Giá trị thương hiệu của Viettel được Brand Finance xác định là 4,3 tỷ USD – thuộc Top500 thương hiệu lớn nhất thế giới.Năm 1989, Công ty Ðiện tử thiết bị thông tin SIGELCO - tiền thân củ
Tổng quan về doanh nghiệp Viettel
Lịch sử hình thành và phát triển
Viettel (tên đầy đủ là Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội của Việt Nam) được chính thức thành lập vào ngày 01 tháng 06 năm 1989 Đây là doanh nghiệp viễn thông có số lượng khách hàng lớn nhất trên toàn quốc Viettel là một nhà cung cấp dịch vụ viễn thông với hoạt động kinh doanh trải dài 13 quốc gia từ Châu Á, Châu Mỹ đến Châu Phi với quy mô thị trường 270 triệu dân.
Sản phẩm nổi bật của Tập đoàn Viễn Thông Quân đội Viettel là mạng di động Viettel mobile và Viettel Telecom Tính từ năm 2000 đến 2021, doanh nghiệp đã tạo ra hơn 1,78 triệu tỷ đồng doanh thu; lợi nhuận đạt 334 nghìn tỷ đồng; vốn chủ sở hữu 134 ngàn tỷ đồng Trong đó, tập đoàn đã sử dụng 3.500 tỷ đồng để thực hiện các chương trình xã hội.
Năm 2019, tập đoàn nằm trong Top 15 công ty viễn thông lớn nhất thế giới về số thuê bao Bên cạnh đó, Viettel vinh dự thuộc Top 40 công ty viễn thông lớn nhất thế giới về doanh thu Giá trị thương hiệu của Viettel được Brand Finance xác định là 4,3 tỷ USD – thuộc Top
500 thương hiệu lớn nhất thế giới.
Năm 1989, Công ty Ðiện tử thiết bị thông tin (SIGELCO) - tiền thân của Tổng Công ty Viễn thông Quân đội (Viettel) chính thức được thành lập.
Năm 1995, Công ty Ðiện tử thiết bị thông tin được đổi tên thành Công ty Ðiện tử Viễn thông Quân đội (tên giao dịch là Viettel) đồng thời trở thành nhà cung cấp dịch vụ viễn thông thứ hai tại Việt Nam.
Năm 2000, Viettel được cấp giấy phép cung cấp thử nghiệm dịch vụ điện thoại đường dài sử dụng công nghệ VoIP tuyến Hà Nội – Hồ Chí Minh với thương hiệu 178 và đã triển khai thành công.
Năm 2003, Viettel bước đầu đầu tư vào những dịch vụ viễn thông cơ bản, lắp đặt tổng đài, đưa dịch vụ điện thoại cố định vào hoạt động kinh doanh trên thị trường.Bên cạnh đó, Viettel cũng thực hiện phổ cập điện thoại cố định tới tất cả các vùng miền trong cả nước với chất lượng phục vụ ngày càng cao.
Cuối năm 2004, mạng di động 098 chính thức đi vào hoạt động, đánh dấu một bước ngoặt trong sự nghiệp phát triển của Viettel Mobile và Viettel.
Ngày 2 tháng 3 năm 2005, theo quyết định của Thủ tướng Phan Văn Khải và quyết định 45/2005/BQP của Bộ Quốc phòng Việt Nam ngày 6 tháng 4 năm 2004, Tổng Công ty Viễn thông quân đội (Viettel) được thành lập.
Năm 2006, Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel) trở thành doanh nghiệp Việt Nam đầu tiên đầu tư ra nước ngoài.
Ngày 5/1/2018, đổi tên thành Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel).
Năm 2019 Viettel đã trở thành doanh nghiệp thuộc top 15 công ty viễn thông lớn nhất thế giới về số thuê bao.
Năm 2020 Viettel được Vietnam Report xếp hạng thứ 65/500 doanh nghiệp tăng trưởng nhanh nhất Việt Nam.
Năm 2021 theo Brand Finance, Viettel được định giá trị thương hiệu hơn 6 tỷ USD đứng thứ 10 châu Á và thứ 24 trên thế giới, tăng 4 bậc trên toàn cầu so với năm 2020.
Sau 30 năm hoạt động, từ ngành nghề chính ban đầu là xây lắp công trình viễn thông thì cho đến nay Viettel đã phát triển được thêm 5 ngành nghề mới là: Dịch vụ viễn thông & CNTT; Nghiên cứu sản xuất thiết bị; Công nghiệp quốc phòng; Công nghiệp an ninh mạng và Cung cấp dịch vụ số Cho đến hiện nay Viettel đã đầu tư được 10 thị trường ở nước ngoài Bao gồm Châu Á, Châu Mĩ và Châu Phi Viettel cũng là 1 công ty viễn thông được đánh giá có tốc độ phát triển nhanh vượt trội nhất tại Việt Nam nói riêng và Đông Nam Á nói chung.
Tầm nhìn, sứ mệnh, giá trị cốt lõi
: Viettel xem mỗi khách hàng như một người - một cá nhân riêng biệt, luôn quan tâm và lắng nghe, hiểu và phục vụ và cần được tôn trọng riêng biệt, mang trách nhiệm sáng tạo vì nhân loại Một công ty phát triển cần phải có một môi trường xã hội bền vững. Viettel đã cam kết sẽ đầu tư lại cho cộng đồng bằng cách liên kết các hoạt động sản xuất kinh doanh với các hoạt động xã hội, đặc biệt là các chương trình hỗ trợ cho người nghèo, giáo dục và y tế.
Kim chỉ nam trong tất cả các hoạt động của Viettel là 8 giá trị cốt lõi, bao gồm cam kết với khách hàng, đối tác, nhà đầu tư, cộng đồng và chính doanh nghiệp Điều
BTL KINH Doanh QUỐC TẾ - NHÓM 7
Kinh doanh quốc tế None
Bai thao luan KDQT- Nhom 9
Kinh doanh quốc tế None
Kinh doanh quốc tế None
Nhóm 7 - trách nhiệm XH của Honda
Kinh doanh quốc tế None
Bối cảnh kinh tế Việt Nam trong 9 tháng…
5 này rất quan trọng để Viettel trở thành một doanh nghiệp sáng tạo và tập trung vào con người.
: Sáng tạo vì con người - Caring Innovator
Với tôn chỉ: “Mỗi khách hàng là một con người – một cá thể riêng biệt, cần được tôn trọng, quan tâm và lắng nghe, thấu hiểu và phục vụ một cách riêng biệt” Viettel luôn hướng tới những giá trị thực tiễn, đặt cảm nhận của khách hàng lên hàng đầu, liên tục đổi mới, sáng tạo với hy vọng cùng khách hàng tạo ra các sản phẩm, dịch vụ ngày một hoàn hảo.
: Viettel dựa trên 8 tiêu chí sau để tạo nên giá trị cốt lõi cho riêng mình: Thực tiễn – Thách thức – Thích ứng – Sáng tạo – Hệ thống – Đông tây – Người lính – Ngôi nhà chung Viettel.
Thực tiễn là tiêu chuẩn kiểm nghiệm chân lý: Việc rút ra kinh nghiệm thông qua quá trình thực tiễn là một hình thức đánh giá mà Viettel áp dụng trong văn hóa ứng xử trong nội bộ doanh nghiệp Vì chỉ có thực tiễn mới khẳng định được những lý luận và dự đoán đó là đúng hay sai.
Trưởng thành qua những thách thức và thất bại: Tập đoàn dám đối mặt với thất bại, động viên những ai thất bại mà vực dậy.
Thích ứng nhanh là sức mạnh cạnh tranh: Sự cạnh tranh xuất hiện ở mọi nơi và sẽ nhấn chìm những ai không dám đứng lên và thay đổi bản thân để thích ứng với môi trường và người của Viettel liên tục tư duy để điều chỉnh chiến lược và cơ cấu tổ thức cho phù hợp “Cái duy nhất không thay đổi đó là sự thay đổi” và tự nhân thức để thay đổi tạo ra động lực thúc đẩy phát triển, bứt phá giới hạn.
Sáng tạo là sức sống: Sự sáng tạo trong 8 giá trị cốt lõi Viettel tạo ra sự khác biệt và nếu không có sự khác biệt đồng nghĩa với sự lụi tàn Thế nên Viettel hiện thực hóa những ý tưởng sáng tạo không chỉ của riêng Tập đoàn mà còn của cả khách hàng.
Tư duy hệ thống: Việc có tầm nhìn chiến lược, lý luận dẫn dắt hệ thống thì mỗi tổ chức đều phải có để làm nền tảng và để phát triển thần tốc phải chuyên nghiệp hóa hệ thống tốt kéo theo con người tốt hơn.
Kết hợp Đông Tây: Việc kết hợp Đông Tây cũng có nghĩa là luôn nhìn thấy hai mặt của một vấn đề nhưng không có nghĩa là pha trộn với nhau Viettel kết hợp tư duy, sự ổn định và cải cách, sự cân bằng và động lực cá nhân để góp phần đa dạng hoá văn hoá ứng xử trong nội bộ doanh nghiệp Viettel.
