TRẢI NGHIỆM TỪ CƠ SỞ THỰC TẬP
Mô tả công việc tại cơ sở thực tập
Bảng 2.1 Mô tả công việc tại cơ sở thực tập STT Nội dung và kết quả đạt được từ Kiến thức, kỹ năng, thái các công việc đã thực hiện độ học hỏi được thông qua trải nghiệm
1 Chuẩn bị nguyên liệu đầu vào: - Rèn luyện được khả năng
Quản lý công xưởng là người tiếp quan sát, kiểm tra về chất nhận nguyên liệu đầu vào: lượng của nguyên liệu đầu + Các sản phẩm đã được đựng vào vào. các thùng carton trước khi được - Đồng thời tính toán được vận chuyển đến công ty khối lượng, nguyên liệu cần + Các dụng cụ cần cần thiết trong thiết cho một quy trình. quá trình thực hiện.
+ Vỏ bao bì của sản phẩm.
2 Chế biến sản phẩm: - Nắm được cách vận hành
- Thực hiện quy trình cho vào máy của quy trình chế biến, thành cắt sau đó tiến hành định hình về phần các dụng cụ cần thiết, khối lượng, kích thước và bề mặt kích thước, khối lượng đạt tiêu chất lượng bên ngoài của sản chuẩn của sản phẩm. phẩm.
3 Đóng gói bao bì: - Nắm được các quy trình vận
- Sử dụng bao bì, team mác theo hành máy móc. đơn đặt hàng và sử dụng máy móc để đóng gói sản phẩm.
4 Kiểm tra và phân loại sản phẩm: - Tập trung cao độtrong quá
- Kiểm tra, soát lỗi của các sản trình làm việc, đối chiếu với phẩm và loại bỏ những sản phẩm các tiêu chí của sản phẩm để có không đạt chất lượng trong quá cơ sở đánh giá và phân loại. trình đóng gói.
5 Phân phối và tiêu thụ sản phẩm: - Nắm được cách tổ chức
- Phân phối, giao hàng trực tiếp tới và phân phối sản phẩm. các hộ gia đình và các siêu thị - Học được cách marketing sản phẩm.
Nội dung chi tiết công việc:
Công việc 1: Tiếp nhận nguyên liệu đầu vào:
- Thời gian: Buổi sáng trước khi bắt đầu vào làm việc phải thay giầy, quần, áo lao động của công ty, trước khi vào xưởng cần khử trùng quần áo và rửa tay bằng xà phòng Đầu tóc phải gọn gàng (không để bụi bẩn và tóc dính trên người), phải cắt móng tay ngắn, không được để móng tay dài, không sơn móng tay, không đeo đồ trang sức hay mang bất cứ vật dụng nào khác vào trong xưởng.
Vì là công ty chế biến thực phẩm nên yêu cầu về vệ sinh, an toàn thực phẩm rất cao Vì vậy, trước khi vào trong xưởng sản xuất để làm việc phải tuân thủ các quy định mà công ty đưa ra.
Việc đầu tiên trước khi vào xưởng để làm việc, cần phải quẹt thẻ để tính giờ đi làm và chấm công ngày làm việc của hôm đó Trong xưởng có nhiều tổ, chuyền khác nhau, mỗi tổ, mỗi chuyền làm một công việc, mặt hàng khác nhau do khách hàng đặt, để điều hành quá trình làm việc của mỗi tổ, mỗi chuyền sẽ có một tổ trưởng quản lý trực tiếp làm việc cùng với nhân viên, trên tổ trưởng có thêm quản lý toàn bộ xưởng (nhiệm vụ của quản lý là giám sát, đôn đốc công nhân, theo dõi quá trình làm việc, quản lý nhân sự và xử lý các sự cố một cách kịp thời).
- Nguyên liệu: Sản phẩm cải thảo sẽ được đưa đến truyền chế biến, bao bì sản phẩm, các dụng cụ dao, thớt, cân, team mác sẽ được chuẩn bị đầy đủ trước khi thực hiện quá trình đóng gói.
+ Kiểm tra chất lượng của sản phẩm (độ tươi xanh, không sâu bệnh) sử dụng các công cụ hình ảnh để đối chiếu với tiêu chuẩn của công ty: (cân nặng, kích thước).
