT TRỞ THÀNH PHẬT QUỐC THỜI TRẦN
Bình Dương, ngày 20 tháng 11 năm 2023.
Trang 2HỌC VIỆN PHẬT GIÁO VIỆT NAM TẠI TP.HCM
Lê Văn Can (Pháp danh: Chơn Trí Cường)
Mã sinh viên: 0620000031
TIỂU LUẬN LỊCH SỬ PHẬT GIÁO VIỆT NAM
ĐỀ TÀI
PHẬT GIÁO TRÚC LÂM TRONG TIẾN TRÌNH XÂY DỰNG QUỐC GIA ĐẠI VIỆT TRỞ THÀNH PHẬT QUỐC THỜI TRẦN
GIẢNG VIÊN BỘ MÔN:TT TS THÍCH PHƯỚC ĐẠT
Bình Dương, ngày 20 tháng 11 năm 2023.
Trang 3MỤC LỤC
Trang
PHẦN MỞ ĐẦU 1
Chương 1: ẢNH HƯỞNG VĂN HÓA PHẬT GIÁO TRÚC LÂM ĐẾN QUỐC GIA ĐẠI VIỆT THỜI NHÀ TRẦN 1.1 Ảnh hưởng của văn hóa Phật giáo Trúc Lâm đến chính trị, xã hội và văn học 1.1.1 Ảnh hưởng của văn hóa Phật giáo Trúc Lâm đến chính trị, xã hội 3
1.1.2 Ảnh hưởng của văn hóa Phật giáo Trúc Lâm đến văn học nghệ thuật 4
1.2 Ảnh hưởng của văn hóa Phật giáo đến tín ngưỡng, phong tục tập quán và đạo đức, lối sống 1.2.1 Ảnh hưởng của văn hóa Phật giáo Trúc Lâm đến tín ngưỡng, phong tục tập quán 4
1.2.2 Ảnh hưởng của văn hóa Phật giáo đến đạo đức, lối sống 5
Chương 2 ỨNG DỤNG VĂN HÓA PHẬT GIÁO TRÚC LÂM TRONG ĐỜI SỐNG CƯ SĨ 2.1.Tứ trọng ân 7
2.2.Hộ pháp và hoằng pháp 8
2.3 Xóa bỏ hận thù 9
PHẦN KẾT LUẬN 10
TÀI LIỆU THAM KHẢO 12
Trang 4A MỞ ĐẦU
Sinh thời chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói rằng: “Dân ta phải biết sử ta/Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam.” “Biết sử ta” không chỉ đơn thuần chỉ là ghi nhớ các sự kiện, một vài chiến công nói lên tiến trình đi lên của dân tộc hay ghi nhớ công lao của một số người làm nên sự nghiệp to lớn Học sử là để ôn lại truyền thống dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam Chúng ta sẽ ngày càng thêm tự hào về quốc gia mà mình đang sống Như vậy, biết sử ta là để hiểu và trân trọng những gì mà cha ông đã gây dựng, từ đó sẽ có ý thức và trách nhiệm của người công dân tốt Tuy nhiên, thực tế cho thấy rất nhiều bạn chưa thích tìm hiểu lịch sử nước nhà Vậy nên, mỗi người chúng ta cần thay đổi quan niệm, nhận thức đúng đắn đối với môn lịch sử Đồng thời, khơi nguồn đam mê và truyền cảm hứng về sự chiến đấu hào hùng bất khuất của cha ông ta Bởi vì, học lịch sử là để trân trọng những gì mà mình đang có trong hòa bình hôm nay và mai sau Lịch sử - bộ môn “ôn cố tri tân” góp phần không nhỏ vào việc giáo dục nhân cách và khơi gợi tinh thần dân tộc cho thế hệ trẻ Việt Nam.Là một phần của lịch sử, Phật giáo du nhập vào Việt Nam từ những năm đầu Công nguyên, trải qua hơn 2000 năm lịch sử - một chiều dài thời gian khá đủ để cho đạo Phật, dù
là truyền từ Ấn Độ hay từ Trung Hoa sang, đều được bản địa hóa, Việt Nam hóa, để những giá trị tinh hoa của Phật giáo biến thành sở hữu thực sự của dân tộc Việt Nam Phật giáo trong mối quan hệ với văn hóa Việt Nam được biểu hiện hết sức đa dạng và phong phú trên nhiều bình diện và tầng lớp văn hóa Đó là một quá trình hòa hợp từ văn hóa bình dân, dân gian tới văn hóa bác học, từ văn hóa vật thể đến văn hóa phi vật thể Trong mỗi thời kỳ lịch
sử khác nhau, mối quan hệ đó đều thể hiện bản sắc, mức độ đậm nhạt khác nhau Ngay thời