Kinh doanh quốc tế None
35 Ngành Kinh doanh quốc tế CTĐ…
Kinh doanh quốc tế None
Truyền thống và cách làm của người lính: Văn hóa “Người lính” là một điều không thể thiếu trong 8 giá trị cốt lõi Viettel và cũng là lý do văn hóa doanh nghiệp của Tập đoàn Viettel phát triển vượt bậc như ngày hôm nay Sự can trường, không ngại gian khó, kiên định trong tư tưởng và sự tín nhiệm đã làm nên sức mạnh và sự khác biệt của Viettel.
Ngôi nhà chung mang tên Viettel: Có thể xem là quan trọng bậc nhất trong 8 giá trị cốt lõi Viettel Với mỗi người Viettel thì Viettel là ngôi nhà thứ hai, cần phải trung thành với sự nghiệp của Tập đoàn Mỗi người là một cá thể riêng biệt, nhưng đều cùng chung sống trong một ngôi nhà chung Viettel đoàn kết – Nhân hòa.
Sản phẩm
Ngoài việc thành công ở khía cạnh viễn thông, Viettel còn kinh doanh ở rất nhiều lĩnh vực khác:
Cung cấp sản phẩm, dịch vụ viễn thông, CNTT, phát thanh, truyền hình đa phương tiện.
Hoạt động thông tin và truyền thông.
Hoạt động thương mại điện tử, bưu chính, chuyển phát.
Cung cấp dịch vụ tài chính, dịch vụ thanh toán, trung gian thanh toán, trung gian tiền tệ.
Tư vấn quản lý, khảo sát, thiết kế, dự án đầu tư.
Xây lắp, điều hành công trình, thiết bị, hạ tầng mạng lưới viễn thông, CNTT, truyền hình.
Nghiên cứu, phát triển, kinh doanh thiết bị kỹ thuật quân sự, công cụ hỗ trợ phục vụ quốc phòng, an ninh.
Kinh doanh hàng lưỡng dụng.
Quá trình tham gia thị trường Cambodia của Viettel
Tháng 5 năm 2006, Tập đoàn công nghiệp - viễn thông quân đội (Viettel) đầu tư 100% vốn thành lập Viettel Cambodia và nhận giấy phép cung cấp dịch vụ VoIP tại
Metfone chính thức cung cấp dịch vụ tại Cambodia vào ngày 19/2/2009, triển khai tại 25/25 tỉnh, thành phố Đây là thương hiệu đầu tiên của Viettel được “xuất khẩu” ra nước ngoài và là mạng viễn thông đầu tiên của một doanh nghiệp Việt Nam
Cambodia trực tiếp đầu tư, kinh doanh ở nước ngoài Chỉ 2 năm sau đó, nhà mạng này đã vươn lên giữ vị trí số 1 về thị phần (chiếm 48%).
Sau 10 năm hoạt động, Metfone đã góp phần đưa mật độ thuê bao di động tại Cambodia từ 25% lên tới 120% Tỷ lệ thuê bao data tăng từ 0% lên hơn 60% với mức tiêu dùng 11GB một thuê bao mỗi tháng, tương đương mức tiêu dùng data ở các nước phát triển. Đến nay, Metfone đóng góp khoảng 500 triệu USD tiền thuế cho chính phủ Cambodia, tạo công ăn việc làm cho 3.000 lao động trực tiếp và khoảng 30.000 gia đình khác có công ăn, việc làm ổn định Hàng nghìn lượt nhân viên Viettel là người Việt Nam trực tiếp làm việc cho Metfone.
Năm 2018, nằm trong chiến lược phát triển hệ sinh thái của Viettel, Metfone trở thành nhà mạng đầu tiên tại Cambodia cung cấp dịch vụ 4,5G LTE Nhà mạng cũng đồng thời lắp đặt 100 trạm phát sóng 4G tại khu vực Biển Hồ - vùng đất được coi là nghèo khó và lạc hậu bậc nhất Cambodia, chưa từng có nhà mạng nào đầu tư trước đó Bên cạnh đó, Metfone cũng tiên phong cung cấp eSIM, triển khai thành công ví điện tử eMoney, góp phần tạo ra một cuộc cách mạng về thanh toán trực tuyến tại Cambodia Thương hiệu của Viettel cũng trở thành đối tác chiến lược của Chính phủCambodia, được giao triển khai dự án Chính phủ điện tử.
Thực trạng bối cảnh môi trường, thị trường, khách hàng, cạnh tranh, các yếu tố nội bộ, chiến lược marketing và marketing - mix ở thị trường
Thực trạng bối cảnh môi trường
Nền kinh tế Cambodia tăng trưởng khá ổn định trong giai đoạn từ 2000-2005, GDP năm
2005 đạt khoảng 5,4 tỷ USD bình quân đầu người đạt khoảng 375 USD (theo số liệu của quỹ tiền tệ quốc tế) Theo ước tính của Ngân hàng Châu Á, GDP của Cambodia sẽ tiếp tục tăng trưởng ở mức 6-7%.
Cơ cấu GDP: nông nghiệp chiếm 35%, công nghiệp chiếm 30%, dịch vụ chiếm
Cơ cấu lao động: nông nghiệp 70%, công nghiệp chế tạo 8,7%, khai thác mỏ
0,2%, còn lại là các ngành khác.
Tốc độ tăng trưởng GDP năm 2005 đạt 6%.
Tỷ giá hối đoái theo cơ chế thả nổi Tỷ giá trung bình năm 2004 là 4016,25 Riel/USD, tăng 1,2"% so với năm 2003 và 2,7% so với năm 2002.
Tháng 4/2004 Cambodia đã trở thành thành viên thứ 10 của ASEAN Tháng 10/2004 Cambodia trở thành thành viên chính thức thứ 148 của Tổ chức Thương mại Thế giới WTO Chính phủ nước này thời gian qua đã ban hành những cơ chế kinh tế khá cởi mở đối với những nhà đầu tư nước ngoài.
Trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2006-2010, Chính phủ Cambodia đã đưa ra 4 mục tiêu tổng quát trong đó có việc đẩy mạnh phát triển kinh tế tư nhân, thu hút đầu tư và thúc đẩy phát triển ngành bưu chính viễn thông Chính phủ Cambodia cũng đã cam kết thực hiện cải cách cách chính sách trong lĩnh vực ngân hàng và viễn thông Tình hình chính trị tại Cambodia cũng đang dần ổn định, vì vậy các nhà đầu tư nước ngoài đang chờ cơ hội để đầu tư.
Hiện tại Bộ Bưu chính Viễn thông tại Cambodia đang xây dựng chiến lược tổng thể nhằm thúc đẩy sự phát triển của ngành viễn thông nước này. Đó là những yếu tố quan trọng nhằm kích cầu thị trường di động tại Cambodia trong những năm tới Chính sách quản lý: Tháng 1/2006 Cambodia đã thực hiện tách chức năng quản lý ra khỏi hoạt động khai thác kinh doanh Theo đó Bộ Bưu chính Viễn thông Cambodia chỉ làm chức năng quản lý các chức năng hoạt động về khai thác kinh doanh dịch vụ do công ty Telecom Cambodia đảm nhiệm, điều này là một bước tiến lớn làm minh bạch môi trường quản lý viễn thông, chấm dứt mâu thuẫn giữa quản lý và khai thác trước đây, đồng thời sẽ tạo điều kiện thuận lợi và tạo sân chơi bình đẳng hơn cho các nhà khai thác viễn thông tại quốc gia này.
Dân số: 13,8 triệu người (2005) trong đó dân thành thị chiếm khoảng 16% Tốc độ tăng trưởng dân số 2,24%.
Dân tộc: Người Khmer, các dân tộc thiểu số: người Mã Lai, người Chàm, người Thái Lan, người Miến Điện, Người Việt Nam, Hoa chiếm 10% Tiếng Khmer là ngôn ngữ chính thức.
Dân số trẻ: dưới 15 tuổi chiếm 42,8%, 15-29 tuổi chiếm 26,1%, trên 30 tuổi chiếm 31,1%.
Tốc độ tăng trưởng dân số tại Cambodia vào loại cao so với các nước khác trong khu vực Mặc dù Cambodia có dân số ít hơn so với Việt Nam nhưng lại tập trung chủ yếu ở nông thôn (trên 80%) nơi mà thị trường điện thoại di động chưa thể xâm nhập và phát triển mạnh do khu vực này này có tỷ lệ dân trí thấp.
Với phân bố dân cư cách xa nhau và địa hình phức tạp gồm cả đồi núi, đầm lầy và đồng bằng xen kẽ đã đem đến rất nhiều thách thức cho việc triển khai hệ thống hữu tuyến mà điển hình là dịch vụ thoại cố định sau nhiều năm phát triển cũng chỉ đạt
40.000 thuê bao so với 1.1 triệu thuê bao di động Hơn nữa, nội chiến liên minh đã phá hủy hệ thống cơ sở hạ tầng và hạn chế rất nhiều trong việc phát triển mạng cố định tại Cambodia.