+ Dụng cụ để tiến hành: dao, thớt, cân, máy cắt, máy đóng gói, bàn để sản phẩm, team của từng sản phẩm để điều tra nguồn gốc kích thước, cân nặng và thùng chứa sản phẩm sau khi chế biến.
Thực tập sinh trong phân xưởng dây chuyền cũng không làm cố định tại 1 vị trí mà tùy thuộc vào sự phân công của quản lý
Bài học kinh nghiệm: Rèn luyện được tính linh hoạt, khả năng quan sát tỉ mỉ, nâng cao trách nhiệm trong việc kiểm soát đầu vào.
Công việc 2: Chế biến sản phẩm:
+ Sau khi cho rau cải thảo vào máy cắt, để máy cắt tự động chia đôi cây cải thảo Sau đó trực tiếp đưa lên bàn để cắt bỏ phần cuống và loại bỏ lớp rau bẩn hoặc bị dập bên ngoài.
+ Trực tiếp cho cải thảo lên bàn cân để cân lại xem đã đạt với số lượng cân nặng chưa, rồi thả vào bàn xoay để đóng gói.
Công việc 3: Đóng gói bao bì
+ Sau khi đã tiến hành cắt xong sản phẩm cho ra bàn thả truyền với kích thước cân nặng đạt tiêu chuẩn của công ty, mỗi một sản phẩm sẽ có kèm theo một tờ giấy ghi rõ địa chỉ xuất xứ, cân nặng.
+ Cải thảo sau khi được đóng gói sẽ được xếp vào thùng và mỗi thùng chứa bao nhiêu sản phẩm sẽ dựa trên giấy tờ của công ty.
Bài học kinh nghiệm: Nắm được cách thức vận hành của máy móc trong sản xuất, rèn luyện tính cẩn thận, linh hoạt trong công việc.
Công việc 4: Kiểm tra, phân loại sản phẩm:
– Cách làm: Kiểm tra chất lượng của sản phẩm (nhìn bao quát sản phẩm và đánh giá sản phẩm theo tiêu chuẩn của công ty đưa ra) thường xuyên cân đo sản phẩm với tần suất 30 phút /lần để đảm bảo đủ khối lượng đạt tiêu chuẩn Sau khi đã kiểm tra và phân loại thì xếp những sản phẩm đạt tiêu chuẩn vào thùng (10 sản phẩm /thùng) Đối với những sản phẩm xấu, hỏng không đạt tiêu chuẩn thì đem dỡ bao bì rồi cho vào thùng rác và ghi chép lại có bao nhiêu sản phẩm bị lỗi.
Bài học kinh nghiệm: Rèn luyện được tính linh hoạt, kỹ năng quan sát toàn diện, tỉ mỉ, cẩn trọng trong công việc và khả năng chịu đựng của bản thân.
Công việc 5: Vận chuyển, phân phối và tiêu thụ sản phẩm:
- Cách làm: Những sản phẩm đạt tiêu chuẩn, sau khi bỏ vào thùng sẽ được đưa vào xưởng thả truyền sản phẩm, mỗi sản phẩm sẽ được cho vào thùng xốp để trong quá trình vận chuyển tới các tỉnh tránh bị dập, nát.
Những quan sát, trải nghiệm sau quá trình thực tập
2.3.1 Phân tích mô hình tổ chức của Công ty
Chủ tịch hội đồng quản trị
Tổng giám đốc Tổng giám đốc công ty MT công ty Nagoya
Giám Giám đốc 1 đốc 2 đốc 1 đốc 2
Quản Nhân viên văn lý phòng
Nhân viên lao động của công ty và sinh viên
Hình 2.4 Sơ đồ mô hình tổ chức Công ty cổ phần
MT 2.3.1.1 Chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận
Chủ tịch hội đồng quản trị:
- Lập chương trình, kế hoạch hoạt động của Hội đồng quản trị.
- Chuẩn bị hoặc tổ chức các chương trình, nội dung, tài liệu phục vụ cho cuộc họp, triệu tập và chủ tọa cuộc họp Hội đồng quản trị.