kỳ đầu du nhập, mối quan hệ giữa Phật giáo và văn hóa Việt Nam được đặt trong một tổng thể hài hòa, sự tác động qua lại, có thể chứng minh ý kiến trên qua truyện “Man Nương” với
sự xuất hiện của “Tứ pháp” Đó là dấu son đánh dấu sự hòa mình của Phật giáo trong tín ngưỡng và văn hóa dân tộc, đồng thời, cũng là sự hỗn dung của văn hóa dân tộc với văn hóa Phật giáo.Tuy nhiên, phải đến thời kỳ nhà Trần, mối quan hệ giữa Phật giáo và văn hóa Việt Nam mới đạt đến đỉnh cao của sự hỗn dung Sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa hai dòng văn hóa (văn hóa Phật giáo và văn hóa Việt Nam), đã tạo nên một nền văn hiến chói lòa và một sức mạnh vô địch trong sự nghiệp xây dựng, chống giặc ngoại xâm, bảo vệ đất nước Thời đại nhà Trần không chỉ để lại cho mỗi con người Việt Nam lòng tự hào dân tộc Đó là, một đất nước tuy nhỏ bé nhưng rất anh hùng, không chịu khuất phục trước những kẻ thù lớn mạnh nhất Thời đại nhà Trần cũng để lại những giá trị văn hóa vô cùng quý giá Đây thực sự là
“kho báu” di sản văn hóa vật thể và phi vật thể mà cha ông chúng ta đã để lại cho thế hệ con cháu sau này.Tuy nhiên, hiện nay, cùng với thời gian và do tác động của quá trình CNH -HĐH , những di sản văn hóa thời kỳ nhà Trần đang dần bị mai một và có nguy cơ bị mất đi nhanh chóng Vì vậy, nghiên cứu ảnh hưởng Phật giáo Trúc Lâm trong tiến trình xây dựng quốc gia Đại Việt trở thành Phật quốc thời Trần.Trên cơ sở đó, nhằm mục đích bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa Phật giáo thời kỳ này trong xã hội Việt Nam hiện nay là việc làm cấp thiết hơn bao giờ hết Đặc biệt, điều này càng trở nên quan trọng và có ý nghĩa hơn khi thời gian gần đây Việt Nam luôn bị nước lớn như Trung Quốc gây rối trên biển Đông Tình hình thời sự của Biển Đông đã trở thành chủ đề nóng trên diễn đàn quốc tế và ở Việt Nam Một lần nữa, nghiên cứu này cũng sẽ khơi gợi lại niềm tự hào của dân tộc về sự nghiệp chống giặc ngoại xâm của cha ông ta, nhưng quan trọng hơn, nếu chúng ta biết phát huy những giá trị văn hóa Phật giáo Trúc Lâm thời kỳ nhà Trần trong sự nghiệp xây dựng và bảo
vệ đất nước ngày nay, chắc chắn sẽ đem lại những kết quả tốt đẹp từ cả hai phía Phật giáo và dân tộc Triều đại nhà Trần là một trong những triều đại phát triển rực rỡ nhất của lịch sử phong kiến Việt Nam Trên nhiều lĩnh vực và phương diện, nhà Trần đều có những thành tựu đáng tự hào Thời Trần còn được biết đến là một trong những giai đoạn mà đạo Phật
Trang 5được coi là quốc giáo, Phật giáo thật sự hoà nhập vào lòng dân tộc từ hình thức đến nội dung Nguyễn Lang, trong Việt Nam Phật giáo Sử luận đã viết: "Phật giáo Trúc Lâm là một nền Phật giáo độc lập, uy tín tinh thần của nó là uy tín tinh thần quốc gia Đại Việt Nó là xương sống của một nền văn hoá Việt Nam độc lập Nền Phật giáo này tuy có tiếp nhận những ảnh hưởng của Phật giáo Trung Hoa, Ấn Độ và Tây Tạng nhưng vẫn giữ cá tính đặc biệt của mình." Vì những lý do nêu trên, đề tài tiểu luận của con về “Phật giáo Trúc Lâm trong tiến trình xây dựng quốc gia Đại Việt trở thành Phật quốc thời Trần.” là công việc có ý nghĩa nền tảng, khẳng định những giá trị lớn lao mà Phật giáo đóng góp cho di sản văn hóa dân tộc.Và để cho bài viết có giá trị về nội dung cũng như đầy đủ ý nghĩa,với bố cục gồm hai chương người viết quán triệt những nguyên tắc phương pháp nghiên cứu khoa học cụ thể như: phương pháp tôn giáo học; phương pháp lôgíc kết hợp với phương pháp lịch sử; sử lý