Về công nghệ điện thoại di động: Trong những năm qua đã có những bước phát triển mạnh mẽ trước những đòi hỏi ngày càng cao hơn về chất lượng và đa dạng hóa các loại hình dịch vụ Các loại hình công nghệ điện thoại điển hình như: GSM, CDMA, W- CDMA, PDC, và US TDAM đang cùng tồn tại và tiếp tục phát triển, đồng thời đều hướng tới công nghệ điện thoại di động thứ 3, cho phép thuê bao có thể sử dụng được rất nhiều dịch vụ như: thoại, truyền số liệu tốc độ cao, truy cập internet trên cùng một thiết bị đầu cuối Về mặt kỹ thuật, mỗi công nghệ đều có các ưu điểm và khuyết điểm, tuy nhiên xét về thế mạnh kinh doanh thì GMS có thế mạnh hơn CDMA.
Công nghệ GSM vẫn đang chiếm một thị phần lớn và được hầu hết các nhà cung cấp thiết bị và khai thác đi theo, đồng thời hỗ trợ khá nhiều loại hình dịch vụ như: di động toàn phần, di động hạn chế, điện thoại cố định không dây trên cùng một hạ tầng chuyển mạch cũng như vô tuyến.
Tốc độ phát triển thuê bao GSM gia tăng đáng kể với 200 thuê bao mỗi quý Có thể nói mặc dù công nghệ mới đã làm thay đổi đáng kể đến các dịch vụ cung cấp trên mạng di động đến cách thức sử dụng di động trong các dịch vụ cung cấp trên mạng, nhưng GMS vẫn là dịch vụ chủ chốt và đóng góp tỷ trọng giá trị cao nhất trong ngành viễn thông di động.
Với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ đã làm xuất hiện một loạt các dịch vụ thoại mới đe dọa sự phát triển của các dịch vụ thoại truyền thống như: VoDSL,
VoID, 3G, Wifi, và Cambodia cũng không đứng ngoài các nguy cơ đó.
Với các công nghệ dịch vụ thoại qua IP như VoID hay VoDSL đều đang rất khó khăn để triển khai tại Cambodia do đặc thù địa lý của nước này Vì vậy, các dịch vụ thoại qua Ip chỉ có thể lấn át dịch vụ thoại cố định truyền thống do cạnh tranh về giá và sẽ không ảnh hưởng đến thị phần điện thoại di động.
Ta có thể thấy, thị trường di động tại Cambodia chính là các dịch vụ dựa trên mạng GSM và một số các dịch vụ từ mạng GSM nâng cấp lên như GPRS hay EDGE Các hệ thống GSM hiện tại hoàn toàn thuận tiện khi nâng cấp lên GPRS hay EDGE Các dịch vụ cấp trên có khả năng phù hợp với yêu cầu và mục đích sử dụng thuê bao di động tại Cambodia trong 4-5 năm tới. b Môi trường vi mô
Cambodia là 1 nước nông nghiệp (58% dân số làm nghề nông, nông nghiệp cũng chiếm tới gần 40% GDP của nước này), phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên, có nhiều tài nguyên quý hiếm Mức thu nhập bình quân đầu người của Cambodia còn thấp và có sự chênh lệch khá lớn giữa nhóm khách hàng thu nhập cao với nhóm có thu nhập thấp Có thể nói đối với những sản phẩm mới tham gia thị trường Cambodia, chính sách giá có vai trò rất quan trọng Sản phẩm mới muốn thâm nhập được vào thị trường cần có giá thấp hơn so với các sản phẩm cùng loại có trên thị trường Với khách hàng cá nhân, Metfone đã đưa tỷ lệ khách hàng data đạt mốc 91% trong đó 95% là khách hàng 4G, cao nhất tại các thị trường mà Viettel đầu tư Siêu ứng dụng CamID của Metfone ra mắt tháng 4/2021 có tổng 5 triệu người cài đặt, trong đó có 1 triệu khách hàng sử dụng thường xuyên Siêu ứng dụng này hướng tới việc mỗi người dân Cambodia sẽ có một ID, không chỉ thuê bao Metfone mới dùng super-app CamID mà thuê bao mạng khác cũng có thể đăng ký Nhờ đó, người dân có thể làm các thủ tục hành chính công như giấy khai sinh, giấy phép lái xe,… đều dựa trên CamID.
Xác định vấn đề và mục tiêu Marketing
Vấn đề Marketing: Hiện nay, Công ty Viettel Cambodia đã xây dựng được cho mình chỗ đứng vững chắc trên thị trường Cambodia với vị trí số 1 về thị phần Tuy nhiên, Metfone vẫn cần tiếp tục tìm hiểu rõ khách hàng và thị trường, từ đó đưa ra các chiến lược Marketing mở rộng thị trường để tăng thị phần Bên cạnh đó, Metfone cần duy trì quan hệ chặt chẽ với khách hàng cũ, tạo một mối quan hệ gắn bó lâu dài với khách hàng của mình.
Mục tiêu Marketing: Với mục tiêu chung đề ra bởi TGĐ Viettel Cambodia đó là: tăng trưởng năm 2023 tối thiểu là 405,5 triệu USD đối với tổng doanh thu tài chính, 399,4 triệuUSD doanh thu dịch vụ, 75,5 triệu USD tiêu dùng gốc di động, 300.000 thuê bao ví điện tử,153.000 thuê bao FTTH thực, 380.000 thuê bao 15c3d, 306.000 thuê bao data…, mục tiêuMarketing của Metfone hiện giờ là mở rộng thị phần cho Metfone, đưa thương hiệu Metfone tiếp cận đến nhiều người hơn nữa; nâng cao định vị thương hiệu của Metfone bằng các phương tiện Marketing, đặc biệt là trên các nền tảng Internet và mạng xã hội.
Phân tích mô hình SWOT của Viettel tại Cambodia
Quy mô hạ tầng mạng lưới của mephone rộng khắp trong khi các đối thủ còn nhiều hạn chế
: Theo số liệu thống kê của các tỉnh gửi lên thì hiện nay Metfone là mạng có BTS lớn nhất, có vùng phủ lớn nhất tại Cambodia phân bố trạm ở 6 thành phố/tỉnh thành lớn: hầu hết trạm của Metfone nhiều gấp 2 lần so với đối thủ, chỉ trừ BAT và KAN đang thấp hơn so với đối thủ Metfone trở thành nhà mạng đầu tiên tại Cambodia cung cấp dịch vụ 4,5G LTE, đồng thời lắp đặt 100 trạm phát sóng.
: Sau hơn 1 năm kinh doanh dịch vụ đến nay người dân Cambodia đã biết nhiều về Metfone và cảm nhận đượcMetfone là mạng của người dân Cambodia và vì người dân Cambodia Ngoài ra Metfone còn được sự ủng hộ của Chính phủ, được các cơ quan chính phủ tin dùng.
Metfone là mạng duy nhất có các cửa hàng từ các tỉnh đến tuyến huyện trong khi các mạng khác chỉ có các cửa hàng ở các tỉnh thành phố lớn.
Metfone là mạng duy nhất đang xây dựng hệ thống nhân viên Metfone làng xã để phân phối sản phẩm và chăm sóc khách hàng.
Viettel có một hệ thống Callcenter lớn nhất Cambodia.
Giai đoạn 2029 - 2025, Metfone sẽ tiên phong trong công cuộc CĐS, sẵn sàng tư vấn, hỗ trợ và đồng hành cùng Chính phủ, DN và người dân Cambodia ứng dụng các công nghệ số, giải pháp số phục vụ mọi hoạt động xã hội Thấy được sự nỗ lực không ngừng trong từng giai đoạn không ngại khó khăn thử thách.
Viettel chú trọng lắp đặt và phát sóng các trạm 5G tại thủ đô Phnompenh, đưa thành công 5G đến với Cambodia khẳng định quốc gia này có thể đi cùng với thế giới và ứng dụng công nghệ mới nhất.
Metfone cũng là nhà mạng đầu tiên cung cấp eSim, triển khai thành công ví điện tử eMoney – tạo ra một cuộc cách mạng về thanh toán trực tuyến.
: Điều này thể hiện ở sự thay đổi giá trị cốt lõi của thương hiệu Viettel. Trước đây, văn hóa doanh nghiệp được gói gọn trong ba giá trị: Sự quan tâm (Caring), Tính sáng tạo (Innovative), Niềm khao khát (Passionate) Cả ba giá trị này được doanh nghiệp kết tinh trong một triết lý thương hiệu là “Diversity” – Cộng hưởng tạo sự khác biệt Đây là một điểm mạnh đáng chú ý khi phân tích mô hình SWOT của Viettel.
Trước tầm ảnh hưởng của cuộc cách mạng 4.0 và sự phát triển không ngừng của công nghệ hiện đại, Viettel đã chớp lấy cơ hội đổi mới giá trị của mình để có thể mang lại một văn hóa doanh nghiệp hợp thời đại hơn Họ tạo dựng một môi trường trẻ để đáp ứng sự thay đổi của thời thế Những giá trị cũ không hề mất đi, mà đã hòa nhập để phát triển mạnh mẽ hơn trong tương lai Đây là một điểm mạnh đáng chú ý khi phân tích mô hình SWOT của Viettel. b Điểm yếu (Weakness)
Nhiều hạng mục, bộ phận hoạt động không hiệu quả, phát sinh lỗ gây khó khăn cho công ty khi thị trường ngày càng cạnh tranh gay gắt.