- Tổ chức các việc thông qua quyết định của Hội đồng quản trị.
- Là người giám sát quá trình tổ chức và thực hiện các quyết định của
- Chủ tọa họp Đại hội đồng cổ đông trong công ty.
- Thực hiện các quyền và nhiệm vụ khác theo quy định của Luật doanh nghiệp và Điều lệ công ty.
Tổng giám đốc công ty
- Có nhiệm vụ vạch ra những kế hoạch chiến lược kinh doanh để phát
- Đưa những ý kiến, đề xuất nhằm hoàn thiện công ty.
- Thay mặt cho công ty đi đàm phán và kí kết các hợp đồng thương mại.
- Là người tổ chức và điều hành, kiểm tra, đánh giá các hoạt động kinh doanh của công ty theo định kì.
- Trực tiếp phê duyệt các dự án để phát triển, đa dạng hóa sản phẩm, phân phối, tiếp thị sản phẩm ra các kênh trên thị trường.
- Thẩm định, phê duyệt các dự án đầu tư của công ty.
- Xây dựng hình ảnh, phát triển và quảng bá hình ảnh thương hiệu công ty.
- Tổ chức cơ cấu, thiết lập bộ máy quản lý, vận hành bộ máy nhân sự sao cho hiệu quả nhất.
- Chịu trách nhiệm về lợi nhuận, sức tăng trưởng của công ty Đảm bảo công ty có thể đạt được những mục tiêu ngắn hạn và dài hạn.
- Phê duyệt những vấn đề liên quan đến chính sách tài chính, kiểm soát, đánh giá, điều chỉnh ngân sách và định mức các chi phí.
- Xây dựng kế hoạch nhân sự, tuyển dụng Phê duyệt những chính sách bổ nhiệm, quy chế tiền lương, tiền thưởng, các khoản tiền trợ cấp Duyệt những kết quả đánh giá nhân viên, xác định kết quả khen thưởng cho nhân viên.
- Triển khai các công việc bán hàng và chịu trách nhiệm chính về doanh thu, doanh số bán hàng của công ty.
- Thiết lập các mạng lưới kinh doanh cho công ty, thu thập thông tin thị trường và phát triển kinh doanh trong khu vực.
- Duy trì các mối quan hệ với khách hàng tiềm năng.
- Báo cáo lại hoạt động kinh doanh tới cấp trên.
- Phát triển và duy trì hệ thống kênh phân phối, thị trường thuộc khu vực mình quản lý.
- Thu thập, tổng hợp thông tin về những đối thủ và sản phẩm cạnh tranh.
- Xây dựng chiến lược kế hoạch kinh doanh định kỳ.
- Giúp cho doanh nghiệp theo dõi thường xuyên được tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của mình Quá trình sản xuất, theo dõi thị trường Nhờ đó, người quản lý điều hành được trôi chảy các hoạt động, quản lý hiệu quả, kiểm soát nội bộ tốt nhất cho công ty.
- Cung cấp những tài liệu cho xí nghiệp làm cơ sở hoạch định chương trình hành động cho từng giai đoan, từng thời kỳ Nhờ đó người quản lý tính được hiệu quả trong công việc, vạch ra hướng hoạt động cho tương lai Triển khai và thực hiện các hệ thống quản lý thông tin để thúc đẩy việc thực hiện các chiến lược, kế hoạch kinh doanh.
- Giúp người quản lý điều hòa được tình hình tài chính của doanh nghiệp.
- Là người đưa ra các cơ sở pháp lý để giải quyết tranh tụng khiếu tố, với tư cách là bằng chứng về hành vi thương mại.
- Cơ sở đảm bảo vững chắc trong giao dịch buôn bán.
- Là người đưa ra cơ sở cho quản lý ra các quyết định phù hợp: Quản lý hạ giá thành, quản lý doanh nghiệp kịp thời.
- Cung cấp kết quả tài chính rõ ràng, minh bạch, không thể chối cãi được.
- Quản lý các chi phí dựa trên việc lập kế hoạch và dự báo ngân sách chi tiết và hạn chế tối đa những chi phí không cần thiết cho doanh nghiệp.
- Quản lý được rủi ro cho xí nghiệp gặp phải.