tư liệu, phân tích và tổng hợp để làm sáng tỏ mạnh đề ,từ đó đi đến kết luận và ứng dụng trong đời sống hàng ngày Để hoàn thành cuốn tiểu luận này con xin thành kính tri ân đãnh
lễ Hội đồng điều hành Học viện – Học viện phật giáo tại TP Hồ Chí Minh và chư Giáo Thọ
Sư đã hết lòng dạy dỗ, khích lệ, giúp đỡ cho con trong những tháng ngày theo học giáo pháp tại Học viện Đặc biệt con xin thành kính tri ân và đãnh lễ Giáo Thọ Sư: TT.TS Thích Phước Đạt người trực tiếp dạy dỗ, hướng dẫn cho con thực hiện đề tài này Trong quá trình thực hiện đề tài, do sở học còn non kém, chắc chắn sẽ còn nhiều thiếu sót Kính mong được
sự chỉ dạy thêm từ Giáo Thọ Sư cùng chư Tôn Đức Con xin nguyện hồng ân Tam bảo gia
hộ cho Thế giới được hòa bình,Nhân dân an cư lập nghiệp,Phật giáo luôn trường tồn và phát triển để mọi người điều được sống trong ánh hào quang của mười phương chư Phật
Trang 6B NỘI DUNG
Chương 1:
ẢNH HƯỞNG VĂN HÓA PHẬT GIÁO TRÚC LÂM ĐẾN QUỐC GIA ĐẠI VIỆT
THỜI NHÀ TRẦN 1.1 Ảnh hưởng của văn hóa Phật giáo Trúc Lâm đến chính trị, xã hội và văn học
1.1.1 Ảnh hưởng của văn hóa Phật giáo Trúc Lâm đến chính trị, xã hội
Theo Nguyễn Duy Hinh,Thiền phái Trúc Lâm ra đời dựa trên hai tiền đề xã hội và tôn giáo hình thành trong hoàn cảnh lịch sử của nước nhà.Về mặt xã hội,nhà Trần trong buổi đầu mới thành lập,công việc cấp bách thiết thực nhất đặt ra trước mắt các nhà lãnh đạo tối cao là xây dựng một ý thức hệ độc lập thống nhất gồm 4 mục đích chính:
+ Thoát khỏi sự lệ thuộc chặt chẽ về ý thức hệ với nước ngoài để thanh toán hoàn toàn mọi
cơ sở của nước xâm lược
+Làm cơ sở tư tưởng để thống nhất ý thức dân tộc về mặt chính trị để củng cố sự thống nhất dân tộc một bước nữa
+ Làm công cụ thống nhất quyền lực vào chính quyền trung ương ,tức quy tụ vào họ Lý,họ Trần
+Làm phương diện giải quyết các mâu thuẫn nội bộ dân tộc,chủ yếu là giai cấp lãnh đạo và đông đảo nhân dân quần chúng nhằm duy trì một trật tự xã hội và cũng là duy trì ngai vàng của dòng họ
Về mặt tôn giáo nhà Trần phải lựa chọn Thiền tông làm ý thức hệ tiêu biểu,nhưng cần phải thay đổi nội dung các thiền phái để đáp ứng các yêu cầu căn bản như đã nói ở trên.Vì thế nhà Trần chủ trương lập ra một thiền phái có nội dung tư tưởng độc lập,thể hiện đúng tinh thần bản sắc dân tộc hơn,hướng đến các mục tiêu sau:
+ Tự mình phân biệt với Thiền tông Trung Quốc,biểu lộ tính độc lập
+ Thay đổi một phần nội dung tiêu cực và thân ngoại quốc của các pháiThiền tông trong nước
+ Vượt lên trên sự khác biệt của tất cả các tông phái Phật giáo cũng như các tín ngưỡng phi Phật giáo để nhằm thống nhất ý thức hệ.Không chụi trách nhiệm về sự khác biệt và đụng độ xảy ra trong lịch sử giữa các phái Thiền tông với nhau cũng như Thiền tông với các tín ngưỡng khác,do đó thu hút các tín ngưỡng khác