Các đối thủ đến sau chỉ tập trung vào một số sản phẩm và đưa ra giá tốt hơn nhờ chi phí và tiết kiệm chi phí Còn tồn tại nhiều hạng mục cũ, lạc hậu làm tăng chi phí quản lý, sửa chữa. Những hạng mục này cần được giải quyết một cách hiệu quả.
: Sự phát triển nhanh chóng, nhân sự tăng cao, mạng lưới lan rộng khắp nơi Kéo theo chất lượng dịch vụ, chăm sóc khách hàng không thể đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng Thêm nữa, mức độ chuyên nghiệp chưa đủ do hạn chế về nhân sự có chuyên môn có thể đào tạo Mặc dù đã cố gắng cải thiện, nhưng khách hàng vẫn không ngừng phàn nàn về hiện tượng tin nhắn rác, sóng 3G còn chập chờn.
: Khác Việt Nam, việc triển khai mạng di động tại Cambodia gặp khó khăn về điện để duy trì hoạt động các trạm BTS vì nhiều nơi chưa có điện lưới Đây là bài toán khó không chỉ của Viettel mà của tất cả nhà khai thác viễn thông khác tại Cambodia Hiện có tới 50% số trạm BTS của Viettel không có điện lưới.
Chiến lược của Viettel là đào tạo con người để nắm vững về mặt công nghệ, kiến thức kinh doanh, để nhân viên chủ chốt của Viettel đảm đương 10% lao động trí tuệ, 90% còn lại sẽ được qui trình hoá dành cho lao động đơn giản và thuê ngoài Với lực lượng lao động trí tuệ, Viettel sẽ phải mất thời gian đào tạo các chuyên gia để cử sang đó làm việc Còn với 90% lực lượng lao động giản đơn thuê ngoài, Viettel phải đào tạo toàn bộ từ đó sẽ mất nhiều thời gian, chi phí và gặp khó khăn do yếu tố ngôn ngữ, văn hóa Rào cản về ngôn ngữ và nhân sự. Đội ngũ cán bộ kinh doanh và kỹ thuật người Việt đi tỉnh còn yếu về nghiệp vụ, kinh nghiệm quản lý, cả về ngoại ngữ; nguyên nhân là do có rất nhiều người mới chưa biết về viễn thông Nhiều người không biết tiếng Anh lẫn tiếng Khmer -> Mối quan hệ giữa cán bộ nhân viên người Khmer và người Việt còn chưa chặt chẽ, nhiều lúc hiểu sai do khác biệt về văn hoá và ngôn ngữ.
Các quy định và quy chế pháp luật về viễn thông chưa rõ ràng chặt chẽ, còn bảo thủ. c Cơ hội (Opportunity)
Dân số trẻ cho phép tiếp cận nhanh hơn về di động, tốc độ tăng trưởng dân số
19 cao giúp phát triển được nhiều thuê bao mới trong tương lai.
Thị trường nông thôn chiếm đa số Đây là thị trường mục tiêu của Viettel vì đã có kinh nghiệm khai thác thị trường này tại Việt Nam giúp Viettel một phần nắm được chiến lược kinh doanh có khả năng áp dụng tại Cambodia.
Do dịch bệnh Covid-19 đã khiến cho hầu hết các thị trường kinh doanh bị ảnh hưởng nghiêm trọng Sản xuất bị đình trệ, đứt gãy chuỗi cung ứng, giá cước vận chuyển vụt lên cao,… Tuy nhiên, ngành Công nghệ thông tin và Viễn thông vẫn bật lên như một điểm sáng của nền kinh tế trong mùa dịch bệnh này Nếu nhìn sang mặt tích cực, nhờ có dịch Covid-19 đã và đang thúc đẩy sự đổi mới công nghệ trong toàn nền kinh tế Sự phát triển vượt bậc của công nghệ thông tin cũng đem đến cơ hội tăng trưởng rất lớn cho Viettel Đây là một cơ hội đáng chú ý khi phân tích mô hình SWOT của Viettel.
Chính phủ đang khích các doanh nghiệp viễn thông trong nước tiếp tục phát triển và hoàn thiện.
Tạo cơ hội tiếp cận với các doanh nghiệp nước ngoài tại Cambodia. d Thách thức (Threats)
: Do ngôn ngữ chủ yếu là tiếng Khmer Ngôn ngữ Khmer gây khó khăn trong việc truyền thông, nhất là truyền thông qua tin nhắn dẫn đến hiệu quả truyền thông không cao và hiệu ứng truyền thông thấp Đòi hỏi Viettel phải nắm bắt và hiểu rõ văn hóa bản địa của người Cambodia
: Cambodia là nước có thị trường viễn thông cạnh tranh khá gay gắt với sự tham gia của thị trường quốc tế có kinh tế và giàu kinh nghiệm.
Sự cạnh tranh này làm cho biến động của thị trường mạnh hơn đòi hỏi bộ máy điều hành của doanh nghiệp phải thích ứng nhanh mới có thể theo kịp Những doanh nghiệp viễn thông hoạt động tại Cambodia chủ yếu là công ty liên doanh với nước ngoài như Thụy Điển, Thailan, Na- uy nên họ có kinh nghiệm cũng như tiềm lực về kinh tế
Xác định chiến lược Marketing quốc tế
Chiến lược STP
Với các công cụ nghiên cứu, phân tích thị trường, các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi của người tiêu dùng Viettel đã phân loại khách hàng thành hai tiêu chí chính: Đối tượng khách hàng sử dụng dịch vụ hiện tại và nhân khẩu học:
Tiêu chí người dùng dịch vụ hiện tại được chia ra làm ba nhóm nhỏ chính:
+ Khách hàng tiềm năng chưa sử dụng bất kỳ dịch vụ di động nào từ các nhà cung cấp vì những lý do chính sau:
(1) Do chi phí đắt đỏ.
(2) Khách hàng trong khu vực không có phạm vi phủ sóng.
(3) Khách hàng không nhận ra lợi ích của Metfone.
+ Khách hàng hiện tại của các nhà cung cấp dịch vụ di động khác.
+ Đối tượng đang sử dụng dịch vụ của Metfone.
Tiêu chí nhân khẩu học: Nhóm khách hàng dựa trên đặc điểm xã hội bao gồm lao động nông thôn, doanh nhân, sinh viên, khách du lịch nước ngoài, những người làm việc trong hệ thống chính phủ.
Trong bước tiếp theo trước khi bước vào thị trường quốc tế, Viettel đã nghiên cứu nhóm khách hàng để hiểu nhu cầu, sự lựa chọn của người tiêu dùng, hành vi và thói quen Viettel chú trọng vào 2 nhóm đó là: nhóm khách hàng chưa từng sử dụng dịch vụ di động và nhóm khách hàng đang sử dụng dịch vụ của các công ty khác Cần có những chiến lược phù hợp để thu hút nhóm khách hàng này bắt đầu sử dụng dịch vụ của Metfone Ngoài việc đưa mạng lưới phủ sóng từ thành thị đến nông thôn, Viettel còn tập trung về chiến lược gói cước giá rẻ để hấp dẫn khách hàng như nạp 1 USD với mức sử dụng 150 USD hay nạp 1 USD được sử dụng không giới hạn để sử dụng nhắn tin trong 7 ngày Bên cạnh đó, với nhóm người tiêu dùng đã sử dụng gói dịch vụ của
Metfone luôn được quan tâm trong công tác chăm sóc khách hàng, tư vấn tiếp thị Viettel cho rằng những khách hàng đang sử dụng dịch vụ di động tại thị trường Cambodia chính là những cánh tay nối dài trong việc tiếp thị, quảng cáo sản phẩm đến những khách hàng chưa sử dụng dịch vụ. Đối với tiêu chí nhân khẩu học, khách hàng cũng được phân chia theo đặc điểm xã hội. Phân tích đặc điểm của khách hàng có thể giúp Viettel biết thêm về mức độ thanh toán cho các dịch vụ điện thoại di động và thị hiếu của khách hàng Ví dụ, trong trường hợp nghiên cứu nhóm khách du lịch quốc tế, Viettel đã nhận ra một số đặc điểm của nhóm khách hàng này để cung cấp thiết bị di động dịch vụ điện thoại cho nhóm này Các khách hàng trong nhóm này thường sử dụng gói dịch vụ quốc tế hơn gói dịch vụ nội địa và họ thường di chuyển do lịch trình du lịch Hoặc trường hợp nghiên cứu nhóm lao động ở nông thôn thường chỉ sử dụng dịch vụ di động chính khi thực hiện và nhận cuộc gọi Họ hiếm khi sử dụng các dịch vụ có giá trị hoặc dịch vụ nhắn tin (SMS) Trái ngược với nhóm này, nhóm sinh viên thường ưa thích dịch vụ SMS hơn gọi và nhận cuộc gọi. b Targeting (Lựa chọn mục tiêu)
Phân tích thị trường mục tiêu là một trong những bước đầu tiên của quá trình thâm nhập Khi đầu tư sang thị trường viễn thông Cambodia, một trong những khó khăn cho Viettel là tại thị trường này đã có nhiều đối thủ cạnh tranh nặng ký như: Hello, Smart Mobile Trước tình hình đó, Viettel đã lựa chọn cải thiện mạng di động trước khi phát triển hoạt động kinh doanh với mục đích có nền tảng vững chắc Metfone đã xây dựng mạng lưới truyền dẫn cáp quang dài 13.000 km nhằm tiếp cận các vùng sâu, vùng xa, hải đảo, nông thôn và các khu vực biên giới Khi các nhà khai thác điện thoại di động khác chỉ tập trung vào việc cải thiện cơ sở hạ tầng viễn thông ở các thành phố lớn, Metfone đã chọn phát triển hoạt động kinh doanh ở khu vực nông thôn Để làm được điều đó, Metfone đã thiết lập kênh phân phối ở từng làng.Chỉ sau một thời gian ngắn, Viettel đã có khoảng 6.000 nhà bán ở khu vực nông thôn và24.000 đại lý bán hàng trên cả nước Để đạt được thành công này, Viettel phải hiểu rõ về thị trường Cambodia như văn hóa, đặc trưng, thói quen và xu hướng tiêu dùng của ngườiCambodia Hơn nữa, với những bài học thành công tại Việt Nam, Metfone đã không chỉ đầu tư vào viễn thông di động mà còn đầu tư mảng viễn thông Internet Phân đoạn này đã bị bỏ qua bởi các đối thủ khác và Viettel đã trở thành nhà tiên phong trong lĩnh vực này. c Positioning (Định vị sản phẩm)
Sau hơn 10 năm kinh doanh, hình ảnh và thương hiệu Metfone dần bị phai mờ trong tâm trí người tiêu dùng Nhận thức rõ được điều này, Viettel đã tập trung tìm một hướng đi mới để đưa thương hiệu Metfone đến gần hơn với người tiêu dùng Cuối cùng Ban Lãnh đạo Tập đoàn Viettel đã quyết định thực hiện “Chiến dịch Tái định vị thương hiệu” tại Cambodia. Khi khảo sát thị trường về lợi thế cạnh tranh, Metfone được người tiêu dùng đánh giá có chất lượng tốt, độ phủ sóng rộng với dịch vụ đa dạng Ưu điểm của Metfone cũng chính là nhược điểm của đối thủ do có hạ tầng kém hơn Hơn nữa, các công ty đối thủ do quá đầu tư vào các chương trình khuyến mại nên chất lượng không tốt, hạ tầng bị quá tải Từ kết quả này, Viettel tung ra thông điệp “Everything you need” - đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng với chất lượng tốt, phủ sóng toàn quốc và giá cước hợp lý.