- Quản lý hàng hóa trong quá trình đóng gói, chế biến.
- Kiểm tra số lượng sản phẩm trước và sau khi đóng gói, chế biến.
- Kiểm tra và báo cáo chất lượng sản phẩm trong quá trình đóng gói, chế biến.
- Điều hành những công việc chung trong xưởng đóng gói, chế biến.
- Quản lý nhân sự trong xưởng đóng gói, chế biến.
- Chở hàng, bốc hàng cho nhân viên.
- Quản lý xuất và nhập nguyên liệu.
- Thống kê sổ sách hàng hóa sau mỗi ngày làm việc.
- Quản lý nhân viên trong xưởng và giao nhiệm vụ cho mỗi nhân viên.
Lao động công ty và sinh viên
- Trực tiếp tham gia vào hoạt động sản xuất dưới sự điều hành giám sát sự hướng dẫn của quản lý công xưởng Hoàn thành mọi công việc được giao
- Vận hành các máy móc, công cụ tạo ra các sản phẩm.
- Cùng với những nhân viên, lao động tham gia trực tiếp vào hoạt động sản xuất của công ty.
- Tham gia đầy đủ các buổi học và hoàn thành tốt mọi công việc của công ty.
- Tất cả mỗi cá nhân trong công ty đều có mối liên hệ mật thiết và gắn bó chặt chẽ với nhau Quản lý sẽ là người giao công việc và chỉ đạo sát sao công việc, hướng dẫn kỹ thuật, công nghệ mới Lao động và sinh viên nếu có bất cứ vấn đề nào đều có thể báo cáo trực tiếp với quản lý công xưởng.
- Trong quá trình sản xuất, quản lý công xưởng luôn khuyến khích sinh viên đưa ra các ý tưởng ứng dụng trong công việc sao cho công việc được hoàn thành nhanh nhất Lao động và sinh viên là những người trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất, do đó nếu phát hiện sản phẩm lỗi thì báo cáo với quản lý công xưởng để tìm ra nguyên nhân và có những biện pháp khắc phục kịp thời
3.3.1.2 Điểm đặc biệt của mô hình tổ chức:
- Đơn giản, rõ ràng và mang tính logic cao.
- Có thể phát huy những ưu thế của chuyên môn, do các bộ phận theo chức năng tập trung vào những công việc có tính chất tương đồng, phát huy được lợi thế quy mô, giảm được sự trùng lặp trong hoạt động, đơn giản hóa trong quá trình đào tạo.
- Giữ được sức mạnh và uy tín của các chức năng cơ bản.
2.3.2 Đánh giá về cách quản lý các nguồn lực chủ yếu của cơ sở
– Khu đất của công ty tập trung tại 1 địa điểm.
– Khu đất công ty nằm tiếp giáp với trục đường chính, giao thông đi lại thuận tiện, thuận lợi cho việc vận chuyển nguyên liệu, vật liệu và phân phối sản phẩm sau khi đóng gói.
Bảng 2.2 Nguồn lực đất đai Công ty MT
Diện tích đất là: 14.345 m 2 Quy mô xử lý : 10.000 tấn / năm
Diện tích kho: 11.912 m 2 Công suất xử lý / năm: 30.000 Tầng 1: 7.956 m 2 (Bộ phận phân xưởng) nghìn sản phẩm
Tầng 2 : 3.956 m 2 (Bao gồm văn phòng, Công suất thu gom / năm: nhà kho, nhà ăn) 40.000 nghìn sản phẩm
(Nguồn: Công ty MT, năm 2019)
- Điểm đặc biệt: Tất cả các bộ phận trong công ty từ văn phòng, nhà xưởng, nhà kho, xưởng xử lý rác thải, nhà ăn, đều được hoạt động trong một tòa nhà Thuận tiện cho việc sản xuất, giám sát, điều hành tổ chức kinh doanh, nghỉ ngơi ăn uống của cán bộ và công nhân viên.
- Bài học kinh nghiệm: học được cách phân bố vị trí, các khu vực một cách hợp lý, thuận tiện cho việc đi lại cũng như làm việc.