+ Tự khoác cho mình chiếc áo một tôn giáo mới,tuy rằng thực tếchỉ là một phái,với đầy đủ các yếu tố để thu hút các tín ngưỡng khác.[1]
Phải nói rằng sự ra đời của thiền phái Trúc Lâm là niềm tự hào lớn của dân tộc Nó thể hiện bản sắc, cũng như tính tự chủ, tinh thần không chịu lệ thuộc bởi ngoại lai Cũng chính sự ra đời của thiền phái này trong lúc đất nước bị quân Nguyên – Mông xâm lược đã tạo nên sức mạnh của toàn dân Từ vua quan đều là Phật tử cho đến những người dân đều đồng lòng ra sức dẹp giặc để bảo vệ cho đất nước Có thể nhìn một cách tổng thể cho thấy ảnh hưởng của văn hóa Phật giáo đối với tư tưởng chính trị xã hội thời Trần được tập trung trong Phật giáo Trúc Lâm lấy tiêu điểm “từ bi”, “nhập thế” tạo cơ sở lý luận hiện thực cho ý thức hệ chính trị và trong quá trình phát triển tư tưởng chính trị Đại Việt Nó đã chiếm một vị thế lớn, đồng thời cũng có mối liên hệ nhất định với tầng lớp nhân dân Tinh thần nhập thế của Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử Việt Nam trở thành một trong những đặc trưng nổi bật của Thiền tông
Trang 7Việt Nam khi nhìn nhận nó trong dòng chảy lịch sử nước nhà Phật hoàng Trần Nhân Tông
đã trở thành biểu tượng về tinh thần nhập thế của Phật giáo Trúc Lâm Ở Ngài, Đạo với đời
là một.Từ lúc đản sinh đến khi viên tịch, tư tưởng và hành động của Ngài rất khó tách bạch đâu là phàm, đâu là thánh Khi Ngài làm vua, khó phân biệt ở Ngài hành trạng nhà vua hay hành trạng Thiền sư, bởi Ngài là một minh quân mang Tâm Phật Và khi xuất gia, Ngài là một vị Bồ tát thị hiện mang sứ mệnh cao cả của bậc quân vương dũng lược và minh triết.Với
tư cách của một vị Phật Hoàng, người đã gây dựng một Thiền phái để thu hút mọi người, đồng thời tự mình cũng trở thành một tấm gương mẫu mực về tu tập cho thần dân noi theo Gây dựng một phái tôn giáo nhưng lại không vì tôn giáo ấy, mà chính vì cuộc sống Đó cũng
là một biểu hiện của “phi tôn giáo hóa tôn giáo”, là đưa tôn giáo đến với cuộc đời chứ không phải đưa cuộc đời vào tôn giáo Vì vậy, Phật giáo càng có sức lan tỏa ảnh hưởng trong xã hội, giúp đất nước có một đầu mối để lòng người quy tụ về, từ đó tạo ra sức mạnh đoàn kết cho cả dân tộc, giúp định hình những tính cách như: “yêu nước thương nòi”, yêu hòa bình, độc lập, tự do, tự chủ, tự cường, coi trọng đạo đức, yêu thương, đùm bọc, “lá lành đùm lá rách” cho con người Việt Nam
1.1.2 Ảnh hưởng của văn hóa Phật giáo Trúc Lâm đến văn học nghệ thuật
Dưới thời Trần, nền văn học Đại Việt đã đạt được nhiều thành tựu rực rỡ, đánh dấu mốc son chói lọi trong lịch sử văn học Việt Nam Theo sự phiên dịch và lưu truyền của Phật điển, sự giao lưu giữa tăng nhân và văn nhân danh sĩ ngày càng nhiều, sự phổ cập trong phương thức giảng kinh của tự viện Phật giáo thời kỳ này đối với các mặt trong văn học Việt Nam ngày càng có ảnh hưởng lớn Đặc biệt là Thiền Tông, đã hình thành nền văn học Thiền mang triết