Doanh nghiệp sử dụng đồng bộ linh vật thương hiệu Munny trong các hoạt động marketing Hơn nữa, Metfone cũng đưa công nghệ 4.5G LTE vào khai thác cùng chính sách giá phù hợp với thị hiếu tiêu dùng của giới trẻ chính là các nhân tố góp phần xây dựng và phát triển Metfone.
Ngoài ra, Metfone cũng hỗ trợ cho các chiến dịch quảng bá thương hiệu bằng việc tài trợ cho hơn 20.000 học sinh các phần quà như sổ ghi chép, túi đi học, xe đạp thông qua chương trình từ thiện Munny Care Bên cạnh đó, Metfone cũng là nhà mạng triển khai cung cấp dịch vụ 5G đầu tiên ở Cambodia góp phần ghi danh thương hiệu Metfone vào tâm trí người tiêu dùng tại quốc gia này.
Hiện nay tình hình Covid-19 diễn biến phức tạp tại Cambodia, Metfone đã cùng chung tay, giúp sức với đồng bào nơi đây thông qua việc hỗ trợ xây dựng Quỹ Hỗ trợ bệnh nhânCovid-19 cho Bộ Y tế và ba bệnh viện lớn của Cambodia; hỗ trợ Bộ Giáo dục Cambodia hệ thống giáo dục trường học và phòng họp trực tuyến cho Bộ Quốc phòng Cambodia.
Chiến lược dựa trên căn cứ phát triển, chiến lược cạnh tranh tổng quát 22 2.3.3 Chiến lược mở rộng thị trường (tập trung - phân tán)
Mở rộng mạng lưới và quy mô hoạt động: Viettel đã mở rộng hiện diện của mình tại Cambodia thông qua việc mua lại và sáp nhập với các công ty viễn thông địa phương Điều này giúp Viettel tăng quy mô hoạt động và mở rộng mạng lưới phân phối, đảm bảo tiếp cận đến khách hàng ở nhiều khu vực và đối tượng khác nhau. Đa dạng hóa sản phẩm và dịch vụ: Cùng với các dịch vụ di động truyền thống, Viettel cũng đã đầu tư và phát triển các dịch vụ Internet, truyền hình, thanh toán di động và các dịch vụ giá trị gia tăng khác tại Cambodia Sự đa dạng hóa này giúp phục vụ nhu cầu đa dạng của khách hàng và tạo ra lợi thế cạnh tranh trong thị trường. Đầu tư vào công nghệ và cơ sở hạ tầng: Viettel đã và đang đầu tư mạnh vào công nghệ và cơ sở hạ tầng tại Cambodia để cung cấp dịch vụ viễn thông hiện đại và ổn định Công ty đã triển khai mạng 4G và đang nghiên cứu và chuẩn bị triển khai công nghệ 5G tại Cambodia.
Xây dựng mối quan hệ đối tác địa phương: Việc xây dựng mối quan hệ đối tác chiến lược với các đối tác địa phương là một phần quan trọng của chiến lược của Viettel tại Cambodia Bằng cách hợp tác và xây dựng liên minh với các công ty địa phương, Viettel có thể tận dụng mạng lưới và sự hiểu biết về thị trường của đối tác để nâng cao hiệu suất kinh doanh và mở rộng khách hàng.
Cam kết đem lại giá trị cho khách hàng: Chiến lược của Viettel tại Cambodia tập trung vào việc cung cấp các dịch vụ và sản phẩm có giá trị cao cho khách hàng. Việc tập trung vào chất lượng dịch vụ, tính ổn định, và giá cả cạnh tranh giúp Viettel xây dựng lòng tin và tăng cường niềm tin của khách hàng.
2.3.3 Chiến lược mở rộng thị trường (tập trung - phân tán)
Chiến lược mở rộng thị trường của Viettel tại Cambodia có thể dựa trên hai hướng chính:
Tập trung vào các thành phố lớn: Bắt đầu bằng việc xây dựng mạng lưới ở các thành phố lớn như Phnom Penh và Siem Reap, nơi có mật độ dân số cao và tiềm năng phát triển thị trường lớn Viettel tập trung vào cung cấp dịch vụ cao cấp và hỗ trợ chất lượng tại các khu vực này để thu hút khách hàng có thu nhập cao.
Dịch vụ công nghiệp và doanh nghiệp: Tập trung vào cung cấp các giải pháp viễn thông và công nghệ thông tin cho doanh nghiệp và các tổ chức công cộng.Metfone còn là đơn vị tiên phong trong hoạt động hợp tác thực hiện chương trình chuyển đổi số cho chính phủ và các bộ, ban ngành Cambodia Hiện Metfone đã ký kết hợp tác với gần như tất cả các bộ chủ quản các lĩnh vực trong Chính phủ Hoàng giaCambodia về chuyển đổi số, trong đó có các dự án đặc biệt quan trọng với Bộ Y tế, BộGiáo dục - Thanh niên và Thể thao Cambodia…
Nâng cao chất lượng dịch vụ: Đầu tư vào hạ tầng mạng lưới để đảm bảo dịch vụ Internet và di động ổn định và nhanh chóng Viettel tập trung vào chất lượng dịch vụ và chăm sóc khách hàng để tạo sự tin tưởng từ phía người tiêu dùng và doanh nghiệp Với mục tiêu tập trung đầu tư vào công nghệ số để nâng cao hiệu suất dịch vụ và nâng cao độ tin cậy, tăng tốc mở rộng dịch vụ và tạo nền tảng phát triển cho nhiều dịch vụ mới theo xu hướng thị trường, Metfone được đánh giá là công ty công nghệ viễn thông tiên phong trong sử dụng công nghệ hiện đại để mang lại những trải nghiệm tốt hơn, đáp ứng nhu cầu và thị hiếu của khách hàng ở quốc gia Đông Nam Á này.
Phát triển sản phẩm dịch vụ đa dạng: Đa dạng hóa danh mục sản phẩm và dịch vụ để đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng tại các khu vực tập trung Điều này có thể bao gồm cung cấp gói dịch vụ di động, internet, truyền hình, và các dịch vụ giải trí. Trong những năm tới, Viettel khẳng định sẽ tiếp tục hiện đại hóa Metfone bằng những công nghệ tiên tiến nhất: 5G, Trí tuệ nhân tạo AI, Thực tế ảo VR, Big data… Cùng với đó là những dịch vụ mới như ngân hàng số, nội dung số và các dự án chính phủ điện tử.
Mở rộng mạng lưới cơ sở hạ tầng: Viettel đang chú trọng đầu tư vào mạng lưới cơ sở hạ tầng tại các vùng nông thôn và các tỉnh lẻ của Cambodia Mục tiêu là cung cấp dịch vụ viễn thông và internet đến các khu vực xa xôi Đên nay Viettel đã và đang hoàn thiện nhiều mạng lưới trạm, điện tại những vùng miền quê xa xôi tại Cambodia Viettel Cambodia đã đầu tư xây dựng hạ tầng số đảm bảo cho 95% lãnh thổ Cambodia có thể tiếp cận được viễn thông.