Số tiền giao dịch của công ty: 6.624 triệu yên (tính đến tháng 3 năm 2019) Tài chính: Có kế toán quản lý tài chính để tính toán và chi trả tiền nguyên liệu, vật liệu, tiền lương, tính lãi lỗ.
- Đặc biệt: Có hệ thống tính lương cho nhân viên tự động, thông qua quẹt thẻ tính giờ đi làm, tính lịch nghỉ.
- Bài học kinh nghiệm: Cần tính toán cẩn thận các khoản thu chi để tính được hiệu quả trong kinh doanh.
Số nhân viên: 240 (23 nhân viên văn phòng, 18 nhân viên quản lý, 189 nhân viên bao gói và chế biến) (tính đến tháng 12 năm 2019).
- Quản lý con người tại công ty rất chặt chẽ, từng khu vực, từng phân xưởng đều có người quản lý ở đó để tính toán được số ngày nghỉ, chuyên cần, an toàn lao động, tăng năng suất lao động.
- Điểm đặc biệt: Đối với mỗi công việc, đều sẽ có bộ phận quản lý riêng (như có đội ngũ chuyên kiểm tra chất lượng, chuyên kiểm tra hình thức, chuyên kiểm tra năng suất lao động, kiểm tra cơ sở vật chất).
- Bài học kinh nghiệm: Để có một sảm phẩm đầu ra đảm bảo chất lượng cần chú trọng vào từng chi tiết và từng khâu sản xuất.
- Có dây chuyền robot sản xuất tự động
- Thiết bị khác: Sử dụng các vật tư máy móc hiện đại, thường xuyên cải tiến máy móc để tăng năng suất sản phẩm.
- Điểm đặc biệt: Mỗi công đoạn trong quá trình đóng gói, tạo ra sản phẩm đều có sự tham gia của máy móc Có cả máy dự phòng khi xảy ra hỏng hóc để không ảnh hưởng tới tiến độ sản xuất trong công ty.
- Bài học kinh nghiệm: Muốn làm nhanh, chất lượng tốt cần áp dụng máy móc vào hiện đại vào quá trình sản xuất.
Bảng 2.3 Các thiết bị được sử dụng trong nhà xưởng
Tên thiết bị Số lượng (máy)
Máy ép bìa các tông lớn 1
Thiết bị chiếu sáng LED 1350
(Nguồn: Công ty MT, năm 2019) Thông tin
- Cung cấp những thông tin và lập kế hoạch đề xuất với tư cách là nhà phân phối để kết nối các nhà sản xuất với người tiêu dùng.
- Có bộ phận riêng nhiệm vụ là chuyên thu thập các thông tin ý kiến của khách hàng (nhu cầu của khách hàng, sau đó phản hồi lại để công ty đưa ra biện pháp giải quyết).
Ý TƯỞNG KHỞI NGHIỆP
Dự kiến chi phí, doanh thu, lợi nhuận của dự án
Chi phí dự kiến mua trang thiết bị, chi phí biến đổi với nguồn đất đai có sẵn tại gia đình sử dụng cho dự án là 1ha, chi phí biến đổi của dự án.
Bảng 3.2 Chi phí dự kiến đầu tư trang thiết bị cơ bản của dự án
Tên Đơn Đơn giá Thành tiền năm
STT lượng/ khấu hao thiết bị vị tính (đồng) (đồng) khấu ha (đồng) hao
5 căng lưới, dây Mét 500 40.000 20.000.000 5 4.000.000 cáp thép
( Nguồn: Thu thập, điều tra năm 2020)
126.200.000 đồng Để đầu tư xây dựng nông trại.
Sau khấu hao tài sản cố định 20.136.666 đồng/năm.
Bảng 3.3 Chi phí sản xuất thường xuyên của dự án STT Loại chi phí Đơn vị Số Đơn giá Thành tiền tính lượng (đồng) (đồng)
1 Chi phí hạt giống Gram 1300 12.000 15.600.000
5 Phân bón (phân hữu Vụ 2 7.000.000 1.400.000 cơ, phân NPK)
8 Các loại chi phí khác 5.000.000
(băng dính, dây, túi nilong, sổ sách…)
( Nguồn: Thu thập, điều tra năm 2020)
Qua bảng 3.3 có thể thấy để tạo ra sản phẩm trang trại cần các khoản chi phí sản xuất hàng năm là 205.800.000 đồng.
