1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Cải tiến quy trình chế bản lịch block theo hướng tự động hóa công đoạn dàn trang và bình trang

169 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Cải Tiến Quy Trình Chế Bản Lịch Block Theo Hướng Tự Động Hóa Công Đoạn Dàn Trang Và Bình Trang
Tác giả Nguyễn Thị Phương My, Phạm Thị Văn, Huỳnh Thị Thúy Vy
Người hướng dẫn ThS. Nguyễn Thị Lại Giang
Trường học Trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật Thành Phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Công Nghệ Kỹ Thuật In
Thể loại khóa luận tốt nghiệp
Năm xuất bản 2023
Thành phố Tp. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 169
Dung lượng 14,12 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN (22)
  • CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT (24)
    • 2.1. Đặc điểm của lịch block (24)
      • 2.1.1. Thông tin trên một cuốn lịch block (24)
      • 2.1.2. Thông tin trên một trang lịch (25)
    • 2.2. Cách thức in và thành phẩm lịch block (27)
    • 2.3. Quy trình chế bản lịch block (29)
  • CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT QUY TRÌNH DÀN TRANG VÀ BÌNH TRANG CHO LỊCH BLOCK (31)
    • 3.1. Các phương pháp dàn trang và bình trang lịch block và đề xuất phương án thực hiện (0)
      • 3.1.1. Các phương pháp dàn trang và đề xuất thực hiện (0)
      • 3.1.2. Các phương án bình trang và đề xuất thực hiện (0)
    • 3.2. Định dạng dữ liệu đầu vào (33)
    • 3.3. Đề xuất phương án dàn trang trên phần mềm Adobe Illustrator (34)
      • 3.3.1. Đề xuất quy trình dàn trang (34)
      • 3.3.2. Thiết lập bố cục và thành phần khi dàn trang (35)
      • 3.3.3. Thiết lập cơ sở dữ liệu trong phần mềm Microsoft Excel (37)
      • 3.3.5. Lưu file dữ liệu hàng loạt theo biến đã tạo bằng công cụ Actions (0)
      • 3.3.6. Kiểm tra preflight sau khi biên dịch PDF (50)
    • 3.4. Đề xuất phương án bình trang trên phần mềm Signa Station (52)
      • 3.4.1. Xây dựng phương án bình trang dựa trên phương pháp in và cách thức thành phẩm (52)
      • 3.4.2. Đề xuất thực hiện khai báo bình trang trên phần mềm Signa Station (72)
  • CHƯƠNG 4: THỰC NGHIỆM (79)
    • 4.1. Thực nghiệm quy trình dàn trang (79)
    • 4.2. Thực nghiệm quy trình bình trang (86)
    • 4.3. Thực nghiệm in thử (152)
  • CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN (153)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (156)

Nội dung

Trang 11 - Xây dựng các cơ sở dữ liệu biến đổi và liên kết với chức năng Variables của phần mềm Adobe Illustrator thành lập một quy trình dàn trang tự động dành cho lịch block.. Lịch là

TỔNG QUAN

Tính cấp thiết và lý do chọn đề tài

Lịch block là loại lịch truyền thống của người dân Việt Nam, đa dạng về kiểu dáng, kích thước, ý tưởng thiết kế và chất lượng là sự kết hợp nét đẹp yếu tố truyền thống và hiện đại mang ý nghĩa tốt đẹp, sâu sắt Đồng thời cung cấp thông tin về ngày, tháng các chú thích trong năm và là món quà tri ân mà những doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân gửi đến các nhà hợp tác, đối tác, vì thế mỗi năm lịch đều trở thành một trong những mặt hàng được nhiều nhà in sản xuất

Quy trình để tạo ra một sản phẩm lịch khá phức tạp, đặc biệt là trong quá trình dàn trang và bình trang Hiện trạng các nhà in đa số sử dụng phương pháp dàn thủ công thông qua cơ sở dữ liệu sau đó người thiết kế sẽ thay đổi từng thông tin theo cơ sở dữ liệu đó, quá trình này rất hao tốn thời gian, nếu có sai sót xảy ra thì khó để kiểm tra và xử lý hoặc một số nhà in lại lựa chọn phương án mua file dàn ở một bên thiết kế khác nhưng lại khá tốn kém do các file này đều phải thay đổi theo từng năm Đối với bình trang các doanh nghiệp thường chỉ áp dụng 1 maquette cho 1 khổ sản phẩm và chỉ có sự thay đổi nếu năm đó là năm nhuận mà không quan tâm đến mối quan hệ về quy cách bình và thành phẩm vì vậy cần phải ứng dụng các phần mềm hỗ trợ cho quá trình dàn trang và bình trang để rút ngắn tiến độ, nâng cao năng xuất và giảm thiểu chi phí đầu tư cho quy trình in lịch Đây cũng như là mục đích đề tài mà nhóm hướng tới

Vì là lịch truyền thống của nước ta, vậy nên chế bản cho lịch block không dựa trên các quy trình chế bản sách, báo thông thường và không phổ biến ở ngoài nước Các bài nghiên cứu về vấn đề liên quan đến đề tài này hiện khá ít đối với trong nước, chỉ có một số đề tài đồ án tốt nghiệp của sinh viên đã thực hiện có liên quan như “Giải pháp cải tiến dàn trang và bình trang cho lịch block và vé số” của nhóm sinh viên khóa 2014 – Ngành công nghệ in – Trường Đại học Sư Phạm Kỹ Thuật Đối với ngoài nước hầu như chưa có đề tài thực hiện về vấn đề này vì vậy chỉ có thể tham khảo từ các tài liệu có nội dung liên quan

- Cải tiến quy trình chế bản lịch block theo hướng tự động hóa công đoạn dàn trang và bình trang nhằm rút ngắn thời gian chế bản, nâng cao năng xuất, tiến độ và giảm thiểu chi phí đầu tư

- Cải tiến công đoạn dàn trang chuyển từ thủ công sang chạy dữ liệu tự động bằng cách phân tích và thiết lập các thông số để tạo cơ sở dữ liệu cho dàn trang và ứng dụng phần mềm Adobe Illustrtor để tạo các trang lịch theo cơ sở dữ liệu đã tạo trước đó

- Chuẩn bị sẵn sàng các template, các phương án bình trang lịch tùy thuộc vào khổ lịch, phương pháp in và thành phẩm

- Thực nghiệm để điều chỉnh và đánh giá quy trình dàn và bình trang tự động

Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu

Cách tiếp cận đề tài:

- Phân tích các trường hợp có thể xảy ra và rút ra phương án tạo template phù hợp cho từng trường hợp ứng với các khổ lịch khác nhau

- Thông qua nghiên cứu tự động hóa quá trình bằng cách dùng cơ sở dữ liệu đối với phần dàn trang và dùng mẫu template đã thiết lập sẵn đối với phần bình trang Phương pháp nghiên cứu:

- Tổng hợp và phân tích các yếu tố của cấu trúc, hình dáng, thông tin trên một tờ lịch và các thứ tự, quy luật biến đổi trên một cuốn lịch ảnh hưởng đến việc dàn trang

- Tìm hiểu các phần mềm hỗ trợ dữ liệu biến đổi tự động cho dàn trang và các chức năng của phần mềm bình trang điện tử, đề xuất quy trình từ dàn trang đến bình trang tự động, khắc phục những hạn chế của quy trình thủ công

- Phân tích ảnh hưởng của quy trình sản xuất (điều kiện in, điều kiện thành phẩm, …) đến việc bình trang

- Đề xuất và thực nghiệm các phương án dàn trang bằng công cụ Variables trên phần mềm Adobe Illustrator và các phương án bình trang tự động phù hợp với phương pháp in, phương pháp thành phẩm