lý và tinh thần nhập thế sâu sắc Văn học Phật giáo, mà đỉnh cao là văn học Phật giáo thời Trần là tinh hoa, đỉnh cao của văn học Phật giáo Việt Nam Những sáng tác văn học Phật giáo không chỉ thể hiện được thế giới quan, nhân sinh quan và triết lý, đạo đức Phật giáo mà còn giáo dục, định hướng cho dòng chảy văn học dân tộc hướng tới những giá trị tốt đẹp nhất của con người, mang lại cho văn học dân tộc chỗ đứng trong nền văn hoá Việt Nam.Theo Nguyễn Lang ghi trong Việt Nam Phật giáo sử luận thì số lượng tăng ni đông đông quá,cứ mỗi lần tổ chức thọ giới thì phải thải ra hàng nghìn người.Những vị đệ tử xuất sắc của Pháp Loa là Tuệ Nhiên,Tuệ Chúc,Hoằng Tế Các nghi lễ truyền thọ Tỳ kheo,Bồ tát,Tam quy ngũ giới cho các vị hoàng tộc,Phật tử tại gia tổ chức thường xuyên.Các khóa niệm cầu an ,cầu siêu chẩn tế cũng được tổ chức để thực hiện giáo nghĩa từ bi ,lợi lạc quần sinh.Việc xây chù,dựng tháp,dịch kinh,đúc tượng phục vụ cho việc hoằng pháp độ sanh qua các Phật sự được chú trọng.Có thể nói từ khi Thiền phái Trúc Lâm chính thức đi vào hoạt động từ Trần Nhân Tông trở về sau thì văn hóa Đại Việt trở nên đậm đà bản sắc dân tộc[2]
1.2 Ảnh hưởng của văn hóa Phật giáo đến tín ngưỡng, phong tục tập quán và đạo đức, lối sống
1.2.1 Ảnh hưởng của văn hóa Phật giáo Trúc Lâm đến tín ngưỡng, phong tục tập quán
*Ảnh hưởng đến tín ngưỡng:Ở thời kỳ nhà Trần, ngoài tôn giáo bản địa, các tôn giáo ngoại lai như Phật giáo cũng đóng vai trò hết sức quan trọng trong đời sống tín ngưỡng của người dân Khi du nhập, Phật giáo phải tự thích ứng với nền văn hóa bản địa Đó là mối quan hệ hai chiều, tương tác lẫn nhau giữa tôn giáo du nhập và tôn giáo bản địa, trong đó, tôn giáo bản địa đóng vai trò chi phối chính Phật giáo ảnh hưởng sâu rộng và giữ địa vị độc tôn và tuy tôn giáo này thâm nhập thực tế đã có những biến dạng mở đường chấp nhận các thần
Trang 8linh của dân chúng, nhưng mức độ triết lý tôn giáo của nó vẫn còn đủ sức uyên áo trong phong tục tập quán của người Việt thời Trần có sự tôn thờ hệ thống cho những thần nổi bật,
dù mang dạng Phúc thần của Nho giáo, vẫn chứa đựng tín ngưỡng Phật giáo là trội hơn cả
Sự ảnh hưởng đó thể hiện rõ nét ở các ngày lễ trong năm, ảnh hưởng đến tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên và các tín ngưỡng bản địa khác
*Ảnh hưởng đến phong tục, tập quán: Thời kỳ nhà Trần, những tín ngưỡng trên chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của Phật giáo, không chỉ ở người dân mà cả chốn cung đình Về phía triều đình,các thiền sư lập đàn tế để cầu quốc thái dân an, cầu mưa thuận gió hòa,…Trong nhân dân việc tôn thờ bốn Bà: Bà Mây, Bà Mưa, Bà Sấm, Bà Chớp là các vị thần bảo hộ cho nền nông nghiệp vốn được thờ ở các đền,miếu Dưới ảnh hưởng của Phật giáo, cả bốn bà đều trở thành Phật (Phật hóa) và nơi thờ các bà (đền, miếu) trở thành hệ thống tứ pháp (chùa chiền) Tuy nhiên, Phật giáo không chỉ dung hòa với các phong tục tập quán bản địa nêu trên, ngược lại, sự phát triển hưng thịnh của Phật giáo cũng đã tác động đến nhiều lĩnh vực của đời sống