Phát triển gói sản phẩm phù hợp: Đưa ra các gói sản phẩm giá trị thấp để thu hút khách hàng ở các vùng nông thôn và có thu nhập thấp hơn Viettel cung cấp dịch vụ truy cập Internet cơ bản và giá cả phải chăng Metfone mang đến cho khách hàng là người dân Cambodia nhiều sự lựa chọn thông qua các gói cước đa dạng với mệnh giá thấp và dịch vụ giá trị gia tăng phong phú Hiện nay, Metfone là mạng có giá cước tốt nhất, giúp người dân Cambodia tiết kiệm tới 25% chi phí nhờ cách tính cước theo từng giây cho tất cả các hướng gọi, kể cả liên mạng và quốc tế.
Hợp tác, hỗ trợ và phát triển các chiến dịch tại địa phương: Tùy chỉnh chiến dịch quảng cáo và tiếp thị cho phù hợp với thị trường địa phương và văn hóa tại các vùng nông thôn và các tỉnh Cambodia Những năm qua, cùng với hoạt động kinh doanh, Metfone đã chung tay, đồng hành cùng chính phủ, các doanh nghiệp và người dân tại Cambodia tổ chức nhiều hoạt động tài trợ, hỗ trợ phát triển cộng đồng với tổng số tiền lũy kế lên đến 100 triệu USD như chương trình giảm cước và hỗ trợ cho học sinh học trực tuyến, cung cấp dịch vụ Internet miễn phí cho bệnh viện và ngành y tế, hỗ trợ và đồng hành cùng các bộ, ban, ngành và các tổ chức.
Việc kết hợp cả hai chiến lược tập trung và phân tán có thể giúp Viettel tận dụng cơ hội từ cả hai loại khách hàng: các công ty lớn và khách hàng cá nhân ở thành phố, cũng như các cộng đồng nông thôn và vùng xa xôi Điều quan trọng là đảm bảo rằng cả hai chiến lược đều được thực hiện một cách hiệu quả và có thể tùy chỉnh dựa trên sự phát triển của thị trường và đối thủ cạnh tranh.
Chiến lược phương thức xâm nhập (xuất khẩu, sản xuất tại chỗ)
Viettel sử dụng phương thức thâm nhập thị trường Cambodia là Đầu tư trực tiếp 100% vốn, mở công ty con, là một chi nhánh của tập đoàn Viettel Phương thức thâm nhập thị trường tốt nhất để giảm thiểu rủi ro do việc mất khả năng kiểm soát và giám sát công nghệ trong cạnh tranh.
Viettel đã thành lập công ty con tại Cambodia với tên là Metfone Việc thành lập công ty con còn giúp cho Tổng công ty Viettel có thể tự chủ động hoạch định mọi chiến lược, kiểm soát chặt chẽ các hoạt động ở các thị trường khác nhau Tuy nhiên việc đầu tư trực tiếp cũng tạo những bất lợi: Đây là phương thức tốn kém nhất vì công ty phải đầu tư 100% vốn xây dựng hạ tầng, mạng lưới… phục vụ thị trường nước ngoài Công ty mẹ phải chịu toàn bộ rủi ro của việc thành lập công ty con ở nước ngoài do sự biến động của các điều kiện kinh tế,chính trị, xã hội.
Chiến lược Marketing - Mix quốc tế
Các lĩnh vực kinh doanh chính của tổng công ty Dịch vụ Viettel đầu tư tại Cambodia là dịch vụ viễn thông và internet băng thông rộng.
: Viettel được phép thiết lập mạng và khai thác các dịch vụ viễn thông sau:
Thiết lập mạng điện thoại chuyển mạch công cộng nội hạt ( PSTN ) và kết nối với các mạng viễn thông công cộng khác để cung cấp các dịch vụ: điện thoại, fax trên toàn quốc.
Thiết lập mạng nhắn tin và kết nối với các mạng viễn thông công cộng khác để cung cấp dịch vụ trung kế vô tuyến nội hạt trên phạm vi toàn quốc.
Cung cấp dịch vụ điện thoại đường dài trong nước và quốc tế sử dụng công nghệ VoIP.
Cung cấp ADSL, FTTH, Wimax
Cung cấp dịch vụ truy cập Internet công cộng (ISP) và kết nối Internet ( IXP). Metfone trở thành nhà mạng đầu tiên tại Cambodia cung cấp dịch vụ 4G, 5G LTE, đồng thời lắp đặt 100 trạm phát sóng 4G tại khu vực Biển Hồ.
4G LTE của Metfone có tốc độ gấp 15 lần 3G và là nhà mạng duy nhất tại Cambodia sử dụng công nghệ truyền tải Metro Ethernet Full-MPLS tiên tiến nhất thế giới, phủ khắp 25/25 tỉnh thành phố, đến tận các huyện, hỗ trợ băng thông tới 1Gbps Dung lượng đường trục lớn nhất tại Cambodia sử dụng công nghệ DWDM lên tới 400Gb mỗi giây.
Metfone cũng là nhà mạng đầu tiên cung cấp eSIM, triển khai thành công ví điện tử eMoney - tạo ra một cuộc cách mạng về thanh toán trực tuyến, và là đối tác chiến lược hợp tác với Bộ Bưu chính Viễn thông Cambodia để triển khai dự án Chính phủ điện tử. Ứng dụng CamID của Metfone cấp cho mỗi người Cambodia một ID và không chỉ những khách hàng của Metfone có thể sử dụng chương trình CamID, những khách hàng sử dụng mạng của các công ty khác cũng có thể đăng ký chương trình này Người dân có thể làm các công việc hành chính công như giấy khai sinh, bằng lái xe,
Hệ thống SIS (School Information System, Hệ thống thông tin trường học) là một trong những giải pháp công nghệ số toàn diện của Metfone dành riêng cho ngành giáo dục Cambodia. b Giá cả (Price)
Viettel sử dụng chiến lược định vị giá thấp Hãng viễn thông duy nhất tính cước theo block 1 giây Đây là cách tính cước được chia nhỏ hơn so với cách tính cước của các nhà cung cấp khác đã làm Áp dụng cho tất cả các hướng gọi, kể cả liên mạng và quóc tế, tiết kiệm 25% chi phí cho người dân Cambodia.
Trong những năm đầu bước chân vào thị trường Cambodia, Viettel sử dụng chính sách chia sẻ lợi nhuận với người tiêu dùng thông qua số phút họ nghe trong hàng tháng Khách hàng sẽ được cộng tiền vào tài khoản tương ứng với số phút mà họ đã nghe
27 trong tháng kể cả nội mạng và ngoại mạng Metfone là mạng đầu tiên và duy nhất tại Cambodia có chính sách nghe cũng được nhận tiền.
Khi đại dịch Covid-19 bùng phát, Metfone ngay lập tức cung cấp truy cập Internet miễn phí cho tất cả học sinh truy cập các trang học trực tuyến Công ty còn giảm 50% phí lắp đặt internet cho học sinh và giáo viên, đồng thời hỗ trợ miễn phí hạ tầng viễn thông và các chương trình học trực tuyến với tối đa 500.000 người dùng. c Phân phối (Place)
Metfone sở hữu hệ thống cáp quang bao phủ 70% số huyện, hơn 1.700 trạm phát sóng BTS phủ đến 80% số xã, cung cấp dịch vụ 25/25 tỉnh.
Metfone đã đặt trung tâm giải đáp khách hàng Call Center lớn và hơn 100 cửa hàng lớn nhỏ trực tiếp phục vụ cũng như giải đáp thắc mắc của khách hàng Metfone đã nỗ lực xây dựng một hệ thống kênh phân phối đa dạng và linh hoạt trên phạm vi toàn quốc như: hệ thống các cửa hàng giao dịch trực tiếp, đại lý ủy quyền, kênh bán hàng trực tiếp, hệ thống bán lẻ (điểm bán).
Metfone đã đưa vào sử dụng một trạm BTS trên đảo Koh Tang do quân đội quản lý Đặt tại điểm trung tâm cao nhất của đảo, vùng phủ sóng của trạm BTS mới này mở rộng đến 50 km ra phía biển Các kênh phân phối của Metfone: Cửa hàng trực tiếp xuống từng huyện; hơn
8000 đại lý; Điểm bán: 20.000; Cộng tác viên đến tuyến xã; Nhân viên bán hàng trực tiếp, Những đại lý của Metfone đã được lựa chọn kỹ lưỡng về diện tích mặt tiền, chiều sâu, được trang trí biển hiệu, logo, poster, băng rôn, để thu hút khách hàng. d Xúc tiến thương mại (Promotion)
Tham gia tài trợ cho triển lãm “Cambodia ICT& Telecom World Expo” - triển lãm lớn nhất về công nghệ thông tin của Cambodia diễn ra trong 3 ngày.