- Thực nghiệm để điều chỉnh và đánh giá quy trình dàn và bình trang tự động Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đề tài tập trung nghiên cứu và quy trình dàn trang và bình trang tự động cho in lịch block

- Nghiên cứu và thực nghiệm chủ yếu trên phần mềm Adobe Illustrator và phần mềm Signa station

CƠ SỞ LÝ THUYẾT

Đặc điểm của lịch block

2.1.1 Thông tin trên một cuốn lịch block

Lịch block là loại lịch được sử dụng rất phổ biến ở nước ta, là một món quà mà tri ân khi mỗi tết dịp tết đến xuân về Một cuốn lịch sẽ tương ứng cho một năm

365 ngày hoặc 366 ngày (năm nhuận) Lịch là một sản phẩm in chứa các thông tin dữ liệu biến đổi theo một trình tự, quy luật nhất định, điểm khó khăn nhất khi dàn trang cho lịch là kiểm soát quy luật biến đổi của dữ liệu và xử lý dữ liệu khi có sai sót xảy ra Các yếu tố biến đổi của lịch đối với các dữ liệu có quy luật:

- Biến đổi theo ngày, tháng, năm:

Bảng 2.1: Quy luật biến đổi theo ngày, tháng, năm của lịch năm 2024

- Bắt đầu vào ngày 01/01/2024 dương lịch

- Những tháng có 30 ngày: gồm tháng 4, 6, 9, 11

- Những tháng có 31 ngày: gồm tháng 1, 3, 5, 7, 8, 10, 12

- Những tháng có 29 ngày: gồm tháng 2

- Bắt đầu vào ngày 20/11/2023 dương lịch

- Những tháng có 29 ngày: gồm tháng 1, 3, 4, 6, 9

- Ngày 1/12/2024 âm lịch là ngày cuối cùng của năm dương lịch 2024

- Biến đổi theo thứ, bát tự:

Bảng 2.2: Quy luật biến đổi theo thứ, bát tự của lịch năm 2024

Biến Cách thức biến đổi

Thứ ngày Chu kì 7 ngày lặp lại gồm: Thứ hai, Thứ ba, Thứ tư, Thứ năm, Thứ sáu, Thứ bảy, Chủ nhật

Thiên Chu kì gồm 10 thiên: Giáp, Ất, Bính, Đinh, Mậu, Kỷ, Canh, Tân, Nhâm, Qúy

4 Địa Chu kì gồm 12 địa: Tý, Sửu, Dần, Mão,

Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi

Ngày Một thiên và một địa sẽ tương ứng cho một ngày

Ví dụ: Ngày 01/01/2024 là ngày Giáp

Tý, Ngày 02/01/2024 là ngày Ất Sửu, …

Tháng Một thiên và một địa sẽ tương ứng cho một tháng (biến đổi chỉ áp dụng cho tháng âm lịch)

Ví dụ: Tháng 1 là tháng Bính Dần, tháng

Năm Một thiên và một địa sẽ tương ứng với một năm (biến đổi chỉ áp dụng cho năm âm lịch)

Ví dụ: Năm 2024 là năm Giáp Thìn

Có nhiều loại lịch thông dụng trên thị trường hiện nay đa dạng cả về kiểu dáng, hình thức lẫn chất lượng Với các khổ lịch khác nhau thì khổ in, phương án in và cách thành phẩm cũng khác nhau, cách bố trí trên một tờ in cũng khác nhau khi kích thước khổ thành phẩm thay đổi Hiện nay có các kích thước khổ lịch phổ biến như:

- Khổ siêu cực đại: 30 x 40 cm

Phương án thành phẩm của lịch là xén 3 mặt chân, gáy, bụng và cà đầu vào keo bọc bìa ở đầu, phương án thành phẩm khác biệt so với các cách thành phẩm của sách đóng ghim, cà gáy, thông thường nên quá trình dàn trang và bình trang cũng có sự thay đổi về vị trí và cách bù trừ

2.1.2 Thông tin trên một trang lịch

Trên mỗi trang lịch sẽ có các thành phần thiết kế chính đáp ứng yêu cầu về chức năng của một tờ lịch Mỗi tờ lịch tương ứng với thông tin về một ngày trong năm Cụ thể bao gồm các thành phần chính phải có như sau:

- Thông tin các ngày lễ trong năm

- Các câu ca dao, thành ngữ, tục ngữ, …

Ngoài ra trên trang lịch cũng có các thành phần phụ có thể có hoặc không như sau:

- Lịch can chi (tiếng Trung)

Dựa vào nội dung yêu cầu thiết kế trong quá trình dàn trang cho lịch block được chia làm 2 thành phần cụ thể sau:

- Kích thước khổ thành phẩm

- Vị trí hình nền và hình ảnh minh họa

- Font chữ, cỡ chữ, định dạng

- Vị trí các nội dung biến đổi

- Vị trí hình ảnh nền

- Ngày, tháng (âm, dương lịch)

- Thứ, ngày, tháng (tiếng Anh)

- Lịch can chi (tiếng Việt)

- Lịch can chi (tiếng Trung)

- Hình nền, hình ảnh minh họa

Cách thức in và thành phẩm lịch block

Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến quá trình in và thành phẩm của lịch như thiết bị, phương pháp in, phương án thành phẩm, khổ thành phẩm, khổ giấy in, … mà bộ phận xử lý chế bản sẽ lựa chọn phương án in và thành phẩm phù hợp với điều kiện sản xuất thực tế

Quá trình in và thành phẩm được phân loại chủ yếu dựa vào phương pháp in được lựa chọn là in cuộn hoặc tờ rời với loại lịch block Và trên thực tế, thông thường các nhà in sẽ lựa chọn dựa vào phương pháp in hiện có của công ty đang sử dụng để đưa ra phương án sản xuất phù hợp

Trong phương pháp in cuộn: các tờ lịch được xem là các trang trên một cuốn sách, hình ảnh được thể hiện trên 1 mặt Khi bình trang cho lịch ta sẽ bình như bình cho in 2 mặt Nhưng do đặc trưng của phương pháp in nên các trang sẽ được bố trí theo kiểu in 1 trang bỏ 1 trang Sau khi in xong những tờ in này sẽ được gấp thành các tay sách và được bắt cuốn theo đúng thứ tự các tay, số lượng các tay sẽ tùy thuộc vào khổ thành phẩm và khổ giấy in Khi in cuộn sẽ có những tờ lịch bị dư ra, gọi là các tờ lẻ Giải pháp đưa ra là ta sẽ in các tờ lẻ đó bằng các phương pháp in khác ví dụ như in offset tờ rời nhưng vẫn phải đảm bảo đúng thứ tự trang Sau khi in, những tờ in lẻ sẽ được cắt thành các tờ lịch lẻ và được nhập với các tay sách lại đủ 365 tờ hoàn chỉnh và tiến hành qua công đoạn thành phẩm

Trong in tờ rời: các tờ lịch sẽ được in một mặt, sau khi in các tờ in của một cuốn lịch được bắt thành xấp, sau đó cắt các xấp tờ in thành các xấp về khổ một tờ lịch, các xấp tờ lịch này sẽ được nhập chồng lên nhau theo phương án (thứ tự) định trước thành một lốc lịch (Cut and Stack) theo đúng thứ tự Theo cách thành phẩm đó, thứ tự sắp xếp của các trang trên một tờ in sẽ phụ thuộc vào khổ lịch (số tờ trang lịch trên một tờ in), phương án (thứ tự) nhập chồng các xấp tờ lịch thành block