xã hội của người Việt như hệ thống vật thờ cúng; tục thờ cúng thành hoàng, tổ tiên; lễ hội đình, chùa; tục ăn chay, tục đi lễ chùa vào các ngày Rằm, mồng Một, v.v Sự “giao duyên” giữa Phật giáo và tôn giáo dân gian thời Trần còn thể hiện qua các lễ hội Trong hội làng, hội chùa có phong tục tập quán thả chim, là một nghi lễ “phóng sinh” thể hiện tinh thần từ bi hỉ
xả của nhà Phật Ngược lại, vào ngày mồng 8 tháng Tư (ngày Phật đản)hằng năm, tại các chùa đều tổ chức lễ tắm Phật - vốn cũng là một lễ thức cầu nước truyền thống của dân tộc được Phật giáo hóa Sau lễ tắm Phật là lễ Phóng sinh Ở các chùa, các sư đứng trên đài cao trước chùa, cầm một con chim rồi thả cho bay đi Các Phật tử cũng theo đó reo hò rồi thả chim bay theo Như vậy, Phật giáo là tôn giáo thịnh đạt nhất trong xã hội thời Lý -Trần, được coi như một tôn giáo chủ lưu Hầu hết các vua thời Lý - Trần(Lý Thái Tông, Lý Thánh Tông, Trần Thái Tông, Thánh Tông, Nhân Tông) đều sùng Phật, xây dựng chùa tháp, tô tượng đúc chuông, dịch kinh Phật, soạn sách Phật,… Các triều đại thời Lý - Trần tôn chuộngPhật giáo, trong bối cảnh của sự khoan dung, hòa hợp tôn giáo “Tam giáo đồng nguyên”, giữa giáo lý và thực tiễn đời sống để hình thành lên một lối sống nhân sinh, nhân bảo cao đẹp.Từ những ảnh hưởng đến phong tục tập quán, văn hóa Phật giáo đã góp phần không nhỏ hình thành nên lối sống “từ bi, hỷ xả”, nhập thế tích cực của người dân Đại Việt
1.2.2 Ảnh hưởng của văn hóa Phật giáo đến đạo đức, lối sống
Trong bối cảnh cả dân tộc Đại Việt thời Lý - Trần đang tập trung mọi lực lượng vật chất và tinh thần cho cuộc chiến chống Nguyên - Mông, những tư tưởng “Đại trí”, “Đại bi” của Phật giáo chính là ngọn suối nguồn để tập hợp và đoàn kết toàn dân làm lên những thắng lợi vẻ vang và rất tự hào trong lịch sử dân tộc (ba lần chiến thắng quân Nguyên - Mông) Chủ trương Thiền phái là đào tạo ra những mẫu người dân Phật tử kế thừa tông phong phải được giáo dục toàn diện mới đáp ứng nhu cầu lịch sử đặt ra.Đó là xây dựng và phát triển Đại Việt trở nên hùng cường thì Phật giáo mới hưng thịnh.Kinh nghiệm và truyền thống giáo dục Phật giáo là văn tư tu theo tinh thần “Phật pháp tại thế gian,bất ly thế gian giác”rất thoáng
mở ,xem mọi kiến thức ở đời điều là Phật pháp từ lâu được vận dụng trong khuôn viên nhà chùa.Khi đất nước chưa có hệ thống giáo dục đào tạo theo trường lớp,thì nhà chùa trở thành nhà trường,nơi đó dạy đủ các môn học mà con người cần phải học [3] Triết lý về Phật tính bình đẳng nơi chúng sinh là một triết lý được nhiều Thiền sư ở giai đoạn thời Trần hết sức tâm đắc Từ triết lý này đã hình thành lối sống từ bi, nhân bản sâu sắc, có giá trị tích cực đối
Trang 9với cuộc sống nhân dân Đó là cách sống “vô ngã vị tha” (đối lập với tư tưởng “vị kỷ, phi nhân”) Đó là cách cư xử yêu thương, tình nhân ái bao trùm mọi hiện hữu; là tinh thần bình đẳng bác ái, là đức hiếu sinh; là tinh thần cứu khổ cứu nạn,… Có thể nói, đó là sợi dây tinh thần góp phần cố kết cuộc sống nhân dân theo hướng hưng lợi, trừ hại, vì cuộc sống an lạc của con người Như vậy, trong sự cộng sinh, cộng hưởng giữa lối sống từ bi Thiền tông với đức thương người truyền thống của tổ tiên chúng ta có gì khác biệt? Có tác giả cho rằng:
“Cần chú ý điều này, đức thương người truyền thống của tổ tiên chúng ta thì chỉ có đoàn kết đấu tranh trực diện nhằm hưng lợi, trừ hại, do lợi ích thiết thực cho dân, cho nước, còn từ bi Phật giáo sau Đức Phật thì kéo lệch về phía tu hành, mong sự cứu rỗi ở một đời tưởng tượng” (Trần Văn Giàu, 1993) Nhận định trên không phải là không có lý nếu như xem xét Phật giáo từ góc độ Tịnh Độ tông Song, nếu xét ở góc độ lối sống từ bi Thiền tông thì từ bi Phật giáo không phải “kéo lệch về phía tu hành, mong sự cứu rỗi ở một thời tưởng tượng” Lối sống, cách sống từ bi của Thiền tông trái lại, nhấn mạnh từ bi ở ngay chính cuộc đời nhân sinh tại thế, là thực hiện lẽ sống từ bi ngay ở thế gian Tinh thần ấy được đặc biệt nhấn mạnh từ cuộc cách mạng Thiền của Lục tổ Huệ Năng Mà tinh thần này đặc biệt sống động ở Việt Nam qua sự truyền thừa của dòng Thiền Trúc Lâm dưới thời kỳ Trần Trong thời kỳ Trần, Thiền tông đặc biệt phát triển phổ biến và sâu sắc trong tầng lớp trên của xã hội Sự thấm sâu của tinh thần từ bi được thể hiện trong lối sống, cách hành xử thường ngày của mọi tầng lớp nhân dân đã giữ một vai trò tích cực trong lịch sử Tầng lớp này, trong nhiều trường hợp đã thấu triệt tinh thần bác ái, thương dân, đức hiếu sinh,… của Phật giáo, biết gác lại những lợi ích vị kỷ của một cá nhân, một dòng họ,… mà bước vào sự hòa đồng của dân tộc,
vì sự nghiệp chung của dân tộc[4]
Thứ nhất, đề cao lối sống nhập thế tích cực Không có sự giác ngộ tối thượng nơi những ý định xa rời cuộc sống thế tục Trái lại, sự giác ngộ tối thượng thừa chính là sự giác ngộ nơi nghiệp cảnh thế gian Xa lánh cuộc sống đầy rẫy những phân biệt và tranh đấu để cầu tới một cuộc sống ở bờ bên kia là tư tưởng yếm thế, thoát tục hoàn toàn xa lạ với triết lý nhân bản nhân sinh từ bi của Thiền tông
Thứ hai, lối sống, cách sống đầy nhân bản từ bi, hỷ xả của Thiền tông chính là ở chỗ xây dựng một cuộc sống nhân quần trong đó lẽ sống từ bi, sự cảm thông tình yêu thương con người, yêu thương vạn vật là sợi dây thiêng liêng xâu chuỗi những phân biệt và tranh đấu
Từ bi đó là trái tim của cuộc sống, thấu triệt nguyên lý ấy trong cuộc sống thì cuộc sống ấy chính là Niết Bàn.Chính điểm này đã nói lên lý tưởng cao cả về một cuộc sống an lạc của Lối sống nhân bản này của Thiền tông cũng nói lên một chân lý là trong cuộc sống nhân quần, một khi con người lãng quên cuộc sống nhân ái từ bi thì cuộc sống ấy là cuộc sống của địa ngục, cuộc sống của khổ ải Cuộc sống đẹp chính là cuộc sống hiện tại của con người mà trong đó lẽ sống từ bi của tất thảy chúng sinh đã giác ngộ được Phật tính nơi bản thân mình
Trang 10Chương 2 ỨNG DỤNG VĂN HÓA PHẬT GIÁO TRÚC LÂM TRONG ĐỜI SỐNG CƯ SĨ
2.1.Tứ trọng ân
Phật giáo đã đi vào lòng người vì giáo lý thấm nhuần tính nhân bản,không phải những gì cao siêu xa xôi mà chỉ cho ta nhìn thẳng vào thực tại Phật giáo dạy cho ta về bốn ân quan trọng