Theo dự kiến của dự án sẽ thuê thêm 2 nhân công lao động với tổng chi phí là 5.000.000 đồng/tháng.
Tổng vốn đầu tư của dự án là: Tổng (1) + Tổng (2) = 332.000.000 đồng
+ Chi phí trang thiết bị: 101.200.000 đồng
+ Chi phí biến đổi: 205.800.000 đồng
3.1.2 Doanh thu của dự án
Doanh thu của dự án sản xuất rau cải thảo trên diện tích 1 ha/năm khi đảm bảo được quá trình làm đất, trồng, chăm sóc là:
Làm luống rộng 120cm, rãnh 20cm, cao 5cm trong mùa khô, 15cm trong mùa mưa.
Khoảng cách trồng: hàng x hàng 35cm, cây x cây 40cm; Mật độ từ 40.000 cây/ha.
Vậy rau cải thảo trồng trong 1 vụ sẽ thu hoạch được khoảng 40.000 cây/ha Thì sau 1 năm trồng 2 vụ rau cải thảo sẽ thu được 80.000 cây/ha.
Giá bán ra 6.000 đồng/cây Với số lượng 80.000 sản phẩm bán ra sau 1 năm doanh thu sẽ là: 480.000.000 đồng/năm
Tuy nhiên cải thảo là loài cây nông nghiệp dễ bị sâu bệnh hại và dễ bị dập hỏng trong quá trình vận chuyển nên doanh thu cũng có thể bị giảm so với dự kiến.
Bảng 3.4 Doanh thu hàng năm của dự án ĐVT Số Đơn giá Thành tiền
STT Đối tượng lượng/ha (kg/ đồng) (đồng)
( Nguồn: Thu thập, điều tra năm 2020) 3.1.3 Hiệu quả kinh tế của dự án
Bảng 3.5 Hiệu quả kinh tế của dự án cho 1 năm 2 vụ thu hoạch cải thảo ĐVT: Đồng
STT Chỉ tiêu Giá trị
2 Chi phí sản xuất hàng năm 205.800.000
3 Tổng khấu hao tài sản 126.200.000
4 Tổng chi phí sau khấu hao 20.136.666
( Nguồn: Thu thập, điều tra năm 2020)
Qua bảng 3.5 có thể thấy hiệu quả kinh tế dự kiến trong 1 năm đầu của dự án sau khi trừ đi các khoản chi phí đem lại lợi nhuận là 254.063.334 đồng/ năm. Điểm hòa vốn của dự án Điểm hòa vốn là điểm mà tại đó tổng doanh thu bằng tổng chi phí Hay nói một cách khác là tại thời điểm hòa vốn, doanh nghiệp bắt đầu thu lại được lợi nhuận Để tính toán được điểm hòa vốn, ta cần tính toán được một số dữ liệu, cụ thể là chi phí cố định, giá bán sản phẩm và chi phí biến đổi cho mỗi đơn vị sản phẩm.
+ Chi phí biến đổi cố định trung bình một năm của dự án là: 20.136.666 đồng.
+ Giá bán của sản phẩm là: 6.000 đồng.
+ Chi phí biến đổi trên mỗi đơn vị sản phẩm: 205.800.000/80.000 = 2.572,5 đồng.
Công thức tính: Điểm hòa vốn = chi phí cố định / (giá bán - chi phí biến đổi) = 20.136.666/ (6.000- 2.572,5) = 5.874 kg
Vậy để đạt điểm hòa vốn thì mức sản lượng là 5.874 kg.
Xác định giá sản phẩm của ý tưởng
Phương pháp định giá dựa trên điểm hòa vốn (Break-even point pricing):Theo phương pháp này, giá sản phẩm sẽ được tính dựa trên công thức:
Giá sản phẩm= Chi phí cố định trung bình một năm / Điểm hòa vốn +
Chi phí biến đổi = 20.136.666 /5.874+2.572,5 = 2.384 đồng
+ Chi phí biến đổi cố định trung bình một năm của dự án là: 20.136.666 đồng.