Lịch bloc trong sản xuất đa dạng về khổ thành phẩm vì thế quá trình in và thành phẩm cũng trở nên đa dạng về cách bố trí trên tờ in và lựa chọn phương án thành phẩm

Thành phẩm in cuộn các tờ in chẵn sẽ được gấp thành các tay sách thông qua hệ thống gấp trên máy in, các tay sách này sẽ được bắt lại với nhau theo đúng thứ tự để tạo thành một tập các tay sách, còn các tay sách lẽ sẽ được ghép lại với các tay sách này theo thứ tự, nếu các tay sách đôi thì khi ghép xong ta sẽ cà mé đầu sau đó bôi keo cố định rồi mới cắt và ghép lại với nhau để có cuốn lịch hoàn chỉnh, sau đó cà đầu vào keo dán bìa và xén 3 mặt chân, gáy, bụng

Thành phẩm in tờ rời các tờ in chẵn không gấp thành các tay sách mà được bắt với nhau sau đó được cắt và chồng lại để tạo thành một tập, các tập sẽ được phân cách với nhau nhờ vào tờ lót, nhưng khi in tờ rời vẫn sẽ có các tờ lẽ các tờ này sẽ được sắp xếp theo một thứ tự và ghép lại với tập để tạo thành một cuốn lịch hoàn chỉnh Sau khi có cuốn lịch thì sẽ cà đầu vô keo và vào bìa sau đó xén ba mặt của lịch

- Yêu cầu kiểm tra khi thành phẩm:

Bảng 2.3: Các tiêu chí kiểm tra thành phẩm một cuốn lịch

Yêu cầu Tiêu chí cụ thể

Ngoại quan bên ngoài - Đúng thứ tự và nội dung phải chính xác về ngày, tháng, lễ đặc biệt trong năm và đủ các thành phần như yêu cầu thiết kế

- Các tờ lịch không bị ngược đầu

- Hình ảnh in đồng đều

- Có khoản chừa để đóng vít

- Không bị trầy xước, móp méo

- Không dính bụi bẩn, nhăn dơ hay bị ẩm

- Vị trí cà đầu dán keo không bị tràn keo, bìa dính trên cuốn lịch

Kích thước - Đúng kích thước khổ thành phẩm yêu cầu

Chức năng - Các tờ lịch tách rời không dính vào nhau

- Lịch phải đủ số lượng tờ không dư hay thiếu và đúng ngày tháng

Quy trình chế bản lịch block

Đối với quy trình chế bản lịch block vẫn gồm các công đoạn chính với thực hiện việc chế bản cho các sản phẩm khác Các công đoạn được thể hiện như sơ đồ bên dưới:

Hình 2.1: Sơ đồ các công đoạn chính của quy trình chế bản lịch block Đối với quy trình được thể hiện ở sơ đồ bên trên, các công đoạn gồm: phân tích mẫu, xử lý ảnh, xử lý chữ, thiết kế đồ họa, kiểm tra xử lý file, RIP, ghi bản, hiện bản thì các công việc vẫn được thực hiện bình thường, tương tự như sản phẩm khác Tuy nhiên với công đoạn dàn trang và bình trang, việc thực hiện một cách thủ công như bình thường sẽ rất tốn kém thời gian thực hiện, đồng thời cũng dễ gây sai sót, khó khăn trong việc quản lý các dữ liệu thông tin

Với công đoạn dàn trang, trong một cuốn lịch block có số lượng trang lớn và những thông tin trên lịch là thông tin được biến đổi theo một tuần tự Với cách dàn trang thủ công thông thường được thực hiện trên một số phần mềm như Adobe Illustrator, Adobe Indesign, … thì sẽ phải tạo số layout tương ứng với số trang của một cuốn lịch và đặt thông tin vào từng trang Như vậy, vấn đề đặt ra là cần lượng thời gian lớn để hoàn thành hết số layout với việc đảm bảo đúng vị trí, đúng thông tin, đồng thời việc thực hiện thủ công như thế rất dễ gây ra việc đặt thông tin nhầm lẫn lên các layout mà khó kiểm soát được Bên cạnh đó khi có thông tin sai sót, việc chỉnh sửa cũng rất phức tạp vì phải dò tìm trên nhiều layout Để đơn giản và tự động hóa công đoạn dàn trang, hiện nay đã có nhiều công cụ hỗ trợ cho việc thiết lập dữ liệu biến đổi và import các dữ liệu này một cách tự động và biến đổi theo thứ tự chỉ trên một layout để dễ dàng kiểm soát hơn như công cụ Variables trong AI hay plugin Deskpack chạy trên AI

Với công đoạn bình trang, việc bình trang cho lịch block phụ thuộc vào cách thức thành phẩm và phương pháp in Lịch block chỉ được in thông tin trên một mặt, khi in bằng phương pháp in cuộn sẽ quyết định cách sắp xếp bố cục các trang, vì in cuộn sẽ thực hiện in trên hai mặt nên sẽ bình theo bố cục một trang có thông tin, một trang trắng xen kẽ ở cả hai mặt in và phải đảm bảo số trang trên một tay gấp phù hợp với số vạch gấp của bộ phận thành phẩm inline trên máy in Đối với thành phẩm lịch block, sẽ cà đầu lịch và xén ba cạnh (cạnh chân và hai cạnh bên) không giống với thành phẩm sách nên cần lưu ý với việc sắp xếp bố cục trang để thuận tiện cho cách thức thành phẩm đối với phương pháp in tờ rời

ĐỀ XUẤT QUY TRÌNH DÀN TRANG VÀ BÌNH TRANG CHO LỊCH BLOCK

Định dạng dữ liệu đầu vào

Để tạo ra một file phục vụ cho in ấn lịch thì đầu tiên cần quan tâm và xác định các đối tượng sẽ xuất hiện trong file, ví dụ như các đối tượng thiết kế đồ họa, chữ, hình ảnh, khi đã xác định những đối tượng sẽ xuất hiện trong file thì sẽ tiến hành xử lý và tùy thuộc vào loại đối tượng dữ liệu để có các tiêu chí xử lý đáp ứng phù hợp cho công đoạn dàn trang Bên cạnh việc xác định các đối tượng xuất hiện thì còn phải đảm bảo bố cục của file dàn để sản phẩm tạo ra chỉnh chu cả về nội dung lẫn hình thức

Bảng 3.1: Tiêu chí yêu cầu cho dữ liệu đầu vào để thực hiện dàn trang

Phần mềm xử lý Đối tượng Yêu cầu

Adobe Photoshop Hình ảnh bitmap - Độ phân giải: tối thiểu 300 ppi

- Định dạng file ảnh: TIFF, PSD

- Xử lý kích thước hình ảnh để đảm bảo không thu phóng quá 20% khi link vào phần mềm Ai

Microsoft Excel Các dữ liệu thông tin chữ và số

- Định dạng mã hóa dữ liệu: CSV UTF-8

Adobe Illustrator Vector - Hệ màu: CMYK

- Độ dày nét nhỏ nhất: 0.125 pt

Text - Kích thước nhỏ nhất cho chữ một màu: 5pt

- Kích thước nhỏ nhất cho chữ hai màu: 8 pt.