Công ty tổ chức các hoạt động hỗ trợ và phát triển cộng đồng như chương trình
“Trái tim cho em” nhằm giúp trẻ em nghèo được phẫu thuật tim miễn phí, giảm chi phí, hỗ trợ học sinh học tập trực tuyến, truy cập internet miễn phí Phối hợp với Bayon TV tổ chức “Đây không phải là giấc mơ”, chương trình giúp người dân Cambodia tìm kiếm thân nhân ly tán; Hỗ trợ cho Giải Ngoại hạng Cambodia với tổng đóng góp 117
.Metfone của Viettel đã ký kết hợp tác với gần như tất cả các bộ trong Chính phủ Cambodia về chuyển đổi trong đó có các dự án đặc biệt quan trọng với Bộ Y tế,triệu USD cho xã hội Cambodia
Bộ Giáo dục… Hệ sinh thái giáo dục của Metfone đã phủ đến hơn 300 trường học trên toàn quốc với hơn 450.000 học sinh được hưởng lợi từ môi trường học tập số Viettel ủng hộ bệnh viện và trường học, quỹ vì người nghèo, quỹ phát triển hạ tầng Cambodia, Metfone đã tạo được ấn tượng tốt đẹp trong lòng người dân Cambodia cũng như quảng bá được chất lượng dịch vụ cung cấp cũng như hình ảnh và thương hiệu của Metfone.
Công ty sử dụng mặt nạ “Mony” trong hoạt động marketing (trong tiếng Khmer
Đánh giá chiến lược
Đánh giá chiến lược STP
Chiến lược STP (Segmentation, Targeting, Positioning) của Viettel tại thị trường Cambodia thể hiện sự thích ứng linh hoạt với các điều kiện môi trường marketing quốc tế và các yếu tố môi trường, thị trường trong và ngoài nước Dưới đây là một số điểm mạnh và yếu của chiến lược này:
Phân đoạn khách hàng chính xác: Việc phân đoạn thị trường dựa trên cả tiêu chí người dùng hiện tại và tiêu chí nhân khẩu học cho phép Viettel hiểu rõ hơn về nhu cầu và mong muốn của từng nhóm khách hàng Điều này giúp tập trung tài nguyên và chiến lược tiếp thị vào các phân đoạn có tiềm năng cao.
Tập trung vào các vùng địa lý chiến lược: Việc chọn phát triển mạng lưới ở các vùng lớn và nông thôn đã thể hiện khả năng đáp ứng yêu cầu của thị trường cụ thể tại Cambodia Điều này cũng phản ánh mức độ thích ứng với đặc trưng địa lý và kinh tế của quốc gia này.
Tái định vị thương hiệu: Cách Viettel đã định vị lại thương hiệu Metfone đã giúp nâng cao hình ảnh và thương hiệu sau một thời gian mờ nhạt trước đối thủ cạnh tranh Việc chọn thông điệp "Everything you need" kết hợp với ưu điểm về chất lượng dịch vụ và giá cả hợp lý đã tạo sự thúc đẩy cho thương hiệu.
Chăm sóc khách hàng và tư vấn tiếp thị: Việc tập trung vào khách hàng đã sử dụng dịch vụ của Metfone và tư vấn tiếp thị đã giúp duy trì mối quan hệ với khách hàng và tận dụng họ làm cánh tay nối dài trong việc tiếp thị sản phẩm đến khách hàng mới.
Hỗ trợ cộng đồng: Việc tham gia vào các hoạt động từ thiện và hỗ trợ cộng đồng đã thể hiện tinh thần trách nhiệm xã hội của Viettel, điều này cải thiện thương hiệu và hình ảnh của công ty trong cộng đồng.
Cạnh tranh khốc liệt: Thị trường viễn thông Cambodia có nhiều đối thủ cạnh tranh nặng ký như Hello, Smart Mobile, nên việc duy trì đà tăng trưởng và cạnh tranh vẫn đầy thách thức.
Thách thức từ môi trường: Môi trường kinh doanh ở Cambodia có những đặc trưng riêng biệt, từ văn hóa đến thói quen tiêu dùng Việc phải hiểu rõ và thích ứng với những yếu tố này vẫn là một thách thức đối với Viettel.
Khả năng mở rộng quá nhanh: Một lược đồ STP có thể mở rộng quá nhanh và không kiểm soát được đôi khi có thể làm mất điểm mạnh và định vị thương hiệu của Metfone Cần phải đảm bảo rằng mọi phân đoạn và mục tiêu đều được quản lý một cách hiệu quả.
Trong tổng quan, chiến lược STP của Viettel tại Cambodia đã thích ứng tốt với môi trường marketing quốc tế và yếu tố môi trường cụ thể của Cambodia Việc hiểu rõ khách hàng và đáp ứng nhu cầu của họ đã giúp Viettel tạo ra một tương lai vững chắc cho Metfone trong thị trường viễn thông này.
Đánh giá chiến lược dựa trên căn cứ phát triển, chiến lược cạnh
Chiến lược của Viettel tại thị trường Cambodia, dựa trên phát triển và chiến lược cạnh tranh tổng quát, đã thể hiện sự thích ứng tốt với các điều kiện môi trường marketing quốc tế và điều kiện môi trường cụ thể của thị trường trong và ngoài nước, cũng như nhu cầu của khách hàng.
Trong điều kiện môi trường quốc tế, việc mở rộng mạng lưới thông qua việc mua lại và sáp nhập với các công ty địa phương là một nước điều thích hợp Điều này cho phép Viettel thích ứng với cấu trúc thị trường khác nhau và tận dụng sự hiểu biết về địa phương của các đối tác.
Trong nhiều thị trường nước ngoài, đặc biệt là ở các vùng nông thôn và xa xôi, việc cải thiện hạ tầng và phát triển mạng lưới truyền dẫn cáp quang đã tạo ra cơ hội tiếp cận cho Viettel và giúp họ xây dựng sự hiện diện vững chắc.
Chiến lược cũng phản ánh sự nhạy bén với nhu cầu của khách hàng Việc đa dạng hóa sản phẩm và dịch vụ, đặc biệt là bằng cách đầu tư vào công nghệ và cơ sở hạ tầng, là một phản ứng thông minh đối với sự thay đổi trong nhu cầu tiêu dùng Điều này cho phép Viettel cung cấp nhiều lựa chọn hơn cho khách hàng và cạnh tranh tốt hơn trên thị trường.
Cạnh tranh trong ngành viễn thông có thể rất gay go và đòi hỏi sự đầu tư liên tục vào công nghệ và dịch vụ.
Sự biến đổi nhanh chóng của công nghệ đặt ra một yêu cầu về sự linh hoạt và khả năng thích nghi nhanh chóng.
Việc quản lý mối quan hệ đối tác địa phương cũng có thể phức tạp, đòi hỏi sự tương tác và quản lý hiệu quả để đảm bảo hiệu suất kinh doanh tối ưu.
Tóm lại, chiến lược này thể hiện sự thích ứng linh hoạt với môi trường marketing quốc tế và các yếu tố môi trường cụ thể Tuy nhiên, để duy trì và cải thiện hiệu suất trong bối cảnh biến đổi liên tục, Viettel cần tiếp tục tập trung vào nâng cao chất lượng dịch vụ và đáp ứng sự phát triển nhanh chóng của công nghệ.
3.1.3 Đánh giá chiến lược mở rộng thị trường
Chiến lược mở rộng thị trường của Viettel tại Cambodia, bao gồm cả chiến lược tập trung và phân tán, có những ưu điểm và nhược điểm riêng biệt, và độ thích ứng của chúng với các điều kiện môi trường marketing quốc tế, môi trường, thị trường trong và ngoài nước, và khách hàng cần phải được xem xét cẩn thận.
Chất lượng dịch vụ cao: Chiến lược tập trung vào các thành phố lớn, nơi có mật độ dân số cao, cho phép Viettel cung cấp dịch vụ cao cấp Điều này phù hợp với khách hàng có thu nhập cao và giúp xây dựng danh tiếng tích cực.
Tập trung vào khách hàng doanh nghiệp: Việc tập trung vào dịch vụ công nghiệp và doanh nghiệp thể hiện sự chuyên nghiệp của Viettel và tạo lợi nhuận ổn định từ các hợp đồng lớn.
Hiện đại hóa và công nghệ: Chiến lược này đặt sự tập trung vào công nghệ và cải thiện chất lượng dịch vụ thông qua việc đầu tư vào hạ tầng và công nghệ số Điều này có thể giúp Viettel tiếp tục cung cấp các dịch vụ mới và đáp ứng nhu cầu ngày càng phức tạp của khách hàng.
Chăm sóc khách hàng: Tập trung vào chất lượng dịch vụ và chăm sóc khách hàng có thể tạo sự tin tưởng từ phía khách hàng, đặc biệt là các doanh nghiệp và công chúng.
Giới hạn tiềm năng mở rộng: Tập trung vào các thành phố lớn giới hạn tiềm năng mở rộng thị trường đến các khu vực nông thôn hoặc các tỉnh lẻ Khách hàng ở những vùng này có thể bị bỏ lỡ cơ hội sử dụng dịch vụ của Viettel.
Cạnh tranh khốc liệt: Các công ty khác có thể cạnh tranh khốc liệt trong các thành phố lớn, đòi hỏi Viettel phải đầu tư nhiều hơn để duy trì và nâng cao thị phần. Nguy cơ rủi ro tập trung: Chiến lược này có nguy cơ lớn nếu thị trường tập trung gặp khó khăn Doanh nghiệp có thể bị tổn thất nghiêm trọng nếu thị trường chính gặp khó khăn.