và cao quý thức tỉnh người con Phật phải nhớ đến bổn phận của mình Bốn ân ấy được coi là những đạo lý quan trọng của con người Đó chính là nền tảng đạo đức căn bản của con người Đó là: Ân Cha mẹ, ân Sư trưởng, ân Thí chủ, ân Đất nước Trong tiến trình lịch sử Phật giáo nói riêng và lịch sử dân tộc nói chung, Thiền tông thời Trần có vị trí đặc biệt quan trọng.Nói đến Thiền tông thời Trần, chúng ta thường nghĩ ngay tới Thiền phái Trúc Lâm với
ba vị tổ nổi tiếng: Sơ Tổ Điều Ngự Giác Hoàng Trần Nhân Tông (1258-1308), Đệ Nhị Tổ Pháp Loa Thiền sư (1284-1330),Đệ Tam Tổ Huyền Quang Thiền sư (1254-1334).Tuy nhiên, trước khi Thiền phái Trúc Lâm được thành lập (1299), thì Phật giáo thời Trần đã sinh ra các nhà Thiền học rất xuất sắc, mà tiêu biểu là: Trần Thái Tông (1218-1277) và Tuệ Trung Thượng sĩ Cũng như phần lớn các vương hầu thân tín của nhà Trần, trong ba cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên(1258, 1285 và 1288), Tuệ Trung Thượng sĩ đã trực tiếp tham gia cầm quân chống giặc hai lần (1285, 1288) Sau ngày kháng chiến thắng lợi, Ông lui về sống ở ấp Tịnh Bang, là trang ấp được vua Trần phong cho, dựng Dưỡng Chân trang,tiếp tục theo đuổi ham thích cũ là tham cứu đạo Phật (Lê Trắc, 2009, tr.545).Sau này ông là thầy của vuaTrần Nhân Tông Tuệ Trung Thượng sĩ không xuất gia, ông là một
cư sĩ, không giữ đúng các phép “tam quy”, “ngũ giới” và vẫn có gia đình như mọi vương hầu khác(Nguyễn Huệ Chi - chủ biên, 1998, t.2,tr.547).Chúng ta có được ngày hôm nay, được sống an lành trong một đất nước thanh bình hạnh phúc là nhờ công ơn của những người đi trước Phải nhìn thấy mảnh đất mà chúng ta đang sống đã thấm không biết bao nhiêu mồ hôi nước mắt và xương máu của tổ tiên Do đó chúng ta nên hết lòng yêu thương quê hương đất nước Chén cơm mà chúng ta ăn là do công lao của những người lao động làm ra và mảnh đất mà chúng ta ở là nhờ công lao của bao chiến sĩ giữ gìn Có một bài hát ca ngợi tình yêu quê hương đất nước rằng:
“Quê hương mỗi người chỉ một Như là chỉ một mẹ thôi Quê hương nếu ai không nhớ
Sẽ không lớn nổi thành người”
Do đó, nếu chúng ta quên lãng quá khứ, quên lãng công ơn, những hy sinh cống hiến lớn lao của tổ tiên thì ví như cây mọc mà không đâm rễ sâu vào lòng đất càng ngày càng khô héo úa tàn Những người xuất gia tuy không trực tiếp sản xuất tạo ra các sản phẩm vật chất, nhưng vẫn đóng góp cho xã hội, đã hòa mình vào xã hội, làm các công tác từ thiện, giáo dục cho cộng đồng xã hội; cho nên chúng ta tu không phải tiêu cực như một số người thường nghĩ Chính chúng ta là những người tích cực hơn hết, chúng ta không mỏi mệt làm những việc tốt như ủy lạo các bệnh nhân nghèo, thăm các trại dưỡng lão, chăm sóc trẻ em nghèo thất học… Chúng ta cũng kêu gọi mọi người đóng góp để đắp cầu bồi lộ, cứu trợ đồng bào bị thiên tai,
lũ lụt tùy vào khả năng của mình, hầu xoa dịu bớt đi những nổi đau trong cuộc sống Điều đó thể hiện phương châm “tốt đạo đẹp đời” Hơn nữa, đạo Phật là đạo Từ bi trí tuệ, nên Phật