Đề xuất phương án dàn trang trên phần mềm Adobe Illustrator

3.3.1 Đề xuất quy trình dàn trang

Sau khi tìm hiểu và thực nghiệm về cách thức từ việc tạo dữ liệu biến đổi tự động đến việc đưa dữ liệu vào để “chạy” tự động trên layout dàn trang đã thiết lập trên phần mềm Ai, nhóm xin đề xuất quy trình thực hiện dàn trang gồm các bước chính được thể hiện như sau:

Hình 3.1: Sơ đồ quy trình dàn trang tự động được đề xuất 3.3.2 Thiết lập bố cục và thành phần khi dàn trang

Tùy thuộc vào định hướng yêu cầu sử dụng của tổ chức hoặc khách hàng mà trong mỗi thiết kế sẽ có cách thức trình bày, nội dung và hình ảnh khác nhau Để sản phẩm có bố cục hợp lí và thống nhất thì đầu tiên người thiết kế sẽ tạo ra một layout chung cho sản phẩm, trong layout này sẽ quy định về bố cục, vị trí, kích thước, nội dung và hình ảnh cho từng thành phần có trên một trang lịch

Bên cạnh đó trong quá trình thiết kế phải đảm bảo các yêu cầu về dữ liệu để phù hợp với khả năng in và chức năng của sản phẩm khi thành phẩm Trong quá trình thành phẩm cho sản phẩm lịch block ta cần lưu ý đến độ dày của cuốn lịch (vì có thể lựa chọn in trên nhiều loại giấy), khoảng chừa vị trí đóng vít, kích thước lỗ đục cho các khổ thành phẩm khác nhau

Trong quá trình thiết lập bố cục dàn trang cho lịch block cần đảm bảo các nội dung, hình ảnh nằm trong vùng thiết kế cho phép hay còn gọi là khổ bát chữ Các

15 thông tin này được thiết kế một cách rõ ràng thể hiện đúng nội dung mỗi tờ lịch muốn truyền tải đến với người dùng

Bảng 3.2: Thông số chừa xén cho thành phẩm trên các khổ lịch thông dụng

Thông số layout Hình ảnh minh họa Đối với các khổ: 30 x 40 cm, 25 x 35 cm,

20 x 30 cm sẽ có thông số layout như sau:

- Chừa đáy: 1 cm Đối với các khổ lịch: 14.5 x 20.5 cm, 10 x 15 cm sẽ có thông số layout như sau:

Thực hiện công đoạn dàn trang cần phải xác định rõ các thành phần dữ liệu biến đổi hoặc cố định mà ta sẽ tạo trong thiết kế để định hướng bố cục, vị trí, kích thước, nội dung, hình ảnh, … một cách hợp lí nhất

Bảng 3.3: Các biến dữ liệu biến đổi và cố định trên một cuốn lịch block

Thành phần dữ liệu biến đổi Thành phần dữ liệu cố định

- Thứ, ngày, tháng, năm (âm, dương lịch)

- Thứ, ngày, tháng (tiếng Anh)

- Lịch can chi (tiếng Trung)

- Những ngày lễ trong năm

- Hình nền, hình ảnh minh họa

- Kích thước khổ thành phẩm

- Vị trí hình nền và hình ảnh minh họa

- Font chữ, cỡ chữ, định dạng

- Vị trí nội dung biến đổi

- Vị trí hình ảnh trang trí

3.3.3 Thiết lập cơ sở dữ liệu trong phần mềm Microsoft Excel

 Định dạng cơ sở dữ liệu Đối với việc tạo cơ sở dữ liệu trên Excel cần phải tuân thủ một số quy định về việc đặt tên dữ liệu biến Cụ thể là chỉ định tên trường dữ liệu trong hàng đầu tiên của bảng tính

- Với dữ liệu ở dạng Variables linked file: Cho phép thay đổi hình ảnh, khi nhập trước tên khai báo tên biến cần thêm “@” để có thể định dạng được trường thông tin vào nhưng nếu nhận được thông báo lỗi thì chỉ cần thêm nháy đơn (‘) trước biểu tượng @

- Với dữ liệu ở dạng Variables text string: Cho phép thay đổi văn bản, khi khai báo tên biến không chứa ký tự đặc biệt, không đặt dấu Phần đặt tên biến ở đây nên được thống nhất với AI để dễ liên kết và hạn chế việc xảy ra lỗi

- Với dữ liệu ở dạng Variables graph data: Cho phép thay đổi dữ liệu dưới dạng biểu đồ, khi khai báo tên biến cần nhập ký hiệu “%” trước tên biến để nhận dạng được đây là định dạng Variables graph data

- Với dữ liệu ở dạng Variables visibility trước tên cần thêm “#” Định dạng cho phép chúng ta ẩn hoặc hiện một vật thể cố định trong AI trong quá biến đổi dữ liệu mà không gây ảnh hưởng đến các thành phần khác Đối với đối tượng ta muốn hiển thị thì ta nhập “True” vào hàng còn ta muốn ẩn đi thì nhập “False”

Những lưu ý khi tạo một cơ sở dữ liệu:

- Sau khi đã xử lý hình ảnh cần lưu ở chung một folder để đảm bảo hình ảnh đã được xử lý và không bị lẫn lộn với những file ảnh khác

- Khi xử lý và lưu file ảnh không nên lưu tên file có các ký tự đặc biệt hay quá dài nên lưu ngắn gọn dễ hiểu

- Liên kết file hình vào excel cần gán đường dẫn của file hình vào vị trí cột excel mà ta đã tạo và hình ảnh sẽ được chuyển theo hàng từ trên xuống dưới nên đối với các hình ảnh yêu cầu theo đúng vị trí cần xác định rõ vị trí của hàng

- Dữ liệu cùng tính chất nên đồng nhất về font chữ, cỡ chữ

- Khi dữ liệu đưa vào quá dài cần quy định khoảng chạy của dữ liệu và định dạng dữ liệu, tiến hành ngắt câu xuống dòng khi đối tượng là các câu ca dao hoặc trong một câu tại vị trí nên xuống hàng để phù hợp với bố cục, đối với việc xuống dòng này thì được quy định ở cơ sở dữ liệu đầu vào của Excel

- Khi tạo file cơ sở dữ liệu của phần Variables graph data trong Excel cần phải lưu ở định dạng txt và file dữ liệu sẽ được liên kết dưới dạng link

Các trường dữ liệu biến khi khai báo sẽ bao gồm:

- Ngày, tháng dương lịch (ngay, thang)

- Ngày, tháng âm lịch (ngayam, thangam)

- Ngày, tháng tiếng anh (day, month)

- Ngày bát tự, tháng bát tự, năm bát tự (ngaybt, thangbt, nambt)

- Ngày bát tự, tháng bát tự, năm bát tự tiếng Trung (nbtt, tbtt, nmbtt)

- Thứ trong tuần tiếng Trung (thbtt)

- Thông tin các ngày lễ trong năm

- Các câu ca dao, thành ngữ, tục ngữ, ngày lễ (cadao_le)

Hình 3.2: Tên các trường dữ liệu biến khai báo

Về phần hướng dẫn cách định dạng các cơ sở dữ liệu sẽ được trình bày trong phần Phụ lục 1

 Lưu định dạng file trên phần mềm Microsoft Excel

File được tải vào AI được hỗ trợ có định dạng đuôi XML và CSV Đặc điểm file có đuôi CSV:

- CSV có dung lượng nhẹ và cấu hình đơn giản, các trường dữ liệu được phân tách bằng dấu phẩy

- File CSV được thiết kế dễ dàng nhập dữ liệu vào những chương trình khác

- Dữ liệu file có thể đọc được

Các tùy chọn loại file:

- CSV UTF-8 (Comma delimited): sử dụng trên Windows Lựa chọn này hỗ trợ mã hóa UTF-8

- CSV (Comma delimited): sử dụng trên Windows, lựa chọn này không hỗ trợ mã hóa UTF-8