+ Điểm hòa vốn là: 5.874 Kg
+ Chi phí biến đổi trên mỗi đơn vị sản phẩm: 2.572,5 đồng.
- Để dự án hoạt động và sản xuất có lợi nhuận trong 1 năm thì giá của sản phẩm phải cao hơn 2.384 đồng/ sản phẩm
5 Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức (SWOT analysis):
Bảng 3.6 Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức Điểm mạnh (Strengths) Điểm yếu (Weaknesses)
- Sản phẩm nông sản sạch và an- Thiếu vốn đầu tư nếu như phát sinh toàn thêm trong quá trình sản xuất.
- Nguồn nhân lực dồi dào có kinh - Chưa có nhiều kinh nghiệm về mô nghiệm trong ngành sản xuất nông hình này sản xuất này và kinh nghiệm nghiệp điều phối tài chính.
- Các hệ thống giao thông được - Chưa thiết lập được các liên minh hoàn thiện, thuận lợi cho việc đi lại, cung cấp nguồn hàng ổn định trên thị vận chuyển sản phẩm trường.
- Sản phẩm rau dễ bị dập, hỏng trong quá trình vận chuyển và thời gian bảo quản ngắn ngày.
Cơ hội (Opportunities) Thách thức (Threats)
- Nhà nước chú trọng đầu tư phát - Quy mô sản xuất sản phẩm chưa triển các mô hình sản xuất nông được nhiều người biết đến. nghiệp sạch, an toàn - Thị trường đầu ra bấp bênh, không
- Sự phát triển của các hệ thống ổn định. cửa hàng, các siêu thị tạo thị - Sự cạnh tranh của các sản phẩm thay trường đầu ra cho sản phẩm thế khác, ảnh hưởng trực tiếp tới nông trại.
6 Những rủi ro có thể gặp khi thực hiện ý tưởng và biện pháp giảm thiểu rủi ro
- Rủi ro về giá cả: Biến động giá cả trên thị trường rau thất thường, đầu ra chưa ổn định.
- Rủi ro về kỹ thuật: Là mô một hình mới, do đó chưa có nhiều kinh nghiệm sản xuất về mô hình này.
- Rủi ro trong sản xuất: Do sâu bệnh hại cây trồng, giảm năng suất và sản lượng của cây trồng.
- Rủi ro trong quá trình vận chuyển: Rau cải thảo là sản phẩm nông nghiệp dễ bị dập, hỏng trong quá trình vận chuyển, sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng của sản phẩm.
Biện pháp giảm thiểu rủi ro
- Thị trường đầu ra: liên kết chặt chẽ, làm hợp đồng mua bán với các siêu thị và nhà hàng về tiêu thụ sản phẩm, chế biến làm kim chi.
- Liên hệ với khuyến nông: Để giảm tình trạng sâu bệnh gây hại.
- Tìm hiểu học hỏi về chuyên môn canh tác mô hình trồng rau áp dụng những công nghệ mới nhất hiện nay để áp dụng vào xây dựng và phát triển nông trại.
- Mua bảo hiểm nông nghiệp, để hạn chế những rủi ro có thể xảy ra.
7 Những kiến nghị nhằm thực hiện cho ý tưởng được thực hiện.
- Đây là một mô hình về sản xuất nông nghiệp mới tại địa bàn, mong nhận được nhiều sự hỗ trợ từ các hợp tác xã và chính quyền địa phương, về chính sách cũng như thị trường đối với các sản phẩm.
- Chính quyền địa phương cần tổ chức việc công nhận và cấp giấy chứng nhận kinh tế nông trại cho các gia đình, cá nhân có đủ tiêu chí để giúp họ tiếp cận được các chính sách ưu đãi mà nhà nước quy định.
- Ở địa phương cần xây dựng các cửa hang trưng bày sản phẩm, để quảng cáo các sản phẩm an toàn đến người dân.
- Các nông trại sản xuất nên xây dựng các mô hình liên kết, hợp tác với nhau để hình thành một chuỗi kênh phân phối trực tiếp, tăng sức mạnh cạnh tranh trên thị trường và cung cấp tới người tiêu dùng sản phẩm chất lượng tốt nhất.