Tiếp cận khu vực xa xôi: Chiến lược này cho phép Viettel tiếp cận các khu vực nông thôn và xa xôi, nơi có tiềm năng khách hàng lớn Điều này giúp mở rộng thị trường và tạo cơ hội cho tăng trưởng. Đa dạng hóa sản phẩm và gói dịch vụ: Đưa ra các gói sản phẩm giá trị thấp hơn phù hợp với thu nhập thấp, thúc đẩy tăng trưởng khách hàng Điều này có thể giúp Viettel tiếp tục thu hút khách hàng ở các vùng nông thôn.
Hỗ trợ cộng đồng: Tùy chỉnh chiến dịch tiếp thị và hỗ trợ cộng đồng phù hợp với văn hóa và thị trường địa phương, tạo ảnh hưởng tích cực và tạo lợi thế cạnh tranh.
Đánh giá chiến lược xâm nhập thị trường
Kiểm soát chiến lược và công nghệ: Việc đầu tư trực tiếp 100% vốn và thành lập công ty con tại Cambodia giúp Viettel duy trì kiểm soát hoàn toàn về chiến lược và công nghệ Điều này quan trọng trong việc đảm bảo tính đồng nhất và hiệu quả của hoạt động.
Tự quyết định định hướng phát triển: Tổng công ty Viettel có khả năng tự chủ động hoạch định chiến lược và kiểm soát chặt chẽ các hoạt động tại Cambodia Điều này cho phép công ty phản ánh nhanh chóng các biến động thị trường và thích nghi với chúng.
Tốn kém: Phương thức này tốn kém về tài chính, do Viettel phải đầu tư 100% vốn để xây dựng hạ tầng và mạng lưới phục vụ thị trường nước ngoài Điều này có thể đặt áp lực lớn lên nguồn tài chính của công ty mẹ.
Rủi ro biến động thị trường: Viettel phải chịu toàn bộ rủi ro liên quan đến việc thành lập công ty con ở nước ngoài, bao gồm biến động về điều kiện kinh tế, chính trị, và xã hội Các thay đổi này có thể ảnh hưởng đến hoạt động của công ty con và toàn bộ tập đoàn.
Khả năng cạnh tranh: Có thể gặp khó khăn trong việc cạnh tranh với các công ty địa phương có lợi thế sẵn có Cần thời gian và nỗ lực để xây dựng sự hiện diện và thị phần đáng kể.
Đánh giá chiến lược Marketing - Mix Quốc Tế
Sản phẩm đa dạng và công nghệ tiên tiến: Viettel cung cấp nhiều loại dịch vụ viễn thông và internet, từ điện thoại cố định đến internet băng thông rộng, kể cả công nghệ 4G, 5G LTE, và DWDM Điều này đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng và phản ánh cam kết của công ty trong việc phát triển công nghệ.
Chiến lược giá thấp hiệu quả: Sử dụng cách tính cước theo giây và chiến lược
34 chia sẻ lợi nhuận thông qua số phút nghe trong tháng giúp Viettel tạo lợi thế giá cả Chính sách giảm giá và miễn phí dịch vụ trong giai đoạn đại dịch Covid-19 cho học sinh và giáo viên là một ví dụ Điều này thu hút khách hàng và thúc đẩy sự tiếp cận dịch vụ.
Hệ thống phân phối rộng rãi: Sở hữu hệ thống cáp quang và trạm phát sóng rộng rãi tại Cambodia giúp Metfone phủ sóng toàn quốc Cách Viettel xây dựng các kênh phân phối đa dạng, từ cửa hàng trực tiếp đến đại lý ủy quyền, đảm bảo khách hàng ở mọi vùng có thể tiếp cận dịch vụ dễ dàng.
Hỗ trợ cộng đồng và xúc tiến thương mại: Bằng việc tham gia vào các hoạt động hỗ trợ cộng đồng và quảng cáo chất lượng dịch vụ qua tài trợ cho triển lãm và các chương trình xã hội, Viettel tạo dấu ấn tích cực trong lòng khách hàng và cộng
Chăm sóc khách hàng tốt: Việc xây dựng trung tâm giải quyết khách hàng và cửa hàng lớn nhỏ để hỗ trợ và giải đáp thắc mắc của khách hàng thể hiện cam kết về dịch vụ khách hàng chất lượng cao.
Cạnh tranh khốc liệt: Thị trường viễn thông và internet có sự cạnh tranh khốc liệt tại Cambodia với nhiều đối thủ địa phương và quốc tế Điều này đòi hỏi Viettel phải duy trì sự cải tiến và nâng cao chất lượng dịch vụ liên tục để cạnh tranh hiệu quả. Chi phí đầu tư lớn: Sở hữu và quản lý hạ tầng mạng cần đầu tư lớn và đòi hỏi khả năng tài chính mạnh mẽ.
Rủi ro biến động thị trường: Việc tham gia vào các dự án quốc gia như Chính phủ điện tử đặt ra rủi ro từ biến động thị trường và sự thay đổi trong chính trị và kinh tế Cambodia.
Khả năng thích nghi: Đối với các dự án xúc tiến thương mại như triển lãm và chương trình xã hội, thất bại có thể gây tác động đến hình ảnh thương hiệu.
Đề xuất các giải pháp trong chiến lược Marketing quốc tế của Viettel
Dựa trên phân tích SWOT của Viettel tại thị trường Cambodia, dưới đây là các giải pháp để tận dụng thế mạnh, khắc phục điểm yếu, tận dụng cơ hội và đối phó với thách thức trong chiến lược Marketing quốc tế của Viettel: đồng
Quy mô hạ tầng mạng lưới rộng lớn và vùng phủ trạm BTS: Sử dụng quy mô hạ tầng mạng lưới rộng lớn làm cơ sở để cung cấp dịch vụ cho thị trường nông thôn tại Cambodia Tiếp tục đầu tư vào công nghệ tiên tiến như 5G để duy trì lợi thế về tốc độ và hiệu suất.
Sự ủng hộ của chính phủ và người dân Cambodia: Tận dụng mối quan hệ tốt với chính phủ và người dân Cambodia để xây dựng mối quan hệ đối tác chiến lược dài hạn Thực hiện các chương trình xã hội và gắn kết với cộng đồng để củng cố hình ảnh
Hệ thống kênh phân phối rộng lớn và hệ thống Callcenter lớn nhất Cambodia:
Sử dụng hệ thống kênh phân phối đa dạng để tiếp cận nhiều khách hàng hơn ở các vùng khác nhau của Cambodia Tăng cường khả năng chăm sóc khách hàng thông qua Callcenter lớn nhất để giải quyết các vấn đề và cải thiện trải nghiệm khách hàng. Tích hợp công nghệ mới nhất: Đảm bảo sử dụng công nghệ mới nhất, chẳng hạn như 5G và eSim, để duy trì vị thế hàng đầu về công nghệ Phát triển ứng dụng và dịch vụ dựa trên các công nghệ mới này để tạo ra giá trị cho khách hàng Không ngừng nghiên cứu và phát triền thêm các công nghệ mới để phục vụ nhu cầu thị trường Văn hóa công ty: Duy trì văn hóa công ty đáp ứng với sự thay đổi của thời đại và kỷ luật "Diversity" để thể hiện sự khác biệt Xây dựng môi trường trẻ và đổi mới để thu hút và duy trì nhân tài.
Chất lượng sản phẩm: Tập trung vào việc cải thiện chất lượng và hiệu suất của các sản phẩm và dịch vụ để cạnh tranh với các đối thủ Nắm bắt công nghệ tiên tiến nhất và đầu tư vào phát triển mạng lưới Điều chỉnh danh mục sản phẩm để tập trung vào các dịch vụ chính quan trọng và loại bỏ những mảng không hiệu quả.
Chăm sóc khách hàng: Tăng cường đào tạo nhân viên để cải thiện chất lượng dịch vụ và chăm sóc khách hàng Phát triển các ứng dụng và công nghệ để giảm thông tin rác và cải thiện trải nghiệm khách hàng.
Vấn đề điện lưới: Đầu tư vào giải pháp điện năng mặt trời và pin năng lượng mặt trời để giảm thiểu phụ thuộc vào lưới điện truyền thống Điều này có thể giúp đảm bảo rằng các trạm BTS có thể hoạt động mà không bị gián đoạn Xây dựng cơ đồ tích hợp giữa Viettel và chính phủ Cambodia để nắm bắt các cơ hội cải thiện điện lưới trên toàn quốc. tích cực của Viettel
Nguồn nhân lực: Đầu tư mạnh mẽ vào đào tạo và phát triển nhân lực để nắm vững công nghệ và nghiệp vụ Tìm kiếm cơ hội hợp tác với các trường đại học và tổ chức đào tạo để đảm bảo sự sẵn sàng và đủ hiểu biết của nhân viên.
Xác định các giải pháp này và thực hiện chúng có thể giúp Viettel nâng cao tình hình của mình tại thị trường Cambodia và tận dụng tốt các cơ hội trong chiến lược Marketing quốc tế của mình Tuy nhiên, Viettel cũng cần không ngừng nghiên cứu và và đưa ra các giải pháp để thích nghi với thị trường không ngừng biến động.