- CSV (Macintosh): sử dụng trên macOS

- CSV (MS-DOS): sử dụng trên MS-DOS

Với ưu điểm của định dạng file CSV là kết quả hiển thị cuối cùng ta có thể đọc được dạng dấu nên sau khi nhập xong dữ liệu ta lưu file với định dạng CSV và ở định dạng CSV UTF-8 (Comma delimited)

Hình 3.3: Lưu định dạng file CSV trong phần mềm Excel

Đề xuất phương án bình trang trên phần mềm Signa Station

3.4.1 Xây dựng phương án bình trang dựa trên phương pháp in và cách thức thành phẩm

Với điều kiện in và thành phẩm được trình bày như bên dưới, để đưa ra phương án tối ưu nhất, nhóm đề xuất thực hiện bình trang cho hai phương pháp in như sau:

- Với phương pháp in cuộn kết hợp với in tờ rời gồm các khổ: khổ lịch tiểu (10 x 15 cm), khổ lịch trung (15 x 20 cm), khổ lịch siêu đại (20 x 30 cm), khổ lịch siêu cực đại (30 x 40 cm)

- Với phương pháp in tờ rời gồm các khổ: khổ lịch tiểu (10 x 15 cm), khổ lịch trung (15 x 20 cm), khổ lịch siêu đại (20 x 30 cm), khổ lịch cực đại (25 x 35 cm), khổ lịch siêu cực đại (30 x 40 cm)

- Khổ lịch tiểu (Khổ 10 x 15 cm)

Phương án bình trang: Thực hiện bình 352 trang đầu trên phương pháp in cuộn và 14 trang lẻ cuối bình kết hợp trên phương pháp in tờ rời Vì khổ lịch tiểu có kích thước nhỏ nên khi bình cho phương pháp in cuộn sẽ bình 64 trang trên một tay lịch (trong đó có 32 trang là có chi tiết in và 32 trang trắng), sau khi thực hiện gấp 3 vạch gấp, tay lịch đã gấp sẽ gồm 4 trang lịch (gồm 2 trang có chi tiết in và 2 trang trắng) trên một trang lớn của tay lịch Cách thức in và thành phẩm được thể hiện chi tiết như bảng bên dưới

Bảng 3.12: Phương án in và thành phẩm của khổ lịch tiểu (10 x 15 cm) đối với phương pháp in cuộn

Công đoạn Điều kiện gia công

- Máy in cuộn 4/4 màu Goss M600 (Khổ cut-off: 600 mm)

- Thành phẩm inline: 3 vạch gấp vuông góc

- Máy in tờ rời 4 màu (Khổ in tối đa: 1020 x 720 mm)

Các tờ in 14 trang lẻ:

Bắt chồng - Bắt chồng 11 tay sách theo thứ tự từ trên xuống tay thứ 1 đến tay thứ 11

- Máy cắt giấy (Khổ 920 mm)

- Cắt đôi theo chiều ngang tay sách

Cắt rời - Cắt rời thành từng trang lịch

- Sau khi cắt đôi, chồng nửa đầu tay sách 1 lên nửa còn lại tay sách 1, tiếp tục chồng lên nửa đầu tay sách 2 và tiếp tục như thứ tự trên đến hết tay sách 11

Xếp chồng theo thứ tự

- Tờ 8 trang lẻ: Chồng từ trái sang phải, từ hàng trên xuống

- Tờ 4 trang lẻ: Chồng từ trái sang phải, từ hàng trên xuống

- Tờ 2 trang lẻ: Chồng từ trái sang phải

Xếp chồng theo thứ tự

- Máy cắt giấy (Khổ 920 mm)

- Cắt đôi theo chiều dọc trang lịch

- Chồng xấp trái sang phải (lật ngược mặt in xấp phải ra phía trước trước khi chồng)

Cắt đôi, xếp chồng lên nhau

- Ghép các xấp lịch của tay chẵn và trang lẻ lại với nhau

Cà đầu - Máy vào bìa keo nhiệt

- Máy xén ba mặt (Khổ chưa cắt tối đa: 330 x 330 mm)

- Khổ lịch trung (Khổ 15 x 20 cm)

Phương án bình trang: Thực hiện bình 352 trang đầu trên phương pháp in cuộn và 14 trang lẻ cuối bình kết hợp trên phương pháp in tờ rời Vì khổ lịch trung cũng có kích thước nhỏ nên khi bình cho phương pháp in cuộn sẽ bình 32 trang trên một tay lịch (trong đó có 16 trang là có chi tiết in và 16 trang trắng), sau khi thực hiện gấp

3 vạch gấp, tay lịch đã gấp sẽ gồm 2 trang lịch (gồm 1 trang có chi tiết in và 1 trang trắng) trên một trang lớn của tay lịch Cách thức in và thành phẩm được thể hiện chi tiết như bảng bên dưới

Bảng 3.13: Phương án in và thành phẩm của khổ lịch trung (15 x 20 cm) đối với phương pháp in cuộn

Công đoạn Điều kiện gia công

- Máy in cuộn 4/4 màu Goss M600 (Khổ cut-off: 600 mm)

- Thành phẩm inline: 3 vạch gấp vuông góc

- Máy in tờ rời 4 màu (Khổ in tối đa: 1020 x 720 mm)

Các tờ in 14 trang lẻ:

Bắt chồng - Bắt chồng 44 tay sách theo thứ tự từ trên xuống tay thứ 1 đến tay thứ 44

- Máy cắt giấy (Khổ 920 mm)

- Cắt đôi theo chiều dọc trang lịch

Cắt rời - Cắt rời thành từng trang lịch

- Chồng từ trên xuống và chồng xấp bên phải sang bên trái (lật ngược mặt in xấp trái trước khi chồng)

Xếp chồng theo thứ tự

- Tờ 8 trang lẻ: Chồng từ trái sang phải, từ hàng trên xuống

- Tờ 4 trang lẻ: Chồng từ trái sang phải, từ hàng trên xuống

Xếp chồng theo thứ tự

- Tờ 2 trang lẻ: Chồng từ trái sang phải

- Ghép các xấp lịch của tay chẵn và trang lẻ lại với nhau

Cà đầu - Máy vào bìa keo nhiệt

- Máy xén ba mặt (Khổ chưa cắt tối đa: 330 x 330 mm)

- Khổ siêu đại (Khổ 20 x 30 cm)

Phương án bình trang: Thực hiện bình 360 trang đầu trên phương pháp in cuộn và 6 trang lẻ cuối bình kết hợp trên phương pháp in tờ rời Khi bình cho phương pháp in cuộn sẽ bình 16 trang trên một tay lịch (trong đó có 8 trang là có chi tiết in và 8 trang trắng) Cách thức in và thành phẩm được thể hiện chi tiết như bảng bên dưới

Bảng 3.14: Phương án in và thành phẩm của khổ lịch siêu đại (20 x 30 cm) đối với phương pháp in cuộn

Công đoạn Điều kiện gia công

- Máy in cuộn 4/4 màu Goss M600 (Khổ cut-off: 600 mm)

- Thành phẩm inline: 3 vạch gấp vuông góc

- Máy in tờ rời 4 màu (Khổ in tối đa: 1020 x 720 mm)

Các tờ in 6 trang lẻ:

Bắt chồng - Bắt chồng 45 tay sách theo thứ tự từ trên xuống tay thứ 1 đến tay thứ 45

Cắt rời - Cắt rời thành từng trang lịch

- Tờ 4 trang lẻ: Chồng từ trái sang phải, từ hàng trên xuống

- Tờ 2 trang lẻ: Chồng từ trái sang phải

Xếp chồng theo thứ tự

- Ghép các xấp lịch của tay chẵn và trang lẻ lại với nhau

Cà đầu - Máy vào bìa keo nhiệt

- Máy xén ba mặt (Khổ chưa cắt tối đa: 330 x 330 mm)

- Khổ siêu cực đại (Khổ 30 x 40 cm)

Phương án bình trang: Thực hiện bình 364 trang đầu trên phương pháp in cuộn và 2 trang lẻ cuối bình kết hợp trên phương pháp in tờ rời Khi bình cho phương pháp in cuộn sẽ bình 8 trang trên một tay lịch (trong đó có 4 trang là có chi tiết in và 4 trang trắng) Cách thức in và thành phẩm được thể hiện chi tiết như bảng bên dưới

Bảng 3.15: Phương án in và thành phẩm của khổ lịch siêu cực đại (30 x 40 cm) đối với phương pháp in cuộn

Công đoạn Điều kiện gia công

- Máy in cuộn 4/4 màu Goss M600 (Khổ cut-off: 600 mm)

Gấp 2 vạch - Thành phẩm inline: 2 vạch gấp vuông góc

- Máy in tờ rời 4 màu (Khổ in tối đa: 1020 x 720 mm)

Các tờ in 2 trang lẻ:

Bắt chồng - Bắt chồng 45 tay sách theo thứ tự từ trên xuống tay thứ 1 đến tay thứ 45

Cắt rời - Cắt rời thành từng trang lịch

- Tờ 2 trang lẻ: Chồng từ trái sang phải

Xếp chồng theo thứ tự

- Ghép các xấp lịch của tay chẵn và trang lẻ lại với nhau

Cà đầu - Cà đầu 1 mm

- Máy xén ba mặt (Khổ chưa cắt tối đa: 330 x 330 mm)

 Phương pháp in tờ rời

- Khổ lịch tiểu (Khổ 10 x15 cm) Đối với phương pháp in tờ rời, khổ lịch tiểu sẽ có hai phương án bình trang tương ứng với hai cách thức thành phẩm

Phương án bình trang 1: Thực hiện bình 352 trang đầu trên tờ in gồm 16 trang in một mặt, 14 trang còn lại sẽ gồm: bình 2 tay 8 trang trên một tờ in một mặt, 4 tay

4 trang trên một tờ in, in một mặt và 8 tay 2 trang trên một tờ in, in một mặt Cách thức in và thành phẩm được thể hiện chi tiết như bảng bên dưới

Bảng 3.16: Phương án in và thành phẩm (Phương án 1) của khổ lịch tiểu (10 x 15 cm) đối với phương pháp in tờ rời

Công đoạn Điều kiện gia công

- Máy in tờ rời 4 màu (Khổ in tối đa:

- Bắt từng tờ và chồng theo thứ tự từ tờ 1 đến tờ 22

- Với chồng lịch 16 trang: Sau khi bắt thành chồng → cắt rời theo xấp từng trang lịch

- Với các tờ lịch lẻ còn lại: cắt rời thành từng trang lịch

Xếp chồng theo thứ tự, ghép cuốn

- Xấp lịch 16 trang đã cắt: xếp chồng theo thứ tự zigzag như hình bên dưới:

- Với các tờ trang lịch còn lại thực hiện tương tự

- Sau khi xếp chồng, thực hiện ghép các xấp lịch lại thành cuốn lịch

Cà đầu - Cà đầu 1 mm

Xén 3 mặt - Máy xén ba mặt (Khổ chưa cắt tối đa: 330 x 330mm)

- Khổ xén thành phẩm: 100 x 150 mm

Phương án bình trang 2: Thực hiện ghép 4 trang lịch tiểu giống nhau thành 1 trang lịch khổ lớn, tiến hành bình trang với khai báo trang lịch lớn, như vậy sẽ bình

360 trang đầu trên tờ in một mặt gồm 8 trang khổ lớn, 6 trang còn lại gồm: bình 2 tay

4 trang trên tờ in một mặt, bình 4 tay 2 trang trên tờ in một mặt Với phương án này, khi thành phẩm sẽ ra được một lúc 4 cuốn lịch trên một lần Cách thức in và thành phẩm được thể hiện chi tiết như bảng bên dưới

Bảng 3.17: Phương án in và thành phẩm (Phương án 2) của khổ lịch tiểu (10 x 15 cm) đối với phương pháp in tờ rời

Công đoạn Điều kiện gia công

- Máy in tờ rời 4 màu (Khổ in tối đa:

- Bắt từng tờ và chồng theo thứ tự từ tờ 1 đến tờ 45

Cắt rời thành trang lịch lớn

- Với chồng lịch 8 trang: Sau khi bắt thành chồng → cắt rời theo xấp từng trang lịch khổ lớn (khổ ghép 4 trang)

- Với các tờ lịch lẻ còn lại: cắt rời thành từng trang lịch khổ lớn (khổ ghép 4 trang)

Xếp chồng theo thứ tự

- Xấp lịch 8 trang đã cắt: xếp chồng theo thứ tự zigzag như hình bên dưới:

- Với các tờ trang lịch còn lại thực hiện tương tự

Cắt rời - Sau khi xếp chồng, thực hiện cắt rời thành từng xấp trang lịch khổ tiểu, lúc này ta sẽ được 4 cuốn lịch một lúc

Xén 3 mặt - Máy xén ba mặt (Khổ chưa cắt tối đa: 330 x 330mm)

- Khổ xén thành phẩm: 100 x 150 mm

- Khổ lịch trung (Khổ 15 x 20 cm)

Phương án bình trang: Thực hiện bình 352 trang đầu trên tờ in gồm 16 trang in một mặt, 14 trang còn lại sẽ gồm: bình 2 tay 8 trang trên một tờ in một mặt, 4 tay

THỰC NGHIỆM

Thực nghiệm quy trình dàn trang

Như đã đề cập ở mục 3.1.1 về có nhiều chức năng ở các phần mềm hỗ trợ cho việc thay đổi dữ liệu tự động Nhóm đã tiến hành thực nghiệm thử tính năng trên một số công cụ gồm: Dynamic VDP của Plugin Despack, Print Merge của CorelDraw, Data Merge của Adobe Indesign, Variables của Adobe Illustrator

Kết quả khi thực hiện qua các công cụ trên, nhận thấy được mỗi công cụ đều có những nhược điểm riêng không thích hợp đối với sản phẩm lịch block được liệt kê như sau:

- Dynamic VDP của Plugin Deskpack trong Illustrator sẽ không hỗ trợ dữ liệu dạng Text có dấu tiếng Việt

- CorelDraw thì không hỗ trợ biến đổi cho định dạng hình ảnh và không hỗ trợ nhảy dòng theo mong muốn

- Data Merge của Adobe Indesign hỗ trợ tốt ở định dạng hỉnh ảnh và chữ và không hỗ trợ các định dạng khác

Trên cơ sở nghiên cứu một số tính năng từ các phần mềm phù hợp hỗ trợ cho công đoạn dàn trang như đã nêu trên, nhóm nghiên cứu đề tài đã lựa chọn tính năng Variables trong phần mềm Adobe Illustrator để tiến hành dàn trang do các tính năng nổi bật như hỗ trợ tốt việc thay đổi hình ảnh, chấp nhận định dạng tiếng Việt, định dạng tốt cơ sở dữ liệu khi ngắt dòng đối với chữ, có tính năng hiển thị đối tượng theo thiết lập, cấu hình đơn giản dễ sử dụng và dễ dàng thay thế chỉnh sửa khi có lỗi

4.1.1 Thực hiện liên kết biến trên và lưu dữ liệu trên chức năng Variables Để thực hiện được việc liên kết biến, nhóm đã tạo sẵn một file ở định dạng CSV gồm các cơ sở dữ liệu biến đổi đã xác định thứ tự, định dạng sẵn tên và loại biến Cách tạo cơ sở dữ liệu biến đổi được thực hiện như đã đề cập ở mục 3.3.3

 Cách 1: Load từng đối tượng biến thay đổi

Bảng 4.1: Thực hiện load và định dạng từng đối tượng biến thay đổi qua chức năng

- Chọn dữ liệu biến đổi và định dạng dữ liệu độc lập

- Chọn đối tượng để tạo

Variables mới và đổi tên

- Chọn New Variables để thêm đối tượng biến cần biến đổi dữ liệu và định dạng kiểu dữ liệu

Load file chứa cơ sở dữ liệu đã thiết lập sẵn qua tính năng

“Load Variable Library” và chọn cập nhật dữ liệu

Dữ liệu từ file Excel được cập nhật vào Data Set

 Cách 2: Load hàng loạt đối tượng biến thay đổi

Bảng 4.2: Thực hiện load hàng loạt đối tượng biến thay đổi qua cơ sở dữ liệu đã được định dạng qua chức năng Variables

- Import cơ sở dữ liệu đã định dạng

- Định dạng dữ liệu được thiết lập theo các định nghĩa trường thông tin trên

- Gán đối tượng dữ liệu

Sau khi thực hiện liên kết biến, tiến hành lưu lại hàng loạt các dữ liệu qua lệnh Actions và ghép các file PDF rời rạc lại thành các file đủ 366 trang lịch

Sau khi lưu hàng loạt các dữ liệu qua lệnh Actions, phần mềm Ai sẽ xuất ra từng file PDF cho từng trang lịch như hình bên dưới:

Hình 4.1: Kết quả của việc thực hiện lưu dữ liệu hàng loạt qua lệnh Actions

Vì các file PDF khi xuất ra như trên rất rời rạc, gây khó khăn cho việc kiểm soát thứ tự file nên nhóm sẽ thực hiện ghép các trang rời lại thành một file PDF đủ

Như vậy sau khi dàn trang, kết quả thực hiện được gồm:

- Thiết lập file gồm cơ sở các dữ liệu biến đổi đã xác định trong một cuốn lịch block Các dữ liệu này đã được sắp xếp theo thứ tự và định dạng, gắn từng loại biến

- 7 file PDF gồm 366 trang cho mỗi khổ lịch (trong đó khổ lịch tiểu gồm 2 trường hợp nên sẽ có 2 file PDF và lịch khổ trung sẽ có thêm một file được chèn xen kẽ các trang trắng cho trường hợp in cuộn)

4.1.3 Các lỗi thường gặp trong quy trình dàn trang

Trong quá trình thực nghiệm dàn các file lịch block, nhóm đã gặp một số vấn đề trong lúc thiết lập cơ sở các dữ liệu dẫn đến khi load dữ liệu vào phần mềm Ai sẽ báo lỗi hoặc hiển thị sai font, sai định dạng Vì vậy, nhóm đã tổng hợp lại một số lỗi thường gặp phải để rút kinh nghiệm cho các lần dàn như sau:

 Lỗi đặt sai tên biến Đặt tên biến là một trong những bước đầu tiên để bắt đầu tạo lập một cơ sở dữ liệu nhưng có một số trường hợp đặt tên biến sai dẫn đến báo lỗi khi load file dữ liệu Hai trường hợp đặt sai tên biến xảy ra đó là đặt và khai báo dữ liệu biến bị sai ở Excel hoặc tạo lập tên dữ liệu biến sai trong Variables:

- Khai báo tên biến không hợp lệ trong Excel (chứa các ký tự đặc biệt, định dạng dữ liệu bị sai hoặc thiếu các ký hiệu định nghĩa cho định dạng dữ liệu đó

- Khai báo dữ liệu biến trên Variables khác với tên khai báo biến ở Excel cũng dẫn đến không đồng bộ để thực hiện thay đổi theo như thiết lập đầu vào được

 Lỗi chừa ô trắng trong cột Excel

Khi thiết lập dữ liệu nếu chừa ô trắng trong cột thì dữ liệu sẽ tự hiểu và lấy dữ liệu phía trên của cột để thế vào khoảng trắng làm thay đổi dữ liệu trong file

 Lỗi sai định dạng liên kết biến

Cần xác định định dạng dữ liệu biến thuộc loại nào để đặt tên trường biến đúng theo yêu cầu để Ai có thể hiểu được

- Để liên kết biến trong 2 tệp dữ liệu giữa Excel và Ai cần phải khai báo chính xác định dạng biến

- Yêu cầu trong việc đặt tên cho các trường dữ liệu biến trong Excel

Bảng 4.3: Yêu cầu cho các loại dữ liệu khi khai báo trong phần mềm Excel

Dữ liệu Định dạng dữ liệu

Yêu cầu khi khai báo

Hình ảnh Linked file Trước tên khai báo biến cần thêm “@”

(Nếu nhận được thông báo lỗi ta cần thêm nháy đơn (‘) trước @)

Chữ, số Text Khi khai báo tên biến không chứa ký tự đặc biệt, không đặt dấu

Biểu đồ Graph Khai báo biến cần thêm “%” trước tên biến

Tùy chọn ẩn, hiện Visibility Khai báo biến cần thêm “#”

- Khi khai báo tên biến trong AI ta cần lưu ý đặt tên biến và định dạng dữ liệu loại biến theo đúng như khai báo ở Excel và không bao gồm các ký hiệu đặc biệt (@,

Hình 4.2: Lưu ý đặt tên biến trong phần mềm Ai

Lỗi này xảy ra khi ta thực hiện việc copy dữ liệu từ các trang mạng, hay file dữ liệu nào đó và gán vào file dữ liệu trong Excel dẫn đến lỗi định dạng chữ về font, kích thước làm không chạy được dữ liệu

Thực nghiệm quy trình bình trang

4.2.1 Thực nghiệm khai báo thông số bình trang trên phần mềm Signa Station

Theo như các phương án bình đã đề xuất ở chương 3, nhóm tiến hành thực nghiệm bình trang cho các khổ lịch trên phần mềm Signa Station như sau:

 Khai báo thông tin bình trang cho khổ lịch tiểu (Khổ 10 x 15 cm)

Bảng 4.4: Khai báo thông tin bình trang trên Signa station cho in cuộn kết hợp in tờ rời của khổ lịch tiểu

Thông số khai báo Hình ảnh

Thông số 4 product part giống nhau:

(Khai báo khổ lịch “gian lận” vài mm để bố trí đủ trên khổ giấy)

Custom Bleed Values: chọn use custom values

Mark Sử dụng các mark:

Plate Templates: máy in cuộn

Plate Templates: máy in tờ rời

Sơ đồ gấp 32 trang (in 2 mặt)

Sơ đồ gấp 8 trang (in 1 mặt)

Sơ đồ gấp 4 trang (in 1 mặt)

Sơ đồ gấp 2 trang (in 1 mặt)

- Phương pháp in tờ rời:

Bảng 4.5: Khai báo thông tin bình trang trên Signa station cho in tờ rời của khổ lịch tiểu (Phương án 1)

Thông số khai báo Hình ảnh

Thông số 4 product part giống nhau:

(Khai báo khổ lịch “gian lận” vài mm để bố trí đủ trên khổ giấy)

Custom Bleed Values: chọn use custom values

Binding Thông số 4 product part giống nhau:

Mark Sử dụng các mark:

Plates Plate Templates: máy in tờ rời

Sơ đồ gấp 16 trang (in 1 mặt)

Sơ đồ gấp 8 trang (in 1 mặt)

Sơ đồ gấp 4 trang (in 1 mặt)

Sơ đồ gấp 2 trang (in 1 mặt)

Bảng 4.6: Khai báo thông tin bình trang trên Signa station cho in tờ rời của khổ lịch tiểu (Phương án 2)

Thông số khai báo Hình ảnh

Thông số 4 product part giống nhau:

(Khổ đã ghép 4 trang lịch)

(Khai báo khổ lịch “gian lận” vài mm để bố trí đủ trên khổ giấy)

Bleed : 0 (đã mở rộng bleed trong file PDF)

Binding Thông số 4 product part giống nhau:

Mark Sử dụng các mark:

Plates Plate Templates: máy in tờ rời

Sơ đồ gấp 8 trang (in 1 mặt)

Sơ đồ gấp 4 trang (in 1 mặt)

Sơ đồ gấp 2 trang (in 1 mặt)

 Khai báo thông tin bình trang cho khổ lịch trung (Khổ 15 x 20 cm)

Bảng 4.7: Khai báo thông tin bình trang trên Signa station cho in cuộn kết hợp tờ rời của khổ lịch trung

Thông số khai báo Hình ảnh

Khai báo 704 trang vì chèn xen kẽ trang trắng

Thông số 4 product part giống nhau:

(Khai báo khổ lịch “gian lận” vài mm để bố trí đủ trên khổ giấy)

Custom Bleed Values: chọn use custom values

Mark Sử dụng các mark:

Plate Templates: máy in cuộn

Plate Templates: máy in tờ rời

Sơ đồ gấp 16 trang (in 2 mặt)

Sơ đồ gấp 8 trang (in 1 mặt)

Sơ đồ gấp 4 trang (in 1 mặt)

Sơ đồ gấp 2 trang (in 1 mặt)

- Phương pháp in tờ rời

Bảng 4.8: Khai báo thông tin bình trang trên Signa station cho in tờ rời của khổ lịch trung

Thông số khai báo Hình ảnh

Thông số 4 product part giống nhau:

(Khai báo khổ lịch “gian lận” vài mm để bố trí đủ trên khổ giấy)

Custom Bleed Values: chọn use custom values

Binding Thông số 4 product part giống nhau:

Mark Sử dụng các mark:

Plates Plate Templates: máy in tờ rời

Sơ đồ gấp 16 trang (in 1 mặt)

Sơ đồ gấp 8 trang (in 1 mặt)

Sơ đồ gấp 4 trang (in 1 mặt)

Sơ đồ gấp 2 trang (in 1 mặt)

 Khổ lịch siêu đại (Khổ 20 x 30 cm)

Bảng 4.9: Khai báo thông tin bình trang trên Signa station cho in cuộn kết hợp tờ rời của khổ lịch siêu đại

Thông số khai báo Hình ảnh

Thông số 3 product part giống nhau:

Custom Bleed Values: chọn use custom values

Mark Sử dụng các mark:

Plate Templates: máy in cuộn

Plate Templates: máy in tờ rời

Sơ đồ gấp 8 trang (in 2 mặt)

Sơ đồ gấp 4 trang (in 1 mặt)

Sơ đồ gấp 2 trang (in 1 mặt)

- Phương pháp in tờ rời

Bảng 4.10: Khai báo thông tin bình trang trên Signa station cho in tờ rời của khổ lịch siêu đại

Thông số khai báo Hình ảnh

Thông số 3 product part giống nhau:

Custom Bleed Values: chọn use custom values

Binding Thông số 3 product part giống nhau:

Mark Sử dụng các mark:

Plates Plate Templates: máy in tờ rời

Sơ đồ gấp 8 trang (in 1 mặt)

Sơ đồ gấp 4 trang (in 1 mặt)

Sơ đồ gấp 2 trang (in 1 mặt)

 Khổ lịch cực đại (Khổ 25 x 35 cm)

- Phương pháp in tờ rời

Bảng 4.11: Khai báo thông tin bình trang trên Signa station cho in tờ rời của khổ lịch cực đại

Thông số khai báo Hình ảnh

Thông số 2 product part giống nhau:

Custom Bleed Values: chọn use custom values

Binding Thông số 2 product part giống nhau:

Mark Sử dụng các mark:

Plates Plate Templates: máy in tờ rời

Sơ đồ gấp 4 trang (in 1 mặt)

Sơ đồ gấp 2 trang (in 1 mặt)

 Khổ lịch siêu cực đại (Khổ 30 x 40 cm)

Bảng 4.12: Khai báo thông tin bình trang trên Signa station cho in cuộn kết hợp tờ rời của khổ lịch siêu cực đại

Thông số khai báo Hình ảnh

Thông số 2 product part giống nhau:

(Khai báo khổ lịch “gian lận” vài mm để bố trí đủ trên khổ giấy)

Custom Bleed Values: chọn use custom values

Mark Sử dụng các mark:

Plate Templates: máy in cuộn

Plate Templates: máy in tờ rời

Sơ đồ gấp 4 trang (in 2 mặt)

Sơ đồ gấp 2 trang (in 1 mặt)

- Phương pháp in tờ rời

Bảng 4.13: Khai báo thông tin bình trang trên Signa station cho in tờ rời của khổ lịch siêu cực đại

Thông số khai báo Hình ảnh

Thông số 2 product part giống nhau:

(Khai báo khổ lịch “gian lận” vài mm để bố trí đủ trên khổ giấy)

Custom Bleed Values: chọn use custom values

Binding Thông số 2 product part giống nhau:

Mark Sử dụng các mark:

Plates Plate Templates: máy in tờ rời

Sơ đồ gấp 4 trang (in 1 mặt)

Sơ đồ gấp 2 trang (in 1 mặt)

Kết quả của quá trình thực nghiệm, nhóm đã thiết lập được các kiểu folding schemes (sơ đồ gấp) ứng với 10 template trên phần mềm Signa Station cho 5 khổ lịch theo phương án in và thành phẩm đã được đề cập ở mục đề xuất, cụ thể như sau:

- Khổ lịch tiểu: 1 template cho phương án in cuộn và 2 template cho phương án in tờ rời với 2 cách thức thành phẩm khác nhau

- Khổ lịch trung: 1 template cho phương án in cuộn và 1 template cho phương án in tờ rời

- Khổ lịch siêu đại: 1 template cho phương án in cuộn và 1 template cho phương án in tờ rời

- Khổ lịch cực đại: 1 template cho phương pháp in tờ rời, không có phương án in cuộn vì theo điều kiện in sử dụng để bố trí khổ lịch này sẽ rất hao phí giấy

- Khổ lịch siêu đại: 1 template cho phương án in cuộn và 1 template cho phương án in tờ rời.

Thực nghiệm in thử

- Scale tỉ lệ 1/3, in trên khổ giấy A3

- In thử 7 phương án: Vì khổ lịch siêu cực đại và khổ lịch cực đại có phương án bình giống nhau ở cả phương pháp in cuộn và phương pháp in tờ rời nên chỉ in cho một khổ

Sau khi in thử, giả lập đóng cuốn một khổ siêu cực đại với phương pháp in tờ rời

Mục đích: Kiểm tra thứ tự thông tin trên các tờ lịch và kiểm tra thứ tự sắp xếp các trang cho phương án thành phẩm

Kết quả sau khi kiểm tra:

- Dữ liệu: Các thông tin dữ liệu sắp xếp đúng thứ tự và định dạng

- Thứ tự sắp xếp của các trang lịch trong tờ in: đúng, đảm bảo cho phương án thành phẩm

Ngày đăng: 21/02/2024, 15:14

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w